Page 2 of 30 FirstFirst 12345612 ... LastLast
Results 11 to 20 of 294

Thread: Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường "sụp đổ"?

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
    Đài Loan, một vố đau đối với Trung Quốc


    Cử tri Đài Loan ăn mừng thắng lợi của tổng thống Thái Anh Văn, ngày 11/01/2020. REUTERS/Tyrone Siu


    Tổng thống Đài Loan tái đắc cử, đảng Dân Tiến bài Bắc Kinh chiếm đa số tuyệt đối tại Quốc Hội là một vố đau đối với Trung Quốc. "Chính sách hù dọa và cô lập Đài Loan của Bắc Kinh thất bại", "Thắng lợi vẻ vang của nữ tổng thống Thái Anh Văn là một cái tát tai" cử tri Đài Loan giáng cho Hoa Lục, "Đài Bắc nói không với Trung Quốc cộng sản" ... là một số nhận định trên các báo Pháp hôm nay 13/01/2020.



    Le Figaro mở đầu bài báo : "Sau Hồng Kông, đến lượt Đài Loan cưỡng lại trước móng vuốt của Tập Cận B́nh. Tổng thống Thái Anh Văn tái đắc cử với hơn 57 % cử tri ủng hộ, đảng Dân Tiến của bà giành được đa số tại Quốc Hội". Về tỷ lệ cử tri tham gia cuộc tổng tuyển cử cuối tuần qua, tác giả bài báo nói đến hiện tượng "làn sóng thủy triều, thể hiện ư chí của toàn dân ủng hộ đường lối cứng rắn của tổng thống Đài Loan đối với Hoa Lục". Lá phiếu của cử tri biến Đài Loan thành "thành tŕ dân chủ".

    Đặc phái viên báo Les Echos lưu ư, giữa Đài Loan và Hoa lục là một eo biển chỉ rộng có 130 cây số, nhưng chưa bao giờ khoảng cách giữa Đài Bắc và Bắc Kinh lại xa đến ngàn trùng như vậy. "Thái Anh Văn không sợ Bắc Kinh". Dorian Malovic của tờ La Croix phác họa sơ qua chân dung bà Thái Anh Văn và nhắc lại, "từ năm 2016, nữ tổng thống Đài Loan liên tục ghi những bàn thắng quan trọng, từ việc điện đàm với tổng thống Mỹ tân cử, Donald Trump, cho đến việc bà ủng hộ phe dân chủ Hồng Kông trong những tháng gần đây. Nhờ vậy, bà Thái Anh Văn thuyết phục được giới trẻ Đài Loan, vốn rất tự hào về bản sắc và đặc thù chính trị" của ḥn đảo này.

    Nguy cơ Trung Quốc siết chặt gọng kềm

    Đối với Bắc Kinh, tất cả các báo Paris đều nói đến "hiệu ứng boomerang", "thất bại", cú "revers" vỗ vào mặt chính quyền của ông Tập Cận B́nh. Theo quan điểm của Mathieu Duchâtel, giám đốc khoa châu Á, Viện nghiên cứu Montaigne, "khủng hoảng tại Hồng Kông lót đường cho thắng lợi vừa qua của đảng Dân Tiến Đài Loan. Về Trung Quốc, các thế hệ ở Đài Loan có quan điểm rất khác nhau. Các đợt đàn áp ở Hồng Kông và Tân Cương khiến giới trẻ Đài Loan lo sợ cũng sẽ chịu chung số phận, bị cướp đoạt tự do".

    Chuyên gia Pháp Jean-Yves Heurtebise giảng dậy tại Đại Học Công Giáo Phụ Nhân (Fu Jen University), trên tờ Les Echos cho rằng, kết quả cuộc tổng tuyển cử hôm 11/01/2020 tại Đài Loan là một thất bại kép đối với "quyền lực mềm - soft power - của Bắc Kinh, cũng như đối với các chiến dịch nhằm thao túng công luận - sharp power - mà Hoa Lục đă đặc biệt nhắm vào Đài Loan". Các đ̣n đó đều "phản tác dụng". Theo ông Heurtebise, nếu đủ khôn ngoan th́ chính quyền Trung Quốc phải hiểu được rằng "chủ trương hù dọa, cô lập Đài Bắc và cắt đứt quan hệ với đảng Dân Tiến Đài Loan đă thất bại. Nhưng có nhiều khả năng, Bắc Kinh sẽ đi đến những kết luận khác hẳn hoàn toàn với logic đó, và sẽ quyết định gia tăng áp lực với chính quyền ở Đài Bắc".

    (...) Vấn đề đặt ra là Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều hồ sơ nóng cùng một lúc, từ khủng hoảng tại Hồng Kông đến những cáo buộc tống giam người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương trong các nhà tù khổng lồ hay chiến tranh thương mại với Mỹ, sự kháng cự của nhiều nước Đông Nam Á ở Biển Đông từ phía các quốc gia như Việt Nam hay Indonesia". Trong hoàn cảnh đó, chính quyền Tập Cận B́nh có c̣n khả năng chi phối Đài Loan nữa hay không ?

    Trên ấn bản internet được cập nhật của tờ Le Monde, chuyên gia Heurtebise cho rằng bầu cử Đài Loan lần này là bằng chứng rơ rệt nhất cho thấy, "một quốc gia có thể tự do và thịnh vượng, một nền dân chủ và những giá trị văn hóa Trung Hoa hoàn toàn có thể đi đôi với nhau. Đấy là điều khiến Bắc Kinh đang đau đầu nhất". Trường hợp của Đài Loan đi ngược lại với những ǵ đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn hô hào từ năm 1949. Do vậy, theo chuyên gia này, Đài Loan là cái gai trong mắt giới lănh đạo Cộng Sản tại Bắc Kinh và Trung Quốc "có lẽ đang t́m cách để gạt trường hợp của Đài Loan sang một bên, thậm chí là loại bỏ hẳn mô h́nh Đài Loan".

    RFI

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
    Hơn 80% dân Đài Loan chối bỏ Tập Cận B́nh


    Người ủng hộ tổng thống măn nhiệm Thái Anh Văn giương cao khẩu hiệu: Đài Loan là một quốc gia độc lập", Đài Bắc, ngày 11/01/2020 REUTERS/Tyrone Siu


    Một cuộc thăm ḍ dư luận được thực hiện đầu tháng Giêng 2020 cho thấy, tuyệt đại đa số dân Đài Loan bác bỏ đề xuất của Tập Cận B́nh muốn thống nhất ḥn đảo này với Trung Hoa lục địa theo mô h́nh « một quốc gia hai chế độ » mà Bắc Kinh đă áp đặt tại Hồng Kông.



    Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), thuộc đảng Dân Tiến, đắc cử tổng thống Đài Loan năm 2016 và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (Xi Jinping), người nuôi mộng thống nhất Đài Loan bằng mọi giá. Trong thông điệp gửi « đồng bào Đài Loan », ngày 02/01/2020, Tập Cận B́nh nhắc lại một cách phũ phàng nhu cầu cấp thiết « thống nhất » đất nước Trung Hoa.

    Theo báo Pháp La Croix (ngày 11/01/2020), nguyên thủ Trung Quốc khẳng định : « Giải quyết t́nh h́nh Đài Loan và thống nhất đất nước, đó là trách nhiệm lịch sử, không thể tránh khỏi của đảng Cộng Sản Trung Quốc, của chính phủ và nhân dân Trung Quốc ». Chủ tịch Trung Quốc cũng nhắc lại lời đe dọa mà ông đă nhiều lần đưa ra trong những năm qua, rằng ông không thể « hứa hẹn không dùng vũ lực quân sự » để đạt được mục tiêu này, mà không cần biết đến tâm nguyện của 23 triệu dân sinh sống trên ḥn đảo này cũng như sự gắn bó của họ đối với chủ quyền quốc gia Đài Loan.

    Ngay sau diễn văn « hiếu chiến » của lănh đạo Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đă bác bỏ lời kêu gọi « thống nhất » Đài Loan và nhấn mạnh rằng người dân trên ḥn đảo không hề có ư định từ bỏ chủ quyền của ḿnh.

    Bác bỏ đề xuất mô h́nh « một quốc gia hai chế độ », tổng thống Đài Loan nêu ra bốn điều kiện để khởi động tiến tŕnh thương lượng với Bắc Kinh : đối thoại chính thức với Đài Loan ở cấp giữa các Nhà nước bằng cách thừa nhận quy chế của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền ; tôn trọng quyền tự do và dân chủ của Đài Loan ; kư kết các thỏa thuận với Đài Loan một cách ḥa b́nh và công bằng và cuối cùng là thông tin liên lạc ở cấp duy nhất là giữa chính phủ với chính phủ.

    Đương nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này v́ Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh « nổi loạn », kể từ khi phe Quốc Dân Đảng rút chạy về ḥn đảo này năm 1949.

    Thế nhưng, theo một cuộc thăm ḍ dư luận do Hiệp hội các chính sách eo biển Đài Loan thực hiện, th́ câu trả lời của người dân Đài Loan rất rơ ràng : 85% số người được hỏi ủng hộ bốn điều kiện mà tổng thống Thái Anh Văn đưa ra ; 80% bác bỏ nguyên tắc « một quốc gia hai chế độ » mà Tập Cận B́nh đề xuất.

    rfi

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Bà Thái Anh Văn : Đài Loan đă là một quốc gia độc lập



    Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (P) và ông William Lai, phó tổng thống tranh cử, sau chiến thắng ngày 11/01/2020, bên ngoại trụ sở của đảng Dân Tiến tại Đài Bắc. REUTERS/Tyrone Siu

    « Trung Quốc phải chấp nhận thực tế Đài Loan đă là một quốc gia độc lập ». Vừa tái đắc cử, nữ tổng thống Thái Anh Văn hôm 15/01/2020 tuyên bố như trên, và cảnh báo Bắc Kinh mọi mưu toan xâm chiếm Đài Loan sẽ phải trả giá rất đắt.



    Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh và luôn muốn sáp nhập vào Hoa lục, bằng vũ lực nếu cần thiết, nhất là nếu ḥn đảo này tuyên bố độc lập.

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên kể từ khi tái đắc cử, nữ tổng thống khẳng định : « Chúng tôi không cần tuyên bố Đài Loan là một Nhà nước độc lập. Chúng tôi đă là một đất nước độc lập, với quốc hiệu Trung Hoa Dân Quốc ».

    Bà Thái Anh Văn nhấn mạnh : « Đài Loan có bản sắc riêng, và thực chất là một quốc gia. Chúng tôi là một nền dân chủ thành công, và có nền kinh tế khá vững chắc, xứng đáng được Trung Quốc tôn trọng ». Bà không quên cảnh cáo : « Nếu xâm lăng Đài Loan, Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá vô cùng đắt ».

    Nữ tổng thống măn nhiệm thắng cử với số phiếu cao kỷ lục từ 20 năm qua, với chiến dịch tranh cử nhấn mạnh đến sự cần thiết phải đối phó với những đe dọa của Trung Quốc độc đoán. Hôm 14/01, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tuyên bố : « Những kẻ ly khai sẽ để lại tiếng nhơ suốt 10.000 năm ». Trước đó, Bắc Kinh đă chỉ trích tất cả các nước lên tiếng chúc mừng tân tổng thống Đài Loan.

    Trong bốn năm vừa qua, Trung Quốc đă dùng tiền bạc mua chuộc được 7 đồng minh của Đài Bắc, khiến nay Đài Loan chỉ c̣n được 15 quốc gia trên thế giới công nhận - đa số là những nước nghèo ở châu Mỹ La tinh và Thái B́nh Dương.

    Về áp lực quân sự, Reuters dẫn lời bộ trưởng Quốc Pḥng Đài Loan cho biết mỗi năm có 2.000 lượt oanh tạc cơ Trung Quốc bay qua eo biển Đài Loan. Năm 2019, Hoa Kỳ đă thông qua việc bán 66 chiến đấu cơ F-16 mới và nhiều thiết bị quân sự có tổng trị giá 8 tỉ đô la cho Đài Bắc.

    Theo một cuộc thăm ḍ dư luận mới đây do Hiệp hội các chính sách eo biển Đài Loan thực hiện, có đến 80% dân Đài Loan bác bỏ nguyên tắc « nhất quốc lưỡng chế » mà Tập Cận B́nh đang ra sức chiêu dụ.

    Quy chế này được h́nh thành nhằm thu hồi Đài Loan, và sau thời gian áp dụng với Hồng Kông đă cho thấy rơ mặt trái : Bắc Kinh không ngừng gặm nhấm các quyền tự do căn bản của người dân đặc khu. Cuộc khủng hoảng Hồng Kông là một trong những yếu tố khiến người dân Đài Loan ồ ạt dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn thay v́ ứng cử viên của Quốc Dân Đảng thân Bắc Kinh.


    RFI

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Hồng Kông : Biểu t́nh chống đảng Cộng sản Trung Quốc


    Người dân Hồng Kông biểu t́nh đ̣i dân chủ ngày 19/01/2020. REUTERS/Tyrone Siu

    Phong trào dân chủ Hồng Kông tiếp tục biểu t́nh mỗi cuối tuần cho dù bị đàn áp. Công viên Chater Garden, gần viện Lập pháp, ngày Chủ Nhật 19/01/2020 tràn ngập những người cầm biểu ngữ chống đảng Cộng sản Trung Quốc và đ̣i quyền ứng cử bầu cử tự do.



    Theo Reuters, cuộc mít-tinh, được phép, nhưng sau đó biến thành cuộc xuống đường. Hàng ngàn người, như thông lệ mặc y phục đen, đeo khẩu trang, từ nơi tập họp tràn ra các khu phố. Bên cạnh quốc kỳ Anh, Mỹ là những khẩu hiệu kêu gọi tẩy chay đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Cảnh sát chống bạo động huy động xe ṿi rồng và lựu đạn cay ngăn chận. Xung đột diễn ra khi cảnh sát ra lệnh giải tán. AFP cho biết một nhóm cảnh sát bị đánh bằng dù, ít nhất hai người bị thương ở đầu. Tiếp theo đó là hoạt cảnh « mèo đuổi chuột » diễn ra giữa cảnh sát và thanh niên phản kháng. Nhiều người bị bắt và bị đánh đập.

    Cũng theo AFP, cường độ bạo lực có giảm bớt sau 7 tháng tranh đấu. Tuy nhiên, không khí bất ổn chính trị hiện hữu khắp nơi từ các tranh vẽ và khẩu hiệu biếm nhẽ từ trên tường đến hàng rào được dựng lên bảo vệ các cơ quan nhà nước.


    RFI

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Philippines: Duterte ủng hộ Trung Quốc bất chấp quyền lợi quốc gia



    Ảnh minh họa : Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Bắc Kinh ngày 25/04/2019. Kenzaburo Fukuhara/Pool via REUTERS

    Càng gần đến ngày mà trên nguyên tắc tổng thống Philippines hết nhiệm kỳ, ông Rodrigo Duterte càng để lộ rõ vai trò người phục vụ đắc lực cho quyền lợi của Trung Quốc.



    Ngoài việc chiều ý Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông, mới đây ông đã bất chấp ý kiến phản đối của giới quân sự Philippines, cho một công ty Nhà nước Trung Quốc tham gia đề án xây dựng một sân bay quốc tế mới gần Manila, nằm sát các cơ sở quân sự trọng yếu của Philippines.

    Trong bài phân tích đăng trên trang mạng báo Asia Times tại Hồng Kông ngày 14/01/2020, chuyên gia Philippines Richard Javad Heydarian đã phê phán quyết định của ông Duterte, cho rằng việc tổng thống Philippines đang cấp tốc bật đèn xanh cho các đề án được Trung Quốc hậu thuẫn có nguy cơ để lại những hậu quả lâu dài nghiêm trọng cho quốc gia Đông Nam Á này.

    Dự án sân bay về tay công ty Trung Quốc đã bồi đắp Đá Vành Khăn cướp của Philippines

    Chuyên gia Philippines trước hết ghi nhận quy mô to lớn của dự án sân bay vừa được chính quyền Duterte bật đèn xanh trong một cuộc đấu thầu mờ ám.

    Trị giá 10 tỷ đô la, đây sẽ là một sân bay quốc tế mới, nằm ở Sangley Point, tỉnh Cavite vùng ngoại ô Manila. Dự án này đã được trao cho một liên doanh giữa Công Ty Thiết Kế Xây Dựng Giao Thông Trung Quốc (CCCC), một trong những tập đoàn Nhà nước lớn nhất của Trung Quốc trong lãnh vực xây cất cơ sở hạ tầng, và đối tác địa phương MacroAsia, thuộc sở hữu của Lucio Tan, một tài phiệt người Philippines gốc Hoa.

    Vấn đề là tiến trình đấu thấu xây dựng sân bay mới đó rất mờ ám, và liên doanh trúng thầu là đơn vị duy nhất tham gia đầu thầu.

    Mặt khác, CCCC là một doanh nghiệp từng bị Ngân Hàng Thế Giới đưa vào danh sách đen trong khoảng thời gian từ 2011-2017, và nhất là đã từng tham gia vào các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã cho tiến hành tại vùng Trường Sa, trong đó có Đá Vành Khăn mà Trung Quốc đã cướp từ tay Philippines vào năm 1995.

    Sân bay mới có ảnh hưởng lớn đối với an ninh quốc gia

    Ngay từ khi ý định trao dự án sân bay Sangley Point cho Trung Quốc được tiết lộ, giới chức quốc phòng và quân sự Philippines đã cảnh báo chính quyền Duterte về những ảnh hưởng đối với an ninh quốc phòng Philippines của dự án nằm gần các cơ sở hải quân hiện có.

    Cựu tư lệnh Hải Quân Philippines, đô đốc Alexander Pama, đă từng chỉ trích dữ dội ý định của chính quyền. Đối với đô đốc Pama, cũng như nhiều người khác, mối quan ngại chính yếu đến từ việc giao cho một công ty Nhà nước Trung Quốc dự án phát triển một cơ sở trọng yếu và có một và có vị trí chiến lược của Philippines.

    Theo chuyên gia Heydarian, thái độ quan ngại của giới chức quốc phòng Philippines rất có lý trong bối cảnh đảng Cộng Sản Trung Quốc gần đây đă thông qua một quy định mới có hệ quả là biến các đại tập đoàn Trung Quốc thành cánh tay nối dài mà chế độ kiểm soát.

    Theo quy định mới, tất cả các quyết định quản lư và kinh doanh quan trọng phải được đảng bộ của tập đoàn thảo luận trước khi tŕnh lên ban giám đốc hoặc ban quản lư để ra quyết định, và chủ tịch tập đoàn Nhà nước và bí thư Đảng bộ phải “cùng là một người”.

    Ngoài ra, hội đồng quản trị của tập đoàn cũng phải bao gồm một phó bí thư đảng bộ, có vai tṛ thuần túy về ư thức hệ, không có trách nhiệm liên quan đến quản lư.

    Quy định này như vậy sẽ thắt chặt quyền khống chế của đảng Cộng Sản đối với các quyết định của các đại công ty Trung Quốc, trong đó có các đơn vị tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài trong kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới.

    Trả lời tờ báo Nhật Bản Nikkei Asian Review vào tháng 12 vừa qua, một quan chức Hải Quân Philippines cao cấp xin giấu tên đã khẳng định rằng việc trao cho tập đoàn Nhà nước Trung Quốc xây dựng sân bay Sangley Point “không chỉ là mối quan ngại lớn của riêng Hải Quân và Quân Đội Philippines mà c̣n là của cả đất nước”.

    Duterte kiên quyết bác bỏ phản đối của giới quân sự

    Trong thời gian qua, với lý do an ninh quốc gia, giới chức quốc pḥng Philippines đă nhiều lần chỉ trích và ngăn chặn thành công một số đề nghị của phía Trung Quốc, muốn mua lại hay xin thuê một số cơ sở trong các lĩnh vực chiến lược quan trọng. Nhưng lần này, tổng thống Duterte đã quyết định phớt lờ phản đối của giới quân đội.

    Theo ghi nhận chuyên gia Heydarian, bộ trưởng Quốc Pḥng Philippines Delfin Lorenzana vào năm ngoái đă từ chối không cho các công ty vận tải biển Trung Quốc mua lại xưởng đóng tàu Hanjin ở vùng Vịnh Subic đang gặp khó khăn về tài chính. Subic là nơi đặt các cơ sở quân sự lớn của Philippines. Thay vào đó, ông đề xuất thành lập một cơ sở hải quân Philippines cho khu vực.

    Một ví dụ khác: Khi một công ty Trung Quốc có trụ sở tại Hạ Môn, đề nghị xây dựng một thành phố thông minh 2 tỷ đô la trên đảo Fuga, nằm sát với Đài Loan, Hải Quân Philippines đă lên tiếng công khai chỉ trích. Và sau đó, họ đă xây dựng một tiền đồn trên đảo để ngăn chặn và giám sát mọi hoạt động của Trung Quốc trong khu vực.

    Theo báo chí Philippines, vào thời đó, chuẩn tướng Edgard Arevalo, phát ngôn viên Quân Đội Philippines đã công khai cảnh báo rằng Philippines chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng về an ninh và chiến lược nếu đảo Fuga rơi vào tay nước khác.

    Đối với phát ngôn viên này, việc giúp kinh tế Philippines phát triển là điều đáng hoan nghênh, nhưng “cũng nên xem xét nguy cơ an ninh bị tổn hại nếu không nghiên cứu đầy đủ ư nghĩa của việc cho nước ngoài thuê”.

    Duterte nhắm mắt hậu thuẫn cho các dự án của Trung Quốc

    Vấn đề đối với Philippines hiện nay, theo nhà phân tích Heydarian, là tổng thống Duterte đă bác bỏ những quan ngại được nêu lên và càng lúc càng đẩy mạnh các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn khi ông bước vào những năm cuối của nhiệm kỳ.

    Ông Duterte đã đích thân can thiệp để thúc đẩy cả những dự án gây tranh cãi.

    Gần đây chẳng hạn, tổng thống Philippines đă cảnh cáo các ṭa án là không nên ngăn chặn các dự án của Trung Quốc đă bước vào giai đoạn thực hiện, trong đó có dự án thủy lợi Chico River trị giá 66 triệu đô la, và dự án đập Kaliwa 24 triệu.

    Cả hai dự án do Trung Quốc tài trợ đều bị chỉ trích nặng nề v́ các tác hại môi trường tiềm tàng, cũng như các điều khoản trả nợ mang tính chiến lược, chẳng hạn như phải thế chấp cho Trung Quốc các tài sản chiến lược quốc gia của Philippines như tài nguyên năng lượng tại vùng Bãi Cỏ Rong đang tranh chấp ở Biển Đông.

    Duterte đă cực lực bảo vệ các dự án của Trung Quốc và các điều khoản của họ, và công khai đe dọa các ṭa án muốn ban hành các Lệnh Cấm Tạm Thời có thể làm đ́nh trệ các dự án, trong đó có cả thỏa thuận về sân bay Sangley Point.


    RFI

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Trung Quốc và Miến Điện thắt chặt quan hệ khiến Ấn Độ lo lắng


    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (T) cùng lănh đạo Miến Điện tới dự lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, Naypyidaw, ngày 17/01/2020 Myanmar News Agency/Pool via REUTERS

    Trong hai ngày thăm chính thức Naypiydaw, ngày 17-18/01/2020, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và lănh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi, đă kư kết nhiều thỏa thuận phát triển hạ tầng cơ sở, trong đó có một tuyến đường sắt, một cảng nước sâu, một đường ống dẫn khí, nối các vùng Tây Nam Trung Quốc đến tận vịnh Bengal.



    Không phải ngẫu nhiên ông Tập Cận B́nh chọn Miến Điện để mở màn cho chuyến công du nước ngoài đầu năm 2020. Cũng như Pakistan, Sri Lanka và Bangladesh, đất nước của bà Aung San Suu Kyi là một mắt xích quan trọng trong dự án Một Vành Đai Một Con Đường (BRI).

    Với chính quyền Naypiydaw, Trung Quốc là một « lá chắn » quan trọng giúp Miến Điện chống đỡ với sức ép của quốc tế trong hồ sơ người Rohingya.

    C̣n với Bắc Kinh, Miến Điện là cánh cửa ngỏ cho phép Trung Quốc dễ dàng thâm nhập Ấn Độ Dương. Việc kư kết nhiều thỏa thuận liên quan đến cơ sở hạ tầng có thể giúp Trung Quốc vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh phía Tây Nam thuận lợi hơn. Và đây quả là một mối đe dọa lớn đối với Ấn Độ.

    Thứ nhất là về mặt chiến lược. Hơn bao giờ hết Ấn Độ phải gia tăng cảnh giác Trung Quốc. Sau cảng Gwadar ở Pakistan (ở phía Tây), Hambantota của Sri Lanka ở phía Nam, Trung Quốc có thể sẽ gia tăng sự hiện diện ở sườn phía đông Ấn Độ với việc xây dựng cảng nước sâu Kyaukpyu của Miến Điện. Tuy được dùng với mục đích thương mại, nhưng không có ǵ ngăn cản một ngày nào đó hải quân Trung Quốc tiếp cận những cảng nước sâu này.



    Nếu như eo biển Malacca từng được xem như là một chiếc nhiệt kế để đo lường thế cân bằng sức mạnh hải quân giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong tương lai, th́ nay giả thuyết này có nguy cơ không thể trụ vững. Ấn Độ tuy đă tiến các quân cờ chặn chốt phía tây cản trở đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng lại quên rằng Bắc Kinh vẫn có thể dùng chiến thuật « Hành lang Kinh tế » của dự án BRI để tấn công « bọc hậu », cô lập New Dehli với các nước láng giềng trong vùng Vịnh và lấn tiến ra Ấn Độ Dương.

    Thứ hai là trên phương diện đối ngoại. Việc Bắc Kinh thắt chặt quan hệ với Naypiydaw rất có thể sẽ cản trở mong muốn xích lại gần Miến Điện của Ấn Độ. Trong những năm gần đây, Miến Điện và Ấn Độ có những hợp tác quân sự chặt chẽ, nhằm b́nh ổn vùng biên giới phía đông bắc. Theo phân tích của giới quan sát được trang mạng Livemint, nhật báo tài chính của Ấn Độ trích dẫn lại, việc Trung Quốc hỗ trợ kinh tế và cung cấp nhiều khoản ưu đăi khác cho Miến Điện rất có thể tạo ra một áp lực cho mối quan hệ Ấn Độ - Miến Điện.

    Cuối cùng, vẫn theo trang mạng Livemint, áp lực của phương Tây sẽ càng đẩy Miến Điện vào ṿng ảnh hưởng của Bắc Kinh như trường hợp của Cam Bốt và Lào. Đây sẽ là một điều bất lợi cho khối ASEAN. Với việc lôi kéo được Naypiydaw, Bắc Kinh sẽ có thêm được một đồng minh. ASEAN khó mà có được một tiếng nói chung thống nhất hay một lập trường cứng rắn chống Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.


    RFI

  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
    Chủ tịch Tập: Trung Quốc quyết ngăn chặn virus gây viêm phổi




    Chủ tịch Tập Cận B́nh hôm 20/1 nói rằng Trung Quốc sẽ quyết ngăn chặn sự lây lan và bùng phát của virus corona mới, vốn làm ít nhất 3 người tử vong và nhiều người đổ bệnh, Reuters đưa tin, dẫn lại truyền h́nh nhà nước Trung Quốc.

    “Mạng sống và sức khỏe của người dân phải được coi là ưu tiên hàng đầu và sự lây lan, bùng phát dịch bệnh cần phải bị chặn đứng”, CCTV dẫn lời ông Tập nói.

    Tính tới tối ngày 20/1, theo đài truyền h́nh quốc gia, Trung Quốc đă xác nhận 217 ca nhiễm virus corona, vốn xuất hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán ở miền trung.

    Một cảnh báo về virus corona mới ở Nhật.

    Trung Quốc xác nhận virus mới lây lan, nạn nhân thứ ba tử vong
    Theo Reuters, Trung Quốc cũng xác nhận chủng virus corona mới truyền từ người sang người, trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới sắp đón Tết Nguyên Đán.

    Ngoài ra, tin cho hay, một số nhân viên y tế cũng đă bị nhiễm virus, theo Xinhua.

    Lần đầu tiên kể từ khi virus xuất hiện tại thành phố Vũ Hán, tin cho hay, cơ quan y tế hôm 20/1 xác nhận hai ca nhiễm virus ở Bắc Kinh và một ca ở Thâm Quyến.

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
    Trung Quốc ḍm ngó sông Mêkông để t́m đường ra Biển Đông


    Đập thủy điện Xayaburi có chiều dài 820 mét nằm trên đoạn sông Mêkông chảy qua Lào. Handout / CK POWER / AFP

    Mêkông, ḍng sông huyền thoại của châu Á đang nằm trong tầm ngắm của Trung Quốc nhằm t́m đường ra Biển Đông. Đào đắp, xây đập… Bắc Kinh muốn tạo ra một tuyến đường thủy chiến lược, bất chấp sự phản đối của dân địa phương và các nhà sinh thái. AFP và Japan Times cho biết tại Thái Lan, cuộc đấu tranh diễn ra trên một chiều dài 97 kilomet.


    Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét ḷng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm.

    Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các ḍng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

    Với khẩu hiệu « Chia sẻ ḍng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ư định bành trướng, khẳng định các công tŕnh lớn của ḿnh chỉ nhằm phát triển bền vững cho ḍng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc.

    Họ tố cáo Bắc Kinh đă làm thay đổi hẳn sông Mêkông với việc xây vô số đập thủy điện, nhắm vào nhu cầu của một Đông Nam Á đang phát triển cả về kinh tế lẫn dân số. Theo họ, các con đập nhiều khi có kích thước rất lớn này có tác động trực tiếp lên ḍng chảy của Mêkông, nguồn lợi thiên nhiên chủ yếu của gần 60 triệu dân Đông Nam Á.

    Chỉ đứng sau Amazon, sông Mêkông là nơi có đa dạng sinh học thứ nh́ thế giới, với 1.300 loài cá nước ngọt. Ḷng sông hiện nay có mực nước thấp một cách bất thường, có những nơi lộ ra những khối đá màu đỏ quạch, vô số băi cát với thảo mộc bắt đầu mọc lên.

    Đất phù sa màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam th́ ngày càng nghèo đi, và trữ lượng cá giảm hẳn.

    Những người muốn xây đập thủy điện lư luận rằng như vậy Bắc Kinh sẽ giảm lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch vốn gây hiệu ứng hâm nóng khí hậu.

    Cây số 1 : Tam giác vàng

    Tại làng Sop Ruak, đông bắc Thái Lan, khách du lịch chụp ảnh trước một tấm pa-nô đánh dấu lối vào « Tam giác vàng », vùng đất của dân buôn ma túy nằm vắt ngang Miến Điện, Lào và Thái Lan. Phía dưới là những tảng đá và băi cát làm nên ḷng sông Mêkông.

    Chính tại đây Trung Quốc muốn khởi sự nạo vét trước tiên, để những chiếc tàu chở trên 500 tấn hàng có thể đi qua. Dọc theo hai bên bờ, có những nơi sẽ được biến thành « đặc khu kinh tế » với các cảng, các tuyến đường sắt và đường bộ giao nhau.

    Zhang Jingjin, một người chuyên bán thang máy ở Bắc Kinh đi cùng với một nhóm khách du lịch phấn khởi nói : « Nếu nhiều tàu có thể đi ngang đây hơn, th́ sẽ có thêm nhiều du khách, nhiều cửa hàng và cơ hội làm ăn ». Pianporn Deetes, thuộc tổ chức phi chính phủ International Rivers đáp trả : « Họ muốn biến sông Mêkông thành xa lộ hàng hóa ».

    Trước mắt, các dự án của Bắc Kinh đang khựng lại. Sau gần 20 năm chiến đấu, các nhà đấu tranh sinh thái ở Thái Lan hồi tháng Ba đă khiến việc nạo vét 97 kilomet ḷng sông bị tạm ngưng. Niwat Roikaew, một nhà hoạt động luôn trên tuyến đầu khẳng định với AFP, việc này sẽ gây thiệt hại khủng khiếp cho môi trường, an ninh thực phẩm và phương tiện mưu sinh của người dân. « Nạo vét quy mô như vậy sẽ tiêu diệt nơi cư trú và sinh sản của cá, chúng cũng khó t́m được thức ăn ».

    Nhưng ông lo ngại chiến thắng này chỉ tạm thời, nhấn mạnh rằng những người dân địa phương phản kháng hiếm khi thắng được trước tham vọng của Trung Quốc, vốn coi Đông Nam Á như sân sau của ḿnh. Bắc Kinh cũng đă ngự trị trên một số đoạn của ḍng sông chảy qua Cam Bốt và Lào, hai nước đồng minh mà Trung Quốc đă đổ vào hàng tỉ đô la đầu tư.

    Cây số 10 : Nghề đánh cá sa sút

    « Tôi đă giăng lưới hai lần trong hôm nay, nhưng chẳng thu hoạch được ǵ cả » - ngư dân Kome Wilai than thở. Dự án nạo vét ở đây cũng đă bị dừng lại. Người dân hai bên bờ thở phào nhẹ nhơm, họ nhận ra mực nước sông Mêkông thường hạ xuống 1,5 đến 3 mét một cách bất ngờ.

    Theo họ, đó là do đập thủy điện Cảnh Hồng (Jinghong) của Trung Quốc ở thượng nguồn – một trong số 11 con đập được xây dựng trên phần sông Mêkông chảy qua Trung Quốc. Quận trưởng Prasong La On cho biết : « Mỗi khi Trung Quốc đóng cửa đập th́ lại ảnh hưởng đến tất cả mọi người sinh sống dọc theo con sông ». Khi kiểm soát lưu lượng, Bắc Kinh sở hữu phương tiện gây áp lực đáng kể lên các nước láng giềng.

    Đại sứ Trung Quốc tại Bangkok khi được hỏi đă trả lời rằng Trung Quốc không giữ lại nước trên thượng nguồn và « hết sức quan tâm » đến nhu cầu của các quốc gia hạ nguồn. Về phía China Water Risk, một tổ chức phi chính phủ Hồng Kông th́ quy trách nhiệm cho Thái Lan, cũng đă xây dựng nhiều con đập trên sông Mêkông, chủ yếu tại Lào : « Trung Quốc chỉ kiểm soát 12% lượng nước sông Mêkông ».

    Nước Lào nhỏ nghèo có tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng cho Đông Nam Á, và đă cho phép những nước khác tài trợ vài chục đập thủy điện trên sông Mêkông và các nhánh sông.

    Trung Quốc, Thái Lan, Lào, hậu quả luôn không thay đổi : lượng cá nước ngọt giảm mạnh, trong đó loại cá lóc khổng lồ của Thái Lan hầu như biến mất. Tạp chí Global Change Biology trong một nghiên cứu công bố hồi tháng Tư khẳng định như trên.

    Cây số 45 : Nơi loài cá sinh sản

    Những tảng đá nối nhau chồng chất, nơi đây ḍng nước ngày càng cuộn chảy nhanh hơn theo cùng với việc ḷng sông thu hẹp lại. Cũng ở đây, các loài cá và chim thường chọn làm nơi sinh sản.

    « Hệ sinh thái này là căn bản cho khu vực. Nhưng nay mực nước sông lệ thuộc vào việc mở cửa đập thủy điện Cảnh Hồng, và sinh sản tự nhiên không c̣n như trước nữa » - ông Niwat Roikaew than thở.

    Về các loại tảo, thức ăn ưa thích của cá lóc khổng lồ, ngày càng ít và mọc lên chậm hơn. T́nh h́nh này có thể gây hậu quả thảm hại cho hàng trăm kilomet hạ nguồn.

    Biển Hồ (Tonlé Sap) ở Cam Bốt nối kết với sông Mêkông, đă bị ảnh hưởng. Hồ rộng mênh mông này là nguồn dự trữ protein chính của Cam Bốt, với nửa triệu tấn cá đánh bắt hàng năm – theo Bryan Eyler, giám đốc chương tŕnh Đông Nam Á của Stimson Center, cơ quan tư vấn ở Washington và là tác giả cuốn « Những ngày cuối cùng của ḍng sông Mêkông dũng mănh ».

    Về phía Việt Nam, đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa nhiễm mặn. Lượng phù sa bị giảm do các đập thủy điện trên thượng nguồn chận lại, nên nước mặn có thể xâm nhập vào.

    Cây số 97 : Kháng cự

    Ở Huai Lek, một tảng đá cuối cùng chặn lại ḷng tham của Bắc Kinh.

    Thongsuk Inthavong, cựu trưởng thôn, quan sát phía bờ sông đối diện thuộc Lào. Những mảnh đất nhỏ lần lượt rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc, biến thành những trang trại rộng lớn trồng chuối. Bắc Kinh cũng mưu toan thâu tóm đất phía Thái Lan, nhưng vấp phải sự kháng cự. Thongsuk nói : « Trung Quốc coi chúng tôi như những món đồ chơi. Điều này làm tôi phẫn nộ, nhưng chúng tôi quyết bảo vệ ḍng sông của ḿnh cho đến cùng ».

    rfi

  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?
    TIN MỚI 27/1/2020: CẢ NƯỚC TQ TEO RỒI !!! 40 TRIỆU DÂN TRUNG QUỐC ĐĂ NHẬN LỆNH SƠ TÁN V̀ ĐIỀU NÀY...



  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Giấc mơ Trung Hoa 2049 - Một Vành Đai Một Con Đường: "Xụp Đổ"?

    SIPRI : Trung Quốc, nhà sản xuất vũ khí số 2 của thế giới


    Tầu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh (Liaoning) ngày 11/12/2016 trên biển Bột Hải (Bohai). Ảnh minh họa. REUTERS/Stringer

    Trong một thập niên, Trung Quốc đă vươn lên thành nhà sản xuất vũ khí thứ nh́ của thế giới. Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Ḥa B́nh Quốc Tế Stockholm - SIPRI công bố ngày 27/01/2020, Trung Quốc đứng sau Mỹ nhưng đă qua mặt nước Nga và đứng hàng thứ 5 trong số các nhà xuất khẩu vũ khí.



    Cách nay 10 năm, Trung Quốc là một trong những khách hàng quan trọng nhất của Nga và Ukraina, nhưng theo ông Nan Tian, một trong những đồng tác giả bản báo cáo của viện SIPRI, giờ đây Bắc Kinh không c̣n "phải trông cậy vào vũ khí của các nước khác". Lư do, "phần lớn khối lượng sản xuất của các tập đoàn Trung Quốc mà tổng trị giá ước tính lên tới khoảng từ 70 đến 80 tỷ đôla, là nhằm phục vụ quân đội nước này".

    Giới chuyên gia thuộc Viện Nghiên Cứu Ḥa B́nh Quốc Tế Stockholm cũng lưu ư rằng các tập đoàn Trung Quốc giữ bí mật về doanh thu nên báo cáo không cho phép phân tích thấu đáo về hồ sơ này. Dù vậy, trong khoảng thời gian từ 2015 đến 2017, SIPRI đă chú ư đến các tập đoàn lớn của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo vũ khí và nhận thấy rằng ba trong số này đă có tên trong danh sách 10 tập đoàn hàng đầu của thế giới.

    Ngoài ra, các công ty Trung Quốc đặc biệt hoạt động trong ba lĩnh vực : hàng không không gian, điện tử và các loại trang thiết bị quân sự sử dụng trên bộ. Trong ba lĩnh vực vừa nêu, các công ty của Trung Quốc đạt đến tŕnh độ cao để có thể xuất khẩu sang các quốc gia khác. Vẫn theo chuyên gia Nan Tian, máy bay tự hành của Trung Quốc được sử dụng tại Libya và Yemen.

    rfi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trung Quốc "hù" không đuợc th́ "xoa"
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2013, 11:12 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 11-05-2012, 02:26 AM
  3. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 06-06-2011, 12:45 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •