Page 39 of 55 FirstFirst ... 2935363738394041424349 ... LastLast
Results 381 to 390 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #381
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    CẢ THẾ GIỚI MỞ TIỆC ĂN MỪNG V̀ TT DONALD TRUMP CHÍNH THỨC CÔNG BỐ ĐIỀU NÀY


  2. #382
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Iran đă lan truyền virus Corona Vũ Hán tới 23 quốc gia
    B́nh luậnDu Miên • 09:37, 27/03/20• 101 lượt xem


    Người Iran đeo khẩu trang đi ngang qua một bức tranh tường vẽ quốc kỳ của họ ở Tehran vào ngày 4/3/2020. (Atta Kenare / AFP qua Getty Images)

    Sự quản lư yếu kém và thiếu minh bạch ở mức độ nghiêm trọng của Iran trong cuộc khủng hoảng virus ĐCSTQ, đă biến Iran trở thành trung tâm đại dịch toàn cầu. Hơn nữa, hệ thống cửa khẩu nhiều lỗ hổng giữa Iran và các quốc gia Ả Rập khác càng làm tăng thêm sự hỗn loạn ở các nước này.

    The Epoch Times gọi virus Corona mới (gây bệnh COVID-19) là virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (virus ĐCSTQ), bởi v́ sự che đậy và xử lư sai lầm của ĐCSTQ đă khiến virus lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra đại dịch toàn cầu.

    “Tôi tin rằng chính phủ Iran đă phản bội người dân của họ nên họ đă không công bố ảnh hưởng của virus corona và họ không thực hiện các biện pháp cần thiết để hạn chế hoặc giảm thiểu phạm vi lây truyền của dịch bệnh ở Trung Đông”, Tiến sĩ Faisal Al-Rfouh, giáo sư Khoa chính trị học và nghiên cứu quốc tế tại Đại học Jordan chia sẻ với The Epoch Times.

    Al-Rfouh, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa của Jordan và là Giáo sư thỉnh giảng của Khoa Chính trị tại Glendon thuộc Đại học York, Toronto, cho rằng chính quyền Iran phải chịu trách nhiệm cho sự lây lan của virus ĐCSTQ tại các quốc gia Ả Rập.

    Ông Al-Rfouh cho biết, ước chừng khoảng 9/10 tổng số hơn 18.000 ca nhiễm ở Trung Đông đều đến từ Iran, trong đó có các ca nhiễm đầu tiên ở Qatar, Bahrain, Iraq, Kuwait, Lebanon, Ả Rập Saudi và Ô-man. Một học giả của “Chương tŕnh Fulbright” gọi đó là “món quà nguy hiểm”, và là hành động vô trách nhiệm khiến cuộc khủng hoảng lan rộng.

    Theo nhận định của ông, sự tắc trách trong kiểm soát dịch bệnh chết người này đă làm gia tăng sự chống đối với Iran ở vùng Trung Đông.

    “Không chỉ tức giận, mà là vô cùng tức giận! Các quốc gia Ả Rập giận dữ v́ Iran không có biện pháp ứng phó trước dịch bệnh và chính họ đă lan truyền đại dịch này”.

    Tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ ở Trung Đông và Nam Á cho biết sự nhẫn tâm của Iran trước dịch bệnh là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng toàn Trung Đông. Vị trí chiến lược của Iran trên bản đồ chiến lược địa lư và hệ thống biên giới “quản lư lỏng lẻo, nhiều lỗ hổng” của nó khiến Lầu Năm Góc phải quan ngại.

    Trong một cuộc họp ngắn với các nhà lập pháp, ông McKenzie phát biểu: “Iran nằm ở vị trí trung tâm trọng yếu của Trung Đông, v́ vậy khả năng truyền nhiễm sang các quốc gia khác là rất đáng lo ngại”.

    Ông Al-Rfouh củng cố thêm cho những nhận định của ông McKenzie về mối đe dọa tiềm tàng tại biên giới Iran. Ngoài ra c̣n có các báo cáo sâu rộng khác về cách thức virus ĐCSTQ vượt “lỗ hổng” biên giới của Iran vào các quốc gia láng giềng như Afghanistan và Pakistan.

    Ông Al-Rfouh bày tỏ quan ngại đặc biệt về biên giới giữa Iran với Iraq.

    “Lúc này, việc thông quan giữa Iran và Iraq là cực kỳ nguy hiểm. V́ vậy, tôi nghĩ và tin rằng người Ả Rập có toàn quyền đổ lỗi cho Iran, bởi chính quyền Iran đă không báo cáo sự thật về các trường hợp nhiễm virus ở Iran”.

    Theo tờ The Tablet, 33 trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên ở Iraq đều từ Iran, cũng như đang có hàng triệu người tị nạn Afghanistan ở Iran và bày tỏ quan ngại rằng những thông tin này sẽ không được báo cáo.



    Các thành viên nội các mang khẩu trang tham dự cuộc họp của họ tại Tehran, Iran, vào ngày 18/3//2020. (Văn pḥng Tổng thống Iran thông qua AP)
    T́nh h́nh hỗn loạn
    Trong khi các nước Ả Rập đă đóng cửa biên giới và ngừng toàn bộ liên kết giao thông với Iran, th́ t́nh h́nh trong nước của Iran vẫn tiếp tục ở mức báo động, với nhiều báo cáo về việc dân chúng không chấp hành lệnh phong tỏa, đặc biệt là trong các đền thờ Hồi giáo. Các cửa khẩu không được quản lư nghiêm ngặt càng làm t́nh h́nh thêm trầm trọng.

    Thứ Ba (24/3), Iran đưa ra cảnh báo nghiêm trọng nhất về việc dịch bệnh đang tàn phá đất nước, cảnh báo khả năng số ca tử vong có thể lên tới “hàng triệu” nếu dân chúng tiếp tục di chuyển và coi thường hướng dẫn y tế.

    Tiến sĩ Afruz Eslami, phóng viên Đài truyền h́nh nhà nước Iran đă trích dẫn một nghiên cứu uy tín của Đại học Công nghệ Sharif để đưa ra cảnh báo mới với ba kịch bản:

    Nếu ngay lúc này tất cả người dân cùng hợp tác, Iran sẽ có 120.000 ca lây nhiễm và 12.000 ca tử vong trước khi dịch bệnh kết thúc;
    Nếu dân chúng chỉ hợp tác ở mức trung b́nh, sẽ có 300.000 ca nhiễm và 110.000 ca tử vong.
    Nếu dân chúng không tuân theo bất kỳ chỉ dẫn nào, hệ thống y tế vốn hết sức căng thẳng của Iran có thể sập. Sẽ có 4 triệu ca nhiễm và 3,5 triệu ca tử vong.
    Tối ngày 23/3, những người Hồi giáo Shiite cứng đầu đă biểu t́nh để tiến vào sân của hai ngôi đền lớn đă bị đóng cửa do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

    Một video đăng trên mạng xă hội cho thấy một vị giáo sĩ Shiite đă hét vào đền thờ ở Mashhad: “Chúng tôi đến đây để nói rằng Teheran đă sai lầm khi đóng cửa các đền thờ!”. Những người khác đồng thanh nói: “Bộ trưởng y tế đă sai lầm khi làm điều đó, Bộ trưởng y tế đă sai khi làm điều đó!”. Cảnh sát sau đó đă giải tán đám đông và bắt giữ họ.

    Các cuộc biểu t́nh vẫn diễn ra bất chấp phán quyết tôn giáo nghiêm cấm di chuyển khi “không cần thiết” của Lănh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.


    Một người đàn ông tẩy sạch đền thờ Saint Masoumeh pḥng chống virus corona tại thành phố Qom cách thủ đô Tehran, Iran 78 dặm về phía nam, vào ngày 24/2/2020. (Ahmad Zohrabi / ISNA qua AP)
    Iran lây nhiễm bệnh cho các quốc gia khác
    Sự lây lan của virus ĐCSTQ từ Iran không chỉ giới hạn ở Trung Đông, mà được xác nhận đă lan rộng toàn cầu. Các trường hợp dương tính đầu tiên ở thành phố New York và Los Angeles đều từ Iran.

    Bà Manjari Singh, một chuyên gia về Trung Đông tại New Delhi, cho The Epoch Times biết rằng v́ đă không thực hiện các biện pháp pḥng ngừa bắt buộc nên Iran đă để dịch bệnh bùng phát sang các quốc gia khác có quan hệ tôn giáo, kinh tế và chính trị với Iran.

    “Hầu hết những ca nhiễm đầu tiên ở các quốc gia Trung Đông như Iraq, Lebanon và Qatar đều từ khách du lịch Iran”.

    Như được viết trong “Iran Primer” của Viện Ḥa b́nh Hoa Kỳ, Iran đă truyền nhiễm virus ĐCSTQ sang 23 quốc gia ở Bắc Mỹ, Châu Âu và New Zealand.

    Ngay cả Trung Quốc, tâm khởi của đại dịch, đă báo cáo 11 ca nhiễm từ Iran vào ngày 5/3. Các khu vực lây nhiễm khác từ Iran cũng bao gồm Úc, Nam Á và Đông Nam Á.

    Một báo cáo của tờ India Today ngày 24/3 cho biết, có 254 người Ấn Độ ở Iran xét nghiệm dương tính với COVID-19. Tuy nhiên dường như đă có sự nhầm lẫn ở đây v́ đội ngũ y tế Ấn Độ đóng quân ở Iran xác nhận các ca này dương tính, trong khi báo cáo xét nghiệm của Iran lại là âm tính.

    “Khoảng 254 người đă được nhóm y tế Ấn Độ kiểm tra dương tính nhưng khi chúng tôi đến bệnh viện Iran để xét nghiệm lại, họ nói chúng tôi âm tính. Theo các nhà chức trách Iran, đó không phải là Covid-19. Chúng tôi thực sự rất lo lắng và bối rối. Chúng tôi muốn về nước”, một người hành hương Ấn Độ là Asgar Ali thổ lộ với truyền thông.

    Những người hành hương này tiếp tục sống trong khách sạn và mua thực phẩm ở chợ v́ họ không được cung cấp thực phẩm và thuốc men. Điều này thực sự nguy hiểm cho tính mạng của bao người khác.

    “Một vài ngày trước, Ấn Độ đă đón các công dân của họ đang sinh sống, làm việc ở Iran về nước và cách ly họ ở sa mạc Rajasthan”, bà Manjari Singh cho biết.

    T́nh h́nh biên giới Iran với Pakistan cũng không khả quan hơn. Tờ The Guardian cho biết có 6.000 người đă bị cách ly trong một trại cách ly dơ bẩn ở thị trấn biên giới Pakistan và Iran là Taftan, một trạm dừng trên tuyến đường thương mại giữa hai quốc gia ở Balochistan. Người Hồi giáo Shia sử dụng tuyến đường này để đến các đền thờ Hồi giáo ở Iran.

    Những người nhiễm bệnh ở Taftan bị nhốt trong lều mà không có nhà vệ sinh hoặc tiện nghi cơ bản nào như khăn tắm hoặc chăn. Báo cáo cho biết biên giới vẫn rất lỏng lẻo và ngày 14/3, có 100 công dân Iran đă vượt qua biên giới vào thị trấn Taftan bằng cách hối lộ các quan chức ở cửa khẩu.

    Bà Manjari Singh cũng chỉ ra sự bất đồng giữa nhiều quốc gia ở Trung Đông, đặc biệt là bất đồng với Iran. Mặc dù thiếu sự phối hợp trong quản lư và kiểm soát khủng hoảng, nhiều quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đă gửi trợ giúp tới Iran. Điều này góp phần cải thiện quan hệ ngoại giao ở vùng Vịnh.

    “Tuy nhiên, mối quan hệ giữa người Hồi giáo Shia ở Iran và Hồi giáo Sunni ở các nước Ả Rập khác do Ả Rập Saudi và UAE dẫn đầu có trở nên tốt đẹp hơn hay không vẫn là điều c̣n quá sớm để b́nh luận. Những chuyển biến này dựa trên cơ sở nhân đạo nên có thể chỉ mang tính tạm thời”.

    Ngân Hà
    Theo The Epoch Times

  3. #383
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Tây Ban Nha dừng sử dụng bộ xét nghiệm của Trung Quốc v́ sai nhiều
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 08:45, 27/03/20• 358 lượt xem


    Bộ xét nghiệm nhanh của Trung Quốc được quảng cáo độ chính xác 80%, nhưng kết quả thực tế chỉ đạt 30%.

    Thủ đô Madrid của Tây Ban Nha đă ngừng sử dụng các bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19 được phát triển bởi một công ty Trung Quốc. Đồng thời, Bộ Y tế Tây Ban Nha cũng yêu cầu thay thế bộ kit xét nghiệm này sau khi phát hiện có nhiều sai sót, theo báo SCMP.

    Cụ thể, Hội Bệnh truyền nhiễm và vi trùng học lâm sàng Tây Ban Nha (SEIMC), một trong các viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha, đă thông báo trên trang web của họ rằng các bộ kit xét nghiệm của công ty Shenzhen Bioeasy Biotechnology (ở Thâm Quyến, Trung Quốc) có tỉ lệ chính xác chưa tới 30%.

    Những bộ kit xét nghiệm nhanh trên chỉ có độ nhạy 30%, nghĩa là với 10 người nhiễm virus corona chủng mới th́ chỉ có 3 người cho kết quả xét nghiệm dương tính (7 người c̣n lại vẫn âm tính). Hầu hết các xét nghiệm, gồm xét nghiệm cúm nhanh ở Mỹ, yêu cầu độ nhạy tối thiểu 80%, theo trang Washington Examiner.

    Tây Ban Nha đă mua hơn 640.000 bộ kit xét nghiệm từ Trung Quốc và Hàn Quốc, loại cho ra kết quả từ 10-15 phút.

    Nhật báo El País của Tây Ban Nha cho biết chính phủ nước này trước đó đă đặt mua 340.000 bộ kit xét nghiệm nhanh như vậy từ công ty trên. Công ty Bioeasy cũng có bán các bộ kit xét nghiệm cho vài nước khác, gồm Georgia.

    Zhu Hai, một quản lư của công ty Bioeasy, đă từ chối b́nh luận về thông tin này và chỉ cho biết: "Tôi không rơ về t́nh h́nh. Tôi vẫn c̣n chưa thấy báo cáo từ Tây Ban Nha, do đó tôi cần t́m hiểu thêm".

    Theo El País, lúc đầu Tây Ban Nha nhận được thông tin rằng bộ kit xét nghiệm nhanh của Bioeasy cho ra kết quả chính xác 80%. Phương pháp này đ̣i hỏi các mẫu thử được lấy từ mũi hầu. Kết quả xét nghiệm có thể có trong 10-15 phút.

    Giáo sư Leo Poon Lit-man từ khoa y của Đại học Hong Kong đánh giá lời quảng cáo độ chính xác 80% đối với phương pháp này là "khó hiểu" bởi v́ cách xét nghiệm này không đủ chính xác.

    "Thật nguy hiểm nếu cách xét nghiệm này được áp dụng trên quy mô lớn v́ có thể không phát hiện được các bệnh nhân dương tính với virus" - Giáo sư Leo nói.

    Không chỉ với Tây Ban Nha, truyền thông Cộng ḥa Séc cũng đưa tin các vấn đề tương tự với bộ kit xét nghiệm do Trung Quốc chế tạo.

    Đầu tuần này, một quan chức y tế ở vùng Moravia-Silesia của Cộng ḥa Séc cho biết 80% kết quả xét nghiệm từ các bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc đă có vấn đề. Tuy nhiên, không rơ công ty nào của Trung Quốc sản xuất ra chúng.

    Tính đến 26/3, Tây Ban Nha đă có hơn 57.000 ca nhiễm dịch Covid-19, và hơn 4.000 người tử vong, theo thống kê của Worldometers.

    Dịch Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) vào đầu tháng 12/2019. Chính quyền Bắc Kinh đă che giấu thông tin khiến dịch bệnh nhanh chóng lan khắp Trung Quốc và thế giới. Đến nay, dịch Covid-19 đă truyền đến hơn 200 quốc gia, khiến hơn 400.000 người nhiễm bệnh và được công bố là “Đại dịch toàn cầu”.

  4. #384
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Cập nhật t́nh h́nh viêm phổi Vũ Hán (sáng 27/3): Mỹ vượt Trung Quốc, hiện có số ca nhiễm bệnh cao nhất
    B́nh luậnDu Miên • 08:58, 27/03/20• 283 lượt xem


    Cập nhật diễn biến t́nh h́nh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) trên toàn thế giới sáng 27/3
    Mỹ đă vượt qua Trung Quốc trở thành quốc gia có số ca nhiễm dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) nhiều nhất thế giới, tính đến sáng ngày 27/3.

    Cập nhật t́nh h́nh dịch viêm phổi Vũ Hán ở Việt Nam
    Đă có 153 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán
    Tối 26/3, Bộ Y tế công bố thêm 5 ca nhiễm dịch corona Vũ Hán (COVID-19), nâng tổng số mắc ở Việt Nam lên 153 trường hợp.

    Bệnh nhân 149: Nam, 40 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Long Biên, Hà Nội; là lao động tự do tại Bang Hessen - CHLB Đức. Bệnh nhân cùng mẹ và 2 người ở cùng pḥng đă được chuyển đến Bệnh viện số 2 TP Hạ Long để điều trị và theo dơi sức khỏe.
    Bệnh nhân 150: Nam, quốc tịch Việt Nam, 55 tuổi, trú tại Quận 1, TP. HCM. Ngày 23/3, bệnh nhân có sốt, ho, đau họng và lấy mẫu xét nghiệm. Hiện bệnh nhân tiếp tục được cách ly, điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.
    Bệnh nhân 151: Nữ, quốc tịch Brazil, 45 tuổi, trú tại phường Thảo Điền, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Ngày 23/3, bệnh nhân được xác định là người tiếp xúc gần BN124 và được lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Khu C - Trường thiếu sinh quân, huyện Củ Chi.
    Bệnh nhân 152: Nữ, quốc tịch Việt Nam, 27 tuổi, trú tại quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh; là chị gái sống cùng nhà với BN127 (nam nhân viên quán Bar Buddha). Ngày 23/3, bệnh nhân được lấy mẫu, chuyển cách ly tập trung tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Cần Giờ.
    Bệnh nhân 153: Nữ, quốc tịch Việt Nam, 60 tuổi, trú tại quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Ngày 23/3 sau khi xác định ca số 143 mắc bệnh COVID-19, bệnh nhân và 02 người bạn chung pḥng được chuyển đến Bệnh viện Dă chiến Củ Chi cách ly, theo dơi và lấy mẫu.
    Ngoài ra, Việt Nam hiện đang có 1.643 trường hợp nghi nhiễm virus Corona Vũ Hán đang cách ly.


    Nhiều hàng quán ở Hà Nội đă đóng cửa v́ dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ngày 26/3/2020. (Ảnh: NHAC NGUYEN/AFP via Getty Images)
    Lao động Việt ở nước ngoài chưa bị nhiễm bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán
    Hôm 26/3, Bộ LĐ-TB-XH cho biết, hiện nay Việt Nam có 560.000 lao động đang làm việc tại 36 quốc gia và vùng lănh thổ có dịch Covid-19. Tuy nhiên, hiện chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm Covid-19.

    Hàn Quốc có khoảng 48.000 lao động Việt Nam đang làm việc.
    Tại Nhật Bản, hiện có đến 230.000 lao động và thực tập sinh Việt Nam làm việc tại 47 tỉnh thành.
    Đài Loan cũng có hơn 220.000 lao động Việt Nam đang làm việc.
    Trong khi đó, châu Âu có hơn 10.000 lao động Việt làm việc tại 13 quốc gia.
    Ông Tống Hải Nam, Cục trưởng Cục Quản lư lao động ngoài nước nói với báo Thanh Niên: "Đến thời điểm này, chưa có lao động Việt Nam nào ở nước ngoài bị nhiễm bệnh Covid-19. Đây là số liệu cập nhật thường xuyên từ các ban Quản lư lao động tại thị trường nước ngoài".

    Cập nhật thông tin dịch bệnh COVID-19 tại nơi khởi nguồn - Trung Quốc
    Hiện tại, Trung Quốc đă ghi nhận tổng cộng 81.285 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán, trong đó có 3.287 ca tử vong v́ dịch bệnh này.

    Cấm nhập cảnh với hầu hết du khách nước ngoài để chặn dịch virus
    Tối thứ Năm (27/3), chính quyền Bắc Kinh tuyên bố sẽ đ́nh chỉ hầu hết tất cả các chuyến bay quốc tế, cũng như áp dụng lệnh cấm nhập cảnh đối với mọi du khách nước ngoài, The New York Times đưa tin. Động thái này được đưa ra để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm virus Corona Vũ Hán tại nước này, sau khi có số liệu cho rằng đa phần các ca nhiễm gần đây tại Trung Quốc đều do nhập khẩu.

    Cụ thể, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết người dân Trung Quốc cư trú ở nước ngoài và những người có thị thực được cấp trước đó sẽ không c̣n được phép nhập cảnh vào Trung Quốc. Lệnh này sẽ được áp dụng kể từ nửa đêm ngày 27/3.

    Diễn biến t́nh h́nh dịch virus Corona Vũ Hán ở Hoa Kỳ
    Vượt qua Trung Quốc, Hoa Kỳ trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm COVID-19 nhất trên thế giới, sau khi ngày 26/3 được ghi nhận là ngày Hoa Kỳ có nhiều số ca tăng nhất trong ngày, báo The Washington Post đưa tin. Cụ thể, hiện tại Hoa Kỳ đă ghi nhận tổng cộng 83.206 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán, trong đó có 1.201 trường hợp không qua khỏi.

    Theo số liệu do BNO News thống kê, con số cụ thể tại các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh như sau:

    New York: 38.977 ca COVID-19; 469 ca tử vong
    New Jersey: 6.876 ca COVID-19; 81 ca tử vong
    California: 3.718 ca COVID-19; 78 ca tử vong
    Michigan: 2.856 ca COVID-19; 60 ca tử vong
    Washington: 2.580 ca COVID-19; 132 ca tử vong
    Illinois: 2.538 ca COVID-19; 26 ca tử vong
    Massachusetts: 2.417 ca COVID-19; 25 ca tử vong
    Louisiana: 2.305 COVID-19; 83 ca tử vong
    Như vậy, New York hiện vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch viêm phổi Vũ Hán ở Mỹ, với 1.239 ca nhiễm mới và thêm 84 ca tử vong được ghi nhận trong ngày.

    Cập nhật thông tin dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán trên Thế giới
    Ư đă có hơn 10.000 người tử vong v́ COVID-19
    Một cụ bà người Ư, tên là Alma Clara Corsini, 95 tuổi, đă phục hồi sau khi nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19). Bà là nữ bệnh nhân cao tuổi nhất phục hồi sau khi nhiễm virus Corona.
    Một cụ bà người Ư, tên là Alma Clara Corsini, 95 tuổi, đă phục hồi sau khi nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán (Covid-19). Bà là nữ bệnh nhân cao tuổi nhất phục hồi sau khi nhiễm virus Corona. (Ảnh: Twitter)
    Tính đến thời điểm này, nước Ư đă ghi nhận tổng cộng 80.589 ca bệnh và 8.215 ca tử vong v́ virus Corona Vũ Hán. Như vậy, chỉ trong ngày 26/3, Ư đă có thêm 6.153 ca bệnh mới và 712 ca tử vong. Hiện tại Ư vẫn là quốc gia có nhiều tử vong cao nhất thế giới do dịch bệnh, cao gần gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Tây Ban Nha. Tuy nhiên, số liệu từ Johns Hopkins cho thấy đă có hơn 10.000 ca bệnh được chữa khỏi tại nước này, ABC News đưa tin.

    Tây Ban Nha (TBN) - số ca tử vong gia tăng liên tục
    Một sân trượt băng tại TBN vừa được chuyển thành nhà xác dă chiến do nhà nước quản lư sau khi số ca tử vong do COVID-19 ở nước này gia tăng liên tục, nhằm giảm áp lực cho bệnh viện và các cơ sở y tế, CNN đưa tin.

    Chỉ trong ngày 26/3, TBN đă ghi nhận thêm 8.271 ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới, và thêm 718 ca tử vong, theo BNO News. Như vậy, hiện nước này đă có tổng cộng 57.786 ca bệnh và 4.365 ca tử vong. Hiện tại TBN đă vượt mặt Trung Quốc và chỉ xếp sau Ư về số ca tử vong do dịch bệnh gây ra.

    Cập nhật nhanh số liệu về dịch viêm phổi Vũ Hán của 1 số quốc gia khác
    Đức: 43.646 ca bệnh (+6.615); 239 ca tử vong (+61) - top 5 thế giới về số ca bệnh, nhưng có tỷ lệ tử vong thấp nhất
    Iran: 29.406 ca bệnh (+2.389); 2.234 ca tử vong (+157) - top 6 thế giới
    Pháp: 29.155 ca bệnh (+ 3.922); 1.696 ca tử vong (+365) - top 7 thế giới
    Thụy Sỹ: 11.712 ca bệnh; 191 ca tử vong - top 8 thế giới
    Vương quốc Anh: 11.658 ca bệnh; 578 ca tử vong - top 9 thế giới
    Hàn Quốc: 9.241 ca bệnh; 131 ca tử vong - top 10 thế giới
    Xem thống kê số liệu toàn cầu tại đây: Số liệu toàn thế giới

    Du Miên

  5. #385
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19: Mỹ trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới, với 86.000 ca nhiễm


    Người dân xếp hàng chờ làm xét nghiệm Covid-19, trước bệnh viện Elmhurst tại thành phố New York, Hoa kỳ, ngày 26/03/2020. © REUTERS - STEFAN JEREMIA

    Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, số người bị nhiễm virus corona tại Hoa Kỳ đã tăng vọt với cả chục ngàn ca nhiễm mới được ghi nhận. Theo thống kê của trung tâm dữ liệu về virus corona thuộc Đại Học Mỹ John Hopskins, tính đến 9 giờ sáng nay 27/03/2020, toàn nước Mỹ đã ghi nhận 85.991 ca nhiễm, và 1296 ca tử vong. Với số ca nhiễm tăng vọt này, Hoa Kỳ đã trở thành nước có nhiều người bị nhiễm Covid-19 nhất trên thế giới, hơn cả Trung Quốc (81.828 ca) và Ý (80.589 ca).



    Diễn biến đáng ngại của dịch bệnh tuy nhiên đã không ngăn cản tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định “mở cửa lại” đất nước nhân dịp lễ Phục Sinh ngày 12/04 tới đây, bất chấp những tiếng nói yêu cầu kéo dài các biện pháp phong tỏa.

    Tại bang New York, tâm chấn của dịch bệnh ở Mỹ, với hơn 23.000 ca nhiễm và 365 người chết tính đến sáng nay (27/03), thống đốc Cuomo vào hôm qua đã nhấn mạnh dấu hiệu đầu tiên cho thấy chính sách phong tỏa có hiệu quả: Số người phải nhập viên vì Covid-19 không còn tăng nhanh như dự trù. Tuy nhiên ông vẫn thận trọng, và tiếp tục cho thiết lập các bệnh viện dã chiến.

    Từ New York, thông tín viên RFI Carrie Nooten tường trình:

    Trong một New York vắng lặng, người ta chỉ nghe thấy c̣i hụ của xe cứu thương. Nếu đa số dân chúng, vốn bị cấm đi lại, không thể h́nh dung được làn sóng người được đưa đến các bệnh viên, thì giới bác sĩ đã nói đến phần mở đầu của một bộ phim kinh dị.

    Họ chuẩn bị tinh thần trước nguy cơ bị thiếu mọi phương tiện bảo hộ cá nhân vì toàn bang New York chỉ c̣n đủ dùng cho hai tuần lễ. Họ cũng muốn xem xét lại lệnh đòi phải chữa lành bằng mọi giá tất cả các bệnh nhân Covid-19. Tại bệnh viện ở Queens, thi hài bệnh nhân được trữ trong một xe rờ móoc đông lạnh.

    Biện pháp phong tỏa được áp dụng ở New York, và để tăng cường biện pháp này, thị trưởng New York đă cấm lái xe trong thành phố ngay từ hôm nay. Tuy nhiên, các bang khác th́ đă không đưa ra biện pháp pḥng ngừa. Cho nên báo chí dự đoán t́nh h́nh sẽ nghiêm trọng như ở Trung Quốc, có khi c̣n tệ hơn.

    Chuyên gia về dịch bệnh của tờ New York Times, Donald McNeil Junior, tuyên bố nguyên văn như sau: Nếu không ban hành những biện pháp phong tỏa, thì chúng ta sẽ có một Vũ Hán tại New York, một Vũ Hán tại Seattle, một Vũ Hán tại Nam Florida... V́ các bệnh viện ở mọi nơi sẽ quá tải. Tôi đă theo dõi t́nh h́nh từ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai. Tôi rất lo sợ. Đó là những cảnh ác mộng. Tôi không thấy ai coi đó là điều quan trọng, nhưng dó sẽ là thực tế đang chờ đợi chúng ta.

    Chính quyền liên bang đă gởi đến New York 4000 máy trợ giúp hô hấp, nhưng phải cần thêm đến 16.000 chiếc nữa. Cho đến giờ 4.000 người về hưu và sinh viên y khoa đă đề nghị đến hỗ trợ các nhóm y tế. Đỉnh cao dịch covid-19 có thể xẩy ra trong 2 hay 3 tuần tới đây.

    Dịch Covid-19 xuất hiện trên tàu sân bay Mỹ từng ghé Việt Nam
    Cũng liên quan đến dịch Covid-19, tính đến hết ngày hôm qua, 26/03/2020, đã có ít nhất 25 thủy thủ Mỹ dương tính với virus corona trên chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt từng ghé thăm Đà Nẵng từ ngày 05 đến 09/03.
    Theo kênh truyền hình Mỹ CNN, một quan chức Hải Quân Mỹ đã tiết lộ tin trên, trong lúc một thông cáo chính thức cho biết là chưa có trường hợp bênh nặng nào và công việc xét nghiệm đang tiếp tục trên chiếc tàu có đến 5000 người này.
    Hôm 24/03 vừa qua, chính bộ trưởng Hải Quân Mỹ Thomas Modly đã xác nhận sự kiện có ba thủy thủ trên tàu bị nhiễm virus corona.
    Câu hỏi đang được đặt ra là phải chăng thủy thủ trên chiếc tàu sân bay đã bị lây nhiễm khi ghé Việt Nam vì lẽ kể từ khi rời Đà Nẵng, chiếc Theodore Roosevelt vẫn luôn luôn ở trên biển, và đến hôm nay mới về đến đảo Guam.

  6. #386
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Dịch Covid-19: Mỹ rút lui khỏi vị trí lănh đạo thế giới, toàn cầu chao đảo


    Khu Times Square, trung tâm New York City, hoang vắng v́ Covid-19. Ảnh chụp ngày 20/03/2020. © REUTERS - MIKE SEGAR@

    Nước Pháp phong toả, với mục tiêu hăm đại dịch, đă gần 2 tuần; đỉnh dịch vẫn ở phía trước. Trang nhất các nhật báo ra thứ Sáu tuần cuối tháng 3/2020 này nhất loạt nói về những hậu quả trực tiếp của dịch: bệnh viện báo động v́ quá tải (Le Monde), thảm kịch với người cao tuổi trong các nhà dưỡng lăo (Le Figaro), tang lễ trong thời kỳ phong toả (La Croix)… Libération và Les Echos chú ư trước hết đến hệ quả nghiêm trọng với kinh tế.


    Trước hết xin giới thiệu một bài nhận định đáng chú ư trên Le Monde, cho thấy bệnh Covid-19 làm toàn cầu chao đảo trong bối cảnh nước Mỹ rút lui khỏi vị trí lănh đạo thế giới, Trung Quốc lấn tới. Nhà báo Alain Frachon, trong bài b́nh luận mang tựa đề ‘‘Vấn đề địa chính trị của dịch Covid-19’’, nhận xét: ''cuộc chiến chống Covid-19 phản ánh bản đồ địa chính trị của thế giới hiện tại, với việc Trung Quốc đang không ngừng trở nên mạnh hơn, Hoa Kỳ tiếp tục co cụm lại. Giữa hai đại cường hàng đầu thế giới, vốn đă trong t́nh trạng chiến tranh kinh tế, sự xuất hiện của virus corona là một chủ đề xung đột bổ sung…’’.

    Có thể thấy, sở dĩ đại dịch lan rộng khắp thế giới trước hết bởi v́ cả hai đại cường ‘‘đều đă bỏ lỡ thời gian’’. Về phía Bắc Kinh, đó là việc làm ngơ trong thời gian đầu dịch, khi những ca đầu tiên xuất hiện, về phía Hoa Kỳ, là do lănh đạo Mỹ không hiểu điều ǵ đang xảy ra. Trung Quốc là nạn nhân trước hết của một hệ thống chính trị độc đoán, đă bịt miệng những người đưa ra những thông tin thực sự về dịch bệnh, mà chính quyền coi là bất lợi. Và một khi dịch bệnh tại Hoa lục tạm lui, Bắc Kinh vừa ‘‘cố sức tuyên truyền để tất cả quên đi trách nhiệm hàng đầu của chế độ cộng sản Trung Quốc trong thảm kịch đang diễn ra trên quy mô toàn cầu’’, vừa tỏ ra hăng hái ‘‘có mặt khắp nơi trên mặt trận chống dịch, phân phối các bài học và thuốc men, lấp đầy vào khoảng trống mà nước Mỹ để lại, một nước Mỹ mà chính tổng thống Trump đă hạ thấp tầm cỡ’’. Nhà báo Le Monde nhấn mạnh : '‘Đây là lần đầu tiên trong một cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu, mà Hoa Kỳ dường như không c̣n đóng vai tṛ lănh đạo nào’’.

    Trong giai đoạn tiếp theo, lợi dụng sự rút lui của Hoa Kỳ, trong cuộc chiến chống Covid-19, Bắc Kinh - có người trong tất cả các cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc - liên tục khẳng định là một ‘‘quốc gia thiết yếu với thế giới’’, như lời lẽ mà cựu ngoại trưởng Madelaine Albright đă từng dùng để nói về Hoa Kỳ trước đây. Điều nghich lư là, đúng vào lúc mà phần trách nhiệm của Bắc Kinh trong việc để xảy ra đại dịch toàn cầu là ‘‘không hề nhỏ’’, Trung Quốc đă vươn bật lên tỏ ra như một đại cường có trách nhiệm.

    Trump chỉ thừa nhận đại dịch, khi Covid-19 ập vào nước Mỹ

    Vai tṛ nổi bật, vị thế lấn át của Trung Quốc trên trường quốc tế tương phản hoàn toàn với sự vắng mặt của nước Mỹ, khác hẳn với thời kỳ dịch bệnh Ebola, với vai tṛ tích cực của chính quyền Obama. Nh́n vào cách hành xử của tổng thống Mỹ có thể thấy rơ những hệ quả khủng khiếp, khi ‘‘một chính trị gia dân tuư lên nắm quyền’’. Tổng thống Donald Trump, ''người hùng của các thành phần dân tuư châu Âu’’, trong một thời gian dài, đă không muốn tin vào sức tàn phá kinh hoàng của loài virus này. Fox News, kênh truyền thông chuyên chuyển tải các thông điệp của tổng thống Trump, khẳng định: nguy cơ Covid-19 chỉ là ‘‘câu chuyện bịa đặt của các chính trị gia đảng Dân Chủ’’.

    Khi dịch bệnh ập vào nước Mỹ, khi chứng khoán Hoa Kỳ - chỉ số tối cao đo lường hiệu quả chính sách kinh tế của tổng thống - Trump sụp đổ, ông Trump ‘‘quay lại với thủ đoạn dùng dê tế thần quen thuộc’’, khi lớn tiếng gọi virus gây bệnh Covid-19 là ‘‘virus Trung Quốc’’, '‘một diễn đạt đầy kỳ thị chủng tộc’’. Trong lúc tổng thống đánh vơ mồm với chính quyền Bắc Kinh, và tiếp tục đưa ra những lời tiên tri về thời hạn dịch bệnh chấm dứt, th́ tại Hoa Kỳ, chính những người lănh đạo địa phương, các thị trưởng, thống đốc tiểu bang đă lao vào cuộc chiến chống dịch.

    Nhà báo Le Monde khép lại bài b́nh luận với nhận xét, cho đến nay, bất chấp bệnh dịch lan tràn và trầm trọng hơn, Hoa Kỳ vẫn không hề có một nỗ lực nhỏ nào để đóng góp vào việc cuộc chiến phối hợp chống dịch trong các định chế quốc tế đa phương, mà Washington đă từ từ rút ra trước đó. Washington cũng không đóng ǵ vào việc huy động khối G7 để tổ chức một cuộc chấn hưng kinh tế toàn cầu. Phê phán nước Mỹ, nhà báo Le Monde cũng chỉ ra sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc, phụ thuộc nặng nề về nhiều mặt hàng y tế thiết yếu, bị đặt trong thế bị động, muốn há miệng, nhưng bị mắc quai.

    Dịch bệnh toàn cầu, cần phối hợp toàn cầu để đáp trả

    Sự vắng mặt của nước Mỹ, của các định chế quốc tế khiến Covid-19 trở thành đại dịch kinh hoàng, vượt quá tầm mức nguy hiểm xét về mặt sinh học của bản thân con virus. Nhận thức ngày càng được nhiều người chia sẻ. Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos trong bài phân tích của nhà báo Eric Boucher, mang tựa đề '‘Đừng nghe lời những kẻ dân tộc chủ nghĩa, toàn cầu hoá là một câu trả lời đúng’’, kêu gọi công chúng đừng mù quáng lên án ‘’toàn cầu hoá’’, cụm từ mà trong những ngày gần đây ‘‘bị gán cho mọi điều xấu xa trên đời’’. Theo nhà báo Eric Boucher, ‘'chỉ có toàn cầu hoá mới có thể mang lại một phản ứng có phối hợp ở quy mô quốc tế’’ trước loại khủng hoảng kiểu này.

    Đọc thêm : Đại dịch covid-19: Cơ hội hiếm có để xét lại tiến tŕnh toàn cầu hoá hiện nay
    Đại dịch covid-19: Một cơ hội hiếm có để xét lại tiến tŕnh toàn cầu hoá hiện nayVấn đề là toàn cầu hoá thế nào, phối hợp ra sao? Theo Eric Boucher, trước hết là vai tṛ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cần được tăng cường để ngăn chặn hiệu quả dịch bệnh. WHO đă có nhiều bước tiến sau kinh nghiệm của 6 cuộc khủng hoảng y tế lớn (SARS, MERS, EBOLA….). WHO đă trở nên có khả năng phản ứng nhanh hơn. Vấn đề hiện nay là định chế này không có đủ ‘'quyền lực và phương tiện’’ để đưa ra các lộ tŕnh phản ứng trước các khủng hoảng y tế. Cụ thể là WHO đă không có khả năng buộc Bắc Kinh phải thừa nhận và ngăn chặn dịch sớm hơn. Theo một nghiên cứu công bố trên medRxiv, nếu Trung Quốc có biện pháp ngăn dịch trước 3 tuần, sẽ giảm đến 95% nguy cơ dịch lan rộng, giảm 85%, nếu làm sớm 2 tuần, giảm 66%, nếu sớm một tuần.

    Les Echos nhấn mạnh là cần coi ''y tế là tài sản chung của nhân loại', và nhân loại phải hợp sức đối phó với các khủng hoảng tương tự trong tương lai, với các dịch bệnh có thể c̣n nguy hiểm hơn gấp bội. Theo nhà báo Eric Boucher, tại từng quốc gia, ví như tại Pháp, khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền bị lên án đă không huy động đủ dữ trữ các phương tiện y tế cần thiết, như khẩu trang, máy trợ thở… Nhiều người đ̣i hỏi mỗi quốc gia phải dự trữ trên quy mô lớn các trang thiết bị, có thể đến mươi năm mới đem ra sử dụng một lần.

    Nhà báo Eric Boucher lưu ư là đ̣i hỏi mỗi quốc gia phải tự bảo đảm đủ số các mặt hàng như vậy, để chuẩn bị đưa ra dùng vào một ngày nào đó chưa biết, là điều phi lư. Vấn đề chủ yếu hiện nay là tổ chức việc quản lư chung các trang thiết bị thiết yếu, và khi cần đưa ra sử dụng cho những nơi có nhu cầu nhất. Và ''chính nhờ toàn cầu hoá mà nhân loại hiện nay mới có thể hướng đến việc tổ chức các dây chuyền sản xuất, dự trữ và phân phối các thiết bị cấp cứu, đặc biệt cho những nước nghèo''. Việc mỗi quốc gia thân ai nấy lo khiến các chi phí trở nên hết sức tốn kém.

    Nói tóm lại, dịch Covid-19 kêu gọi sự trở lại của ‘‘vai tṛ Nhà nước ở một quy mô chưa từng có'’, không phải ở tầm quốc gia, ‘‘bởi không quốc gia nào một ḿnh có thể đảm nhiệm được’'. Khí hậu, y tế, khoa học, một số ngành công nghiệp sống c̣n, và bản thân nền kinh tế vĩ mô cũng cần được ‘‘toàn cầu hoá’’, như vậy nhân loại mới có thể đủ sức đối mặt với đại dịch các loại không thể tránh khỏi sắp đến.

    Mỗi tháng phong tỏa, kinh tế Pháp mất 3% GDP

    Ảnh hưởng nặng nề của Covid đến nền kinh tế là chủ đề lớn của Les Echos. Theo Viện Thống kê và Kinh tế Pháp INSEE, nếu thiệt hại của một tháng phong toả, để hăm dịch, không được bù lại trong các tháng tiếp theo, th́ tổn thất với nền kinh tế sẽ là 3% GDP. Ảnh hưởng nặng nề nhất là trong lĩnh vực xây dựng, với khoảng 90% hoạt động bị đ́nh chỉ. Các ngành công nghiệp nh́n chung chỉ vận hành khoảng một nửa công suất. T́nh h́nh rất khác biệt, theo từng lĩnh vực. Công nghiệp thực phẩm ít bị thiệt hại nhất, ngược lại ngành xe hơi đ́nh trệ. Du lịch, vận tải, khách sạn - nhà hàng hoàn toàn ngưng hoạt động, trong lúc ngành công nghệ viễn thông, và bảo hiểm vẫn tiếp tục hoạt động b́nh thường.

    Về thương mại, nh́n chung, mất khoảng 1/3 doanh số. Theo INSEE, tổng số tiêu thụ hàng hoá sụt giảm 35% so với mức trung b́nh. Tuy nhiên, các dịch vụ không mang tính thương mại, như giáo dục, y tế chỉ giảm tương đối ít (14%) trong tuần lễ phong toả đầu tiên. Giáo viên vẫn duy tŕ các hoạt động giảng dạy trực tuyến. Các chi phí cho các dịch vụ viễn thông, điện, thực phẩm, dược phẩm lại có chiều hướng tăng lên trong thời gian phong toả.

    Điều đặc biệt đáng lo ngại là tinh thần của giới chủ. Chỉ số tin tưởng vào kinh doanh giảm 10 điểm, trên tổng số 95, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1980, có nghĩa là năm ra đời của chỉ số này. Theo INSEE, cần chú ư là số liệu nói trên được đưa ra trước tuần lễ phong toả. Thông điêp ngầm gửi đến chính phủ, qua kết quả nghiên cứu nói trên, là cần giới hạn thời gian phong toả, như nhận định của kinh tế gia trưởng của Ostrum Asset Management, ông Philippe Waechter.

    Giai đoạn '‘hậu phong tỏa’’: T́m lối thoát khỏi thảm hoạ

    Vấn đề cấp bách với chính phủ hiện nay là ''hoạch định một chính sách ra khỏi khủng hoảng y tế, để tránh cho khủng hoảng y tế biến thành khủng hoảng kinh tế''. Theo giải Nobel về kinh tế Paul Romer, vấn đề mấu chốt để giúp thoát khỏi cuộc đại khủng hoảng nhăn tiền này là cần phải tiến hành trắc nghiệm trên phạm vi rất rộng (mỗi người hai tuần một lần), và giảm số lượng người phải cách ly xuống con số 10% dân cư. Xét riêng về mặt hiệu quả y tế, hiệu qủa của chống dịch, dù chi phí bỏ ra cho xét nghiệm sẽ rất lớn, nhưng lợi ích của việc này cũng rất lớn, tương đương với kịch bản 50% dân cư bị cách ly, nhưng không có xét nghiệm. Sự khác biệt chủ yếu là một nền kinh tế có thể tồn tại được với 10% cư dân bị phong toả, nhưng không thể, khi 50% dân cư bị phong toả.

    Trong khi đó, ’'Duy tŕ nền kinh tế trong thời gian phong tỏa’' là hồ sơ chính của báo Le Figaro hôm nay. Nhật báo này đưa độc giả đến với các nỗ lực trong hậu trường của bộ trưởng Kinh Tế Bruno Lemaire. Ngày 24/03, bộ trưởng Kinh Tế Pháp đă nói công khai là t́nh h́nh khủng hoảng hiện nay ‘'giống với cuộc Đại suy thoái kinh tế thế giới, khởi đầu năm 1929''. Từ đó đến nay, ông liên tục nhắc lại nhận định này.

    ‘‘Đại hồng thủy’’: Trận mưa tiền và vô số đảo lộn khác

    Bài xă luận ‘’Đại hồng thủy’’ của Libération mô tả t́nh thế tiến thoái lưỡng nan của các quốc gia hiện nay. Nhật báo Pháp ghi nhận việc các ngân hàng trung ương ồ ạt đổ hàng trăm, hàng ngh́n tỉ đô la vào nền kinh tế, ḥng đẩy lùi nguy cơ suy thoái. Việc các tín điều cố hữu của giới kinh tế gia bảo thủ bị phá bỏ này có thể mang lại kết quả cứu nguy trước mắt, nhưng về nh́n xa hơn th́ sao, ai sẽ là người phải gánh vác các khoản nợ khổng lồ, sẽ được đáo hạn ? '‘Những con kiến làm việc cần cù'' hay ''bầy ve nhởn nhơ'’. Sau đại khủng hoảng Covid-19, và ''đại hồng thủy'' mưa tiền, t́nh h́nh sẽ ra sao?

    Cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, từ Trung Quốc tràn ra thế giới, không biết sẽ đi đến đâu, nhưng trước mắt đang gây ra vô vàn thay đổi lớn. Trong khi nhiều quốc gia Đông Á được ca ngợi là chống dịch thành công, nhưng Libération cũng lưu ư Nhật Bản đang sẵn sàng đối phó với khả năng dịch bùng phát. Có một thay đổi lớn tại rất nhiều quốc gia : phong toả buộc rất đông người phải làm việc tại nhà. T́nh h́nh sẽ rất khác so với cách nay 10 năm, giờ đây làm việc tại nhà là chuyện khả thi với hàng trăm triệu người, bởi các điều kiện cơ sở hạ tầng cho phép. Theo chuyên gia về công nghệ số Andrew McAfee, lối sống này sẽ có những hệ luỵ rất lớn, và đây rất có thể là một bước ngoặt cho sự lên ngôi của lối làm việc tại nhà, sống xa các vùng trung tâm.

  7. #387
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19 : Tây Ban Nha, ổ dịch lớn thứ hai tại châu Âu



    Cấp cứu bệnh nhân Covid-19 đến bệnh viện Severo Ochoa tại Leganes, Tây Ban Nha ngày 26/03/2020.

    Châu Âu vẫn đang vật vă đối phó với « kẻ thù tàng h́nh » virus corona chủng mới. Tây Ban Nha trở thành ổ dịch lớn thứ hai, trong khi Pháp chờ đợi đỉnh dịch được cho là « rất cao » sẽ tràn đến trong những ngày sắp tới.



    Tây Ban Nha vượt ngưỡng 4.000 ca tử vong. Trong ṿng 24 giờ nước này ghi nhận có thêm 655 người chết, nâng tổng số nạn nhân của Covid-19 lên thành 4.088 người. Theo bộ Y Tế Tây Ban Nha, cả nước đă có gần 56.190 ca nhiễm bệnh. Số ca tử vong tăng gấp 4 lần tính từ hôm thứ Sáu 20/3. Chính quyền Madrid hy vọng từ đây đến cuối tuần đỉnh dịch sẽ qua và con số nạn nhân sẽ sớm giảm xuống.

    Tại Pháp, chính quyền và người dân giờ trong thế đón đỉnh dịch lớn trong những ngày sắp tới. Số người chết v́ Covid-19 tiếp tục tăng mạnh, trong ṿng 24 giờ đă có thêm 365 ca tử vong, trong đó có một thiếu nữ 16 tuổi, nâng tổng số người chết v́ virus corona lên gần 1.700 ca. Trong bối cảnh này, chính quyền Pháp thông báo cho phép các bệnh viện sử dụng Chloroquine để trị Covid-19 sau nhiều tuần tranh căi.

    Nước Anh cũng đang đối mặt với đợt « sóng thần » bệnh nhân. Tổng số người chết v́ Covid-19 là gần 580 người, trong đó có 115 ca mới trong ṿng 24 tiếng, và gần 11.660 người nhiễm bệnh. Thụy Sỹ cũng không kém, trở thành quốc gia xếp hàng thứ 5 tại châu Âu khi vượt ngưỡng 10 ngàn ca nhiễm bệnh và hơn 160 người chết.

    T́nh h́nh dịch bệnh tại Ư có những dấu hiệu tích cực cho phép hy vọng trận dịch đang suy giảm. Tuy nhiên, giới chức Y tế cảnh báo không nên hy vọng quá sớm do diễn biến có chiều hướng phức tạp tại một số khu vực ở phía Nam.

    Từ Roma, thông tín viên Anne Le Nir cho biết cụ thể :

    Một trong những nhà vi trùng học nổi tiếng nhất nước, ông Roberto Burioni đă lên tiếng cảnh báo người dân Ư, những người sau 16 ngày bị cách ly ở nhà cho rằng những con số này là đáng khích lệ. Thế nhưng, theo vị chuyên gia này, cần phải diễn giải những con số này với một sự cẩn trọng tuyệt đối. Quả thật, cho dù số ca tử vong có giảm nhẹ trong ṿng 24 giờ qua, nhưng có thêm 1.000 ca nhiễm mới, so với con số được ghi nhận hôm 25/03, nâng tổng số người nhiễm bệnh lên đến 70.000 người tính từ cuối tháng 2/2020.

    Trong số các nhân viên y tế, hơn 6.000 người đă bị nhiễm và người ta tính được có 39 bác sĩ trên tuyến đầu bị chết. Ở miền Nam, hệ thống y tế vốn đă yếu kém, rủi thay dịch bệnh cứ tiếp tục lan nhanh. Đặc biệt là ở vùng Pouilles, Sicilia và Campania, những khu vực mà thống đốc Vincenzo de Luca e sợ rằng những vùng này sẽ sống trong một địa ngục thật sự trong 10 ngày sắp tới.

    Trong bối cảnh t́nh h́nh dịch virus corona tiếp tục lan nhanh, chính quyền Berlin thông báo tăng cường khả năng tầm soát Covid-19 lên ở mức 500 ngàn xét nghiệm trong một tuần. Matxcơva thông báo đóng cửa các cửa hàng ăn uống và quán cà phê kể từ thứ Bảy (28/03). AFP cho biết ngay sau thông báo của chính phủ Nga, người dân ồ ạt mua hàng tích trữ. Đáng chú ư nhất là lượng bán bao cao su ở Nga tăng vọt 300% trong tháng Ba này.

  8. #388
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Các nhà nghiên cứu hé lộ những yếu tố quyết định trong kiểm soát và điều trị dịch viêm phổi Vũ Hán
    B́nh luậnThiện Đức • 21:58, 27/03/20• 221 lượt xem


    Dịch viêm phổi do virus Corona Vũ Hán lan rộng khiến cộng đồng thế giới hết sức lo ngại và phát đi những tín hiệu khẩn cấp. (Ảnh: Getty)
    Thời điểm nào virus viêm phổi Vũ Hán thực sự bùng phát? Cơ chế chính virus xâm nhập vào cơ thể người là ǵ? Đối tượng nào dễ mắc virus COVID-19?...

    Trước t́nh h́nh virus viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát trên diện rộng, lan nhanh thần tốc ra toàn cầu, các nhà khoa học khắp nơi trên thế giới đă làm việc không ngừng nghỉ cả ngày lẫn đêm nhằm nhanh chóng t́m ra các yếu tố có thể hỗ trợ điều trị và kiểm soát dịch bệnh. Đến nay, đáp lại nỗ lực này, các nhà nghiên cứu bước đầu đă xác định được một số yếu tố có giá trị trong điều trị và pḥng ngừa dịch COVID-19.

    Thời điểm nào virus viêm phổi Vũ Hán thực sự bùng phát
    Bằng mô h́nh mạng lưới di chuyển (dựa trên dữ liệu điện thoại di động, dữ liệu tuyến hành khách đường hàng không và các trường hợp được báo cáo trong 4 tháng), các nhà nghiên cứu, Đại học Southampton, Vương quốc Anh đă phát hiện thời điểm virus thực sự phát tán là lúc dân cư tập trung đông đúc nhất tại Vũ Hán trước kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán, khoảng 2 tuần trước khi thành phố này bị phong tỏa, đây cũng có thể là thời điểm virus bắt đầu bùng phát dịch tại Vũ Hán và lây lan ra các thành phố lớn ở trong Đại lục và ngoài Trung Quốc.

    Con đường phát tán virus chủ yếu là đường hàng không, ước tính có khoảng 834 trường hợp nhiễm virus đă đến 382 thành phố trên thế giới, trong đó chủ yếu các thành phố tại châu Á, và có một số thành phố lớn khác ở châu Âu, Hoa Kỳ và Úc.


    (Minh họa) Đại dịch là mức độ khẩn cấp y tế toàn cầu cao nhất và biểu thị sự bùng phát dịch đă lan rộng, ảnh hưởng đến nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, các tuyên bố của WHO vẫn đem lại hy vọng về một đại dịch có thể được kiểm soát... (Shutterstock)
    Cơ chế chính virus xâm nhập vào cơ thể người
    Nhờ phân tích toàn diện tin sinh học, các nhà nghiên cứu phát hiện cơ chế lây nhiễm, xâm nhập chính của virus viêm phổi Vũ Hán vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể ACE 2, thụ thể tập trung nhiều tim, phổi, thận và đường tiêu hóa, giống với SARS-CoV, virus đă gây ra đại dịch SARS năm 2003, đă lây lan 29 quốc gia trên thế giới, trong đó có 8422 trường hợp nhiễm, 916 trường hợp tử vong. Do có cùng cơ chế lây nhiễm với SARS-CoV nên virus viêm phổi Vũ Hán c̣n có tên gọi khác là virus SARS-CoV-2.

    Đối tượng nào dễ mắc virus COVID-19
    Thông qua nghiên cứu về thụ thể ACE 2, các nhà khoa học phát hiện ra những điều thú vị về đối tượng dễ mắc bệnh, đó là những ai có mức độ thụ thể ACE-2 cao th́ có nguy cơ nhiễm virus cao. Ban đầu các nhà nghiên cứu nghĩ thụ thể ACE-2 có thể liên quan đến chủng tộc, giới tính, độ tuổi hoặc có bệnh nền.

    Về chủng tộc, mối nghi ngờ cho thấy nam giới Châu Á dễ nhiễm virus hơn dân da trắng và người Mỹ gốc Phi do có nghiên cứu Zhao đăng trên tạp chí Bioinformatics năm 2020. Tuy nhiên nghi ngờ này bị bác bỏ do trong nghiên cứu Zhao cỡ mẫu quá nhỏ chỉ có 8 người không đủ đại diện cho cả dân tộc. Đồng thời một nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn hơn khoảng 224 bệnh nhân đă cho thấy không có sự khác biệt về biểu hiện gen ACE-2 giữa các nhóm chủng tộc Châu Á so với người da trắng.

    Trong nghiên cứu này cũng cho thấy tỉ lệ mắc bệnh viêm phổi Vũ Hán gần như nhau giữa các nhóm tuổi: bệnh nhân <60 tuổi và bệnh nhân >60 tuổi, và cũng không có khác biệt giữa nam giới và nữ giới do biểu hiện gen ACE-2 giữa các nhóm này là như nhau. Tuy nhiên trước đó một bài báo đăng trên tạp chí JAMA (17/02) trên 45.000 trường hợp nhiễm bệnh cho thấy virus COVID-19 rất thích nam giới và chiếm 51,4% ca nhiễm, nhóm này thường là những người lớn tuổi, càng lớn tuổi nguy cơ tử vong càng cao đặc biệt nhóm > 70 tuổi chiếm 8%. Các nhà khoa học đặt câu hỏi tại sao có sự khác biệt giữa nghiên cứu trên biểu hiện lâm sàng và nghiên cứu biểu hiện gen ACE-2.

    Khi nghiên cứu kỹ hơn về các yếu tố nguy cơ có ảnh hưởng gen ACE-2 không? Điều thú vị đă xuất hiện, câu trả lời cho sự khác biệt đă rơ. Đó là biểu hiện gen ACE-2 đă tăng đáng kể ở những người hút thuốc lá lâu năm, họ chính là quần thể nhạy cảm. Hút thuốc lá ở Trung Quốc lại chủ yếu là nam (nam giới chiếm 54%, trong khi nữ giới chỉ có 2,6%). Điều này đă giúp giải thích được tại sao trong các bệnh viện ở Trung Quốc nam giới lớn tuổi dễ mắc bệnh.


    Bệnh phổi liên quan đến vape là một lo ngại mới, nhưng thuốc lá - hung thủ với nhiều tiền án tiền sự cũng vẫn đang tiếp tục sinh sôi... (thodonal88/Shutterstock)
    Một đối tượng có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 cao nữa là nhân viên y tế. Trong một báo cáo ở Trung Quốc tính đến 17/02/2020 có trên 70.000 người nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán, trong đó tổng số nhân viên y tế nhiễm bệnh là 1716 trường hợp, có 5 trường hợp tử vong.

    Vào đầu dịch bệnh COVID-19, có vẻ như trẻ em là một nhóm được bảo vệ, do tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 10 tuổi là 0%. Điều này có thể là do chúng ít hoặc không đến chợ hải sản ở Vũ Hán, hoặc do trẻ em khi mắc bệnh không có hoặc ít có biểu hiện triệu chứng nên chúng thường ít được chỉ định xét nghiệm. Trẻ sơ sinh có thể nhiễm COVID-19, nhưng hầu hết bị bệnh rất nhẹ hoặc không có triệu chứng. Điều may mắn là các bà mẹ mang thai nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán th́ không có bất lợi nào cho trẻ c̣n trong bụng mẹ.

    Những phát hiện mới trong điều trị
    Chiến lược điều trị viêm phổi Vũ Hán tốt nhất hiện nay là điều trị hỗ trợ, mỗi phương pháp điều trị hiện nay đang áp dụng phần lớn kinh nghiệm học được từ dịch SARS năm 2003.

    Cách tiếp cận hiệu quả nhất để điều trị COVID-19 là kiểm tra xem thuốc kháng virus hiện có có hiệu quả hay không. Một số loại thuốc chống virus như ribavirin, interferon, lopinavir/ritonavir và darunavir / cobicistat (prezcobix) đă được thử nghiệm. Một số kết quả ban đầu cho thấy có hy vọng. Remdesivir, thuốc kháng virus RNA (bao gồm SARS và MERS-CoV), cho thấy hiệu quả kiểm soát nhiễm SARS-CoV-2 trong pḥng thí nghiệm và đang được điều trị thử tại Hoa Kỳ và Trung Quốc, bước đầu cho thấy sự cải thiện đáng kể về t́nh trạng lâm sàng.

    Một trong hướng mới gần đây là thuốc chloroquine và camyl mesylate. Chloroquine là một loại thuốc chống sốt rét, tác dụng vào các thụ thể tế bào SARS-CoV-2 và ACE-2, làm giảm sự kết hợp của virus và thụ thể ACE-2 từ đó ngăn chặn virus xâm nhập của tế bào. Camyl mesylate, là thuốc nhắm vào protease TMPRSS2, protein giúp virus kết hợp ACE-2. Nghiên cứu cho thấy Camyl mesylate có thể ngăn chặn sự xâm nhập của virus và làm giảm số lượng sao chép virus SARS-CoV-2.


    Các vỉ thuốc Nivaquine chứa chloroquine và Plaqueril chứa hydroxychloroquine, với những chiết xuất cho thấy hiệu quả ban đầu chống lại virus CCP - 26/02/2020 (Gerard Julien/AFP via Getty Images)
    Một phương thức điều trị đơn giản nhưng rất hiệu quả là sử dụng huyết thanh của những bệnh nhân đă khỏi bệnh để điều trị cho bệnh nhân mới nhiễm. Do huyết thanh người khỏi bệnh có kháng thể vô hiệu hóa được virus. Phương thức này đă được sử dụng thành công trong đợt bùng phát Ebola năm 2014-2015. Tuy nhiên, việc điều trị này hạn chế trong t́nh huống bùng phát dịch do số bệnh nhân mắc bệnh vượt trội hơn số người có thể cung cấp huyết tương.

    Việc phát hiện SARS-CoV-2 liên kết thụ thể ACE-2 đă mở ra nhiều hướng mới trong điều trị COVID-19. Chiến lược đầu tiên là sử dụng kháng thể trung ḥa hoặc chất có khả năng kết hợp thụ thể ACE-2, do đó ngăn chặn protein S của virus kết hợp với thụ thể ACE-2 từ đó ngăn sự xâm nhập của virus vào tế bào. Kết quả ban đầu trong pḥng thí nghiệm đầy hứa hẹn. Chiến lược thứ hai là tạo ra một phân tử giống như ACE-2, nhằm lừa virus để protein S của virus kết hợp với phân tử này từ đó ngăn virus xâm nhập vào tế bào.

    Hy vọng với nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học, chúng ta sẽ có một loại thuốc hiệu quả ngăn chặn được virus viêm phổi Vũ Hán trong thời gian tới.

    Thiện Đức
    - Theo The Epoch Times.

  9. #389
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Phần lớn bộ xét nghiệm nhanh của Trung Quốc gửi Séc cho kết quả sai



  10. #390
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Cụ ông 101 tuổi người Ư sống sót sau khi nhiễm virus Corona Vũ Hán
    B́nh luậnVăn Thiện • 15:41, 27/03/20• 1447 lượt xem


    Một cụ ông 101 tuổi người Ư đă sống sót sau đại dịch cúm năm 1918, Thế chiến, và bây giờ là virus Corona Vũ Hán (COVID-19).

    Vào tuần trước, một bệnh nhân được gọi là “Mr. P” (ngài P) đă được đưa vào Bệnh viện Infirmi ở Remini, Ư sau khi xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán. Cụ ông P sinh năm 1919, khi đại dịch cúm năm 1918 - giết chết khoảng 600.000 người Ư - đang đến giai đoạn cao trào. Vào tối thứ Tư (25/3), 101 năm sau, ông P đă được xuất viện và được gia đ́nh đưa về nhà.

    Phó Thị trưởng thành phố Rimini, bà Gloria Lisi, đă đưa ra một thông báo trên tờ báo địa phương ReminiToday về bệnh nhân đặc biệt này. Trong thông báo có đoạn viết:

    “Ông P., đến từ Rimini, sinh năm 1919, giữa lúc một đại dịch thế giới bi thảm đang diễn ra. Ông từng chứng kiến mọi thứ, đói rét, đau khổ, tiến bộ, khủng hoảng và hồi sinh. Khi đă vượt qua tuổi 100, định mệnh lại đặt ra cho ông một thử thách mới, vô h́nh và khủng khiếp. Tuần trước, ông P. đă nhập viện tại Rimini sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19. Trong vài ngày, sự việc này đă trở thành sự kiện 'lịch sử' đối với các bác sĩ, y tá và những nhân viên y tế điều trị cho ông.

    Trong lúc cuốn biên niên sử buồn của những tuần này đang ghi lại một cách máy móc về một loại virus đang hoành hành [và virus này] đặc biệt nguy hiểm đối với người già, th́ một hy vọng cho tương lai được t́m thấy trong cơ thể của một người đă sống hơn một thế kỷ.

    Ông P. đă vượt qua được dịch bệnh. Gia đ́nh đă đưa ông về nhà vào tối hôm qua. Việc này đă dạy chúng ta rằng ngay cả ở tuổi 101, th́ hy vọng vẫn c̣n”.

    Trước đó, bệnh nhân người Ư cao tuổi nhất phục hồi sau khi nhiễm virus Corona Vũ Hán là một cụ bà, tên là Alma Clara Corsini, 95 tuổi. Bà này đă phục hồi sau khi được chuẩn đoán nhiễm virus vào ngày 5/3.

    Tính đến ngày 27/3, nước Ư đă ghi nhận tổng cộng 80.589 ca bệnh và 8.215 ca tử vong v́ virus Corona Vũ Hán. Như vậy, chỉ trong ngày 26/3, Ư đă có thêm 6.153 ca bệnh mới và 712 ca tử vong. Hiện tại Ư vẫn là quốc gia có nhiều tử vong cao nhất thế giới do dịch bệnh, cao gần gấp đôi so với nước đứng thứ 2 là Tây Ban Nha. Tuy nhiên, số liệu từ Đại học Johns Hopkins cho thấy đă có hơn 10.000 ca bệnh được chữa khỏi tại nước này, ABC News đưa tin.

    Thực tế về số người nhiễm virus Corona ở Ư vẫn rất "kinh khủng", nhưng Phó Thị trưởng Lisi không sai: Tương lai, như được chứng minh bởi “Mr. P.”, không phải hoàn toàn là ảm đạm, và vẫn c̣n rất, rất nhiều điều chưa được viết.

    Văn Thiện

    Theo Futurism

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •