Page 22 of 23 FirstFirst ... 12181920212223 LastLast
Results 211 to 220 of 225

Thread: Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

  1. #211
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    Mỹ mời Việt Nam đối thoại với “Bộ tứ kim cương” để tái cấu trúc chuỗi cung ứng


     17:33 12/05/2020


    Để dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, Mỹ đang lên kế hoạch thành lập “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng” bằng cuộc đối thoại nhóm “Bộ tứ kim cương”(Nhóm QUAD), gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand.





    Thời gian gần đây, nhóm 4 quốc gia Ấn Độ – Thái B́nh Dương, bao gồm Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và Hoa Kỳ đă chính thức nối lại cuộc đối thoại 4 bên sau 10 năm gián đoạn, nhóm đă nâng cấp thành đối thoại của các ngoại trưởng. Vào ngày 20/3, nhóm “Bộ tứ kim cương” đă mời thêm 3 quốc gia khác gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand cùng thảo luận, nhóm mới này được tờ India Times gọi là “Bộ tứ mở rộng” (QUAD Plus).

    Các quan chức ngoại giao từ các quốc gia đă tập trung thảo luận về vấn đề nóng nhất: COVID-19, cũng như bàn thảo phương thức chống lại sự lây lan của đại dịch. Trên trang chủ của tổ chức Heritage (chuyên đăng tải các cuộc đối thoại ngoại giao của Mỹ), nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh về COVID-19, nhưng các phóng viên thạo tin của Reuters (Anh) và Đài Truyền h́nh CGTV (Trung Quốc) đă chỉ ra rằng, “giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu” mới chính là vấn đề mấu chốt của cuộc đối thoại Bộ tứ mở rộng

    Để khẳng định cho nguồn tin này, Reuters dẫn lời phát biểu của ông Mike Pompeo, Ngoại trưởng Mỹ, trên sóng truyền h́nh CNN về việc mở rộng thành viên đối thoại: “Chúng tôi đang làm việc cùng những người bạn để thúc đẩy phát triển chung kinh tế toàn cầu”.

    Động thái của Mỹ và nhóm Bộ tứ mở rộng khiến truyền thông thế giới dậy sóng. Reuters hàm ư, Mỹ đang hướng đến việc xây dựng nhóm quốc gia “Mạng lưới kinh tế thịnh vượng”, c̣n Đài Truyền h́nh CGTV của Trung Quốc cho rằng, Mỹ đang đặt ra mục tiêu chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt.

    Reuters nhận định, chưa rơ những quốc gia nào sẽ nằm trong Mạng lưới kinh tế thịnh vượng, tuy nhiên, theo ông Pompeo đề cập, chính quyền Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với Việt Nam, Hàn Quốc, New Zealand, Úc, Ấn Độ và Nhận Bản, th́ đây sẽ là những quốc gia được Mỹ hướng đến nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Từ trước đến nay, các chuỗi cung ứng như nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm, các thiết bị y tế, thiết bị điện tử… của Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tờ Wall Street Journal chỉ ra rằng, COVID-19 đă phơi bày việc lệ thuộc của Mỹ vào nguồn cung ứng dược liệu thuốc, khi các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa, th́ thị trường dược phẩm của Mỹ rơi vào t́nh trạng đóng băng. Do đó, chính quyền của Tổng thống Donald Trump cần phải nhanh chóng dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

    Bản tin kinh tế ngày 4/5 của Reuters cũng nhấn mạnh, Mỹ đang thúc đẩy các sáng kiến rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Reuters dẫn lời một nhà phân tích giấu tên, Mạng lưới kinh tế thịnh vượng là phương án đa phương đầy bất ngờ của Mỹ.

    Trước động thái của Mỹ, CGTV đăng tải bài góc nh́n của Chuyên gia phân tích chính trị Andrew Korobko (Nga) vào ngày 4/5: “COVID-19 chỉ là cái cớ để Mỹ thực hiện cuộc dịch chuyển, và là cơ sở để Mỹ thúc đẩy kế hoạch xây dựng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng. Kế hoạch “Mỹ và những người bạn” như ông Pompeo phát biểu là tín hiệu cho cuộc chuyển dịch bắt đầu.

    Trong khi đó, Nikkei đăng tin độc quyền về việc Apple sẽ sản xuất khoảng 3 đến 4 triệu tai nghe không dây (Airpods) tại Việt Nam ngay trong quư 1/2020. Phải chăng Mạng lưới kinh tế thịnh vượng đă bắt đầu được kích hoạt?

    QUAD – gọi tắt của Đối thoại an ninh bốn bên, gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ, được Thủ tướng Shinzo Abe đưa ra vào năm 2007. QUAD tập trung thảo luận hợp tác các vấn đề kinh tế, quân sự và được giới phân tích nhận định, làm đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc.

    CafeF

  2. #212
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Tàu Hải quân Mỹ lại vào nam Biển Đông v́ ‘tự do hàng hải, hàng không’
    13/05/2020



    Tàu USS Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ hoạt động gần tàu thăm ḍ West Capella, 12//5/2020 (ảnh của Hải quân Mỹ)
    T

    Hải quân Hoa Kỳ ra thông cáo tối 12/5 nói một tàu tác chiến của họ trong cùng ngày đă hành quân biểu thị sự hiện diện gần tàu thăm ḍ West Capella mang cờ Panama.

    Thông cáo cho hay tàu tác chiến duyên hải USS Gabrielle Giffords, một biến thể của lớp tàu Independence, hoạt động ở vùng nam Biển Đông, và cuộc hành quân này đánh dấu lần thứ hai một tàu tác chiến duyên hải tuần tra ở đó kể từ khi con tàu tương tự là USS Montgomery đă hoạt động cùng tàu USNS Cesar Chavez hôm 7/5 trong cùng khu vực để hỗ trợ tự do hàng hải và hàng không.

    “Tính linh hoạt và đa năng của các tàu tác chiến duyên hải - biến thể của lớp tàu Independence - được triển khai luân phiên đến Đông Nam Á, là một yếu tố quyết định thế cờ”, Chuẩn Đô đốc Fred Kacher, chỉ huy Nhóm Tấn công Viễn chinh 7, nói trong thông cáo của Hải quân Mỹ.

    Vẫn theo lời chuẩn đô đốc, “Cũng như các hoạt động trước đây của tàu Montgomery, hoạt động của tàu Gabrielle Giffords gần tàu West Capella chứng tỏ chiều sâu của năng lực mà Hải quân Hoa Kỳ có trong tay ở khu vực này”.

    VOA đang tiếp tục cập nhật các chi tiết.

    (theo Hải quân Hoa Kỳ)

  3. #213
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    DARPA chuẩn bị ra mắt mạng lưới quỹ đạo của Bộ quốc pḥng Mỹ tương tự SpaceX Starlink.
    Ánh Dương • 15:51, 13/05/20• 132 lượt xem


    Giống như mạng Starlink, Blackjack sẽ trở thành một hệ thống các vệ tinh có quỹ đạo thấp bao phủ toàn cầu tương tự như các cḥm sao trên bầu trời Trái đất. (Ảnh: Flickr)

    DARPA đang chuẩn bị cho ra mắt mạng lưới quỹ đạo của quân đội Hoa Kỳ tương tự như Starlink của SpaceX, được gọi là Blackjack.

    Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc pḥng Tiên tiến, tiếng Anh là: Defense Advanced Research Projects Agency - DARPA, là một cơ quan của Bộ Quốc pḥng Mỹ, chịu trách nhiệm phát triển các công nghệ tiên tiến mới dùng cho quân đội. Mục tiêu của DARPA là đảm bảo sự vượt trội về công nghệ quân sự của Quân đội Mỹ, pḥng ngừa sự xuất hiện bất ngờ các phương tiện kỹ thuật vũ khí mới và hỗ trợ các nghiên cứu đột phá để thu hẹp khoảng cách giữa nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của họ trong lĩnh vực quân sự.

    Hệ thống mạng Blackjack
    Vệ tinh đầu tiên cho mạng Blackjack sẽ ra mắt vào cuối năm nay, theo báo cáo của C4ISRNET. Mặc dù có rất nhiều công việc như thử nghiệm, mô phỏng và phóng tên lửa lên quỹ đạo cần phải hoàn thiện trước khi dự án Blackjack hoàn thành, động thái ra mắt mạng lưới này là bước đầu tiên quan trọng đối với mạng lưới liên lạc quân sự toàn cầu mới của Hoa Kỳ.

    Hệ thống đầu tiên
    Giống như mạng Starlink, Blackjack sẽ trở thành một hệ thống các vệ tinh có quỹ đạo thấp bao phủ toàn cầu tương tự như các cḥm sao trên bầu trời Trái đất.

    “Blackjack t́m cách phát triển và xác nhận các yếu tố quan trọng của mạng tự trị tốc độ cao toàn cầu trong Quỹ đạo thấp của Trái đất’’, theo tuyên bố của DARPA cung cấp cho C4ISRNET, “chứng minh khả năng có thể cung cấp cho Bộ Quốc pḥng khả năng kết nối cao, phản ứng nhanh và bao phủ liên tục toàn bộ bầu trời’’.

    Kế hoạch dự án
    Sự ra mắt sắp tới của vệ tinh Mandrake 1, cũng như ba lần phóng tiếp theo được lên kế hoạch cho năm 2021, sẽ đóng vai tṛ tŕnh diễn nguyên mẫu cho một số công nghệ dự kiến của mạng Blackjack hoàn chỉnh. Chúng bao gồm xử lư siêu máy tính, liên lạc với hệ thống radio chiến thuật và liên lạc giữa các vệ tinh.

    “Vấn đề quan trọng là chúng tôi có được bản thiết kế chuẩn xác’’, Giám đốc chương tŕnh Blackjack Paul Thomas nói với C4ISRNET. “Trước tiên, chúng tôi tập trung vào các trạm vũ trụ và hệ thống thiết bị thí nghiệm không gian, sau đó là hệ thống quản lư nhiệm vụ tự trị, mà chúng tôi gọi là Pit Boss. Chúng tôi biết trước rằng chúng tôi sẽ bắt đầu tích hợp hai trạm vũ trụ quân sự đầu tiên vào mùa hè tới cùng với việc ra mắt kết nối chia sẻ vào cuối năm 2021, sau đó là các phần c̣n lại của hệ thống cḥm sao Blackjack vào năm 2022’’.

    Giới thiệu DARPA
    Tổ chức tiền thân của DARPA là Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Tiên tiến (the Advanced Research Projects Agency (ARPA)), được Tổng thống Dwight D. Eisenhower thành lập vào năm 1958, là phản ứng của Mỹ đối với vụ phóng vệ tinh Sputnik thành công của Liên Xô năm 1957. Ngay từ khi thành lập, nhiệm vụ của Cơ quan này là đảm bảo cho Mỹ tránh được sự bất ngờ về công nghệ trong tương lai.[3] Bằng cách cộng tác giữa nghiên cứu hàn lâm, sản xuất công nghiệp và các đối tác của chính phủ, DARPA đă xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu và phát triển để mở rộng các giới hạn về khoa học và công nghệ, thường ngoài phạm vi các yêu cầu quân sự của Mỹ.

    DARPA hiện có 6 Văn pḥng Kỹ thuật để quản lư danh mục nghiên cứu của Cơ quan và hai Văn pḥng bảo đảm để quản lư các dự án đặc biệt và hiệu quả chuyển giao. Tất cả các văn pḥng đều báo cáo trực tiếp cho Giám đốc DARPA:

    Văn pḥng Điều hành thích nghi: là một trong 2 văn pḥng mới do Giám đốc DARPA Regina Dugan thành lập năm 2009. 04 lĩnh vực dự án của văn pḥng này là: chuyển giao công nghệ; đánh giá; sản xuất nhanh và các hệ thống thích nghi.
    Văn pḥng Khoa học Quốc pḥng: theo đuổi mạnh mẽ các công nghệ hứa hẹn nhất trong phạm vi rộng của các cộng đồng nghiên cứu khoa học và kỹ thuật và phát triển các công nghệ đó thành những khả năng quân sự quan trọng mới.
    Văn pḥng Đổi mới thông tin: có nhiệm vụ đảm bảo tính ưu việt của công nghệ ở Hoa Kỳ trong tất cả các lĩnh vực mà thông tin có thể mang lại lợi thế quân sự quyết định.
    Văn pḥng Công nghệ Vi hệ thống: có nhiệm vụ tập trung vào tích hợp vi mạch điện tử, quang tử và hệ các hệ thống vi cơ điện tử (MEMS).
    Văn pḥng Công nghệ Chiến lược: có nhiệm vụ tập trung vào các công nghệ có vai tṛ ảnh hưởng toàn cầu và liên quan đến các đa dịch vụ.
    Văn pḥng Công nghệ Chiến thuật: tham gia vào các nghiên cứu quân sự tiên tiến có rủi ro cao, nhấn mạnh phương pháp "hệ thống" và "hệ thống con" để phát triển các hệ thống hàng không, vũ trụ và đất liền cũng như bộ vi xử lư nhúng và các hệ thống điều khiển.
    Văn pḥng Công nghệ Sinh học: khuyến khích, thể hiện và chuyển giao các nghiên cứu cơ bản, các khám phá và ứng dụng đột phá mà nó tích hợp sinh học, kỹ thuật và khoa học máy tính cho an ninh quốc gia.
    Ánh Dương

    Theo Futurism/wiki

  4. #214
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc v́ đàn áp Tân Cương
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 08:48, 15/05/20• 143 lượt xem


    Cảnh sát Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tháng 7/2009 (Ảnh: Guang Niu/Getty Images)

    Dự luật được thông qua với sự đồng thuận 100%, trong đó yêu cầu trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

    Thượng viện Mỹ hôm 14/5 thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương, theo hăng tin Reuters.

    Dự luật do thượng nghị sĩ Cộng ḥa Marco Rubio và thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez đề xuất, được thông qua với sự đồng thuận của toàn bộ thượng nghị sĩ.

    Dự luật yêu cầu Nhà Trắng đệ tŕnh báo cáo lên quốc hội trong ṿng 180 ngày, xác định những người chịu trách nhiệm ngược đăi người Duy Ngô Nhĩ. Những cá nhân này sẽ bị trừng phạt bằng những h́nh thức như đóng băng tài sản ở Mỹ và bị từ chối nhập cảnh.

    Dự luật sẽ được gửi đến Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát để xem xét. Nếu Hạ viện thông qua, dự luật tiếp tục được đưa tới Nhà Trắng để Tổng thống Donald Trump quyết định kư thành luật.

    Hồi tháng 11/2019, Hạ viện Mỹ cũng thông qua dự luật Sự can thiệp với người Duy Ngô Nhĩ và Phản ứng Nhân đạo Thống nhất Toàn cầu (Dự luật Duy Ngô Nhĩ) năm 2019. Dự luật cho phép chính phủ Mỹ xác định và trừng phạt quan chức chịu trách nhiệm trong việc giam hàng loạt thành viên nhóm dân tộc thiểu số ở khu tự trị Tân Cương, bao gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.


    Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc trong cuộc họp của phái đoàn Tân Cương tại Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc ở Bắc Kinh tháng 3/2019. (Ảnh: AFP/Getty Images)
    Dự luật mới được Thượng viện thông qua cũng đề cập đến Trần Toàn Quốc và cựu phó bí thư đảng ủy Tân Cương Chu Hải Luân. Trung Quốc từng cảnh báo sẽ hành động trả đũa nếu ông Trần bị Mỹ trừng phạt.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đă tức giận với dự luật của Mỹ trong cuộc họp báo ngày 4/12. Bà Oánh nói: "Bất cứ ai muốn kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua vấn đề Hồng Kông và các vấn đề liên quan đến Tân Cương, đó chỉ là mơ tưởng hăo huyền".

    Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương
    Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Trong khi, chính quyền Bắc Kinh lại tuyên bố các cơ sở đó là "trung tâm đào tạo nghề".


    H́nh ảnh ngày 31/5/2019 cho thấy những phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong trại tập trung ở Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: GREG BAKER/AFP via Getty Images)
    Tháng 11/2019, tờ New York Times có tài liệu 403 trang của nội bộ ĐCSTQ, trong đó nêu chi tiết cách chính quyền tổ chức và ứng phó đàn áp quy mô lớn.

    Ngoài ra, gần đây có thông tin về việc các quan chức của ĐCSTQ đang nghiên cứu công nghệ "phác họa sinh lư DNA" (DNA phenotyping). Thông qua thu thập mẫu máu người Tân Cương Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác sẽ làm tăng cơ sở dữ liệu cho hệ thống giám sát, nhận diện khuôn mặt và năng cao khả năng theo dơi những người biểu t́nh.

    Những tin tức này khiến cộng đồng thế giới bị sốc, và nhiều người cũng lên án hành vi của ĐCSTQ. Cư dân mạng đă liên tục b́nh luận:

    "ĐCS Trung Quốc chà đạp lên dân chủ tự do, văn hóa và tôn giáo. Kẻ không có tư cách để nói người khác nhất chính là ĐCSTQ".
    “Hoa Kỳ cũng không phải dùng luật pháp để tới Trung Quốc bắt giữ những quan chức Trung Quốc bức hại nhân quyền. Hoa Kỳ chỉ đưa ra chính sách hạn chế những kẻ bức hại, không cho phép họ nhập cảnh hoặc nhập quốc tịch Mỹ. Đó là chính sách quản lư của nội bộ Hoa Kỳ đúng không!”.
    "Không chỉ Tân Cương, cũng nên thông qua cả dự luật Tây Tạng! Hăy cho ĐCSTQ biết rằng không thể cai trị đất nước bằng bạo lực!"

  5. #215
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Covid-19 : Donald Trump dọa cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc


    Tổng thống Mỹ Donald Trump tới thăm cơ sở cung cấp thiết bị y tế Owens & Minor, Allentown, Pennsylvania, Hoa Kỳ, ngày 14/05/2020. REUTERS - CARLOS BARRIA
    Thanh Phương
    Hôm qua, 14/05/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump đă dọa sẽ cắt đứt mọi quan hệ với Trung Quốc và tuyên bố là không muốn nói chuyện với chủ tịch Tập Cận B́nh nữa.



    Từ nhiều ngày qua, chủ nhân Nhà Trắng vẫn nói rằng lẽ ra đă không có nhiều người chết v́ virus corona như thế (cho đến nay đă gần 300.000 người trên toàn thế giới), nếu Trung Quốc đă hành động có trách nhiệm ngay từ khi virus xuất hiện ở thành phố Vũ Hán.

    Trong bài trả lời phỏng vấn với đài Fox Business, được phát hôm qua, tổng thống Trump cho biết ông « rất thất vọng » về thái độ của Bắc Kinh và loại trừ khả năng nói chuyện trực tiếp với đồng nhiệm Tập Cận B́nh để làm giảm căng thẳng giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

    Trong những ngày qua, ông Donald Trump đă nêu lên khả năng áp các thuế quan mang tính trừng phạt đối với Trung Quốc. Nhưng hôm qua, khi được hỏi về các biện pháp trả đũa Bắc Kinh, tổng thống lại không trả lời trực tiếp, mà chỉ dọa xuông và khẳng định : « Nếu cắt đứt mọi quan hệ, chúng ta sẽ tiết kiệm được 500 tỷ đôla ».

    Đáp lại lời đe dọa của ông Trump, hôm nay, qua lời một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao, Trung Quốc đă kêu gọi tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

    Về t́nh h́nh dịch bệnh tại Mỹ, theo các số liệu do đại học Johns Hopkins công bố hôm qua, trong ṿng 24 giờ, đă có thêm gần 1.800 người chết v́ Covid-19, nâng tổng số tử vong lên 85.813 người.

    Trong khi đó, ra điều trần trước Hạ Viện Mỹ hôm qua, bác sĩ Rick Bright, cựu giám đốc cơ quan của chính phủ Mỹ đặc trách phát triển thuốc điều trị Covid-19, đă cáo buộc chính quyền Trump đă phớt lời những lời báo động của ông. Rick Bright đă bị cách chức hôm 20/04 vừa qua.

    Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường tŕnh :

    Khuôn khổ hành động của chúng ta đang bị thu hẹp. Nếu chúng ta không củng cố khả năng ứng phó ngay bây giờ, dựa trên cơ sở khoa học, tôi e rằng dịch bệnh sẽ trầm trọng hơn và kéo dài.

    Bác sĩ Bright tuyên bố như trên trước khi nói thêm : Nếu không có sự chuẩn bị tốt hơn, mùa đông tới sẽ là mùa đông u ám nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại.

    Nhà khoa học này chỉ trích những sai sót nghiêm trọng của chính quyền Donald Trump trong việc xử lư dịch bệnh. Ông khẳng định : Chúng ta lẽ ra phải làm tốt hơn, chúng ta lẽ ra có thể làm tốt hơn. Bác sĩ Rick Bright cho biết ông đă nhiều lần cố gắng báo động lên cấp trên ngay từ tháng 1 về t́nh trạng khan hiếm thiết bị y tế.

    Ông nói : Đă có hàng chục lời báo động, và tôi đă chuyển tất cả cho các quan chức có liên quan. Lần nào tôi cũng vấp phải thái độ thờ ơ. Họ nói là đang bận quá, rằng chưa có kế hoạch ǵ, rằng họ không biết ai là người đặc trách việc cung cấp các thiết bị y tế đó. Nhiều lư do để thoái thác, nhưng không hề có hành động nào.

    Sau những lời cáo buộc nói trên, bộ Y Tế Mỹ đă phản công, cáo buộc bác sĩ Rick Bright âm mưu đưa thông tin sai lạc. Tổng thống Donald Trump th́ gọi vị bác sĩ này là một người cay đắng, bất măn.

  6. #216
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Hoa Kỳ mời Việt Nam tham dự diễn tập hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC 2020
    RFA
    2020-05-15

    Cuộc diễn tập hải quân RIMPAC 2018.
    AFP
    Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 14/5 xác nhận với Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ Việt Ngữ về việc mời Việt Nam tham gia cuộc diễn tập hải quân lớn nhất thế giới RIMPAC năm nay cùng với 25 nước.

    Bà Rochelle Rieger người phát ngôn của Chỉ huy Hạm đội 3, Hải quân Hoa Kỳ cho biết, tất cả 25 quốc gia đă từng cùng Mỹ tham gia diễn tập RIMPAC 2018 đă chính thức được mời trở lại tham dự RIMPAC 2020 và năm nay trong số này có hiện diện Việt Nam. Trung Quốc, nước bị rút lời mời năm 2018, đến nay vẫn không có tên trong danh sách tham gia cuộc diễn tập.

    Cùng với Việt Nam và nhiều đồng minh của Mỹ, các nước Đông Nam Á có tên trong danh sách mời gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Singapore.

    Theo VOA Việt Ngữ hiện chưa rơ phía Việt Nam có nhận lời mời tham dự RIMPAC 2020 hay không. Vào năm 2018 Bộ Quốc pḥng Việt Nam cử tám sỹ quan tham mưu đi dự.

    Bà Rieger cho biết danh sách các quốc gia xác nhận tham gia sẽ được đăng tải trên trang mạng của RIMPAC trước khi cuộc diễn tập.

    Diễn tập hải quân Vành đai Thái B́nh Dương (RIMPAC) được cho là cuộc diễn tập hải quân lớn nhất thế giới diễn ra hai năm một lần và năm nay diễn ra trên vùng biển khu vực Hawaii bắt đầu từ ngày 17 đến 31 tháng 8 do các quan ngại về coronavirus.

    Các hoạt động chính dự kiến gồm thao dượt chống tàu ngầm, đánh chặn hàng hải và diễn tập bắn đạn thật. Hải quân Mỹ cho biết đang tiếp tục ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, nên RIMPAC 2020 sẽ không có các sự kiện giao lưu trên bờ.

  7. #217
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    Mỹ kêu gọi thả Ban Thiền Lạt Ma đă bị ĐCSTQ bắt cóc 25 năm trước
    Bảo Minh•Chủ Nhật, 17/05/2020 • 646 Lượt Xem
    Năm 1995, chính quyền ĐCSTQ đă bắt đi cậu bé 6 tuổi người Tây Tạng tên là Gedhun Choekyi Nyima – người được xác định chính là hoá thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma (Panchen Lama) thứ 10. Đây là chức vị tâm linh cao thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama). 25 năm đă trôi qua, số phận của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 này vẫn c̣n là một ẩn số.


    H́nh ảnh kêu gọi thả Ban Thiền Lạt Ma của Free Tibet: Bên trái là ảnh Ban Thiền Lạt Ma hồi nhỏ, bên phải là ảnh đồ hoạ dự đoán h́nh ảnh Ban Thiền Lạt Ma trong thời điểm hiện tại.
    Ngày 17/5 năm nay đánh dấu tṛn 25 năm kể từ ngày chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng vũ lực bắt đi cậu bé 6 tuổi Gendun Choeki Nyima và gia đ́nh của cậu từ một thị trấn xa xôi thuộc khu tự trị Tây Tạng.

    Tháng 5 năm 1995, cậu bé Gendun Choeki Nyima được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn làm Ban Thiền Lạt Ma, nhân vật quan trọng thứ hai trong Phật giáo Tây Tạng. Cậu được xác định là hoá thân của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ 10.

    Không chấp nhận điều này, ĐCSTQ đă bắt cóc Gendun Choeki Nyima và tự đưa một cậu bé khác tên là Gyaltsen Norbu làm Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 11 chỉ vài tháng sau đó, bất chấp việc người này không được Đức Đạt Lai Lạt Ma và người dân Tây Tạng công nhận.

    Kể từ đó, Ban Thiền Lạt Ma “giả” tham gia diễu hành và các hoạt động hàng năm ở Tây Tạng cùng với cảnh sát, quan chức. Ngoài thời gian đó, người này bị quản thúc tại Bắc Kinh và không bao giờ được phép đi lại tự do hoặc nói chuyện cởi mở với người nước ngoài.


    Gyaltsen Norbu, Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 “giả” do ĐCSTQ dựng lên, tại Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc ở Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, tháng 3/2015 (Ảnh: Getty Images)

    Cách đây 5 năm, trong một lần hiếm hoi trả lời truyền thông liên quan đến vụ việc, ông Norbu Dunzhub – thành viên Ban Mặt trận thống nhất Khu tự trị Tây Tạng – cho biết cậu bé Tây Tạng “mất tích” 20 năm trước đây, tức Ban Thiền Lạt Ma thật, hiện sống “cuộc đời b́nh thường” và “không muốn bị quấy rầy.”

    Từ đó đến nay, không có thêm tin tức nào của vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 thật được truyền ra.

    > Đàn áp tôn giáo của Trung Quốc có thể sánh ngang với thời Đức Quốc Xă

    Mới đây, Mỹ đă yêu cầu Trung Quốc thả vị Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 này.

    “Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào, và chúng tôi sẽ tiếp tục gây áp lực để chính quyền Trung Quốc phải thả Ban Thiền Lạt Ma thứ 11 ra, để Ngài được tự do,” Đại sứ Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback nói với các phóng viên trong một cuộc gọi hôm 14/5 vừa qua.

    Ông Brownback cho biết đây là việc quan trọng, bởi theo truyền thống, Ban Thiền Lạt Ma tái sinh sẽ có nhiệm vụ t́m hoá thân mới của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi người tiền nhiệm viên tịch.

    Hiện Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, đang sống lưu vong ở Ấn Độ và đă bước sang tuổi 85. Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với Reuters năm 2019, ông nói sau khi ông qua đời, có thể ông sẽ đầu thai tại Ấn Độ, và cảnh báo bất cứ người nào được chỉ định bởi Bắc Kinh để kế tục vị trí của ông không nên được tôn trọng.

    Chính quyền Bắc Kinh đă phản bác lại phát biểu này, cho biết Trung Quốc có các điều luật quản lư sự luân hồi của Phật sống và Đạt Lai Lạt Ma hiện tại cũng phải tuân thủ điều này.

    “Việc đầu thai của Phật sống, bao gồm Đạt Lai Lạt Ma, phải tuân theo pháp luật Trung Quốc và các quy định, và theo nghi lễ tôn giáo cũng như tập tục lịch sử,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng nói.

    Năm 2007, Ban quản lư nhà nước về vấn đề Tôn giáo Trung Quốc ban hành Các biện pháp về Quản lư sự Đầu thai của Phật sống. (Hiện tại Ban quản lư nhà nước về vấn đề Tôn giáo được đặt ngay trực tiếp dưới quyền điều khiển của Bộ Mặt trận Trung Ương thống nhất của ĐCSTQ).

    Điều 2 của Luật Quản lư đầu thai Phật sống quy định rằng “sự luân hồi của một Phật sống phải tuân theo các nguyên tắc bảo vệ sự thống nhất quốc gia, bảo vệ sự ḥa hợp tôn giáo và xă hội và duy tŕ trật tự của Phật giáo Tây Tạng”. Ngoài ra luật c̣n yêu cầu “sự tái sinh của Phật sống không được bị can thiệp và kiểm soát bởi bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào bên ngoài đất nước”.

    > Bắc Kinh: Đạt Lai Lạt Ma luân hồi phải theo luật Trung Quốc

    Trong khi đó, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) mới đây cũng nhắc lại lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao t́m người cho vị trí “Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng.”

    Việc bổ nhiệm Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng được quy định bởi “Đạo luật chính sách Tây Tạng” năm 2002, tuy nhiên vị trí này đă bị bỏ trống kể từ ngày 20/1/2017.

    “ĐCSTQ đang cố gắng xóa đi bản sắc độc đáo của Phật giáo Tây Tạng,” Ủy viên USCIRF Gary Bauer lưu ư.

    “Chúng ta cần sử dụng tất cả các công cụ chính sách có sẵn, bao gồm cả vị trí Điều phối viên đặc biệt cho các vấn đề Tây Tạng, để chống lại với mối đe dọa nghiêm trọng này đối với tự do tôn giáo,” ông nói.

    Sophie Richardson, giám đốc phụ trách vấn đề Trung Quốc của tổ chức Theo dơi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng đă đăng bài b́nh luận trên The Diplomat, chỉ trích ĐCSTQ v́ đă bức hại tự do tôn giáo ở Tây Tạng, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh “cần thể hiện sự tôn trọng thực sự đối với tôn giáo ở Tây Tạng, các tín đồ và các nhà lănh đạo hiện tại của họ, bắt đầu từ Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại,” đồng thời thả ngay Ban Thiền Lạt Ma và gia đ́nh ông – những người đă bị ĐCSTQ bắt cóc 25 năm trước.

    Tổ chức Free Tibet (Tự do cho Tây Tạng) gần đây đă kêu gọi kư tên thỉnh nguyện để gây sức ép lên chính quyền ĐCSTQ về việc thả Ban Thiền Lạt Ma.

    Bảo Minh (tổng hợp)

  8. #218
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Hải Quân Mỹ đưa 7 tàu ngầm nguyên tử tới Biển Đông
    May 18, 2020 cập nhật lần cuối May 18, 2020

    Tàu ngầm nguyên tử USS Alexandria chuẩn bị rời căn cứ tại đảo Guam đến vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương ngày 5 Tháng Năm, 2020. (H́nh: US Navy)
    HONOLULU, Hawaii (NV) – Hải Quân Mỹ đưa ít nhất 7 tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn tới khu vực Biển Đông để biểu dương lực lượng, bảo vệ hành lang Ấn Độ-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở.

    Tin cho hay, 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử trang bị hỏa tiễn tấn công tầm xa đă rời căn cứ tại đảo Guam, và một số nữa căn cứ tại Pearl Harbor, Hawaii và tại San Diego, California, được điều động tới khu vực Biển Đông.

    Hành động này nằm trong “chiến dịch phản ứng bất ngờ” nhằm tiếp tục chứng tỏ cho Bắc Kinh biết Hải Quân Mỹ với các lực lượng khác nhau vẫn có sức mạnh vượt trội ở khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương.

    Chiến dịch được tiến hành trong sứ mạng hậu thuẫn cho chính sách “tự do và mở” của khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương mà Ngũ Giác Đài cổ vơ từ mấy năm qua. Những tháng gần đây, các viên chức chính phủ cũng như tướng lănh Mỹ theo nhau đả kích Bắc Kinh lợi dụng lúc cả thế giới dồn mọi nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19 để chèn ép các nước nhỏ ở phía Nam.


    Tàu ngầm Mỹ tập trận chung với chiến hạm ở biển phía Tây Philippines. (H́nh: US Navy)
    Ngũ Giác Đài đă cho mẫu hạm nguyên tử, oanh tạc cơ chiến lược, tàu chở trực thăng tập trận trên Biển Đông, gồm cả việc cho một số chiến hạm, đi vào bên trong phạm vi 12 hải lư, thách đố tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa. Nay thấy đưa thêm một loạt nhiều tàu ngầm nguyên tử tới khu vực.

    “Hoạt động của chúng tôi là để chứng tỏ sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia và tự do theo luật lệ quốc tế.” Đề Đốc Blake Converse, chỉ huy trưởng lực lượng tàu ngầm khu vực Thái B́nh Dương nói với báo giới tại căn cứ Pearl Harbor.

    Các tàu ngầm tấn công nói trên đều được trang bị thủy lôi và hỏa tiễn hành tŕnh tầm xa Tomahawk bên cạnh khả năng thực hiện các cuộc trinh sát bí mật. Lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái B́nh Dương hùng hậu nhất so với các khu vực khác.

    Cách đây ít lâu, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mark Asper chỉ trích, “Trong khi nhiều quốc gia đối phó với dịch bệnh th́ lại có nước lợi dụng cuộc khủng hoảng này để hành động, gây thiệt hại cho nước khác.”

    “Chúng tôi thấy hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông như đe dọa chiến hạm Philippines, đâm ch́m tàu cá Việt Nam, lại c̣n uy hiếp hoạt động ḍ t́m dầu khí của những nước khác,” ông Asper nói. (TN) (kn)

  9. #219
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Hải Quân Mỹ đưa 7 tàu ngầm nguyên tử tới Biển Đông
    May 18, 2020 cập nhật lần cuối May 19, 2020

    Tàu ngầm nguyên tử USS Alexandria chuẩn bị rời căn cứ tại đảo Guam đến vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương ngày 5 Tháng Năm, 2020. (H́nh: US Navy)
    HONOLULU, Hawaii (NV) – Hải Quân Mỹ đưa ít nhất 7 tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn tới khu vực Biển Đông để biểu dương lực lượng, bảo vệ hành lang Ấn Độ-Thái B́nh Dương tự do và rộng mở.

    Báo điện tử Daily Express của Anh Quốc hôm 18 Tháng Năm cho hay, 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử trang bị hỏa tiễn tấn công tầm xa đă rời căn cứ tại đảo Guam, và một số nữa căn cứ tại Pearl Harbor, Hawaii và tại San Diego, California, được điều động tới khu vực Biển Đông.

    Hành động này nằm trong “chiến dịch phản ứng bất ngờ” nhằm tiếp tục chứng tỏ cho Bắc Kinh biết Hải Quân Mỹ với các lực lượng khác nhau vẫn có sức mạnh vượt trội ở khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương.

    Chiến dịch được tiến hành trong sứ mạng hậu thuẫn cho chính sách “tự do và mở” của khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương mà Ngũ Giác Đài cổ vơ từ mấy năm qua. Những tháng gần đây, các viên chức chính phủ cũng như tướng lănh Mỹ theo nhau đả kích Bắc Kinh lợi dụng lúc cả thế giới dồn mọi nỗ lực đối phó với đại dịch COVID-19 để chèn ép các nước nhỏ ở phía Nam.


    Tàu ngầm Mỹ tập trận chung với chiến hạm ở biển phía Tây Philippines. (H́nh: US Navy)
    Ngũ Giác Đài đă cho mẫu hạm nguyên tử, oanh tạc cơ chiến lược, tàu chở trực thăng tập trận trên Biển Đông, gồm cả việc cho một số chiến hạm, đi vào bên trong phạm vi 12 hải lư, thách đố tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa. Nay thấy đưa thêm một loạt nhiều tàu ngầm nguyên tử tới khu vực.

    “Hoạt động của chúng tôi là để chứng tỏ sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích quốc gia và tự do theo luật lệ quốc tế.” Đề Đốc Blake Converse, chỉ huy trưởng lực lượng tàu ngầm khu vực Thái B́nh Dương nói với báo giới tại căn cứ Pearl Harbor.

    Các tàu ngầm tấn công nói trên đều được trang bị thủy lôi và hỏa tiễn hành tŕnh tầm xa Tomahawk bên cạnh khả năng thực hiện các cuộc trinh sát bí mật. Lực lượng Hải Quân Hoa Kỳ tại khu vực Thái B́nh Dương hùng hậu nhất so với các khu vực khác.

    Cách đây ít lâu, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Mark Asper chỉ trích, “Trong khi nhiều quốc gia đối phó với dịch bệnh th́ lại có nước lợi dụng cuộc khủng hoảng này để hành động, gây thiệt hại cho nước khác.”

    “Chúng tôi thấy hành vi hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông như đe dọa chiến hạm Philippines, đâm ch́m tàu cá Việt Nam, lại c̣n uy hiếp hoạt động ḍ t́m dầu khí của những nước khác,” ông Asper nói. (TN) (kn)

  10. #220
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Không quân Hoa Kỳ ra mắt tàu vũ trụ X-37B cho nhiệm vụ bí mật thứ sáu
    B́nh luậnÁnh Dương • 22:37, 20/05/20• 57 lượt xem


    Không quân Hoa Kỳ đă ra mắt máy bay không người lái tái sử dụng công nghệ cao X-37B, c̣n được gọi là Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo, từ Cape Canaveral ở Florida vào ngày 17 tháng 5 cho nhiệm vụ thứ sáu trong không gian.

    Tàu vũ trụ X-37B chạy bằng năng lượng mặt trời, được vận hành bằng điều khiển từ xa, đă cất cánh sau thời gian tŕ hoăn 24 giờ do thời tiết xấu.


    @EsperDoD

    @EsperDoD
    Congratulations on the 6th mission of the X-37B reusable spacecraft @SpaceForceDoD @USAirForce @AF_Academy.

    View image on Twitter
    1,631
    9:57 AM - May 17, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    470 people are talking about this
    “Chúc mừng nhiệm vụ thứ 6 của tàu vũ trụ tái sử dụng X-37B’’, Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper đă viết trên Twitter sau khi phóng thành công.

    Máy bay không gian bí ẩn sẽ triển khai một vệ tinh nghiên cứu nhỏ có tên FalconSAT-8, sẽ dành một khoảng thời gian khá lâu trong không gian để thực hiện một số thí nghiệm, Bộ trưởng Không quân và là người đứng đầu Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ mới thành lập, bà Barbara Barrett, cho biết hồi đầu tháng này.

    “X-37B này sẽ tổ chức nhiều thử nghiệm hơn bất kỳ nhiệm vụ nào trước đó’’, bà ấy nói.


    Ngày 5 tháng 5 năm 2020, bức ảnh do Lực lượng Vũ trụ Hoa Kỳ cung cấp cho thấy tên lửa Atlas 5 mang theo Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo X-37B tại Cape Canaveral, Florida (Ảnh: United Launch Alliance / USSF)
    Các quan chức không nói chính xác thời gian tàu vũ trụ sẽ ở lại quỹ đạo lần này hoặc mục đích của nhiệm vụ. Tuy nhiên, ông Jim Chilton, phó chủ tịch cấp cao của nhà phát triển X-37B của Boeing, lưu ư rằng thời gian thực hiện nhiệm vụ cho mỗi máy bay đă được tăng dần; nhiệm vụ trước đó của nó kéo dài lâu nhất là hai năm.

    Một trong những thí nghiệm là sẽ kiểm tra ảnh hưởng của bức xạ đối với hạt giống và các vật liệu khác, theo AFP. Nó cũng sẽ kiểm tra làm thế nào năng lượng mặt trời thu được từ không gian có thể biến thành năng lượng vi sóng tần số vô tuyến có thể truyền đến Trái đất.


    Mike Pence

    @Mike_Pence
    Today, the @SpaceForceDoD successfully launched the next mission of the X-37B space plane from Cape Canaveral Air Force Station. American superiority in Space is vital to protect our way of life, and @SpaceForceDoD will meet emerging threats with American strength!

    12.2K
    11:24 AM - May 17, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    3,568 people are talking about this
    Phó Tổng thống Mike Pence đă viết trên Twitter ngay sau khi ra mắt: “Ngày hôm nay, Lực lượng Vũ trụ đă khởi động thành công nhiệm vụ tiếp theo của máy bay không gian X-37B từ Trạm Không quân Cape Canaveral. Sự vượt trội của người Mỹ trong không gian là rất quan trọng để bảo vệ cuộc sống của chúng ta và Lực lượng Vũ trụ sẽ đáp ứng được những mối đe dọa mới nổi với sức mạnh của Mỹ!’’

    Tàu vũ trụ có cánh giống như tàu con thoi cũ của NASA, nhưng kích thước chỉ bằng một phần tư, có chiều dài 9m (29 feet). Thiết bị vừa được ra mắt có thêm một ngăn cho các thí nghiệm, bao gồm một số cho NASA và Pḥng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ, khiến nó trở thành thiết bị vũ trụ khoa học lớn nhất của X-37B.


    United States Space Force

    @SpaceForceDoD
    There's a lot more than 'pointy end up, fire end down' required to successfully put a payload into orbit. Check out this video to learn more about how @ulalaunch plans to conduct this Saturday's #USSF-7 mission. #RocketScience #STEM #SpaceIsHard https://twitter.com/ulalaunch/status...50665996517376

    ULA

    @ulalaunch
    Watch a preview video of what you can expect during the #AtlasV rocket's flight on Saturday. At the request of our customer, live coverage of the mission will conclude after Centaur Main Engine Start-1 approximately five minutes into flight. #USSF7

    https://twitter.com/i/status/1260650665996517376
    750
    4:37 PM - May 13, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    121 people are talking about this
    Sự ra mắt nhằm tôn vinh tất cả các nhân viên y tế ở tiền tuyến, những người ứng phó với đại dịch COVID-19 và những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán, Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố.

    “Tinh thần Mỹ bất khả chiến bại của chúng tôi thúc đẩy chúng tôi tận tụy, hợp tác và đổi mới cùng nhau để vượt qua mọi nghịch cảnh’’, bà Barrett nói trong tuyên bố. “Sứ mệnh này là để tôn vinh các Nhân viên chăm sóc y tế của quốc gia, những người ở tuyến đầu và thiết yếu trong trận chiến với đại dịch COVID-19, những người đang làm cho nước Mỹ vững mạnh trở lại’’.

    Ánh Dương

    Theo The Epoch Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 25-03-2013, 06:19 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 27-10-2011, 06:31 AM
  3. Cờ Vàng Trên Nón An Toàn Và Trên Áo Khoác
    By anhTS in forum Tin Việt Nam
    Replies: 8
    Last Post: 11-09-2011, 08:50 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •