Page 25 of 30 FirstFirst ... 15212223242526272829 ... LastLast
Results 241 to 250 of 294

Thread: Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường "sụp đổ"?

  1. #241
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Thế giới đang thúc đẩy nhanh làn sóng “thoát Trung"


  2. #242
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Nhà họ Đặng “đả” ông Tập Cận B́nh v́ giám sát các lăo làng ĐCSTQ?
    Mộc Lan•Thứ Ba, 05/05/2020 • 2.2k Lượt Xem
    Gần đây, các tin tức về đấu đá nội bộ trong ĐCSTQ ngày một gay cấn. Sau khi quyết định tổ chức ”lưỡng hội” tại Bắc Kinh vào cuối tháng Tư, một bức thư ngỏ lấy danh nghĩa của ông Đặng Phác Phương (con trai trưởng của ông Đặng Tiểu B́nh) gửi cho đại diện “lưỡng hội” đă được lan truyền trên mạng internet. Nội dung đưa ra 15 câu hỏi, hy vọng các đại diện của “lưỡng hội” sẽ suy nghĩ và hồi đáp. Tất cả các câu hỏi đều nhắm vào trách nhiệm của ông Tập Cận B́nh. Một trong số đó chất vấn việc ông Tập đang dùng công an và quân đội để giám sát các cán bộ lănh đạo đảng về hưu.


    Đặng Phác Phương, con trai cả của Đặng Tiểu B́nh (Ảnh: baike.baidu)
    Đặng Phác Phương phơi bày việc ông Tập giám sát tự do của các cán bộ đảng, chính quyền và sĩ quan quân đội
    Bức thư “Mười lăm câu hỏi” kư tên Đặng Phác Phương gửi đến đại biểu “lưỡng hội” mà câu hỏi cuối cùng là: “V́ để ngăn chặn tập thể các đồng chí cựu lănh đạo đề xuất tổ chức hội nghị mở rộng của cục chính trị, chính phủ trung ương lại sử dụng quân đội tiến hành “bảo vệ đặc biệt” đối với các đồng chí cựu lănh đạo. Cái gọi là “bảo vệ đặc biệt”, thực chất là hạn chế thông tin, hạn chế tự do đi lại, hạn chế thăm viếng. Đây là loại hành vi ǵ? Ai cho ông ta cái quyền này?”

    T́nh huống được tiết lộ trong thư bị nghi ngờ có liên quan đến động thái gần đây của ông Tập Cận B́nh cắt cử thân tín Vương Tiểu Hồng (Wang Xiaohong) vào Bộ Công an Trung Quốc.

    Thứ trưởng Bộ Công an hiện tại Vương Tiểu Hồng và Tập Cận B́nh có mối quan hệ khăng khít từ trước. Ngay từ những năm 90, khi ông Tập c̣n là Bí thư Thành ủy Phúc Châu, Vương Tiểu Hồng lúc đó làm Giám đốc Công an thành phố, chịu trách nhiệm an toàn cho ông Tập, cũng coi như là cận vệ của ông Tập. Sau khi ông Tập vào trung ương, năm 2013, ông Vương cũng lên làm Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam. Năm 2015, Vương được chuyển lên Bắc Kinh nhậm chức Phó thị trưởng kiêm Cục trưởng Cục Công an, phụ trách duy tŕ ổn định của Bắc Kinh, rồi tiếp tục được bổ nhiệm làm Thứ trưởng, Phó bộ trưởng Bộ Công an. Vào tháng 5/2019, Bộ Công an thành lập mới thêm cục Đặc cần do Vương làm Cục trưởng kiêm nhiệm Bí thư đảng ủy. Trang tin Caixin Trung Quốc cho biết, theo thông lệ các cục mới do Bộ Công an thành lập đều không do cấp lănh đạo Thứ trưởng kiêm nhiệm. Cho nên việc ông Vương Tiểu Hồng lần này được đặc cách làm Cụ trưởng cục Đặc cần là một trường hợp đặc biệt. Vào tháng 11/2019, Vương lần đầu tiên sử dụng chức vụ kiêm nhiệm này trong các báo cáo công khai.

    Hiện tại, Vương Tiểu Hồng kiêm Phó Bí thư thường vụ, Phó bộ trưởng đảng ủy Bộ Công an, đồng thời là Bí thư đảng ủy Công an thành phố Bắc Kinh kiêm cục Trưởng cục Công an (thay vị trí của Tôn Lực Quân bị cách chức gần đây), và kiêm luôn Bí thư đảng ủy Cục Đặc cần. Vương mặc nhiên trở thành siêu cấp “đầu sỏ Công an” Trung Quốc.

    Được biết, đối tượng bảo vệ của Cục Mật vụ Bộ Công an là “bốn đại biểu và hai cấp cao” lănh đạo đảng và nhà nước (Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân, Chánh án Ṭa án tối cao ĐCSTQ) và các khách mời quan trọng từ nước ngoài.

    Một số nhà b́nh luận tin rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ bao gồm “lănh đạo đảng và nhà nước” ngoại trừ bảy Thường vụ. Theo thông lệ đấu đá nội bộ của ĐCSTQ, nói là để “bảo vệ an toàn”, trên thực chất là để theo dơi và giám sát những người này.

    Cục An ninh Trung ương chịu trách nhiệm bảo vệ cho 7 thành viên Ủy ban Thường vụ và các cựu lănh đạo chính trị.


    Thời điểm 23/12/2015, Ông Lưu Đạt Văn (Liu Dawen), Tổng biên tập tạp chí “Tiền tiêu” của Hồng Kông, khi trả lời phỏng vấn Chinese News đă đưa ra nhận định, việc ông Tập Cận B́nh thực hiện chính sách “thay cảnh vệ” là nhằm vào loại bỏ các thân tín của đối thủ chính trị trong cơ cấu An ninh Trung ương . Ví dụ, ông Giang Trạch Dân hiện đang bị giam lỏng tại gia, Cục An ninh Trung ương mỗi tháng đều thay đổi cảnh vệ canh chừng ông ta, mục đích đề pḥng không cho ông Giang thu xếp mua chuộc các an ninh này trong thời gian ngắn.

    Theo ông Lưu Đạt Văn, các cảnh vệ làm nhiệm vụ giám sát Giang, bất kỳ động tĩnh lớn nhỏ nào của ông ta đều phải báo cáo lên cục mỗi ngày. “Gặp gỡ những ai, và bất kỳ đề xuất cải thiện ǵ, đều phải được báo lên.”

    Ông Văn tiết lộ, ông Tập quy định rằng tất cả các cựu lănh đạo ĐCSTQ đă nghỉ hưu không được tụ họp hoặc gặp gỡ riêng với nhau. Nếu muốn gặp riêng cần phải được văn pḥng Trung ương cho phép. Do đó, các cuộc họp riêng của các cựu lănh đạo đảng tương đối khó khăn.



    Khủng hoảng chính trị do dịch bệnh, Tập Cận B́nh phải đối mặt với những thách thức chưa từng có
    ‘Viêm phổi Vũ Hán’ không chỉ nguy hại đến sức khỏe cộng đồng mà c̣n gây nên khủng hoảng chính trị. Là lănh đạo cao nhất của ĐCSTQ, ông Tập Cận B́nh hiện đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có.

    Bị nghi ngờ là che giấu và báo cáo muộn về dịch bệnh, từ ông Tập cho đến các quan chức địa phương, cán bộ y tế rối rít “ném nồi” bỏ vấy trách nhiệm, điều này làm tăng mâu thuẫn giữa trung ương và địa phương. Điều khiến ông Tập thậm chí c̣n lo hơn nữa là việc ông Nhậm Chí Cường, doanh nhân giàu có thuộc nhóm “hồng nhị đại” (thế hệ Đỏ thứ hai của ĐCSTQ), đă mạnh miệng chỉ trích chính quyền Bắc Kinh che đậy sự thật về dịch bệnh hồi đầu tháng Ba, và gọi ông Tập Cận B́nh là ‘‘tay hề loă thể, khăng khăng muốn tỏ ra ḿnh là hoàng đế’’. Ông Nhậm sau đó bị mất tích từ 12/03/2020, đến 7/4, một cơ quan của đảng thông báo ông này đang bị điều tra.

    Tin đồn chống Tập vẫn chưa chấm dứt. Ngoài những nội dung chỉ trích Tập của ông Nhậm, c̣n có một thư ngỏ không rơ tác giả nữa được chuyển tiếp bởi một “hồng nhị đại” khác là ông Trần B́nh (Chen Ping) – chủ tịch Đài truyền h́nh Sun TV Hồng Kông. Thư ngỏ này cũng đă được lan rộng trên Internet vào cuối tháng Ba. Bức thư liệt kê các chủ đề cần thảo luận trong cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị, bao gồm việc đối mặt với t́nh h́nh dịch bệnh nghiêm trọng, kinh tế quốc nội, các vấn đề quốc tế gay gắt, mănh liệt kêu gọi khẩn cấp triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, thảo luận về chủ đề ông Tập Cận B́nh liệu có thích hợp tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch nước, Tổng Bí thư ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy hay không.

    “New Highland Vision” – một kênh truyền thông tiếng Hoa ở Mỹ đă đăng trên Twitter hồi giữa tháng Ba, “theo nguồn tin đáng tin cậy”, những người phản đối Tập Cận B́nh như các “hồng nhị đại” cũng như thân nhân các quan chức ĐCSTQ cấp cao tiền nhiệm đều bị “bảo vệ đặc biệt”.

    Kênh truyền thông c̣n đưa ra chi tiết ông Hồ Cẩm Đào đă lên một phương án ḥa hoăn. Ông Tập không cần từ chức, tuy nhiên phải lui về tuyến hai, để cho Lư – Vương (Lư Khắc Cường và Vương Kỳ Sơn) phụ trách công việc. Theo thông tin được biết, hầu hết các nguyên lăo của đảng đều tán thành. trước mắt hai bên đang cân đối, ông Tập đă không c̣n đường lui, quân đội cũng đă xuất hiện thay đổi.

    Ngày 3/4, một video được lan truyền trên Twitter cho thấy lực lượng quân đội trên xe buưt không biển số đang tiến vào Bắc Kinh. Đồng thời, tất cả các phương tiện giao thông khác trên tuyến cao tốc đến Bắc Kinh đều bị chặn lại và yêu cầu quay đầu. Những động thái này càng củng cố thêm nghi vấn ăn khớp với t́nh h́nh căng thẳng ở Bắc Kinh.



    Nội dung thư ngỏ lên tiếng đại diện cho hai phe trong đảng, khó xác minh là của Đặng Phác Phương (con trai Đặng Tiểu B́nh)
    Đặng Phác Phương là con trai cả của cố lănh đạo Đặng Tiểu B́nh. Sau Đại hội toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 19, các lực lượng chống Tập trong đảng dường như đang tụ hợp dưới ngọn cờ nhà họ Đặng. Hai năm trở lại đây, cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, có thông tin cho rằng chia rẽ nội bộ giữa Tập Cận B́nh và phe “thái tử Đảng” do con cháu nhà họ Đặng lănh đạo ngày một gia tăng.

    Kyle Bass: Thế lực nhà họ Đặng muốn Tập Cận B́nh “ra đi”
    Chữ kư trên thư ngỏ đề Đặng Phác Phương, chú thích “Viết ngày 30/4/2020 tại Bắc Kinh”. Có nội dung mở đầu: “Lưỡng hội sắp tới, trong giai đoạn đặc biệt này, tôi biết rằng tâm trạng của mọi người gần đây rất phức tạp, có rất nhiều nghi ngờ trong tâm chưa được giải đáp, có lời muốn nói lại không dám nói, có vấn đề muốn hỏi lại không dám hỏi, thậm chí tới Bắc Kinh tham gia lưỡng hội cũng đều là nơm nớp lo lắng. Tâm trạng của mọi người tôi có thể hiểu được… “

    Ông lại nói: “Gần mười năm qua, v́ vấn đề sức khỏe, tôi đă không hỏi tới các vấn đề chính trị. Tuy nhiên, mấy năm nay Trung Quốc xảy ra nhiều sự kiện lớn, một số trong đó có liên quan đến đại sự an nguy quốc gia. Nếu như lúc này vẫn chưa có người nào đứng ra nói chuyện, có thể sau này muốn nói cũng không có cơ hội nói nữa.”

    Bức thư đưa ra 15 câu hỏi, tất cả đều nhắm vào chính quyền ông Tập, bao gồm:

    Điều quan trọng là bảo vệ lợi ích của đất nước và nhân dân, hay điều quan trọng là bảo vệ quyền lực của một kẻ chuyên quyền?
    Hiến pháp quy định rơ ràng rằng đại biểu “lưỡng hội” có quyền giám sát và sửa chữa các quyết định sai lầm của chính phủ trung ương. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, chính quyền trung ương đă đưa ra các luật như “vọng nghị tội” (tội phê b́nh ngông cuồng), năm nay lại thêm “bất tri kính úy tội” (tội không biết kính sợ). Trong hoàn cảnh như vậy, mọi người nghĩ xem sự tồn tại của các vị trí đại biểu “lưỡng hội” c̣n có ư nghĩa ǵ?
    Kẻ cầm quyền muốn chỉ cố định lại trên một người. Vậy xin hỏi các đại biểu, hoàng đế nước ta rốt cuộc là do cha truyền con nối hay tổng thống được dân bầu? Hay đó là chức tổng bí thư có được từ trưng cầu dân ư? Nếu cái ǵ cũng không phải, vậy người này là ai?
    Trước những sai lầm lớn lặp đi lặp lại của chính quyền trung ương, đảng viên đưa ra ư kiến th́ bị quy chụp là “vọng nghị trung ương” (ngông cuồng phê b́nh trung ương), dân chúng đưa ra ư kiến th́ bị gọi là “phiến điên” (điên cuồng kích động). Xin hỏi các đại biểu, quốc gia chúng ta rốt cuộc là quốc gia của ai?
    Viêm phổi Vũ Hán lan ra toàn thế giới. Chính quyền trung ương có tŕ hoăn thời gian pḥng ngừa và kiểm soát không? Có che giấu t́nh h́nh dịch bệnh với công chúng không? Chúng ta có nên có lời giải thích cho nhân dân thế giới không? Ai nên chịu trách nhiệm chính cho việc mất kiểm soát đối với t́nh h́nh dịch bệnh này?
    Khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục xấu đi, các nhà lănh đạo trung ương phải chịu trách nhiệm ǵ?
    T́nh trạng hỗn loạn ở Hồng Kông đă diễn ra được gần một năm. Rốt cuộc ai đă phá hủy cục diện tốt đẹp một quốc gia hai chế độ ở Hồng Kông? Các nhà lănh đạo chính của trung ương phải chịu trách nhiệm ǵ?
    ‘Một vành đai – Một con đường’ đầu tư không lư trí, không qua chấp thuận của Đại hội Nhân dân toàn quốc, cũng không kể đến kinh tế quốc gia và sinh kế của người dân, các nhà lănh đạo Trung ương đă rải tiền trên khắp thế giới chỉ dựa trên sở thích cá nhân của họ, bây giờ dự án sắp bị hủy bỏ, ai nên chịu trách nhiệm này?
    Không có sự chấp thuận của Đại hội đồng nhân dân toàn quốc, cũng không qua luận chứng của chuyên gia, các lănh đạo trung ương đă quyết định đầu tư hàng ngh́n tỷ tệ xây dựng Tân khu Hùng An chỉ trên cơ sở đề xuất của một vài cá nhân. Hiện dự án đă hủy, ai nên chịu trách nhiệm này?
    Tại sao Đài Loan và Đại Lục càng lúc càng xa cách? Chính phủ trung ương nên chịu trách nhiệm ǵ cho việc này?
    Một lượng lớn các công ty nước ngoài đă rút khỏi Trung Quốc, một lượng lớn các doanh nghiệp tư nhân đă đóng cửa, một số lượng lớn công nhân mất việc làm. Điều này có liên quan ǵ đến quyết định sai lầm của chính quyền trung ương không? Nếu có, ai nên chịu trách nhiệm này?
    Lănh đạo hiện nay sử dụng quyền lực của ḿnh sửa đổi hiến pháp nhằm hủy bỏ hạn chế nhiệm kỳ. Đây là kiểu hành động ǵ vậy? Nếu bất cứ ai nắm quyền đều có thể sửa đổi luật pháp theo ư ḿnh, vậy hiến pháp quốc gia c̣n có tác dụng ǵ nữa?
    Chính phủ trung ương ra quyết định làm lại mô h́nh kinh tế kế hoạch hóa tập trung đă bị thế giới loại bỏ từ lâu. Đây có phải là để ổn định quyền lực cho cá nhân ai đó? Hay xuất phát từ cân nhắc cho lợi ích của đất nước và nhân dân?
    Trong những năm gần đây, h́nh ảnh quốc tế của Trung Quốc giảm mạnh, uy tín quốc gia đă biến mất. Ai nên chịu trách nhiệm này?
    V́ để ngăn cản tập thể các đồng chí cựu lănh đạo đề xuất tổ chức hội nghị mở rộng của cục chính trị, chính phủ trung ương lại sử dụng quân đội để tiến hành “bảo vệ đặc biệt” họ. Cái gọi là “bảo vệ đặc biệt”, thực chất là hạn chế truyền tin, hạn chế tự do đi lại, hạn chế thăm viếng. Đây là loại hành vi ǵ? Ai cho ông ta cái quyền này?
    Nội dung bức thư nói trên có do ông Đặng Phác Phương viết hay không vẫn c̣n nhiều nghi vấn, có nhiều quan điểm cho rằng bức thư do ai viết không quan trọng bằng việc trả lời cho 15 câu hỏi được nêu ra.

    Liên quan đến những tin đồn chống Tập gần đây, ông Tân Hạo Niên (Xin Haonian), một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và học giả thỉnh giảng tại Đại học Columbia, đă công khai qua Twitter rằng ông ủng hộ việc ông Tập Cận B́nh xuống đài, nhưng ĐCSTQ cũng phải xuống theo. Đây không phải là việc chỉ cá nhân ḿnh ông Tập!

    Mộc Lan

  3. #243
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Bắc Kinh lo sợ Covid-19 đe dọa đến an ninh của Trung Quốc


    Quốc kỳ Trung Quốc và tượng Mao Trạch Đông, tại tỉnh Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, trong ngày Lễ Thanh Minh, 04/04/2020 via REUTERS - ALY SONG
    Thanh Hà
    Virus corona liệu có cô lập Trung Quốc với phần c̣n lại của thế giới tương tự như sau cuộc thảm sát phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989 ? Hay đây là điểm khởi đầu một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới nhưng lần này là giữa Washington với Bắc Kinh ? Thậm chí trong kịch bản xấu nhất, Covid-19 liệu là mầm mống dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự Mỹ -Trung ?



    Hăng tin Reuters ngày 04/05/2020 tiết lộ một báo cáo nội bộ do Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Đương Đại Trung Quốc (CICIR) thực hiện. Tài liệu này cho thấy, với virus corona chưa bao giờ tinh thần bài Trung Quốc trên toàn thế giới đang dâng cao như hiện nay, an ninh quốc gia và chiến lược mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc đối với phần c̣n lại của thế giới bị dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán thách thức.

    Báo cáo này, được chuyển đến tận tay các lănh đạo cao cấp nhất tại Bắc Kinh, kể cả ông Tập Cận B́nh, hồi đầu tháng trước, nêu bật một số điểm chính như sau : Trước hết, quan hệ Mỹ-Trung từ nhiều thập niên qua chưa bao giờ rơi vào t́nh trạng « tồi tệ nhất » như hiện tại, với nhiều xung đột, từ Biển Đông đến Hồng Kong, Đài Loan, từ thương mại đến cuộc chạy đua thống lĩnh công nghệ cao, nhưng dịch Covid-19 là một mặt trận mới. Căng thẳng sẽ c̣n gia tăng thêm nữa trong bối cảnh virus corona gây trở ngại cho Donald Trump trong cuộc vận động tranh cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Kinh tế Mỹ càng suy thoái, số tử vong tại Hoa Kỳ càng tăng, tổng thống Trump càng bị dồn vào thế kẹt. Hậu quả là chủ nhân Nhà Trắng lại càng mạnh tay tấn công Bắc Kinh.

    Điểm thứ nh́, không có ǵ mới lắm, được bản báo cáo nêu bật, đó là Washington luôn xem đà vươn lên của Bắc Kinh như một mối đe dọa trực tiếp nhắm vào an ninh cũng như vị thế siêu cường số 1 thế giới của nước Mỹ. Nhưng tài liệu được lưu hành nội bộ này đi xa hơn khi cho rằng Mỹ có thể t́m cách làm giảm ḷng tin của người dân Trung Quốc đối với đảng Cộng Sản nước này. Đây là điều mà một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà Morgan Ortagus từng gián tiếp nêu lên khi chỉ trích Bắc Kinh « bịt miệng các nhà khoa học, báo giới và bịt miêng công dân, tung các chiến dịch thông tin thất thiệt » để virus corona cướp đi mạng sống của không biết bao nhiêu con người.

    Điểm thứ ba đáng chú ư là tinh thần bài Trung Quốc. Cao trào này đe dọa trực tiếp đến tham vọng xây dựng Con Đường Tơ Lụa của Bắc Kinh. Mỹ có thể lợi dụng thời cơ đẩy mạnh đầu tư cả về tài chính lẫn quân sự tại châu Á, t́nh h́nh khu vực thêm bấp bênh.

    Sau hơn bốn tháng dịch bệnh hoành hành, làm 250.000 người chết trên thế giới, hơn 3 triệu người bị lây nhiễm, kinh tế thế giới đang đứng trước tương lai vô định, ngày càng có nhiều tiếng nói đ̣i Bắc Kinh minh bạch về nguồn gốc siêu vi corona chủng mới, đ̣i xác định rơ ràng về trách nhiệm của Trung Quốc đối với nhân loại.

    Mỹ lên trên tuyến đầu khẳng định « có bằng chứng vững chắc » cho thấy virus corona thất thoát từ một pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán. Liên Âu không phụ họa với Hoa Kỳ trên giả thuyết này, nhưng ngày càng cứng giọng với Trung Quốc.

    Canberra vốn lệ thuộc nhiều vào Bắc Kinh về mặt thương mại cũng đă mạnh dạn đ̣i cho mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập về đại dịch. T́nh báo Úc cùng với bốn đối tác trong liên minh Five Eyes thậm chí c̣n tố cáo Bắc Kinh đă « hủy bằng chứng » về nguồn gốc virus corona.

    Trả lời đài RFI tiếng Việt, chuyên gia về Trung Quốc Stéphane Corcuff, trường Khoa Học Chính Trị Lyon (Sicences Po Lyon), cho rằng Trung Quốc lớn mạnh hơn nhiều so với hồi cuối thập niên 1980, thế giới không c̣n dễ dàng trừng phạt Bắc Kinh và cũng không đủ đoàn kết như sau vụ thảm sát Thiên An Môn, nhưng khi phần c̣n lại của thế giới xem Trung Quốc là một « mối đe dọa » tiềm tàng, th́ đảng Cộng Sản Trung Quốc không dễ dàng giữ được lời hứa đem lại ổn định và thịnh vượng cho muôn dân, nền tảng của sự tồn tại của hệ thống chính trị tại Bắc Kinh.

  4. #244
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Nền kinh tế Trung Quốc ‘không có dấu hiệu phục hồi’ khi virus làm tê liệt xuất khẩu


  5. #245
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    COVID -19: Thời khắc “Chernobyl” của cộng sản Trung Quốc đă điểm?
    Raymond J.De Souza•Thứ Ba, 05/05/2020 • 2.9k Lượt Xem
    Chỉ một vài tháng trước đây, người ta c̣n cho rằng khả năng một “Thảm họa Chernobyl” xảy ra tại Trung Quốc là gần như không thể. Nhưng giờ đây, nhiều thứ đă thay đổi.


    (Ảnh minh họa: Shutterstock)
    Liệu đại dịch COVID-19 có phải là “Thảm họa Chernobyl” của Trung Quốc hay không? Việc che đậy một cách nhẫn tâm và tàn ác liệu có phải là khởi đầu cho của sự sụp đổ có hệ thống của ĐCSTQ, hệt như việc Liên bang Xô Viết sụp đổ sau thảm họa Chernobyl năm 1986 hay không?

    Cũng có thể, nhưng so với Liên bang Xô Viết năm 1986, chế độ cộng sản Trung Quốc hôm nay mạnh hơn, một phần nhờ vào sự ủng hộ rộng răi của các nước trên thế giới.

    Điều thế giới có thể làm cho những công dân Trung Quốc đă và đang chịu đựng sự ḱm kẹp của “đế chế tà ác”(*) chính là đưa ra một quan điểm đạo đức rơ ràng chống lại một nhà nước tội phạm đang đè đầu cưỡi cổ người dân của ḿnh với những hành vi như: cưỡng chế giam giữ công dân trong các trại tập trung; lao động cưỡng bức và thu hoạch nội tạng; chà đạp tất cả các quyền tự do cơ bản được đưa ra trong Hiến chương về Quyền và Tự do của chúng ta, không có ngoại lệ; gây bất ổn trong thương mại quốc tế; đe dọa an ninh các nước láng giềng; và chịu trách nhiệm trong việc tạo ra đại dịch lây lan toàn cầu.

    (*) Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan từng đọc diễn văn “đế chế tà ác” vào năm 1983. Lúc đó cụm từ này dùng để chỉ Liên bang Xô Viết.


    Cụm từ “Thảm họa Chernobyl” được sử dụng trong một bức thư ngỏ gửi tới “mọi người dân và bạn bè của Trung Quốc đang ở trong nước hay nước ngoài” đầu tháng này. Bức thư do những người có uy tín, dám lên tiếng cho quyền con người quốc tế đứng ra kư tên, trong đó có cựu bộ trưởng tư pháp Canada Irwin Cotler. Trong bức thư có đoạn “khủng hoảng toàn cầu lần này là do chế độ [ĐCSTQ] gây ra, một chế độ mà rất nhiều người [trong cộng đồng quốc tế] đă dung túng và chống đỡ trong nhiều thập kỷ.”

    Sau khi bức thư được công bố, lănh đạo Đảng Bảo thủ Andrew Scheer và nhiều nghị sĩ khác cũng đồng ư kư tên vào bức thư.

    “Nguyên nhân gốc rễ của đại dịch là việc chính quyền ĐCSTQ tại Vũ Hán, Hồ Bắc che đậy dịch bệnh”, bức thư viết. “Dưới sự ảnh hưởng của ĐCSTQ, WHO đă hạ thấp mức độ nguy hiểm của đại dịch.”

    Thảm họa Chernobyl của Liên bang Xô Viết xảy ra 3 năm sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đọc diễn văn “đế chế tà ác” và chịu nhận sự chế giễu của các cơ quan ngoại giao quốc tế. Thế nhưng, 6 năm sau đó, Châu Âu đă giành độc lập, tách rời khỏi đế chế Xô Viết, và 2 năm tiếp theo nữa th́ Liên bang Xô Viết cũng sụp đổ. Những người bất đồng chính kiến dũng cảm phía sau Bức màn Sắt đă tiết lộ rằng việc thẳng thắn lên án Liên bang Xô Viết là một “đế chế tà ác” đă là một bước ngoặt quan trọng.

    Chỉ một vài tháng trước đây, người ta c̣n cho rằng khả năng một “Thảm họa Chernobyl” xảy ra tại Trung Quốc là gần như không thể. Hăy thử nhớ lại t́nh trạng cuối năm 2019 [trước khi đại dịch xảy ra] xem:

    Sau hơn một năm Trung Quốc đàn áp tôn giáo tràn lan, bao gồm cả việc cấm trẻ em tham gia các hoạt động tôn giáo, thay thế các biểu tượng Thánh giá ở các nhà thờ Cơ đốc giáo bằng huy hiệu của chế độ, phá hủy các nhà thờ và giam cầm các tu sĩ, vậy mà Vatican không hề đưa ra bất cứ một ư kiến phản đối nào.

    Sau nhiều tháng biểu t́nh đ̣i tự do dân chủ ở Hồng Kông, những người biểu t́nh nhận được rất ít sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Và không chỉ có các chính phủ sợ làm ĐCSTQ phật ư. Khi bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ bày tỏ sự phẫn nộ v́ việc người quản lư đội bóng rổ Houston Rockets đăng tweet ủng hộ người biểu t́nh giữa giải bóng rổ tại Trung Quốc, Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA) của Mỹ đă xin lỗi một cách hèn nhát.

    Nếu ĐCSTQ đ̣i NBA đến chơi bóng rổ tại các trại tập trung nơi giam giữ một triệu (hoặc nhiều hơn thế) người Hồi giáo – để buộc họ cải tạo theo “kiểu Mao” độc tài – chưa chắc NBA sẽ từ chối thẳng thừng. Ít nhất, nó c̣n phải trải qua cân đo đong đếm giữa lợi ích đạt được [ở Trung Quốc] và cái giá nó sẽ phải trả tại quê nhà [tự do v́ dám làm thế]. Rốt cuộc, thị trường bóng rổ Trung Quốc là một thị trường béo bở đối với NBA.



    Chính quyền Cộng sản Trung Quốc đă gửi đi một thông điệp bằng việc tống giam “cha đẻ của nền dân chủ Hồng Kông”, Martin Lee, vài ngày trước. Nếu thế giới không “x́ xào lên tiếng” về một chế độ tà ác khi nó che đậy một đại dịch mang tầm quốc tế, th́ ĐCSTQ hiểu rằng việc tống giam các công dân ưu tú của Hồng Kông vào tù cũng sẽ chẳng làm nó tổn hại ǵ.

    Vài tuần trước là tṛn 500 ngày hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor bị giam ở Trung Quốc mà không thông qua quá tŕnh điều tra chính thức. Cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, ông David Mulroney đă thẳng thắn gọi đó là một vụ “bắt giữ con tin”. Tuy nhiên, năm ngoái, cựu thủ tướng Jean Chrétien và các cộng sự đă lập luận rằng Canada nên trả tiền chuộc cho Trung Quốc bằng việc thả tự do cho Mạnh Văn Châu, giám đốc điều hành của Huawei đă bị bắt ở Vancouver vào tháng 12/2018, theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ.

    Có phải mọi thứ bắt đầu thay đổi v́ virus corona? Các cơ quan ngoại giao và tập đoàn đă từng lập luận rằng tốt nhất là cần 50 năm xoa dịu để thay đổi Trung Quốc, giờ lại im lặng trong những tuần qua, khi những người già yếu ở Canada qua đời [do nhiễm COVID-19] v́ những lời nói dối của Trung Cộng. Hai trong số các cựu đại sứ của Canada tại Bắc Kinh đă lên tiếng chỉ trích Trung Quốc lừa gạt về đại dịch và quan trọng nhất, chính là các quan chức sở tại ở Bộ ngoại giao đă không phản ứng lại [bằng cách xin lỗi hay xoa dịu] trước sự việc [chỉ trích] đó [như đă từng làm trước đây].

    Sức mạnh của bài diễn văn về “đế chế tà ác” không phải là để cảnh báo cho mọi người rằng Liên bang Cộng sản Xô Viết là tà ác về bản chất và là một thế lực tà ác trên trường quốc tế. Mọi người đều biết điều đó, kể cả những người phủ nhận điều đó v́ lợi ích của họ. Tuy nhiên, điều khác biệt là Tổng thống Hoa Kỳ [lúc đó là Ronald Reagan] đă sẵn ḷng lên tiếng về điều này. Sự thật có sức mạnh riêng của nó.

    Chủng virus corona mới đă khiến nhân loại đối diện với nhiều sự việc chưa từng có. Liệu rằng việc phơi bày rơ ràng đạo đức của ĐCSTQ có phải là một trong những việc đó chăng?

    Raymond J.de Souza, National Post
    Xem bài gốc tại đây
    Tựa bài do người dịch đặt lại
    Minh Nhật biên dịch

  6. #246
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Trung Quốc: Cảnh sát vũ trang và xe bọc thép tuần tra 24/7


  7. #247
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Chuyên gia Pháp : Trung Quốc chưa thể bá quyền trong nay mai


    Công an Trung Quốc đeo khẩu trang và kính bảo hộ đi phía bên ngoài Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, ngày 01/05/2020. AFP - GREG BAKER
    Minh Anh
    Dịch bệnh Covid-19 càng làm cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bội phần căng thẳng. Dù có trong tay nhiều lá chủ bài, nhưng đế chế Trung Hoa này cũng c̣n nhiều điểm yếu, và chưa thể sớm « xưng bá, xưng hùng » trong nay mai.



    Sau nhiều năm « ẩn ḿnh chờ thời » như lời khuyên của Đặng Tiểu B́nh, Trung Quốc trong hai thập niên gần đây dần lộ rơ tham vọng bành trướng thế lực. Tham vọng này của Bắc Kinh được làm sáng tỏ hơn trong bài trả lời phỏng vấn của tướng Kiều Lương (Qiao Liang) dành cho tạp chí Bauhinia, tuần san chính thức của Trung Quốc tại Hồng Kông.

    Theo ông Kiều Lương, siêu cường Hoa Kỳ đang hồi thoái trào. Nước Mỹ tuy có « công nghệ cao, đồng đô la mạnh, nhiều đạo quân » nhưng cả ba yếu tố này lại thiếu sự hỗ trợ của ngành công nghiệp sản xuất. Dịch Covid-19 là bằng chứng hiển nhiên cho khiếm khuyết này của nước Mỹ. Là quốc gia có nhiều bằng sáng chế để chế tạo máy trợ thở, nhưng Hoa Kỳ lại không có khả năng sản xuất lấy một chiếc máy nào.

    Việc tổng thống Mỹ và một số lănh đạo phương Tây hô hào tái dịch chuyển sản xuất công nghiệp về trong nước, với ông Kiều Lương cũng chỉ là một mẹo lừa. Tái dịch chuyển sản xuất chỉ dẫn đến nguy cơ làm suy yếu hơn nữa thế độc quyền của đồng đô la Mỹ. Từ những nhận định này, ông Kiều Lương cho rằng thời kỳ thoái trào của Mỹ và phương Tây đă điểm, Trung Quốc « hồi sinh » và sẽ vươn lên thành một cường quốc đi đầu trong lĩnh vực công nghệ tối tân nhất mà vẫn bảo vệ được ngành công nghiệp sản xuất.

    Chỉ có điều như ghi nhận của hai nhà nghiên cứu Laurent Gayard, thuộc CERU (Trung tâm đào tạo và nghiên cứu các trường đại học) và Waldemar Brun-Theremin, giám đốc và nhà sáng lập Turgot Asset Management, trên Le Figaro, sự « hồi sinh » này của Trung Quốc khiến các nước láng giềng lo sợ. Chính sách bành trướng và các tranh chấp chủ quyền lănh thổ đẩy các nước trong khu vực lao vào một cuộc chạy đua vũ trang, ít nhiều cũng gây tốn kém cho Trung Quốc.

    Dịch Covid-19 bùng nổ từ Vũ Hán, Trung Quốc làm dấy lên các lời chỉ trích về cách xử lư dịch bệnh của Trung Quốc gây thiệt hại nhân mạng và kinh tế cho nhiều nước trên thế giới. Và nhất là chiến dịch « quyền lực mềm y tế » rầm rộ của Bắc Kinh tạo ra một sự phản cảm ở Hoa Kỳ và nhiều nước phương Tây.

    Ở trong nước, sản xuất đ́nh trệ, xuất khẩu tụt giảm, khiến tăng trưởng kinh tế sụt giảm. Để cứu nguy cho nền kinh tế, Bắc Kinh giờ phải tập trung vào khuyến khích phát triển tiêu thụ nội địa thay v́ chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp lớn để xuất khẩu như trước đây, gây thiệt hại cho người tiêu dùng trong nước. Hệ quả trong trước mắt là nguồn thu ngoại tệ có nguy cơ bị giảm và các tham vọng địa chính trị bên ngoài cũng có thể bị tác động theo, nhất là đối với dự án Con Đường Tơ Lụa Mới.

    Cuối cùng hai chuyên gia này c̣n nhấn mạnh rằng dịch bệnh Covid-19 thúc đẩy nhanh hơn nữa một tiến tŕnh đă diễn ra trong cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bất kể các phân tích của tướng Kiều Lương là ǵ, hiện tượng tái dịch chuyển cơ cấu sản xuất sang các nước có giá nhân công thấp đang diễn ra, chí ít là tại châu Á, do chi phí sản xuất tại Trung Quốc bắt đầu tăng lên.

    Điều này có nghĩa là đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sẽ giảm dần, trong khi Bắc Kinh rất cần đến các đầu tư nước ngoài và việc mở cửa thị trường tài chính cho các nhà đầu tư nước ngoài có tính chất quyết định để tài trợ cho việc phát triển của Trung Quốc và để vượt qua những căng thẳng xă hội nội bộ ngày càng lớn cũng như phải đối mặt với một môi trường địa chính trị thù nghịch ngày càng mạnh mẽ.

    Hai chuyên gia kết luận : Trong bối cảnh này, quốc gia « kín đáo » của Đặng Tiểu B́nh sẽ phải c̣n ẩn ḿnh thêm một thời gian nữa để chờ thời.

  8. #248
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Trung Cộng nhận CÚ SỐC cực lớn khi âm mưu ngoại giao "chiến binh sói" của Tập Cận B́nh ĐỔ SÔNG ĐỔ BỂ


  9. #249
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Từ « Ngày xưa có con virus » đến « One Sea »: Bắc Kinh nhận quả đắng !


    Ảnh chụp màn h́nh video « Ngày xửa ngày xưa có con virus » (Once Upon a Virus) của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp trên YouTube. © Capture d'écran
    Thụy My
    Sau khi đại sứ Trung Quốc tại Paris Lô Sa Dă (Lu Shaye) bị bộ Ngoại Giao Pháp triệu tập (mà theo báo chí đây là lần thứ hai) v́ đăng bài vu khống Pháp để người già chết đói, chết bệnh trong các viện dưỡng lăo, cứ ngỡ rằng đây hẳn là một bài học đích đáng cho những con diều hâu Trung Quốc. Tuy nhiên cơ quan ngoại giao này vẫn « ngựa quen đường cũ ».


    « Ngày xửa ngày xưa có con virus …»

    Chỉ vài ngày sau, trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp xuất hiện một video mang tựa đề « Once Upon a Virus » (Ngày xửa ngày xưa có con virus), lần này th́ nhằm khiêu khích Mỹ.

    Đoạn video hoạt h́nh ngắn này có hai nhân vật chính được tŕnh bày theo dạng tṛ chơi Lego. Bên trái là một chiến binh Trung Quốc thời xưa có mang khẩu trang, bên phải là tượng Nữ thần Tự Do.

    Nội dung có thể gói gọn trong một câu : Trung Quốc đă cảnh báo cho thế giới về sự trầm trọng của t́nh h́nh, và đă thành công trong việc ngăn chận đại dịch. Trong khi đó Hoa Kỳ không muốn lắng nghe, và giờ đây phải lúng túng đối phó.

    Sau đây là một số đối đáp :

    Trung Quốc : Chúng tôi đă phát hiện một con virus mới

    Hoa Kỳ : Th́ sao ?

    Nguy hiểm
    Chỉ là cúm thôi
    Hăy đeo khẩu trang
    Không đeo khẩu trang
    Hăy ở trong nhà
    Đó là vi phạm nhân quyền
    Hăy xây dựng các bệnh viện dă chiến
    Đó là các trại tập trung
    ( …)

    Một đại sứ quán châm biếm sỗ sàng một quốc gia khác là sự kiện hiếm thấy trong ngành ngoại giao, nhưng nay dường như Bắc Kinh muốn biến thành chuyện b́nh thường. Công ty Lego vội vàng thanh minh là không dính dáng ǵ đến video này.

    Cùng ngày, tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định trước báo chí là nay ông quan tâm đến vai tṛ của Trung Quốc trong việc để xảy ra đại dịch virus corona, hơn cả vấn đề thương mại. Ông chủ Nhà Trắng cảnh cáo : « Tôi có thể làm rất nhiều điều ». Hoa Kỳ nghi ngờ con virus độc hại đă thoát ra khỏi một pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán, tố cáo Trung Quốc đă giấu diếm tầm mức nguy hiểm của dịch bệnh, thông tin quá trễ cho cộng đồng quốc tế, làm hại cả thế giới.

    Donald Trump muốn Bắc Kinh phải trả giá, trước mắt có thể tính đến việc tăng thuế đánh vào hàng Trung Quốc. Áp lực quốc tế đ̣i điều tra nguyên nhân dịch virus corona ngày càng gia tăng.

    Đọc thêm: Ngoại giao Trung Quốc lănh đ̣n đầu tiên của Pháp do tung tin vịt
    V́ sao Bắc Kinh lại tỏ ra thô lỗ đến thế trong ngoại giao ? Các chuyên gia lư giải : cách pḥng thủ tốt nhất là tấn công. Nhằm phủi trách nhiệm để xảy ra đại dịch, Trung Quốc muốn « tiên hạ thủ vi cường ».

    « One Sea », bài hát tuyên truyền « buồn cười », « có thể gây ẩu đả »

    Tuy nhiên với các « tác phẩm nghệ thuật » không mang tính khiêu khích mà nhằm khuyến dụ, Bắc Kinh cũng thất bại nặng nề do thói quen tuyên truyền thô bạo. Một trong những ví dụ gần đây nhất là video âm nhạc mang tên « One Sea » dành cho người Philippines, ca ngợi « láng giềng hữu nghị trên biển », với đầy các h́nh ảnh viện trợ y tế của Trung Quốc.

    Lời của bài hát « One Sea » do đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Hoàng Tích Liên (Huang Xilian) viết, được tŕnh bày bởi nhà ngoại giao Xia Wenxin và nghệ sĩ Vu Bân (Yu Bin) của Trung Quốc, ca sĩ gốc Hoa Jhonvid Bangayan và ca sĩ Imelda Papin của Philippines.

    Sau khi đưa lên YouTube, bài hát này nhận được 2.000 like (thích) nhưng có đến 146.000 dislike (không thích). Hầu hết trong số 20.000 lời b́nh tố cáo « tuyên truyền của Trung Quốc », một kiến nghị với 8.000 chữ kư trên change.org đ̣i rút bài này xuống. Đến hôm nay 12/05/2020 « One Sea » vẫn c̣n trên YouTube, nhưng con số dislike lên đến 214.000, trong khi chỉ có 3.800 like.

    « Vừa buồn cười vừa thâm hiểm », tờ South China Morning Post trích nhận định của người dân Philippines. Được cho là nhằm siết chặt quan hệ hai nước, bài hát lại bị coi như nỗ lực của Bắc Kinh hầu đánh lạc hướng hành vi bành trướng trên Biển Đông.

    Đọc thêm: Chuyên gia Pháp : Bắc Kinh viện trợ để làm quên nguồn gốc virus Vũ Hán
    Những kiện hàng được trao gồm khẩu trang, bộ kit xét nghiệm…với những hàng chữ tiếng Hoa được zoom cận cảnh, các y bác sĩ Trung Quốc đến hỗ trợ, những lá cờ đỏ phất cao, lời cảm ơn của các viên chức Philippines trong đó có cả tổng thống Rodrigo Duterte và ngoại trưởng Teodoro Locsin... Những h́nh ảnh Trung Quốc viện trợ cho Philippines chống dịch virus corona xuất hiện đầy dẫy, liên tục khiến người xem bị bội thực.

    Video bắt đầu bằng cảnh một ngư dân trên một chiếc thuyền nhỏ lướt trên vịnh Manila. The Diplomat cho rằng cùng với tựa đề bài hát, không thể không liên tưởng đến việc các nhà ngoại giao Trung Quốc t́m cách làm quên đi sự kiện Bắc Kinh lấn lướt trên biển, qua việc nhấn mạnh đến sự « đoàn kết » của hai chính phủ nhằm đối phó với con virus xuất phát từ Vũ Hán.

    Bài hát bằng hai thứ tiếng Hoa và Philippines có câu : « V́ t́nh yêu của bạn dâng trào như làn sóng, tay trong tay, chúng ta tiến đến một tương lai tươi sáng, bạn và tôi trên cùng một vùng biển ». Và « Ánh dương mang lại ‘pagasa’ (hy vọng) cho mỗi nước ». Báo South China Morning Post không quên lưu ư, Pagasa c̣n là tên của một ḥn đảo đang do Philippines chiếm đóng nhưng Trung Quốc yêu sách chủ quyền.

    Trong bài « Những nốt nhạc lạc điệu », tờ Philippine Daily Inquier phẫn nộ viết : « Bài hát này có thể gây ẩu đả ở bất kỳ nơi nào khi nó được hát lên ! Các quan chức Trung Quốc này nghĩ ǵ ? Rằng người Philippines có thể bỗng chốc bị mất trí nhớ khi nghe khúc ca nàng tiên cá quyến rũ của họ chăng ? »

    Tờ báo nhắc lại, chỉ hai ngày trước khi nhạc phẩm trên được tung ra, ngoại trưởng Locsin tiết lộ Philippines đă đưa ra hai kháng thư trước Trung Quốc.

    Tuyên truyền thô thiển không làm quên bành trướng trên Biển Đông

    Kháng thư thứ nhất phản đối việc một tàu hải cảnh Trung Quốc chiếu radar vào một tàu hải quân Philippines đang tuần tra tại vùng biển gần giếng dầu Malampaya của Manila. Sự cố được cựu thẩm phán ṭa án tối cao Antonio Carpio đánh giá là « đe dọa trắng trợn ».

    Trong kháng thư thứ hai, Philippines đả kích việc Trung Quốc tự tiện đặt tên cho 80 thực thể trên Biển Đông, và lập ra hai quận trực thuộc « thành phố Tam Sa » của tỉnh Hải Nam. Theo ngoại trưởng Teodoro Locsin, cả hai sự kiện trên đây là « vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền của Philippines ».

    Philippine Daily Inquier nhận định, Bắc Kinh vẫn không ngừng khiêu khích trong lúc thế giới đang chú tâm đối phó với đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán. Sau khi « One Sea » xuất hiện, Trung Quốc lại tiếp tục bị bêu trên báo chí địa phương với các vụ bắt giữ 44 người Hoa tổ chức đánh bạc trực tuyến, ngang nhiên buôn lậu dược phẩm… trong lúc hàng triệu người Philippines đang chấp hành lệnh phong tỏa.

    Những lời ca ngợi t́nh hữu nghị và liên đới đi ngược lại với những hành động bành trướng trên Biển Đông, bất chấp phán quyết của Ṭa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 khẳng định đưỡng lưỡi ḅ tự vẽ của Bắc Kinh là bất hợp pháp. Và trong lúc đại sứ Trung Quốc viết lên những lời ca đẹp đẽ, th́ các tàu chiến của nước ông ta quấy nhiễu ngư dân cũng như hải quân Philippines, Bắc Kinh không ngừng quân sự hóa các đảo nhân tạo.

    Tờ báo kết luận, có lẽ bây giờ đă đến lúc Manila bắt đầu một giai điệu khác, thay v́ bài ca muôn thuở « Best Friends Forever » (bạn tốt măi măi) mà phát ngôn viên chính phủ Harry Roche thường dành cho Trung Quốc. Nếu không, chính quyền Duterte có thể đi vào lịch sử v́ đă bán nước lấy một bài hát !

    Một điều thú vị là khi tẩy chay bài ca tuyên truyền « One Sea » của Trung Quốc, cư dân mạng Philippines đồng thời lăng-xê một nhạc phẩm khác mang tên « Save Our Seas » (Hăy cứu lấy biển của chúng ta) do hai rapper Tu P của Việt Nam, Marx Sickmind của Philippines và ca sĩ Mei Lee của Malaysia tŕnh bày bằng tiếng Anh trên YouTube.

    « Save Our Seas » ra đời từ cuối năm 2019, nói về cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông trước Trung Quốc, nay được chia sẻ nhiều trên mạng xă hội. Các lời b́nh dưới video « One Sea » kêu gọi tốt nhất nên nghe « Save Our Seas ». Bài hát này đến hôm nay nhận được trên 10.000 like, và chỉ có vỏn vẹn 36 dislike, khác hẳn với số phận bài ca tuyên truyền rất công phu của Trung Quốc !

  10. #250
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Trung Quốc đang mất châu Âu vì kiểu ngoại giao “dao to búa lớn”


    Trung Quốc viện trợ khẩu trang và thiết bị y tế cho Hy Lạp. Ảnh ngày 21/03/2020. Ảnh minh họa REUTERS - ALKIS KONSTANTINIDIS
    Mai Vân
    Vào lúc nước Mỹ của tổng thống Donald Trump ngày càng co cụm, không ngần ngại gây bất hòa với các đồng minh châu Âu, Bắc Kinh từng nghĩ rằng có thể chiếm được vị trí của Washington, nhất là vào lúc cả Mỹ lẫn châu Âu đều đang bị dịch Covid-19 xuất xứ từ Trung Quốc tác hại. Thế nhưng, theo nhận định của tờ báo Mỹ Bloomberg ngày 07/05/2020, với một “chiến dịch tung tin thất thiệt vụng về và xấu xa”, Trung Quốc đang hứng chịu hệ quả ngược lại với mong đợi.


    Trên trang ý kiến của Bloomberg, nhà bình luận Đức Andreas Kluth đã tìm cách lý giải vì sao mà uy tín của Trung Quốc càng lúc càng lụn bại tại châu Âu cho dù về mặt kinh tế, cường quốc châu Á vẫn rất hấp dẫn.

    Trung Quốc đã để lộ bộ mặt “bất cần đạo lý”
    Nhận xét đầu tiên của tác giả là nếu 2019 là năm mà châu Âu bắt đầu nghi ngờ về ư đồ địa chính trị của Bắc Kinh, th́ năm 2020 sẽ đi vào lịch sử như là thời điểm châu Âu công khai thách thức Trung Quốc. Lý do không phải là v́ ho trách cứ Bắc Kinh là đã để cho virus corona chủng mới gieo rắc tại họa, như tổng thống Mỹ và ngoại trưởng của ông đang cố làm, mà v́ Trung Quốc, với động cơ lợi dụng tối đa đại dịch thông qua một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ và trắng trợn, đă vô tình để cho châu Âu thấy rõ bộ mặt trục lợi “bất cần đạo lý” của họ.

    Đối với Andreas Kluth, động cơ chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc khá rơ: Trước một nước Mỹ thất thường thời Trump, Bắc Kinh đă thấy họ có cơ hội để vươn lên thành siêu cường thứ hai thế giới. Và phần thưởng địa chính trị lớn nhất trong cuộc đọ sức đó là Liên Hiệp Châu Âu, từ lâu nay vẫn gắn bó với Mỹ về mặt an ninh, nhưng trong những năm gần đây đã có căng thẳng với tổng thống Trump và có vẻ sẵn sàng mở cửa cho thương mại, đầu tư và ảnh hưởng của Trung Quốc.

    Vào lúc tâm dịch chuyển từ Vũ Hán qua các nước châu Âu như Ư và Tây Ban Nha, Trung Quốc thoạt đầu đã có phản ứng đúng đắn.

    Bắt đầu từ giữa tháng Ba, Trung Quốc gởi qua châu Âu các lô hàng lớn bao gồm khẩu trang, thiết bị y tế, được tô điểm với lá cờ Trung Quốc. Một số thiết bị đă cho thấy chất lượng kém cỏi, nhưng người ta đều bỏ qua mà chỉ chú ư đến cử chỉ tốt đẹp của Bắc Kinh. Lẽ ra Trung Quốc nên dừng lại ở mức “ngoại giao khẩu trang” như thế để vươn lên.

    Các nhà ngoại giao nhưng lại tung tin vịt, tin đồn, tin ngụy tạo
    Thế nhưng không! Thay vào đó, các thuộc hạ của chế độ bắt đầu loan tin thất thiệt, nhằm mô tả các nền dân chủ châu Âu như là đã suy yếu, bất lực, so với chế độ mạnh mẽ của Trung Quốc.

    Ví dụ như tại Pháp, đại sứ quán Trung Quốc cho đăng trên trang web của ḿnh những thông tin như nhà dưỡng lăo Pháp bỏ mặc cho người già chết. Tại Ư thì họ cho loan truyền tin đồn là nguồn gốc Covid-19 thực ra xuất xứ từ châu Âu, hay phát tán một clip video được ngụy tạo, cố ý chỉnh sửa để cho thấy người dân Roma chơi quốc thiều Trung Quốc để tỏ lòng biết ơn.

    Tại Đức, các nhà ngoại giao Trung Quốc cố thúc giục chính quyền Berlin công khai ca ngơi Trung Quốc nhưng đă không thành công.

    Phản ứng trước những sự kiện nêu trên, bộ phận ngoại giao châu Âu đă tập hợp trong một báo cáo những thông tin thất thiệt mà Trung Quốc và một kẻ t́nh nghi thông thường khác là Nga loan truyền. Trung Quốc đă phản ứng ngay, gây sức ép với các tác giả để họ hạ giọng. Điều này tuy nhiên đã làm cho sự vụ xấu đi hơn. Các nghị sĩ châu Âu đă tức giận thêm và đ̣i lănh đạo châu Âu phải cam đoan là không tự kiểm duyệt trước sức ép của Trung Quốc.

    Ngay từ trước khi có dịch, Trung Quốc đã hành xử thô lỗ
    Tại một số quốc gia châu Âu, những căng thẳng nói trên không có ǵ là mới mẻ. Ngay trước khi có dịch Covid-19, Thụy Điển rất bực tức trước việc đại sứ Trung Quốc đe dọa báo chí của họ và một số chính khách Thụy Điển đã muốn trục xuất nhân vật này.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có một số thành viên khác của châu Âu lại có dấu hiệu sẵn sàng bỏ qua cách đối xử mạnh tay của Trung Quốc.

    Đây là trường hợp các quốc gia phía nam và Đông Âu, như Croatia và Hungary, đă hưởng ứng 2 nỗ lực địa chính trị lớn của Trung Quốc: 1) Diễn đàn gọi là 17+1, trong đó Bắc Kinh cố tổ chức hợp tác kinh tế với 17 quốc gia châu Âu, và 2) Kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới, bị xem là cố gắng của Trung Quốc nhằm biến các nước châu Á, châu Phi và châu Âu thành chư hầu kinh tế của Bắc Kinh.

    Trước khi đại dịch bùng lên, châu Âu đă khá thất vọng với tính chất một chiều của công cuộc “đối tác” nói trên, cả về kinh tế lẫn chính trị.

    Một ví dụ diển hình là quan hệ giữa hai thủ đô Bắc Kinh và Praha: Hai bên đă đồng ư trở thành thành phố kết nghĩa: Praha chấp nhận chính sách một nước Trung Hoa, tức không xem Đài Loan là một quốc gia, Trung Quốc th́ gởi một vài con gấu trúc đến sở thú Praha. Nhưng có điều là các con gấu trúc đó không bao giờ đến. Do một số tranh chấp khác leo thang giữa hai nước, Bắc Kinh đã giận dữ nuốt mọi cam kết. Đô trưởng Praha chán ngán trước sự tình đă t́m kết nghĩa với một thành phố khác: Đài Bắc.

    Ngay cả Đức, đối tác số 1 của Trung Quốc cũng bắt đầu nghi ngại
    Đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu là Đức, cũng đă nâng cao cảnh giác sau khi một số tập đoàn Trung Quốc đă tung tiền mua phần hùn trong nhiều tập đoàn công nghệ học Đức, từ một công ty sản xuất robot đến một công ty năng lượng. Năm ngoái, Berlin đă siết chặt các quy định về vụ mua nhạy cảm này.

    Liên Hiệp Châu Âu đã theo gương Đức với một hệ thống giám sát đầu tư sẽ có hiệu lực trong năm nay. Với mục tiêu là bảo vệ tính tự chủ của công nghệ và công nghiệp châu Âu, hệ thống giám sát này sẽ gián tiếp cản đường thâu tóm của Trung Quốc.

    Diễn biến của hồ sơ 5G trong năm nay sẽ cho thấy hướng đi chung của châu Âu đối với Trung Quốc. Cho đến nay, dù chính quyền Mỹ luôn kêu gọi châu Âu tẩy chay tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi, một số thành viên Liên Âu hoặc là nghe theo, hoặc là phớt lờ Mỹ, hoặc là do dự trước có nên cho phép Hoa Vi xây dựng mạng lưới 5G cho mình hay không.

    Tại Đức xu hướng có vẻ thiên về việc chống Hoa Vi. Anh Quốc, đă ra khỏi Liên Âu, có thể xét lại việc cho Hoa Vi tham gia vào kế hoạch xây dựng hệ thống 5G của ḿnh.

    Chính Trung Quốc đã tự hại mình
    Theo nhà bình luận Andreas Kluth, Trung Quốc chỉ có thể tự trách mình trước các phản ứng nghi kỵ nói trên. Các viên chức Trung Quóc đă tạo nên một nỗi tức giận chung đối với Bắc Kinh trên một lục địa gồm những nước hầu như luôn bất đồng với nhau trên mọi việc. Vào đầu năm, khi chưa có dịch, chương trình hoạt động của Liên Hiệp Châu Âu đầy ắp những thượng đỉnh Châu Âu-Trung Quốc nhằm chào mừng quan hệ song phương sâu đậm thêm. Thế nhưng, đại dịch đang diễn ra có lẽ là cơ hội để châu Âu bắt đầu tự giải thoát ra khỏi một quan hệ tồi tệ.

    Kể cả khi ta cho rằng chiến dịch tuyên truyền ấu trĩ của Trung Quốc chỉ nhằm mục tiêu đối nội, hay nhắm vào cộng đồng người Hoa hải ngoại, kiểu “ngoại giao” đó hoàn toàn không thể được coi là một chiến lược cao siêu. Nếu nó phản ánh chất lượng quan chức nhà nước của Bắc Kinh th́ nỗi lo ngại hiện nay trước sự vươn lên của Trung Quốc có lẽ là quá đáng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trung Quốc "hù" không đuợc th́ "xoa"
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2013, 11:12 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2012, 02:26 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-06-2011, 12:45 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •