Page 37 of 74 FirstFirst ... 2733343536373839404147 ... LastLast
Results 361 to 370 of 732

Thread: Đàm Tiếu Việt Nam

  1. #361
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Sài G̣n: Giám đốc bệnh viện bị tố gom khẩu trang bán ra ngoại quốc
    Feb 27, 2020

    Bệnh viện Đa Khoa G̣ Vấp, nơi Bác Sĩ Phạm Hữu Quốc làm giám đốc. (H́nh: NTH/Zing)
    SÀI G̉N, Việt Nam (NV) – Giám đốc bệnh viện Đa Khoa quận G̣ Vấp bị tố lợi dụng chức vụ và đại dịch COVID-19 đă thu gom khẩu trang ở Việt Nam bán ra ngoại quốc với giá cao để kiếm lời.

    Đêm 26 Tháng Hai, 2020, mạng xă hội Facebook lan truyền thông tin cho là Bác Sĩ Phạm Hữu Quốc, giám đốc bệnh viện Đa Khoa quận G̣ Vấp (thành phố Sài G̣n), đă tiến hành thu gom hàng chục triệu khẩu trang để bán kiếm lời.

    Sáng 27 Tháng Hai, nói với báo Zing, bà Nguyễn Thị Thanh Vân, chủ tịch quận G̣ Vấp, cho biết đă yêu cầu Thanh Tra quận tiến hành xác minh sự việc.


    “Hiện quận đă thông tin về vụ việc qua mạng xă hội và nhận được một số thông tin. Chiều nay, quận sẽ triệu tập Bác Sĩ Quốc để giải tŕnh,” bà Vân cho biết.

    Liên quan đến vụ việc này, Bác Sĩ Vũ Hoàng Hà, phó giám đốc bệnh viện Đa Khoa quận G̣ Vấp, khẳng định bệnh viện không có chủ trương thu gom hay mua khẩu trang số lượng lớn.

    “Hiện, nhiều nhân viên bệnh viện cũng đang phải dùng khẩu trang vải. Bệnh viện không có chủ trương mua lượng lớn khẩu trang, c̣n về cá nhân th́ tôi không rơ,” ông Hà nói.

    Theo các thông tin trên mạng xă hội, Bác Sĩ Phạm Hữu Quốc đă hứa với một người thu gom 20,000 thùng khẩu trang (khoảng 50 triệu cái) với giá 11 triệu đồng ($475)/ thùng. Tuy nhiên, khi khách hàng chuyển tiền cọc xong th́ lại được thông báo nâng giá lên 23-24 triệu đồng ($994-$1,038)/thùng.

    Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, ông Quốc nói: “Thật sự không có buôn bán, có lời lăi ǵ ở đây cả. Tôi nghĩ người này chơi tôi nhằm làm mất uy tín tôi rồi. Thông qua một số mối quan hệ quen biết từ trước, cách đây khoảng 10 ngày (18 Tháng Hai), thời điểm đang ‘sốt’ khẩu trang người này có đặt vấn đề với tôi cần một lượng khẩu trang lớn để đi làm từ thiện. Lúc đầu tôi nói bận quá nhưng người này ń nèo đến lần thứ ba, tôi nể đồng ư.

    Tôi không trực tiếp làm mà giới thiệu nhờ chỗ Thái (điều dưỡng của bệnh viện). Thật sự lúc ấy, tôi chỉ nghĩ người này làm từ thiện mới giúp chứ không kinh doanh buôn bán ǵ cả.

    Thực ra trước khi đưa lên mạng câu chuyện này được hóa giải xong xuôi cả rồi. Nhưng người này vẫn không chịu, cố t́nh tống tiền tôi nhưng tôi không đưa tiền.

    Không chỉ thế, trong những ngày qua người này c̣n trực tiếp nhắn tin hù dọa cho tôi mất chức, dọa giết và thường xuyên đưa người xuống tận bệnh viện làm áp lực. Thực tế số tiền tôi và Thái chuyển trả cho người này c̣n nhiều hơn số người này chuyển cho tôi rồi…

    Thật sự tôi không nói sai đâu. Chuyện này nằm ngoài suy nghĩ của tôi. Mấy ngày nay tôi và Thái mất ăn mất ngủ rồi.”


    Giấy nộp tiền được đăng trên Facebook cá nhân HL tố Bác Sĩ Quốc. (H́nh: Nguyễn Thạnh/Người Lao Động)
    Ngày 27 Tháng Hai, báo Người Lao Động cho biết đă đến bệnh viện Đa Khoa G̣ Vấp để gặp ông Quốc làm rơ thực hư. Tuy nhiên, đợi tới chiều tối vẫn chưa gặp được.

    Theo Cục Quản Lư Thị Trường Sài G̣n, từ cuối Tháng Giêng, 2020, dịch COVID-19 đă gây ảnh hưởng lớn đến t́nh h́nh sản xuất khẩu trang y tế do không đủ nguyên liệu sản xuất. Sài G̣n hiện có 20 doanh nghiệp sản xuất khẩu trang với năng lực trên 2.5 triệu cái/ngày, nhưng Sở Công Thương vẫn đang phải t́m thêm nguồn cung để đáp ứng thị trường Việt Nam.

    Trước t́nh trạng khó khăn của các doanh nghiệp về nguyên liệu sản xuất, Bộ Công Thương đă yêu cầu hệ thống Tham Tán Thương Mại tại các nước có nguồn nguyên liệu vải không dệt như Ấn Độ, Malaysia… để nhập cảng may khẩu trang. (Tr.N)

  2. #362
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Người Hàn Quốc bị nhiễm COVID-19 sau khi về từ Việt Nam
    RFA
    2020-02-27


    H́nh minh họa. Khách du lịch Hàn Quốc ở một sân bay ở Israel hôm 24/2/2020
    AFP
    Một người Hàn Quốc 68 tuổi sau khi từ Việt Nam về nước đă bị xét nghiệm dương tính COVID – 19, theo thông tin từ chính phủ Hàn Quốc.

    VNExpress trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 26/2 cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đă đề nghị Trung tâm Kiểm soát và pḥng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc cung cấp thêm thông tin về người nhiễm bệnh này.

    “Bộ Y tế Việt Nam và Hàn Quốc sẽ trao đổi thông tin về bệnh nhân này qua các kênh chính thức theo các quy định về y tế quốc tế. Bộ Ngoại giao đă thông báo cho Bộ Y tế về vấn đề này”, bà Hằng cho biết.

    Người Hàn Quốc có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV hôm 23/2 sau khi từ Việt Nam về nước hôm 16/2.

    Hiện Việt Nam đă ngưng tiếp nhận tất cả những người đến Việt Nam từ các vùng có dịch bệnh COVID – 19 ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Ư và Iran.

    Hành khách đến từ các quốc gia có dịch phải điền bảng câu hỏi kiểm tra y tế và bị cách ly 14 ngày.

    Cho đến hiện nay, Việt Nam mới ghi nhận 16 ca nhiễm COVID – 19 và thông báo tất cả các ca này đă khỏi bệnh.

    Hoa Kỳ đă đưa Việt Nam vào danh sách các nước có biểu hiện virus lây lan trong cộng đồng.

  3. #363
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Bác sĩ Việt chia sẻ với thế giới thông tin chữa trị người Trung Quốc nhiễm Corona
    27/02/2020
    VOA Việt Ngữ

    Bác sĩ Việt chia sẻ với thế giới thông tin chữa trị người TQ nhiễm corona (VOA)



    Một nhóm bác sĩ Việt Nam tham gia chữa trị thành công cho cha con người Trung Quốc nhiễm chủng Corona mới (COVID-19) ở bệnh viện Chợ Rẫy nói với VOA tiếng Việt rằng virus gây chết người này “không cần visa để vượt qua biên giới” nên việc “chia sẻ thông tin” giữa các quốc gia là điều “hết sức cần thiết”.

    Bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng, thay mặt nhóm nghiên cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP HCM, nói rằng trong khi “t́nh h́nh dịch bệnh nguy hiểm diễn ra phức tạp, mức độ ảnh hưởng lên quy mô toàn cầu” th́ “việc chia sẻ thông tin dữ liệu, đặc biệt là các kiến thức mới về COVID-19 cho thế giới để cập nhật thêm thông tin về t́nh h́nh dịch bệnh là cực kỳ cấp thiết”.

    Chính v́ lẽ đó, bác sĩ Thượng cho hay, chỉ trong một thời gian ngắn sau khi Việt Nam tháng trước xác nhận hai ca nhiễm COVID-19 đầu tiên là cha con người Trung Quốc từ Vũ Hán, nhóm của ông đă công bố và cho xuất bản thông tin về quá tŕnh điều trị cho hai bệnh nhân này trên một tạp chí y khoa hàng đầu thế giới của Mỹ.


    H́nh ảnh chụp phổi bệnh nhân người Trung Quốc nhiễm COVID-19 ở Việt Nam.
    Trong bài viết về việc “chủng virus Corona mới truyền từ người sang người ở Việt Nam” trên “The New England Journal of Medicine”, nhóm bác sĩ người Việt viết rằng sự bùng phát và lây lan virus từ Vũ Hán, Trung Quốc, vốn từng được gọi là nCoV mà sau này chính thức đổi thành COVID-19, đă “trở thành một mối quan ngại về y tế toàn cầu”.

    Các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy và viện Pasteur TP HCM cho hay rằng bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Việt Nam là một công dân Trung Quốc 65 tuổi “có tiền sử cao huyết áp, tiểu đường type 2, bệnh tim mạch vành và ung thư phổi”.

    Người đàn ông từ thành phố Vũ Hán này khẳng định với các nhân viên y tế Việt Nam là “chưa từng” tới chợ bán động vật sống, nơi được cho là xuất phát virus hiện đă làm hàng ngh́n người chết trên thế giới. Công dân Trung Quốc này đă cùng vợ tới Việt Nam và gây nhiễm cho người con trai.

    “Gia đ́nh này đă đi tới bốn thành phố khắp Việt Nam trên các phương tiện giao thông khác nhau như máy bay, tàu hỏa và taxi”, nhóm bác sĩ Việt Nam viết hôm 28/1, nói thêm rằng hai ca bệnh này “gây quan ngại về việc truyền nhiễm từ người sang người”.


    Bác sĩ Thượng nói với VOA Việt Ngữ rằng nhóm của ông “đă rất vui mừng và hạnh phúc khi thông tin về ca bệnh được chia sẻ cho cộng đồng nói chung và các nhà khoa học nói riêng được đăng trên ‘The New England Journal of Medicine’”.

    Bác sĩ này cho biết thêm rằng thời điểm khi gửi đăng bài nghiên cứu, COVID-19 “vẫn c̣n chưa được hiểu thấu đáo”, nên thông tin của nhóm bác sĩ Việt Nam “cung cấp bằng chứng về khả năng lây truyền từ người sang người trong hộ gia đ́nh và thời gian ủ bệnh (3 ngày hoặc có thể ít hơn) ở ca bệnh ghi nhận tại Việt Nam”.

    “Sự nỗ lực không ngại ngày đêm, làm việc xuyên Tết Nguyên đán, thậm chí bỏ rơi cả gia đ́nh trong những ngày Tết đoàn viên. Tuy nhiên, những nỗ lực không mệt mỏi này đă được đền bù xứng đáng bằng bài viết khoa học, góp phần vào y văn thế giới”, ông nói thêm.

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, vốn được giao chịu trách nhiệm toàn diện hoạt động Bộ Y tế sau khi bà Nguyễn Thị Kim Tiến bị băi chức Bộ trưởng, hôm 25/2 thông báo rằng các bác sĩ Việt Nam “đă điều trị khỏi” cho tất cả 16 người được xác nhận nhiễm COVID-19, trong đó có hai công dân Trung Quốc.

    Ông Đam cũng được Cổng thông tin chính phủ Việt Nam dẫn lời nói rằng "nếu chống dịch COVID-19 như một cuộc chiến th́ chúng ta đă thắng trận mở màn nhưng chưa thắng cả cuộc chiến v́ t́nh h́nh thay đổi rất khó lường".


    Theo VGP News, Việt Nam từ ngày 13/2 đến nay “không ghi nhận các trường hợp mắc mới” và dịch bệnh “đang được kiểm soát”. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói tại một cuộc họp hôm 27/2 rằng “t́nh h́nh dịch ở nhiều nước diễn biến phức tạp” nên “chúng ta không được chủ quan”.

    Người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo “thảo luận với các địa phương” để xử lư việc đi học trở lại của các học sinh “một cách tốt nhất”.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cùng ngày cũng đă lên tiếng sau khi có tin một người Hàn Quốc mắc COVID-19 từng đến Việt Nam.

    “Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đă làm việc với cơ quan Quản lư Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đề nghị cung cấp thông tin. KCDC cho biết, theo quy định của Điều lệ Y tế quốc tế, trường hợp này sẽ được trao đổi qua kênh liên lạc chính thức giữa Bộ Y tế Việt Nam và Hàn Quốc. Bộ Ngoại giao cũng đă thông tin đến Bộ Y tế về việc này”, bà Hằng nói.

    Trả lời VOA Việt Ngữ, bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng cho rằng “với sự giao thương đi lại nhanh chóng trên toàn cầu như hiện nay, th́ COVID-19 không cần visa để vượt qua biên giới”.

    “Hiện tại chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu cho virus COVID-19. Việc ngăn chặn chuỗi lây truyền của bệnh dịch này trên b́nh diện toàn cầu cần phải nắm bắt thông tin về ca bệnh cũng như người tiếp xúc với ca bệnh, chia sẻ thông tin, phối hợp giám sát, pḥng chống giữa các quốc gia là hết sức cần thiết”, ông nói.

  4. #364
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    COVID – 19, khiêm tốn hay hèn?
    27/02/2020
    Trân Văn


    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam kiểm tra công tác pḥng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona. Photo QDND.


    Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Y tế Việt Nam vừa dùng toàn bộ “sự khiêm tốn của người Việt” để tuyên bố: Việt Nam đă kiểm soát được dịch từ COVID – 19 (1)! Tuy nhiên càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy, trong quản trị - điều hành công việc pḥng ngừa COVID-19 lây lan ở Việt Nam, “khiêm tốn” dường như là… hèn!

    ***

    Ngày 23 tháng 2, sau khi xác nhận có 556 người nhiễm COVID-19 và năm người đă thiệt mạng, ông Moon Jae-in, Tổng thống Nam Hàn, tuyên bố đặt Nam Hàn vào t́nh trạng “Báo động Đỏ” về y tế, đồng thời sẽ áp dụng tất cả các biện pháp nhiêm ngặt mà chính phủ Hàn Quốc thấy cần thiết để ngăn chặn COVID – 19 lây lan rộng hơn (2).

    Một ngày sau - 24 tháng 2, Trung tâm Chỉ đạo pḥng - chống dịch bệnh Đài Loan tuyên bố xếp Nam Hàn vào mức 3 trong “Khuyến cáo du lịch”. Yêu cầu dân chúng Đài Loan không đến Nam Hàn và từ 27 tháng 2 sẽ buộc tất cả những người từ Nam Hàn đến Đài Loan tự cách ly với cộng đồng nơi họ cư trú và sẽ bị kiểm dịch trong ṿng 14 ngày (3).

    Ông Trần Thời Trung, Bộ trưởng Y tế kiêm Giám đốc Trung tâm Chỉ đạo pḥng - chống dịch bệnh Đài Loan, tuyên bố: Đài Loan xếp Thái Lan, Ư, Iran vào mức 1 và Nhật, Singapore,… vào mức 2 trong “Khuyến cáo du lịch”. Những người đến Đài Loan từ các quốc gia mức 1 và 2 phải “tự quản lư sức khỏe”.

    Đài Loan định nghĩa “tự quản lư sức khỏe” là giữ tay sạch, đo thân nhiệt hai lần/ngày, ghi chép chi tiết về thân nhiệt, hoạt động cá nhân, hạn chế lui tới nơi công cộng, ra khỏi nhà phải mang khẩu trang. Nếu viêm đường hô hấp, sốt, cảm thấy khó chịu th́ phải đi khám bệnh, thông báo cặn kẽ cho bác sĩ về lịch tŕnh du lịch, lịch tŕnh cư trú,…

    ***

    Cũng trong ngày 24 tháng 2, một phi cơ chở 80 hành khách từ Daegu – Nam Hàn đến Đà Nẵng. Daegu là một trong hai ổ dịch bị chính phủ Nam Hàn xếp vào diện “kiểm soát đặc biệt”. Mức độ lây lan của COVID - 19 ở Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang đă khiến chính phủ Nam Hàn phải đặt quốc gia này vào t́nh trạng “Báo động Đỏ” về y tế.

    58/80 hành khách của chuyến bay vừa kể là người Việt. Họ sang Nam Hàn làm thuê hoặc du học. Về đến Đà Nẵng, 58 người Việt này được chuyển ngay đến khu cách ly do quân đội kiểm soát, trong 22/80 hành khách c̣n lại có 20 công dân Nam Hàn và hai công dân Thái Lan được chuyển đến Bệnh viện Phổi ở Đà Nẵng.

    58 người Việt và phi hành đoàn (được cách ly tại một bệnh viện của Bộ Công an) không có vấn đề về cách ly nhưng 20 công dân Nam Hàn th́ khác. Họ không muốn bị cách ly, không muốn vào Bệnh viện Phổi và lănh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng không dám cưỡng ép nên phải nhờ các viên chức ngoại giao của Nam Hàn tại Việt Nam thuyết phục.

    Bất kể Bệnh viện Phổi của Đà Nẵng đă dành cho 20 người Nam Hàn một khu vực riêng nhưng một số đ̣i quay về Nam Hàn, một số muốn được cách ly tại khách sạn, một số dứt khoát không chấp nhận cách ly v́ chỉ đến Đà Nẵng chơi trong hai ngày… Chuyện cách ly 20 người Nam Hàn cứ thế nhùng nhằng từ trưa 24 tháng 2...

    Có lẽ v́ không muốn làm phật ḷng nhóm khách Nam Hàn, Sở Y tế Đà Nẵng liên lạc với một khách sạn ở quận Sơn Trà, thuyết phục khách sạn tiếp nhận nhóm này. Tuy Sở Y tế Đà Nẵng cam kết thanh toán chi phí lưu trú cho 20 người Nam Hàn trong hai tuần cách ly nhưng một số lại không ưng v́ không được chăm sóc y tế và phải trả tiền ăn uống...

    Nhân viên của cả Đại sứ quán Nam Hàn và Tổng Lănh sự Nam Hàn cùng tham gia thuyết phục cho đến năm giờ chiều, khi 20 người Nam Hàn từ Daegu đến đồng ư với đề nghị cách ly tại khách sạn mà Sở Y tế Đà Nẵng đề nghị th́ khách sạn ở quận Sơn Trà đổi ư. Chính quyền Đà Nẵng đành phải mời họ “ăn nhẹ” trong khi đi t́m khách sạn khác!

    Đến sáu giờ chiều, chính quyền Đà Nẵng quyết định đưa 20 người Nam Hàn đến một khách sạn 4 sao ở quận Hải Châu và lần này cho biết Đà Nẵng sẽ thanh toán cả tiền ăn! Tuy nhiên 20 người Nam Hàn từ Daegu tới vẫn phải lưu lại Bệnh viện Phổi cho đến 10 giờ đêm v́ giới hữu trách cần chuẩn bị thêm cho việc cách ly tại khách sạn (4)…

    ***

    Tuy đang quản trị - điều hành một quốc gia độc lập và có chủ quyền nhưng cách hành xử trong t́nh huống khẩn cấp (đối phó với những mầm bệnh tiềm ẩn đến từ bên ngoài, có thể lây lan, đe dọa dân tộc, quốc gia) hệ thống chính trị, hệ thống công quyền của Việt Nam đă hành xử… nhũn nhặn mà cả thiên hạ lẫn dân chúng Việt Nam cùng… chưa từng thấy!

    Xưa nay, dường như chưa có quốc gia nào sau khi phải dựng hàng rào pḥng ngừa dịch bệnh lại… “mềm mỏng” như Việt Nam, vừa t́m đủ mọi cách thuyết phục những ngoại nhân đến xứ ḿnh từ vùng có dịch chịu cách ly, vừa đôn đáo tới lui khắp nơi để t́m chỗ cách ly sao cho ngoại nhân hài ḷng, chưa kể c̣n cam kết sẽ dùng công quỹ để bao ăn, ở!

    Tại hội nghị trực tuyến, thảo luận về việc “Triển khai công tác y tế năm 2020 và pḥng chống dịch COVID – 19” hôm 25 tháng 2 - dịp mà ông Đam sử dụng toàn bộ “sự khiêm tốn của người Việt” để tuyên bố: Việt Nam đă kiểm soát được dịch từ COVID 19 – đại diện Sở Y tế Đà Nẵng than rằng, họ chịu áp lực rất lớn v́ “phải vừa bảo đảm ngoại giao, vừa bảo đảm yêu cầu cách ly, pḥng chống dịch hiệu quả” (5).

    Rơ ràng không thể so Việt Nam với Đài Loan – vùng đất chưa được cộng đồng quốc tế thừa nhận như một quốc gia độc lập, có chủ quyền. Đài Loan tuy nhỏ, vị thế trong cộng đồng quốc tế rơ ràng kém hơn nhưng hành xử rạch ṛi, quyết liệt hơn Việt Nam. Khi đến Đài Loan giữa mùa dịch bệnh, chắc chắn những công dân Trung Quốc bị chính quyền sở tại buộc phải cách ly sẽ không thể và cũng không dám tự tiện rời khỏi nơi bị chỉ định cư trú, thản nhiên tới lui bất kỳ đâu họ muốn, khiến cả hệ thống chính trị, hệ thống công quyền lúng túng không biết phải làm ǵ như tại Việt Nam (6)?!. Sau ngày 27 tháng này, khi đến Đài Loan, chắc chắn không công dân Nam Hàn nào dám hay có thể “làm ḿnh, làm mẩy” đ̣i phải như thế này, thế kia mới đáp ứng yêu cầu cách ly của chính quyền sở tại giống như 20 đồng bào của họ vừa thể hiện tại Việt Nam.

    Đài Loan tuy nhỏ, vị thế rơ ràng kém hơn Việt Nam nhưng khi COVID – 19 bùng phát thành dịch tại Trung Quốc đă không hề ngần ngại khi tuyên bố cấm xuất cảng khẩu trang để bảo đảm nhu cầu pḥng dịch của dân chúng Đài Loan. Bất chấp chuyện bị Trung Quốc chỉ trích là “bệnh hoạn về nhận thức” (7), lănh đạo Đài Loan tiếp tục gia hạn lệnh cấm xuất khẩu khẩu trang đến cuối tháng tư (8). Đài Loan cũng là nơi không hề ngần ngại khi vừa cấm nhân viên y tế đến Trung Quốc, Hồng Kông, Macao, vừa nhấn mạnh là “không hoan nghênh” nếu họ đi du lịch ở Nhật, Nam Hàn,… v́ ngoài việc khống chế lây lan c̣n phải ngăn chặn sự gia tăng nhu cầu về y tế và giảm thiểu sự hao tổn về nhân lực y tế v́ việc thay thế nhân lực y tế là chuyện không dễ dàng (9)!

    ***

    Cổ nhân từng khuyên: “Nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc”. Người Việt nên dùng “tất cả sự khiêm tốn” mà ông Vũ Đức Đam mới dùng, tự hỏi chính ḿnh và tự hỏi lẫn nhau “gia” của Việt Nam như thế nào, “giang” của Việt Nam ra sao mà càng ngày càng nhiều dấu hiệu cho thấy thiên hạ không thèm màng đến cả đặc điểm của “tục” lẫn “khúc” khi “nhập” hoặc “đáo” Việt Nam?

    Chú thích

    (1) https://tuoitre.vn/pho-thu-tuong-vu-...5092847338.htm

    (2) https://www.theguardian.com/world/20...wo-more-deaths

    (3) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=172158

    (4) https://vnexpress.net/thoi-su/nhom-k...y-4059755.html

    (5) https://news.zing.vn/so-y-te-da-nang...st1051490.html

    (7) http://global.chinadaily.com.cn/a/20...2172782a6.html

    (8) https://www.taiwannews.com.tw/en/news/3875745

    (9 https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=462&post=172051

  5. #365
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Chửi Hàn và Hàn chửi
    28/02/2020
    Thiên Hạ Luận
    Trân Văn


    Sự kiện 20 công dân Nam Hàn bị cách ly khi bay từ Daegu đến Đà Nẵng hôm 24 tháng 2 (1) đă khơi dậy một cuộc tranh luận dữ dội giữa nhiều người Nam Hàn và người Việt trên Twitter. Trong khi nhiều người sử dụng mạng xă hội phía Nam Hàn chỉ trích việc hệ thống công quyền Việt Nam đối xử thiếu tử tế đối với đồng bào của họ, địa điểm cách ly thiếu vệ sinh,… th́ những người sử dụng mạng xă hội phía Việt Nam phê phán thái độ ngang ngược, thiếu hiểu biết của 20 công dân Nam Hàn (kháng cự yêu cầu cách ly để pḥng ngừa dịch bệnh lây lan, đưa ra nhiều đ̣i hỏi vô lư trong chuyện ăn, ở) và tường thuật sai sự thật về cách đối xử của hệ thống công quyền Việt Nam…

    Ngoài việc công kích những người sử dụng mạng xă hội ở Nam Hàn đă chỉ trích Việt Nam khi cách ly 20 người Nam Hàn từ Daegu đến Đà Nẵng bằng nhiều hashtag trên Twitter (#ApologizeToVietNam , #KoreansStopLying, #Vietnamdidwell,...) và khoe với nhau như một thành tích bảo vệ quốc gia, dân tộc (2), không ít người sử dụng mạng xă hội Việt Nam c̣n tham gia liệt kê các thói hư, tật xấu, thậm chí phê phán cả khả năng… quan hệ t́nh dục của người Nam Hàn trên một số diễn đàn điện tử (3),… Trong cuộc tranh luận qua lại vừa kể, nổi lên nhận định của một người Nam Hàn tên là Seung Li nêu ra với một người Việt tên là Trinh Trinh...

    Có thể tạm tóm tắt nhận định của Seung Li như thế này: Xét ở khía cạnh lịch sử th́ Việt Nam là một quốc gia thảm bại, nghèo khổ nhất thế giới. Câu chuyện 39 người Việt thảm tử khi t́m đường vào Anh làm thuê hồi cuối năm ngoái chính là ví dụ. Phải nhớ, hơn 5.000 công ty Nam Hàn đóng góp đến 30% GDP của Việt Nam. Việt Nam không chỉ làm nô lệ cho Nam Hàn mà c̣n làm nô lệ cho những quốc gia giàu mạnh khác. Việt Nam không thể có độc lập, tương lai nếu người Việt không chịu tỉnh ra và sửa chữa sai lầm của ḿnh. Người Việt không hiểu thế nào là dân chủ và không biết làm thế nào để đạt được điều này thành ra tốt nhất là phải chấp nhận thực tế và đừng u mê nữa (4)…

    Nhiều người Việt đă chia sẻ ảnh chụp cuộc đối thoại vừa kể. Nhận định của Li cả về Việt Nam lẫn người Việt lại dẫn tới một cuộc tranh luận nữa giữa người Việt với nhau!

    ***

    Từ nhận định của Li, Huynh Ngoc Chenh tự vấn rồi tự trả lời: Dân Hàn chửi ḿnh có nhục không? Có! Nhưng thấy đúng không? Quá đúng! Vậy làm sao cho hết nhục? Cho lực lượng ḅ đỏ ra chửi bới lại chúng nó tục tĩu và nặng nề hơn! Sai! Vậy phải làm ǵ? Làm cho ḿnh giàu mạnh văn minh hơn chúng nó bằng cách canh tân và dân chủ hóa đất nước! Ngày xưa, Âu Mỹ không chỉ chửi bới, khinh miệt mà c̣n vỗ thẳng vào mặt dân Nhật bằng mấy quả đại bác bắn từ tàu chiến đậu bên ngoài vịnh Tokyo. Dân Nhật thấy nhục nhưng không chửi lại, chỉ âm thầm làm cách mạng lật đổ bọn cầm quyền Mạc Phủ ngu dốt và bảo thủ, học theo chính Âu Mỹ, canh tân hóa đất nước... Ngày nay Nhật văn minh, giàu mạnh ngang bằng Âu Mỹ, không c̣n ai dám khinh thường dân Nhật nữa (5).

    Cũng với cách nh́n vấn đề như vậy, Trần Thái Ḥa bày tỏ sự không đồng t́nh với những cá nhân mang “logo cờ đỏ” nhảy vào nhiều diễn đàn chửi dân Hàn thậm tệ bằng tiếng Anh, tiếng Việt và cả bằng “tiếng Hàn Google Translate”. Theo Ḥa, tuy người Hàn phát biểu hơi thô nhưng không sai, đúng là đa phần người Việt sang Hàn đi làm thuê như đầy tớ cho dân Hàn, đúng là 30% GDP của Việt Nam là từ Nam Hàn Quốc mà ra… Nếu thật sự có tự trọng dân tộc th́ đừng nên làm đầy tớ cho ngoại bang, khi có đại dịch cứ đóng cửa biên giới mà không cần phải xin phép ai, lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa,… Nếu thật sự có tự trọng dân tộc th́ hăy t́m cách đưa đất nước phát triển, trở thành “top” không 5 th́ 10 trên thế giới. Đừng thể hiện tự ái dân tộc bằng những lời dung tục, cứ như vậy chẳng khác ǵ vừa nghèo, vừa vô học.

    Ḥa nhắc: Ai vừa phát biểu là phải lấy tinh thần Park Hang-seo làm chủ đạo để phát triển mọi lĩnh vực ở Việt Nam, nay lại quay ra chửi người Hàn thậm tệ? Sau đại dịch này, nếu dân Hàn không c̣n sang Việt Nam du lịch, họ rút Samsung về Hàn hoặc dời sang Ấn Độ th́ có chửi cứ tự nghe chứ ai thèm nghe. Ai chửi bới dung tục, hành xử vô văn hóa đến mức bị xếp vào một trong những xứ thô bỉ nhất thế giới? Ai đứng đầu đội quân hết sức hùng hậu chỉ làm hai việc: Mạt sát tất cả những ai nói ngược với “đại giáo chủ” và chuyển hóa những thứ hôi thối của “đại giáo chủ” thành thơm phức? Theo Ḥa, đại dịch Corona có một điểm hay. Đó là phơi bày nhiều chuyện xưa nay dân chúng không thấy hoặc chỉ thấy lờ mờ, giờ đă rơ như ban ngày (6).

    Quốc Ấn Mai khuyên người Việt khoan tức giận khi cá nhân nào đó bảo ḿnh là hạ đẳng. Ấn tin rằng, người Hàn sẽ không dám/không thể nói như vậy với một công dân Mỹ. Đó là tâm thế! Ở khía cạnh tâm thế, việc những bạn trẻ hôn chiếc ghế mà sao Hàn từng đặt mông có phải là hạ đẳng không? Thượng đẳng hay hạ đẳng là vấn đề của loài người mà cá nhân, quốc gia, chủng tộc nào đó đang mặc định đầy thiên kiến. C̣n b́nh đẳng là tâm thế khác công bằng và khó khăn hơn nhiều. Điều cơ bản là cá nhân/quốc gia/chủng tộc muốn b́nh đẳng th́ phải có ư thức xây dựng thực lực và có thực lực, chứ không phải tự sướng với nhau quang vinh, muôn năm, về ánh dương chiếu rọi, thời đại rực rỡ, thế nước đang lên,… Cách hành xử như đă thấy của một công dân Nam Hàn phải chăng v́ người Việt/nước Việt đă cho họ “điều kiện” phát triển tâm thế “bề trên” như vậy?

    Quốc Ấn Mai đề nghị, hăy nh́n thực trạng quốc gia trước, trong và sau dịch corona để điểm lại xem người Việt/nước Việt có thực lực ǵ để ngẩng cao đầu?.. Đó không thể là những trận thắng bóng đá cấp độ ao làng. Càng không phải là thứ GDP cao vút nhờ FDI, bán tài nguyên hay tăng thuế phí và huỷ hoại môi trường… Chí ít cũng phải thấy ḿnh có sự b́nh đẳng trong ngoại giao, ví dụ như biển Đông. B́nh đẳng thực sự chưa bao giờ là “chúng tôi cực lực phản đối” măi thành nhàm. Kể cả chuyện tham nhũng... ổn định đều đặn tàn phá quốc gia nữa. Quốc Ấn Mai thắc mắc: Chẳng lẽ để câu “hèn với giặc, ác với dân” lưu truyền hoài trong dân gian, để những kẻ kiếm lợi từ đầu tư vào Việt Nam coi thường măi và những biển cảnh báo ăn cắp bằng tiếng Việt xuất hiện nhiều nơi ở nước ngoài… Cứ thế th́ coi sao đặng (7)?

    ***

    Những suy nghĩ, nhận định của Huynh Ngoc Chenh, Trần Thái Ḥa, Quốc Ấn Mai có đáng ngẫm không? Thiên Nhiên – thân hữu của Huynh Ngoc Chenh, tán thành: Đúng là chúng ta phải thay đổi tư duy, nhận thức, phải nghĩ đến cái chung. Muốn vậy luật pháp, giáo dục phải thay đổi, quan điểm quản trị đất nước cũng phải thay đổi nhưng vấn đề là… đến bao giờ?.. Piero Ha Noi – thân hữu của Trần Thái Ḥa, khen Ḥa, rất đúng nhưng… rất tiếc, những người tự xấu hổ và suy nghĩ theo hướng tích cực th́ không bao giờ sử dụng mạng xă hội để chửi bới ai hoặc phát ngôn theo kiểu dư luận viên, c̣n lại th́ có đọc cũng không hiểu, có hiểu cũng không thấy nhục! Lgalpha Dinh – ban của Quốc Ấn Mai, đồng ư với đề nghị khoan tức giận v́ chúng ta đang trong cơn say cồn, say bóng đá, ngạo nghễ... Lgalpha Dinh khẩn cầu: Tỉnh dậy đi Việt Nam!

    Chú thích

    (1) https://vnexpress.net/thoi-su/nhom-k...y-4059755.html

    (2) https://tinnhac.com/hashtag-doi-cong...oc-137038.html

    (3) https://www.otofun.net/threads/hau-t...-quoc.1665169/

    (4) https://www.facebook.com/photo.php?f...type=3&theater

    (5) https://www.facebook.com/ho.lytien.1...07244591190751

    (6) https://www.facebook.com/dulichvietn...57511719688025

    (7) https://www.facebook.com/quocan.mai/...15271195685693

  6. #366
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    VN chống dịch: thôi miễn thị thực cho Hàn Quốc, cho phép dân Singapore tự do qua lại
    29/02/2020


    Tất cả các trường, tư và công, đều đóng cửa v́ virus Covid19 (VOA News)


    Lệnh của Hà Nội cấm nhập cảnh tất cả những ai dến từ các ổ dịch trên thế giới, rơ ràng không được áp dụng đối với Singapore, cho nên những sự đi lại giữa Singapore và Việt Nam vẫn tiếp diễn, bất chấp chỉ thị của Hà Nội hôm 25/2, ra lệnh tạm đ́nh chỉ cho nhập cảnh tất cả những ai đến từ hoặc đă ghé ngang qua các vùng dịch corona- Covid19, theo báo Straight Times.

    Trả lời câu hỏi của tờ báo này về lệnh tạm ngưng nhập cảnh, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Hiện nay, Singapore không được xếp loại là vùng ổ dịch.”

    Việt Nam đă áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt về hạn chế nhập cảnh và cách ly trong nỗ lực nhằm kiềm chế virus corona, và ngay trong lúc này đang cân nhắc khả năng phong toả một số đường xá tại thành phố.

    Mới đây Việt Nam loan báo đă chữa khỏi tất cả 16 người bị nhiễm Covid-19, và cho biết những người này đă khỏi bệnh và đă xuất viện.

    “Hiện nay, Singapore không được xếp loại là vùng dịch.”.
    Bộ Ngoại giao Viêt Nam

    Để pḥng chống dnguy cơ lây nhiễm mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra chỉ thị cấm nhập cảnh tất cả những người đến từ hoặc từng ghé ngang qua các vùng dịch.

    Quyết định được tải lên trang mạng của chính phủ hôm thứ Ba 25/2, có nhắc tới Hàn Quốc, Nhật Bản, Ư, Iran và ‘một số nước khác’.

    Việt Nam không đáp lại yêu cầu của báo Straight Times xin tiếp cận danh sách đầy đủ các nước nơi lệnh cấm được áp dụng.

    Riêng tại Tp.HCM, trung tâm thương mại của Việt Nam, vụ bột phát dịch corona đă làm ngành du lịch thất thu ít nhất 40 tỉ USD, theo VNExpress.

    Hăng tin Yonhap của Hàn Quốc hôm thứ Sáu đưa tin là Việt Nam sẽ tạm ngưng biện pháp miễn thị thực nhập cảnh cho người Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày thứ Bảy 29/2.

    Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam xác nhận tin này, nói rằng sứ quán đă được thông báo về quyết định của Việt Nam.

  7. #367
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    ‘Thủ phủ’ tôm hùm Việt Nam ‘điêu đứng’ v́ lệ thuộc Trung Quốc
    Feb 28, 2020

    Tôm hùm baby vừa được thu hoạch tại Nha Trang để đóng thùng gửi đi. (H́nh: Quân Trần/VNExpress)
    KHÁNH H̉A, Việt Nam (NV) – Nhiều người dân nuôi tôm hùm ở Khánh Ḥa, Phú Yên… ít nhất vài lần định bỏ nghề khi chứng kiến thị trường cứ “lên đỉnh rồi lại chạm đáy,” do lệ thuộc vào Trung Quốc.

    Báo VNExpress dẫn số liệu thống kê cho biết tính đến hết 2019, Việt Nam có trên 190,000 lồng nuôi tôm hùm (bao gồm thương phẩm và giống) với sản lượng thương phẩm ước đạt gần 1,800 tấn/năm.

    “Bao nhiêu năm nay chúng tôi chỉ phụ thuộc Trung Quốc v́ dẫu sao, hiếm có thị trường nào tiêu thụ dễ tính như thế. Mỗi lần họ ngưng nhập là ḿnh như ngồi trên đống lửa,” anh Hùng, chủ một trang trại nuôi tôm hùm ở Khánh Ḥa nói với báo VNExpress.


    Ở Khánh Ḥa, những năm 2000, số người nuôi tôm chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thời điểm ấy, giá trị đồng tiền c̣n thấp nên mỗi kư tôm hùm bán ra có giá từ 250,000-300,000 đồng ($10.80-$12.97) là người dân có lăi.

    Qua thời gian, giá con giống nguyên liệu tăng cao khiến tôm tăng giá mạnh. Đỉnh điểm là 2006-2007, giá tôm tại lồng nuôi tăng vọt lên 1.1 triệu đồng ($47.55) một kg với tôm hùm baby và 1.6-1.8 triệu đồng ($69.18-$77.82) một kg với tôm hùm bông.

    Theo anh Hùng, sở dĩ giá lúc đó tăng vọt là nhờ thị trường mở cửa, Trung Quốc bắt đầu ưa chuộng tôm hùm Việt Nam. Cũng chính v́ giá tốt, một năm người nuôi ở đây lăi 300-500 triệu đồng ($12,971-$21,618).

    Tuy nhiên, mức giá này nhanh chóng giảm đi khi lượng nuôi ồ ạt, thị trường Trung Quốc liên tục thay đổi, các quốc gia như Ấn Độ, Canada bán nhiều ḍng sản phẩm thuộc họ tôm hùm với giá cạnh trạnh hơn. Cũng chính v́ các yếu tố trên mà suốt ba năm qua giá tôm hùm Việt Nam lao dốc và chưa có dấu hiệu chững lại.

    Anh Hoàng, người nuôi 100 lồng ở Phú Yên cũng thừa nhận bao năm qua anh và ngư dân cũng đều nuôi tự phát ngày càng nhiều và chỉ “bám víu” vào thương lái.

    “Không nuôi th́ không biết làm việc ǵ để kiếm tiền, mà nuôi th́ hên xui. Thị trường tới nay vẫn do thương lái Trung Quốc quyết định, nên giá mỗi năm luôn biến động và khó ổn định. V́ miếng cơm manh áo nên chúng tôi cứ vẫn theo nghề,” anh Hoàng ngao ngán nói.


    Tôm hùm trên đảo B́nh Hưng, thành phố Cam Ranh, Khánh Ḥa. (H́nh: MH/VNExpress)
    V́ luôn có ư nghĩ “giá xuống rồi lại lên nhanh” nên suốt mười mấy năm qua hàng trăm gia đ́nh nuôi tôm tại các tỉnh Phú Yên, Khánh Ḥa, vẫn cứ tăng quy mô nuôi trồng, trong khi việc bán ra họ phó mặc cho thương lái Trung Quốc. Cũng chính v́ để giá cả phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên nhiều năm qua, tôm liên tục rớt giá một nửa khi có những biến động xảy ra.

    Chẳng hạn, từ Tháng Chín, 2019 đến nay và gặp đợt dịch COVID-19 này “thủ phủ tôm hùm” của Việt Nam là Khánh Ḥa và Phú Yên liên tục điêu đứng v́ giá tôm hùm giảm một nửa.

    Cụ thể, giá tôm hùm baby chỉ c̣n 400,000-600,000 đồng ($17.29-$25.94) một kg, tôm hùm bông khoảng 1.1-1.2 triệu đồng ($47.57-$51.89). Với giá này, nhiều người nuôi lỗ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng. Lần nào cũng một lư do “thương lái Trung Quốc ngưng mua.”

    Trong đợt dịch COVID-19 này, nhiều thương lái và chuỗi cửa hàng lớn ở Sài G̣n, Hà Nội, Đà Nẵng “giải cứu” đẩy mạnh thu mua. Tuy nhiên theo ông Nguyễn Ân, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xă Cam B́nh, thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Ḥa), việc thu mua trên chỉ là “muối bỏ bể.” Từ trước tới nay, giá bán tôm tại thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn và lượng mua lại “nhỏ giọt.” Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và ban lănh đạo các huyện thị ở Khánh Ḥa kêu gọi doanh nghiệp xuất cảng chính ngạch nhưng vẫn bị bỏ ngỏ nên hoạt động xuất cảng văn cứ bị phụ thuộc theo lối ṃn vào thị trường Trung Quốc.

    Nói với báo VNExpress ông Nguyễn Trọng Chánh, chi cục trưởng Chi Cục Thủy Sản Khánh Ḥa, cho rằng cuối năm 2018, cơ quan quản lư đă thông báo cho các địa phương và người nuôi, từ 1 Tháng Giêng, 2019, Trung Quốc siết chặt đường tiểu ngạch và chỉ cho nhập chính ngạch. Để xuất được hàng sang thị trường này, người dân phải ghi danh nuôi trồng với cơ quan quản lư theo đúng quy hoạch.

    “Người dân không chịu nghe theo hướng dẫn của cơ quan quản lư mà đua nhau nuôi tự phát nên hàng chưa đủ tiêu chuẩn để xuất cảng chính ngạch sang Trung Quốc và nhiều thị trường khó tính khác,” ông Chánh nói.

    Cũng theo ông Chánh, sự việc trên chưa kịp giải quyết th́ dịch COVID-19 ập tới khiến “khó khăn chồng khó khăn.” Hơn 300 tấn tôm gối đầu vụ trước tại Khánh Ḥa vào mùa thu hoạch không được xuất cảng sang Trung Quốc. Hiện, một phần nhỏ đang được người tiêu thụ trong nước “giải cứu,” phần lớn người nuôi vẫn nuôi cầm chừng để chờ giá lên. (Tr.N)

  8. #368
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    THÁCH ĐỐ DƯ LUẬN VIÊN (NGUYỄN Đ̀NH CỐNG)
    Tháng 2 29, 2020

    ‘…Các bạn có thể phục vụ cho đảng, cho chính quyền, cho công an hoặc tuyên huấn, nhưng trước hết hăy làm người chính trực, trung thực. Nếu các bạn không trả lời được câu thách đố trên th́ nên nghĩ lại…’


    Đă hơn 4 tháng không được nghe các bạn. Vừa đăng lại Lời kêu gọi kư tên tố cáo tội ác ở Đồng Tâm (do Trang Bô xit soạn) th́ nhận được quá nhiều lời chửi rủa, mạt sát một cách thô tục, hàm hồ. Quá không ngờ các bạn phát triển nhiều đến thế. Không biết người lănh đạo cao nhất của các bạn là ai, Tô Lâm, Vơ Văn Thưởng hay chính là Nguyễn Phú Trọng. Tôi muốn biết để góp ư kiến với người đó, v́ thấy rằng có nói với các bạn th́ cũng vô ích.

    Việt Nam là nhà nước pháp quyền, có Hiến pháp, luật H́nh sự, luật Dân sự. Lănh đạo kêu gọi toàn dân sống và hành động theo Hiến pháp và pháp luật. Vậy theo đúng Hiến pháp và pháp luật th́ trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020 công an đă làm đúng và sai chỗ nào. Tôi thách đố các bạn đấy.

    Theo Luật th́ người dân chỉ bị xem là có tội khi Ṭa án xét xử và tuyên án. Nhà cửa và tài sản của dân được pháp luật bảo hộ, chỉ bị khám xét hoặc thu giữ khi có lệnh công khai của Ṭa án. Cụ Ḱnh đang là một công dân, chưa hề bị tuyên án. Cụ là đảng viên chưa hề bị thi hành kỷ luật. Nếu nghi ngờ hoặc có chứng cứ cụ phàm tội, thậm chí tội rất nặng th́ v́ sao đảng không kiểm điểm và thi hành kỷ luật, v́ sao không bắt giam để xét hỏi và truy tố mà lại tổ chức đánh úp vào nhà cụ lúc ban đêm.

    Tôi thách các bạn chỉ ra, công an dựa vào điều nào của Hiến pháp và pháp luật để giết hại cụ Ḱnh ngay trên giường ngủ, rồi lại mang xác đi để mổ ruột moi gan.

    Các bạn bị nhồi sọ, bị thuê để làm một việc bẩn thỉu, vô đạo đức. Những người bị các bạn chửi rủa, sỉ nhục không làm ǵ được các bạn, nhưng đừng v́ thế mà hí hửng. Có 4 lực lượng sẽ hỏi tội các bạn. Thứ nhất là lương tâm. Bây giờ v́ chạy theo thứ ǵ đó mà quên mất lương tâm, nhưng sau này nó không tha các bạn đâu. Thứ hai là những thế lực tâm linh gồm Trời, Phật, Chúa, Thần thánh, tổ tiên . Những việc làm phạm đạo đức không thể che giấu Tâm linh, sẽ có ngày bạn bị quả báo. Thứ ba là cha mẹ, ông bà của bạn, nếu họ là những người lương thiện, những người tử tế th́ chắc rằng họ sẽ khuyên răn, ngăn cấm bạn (trừ trường hợp họ cũng coi thường đạo đức như bạn). Thứ tư chính là bọn đang sai khiến, đang sử dụng các bạn bây giờ. Chúng nó thấy rơ các bạn chỉ là những đứa ngu muội, chỉ biết sủa như chó, chúng chỉ sử dụng các bạn như chó săn, sẽ loại bỏ không thương tiệc khi thấy rơ các bạn chỉ là đồ lưu manh, vô đạo.

    Trong sự việc Đồng Tâm, giết hại cụ Ḱnh hôm 9/1/2020, những người có lương tri, có hiểu biết về pháp luật, về nhân quyền đều thống nhất nhận định là công an đă vi phạm luật pháp quá trắng trợn và dối trá trong việc đưa tin ( ban đầu họ đưa tin cụ Ḱnh bị giết tai bức tường của sân bay Miếu Môn). Các bạn có thể phục vụ cho đảng, cho chính quyền, cho công an hoặc tuyên huấn, nhưng trước hết hăy làm người chính trực, trung thực. Nếu các bạn không trả lời được câu thách đố trên th́ nên nghĩ lại.

    Khi các bạn làm việc cho tuyên giáo (tôi ngờ ngợ DLV là do tuyên giáo lập ra), tôi nói cho các bạn biết rằng tôi đă công khai thách đố Trưởng ban tuyên giáo của Đảng là ông Vơ Văn Thưởng đối thoại về các chính sách, đường lối của Đảng. Thế nhưng ông Thưởng không dám nhận lời, không trả lời.

    Tôi cầu mong Trời, Phật, Chúa tha tội và cứu vớt linh hồn các bạn.

    Nguyễn Đ́nh Cống

    Nguồn: facebook.com/ngdinhcong/posts/3008678915820010

  9. #369
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Việt Nam sẽ mua nông sản và gia súc của Nebraska trị giá $3 tỷ
    Feb 28, 2020

    H́nh minh họa chủ nông trại nuôi ḅ Hoa Kỳ. (H́nh: ANGELA WEISS/Getty Image)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Trang tin điện tử của đài truyền h́nh VTV hôm Thứ Sáu, 28 Tháng Hai, cho biết bảy doanh nghiệp Việt Nam và bốn hiệp hội của tiểu bang Nebraska vừa kư thỏa thuận ghi nhớ mua hàng hóa nông nghiệp trị giá đến $3 tỷ.

    Tin cho hay, có tổng cộng đến 18 bản ghi nhớ được kư kết. Theo đó, phía Việt Nam mua của Nebraska 9 triệu tấn ngũ cốc và 100,000 con ḅ sống với tổng trị giá $3 tỷ, trong ṿng từ hai đến ba năm.

    Theo bản tin, các nhà doanh nghiệp Việt Nam tin rằng nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ trong thời gian sắp tới, họ dự trù sẽ tăng thêm số lượng trong những năm sau đó mới đáp ứng nổi nhu cầu trong nước.

    Trong năm 2019, Việt Nam cần đến 24 triệu tấn ngũ cốc để cung ứng cho kỹ nghệ chăn nuôi. Ước tính đến năm 2030, nhu cầu của Việt Nam tăng tới 40 triệu tấn.

    Bảy doanh nghiệp Việt Nam kể trên thuộc đoàn công tác của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN. Cũng trong dịp này, đoàn công tác cũng có những buổi làm việc với phía Hoa Kỳ nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong việc giao dịch hàng nông sản giữa đôi bên.

    Cụ thể, phía Việt Nam mở cửa cấp giấy phép cho các mặt hàng nông sản của Hoa Kỳ, như thịt, trái cây, thuốc bảo vệ thực vật. Phía Hoa Kỳ cũng công nhận tiêu chuẩn tương đương với hệ thống sản xuất cá tra, ba sa của Việt Nam.

    Cuộc chiến áp thuế lẫn nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gây khó khăn cho các nhà nông Mỹ trong việc xuất cảng nông sản sang thị trường Trung Quốc, dù Tổng Thống Donald Trump đă kư thỏa thuận thương mại giai đoạn một vào ngày 15 Tháng Giêng vừa qua. Qua đó Trung Quốc hứa mua khoảng hơn $32 tỷ nông sản. Tuy nhiên, với nạn dịch COVID-19 bùng phát, chưa rơ liệu Trung Quốc có thực hiện được lời hứa hay không.

    Dù không thể vượt qua nổi tầm vóc giao thương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, chuyện Việt Nam kư kết mua $3 tỷ hàng nông sản của Hoa Kỳ trong thời điểm hiện nay góp phần cải thiện quan hệ thương mại đôi bên. (MPL)

  10. #370
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Đàm Tiếu Việt Nam

    Covid-19 - Việt Nam: Số ca bị nghi nhiễm virus cao nhất kể từ đầu mùa dịch



    Covid-19 : nhân viên y tế kiểm soát xe chở hàng đến từ Trung Quốc. Ảnh ỏ cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, ngày 20/02/2020.

    Việt Nam căng thẳng đối phó với nguy cơ dịch Covid-19. Số lượng ca nghi nhiễm virus tính đến chiều hôm nay, 29/02/2020, tăng lên mức cao nhất kể từ đầu mùa dịch. Trừ cấp phổ thông trung học và đại học, các trường mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sẽ đóng cửa thêm từ một đến hai tuần nữa để pḥng dịch.



    Theo thông tin của bộ Y Tế Việt Nam, số lượng người nghi nhiễm virus, được đặt dưới chế độ theo dơi nghiêm ngặt tính đến 15g30 ngày 29/02, là 105 người. Số trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh dịch Covid-19 là những người có dấu hiệu sốt, ho.. đến từ vùng dịch. Con số cao nhất trước đó là 97 người bị t́nh nghi, ghi nhận ngày 11/02.

    Cùng với việc kiểm dịch chặt chẽ khách đến từ Hàn Quốc, ngừng chế độ miễn thị thực nhập cảnh với du khách Hàn Quốc, bắt đầu từ 0 giờ ngày 29/02, bộ Y Tế yêu cầu các chính quyền địa phương áp dụng khai báo y tế đối với khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Iran và Ư, hai tâm dịch chủ yếu khác hiện nay, ngoài lănh thổ Trung Quốc.

    Hiện tại, ở Việt Nam, có hơn 6.200 người nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dơi sức khỏe.

    Hôm qua, theo thông báo chính thức từ các địa phương, học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, sẽ đi học trở lại kể từ tuần tới (không kể thành phố Hồ Chí Minh, Ninh B́nh, Tiền Giang và Thái B́nh). Thời gian trở lại trường của học sinh mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở sẽ lui lại từ một đến hai tuần lễ (tức từ ngày 09/03 hoặc 16/03).

    Hôm qua, truyền thông trong nước đăng tải rộng răi thông tin về việc cơ quan Kiểm soát và Pḥng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đă đưa Việt Nam ra khỏi nhóm các nước ''có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng'' (hiện c̣n có Singapore, Thái Lan, Đài Loan). ''Có nguy cơ dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng'' là khuyến cáo đề pḥng ở mức thấp nhất. Ba mức cao hơn là ''Cấp 3 - Cảnh báo'' (cao nhất), ''Cấp 2 - Cảnh giác'' và ''Cấp 1 - Theo dơi''. Ư, Iran và Hàn Quốc thuộc nhóm '' Cấp 3 – Cảnh báo''.

    Một số nhà quan sát cho rằng việc cơ quan y tế Hoa Kỳ đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến ''có nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19 trong cộng đồng'' có thể đă không phản ánh đúng mức độ nguy cơ dịch bệnh tại Việt Nam. Nếu căn cứ vào số lượng chính thức 16 người nhiễm virus, và toàn bộ đă khỏi bệnh, th́ kết luận như vậy là đúng. Nhưng nhiều người cũng tỏ ra hoài nghi là chính quyền đă không tiến hành xét nghiệm đủ.

    Cho đến hôm nay, có tổng cộng hơn 1.500 người được xét nghiệm Covid-19 tại Việt Nam. Có khả năng trên thực tế, đă có nhiều người nhiễm virus nhưng không được xét nghiệm. Cho đến những ngày gần đây, nhiều chuyên gia dịch tễ học quốc tế cũng đặt câu hỏi dịch Covid-19 không thấy xuất hiện tại Nam Mỹ là khu vực có nhiều quan hệ với Trung Quốc. Phải chăng hệ thống y tế tại các nước liên quan đă không có đủ phương tiện để nhận diện dịch bệnh ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 5 users browsing this thread. (0 members and 5 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •