Page 25 of 55 FirstFirst ... 1521222324252627282935 ... LastLast
Results 241 to 250 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #241
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona : Liên Hiệp Quốc sắp đóng cửa trụ sở ở New YorkTổng thống Mỹ có nguy cơ bị lây nhiễm ?



    Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, Hoa Kỳ, không cho khách bên ngoài vào, kể từ 10/03/2020 ESKINDER DEBEBE / UNITED NATIONS / AFP

    Tại New York, Liên Hiệp Quốc từ tối nay 10/03/2020 sẽ đóng cửa đối với khách từ bên ngoài và chuẩn bị làm việc từ xa. Quyết định này đă được thỏa thuận trong nội bộ và loan báo vào sáng nay, một tuần sau khi Palais des Nations, trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève đă đóng cửa do nạn dịch virus corona.



    Từ New York, thông tín viên Carie Nooten cho biết thêm chi tiết :

    « Các nhà ngoại giao được thông báo vào buổi sáng, là kể từ tối nay, khách bên ngoài sẽ không được vào ṭa nhà trụ sở Liên Hiệp Quốc, nhằm cố gắng ngăn chận sự lây lan virus corona, và bang New York cũng đă tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp.

    Vài tiếng đồng hồ trước khi họp lại sáng nay, 193 nước thành viên đă nhận được email cho biết Liên Hiệp Quốc bước vào giai đoạn 1, tức là giai đoạn chuẩn bị của kế hoạch khẩn cấp. Kế hoạch này được định ra sau trận băo Sandy năm 2012, dự kiến các hoạt động của từng đơn vị để các nhân viên Liên Hiệp Quốc có thể làm việc từ xa.

    Từ hôm qua, hoạt động tẩy trùng các khu nhà Liên Hiệp Quốc đă tăng lên gấp đôi, và những nhân viên từ những vùng có nguy cơ trở về được yêu cầu tự cách ly.

    Hôm nay các viên chức được đề nghị mỗi tuần làm việc tại nhà ba ngày, và hai ngày c̣n lại tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Mười lăm thành viên Hội Đồng Bảo An thậm chí tối qua c̣n thử nghiệm cách làm việc từ xa, như vậy họ có thể tổ chức họp và bỏ phiếu từ nơi khác trong trường hợp bất khả kháng. Trong suốt 75 năm hiện diện, Hội Đồng Bảo An chưa bao giờ bị trắc trở khiến không thể họp được ».

    Tổng thống Mỹ có nguy cơ bị lây nhiễm ?

    Mối đe dọa từ virus corona chủng mới đang tiến gần lại Nhà Trắng và Donald Trump : ông đă tiếp cận năm thành viên Quốc Hội có nguy cơ nhiễm và hiện nay các dân biểu, nghị sĩ này đang tự nguyện cách ly. Tuy nhiên tổng thống Mỹ vẫn chưa hề xét nghiệm.

    Ông Trump loan báo sẽ có những biện pháp quy mô để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ trước tác động của dịch bệnh virus corona. Tổng thống Trump mời các ngân hàng lớn của Mỹ họp tại Nhà Trắng ngày mai. Thị trường chứng khoán Wall Street hôm qua bị lao dốc nặng nề nhất kể từ 11 năm qua, tuy nhiên bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin khẳng định nền kinh tế Mỹ vẫn vững vàng nhất thế giới.

  2. #242
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Dịch virus corona lùi bước ở Hàn Quốc nhưng khiến cả trăm người chết ở Bắc Triều Tiên?
    Nhật Bản chuẩn bị ban bố t́nh trạng khẩn cấp


    Hàn Quốc : Cẩn trọng tại thành phố Daegu, bức tượng cũng đeo khẩu trang ! Ảnh ngày 10/03/2020. REUTERS/Kim Kyung-Hoon

    Tại Hàn Quốc, cuộc chiến chống dịch virus corona (Covid-19) có dấu hiệu đạt kết quả tích cực, với số ca nhiễm mới đang liên tục giảm. Trong khi đó, theo các nguồn tin không chính thức, virus corona đang hoành hành dữ dội ở Bắc Triều Tiên.


    Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Pḥng Ngừa Dịch Bệnh Hàn Quốc vào sáng nay 10/03/2020, trong ṿng 24 tiếng đồng hồ qua, nước này ghi nhận thêm 131 ca nhiễm virus mới, nâng tổng số bị nhiễm lên thành 7.513 người. Số ca tử vong tăng thêm 3 trường hợp, nâng số người chết lên thành 54 người.

    Các số liệu trên đây đă được tiếp nhận một cách lạc quan, v́ đây là lần đầu tiên từ hai tuần lễ nay mà mức tăng ca nhiễm ở dưới 200 ca mỗi ngày. Đà tăng chậm lại khẳng định thêm xu thế ghi nhận từ nhiều ngày nay, theo đó số ca nhiễm hàng ngày ở Hàn Quốc có dấu hiệu giảm dần.

    Trong lúc t́nh h́nh dịch bệnh tại Hàn Quốc diễn biến tích cực, th́ có tin là t́nh trạng ở Bắc Triều Tiên rất tệ hại.

    Trang mạng Business Insider, ấn bản Pháp vào hôm qua, 09/03 đă trích dẫn mạng thông tin Daily NK tại Hàn Quốc tiết lộ rằng đă có gần 200 binh sĩ Bắc Triều Tiên bị thiệt mạng v́ virus corona, trong lúc hàng ngàn người khác đang bị cách ly.

    Theo Daily NK, trong hai tháng Giêng và Hai vừa qua, dịch Covid-19 tại Bắc Triều Tiên đă khiến cho 180 binh sĩ bị thiệt mạng. Để ngăn dịch lây lan, chính quyền B́nh Nhưỡng cũng đă gởi thêm 3.700 người vào trại cách ly.

    Thông tin này phù hợp với nguồn tin được hăng thông tấn Hàn Quốc Yonhap tiết lộ, theo đó Bắc Triều Tiên đă cách ly gần 10.000 người v́ lo ngại virus corona lây lan, nhưng sau đó đă thả gần 4.000 người không có triệu chứng.

    Trước các thông tin kể trên, chế độ B́nh Nhưỡng vẫn giữ vững quan điểm, không cung cấp thông tin về t́nh h́nh dịch bệnh tại Bắc Triều Tiên, đồng thời tiếp tục khẳng định rằng đất nước này vẫn trong t́nh trạng miễn nhiễm.

    Theo tạp chí Mỹ Newsweek, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động cầm quyền tại Bắc Triều Tiên ngày hôm qua, 09/03 vẫn khẳng định rằng “căn bệnh truyền nhiễm (tức là dịch Covid-19) chưa tràn vào đất nước ta”.

    Nhật Bản chuẩn bị ban bố t́nh trạng khẩn cấp

    Chính phủ Nhật Bản đă quyết định thông qua dự thảo về khả năng thủ tướng sẽ ra “Tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp”, chỉ đạo và yêu cầu việc hạn chế ra ngoài, đóng cửa trường học, công sở… tạm thời trong t́nh h́nh dịch Covid-19 đang lây lan tại nước này.

    Quyết định được đưa ra trong cuộc họp nội các Nhật Bản vào hôm nay 10/3, sẽ được tŕnh Hạ Viện vào ngày mai, và nếu được thông qua, th́ sẽ được ban hành ngày 14/3 để thực hiện.

    Cũng trong cuộc họp nội các, chính phủ Nhật đă quyết định cấm tăng giá bán khẩu trang tại các cửa hàng hay trên mạng. Người vi phạm có thể bị phạt tù dưới 1 năm, hoặc bị phạt tiền từ 1 triệu yen.

    Tính đến trưa nay 10/3, Nhật Bản đă ghi nhận 1.231 người nhiễm virus corona trên toàn quốc. Số ca tử vong là 14 người.

    Mông Cổ có ca nhiễm đầu tiên

    Cũng trong vùng Bắc Á, nước Mông Cổ vào hôm nay, 10/03 đă ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên. Chính quyền nước này đă lập tức ban hành lệnh cấm bất cứ ai ra hay vào các thành phố trong ṿng 6 ngày.

    Theo hăng tin Pháp AFP, điều oái oăm là ca nhiễm đầu tiên tại Mông Cổ lại là một người Pháp, nhân viên chi nhánh tập đoàn năng lượng hạt nhân Pháp Orano. Người này đă bay từ Mátxcơva (Nga) sang Mông Cổ ngày 02/03, và đă tiếp xúc với nhiều người trước khi có triệu chứng bệnh Covid-19 năm ngày sau đó.

  3. #243
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona : Thế giới lo ngại tái diễn khủng hoảng tài chính 2008


    Một nhân viên trên sàn chứng khoán New York (NYSE), Hoa Kỳ, ngày 27/02/2020 REUTERS/Brendan McDermid/File Photo

    Từ đầu năm đến nay, chỉ số các thị trường chứng khoán lớn ở châu Âu đă sụt khoảng 20% do tác động kép của dịch Covid-19 và t́nh trạng giá dầu tuột dốc.



    Dịch viêm phổi do virus corona hiện đang làm tê liệt một phần của nền kinh tế thế giới, trong đó có Trung Quốc, quốc gia chiếm 20% GDP toàn cầu, có nước Ư, một thành viên của nhóm G7, nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Ấy là chưa kể nước Pháp, cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 6 thế giới, cũng có thể sẽ bị giống như Ư.

    Do mối lo ngại dịch bệnh này sẽ gây tác hại lâu dài lên nền kinh tế thế giới, mà ngày 09/03/2020 đă trở thành ngày thứ Hai đen đối với các thị trường chứng khoán trên toàn cầu.

    Chỉ số thị trường Franforct đă sụt giảm đến 7,94%, mức sụt giảm mạnh nhất kể từ đợt tấn công khủng bố 11/09/2001 tại Hoa Kỳ. Thị trường Luân Đôn cũng bị mất 7,69%, c̣n Paris mất đến 8,39%, nặng nhất kể từ năm 2008, tức là năm xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Trước t́nh h́nh này, theo hăng tin AFP, hôm nay, các lănh đạo châu Âu sẽ họp với nhau từ xa để phối hợp hành động đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngân hàng Trung ương châu Âu vào thứ Năm tới sẽ đề ra các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế của nước khu vực đồng euro.

    Theo lời nhà phân tích người Nhật Kiyoshi Ishigane được hăng tin Bloomberg trích dẫn, các thị trường tài chính trông chờ rất nhiều vào các biện pháp của châu Âu huy động ngân sách để kích thích tiêu dùng và hỗ trợ kinh tế.

    Mối lo ngại tái diễn khủng hoảng tài chính nay đă lan ra toàn cầu, chứ không phải riêng châu Âu, bằng chứng là hôm qua, chỉ số của thị trường chứng khoán New York đă sụt 8% vào đầu buổi chiều, theo chân các thị trường châu Á và vùng Vịnh. Cho nên hôm qua, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF đă kêu gọi phải có một đối sách phối hợp ở cấp độ thế giới để ngăn chận khủng hoảng tài chính 2008 tái diễn.

    Nhưng dịch Covid-19 không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo, mà bên cạnh đó c̣n có t́nh trạng giá dầu tuộc dốc trong những ngày qua. Hôm qua, giá dầu ở Luân Đôn cũng như ở New York đă sụt đến 25%, mức sụt giảm nặng nhất kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991

    B́nh thường trong t́nh h́nh như vậy th́ các nước xuất khẩu dầu hỏa sẽ t́m cách giảm bớt sản lượng để nâng giá dầu lên trở lại. Thế nhưng, trong cuộc hôm thứ sáu tuần trước với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu hỏa OPEC, nước Nga, quốc gia sản xuất dầu đứng hàng thứ hai thế giới hiện nay, đă không chấp nhận đề nghị của Ả Rập Xê Út cắt giảm sản lượng 1,5 triệu thùng mỗi ngày. Bất đồng này đă khiến giá dầu sụt 10% ngay ngày hôm đó.

    Theo nhà phân tích Jeffrey Halley, được hăng tin AFP trích dẫn, Ả Rập Xê Út dường như muốn trừng phạt nước Nga cho nên đă quyết định « phá giá » dầu. C̣n nước Nga, tự tin v́ đang có nguồn dự trữ tài chính dồi dào, kiên quyết không chịu thua Ả Rập Xê Út, tuyên bố sẵn sàng để cho giá dầu tiếp tục tuột dốc.

    Nhà phân tích Josh Mahony cho rằng thị trường dầu hỏa sẽ tiếp tục ở mức thấp trong những tháng tới, nhất là v́, do tác động của dịch Covid-19 lên tăng tưởng kinh tế thế giới, nhu cầu về dầu hỏa trên toàn cầu sẽ bớt đi. Hôm qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo năm nay nhu cầu dầu hỏa của thế giới sẽ sụt giảm lần đầu tiên từ năm 2009, cụ thể là mỗi ngày sẽ giảm 90 ngàn thùng so với năm 2019. Tổ chức này không loại trừ kịch bản xấu nhất, đó là nhu cầu dầu hỏa sụt đến 730 ngàn thùng/ngày, nếu các vùng bị dịch mất nhiều thời gian hơn để phục hồi và dịch bệnh lan rộng hơn nữa trên thế giới.

  4. #244
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona - Dầu mỏ : Thế giới trước nguy cơ suy thoái hơn cả 2008


    Quảng trường San Marco, Venezia, Ư, không một bóng người v́ lệnh cách ly do virus corona của chính phủ Ư, ngày 10/03/2020. REUTERS/Manuel Silvestri

    Viễn cảnh suy thoái không có ǵ là xa vời. Virus corona và giá dầu giảm mạnh, giảm 30%, là hai nguyên nhân chính. Tất cả các nhật báo Pháp (10/03/2020) đều đề cập đến hai chủ đề này.



    Trang nhất của nhật báo Le Monde là hàng tựa : « Virus corona gây cú sốc thế giới ». Cụ thể, Pháp phải đưa ra những biện pháp chưa từng có để ngăn đà lây nhiễm, như cấm tập trung trên 1.000 người, nới lỏng quy định việc khám bệnh từ xa, nhân viên y tế có thể làm thêm giờ…

    Nhật báo kinh tế Les Echos dành 10 trang để nói về nguy cơ suy thoái. Virus corona đă khiến sản xuất đ́nh trệ, đặc biệt tại Trung Quốc, công xưởng của thế giới, hoạt động du lịch giảm dẫn đến thiệt hại trong tất cả các ngành liên quan, đặc biệt là hàng không.

    Đối với Pháp, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire cảnh báo về « tác động « nghiêm trọng » của virus corona đối với tăng trưởng ». Thay v́ kỳ vọng tăng trưởng đạt 0,3% cho ba tháng đầu năm, Ngân hàng Trung ương Pháp điều chỉnh c̣n 0,1% và như vậy, tăng trưởng cả năm chỉ có thể đạt khoảng 0,7%, thay mức 1,3% được đề ra. Trong đợt khủng hoảng này, những doanh nghiệp nợ nhiều nhất có nguy cơ bị tác động mạnh nhất.

    Trong khi đó, t́nh h́nh tại Ư được cho là nghiêm trọng hơn cả giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008. Biện pháp cách ly toàn dân của thủ tướng Giuseppe Conte bị chủ tịch các vùng phản đối. Trả lời Les Echos, chủ tịch các doanh nghiệp Ư ở vùng Lombardia, không ủng hộ biện pháp cách ly triệt để này v́ « không thể ngăn được đà lây lan của virus corona bằng cách đóng cửa các nhà máy ». Theo ông, giải pháp trên tác động nặng nề đến hoạt động sản xuất, làm mất uy tín của các doanh nghiệp Ư với các đối tác quốc tế.

    Liên Hiệp Châu Âu không có giải pháp đồng bộ ?

    Xă luận của Le Figaro cho rằng phải « ngừng cỗ máy dữ dội này lại ». Ngoài t́nh trạng khẩn cấp dịch tễ, chính phủ Pháp phải ưu tiên tránh để các công ty phá sản. Châu Âu và Ngân hàng Trung ương châu Âu phải chứng tỏ quyết tâm thúc đẩy phục hồi và trấn an người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, Libération lại nhận định : « Dịch Covid-19 : Các nước trong Liên Hiệp Châu Âu mạnh ai nấy làm pḥng dịch ». Kể từ khi virus corona xuất hiện tại châu Âu, Liên Hiệp Châu Âu vẫn chỉ khoanh tay nh́n. Lư do, y tế chỉ là một « kỹ năng hỗ trợ » của các nước thành viên. Liên Hiệp Châu Âu sẽ không thể hành động nếu các thành viên không yêu cầu hỗ trợ. Ngay cả khi xảy ra dịch xuyên biên giới, Bruxelles cũng không thể tự đưa ra quyết định bảo vệ.

    Toàn khối thiếu sự phối hợp đồng bộ, hiện mỗi nước tự xoay sở trong khả năng riêng. Trong khi đó, theo Libération, chi phí cho việc thiếu quản lư đồng bộ sẽ c̣n cao hơn. Trước t́nh trạng Ư cô lập toàn dân, lănh đạo 27 nước sẽ họp qua phương tiện nghe nh́n vào ngày 10/03 để t́m giải pháp « chấm dứt t́nh trạng hỗn loạn này nhanh nhất có thể ». Theo phủ tổng thống Pháp, Liên Hiệp Châu Âu muốn « gửi đi thông điệp chính trị rằng châu Âu quyết tâm đoàn kết hành động ».

    Ả Rập Xê Út đổ thêm dầu vào lửa

    Ngoài virus corona, trên trang nhất, Le Figaro nhận định dầu lửa cũng khiến các thị trường sụp đổ. Trong khi thế giới bắt đầu cảm cúm, Ả Rập Xê Út đổ thêm dầu vào lửa khi tuyên bố sản xuất dầu không giới hạn, phá giá khiến vàng đen mất giá 30%. Thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt đỏ trong ngày thứ Hai 09/03 đen tối, mất từ 7,8 đến 11%.

    Chưa bao giờ, kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, hành tinh lại mong manh đến như vậy, theo nhận định trong bài xă luận của Le Figaro. Tác giả bài viết chỉ trích thái độ vô trách nhiệm khi mở cuộc chiến vàng đen vào thời điểm này v́ chỉ khiến các nhà đầu tư thêm lo lắng, tạo thêm một cuộc khủng hoảng mới trong khi khủng hoảng dịch tễ Covid-19 vẫn chưa được giải quyết.

    T́nh h́nh bi đát của thị trường chứng khoán được nhật báo Libération mô phỏng trên trang nhất với h́nh ảnh một người đeo khẩu trang đi qua bảng chỉ số chứng khoán toàn một mầu đỏ đậm, như muốn cảnh báo « Virus xâm nhập thị trường chứng khoán ».

    Trong bài « Virus corona : báo động đỏ và thứ Hai đen », Libération phân tích nguyên nhân khiến Ả Rập Xê Út thả nổi giá vàng đen. Trong cuộc họp của khối OPEP +, Riyad đề xuất giảm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày để ngăn việc giá dầu rớt thê thảm : 14 nước thành viên OPEP đồng ư gánh một triệu thùng, trong khi đó Nga, Kazakhstan, Azerbaidjan và 7 nước ngoài OPEP sẽ giảm phần c̣n lại là 500.000 thùng. Nga không chấp nhận và cuộc chiến giá cả bắt đầu. Hoàng thái tử Mohammed ben Salmane quyết định hạ giá chưa từng có kể từ 20 năm qua.

    Cuộc chiến vàng đen : Nga bắn một mũi tên nhắm hai đích ?

    Vẫn theo Libération, nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng « khi tấn công Ả Rập Xê Út, Nga chủ yếu nhắm đến Mỹ. Putin ngày càng khó chịu về liên minh Washington và Riyad. Hơn nữa, một nhánh của tập đoàn dầu lửa Nga Rosneft, đóng tại Geneve, bị Mỹ trừng phạt từ ngày 18/02. Bộ Ngân Khố Mỹ cáo buộc chi nhánh này đă bán dầu cho công ty Nhà nước Venezuela PDVSA, cũng bị Washington trừng phạt ».

    Nước bị ảnh hưởng đầu tiên là Ả Rập Xê Út. Theo phân tích của ông Philippe Chalmin, giáo sư kinh tế tại đại học Paris-Dauphine, « đúng là giá sản xuất mỗi thùng dầu chỉ là 7 đô la. Nhưng để cân đối chi phí ngân sách (của Ả Rập Xê Út), hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu dầu, th́ mỗi thùng dầu phải được bán với giá khoảng 80 đô la ».

    Nước thứ hai bị Nga nhắm đến là Mỹ. Giá dầu giảm, ngành khai thác khí đá phiến của Mỹ cũng sẽ bị tác động nặng nề, do chi phí khai thác cao hơn và nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đă đầu tư rất nhiều và gánh nợ cũng nhiều. « Nếu dầu ở dưới ngưỡng 40 đô la/thùng, các công ty Mỹ không c̣n lời nữa ». Các thị trường chứng khoán sẽ h́nh dung ra kịch bản tồi tệ nhất, và như vậy sẽ bán cổ phiếu của các công ty đó, với nguy cơ khiến nền kinh tế thế giới xấu thêm, theo nhận dịnh của ông Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu tại Natixis.

    Trung Quốc tung chiến dịch «khẩu trang »xóa thương tích Vũ Hán

    « Bị » Hàn Quốc, Ư, Pháp, Đức, Iran soán ngôi số ca nhiễm mới mỗi ngày, Trung Quốc đang t́m cách đánh bóng lại h́nh ảnh thông qua việc cung cấp thiết bị y tế cho khắp thế giới, đặc biệt là khẩu trang, trước tiên là để cảm ơn bạn hữu, tiếp theo là để bắt đầu chiến dịch « ngoại giao khẩu trang ». Nhật báo Le Monde t́m hiểu : « Trung Quốc biến khẩu trang thành vũ khí địa-chính trị như thế nào ? »

    Trung Quốc khẳng định khả năng hồi phục nhanh chóng khi tăng gấp 5 lần sản lượng khẩu trang sản xuất hàng ngày so với đầu tháng Hai, với khoảng 110 triệu khẩu trang các loại được sản xuất mỗi ngày, trong đó có 1,66 triệu khẩu trang N95.

    Khoảng 250.000 khẩu trang được Bắc Kinh gửi sang Teheran v́ vào đầu tháng 02/2020, Iran, hiện là vùng dịch lớn thứ 3 thế giới, đă vét gần hết kho để gửi sang Trung Quốc một triệu khẩu trang. Tương tự, Nhật Bản và Hàn Quốc từng cung cấp vài triệu khẩu trang cho Trung Quốc, vừa nhận lại được hàng trăm triệu. Trung Quốc đang từng bước cải thiện ngoại giao với cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Điều này giải thích tại sao Hàn Quốc không cách ly hết những người đến từ Trung Quốc.

    Hai quốc gia Đông Á này đă không quay ngoắt với Trung Quốc như Mỹ từng làm ngay từ đầu mùa dịch và khẩu trang trở thành vấn đề gây căng thẳng giữa hai nước khi Peter Navarro, cố vấn thương mại của tổng thống Donal Trump, dọa chuyển hết hoạt động sản xuất về Mỹ v́ theo ông, Bắc Kinh quốc hữu hóa các nhà máy sản xuất khẩu trang của Mỹ tại Trung Quốc, hạn chế xuất sang Mỹ khẩu trang N95.

    Nhà nghiên cứu khoa học chính trị độc lập Chen Daoyin nhận định với Le Monde : « Qua việc tặng khẩu trang cho nước ngoài, Trung Quốc muốn chứng tỏ công xưởng của thế giới luôn có khả năng sản xuất rất lớn », vẫn là một đầu tầu của thế giới. Ngoài ra, Bắc Kinh t́m cách biến cuộc đấu tranh chống dịch Covid-19 thành « số mệnh chung của nhân loại » và trấn an tâm lư lo ngại « bỏ hết trứng vào một giỏ khi sản xuất tất tại Trung Quốc ».

    Vẫn bệnh thành tích

    Trong khi Bắc Kinh nỗ lực cải thiện h́nh ảnh trên trường quốc tế, người dân Vũ Hán lại phẫn nộ phản đối chính quyền địa phương « nói dối » về việc tổ chức phân phối lương thực thực phẩm, không hoàn hảo như những ǵ được quay trong video để chiếu cho phó thủ tướng Trung Quốc.

    Thêm một lần nữa, chính quyền Vũ Hán lại vẫn lo bệnh thành tích, sợ bị khiển trách. « Một nhóm của chính phủ trung ương đă ra lệnh chính quyền địa phương điều tra và giải quyết ngay vấn đề », theo Hoàn Cầu Thời Báo. Trong khi đó, trả lời Le Monde, một thanh niên Trung Quốc sống tại Pháp, tỏ ra thông cảm cho chính quyền Vũ Hán v́ rất khó để đáp ứng được nhu cầu của mấy chục triệu dân, bị cấm ra khỏi nhà từ giữa tháng Hai, trong khi chính quyền địa phương phải tổ chức cung ứng thực phẩm tại nhà.

    Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới

    Với thị phần 7,9% thị trường vũ khí, Pháp trở thành nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ (36%) và Nga (21%), nhưng đứng trước Đức (5,8%) và Trung Quốc (5,5%).

    Nhật báo Le Monde, trích báo cáo của Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế (Sipri), theo đó, khối lượng vũ khí được Pháp bán ra từ 2015 đến 2019 tăng 72% so với giai đoạn 2010-2014. Kỉ lục này có được là nhờ vào các hợp đồng bán chiến đấu cơ Dassault cho Ai Cập, chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, chiến đấu cơ của Naval Group cho Brazil, cũng như các hợp đồng đóng tầu ngầm cho Ấn Độ, Ai Cập, Malaysia và tầu chiến cho Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.

    Về các nước nhập khẩu vũ khí, Ả Rập Xê Út đứng đầu, tiếp theo là Ấn Độ, Ai Cập, Úc và Trung Quốc.

    Bầu cử sơ bộ đảng Dân Chủ Mỹ : Joe Biden t́m lại niềm tin

    Chủ đề thời sự quốc tế được tập trung phân tích là cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ Mỹ, với Joe Biden, đối thủ của chính trị gia Bernie Sanders.

    Le Monde nhận định, Joe Biden mở rộng thêm liên minh. Trong cuộc vận động ở Jackson, bang Mississipi, ông thể hiện là người tập hợp v́ theo một người tham gia cuộc mit-tinh, « Bernie nói rằng phải huy động toàn lực để đánh bại Donald Trump ». Trong khi đó, Le Figaro cho biết : « Sáu bang để chia cách tỉ số giữa Joe Biden và Bernie Sanders ». Cuộc bầu cử ngày 10/03 sẽ cho biết mức độ nổi tiếng của hai ứng viên chính của đảng Dân Chủ. C̣n Les Echos nhận định : « Bầu cử Mỹ : Trận đấu về chương tŕnh giữa Sanders và Biden ».

    Di dân : Thổ Nhĩ Kỳ trắc nghiệm sự đoàn kết trong Liên Hiệp Châu Âu

    Trong lĩnh vực xă hội, vấn đề di dân và cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu-Thổ Nhĩ Kỳ ngày 09/03 được các nhật báo chú ư.

    Tổng thống Erdogan kêu gọi Hy Lạp mở cửa biên giới cho di dân sang châu Âu. Bruxelles từ chối nhân nhượng yêu cầu đổi chác của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng « muốn giảm căng thẳng với Erdogan », theo nhận định của Le Figaro. La Croix phân tích một « tổng thống Erdogan, người thích chiến lược bàn tay sắt » khi dọa dồn hết di dân đến biên giới Hy Lạp, đổi lại là yêu cầu Bruxelles ủng hộ tài chính và chính trị trong hồ sơ Syria. C̣n Les Echos cho rằng « Thổ Nhĩ Kỳ đang thử t́nh đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu trong vấn đề di dân ».

    La Croix cũng dành một bài phóng sự để nói về cuộc sống khó khăn của người nhập cư tại « Lesbos (Hy Lạp), ḥn đảo đau thương ».

  5. #245
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Đông Nam Á : Giải mã quy mô “khiêm tốn” của dịch Covid-19


    Ảnh minh họa : Ton Tam Rap Thai, một nhà hàng nổi tiếng đón du khách Trung Quốc tại Bangkok, đóng cửa do thiếu vắng khách v́ dịch Covid-19. Ảnh 06/03/2020. REUTERS/Chalinee Thirasupa

    Điều được ghi nhận đầu tiên về tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Đông Nam Á, là những con số rất khiếm tốn về ca nhiễm, nhìn chung chỉ từ vài người cho đến vài chục người.



    Đây quả là một điều rất khác thường đối với một vùng là láng giềng sát cạnh Trung Quốc, nơi xuất phát của dịch Covid-19 vốn đã lan rộng ra toàn thế giới, với nhiều nơi có số ca nhiễm đã vượt mức 1000. Càng khác thường hơn nữa là một số nước có biên giới chung với Trung Quốc, cho đến cuối tháng Giêng, vẫn tiếp đón những chuyến bay thẳng thường nhật từ tâm dịch là thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc.

    Giới quan sát đã bước đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những con số nhỏ bé đó để cho rằng chính quyền một số nước, vì những động cơ chính trị, đã cố tình giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của tình hình.

    Theo những con số được chính thức thông báo cho đến hết ngày hôm qua, 09/03/2020, Singapore là nước Đông Nam Á ghi nhận số ca bị nhiễm virus corona cao nhất, với 150 trường hợp, theo sau là Malaysia với 99 ca, kế đến là Thái Lan với 50 ca lây nhiễm, Việt Nam 31 ca.

    ADVERTISING


    Và ở tận cuối bảng, người ta ghi nhận 7 trường hợp ở Philippines, 4 trường hợp ở Indonesia, 2 trường hợp ở Cam Bốt. Còn ở Lào, Miến Điện và Brunei, hoàn toàn không có một trường hợp lây nhiễm nào.

    Những lời giải thích “trời ơi” từ một số nước

    Theo Carole Isoux, thông tín viên đài RFI và nhật báo Libération tại Bangkok, không thiếu cách diễn giải của một số chính quyền tại chỗ về tình trạng miễn dịch, hay ít bị lây lan của nước họ.

    Tiêu biểu nhất là lời giải thích của bộ trưởng Y Tế Indonesia. Nhân vật này đã không ngần ngại giải thích công khai rằng: “Chính những lời cầu nguyện đã bảo vệ chúng tôi khỏi virus”.

    Còn tại Thái Lan, lời giải thích không đến nỗi siêu hình, nhưng rất vô tư: Đó là do thói quen sạch sẽ của người Thái, thường tắm nhiều lần trong ngày. Mặt khác, đó cũng là do cách chào của người Thái, chỉ chắp tay vái chứ không bắt tay, hay ôm hôn.

    Tại Việt Nam, cụ thể là ở miền Nam, lập luận cho rằng con virus corona, cũng như một số virus khác, rất sợ trời nóng, vì thế đã tránh Việt Nam!

    Hệ thống y tế yếu kém

    Nhưng đối với giới chuyên môn, những con số lây nhiễm cực thấp tại nhiều nước phản ánh một hệ thống y tế yếu kém.

    Một báo cáo gần đây của một nhóm bác sĩ và nhà toán học thuộc đại học Mỹ Harvard cho rằng căn cứ vào các dữ liệu thống kê về những dịch bệnh khác, đối với các quốc gia Đông Nam Á, nhất là Indonesia, Thái Lan và Cam Bốt, số các ca nhiễm Covid-19 trong thực tế không thể thấp như vậy.

    Marc Lipsitch, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Động Lực Các Loại Bệnh Truyền Nhiễm, đại học Mỹ Harvard khẳng định: “Có nhiều ca nhiễm bị bỏ qua không bị phát hiện trong vùng”.

    Dẫu sao thì tại các nước phát triển, các giới chức y tế đã hiểu rất rõ tình trạng đó. Mặc dù có số liệu chính thức về các ca nhiễm Covid-19 rất thấp, Thái Lan và Cam Bốt chẳng hạn, đều bị đưa vào danh sách các quốc gia nguy hiểm và những người trở về từ hai quốc gia đó đã được khuyến cáo là nên chịu một thời gian cách ly.

    Tại các quốc gia mà phần đông người dân sống mấp mé ngưỡng nghèo khó, do thiếu bảo hiểm y tế, nhiều người không đi khám bệnh khi chỉ có những triệu chứng giống như bệnh cúm. Ngay cả khi có đi khám, thì họ gặp phải tình trạng thiếu phương tiện xét nghiệm, chỉ được dành cho những ca rất nặng hay những người vừa đến từ những nước có nguy cơ cao. Những người bị ho và sốt thì được cho về với thuốc kháng sinh.

    Lãnh đạo y tế thành phố Phuket ở Thái Lan chẳng hạn, mới đây đã công nhận trước các phóng viên là ông không được phép cung cấp cho nhà báo thông tin về chuyển biến của dịch Covid-19!

    Ngân sách y tế hạn hẹp

    Trong khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Singapore được đánh giá cao và được giới chuyên gia khen ngợi về cách xử lý khủng hoảng, các nước ASEAN còn lại chỉ dành ngân sách tối thiểu cho hệ thống y tế của mình.

    Một ví dụ điển hình là Miến Điện, nước chia sẻ đường biên giới dài 1.400 cây số với Trung Quốc, với người và hàng hóa tự do qua lại dọc theo biên giới này. Cho đến ngày 20/02 vừa qua, đất nước này không có thiết bị thử nghiệm của mình mà các mẫu xét nghiệm phải gởi sang Thái Lan phân tích. Hàng năm ngân sách Miến Điện dành cho y tế chỉ là 600 triệu euro. Để so sánh, ngân sách y tế của Pháp lên đến 20 tỷ.

    Ngoài ra còn có vấn đề ưu tiên khiến cho dịch Covid-19 không được coi trọng. Theo Carole Isoux, vào lúc Đông Nam Á đang phải vật lộn với một đợt dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại của khu vực, một số nước còn phải đối phó với bệnh lao đang trỗi dậy trở lại. Vấn đề tử vong trẻ sơ sinh, nạn suy dinh dưỡng vẫn luôn là yếu tố bình thường trong cuộc sống thường ngày ở nhiều vùng. Trong tình hình đó, theo như phân tích của bác sĩ Somnak Kongchathai, ở Surat Thani, miền nam Thái Lan thì “việc hoảng hốt trước virus corona, thẳng thắn mà nói, chỉ là vấn đề của nước giàu mà thôi”.

    Giấu bệnh để thu hút du khách

    Tầm quan trọng của ngành du lịch cũng giải thích phần nào những báo cáo về số liệu ít ỏi người nhiễm virus corona.

    Ngày 02/03, bộ trưởng Y Tế Thái Lan Anutin Charnvirakul đã công bố trên mạng xã hội một tài liệu theo đó những người đến từ Pháp và Đức cam kết sẽ tuân thủ một thời gian tự cách ly trong phòng khách sạn của họ. Trước làn sóng phản ứng, ông đã phải lùi bước ; đất nước Thái Lan không thể làm phật lòng số ít du khách còn lại với những biện pháp cứng rắn hay số liệu quá thật.

    Theo bộ trưởng Du Lịch Thái Lan, du khách Trung Quốc giảm đến 86%, ngành thua thiệt đến 7,5 tỷ euro. Ở những nơi trong vùng Đông Nam Á, các bãi biển hầu như hoang vắng, những địa điểm du lịch như đền Angkor ở Cam Bốt hay vịnh Hạ Long ở Việt Nam cũng trống vắng. Du khách Trung Quốc mang lại ít ra một phần tư thu nhập cho ngành du lịch trong khu vực.

    Không muốn làm Trung Quốc mếch lòng

    Ngoài ra, theo giới quan sát, cũng có tính toán chính trị. Nhiều nước trong vùng không muốn cho thấy là họ quá sốt sắng trong việc thông báo quá sát về số lượng người nhiễm virus để khỏi làm mếch lòng người láng giềng Trung Quốc hùng mạnh mà kinh tế cả vùng đều lệ thuộc vào, nhưng lại là nơi phát tán con virus độc hại.

    Một ví dụ điển hình. Ngay đầu tháng Hai, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã đến Trung Quốc và đã tuyên bố trong một tin nhắn Twitter rằng: “Người ta không thể bỏ bê một người bạn trong cơn khó khăn”.

  6. #246
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Nhóm nghiên cứu TQ: Virus corona có thể tồn tại trong không khí nửa tiếng
    11/03/2020


    Hạ viện Tây Ban Nha tại Madrid, trống rỗng v́ virus corona (ảnh chụp ngày 10/3/2020)


    Virus corona gây bệnh COVID-19 có thể sống dai dẳng trong không khí ít nhất 30 phút và di chuyển đến 4 mét rưỡi-xa hơn là”khoảng cách an toàn” do nhà cầm quyền y tế trên toàn thế giới khuyến cáo, theo một cuộc nghiên cứu của một toán dịch tễ học của chính phủ Trung Quốc.

    Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện là virus có thể tồn tại nhiều ngày trên những bề mặt nơi những giọt nhỏ li ti từ hệ thống hô hấp người bệnh rơi xuống, nâng cao nguy cơ lây nhiễm nếu một người nào đó t́nh cờ chạm vào và sau đó xoa mặt và tay.

    Chiều dài của thời gian virus tồn tại trên bề mặt tuỳ thuộc vào những yếu tố như nhiệt độ và loại bề mặt, chẳng hạn như ở khoảng 37 độ C, virus có thể sống từ hai đến 3 ngày trên kính, vải, kim loại, nhựa hay giấy.

    Những khám phá này, từ một nhóm các nhà nghiên cứu chính thức thuộc tỉnh Hồ Nam điều tra về những ca lây nhiễm, thách thức khuyến nghị của nhà cầm quyền y tế trên toàn thế giới là mọi người nên giữ “một khoảng cách an toàn” từ một đến hai mét.

    “Có thể xác nhận được rằng một môi trường khép kín với máy điều hoà không khí, khoảng cách lây nhiễm virus corona chủng mới sẽ vượt quá khoảng cách an toàn thường được công nhận” các nhà nghiên cứu viết trong một bài báo được Tạp chí Practical Preventive Medicine đăng tải vào ngày 6/3.

    Bài báo cũng nhấn mạnh đến nguy cơ virus có thể vẫn lơ lửng trong không khí ngay cả khi người bệnh đă rời khỏi xe buưt.

    Các nhà khoa học cảnh báo là virus corona có thể sống hơn 5 ngày trong phân người hay dịch thủy của thân thể.

    Các nhà khoa học nói là cuộc nghiên cứu chứng tỏ tầm quan trọng của việc rửa tay và mang khẩu trang tại những nơi công cộng v́ virus có thể sống dai dẳng trong không khí liên hệ đến những phân tử nhỏ li ti do ho hay hắt hơi bắn ra.

    “Khuyến cáo của chúng tôi là luôn luôn mang khẩu trang (khi đi xe buưt),” các nhà nghiên cứu nói thêm.

    Cuộc nghiên cứu căn cứ vào một vụ bùng phát địa phương ngày 22/1 trong mùa du hành cao điểm Tết Âm lịch. Một hành khách, được gọi là “A” lên một xe khách đường dài đầy người và ngồi hàng ghế thứ hai ở phía sau.

    Hàng khách này đă ngă bệnh tại thời điểm đó nhưng trước khi Trung Quốc công bố virus corona bùng phát là một cuộc khủng hoảng quốc gia, do đó “A” không mang khẩu trang, cũng như những hành khác khác và tài xế của chiếc xe buưt 48 chỗ ngồi.

    Trung Quốc yêu cầu phải có máy ảnh truyền h́nh lắp đặt trên các xe buưt đường dài, cung cấp những đoạn phim quư giá cho các nhà nghiên cứu dựng lại việc lây lan của virus trên xe buưt mà các cửa sổ đều đóng.

    Ông Hu Shixiong, tác giả đứng đầu cuộc nghiên cứu, làm việc cho Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hồ Nam, nói máy thu h́nh an ninh cho thấy bệnh nhân “A” không giao tiếp với những người khác suốt trong cuộc hành tŕnh kéo dài 4 giờ.

    Tuy nhiên vào lúc xe buưt ngừng ở thành phố kế tiếp, virus đă lây sang 7 hành khách khác.

    Những người này bao gồm không những những người ngồi tương đối gần với “bệnh nhân Zero”, nhưng cũng lây sang một cặp nạn nhân ngồi cách xa 6 hàng ghế-tức cách xa khoảng 4,5 mét.

    Tất cả những người này sau đó xét nhiệm dương tính, trong đó có một hành khách không có triệu chứng lâm bệnh.

    Sau khi những hành khách này rời khỏi xe, một nhóm khác lên xe buưt sau đó khoảng 30 phút. Một hành khách ngồi hàng đầu phía bên kia cũng bị lây nhiễm.

    Ông Hu nói bệnh nhân không mang khẩu trang, dễ hít aerosol, hay những phân tử nhỏ li ti, do những hành khách bị lây nhiễm thuộc nhóm trước thở ra.

    Aerosol là những phân tử nhẹ tạo thành từ những giọt li ti của dịch thủy từ con người.

    Sau khi rời khỏi xe buưt, người mang bệnh đầu tiên lên một xe mini-buưt và đi khoảng 1 giờ. Virus lây sang hai hành khách khác, một người ngồi cách bệnh nhân “A” 4,5 mét.

    Vào lúc cuộc nghiên cứu kết thúc vào giữa tháng 2, bệnh nhân “A” đă lây sang ít nhất 13 người.

    Nhiều người thường tin rằng việc lây lan COVID-19 trong không khí bị hạn chế v́ những hạt nhỏ do bệnh nhân tạo ra sẽ nhanh chóng ch́m xuống đất.

    Tin tưởng này đă khiến nhà cầm quyền y tế Trung Quốc khuyến cáo là mọi người nên đứng cách nhau một mét tại nơi công cộng và Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ đề nghị một khoảng cách an toàn vào khoảng 1,8 mét.

    Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện là không có người nào trong số hành khách mang khẩu trang bị lây nhiễm.

    Do đó họ ủng hộ quyết định yêu cầu người dân mang khẩu trang tại những nơi công cộng.

    Các nhà nghiên cứu cũng đề nghị cải thiện vệ sinh tại những nơi vận chuyển công cộng và điều chỉnh máy điều ḥa không khí để gia tăng tối đa khối lượng không khí trong lành.

    Họ cũng nói bên trong những nơi này nên được dọn sạch và khử trùng một hay hai lần một ngày, đặc biệt sau khi hành khách đến nơi.

    Một bác sĩ tại Bắc Kinh có liên hệ đến việc chẩn đoán và chữa trị các bệnh nhân COVID-19 nói cuộc nghiên cứu vẫn c̣n những câu hỏi chưa trả lời.

    Chẳng hạn như hành khách ngồi sát cạnh bệnh nhân không bị lây nhiễm dù họ cũng bị phơi nhiễm aerosol ở mức độ cao.

    Ông nói “hiểu biết của chúng ta về sự lây lan của virus vẫn c̣n hạn chế.”

    (Nguồn Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hồ Nam, Trung quốc/Tạp chí Practical Preventive Medicine)

  7. #247
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Cập nhật COVID-19 tại Mỹ: Ít nhất 717 lây nhiễm và 27 ca tử vong
    Mar 9, 2020

    Thân nhân của cư dân nhà dưỡng lăo Life Care nói chuyện với báo giới. (H́nh: Jason Redmond/AFP via Getty Images)
    LOS ANGELES, California (NV) – Tính đến 9 giờ tối (giờ California) ngày Thứ Hai, 9 Tháng Ba, các báo cáo từ CDC, cơ quan y tế cấp tiểu bang và địa phương cho biết con số người nhiễm bệnh là 752 người và 27 ca tử vong tại Hoa Kỳ.

    Số ca lây nhiễm mới là 174 người.

    Số ca mới tử vong trong ngày là bốn người. Đài KIRO 7 cho biết: tất cả đều từ tiểu bang Washington. Trong đó, ba ca tử vong được báo cáo từ sáng đều là nữ cư dân tại khu dưỡng lăo Life Care, thành phố Kirkland. Hai người chết tại bệnh viện Evergreen Health, Kirkland và người c̣n lại qua đời tại Harborview Medical Center, Seattle. Ca tử vong mới thứ tư, cũng là cư dân Life Care. Như vậy, riêng tiểu bang Washington tổng số ca lây nhiễm là 167, và 23 tử vong.

    Boeing báo cáo có một nhân viên xét nghiệm dương tính.

    Nhân viên này là việc ở Everett, Washington, hiện đang được chữa bệnh và trong t́nh trạng cách ly. Những nhân viên khác làm việc với người này đều tự cách ly và khu vực làm việc được tẩy trùng.

    Số ca tử vong toàn thế giới đă vượt quá ngưỡng 4,000

    Theo số liệu cập nhật từ www.worldometers.info cho biết số tử vong toàn cầu là 4,027.

    Hầu hết, ca tử vong đều ở lục địa Trung Quốc. Tuy nhiên, những báo cáo gần đây cho thấy t́nh h́nh đang ổn định, với số ca nhiễm bệnh mới giảm dần. Thứ hai hôm nay chỉ có 19 ca, so với thời điểm mới bùng phát là 2,000 ca một ngày.

    Trung Quốc đang ổn định nhưng dịch lại bùng phát tại Hoa Kỳ, Ư và Đức. (MPL)

  8. #248
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: Ca nhiễm mới ở Pháp tăng mạnh, chính quyền cảnh báo dịch chỉ ở bước đầu


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đi thăm trung tâm cấp cứu ở bệnh viện Necker, Paris ngày 10/03/2020. Ludovic Marin/Pool via REUTERS

    Pháp ngày hôm qua 10/03/2020 đă ghi nhận thêm 372 ca nhiễm virus corona mới trong 1 ngày, đưa tổng số trường hợp lên thành 1.784 ca, trong đó có 33 ca tử vong.



    Trước số ca nhiễm mới mỗi ngày mỗi tăng mạnh trong những ngày gần đây, chính quyền Pháp, đi đầu là tổng thống Emmanuel Macron, vừa chuẩn bị dư luận b́nh tĩnh trước đà tăng tốc sắp tới của dịch Covid-19 tại Pháp, vừa nỗ lực trấn an người dân về năng lực ứng phó của guồng máy y tế.

    Phát biểu vào hôm qua, tổng thống Macron đă xác định rơ là nước Pháp hiện chỉ mới ở “giai đoạn đầu” của dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông cũng kêu gọi người dân không hoảng loạn, nhắc lại rằng 85% những người bị nhiễm virus sẽ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, đồng thời khẳng định rằng chính quyền Pháp đă chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với khủng hoảng.

    Trước mắt, tổng thống Pháp cho rằng việc áp dụng các biện pháp cách ly cực mạnh như Ư đă làm là điều chưa cần thiết, nhưng ông không loại trừ khả năng viện đến các biện pháp này nếu cần thiết.

    Tại một số địa phương ở Pháp, nơi có những ổ dịch đang trên đà lây lan mạnh, như tại tỉnh Oise ở phía bắc, vùng Haut-Rhin ở phía đông bắc và thành phố Ajaccio trên đảo Corse, nhiều biện pháp mạnh đă được áp dụng như đóng cửa các trường học chẳng hạn.

    Trên phạm vi cả nước, các lệnh cấm tụ tập quá 1.000 người đă được ban hành, dẫn tới việc đóng cửa các bảo tàng, hủy bỏ các buổi tŕnh diễn ca nhạc, các sự kiện thể thao… Riêng đối với bộ môn bóng đá, toàn bộ các trận đấu sẽ diễn ra không khán giả.

    Pháp hiện là nước có số ca tử vong và nhiễm virus corona nhiều thứ nh́ châu Âu, chỉ đứng sau Ư.

    Ư ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm, hơn 600 ca tử vong

    Về t́nh h́nh tại Ư, 60 triệu người dân nước này vào hôm nay đă phải trải qua ngày “quản chế” thứ hai, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành.

    Tính đến hết ngày hôm qua 10/03, số người nhiễm virus corona tại Ư đă vượt ngưỡng tâm lư là 10.000 ca (chính xác là 10.149 ca), trong lúc số người chết đă tăng vọt lên mức 631 người, tăng thêm 168 ca trong vỏn vẹn 24 tiếng đông hồ.

    Mọi người dân ở Ư đều được khuyến cáo tránh đi ra đường trừ những trường hợp bất khả kháng như đi làm, đi mua lương thực hay đi khám bệnh. Trên toàn lănh thổ, cảnh sát Ư đă thường xuyên đi tuần và đến nhắc nhở các chủ quán cà phê là phải buộc khách hàng ngồi cách nhau ít ra là một mét, đồng thời phải đóng cửa trước 18 giờ.

    Một ví dụ đầy ư nghĩa biểu tượng : tại Vatican, du khách sẽ không c̣n được vào tham quan nhà thờ và quảng trường Thánh Phê Rô cho đến ngày 03/04.

    Hy Lạp đóng cửa toàn bộ trường học, nhà trẻ

    Nước láng giềng của Ư là Hy Lạp vào hôm qua cũng loan báo đóng cửa tất cả các trường học, nhà trẻ và trường đại học trong hai tuần để “làm chậm đà lây lan" của virus corona.

    Trước đó, Hy Lạp đă từng đóng cửa khoảng 40 trường học và trường đại học ở khu vực thủ đô Athens, khoảng 10 trường ở thành phố Thessaloniki, lớn thứ hai tại Hy Lạp, nơi xuất hiện trường hợp nhiễm coronavirus đầu tiên, cũng như tất cả các cơ sở ở ba khu vực miền tây của đất nước nơi có phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh.

    Chính quyền Athens đă ban hành những biện pháp mạnh như trên cho dù tính đến hôm qua, nước này “mới” có 89 ca nhiễm và không có trường hợp tử vong nào.

  9. #249
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Chế độ bảo hiểm y tế và xă hội Mỹ có giúp kháng được virus corona không ?


    Một bệnh nhân được xe cấp cứu đưa đến trung tâm y tế ở Seattle, hiện đang là tâm dịch tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ ngày10/03/2020. REUTERS/Jason Redmond

    Sau cuộc khủng hoảng máy bay Boeing 737 MAX, dịch virus corona có nguy cơ tác động đến thành tích nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Donald Trump. Hơn 1.000 người bị nhiễm virus corona và dịch tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ.


    Cuộc khủng hoảng dịch tễ bắt đầu cho thấy một số bất cập trong hệ thống an sinh xă hội Mỹ, có thể khiến một bộ phận cử tri của tổng thống Trump lung lay, nếu các vấn đề này không được giải quyết hợp lư.

    Mỹ có hệ thống y tế vững chắc, với mạng lưới trung tâm y tế rộng khắp, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên đông đảo, gần 15.000 người. Mạng lưới theo dơi nguy cơ dịch bệnh phối hợp chặt chẽ với nhau, cũng như với chính quyền liên bang. Khi có dịch bệnh, toàn bộ hệ thống sẵn sàng ứng chiến.

    Tuy nhiên, một hệ thống hoàn hảo như vậy liệu có đủ để ngăn được đà lây lan của virus corona hay không, trong khi quyền lợi của bệnh nhân và người lao động tại Mỹ vẫn c̣n nhiều thiếu sót, theo phân tích của Sarah Rozenblum, nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và khoa học chính trị tại đại học Michigan, được Le Monde trích đăng ngày 06/03/2020.

    Chế độ nghỉ ốm không phổ biến

    Chế độ nghỉ ốm không được quy định trong luật liên bang Mỹ. Tuy nhiên, tại một số bang (New York, Washington), người lao động vẫn có quyền nghỉ ốm hưởng lương trong ṿng 9 ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ rất chênh lệch giữa người lao động phổ thông (chỉ khoảng 63%) và viên chức quản lư – cán bộ (90%), theo Pḥng Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics).

    Người lao động có thu nhập thấp tại Mỹ thường được trả lương theo giờ hoặc theo ngày, trong đó có vài triệu người không được hưởng bảo hiểm y tế. Trong trường hợp bị nhiễm virus corona và được yêu cầu cách ly 14 ngày, họ buộc phải nghỉ làm và như vậy sẽ không có thu nhập. V́ không có nguồn tài chính dồi dào để « cầm cự », và vẫn phải thanh toán các khoản chi cố định hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước… nhiều người sẽ vi phạm quy định cách ly, giấu bệnh để tiếp tục đi làm. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, nghỉ việc dài ngày cũng có thể là một lư do để giới chủ sa thải.

    Người nhập cư « ngại » đi xét nghiệm virus corona

    Đối tượng thứ hai được nhà nghiên cứu Mỹ nêu lên là người nhập cư bất hợp pháp, thậm chí kể cả hợp pháp (thẻ xanh). Từ khi lên nắm quyền, tổng thống Trump đă siết chặt chính sách nhập cư. Từ tháng 02/2020, Ṭa Án Tối Cao Mỹ đă ra lệnh cho chính phủ liên bang từ chối cấp thẻ di trú và đơn xin nhập quốc tịch cho người nước ngoài hưởng trợ cấp xă hội, v́ cho rằng họ trở thành « gánh nặng » của cộng đồng. Trong trường hợp bị nhiễm virus corona, có rất nhiều người sẽ « ngại » đến các trung tâm y tế v́ sợ ảnh hưởng tới hồ sơ di dân. Riêng đối với người nhập cư bất hợp pháp, họ sẽ không đi xét nghiệm, dù chắc chắn có triệu chứng nhiễm virus corona.

    Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Sarah Rozenblum, việc xử lư khủng hoảng dịch virus corona bước đầu vẫn thiếu t́nh liên đới. Ví dụ, các công dân Mỹ được hồi hương từ Vũ Hán, Trung Quốc, đă phải thanh toán toàn bộ viện phí lên đến 3.000 đô la, một số tiền rất lớn đối với người có thu nhập thấp.

    Mỹ khẩn cấp tháo khoán 8,3 triệu đô la để chống dịch

    Để đối phó với dịch Covid-19 đang lan rộng trên khắp lănh thổ, Quốc Hội Mỹ đă khẩn cấp thông qua khoản ngân sách 8,3 triệu đô la để « pḥng ngừa, chuẩn bị và đối phó với dịch bệnh ».

    Người lao động không có thu nhập cao là một bộ phận cử tri được tổng thống Donald Trump luôn t́m cách thuyết phục và được nhắc đến trong các cuộc vận động tranh cử của ông. Ngày 09/03, phó tổng thống Mike Pence trấn an « những người lao động được trả theo giờ, những công nhân Mỹ làm việc nặng nhọc và những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ » rằng chính phủ « sẽ t́m ra được những nguồn tài chính để họ có thể nghỉ phép mà vẫn được hưởng lương, để không một ai bị bắt đi làm khi họ bị nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virus corona ».

    Hiện người dân Mỹ vẫn chờ những biện pháp được tổng thống Trump ca ngợi là « quan trọng » và có « quy mô lớn » để giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đ́nh. Một số hăng bảo hiểm đă chấp nhận hoàn trả chi phí xét nghiệm và điều trị virus corona.

    Hăng tin AFP nhận định thời gian không c̣n nhiều để chính quyền liên bang tái lập niềm tin với người dân. Ngoài ra, hai đảng đối lập cũng nên gác bất đồng để thông qua những biện pháp của Nhà Trắng trong thời điểm khủng hoảng này.

  10. #250
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hàng chục người dân Iran thiệt mạng v́ uống rượu lậu để ‘giết COVID-19’
    Mar 11, 2020

    Nhân viên y tế xịt thuốc diệt trùng ở Tehran, Iran. (H́nh: Atta Kenare/AFP/Getty Images)
    TEHRAN, Iran (NV) — Hàng chục người ở Iran đă thiệt mạng sau khi uống rượu mạnh nấu lậu do có tin đồn lan truyền rằng sẽ giúp giết được virus COVID-19, theo các nguồn tin truyền thông hôm Thứ Ba, 10 Tháng Ba.

    Bản tin của Fox News nói rằng cơ quan thông tấn IRNA của nhà nước Iran hôm Thứ Ba loan tin có 44 người dân quốc gia này đă chết v́ ngộ độc rượu, sau khi họ uống rượu nấu lậu v́ có tin đồn nói rằng “rất hiệu quả trong việc chống COVID-19”.

    Việc nấu rượu, bán và uống rượu là điều cấm kỵ đối với tất cả người dân Iran, kể từ khi chính quyền Hồi Giáo được thành lập năm 1979 cho tới nay,

    Chỉ có một số ít trường hợp ngoại lệ áp dụng cho người thuộc các sắc dân thiểu số không theo Hồi Giáo.

    Tin từ truyền thông Iran nói rằng có người đă uống rượu nấu lậu, làm từ các hóa chất có chứa methanol, kể cả nhiên liệu và nước làm mát máy xe (antifreeze), để chống virus COVID-19.

    Có hơn 200 người đă phải vào bệnh viện trong tỉnh Khuzestan ở vùng Tây Nam Iran sau khi uống rượu lậu này, theo phát ngôn viên Ali Ehsanpour, thuộc bệnh viện đại học Ahwaz University.

    Phần lớn các vụ chết v́ ngộ độc rượu đă xảy ra trong khu vực này, theo IRNA.

    Bộ Y Tế Iran hôm Thứ Ba cho biết quốc gia này nay có 8,042 trường hợp nhiễm COVID-19, với tổng số người thiệt mạng là 291. (V.Giang)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •