Page 19 of 23 FirstFirst ... 9151617181920212223 LastLast
Results 181 to 190 of 225

Thread: Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

  1. #181
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    Đại tướng Hoa Kỳ nói Kim Jong Un có khả năng vẫn đang ‘nắm toàn quyền kiểm soát’ Bắc Triều Tiên
    B́nh luậnDu Miên • 08:44, 23/04/20• 162 lượt xem


    Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) phát biểu trong khi kiểm tra một tàu ngầm mới được chế tạo và sẽ sớm được đưa vào vận hành, tại một địa điểm không xác định ở Triều Tiên. (Thông tấn trung ương Hàn Quốc / Dịch vụ tin tức Hàn Quốc / Ảnh chụp qua AP)

    Một vị tướng hàng đầu của Hoa Kỳ nói rằng nhà độc tài Kim Jong Un có khả năng vẫn đang “nắm toàn quyền kiểm soát” tại Bắc Triều Tiên sau những thông tin chưa được xác nhận rằng t́nh trạng sức khỏe của ông Kim không được tốt.

    Trong tuần này, nhiều hăng thông tấn khẳng định nhà lănh đạo Kim 36 tuổi này đang trong t́nh trạng “nguy kịch” sau ca phẫu thuật tim ông đă trải qua vài tuần trước. Hầu hết các tin này đều trích dẫn các nguồn tin ẩn danh.

    Nhưng Tướng John Hyten, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết ông Kim Jong Un vẫn đang nắm quyền kiểm soát.

    Hôm 22/4, ông Hyten trao đổi với các phóng viên: “Tôi cho rằng Kim Jong Un vẫn đang kiểm soát toàn bộ lực lượng hạt nhân và lực lượng quân sự của Triều Tiên”. Ông cho biết thêm, Bộ Quốc pḥng (DOD) đă không nhận được bất kỳ thông tin t́nh báo mới nào để có thể nhận định rằng ông Kim Jong Un bị mất năng lực hoặc bị xâm phạm theo một cách nào đó.

    Daily NK - một hăng thông tấn trực tuyến do những người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên điều hành - cho biết ông Kim đang hồi phục sau ca phẫu thuật vào ngày 12/4 tại biệt thự riêng. Các báo cáo cho biết ông Kim Jong Un vốn có sức khỏe kém do “nghiện thuốc lá nặng, bị béo ph́ và thường xuyên làm việc quá sức”. Các hăng tin khác, bao gồm NBC News và CNN, cũng cho biết ông đang ở trong t́nh trạng tồi tệ.

    Tuy nhiên, các quan chức Hàn Quốc đă phủ nhận các tin tức này.

    Trong thứ Ba (21/4), Văn pḥng Tổng thống Hàn Quốc đă thông báo tới các hăng thông tấn rằng: “Chúng tôi xác nhận rằng Chủ tịch Kim Jong Un hiện đang đi thăm các khu vực tỉnh cùng các trợ lư thân cận của ḿnh, và chúng tôi cũng không phát hiện bất kỳ bằng chứng nào hỗ trợ cho suy đoán về t́nh trạng sức khỏe không tốt của ông Kim. Ngay cả Đảng Lao động, quân đội hoặc nội các của Bắc Triều Tiên đều không có biểu hiện ǵ cho thấy bất kỳ động thái đặc biệt nào, ví như sắc lệnh khẩn cấp. Chúng tôi tin rằng Chủ tịch Kim vẫn đang hoạt động như b́nh thường”.

    Và phát ngôn viên của Tổng thống Kang Min-seok cũng đă trả lời hăng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc rằng không có ǵ bất thường xảy ra ở Triều Tiên.

    Ông Kang giải thích: “Không có dấu hiệu bất thường nào được xác định bên phía Bắc Triều Tiên. Chúng tôi không thể xác nhận bất kỳ điều ǵ liên quan đến cáo buộc ông Kim Jong Un có vấn đề về sức khỏe”.


    Kim Jong Un và Ri Sol Ju trong một bức ảnh (KCNA)
    Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) của nhà nước Triều Tiên tuyên bố nhà lănh đạo nước này đă gửi lời chúc mừng sinh nhật tới những người có công trong ngày hôm 21/4. Và vào hôm thứ Tư (22/4), ông Kim đă gửi một “tin nhắn trả lời” Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bày tỏ “lời cảm ơn sâu sắc tới Tổng thống Cộng ḥa Ả Rập Syria v́ đă gửi thông điệp chân thành phản ánh sự tôn trọng nồng nhiệt của Tổng thống Syria dành cho Chủ tịch Kim Nhật Thành, người luôn sống trong trái tim của người dân Triều Tiên và những người cấp tiến trên thế giới, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 108 của ông”.

    KCNA và các cơ quan báo chí nhà nước Triều Tiên đă không đưa ra bất kỳ tuyên bố công khai nào, xác nhận hoặc phủ nhận các báo cáo về t́nh trạng của Kim.

    Tổng thống Donald Trump, người đă trực tiếp gặp ông Kim nhiều lần, nói với các phóng viên hôm thứ Ba (21/4) rằng, “chúng tôi không biết” về t́nh trạng sức khỏe của ông Kim Jong Un.

    Tổng thống Trump cho biết: “Tôi đă có một mối quan hệ rất tốt với ông ấy. Bạn biết đấy, tôi chỉ có thể nói điều này, tôi chúc ông ấy khỏe mạnh. Bởi v́ nếu anh ấy thật sự đang trong t́nh trạng như các báo đưa tin... đó là một t́nh trạng rất nghiêm trọng”.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  2. #182
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    Hoa Kỳ lên kế hoạch ứng phó trường hợp Kim Jong-un qua đời hoặc tàn phế
    B́nh luậnMinh Thanh • 21:07, 22/04/20• 4138 lượt xem


    Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (phải) gặp nhau tại Khu phi quân sự Hàn Quốc (DMZ) vào ngày 30/6/2019. (Ảnh: Dong-A Ilbo via Getty Images)

    Truyền thông Mỹ đưa tin chính phủ Mỹ đă dự thảo một kế hoạch toàn diện để ứng phó với t́nh huống lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua đời và lănh thổ Bắc Triều Tiên có thể xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo trên quy mô lớn.

    Ngày 20/4, một số kênh truyền thông dẫn lời các nguồn tin nói rằng t́nh báo Hoa Kỳ cho biết nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đang trong t́nh trạng nguy kịch sau khi vừa trải qua một cuộc phẫu thuật tim mạch. Vào thứ Ba (21/4), một số quan chức t́nh báo Hoa Kỳ nói với CNBC News, Kim Jong-un có thể bị tàn phế.

    Tuy nhiên, trong một tuyên bố với NBC News, phủ Tổng thống Hàn Quốc nói rằng họ xác nhận Kim Jong-un hiện đang đi cùng với trợ lư của ḿnh đến các tỉnh và khu vực, và không t́m thấy bằng chứng nào chứng minh sức khỏe của ông không tốt.

    Vào ngày 21/4, Fox News đưa tin mặc dù chưa xác nhận được t́nh trạng sức khỏe của Kim Jong-un, nhưng một quan chức Mỹ nói rằng chính quyền Tổng thống Trump đă thảo luận về kế hoạch ứng phó sau khi Kim Jong-un qua đời.

    Quan chức này nói rằng sau khi Kim Jong-un qua đời, một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn có thể xảy ra ở Bắc Triều Tiên, hàng triệu người có thể phải đối mặt với nạn đói, và một số lượng lớn người tị nạn Bắc Triều Tiên sẽ tràn vào Trung Quốc.

    Một số nguồn tin t́nh báo cho biết một phần của kế hoạch phản ứng sẽ bao gồm sự can thiệp của Bắc Kinh vào việc giải quyết t́nh h́nh bên trong Triều Tiên. Một phần lư do của kế hoạch này là mối quan hệ Trung Quốc - Triều Tiên và những thách thức hậu cần mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong việc hỗ trợ chủ nghĩa nhân đạo.

    Vào ngày 20/4, một nguồn tin t́nh báo nói với Fox News rằng Kim Jong-un đă không tham gia vào sự kiện kỷ niệm sinh nhật của cha ḿnh là Kim Il Sung vào ngày 15/4. Đây là ngày lễ quan trọng nhất ở Bắc Triều Tiên. Một số người suy đoán rằng hôm đó ông Kim có vấn đề về sức khỏe.

    Nguồn tin nói rằng Nhà Trắng đă được thông báo về t́nh trạng sức khỏe của Kim Jong-un, nhưng không chứng thực được bệnh t́nh của ông.

    Các cuộc đàm phán về chương tŕnh hạt nhân của Triều Tiên giữa Kim Jong-un và Trump đă bị đ́nh trệ. Một nguồn tin tiết lộ rằng tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và Kim Jong-un vừa qua, những người nước ngoài tiếp xúc gần Kim nhận thấy rằng hơi thở của ông rất nặng nề.

    Hôm thứ Ba (21/4), Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông Robert O'Brien nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng Hoa Kỳ đang theo dơi các động thái của Kim Jong-un.

    "Chúng tôi đang theo dơi chặt chẽ những báo cáo này (bệnh t́nh của Kim Jong-un). Như mọi người đều biết, Triều Tiên là một xă hội rất khép kín", ông O'Brien nói.

    Hiện nay, ngoại giới vẫn không rơ điều ǵ sẽ xảy ra với đất nước Bắc Triều Tiên nếu Kim Jong-un bị tàn phế hoặc chết v́ lư do sức khỏe.

    Mặc dù Triều Tiên chưa xác định ai sẽ kế nhiệm Kim Jong-un, nhưng một số chuyên gia cho rằng, ít nhất là trong giai đoạn chuyển tiếp, em gái ông Kim là Kim Jo-yong sẽ là người lănh đạo, hoặc sẽ do tập thể đảng chấp chính điều hành.

    Minh Thanh

    Theo Epoch Times

  3. #183
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Covid-19: Donald Trump kư sắc lệnh tạm ngưng cấp thẻ thường trú


    Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo hàng ngày về t́nh h́nh dịch virus corona tại Nhà Trắng ngày 21/04/2020. REUTERS - JONATHAN ERNST
    Minh Anh
    Tại Hoa Kỳ, tính đến ngày 22/04/2020, nước Mỹ đă có 21.717 ca tử vong và 208.000 ca nhiễm bệnh, gần 1.740 người, theo số liệu do trường đại học Johns Hopkins. Các cuộc biểu t́nh chống biện pháp phong tỏa tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi. Tổng thống Mỹ trên Twitter thông báo đă kư sắc lệnh hạn chế dân nhập cư. Một sắc lệnh trước hết mang tính chính trị v́ biên giới đă đóng cửa do t́nh h́nh đại dịch.



    Thông tín viên Anne Corpet tại Washington giải thích:

    « Nhà Trắng cho biết "tổng thống tạm ngưng cấp thẻ nhập cư để cho người lao động Mỹ là những người đầu tiên được hưởng lợi khi tái khởi động nền kinh tế." Văn bản chỉ liên quan đến thẻ thường trú và dự trù một số ngoại lệ đối với nhân viên y tế, những lao động được cho là thiết yếu, đối với những cặp vợ chồng và con cái Mỹ. Sắc lệnh này cũng không liên quan đến những người đă ở Mỹ và đang xin thẻ xanh. Phạm vi áp dụng hạn chế nhưng điều này không ngăn cản Donald Trump xem đấy như là một sắc lệnh quan trọng.

    Ông nói : "Chúng ta cần chăm lo cho người dân của ḿnh trước tiên. chúng ta có trách nhiệm làm điều đó. Đây là một sắc lệnh rất quan trọng, có hiệu lực trong ṿng 60 ngày và sắc lệnh có thể sẽ được triển hạn thêm hoặc là không. Và tôi vẫn có thể sửa đổi sắc lệnh này."

    Biện pháp này trước hết chỉ là một thông điệp chính trị : C̣n chưa tới sáu tháng là đến kỳ bầu cử, tổng thống muốn nhắn nhủ cơ sở cử tri của ḿnh rằng ông vẫn tập trung vào cuộc chiến chống di dân. »

    Bang Georgia : Một số ngành nghề được phép hoạt động

    Bất chấp những chỉ trích từ một số quan chức địa phương và theo khuyến nghị của tổng thống Trump, ông Brian Kemp, thống đốc bang Georgia viện dẫn các « dữ liệu có lợi và việc tăng cường xét nghiệm », ngày 22/04/2020 thông báo cho phép một số điểm kinh doanh được mở cửa trở lại. Trong số này có các pḥng tập thể dục thể thao, trung tâm Bowling, các điểm xâm ḿnh, tiệm cắt tóc hay làm móng …


    Vẫn theo ông Brian Kemp, kể từ thứ Hai 27/4, đến lượt các rạp chiếu phim và nhà hàng sẽ được mở cửa nhưng phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn dịch tễ và giăn cách xă hội.

    Mike Pompeo : Nhiều pḥng thí nghiệm Trung Quốc thiếu an toàn

    Sau khi nghi ngờ virus corona chủng mới vô t́nh ṛ rỉ từ một pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 22/04/2020 lại bày tỏ quan ngại về mức độ an toàn tại nhiều pḥng thí nghiệm khác của Trung Quốc.

    Theo lănh đạo ngoại giao Mỹ, những pḥng thí nghiệm này của Trung Quốc chẳng khác ǵ những quả bom hạt nhân. Do vậy, ông cho rằng « thế giới cần phải thanh tra những địa điểm này nhằm bảo đảm có một sự quản lư an toàn ».

  4. #184
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Cạnh tranh Trung – Mỹ bùng lên v́ khủng hoảng Covid-19


    Tổng thống Mỹ, Donald Trump chỉ vào biểu đồ con số tử vong thường nhật tại Trung Quốc trong một cuộc họp đối phó khủng hoảng tại Nhà Trắng, ngày 18/04/2020. REUTERS - ALEXANDER DRAGO
    Anh Vũ
    Trong rất nhiều trang báo tập trung vào các giải pháp gỡ bỏ phong tỏa hay tác động của khủng hoảng dịch tễ đối với kinh tế, xă hội, chính trị, nhật báo Le Figaro (24/04/2020) tiếp tục chú ư tới Trung Quốc ở góc độ quan hệ với Mỹ trong thời Covid-19. Tờ báo chạy tựa : « Cạnh tranh Trung – Mỹ bị khơi dậy v́ khủng hoảng Covid-19 ».



    Le Figaro quan sát thấy, « đại dịch Covid-19 đă dẫn đến quan hệ Trung – Mỹ bị xuống cấp nhanh chóng. Căng thẳng giữa hai đại cường thế giới trong những tuần qua đă ở mức cao nhất kể từ khi hai nước thiết lập ngoại giao năm 1979 ».

    Theo tờ báo, năm 2020 đă được khởi đầu bằng những dấu hiệu ḥa hoăn trong cuộc cạnh tranh thương mại với việc kư kết thỏa thuận sơ khởi hồi giữa tháng Giêng sau hơn hai năm ăn miếng trả miếng trong cuộc thương chiến căng thẳng. Cả tổng thống Mỹ Donald Trump cũng như chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đều tỏ hài ḷng về thỏa thuận đă đạt được. « Thế nhưng, trận đại dịch virus corona đă phá tan bước khởi đầu b́nh thường hóa ».

    Le Figaro điểm lại : Hồi đầu khủng hoảng dịch, ông Trump đă từng không ngớt lời ca ngợi phản ứng chống dịch của Tập Cận B́nh, nhưng rất nhanh sau đó ông đă đổi giọng kể từ khi đại dịch lan sang hoành hành ở Mỹ. Đầu tiên là việc ông Trump không ngần ngại chỉ mặt đặt tên « virus Trung Quốc » , khiến Bắc Kinh tức giận. Kế đến không cần lư lẽ nhiều, ông Trump tỏ nghi ngờ về những con số chính thức của Trung Quốc, chỉ trích Bắc Kinh đă che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch khiến cả thế giới phải trả giá đắt.

    Chưa hết, tổng thống Mỹ c̣n quay sang tính sổ, cắt tài trợ cho Tổ Chức Y tế Thế Giới cũng chỉ v́ cho rằng tổ chức này bị Trung Quốc thao túng. Hai nước đối đầu nhau trong lĩnh vực thông tin t́m cách gán trách nhiệm cho nhau về nguồn gốc phát sinh virus. Cao điểm của cuộc chiến truyền thông là việc Trung Quốc và Mỹ lần lượt trục xuất các nhà báo của nhau.

    Thái độ dè chừng nhau đă vượt quá khuôn khổ giữa hai chính phủ. Theo một điều tra mới đây của viện Pew Research Center, 2/3 người Mỹ có cái nh́n tiêu cực về Trung Quốc và nhất là 90% số người được hỏi coi cường quốc Trung Hoa như là mối đe dọa. Theo các chuyên gia th́ đây là một biến chuyển mới v́ từ trước tới giờ chủ yếu giới chính trị mới có quan điểm chỉ trích Trung Quốc c̣n dư luận Mỹ không mấy có thái độ như vậy.

    Bà Mira Rapp-Hooper, chuyên gia về an ninh khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương, thuộc nhóm tư vấn Council of Foreign Relations nhận định đây là « thời điểm tồi tệ nhất của quan hệ Trung – Mỹ », quan hệ hai nước bị đẩy lên căng thẳng chưa từng thấy. « Trận đại dịch là một cú sốc lịch sử cho quan hệ Mỹ – Trung, vốn đă căng thẳng trước một thử thách khắc nghiệt. Nhưng đợt dịch bệnh này chỉ càng làm gia tăng, củng cố thêm xu hướng đă tồn tại từ lâu nay. Cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng mạnh những năm qua, không phải chỉ do ông Trump. Hai đảng ở Mỹ nhất trí với nhau trên việc cạnh tranh với Trung Quốc là vấn đề lớn ».

    Hồi tháng 7/2019, trước Quốc Hội, tham mưu trưởng quân đội Mỹ, tướng Mark Milley từng cảnh báo « Trung Quốc sẽ là thách thức cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ trong 50 đến 100 năm tới ».

    Le Figaro b́nh luận : « Người Mỹ bị chi phối bởi tâm lư bị một kẻ cạnh tranh đuổi kịp,nhất là trong lĩnh vực thương mại và quân sự. C̣n người Trung Quốc th́ ngất ngây với h́nh ảnh cường quốc xưa t́m lại được cùng với mối thâm thù phương Tây. Đó là tâm lư đă được chế độ cộng sản rất chăm chút khơi dậy. Ông Trump chỉ đóng vai tṛ như một chất xúc tác. Hoa Kỳ thấy sức mạnh Trung Quốc nổi lên trên b́nh diện kinh tế, quân sự như là mối đe dọa của một đối thủ muốn hất cẳng ḿnh. Trung Quốc về phần ḿnh, nhận thấy các can thiệp từ bên ngoài của Mỹ hay sự hiện diện quân sự trong Thái B́nh Dương hay sự ủng hộ Đài Loan là sự can dự không thể tha thứ. »

    Chính sự vắng mặt của Mỹ trên trường quốc tế để tổ chức ứng phó chung như trong cuộc khủng hoảng tài chính 2009, dịch Ebola 2014-2016, đă cho phép Bắc Kinh thực thi một chính sách ngoại giao hung hăng. Giáo sư Mira Rapp-Hooper giải thích « Bắc Kinh t́m cách lợi dụng các hoàn cảnh để mở rộng tầm ảnh hưởng của ḿnh… Trung Quốc huênh hoang đă thanh toán được dịch trong dân ḿnh và lợi dụng khó khăn của Mỹ để chứng tỏ là một đại cường và là tấm gương mới để noi theo trên trường quốc tế… »

    Để kết luận tờ báo dẫn nhận định của chuyên gia Rapp-Hooper : « Chắc chắn chúng ta đang bước vào một thời kỳ nguy hiểm, các căng thẳng do trận đại dịch này gây ra có thể mở ra sự biến đổi sâu sắc trong quan hệ quốc tế giống như nó thường xảy ra sau một cuộc xung đột lớn ».

    « Dỡ phong tỏa »: Mối lo hàng đầu tại Pháp
    Trở lại với trang nhất của các báo Pháp. Thời hạn gỡ bỏ phong tỏa v́ Covid-19 ngày 11/05 đang là mục tiêu hướng tới của nước Pháp. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của dư luận.

    Từ « dỡ phong tỏa » xuất hiện khắp trang nhất các báo Pháp ra hôm nay. Nhất là khi kế hoạch triển khai dỡ bỏ phong tỏa của chính phủ đang h́nh thành dần dần từng bước sau cuộc họp qua truyền h́nh của tổng thống Emmanuel Macron với 22 thị trưởng các địa phương lớn của nước Pháp ngày 23/4. Vẫn c̣n quá nhiều vấn đề đặt ra để nước Pháp thoát ra khỏi ṿng phong tỏa trong khi dịch virus corona chưa thể nói sẽ được thanh toán.

    Các báo đều ghi nhận là việc triển khai dỡ bỏ phong tỏa bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ cũng như khởi động lại các hoạt động của chính phủ vẫn c̣n chưa rơ ràng.

    Covid-19: Kinh tế Pháp trong trạng thái « hôn mê sâu »
    Về kinh tế, tất cả các báo Pháp ra hôm nay đều có chung nhận định là kinh tế Pháp đang trong « hôn mê toàn phần» hay kinh tế Pháp đang trong t́nh trạng « hồi sức tích cực ». Gỡ bỏ phong tỏa, nhưng kinh tế Pháp vẫn c̣n xa mới khởi động lại được. Trong tháng Tư này các chỉ số trong mọi lĩnh vực đều rơi tự do theo chiều thẳng đứng trên các biểu đồ v́ phong tỏa.

    Ngay cả khi ra khỏi phong tỏa, các điều kiện không chắc chắn về vệ sinh y tế cũng khiến cho các hoạt động khó có thể khởi động trở lại b́nh thường ngay. Trên cơ sở các số liệu của Viện Thống kê Quốc gia Insee về kinh tế Pháp, Le Figaro nhận định : Thoát khỏi hôn mê, các doanh nghiệp Pháp dự báo sẽ c̣n đau đớn hơn nhiều so với nước khác và sẽ c̣n cần đến rất rất nhiều tiền để phục hồi chức năng.

    « Miễn dịch »: Thực tế c̣n xa

    Từ khi xuất hiện cách nay bốn tháng, virus SARS-CoV-2 đă làm hơn 180 ngh́n người chết trên thế giới mà người ta vẫn chưa biết được ǵ nhiều về kẻ thù vô h́nh kinh sợ này. Le Monde chạy tựa lớn : « Miễn dịch, những câu trả lời đầu tiên từ các nhà nghiên cứu. »

    Hôm 23/4, lần đầu tiên các nhà khoa học Viện Pasteur Pháp cho công bố hai nghiên cứu về miễn dịch, nhưng cũng chỉ nói thêm chút ít về bệnh dịch Covid-19. Nghiên cứu cho biết, kháng thể chống SARS-CoV-2 xuất hiện ngay ngày thứ 5 hoặc thứ 6 nhiễm virus, trước khi có biểu hiện bệnh. Những người đă nhiễm virus có kháng thể cũng chỉ được bảo vệ trong một thời gian ngắn từ 2 đến 3 năm. Khái niệm miễn dịch cộng đồng chỉ là trên lư thuyết khi mà tối thiểu có từ 60% đến 70% dân cư nhiễm virus. Con số này không thể có được ở Pháp.

    Theo các nhà khoa học được le Monde trích dẫn th́ có thể mùa hè này mức độ lây lan của dịch giảm xuống ở Pháp nhưng mọi người vẫn phải đeo khẩu trang cho tới tận mùa thu. Điều quan trọng nữa là theo các nhà khoa học, trong 7 chủng virus corona đă được biết đến, chưa có vác-xin nào hữu hiệu với chủng mới gây bệnh Covid-19 lần này và người ta cũng không hy vọng sớm có được thuốc pḥng ngừa trong nay mai.

    Vẫn là một nghiên cứu về virus corona, nhật báo Les Echos đưa ra con số ấn tượng : Hơn 60 ngh́n nhân mạng được cứu nhờ phong tỏa ở Pháp.

    Theo một nghiên cứu dịch tễ học của Pháp do nhóm 3 nhà nghiên cứu của hệ thống các trường y tế cộng đồng bệnh viện được công bố hôm 23/4, những biện pháp hạn chế lưu thông đă giúp giảm được 83,5% số lượng tử vong ở bệnh viện trong khoảng từ 19/03 đến 19/04. Nhu cầu giường bệnh hồi sức tăng cường nếu không có lệnh phong tỏa có thể lên tới 100 ngh́n giường, tức là gấp 20 lần so với khả năng ban đầu của cả nước Pháp và số người nhập viện sẽ phải là con số 590 ngh́n. Như vậy có thể nói, những cố gắng của người Pháp tôn trọng phong tỏa hẳn là không vô ích chút nào

  5. #185
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Mỹ tuyên bố không tham gia sáng kiến toàn cầu của WHO phát triển thuốc và vắc-xin chống COVID
    24/04/2020


    Các nhà nghiên cứu dồn nỗ lực để t́m vắc-xin chống COVID-19 tại Pḥng thí nghiệm của Đại học Copenhagen ở Đan Mạch, ngày 23/3/2020. (Photo by Thibault Savary / AFP)


    Hoa Kỳ sẽ không tham gia việc phát động một sáng kiến toàn cầu hôm thứ Sáu 24/4 để đẩy nhanh tốc độ phát triển, sản xuất và phân phát thuốc và vắc-xin chống COVID-19, một phát ngôn viên của phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc nói với Reuters.

    Trả lời một câu hỏi qua email, quan chức này nói:

    “Sẽ không có sự tham gia chính thức của Mỹ… Chúng tôi muốn t́m hiểu nhiều hơn về sáng kiến này để hỗ trợ cho hợp tác quốc tế nhằm phát triển một vắc-xin chống COVID-19 sớm nhất có thể.”

    TT Mỹ Donald Trump loan báo sẽ ngưng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, trong khi Mỹ là nước tài trợ nhiều nhất cho tổ chức quốc tế này.

    Channel News Asia dẫn lời Phát ngôn viên của WHO, Fadela Chaib, nói hôm 24/4 rằng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ giúp phát động sáng kiến mà theo WHO, là một “bước ngoặt trong hợp tác quốc tế”, tăng tốc nỗ lực phát triển thuốc và vắc-xin chống đại dịch COVID-19, tại một hội nghị do Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chủ tŕ.

    Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Tổng Thư Kư LHQ Antonio Guterres cũng tham gia hội nghị này, theo các nguồn tin ngoại giao nói với Reuters.

    Người phát ngôn của WHO, bà Chaib nói:

    “Hội nghị hôm nay có thể coi như một cam kết chính trị của tất cả các đối tác nhằm bảo đảm rằng một khi có những công cụ mới trong tay, sẽ không có ai bị bỏ lại sau lưng. Những người có phương tiên có thể mua vắc-xin, thuốc men, và chia sẻ cho tất cả mọi người.”

    Bà nói điều rất quan trọng là tất cả mọi người phải được tiếp cận một cách công bằng các công cụ mới, như thuốc men có phẩm chất, hiệu quả chống COVID-19.

    Hiện có hơn 100 vắc-xin chống COVID-19 đang được phát triển, trong đó có 6 vắc-xin đang trong giai đoạn thử nghiệm, theo lời Bác sĩ Seth Berkley, CEO liên minh vắc-xin GAVI, một đối tác chung giữa lĩnh vực công và tư đang dẫn đầu các chương tŕnh chủng ngừa tại các nước nghèo.

  6. #186
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    Cựu Đại sứ Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội điều tra vai tṛ của ĐCSTQ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán
    B́nh luậnDu Miên • 06:56, 25/04/20• 131 lượt xem


    Cựu Đại sứ Hoa Kỳ kêu gọi Quốc hội điều tra vai tṛ của ĐCSTQ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán
    Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Nikki Haley phát biểu trong cuộc họp báo tại trụ sở chính của LHQ ở Manhattan, New York, vào ngày 20/9/2018. (Jeenah Moon / Reuters)

    Vào thứ Năm (23/4), bà Nikki Haley - cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc (LHQ), đă đưa ra một bản kiến ​​nghị kêu gọi Quốc hội điều tra vai tṛ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, và buộc chính quyền này phải chịu trách nhiệm cho các hành động của ḿnh trên toàn thế giới.

    Bà Haley cho biết: “Từ lâu, chúng tôi đă cảnh báo về các mối đe dọa từ phía ĐCSTQ. Bây giờ chúng ta đang tận mắt thấy chính quyền Trung Quốc nguy hiểm như thế nào. Đă qua thời gian để cảnh báo rồi. Chúng ta phải hành động và bảo vệ t́nh trạng an ninh, sức khỏe và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ”.

    V́ sự ảnh hưởng của ĐCSTQ đă “ngấm” vào các tổ chức đa phương, nên bà Haley đă đưa ra bản kiến ​​nghị “Ngăn chặn ĐCSTQ” thông qua nhóm vận động “Stand for America” (Ủng hộ nước Mỹ) của bà.

    Bà Haley nhấn mạnh: “Ngay lúc này đây, họ (ĐCSTQ) đă đứng đầu một tổ chức hàng không dân dụng, đứng đầu một tổ chức nông nghiệp, họ gần như trở thành người đứng đầu tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cho đến khi Singapore xuất hiện và cứu chúng ta khỏi t́nh cảnh đó; họ đă tham gia Hội đồng Nhân quyền và bây giờ chúng ta đă thấy rơ được tầm ảnh hưởng của họ trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)”.

    Vào tháng 4/2020, Tổng thống Donald Trump đă tạm dừng khoản viện trợ của Hoa Kỳ dành cho WHO, trong bối cảnh tổ chức này đang hứng chịu hàng loạt những lời chỉ trích v́ những sai lầm của họ khi xử lư vấn đề liên quan đến virus Corona Vũ Hán - loại virus mới xuất hiện tại Trung Quốc đại lục hồi cuối năm ngoái.

    Khi đề cập tới virus Corona Vũ Hán trong một buổi họp báo cùng các phóng viên vào đầu tháng 4/2020, Tổng thống Trump đă nói: “Họ đă gọi sai tên của nó. Họ để lỡ thời điểm ra quyết định then chốt. Họ đă có thể cảnh báo về nó từ nhiều tháng trước đó. Họ đă có thể biết. Họ vốn nên biết. Và có lẽ họ đă biết. V́ vậy, chúng tôi sẽ xem xét điều này thật kỹ càng”.

    Ngày 22/4, quản trị viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, ông John Barsa cho biết, quá tŕnh đánh giá sẽ tập trung vào việc liệu WHO có được điều hành tốt hay không.

    Trong buổi phỏng vấn cùng Fox News, bà Haley nói: “Tổng thống hoàn toàn đúng khi nói rằng: ‘Tôi sẽ giữ tiền cho đến khi tôi nhận được câu trả lời’, và họ nợ chúng ta những câu trả lời đó, mặc dù họ có thể vẫn nói về ḿnh như là nạn nhân. Vậy c̣n những nạn nhân là những công dân Mỹ đang phải đối phó với cuộc khủng hoảng này th́ sao? C̣n rất nhiều người khác và các quốc gia khác trên thế giới đang là nạn nhân của việc này th́ sao?”.

    Một mục tiêu khác của bản kiến ​​nghị là để đề nghị Quốc hội xem xét việc “hồi hương” chuỗi dây chuyền sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm từ Trung Quốc trở về lại Hoa Kỳ. Đây là suy nghĩ chung được nhắc tới nhiều lần bởi một số nhà lập pháp Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.

    Trong một cuộc họp báo tại Ṭa nhà Quốc hội hôm thứ Tư (22/4), Dân biểu Liz Cheney cho biết: “Chúng ta phải thực hiện những thay đổi mà chúng ta biết là cần thiết v́ các lỗ hổng đă được đại dịch này phơi bày. Chúng ta không thể để các loại dược phẩm của chúng ta bị phụ thuộc vào ĐCSTQ. Chúng ta không thể để ḿnh ‘bị kẹt’ trong vị thế mà họ có thể đe dọa chúng ta”.

    Một số điều luật đă được đưa ra ở cả Hạ viện và Thượng viện để chống lại mối đe dọa an ninh mạng của ĐCSTQ, điều tra việc chính quyền này đă xử lư đại dịch viêm phổi Vũ Hán như thế nào, cũng như để bảo vệ chuỗi cung ứng y tế của Hoa Kỳ.

    Bản kiến ​​nghị cũng yêu cầu Quốc hội hỗ trợ Đài Loan và cho phép nước này gia nhập WHO. Thậm chí, bà Haley c̣n nhắc tới cả vấn đề cần phải minh bạch và công khai thông tin về các khoản tài trợ của ĐCSTQ cho các trường đại học và viện nghiên cứu ở Mỹ.

    Hôm 22/4, bà Haley đă đề nghị Hoa Kỳ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng Bảo an để thảo luận “về sự liên quan cũng như những hiểu biết của Trung Quốc về virus” [Corona Vũ Hán].

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  7. #187
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    FCC cảnh báo: 3 công ty viễn thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát sẽ bị cấm hoạt động tại Mỹ
    B́nh luậnVăn Thiện • 16:15, 25/04/20• 806 lượt xem

    Một người phụ nữ đi ngang qua biển hiệu China Unicom tại Bắc Kinh vào ngày 17/8/2017. (GREG BAKER / AFP qua Getty Images)

    Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) cảnh báo rằng 3 công ty viễn thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát sẽ bị cấm hoạt động tại Hoa Kỳ, trừ khi họ có thể chứng minh họ không bị ảnh hưởng từ chính quyền Trung Quốc.

    Vào thứ Sáu (24/4), cơ quan này đă ban hành “lệnh tŕnh bày nguyên nhân” (show cause orders) đối với các công ty China Telecom America, China Unicom Americas, Pacific Networks Corp và công ty con ComNet (USA) LLC. Lệnh yêu cầu các công ty phải giải thích lư do tại sao FCC không nên bắt đầu quá tŕnh thu hồi giấy phép hoạt động tại Hoa Kỳ của họ.

    Động thái này là nỗ lực mới nhất của FCC nhằm ngăn chặn các rủi ro an ninh quốc gia đến từ các công ty viễn thông Trung Quốc.

    Chủ tịch của FCC, Ajit Pai nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi chỉ đơn giản là không thể mạo hiểm và hy vọng điều tốt nhất khi nói đến an ninh mạng”.

    Ông Pai nói thêm rằng lệnh này phản ánh “mối lo ngại sâu sắc” của các cơ quan liên bang về việc “các công ty này dễ bị tổn thương trước sự bóc lột, ảnh hưởng và kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), v́ họ là công ty con của các thực thể nhà nước Trung Quốc”.

    FCC cho biết, công ty Pacific Networks chuyên bán sỉ dịch vụ thoại và dữ liệu quốc tế cho các nhà khai thác Hoa Kỳ và ComNet cung cấp dịch vụ đầu cuối quốc tế, dịch vụ thẻ SIM toàn cầu, dịch vụ thẻ gọi quốc tế và dịch vụ liên tổng đài.

    China Telecom America là công ty con tại Hoa Kỳ thuộc công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc China Telecom. Người phát ngôn của công ty này đă không trả lời khi được yêu cầu b́nh luận về lệnh mới được ban hành.

    Các công ty khác, mà có tên trong lệnh tŕnh bày nguyên nhân, cũng không có b́nh luận ǵ.

    Đầu tháng này, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ và các cơ quan liên bang khác đă đề nghị FCC thu hồi giấy phép hoạt động tại Hoa Kỳ của China Telecom, thông qua việc viện dẫn “các rủi ro thực thi pháp luật và an ninh quốc gia đáng kể và không thể chấp nhận được”.

    Các cơ quan cho biết bản chất của hoạt động tại Hoa Kỳ của công ty này đă tạo cơ hội cho các tin tặc được nhà nước Trung Quốc thực hiện các hoạt động gián điệp kinh tế hoặc làm gián đoạn liên lạc của Mỹ. Công ty này đă bác bỏ các cáo buộc.

    China Telecom đă từng chuyển hướng lưu lượng internet ở nước ngoài qua Trung Quốc trong một số trường hợp. Điều này làm gia tăng mối lo ngại của FCC về việc liệu chính quyền Trung Quốc có truy cập vào dữ liệu hay không. Và FCC đă tăng cường giám sát công ty này.

    Ủy viên hội đồng cấp cao Geoffrey Starks của FCC hoan nghênh lệnh mới ban hành của cơ quan này, đặc biệt là khi việc sử dụng internet đang tăng vọt trong đại dịch.

    Ông Starks nói trong một tuyên bố: “Với một sự gia tăng chưa từng có trong lưu lượng dữ liệu như hiện nay, chúng tôi chưa bao giờ có nhu cầu lớn đến thế đối với việc đảm bảo an ninh trong các thông tin liên lạc. Đó là lư do tại sao chúng ta phải chú ư nhiều hơn đến những công ty mà chúng ta cho phép kết nối với các mạng truyền thông của Hoa Kỳ".

    Thượng nghị sĩ Tom Cotton cũng ủng hộ các nỗ lực mới nhất của FCC trong việc chống lại các mối đe dọa do chính quyền Trung Quốc gây ra.

    Ông Cotton nói trong một tuyên bố: “Dù rất muốn chứng minh điều ngược này, các công ty này đều thuộc về ĐCSTQ, và hoạt động của họ ở Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây ra mối đe dọa cho các mạng viễn thông quan trọng của chúng tôi chừng nào việc này c̣n tiếp tục”.

    Tháng 5/2019, FCC cũng đă bỏ phiếu nhất trí từ chối quyền cung cấp dịch vụ tại Hoa Kỳ của một công ty viễn thông nhà nước Trung Quốc khác, China Mobile. Tổ chức này viện dẫn các rủi ro rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng sự cho phép hoạt động của công ty này để thực hiện gián điệp chống lại chính phủ Hoa Kỳ.

    Ủy viên FCC Brendan Carr gần đây đă nói với The Epoch Times rằng cơ quan này đang xem xét kỹ lưỡng tất cả các công ty Trung Quốc hiện đang tham gia vào các mạng viễn thông của Hoa Kỳ.

    Ông Carr nói: “Tôi đă kêu gọi FCC và các cơ quan an ninh quốc gia chú ư đến từng công ty một cách hiệu quả để thực hiện đánh giá từ trên xuống dưới tất cả các công ty mà có thể được sở hữu hoặc kiểm soát bởi chính quyền Trung Quốc”.

    Văn Thiện

    Theo The Epoch Times

  8. #188
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thượng nghị sĩ Mỹ: Lầu Năm Góc cần sẵn sàng chiến đấu sau các hành động đe dọa của Trung Quốc


     19:56 26/04/2020

    Trong tuần vừa qua, hai thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Jeanne Shaheen đă thúc giục Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper tiếp tục duy tŕ khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng quân đội Mỹ thuộc Bộ Chỉ huy Ấn Độ-Thái B́nh Dương trong một bức thư ngỏ. Bức thư đă được tờ Florida Daily trích dẫn ngày 24/4.

    Yêu cầu này được đưa ra sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây tiến hành các cuộc tập trận và đối đầu trên biển nhằm thị uy và đe dọa các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á-Thái B́nh Dương.


    Mỹ, Úc điều tàu chiến đến biển Đông nắn gân TQ
    Dưới đây là toàn văn bức thư:

    Kính gửi Bộ trưởng Esper,

    “Chúng tôi viết [thư này] để bày tỏ mối quan ngại trước các cuộc tập trận quân sự và các cuộc đối đầu trên biển gần đây của Trung Quốc nhằm thị uy và đe dọa các đồng minh và đối tác của chúng ta ở Châu Á-Thái B́nh Dương. Những động thái này nêu bật khả năng Tập Cận B́nh muốn lợi dụng cuộc khủng hoảng sức khỏe COVID-19 để thúc đẩy các yêu sách lănh thổ, đặc biệt là dọc theo vùng biển xung quanh Trung Quốc. Trong bối cảnh quân đội Mỹ đóng vai tṛ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh ở khu vực châu Á, chúng tôi đề nghị ngài tiếp tục có các bước tiến cần thiết để duy tŕ trạng thái sẵn sàng của các lực lượng quân sự Mỹ thuộc Bộ Chỉ huy Ấn Độ-Thái B́nh Dương trong khu vực.

    Kể từ cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 11/1, Quân đội Trung Quốc (PLA) đă tăng cường tần suất xâm lược không phận và hải phận của Đài Loan. Áp lực như vậy đang được gia tăng ở các khu vực khác, bao gồm ở Biển Hoa Đông với Nhật Bản và Biển Đông với Việt Nam. Như ngài đă biết, các sự cố được nêu dưới đây chỉ mô tả một phần nhỏ trong nhiều hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc tại khu vực phía Tây Thái B́nh Dương:

    Ngày 18/4, Trung Quốc khẳng định sẽ thiết lập hai khu vực hành chính mới ở Biển Đông tại Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa, một động thái vi phạm luật pháp quốc tế.

    Ngày 12/4, một nhóm tàu sân bay Trung Quốc di chuyển qua eo biển Đài Loan mà không báo trước cho quân đội nước này.

    Ngày 2/4, một tàu giám sát hàng hải Trung Quốc đă đâm và làm ch́m một tàu đánh cá Việt Nam ở Biển Đông, khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

    Ngày 31/3, hai chiếc phi cơ J-11 của Không quân Trung Quốc đă xâm phạm đường trung tâm ở eo biển Đài Loan.

    Ngày 30/3, tàu khu trục Nhật Bản va chạm với tàu đánh cá Trung Quốc.

    Ngày 16/3, máy bay cảnh báo sớm KJ-500 và máy bay chiến đấu J-11 của PLA đă bay qua vùng biển phía tây nam Đài Loan để tiến hành các cuộc tập trận chống tàu ngầm.


    Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio
    Chúng tôi lo ngại các hoạt động gần đây của PLA, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, là nhằm mục đích thăm ḍ khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ cũng như của các đồng minh và đối tác của chúng ta. Các hoạt động của PLA, và của các dân quân trên biển của Trung Quốc, là một lời nhắc nhở rơ ràng về sự cần thiết phải tăng cường năng lực chiến đấu của quân đội Hoa Kỳ theo Chiến lược Quốc pḥng Quốc gia, cũng như khuyến khích các đồng minh trong khu vực làm điều tương tự. Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực đáng kể và hiệu quả của ngài để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng quân đội Mỹ ở Thái B́nh Dương, và Mỹ có thể đảm bảo các cam kết quốc pḥng của ḿnh….”

    Cảm ơn nỗ lực không ngừng nghỉ của Ngài trong việc ḱm hăm sự hung hăng của Trung Quốc. Chúng tôi đă đọc báo cáo của Đô đốc Davidson gửi Nghị viện theo yêu cầu của Mục 1253, Đạo luật Ủy quyền Quốc pḥng 2020 của Hoa Kỳ, và hiểu được sự cần thiết phải có các khoản đầu tư quốc pḥng nhiều hơn vào khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương để hỗ trợ các cam kết và lợi ích rộng lớn hơn của Mỹ. Chúng tôi mong muốn được làm việc với Ngài để đảm bảo khả năng đảm bảo an ninh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương.

    Theo Florida Daily

  9. #189
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Dự luật mới nhắm thẳng vào chiến dịch tuyên truyền trên sóng Radio của Trung Quốc
    B́nh luậnDu Miên • 19:21, 26/04/20• 489 lượt xem


    Thượng nghị sĩ Ted Cruz tại Washington vào ngày 05/2/2020. (Sarah Silbiger / Getty Images)

    Thượng nghị sĩ Ted Cruz có kế hoạch giới thiệu một dự luật nhằm bít lại kẽ hở mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lợi dụng để thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền vào Hoa Kỳ thông qua một đài phát thanh ở Mexico.

    Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa từ tiểu bang Texas, ông Ted Cruz đă đề xuất dự luật nhằm đáp lại việc cấp giấy phép phát sóng cho đài phát thanh ở Mexico, nơi phát sóng tuyên truyền từ Đài truyền h́nh vệ tinh Phoenix thuộc sở hữu của ĐCSTQ. Trước đó, ông Cruz đă không thành công khi kêu gọi Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) ngăn chặn giấy phép này vào năm 2018.

    Dự luật được đề xuất này sẽ sửa đổi Đạo luật Brinkley để cấm FCC cấp giấy phép phát sóng cho các công ty mua đài phát thanh với ư định thay đổi ngôn ngữ chương tŕnh, “trừ khi FCC có thể chứng nhận rằng chương tŕnh sẽ không bị chi phối bởi một chính phủ hoặc đảng cầm quyền nước ngoài”. Tờ Washington Free Beacon là bên đầu tiên nhận được một bản sao của dự luật.

    Trong một tuyên bố, ông Cruz nói: “Trung Quốc không nên thiết lập cơ sở ở Mexico và phủ bóng lên nước Mỹ bằng chiến dịch tuyên truyền của ḿnh. Mỗi năm, ĐCSTQ chi hàng tỷ đô la để mua các cơ sở tin tức và tiến hành chiến tranh thông tin để mở rộng phạm vi tuyên truyền của ḿnh, đồng thời minh oan cho những sự thật phũ phàng và bất lợi cho chế độ chính trị chuyên chế của nó”.

    “Chúng tôi thấy điều này diễn ra ngay lúc này, khi các hăng thông tấn trên khắp đất nước nhại lại những tuyên truyền của Trung Quốc khi nói về đại dịch virus Corona - một đại dịch vốn đă có thể ngăn chặn được”.

    Một công ty Trung Quốc đă mua đài phát thanh Mexico XEWW vào năm 2018. Đài này hiện liên tục phát sóng những tuyên truyền của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ. Công ty này sau đó đă xin cấp giấy phép phát sóng, nhưng trong đơn đăng kư không đề cập đến các mối quan hệ của đài truyền h́nh này với Đài truyền h́nh vệ tinh Phoenix. Ví dụ: địa chỉ được liệt kê cho nội dung chương tŕnh vốn là một ṭa nhà thuộc sở hữu của Phoenix TV.

    Theo lời khai năm 2009 của bà Anne Marie-Brady, một thành viên toàn cầu tại Trung tâm Wilson, “Phoenix vốn là công ty tư nhân; tuy nhiên, nhà đầu tư chính hiện tại của nó là doanh nghiệp nhà nước China Mobile”. Vào năm 2016, Phoenix TV đă phát sóng những lời buộc tội các nhà sách Hồng Kông vi phạm luật kiểm duyệt của ĐCSTQ.

    China Mobile là một trong 3 công ty nhà nước Trung Quốc bị đe dọa bởi FCC vào ngày 24/4 về khả năng mất giấy phép trừ khi họ có thể chứng minh họ không chịu sự chi phối của ĐCSTQ.

    Ông Cruz dự định sẽ giới thiệu dự luật mới này khi Quốc hội hoạt động trở lại.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đă hỏi một phóng viên từ Phoenix TV rằng liệu cô ấy có làm việc cho một công ty truyền thông thuộc sở hữu của Trung Quốc. Người phóng viên này, Youyou Wang cho biết cô làm việc cho một công ty truyền thông tư nhân ở Hồng Kông. Tuy vậy, Phoenix TV có trụ sở tại Hồng Kông nhưng chỉ chỉ mang danh tư nhân trên giấy tờ. Một báo cáo năm 2019 của Viện Đại học Stanford Hoo Hoover cho biết Phoenix TV được “hoàn toàn kiểm soát bởi chính phủ Trung Quốc”.

    Du Miên

    Theo The Epoch Times

  10. #190
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Để đại dịch Covid-19 bùng lên từ Vũ Hán: Mỹ có trách nhiệm ǵ?


    Giáo sư Anthony Fauci (T) và tổng thống Donald Trump, trong cuộc họp báo tại Washington, Mỹ, ngày 10/04/2020 REUTERS/Yuri Gripas
    Trọng Thành
    Đại dịch Covid-19 lan khắp thế giới - khiến hơn 200.000 người chết - tiếp tục là mối lo sợ của nhân loại trong nhiều tháng tới, khi chưa có vác-xin và thuốc đặc hiệu. Trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để bệnh dịch bùng phát đang được nhiều quốc gia, tổ chức kêu gọi điều tra. Hoa Kỳ, dường như là một tác nhân không kém phần quan trọng trong đại dịch, lại ít được chú ư.


    Trong thời gian gần đây, giả thiết virus thoát ra từ pḥng thí nghiệm tại Vũ Hán được nói đến nhiều hơn. Thông tin về việc chính phủ Mỹ tài trợ cho Trung Quốc trong việc nghiên cứu các virus corona ở loài dơi bắt đầu được giới chuyên gia phân tích. Chuyên mục ‘‘Theo ḍng thời sự’’ của RFI giới thiệu một số thông tin về chủ đề này.

    ***

    Giả thiết về virus corona thoát ra khỏi pḥng thí nghiệm tại Vũ Hán dường như không phải là chuyện mới?
    Hồi giữa tháng 2/2020, vào lúc đại dịch Covid-19 c̣n hoành hành chủ yếu tại Trung Quốc, đă có một số tiếng nói cảnh báo khẩn thiết về khả năng virus corona mới lọt ra từ pḥng thí nghiệm tại chính thành phố Vũ Hán. Một đại diện của quan điểm này là nhà nhân chủng học người Mỹ Steven Westley Mosher, chuyên gia về dân số học Trung Quốc. Trong một bài viết đăng tải trên báo The New York Post, ngày 23/02/2020, mang tựa đề “Virus corona có thể đă thoát ra từ một pḥng thí nghiệm Trung Quốc”, ông đặc biệt chú ư đến quyết định mà chủ tịch Trung Quốc đưa ra trước đó ít hôm, coi việc ‘‘kiểm soát các nguy cơ về an toàn sinh học’’ là vấn đề ‘'an ninh quốc gia’’. Ông Tập Cận B́nh không nói ǵ về virus corona, nhưng ngay hôm sau, bộ Khoa Học và Công Nghệ Trung Quốc ra một thông tư quy định cụ thể về việc ‘‘quản lư an toàn sinh học tại các pḥng thí nghiệm liên quan đến các virus …, chẳng hạn virus corona mới’’.

    Nhà khoa học Mỹ đặt câu hỏi: Có bao nhiêu pḥng thí nghiệm về virus corona tại Trung Quốc? Ông tự trả lời, trên khắp Trung Quốc chỉ có một, và pḥng thí nghiệm đó nằm tại Vũ Hán, nơi dịch vừa bùng phát. Pḥng thí nghiệm nói trên thuộc Viện Virus Học Vũ Hán, là pḥng thí nghiệm vi sinh học duy nhất ở cấp 4, đủ tiêu chuẩn để nghiên cứu các loài virus nguy hiểm nhất.

    Điểm đáng chú ư khác là ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố phong tỏa Vũ Hán, thiếu tướng Trần Vi (Chen Wei), được coi là chuyên gia số một về chiến tranh sinh học của Quân Đội Trung Quốc, được cử ngay đến Vũ Hán để ngăn dịch. Theo nhật báo của Quân Đội Trung Quốc, tướng Trần Vi chuyên nghiên cứu về các loại virus corona kể từ dịch SARS.

    Nhà nhân chủng học Mosher cũng lưu ư đến một số thông tin khác cho giả thiết virus thoát ra từ pḥng thí nghiệm có nhiều khả năng xảy ra. Đó là virus SARS đă từng hai lần thoát ra khỏi một pḥng thí nghiệm ở Bắc Kinh và gây một số hậu quả, trước khi bị khống chế. Thứ hai là tại Trung Quốc, xảy ra t́nh trạng một số nhân viên bán các động vật pḥng thí nghiệm ra chợ để có thu nhập bổ sung. Một nhà khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh từng kiếm được tiền triệu nhờ bán khỉ và chuột ở pḥng thí nghiệm, trước khi bị phạt tù v́ tội này.

    Nhà khoa học Mỹ Steven Mosher cũng tố cáo việc chính quyền Trung Quốc tuyên truyền là chợ hải sản gần Viện Virus Học là nguồn gây bệnh chính, gây nhiễu loạn thông tin. Theo ông, các loài rắn bán tại chợ hải sản không thể mang virus corona, trong lúc loài dơi có thể mang virus corona th́ lại không thể có ở chợ hải sản.


    Các nghi vấn và bằng chứng liên quan đến khả năng virus thoát khỏi pḥng thí nghiệm, mà nhà nhân chủng học Mosher đặt ra là khá rơ. Tuy nhiên vào thời điểm đó, một quan điểm như vậy nh́n chung có xu hướng bị khá đông người làm khoa học liệt vào hàng thuyết âm mưu. Ngày 18/02/2020, trên mạng y học nổi tiếng The Lancet, một nhóm 27 khoa học gia hàng đầu trong ngành y tế từ 9 nước, đă ra một tuyên bố chung lên án các tin đồn không có cơ sở, theo đó những thông tin sai lầm về nguồn gốc virus gây bệnh Covid-19 có hại cho việc chia sẻ các thông tin khoa học về dịch bệnh. 27 khoa học gia nói trên không lên án đích danh giả thiết virus thoát ra từ pḥng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng khẳng địch chắc nịch: virus corona mới gây dịch bệnh có nguồn gốc từ tự nhiên.

    Giả thiết virus corona gây bệnh Covid-19 lọt khỏi pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán, gây dịch bệnh, đang ngày càng được chú ư hơn?
    Đúng là giả thiết virus corona ‘‘sổng chuồng’’ chưa được đông đảo giới chuyên gia thực sự coi là một chủ đề nghiêm túc vào thời điểm cách nay hai tháng. T́nh h́nh bắt đầu thay đổi khi đại dịch tràn ra toàn cầu, tấn công chính nước Mỹ. Chính quyền Donald Trump phải đổi giọng, từ chỗ ca ngợi Trung Quốc chống dịch thành công, sang chỗ lên án Bắc Kinh che giấu dịch, và tuyên bố sẽ tiến hành điều tra. Giả thiết virus sổng chuồng một lần nữa lại được truyền thông đặc biệt quan tâm.

    Trong bài tổng hợp ư kiến các chuyên gia về giả thiết virus thoát khỏi pḥng thí nghiệm Vũ Hán, báo Anh The Sunday Guardian, ngày 25/04/2020, đă chú ư đến ba nguồn thông tin quan trọng. Thứ nhất là một nghiên cứu của nhà khoa học Trung Quốc Tiểu Ba Đào (Botao Xiao). Trong một công tŕnh công bố ngày 12/02/2020, giáo sư công nghệ sinh học Đại học Công Nghệ Hoa Nam (Quảng Châu) nêu bật giả thiết là virus rất có thể đă thoát ra khỏi một pḥng thí nghiệm Vũ Hán. Nghiên cứu chỉ rơ nguy cơ từ pḥng thí nghiệm cách chợ hải sản Vũ Hán khoảng 300 mét, nơi bị coi là xuất phát nguồn lây chính. Theo ông Tiểu Ba Đào, pḥng thí nghiệm Vũ Hán chuyên nghiên cứu về các virus corona ở dơi.

    Đọc thêm : Covid-19: Pḥng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán, bài học lọc lừa
    Nguồn thông tin thứ hai là từ lănh sự quán Mỹ ở Vũ Hán. Cách nay hai năm, chính lănh sự quán Mỹ tại Vũ Hán đă gửi thông báo về Washington cho biết t́nh trạng an toàn kém tại Viện Virus Học Vũ Hán, trong thời gian tới có nguy cơ sẽ có đại dịch, do virus corona lây được từ người sang người.

    Giả thiết virus sổng chuồng có thêm sức nặng với nhận định của nhà sinh học phân tử Mỹ Richard H. Ebright, Đại học Rutgers, được coi là một chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực an toàn sinh học. Trả lời báo The Sunday Guardian, giáo sư Ebright cho biết: ‘‘Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Vũ Hán và Viện Virus Học Vũ Hán đang tiến hành một số dự án nghiên cứu lớn về các virus mới ở loài dơi. Tại pḥng thí nghiệm Vũ Hán có nhiều sưu tập về các virus mới, trong đó có loài virus rất gần với virus đang gây đại dịch’’. Theo chuyên gia Mỹ nói trên, có nguy cơ cao là một nhân viên pḥng thí nghiệm do sơ suất đă mang virus lọt ra ngoài, bên cạnh đó, chuyện lây nhiễm tại pḥng thí nghiệm đă từng xảy ra nhiều.

    Trong thời gian gần đây, truyền thông cũng cho biết thêm về việc Viện Virus Học Vũ Hán nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ để tiến hành các nghiên cứu về virus corona ở loài dơi. Viện Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH) tài trợ cho phía Trung Quốc 3,7 triệu đô la cho đề tài này.

    Hoa Kỳ đầu tư cho nghiên cứu về virus corona ở loài dơi tại Vũ Hán để làm ǵ ?
    Bài ‘‘V́ sao Mỹ đưa nghiên cứu về virus ở loài dơi sang Vũ Hán?’’ của báo mạng Asia Times, dẫn lại một nguồn tin từ báo Anh Daily Mail, theo đó việc tài trợ này diễn ra sau khi chính phủ Mỹ, năm 2014, quyết định cấm tiến hành các nghiên cứu can thiệp với các virus nguy hiểm, có nguồn gốc tự nhiên, khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn vốn có, để từ đó t́m kiếm các biện pháp đối phó trước.

    Các nghiên cứu - thuộc nhóm công tŕnh khoa học mang tên GOF (tên viết của Gain-of-Function research) - bị cấm tại Mỹ, sau khi xảy ra một số tai nạn về an toàn sinh học tại một số cơ sở có mức độ bảo đảm an ninh sinh học cao tại Mỹ, do các nhân viên không tuân thủ quy định. Vào thời điểm đó, Trung tâm Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ đă phải đóng cửa hai pḥng thí nghiệm v́ việc này.

    Năm 2015, lănh đạo Viện Quốc Gia về Các Bệnh Lây Nhiễm (National Institute of Allergy and Infectious Diseases - NIAID), bác sĩ Anthony Fauci, đă quyết định chuyển các nghiên cứu GOF sang pḥng thí nghiệm Vũ Hán, và cho phép cơ sở này nhận được tài trợ của chính phủ Mỹ.

    Hiện nay, chính phủ Mỹ đang bắt đầu điều tra về khoản tài trợ 3,7 triệu đô la cho pḥng thí nghiệm Vũ Hán, và truy t́m phần trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để xảy ra đại dịch. Một số chuyên gia thậm chí kêu gọi Washington tuyên chiến với Trung Quốc, nếu như virus Covid-19 đă được sử dụng để gây chiến tranh sinh học. Tuy nhiên, phần trách nhiệm của Hoa Kỳ dường như cũng được đặt ra, bởi pḥng thí nghiệm tại Vũ Hán nhận được tài trợ của Mỹ, theo mục tiêu được phía Mỹ đề ra. Dân biểu đảng Cộng Ḥa Matt Gaetz kêu gọi đ́nh chỉ ngay lập tức tài trợ của NIH cho các nghiên cứu về virus tại Trung Quốc.

    Thí nghiệm trên các loài virus nguy hiểm thiếu kiểm soát ?

    Không chỉ hiện nay mà từ khá lâu, đặc biệt từ năm 2017, trong giới khoa học quốc tế, lại có nhiều lo ngại về nguy cơ đại dịch do virus nguy hiểm thoát ra từ pḥng thí nghiệm, khi chính quyền Mỹ, thời tổng thống Donald Trump, ra quyết định cho phép tiến hành trở lại các nghiên cứu thuộc nhóm GOF ngay trên đất Mỹ.

    Tuần báo Pháp Le Point, trong một bài viết cuối năm 2017 mang tựa đề ''Có nên lo ngại việc Mỹ bật đèn xanh cho việc tạo ra các virus chết người?'', dẫn lại quan điểm của chính quyền Mỹ. Mục tiêu của Viện Quốc Gia Y Tế Mỹ (NIH), khi tiến hành các nghiên cứu đặc biệt nguy hiểm này, theo giám đốc NIH Francis Collins, là ‘‘giúp cho việc phát triển các chiến lược và phản ứng hiệu quả, đối với các yếu tố gây bệnh (trong tự nhiên) đang có sự phát triển đột biến, trở thành mối đe dọa với sức khỏe toàn xă hội’’. Việc các môi trường thiên nhiên hoang dă bị hủy diệt, trên quy mô lớn, khiến các loài virus nguy hiểm ngày càng có nguy cơ đe dọa xă hội con người là điều được các nhà khoa học liên tục cảnh báo.


    Trong số ba nhóm virus nguy hiểm được Hoa Kỳ chú ư nghiên cứu có các chủng virus corona. Chủ tịch cơ quan phụ trách an toàn sinh học quốc gia Mỹ (NSABB), ông Samul Stanley, vào thời điểm đó, giải thích rơ: ‘'Thiên nhiên chính là kẻ khủng bố sinh học vô cùng nguy hiểm, và chúng ta phải làm tất cả trong khả năng để hiểu biết của con người luôn đi trước một bước’’. Việc can thiệp để khiến một số loài virus trở nên nguy hiểm hơn, từ đó chủ động t́m cách đối phó, trước khi chúng đột biến một cách tự nhiên để nguy hiểm hơn, chính là đi theo mục tiêu này.

    Tuy nhiên, quan điểm này bị một bộ phận giới khoa học phản đối dữ dội. Chuyên gia về dịch tễ học Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm Đại học Minnesota (nguyên cố vấn đặc biệt của bộ Y Tế Mỹ về khủng bố sinh học), lo ngại là ‘‘một kế hoạch nghiên cứu biến đổi gien, khiến virus có thể lan truyền dễ dàng trong không khí (để từ đó t́m vác-xin đối phó) không hề hứa hẹn điều ǵ tốt lành’’. Nhiều nhà khoa học lo ngại ‘‘các quái vật’’ mới được tạo ra trong pḥng thí nghiệm.

    Chính phủ Mỹ có vai tṛ ǵ trong các nghiên cứu về virus corona tại Trung Quốc là câu hỏi c̣n đề ngỏ cho các thẩm định khoa học. Nhưng có một điều là chính phủ Mỹ có vai tṛ không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển các nghiên cứu về những loài virus cực kỳ nguy hiểm tại Trung Quốc. Nguy cơ các nghiên cứu như vậy gây đại dịch toàn cầu đă được chính nhiều nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo lâu nay.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 25-03-2013, 06:19 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 27-10-2011, 06:31 AM
  3. Cờ Vàng Trên Nón An Toàn Và Trên Áo Khoác
    By anhTS in forum Tin Việt Nam
    Replies: 8
    Last Post: 11-09-2011, 08:50 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •