Chiến thuật không kích chính xác bằng drone đă giúp Mỹ tiêu diệt nhiều thủ lĩnh của các tổ chức khủng bố, nhưng cũng bị lên án v́ vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Quan chức quốc pḥng Mỹ đă sử dụng thuật ngữ “không kích chính xác bằng máy bay không người lái” để nói về chiến dịch ám sát tướng Qassem Soleimani, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds, Vệ binh Cách mạng Iran, và Abu Mahdi al-Muhandis, chỉ huy lực lượng bán quân sự ở Iraq.
“Một cuộc tấn công chính xác bằng máy bay không người lái đă bắn trúng 2 phương tiện ở sân bay Baghdad”, quan chức nói với AFP.
Vụ tấn công được thực hiện bằng máy bay không người lái MQ-9 Reaper. Đây là lần đầu tiên “drone strike” được sử dụng để giết chết tướng của một quốc gia có chủ quyền và không trong t́nh trạng chiến tranh với Mỹ.

Mỹ là quốc gia tiên phong

“Drone Strike” là thuật ngữ để mô tả cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vũ trang (UCAV - Unmanned Combat Air Vehicle), hoặc máy bay không người lái thương mại (drone) được vũ khí hóa.
Đối với UCAV, máy bay có thể được trang bị tên lửa, bom thông minh, tên lửa chống tăng và các loại đạn dẫn đường chính xác.
Đối với cuộc tấn công bằng drone thương mại vũ khí hóa bằng cách mang theo một lượng thuốc nổ nhất định và đâm vào mục tiêu theo kiểu cảm tử. Nó cũng có thể mang theo lựu đạn, hóa chất, thậm chí là vũ khí sinh hóa học.
Thuật ngữ “drone strike” bắt đầu xuất hiện từ sau sự kiện 11/9, khi Mỹ phát động chiến dịch chống khủng bố toàn cầu để săn lùng Osama bin Laden và các thành viên của tổ chức khủng bố al Qaeda.
Đối với chiến thuật “drone strike” của Mỹ, vũ khí chủ lực là máy bay trinh sát tấn công không người lái MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper. Ban đầu MQ-1 được phát triển cho nhiệm vụ trinh sát, sau đó nó được nâng cấp cho nhiệm vụ tấn công bằng vũ khí dẫn đường công nghệ cao.





Máy bay trinh sát tấn công không người lái MQ-9 Reaper, phiên bản nâng cấp từ MQ-1 với khả năng trinh sát và tấn công đáng sợ.

MQ-1 có hai điểm treo dưới cánh có thể mang theo 4 tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire. Predator được đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ đầu năm 2000.
Từ tháng 10/2001, các Predator hoạt động ở Afghanistan đă được cho phép mang tên lửa trong các nhiệm vụ. Từ đó, UCAV này trở nên công cụ gieo rắc nỗi sợ hăi và chết chóc cho những nghi can khủng bố.
Tại Pakistan, các UCAV Predator bắt đầu thực hiện các phi vụ tấn công từ năm 2004. Tần suất sử dụng Predator tại quốc gia này cao gấp nhiều lần so với những nơi khác, v́ quốc gia này được cho là sào huyệt của tổ chức khủng bố al Qaeda do bin Laden cầm đầu.
Từ năm 2007 trở đi, các phi vụ “drone strike” có thêm sự tham gia của máy bay trinh sát tấn công không người lái MQ-9 Reaper. Đây là phiên bản nâng cấp từ MQ-1 với khả năng trinh sát và tấn công đáng sợ.
MQ-9 có 4 điểm treo vũ khí dưới cánh có khả năng mang tên lửa không đối đất AGM-114 Hellfire, bom thông minh GBU-12 Paveway II, GBU-38 JDAM. Ngoài ra, Reaper có thể mang tên lửa không đối không AIM-92 Stinger để tự vệ. Tổng tải trọng vũ khí khoảng 1,5 tấn.

Các hệ thống cảm biến tinh vi, trang bị vũ khí mạnh cho phép MQ-9 hoạt động hiệu quả với chiến thuật “truy t́m - tiêu diệt”. Hệ thống truyền thông chiến thuật L-3 đảm bảo cho MQ-9 hoàn thành mọi nhiệm vụ. Hiệu suất tác chiến của Reaper vượt trội so với Predator nên tần suất sử dụng “Thần chết” trong các phi vụ săn lùng khủng bố ngày càng nhiều hơn.
MQ-9 và MQ-1 xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu có bóng dáng của “chủ nghĩa khủng bố”. Ngoài khu vực hoạt động chính là Iraq, Afghanistan và Pakistan, Mỹ c̣n xây dựng một trung tâm điều hành ở căn cứ Lemonier, Djibouti để thực hiện các phi vụ không kích bí mật ở Yemen. Bên cạnh đó, Không quân Mỹ c̣n thiết lập 2 căn cứ khác ở Ethiopia và quần đảo Seychelles.

Những chỉ trích về nhân đạo



Vấn đề khiến dư luận quan tâm là các chiến dịch sử dụng UCAV của Cơ quan T́nh báo trung ương (CIA) và Lầu Năm Góc chưa bao giờ được công bố một cách rơ ràng.
Theo Aviation Week, mặc dù có nhiều thông tin ṛ rỉ ra bên ngoài về cách thức và nơi CIA tiến hành các cuộc tấn công bằng UCAV, nhiều chi tiết vẫn c̣n rất mờ mịt.
Quy tŕnh tấn công bằng UCAV được thực hiện như sau: các t́nh báo viên của CIA và các tổ chức sẽ cung cấp thông tin, địa điểm về các phần tử và nghi can khủng bố. Sau khi mục tiêu được xác định, UCAV sẽ được phóng lên để tiêu diệt chúng. Thông tin về mục tiêu có thể được cung cấp trước cho người điều khiển UCAV, hoặc trong quá tŕnh bay trinh sát, đối tượng khả nghi được phát hiện và chuyển thông tin cho UCAV để tiêu diệt.

Đối với các mục tiêu có giá trị cao như vụ không kích giết chết thiếu tướng Qassem Soleimani của Iran vừa qua cần có sự phê duyệt của tổng thống. Với những mục tiêu là phần tử và nghi can khủng bố có trong danh sách đen CIA và Ngũ Giác Đài có quyền quyết định.
Tuy nhiên, quá tŕnh sàng lọc, kiểm duyệt tính chính xác của thông tin luôn là ẩn số. CIA và Lầu Năm Góc luôn khẳng định rằng, thông tin t́nh báo của họ là chính xác, các sự cố chỉ là tai nạn ngoài ư muốn.
Khi UCAV MQ-9 và MQ-1 được sử dụng nhiều hơn cho nhiệm vụ săn lùng khủng bố th́ tần suất các vụ tấn công nhầm cũng gia tăng theo. Báo cáo về các vụ tấn công nhầm vào thường dân liên tục xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.

Theo số liệu thống kê của Cục Điều tra Báo chí (TBIJ) – tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại London, Anh, tính đến tháng 2/2016, Mỹ đă thực hiện khoảng 423 phi vụ không kích bằng máy bay không người lái. Tổng số người thiệt mạng khoảng 2.400-4.000 người, trong đó khoảng 423-965 thường dân, khoảng 172-207 trẻ em.
Tổ chức Ân xá Quốc tế cáo buộc các hoạt động tấn công bằng máy bay không người lái của QĐ Mỹ là tội ác chiến tranh.
Cựu tổng thống Pakistan Nawaz Sharif nhiều lần yêu cầu Mỹ ngưng hoạt động không kích bằng UCAV, song phía Mỹ không đồng ư. Cuộc tranh căi về việc sử dụng UCAV tại Afghanistan và Pakistan cũng như một số khu vực khác vẫn chưa có hồi kết.
Tại châu Phi, các cuộc không kích bằng máy bay không người lái không chỉ nhắm vào các phần tử khủng bố mà cả những tổ chức có thể gây nguy hiểm cho chính quyền sở tại, đặc biệt là Yemen. Điều đó khiến ranh giới giữa chống khủng bố và mưu đồ chính trị trở nên rất mong manh.
ZingNews