Page 47 of 55 FirstFirst ... 37434445464748495051 ... LastLast
Results 461 to 470 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #461
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Mưu hèn kế bẩn: Thế giới lần lượt “nếm mùi” chơi đểu của Trung Quốc, vỡ trận mùa dịch corona
    01/04/2020



    Độc ác, thâm hiểm, mưu hèn kế bẩn th́ chắc không nước nào “chơi lại” Trung Quốc rồi.

    Trong bối cảnh cả thế giới gồng ḿnh chống lại đại dịch Covid-19, Mỹ, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Séc… đều lần lượt nếm mùi chơi đểu của thằng Trung Quốc, sau khi hào phóng viện trợ cho Trung Quốc hàng tấn hàng tấn khẩu trang, thuốc men và dụng cụ y tế trong thời gian nước này đối phó dịch viêm phổi Vũ Hán hồi đầu năm. Th́ bây giờ, khi đến lượt các nước gặp nạn, Trung Quốc lại dùng chính những hàng hóa từng nhận viện trợ này để quay lại “làm hàng”, đ̣i hỏi yêu sách mới “giúp đỡ, thi ân” cho các nước.

    Cái ác ở đây là chúng dùng tính mạng của người dân các nước Mỹ và Châu Âu để kỳ kèo với các lănh đạo nước họ. Không thể để mặc nh́n dân c.h.ế.t như ngă rạ v́ thiếu khẩu trang và thiết bị y tế như thế. Chắc chắn chuyến “hàng” này của Trung Quốc sẽ thu lại món hời không nhỏ, ảnh hưởng đến đại cục thế giới chứ không đùa.



    Nói về khốn nạn, Úc c̣n nếm trải nặng nề hơn nhiều.

    Năm 2015 một tỉ phú Tàu đă bỏ ra 900 triệu USD để mua 34 bệnh viện ở Úc. Các bệnh viện này có tới 8,000 giường cho các bệnh nhân.

    Bây giờ là lúc nước Úc cần các giường bệnh nhất th́ tên tỉ phú này lại đi đóng cửa tất cả các bệnh viện lại. Hắn yêu sách muốn chính phủ Úc phải trả nhiều tiền hơn để mở cửa các bệnh viện mà hắn đă mua.

    Đâu chỉ có thế, Úc phải lao đao, lâm vào khủng hoảng thiếu khẩu trang và trang thiết bị y tế trong băo dịch bệnh, v́ một công ty của Trung Quốc đặt trên đất nước này đă thu vét hết 90 tấn vật tư y tế và mang về cho Trung Quốc. Hành vi này đang bị lên án, chỉ trích dữ dội.

    Tại thời điểm dịch Covid-19 đang tàn phá đất nước Úc, các cơ sở thiết bị dành chữa bệnh cho người dân nước này bắt đầu khan hiếm th́ một công ty bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc có trụ sở ở Úc là Greenland Australia đă lùng sục thu gom, chuyển 90 tấn vật tư y tế về cho TP Vũ Hán. Hành động này của người Trung Quốc đă khiến cho Úc phải lao đao.



    Các nhân viên của Greenland Australia, một công ty con của tập đoàn bất động sản toàn cầu do Trung Quốc hỗ trợ, đă được hướng dẫn để giữ công việc b́nh thường của họ và cung cấp số lượng lớn các mặt hàng y tế thiết yếu để chuyển về Trung Quốc. Tập đoàn phát triển bất động sản Trung Quốc Greenland lùng sục khắp nước Úc để mua các vật tư y tế với số lượng lớn (bao gồm khẩu trang, găng tay và nhiệt kế) để chuyển về Trung Quốc.

    Không chỉ ở Úc, mà đó là một nỗ lực của Tập đoàn Greenland trên toàn thế giới, và văn pḥng Sydney cũng không ngoại lệ, cung cấp hàng loạt khẩu trang phẫu thuật, nhiệt kế, khăn lau kháng khuẩn, thuốc khử trùng tay, găng tay và thuốc Panadol để vận chuyển về nước. Một người trong công ty tiết lộ: “Về cơ bản tất cả nhân viên, phần lớn trong số họ là người Trung Quốc, được yêu cầu cung cấp bất kỳ nguồn cung cấp y tế nào họ có thể”.

    Một đất nước chỉ dùng mưu kế để lớn mạnh, dùng kế bẩn đổi sự sinh tồn của người dân lấy ưu thế cho ḿnh th́ thật sự quá ích kỷ, táng tận lương tâm. Đúng là một đất nước hạng ba th́ không thể có những công dân hạng nhất, chính phủ Trung Quốc khốn nạn th́ dù có là tỷ phú, giới tinh hoa th́ cũng “bần” hèn như thế thôi. Sau đợt dịch bệnh này, Trung Quốc đă trở thành kẻ thù của thế giới, đâu c̣n xứng đáng đứng ở vị trí cường quốc bao lâu nay.

    T.L
    https://tambao.net/muu-hen-ke-ban-th...c0ouZ2ut1nZ_mc
    ́Bạn hiền ở Úc cho ý kiến nguồn tin nầy.
    Last edited by dtkcamau; 04-04-2020 at 06:45 AM.

  2. #462
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19 : Một nửa nhân loại bị phong tỏa, hơn một triệu người nhiễm virus


    Tẩy trùng trong ngồi chùa ở Wat Dibaya Varivihara, Bangkok, Thái Lan, ngày 02/04/2020 REUTERS - ATHIT PERAWONGMETHA

    Theo tổng kết của hăng tin Pháp AFP tính đến cuối ngày 02/04/2020, dịch Covid-19 hoành hành tại 188 quốc gia, cướp đi sinh mạng của 51.718 người. Cộng đồng quốc tế đă vượt ngưỡng một triệu ca lây nhiễm. Virus corona bắt một nửa dân số trên hành tinh hạn chế đi lại.



    Một khi lệnh giới nghiêm tại Thái Lan bắt đầu có hiệu lực kể từ hôm nay (03/04/2020), tổng cộng trên thế giới có 3,9 tỷ người trong t́nh trạng bị phong tỏa. Theo thống kê gần đây nhất của Liên Hiệp Quốc, dân số thế giới đạt 7,8 tỷ và như vậy là tới nay virus corona bắt 50 % nhân loại giới hạn chuyện đi lại hoặc phải ở trong nhà.

    Tại châu Á, từ Philippines đến Việt Nam, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, người dân cũng được khuyến cáo giới hạn tối đa ra đường. Tại Trung Quốc, ổ dịch Vũ Hăn sau hơn hai tháng bị cách ly, lệnh phong tỏa vẫn chưa được dỡ bỏ trong khi đó 1,3 tỷ dân Ấn Độ từ đầu tuần bắt đầu tuân thủ lệnh cấm ra đường.

    Nh́n sang Hoa Kỳ, chính quyền liên bang không ban hành lệnh phong tỏa trên toàn quốc, nhưng nhiều bang đă áp dựng biện pháp này để kềm hăm đà lây lan của dịch Covid-19.

    Tại châu Phi các nước như Togo hay Erythrée cũng đă ban hành lệnh phong tỏa trong 21 ngày. Tại Matxcơva tổng thống Nga vừa triển hạn « tuần lễ nghỉ việc không lương » cho đến ngày 30/04/2020.

    Panama và Peru ở châu Mỹ Latinh cho phép đàn ông và phụ nữ thay phiên nhau đi ra ngoài. Ngày Chủ Nhật, tất cả mọi người phải ở nhà.

    Lệnh phong tỏa tại vẫn được duy tŕ tại nhiều nước ở châu Âu cho đến ít nhất là ngày 13/04/2020 như trong trường hợp của Ư hay Tây ban Nha. Tại Pháp thủ tướng Edouard Philippe tối qua (02/04/2020) không loại trừ khả năng lệnh phong tỏa sẽ được triển hạn sau ngày 15/04/2020.

  3. #463
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: Pháp vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm



    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân lên tàu cao tốc TGV đưa đến các bệnh viện vùng ít dịch, ga xe lửa Strasbourg, Pháp, ngày 03/04/2020


    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân lên tàu cao tốc TGV đưa đến các bệnh viện vùng ít dịch, ga xe lửa
    Tại Pháp số người lây nhiễm và tử vong tiếp tục tăng. Tính tới hôm qua 02/04/2020, đă có 4.503 người thiệt mạng v́ Covid-19. T́nh h́nh đặc biệt đáng lo ngại tại các viện dưỡng lăo với 884 ca tử vong.



    Trong cuộc họp báo hàng ngày chiều qua tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, giáo sư Jérôme Salomon thông báo có thêm 471 người chết tại các bệnh viện, 884 vị cao niên qua đời v́ virus corona trong các viện dưỡng lăo. Ông lưu ư, thực tế về số nạn nhân tại các viện dưỡng lăo có thể c̣n cao hơn con số nói trên, do tới nay chính phủ chưa thu thập được tất cả các báo cáo của trên dưới 7.000 viện dưỡng lăo trên toàn quốc. Ngoài 884 ca tử vong nói trên có gần 15.000 vị cao niên đă bị lây nhiễm hay bị nghi ngờ lây nhiễm.

    Trong bối cảnh t́nh h́nh chưa có dấu hiệu được cải thiện, thủ tướng Edouard Philippe trả lời trên đài truyền h́nh TF1 tối qua cho biết trước mắt lệnh phong tỏa được duy tŕ cho đến ngày 15/04/2020 và có thể sẽ được « triển hạn thêm » tùy theo t́nh h́nh.

    Về phần bộ trưởng Giáo Dục Jean-Michel Blanquer, sáng nay ông thông báo là kỳ thi tú tài (tốt nghiệp trung học phổ thông) tại Pháp năm nay sẽ diễn ra trong những điều kiện đặc biệt. Pháp không tổ chức các cuộc thi viết, chỉ duy tŕ một vài môn thi vấn đáp. Điểm thi của các thí sinh sẽ được căn cứ trên điểm trung b́nh cả năm.

    Pháp lại điều tầu chở trực thăng đến các vùng hải ngoại hỗ trợ chống dịch

    Bộ Quân Lực Pháp cho biết tầu đổ bộ chở trực thãng Dixmude, mang theo hơn 1 triệu khẩu trang các loại và vài trăm lít gel khử trùng đă rời cảng Toulon (miền nam Pháp) sáng 03/04/2020 và dự kiến đến quần đảo của Pháp ở vùng biển Caribê và vịnh Mêhicô vào khoảng giữa tháng Tư. Không được trang bị để điều trị bệnh nhân Covid-19, nhưng tầu Dixmude, có 70 giường, có thể đón các bệnh nhân khác để giảm tải cho các bệnh viện.

    Sau quần đảo Antilles, tầu Dixmude « có thể sẽ để Guyane tùy theo nhu cầu ». Trong khi đó, tầu đổ bộ Mistral « sẽ cập cảng Mayotte vào thứ Bẩy 04/04 », tiếp theo là đảo La Réunion để hỗ trợ hậu cần cho vùng lănh hải ở Ấn Độ Dương chống dịch Covid-19.

  4. #464
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Cảnh báo từ Y tá Hoa Kỳ: Triệu chứng này xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán
    B́nh luậnTrần Anh • 20:52, 03/04/20• 4319 lượt xem


    "cô nhận thấy tất cả bệnh nhân này đều có chung một triệu chứng phổ biến, nhưng nó chưa được thông báo rộng răi"... (Getty Images)
    Theo BGR đưa tin, dẫn lời một nữ y tá chăm sóc các bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán tại Kirkland thuộc bang Washington, cô nhận thấy tất cả bệnh nhân này đều có chung một triệu chứng phổ biến, nhưng nó chưa được thông báo rộng răi...

    Nữ y tá Chelsey Earnest thuộc Viện dưỡng lăo Kirkland trả lời CNN rằng, mọi bệnh nhân xét nghiệm dương tính với virus Vũ Hán mà cô biết đều có triệu chứng đau mắt đỏ.

    Cô Earnest gọi hiện tượng này là "dị ứng mắt" và đây là triệu chứng đáng tin cậy để nhân viên y tế, bao gồm cả bác sĩ xác định những bệnh nhân cần chăm sóc khẩn cấp. Vài ngày trước, khi virus Vũ Hán tấn công Trung tâm Chăm sóc Cuộc sống tại Kirkland, cơ quan này đă xuất hiện ít nhất 37 ca tử vong do lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

    Triệu chứng nhiễm bệnh do virus Vũ Hán gây ra không rơ ràng và đặc hiệu. Hầu hết các bệnh đều có những triệu chứng như ho khan và đau họng, kể cả cúm mùa và dị ứng, mà thời điểm bùng phát của chúng cũng đều vào mùa xuân. Các ca nghiêm trọng hơn th́ xuất hiện các triệu chứng như tức ngực, khó thở, lúc này bệnh đă diễn biến nặng hơn và báo hiệu nguy hiểm trước sự lây lan của virus (trong cơ thể).

    Cô Earnest nói với CNN: "Đây là điều tôi đă chứng kiến ​​ở tất cả mọi người. Họ có... một đôi mắt bị dị ứng. Ḷng trắng của mắt chuyển sang màu đỏ, giống như phấn hồng phía bên ngoài mắt của họ. Chúng tôi thấy, triệu chứng đau mắt đỏ là triệu chứng duy nhất và chỉ xuất hiện ở bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán kể từ khi bệnh nhân đến bệnh viện cho đến lúc qua đời’’.

    Cô c̣n nói: "Thậm chí các bác sĩ kiểm soát y tế thảm họa đă hỏi tôi: Họ có triệu chứng đỏ mắt không?” và nếu tôi trả lời có, bác sĩ sẽ nói: "Để tôi thu xếp một chiếc giường cho cô”. Cô cũng cho biết triệu chứng đó chỉ ảnh hưởng đến những bệnh nhân này.

    Nhưng thật không may, triệu chứng mắt đỏ cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ do như dị ứng, hay đơn giản là do khóc. Không ai có thể biết rơ liệu người nào sẽ thực sự nhiễm virus Vũ Hán. Dù vậy, trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán xuất hiện triệu chứng này, ít nhất là tại một nơi cụ thể như thế này (Trung tâm Chăm sóc Cuộc sống), và nó cũng có nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể sẽ cần điều tra thêm.

    Trần Anh
    - Theo SoundofHope.

  5. #465
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Peru cho phép nam, nữ ra đường khác ngày nhau v́ COVID-19
    Apr 2, 2020 cập nhật lần cuối Apr 3, 2020

    Từ ngày 2 đến 12 Tháng Tư, nam, nữ ở Peru được ra đường vào ngày khác nhau v́ COVID-19. (H́nh: AP Photo/Rodrigo Abd)
    LIMA, Peru (NV) – Peru sẽ cho phép nam và nữ ra đường vào những ngày khác nhau, đây là một phần lệnh cách ly theo giới tính để ngăn COVID-19 lây lan, theo CNN.

    “Lệnh mới sẽ có hiệu lực từ hôm nay,” Tổng Thống Peru Martin Vizcarra công bố vào Thứ Năm, 2 Tháng Tư.

    “Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu, chỉ có nam được ra đường; Thứ Ba, Thứ Năm, Thứ Bảy, chỉ có nữ được ra đường,” ông Vizcarra tuyên bố.


    Lệnh cách ly theo giới tính sẽ kéo dài đến chủ Nhật, 12 Tháng Tư.

    Lệnh được ban hành hai ngày sau khi Panama cũng bắt đầu hạn chế đi lại theo giới tính, với lư do là để hối thúc mọi người trở về nhà v́ người thân không được ra ngoài.

    Peru nói họ sẽ áp dụng biện pháp này sau khi nh́n thấy những kết quả tích cực mà nó đem lại ở những quốc gia khác, và v́ làm như vậy dễ phân biệt bằng mắt thường ai được ra đường và ai không được, Tổng Thống Vizcarra giải thích.

    Đến nay, Peru có tổng cộng 1,414 người nhiễm COVID-19 và 55 người chết v́ căn bệnh này. (Th.Long)

  6. #466
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Thử nghiệm vắc xin bằng cách gây nhiễm người tham gia: Giải pháp cứu rỗi duy nhất cho COVID-19 hay một thí nghiệm điên rồ?
    TS Nguyễn Quốc Thục Phương
    2020-04-02

    H́nh minh hoạ. H́nh chụp hôm 2/4/2020: các nhà khoa học nghiên cứu vaccine COVID-19 ở Đại học Pittsburgh, Hoa Kỳ
    Reuters
    Trong tuần qua, một nhóm ba nhà khoa học từ Mỹ và Anh đă công bố bản đề án cho một nghiên cứu vô cùng táo bạo và gây nhiều tranh căi về cách đẩy nhanh quá tŕnh phát triển vắc xin chống dịch COVID-19: lây nhiễm một số t́nh nguyện viên khỏe mạnh với virus để nhanh chóng kiểm tra hiệu quả vắc-xin.

    Nhiều nhà khoa học tin rằng vắc xin là giải pháp duy nhất cho dịch bệnh COVID-19. Dù cuộc đua thử nghiệm vắc xin đang được đẩy mạnh cùng lúc ở nhiều quốc gia trên thế giới và đă có một thử nghiệm bắt đầu vào giữa tháng này, các chuyên gia vẫn dự đoán sẽ mất khoảng 12-18 tháng để có thể khống chế được dịch bệnh.

    Rào cản lớn nhất chính là chứng minh được rằng vắc-xin có hiệu quả. Thông thường, điều này được kiểm chứng qua các nghiên cứu lâm sàng pha III trên diện rộng: hàng ngàn đến hàng chục ngàn người được tiêm vắc-xin hoặc giả dược (placebo, tức là nh́n giống vắc-xin nhưng không có hiệu quả lâm sàng). Sau đó, họ sẽ được theo dơi để xem ai nhiễm bệnh trong cuộc sống tự nhiên của họ.

    Bằng cách so sánh tỉ lệ mắc bệnh của hai nhóm người này, các nhà nghiên cứu sẽ biết được vắc-xin có tác dụng bảo vệ hay không.

    Và có một lựa chọn khác, táo bạo hơn được đưa ra. Đó là chủ động lây nhiễm cho khoảng 100 người khỏe mạnh được tiêm chủng vắc-xin (challenge study).

    Trong các thử nghiệm tiền lâm sàng trên động vật, các loài động vật thường được tiêm chủng vắc-xin rồi cho nhiễm bệnh để xem xét khả năng pḥng bệnh của vắc-xin. Nhưng những thử nghiệm chủ động lây nhiễm như thế thường ít được thực hiện trên người trong quy tŕnh phát triển vắc-xin thông thường.

    V́ sao nên cân nhắc?

    Thông thường, những thử nghiệm lâm sàng pha III thực hiện theo phương pháp “tự nhiên” như trên thường kéo dài. Trong t́nh h́nh có nhiều người chủ động tránh dịch, việc theo dơi sự lây nhiễm tự nhiên có lẽ sẽ mất thời gian dài hơn nhiều để có thể thấy được kết quả có ư nghĩa. Ngược lại, các tác giả của đề án cho rằng nếu chủ động lây nhiễm người tham gia thử nghiệm, chúng ta không chỉ cần ít người tham gia hơn mà c̣n có kết quả trong thời gian ngắn hơn.

    Cúm, thương hàn, dịch tả và sốt rét đă được thử nghiệm chủ động khá thường xuyên

    Giáo sư Nir Eyal công tác tại Đại học Rutgers ở New Brunswick, New Jersey, đồng thời là tác giả chính của đề án cho biết: Đối với các loại virút ít nguy hiểm hơn, họ thực hiện những nghiên cứu chủ động lây nhiễm này khá thường xuyên. Ví dụ đối với bệnh cúm, thương hàn, dịch tả và sốt rét. Do đó, ông cho rằng có thể thực hiện thử nghiệm này một cách an toàn đến ngạc nhiên.

    Thực hiện như thế nào?

    Đầu tiên, phải chọn vắc-xin đă được chứng minh an toàn và kích thích được đáp ứng miễn dịch ở người tham gia (tức là họ sinh ra được các kháng thể nhận biết virus này) từ những nghiên cứu khác trước đó. Thông thường người ta kiểm tra kháng thể trong máu 4-6 tuần sau khi tiêm chủng để biết có kháng thể đặc hiệu hay không.

    Khi đă chọn được vắc-xin, thử nghiệm sẽ bước vào phần chính: chọn ra khoảng 100 người khỏe mạnh từ 20-45 tuổi, không có bệnh lư nền để tiêm chủng vắc-xin hoặc giả dược.

    Những người này nên được chọn từ nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao trong cuộc sống tự nhiên hàng ngày của họ, ví dụ: sống trong khu vực tâm dịch hoặc làm việc ở các trung tâm y tế, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19. Đây thuộc về vấn đề đạo đức trong việc tiến hành thử nghiệm trên con người.

    Sau đó, chờ cho đến khi phản ứng miễn dịch xảy ra (ví dụ 28 ngày hoặc lâu hơn) rồi phơi nhiễm những người này. Lượng virus sử dụng gây nhiễm đă được thử nghiệm và chọn lựa cẩn thận từ một thử nghiệm riêng biệt trước đó (giai đoạn đầu của đề án).

    Kết quả so sánh hai nhóm người được tiêm vắc-xin hoặc giả dược sẽ cho biết hiệu quả bảo vệ của vắc-xin trên con người.

    Làm sao đảm bảo an toàn cho người tham gia?

    Đầu tiên, rủi ro sẽ được giảm đáng kể bằng cách chọn người tham gia thuộc nhóm khỏe mạnh và có độ tuổi trong khoảng 20-45, không có bệnh lư nền.

    Nhóm này sẽ được cách ly và theo dơi sức khỏe hàng ngày. Nếu có biểu hiện bệnh, họ sẽ được chăm sóc y tế đặc biệt từ sớm.

    Nhóm tác giả cũng hi vọng đến khi thực hiện thử nghiệm này, thế giới cũng đă t́m ra loại thuốc chữa trị bệnh COVID-19 hiệu quả. Những người tham gia sẽ được ưu tiên sử dụng các loại thuốc chữa trị tốt nhất.

    Thử nghiệm như thế có trái đạo đức không?

    Thử nghiệm nghe có vẻ điên rồ, và những người tham gia thử nghiệm nghe có vẻ không hoàn toàn tỉnh táo khi đưa ra quyết định tham gia.

    Tuy nhiên, GS Nir Eyal cho rằng trong đại dịch này, con người c̣n làm nhiều việc vĩ đại hơn chỉ v́ bản tính nhân đạo của họ. Ví dụ những bác sĩ t́nh nguyện công tác tại tuyến đầu chống dịch là đang đối mặt với nguy hiểm.

    Hơn nữa, nhiều biện pháp an toàn cũng sẽ được thực hiện để giúp loại bỏ rủi ro cho người thử nghiệm. Thậm chí nó c̣n có thể an toàn hơn cho một số người tham gia nghiên cứu hơn so với việc họ có thể bị lây nhiễm bệnh bất cứ lúc nào rồi sau đó cố gắng dựa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung. Như vậy, rủi ro thực sự có lẽ không quá cao như bề ngoài của nó, cho dù chưa thể khẳng định điều ǵ vào lúc này.

    Cuối cùng, theo GS Nir Eyal, vắc-xin có thể là cách duy nhất giúp xă hội chúng ta thoát khỏi chọn lựa đau ḷng giữa kinh tế và tỷ lệ tử vong trên diện rộng.

    TS Nguyễn Quốc Thục Phương

    (Chuyên viên nghiên cứu về đáp ứng miễn dịch tại Trung tâm Y tế Đại học Rochester, bang New York, Mỹ)


    * Bài viết lược dịch từ bài báo được trích dẫn và có bổ sung thêm ư kiến của tác giả.

    Tài liệu tham khảo:

    https://www.nature.com/articles/d415...0927-3#ref-CR1

    Eyal, N., Lipsitch, M. & Smith, P. G. Preprint at DASH http://nrs.harvard.edu/urn-3:HUL.InstRepos:42639016 (2020).

  7. #467
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Các nhà khoa học cảnh báo virus Corona Vũ Hán có thể lây lan qua 'phân khí dung'
    B́nh luậnVăn Thiện • 01:08, 05/04/20• 15 lượt xem


    Một lần xả nước bồn cầu có thể giải phóng tới 80.000 giọt mang mầm bệnh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

    Các nhà khoa học đă cảnh báo rằng virus Corona Vũ Hán (COVID-19) có thể lây lan qua các hạt phân người, hay c̣n gọi là “phân khí dung”, thoát ra khỏi bồn cầu trong mỗi lần xả nước. Do đó, họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đóng nắp bồn cầu khi xả nước.

    Vào năm 2015, Hiệp hội Các chuyên gia về Kiểm soát Nhiễm trùng và Dịch tễ học Hoa Kỳ (APIC) đă công bố một nghiên cứu cho thấy, “phân khí dung” có thể bị đẩy vào không khí và làm ô nhiễm nhà vệ sinh.

    Ông Qingyan Chen, giáo sư Kỹ thuật cơ khí tại Đại học Purdue, nói với Forbes rằng cách dễ nhất để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán là “đóng nắp bồn cầu rồi mới xả nước”. Cách làm này có thể khiến 80% các hạt phân chứa mầm bệnh bị giữ lại trong bồn cầu khi chúng bị đẩy vào không khí.

    Ông Chen nói thêm rằng để giảm thiểu khả năng nhiễm virus, một người đi vệ sinh nên rửa tay, sau đó dùng găng tay hoặc khăn giấy để xả nước sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Ông cũng kêu gọi mọi người nên chờ khoảng một hoặc hai phút giữa các lần sử dụng nhà vệ sinh.

    Theo nghiên cứu này: “Khí dung có thể tiếp tục [duy tŕ] thông qua nhiều lần xả. Sau đó chúng có thể tiếp xúc với những người sử dụng nhà vệ sinh tiếp theo. Một số hạt khí dung hút ẩm trở thành giọt nhỏ và bay lơ lửng trong không khí”.

    Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc tháng trước cũng tuyên bố rằng virus Corona Vũ Hán cũng lây truyền qua đường phân-miệng, bên cạnh các con đường khác như qua các giọt hô hấp hoặc sự tiếp xúc bề mặt có virus. Các nhà nghiên cứu lưu ư rằng virus cũng có thể sống bên trong đường tiêu hóa và dẫn đến một số lượng đáng kể bệnh nhân bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa hoặc khó chịu ở bụng.

    Trước đó, các nhà khoa học Hồng Kông cũng công bố một nghiên cứu mới cho thấy, một lần xả nước bồn cầu có thể giải phóng tới 80.000 giọt mang mầm bệnh và khiến chúng lơ lửng một mét trong không khí trong nhiều giờ nếu không đóng nắp bồn cầu.

    Những người có triệu chứng được cho là những người đóng góp chính trong việc lây truyền virus qua đường phân-miệng. Do đó, ông Chen cho biết chúng ta phải khử trùng toàn bộ pḥng vệ sinh bằng cồn hoặc tia cực tím trong trường hợp ai đó dùng chung nhà vệ sinh với người dương tính với virus Corona Vũ Hán.

    Theo nghiên cứu của APIC, các cơ sở chăm sóc sức khỏe có nguy cơ lây lan virus cao do tại những nơi này thường có các khu vệ sinh chung.

    Văn Thiện

    Theo ibtimes

  8. #468
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus Corona Vũ Hán lây truyền dễ dàng nhất khi người bệnh có các triệu chứng nhẹ
    B́nh luậnVăn Thiện • 16:41, 04/04/20• 807 lượt xem


    Bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán có thể giải phóng một lượng lớn virus trong thời gian đầu mắc bệnh. (Ảnh minh họa: Pixabay)

    Một nghiên cứu mới cho thấy, những người bị nhiễm virus Corona Vũ Hán (COVID-19) có thể giải phóng một lượng lớn virus trong thời gian đầu mắc bệnh.

    Nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Nature vào ngày 1/4, đă xem xét 9 bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán. Các kết quả của nghiên cứu này cho thấy người bệnh lây truyền virus sang người khác nhiều nhất khi họ chỉ biểu hiện các triệu chứng nhẹ như cảm lạnh. Điều này có thể giúp giải thích lư do tại sao mà virus này đang lây lan dễ dàng như vậy trên toàn thế giới.

    Trong 7 bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán, "nồng độ virus mà họ giải phóng ra đă đạt cực đại trong khoảng trước ngày thứ 5 kể từ ngày xuất hiện triệu chứng và cao hơn 1.000 lần" so với nồng độ cực đại ở những bệnh nhân SARS giải phóng ra. Trong 7 trường hợp này, sự phát tán của virus đă giảm dần sau ngày thứ 5 và đến ngày thứ 10 th́ các bệnh nhân này có thể không c̣n lây bệnh nữa.

    Các tác giả cho biết: "Điều này trái ngược hoàn toàn so với bệnh SARS" - một bệnh do một loại coronavirus khác gây ra. Ở những bệnh nhân SARS, sự phát tán của virus đạt cực đại khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Lúc này, virus SARS đă lây lan từ đường hô hấp trên vào mô phổi.

    Với 2 bệnh nhân c̣n lại th́ nồng độ cực đại này xuất hiện muộn hơn, khi nhiễm trùng đă tiến vào phổi và gây ra các dấu hiệu viêm phổi đầu tiên. Sự phát tán virus của những bệnh nhân này đạt cực đại vào khoảng ngày thứ 10 hoặc 11.

    Các tác giả viết: "Dựa trên những phát hiện mới này, bệnh nhân có thể chọn xuất viện sớm và cách ly tại nhà sau khi các triệu chứng của họ xuất hiện được hơn 10 ngày", với điều kiện là các mẫu bệnh phẩm lấy từ cổ họng của họ chứa ít hơn 100.000 RNA virus trên mỗi mililit.

    Các nhà nghiên cứu đă tiến hành phân tích bằng cách lấy gạc từ mũi và họng của bệnh nhân. Đồng thời, họ cũng kiểm tra máu, nước tiểu, phân và đờm của những bệnh nhân này. Sau đó, nhóm nghiên cứu đă kiểm tra từng mẫu bệnh phẩm để t́m ra các RNA virus để xác định số lượng virus có mặt ở các giai đoạn khác nhau của bệnh.

    Từ việc phân tích trên, các nhà nghiên cứu có thể theo dơi được sự gia tăng và giảm của nồng độ virus giải phóng từ người bệnh theo thời gian. Tuy nhiên, lượng virus phát tán ra không thể tiết lộ liệu bệnh nhân có bị nhiễm trùng hay không, v́ RNA không hoạt động của virus có thể có trong mô người. Để t́m ra ai đă nhiễm virus và bị nhiễm khi nào, các nhà nghiên cứu đă phân lập các mẫu virus trong suốt quá tŕnh nghiên cứu và cố gắng phát triển chúng trong pḥng thí nghiệm.

    Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng họ có thể phát triển virus từ các mẫu họng, mũi và đờm được thu thập sớm trong quá tŕnh phát bệnh, nhưng sau ngày thứ 8, các mẫu được lấy từ những bệnh nhân mắc bệnh nhẹ không cho thấy bất kỳ sự phát triển nào của virus. Sự thay đổi này chỉ ra rằng những bệnh nhân đó đă trở nên ít lây nhiễm hơn. Mặc dù t́nh trạng sức khỏe của những người này đă được cải thiện, họ vẫn xét nghiệm "dương tính" với virus. Phát hiện này có thể giúp giải thích cho một nghiên cứu từ Trung Quốc chỉ ra rằng virus có thể tồn tại trong cơ thể ít nhất hai tuần sau khi các triệu chứng viêm phổi Vũ Hán biến mất.

    Một phát hiện nữa là nhóm nghiên cứu không thể phát triển virus từ các mẫu máu, nước tiểu và phân được thu thập trong quá tŕnh nhiễm bệnh của các bệnh nhân. Các phân tích về phân của 4 bệnh nhân dựa trên trên 13 mẫu được thu thập trong thời gian từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12, v́ những mẫu này chứa lượng RNA virus lớn nhất và cho phép các nhà nghiên cứu phân lập mẫu. Một báo cáo trước đây từ Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng "virus tồn tại độc lập" (viable virus) có thể được phục hồi từ phân của người bị nhiễm bệnh, nhưng không rơ liệu việc này có góp phần vào việc lây truyền bệnh hay không. Các tác giả cho rằng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định mức độ mà phân có thể đóng góp vào quá tŕnh lây truyền của virus Corona Vũ Hán.

    Đáng chú ư, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra các kháng thể ở các bệnh nhân trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12. Điều này cho thấy hệ thống miễn dịch bắt đầu xây dựng hệ thống pḥng thủ chống lại mầm bệnh. Các nhà khoa học hiện vẫn chưa biết liệu phản ứng miễn dịch nhanh này có xuất hiện ở hầu hết bệnh nhân, đặc biệt là những người bị nhiễm trùng nặng hơn, hay không.

    Ông Michael Osterholm, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh truyền nhiễm của Đại học Minnesota, Hoa Kỳ, nói với Stat News: "Đây là một đóng góp rất quan trọng để hiểu cả lịch sử tự nhiên về bệnh lư của COVID-19 cũng như ư nghĩa về y tế cộng đồng của việc phát tán virus".

    Tính đến sáng ngày 4/4, tổng số ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán trên thế giới đă vượt trên 1,1 triệu ca. Trong đó, ít nhất 59.000 trường hợp đă không qua khỏi. Hiện vẫn có khoảng 822.000 ca c̣n đang điều trị trên toàn cầu. Hy vọng rằng, những hiểu biết mới từ nghiên cứu này sẽ giúp các bác sĩ phần nào đó trong việc ngăn chặn đại dịch.

    Văn Thiện

    Theo Livescience

  9. #469
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: Nín thở 10 giây không giúp phát hiện bị nhiễm


    Trong thời kỳ dịch bệnh virus corona, xuất hiện nhiều thông tin cần phải kiểm chứng. © Imagem de John Iglar por Pixabay

    Các thông tin chia sẻ trên mạng xă hội và qua tin nhắn tại nhiều nước cho rằng chỉ cần hít đầy hơi rồi nín thở 10 giây là có thể biết ḿnh bị nhiễm virus corona hay không. Bên cạnh đó, uống nước thường xuyên sẽ giết được con virus. Những thông tin này là sai.


    Chỉ có xét nghiệm mới phát hiện được virus, và việc thường xuyên uống nước không giết được chúng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và nhiều chuyên gia, khẳng định như trên với hăng tin AFP.

    Một bài viết trên Facebook được chia sẻ rất nhiều kể từ ngày 11/03/2020 khẳng định : « Chỉ cần một thử nghiệm đơn giản 10 giây về virus corona mà không cần phải đến bác sĩ hoặc pḥng thí nghiệm để xét nghiệm ».

    Người viết khuyến cáo nên hít đầy hơi vào lồng ngực và nín thở trong 10 giây. « Nếu sau đó bạn thở ra mà không bị ho, không cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hay nặng ngực, th́ điều này chứng tỏ phổi bạn không bị xơ hóa, tức là không có virus ! »

    Thông tin này c̣n khẳng định thời kỳ ủ bệnh Covid-19 có thể kéo dài đến 28 ngày, và nếu uống nước thường xuyên có thể trừ khử được con virus. Các tin tương tự được lan truyền nhanh chóng trên các mạng xă hội bằng tiếng Anh, Ả Rập, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thông qua các tin nhắn tại nhiều nước, có cả tiếng Việt.

    Tuy nhiên theo WHO, các thông tin này không có cơ sở khoa học.

    Nín thở 10 giây để kiểm tra sức khỏe ?

    Trả lời AFP, ông Tarik Jasarevic, một phát ngôn viên của WHO xác nhận một người bị nhiễm virus corona có thể không phát ra triệu chứng trong nhiều ngày, nhưng giai đoạn này không kéo dài đến 28 ngày. Ông nói : « Các ước tính hiện nay cho thấy thời kỳ ủ bệnh là từ 1 đến 12 ngày rưỡi, c̣n trung b́nh là khoảng 5 hay 6 ngày ». Đồng thời nhắc lại : « WHO khuyến cáo nên theo dơi trong 14 ngày đối với những người có tiếp xúc với các ca dương tính ».

    C̣n về việc nín thở 10 giây, ông Jarasevic cho rằng không có ǵ chứng minh đây là kỹ thuật có thể phát hiện một cách chắc chắn là có bị nhiễm virus hay không.

    Về phía nhà miễn dịch học Fernando De la Hoz, giáo sư trường đại học quốc gia Bogota ở Colombia nói thêm, việc phổi bị xơ hóa không liên quan đến virus corona. Ông giải thích : « Đó là một chứng bệnh phổi do phơi nhiễm thường xuyên, đôi khi trong nhiều năm, trong môi trường ô nhiễm công nghiệp. C̣n nhiễm trùng cấp tính như virus corona gây ra, không có đủ thời gian để bệnh nhân bị xơ hóa phổi, nhưng làm cho người bệnh bị sưng phổi ».

    Bác sĩ Karla Ronchini, chuyên gia về bệnh nhiễm ở Rio de Janeiro (Brazil) cũng bác bỏ cách phát hiện « xơ phổi » hoặc các chứng bệnh về phổi khác như trên. Ông khẳng định : « Chỉ khi nào xét nghiệm ở pḥng thí nghiệm mới biết được ».

    Cơ quan y tế quốc tế chỉ khuyến cáo đo thân nhiệt hai lần một ngày khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp (ho, khó thở…).

    Uống nước không làm « trôi » được con virus

    « Bạn cũng phải luôn bảo đảm miệng và cổ họng luôn ẩm ướt, không bị khô. Tối thiểu cứ mỗi 15 phút phải uống một ly nước » - thông tin trên mạng khuyên. « Ngay cả khi con virus đă xâm nhập vào miệng, nước lă hoặc các loại chất lỏng khác sẽ rửa trôi được chúng. Khi vào đến bụng, dịch vị trong bao tử sẽ giết chết virus ».

    Tuy nhiên theo bác sĩ Manuel Vargas, nhà vi trùng học của đại học Công giáo Louvain, giáo sư trường đại học quốc gia Bogota (Colombia), « không thể ‘rửa trôi’ con virus như vậy được, v́ đó là siêu vi xâm nhập vào tế bào ». Cũng không có bằng chứng nào cho thấy dịch vị có thể giết được virus corona. Ông nói với AFP : « Vẫn chưa thể biết được cấu trúc của con virus có thể kháng cự lại dịch vị trong bao tử hay không ».

    Trang web của WHO luôn nhắc nhở, các biện pháp hiệu quả nhất để tự vệ và bảo vệ những người khác trước Covid-19 là « thường xuyên rửa tay, khi ho phải che miệng bằng khăn giấy hoặc ho vào khuỷu tay, giữ khoảng cách ít nhất 1 mét đối với những người ho hoặc sổ mũi ».

  10. #470
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Ảnh: Giăn cách xă hội - Dịch bệnh khiến chúng ta thay đổi ra sao?
    B́nh luậnNguyễn Sơn • 15:38, 02/04/20• 1878 lượt xem
    P1


    Các ṿng tṛn giữ khoảng cách ở chợ Ấn Độ (trái), và cảnh sát Nam Phi buộc người mua hàng giữ khoảng cách (phải). (Ảnh: Getty Images)

    Dịch viêm phổi Vũ Hán làm đảo lộn cuộc sống trên khắp thế giới. Những h́nh ảnh dưới đây cho thấy con người đă phải thay đổi cách giao tiếp nơi công cộng ra sao.

    Giăn cách xă hội (social distancing) đang được xem như là biện pháp tối ưu trong khi con người chưa t́m được phương thuốc hữu hiệu pḥng chống dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19).

    Trong lịch sử, biện pháp “giăn cách xă hội” đă được áp dụng hiệu quả với đại dịch cúm Tây Ban Nha (năm 1918-1919), dịch SARS (năm 2003), và tại thành phố Mexico trong đại dịch cúm (năm 2009)…

    Dưới đây là những h́nh ảnh mọi người thực hiện giữ khoảng cách an toàn nơi công cộng trên khắp thế giới.


    Những người mua hàng ngồi chờ trên những chiếc ghế cách nhau 1 mét để tạo khoảng cách an toàn tại một trung tâm thương mại ở Nam Phi, ngày 29/3/2020. (Ảnh: PHILL MAGAKOE/AFP via Getty Images)


    Một cảnh sát Nam Phi chĩa súng vào đám đông mua hàng ngoài một siêu thị ở thủ đô Johannesburg, hôm 28/3/2020, để buộc mọi người giữ khoảng cách an toàn. Nam Phi thực hiện chính sách phong tỏa toàn quốc từ ngày 27/3/2020 để chống dịch Covid-19. (Ảnh: MARCO LONGARI/AFP via Getty Images)


    Mọi người thực hiện giăn cách xă hội trong khi xếp hàng vào một bưu điện ở Rome (Italy), ngày 10/3/2020. (Photo by Alberto PIZZOLI / AFP) (Photo by ALBERTO PIZZOLI/AFP via Getty Images)

    Người đi bộ trên một cây cầu bắc qua sông Thames ở thành phố London ngày 17/3/2020 sau khi chính phủ Anh thông báo các biện pháp giăn cách xă hội để chống dịch corona (Photo by JUSTIN TALLIS / AFP) (Photo by JUSTIN TALLIS/AFP via Getty Images)

    Người đi thang máy đứng theo các ô cố định để thực hiện giăn cách xă hội tại một trung tâm thương mại ở Surabaya ngày 19/3/2020. (Photo by JUNI KRISWANTO / AFP) (Photo by JUNI KRISWANTO/AFP via Getty Images)

    Hai phụ nữ nói chuyện với nhau từ khoảng cách xa trong một công viên ở phía bắc nước Anh, ngày 19/3/2020. (Photo by OLI SCARFF / AFP) (Photo by OLI SCARFF/AFP via Getty Images)

    Người đi tàu ngồi cách quăng để thực hiện giăn cách xă hội tại Palembang, phía nam Sumatra ngày 20/3/2020. (Ảnh: ABDUL QODIR/AFP via Getty Images)

    Các quan chức Mỹ ngồi họp cách xa nhau tại Quốc hội Mỹ, ngày 20/3/2020. (Ảnh: Drew Angerer/Getty Images)

    Hai người bạn ăn trưa cùng nhau và giữ khoảng cách ở Leeds (Anh) ngày 21/3/2020 (Ảnh: OLI SCARFF/AFP via Getty Images)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •