Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 43

Thread: Sức Khỏe Đời Sống

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Mục sư nhà thờ ‘ảo’ ở Little Saigon nhận tội lừa đảo $33 triệu, trong đó có nhiều người Việt
    Apr 20, 2020 cập nhật lần cuối Apr 20, 2020

    Văn pḥng nhà thờ ảo the Church for the Healthy Self trên lầu khu thương xá ở Westminster, California. (H́nh: Paul Bersebach/The Orange County Register via AP)
    SANTA ANA, California (AP) — Một người từng ở tù về tội lừa đảo, thành lập một nhà thờ ảo ở vùng Nam California chẳng bao lâu sau khi được thả, mới đây đồng ư nhận tội điều hành một chương tŕnh đầu tư qua nhà thờ của ông, lừa được số tiền khoảng $33 triệu, theo loan báo của các công tố viên liên bang hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Tư.

    Ông Kent Whitney, 38 tuổi, ở thành phố Newport Beach, hôm Thứ Tư nhận tội lừa gạt qua đường bưu điện và khai gian trong hồ sơ thuế.

    Ông này có thể bị bản án 23 năm tù, theo bản thông cáo của văn pḥng biện lư liên bang Mỹ.

    Ông Whitney là mục sư của nhà thờ ảo do chính ông lập ra, có tên là Church for the Healthy Self (CHS), có văn pḥng đặt trên lầu một khu thương xá ở góc đường Westminster và Magnolia, thuộc thành phố Westminster, trong vùng Little Saigon, cho tới khi bị đóng cửa hồi năm ngoái sau khi Ủy Ban Trao Đổi Chứng Khoán Mỹ (SEC) đưa đơn kiện và một chánh án ra phán quyết phong tỏa tài sản của nhà thờ này.

    Nhà thờ ảo Church for the Healthy Self (CHS) trên danh nghĩa là một tổ chức bất vụ lợi, chuyên cung cấp dịch vụ về tôn giáo, nhưng phần lớn hoạt động như một công ty đầu tư, nhắm vào cộng đồng người Việt ở Orange County, theo đơn kiện của SEC.

    Báo Người Việt đă có bài tường thuật về vụ này hồi cuối Tháng Ba, 2019. Quư vị độc giả muốn biết thêm chi tiết có thể vào https://www.nguoi-viet.com/little-sa...a-dong-ho-xin/ để xem lại.

    Trong thỏa thuận với văn pḥng biện lư, ông Whitney nhận là từ năm 2014 tới 2019 đă lường gạt người đầu tư vào một quỹ đầu tư ủy thác (trust fund) của nhà thờ, bằng cách nói với họ rằng tiền đầu tư của họ được an toàn, được miễn trả thuế, và bảo đảm có mức lời cao.

    Nhưng số tiền khoảng $33 triệu ông lừa được của mọi người đă được dùng vào các chi tiêu cho lối sống xa hoa, theo giới hữu trách.

    Nhà chức trách nói rằng ông Whitney thành lập nhà thờ CHS vào năm 2014, chỉ ba tháng sau khi măn hạn tù 44 tháng về tội lường gạt đầu tư. (V.Giang) (Đ.D.)

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Nữ phóng viên gốc Việt của CNBC kể lại chuyện vượt qua cơn bệnh COVID-19
    Apr 19, 2020 cập nhật lần cuối Apr 19, 2020

    Phóng viên Ylan Mùi của đài CNBC. (H́nh: CNBC)
    Thiện Lê/Người Việt

    WASHINGTON D.C. (NV) – Một nữ phóng viên gốc Việt của đài truyền h́nh CNBC bị nhiễm COVID-19 và đă may mắn vượt qua được cơn bệnh, rồi kể lại câu chuyện của ḿnh.

    Nữ phóng viên này là bà Ylan Mùi, sống ở ngoại ô của thủ đô Washington D.C., nơi được Ṭa Bạch Ốc dự đoán sẽ có nhiều người nhiễm COVID-19.

    Kể lại câu chuyện với nhật báo Người Việt, bà Ylan cho hay, bà bắt đầu có triệu chứng nhiễm bệnh giữa Tháng Ba, 2020.

    “Lúc đó, tôi thấy cả người đau nhức, cứ nghĩ là do ḿnh tập thể dục nên không lo lắng nhiều. Sau đó, người tôi nhức nhiều hơn và lúc đó bắt đầu sợ. Thân nhiệt của tôi lên đến 102 độ F và tưởng ḿnh đau nhức v́ cúm, không phải do tập thể dục.”

    Bà thấy vậy liền đi khám thử để biết có bị cúm hay không, nhưng bác sĩ cho biết kết quả âm tính.

    “Là một người mẹ nuôi ba người con, tôi từng bị vài bệnh nặng, nhưng đây là lần mà tôi bị bệnh kinh khủng nhất,” bà nói.

    Khoảng năm ngày sau khi bà trở bệnh th́ chồng bà bắt đầu ho khan và cũng trở bệnh với những triệu chứng giống bà. Không chỉ vậy, vị giác và khứu giác của hai vợ chồng đang yếu dần. Ba người con 7 tuổi, 5 tuổi và 2 tuổi của bà cũng bệnh.

    “Tôi không biết tại sao ḿnh lại bị nhiễm v́ không hề tiếp xúc với người bệnh nào cả,” bà cho hay.

    Thấy vậy, bà Ylan đi xét nghiệm theo kiểu “drive-thru” và đợi hai tuần th́ bà nhận được kết quả dương tính với COVID-19.

    “Bác sĩ nói chúng tôi nên cho rằng ai trong nhà cũng bị nhiễm và nên tự cách ly cho đến khi cảm thấy khỏe lại,” bà nói.

    Cả gia đ́nh phải tự cách ly trong nhà, không được ra ngoài. Tuy vậy, họ không biết bao giờ mới có thể gia nhập xă hội lại được và không biết bằng cách nào.

    Bác sĩ nói gia đ́nh bà Ylan có thể ra ngoài lại sau ba ngày nếu không bị sốt nữa và đó là quy định của Trung Tâm Pḥng Ngừa Dịch Bệnh (CDC).

    V́ vậy, bà Ylan kể: “Gia đ́nh tôi quyết định không liều lĩnh và ở yên trong nhà hết hai tuần. Xong hai tuần rồi, tôi cảm thấy như không có ai hướng dẫn ḿnh và phải tự đặt ra luật lệ sau khi hồi phục.”

    Sau khi có kết quả bị nhiễm COVID-19 hai tuần, bà Ylan bắt đầu cảm thấy khỏe lại và không c̣n sốt nữa.


    Bà Ylan và các con. (H́nh: Nhân vật cung cấp)
    Trong những ngày cách ly này, gia đ́nh bà đă có dự trữ sẵn thực phẩm và thỉnh thoảng có người thân hay bạn bè mang thức ăn đến, nhưng họ không tiếp xúc.

    Tuy hết sốt, nhưng bà Ylan vẫn chưa nhận được thư cho phép ra ngoài lại từ sở y tế của Washington D.C. Trong khi đó, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) ra quy định người bệnh phải cách ly thêm hai tuần sau khi giảm triệu chứng.

    Sau đó một tuần, bà nhận được một lá thư từ sở y tế địa phương.

    Lá thư viết: “Người này được phép trở lại với sinh hoạt thường ngày và không bị giới hạn.”

    Bác Sĩ Jeremy Faust ở Boston cho biết gia đ́nh bà Ylan đă vượt qua được cơn bệnh và đă miễn nhiễm. V́ trong máu của họ đă có kháng thể, gia đ́nh này không cần phải đeo khẩu trang khi ra ngoài.

    Bà rất mừng v́ điều đó và cho rằng con cái có thể trở lại trường học hay vui chơi ngoài công viên. Hai vợ chồng th́ có thể ra ngoài mua sắm hay ăn uống mà không phải lo sợ.

    “Tôi và chồng rất vui v́ được ra ngoài lại. Sau khi hết bệnh, chúng tôi đi chợ và mua phở về nhà ăn,” bà kể

    Bà c̣n cho rằng một lư do cả gia đ́nh không gặp nguy hiểm là v́ ai cũng khỏe mạnh và không mắc bệnh nội khoa.

    Những người miễn nhiễm như gia đ́nh bà Ylan rất quan trọng đối với kinh tế hiện nay v́ các chuyên gia dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ lên đến 13%, chỉ thua tỷ lệ thất nghiệp khoảng 24% của đại khủng hoảng kinh tế hồi thập niên 1930.

    Tuy đă miễn nhiễm với dịch bệnh, nhưng bà Ylan cho hay vẫn cảm thấy sợ hăi. Lư do là v́ chồng và các con bà chưa xét nghiệm COVID-19, nhất là các con chỉ có triệu chứng nhẹ. V́ vậy, họ có thể nhiễm bệnh khác, chứ không phải COVID-19 và c̣n có nguy cơ nhiễm.

    V́ vậy, bà cho rằng các cơ quan y tế cần phải thử máu để biết ai có kháng thể hay không và điều đó sẽ giúp bà an tâm về gia đ́nh hơn.

    Hiện nay, CDC đang cho người dân thử huyết thanh để biết họ có kháng thể hay không và một số cơ quan y tế tư nhân cũng đang làm như vậy. Tuy nhiên, không có ai liên lạc với gia đ́nh của bà Ylan để giúp họ đi thử máu. Bà cũng không biết phải đi thử ở đâu và nếu có thử được th́ cũng không biết chính xác được bao nhiêu.

    Tuy gia đ́nh đă qua cơn nguy hiểm, nhưng dịch COVID-19 làm thay đổi nhiều mặt trong cuộc sống của nữ phóng viên này.

    “Xe tôi cần sửa, nhưng tôi không biết có nên đem ra tiệm hay không. Tôi sợ là đem ra th́ gây nguy hiểm cho mấy người thợ v́ họ phải vào trong xe tôi và có thể nhiễm bệnh,”

    Không chỉ vậy, bà kể c̣n một mớ thùng hàng Amazon đang chờ trả lại, nhưng bà đắn đo không biết có nên gửi trả lại hay không v́ các thùng này có thể dính virus, gây nguy hiểm cho nhân viên bưu điện và Amazon.

    Bà Ylan nói ḿnh không phải là bác sĩ nên không hướng dẫn ai về mặt y tế khi nhiễm COVID-19 được. Tuy vậy, bà khuyên nếu gặp trường hợp nguy hiểm như ḿnh, người khác nên giữ b́nh tĩnh, liên tục gọi bác sĩ để lấy lời khuyên từ họ. (Thiện Lê) (KN)

    —–

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Bác sĩ gốc Việt t́nh nguyện tại New York kể những phút cuối của bệnh nhân Covid-19
    22/04/2020
    An Hải



    Bác sĩ Phạm Hữu Tâm (Anthony Pham) phục vụ t́nh nguyện tại bệnh viện Elmhurst ở Queens, New York. Photo: Facebook Tam Pham and Clara Studios and Vatican News via YouTube.


    Bác sĩ – Linh mục gốc Việt Phạm Hữu Tâm (Anthony Phạm) ở Houston, Texas, đang phục vụ t́nh nguyện tại tuyến đầu ở một bệnh viện có tỷ lệ tử vong cao nhất ở New York, vừa có cuộc phỏng vấn với VOA Tiếng Việt về công việc cao cả của vị lương y – mang lại sự êm dịu cho bệnh nhân Covid-19 đang nguy kịch, kết nối với gia đ́nh trước lúc bệnh nhân lâm chung.

    Đáp lại lời kêu gọi của Thống đốc bang New York, bác sĩ Phạm Hữu Tâm quyết định đóng của văn pḥng ba tuần lễ để đến thành phố tâm dịch Covid-19 của Hoa Kỳ đễ hỗ trợ cho các bệnh nhân. Là một linh mục, ông có dịp làm lễ Xức dầu và ban Bí tích giải tội cho một số bệnh nhân công giáo tại pḥng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là “tâm dịch của tâm dịch” tại Hoa Kỳ.


    Sinh năm 1965 tại Sài G̣n, có bố là thợ sửa máy bay cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, ông Tâm trở thành thuyền nhân sang Mỹ tỵ nạn năm 1980. Ông theo học đại học tại California, học ngành y ở thủ đô Washington, và sau đó gia nhập vào ḍng Tu hội Tận hiến Truyền giáo ICM, và theo học triết học và thần học tại Lousina. Sau khi thụ phong linh mục tại Tu hội ở Texas, ông tiếp tục theo học ngành y và sau đó trở thành bác sĩ hành nghề tại thành phố Houston.

    Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn với Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm:

    VOA: Thưa Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm, xin ông cho VOA biết hiện ông đang phục vụ t́nh nguyện ở bệnh viện nào và v́ sao ông chọn bệnh viện này?

    Bác sĩ Tâm: “Tôi đến thành phố New York để t́nh nguyện trong ṿng ba tuần. Họ hỏi tôi muốn đến nơi nào. Với tinh thần t́nh nguyện, tôi muốn đến chỗ nào mà bận nhất, cần sự giúp đỡ nhiều nhất. Họ nói đó là bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens, là nơi có số ca Covid-19 nhiều nhất, nặng nhất, số tử vong nhiều nhất, và là nơi quá tải nhất. V́ vậy mà tôi đă đến bệnh viện Elmhurst ở thành phố Queens để làm việc.”


    Bệnh viện Elmhurst ở vùng Queens, thành phố New York, bang New York, ngày 6/4/2020.
    VOA: Bác sĩ có thể chia sẻ vài điều về bệnh viện này? Công việc của ông tại đó là ǵ?

    Bác sĩ Tâm: “Hiện tại ở trong nhà thương mọi sự thay đổi hoàn toàn. Trước đó c̣n có những khoa khác nhau nhưng bây giờ chỉ c̣n một khoa duy nhất là chữa trị bệnh nhân Covid-19 mà thôi – với 95% bệnh nhân là bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tất cả các bác sĩ trong bệnh viện, cho dầu là bác sĩ giải phẫu, tổng quát, sản phụ, tim mạch... cũng đều dồn nỗ lực vào để giúp cho bệnh nhân Covid-19.”

    “Họ chia ra nhiều đội khác nhau. Đội của tôi gọi là Palliative Care [Chăm sóc xoa dịu cho bệnh nhân nguy kịch], chuyên giúp cho bệnh nhân có sự thoải mái, trong đó có bao gồm việc giảm đau, nối kết gia đ́nh, và vấn đề tâm linh.”

    VOA: Bác sĩ có thể cho biết thêm một vài điều về việc kết nối với gia đ́nh cho bệnh nhân nguy kịch?

    Bác sĩ Tâm: “Khi bệnh nhân vào nhà thương th́ coi như cắt đứt với bên ngoài, không có thân nhân vào thăm được. Khi bệnh nhân c̣n tỉnh táo th́ c̣n có thể gọi điện thoại để nói chuyện chút đỉnh với gia đ́nh. Nhưng khi chuyển sang thời kỳ nặng hơn, không thở được phải đặt ống thở, rồi hôn mê, gây mê cho họ...coi như gia đ́nh không c̣n liên lạc với bệnh nhân được, cũng như không biết tin tức ǵ về bệnh nhân đó nữa.

    “Đối với những bệnh nhân nguy kịch, chúng tôi phải gọi cho gia đ́nh. Cập nhật t́nh trạng bệnh nhân cho gia đ́nh. Thật sự những cuộc điện thoại đó toàn là tin xấu. Tôi hỏi ư kiến gia đ́nh rằng nếu tim bệnh nhân ngừng đập th́ có nên làm thủ thuật hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân [Do-Not-Resuscitate order] hay không? Thật ra nếu làm thủ thuật đó th́ cũng không có kết quả khả quan lắm, và chỉ kéo dài sự đau đớn của người bệnh mà thôi.”


    VOA: Tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 vào lúc cuối đời của họ, ông có cảm giác ra sao?

    Bác sĩ Tâm: “Trong những ngày qua tôi đă giúp kết nối gia đ́nh cho một số trường hợp. Gia đ́nh muốn nh́n mặt người thân của ḿnh trong những giây phút cuối cùng trong khi họ không thể nào vào bệnh viện được, tôi gọi họ bằng điện thoại di động, dùng Facetime rồi đi vào pḥng bệnh nhân để họ nh́n thấy người thân. Đương nhiên tôi phải mặc áo chống vi khuẩn các thứ, trùm kín hết...Người thân nh́n qua Facetime khóc, cầu nguyện, nói lời từ giă... trong những giây phút cuối cùng.

    “Ngay cả khi qua đời, bệnh nhân nằm trong nhà xác cũng thật lâu, v́ trong mùa dịch bệnh cũng không thể an táng chôn chất ǵ. Rất là bi thương.”

    VOA: Nhiều người gọi là đây hành động can đảm, rất anh hùng. Bác sĩ nghĩ như thế nào về lời khen như thế?

    Bác sĩ Tâm: “Khi đi vào bệnh viện thấy có biết bao nhiêu con người trong đó đang phải đối diện với nguy hiểm. Không phải chỉ có y tá, bác sĩ, mà những người lao công làm nhiệm vụ dọn dẹp, lấy rác từ pḥng bệnh nhân bị nhiễm bệnh, những người mang thức ăn...có rất nhiều đang âm thầm hy sinh làm việc.

    “Chúng tôi như những người xông pha ra chiến trường đứng trước đầu tên mũi đạn. Chúng tôi nguyện làm hết sức ḿnh v́ trách nhiệm của ḿnh đối với bệnh nhân, với đồng đội.”


    Bác sĩ - Linh mục Phạm Hữu Tâm. Photo Vatican News via YouTube.
    VOA: Vừa là một bác sĩ, vừa là một linh mục, ông có lời khuyên nào dành cho khán thính giả VOA trong lúc này?

    Bác sĩ Tâm: “Đây là một căn bệnh hiểm nghèo. Nếu quư vị c̣n đang nghe tôi nói th́ chúng ta vẫn c̣n là người khỏe mạnh. Qúy vị ở ngoài th́ cố gắng tối đa hỗ trợ cho chính phủ ngăn ngừa để bệnh không lây lan nhiều bằng cách ở nhà và giữ vệ sinh cá nhân một cách tối đa.

    “Hệ thống miễn dịch của chúng ta rất quan trọng, nó không chỉ phụ thuộc vào thể chất mà c̣n theo tinh thần nữa. Nếu tinh thần chúng ta mạnh mẽ, vui vẻ... th́ chắc chắn hệ thống miễn dịch của chúng ta chiến đấu mạnh hơn nhiều.

    “Trong lúc này tôi biết chắc có nhiều người buồn phiền v́ mất việc, phải ở nhà tù túng, cuộc sống gia đ́nh khó khăn... v́ vậy sức khỏe tinh thần cũng rất quan trọng. Chúng ta hăy nâng đỡ nhau, thương yêu nhau trong thời gian này.

    “Mỗi người chúng ta đều có một tôn giáo và đức tin, chính niềm tin trong tôn giáo giúp chúng ta có thêm sức chiến đấu, và sự phấn khởi, hy vọng và lạc quan. Chúng ta cùng cầu nguyện với ơn trên, người theo Phật giáo cầu nguyện với Phật, người theo công giáo cầu nguyện với Thiên Chúa... để ơn trên ban phúc lành, bảo vệ chúng ta, cầu mong sớm chấm dứt dịch bệnh này.”

    VOA: Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ – Linh mục Phạm Hữu Tâm và cầu chúc ông an lành, thành công trong sứ mệnh của ḿnh.

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Chích ngừa lao phổi (BCG vaccine) có giúp ngăn ngừa Covid-19?


  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Thêm nhà dưỡng lăo ở Orange County có hàng chục người nhiễm COVID-19 và 2 người chết
    Apr 22, 2020

    Nhà dưỡng lăo Anaheim Healthcare Center có 49 người nhiễm COVID-19, hai trong số đó tử vong. (H́nh: voiceofoc.org)
    ORANGE COUNTY, California (NV) – Một nhà dưỡng lăo thứ hai ở Orange County có hàng chục người nhiễm COVID-19, hai người trong số đó thiệt mạng, các giới chức y tế địa phương xác nhận vào Thứ Tư, 22 Tháng Tư, theo đài CBSLA.

    Nhà dưỡng lăo Anaheim Healthcare Center, nằm trên đường Beach, có 49 ca dương tính, gồm 35 bệnh nhân và 14 nhân viên. Hai bệnh nhân dương tính đă tử vong.

    Trước đó, hôm Thứ Ba, nhà dưỡng lăo Huntington Valley Healthcare Center ở thành phố Huntington Beach xác nhận 74 người nhiễm COVID-19, gồm 50 bệnh nhân và 24 nhân viên. Hai trong số 50 bệnh nhân dương tính thiệt mạng, cả hai đều là nam trong độ tuổi 70.


    Chiều Thứ Tư, một ông đang đứng ngoài cổng Huntington Valley Healthcare Center để thăm thân nhân nói ông không biết là ở đây có ca nhiễm và tử vong v́ COVID-19.

    Trong mấy ngày qua, một nhà dưỡng lăo cho biết Bộ Y Tế California bắt đầu yêu cầu các nhà dưỡng lăo cung cấp thông tin về ca nhiễm COVID-19 cho gia đ́nh bệnh nhân.

    “Liên lạc là điều quan trọng trong đại dịch này,” theo lời bà Maggie Landry, đại diện nhà dưỡng lăo West Anaheim Extended Care. “Phải liên lạc với cư dân, gia đ́nh họ, cũng như nhân viên để bảo đảm mọi người đều biết thông tin v́ thông tin là sức mạnh.”

    Trong danh sách trên trang web y tế của tiểu bang California, West Anaheim Extended Care được liệt vào nhóm những nhà dưỡng lăo có 10 ca COVID-19 trở xuống, nhưng con số này không đúng. Bà Landry khẳng định cơ sở của bà không có ca nào.

    “Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm thông tin đưa ra phải chính xác để cư dân, thân nhân và nhân viên yên tâm. Chúng tôi không muốn làm họ căng thẳng không cần thiết,” bà Landry nói. (Th.Long)

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Ông gốc Việt ở Quận Cam ‘sống lại lần hai’ sau 16 ngày thở máy v́ nhiễm COVID-19
    Ngọc Lan
    2020-04-24

    Ông Tiến Trần khi được điều trị tại bệnh viện ở California, Mỹ


    Ông Tiến Trần, 62 tuổi, hiện sống tại thành phố Anaheim, miền Nam California, vừa thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” COIVD-19 sau 24 ngày điều trị tại bệnh viện Anaheim Global Medical Center, trong đó có 16 ngày phải thở bằng máy.

    Ông phát bệnh từ ngày 21 Tháng Ba, 2020, được đưa vào bệnh viện ngày 26 Tháng Ba, và ngay lập tức các bác sĩ phải đặt máy trợ thở cho ông. Ông Tiến được trở về nhà hôm Thứ Hai, 20 Tháng Tư, đang trong quá tŕnh hồi phục và vẫn phải tự cách ly tại nhà.

    Thông tín viên Ngọc Lan đă có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với ông Tiến Trần để được nghe ông miêu tả rơ hơn về quá tŕnh phát bệnh, các triệu chứng mà ông gặp phải, cũng như kinh nghiệm chống chọi với căn bệnh quái ác này.

    ***********

    Tiến Trần: Tôi lái xe Uber nên có rất nhiều giao tiếp với khách hàng, ḿnh xách valy cho họ, mở cửa cho họ, rồi mang thức ăn dùm họ nên không biết ai là người đă làm ḿnh nhiễm bệnh.

    Ngày 21 Tháng Ba khi đi làm về tôi cảm thấy nhức đầu. Tôi chỉ mua Tylenol và uống nước lạnh nhiều v́ tưởng chỉ bị cúm thường, rồi nằm xuống. Nhưng từ đó đến ngày 26 th́ t́nh trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ḿnh tưởng chỉ là cúm thường hằng năm nên không để ư cho lắm.

    Ngày 26 Tháng Ba, bà thuê nhà chung với tôi đề nghị gọi cấp cứu v́ t́nh trạng tôi trông không tốt. Nhưng tôi từ chối không muốn đi. Khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ sau th́ con gái tôi gọi, nói “Ba à, ba cần phải đi v́ t́nh trạng này rất nghiêm trọng.” Thế là tôi đồng ư.

    Khi vào đến bệnh viện, họ đo máu, kiểm tra oxygen thấy thiếu quá, thấy thở không được nên họ chuyển ngay qua ICU.

    Qua ICU, bác sĩ thấy ngay t́nh trạng trầm trọng nên cho đặt máy thở liền (ventilator), và tôi nằm từ đó cho đến ngày 12 Tháng Tư mới tỉnh lại. Nghĩa là lúc đó trong con người tôi bắt đầu kháng cự lại những ǵ con siêu vi khuẩn mang đến th́ tôi mới bắt đầu thở lại b́nh thường.

    Ngọc Lan: Anh tự vào bệnh viện hay xe cấp cứu chở anh vào?

    Tiến Trần: Xe cứu thương chở đi.

    Ngọc Lan: Từ lúc người ta đưa anh vào cấp cứu cho đến ngày 12 Tháng Tư, anh có nhận biết mọi thứ xung quanh không?

    Tiến Trần: Không có biết cái ǵ hết.

    Ngọc Lan: Vậy là trong thời gian đó anh hôn mê luôn?

    Tiến Trần: Chỉ một nửa hôn mê chứ không hoàn toàn. Y tá đến lấy máu, đo oxygen th́ ḿnh biết lúc đó thôi. Rồi từ lúc đi vào ICU th́ hoàn toàn dùng máy thở.

    Ngọc Lan: Ư tôi muốn hỏi từ lúc anh vào ICU cho đến lúc tỉnh lại, anh có nhận biết mọi thứ xung quanh không hay mọi thứ rất mơ màng?

    Tiến Trần: Rất là mơ màng.

    Ngọc Lan: Từ ngày 21 đến ngày 26 Tháng Ba, anh thấy t́nh trạng của anh như thế nào?

    Tiến Trần: Chỉ tưởng ḿnh bị cảm thôi. Nhưng hơi thở của ḿnh mỗi ngày mỗi giảm, nhưng ḿnh cũng không biết, chỉ ráng hít vô thở ra b́nh thường, nhưng đối với bác sĩ th́ họ biết ḿnh khó thở.

    Ngọc Lan: Anh có thấy triệu chứng ǵ khác nữa không ngoài chuyện khó thở?

    Tiến Trần: Ăn không được, không thấy ngon, uống nước b́nh thường, nhức đầu, không ho, không đau cổ. Trong người b́nh thường, có thể đi đứng lấy đồ ăn, nhưng chỉ đi một chút là phải trở lại giường v́ không đứng lâu được.

    Ngọc Lan: Trong những ngày đó anh không đi làm?

    Tiến Trần: Chỉ ở nhà, không đi làm nổi.

    Ngọc Lan: Khi người nhà yêu cầu anh phải vào bệnh viện th́ t́nh trạng anh khi đó tệ đến mức nào?

    Tiến Trần: Là sự sống c̣n (survival) chỉ c̣n khoảng 40-50% thôi, rất yếu ớt. Tôi chỉ có thể đi từ pḥng ra đến xe cứu thương, nhưng sau đó là sức lực bắt đầu yếu đi.

    Ngọc Lan: Trong suốt thời gian anh mơ mơ màng màng mà người ta cho anh thở máy, anh có cảm giác được là anh mệt mỏi, đau đớn hay là có ǵ khác không?


    Ông Tiến Trần sau khi được điều trị khỏi COVID-19 Photo: RFA
    Tiến Trần: Không. Không có biết cái ǵ hết. Hoàn toàn là ảo tưởng. Có những cơn mê mê ḿnh thấy rất lạ lùng, chưa bao giờ thấy trong đời. Khoảng một ngày trước khi tôi tỉnh dậy th́ tôi bắt đầu nghe người ta nói cần phải tắm táp cho tôi v́ tôi đi tiêu ngay trên giường luôn. Họ cho tắm nhưng mà bằng cách lấy giấy chùi chứ không phải tắm b́nh thường. Ngày hôm sau khi tôi có thể hoàn toàn tự thở lại được th́ cô y tá trông nom tôi mới gọi điện thoại cho các con tôi báo là tôi đă tỉnh dậy và có thể rút ống thở ra.

    Ngọc Lan: Chuyện anh hồi phục như vậy sau một thời gian dài phải thở máy, theo những bác sĩ, y tá, có phải là trường hợp đặc biệt không?

    Tiến Trần: Có. Họ nói tôi là người rất mạnh mẽ để chống lại với con siêu vi khuẩn này. Khi bác sĩ nói họ cho ḿnh thở bao nhiêu phần trăm mà nếu ḿnh không thở nổi là họ cho ḿnh chết luôn bằng cách rút ống thở ra. Tôi chống lại bằng cách thở được 45% hay là bao nhiêu đó để có thể thở lại b́nh thường. Quan trọng nhất là phổi ḿnh phải thở lại b́nh thường, c̣n nếu không th́ không cách chi mà ḿnh sống được.

    Ngọc Lan: Anh bắt đầu hồi phục như thế nào?

    Tiến Trần: Khi tỉnh dậy thấy người ḿnh mệt mỏi, giở tay lên không nổi, ăn cơm cũng không được. Bữa đầu tiên họ cho ăn, tôi không thể cầm nổi cái muỗng nhựa để múc một miếng cơm hay một miếng khoai tây nghiền hay là một miếng ǵ để bỏ vô miệng. Ḿnh cũng không biết miệng ḿnh nằm ở đâu nữa. Phải lấy tay rờ cái miệng, kiếm coi cái miệng ở đâu rồi mới nhét cơm vô được. Rồi những người y tá vô bắt buộc ḿnh phải ăn, họ đút cho ḿnh ăn, rồi từ từ ḿnh có sức khỏe lại. Nhưng chân cẳng không làm được ǵ hết. Ḿnh nằm trên giường không cách chi nhúc nhích được cái chân, cái tay, chỉ có cái đầu tỉnh táo, muốn làm việc nhưng tay chân ḿnh không có nghe lời.

    Ngọc Lan: Từ lúc anh bắt đầu tỉnh lại, người ta lấy máy thở ra th́ mỗi ngày anh mỗi cảm thấy sức khỏe đỡ hơn đỡ hơn không?

    Tiến Trần: Đỡ là nhờ ăn uống. Ai tỉnh dậy phải cố gắng ăn, ăn càng nhiều càng tốt. Tuy đồ ăn trong nhà thương không có ngon. Khi tôi tỉnh dậy, món đầu tiên tôi muốn ăn là ăn In&Out ngay tức khắc. Nhưng mà phải tiếp tục ăn những món trong nhà thương. Hai ba bữa đầu tôi chỉ ăn được hai, ba muỗng là đổ hết. Nhưng mà khi ḿnh bắt đầu khá hơn th́ mới ăn được, cố gắng ăn càng nhiều càng tốt. Chỉ có ăn mới cho ḿnh năng lượng để đi đứng, tập đi lại, hoặc có sức khỏe để mà ngồi dậy trên giường thôi, hoặc có một tí năng lực để lôi cái thân thể nặng nề của ḿnh trên giường. Cho nên điều quan trọng là phải cố gắng ăn khi tỉnh lại.

    Ngọc Lan: Bác sĩ có dặn ḍ khi trở về nhà, anh phải giữ ǵn sức khỏe như thế nào không?

    Tiến Trần: Trong thời gian tôi ở lại đó một vài ngày trước khi về, th́ có chuyên viên trị liệu đến giúp ḿnh tập đi, quan trọng nhất là tập đi lại. Tôi cũng tập đi trong pḥng, tôi cũng dùng cái walker để tập đi. Trong thời gian này khó ngủ lắm. Có thể tùy người. Nhưng cái thuốc trong người ḿnh làm cho ḿnh khó ngủ. Hơn nữa trong nhà thương cứ hai tiếng đồng hồ họ thức ḿnh dậy để chích thuốc hay cho uống thuốc, lấy máu đi thử, nhiều chuyện lắm. Khi đi đứng được rồi, bác sĩ nh́n thấy t́nh trạng ḿnh tốt th́ cho đi về.

    Ngọc Lan: Anh đang là một người khỏe mạnh, rồi bị nhiễm bệnh, phải vào bệnh viện rồi mơ màng phải thở máy trong hơn chục ngày, rồi đến lúc anh tập đi lại th́ lúc đó anh cảm thấy con người anh như thế nào?

    Tiến Trần: Rất là sung sướng, rất hạnh phúc. Trên pḥng tôi nh́n ra băi đậu xe, tôi thấy cuộc sống của ḿnh cần phải tiếp tục, ḿnh cần phải ra nắng, phải hưởng gió, nghe chim kêu. Tôi nghĩ ḿnh phải tiếp tục, chứ không cách chi nằm đây hoài được. Với lại phần tôi thấy các y tá đi đứng lại b́nh thường th́ tôi lại nghĩ ḿnh phải tiếp tục cuộc sống này chứ không thể ngưng được.

    Ngọc Lan: Đang là một người khỏe mạnh, giờ phải tập đi lại th́ những bước chân đầu tiên anh tập đi lại có ǵ lạ lùng không?


    Ông Tiến Trần Photo: RFA
    Tiến Trần: Có chứ. Giống như những phi hành gia trên cung trăng, từ ngoài bầu khí quyển trở về trái đất, họ cũng phải tập đi như tôi thôi. Lần đầu tiên khi tôi cố gắng ngồi dậy, chỉ ngồi trên giường thôi để ăn mà đầu tôi nặng trĩu đến mức ḿnh tưởng không thể giữ nổi nữa. Rốt cuộc phải nằm xuống, nghĩ chắc ḿnh chưa sẵn sàng. Lại phải tiếp tục ăn uống. Một hai ngày sau tôi mới có thể ngồi dậy, đặt hai chân lên mặt đất, rồi thở từ từ ít nhất 30 giây hoặc 1 phút. Lúc đó tôi mới cố gắng đứng dậy. Đứng dậy được rồi th́ đầu vẫn c̣n làm ḿnh chóng mặt lắm, thấy ḿnh như không c̣n thuộc về quả đất này nữa.

    Sau đó từ từ tôi tập đi, tập lấy đồ. Trước đó chỉ cần với qua cái bàn để lấy nước uống, mà thấy cái ly ở đó nhưng không thể nào cầm được cái ly mút nhẹ có tí nước trong đó mà đưa lên uống được. Sức khỏe ḿnh không c̣n ǵ nữa.

    Ngọc Lan: Đến hôm nay anh đă thấy sức khỏe anh mỗi ngày mỗi đỡ đỡ hơn không?

    Tiến Trần: Mỗi ngày mỗi đỡ hơn. Đi đứng th́ đă có thể tự đi một ḿnh không cần walker, nhưng mà ngày đầu tiên khi trở về nhà, chỉ cần đi rửa mặt thôi th́ cũng phải rờ bám vô tường để mà đi, ăn uống th́ tôi nói mấy đứa con tiếp tục mua đồ ăn giống như trong nhà thương, nhuyễn hay lỏng để ăn uống cho dễ tiêu.

    Ngọc Lan: Bác sĩ có dặn bây giờ ăn vẫn phải cách ly mọi người không?

    Tiến Trần: Bác sĩ bảo vẫn phải tiếp tục cách ly, v́ ḿnh chưa có kiểm tra lại, bên CDC phải xét nghiệm lại coi ḿnh có hoàn toàn âm tính không. Tôi cũng phải tự cách ly, không có đi ra ngoài đường.

    Ngọc Lan: Trong thời gian anh bệnh, giờ trở về nhà, th́ những người sống cùng nhà với anh th́ sao?

    Tiến Trần: Có một bà sống cùng nhà với tôi th́ tôi giữ khoảng cách với bà ấy thôi. Tôi là người phải đeo khẩu trang để nếu có ho th́ không có phun cái ǵ ra.

    Ngọc Lan: Bà sống cùng nhà với anh có sợ không? Bà ấy có được xét nghiệm luôn không?

    Tiến Trần: Bà mấy muốn xét nghiệm nhưng chưa được xét nghiệm. Nhưng bà ấy không có sợ đâu. Bà vẫn b́nh thường khỏe mạnh.

    Ngọc Lan: Người ta có nói anh phải cách ly trong thời gian bao lâu không và đến khi xét nghiệm trở lại th́ họ đến xét nghiệm tại nhà hay anh phải đến bệnh viện?

    Tiến Trần: Theo đúng như nhà thương nói th́ bên bộ y tế sẽ gửi người đến test cho tôi nhưng đến giờ tôi chưa thấy ǵ hết. Tôi có gọi lại th́ họ nói là bên nhà thương cần phải chỉ dẫn tôi đi đâu hay là trở lại nhà thương để xét nghiệm th́ tôi cần phải liên lạc với nhà thương xem vấn đề chắc chắn như thế nào.

    Ngọc Lan: Sau khi trải qua căn bệnh đang làm cả thế giới phải điêu đứng như thế này, đến bây giờ anh nh́n lại anh cảm thấy điều ǵ có ư nghĩa trong cuộc đời của anh?

    Tiến Trần: Tới giờ, có được cơ hội thứ hai để sống lại, tôi thấy yêu cuộc đời này hơn nhiều, tôi đi ra ngoài tắm nắng, tôi thấy những ǵ trải qua là ác mộng. Tôi tin là ḿnh sẽ có một cuộc sống mới, nhưng tôi nh́n đường đi phía trước ḿnh cũng phải lo lắng vấn đề thu nhập, phải sống như thế nào và phải làm những công việc ǵ cho những năm sắp tới.

  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    “Giờ phút ra đi” – Nước Mỹ “rơi lệ”


  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Orange County có thêm 105 ca lây nhiễm COVID-19, nâng tổng số 2,074
    Apr 26, 2020 cập nhật lần cuối Apr 26, 2020

    Cư dân Orange County ùa ra băi biển Huntington Beach giữa lệnh cách ly c̣n hiệu lực. (H́nh: APU GOMES/AFP/Getty Images)
    SANTA ANA, California (NV) – Sở Y Tế Orange County báo cáo có thêm 105 ca lây nhiễm mới và 1 ca tử vong mới trong ngày Chủ Nhật 26, Tháng Tư.

    Nhật báo OC Register cho biết Orange County có tổng số tử vong là 39 và 2,074 ca lây nhiễm.

    Như vậy, trong hai ngày liên tục, có trên 100 ca lây nhiễm mới được báo cáo tại Orange County, ngày Thứ Bảy vùa qua, số ca lây nhiễm là 124.


    Cơ quan y tế cũng cho biết có 2,267 người mới được xét nghiệm trong báo cáo ngày hôm nay.

    Hiện tại, Orange County đă thực hiện xét nghiệm trên 25,552 người, tương ứng với tỉ lệ 79.4/10,000 người, so với dân số Orange County là 3.2 triệu.


    Các cơ sở thương mại đóng cửa hàng loạt v́ lệnh cách ly. (H́nh: Victor J. Blue/Getty Images)
    Các nhà lănh đạo Orange County vừa thành lập nhóm đặc nhiệm của riêng quận hạt để bàn cách mở cửa hoạt động thương mại một cách an toàn.

    Nhóm đặc nhiệm này, bao gồm lănh đạo doanh nghiệp và y tế địa phương, do bà Michelle Steel, chủ tịch Hội Đồng Giám Sát, hướng dẫn.

    Giám sát viên Don Wagner, cũng là thành viên nhóm đặc nhiệm cho biết trong buổi họp lần đầu tiên, qua điện thoại, vào Thứ Ba, 21 Tháng Tư, đă đưa ra một số khuyến nghị ban đầu cho Hội Đồng Giám Sát vào tuần tới.

    Ông Wagner tường thuật, đại diện các doanh nghiệp nhận thấy “đă đến lúc nghiên cứu cách nào đó có trách nhiệm về mặt y tế lẫn khoa học,” và muốn có một ngày cụ thể để mở cửa lại mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

    Bà Steel cho biết, trong thời gian qua, bà nói chuyện với rất nhiều chủ doanh nghiệp đă phải sa thải hàng loạt nhân viên, trong số đó, nhiều người hiện nay không đủ tiền mua thức ăn.

    Mục tiêu của quận hạt là thảo luận để đưa ra hướng dẫn nhằm mở cửa lại an toàn, chẳng hạn khi nào th́ nên yêu cầu đeo khẩu trang, bao tay, và nên mở cửa lănh vực nào trước, lănh vực nào sau, theo giải thích của Bà Steel và ông Wagner

    Thành viên của nhóm đặc nhiệm bao gồm chuyên gia trong các ngành như chợ, khách sạn, khu giải trí, nhà thầu xây dựng, và cơ sở y tế.

    Hiện tại, lệnh cách ly của tiểu bang vẫn đang hiệu lực, và các nhà lănh đạo không dự tính làm trái lệnh, trừ khi lệnh này kéo dài quá thời gian mà hầu hết chuyên gia y tế lẫn doanh nghiệp đều đồng ư có thể mở cửa an toàn.

    Giám Sát Viên Wagner cho rằng nên mở cửa lại trong vài tuần nữa, nếu kéo dài đến 1 Tháng Sáu th́ lại quá trễ. (MPL) (kn)

  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Chuyện một người vô gia cư thời dịch bệnh Corona


  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Sức Khỏe Đời Sống

    Orange County bổ nhiệm Bác Sĩ Clayton Châu làm giám đốc Sở Y Tế
    Apr 27, 2020 cập nhật lần cuối Apr 27, 2020

    Bác Sĩ Clayton Châu. (H́nh: Well Being Trust)
    SANTA ANA, California (NV) – Ông Clayton Châu, bác sĩ y khoa, tiến sĩ tâm lư, đảm nhiệm chức vụ giám đốc Sở Y Tế Orange County (HCA), bắt đầu từ ngày 4 Tháng Năm.

    “Chính quyền Orange County và tôi rất hân hoan chào đón Bác Sĩ Châu gia nhập HCA,” ông Frank Kim, tổng quản trị Orange County tuyên bố, theo thông cáo báo chí đề ngày 27 Tháng Tư.

    Tổng Quản Trị Kim lên tiếng khen ngợi: “Bác Sĩ Châu đem đến một kho tàng kinh nghiệm cho HCA, đặc biệt trong lănh vực sức khỏe tâm thần. Tôi mong cùng được làm việc với bác sĩ giải quyết những vấn đề y tế trọng yếu tại Orange County.”

    Bản thông cáo báo chí kể trên cho biết, Bác Sĩ Clayton Châu tốt nghiệp y khoa tại đại học University of Michigan năm 1994 và nhận bằng Tiến Sĩ Tâm Lư tại đại học Chelsea University 2004.

    Bác sĩ Châu từng làm việc tại HCA, chuyên khoa tâm lư, trong thời gian từ năm 1999 đến 2012.

    Gần đây nhất ông đảm đương chức vụ Chief Clinical and Strategy Officer tại tổ chức bất vụ lợi Mind OC, hậu thuẫn chương tŕnh Be Well OC.

    Ông từng giữ chức giám đốc Senior Medical Director cho L.A. Care Health Plan, tổ chức y tế bất vụ lớn nhất quốc gia, chuyên trách nhiều lănh vực như bệnh tâm thần, chăm sóc bệnh nhân, thẩm định điều trị, và pḥng ngừa dịch bệnh.

    Trong vai tṛ trên, Bác Sĩ Châu làm việc với Los Angeles County trên nhiều lănh vực liên quan đến phát triển chính sách và chương tŕnh y tế.

    Cựu Bộ Trưởng Y Tế Tom Price bổ nhiệm Bác Sĩ Châu vào “Ủy Ban Liên Ngành Bệnh Tâm Thần Nghiêm Trọng”.

    Ngoài ra, Bác Sĩ Châu c̣n giữ vai tṛ giáo sư thỉnh giảng ở đại học UCLA và UCI.

    Tuy với kinh nghiệm và thành tích đáng nể, việc bổ nhiệm Bác Sĩ Châu vào chức Giám Đốc Sở Y Tế Orange County không đơn giản.

    Tờ Voice of OC nhắc lại việc ông Clayton Châu từng bị phạt tiền do không khai báo thù lao khi làm diễn giả cho một công ty dược phẩm lớn, AstraZeneca, trong lúc đang là bác sĩ tâm thần hàng đầu của Orange County.

    Trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2012, ông làm việc cho HCA, sau đó, chuyển sang làm việc cho tổ hợp y tế CalOptima, cho đến Tháng Chín, 2013.

    Ông rời CalOptima sau khi tờ Voice of OC đăng một bài báo tiết lộ ông nhận $150,000 thù lao làm diễn giả cho một công ty dược phẩm nhưng không báo cáo.

    Công ty AstraZeneca, bên trả tiền cho ông Châu, sản xuất loại thuốc trị tâm thần bán chạy nhất.

    Thuốc này nằm trong danh mục thuốc của HCA mà các bác sĩ có thể kê toa cho bệnh nhân.

    Việc nhận tiền làm diễn giả cho công ty dược phẩm là hợp pháp nhưng đây là một việc làm gây tranh căi.

    Trong hồ sơ liên quan sự việc, Ủy Ban Hành Động Công Bằng Chính Trị (Fair Political Practices Commission-FPPC) ghi nhận: “Mặc dù, không xác định có xảy ra mâu thuẫn quyền lợi, nguồn thu nhập từ một thực thể đang có quan hệ thương mại với cơ quan chính quyền mà đương sự đang làm việc dễ dẫn đến vấn đề mâu thuẫn quyền lợi, và việc không khai báo số thu nhập, chí ít biểu hiện sự không thích hợp.”

    Theo hồ sơ, Bác Sĩ Châu chỉ bị FPPC phạt $2,000, dưới mức phạt tối đa là $5,000, v́ chưa từng vi phạm luật Political Reform Act.

    Ông Châu bằng ḷng nộp khoản tiền phạt trên, theo hồ sơ ghi nhận.

    Tổng Quản Trị Frank Kim, người ủng hộ việc bổ nhiệm, cho biết ông đă thảo luận vấn đề liên quan tới FPPC lúc trước với Bác Sĩ Châu và khẳng định chỉ có được một đầu lương khi đảm nhiệm chức vụ ở cơ quan HCA.

    “Chúng tôi đă nhắc lại chuyện này và Bác Sĩ Châu thừa nhận sự việc,” ông Kim tường thuật.

    Đối với vị tổng quản trị Kim vấn đề cũ này không phải là một lư do để ngăn cản việc bổ nhiệm vị bác sĩ này: “Bác Sĩ Châu đă cam kết với tôi chuyện này sẽ không xảy ra.”

    Giới chức Orange County xác nhận có cân nhắc sự việc trên trước khi bổ nhiệm Bác Sĩ Châu đảm nhiệm vị trí giám đốc HCA.

    Tuy nhiên, sự bổ nhiệm tiếp tục được tiến hành v́ năng lực chuyên môn của vị bác sĩ. (MPL) (kn)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •