Page 12 of 23 FirstFirst ... 2891011121314151622 ... LastLast
Results 111 to 120 of 225

Thread: Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

  1. #111
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng: sức ép lên Việt Nam trong việc thay đổi chính sách với các cường quốc
    RFA
    2020-03-03


    H́nh minh họa. H́nh do Hải quân Mỹ cung cấp hôm 4/8/2019: Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và đội tàu hộ tống ở Thái B́nh Dương hôm 31/7/2019
    AFP
    Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt sẽ thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 3, đánh dấu lần thứ hai kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975 tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam. Chuyến thăm được đánh giá là một chỉ dấu cho thấy cam kết của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Thái B́nh Dương nhằm đối phó với Trung Quốc, đồng thời cũng gây sức ép lên Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách cho phép tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị.

    Theo trang tin của Học viện Hải quân Mỹ (USNI News), vào ngày 2/3, đội tàu tấn công Theodore Roosevelt đă tiến vào Biển Đông sau khi rời cảng ở San Diego, California hôm 17/1 vừa qua.

    Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Úc trong bài phân tích của ḿnh trên blog cá nhân viết:

    “Hoa Kỳ trong các tài liệu về chính sách chiến lược khác nhau của ḿnh đă xác định Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2019, Hoa Kỳ đă gia tăng mức độ trong các lời nói của ḿnh và nêu thẳng tên Trung Quốc v́ bắt nạt và đe dọa ở Biển Đông. Chuyến thăm tới Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là một trong 3 mũi của chiến lược quân sự Mỹ. Đó là tiếp tục hiện diện tuần tra hải quân, tiếp tục hiện diện tuần tra của máy bay ném bom, và tuần tra tự do hàng hải”.

    Hồi tháng 3 năm 2018, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đă lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Đà Nẵng kể từ năm 1975.

    Cho đến lúc này Việt Nam vẫn duy tŕ chính sách chỉ cho tàu hải quân của các nước đến thăm hữu nghị cảng của Việt Nam một năm một lần. Điều này không áp dụng với cảng Quốc tế Cam Ranh v́ Việt Nam vẫn xác định cảng Cam Ranh là cảng dân sự.

    Chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt đến Việt Nam lần này đă được phía Mỹ đề nghị với Việt Nam từ tháng 4 năm 2019. Theo Giáo sư Carl Thayer, phía Việt Nam đă miễn cưỡng chấp nhận v́ lo ngại phản ứng từ phía Trung Quốc.

    “Phía Hoa Kỳ đă vận động Việt Nam cho một chuyến thăm hàng năm của tàu sân bay từ tháng 4 năm 2019. Việt Nam đă miễn cưỡng chấp nhận chuyến thăm hàng năm của tàu hàng không mẫu hạm Mỹ v́ sự nhạy cảm trong phản ứng tiêu cực có thể có từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam cũng quan ngại về Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ qua cấm vận (CAATSA) và Mỹ áp lực đ̣i Việt Nam giảm việc mua vũ khí quân sự từ phía Nga, nếu không sẽ phải chịu cấm vận”.

    Hồi tháng 7 năm 2018, Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện Mỹ đă đồng ư miễn trừ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam khỏi luật CAATSA v́ mua thiết bị quân sự từ Nga theo đề nghị từ phía Bộ trưởng Quốc ḥng Mỹ Jim Mattis, nhằm giúp xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực.

    Chuyến thăm của tàu Mỹ diễn ra vào khi quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Philippines đang căng thẳng với việc Manila dọa chấm dứt Hiệp định các lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước. Hiệp định cho phép Mỹ triển khai quân tạm thời tới Philippines. Theo Hiệp định, các tàu sân bay và tàu chiến của mỹ thường xuyên tới Philippines. Nếu Hiệp định thực sự bị chấm dứt, Mỹ sẽ có thể phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách chỉ cho tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị cảng 1 lần một năm.

    “Nếu quan hệ với Mỹ xấu đi đến mức VFA bị chấm dứt, điều này sẽ làm tăng tầm quan trọng đối với việc tàu Mỹ đến các cảng Việt Nam thường xuyên. Điều này sẽ đ̣i hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách cho tàu nước ngoài đến thăm cảng một lần một năm. Hoa Kỳ sẽ gia tăng các nỗ lực vận động Việt Nam để đạt được mục tiêu này”, Giáo sư Carl Thayer viết.

    Trung Quốc hiện là nước đ̣i chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Các nước trong khu vực cũng đ̣i chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, và Đài Loan.

    Từ năm 2014 đến nay Trung Quốc đa gia tăng việc xây lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai vũ khí ra đây, bất chấp phản ứng từ các nước.

    Trong nhiều tuần từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019, Trung Quốc cũng gia tăng sức ép lên các nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Malaysia bằng cách gửi nhiều tàu hải cảnh, dân quân biển đến các khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước, quấy nhiễu hoạt động thăm ḍ và khai thác dầu khí. Hoa Kỳ đă gọi đây là hành động bắt nạt các nước khác của Trung Quốc.

    Theo Giáo sư Carl Thayer, với việc gửi tàu USS Theodore Roosevelt tới Việt Nam, “Hoa Kỳ đang cho thấy rằng Mỹ sẽ cho máy bay và tàu chiến đi qua bất cứ khu vực nào ở Biển Đông được luật quốc tế cho phép. Đây là một thách thức trực tiếp với Trung Quốc, nước đang t́m cách ngăn cản các quốc gia khác vào vùng nước nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn”.

  2. #112
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Tàu Sân Bay USS Roosevelt thăm VN: Mỹ muốn chuyển tín hiệu ǵ cho Hà Nội và Bắc Kinh?


  3. #113
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Tàu Sân Bay Mỹ thăm Việt Nam: Mỹ muốn thuê 1 trong 3 Cảng Vũng Rô, Cam Ranh, Vân Phong?



  4. #114
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi TQ tiếp cận công bằng hơn với truyền thông
    05/03/2020
    Reuters


    Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao ở Washington, Thứ Năm, ngày 3 tháng 3 năm 2020. (Ảnh AP / Carolyn Kaster)


    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Năm 5/3 nói rằng rằng ông hy vọng Bắc Kinh sẽ có cách tiếp cận công bằng hơn đối với giới truyền thông Mỹ và nước ngoài làm việc tại Trung Quốc.

    Ông Pompeo nói: “Đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát, quấy rối và đe dọa ngày càng gay gắt đối với các nhà báo độc lập và tầm cỡ quốc tế của chúng tôi, chúng tôi sẽ phản ứng để lấy lại đặc quyền.”

  5. #115
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    NGOẠI GIAO TÀU SÂN BAY - Tại sao Mỹ cử Biên đội hộ tống HÙNG HẬU như vậy đến VN vào lúc này?


  6. #116
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    TIN HOA KỲ: SIÊU TÀU SÂN BAY CVN 71 Mỹ đến Việt Nam mang theo Thứ này khiến hải quân tàu cộg bỏ chạy


  7. #117
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ và FOIP
    TS. Đinh Hoàng Thắng


    Nhóm tàu tác chiến USS Theodore Roosevelt đến cảng Đà Nẳng ngày 5/3/2020
    Courtesy of the US Embassy in Vietnam

    Chủ công chiến lược “Ấn Thái Dương Tự do và Rộng mở” (FOIP) là Hoa Kỳ, nhưng triển khai chiến lược hẳn nhiên cần tới Bộ tứ (Quad). Đến lượt nó, Quad lại cần sự chống lưng của các đồng minh và đối tác mới nổi. Trên tương quan ấy, một trong những ư nghĩa nổi bật của chuyến thăm Đà Nẵng của mẫu hạm Theodore Roosevelt là sự hội tụ lợi ích về Biển Đông giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.


    Truyền thông Việt Nam dường như nhận được chủ trương thống nhất là hạ thấp tầm quan trọng của sự kiện tàu sân bay Mỹ Theodore Roosevelt thăm cảng Đà Nẵng từ 5 – 9/3. Cho đến hết đêm 6/3 (giờ Việt Nam), một vài trang mạng chủ chốt có đưa tin nhưng tránh b́nh luận. Đặc biệt chương tŕnh Truyền h́nh trung ương về lễ đón nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Hoa Kỳ thăm Việt Nam chiều 5/3 khá sơ sài. Phía dưới chương tŕnh có ḍng chữ “Mời quư độc giả theo dơi các chương tŕnh đă phát sóng của Đài Truyền h́nh Việt Nam trên TV Online!” nhưng khi cho con trỏ vào đấy, ta nhận được một chương tŕnh khác (?) Điều này không hoàn toàn khó hiểu, v́ chẳng ai dại ǵ đi “chọc tức” Trung Quốc những ngày này…

    Cách đây hai năm, lúc mẫu hạm USS Carl Vinson vào Đà Nẵng, th́ bốn ngày sau, khi chiếc mẫu hạm ấy rời Đà Nẵng, Ngoại trưởng Vương Nghị mới tố cáo “các thế lực bên ngoài t́m cách khuấy động t́nh h́nh yên ổn của khu vực”. Ông Vương tuyên bố: “Việc phái một chiến hạm với đầy đủ vũ khí và phi cơ đến để phô trương sức mạnh đă trở thành nguyên do lớn nhất gây xáo trộn cho ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đông”. C̣n lần này, USS Theodore Roosevelt mới vào, chưa kịp tổ chức lễ đón, th́ ngay ngày đầu tiên, Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải Trung Quốc – ASEAN tại Đại học Dân tộc Quảng Tây Ge Junliang đă nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik: “Mỹ hy vọng Việt Nam có thể trở thành một thành phần quan trọng của chiến lược Ấn Thái Dương”. Theo trang Sputnik, việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực khiến Trung Quốc lo lắng như một mối nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và Trung Quốc có thể tính đến việc đáp trả.

    Khác với chuyến cập cảng Đà Nẵng lần đầu tiên của mẫu hạm Carl Vinson (ngày 5/3/2018), lần này tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) cùng với tuần dương hạm USS Bunker Hill (CG 52) tháp tùng, ghé thăm Đà Nẵng có nhiều ư nghĩa thời sự nóng hổi hơn trong quan hệ song phương lẫn đa phương của Việt Nam. “Cuộc hôn nhân v́ lợi” Việt – Mỹ diễn ra giữa lúc Hoa Kỳ đang cần Biển Đông để vừa kiềm chế Trung Quốc, vừa khẳng định cam kết của ḿnh đối với an ninh và thịnh vượng ở khu vực, trong khi Việt Nam cần sức mạnh của Mỹ để đối trọng với Trung Quốc. Ư nghĩa song phương, đa phương cùng hội tụ trong sự giao thoa giữa những lợi ích chiến lược này. Ngoài ra, chuyến thăm của hải quân Mỹ phần nào cũng nói lên triển vọng của các mối bang giao “gắn kết” và “ thích ứng”. Quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chặt chẽ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam từ nay có thể dẫn đến các ư nghĩa và hệ quả:

    Ư nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất, bang giao Việt – Mỹ có thể đi vào khúc quanh mới. Nói như thế này không phải để thổi phồng, mà là để thấy rơ hơn bối cảnh của chuyến thăm giữa những biến động địa chính trị trong khu vực, trên toàn cầu và những biến động đă/đang xẩy ra trong bang giao Việt – Trung, đặc biệt là những tiến triển bất định và bất toàn về mọi mặt từ nay đến cuối năm. Quả thật, chuyến thăm của mẫu hạm USS Theodore Roosevelt có thể mở ra một giai đoạn “đột phá”, nếu hai nước tiếp tục giữ được nhịp độ cải thiện quan hệ như hiện nay. Đặc biệt, hai bên Việt Mỹ bắt đầu coi trọng hơn những lợi ích sát sườn cũng như những ưu tiên chiến lược của nhau. Không chỉ trên ngôn ngữ ngoại giao mà quan hệ sẽ ngày càng đi vào thực chất hơn. Mỹ cần triển khai mạnh mẽ sự hiện diện trên Biển Đông thông qua các chiến dịch tự do hàng hải (FONOP), c̣n Việt Nam cần giữ cho t́nh h́nh Biển Đông đừng xấu hơn những năm qua. Mỹ có chiều hướng giảm nhẹ phê phán Việt Nam, không như tinh thần ban đầu của Tổng thống Trump, c̣n Việt Nam đă tích cực hơn trong quá tŕnh làm cân bằng cán cân thương mại…

    Ư nghĩa thứ hai nằm ở sự khác nhau trong chuyến thăm kỳ này của Hải quân Mỹ so với lần 2018. Lần trước, Mỹ và Bộ tứ chỉ mới ra tuyên bố về chiến lược Ấn Thái Dương (IPS), và chiến lược ấy được khai sinh tại Đà Nẵng (ngày nay được đổi tên thành FOIP). Giờ đây FOIP đă được 28 tháng tuổi, và các đối tác ASEAN đă thống nhất với nhau về nhận thức chung đối với cấu trúc liên khu vực này thông qua AOIP (Quan niệm của ASEAN về FOIP) để h́nh thành bộ khung về hội nhập. Lần trước, chưa có cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung (chỉ mới manh nha), chưa có t́nh h́nh hậu–Tư Chính và đặc biệt là chưa diễn ra Covid 19 ở TQ cũng như trên toàn cầu. Tất cả những nhân tố này làm cho cái vạc dầu ở khu vực đặc biệt trên Biển Đông tăng thêm độ sôi. Vừa qua, do Covid 19 nên báo chí và dư luận hơi bị lơ là về Biển Đông, trong khi t́nh h́nh ở đây rất đáng lo ngại. Không rơ là chính quyền Trump đă đưa công hàm phản đối chính phủ Trung Quốc về vụ Trung Quốc chiếu la-de vào máy bay của Mỹ trên vùng biển quốc tế chưa, nhưng đây là dấu hiệu nguy hiểm trong quan hệ Trung – Mỹ.

    Sau một thời gian dàn xếp, chuyến thăm lần này của mẫu hạm Roosevelt đến Đà Nẵng gửi đi một thông điệp kép. Như giới nghiên cứu đă thống nhất với nhau, đối với người Mỹ, thông điệp rơ ràng là Hà Nội không chỉ coi trọng quan hệ song phương mà c̣n nghiêm túc trong việc phát triển quan hệ chiến lược lâu dài với Hoa Kỳ. Không phải ngẫu nhiên mà chuyến thăm trùng vào dịp đánh dấu kỷ niệm 25 năm b́nh thường hóa quan hệ Hà Nội – Washington. Đối với Trung Quốc, sau hơn ba tháng căng thẳng trong quan hệ Trung – Việt trên khu vực Băi Tư Chính vào mùa hè năm ngoái, Hà Nội lần này biểu thị một quyết tâm cao trong việc giữ vững lập trường về Biển Đông. Nếu Trung Quốc tiếp tục áp đặt yêu sách của ḿnh một cách hung hăng, coi thường lợi ích của Việt Nam, th́ Việt Nam sẵn sàng hành động mạnh mẽ hơn, ngay cả khi điều này phải trả giá bằng mối quan hệ lâu dài với Trung Quốc.

    Với hai ư nghĩa sát sườn như vừa phân tích ở trên, việc Việt Nam chấp thuận đón đội tàu Hải quân Mỹ, phát lộ ra ư nghĩa thứ ba, đó là Hà Nội đă có một động thái khá nhuẫn nhuyễn trong việc kết hợp giữa ngoại giao song phương với đa phương. Một mặt, chuyến thăm lần này đă tạo được dấu ấn nổi bật sau một phần tư thế kỷ (25 năm) trong mối quan hệ vừa duyên vừa nợ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Mặt khác, trên b́nh diện khu vực, thậm chí liên khu vực, so với các thành viên ASEAN khác, Việt Nam đă có bước đi khá ngoạn mục. Bước đi chủ động này càng có ư nghĩa trong bối cảnh quan hệ Mỹ – ASEAN, Việt Nam – ASEAN vừa qua không phải lúc nào “cơm cũng lành canh cũng ngọt”. Philippines đang tính chuyện rút khỏi Hiệp định Lực lượng Viếng thăm với Hoa Kỳ (VFA), Việt Nam và Malaysia tranh chấp nhau ở vùng chồng lấn trên Biển Đông. Rồi chuyện chỉ có 3 nước ASEAN gặp đoàn Mỹ ở Thái Lan, việc đ́nh hoăn gặp cấp cao Mỹ – ASEAN tại Las Vegas (Trước đó, chỉ có 5 nước trong khối cam kết qua Mỹ)…

    Ư nghĩa thứ tư, nếu như rồi đây Bộ Ngoại giao Việt Nam có kế hoạch thúc đẩy ư tưởng xây dựng đất nước thành một cường quốc bậc trung, th́ những động thái song phương và đa phương quyện trong nhau như chuyến thăm Hải quân Mỹ hiện nay sẽ mở ra viễn cảnh ngoại giao sáng sủa cho đất nước. Chữ “nếu” ở đầu mệnh đề này muốn đề cập đến tính thận trọng của dự báo lạc quan này. Bởi v́ sự thành công của khung khổ quan hệ, cái pe-rơ-đam này không chỉ tuỳ thuộc vào ngoại giao, mà nó c̣n được quyết định bởi nhiều chiều kích khác. Trong các nhân tố ấy, tính tự cường, ư chí độc lập trong quyết sách, “độ giăn Trung” của elite lănh đạo, tư thế “đồng dẫn dắt” các chuyển động tích cực trong khu vực (cùng trên tuyến đầu với các thành viên ASEAN khác như Indonesia, Thái Lan, Mă Lai) có ư nghĩa quyết định. Nhất là trong t́nh h́nh khủng hoảng nội bộ ở Mă Lai, Thái Lan, Campuchia gia tăng, Việt Nam hy vọng nổi lên như một đối tác ổn định tương đối.


    Và ư nghĩa thứ năm: Mỹ, Bộ tứ và ASEAN thấy rơ hơn chuyển biến bước đầu của Việt Nam trong việc đáp ứng cái đón đợi của Bộ tứ, để rồi đây, khi các điều kiện khác hội đủ, Việt Nam có cơ để trở thành một “thành viên theo sát” (shadow member) của FOIP. Vào thời điểm hiện tại, nhiều người có thể vẫn nghĩ điều này chỉ là ảo tưởng. Nhưng nếu ta nh́n lại 25 qua, th́ đúng như các nhà ngoại giao Việt Mỹ từng khẳng định nhiều lần qua các hội thảo khoa học, nếu một khi cục diện địa-chiến lược đ̣i hỏi, không ǵ là không thể trong quan hệ Mỹ – Việt. Trước đây, khi chưa có khoa học vũ trụ, loài người đă từng có giấc mơ bay lên mặt trăng... Kết luận lại một câu, chuyến thăm của tàu sân bay Theodore Roosevelt có thể là quả ngọt đầu tiên trong năm nay của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng”. Một bước tiến nữa trên con đường dài lâu “nối ṿng tay lớn”… Hẳn nhiên, nếu không có những vị chua và vị chát từ các sự kiện ở Việt Nam vừa qua như vụ Đồng Tâm, vụ Thủ Thiêm hay những vấn đề liên quan đến đám tang của Hoà thượng Thích Quảng Độ, th́ quả ngọt của nền ngoại giao “gắn kết” và “thích ứng” ấy sẽ c̣n phát huy mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa, v́ lợi ích lâu dài của quốc gia, dân tộc.

  8. #118
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Đại sứ Mỹ Danial Kritenbrink: Mỹ sẽ vào Cam Ranh, "Quan hệ Việt–Mỹ chưa bao giờ tốt hơn lúc này"


  9. #119
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    BỘ QUỐC PH̉NG MỸ B/Á/O Đ/Ộ/NG TOÀN DÂN MỸ VÀ LÍNH MỸ SẴN SÀNG CH/I/Ế/N Đ/Ấ/U


  10. #120
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Tàu Sân Bay Mỹ thăm VN: Việt-Mỹ đạt thỏa thuận việc đặt căn cứ Hải Quân, thách thức lớn với TQ?


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 25-03-2013, 06:19 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 27-10-2011, 06:31 AM
  3. Cờ Vàng Trên Nón An Toàn Và Trên Áo Khoác
    By anhTS in forum Tin Việt Nam
    Replies: 8
    Last Post: 11-09-2011, 08:50 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •