Page 3 of 23 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 225

Thread: Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    Chuyên gia Mỹ: Đừng xem thường tiền đồn Trung Quốc ở Biển Đông



    Không ảnh vệ tinh của CSIS chụp ngày 16/06/2017 cho thấy nhiều công tŕnh quân sự Trung Quốc xây dựng trên Đá Chữ Thập. CSIS/Reuters

    Trong những ngày đầu năm 2020, tranh luận trong giới chuyên gia về Biển Đông đã trở nên sôi nổi trên giá trị chiến lược và quân sự của các tiền đồn mà Trung Quốc đã thiết lập và tiếp tục củng cố trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp ở Biển Đông, cả ở Hoàng Sa lẫn Trường Sa. Và ngày càng có nhiều ý kiến báo động về tính chất nguy hiểm của các tiền đồn này đối với lực lượng Mỹ trong trường hợp nổ ra xung đột võ trang với Trung Quốc.



    Đáng chú ý nhất là nhận định của chuyên gia Mỹ Greg Poling (giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế CSIS tại Washington), trên trang mạng chuyên về quân sự War On The Rocks ngày 10/01/2020, theo đó sẽ là một “sai lầm nguy hiểm” khi cho rằng các tiền đồn Trung Quốc tại Biển Đông sẽ bị Mỹ tiêu diệt dễ dàng khi xẩy ra chiến tranh.

    Tiếp nối theo phân tích của giám đốc AMTI, chuyên gia Ankit Panda, biên tập viên cao cấp của chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 15/01 đã nhấn mạnh thêm trên “giá trị quân sự đáng kể” của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa.

    Sẽ sai lầm khi coi thường giá trị quân sự của tiền đồn Trung Quốc ở Biển Đông

    Trong bài phân tích “Quan điểm chung về các căn cứ trên đảo của Trung Quốc là một sai lầm nguy hiểm - The Conventional Wisdom on China’s Island Bases Is Dangerously Wrong”, chuyên gia Greg Poling đã không ngần ngại phản bác luồng suy nghĩ rất phổ biến hiện nay cho rằng các căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên 7 hòn đảo nhân tạo trong tay họ ở Biển Đông chỉ dọa được các láng giềng nhỏ bé trong vùng, chứ không thể tồn tại được trước hỏa lực hùng mạnh của Quân Đội Mỹ.

    Theo ông Greg Poling, nhân một cuộc hội thảo về tham vọng hàng hải của Trung Quốc vào tháng 11 năm ngoái, ông đã được hỏi là liệu Hoa Kỳ có thể vô hiệu hóa dễ dàng các tiền đồn quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông hay không.

    Đối với chuyên gia Poling, câu hỏi đó xuất phát từ một giả định rất phỏ biến hiện nay là các tiền đồn đó rất xa đất liền Trung Quốc do vậy không thể làm gì được trước một lực lượng thống trị trên không và trên biển hiện nay như là Quân Đội Mỹ.

    Có điều là, theo ông Poling, giả định đó không đúng. Trên thực tế, vào lúc chiến sự bùng lên, chính Trung Quốc, chứ không phải Hoa Kỳ, sẽ là bên kiểm soát vùng biển và không phận Biển Đông nhờ vào các căn cứ của họ trên các đảo nhân tạo.

    Bên cạnh đó, với cách bố trí lực lượng hiện nay của Mỹ trong khu vực, trong giai đoạn đầu của một cuộc xung đột, Hoa Kỳ sẽ phải mất rất nhiều công sức và tổn thất trước khi vô hiệu hóa được các tiền đồn đó để có thể tung lực lượng vào Biển Đông. Điều này cho thấy giá trị quân sự đáng kể của các tiền đồn đó đối với Bắc Kinh.

    Hầu hết giới chuyên gia đều quan ngại

    Theo chuyên gia Poling, câu trả lời của ông đă gây ra phản ứng nhiều phản ứng bất đồng tình trong số những người tham dự hội nghị, và ông đã quyết định sử dụng mạng Twitter để tham khảo ý kiến các nhà quan sát tình hình và các chuyên gia về an ninh Biển Đông. Kết quả là hầu như tất cả mọi người đều tán đồng lập luận của ông, thậm chí còn nêu thêm một số yếu tố đáng lo ngại cho Hoa Kỳ mà ông đã bỏ qua.

    Đối với ông Poling, khác biệt giữa nhìn nhận của giới chuyên gia và suy nghĩ chung thường thấy về giá trị chiến lược của các tiền đồn Trung Quốc trên Biển Đông là một điều đáng quan ngại. Hầu hết những người theo dơi tình hình Biển Đông đều cho rằng các căn cứ Trung Quốc trên các đảo nhân tạo có giá trị thay đổi tương quan lực lượng Mỹ-Trung trong một cuộc xung đột tương lai, trong lúc quan điểm phổ biến tại Mỹ lại coi thường các nhân tố đó, cho rằng chúng không có giá trị chiến lược nào vì có thể bị tiêu diệt dễ dàng.

    Đối với chuyên gia Poling, việc coi thường mức độ nguy hại của các tiền đồn quân sự Trung Quốc trên Biển Đông là một sai lầm nguy hiểm.

    Quan điểm của ông Greg Poling về các căn cứ quân sự Trung Quốc ở Biển Đông đã được nhiều chuyên gia khác tán đồng, như nhà phân tích Ankit Panda trong bài “Liệu các đảo nhân tạo Trung Quốc trên Biển Đông có hữu dụng và có giá trị về phương diện quân sự hay không? - Are China’s South China Sea Artificial Islands Militarily Significant and Useful?” đăng trên The Diplomat.

    Giá trị quân sự của các căn cứ Trung Quốc tại Trường Sa

    Theo ông Panda, phân tích của giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á trong bài viết đăng trên trang mạng War on the Rocks là một lời phản bác đầy sức thuyết phục, chống lại suy nghĩ phổ biến hiện nay cho rằng các tiền đồn mà Trung Quốc xây dựng gấp rút ở vùng Trường Sa sẽ là một nhược điểm chiến lược của Bắc Kinh trong một cuộc xung đột.

    Đối với biên tập viên của tờ The Diplomat, các căn cứ Trung Quốc ở Biển Đông trước hết có giá trị trong thời b́nh. Các tiền đồn này cho phép Bắc Kinh tiến hành các hoạt động cưỡng chế nhắm áp đặt yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, chống lại các bên tranh chấp khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan, cũng như Indonesia cũng bị Trung Quốc tranh chấp một phần vùng đặc quyền kinh tế.

    Còn trong thời chiến, theo ông Panda, các tiền đồn Trung Quốc ở Trường Sa không chỉ là bia đỡ đạn, mà sẽ góp phần tăng cường hỏa lực của Trung Quốc, cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hiện trường, và phục vụ công tác hậu cần. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có địa thế tốt để sử dụng tên lửa chống hạm và pḥng không trên các cơ sở này để ngăn chặn Hải Quân Hoa Kỳ và các nước khác trong khu vực.

    Thậm chí Không Quân Trung Quốc vẫn có khả năng xuất phát từ các căn cứ ở Trường Sa để gây khó khăn cho lực lượng Mỹ trong trường hợp xẩy ra xung đột. Trung Quốc đã có ba phi đạo dài trên ĐáChữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi đủ sức cho chiến đấu cơ sử dung. Các phi đạo này có thể bị Mỹ tấn công ngay từ đầu, nhưng không thể bị phá hủy hoàn toàn, và Trung Quốc có thể khôi phục các đường bay không lâu sau một cuộc tấn công. Trong bài phân tích của mình, chuyên gia Greg Poling từng nêu bật ví dụ cuộc tấn công bằng tên lửa hành tŕnh của Mỹ vào căn cứ không quân Syria Shayrat năm 2017, đã thất bại trong việc vô hiệu hóa được căn cứ này.

    Mặt khác, theo ông Panda, do việc diện tích các đảo nhân tạo khá lớn, như trong trường hợp Đá Vành Khăn và Xu Bi, để có thể phá hủy được hoàn toàn các cơ sở mà Trung Quốc dùng làm điểm tựa cho Hải Quân, Không Quân và có thể là lực lượng tên lửa của họ trong tương lai, Mỹ sẽ cần đến một khối lượng rất lớn tên lửa tầm xa có độ chính xác cao, điều có lẽ khó thực hiện được.

    Giúp Trung Quốc triển khai tàu ngầm nguyên tử tấn công đến gần Mỹ

    Chuyên gia Panda còn nêu thêm một giá trị quân sự khác của các tiền đồn Trung Quốc tại Trường Sa và Hoàng Sa không được ông Poling nêu lên. Đó là làm căn cứ cho lực lượng tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang h́nh thành.

    Theo ông Panda, trước những quan ngại về khả năng lực lượng hạt nhân trên bộ của ḿnh dễ bị triệt hạ trong một cuộc xung đột, Trung Quốc đă muốn đưa tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân loại 094 của ḿnh vào Biển Đông để khi cần thiết, t́m cách thâm nhập vào chuỗi đảo đầu tiên để phóng tên lửa đạn đạo JL-2 (loại trang bị cho tàu ngầm) tấn công các mục tiêu trên lănh thổ Hoa Kỳ. Tàu ngầm loại 094 của Trung Quốc nhất thiết phải đến được chuỗi đảo thứ nhất v́ loại tên lửa JL-2 không đủ tầm bắn để tấn công nước Mỹ từ Biển Đông.

    Các tiền đồn Trung Quốc ở Trường Sa có thể góp phần đáng kể vào việc giúp Bắc Kinh, không chỉ là ngăn chặn hoạt động của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, qua đó tăng cường khả năng sống c̣n của các tàu ngầm tấn công hạt nhân được triển khai khi xung đột nổ ra, mà c̣n trở thành địa bàn từ đó tung ra các chiến dịch chống ngầm, phát hiện và đẩy lùi các phương tiện giám sát dưới đáy biển của Mỹ, bao gồm cả tàu ngầm và các loại tàu lặn tự hành khác.

    Các đảo nhân tạo của Trung Quốc từ lâu đă bi coi là biểu hiện cụ thể của các hành vị coi thường luật pháp và thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông sao cho có lợi cho Bắc Kinh. Trong lúc mục đích chính của các đảo nhân tạo này có thể là nhằm khẳng định các yêu sách chủ quyền đáng ngờ của Trung Quốc, th́ trong thời chiến, chúng có thể phát huy năng lực quân sự.


    RFI

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    Thương mại: Ba chiến thắng của Donald Trump trước Trung Quốc


    Tổng thống Mỹ Donald Trump và phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) trong buổi lễ kư kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 tại Nhà Trắng ngày 15/01/2020. REUTERS/Kevin Lamarque

    Với việc dùng biện pháp mạnh: áp thuế lên toàn bộ hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ, Donald Trump đă đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được kết quả nào bằng thái độ ḥa hoăn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.



    Trang nhất các báo Paris hôm nay 16/01/2020 đa số dành cho các vấn đề của nước Pháp như cải cách hưu trí, bạo lực cảnh sát, số lượng các công ty mới ra đời đạt mức kỷ lục, người dân lại có niềm tin vào truyền thông. Về thời sự quốc tế, hai hồ sơ lớn được các báo chú ư là việc Mỹ và Trung Quốc kư thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ; sự kiện chính phủ của thủ tướng Nga Medvedev từ chức.

    Báo chí Hoa Lục không c̣n hô hào « chiến đấu bằng mọi giá »

    Theo Le Figaro, đối với Bắc Kinh, thỏa thuận được kư hôm qua chỉ là « một giai đoạn của một cuộc chiến dài hơi ». Về mặt tuyên truyền, th́ Tập Cận B́nh tuyên bố đó là một bước tiến « cho Trung Quốc, cho Hoa Kỳ và cho thế giới ».

    Tuy nhiên tờ báo ghi nhận, sự im lặng của truyền thông nhà nước ở Hoa lục suốt một tháng qua, cho thấy có lẽ Bắc Kinh đă phải nhượng bộ khá nhiều. Và câu hô hào của Tập Cận B́nh vào mùa thu rồi - « chiến đấu bằng mọi giá », cũng mất tăm !

    Bắc Kinh không đạt được hai yêu sách chính : hủy bỏ hẳn mức thuế quan đánh vào toàn bộ hàng Trung Quốc, và ngưng trừng phạt Hoa Vi (Huawei). Rơ ràng cuộc chiến chưa kết thúc, và đây chỉ là một bước lùi chiến lược.

    Thỏa thuận không hoàn hảo này, tuy vậy giúp Bắc Kinh có th́ giờ nâng cao chất lượng, giảm lệ thuộc vào công nghệ phương Tây, xây dựng các tập đoàn vững mạnh hơn. Chính sách « Made in China 2025 » tuy không c̣n được nhắc đến trong các bài diễn văn, nhưng vẫn được âm thầm tiến hành : Trung Quốc vừa loan báo từ nay đến 2025 sẽ tự chủ được 70% thiết bị điện tử, thay v́ 30% như hiện nay.

    Tạm gỡ cái gai trong chân Tập Cận B́nh

    Theo Les Echos, cuộc hưu chiến này đă gỡ đi cái gai nhọn đâm vào chân Tập Cận B́nh, trấn an các nhà đầu tư, người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc, vào lúc nền kinh tế đang chậm lại.

    Có lẽ tổng thống Trump muốn có tấm ảnh chụp chung với Tập Cận B́nh vào lúc kư thỏa thuận, nhưng chủ tịch Trung Quốc không muốn dành cho ông niềm vui đó. Michael Hirson, cơ quan tư vấn Eurasia Group nhận định : « Bực tức v́ bị Hoa Kỳ chỉ trích về t́nh h́nh Hồng Kông, Tân Cương, ông Tập nghi ngại về tính bất nhất của tổng thống Mỹ, và biết rơ rằng đây chỉ là hưu chiến chứ không phải kư ḥa ước ». Nhà nghiên cứu Đinh Nhất Phàm (Ding Yifan), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển trực thuộc đại học Thanh Hoa nói : « Ảnh của hai nguyên thủ ? Sẽ có khi nào gỡ bỏ hết các mức thuế đánh thêm ».

    Thế nên Tập Cận B́nh chỉ theo dơi buổi lễ từ Trung Nam Hải. Bắc Kinh có thể thở phào khi hưu chiến. Trong năm 2019, các nhà lănh đạo Trung Quốc lẽ ra phải tập trung cho việc tưng bừng mừng 70 năm thành lập Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, th́ t́nh h́nh căng thẳng với Hoa Kỳ lại gây khó khăn thêm một năm với nhiều rắc rối, từ các cuộc biểu t́nh liên miên ở Hồng Kông cho đến tiết lộ tài liệu mật về việc bắt đi cải tạo cả triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, hay dịch hạch heo châu Phi. Cũng theo Đinh Nhất Phàm : « Hai bên chỉ mới thỏa thuận về những ǵ dễ dàng nhất, đàm phán giai đoạn 2 sẽ là một cuộc chiến mới ».

    Cũng trên Les Echos, ông Sébastien Jean, giám đốc CEPII ghi nhận hai phần ba số thuế do Mỹ áp đặt vẫn giữ nguyên, các vấn đề chiều sâu như việc Trung Quốc ồ ạt tài trợ cho kỹ nghệ vẫn tiếp tục. Sự cạnh tranh công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc c̣n lâu dài. Đây là thách thức to lớn cho Bắc Kinh v́ số tiền Trung Quốc bỏ ra để nhập khẩu chất bán dẫn c̣n nhiều hơn nhập dầu lửa và khí đốt.

    Ba chiến thắng của Donald Trump

    Trong bài xă luận, Les Echos lạc quan nhận định « Thương mại : Ba chiến thắng của ông Trump ». Trung Quốc có lẽ là nước duy nhất mà hành động của tổng thống Mỹ mang về được thắng lợi.

    Theo Les Echos, chính sách đối ngoại của ông Donald Trump về Trung Đông, châu Âu và châu Mỹ là thảm họa ; ông tấn công ngay cả những đồng minh thân cận nhất. Riêng đối với Trung Quốc, thỏa thuận hôm qua chưa có ǵ tiến triển về mặt cơ cấu : Bắc Kinh tiếp tục tài trợ cho các công ty quốc doanh và buộc các doanh nghiệp phương Tây phải chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên cuộc chiến chống Trung Quốc của Donald Trump có ít nhất ba thắng lợi.

    Trước hết, ông buộc được Bắc Kinh phải nhượng bộ rất lớn, và ngay lập tức. Việc cam kết mua 200 tỉ đô la hàng Mỹ cho thấy Trung Quốc đă rất lao đao khi bị áp thuế. Một số người cáo buộc tổng thống Mỹ tính toán kiểu con buôn, và có tầm nh́n ngắn hạn. Đúng thế, nhưng bằng cách đó, ông Trump đă đạt được kết quả to lớn hơn tất cả những tổng thống tiền nhiệm. Đặc biệt là Barack Obama, vốn chưa bao giờ gặt hái được ǵ với thái độ ḥa hoăn, cố gắng thuyết phục Bắc Kinh.

    Trump cũng buộc được Trung Quốc dành mọi ưu tiên cho Mỹ, gây thiệt hại cho các nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Bắc Kinh sẽ mua đậu nành của các nhà nông ở Iowa, và giảm nhập khẩu từ Úc, Brazil, Việt Nam. Đây có thể là sự vi phạm quy định thương mại quốc tế, nhưng sẽ làm hài ḷng cử tri ở miền trung tây nước Mỹ, với « America First ».

    Đây cũng là chiến thắng về chính trị : c̣n 10 tháng nữa là đến bầu cử tổng thống, thỏa thuận này là biểu tượng quan trọng. Tuần này Trung Quốc đă nh́n nhận thặng dư thương mại với Hoa Kỳ bị giảm hơn 8%. Tuy không hoàn chỉnh, nhưng thỏa ước vừa kư đă làm mờ nḥa đi vụ truất phế đang ầm ĩ. Nếu điều này giúp Donald Trump tái đắc cử, th́ một lần nữa chứng tỏ ông có được sự nhạy cảm chính trị tuyệt vời.


    RFI

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    TT Trump cám ơn nông dân sát cánh đối đầu với Trung Quốc



    Tổng thống Trump phát biểu tại sự kiện hôm 19/1.


    Tổng thống Trump hôm 19/1 đă lên tiếng cám ơn các nông dân Mỹ đă hậu thuẫn ông trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, theo AP.

    “Chúng ta đă làm được”, ông Trump nói tại Austin, Texas, nhắc lại các cam kết tranh cử về việc cải thiện mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và các nước khác.

    Phát biểu tại hội nghị của tổ chức đại diện cho các nông dân Mỹ, ông Trump nói rằng ông đă nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các nông dân sau khi ông kư thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Trung Quốc tuần trước.

    Theo AP, năm ngoái, ông Trump cũng phát biểu tại sự kiện tương tự, và ông đă thúc giục các nông dân tiếp tục ủng hộ ḿnh, dù khi đó họ bị thiệt hại về tài chính v́ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.


    VOA

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    Xử phế truất Donald Trump : Phe Cộng Ḥa áp đặt "luật chơi" ngay ngày đầu




    Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, đứng đầu đa số Cộng Ḥa tại Thượng Viện, trong ngày đầu xử phế truất tổng thống tại Thượng Viện, Washington, ngày 21/01/2020. REUTERS/Tom Brenner

    Ngày 21/01/2020, tại Washington, Thượng Viện Mỹ bắt đầu chính thức phiên xử phế truất tổng thống Donald Trump. Trong ngày đầu tiên, các thượng nghị sĩ của hai đảng, trong vai tṛ là các thẩm phán của phiên xử, chủ yếu tranh căi nhau về thủ tục và các quy định chung cho phiên ṭa.

    QUẢNG CÁO

    Mọi đ̣i hỏi của phe Dân Chủ, chiếm thiểu số tại Thượng Viện, đều bị đa số bác bỏ. Họ tố cáo phe Cộng Ḥa t́m mọi cách ngăn cản phiên xử diễn ra công bằng và công minh.

    Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tóm lược ngày đầu :

    "Hôm qua là một ngày dài chạy đua để cuối cùng kết quả đạt được là : Phe Cộng Ḥa chiếm đa số không lay chuyển, đoàn kết xung quanh lănh đạo của họ. Sau 13 tiếng tranh luận, Mitch McConnell cuối cùng đă áp đặt được một nghị quyết ấn định quy tắc cho phiên xử mà ông mong muốn kết thúc nhanh nhất.

    Tất cả các kiến nghị của phe Dân Chủ đưa ra đều bị bác bỏ. Họ yêu cầu được cung cấp các tài liệu của Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao, của văn pḥng ngân sách thuộc Bộ Quốc Pḥng.


    Họ yêu cầu triệu tập ra trước ṭa Mick Mulvaney, chánh văn pḥng của Donald Trump, hai quan chức phụ trách ngân sách của Nhà Trắng và cuối cùng sau nửa đêm đưa thêm John Bolton, cựu cố vấn An ninh Quốc gia. Nhưng vô ích ! Duy nhất chỉ có nữ thượng nghị sĩ Cộng Ḥa, Susan Collin lưu ư đến một vấn đề phụ.

    Tất cả các lần bỏ phiếu, phe Cộng Ḥa đều chiếm đa số. Càng cố phủ nhận mọi bằng chứng hoặc mọi cuộc điều trần, phe Cộng Ḥa có thể tạo ra cảm giác họ muốn che giấu thông tin. Nhưng họ đă chứng minh cho thấy đang nắm chắc trong tay các luật chơi trong phiên xử này".

    Phiên ṭa truất phế TT Trump : “Lịch sử, nhưng kết quả đă an bài”


    Chủ tịch Hạ Viện Mỹ, bà Nancy Pelosi trong cuộc bỏ phiếu ngày 18/12/2019 tại Washington về việc tiến hành phế truất tổng thống Donald Trump. SAUL LOEB / AFP
    Trọng Nghĩa
    Trên báo chí Pháp ra ngày hôm nay, 21/01/2020, có hai chủ đề được b́nh luận rộng răi : Phiên ṭa truất phế tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức được tiến hành tại Thượng Viện Hoa Kỳ, và nguy cơ lan rộng của virus viêm phổi chết người xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài hai hồ sơ quốc tế đó, các báo tiếp tục quan tâm đến phong trào chống cải tổ hưu bổng tại Pháp vẫn chưa dứt hẳn.


    Phiên ṭa xét xử việc truất phế tổng thống Mỹ đă được nhật báo cánh hữu Le Figaro dành cho một hồ sơ dài, kèm theo một bài xă luận. Đối với tờ báo Pháp, để chống lại đảng Dân Chủ muốn truất phế ông, “Tổng thống Trump dùng dư luận chống lại những người tố cáo”, tựa lớn ngay trên trang nhất.

    Le Figaro ghi nhận thực tế là chính nhờ vận động được dư luận, mà phiên ṭa mở ra tại Thượng Viện để xem xét việc truất phế tổng thống đă bị những người ủng hộ ông Trump coi là một âm mưu thanh toán chính trị do đảng Dân Chủ tiến hành.

    Trong bài “Truất phế : Một phiên ṭa lịch sử nhưng kết quả được an bài trước”, tờ báo công nhận rằng phiên ṭa dự trù kéo dài khoảng một tháng bắt đầu từ hôm nay quả là một sự kiện “hiếm thấy”, nếu không muốn nói là lịch sử v́ ông Trump chỉ là tổng thống Mỹ thứ ba phải ra trước Thượng Viện v́ phạm “trọng tội”.

    Có điều là, theo Le Figaro, dù lịch sử nhưng kết quả phiên ṭa đă được thấy trước v́ ông Trump chắc chắn sẽ không bị hề hấn ǵ. Lư do rất đơn giản : “Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng Ḥa, lại được Thượng Viện với đa số trong tay đảng Cộng Ḥa xét xử, do đó gần như không có bất kỳ nguy cơ bị kết án nào”.


    Tiến tŕnh truất phế mang tính chính trị hơn là pháp lư

    Theo Le Figaro, vụ truất phế này thực ra mang tính chất chính trị nhiều hơn là pháp lư. Đảng Dân Chủ muốn thông qua tiến tŕnh truất phế, tấn công vào toàn bộ những ǵ họ cho là sai trái nơi ông Trump, bị cho là đă “hạ thấp vai tṛ” của tổng thống và làm suy yếu nhà nước pháp quyền.

    Ngược lại, khi chống lại việc truất phế, đảng Cộng Ḥa bảo vệ những ǵ mà ông Trump đă làm, giúp kinh tế thành công lâu dài, cắt giảm thuế, hành động quyết đoán, thậm chí tàn bạo, chống nhập cư, bổ nhiệm hàng loạt các thẩm phán bảo thủ...

    Đối với Le Figaro, phiên ṭa truất phế sẽ không khiến bất kỳ ai ở Mỹ thay đổi ư kiến. Nó sẽ không làm cho ông Trump bị suy yếu về uy tín chính trị, nhưng cũng sẽ không đảm bảo một trăm phần trăm khả năng được bầu lại của người tự cho ḿnh là “nạn nhân”.

    Một chi tiết được cả Le Figaro lẫn đồng nghiệp Libération chú ư là dù chắc chắn là ḿnh sẽ thắng, ông Trump vẫn cố t́m cách bảo vệ danh dự khi thuê hai luật sư sừng sỏ làm người biện hộ cho ḿnh : Luật sư chuyên về luật Hiến Pháp Alan Dershowitz, từng bào chữa cho những tội phạm nổi tiếng, và cựu công tố viên bang Texas, Kenneth Starr, người đă điều tra để luận tội cựu tổng thống Bill Clinton trước đây trong vụ Monica Lewinsky.

    Đối với Libération, thực ra, vai tṛ của hai luật sư sừng sỏ này không phải là để bảo vệ ông Trump trước Ṭa Án ở Thượng Viện, mà là để đảm trách vấn đề truyền thông ngoài ṭa, chắc chắn sẽ nổi sóng trong thời gian diễn ra phiên xét xử.


    rfi

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    Sau Trung Quốc, Trump dọa áp thuế châu Âu



    Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Diễn đàn kinh tế Davos, ngày 22/01/2020. EUTERS/Jonathan Ernst

    Sau khi Mỹ kư thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc, nay đến lượt châu Âu rơi vào tầm ngắm của tổng thống Trump. Tại Diễn đàn Kinh tế Davos hôm 22/01/2020, ông Donald Trump dọa sẽ đánh thuế 25% lên xe hơi của Liên Hiệp Châu Âu nếu Bruxelles không chịu thương lượng song phương với Hoa Kỳ về thương mại.



    Từ Davos, đặc phái viên Mounia Daoudi tường tŕnh :

    « Lại thêm một chiêu mới của Donald Trump, theo ông th́ châu Âu thủ lợi quá nhiều từ Hoa Kỳ, và ông sẽ làm cho điều này phải thay đổi.

    Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Rơ ràng là Ủy ban Châu Âu khó khăn hơn Trung Quốc. Tôi nói với sự tôn trọng, nhưng đó là thực tế. Đă từ lâu, châu Âu thủ lợi từ chúng tôi. Cần phải thương lượng một thỏa ước, nếu không th́ phải lập ra một thứ ǵ đó, nhưng tôi nghĩ rằng họ muốn một thỏa thuận. Châu Âu chưa bao giờ muốn thương lượng với những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, nhưng họ sẽ thương lượng với tôi ».

    Trước lời đe dọa không giấu diếm này, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire chỉ mỉm cười. Ông nói : « Trong nhiều năm qua, chúng ta thấy một châu Âu chia rẽ, không thể bảo vệ các lợi ích của ḿnh, có những quan điểm khác biệt về nhiều vấn đề. Nhưng nay, trước mắt chúng ta đang nảy sinh ư hướng khẳng định các lợi ích kinh tế và chiến lược. Châu Âu bảo vệ lợi ích châu Âu, Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tự vệ mà không dùng đến biện pháp trừng phạt và trả đũa ».

    Tuy nhiên, đừng quên tính cách của tổng thống Mỹ : Nếu một cuộc xung đột thương mại với Liên Hiệp Châu Âu mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, ông Donald Trump sẽ không ngần ngại tỏ ra thù địch ».

    RFI

  6. #26
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Thế cờ nước Mỹ trên bàn đồ thế giới;.. hay là Hiệp chủng quốc đối đầu với các sắc dân khai phá châu Mỹ ?h

    Quote Originally Posted by dtkcamau View Post
    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    Sau Trung Quốc, Trump dọa áp thuế châu Âu



    Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Diễn đàn kinh tế Davos, ngày 22/01/2020. EUTERS/Jonathan Ernst

    Sau khi Mỹ kư thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc, nay đến lượt châu Âu rơi vào tầm ngắm của tổng thống Trump. Tại Diễn đàn Kinh tế Davos hôm 22/01/2020, ông Donald Trump dọa sẽ đánh thuế 25% lên xe hơi của Liên Hiệp Châu Âu nếu Bruxelles không chịu thương lượng song phương với Hoa Kỳ về thương mại.



    Từ Davos, đặc phái viên Mounia Daoudi tường tŕnh :

    « Lại thêm một chiêu mới của Donald Trump, theo ông th́ châu Âu thủ lợi quá nhiều từ Hoa Kỳ, và ông sẽ làm cho điều này phải thay đổi.

    Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Rơ ràng là Ủy ban Châu Âu khó khăn hơn Trung Quốc. Tôi nói với sự tôn trọng, nhưng đó là thực tế. Đă từ lâu, châu Âu thủ lợi từ chúng tôi. Cần phải thương lượng một thỏa ước, nếu không th́ phải lập ra một thứ ǵ đó, nhưng tôi nghĩ rằng họ muốn một thỏa thuận. Châu Âu chưa bao giờ muốn thương lượng với những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, nhưng họ sẽ thương lượng với tôi ».

    Trước lời đe dọa không giấu diếm này, bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire chỉ mỉm cười. Ông nói : « Trong nhiều năm qua, chúng ta thấy một châu Âu chia rẽ, không thể bảo vệ các lợi ích của ḿnh, có những quan điểm khác biệt về nhiều vấn đề. Nhưng nay, trước mắt chúng ta đang nảy sinh ư hướng khẳng định các lợi ích kinh tế và chiến lược. Châu Âu bảo vệ lợi ích châu Âu, Mỹ bảo vệ lợi ích của Mỹ, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tự vệ mà không dùng đến biện pháp trừng phạt và trả đũa ».

    Tuy nhiên, đừng quên tính cách của tổng thống Mỹ : Nếu một cuộc xung đột thương mại với Liên Hiệp Châu Âu mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ, ông Donald Trump sẽ không ngần ngại tỏ ra thù địch ».

    RFI
    Hiệp Chủng quốc Mỹ Châu-USA ngày nay lại quay đầu đối nghịch EU v́ quyền lợi hay sao ?? cũng khó nói khi mà quyền lực bị chi phối bởi phe nhóm. Tuy nhiên có thể sẽ đẩy các nước châu Âu thành phe v́ ben cạnh EU c̣n có USSR.. và nay th́ Putin đang muốn lui gót để tạo ra một b́nh phong mới.. đủ sức bao che cho cả vùng Tây bá lợi Á và Âu châu lănh thổ.. chỉ c̣n kẹt ngoài là căn nhà của bà Chúa Chè.
    Một chút suy nghĩ... mong rằng là ;.. sai !! ./. nmq

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    CSIS dự báo 2020: Mỹ, VN đẩy mạnh quan hệ; Biển Đông có nguy cơ cao
    P1


    Ban diễn giả về chính trị-giới lănh đạo tại hội thảo Dự báo về châu Á 2020 của CSIS, 22/1/2020


    Giới chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế dự báo trong năm 2020, Việt Nam sẽ ngả về Mỹ nhiều nhất trong số các nước châu Á, đồng thời, đây cũng là năm mà Biển Đông là nơi có nguy cơ cao nhất sẽ xảy ra “sự cố” ở châu lục.

    Hai dự báo nêu trên được đưa ra tại hội thảo “Dự báo về châu Á 2020” do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức ở thủ đô Washington, Mỹ, hôm 22/1.

    Bà Amy Searight, Cố vấn cấp cao kiêm Giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á thuộc CSIS, điểm lại thực tế trong những năm qua cho thấy Việt Nam liên tục có hướng đi tích cực trong hợp tác và đối thoại với Mỹ, cả về ngoại giao và quốc pḥng.

    Trên cơ sở đó, Việt Nam “nổi lên là đối tác chiến lược mới” của Mỹ ở châu Á, dù hai nước có xuất phát điểm thấp do những di sản chiến tranh xảy ra giữa hai nước cách đây nửa thế kỷ, tiến sĩ Searight nói.

    Điều đáng chú ư, theo nữ tiến sĩ, người cũng từng là cố vấn cấp cao tại Bộ Quốc pḥng và Bộ Ngoại giao Mỹ, là năm nay Mỹ và Việt Nam sẽ kỷ niệm 25 năm b́nh thường hóa quan hệ, một dịp thích hợp để lănh đạo hàng đầu của 2 nước thăm lẫn nhau, có thể đưa quan hệ 2 nước lên một tầm mức cao hơn “nếu Việt Nam sẵn sàng”.

    Đối tác chiến lược Mỹ-Việt tùy vào Hà Nội

    Tôi nghĩ Mỹ sẽ hoan nghênh ư tưởng nâng cấp quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược ... Hà Nội rất thận trọng trong việc cân bằng các mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là Trung Quốc. V́ vậy, họ phải cân đong đo đếm phản ứng bực bội của Trung Quốc
    Tiến sĩ Searight

    Một điều trùng hợp là năm nay Việt Nam nắm chức chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và là chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào mùa thu, bà Searight lưu ư.

    “Sẽ rất đáng chú ư là liệu Tổng thống Mỹ có đến dự hội nghị hay không. Hội nghị sẽ diễn ra sau bầu cử tổng thống ở Mỹ khoảng 10 ngày đến 2 tuần. Như vậy, có sự chủ ư về thời gian với hy vọng Tổng thống Trump sẽ đến”, bà Searight nói.

    Năm 2020 cũng là thời điểm bản lề trước Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam nên quốc gia này đang “tích cực làm việc”, cân nhắc cách thức “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại, theo nữ tiến sĩ.


    Tiến sĩ Amy Searight thuộc CSIS tại hội thảo hôm 22/1/2020 ở Washington, Mỹ

    “V́ vậy, nhiều khả năng là Hà Nội quan tâm đến việc tăng cường quan hệ Việt-Mỹ, trùng hợp với một chuyến thăm của tổng thống Mỹ đến Việt Nam, hoặc một chuyến thăm của nhà lănh đạo hàng đầu Việt Nam đến Mỹ. Nếu không phải là Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, nhân vật quyền lực nhất, th́ có thể là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Washington năm nay”,Cố vấn cấp cao kiêm Giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á thuộc CSIS nói.

    Trả lời câu hỏi đến từ cử tọa về khả năng hai nước sẽ nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược trong năm 2020, nữ chuyên gia CSIS, người từng là Phó Trợ lư Bộ trưởng Quốc pḥng chuyên trách Nam và Đông Nam Á, nói quyết định chủ yếu nằm ở phía Việt Nam.

    “Tôi nghĩ Mỹ sẽ hoan nghênh ư tưởng nâng cấp quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược”, tiến sĩ Searight nói, “Hà Nội phải cân nhắc các lựa chọn. Hà Nội rất thận trọng trong việc cân bằng các mối quan hệ với các đối tác, đặc biệt là Trung Quốc. V́ vậy, họ phải cân đong đo đếm phản ứng bực bội của Trung Quốc”.

    Ngoài ra, bà Searight lưu ư đến một vấn đề “tế nhị” trong quan hệ Mỹ-Việt, đó là sự mất cân bằng trong kim ngạch thương mại song phương.

    “Tổng thống Trump đă đưa Việt Nam vào tầm ngắm, do Việt Nam rất thành công khi buôn bán với Mỹ và do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Như vậy, tôi nghĩ, Hà Nội phải cân đối xem có mạo hiểm không khi nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt đúng lúc chính quyền ông Trump có thể đang ‘truy đuổi’ Việt Nam về mặt thương mại”, nữ tiến sĩ phát biểu.

    Thay v́ các diễn giả đọc các tham luận, hội thảo của CSIS diễn ra theo h́nh thức là ban tổ chức đưa ra một loạt câu hỏi trắc nghiệm về từng chuyên đề gồm chính trị-giới lănh đạo, an ninh, và kinh tế-thương mại. Cả nhóm diễn giả lẫn cử tọa ngay lập tức b́nh chọn các phương án trả lời qua thiết bị không dây, sau đó, các diễn giả phát biểu để phân tích hoặc phản biện sâu hơn.

    Quan hệ Mỹ-Việt được nêu ra trong phần thảo luận sau khi ban tổ chức đặt câu hỏi “Nước nào sẽ có quan hệ xấu đi với Mỹ trong năm 2020” và đa số người tham gia hội thảo b́nh chọn “Trung Quốc”.

    Việt Nam ngả về Mỹ nhiều nhất

    Câu hỏi “Nước nào sẽ liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ trong năm 2020” có đáp án được b́nh chọn cao nhất là “Việt Nam”, với 55% số người dự hội thảo. Nước đứng thứ 2 là Úc với 29% và Singapore thứ 3, 10%.


    Trong số các nước châu Á, Việt Nam được dự báo sẻ ngả về Mỹ nhiều nhất trong năm 2020
    Nhà nghiên cứu Greg Poling, Giám đốc chương tŕnh Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS, nói đáp án được đa số b́nh chọn không có ǵ gây ngạc nhiên nếu xét đến những hành xử của Trung Quốc trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam trên Biển Đông kéo dài tổng cộng 4 tháng trong năm 2019, và nếu Trung Quốc tiếp tục “đối xử” với Việt Nam như vậy.

    Tuy nhiên, ông Poling, tác giả một số cuốn sách về Biển Đông, quan hệ Mỹ-Việt và an ninh châu Á, nhận định rằng Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ vẫn cố gắng duy tŕ quan hệ “êm ả” với Trung Quốc khi Việt Nam tiến tới có sự chuyển giao lănh đạo vào năm 2021, năm có đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Biển Đông không chỉ là tác nhân đưa Việt Nam xích lại với Mỹ hơn nữa mà cũng là nơi dễ xảy ra “sự cố” nhất ở châu Á trong năm 2020, theo kết quả b́nh chọn của đa số khi trả lời câu hỏi “Sự cố an ninh lớn nhiều khả năng sẽ xảy ra ở đâu?”

    VOA

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    CSIS dự báo 2020: Mỹ, VN đẩy mạnh quan hệ; Biển Đông có nguy cơ cao
    P2


    Biển Đông có nguy cơ lớn nhất

    Trung Quốc liên tiếp có những hành động gây bất b́nh với các nước có tranh chấp ở Biển Đông và “sự cố” có thể xảy ra “ngay ngày mai”, chuyên gia Poling nói.

    Sau 3 năm xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo đó, Trung Quốc nay có khả năng triển khai đều đặn các tàu tuần duyên và hải quân, liên tục tiến hành “quấy nhiễu” hoạt động thăm ḍ dầu khí của Việt Nam và Malaysia, cũng như ngăn cản hoạt động đánh bắt cá của các nước, trong khi bảo vệ các tàu cá Trung Quốc, ông Poling điểm lại t́nh h́nh thực tế.


    Chuyên gia Greg Poling, CSIS, theo dơi b́nh chọn của cử tọa về khả năng xảy ra sự cố ở Biển Đông tại hội thảo hôm 22/1

    Giám đốc chương tŕnh Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á thuộc CSIS cho rằng, t́nh h́nh đó có sự tham gia của “hàng trăm” cá nhân và tàu thuyền, đổ thêm dầu vào lửa là tinh thần dân tộc, cho nên bất cứai trong số đó cũng có thể là “tia lửa” làm bùng lên đụng độ.

    Cũng liên quan đến Biển Đông, một câu hỏi khác được ban tổ chức đặt ra là trong năm 2020, sự việc ǵ nhiều khả năng sẽ diễn ra nhất. Đa số người có mặt tại hội thảo của CSIS, chiếm 50%, chọn đáp án là Trung Quốc “ngăn chặn thành công” hoạt động thăm ḍ dầu khí của các bên tuyên bố chủ quyền khác.

    Nhà nghiên cứu Poling đồng ư với quan điểm của đa số cử tọa. Trung Quốc trong hàng chục năm qua luôn phản đối các nước khác thăm ḍ dầu khí ở Biển Đông, trong những năm gần đây, họ ngăn chặn các nước trong vùng tiến hành hoạt động thăm ḍ mới, ông nói.

    Nếu là đụng độ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Mỹ sẽ lên án ồn ào song sẽ không có ǵ khác nhiều hơn như vậy. Nhưng nếu 'sự cố' xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines, Washington sẽ có nhiều động lực hơn để giúp đỡ.
    Nhà nghiên cứu Greg Poling

    Tuy nhiên, đáng chú ư là trong 18 tháng gần đây, Trung Quốc có sự thay đổi hoàn toàn về cách tiếp cận của họ, đó là đẩy mạnh việc “quấy rối” hoạt động thăm ḍ tại các lô đă có từ trước, như các dự án của Shell và Rosneft liên doanh với Việt Nam, và cũng có bằng chứng cho thấy Trung Quốc làm điều tương tự với các dự án của Malaysia, theo lời ông Poling.

    “Trong năm ngoái, Việt Nam đă đối đầu với Trung Quốc ở vùng biển, đổ nguồn lực và nỗ lực vào để phô diễn sức mạnh. Việt Nam có thể thắng trong một vài lần chạm trán, nhưng không thể thắng trong ‘cuộc chiến’ này, nếu xét đến lực lượng của Trung Quốc. Việt Nam không thể huy động lực lượng để đối phó với Trung Quốc trong mọi lần Trung Quốc ra tay hành động. Trừ khi có sự thay đổi lớn nào đó, sẽ không ai ngoài Trung Quốc có thể khoan thăm ḍ ở vùng có tranh chấp trên Biển Đông”, ông Poling đưa ra nhận định.


    Trung Quốc được dự báo sẽ ngăn chặn thành công dự án mới của nước khác thăm ḍ dầu khí ở Biển Đông trong năm 2020
    Mỹ bị lôi kéo vào “sự cố” ở Biển Đông?

    Trả lời câu hỏi của phóng viên VOA liệu Mỹ sẽ có hành động ǵ nếu “sự cố” xảy ra ở Biển Đông, chuyên gia Poling cho rằng nếu là đụng độ giữa Trung Quốc với Việt Nam, “Mỹ sẽ lên án ồn ào song sẽ không có ǵ khác nhiều hơn như vậy”.

    Nhưng nếu “sự cố” xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines, nước đồng minh có hiệp ước pḥng thủ chung với Mỹ, Washington sẽ có nhiều động lực hơn để giúp đỡ, “có thể là tăng cường các trang thiết bị trên chiến trường, dẫn đến việc Trung Quốc phải rút lui”, ông Poling nói.

    Đến nay, Mỹ và Việt Nam đă làm sâu sắc hơn mối quan hệ về quốc pḥng với việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương năm 2016, viện trợ cho Việt Nam một số tàu tuần duyên cỡ lớn, và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ thăm Việt Nam lần gần đây nhất là vào tháng 11/2019. Nhưng giữa hai nước mới chỉ có Bản ghi nhớ về hợp tác quốc pḥng kư hồi năm 2011.



    VOA

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế giới.
    Kế hoạch Ḥa b́nh Trung Đông của Trump: Những điều cần biết



    TT Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu.

    Hơn hai năm sau lần đầu tiên đề xuất về một kế hoạch ḥa b́nh cho Israel và Palestine, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 24/01 cho biết rằng ông sẽ tiết lộ chi tiết về cách ông sẽ giải quyết thách thức chính trị khó khăn kéo dài này trong một vài ngày tới.

    Những vấn đề chính yếu:

    * T́nh trạng của Jerusalem, bao gồm các địa điểm lịch sử thiêng liêng đối với Do Thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo.

    * Thiết lập các biên giới mà đôi bên nhất trí. *T́m kiếm những sự dàn xếp an ninh để xoa dịu quan ngại của Israel về các cuộc tấn công của người Palestine và các nước láng giềng thù địch.

    * Yêu cầu của Palestine muốn thành lập nhà nước trên lănh thổ - Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem – vốn bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến Trung Đông năm 1967.

    * T́m giải pháp cho số phận của hàng triệu người tị nạn Palestine.

    * Dàn xếp chia sẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, chẳng hạn như nước.

    * Người Palestine yêu cầu Israel dỡ bỏ các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem. Hiện có hơn 400.000 người Israel đang sống giữa gần 3 triệu người Palestine ở Bờ Tây, và khoảng 200.000 người định cư khác ở đông Jerusalem.

    Tại sao vực dậy kế hoạch ḥa b́nh lúc này?

    Quan hệ Mỹ-Israel đang ở thời ḱ đỉnh cao, với việc Trump và Netanyahu trở thành đồng minh chính trị thân cận nhất.

    Cả hai người đều đang phải đối mặt với những rắc rối trong nước: Ông Trump có thể sẽ bị cho là đang cố gắng làm chệch hướng sự chú ư khỏi phiên ṭa luận tội c̣n Thủ tướng cánh hữu Netanyahu bị truy tố với các cáo buộc về tham nhũng hồi tháng 11, chưa biết t́nh trạng pháp lư của ông sẽ ra sao.

    Cả hai đều phủ nhận các cáo buộc.

    Cả hai cũng phải đối mặt với các chiến dịch tái tranh cử - Netanyahu vào tháng 3 và Trump vào tháng 11. Hồi năm ngoái, Netanyahu hai lần cố gắng nhưng vẫn không giành được thế đa số trong quốc hội Israel.

    Ông Trump nhiều lần tŕ hoăn việc triển khai kế hoạch của ḿnh để tránh gây ra các vấn đề bầu cử cho ông Netanyahu bởi có khả năng nó sẽ đ̣i hỏi một số nhượng bộ từ phía Israel.

    Nhưng ông Trump cũng phải đối mặt với thời gian biểu chính trị của chính ḿnh và có thể không thể bỏ nhiều tháng chờ đợi người Israel quyết định ai sẽ là Thủ tướng tiếp theo, một nguồn tin thân cận với nhóm soạn kế hoạch ḥa b́nh cho biết.

    Có ǵ trong kế hoạch của Tổng thống Trump?

    Bản “Thoả thuận của Thế kỷ”, như cách nó được gọi rộng răi, dài hàng chục trang. Nhưng chi tiết được giữ bí mật.

    Các nguồn tin từ phía Palestine và Ả Rập được tiếp cận với bản dự thảo lo sợ rằng thoả thuận này sẽ t́m cách mua chuộc người Palestine chấp nhận sự chiếm đóng của Israel. Đây có thể là khúc dạo đầu cho kế hoạch của Israel nhằm sáp nhập khoảng một nửa diện tích Bờ Tây, bao gồm hầu hết Thung lũng Jordan, dải cực đông chiến lược và màu mỡ của vùng lănh thổ này.

    Người Palestine cho rằng Thung lũng Jordan, chiếm gần 30% diện tích của Bờ Tây, sẽ là một phần quan trọng của nhà nước Palestine tương lai, với vai tṛ là “vựa lúa” của Bờ Tây cũng như phần biên giới bên ngoài giáp Jordan.

    Có lẽ phản ánh tư duy doanh nhân của Tổng thống Trump và con rể Jared Kushner, tác giả chính của kế hoạch ḥa b́nh Trung Đông, giai đoạn đầu đă được triển khai tại Bahrain vào tháng 6 năm ngoái.

    Động thái này áp dụng cách tiếp cận ‘kinh tế đi đầu’ đối với một cuộc xung đột chính trị và tôn giáo, kêu gọi một khoản đầu tư trị giá 50 tỉ đô la nhằm thúc đẩy nền kinh tế của người dân Palestine và các quốc gia Ả Rập láng giềng.

    Kushner cho rằng cách tiếp cận này có thể mang đến sự thịnh vượng cho người Palestine và an ninh cho người Israel.

    Liệu có khả thi?

    Các cuộc đàm phán ḥa b́nh giữa Israel và Palestine lần gần đây nhất đă đổ vỡ vào năm 2014.

    Những rào cản vẫn tồn tại dai dẳng, bao gồm việc mở rộng các khu định cư của Israel trên vùng đất chiếm đóng, nhiều thế hệ mất ḷng tin lẫn nhau, và việc thâu tóm quyền lực tại dải Gaza của phong trào vũ trang Hamas, vốn luôn chính thức theo đuổi mục tiêu hủy diệt Israel.

    Và vấn đề lớn nhất mà ai cũng cố gắng phớt lờ đó chính là giải pháp hai nhà nước – một công thức quốc tế có từ lâu nhằm mang lại ḥa b́nh bằng cách tạo ra một nhà nước Palestine độc lập ngay bên cạnh Israel.

    Liên Hợp Quốc và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ủng hộ kế hoạch chi tiết này, nền tảng của mọi kế hoạch ḥa b́nh trong nhiều thập niên. Nhưng chính quyền Trump đă từ chối tán thành nó. Và vào tháng 11 năm ngoái, Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố Washington không c̣n coi các khu định cư của Israel trên đất Bờ Tây là “đi ngược lại với luật pháp quốc tế.” Tuyên bố này của chính quyền Trump đă đảo ngược nhiều thập niên chính sách của Hoa Kỳ.

    Người Palestine và hầu hết cộng đồng quốc tế coi các khu định cư này là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế. Israel phản đối điều này, viện dẫn các mối liên hệ từ Kinh thánh, từ lịch sử và chính trị đối với vùng đất này lẫn nhu cầu an ninh của chính họ.

    Liệu Mỹ có thể là bên trung gian đáng tin?

    Thủ tướng Israel Netanyahu vui mừng chấp nhận lời mời của Tổng thống Trump tới tham dự cuộc họp tại Washington vào thứ Ba tới, khi mà các khía cạnh chính trị của kế hoạch ḥa b́nh dự kiến sẽ được công bố. Ông nói “Tôi nghĩ rằng ngài Tổng thống đang t́m cách mang lại cho Israel sự b́nh yên và an ninh mà chúng tôi xứng đáng có được.”

    Tuy nhiên Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố Washington không c̣n có thể được coi là một trung gian ḥa giải trung thực, cáo buộc nước này thiên vị ủng hộ Israel. Điều này diễn ra sau một loạt các quyết định của ông Trump khiến Israel vui mừng nhưng lại khiến người Palestine thất vọng và giận giữ.

    Các quyết định đó bao gồm công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, chuyển Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Israel từ Tel Aviv đến Jerusalem và cắt giảm hàng trăm triệu đô la viện trợ nhân đạo cho người Palestine.

    Việc cắt giảm này được coi là một biện pháp gây áp lực cho giới lănh đạo Palestine quay trở lại bàn đàm phán. Cho đến nay, điều đó đă thất bại.

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.

    Thế cờ nước Mỹ trên Bàn cờ Thế Giới.
    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ: TQ là ‘nhà nước theo dơi của thế kỷ 21’



    Chính quyền Trung Quốc trong những năm gần đây tăng cường việc giám sát cá nhân ở Tân Cương, kể cả thiết lập hệ thống theo dơi rộng răi bằng video và lập công nghệ theo dơi qua điện thoại thông minh.


    Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper ngày 24/1 tuyên bố đảng Cộng sản Trung Quốc đă tạo ra một nhà nước theo dơi, sử dụng trí tuệ nhân tạo để đàn áp người thiểu số Hồi giáo và những người biểu t́nh đ̣i dân chủ.

    Trung Quốc đối mặt với chỉ trích nặng nề từ giới hoạt động, học giả, các chính phủ nước ngoài và các chuyên gia nhân quyền Liên hiệp quốc về điều mà họ mô tả là giam giữ hàng loạt và theo dơi gắt gao người thiểu số Uighur theo Hồi giáo cùng các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương.

    Trong bài diễn văn ở Washington, Bộ trưởng Esper nhấn mạnh “Trong lúc chúng ta nói chuyện ở đây, đảng cộng sản Trung Quốc đang dùng trí tuệ nhân tạo để đàn áp các cộng đồng thiểu số Hồi giáo và người biểu t́nh đ̣i dân chủ.”

    “Thật ra, đảng cộng sản Trung Quốc đă thiết lập một nhà nước theo dơi của thế kỷ 21 với các khả năng chưa từng có trước đây để kiểm duyệt ngôn luận và đàn áp các nhân quyền căn bản,” ông Esper nói thêm.

    Chính quyền Trung Quốc trong những năm gần đây tăng cường việc giám sát cá nhân ở Tân Cương, kể cả thiết lập hệ thống theo dơi rộng răi bằng video và lập công nghệ theo dơi qua điện thoại thông minh.

    Trung Quốc nói Tân Cương là chuyện nội bộ của họ và vấn đề ở đó không phải là vấn đề tôn giáo hay sắc tộc mà là chuyện ngăn chủ nghĩa khủng bố và ly khai.

    Hong Kong hơn 7 tháng nay bị rúng động bởi các cuộc biểu t́nh có bạo động khởi phát từ dự luật dẫn độ cho phép đưa các nghi phạm sang Trung Quốc xét xử.

    Kể từ việc phản đối dự luật này, phong trào biểu t́nh do giới trẻ Hong Kong đi đầu đă biến thành phong trào đ̣i dân chủ, chống lại sự cai trị hà khắc của Trung Quốc.

    VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 25-03-2013, 06:19 PM
  2. Replies: 5
    Last Post: 27-10-2011, 06:31 AM
  3. Cờ Vàng Trên Nón An Toàn Và Trên Áo Khoác
    By anhTS in forum Tin Việt Nam
    Replies: 8
    Last Post: 11-09-2011, 08:50 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •