Page 12 of 30 FirstFirst ... 2891011121314151622 ... LastLast
Results 111 to 120 of 294

Thread: Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường "sụp đổ"?

  1. #111
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    TIN HOA KỲ: Điềm Lạ báo hiệu TQ SỤP ĐỔ Cự Long đổ sập xuống đất, Quạ đen bay rợp trên bầu trời



    Last edited by dtkcamau; 25-02-2020 at 11:19 AM.

  2. #112
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    BIẾN LỚN: Vương Hộ Ninh chiêu mộ quân nhân thủ tiêu Tập


  3. #113
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    TẬP CẬN B̀NH GIẢI TÁN ĐẢNG CSTQ V̀ THẤT BẠI DẬP DỊCH CÚM VIÊM PHỔI


  4. #114
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Ông Tập cảnh báo tác động ‘khá lớn’ của Corona đối với Trung Quốc
    23/02/2020


    Ông Tập được kiểm tra thân nhiệt hôm 10/2.


    Chủ tịch Tập Cận B́nh hôm 23/2 tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ tăng cường điều chỉnh chính sách nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh virus Corona mới (COVID-19) mà nước này vẫn đang t́m cách ngăn chặn, theo Reuters.

    “Hiện thời, t́nh h́nh dịch bệnh vẫn nghiêm trọng và phức tạp, và công tác ngăn chặn và kiểm soát vẫn trong giai đoạn khó khăn và nghiêm trọng nhất”, ông Tập nói, theo truyền h́nh nhà nước Trung Quốc.

    “Việc bùng phát bệnh viêm phổi do chủng virus Corona mới gây ra sẽ không tránh khỏi có tác động khá lớn lên nền kinh tế và xă hội”.

    Nhân viên phun thuốc tẩy trùng tại một khu chợ ở Daegu.


    Tin cho hay, COVID-19 là một trong những cuộc khủng hoảng về y tế nghiêm trọng nhất đối với lănh đạo Trung Quốc trong ṿng nhiều thập kỷ.

    “Đối với chúng ta, đây là một cuộc khủng hoảng và cũng là một thử thách lớn”, ông Tập nói.

    Tới ngày 23/2, Trung Quốc đă ghi nhận 76.936 ca nhiễm COVID-19 và 2.442 người đă tử vong.

  5. #115
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Lấy dê tế thần - Tập Cận B́nh hay Thạch Chính Lệ sẽ v́ đảng cộng sản Trung Quốc?


  6. #116
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Covid-19: Trung Quốc trắc nghiệm quyền lực mềm với ASEAN


    Hội nghị ngoại trưởng đặc biệt đối phó dịch Covid-19 giữa Trung Quốc và 10 nước ASEAN, Vientiane, Lào, ngày 20/02/2020.

    “Virus corona Covid-19 là thách thức y tế lớn nhất của đảng Cộng Sản Trung Quốc từ năm 1949” và việc xử lư dịch c̣n “nhiều thiếu sót”. Như vậy, ít nhất hai lần chủ tịch Tập Cận B́nh lên tiếng cảnh báo. Thậm chí, phát biểu ngày 23/02/2020 trong cuộc họp với đội ngũ lănh đạo cao cấp, ông Tập Cận B́nh nhấn mạnh đến “một cuộc khủng hoảng”, “một thách thức lớn”, “rất khó để dự đoán và kiểm soát”.


    “Trung Quốc không chỉ bảo vệ người dân nước ḿnh mà c̣n bảo vệ cả phần c̣n lại của thế giới”. Trong buổi họp với 10 đồng nhiệm ASEAN ở Vientian (Lào), ngoại trưởng Trung Quốc Vương đă khẳng định như trên để trấn an các nước láng giềng. Cuộc họp đặc biệt được Lào đứng ra nhận tổ chức ngày 20/02/2020 là dịp để Bắc Kinh “trắc nghiệm quyền lực mềm” đối với các nước ASEAN, theo nhận định của Reuters.

    Đi t́m “đồng minh” khi bị thế giới chỉ trích

    Dường như Trung Quốc không muốn đơn độc mà muốn kéo cả ASEAN cùng “chống sóng gió, sát cánh bên nhau để vượt quả thứ thách”, mà theo ông Vương Nghị, “sự sợ hăi c̣n đáng lo hơn là virus và niềm tin c̣n quư hơn vàng”. Một chiếc lược được giáo sư Alfred M. Wu, trường Chính sách Công Lee Kuan Yew, đại học Singapore, đánh giá là “để phản công những chỉ trích của phương Tây về cách Trung Quốc xử lư dịch”.

    Về h́nh thức, Trung Quốc đă đạt được mong muốn khi ngoại trưởng Vương Nghị và đồng nhiệm 10 nước ASEAN đồng thanh hô trước ống kính của báo giới : “Hăy kiên cường, Vũ Hán ! Hăy vững vàng, Trung Quốc ! Hăy mạnh mẽ, ASEAN !”.

    Ngoài ra, trong “Tuyên bố của Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc về dịch bệnh virus corona 2019 (COVID-19)”, khối ASEAN bày tỏ “tin tưởng hoàn toàn vào khả năng của Trung Quốc để thành công khắc phục dịch bệnh, Trung Quốc đánh giá cao sự thông cảm, sự ủng hộ và hỗ trợ của các quốc gia thành viên ASEAN đối với các nỗ lực ứng phó của Trung Quốc”.

    Tại hội nghị, ngoại trưởng Vương Nghị đă nhắc đến số lượng ca nhiễm Covid-19 đă giảm dần ở Trung Quốc và hối thúc các nước ASEAN nới lỏng các lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân Trung Quốc và các hạn chế du lịch khác nhằm kiềm chế sự lây lan của virus.

    Yêu cầu này cũng được ông Vương Nghị đề xuất với phái đoàn của Việt Nam trong cuộc họp song phương ngày 19/02, một ngày trước hội nghị đặc biệt về hợp tác ứng phó Covid-19. Và khi trao đổi với đồng nhiệm Singapore Vivian Balakrishnan, ông Vương Nghị c̣n bày tỏ “quan ngại về những biện pháp chặt chẽ” của Singapore, đồng thời hy vọng “những trao đổi b́nh thường giữa hai nước có thể được nối lại ngay khi có thể”.

    Trả lời Reuters, ông Tom Baxter, nhà nghiên cứu độc lập về sáng kiến Một vành đai Một con đường (BRI) của Trung Quốc, nhận định : “Câu trả lời của mỗi nước về dịch Covid-19 trở thành một bài trắc nghiệm mang tính quyết định về t́nh hữu nghị” của mỗi thành viên ASEAN đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, dường như nội bộ khối các nước Đông Nam Á bị chia rẽ về vấn đề này.

    Hiện tại, sáu nước ASEAN có người nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, chỉ có Cam Bốt không áp dụng bất kỳ hạn chế nào. Philippines cấm du khách đến từ Trung Quốc, Hồng Kông và Macao. Malaysia chỉ cấm du khách đến từ những tỉnh Trung Quốc bị đặt trong tầm kiểm soát. Cùng ngày diễn ra hội nghị đặc biệt, Thái Lan đăng khuyến cáo công dân nước này tránh đến Trung Quốc nếu không cần thiết và khuyên những người đang có mặt ở Trung Quốc nên rời khỏi đó. Bangkok có thể sẽ hạn chế thêm các chuyến bay đến Trung Quốc.

    Trấn an đối tác thương mại

    Trung Quốc là đối tác thương mại chính của 10 nước Đông Nam Á và toàn khối ASEAN là đối tác thương mại thứ hai của Bắc Kinh. Tăng trưởng của Trung Quốc giảm trong năm 2020 sẽ ảnh hưởng đến các nước ASEAN. Báo cáo ngày 12/02/2020 của Văn pḥng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (The ASEAN+3 Macroeconomic Research Office, ARMO), thẩm định, trong năm 2020, GDP của Trung Quốc có thể mất 0,5%, c̣n các nước thuộc ASEAN sẽ mất khoảng 0,2%. Tuy nhiên, một nghiên cứu được Viện Montaigne (Pháp) công bố ngày 21/02 cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chỉ ở mức 4%.

    Các nước Đông Nam Á sẽ chịu tác động nặng nhất từ dịch Covid-19 tại Trung Quốc do gần gũi về mặt địa lư và sự gắn kết quan hệ kinh tế. Vẫn theo báo cáo của AMRO, “dịch Covid-19 tác động trong thời gian ngắn nhưng đáng kể đối với Trung Quốc” cũng như với Đông Nam Á.

    Du lịch là lĩnh vực bị tác động trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất. Nhiều nước ASEAN phụ thuộc vào nguồn thu từ du khách Trung Quốc, với hơn 65 triệu lượt khách mỗi năm đến Đông Nam Á. Việc hạn chế, cấm khách Trung Quốc tác động đến lĩnh vực hàng không, cũng như ngành du lịch của cả hai bên. Lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan giảm tới 90% trong tháng 02/2020 và ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch, vốn chiếm đến 20% tổng sản phẩm nội địa của nước này. Singapore có thể sẽ mất khoảng 30% du khách. Ngành hàng không và vận tải đường sắt cũng bị vạ lây do việc dừng các chuyến vận chuyển đến vùng dịch.

    Ngành du lịch Miến Điện cũng sẽ bị tác động nặng, trong khi đó, theo một số cơ quan truyền thông Miến Điến, hoạt động thương mại sát biên giới với Trung Quốc cũng “gần như ở điểm chết”, ảnh hưởng đến các mặt hàng thủy sản, ngô gạo, rau củ quả. Trang Global New Light of Myanmar, ngày 14/02, cho biết “khoảng 50.000 người làm việc trong ngành đánh bắt cá bị mất việc do thông thương ở thành phố Muse (bang Kachin) biên giới với Trung Quốc bị tạm ngừng”.

    Báo Le Monde (20/02) trích đánh giá của Quỹ Carnegie, theo đó “rất nhiều nước láng giềng của Trung Quốc trông cậy quá nhiều vào Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế của họ”. Việt Nam là một ví dụ điển h́nh, lĩnh vực sản xuất của nước này, phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và là một trong những yếu tố giúp Việt Nam có sức tăng trưởng mạnh, hiện giờ trở thành một trong những nước bị tác động trực tiếp nhất. Do thông thương ở một số cửa khẩu bị tạm ngừng, nhiều chiến dịch “giải cứu” nông phẩm tươi xuất sang Trung Quốc, từ hoa quả, tôm hùm… được người dân Việt Nam hưởng ứng.

    Ngành công nghiệp chế biến là lĩnh vực tiếp theo bị tác động ngay trước mắt. Các nước ASEAN và Trung Quốc gắn chặt với nhau về nguồn cung cấp nhiên liệu, nhân công. Những biện pháp cách ly, hạn chế đang làm gián đoạn chuỗi cung ứng, trong đó có việc xuất nhập khẩu vật liệu được sử dụng trong những vùng công nghiệp bị ảnh hưởng Covid-19 ở Trung Quốc. Tiếp theo, do hoạt động sản xuất bị tạm ngừng hoặc do thiếu nguyên vật liệu sản xuất nên sẽ dẫn đến t́nh trạng thất nghiệp tạm thời.

    Một phần dự án Con đường tơ lụa mới của chủ tịch Tập Cận B́nh đi qua Đông Nam Á với những dự án đường bộ và đường sắt cao tốc ở Lào, Thái Lan, Malaysia và Miến Điện. Cuộc khủng hoảng Covid-19 chắc chắn sẽ tác động đến tăng trưởng của Trung Quốc và như vậy ảnh hưởng đến những dự án tại Đông Nam Á.

    Tại hội nghị, ông Vương Nghị trấn an “dịch Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, nhưng có thể vượt qua được và bù đắp được tác động đó” v́ theo ông, “nền kinh tế Trung Quốc có động lực mạnh, rất bền vững và lộ tŕnh về dài hạn sẽ không bị lay chuyển”.

    Trước mắt, để đối phó với khủng hoảng dịch Covid-19, các nước ASEAN và Trung Quốc nhất trí chia sẻ thông tin và công nghệ, nghiên cứu văc-xin pḥng dịch. Ngoại trưởng Vương Nghị đề xuất tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh về vấn đề này, nhưng chưa được hưởng ứng, theo phát biểu của hai nhà ngoại giao ẩn danh của ASEAN với hăng tin AP.

    (Tổng hợp Reuters, AP, AFP, Mizzima)

  7. #117
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Virus corona : Trung Quốc từ Đại Nhảy Vọt đến Đại Thụt Lùi


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trên trang b́a tạp chí L'Express tuần lễ từ 14 đến 21/02/2020. Capture d'écran

    Covid-19 đẩy cuộc bầu cử Quốc Hội Iran, chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Mỹ, phiên ṭa tại Luân Đôn xử Julian Assange sáng lập viên WikiLeaks... xuống hàng thứ yếu. Từ đầu mùa dịch, lần đầu tiên virus corona phủ kín các mặt báo Paris ngày 24/02/2020.



    Như vết dầu loang, Covid-19 từ Trung Quốc đă tràn sang tới Hàn Quốc, Ư và cả Iran. Nhưng trước hết xin điểm bài xă luận trên Le Figaro.

    Hoàng đế họ Tập mất mặt v́ Covid-19

    Tờ báo này đặc biệt xoáy vào Trung Quốc. Tác giả bài xă luận mang tựa đề "Bước Đại Thụt Lùi", Patrick Saint-Paul, không chút khoan nhượng với "hoàng đế họ Tập".

    V́ virus corona, từ ngày nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa ra đời năm 1949, chưa bao giờ Trung Quốc lại bị cô lập như ngày hôm nay. Tại Bắc Kinh, "hoàng đế họ Tập đang bị mất mặt". Từ khi "lên ngôi" năm 2012, Tập Cận B́nh đă thâu tóm tất cả quyền lực, tặng cho ḿnh khả năng lănh đạo đất nước măn đời. Ông Tập chủ trương đưa Trung Quốc trở thành "trung tâm" của thế giới, ngang hàng với Mỹ và đă hứa hẹn một "giấc mộng Trung Hoa" tươi sáng. Nhưng Covid-19 nằm ngoài kế hoạch của Bắc Kinh. Thế giới đang xa lánh Trung Quốc.

    Tập Cận B́nh muốn tránh theo chân Mikhail Gorbatchev để trở thành người đào mồ chôn vùi đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cựu lănh đạo Liên Xô từng tâm sự, Liên Bang Xô Viết xưa kia đă tan ră v́ thảm họa nhà máy điện hạt nhân Tchernobyl. Thách thức lần này của ông Tập, theo tác giả bài báo, là làm thế nào tránh để virus corona có sức công phá như ḷ máy điện hạt nhân ở Tchernobyl năm nào.

    Covid-19, điểm nhạy cảm của ngành ngoại giao Trung Quốc

    Cũng trên Le Figaro, thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh Sébastien Falletti bồi thêm : "Dịch bệnh làm Trung Quốc rớt đài". Covid-19 phơi bày ra ánh sáng thế yếu của ngành ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh đang rất khó chịu về thế yếu trên bàn cờ quốc tế.

    Hàng loạt hoạt động ngoại giao của Trung Quốc bị đ́nh trệ v́ dịch viêm phổi lần này. Từ cuối tháng 01/2020, Bắc Kinh ngậm bồ ḥn làm ngọt khi thấy các đối tác lần lượt hồi hương kiều dân ra khỏi ổ dịch Vũ Hán. Kể cả nước Nga cũng đă cấm cửa các công dân Trung Quốc và hầu hết các hăng hàng không quốc tế ngưng các chuyến bay tới Hoa Lục. Trung Quốc thực sự bị "phong tỏa".

    Thêm vào đó, khủng hoảng y tế tại cường quốc kinh tế thứ hai toàn cầu này đă buộc Bắc Kinh phải cầu viện quốc tế, như bất kỳ một quốc gia đang phát triển nào khác trên thế giới, chận đứng tham vọng soán ngôi Hoa Kỳ để trở thành "cái rốn của hành tinh".

    Ngoài mặt, lănh đạo Trung Quốc cảm ơn Pháp và 160 nguyên thủ đoàn kết với Bắc Kinh chống virus corona, nhưng ở hậu trường, "ngành ngoại giao Trung Quốc khó che giấu cay đắng" thấy các nước bạn lần lượt xa lánh. Bên cạnh đó, khủng hoảng lần này cũng đang làm lộ rơ tinh thần bài Trung Quốc ở khắp nơi, những hành vi kỳ thị người Trung Quốc càng kiến bức tranh thêm ảm đạm.

    Đẹp đẽ khoe ra, xấu xa đậy lại

    Trong cơn hoạn nạn lần này, Trung Quốc thực sự chỉ có một người bạn duy nhất là Hun Sen, thủ tướng Cam Bốt. Ông này bị Le Figaro gọi là "một chư hầu của Bắc Kinh". Một điểm tựa duy nhất như vậy làm lộ rơ thế yếu của ngành ngoại giao Trung Quốc.

    Chưa hết, Covid-19 c̣n phơi bày ra ánh sáng những bất cập, nếu không muốn nói là những "xấu xa" hay nhược điểm của siêu cường kinh tế thứ nh́ trên thế giới mà Trung Quốc từ trước đến nay vẫn che đậy từ hệ thống y tế cho đến các màn kiểm duyệt, che giấu thông tin...

    Với ngần ấy lỗ hổng, Le Figaro cho rằng sau dịch viêm phổi cấp tính do chủng mới gây nên lần này, các nhà đầu tư cân nhắc kỹ hơn trước khi bỏ vốn vào Trung Quốc. Về chính trị, Covid-19 cũng bắt các nhà lănh đạo quốc tế đánh giá lại về "sức mạnh thực sự của ông khổng lồ châu Á này", theo như nhận định của một nhà chính trị học Trung Quốc với báo Le Figaro.

    Virus corona : Dân chết, chính quyền tiếp tục "tŕnh diễn"

    Vào lúc một phần các hoạt động tại Trung Quốc bị tê liệt v́ virus corona, Libération chú ư đến sự kiện chủ tịch Tập Cận B́nh trên đài truyền h́nh Nhà nước hôm Chủ Nhật 23/02/2020 nh́n nhận đây là "khủng hoảng y tế nghiêm trọng nhất" trong 70 năm qua đồng thời, đă có "một số thiếu sót trong việc xử lư dịch". Có điều, như ghi nhận của phóng viên báo Libération, Hoàn Cầu Thời Báo đă "quên" nhắc đến chi tiết này khi tường thuật lại về bài phát biểu của ông Tập.

    Gần như cùng lúc chủ tịch Trung Quốc phát biểu trên đài truyền h́nh, th́ ông Lư Khắc Cường tổ chức một màn tŕnh diễn ngoạn mục. Cũng Libération thuật lại, thủ tướng họ Lư chủ tŕ một cuộc họp qua video quy tụ 170.000 quan chức, cán bộ, các giới chức quân sự trên toàn quốc để bàn về những biện pháp đối phó với dịch bệnh. Chùm ảnh cho thấy, 170.000 quan chức này đều đeo khẩu trang trong cuộc họp "từ xa" với thủ tướng ! Libération b́nh luận : màn tŕnh diễn lố bịch đó mâu thuẫn với thông báo lạc quan chính Bắc Kinh đă tung ra cách nay vài hôm, đó là "số ca lây nhiễm mới thấp hơn so với số người đă được chữa khỏi".

    C̣n ở bên trong Vũ Hán ?

    Trong khi đó, tại Vũ Hán từ một tháng qua, người dân sinh sống như thế nào kể từ khi thành phố này bị "cách ly" ? Le Figaro tiết lộ từ ba ngày qua, người dân bị cấm đi ra ngoài mua bán. Từ trước tới nay, cứ hai ngày một lần, mỗi hộ gia đ́nh được phép để cho một người đi chợ. Nhưng từ hôm 22/02, dân cư Vũ Hán được lệnh ở yên trong nhà, lương thực do các tổ dân phố cung cấp.

    H́nh ảnh này gợi lại thời kỳ Mao Trạch Đông c̣n lănh đạo đất nước. Một sinh viên 23 tuổi sống gần Vũ Hán kể lại với phóng viên báo Le Figaro rằng từ ngày 14/02, trong chung cư của cô, thang máy bị cúp, không một ai được xuống đường. Có đi bộ xuống cũng bị đuổi lên nhà trước khi ra khỏi cửa chung cư. Đây là một thay đổi quan trọng từ khi ông Tập Cận B́nh gài người thân tín đứng đầu tỉnh Hồ Bắc. Không chỉ có Vũ Hán, mà cả ở Hàng Châu, Ôn Châu hay thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, gần với Thượng Hải người dân cũ bị "giam lỏng trong nhà".

    Lo lắng lan rộng

    Nh́n rộng ra ngoài phạm vi Hoa lục, Hàn Quốc, Iran là những điểm nóng mới với những ca lây nhiễm tăng nhanh. La Croix ghi nhận : tương tự như Trung Quốc, "Iran cũng đang bị các nước láng giềng đóng cửa biên giới", từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Afghanistan, hay Armenia.

    Dịch đă lan sang tới châu Âu : Ư phong tỏa 11 thành phố nhỏ ở miền bắc, Libération trên trang nhất chơi chữ "Ư đậy vung chuông" ngăn ngừa virus.

    Tít trên tờ Les Echos gần giống với tựa của báo Libération : "Virus corona, nỗi lo sợ lan sang đến châu Âu". Tờ báo kinh tế này của Pháp đă có tổng cộng 7 bài về những khía cạnh khách nhau của dịch viêm phổi cấp tính xuất phát từ Trung Quốc : nào là dịch bệnh đang trở thành một vấn đề "cấp bách của thế giới", "Báo động đỏ tại Hàn Quốc" ; "Ư rơi vào bẫy" của Covid-19 ; "Iran bầu lại Quốc Hội trong nỗi lo âu dịch lan tràn"...

    Trên trang internet được cập nhật từng giờ, độc giả không được trấn an chút nào với những bài : "đồng euro mất gia trước nguy cơ dịch bệnh lây lan tại châu Âu" ; "virus corona lan rộng và gây hoảng hốt trên các sàn chứng khoán" ; "kinh tế Ư có nguy cơ ch́m vào suy thoái"...

    "Lo lắng" cũng xuất hiện trên trang nhất báo Le Monde và đây là tâm trạng của từ Tổ Chức Y Tế Thế Giới đến Ư và kể cả Pháp.

    Le Figaro lưu ư độc giả Covid-19 một khi đă "gơ cửa" nước Ư và Roma áp dụng các biện pháp mạnh theo kiểu Trung Quốc để đối phó, th́ Pháp ở sát cạnh đă cảnh giác và tự đặt ḿnh trong tư thế sẵn sàng đối phó trong trường hợp bệnh dịch bùng phát.

    Tờ báo này tiết lộ chiều qua thủ tướng Edouard Philippe triệu tập bộ trưởng Quốc Pḥng, Nội Vụ, Y Tế và Giao Thông để cùng "thẩm định t́nh h́nh". Bộ trưởng Y Tế Olivier Véran không loại trừ khả năng, dịch bệnh bùng phát tại Pháp. Trong ấn bản được cập nhật trên mạng, tờ báo này cho biết bộ Y Tế Pháp huy động "thêm 70 bệnh viện trên toàn quốc trong tư thế sẵn sàng".

    Covid-19, kẻ phá rối

    Dưới một góc độ không nghiêm trọng bằng, cũng tờ Le Figaro cho biết, virus corona sau khi đă phá hỏng mùa lễ hội hóa trang nổi tiếng của Venise, làm đảo lộn tuần lễ thời trang tại Milano của Ư, kể từ ngày 24/02, Covid-19 tiếp tục quậy phá tuần lễ Fashion Week của Paris : ít nhất 6 nhà may nổi tiếng của Trung Quốc hủy chương tŕnh đến Paris. Nhiều nhà may tên tuổi dự trù tŕnh làng các bộ "collection mới" qua Instagram và các mạng xă hội. Cầm chắc là virus corona không thể len lỏi qua cách kênh này để lây nhiễm cho bất kỳ một ai.

  8. #118
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    BẤT NGỜ: Hàng trăm ngh́n dân Thành Đô bao vây trụ sở, Chủ Tịch Tập đă di tản đến căn cứ bí mật?

  9. #119
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Dân quân biển của Hải Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất
    RFA
    2019-06-24


    Một người Philippines biểu t́nh ở Manila hôm 18/6 giương khẩu hiệu phản đối Trung Quốc sau vụ tàu Trung Quốc đâm ch́m, bỏ mặc 22 ngư dân Philippines trên biển.
    AFP
    Lực lượng dân quân biển Hải Nam là lực lượng chuyên nghiệp nhất của Trung Quốc, được nhận trợ cấp rộng răi nhằm hưởng ứng thực hiện các hoạt động tại vùng Quần đảo Trường Sa.

    Mạng báo Philippines Star của Philippines vào ngày 24 tháng 6 dẫn Báo cáo thường niên mới nhất của Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ tŕnh Quốc Hội Mỹ như vừa nêu.

    Báo cáo nêu rơ chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào cuối năm 2016 có chỉ thị đóng 84 tàu cá dân quân cỡ lớn với mạn tàu được gia cố chịu lực và có trang bị vũ khí. Lực lượng dân quân vũ trang Hải Nam được tuyển dụng từ các cựu chiến binh và được trả lương độc lập ngoài việc đánh cá. Đây được cho là phù hợp với chính sách Phát triển Quân đội và An ninh 2019 của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa.

    Theo báo cáo, Lực lượng dân quân vũ trang Hải Nam đóng vai tṛ quan trọng trong một số chiến dịch quân sự và cưỡng chế trên biển từ phía Trung Quốc trong những năm qua, bao gồm vụ cản trở tàu USNS Impeccable của Mỹ tại Biển Đông vào năm 2009, vụ căng thẳng ở băi Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc năm 2012, vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014, và vụ đột kích ở vùng nước gần quần đảo Senkaku năm 2016.

    Ông Gregory Poling, giám đốc nhóm chuyên gia cố vấn của chương tŕnh Sáng kiến Minh Bạch Hàng hải Châu Á thuộc Chương tŕnh Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC có nhận định vụ tàu Trung Quốc đâm ch́m tàu cá và bỏ mặc 22 ngư dân Philippines gần băi Cỏ Rong hôm 9/6 vừa qua là kết quả của việc Bắc Kinh biến hàng trăm tàu cá Trung Quốc trở thành lực lượng dân quân.

    Lực Lượng Dân Quân Vũ Trang Biển trực thuộc Lực Lượng Dân Quân Nhân Dân Trung Quốc, là lực lượng vũ trang dự bị. Tuy nhiên, lực lượng này tham gia đóng vai tṛ chính trong các hoạt động cưỡng chế trên biển nhằm đạt được các mục tiêu chính trị của Trung Quốc mà không cần chiến đấu.

  10. #120
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    TÅP CÅN B̀NH bị tăng Huyết Áp và Đột Quỵ đêm qua người dân TQ đổ ra đường ăn mừng


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trung Quốc "hù" không đuợc th́ "xoa"
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2013, 11:12 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2012, 02:26 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-06-2011, 12:45 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •