Page 24 of 55 FirstFirst ... 1420212223242526272834 ... LastLast
Results 231 to 240 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #231
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: Dịch bệnh tiếp tục lan mạnh tại Ư và Đức


    Thành phố Milano, Ư, được canh pḥng nghiêm ngặt. Ảnh chụp ngày 09/03/2020

    Theo số liệu công bố hôm 08/03/2020, số ca nhiễm mới tại Ư đã lại tăng vọt với tỷ lệ 25% trong 24 tiếng đồng hồ. Tổng cộng có 7 375 trường hợp lây nhiễm được xác nhận. Số ca tử vong cũng tăng mạnh với tỷ lệ 57%, mức tăng nhanh nhất từ khi phát hiện dịch bệnh ngày 21/02.


    Virus corona tiếp tục lan mạnh tại Ý trong bối cảnh một phần tư dân chúng Ý đã bị cô lập, với 15 vùng ở miền bắc bị cách ly hầu ngăn chặn đà lây lan của virus corona. Trong sắc lệnh kư tối 07/03/2020 thủ tướng Giusepe Conte yêu cầu dân chúng không ra vào vùng Lombardia, nơi có đến 10 triệu dân và thủ phủ Milano, lá phổi kinh tế tài chính của Ư. Đấy cũng là yêu cầu đối với 14 tỉnh ở 4 vùng khác, nơi có các thành phố nổi tiếng như Venizia, Parma, Modena…

    Lệnh cách ly đã từng được áp dụng ở miền bắc Ý, nhưng cho đến giờ th́ chỉ có vài “vùng đỏ” ở miền bắc bị cô lập.

    T́nh h́nh dịch bệnh có những diễn biến khó lường cũng bắt đầu làm xáo trộn các hoạt động tôn giáo tại thủ đô Roma và ở ṭa thánh VaticanLinh mục Phạm Hoàng Dũng tại Roma cho biết cụ thể ra sao:

    « Dịch bệnh hiện tiến triển phức tạp. Hôm qua, toàn bộ vùng Lombardia bị cách ly, sau đó Hội đồng Giám mục Ư đă ra quyết định ngưng các việc cử hành phụng vụ mang tính tập thể bao gồm cả thánh lễ, các nghi thức an táng, trước đây được làm cho nhà thờ, giờ th́ cử hành đơn giản ở ngoài nghĩa trang thôi.

    Tất nhiên, ở Roma, nhà thờ không phải trong vùng dịch th́ vẫn mở cửa cho mọi người đến cầu nguyện, c̣n thánh lễ và những hoạt động tụ tập đông người đều bị hạn chế và ngưng.

    C̣n về phía Vatican, đức giáo hoàng ngày hôm qua tỏ ḷng hiệp thông với nước Ư nên người đă không có gặp gỡ trực tiếp với người dân đi hành hương. Để tránh việc tụ tập nhiều người trên quảng trường thánh Phê-rô th́ người đă đọc kinh truyền tin vào lúc 12 giờ trưa ngày Chủ Nhật, hay là cuộc gặp gỡ chung vào các sáng thứ Tư hàn tuần ở trên quảng trường cũng được sẽ truyền trực tiếp trên Internet từ thư viện riêng của Ngài.

    Tất cả những biện pháp này sẽ có hiệu lực cho đến hết ngày 03/4/2020. Chưa biết là những ngày tới sẽ như thế nào v́ t́nh h́nh diễn biến phức tạp và có thay đổi theo từng ngày. »

    Đức : hơn 900 ca lây nhiễm

    Còn tại Đức, tính đến hôm qua 08/03/2020, đã có 902 ca lây nhiễm, với một ổ dịch lớn gồm 392 trường hợp chỉ riêng trong một thị xã ở miền tây. Ngoài ra còn có một công dân Đức, 60 tuổi, đă bị chết vì Covid-19 tại Ai Cập.

    Bộ trưởng Y Tế Đức Jens Spahn, kêu gọi các ban tổ chức hủy bỏ tất cả các sự kiện lớn tập hợp đông đảo quần chúng, đồng thời kêu dân chúng nên ở nhà.

    Nghị Viện Châu Âu dời khóa họp từ Strasbourg sang Bruxelles

    Trong t́nh h́nh miền đông nước Pháp đang có hai ổ dịch Covid-19 quan trọng, ở vùng Haut-Rhin và Bas Rhin, Nghị Viện Châu Âu đã quyết định dời khóa họp dự kiến mở ra tuần này ở trụ sở Strasbourg, gần ổ dịch, sang trụ sở Bruxelles ở Bỉ. Quyết định đă được chủ tịch Nghị Viện Châu Âu đưa ra hôm thứ Sáu, 06/03/2020.

    Theo thông tín viên RFI tại Strasbourg, Angélique Férat, quyết định trên đă làm một số nghị sĩ bất b́nh :

    Bất chấp dịch bệnh hoành hành, một số nghị sĩ đă lên tiếng, nhân danh việc bảo vệ Strasbourg như trụ sở của Nghị Viện Châu Âu chống lại đối thủ cạnh tranh là Bruxelles.

    Bà Anne Sander, nghị sĩ của đảng cánh hữu Pháp Những Người Cộng Ḥa, đă gởi đi một tin nhắn Twitter đầy giận dữ : “Sao lại chuyển sang Bruxelles để họp, chỉ cần hủy khóa họp là đủ”. Một số nghị sĩ Pháp khác th́ có lời lẽ nặng nề hơn, đả kích một quyết định “lố bịch”, “quá đáng”, xem đó là một món quà cho những đối thủ của Strasbourg.

    Tuy nhiên, những cuộc cãi vã chính trị nói trên không thể che khuất thực tế là vùng Alsace đang là một ổ dịch virus corona tại Pháp. Thành phố Strasbourg và miền bắc Alsace mới chỉ có 49 ca nhiễm, nhưng con số gia tăng mỗi ngày. Trận bóng đá Racing-PSG ngày thứ Bảy 07/03 vừa qua đă bị dời lại, một liên hoan ca nhạc đă bị hủy bỏ, ứng cử viên vào hội đồng thành phố đă cũng đă bỏ những buổi mít tinh cuối cùng dự kiến trong tuần này nhân danh nguyên tắc cẩn trọng.

    Tại Strasbourg, người ta đang lo ngại dịch bệnh bùng lên như ở miền nam Alsace, nơi mà thành phố Mulhouse và vùng lân cận bị nhiễm nghiêm trọng với 162 ca. Một cuộc họp tập hợp đến 2000 tín đồ Tin Lành thuộc Giáo Hội Truyền Bá Phúc Âm đă khiến việc lây nhiễm trở nên nghiêm trọng. Tất cả các trường học trong tỉnh Haut-Rhin này sẽ đóng cửa trong hai tuần kể từ hôm nay, thứ Hai.

  2. #232
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: 33 tiểu bang tại Mỹ bị lây nhiễm


    Du thuyền Grand Princess trên đường cập bến Oakland, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 08/03/2020. Reuters

    Tại Mỹ, dịch virus corona xuất hiện tại 33 tiểu bang, với hơn 520 bệnh nhân. 8 tiểu bang ban hành t́nh trạng khẩn cấp. Ngày 09/03/2020, du thuyền Grand Princess có người nhiễm virus cập bến tại Oakland, ở phía bắc California.


    Thông tín viên RFI tại New York, Loubna Anaki, cho biết thêm chi tiết :

    Sau 5 ngày lênh đênh ngoài khơi San Francisco mà chuyến du ngoạn trên nguyên tắc đă kết thúc, du thuyền Grand Princess đang tiến về Oakland. Trong số 3.500 người trên tàu, có 19 thành viên thủy thủ đoàn và 2 hành khách dương tính với virus corona.

    Theo lời thống đốc bang Califorrnia, khi họ đến nơi, những hành khách cư ngụ tại California sẽ bị cách ly ở một căn cứ quân sự trong hai tuần lễ. Những người còn lại sẽ được gởi đến những trung tâm khác. Thủy thủ đoàn sẽ bị cách ly trên tàu.

    Trước sự lây lan của virus, 8 tiểu bang Hoa Kỳ được đặt t́nh trạng khẩn cấp trong hai tháng. Trong lúc một số người chỉ trích cách đối phó nạn dịch của Washington, một chuyên gia y tế trong êkíp mà Nhà Trắng thiết lập đảm bảo là chính quyền Trump sẵn sàng đưa ra tất cả các biện pháp cần thiết, kể cả thành lập những vùng cách ly.

    Ông giải thích: Chúng tôi không muốn gây hoang mang cho dân chúng, nhưng với t́nh h́nh trước mắt, th́ không loại trừ bất kỳ khả năng nào. Cho nên phải sẵn sàng. Tôi không nghĩ là sẽ nghiêm ngặt như ở Ư mà không cho ai ra cũng như vào, nhưng phải có biện pháp để giới hạn những tác động trong xă hội.

    Bộ Ngoại Giao Mỹ đã kêu gọi người dân, đặc biệt những người có nguy cơ dễ nhiễm bệnh, không nên đi lại và nhất là đi du lịch.

    Tại Trung Đông, Ả Rập Xê Út cô lập vùng Qatif đông dân cư thuộc hệ phái Shiai

    Trước đà lây lan của virus corona, Ả Rập Xê Út hôm 08/03/2020, thông báo tạm thời cô lập vùng Qatif ở phía đông, đă có 11 ca lây nhiễm được ghi nhận. Những người bị nhiễm là từ Iran trở về.

    Iran hiện vẫn là trong những nước hàng đầu bị dịch Covid-19 ngoài Trung Quốc. Cư dân Qatif phần đông là người Hồi Giáo hệ phái Shia, cũng như Iran, nên người dân hai bên qua lại thường xuyên.

    Đây là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út đưa ra biện pháp cấm ra vào như vậy trong khi tại khu vực từ Bahrein cho đến Koweit đă có hàng trăm ca nhiễm.

    Trong những ngày qua, Ẩ Rập Xê Út đă đưa ra một số biện pháp ngăn chặn việc lây lan, như đ́nh chỉ việc hành hương ở các thánh địa Mecca và Medina, trên bờ phía tây.

  3. #233
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19: Du thuyền, hang ổ của virus corona?


    Du thuyền Diamond Princess tại Yokohama- Nhật Bản. Ảnh ngày 16/02/2020. REUTERS

    Vào lúc Covid-19 đang hoành hành, du thuyền dường như đang trở thành cơn ác mộng đối với các giới chức y tế. Diamond Princess, Westerdam rồi Grand Princess hay Costa Fortuna, không cảng nào muốn đón nhận.



    Sau nhiều ngày lênh đênh ngoài khơi thành phố San Francisco, tàu Grand Princess mới được phép cập bến cảng Oalkand. Trên tàu có 21 ca trong số hơn 3.500 hành khánh dương tính với virus corona. Trên nguyên tắc, đến sáng 09/03/2020 các bệnh nhân "cần được chăm sóc" mới được đưa lên bờ, số c̣n lại sẽ phải ở nguyên trên thuyền để tự cách ly.

    Tại Châu Á, tháng trước, du thuyền Diamond Princess đă bị cách ly trong nhiều tuần lễ ở cảng Yokohama và mọi người c̣n nhớ là 700 ca bệnh đă được phát hiện trong số hơn 4.000 hành khách và thủy thủ đoàn cùng nhân viên phục vụ. Chính chiếc tàu này là ổ dịch lớn nhất trên xứ hoa anh đào

    Lần này, Costa Fortuna tuy không có bệnh nhân nào trong số trên dưới 2.000 hành khách, trong đó có 64 người Ư, nhưng đă bị cả Thái Lan lẫn Malaysia xua đuổi. Sau bài học từ khi mở cảng Sihanoukville đón tàu Westerdam, không hiểu lần này thủ tướng Cam Bốt, Hun Sen có đủ can đảm cho phép chiếc Costa Fortuna cập bến xứ Chùa Tháp hay không ?

    Tại xứ Kim Tự Tháp, chính quyền Ai Cập vừa cho phép du thuyền A Sara cập bến Louxor ở miền nam. Trên thuyền có 45 ca nhiễm virus corona, trong số này có 33 du khách và 12 nhân viên phục vụ trên tàu. Những người này được đưa vào bệnh viện điều trị.

    Du thuyền dường như là địa điểm lư tưởng để virus corona hoành hành. Rất có thể với dịch viêm phổi cấp tính lần này, những ai mơ ước đi du ngoạn dài ngày trên thuyền sẽ cân nhắc kỹ trước khi mua vé !

  4. #234
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Nhân viên ngoại giao quốc tế bay khỏi Bắc Hàn giữa dịch COVID-19
    Mar 8, 2020

    Nhân viên y tế Bắc Hàn kiểm tra thân nhiệt một hành khách ngoại quốc tại Phi Trường Quốc Tế B́nh Nhưỡng. (H́nh: AP Photo/Cha Song Ho)
    SEOUL, South Korea — Một chuyến bay đặc biệt từ Bắc Hàn chở hơn mười nhân viên ngoại giao người ngoại quốc đáp xuống Vladivostok miền Viễn Đông nước Nga.

    Cho đến nay, Bắc Hàn chưa hề công khai xác nhận bất cứ con số tổn thất nào liên quan đến dịch COVID-19. Nhưng truyền thông nhà nước Bắc Hàn có đề cập đến hàng ngàn người đang bị cách ly với lệnh nghiêm ngặt pḥng ngừa dịch lây lan.

    Phỏng chừng dưới 20 hành khách xuất hiện tại Phi Trường Quốc Tế B́nh Nhưỡng vào sáng Thứ Hai, 9 Tháng Ba, hầu hết đều đeo khẩu trang và có trẻ em đi kèm. Họ được các viên chức y tế Bắc Hàn trong những bộ quần áo bảo vệ y tế kiểm tra thân nhiệt.


    Chưa rơ có chính xác con số hành khách bay đến Vladivostak trong chuyến bay đặc biệt này.


    Hành khách tại quầy vé cho chuyến bay đi Vladivostok ngày Thứ Hai, 9 Tháng Hai. (H́nh: AP Photo/Jon Chol Jin)
    Bắc Hàn đă hủy bỏ lệnh cách ly một tháng đối với các nhà ngoại giao làm việc tại thủ đô B́nh Nhưỡng vào ngày 2 Tháng Ba vừa qua, và cho phép họ ra khỏi Bắc Hàn nếu cần.

    Trang mạng của Phi Trường Quốc Tế Vladivostok cho thấy chuyến bay số 271 của hăng hàng không Air Koyro đáp xuống lúc 10:49 sáng, giờ địa phương.

    Trên tài khoản Twiiter của ông Colin Crooks, đại sứ Anh tại B́nh Nhưỡng, có ḍng tin nhắn: “Thật buồn khi chia tay các đồng nghiệp tại ṭa Đại Sứ Đức và Văn Pḥng Đại Diện Pháp tại Bắc Hàn tạm đóng cửa.” Ông Crook cho biết lúc này ṭa Đại Sứ Anh vẫn tiếp tục mở cửa.

    Bộ Ngoại Giao Pháp xác nhận Văn Pḥng Hợp Tác Nước Pháp tại B́nh Nhưỡng tạm thời đóng cửa.

    Dù không hề cho biết con số liên quan đến bịnh dịch, nhưng truyền thông Bắc Hàn từng lên tiếng kêu gọi dân chúng chống dịch và gọi đây là chuyện “sinh tử quốc gia”. Bắc Hàn cấm khách du lịch ngoại quốc và đóng đường biên giới với Trung Quốc, gia tăng kiểm soát t́nh trạng sức khỏe ở các cửa nhập cảnh. Bắc Hàn lập những đội kiểm soát cơ động theo dơi sức khỏe dân chúng nhằm cách ly kịp thời những người biểu hiện triệu bệnh dịch.

    Chuyên gia y tế nhận định Bắc Hàn có nguy cơ rủi ro rất cao v́ t́nh trạng thiếu thốn thuốc men và dụng cụ y tế lạc hậu.

    Truyền thông nhà nước Bắc Hàn nói có khoảng 7,000 dân bị cách ly. (MPL)

  5. #235
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Giải mă Hồ sơ COVID -19 - P.1: Thật điên rồ? - Tinh Hoa TV


  6. #236
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    ''Bí mật quân sự'': Một nguyên nhân dẫn đến đại dịch cúm Tây Ban Nha


    Trạm quân y số 45 tại Aix-Les-Bains, Pháp. Binh sĩ Mỹ đến từ căn cứ American Expeditionary Force là nạn nhân của dịch cúm năm 1918. Wikimedia Commons
    Trọng Thành
    Đại dịch cúm Tây Ban Nha, giết chết hàng chục triệu người, một trong những thảm họa lớn nhất với nhân loại trong thế kỉ XX, được nhắc đến nhiều trong những ngày dịch bệnh Covid-19 từ Trung Quốc lan rộng ra thế giới, tháng 2/2020 này. Một số chuyên gia dịch tễ học ước tính, nếu không có biện pháp phù hợp, khoảng một nửa dân số thế giới sẽ mắc Covid-19. Nhân loại hiện nay có thể rút được những bài học ǵ đại dịch cúm Tây Ban Nha năm xưa ?

    QUẢNG CÁO

    V́ sao đại dịch mang tên ''cúm Tây Ban Nha'' ?

    Khác với dịch bệnh Covid-19 (do virus SARS-2-CoV-2) gây ra, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đại dịch mang tên ''cúm Tây Ban Nha'' hoàn toàn không chỉ xuất phát từ Tây Ban Nha. Mùa xuân năm 1918, báo chí Pháp đồng loạt đưa tin vua Tây Ban Nha liệt giường, có thể là nạn nhân của trận dịch cúm đang hoành hành tại Tây Ban Nha. Báo Le Matin, ngày 30/05/1918, đưa ra con số 120 ngh́n người bệnh, riêng chỉ tại Madrid. Báo Gaulois, cùng thời điểm này, cho biết truyền thông Madrid đă mô tả chi tiết về trận dịch ''đang phát triển với tốc độ kinh hoàng''. Chính trong bối cảnh này mà dịch cúm xuất hiện đầu năm 1918 được mọi người nói đến một cách tự nhiên là cúm Tây Ban Nha.

    Cũng vào khoảng giai đoạn này, dịch bệnh bắt đầu hoành hành tại Pháp. Đă có những ca bệnh đầu tiên được phát hiện vào tháng 4/1918, đặc biệt trong quân đội, thế nhưng báo chí đă không được phép nói bất cứ điều ǵ. Trong một lần trả lời phỏng vấn đài France 24, nhân dịp 100 năm đại dịch cúm Tây Ban Nha, nhà sử học Anne Rasmussen, giáo sư Đại học Strasbourg, giải thích: ''Vào thời điểm đó, nước Pháp đang trong t́nh trạng chiến tranh. Thông tin bị kiểm duyệt tại tất cả các quốc gia tham chiến''. Tây Ban Nha là quốc gia trung lập, v́ vậy truyền thông không bị kiểm duyệt. Nhà sử học nhấn mạnh là, trong bối cảnh này, ''thoạt tiên người ta tin rằng dịch cúm chỉ có tại Tây Ban Nha, chứ không phải ở những nơi khác''.

    Virus đột biến

    Về chủ đề này, nhà sử học, kinh tế gia Pierre-Cyrille Hautcoeur, giám đốc nghiên cứu tại EHESS (Trường cao học về các khoa học xă hội), Paris, có bài viết đáng chú ư trên Le Monde, ngày 04/03/2020, mang tựa đề ''Dịch cúm Tây Ban Nha, một bí mật được che giấu quá kỹ''. Trước hết, theo nhà sử học, việc dựng lại chính xác cội nguồn của dịch là một điều không dễ dàng, bởi v́ nếu như gần đây, các nhà khoa học đă t́m thấy virus–thủ phạm trong một số thi thể nạn nhân, được bảo tồn dưới tầng băng giá ở vùng cực Bắc, th́ việc chỉ ra ''thời điểm chính xác virus đột biến'', để trở thành tác nhân gây dịch, vẫn c̣n là vấn đề đề ngỏ.

    Tuy nhiên, có một điểm rơ ràng, mà các nhà nghiên cứu đạt được đồng thuận, đó là quy mô bệnh dịch kinh hoàng này đă bị che giấu trong những tháng cuối cùng của cuộc Đại chiến Thế giới thứ nhất. Sau này, chúng ta biết, số lượng người chết do virus lên đến khoảng 50 triệu (một số người đưa ra con số 100 triệu) trong thời gian 1918-1919 (tức tương đương từ 2,5 đến 5% dân số thế giới vào thời điểm đó).

    Những nghiên cứu để phục dựng lại những biến chuyển của virus cúm ''Tây Ban Nha'' mới chỉ được giới chuyên môn đầu tư nhiều từ khoảng vài chục năm trở lại đây. Các nhà khoa học ghi nhận virus gây cúm Tây Ban Nha – vốn phố biến ở nhiều vùng trên thế giới - đă có một đột biến quan trọng, được ghi nhận tại Hoa Kỳ, vào khoảng tháng 4/1918, và trở nên nguy hiểm hơn gấp bội (theo cuốn ''Cúm Tây Ban Nha : Giải thích về một đại dịch'' của Eric Leroy, viện sĩ Viện Hàn Lâm Y Học Pháp). Xuất phát từ Boston vào khoảng tháng 9/1918, tràn ra thế giới, theo chân nhiều đơn vị quân đội Mỹ.

    Gần một nửa thủy quân lục chiến Mỹ mắc cúm

    Theo các nhà khoa học, dịch bắt đầu bùng lên từ một căn cứ quân sự Mỹ của lực lượng viễn chinh. Những trường hợp mắc cúm lạ, lần đầu tiên được ghi nhận là vào tháng 3/1918. Nhưng đợt thứ hai nguy hiểm, lan rộng và gây chết người nhiều hơn là vào tháng 8/1918. Vào thời điểm đó, mọi nỗ lực giành để cho chiến tranh. Bất chấp các dấu hiệu của dịch bệnh lớn, tại Mỹ, người ta vẫn tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo người tham gia, để quyên góp tiền cho cuộc chiến bảo vệ các đồng minh châu Âu, và hoàn toàn sao lăng các đ̣i hỏi an toàn vệ sinh dịch tễ. Khoảng 40% lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đă bị mắc ''cúm Tây Ban Nha'', khoảng 4000 quân nhân thiệt mạng do cúm trên đường vượt Đại Tây Dương, theo sử gia Alfred Crosby (America’s Forgotten Pandemic : The Influenza of 1918, Nxb Cambridge, 2003, dẫn theo bài "La grippe espagnole : le tueur invisible de 1918", của Marine Dumeurger, trên Geo.fr). Điều kiện khắc nghiệt tại chiến trường cũng khiến dịch bệnh dễ dàng cướp đi nhiều mạng sống.

    Dịch bệnh diễn ra theo hai đợt : đợt thứ nhất kéo dài đến hết năm 1918, và đợt thứ hai ngắn hơn, diễn ra vào mùa hè năm 1919. Tỉ lệ tỉ vong rất cao, thường vượt quá 20% dân số của các cộng đồng bị dịch, thậm chí lên đến 80%. Dịch bệnh cũng đặc biệt không tha lứa tuổi 25 – 35, vốn được coi là có sức đề kháng cao hơn. Theo nhà sử học Pierre-Cyrille Hautcoeur, nếu như thông tin về tỉ lệ chết cao khác thường này được công chúng rộng răi biết đến, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến các chiến dịch quân cuối cùng trong thời gian Đại chiến. Nhà sử học nêu ra con số, chỉ trong hai tháng cuối của cuộc chiến, đă có khoảng 400 000 thường dân Pháp và 100 000 binh sĩ quân đội phe Đồng Minh thiệt mạng do dịch.

    Từ châu Âu bệnh tràn ra thế giới

    Việc che giấu thông tin cũng được coi là nguồn gốc khiến dịch bệnh lan từ châu Âu ra những nơi khác trên thế giới. Tại Ấn Độ và Trung Quốc, người ta ước tính có khoảng 6 triệu người chết, và không có con số thống kê về các nạn nhân tại châu Phi, mà ta biết rằng, tỉ lệ tử vong sẽ càng cao ở các cộng đồng dân cư nghèo khó (nhà sử học Alfred Crosby đưa ra con số 18,5 triệu người chết riêng tại Ấn Độ).

    Việc không có thông tin về dịch bệnh cũng cản trở việc phổ biến những hiểu biết quan trọng, như các kinh nghiệm trị liệu. Phải cho đến những năm 1930, giới khoa học mới phân lập được virus. Vào thời điểm này, nhiều người cho dịch là do một vi trùng, được nhà bác học Đức Pfeiffer t́m ra vào năm 1892. Không có hiểu biết rơ ràng về nguồn gốc bệnh, vào thời điểm đó, các bác sĩ đă phải sử dụng đủ mọi biện pháp mà họ có trong tầm tay.

    Từ ''tắm lạnh'' (để tiêu viêm), dùng thuốc nhuận tràng, cho đến sử dụng các dược phẩm như aspirine, kư ninh, iodine…, hay dùng các loại vắc xin hiệu quả trong các bệnh dịch khác. Đối với các biện pháp y tế công, để chống lại kẻ thù vô h́nh này, người ta cũng sử dụng đủ loại biện pháp : Từ hun khói, tẩy trùng, đóng cửa các địa điểm công cộng, phát xà pḥng, thu dọn rác thải… Tất cả các biện pháp được huy động vốn cũng là những biện pháp đă được dùng để pḥng chống đa số các bệnh dịch khác. Quân đội, vốn thường tự hào đă chế ngự được đủ loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như thương hàn, kiết lỵ, sốt phát ban…, hy vọng với các biện pháp truyền thống, cộng với nước sạch, thực phẩm sạch, chăn màn sạch, là có thể ngăn chặn được dịch bệnh. Tuy nhiên, như chúng ta đă thấy tổn thất do dịch bệnh gây ra là rất lớn, chưa kể, do thông tin không được minh bạch, mà bệnh dịch lan rộng ra những nơi khác của thế giới.

    Sửa sai đầu tiên: Lập Cơ Quan Y Tế Hội Quốc Liên

    Sau chiến tranh, giới chính trị quốc tế - nh́n chung hiểu được rằng thảm họa đă xảy ra, nhưng không công khai nói đến quy mô của thảm họa – đă t́m cách lập ra Cơ Quan Y Tế của Hội Quốc Liên, tiền thân của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) (lập ra năm 1921), với chức năng chính là kiểm soát dịch bệnh, thông tin về dịch bệnh, điều phối sự hợp tác quốc tế, là điều hoàn toàn thiếu vắng trước đó.

    Về mặt các điều kiện xă hội, tŕnh độ phát triển kinh tế, về hệ thống y tế, giữa đại dịch cúm Tây Ban Nha đầu thế kỷ XX và dịch Covid-19 hiện nay rơ ràng có rất nhiều điểm khác xa nhau, thậm chí khác nhau một trời một vực. Các xă hội đương đại, đặc biệt là các quốc gia phát triển, có nhiều tiềm năng để đối phó hơn hẳn. Tuy nhiên, bài học căn bản mà đại dịch cúm Tây Ban Nha để lại, đó là việc theo dơi sát dịch bệnh, minh bạch thông tin, phối hợp tổ chức các biện pháp can thiệp là các điều thiết yếu, để ngăn chặn ngay từ đầu, hoặc hạn chế tác hại của dịch bệnh. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những cộng đồng người nghèo, là nạn nhân đầu tiên của các dịch bệnh.

  7. #237
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hàn Quốc áp dụng quy định phân phối khẩu trang (VOA)


  8. #238
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Thêm 3 ca tử vong nâng tổng số 22 tại Washington
    Mar 9, 2020

    Chở bệnh nhân tại nhà dưỡng lăo Life Care vào bệnh viện. (H́nh: Karen Ducey/Getty Images)
    SEATTLE, Washington (NV)- Sở Y Tế King County thông cáo có thêm 3 ca tử vong vào chiều Thứ Hai, 9 Tháng Ba, nâng tổng số người chết lên 22 tại tiểu bang Washington.

    Trang tin đài radio KOMO News phát sóng vùng Seattle, cho biết 3 ca tử vong này đều là nữ bệnh nhân tại khu dưỡng lăo Life Care, thành phố Kirkland. Hai người chết tại bệnh viện Evergreen Health, Kirkland và người c̣n lại qua đời tại Harborview Medical Center, Seattle.

    Trong tổng số 22 ca tử vong tại tiểu bang Washington, tính vào thời điểm chiều Thứ Hai, 9 Tháng Ba, có 20 người từ King County.


    Bệnh viện Evergreen Health Medical Center cho biết vào lúc 11 giờ trưa nay, điều trị tổng cộng 60 bệnh nhân COVID-19. Trong đó có 18 người lành bệnh đủ sức xuất viện và 17 ca tử vong.


    Xe cứu thương thuộc đội cứu hỏa thành phố Kirkland đâu tại nhà dưỡng lăo Life Care.(H́nh: Karen Ducey/Getty Images)
    Một lính cứu hỏa xét nghiệm dương tính với COVID-19

    Viên chức thành phố Kirkland cho hay: một lính cửu hỏa của thành phố xét nghiệm dương tính với COVID-19 sau khi đến khu nhà dưỡng lăo Life Care. Giới chức y tế đang t́m hiểu để xác định liệu người này bị lây từ nhà dưỡng lăo hay cộng đồng.

    Tám lính cứu hỏa khác có biểu hiện cảm cúm nhưng xét nghiệm âm tính, tuy nhiên, vẫn thi hành cách ly 14 ngày. 22 lính cứu hỏa và ba cảnh sát viên đang ở giữa giai đoạn cách ly 14 ngày, không có ai trong biểu hiện triệu chứng bệnh. Sáu lính cứu hỏa khác nữa được về nhà sau khi hoàn tất giai đoạn cách ly.

    Cập nhật t́nh h́nh COVID-19 tại Hoa Kỳ lúc 7:30 tối Thứ Hai, 9 Tháng Ba (giờ Miền Đông):

    Tổng số người nhiễm bệnh là 624, với 83 ca mới.

    Tổng số ca tử vong là 26, với 4 ca mới.

    Trong 4 ca mới tử vong, một phụ nữ độ tuổi 60 tại Mountain View, Santa Clara County, 3 phụ nữ cao niên, từ nhà dưỡng lăo Life Care, Kirkland, Washington (Theo chuyên trang thông tin cập nhật worldometer.info/coronavirus). (MPL)

  9. #239
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Toàn bộ nước Ư bị hạn chế đi lại để ngăn chặn COVID-19 lây lan
    Mar 9, 2020

    Thủ Tướng Ư Giuseppe Conte. (H́nh: Chris J Ratcliffe-WPA Pool/Getty Images)
    MILAN, Ư (AP) — Thủ Tướng Giuseppe Conte của Ư vừa công bố lệnh hạn chế đi lại toàn quốc trong nỗ lực ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.

    Lệnh hạn chế đi lại được ban hành vào chiều Thứ Hai, 9 Tháng Hai, giờ địa phương, đ̣i hỏi tất cả dân chúng Ư khi đi ra ngoài khu vực cư trú phải chứng minh là đi làm, lư do y tế hay những lư do hợp lư khác nhưng hạn chế.

    Lệnh hạn chế đi lại này bắt đầu áp dụng vào sáng Thứ Ba, 10 Tháng Ba, và kéo dài đến ngày 3 Tháng Tư, giống như miền Bắc Ư.

    Khi ban hành lệnh cô lập miền Bắc Ư với số dân khoảng 16 triệu người, tức là 25% dân số, ông Conte khẳng định với các phóng viên rằng: “Không có vùng cấm. Sẽ chỉ có nước Ư.”

    Phát biểu của ông Conter hàm ư rằng sự cô lập này bảo vệ sự tồn vong của đất nước.


    Đường phố Milan vắng lặng dưới lệnh phong tỏa. (H́nh: Vittorio Zunino Celotto/Getty Images)
    Cũng trong cuộc họp báo, Thủ Tướng Conte nhắc giới trỉ phải chấm dứt các sinh hoạt thường nhật là tụ tập ăn tối, uống rượu giải trí, để ngăn ngừa dịch bệnh.

    Miền Bắc Ư đă được lệnh đóng các quán rượu, c̣n nhà hàng và cà phê đóng vào buổi chiều. Bây giờ, lệnh này áp dụng trên toàn lănh thổ.

    Nước Ư đang giữa cơn bùng phát nạn dịch COVID-19 với 463 ca tử vong, 1,797 ca nhiễm bệnh mới, nâng tổng số người bệnh lên 9,172 người (Theo trang worldometers.info/virus/ lúc 5:30 ET). (MPL)

  10. #240
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    CHẤN ĐỘNG HOA KỲ: Thế giới TÉ NGỬA khi biết sự thật này từ Tâm Dịch TRUNG QUỐC qua WHO


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •