Page 60 of 74 FirstFirst ... 105056575859606162636470 ... LastLast
Results 591 to 600 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #591
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Bí ẩn triều đại N.P Trọng: V́ sao TS Bùi Quang Tín, Thứ trưởng Lê Hải An phải "biến mất" ?


  2. #592
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Cách ly toàn bộ công an một phường ở Hà Nội
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 20:32, 08/04/20• 2827 lượt xem

    Ảnh minh họa công an trong thời dịch Covid-19 (Ảnh: Linh Pham/Getty Images)

    Quận Bắc Từ Liêm cách ly toàn bộ công an phường Đông Ngạc do liên quan đến Bệnh nhân 243.

    Chiều 8/4, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, quận phát hiện 8 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 (F1), 64 F2 và gần 200 F3, theo báo Vnexpress.

    Trong số những người tiếp xúc gần có Phó công an phường Đông Ngạc, từng đi ăn cơm cùng bệnh nhân 243, sau đó về làm việc cùng 18 cán bộ, chiến sĩ công an phường.

    "Chúng tôi đă cách ly toàn bộ công an phường Đông Ngạc và một số trường hợp F1 khác, gồm một thợ sửa điện, ba người ngồi uống nước và ba người bán hoa cùng bệnh nhân. Những người này đều được lấy mẫu xét nghiệm, hiện chưa có kết quả", Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm nói.

    Do toàn bộ công an phường bị cách ly nên quận Bắc Từ Liêm phải điều các đội công tác hỗ trợ phường Đông Ngạc thực hiện công việc.

    Công an các phường lân cận thay thế công an phường Đông Ngạc tại các chốt pḥng, chống dịch trên địa bàn phường này. Người dân phường Đông Ngạc khi có thông tin tŕnh báo hoặc cần giải quyết thủ tục hành chính th́ lên trụ sở công an quận.

    Quận Bắc Từ Liêm đă rà soát camera ở khu vực chợ hoa Quảng Bá (Tây Hồ) và ghi nhận 8 người tiếp xúc với các F1 của bệnh nhân 243. Quận đă giao các phường đo thân nhiệt những trường hợp trên, nhưng do đặc thù công việc họ thường đi đêm về sớm nên việc kiểm tra y tế gặp khó khăn.

    Đến nay huyện Mê Linh rà soát được 132 F1 của bệnh nhân 243, lấy mẫu test nhanh đều cho kết quả âm tính.

    Bệnh nhân 243 từng đưa vợ đi khám bệnh tại khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 12/3. Sau đó anh đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người, đến 6/4 bị ghi nhận dương tính với virus corona Vũ Hán.

    Ngày 8/4, Bộ Y tế ghi nhận người hàng xóm và có tiếp xúc gần bệnh nhân 243 là bệnh nhân 250 trú cùng thôn Hạ Lôi, Mê Linh. Hiện nay thôn Hạ Lôi bị phong toả trong 28 ngày, tính từ 8/4.

    Chiều 7/4, Bộ Y tế đă có thông báo khẩn t́m những người có liên quan đến lịch tŕnh di chuyển bệnh nhân Covid-19 số 243.


    Lịch tŕnh của bệnh nhân 243.

    https://www.ntdvn.com/viet-nam/cach-...noi-28382.html

  3. #593
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Hà Nam cách ly cả thôn v́ có bệnh nhân COVID-19
    Apr 8, 2020

    Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hà Nam được phong tỏa ngay trong đêm 7 Tháng Tư. (H́nh: Tuấn Minh/Người Lao Động)
    HÀ NAM, Việt Nam (NV) – Sau khi Hà Nội vừa ra lệnh phong tỏa cả thôn ở huyện Mê Linh do liên quan đến bệnh nhân COVID-19, tối cùng ngày giới hữu trách Hà Nam phải cho phong tỏa một thôn ở xă B́nh Nghĩa, huyện B́nh Lục.

    Theo báo Người Lao Động, tối 7 Tháng Tư, Ban Chỉ Đạo Pḥng Chống Dịch COVID 19 tỉnh Hà Nam đă tổ chức họp “Khẩn.” Tại đây, ông Nguyễn Xuân Đông, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Hà Nam, cho biết huyện B́nh Lục đă quyết định cách ly thôn Ngô Khê 3, xă B́nh Nghĩa do liên quan đến bệnh nhân thứ 251 là ông NVĐ, 64 tuổi, ngụ xóm 3 Ngô Khê.

    Sở Y Tế Hà Nam cho hay từ ngày 20 Tháng Ba đến nay, bệnh nhân NVĐ điều trị tại khoa Tiêu Hóa, bệnh viện Đa Khoa Hà Nam. Trong thời gian này, con trai và con dâu của ông Đ. từ Hà Nội về chăm sóc. Ngày 6 Tháng Tư, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm. Ngày 7 Tháng Tư, xét nghiệm cho kết quả dương tính với COVID-19.

    Theo ông Lê Quang Minh, giám đốc Sở Y Tế, bệnh nhân này được dự đoán “phức tạp” do nằm viện dài ngày, tiếp xúc gần với 70 người tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh, v́ thế nguy cơ lây bệnh sang người khác rất lớn, trong khi vẫn chưa xác định được nguồn lây nhiễm.

    Hiện tại bệnh viện Đa Khoa Hà Nam đă xác định có trên 30 bác sĩ, nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân và đă được cách ly tại khu riêng. Cũng ngay trong đêm, phía huyện B́nh Lục đă tiến hành dựng hàng rào, cách ly phong tỏa thôn 3 Ngô Khê nơi nam bệnh nhân này cư trú.

    Liên quan đến việc cách ly dịch bệnh, theo báo Thanh Niên hiện công luận đang phản ứng về việc thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh “bêu” tên người dân ra đường không đeo khẩu trang, hoặc người đi chợ quá hai lần/ngày trên các phương tiện truyền thông ở địa phương.


    Hạ Long sẽ “bêu” tên người đi chợ quá hai lần/ngày, người ra đường không đeo khẩu trang. (H́nh: Lă Nghĩa Hiếu/Thanh Niên)
    Độc giả Hieu Tran (ở Sài G̣n) đặt vấn đề: “Theo tôi, nếu cảm thấy mức phạt chưa đủ để răn đe th́ tăng lên và tăng lên, chứ ‘bêu’ tên họ người ta lên phương tiện thông tin đại chúng th́ có nên không?”

    Cùng quan điểm, độc giả Vơ Hội (ở Sài G̣n) bày tỏ: “Ví dụ tôi đi chợ mua đồ, khi về kiểm tra lại thấy thiếu hoặc bỏ quên một món đồ th́ sao? Làm việc ǵ cũng phải nên cân nhắc, miễn sao người dân chấp hành các quy định chống dịch là được rồi, c̣n chuyện người dân đi chợ 1-2 lần th́ có sao đâu, v́ đó là nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Thời buổi này người dân đâu có tâm trạng cưỡi ngựa xem hoa mà đi chợ ngày 2-3 lần.”

    Độc giả Ho Ca (Đồng Nai) nhận xét: “Tôi thấy người trốn cách ly tập trung, hay người nhiễm COVID-19 khai báo gian dối, gây khó cho cơ quan chức năng mà c̣n không bị ‘bêu’ tên… C̣n ở đây chỉ không đeo khẩu trang, đi chợ quá hai lần/ngày lại bị ‘bêu tên’… Có quá không?”

    C̣n độc giả Dat Huynh (ở Sài G̣n) bất b́nh: “Dĩ nhiên là nên hạn chế ra đường nhưng ‘bêu’ tên người đi chợ quá hai lần/ngày là máy móc, v́ hành vi đó không bị cấm hay xử phạt. Theo tôi, chỉ nên ‘bêu’ tên những người bị xử phạt về hành vi không đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, tụ tập quá hai người ở nơi công cộng, trốn cách ly.”

    “Cứ chiếu theo luật mà làm. Luật nào cho phép ‘bêu’ tên th́ cứ viện dẫn và thực hiện. C̣n nếu không có luật nào cho phép th́ chắc chắn không thể thực thi rồi,” độc giả Huy Trần (ở Sài G̣n) tức giận bày tỏ.

    Theo Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Pḥng Chống Dịch COVID-19, tính đến tối 8 Tháng Tư, Việt Nam có 251 người nhiễm bệnh. Trong đó có ba bệnh nhân rất nặng. Cụ thể tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương (Hà Nội) hiện c̣n hai bệnh nhân thứ 20 và thứ 161. Trong khi bệnh nhân thứ 91 tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Sài G̣n là phi công người Anh, từng đến quán bar Buddha, quận 2, đang trong t́nh trạng nguy kịch suy đa tạng. (Tr.N)

  4. #594
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Dịch Covid-19 - Việt Nam: Không có ổ dịch mới sẽ ngừng ‘‘cách ly xă hội’’


    Để pḥng dịch bệnh Covid-19, Việt Nam chủ trương giăn cách tiếp xúc, kêu gọi người dân ở nhà hạn chế tối đa ra ngoài. REUTERS - Yen Duong

    Để pḥng ngừa dịch bệnh Covid-19, Việt Nam hiện đang duy tŕ chính sách giăn cách tiếp xúc, giảm thiểu các hoạt động kinh tế được coi là không cần thiết, từ ngày 01/04 đến 15/04/2020 với chủ trương ''cách ly xă hội''. Hôm qua, trong một cuộc trả lời báo giới, bộ trưởng, chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, cho biết nếu từ đây đến 15/04 không xuất hiện ổ dịch mới, sẽ có thể chấm dứt ‘‘cách ly xă hội’’.


    Trong bài trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet, bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: "Tùy t́nh h́nh, Chính phủ sẽ quyết định việc dừng cách ly xă hội hay không vào ngày 15/4, ta chưa dám nói trước điều ǵ’’, tuy nhiên, ông cho biết rơ hơn, ‘‘đến 15/4 nếu không có trường hợp ngoài mong muốn th́ sẽ dừng cách ly xă hội, c̣n nếu phát sinh ổ dịch nào đó th́ không thể dừng thực hiện Chỉ thị 16. Lúc đó phải tùy t́nh h́nh, đưa ra phương án ứng phó kịp thời, ta chưa dám nói trước ǵ cả’’.

    Đến ngày 9/4, theo số liệu của bộ Y Tế, cả nước ghi nhận 255 ca nhiễm virus gây bệnh Covid-19, 128 người khỏi bệnh. Hà Nội có người nhiễm cao nhất cả nước với 117 ca, thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với 55 ca, 25 tỉnh, thành trên toàn quốc có người nhiễm virus.

    T́nh trạng địa phương tùy ư ban hành quy định trái luật

    Về mặt chính thức, số người nhiễm virus gây bệnh Covid-19 tại Việt Nam là thấp hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia được coi là vùng dịch của thế giới. Việt Nam cũng được Tổ Chức Y Tế Thế Giới khen ngợi như một tấm gương.

    Tuy nhiên, trái ngược hẳn với t́nh h́nh được xem là rất khả quan này, tâm lư lo ngại dịch bệnh dường như lại phổ biến tại nhiều nơi. Sau khi có Chỉ thị 16, chính quyền nhiều tỉnh, thành phố đă tiến hành các biện pháp ngăn cản cư dân đi lại, với lư do pḥng chống dịch.

    Hôm nay, chính quyền tỉnh Bắc Giang yêu cầu người dân không đi Hà Nội, Sài G̣n, trừ khi có việc đặc biệt cần thiết, khi về phải cách ly tập trung 14 ngày, rồi tự cách ly 14 ngày. Trước đó, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Pḥng, Bắc Ninh, Sơn La… cũng ra các quyết định tương tự.

    Báo chí trong nước ít ngày gần đây có nhiều bài viết phê phán t́nh trạng các địa phương tự ban hành nhiều quy định riêng trái pháp luật, trái chủ trương của trung ương, gây tổn hại quyền và lợi ích hiến định của người dân và doanh nghiệp. Đây cũng là điều mà bộ trưởng, chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, nhắc đến trong bài trả lời báo giới hôm qua.

    Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là các địa phương ban hành các quy định trái pháp luật. Một số luật gia cũng chỉ ra tính chất không phù hợp của chính Chỉ thị 16 của thủ tướng về pḥng chống dịch. Chỉ thị của thủ tướng chỉ là một công văn trong hệ thống cơ quan Nhà nước, không nằm trong số "15 văn bản quy phạm pháp luật", mang tính cưỡng chế với xă hội. Bản thân Chỉ thị 16 cũng nói rơ các biện pháp chỉ mang tính ''thuyết phục, vận động'' đối với người dân.

    Đây có thể là một nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hiện nay trong lĩnh vực pḥng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Một số luật gia nêu ví dụ việc chính quyền một số địa phương phạt tiền người ra đường không có ''lư do thật sự cần thiết'', căn cứ theo chủ trương ''cách ly xă hội'', là hoàn toàn trái luật.

  5. #595
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam thêm 4 bệnh nhân dịch corona, trong đó có bé trai 6 tuổi
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 18:13, 09/04/20• 2628 lượt xem



    Tối 9/4, Việt Nam ghi nhận thêm 4 bệnh nhân mới nhiễm virus corona Vũ Hán (Covid-19), trong đó có 2 người tiếp xúc gần bệnh nhân 243.

    Bệnh nhân 252
    Bệnh nhân nam, 6 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Phường 12, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

    Bệnh nhân sống tại Campuchia cùng gia đ́nh có 5 người, trong đó 2 người đă được xác định mắc COVID-19 và được cách ly, điều trị tại Campuchia.

    Ngày 8/4, bệnh nhân cùng 2 người c̣n lại trong gia đ́nh trở về Việt Nam qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Ngay sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Tây Ninh chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh bằng xe chuyên dụng.

    Cùng ngày bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus corona.

    Hai người đi cùng bệnh nhân có kết quả âm tính. Hiện tại, bệnh nhân đang được theo dơi, điều trị, cách ly tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tây Ninh.

    Bệnh nhân 253
    Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú ở Mê Linh, Hà Nội, là chị dâu, ở gần nhà và có tiếp xúc gần với Bệnh nhân 243.

    Ngày 6/4 được lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm ngày 09/4 khẳng định bệnh nhân dương tính với virus corona.

    Hiện tại bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Bệnh nhân 254
    Bệnh nhân nam, 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, trú ở Mê Linh, Hà Nội, là hàng xóm có tiếp xúc gần Bệnh nhân 243, Bệnh nhân 250.

    Bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm ngày 9/4, kết quả xét nghiệm ngày 9/4 khẳng định bệnh nhân dương tính với virus corona.

    Bệnh nhân đang điều trị chạy thận tại Bệnh viện Thận Hà Nội, hiện đang được cách ly, điều trị tại đây.

    Bệnh nhân 255
    Bệnh nhân nam, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Bắc Quang, Hà Giang. Ngày 27/3, bệnh nhân từ Nga về Sân bay Quốc tế Nội Bài trên chuyến bay SU290.

    Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly tập trung tại Vĩnh Phúc. Ngày 8/4, bệnh nhân được lấy mẫu bệnh phẩm, kết quả xét nghiệm ngày 9/4 khẳng định bệnh nhân dương tính với virus corona.

    Hiện tại bệnh nhân đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

    Như vậy, Việt Nam đă ghi nhận 255 bệnh nhân dịch Covid-19, trong đó 126 ca đă b́nh phục/xuất viện, c̣n lại 129 trường hợp đang điều trị.

  6. #596
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam chuẩn bị cho t́nh huống bùng phát dịch COVID-19
    RFA
    2020-04-09


    Một trạm xét nghiệm Covid-19 gần Bệnh Viện Bạch Mai ở Hà Nội ngày 30/3/2020
    AFP


    TP. HCM lên phương án ứng phó với t́nh huống có 500 trường hợp mắc COVID-19. Hà Nội lên phương án thi công bệnh viện dă chiến.

    Theo tính toán của Sở Y tế TP.HCM được báo trong nước vào ngày 9 tháng 4 dẫn lại, nếu thành phố có 500 trường hợp mắc bệnh th́ sẽ có 150 trường hợp nặng và 3.200 trường hợp nghi ngờ. Do đó, khi dịch bùng phát lan rộng, thành phố sẽ sử dụng tất cả khu cách ly của các bệnh viện trong thành phố cho bệnh nhân COVID-19.

    Sở Y tế đă giao pḥng Nghiệp vụ Y xây dựng kế hoạch đào tạo lại về kiểm soát nhiễm khuẩn cho đội ngũ y bác sĩ chống dịch; giao pḥng Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch luân phiên nhân viên y tế tại các bệnh viện công lập làm nhiệm vụ tại các bệnh viện chuyên điều trị COVID-19; bổ sung các xe cấp cứu, trong đó có xe cấp cứu được trang bị pḥng áp lực âm để vận chuyển người bệnh. Nguồn nhân lực phải được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn và năng lực chuyên môn.

    C̣n tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành liên quan dự toán xây dựng bệnh viện dă chiến có quy mô, h́nh thức khác nhau theo h́nh thức lắp ghép; lều bạt. Chuyển đổi các sân vận động, nhà thi đấu, hội trường, cơ sở giáo dục thành bệnh viện dă chiến để điều trị bệnh nhân COVID-19.

    Bệnh viện dă chiến phải đáp ứng một số tiêu chí như vị trí thuận lợi, cách xa khu dân cư nhưng gần khu vực cung cấp lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, các bệnh viện này phải có sẵn nguồn cung cấp điện, nước sạch và thoát nước; đáp ứng được các thiết bị y tế cần thiết, theo cấp độ phục vụ.

    Các đơn vị tư vấn đă đưa ra một số phương án xây dựng các bệnh viện dă chiến có từ 300-500 giường và từ 800-1.000 giường.

  7. #597
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Giáo viên tố cáo tiêu cực bị trù dập
    RFA
    2020-04-08


    Ảnh minh họa chụp tại trường Trung học Cơ sở Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long trước đây.
    Courtesy vinhlong.edu.vn

    Cô P. N. T., giáo viên trường Trung học Cơ sở Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, vừa gởi thư kêu cứu khắp nơi về việc cô bị trù dập, kỷ luật bằng h́nh thức cho thôi việc. Nguyên nhân v́ cô đă công khai tố cáo Ban Giám hiệu ra lệnh nâng điểm thi học kỳ môn Địa lư Khối 7 để chạy đua thành tích và trục lợi.

    Cụ thể theo Cô P. N. T., vào kỳ thi Học kỳ I năm học 2019 – 2020, nhiều học sinh lớp cô chủ nhiệm có than văn chuyện điểm thi học kỳ I môn Địa lư không công bằng. V́ sao có bạn thi 1 điểm mà được nâng thành 8 điểm? Một bạn khác 5 điểm được nâng lên 9 điểm? Nhưng có bạn thi được 7.5 điểm th́ chỉ được nâng 1.5 điểm? Rơ ràng bạn thi được 7.5 điểm là giỏi hơn bạn được 5 điểm, nhưng sau khi nâng điểm lên th́ bạn 7.5 điểm thấp hơn bạn 5 điểm? ...?

    Cô P. N. T., nói với Đài Á Châu Tự Do hôm 8/4, về sự việc tại trường cô:

    “Tôi thấy nâng điểm là hoàn toàn nâng điểm sai, giống như là cho vay vậy đó. Tôi thấy không hợp lư, một em 8 điểm nâng thành 9 điểm 10 điểm, có đứa 1 điểm cũng thành 10, rồi 2 điểm thành 9 điểm... nh́n mà giật ḿnh luôn, tôi có ghi lại hết các điểm luôn.”

    H́nh kỷ luật thôi việc tôi là quá nặng. Sợ tôi phanh phui việc này nên xử tôi luôn hay ǵ đó. Tức sợ tôi nói sai sót trong thi môn địa lư, hay những việc sai trái mà trường tôi có rất nhiều.-Cô P. N. T.
    V́ sao lại phải nâng điểm địa lư? Cô P. N. T. giải thích, về đề thi Địa lư Học kỳ I - của Khối 7 Trường THCS Mỹ An năm nay, thầy Phó Hiệu trưởng Châu Chánh Ngôn đă không ra đề thi Học kỳ I theo đề nghị của giáo viên môn Địa lư. Thầy Ngôn đă tự sửa đề không theo đề cương ôn tập, do đó các em học sinh đă bị điểm rất thấp. Do đó ban giám hiệu phải nâng điểm cho học sinh.Tuy nhiên, không hiểu v́ lư do ǵ, các em được nâng điểm rất khác nhau.

    Cô B. N., cũng là giáo viên tại trường THCS Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, xác nhận với Đài Á Châu Tự Do hôm 8/4, về sự việc này:

    “Chị Bạch Ngọc dạy môn địa cho biết, môn địa lư chị ra đề nhưng ông hiệu phó đổi đề 100% v́ cho rằng sai thể thức. Nhưng đứng ở góc độ hiệu phó, th́ nếu sai phải kêu họ làm lại, nếu họ không làm th́ mới kêu người khác hoặc sửa đề cũ. Nhưng phải thông báo để học sinh biết đường ôn thi cho học tṛ chứ.”

    Theo Cô B. N., nâng điểm như vậy là không hợp lư, cô cho rằng nếu nâng th́ nâng đều 1 điểm hoặc 3 điểm mới đúng sức lực học sinh. Ví dụ 1 điểm thành 4, hay 6 điểm thành 9 th́ đúng thực chất, nhưng nâng có em 2 thành 8, rồi 7 thành 10... Theo Cô do đề thi sai, làm điểm nhỏ, sợ gia đ́nh các em thưa kiện nên nâng điểm một cách vô tôi vạ.

    Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 8/4, Cô P.T.Y. công tác tại trường THCS Mỹ An, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, nói:

    “Thầy hiệu phó đă sai khi ra đề khác đề cương mà không thông báo cho Cô để cô thông báo đến học tṛ. Sau đó sợ phụ huynh quậy nên thầy mới nâng điểm. Có đứa nâng tám, có đứa nâng 7, không công bằng cho học tṛ.”

    Quá bất ngờ trước những câu hỏi của học sinh, Cô P. N. T. gặp trực tiếp Thầy Phó Hiệu trưởng Châu Chánh Ngôn để hỏi chuyện, đồng thời tŕnh bày sự việc với Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Ḥa. Nhưng Ban Giám hiệu phớt lờ lời tŕnh bày của Cô:

    “Thầy hiệu phó nói với tôi th́ thầy phủ nhận, thầy nói thầy không có sửa đề, chỉ một câu nằm ngoài đề thi địa lư, c̣n lại nằm hết trong đề. Thầy hiệu trưởng cũng bao che luôn, không nói ǵ luôn suốt đến giờ. Nhưng tự nhiên đến giờ trù dập tôi, ví dụ tôi nói phải th́ nghe, không phải th́ thôi, hoặc là sửa tôi th́ tôi cám ơn. Nhưng tại sao lại đưa tôi đi, tôi đâu có chia sẻ hay phát tán ǵ đâu mà đổ thừa tôi. Cuối cùng đưa tới h́nh kỷ luật thôi việc tôi là quá nặng. Sợ tôi phanh phui việc này nên xử tôi luôn hay ǵ đó. Tức sợ tôi nói sai sót trong thi môn địa lư, hay những việc sai trái mà trường tôi có rất nhiều, nhưng hiệu trưởng bao che hết, hiệu trưởng trường tôi độc tài, nhu nhược, không xử lư được chuyện ǵ hết.”

    Cô P. N. T. cho rằng, có lẽ hành động thẳng thắn của cô đă bị Ban giám hiệu ghim trong bụng và trả thù cá nhân. Cô liên tiếp bị trù dập và bị xử nội bộ khi phạm lỗi. Cô c̣n bị “chụp mũ”, tố cáo nặc danh “sai quan điểm”, phao tin đồn cô là “phản động”. Cô giải thích thêm:

    “Trường tôi có tạo nhóm chat trong Zalo, trong đó vui đùa giỡn thôi, chứ không có ư ǵ. Hôm 20/11 tôi có nhắn thôi hôm nay ḿnh biểu t́nh nghỉ dạy ngày hôm đó, câu hai là Chủ nghĩa Mác – Lê nin xuất phát từ bên Nga mà bên Nga bỏ lâu rồi mà ḿnh vẫn học, câu ba là bác hồ chết lâu rồi mà chúng ta học Tư tưởng Hồ Chí Minh măi nhưng có ai làm theo hay không. Họ dựa vô câu đó nói tôi phản động, vi phạm luật an ninh mạng. Lúc đầu chuyện của tôi Pḥng giáo dục và trường nói nhắc nhở rồi thôi, nhưng mà từ hồi tháng 11 đến giờ xử tôi mười mấy lần, tôi không biết v́ sao xử dữ vậy nữa.”

    Cô P. N. T. cho biết, đă buộc phải nhận lỗi rất nhiều lần, Trưởng pḥng Giáo dục và Đào tạo huyện Mang Thít cũng nhắc nhở, kiểm điểm và bỏ qua lỗi lầm của Cô. Nhưng Ban giám hiệu trường vẫn đưa cô ra Hội đồng kỷ luật để xử chuyện nhắn tin. Chủ tịch Hội đồng kỷ luật đă không cho cô giải tŕnh, bắt buộc tôi nhận lỗi “đăng tải, phản động”, chèn ép đến mức cô ngất xỉu trong cuộc họp kỷ luật viên chức. Và đến ngày 6/4/2020 buộc thôi việc cô.

    Cô B. N., cho rằng, có lẽ do Cô T. th́ hay nói thẳng, và v́ là chủ tịch công đoàn nên lúc nào cũng đứng ra bênh vực quyền lợi giáo viên. Đối nghịch nhau, nên ông hiệu trưởng không ưa cô T., và những người nịnh bợ hiệu trưởng cũng không ưa cô T., cho nên họ tố giác, chụp mũ Cô.

    Tôi nghĩ do cô T. phát hiện thêm vụ bê bối của một thày nữa, thầy này vi phạm rất nhiều, và thầy Ngôn, thầy Ḥa nâng điểm môn địa, nên mấy người này mới chơi hội đồng trù dập cô T., xử rất là oan cho cô T.-Cô P.T.Y.
    C̣n Cô P.T.Y. th́ cho rằng:

    “Tôi nghĩ do cô T. phát hiện thêm vụ bê bối của một thày nữa, thầy này vi phạm rất nhiều, và thầy Ngôn, thầy Ḥa nâng điểm môn địa, nên mấy người này mới chơi hội đồng trù dập cô T., xử rất là oan cho cô T.”

    Đài Á Châu Tự Do hôm 8/4, đă nhiều lần liên lạc qua điện thoại đến Ban giám hiệu trường Trung học Cơ sở Mỹ An, ở huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, tuy nhiên không ai bắt máy. Chúng tôi tôi sẽ tiếp tục liên lạc và cập nhật khi thành công.

    Đây không phải là lần đầu tiên xảy t́nh trạng giáo viên tố cáo tiêu cực bị trù dập xảy ra tại Việt Nam. Trước đây từng xảy ra vụ việc tương tự kéo dài nhiều năm ở tỉnh Phú Yên.

    Đó là trường hợp Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ, giảng dạy môn hóa học tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên. Năm học 2006 - 2007, cô Đệ phát hiện nhiều giáo viên tổ Hóa thường xuyên ra đề sai, có nhiều việc làm khuất tất, gây áp lực đối với học sinh để dạy thêm, cô Đệ có ư kiến với bà Đinh Thị Tuyết - Tổ trưởng tổ Hóa và ông Nguyễn Tấn Hào - Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh nhưng không được giải quyết.

    Sau đó, cô Đệ viết đơn tố cáo chống tiêu cực gửi đến ông Nguyễn Văn Tá - Giám đốc Sở GD & ĐT tỉnh Phú Yên, yêu cầu giải quyết và xử lư tiêu cực nhưng không được giải quyết, mà ngược lại ông Tá c̣n chỉ đạo ông Hào và bà Tuyết xử lư kỷ luật cô Đệ với nhiều h́nh thức khác nhau và cuối cùng là đuổi cô Đệ ra khỏi trường không cho dạy học.

    Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ, giảng dạy môn hóa học tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên.
    Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ, giảng dạy môn hóa học tại Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên. File photo
    Trả lời RFA hôm 8/4/2020, Luật sư Vơ An Đôn, người từng bào chữa cho cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ, người bị trù dập v́ tố cáo lănh đạo, nói:

    “Vụ đó tôi bào chữa cho Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ giảng dạy môn hóa học tại Trường Trung học Phổ thông chuyên Lương Văn Chánh, tỉnh Phú Yên. Cô đệ tố cáo tiêu cực trong trường và bị hiệu trưởng trù dập. Theo tôi, khi nhân viên, giáo viên tố cáo lănh đạo mà bị trù dập, th́ đó là vi phạm pháp luật. V́ luật kiếu nại tố cáo quy định, công dân có quyền tự do ngôn luận và tự do tố cáo việc làm sai trái của cấp trên nếu cho rằng việc đó là vi phạm pháp luật. Cấp trên trù dập là vi phạm pháp luật.”

    Không chỉ bị kỷ luật với nhiều h́nh thức khác nhau và không cho dạy học, Cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ khi đó c̣n bị trù dập trừ lương, không cho lănh lương, sau đó bắt chuyển đi trường khác. Luật sư Vơ An Đôn nói tiếp:

    “Sau mấy năm, cô khởi kiện, lúc đó ra ṭa th́ tôi là luật sư bảo vệ quyền lợi cho cô giáo tại phiên ṭa. Qua hai cấp xét xử, ṭa buộc trường Trung học Phổ thông chuyên Lương Văn Chánh phải bồi thường cho cô giáo khoảng thời gian mà cô không được nhận lương, cũng như phụ cấp đứng lớp.”

    Cô P. N. T. cho biết, Cô và Cô P.T.Y. sẽ làm chứng chuyện Ban Giám hiệu chủ trương nâng điểm thi Địa lư cho học sinh Khối 7 để chạy đua thành tích và có ư trục lợi. Với mong muốn giành lại công bằng cho các em học sinh, giành lại công bằng cho chính bản thân Cô P. N. T.

    C̣n Luật sư Vơ An Đôn, người từng bào chữa cho cô giáo Nguyễn Thị Minh Đệ, th́ cho rằng, những trường hợp tương tự như Cô Đệ, nếu có đủ bằng chứng, nên khởi kiện để giành lại công bằng bản thân và cho xă hội công bằng hơn.

  8. #598
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Đằng sau con kênh ch.ết với bọt nổi trắng xóa cao cả mét là bàn tay của Trung Quốc?


     17:03 09/04/2020

    Cơn mưa đầu mùa ngà 8/4 đă vô t́nh vạch trần tội ác của những kẻ đă đầu độc ḍng kênh Tân Phước Khánh. Sau cơn mưa không phải trời sáng mà là một ḍng kênh nổi bọt trắng xóa cao cả mét kéo dài hàng chục km khiến người dân một phen khiếp sợ. Kẻ nào đă ra tay đầu độc ḍng kênh, một trong nguồn nước sinh hoạt chính của người dân tỉnh B́nh Dương? Đó có phải là những khu công nghiệp, cụm công nghiệp mà không ít doanh nghiệp TQ góp mặt v́ bản chất tham lam, độc ác sẵn sàng xả thải bất chấp hủy hoại môi trường, nguy hại cho sức khỏe dân Việt?

    B́nh Dương là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn nhất VN. Đặc thù này kéo theo vấn nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp ở B́nh Dương không phải là vấn đề mới, sự việc này đă diễn ra nhiều năm, tại các cuộc họp khu phố và tiếp xúc cử tri người dân nơi đây đă nhiều lần kiến nghị tới chính quyền các cấp của tỉnh B́nh Dương về vấn đề ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp B́nh Dương nhưng đến nay không được giải quyết dứt điểm.



    Không phải ngẫu nhiên mà ở TQ cũng có khu công nghiệp, nhưng lại hẩm hiu, vắng lạnh c̣n ở B́nh Dương th́ chật cứng như vậy. Nhằm đẩy càng nhiều càng tốt các xí nghiệp sang VN vận hành với nhân công và giá thuê mặt bằng rẻ rề, đặc biệt là xả thải thoải mái ra các con kênh, sông suối ở VN, các nhà đầu tư TQ đă tăng cường chuyển dịch các khu công nghiệp từ TQ về “đất hứa” B́nh Dương. Đó cũng là lư do mà ở nơi nào có sự xuất hiện khu công nghiệp th́ sông, suối, ao hồ, kênh rạch, kể cả ḷng đất ở nơi đó đều chết yểu.

    Đặc biệt các khu công nghiệp này thường lợi dụng các cơn mưa lớn để xả thải v́ đa phần các chất thải này không thể xử lư hoặc chưa qua xử lư. V́ chi phí đầu tư cho việc xử lư chất thải là khá cao. Thay v́ vậy, chỉ cần bỏ ra một khoản để các nhà bảo vệ môi trường ngó lơ là các nhà máy tha hồ xả bất chấp người dân có than trời cỡ nào.

    Đêm qua, sau một cơn mưa, con kênh Tân Phước Khánh, Tân Uyên, B́nh Dương nổi bọt trắng như tuyết. Một con kênh nhỏ bé kia làm sao chịu nỗi hàng trăm doanh nghiệp thải cùng một lúc?



    Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nghiêm trọng. Tại các ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, công nghiệp mía đường và công nghiệp chế biến thực phẩm… nước thải thường có độ pH trung b́nh cao; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD) ở mức 700mg/l, vượt qui chuẩn cho phép 14 lần, nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 2.500mg/1, vượt quy chuẩn cho phép hơn 16 lần (theo QCVN 40:2011/BTNMT); Hàm lượng nước thải của một số doanh nghiệp có chứa Cyanua (CN-) vượt đến 80 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng chất rắn lơ lửng và nhiều chỉ số môi trường khác trong nước thải cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép nên đă gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong khu vực.

    Ảnh hưởng của ô nhiễm nước mặt đối với sức khỏe cộng đồng có thể thông qua hai con đường: do ăn, uống phải nước bị ô nhiễm hay các loại rau quả, thủy hải sản được nuôi trồng trong nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với môi trường nước bị ô nhiễm trong quá tŕnh sinh hoạt và lao động.

    Theo thống kê của Bộ Y tế cho thấy, gần một nửa trong số 26 bệnh truyền nhiễm có nguyên nhân liên quan tới nguồn nước bị ô nhiễm. Điển h́nh là bệnh tiêu chảy cấp, dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, các bệnh về đường tiêu hóa, viêm gan A, viêm năo, ung thư…Tại một số địa phương Việt Nam, khi quan sát các trường hợp ung thư, viêm nhiễm phụ khoa cho thấy 40 – 50% là do từ sử dụng nguồn nước ô nhiễm.



    Việt Nam hiện là một trong những nước có tỷ lệ mắc ung thư cao, mỗi năm có hơn 300.000 bệnh nhân đang điều trị bệnh ung thư, khoảng 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân tử vong do ung thư. Trong 165.000 ca đó có bao nhiêu ca là do ô nhiễm môi trường?

    Người Việt Nam quá quen với thói tham lam độc ác của Trung Quốc, bài học từ For mosa là trái đắng đến nay vẫn diễn ra. Nếu tiếp tục dung nạp những thứ có nguồn gốc made in China th́ người VN vẫn c̣n bị TQ đầu độc và hăm hại.

    Đăng Quang

  9. #599
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Quả báo: Phở B́nh - quán phở Việt Cộng "di tích quốc gia" sắp cáo chung tán gia bại sản


  10. #600
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chuyên gia: Việt Nam 'đừng sai lầm như đối thủ', hăy 'thoát Trung'
    10/04/2020
    Khánh An-VOA




    Du khách Trung Quốc đi xích lô tham quan Hà Nội.


    Lô hàng 450.000 bộ đồ bảo hộ được xuất nhanh từ Việt Nam sang Mỹ đang trở thành đề tài tranh luận trong cộng đồng người Việt về “công trạng” thực sự là của ai trong việc tiếp ứng thiết bị y tế cho nước Mỹ giữa đại dịch. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế lại nh́n thấy đây là bước khởi đầu của cơ hội “ngàn năm có một” để quốc gia Đông Nam Á thoát khỏi chiếc bóng của người láng giềng khổng lồ lâu nay đă ḱm kẹp mọi lĩnh vực của Việt Nam.

    Lô hàng thiết bị bảo hộ đầu tiên do công ty Dupont của Mỹ tại Việt Nam sản xuất, và được dịch vụ FedEx chuyển nhanh về Mỹ hôm 8/4, dưới sự hỗ trợ cấp phép thủ tục của Việt Nam, đă trở thành sự kiện gây chú ư khi Tổng thống Hoa Kỳ trực tiếp đề cập đến và cảm ơn các bên liên quan.

    ‘Việt Nam sáng suốt, tử tế hơn’

    Từ California, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng Việt Nam đă “sáng suốt” hơn Trung Quốc khi hai bên đứng trước t́nh huống tương tự như nhau.

    Đó là trong bối cảnh các công ty của Mỹ tại hai quốc gia châu Á đều đang nỗ lực hết sức để sản xuất và cung cấp khẩn cấp các vật tư, thiết bị y tế vốn đang khan hiếm trở lại nước Mỹ, nơi đang chứng kiến số lượng người nhiễm bệnh và tử vong v́ dịch Covid-19 tăng lên hàng ngày.

    Thế nhưng các công ty sản xuất trang thiết bị bảo hộ hàng đầu của Mỹ như 3M, Honeywell nói rằng Bắc Kinh đă cấm họ không được xuất khẩu các sản phẩm mà họ sản xuất tại Trung Quốc ra bên ngoài, dẫn đến việc Ṭa Bạch Ốc xem xét khởi kiện Trung Quốc về hành động tích trữ đồ bảo hộ giữa lúc cả thế giới, trong đó có nước Mỹ, đang có nhu cầu khẩn cấp để cứu người giữa đại dịch.

    Trong khi đó, tại Việt Nam, theo ḍng tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thông tin từ Bộ Y tế và dịch vụ dân sinh Hoa Kỳ, th́ lô hàng đầu tiên với 450.000 bộ đồ bảo hộ dành cho các nhân viên y tế tuyến đầu đă đến được bang Texas của Mỹ rất nhanh vào ngày 8/4 là nhờ sự hợp tác của hai công ty Hoa Kỳ cũng như sự hỗ trợ của “những người bạn tại Việt Nam”.

    “Tức là có hai cách giải quyết khác nhau: cách của Trung Quốc và cách của Việt Nam. Và tôi cho rằng cách của Việt Nam là sáng suốt”, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa nhận định với VOA.

    Ông giải thích: “Thứ nhất, nó phù hợp với quy luật kinh doanh, làm ăn, buôn bán với nhau. Thứ hai, nó cho thấy chế độ tại Hà Nội hiện nay tử tế và không lưu manh như chế độ tại Bắc Kinh”.

    Đừng sai lầm như Trung Quốc

    Theo phân tích của chuyên gia kinh tế này, cách làm “vô nhân đạo” của Trung Quốc đang khiến cho cả thế giới “chấn động”, nhất là hành động thu gom tích trữ vật liệu y tế, rồi bán lại các thiết bị không đạt chuẩn cho các quốc gia đang điêu đứng v́ dịch bệnh, đă khiến cho thế giới phải xem xét lại mối quan hệ với Bắc Kinh.

    “Tôi nghĩ đây là một cơ hội”, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói. “Nếu lănh đạo ở Hà Nội phân tích những sai lầm của Bắc Kinh để không phạm vào những sai lầm đó th́ tôi cho rằng một trong những yếu tố quan trọng nhất là phải công khai hóa mọi dữ kiện để cho thấy thống kê và cách nhận định t́nh h́nh của chúng tôi là khả tín”.

    Kinh tế gia đang sống tại Mỹ nói trong bối cảnh cả thế giới đang rất hoài nghi về độ tin cậy thông tin và dữ liệu vốn “luôn luôn tốt” của các chế độ độc tài, th́ Hà Nội nên “khai thác cơ hội này” để chứng minh cho các nước thấy Việt Nam không phải như vậy.

    Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa, khi làm được như thế, Việt Nam sẽ “đạt được thắng lợi về mặt ngoại giao” trong lúc đang chịu nhiều tổn thất về kinh tế do dịch bệnh gây ra.

    “Nếu thắng lợi về ngoại giao đó mà được thế giới đối chiếu, so sánh với trường hợp đầy khả nghi và quá lưu manh của Bắc Kinh, th́ tôi cho rằng đấy là điều có lợi cho đất nước Việt Nam”, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nói.

    ‘Thấy rơ, tỉnh và đau hơn’

    Cùng chung nhận định với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – nguyên thành viên Ban nghiên cứu của chính phủ Việt Nam – cho rằng thời điểm cả thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 lại là “cơ hội ngàn năm có một” cho Việt Nam để xem xét, đánh giá và cấu trúc lại mối quan hệ thương mại, kinh tế với các nước, tránh phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

    “Đây là cơ hội lớn mà Việt Nam cần phải nắm bắt lấy. V́ nếu không nắm bắt được cơ hội lần này mà để nó tuột đi th́ không biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể thay đổi được t́nh trạng lệ thuộc vào Trung Quốc của ḿnh”, nhà nghiên cứu kinh tế của Việt Nam nói với VOA.

    Theo bà Phạm Chi Lan, qua đại dịch này, Hà Nội đă “tỉnh hơn, thấy rơ hơn và thấy đau hơn về tất cả những tệ hại do t́nh trạng lệ thuộc vào Trung Quốc lâu nay”, mặc dù trước nay vẫn nhận thức được những hệ lụy của t́nh trạng này.

    “Trước đây dù Việt Nam có muốn nhưng các đối tác khác mà Việt Nam muốn lôi kéo vào lại chưa sẵn sàng th́ chưa được. Nhưng lần này qua dịch cúm th́ hầu hết các nước trên thế giới đều nh́n rơ ra vấn đề của họ trong quan hệ với Trung Quốc”, bà Phạm Chi Lan nói.

    Cả hai chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định rằng Việt Nam chắc chắn sẽ gặp khó khăn và buộc phải đánh đổi trong thời gian tới một khi quyết định chọn đi theo hướng “thoát Trung”.

    “Nhưng nếu lănh đạo nh́n xa hơn một chút, th́ đây là một cơ hội để Việt Nam dần dần thoát ra khỏi cái gọi là một nền kinh tế quá lệ thuộc vào Trung Quốc về đủ mọi mặt”, từ nguồn nước bị chặn đứng gây khó khăn cho đồng bằng sông Cửu Long, nguồn nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc, cho đến bài toán có nên xuất khẩu gạo hay không hiện nay, theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

    Tuy nhiên, kinh tế gia ở Mỹ cho rằng t́nh h́nh nhiều nước trên thế giới đang xem xét lại chuỗi cung ứng toàn cầu của Trung Quốc để điều chỉnh lại chính sách đầu tư là một thực tế diễn ra không chỉ trong một thời gian ngắn, mà sẽ kéo dài trong khoảng vài năm. Theo ông, quăng thời gian đó đủ để Việt Nam chuẩn bị để trở thành một trong những lựa chọn của các nước trong việc t́m nguồn thay thế Trung Quốc, nếu Hà Nội đưa ra được những quyết định đúng đắn ngay từ thời điểm này.

    Hy sinh tăng trưởng, xây dựng nội lực

    Trong khi đó, bà Phạm Chi Lan cho biết trong đề xuất mới đối với chính phủ Việt Nam, bà nói rằng Hà Nội nên chấp nhận giảm tăng trưởng trong ngắn hạn hoặc trung hạn để có thể phát triển bền vững hơn, trong đó có việc tập trung để “phát triển nội lực”.

    Lấy thí dụ ngành dệt may của Việt Nam, bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam đă “mải miết làm gia công cho Trung Quốc trong suốt 30 năm qua” mà không phát triển ngành công nghiệp phụ trợ được, để cho quốc gia láng giềng hưởng lợi phần lớn.

    “Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam nghe th́ to, gần 20 tỷ đô la, nhưng trên thực tế Việt Nam có được hưởng bao nhiêu đâu, chỉ mươi mười lăm phần trăm giá trị của gia công ở khâu may thôi, c̣n tất cả các khâu nguyên phụ liệu đầu vào phụ thuộc tất cả vào Trung Quốc”, bà Phạm Chi Lan giải thích thêm.

    Cựu cố vấn kinh tế của chính phủ Việt Nam cho biết bà đă kiến nghị với chính phủ đương nhiệm tại Việt Nam về việc tăng cường thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế với các quốc gia trong các hiệp ước thương mại tự do (FTA) quan trọng như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do châu Âu – Việt Nam) để có thể cùng các nước thành viên thực hiện mục tiêu chung là giảm bớt sự lệ vào Trung Quốc.

    “Tất nhiên, không thể kỳ vọng Việt Nam thay thế hoàn toàn được Trung Quốc. Không một nền kinh tế nào đủ sức thay thế hoàn toàn Trung Quốc. Nhưng một số nước như Việt Nam, thí dụ như tôi có đề xuất là Việt Nam năm nay là Chủ tịch ASEAN th́ nên đề xuất với các nước ASEAN một sáng kiến là cùng nhau xây dựng một số phần mới của chuỗi cung ứng, thay thế một phần trong nguồn cung của Trung Quốc để cung cấp sang các đối tác khác chẳng hạn, th́ đấy là cách mà tôi nghĩ có lợi cho tất cả các bên liên quan”.

    Ngoài ra, theo bà Phạm Chi Lan, Việt Nam cần phải xem xét, đánh giá lại những tác động từ dịch Covid-19 để tái cơ cấu tất cả các ngành kinh tế. Chuyên gia này đưa ra ví dụ là ngành du lịch. Bà nói Việt Nam đă để cho du lịch phụ thuộc quá nhiều vào khách Trung Quốc, nên khi Trung Quốc bị dịch bệnh là ngay lập tức ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam, kéo theo tổn thất của ngành hàng không và tất cả các ngành dịch vụ khác.

    “Việc đa dạng hóa các đối tác, không để tất cả trứng vào một giỏ th́ phải áp dụng với tất cả các ngành của Việt Nam, bởi v́ vừa qua nh́n lại th́ thấy hầu như ngành nào cũng bị vấn đề lệ thuộc vào Trung Quốc, hoặc xuất khẩu hoặc nhập khẩu, và từ đó gặp khó khăn”.

    Bà Phạm Chi Lan cho rằng từ sự kiện 450.000 bộ đồ bảo hộ được xuất đi nhanh chóng sang Mỹ cho thấy Việt Nam hoàn toàn có thể giải quyết được vấn đề thủ tục trong ṿng 48 tiếng, đồng nghĩa với chấm dứt t́nh trạng “bôi trơn”, vốn là một trong những yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đă tham gia.

    “Muốn hay không th́ Việt Nam cũng sẽ phải làm trong ṿng vài năm nữa. Trong t́nh huống như bây giờ th́ rất nên phát huy những cách như Việt Nam đă làm với Dupont và FedEx để cho các lô hàng đi được nhanh chóng, đến được nhanh nguyên liệu đầu vào và đi được nhanh sản phẩm đầu ra”, chuyên gia kinh tế của Việt Nam đề nghị thêm.



Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •