Page 51 of 55 FirstFirst ... 41474849505152535455 LastLast
Results 501 to 510 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #501
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Mỹ và Anh hướng dẫn công dân rời Việt Nam v́ virus Corona
    13/04/2020
    VOA Việt Ngữ



    Một người dân Việt Nam xếp hàng chờ xét nghiệm virus Corona.


    Hoa Kỳ và Anh mới ra thông báo, kêu gọi các công dân nước này ở Việt Nam, nhất là khách du lịch, nếu cần th́ tận dụng ngay các chuyến bay thương mại c̣n cất cánh từ Việt Nam để trở về nước.

    Đăng kèm danh sách các hăng hàng không nước ngoài c̣n thực hiện các chuyến bay từ Việt Nam, đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam khuyến cáo công dân nước này “lập tức” đặt vé nếu muốn quay về Mỹ.

    Cơ quan đại diện ngoại giao Mỹ viết trên trang web hôm 1/4 rằng “trong hầu hết các trường hợp, chính phủ Hoa Kỳ sẽ không tổ chức các chuyến bay sơ tán hoặc chuyến bay thuê nguyên chuyến nếu vẫn c̣n có các chuyến bay thương mại thông thường”.

    “Trong trường hợp không c̣n chuyến bay thương mại nào, chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ sắp xếp các chuyến bay thuê nguyên chuyến để sơ tán, tuỳ thuộc vào t́nh h́nh cụ thể ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ”, đại sứ quán Mỹ cho biết, nói thêm rằng “kể cả trong trường hợp có chuyến bay sơ tán th́ các chuyến bay này cũng không miễn phí và công dân Hoa Kỳ phải trả tiền vé” với giá vé có thể “sẽ cao hơn giá vé chuyến bay thương mại thông thường”.


    Theo quan sát của VOA Việt Ngữ, các hăng hàng không mà đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội liệt kê đều quá cảnh ở một nước thứ ba như Nhật, Hàn Quốc và Qatar nên cơ quan ngoại giao này khuyên các công dân nước ḿnh “chỉ nên quá cảnh, không nên nhập cảnh vào nước sở tại và rời khỏi sân bay, ở lại sân bay qua đêm, hoặc thay đổi sân bay” v́ “những hành động này sẽ có thể dẫn đến việc bị cách ly hoặc làm chậm trễ hành tŕnh”.

    Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cho biết “không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ quyết định nào của chính phủ Việt Nam, chính phủ của các nước quá cảnh hoặc các hăng hàng không về việc thay đổi hoặc hủy lịch tŕnh bay”.

    Các công dân Mỹ ở Việt Nam cũng được yêu cầu “theo dơi sát” t́nh h́nh dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam và thực hiện theo các hướng dẫn của chính quyền Việt Nam.

    Tin cho hay, theo chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Việt Nam “thực hiện cách ly toàn xă hội trong ṿng 15 ngày kể từ 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2020 trên phạm vi toàn quốc” và người dân được yêu cầu “ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết”.

    Trước đó, Việt Nam cũng đă thông báo tạm dừng nhập cảnh đối với tất cả người nước ngoài và kể cả người gốc Việt được cấp giấy miễn thị thực.

    Cùng với Mỹ, đại sứ quán Anh hôm 6/4 cập nhật một khuyến cáo, kêu gọi công dân nước này đang du lịch ở Việt Nam tận dụng những chuyến bay thương mại c̣n thực hiện các chuyến bay về Anh.

    “Đừng để bị kẹt lại”, cơ quan đại diện ngoại giao Anh ở Hà Nội viết trên Facebook, nói thêm rằng các chuyến bay thuê bao để sơ tán công dân Anh “chỉ dành cho các nước ưu tiên nơi không có các chuyến bay thương mại”.

    Theo quan sát của phóng viên VOA Việt Ngữ, trong một đoạn trao đổi với công dân Anh trên Facebook, đại sứ quán Anh hôm 6/4 cho biết rằng “hơn 5 ngh́n người Anh đă có thể rời Việt Nam nhờ sự giúp đỡ của chúng tôi trong tháng trước”.


    Hôm 2/4, đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward đăng trên Twitter h́nh ảnh ông có mặt tại sân bay Nội Bài và “trao đổi với các công dân Anh bay về nước trên chuyến bay của Qatar Airways”. “C̣n nhiều ghế trên tuyến này. Chúng tôi khuyên các du khách Anh nên rời đi ngay. Đừng tŕ hoăn”, ông Ward tweet.

    Lời kêu gọi này sau đó đă thu hút được nhiều b́nh luận trên mạng xă hội, trong đó có người nói rằng Anh đang “sơ tán công dân khỏi Việt Nam” v́ virus Corona, khiến Đại sứ quán Anh phải ra thông cáo, trong đó “nhấn mạnh rằng khuyến cáo trên không hướng tới những công dân Anh đang định cư ở Việt Nam”.

    Cơ quan ngoại giao này cũng trích dẫn khuyến cáo đi lại của Bộ Ngoại giao Anh, trong đó nói rằng “nếu bạn định cư ở Anh và đang đi du lịch ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam, Bộ ngoại giao Anh khuyên bạn trở về nước khi vẫn c̣n những đường bay thương mại”.

    Đại sứ quán Anh cho biết “đă và đang tích cực chia sẻ và cập nhật thông tin cho du khách Anh ở Việt Nam về những đường bay thương mại c̣n mở”.

    Trong một diễn biến mới nhất, hôm 12/4, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội đă kêu gọi công dân Hoa Kỳ gửi email đăng kư với Đại sứ quán Anh ở Hà Nội nếu muốn mua vé “chuyến bay đặc biệt” của Vietnam Airlines tới London, vào ngày 14/4, dành cho công dân mọi quốc tịch muốn khởi hành từ Việt Nam và Cambodia, nhưng các công dân Anh và Ireland “sẽ được ưu tiên”.

    Tính tới ngày 12/4, Việt Nam ghi nhận 259 trường hợp nhiễm virus Corona, trong đó chưa có ca tử vong nào.

    Trong khi đó, số người mắc ở Hoa Kỳ là hơn 500 ngh́n trường hợp và hơn 20 ngh́n người chết, và tại Anh là gần 80 ngh́n người nhiễm và gần 10 ngh́n người tử vong.

  2. #502
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Gaël Giraud : Khủng hoảng corona xua tan các huyền thoại về kinh tế


    Khải Hoàn Môn Paris trong mùa dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 01/04/2020. © REUTERS/Pascal Rossignol

    Trả lời phỏng vấn tuần báo L’Obs, nhà kinh tế Gaël Giraud nhận định từ nhiều năm qua người ta đă biết rằng hệ thống hiện nay là dễ tổn thương. Nhưng tại sao lại không hành động ǵ ? Đó là do những luận thuyết không căn cứ : tư nhân hóa, tự do mậu dịch, kỷ luật ngân sách…



    L’Obs : Cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể so sánh với những cú sốc kinh tế trước đây không ?

    Gaël Giraud : Không, v́ nó là duy nhất. Ngược với sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929 và khủng hoảng tín dụng thứ cấp (subprimes) năm 2008, nó đánh ngay và trước hết vào trung tâm nền kinh tế thực. Bộ máy sản xuất bị ngưng lại, các chuỗi giá trị toàn cầu chậm đi hoặc khựng lại, lao động bị đ́nh công bất đắc dĩ. Đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng theo như Keynes là cầu không đủ, mà c̣n khủng hoảng cả về cung.

    Đại dịch đánh dấu việc bước vào một thời kỳ mới, xuyên qua các nguy cơ có liên quan đến hiện tượng hâm nóng khí hậu, và mở rộng thêm bởi một chủ nghĩa tư bản quá thiên về chứng khoán, làm chúng ta trở nên hết sức dễ tổn thương trước sự hữu hạn của thế giới.

    Ông muốn nói về tính dễ tổn thương như thế nào ?

    Không phải tất cả mọi người đều có thể làm việc ở nhà. Thế nhưng chúng ta đă cùng xây dựng một hệ thống, chẳng hạn trong đó một số thực phẩm đă đi hai ṿng thế giới trước khi đến bàn ăn của chúng ta. Để đạt lợi nhuận tối đa trong ngắn hạn, chúng ta đă dựng lên các chuỗi cung ứng theo nguyên tắc giảm thiểu nguyên vật liệu và thành phẩm tồn trữ nhằm giảm chi phí, giao hàng trong thời gian ngắn nhất.

    Luồng cung ứng này rất dễ tổn thương v́ chỉ cần một công ty trong chuỗi ngưng làm việc – v́ nhân viên bị bệnh hoặc từ chối làm do sợ rủi ro – sẽ làm cả chuỗi bị tắc. Một số thành phố trong những ngày, những tuần lễ tới có thể sẽ có kinh nghiệm cay đắng với việc cung ứng thực phẩm.

    Trong hệ thống này, thị trường tài chính rất vô chừng v́ bất chấp những cảnh báo từ hơn mười năm qua, vẫn chưa có biện pháp nghiêm túc để ḱm lại các bong bóng và t́nh trạng hoảng loạn chứng khoán. Do theo giáo điều tân tự do mà không có cơ sở khoa học, bệnh viện thiếu phương tiện và một số dịch vụ công bị tư nhân hóa. Chúng ta đă biết những điều ấy từ nhiều năm, và nay th́ sự dễ vỡ ấy nổ tung trước mắt chúng ta.

    Đại dịch corona xảy ra trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và thiên về tài chính. T́nh trạng tài chính hóa này tiết lộ những ǵ ?

    Các thị trường tài chính mà chúng ta cố gắng dựa vào để tạo ra thịnh vượng từ nhiều thập kỷ, không hề dự đoán được đại dịch. Tuy nhiên đó không phải là một sự kiện không thể tiên đoán, một « thiên nga đen » : Tổ chức Y tế Thế giới dự báo các chợ động vật hoang dă ở Trung Quốc là những nguy cơ dịch tễ lớn. Vậy mà chúng ta vẫn tiếp tục duy tŕ ảo tưởng thị trường tài chính là kim chỉ nam cho xă hội ?

    Ngoài ra từ 30 năm qua, toàn cầu hóa dựa vào năng lượng hóa thạch dồi dào, đặc biệt là dầu lửa. Năng lượng này làm cho Trái Đất nóng hẳn lên. Đồng thời giúp mở rộng các chuỗi sản xuất, làm phí vận chuyển trở nên không đáng kể, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất sang những nước có giá lao động rẻ, trước hết là Trung Quốc. Ngày nay nền kinh tế thực bị ngưng đọng khiến giá dầu lao dốc. Sự sụt giá này không chỉ tác động lên các công ty dầu lửa mà cả vào lănh vực tài chính. Có vô số cổ phiếu dựa vào năng lượng hóa thạch.

    Sự kết thúc toàn cầu hóa về hàng hóa có thể gây sụp đổ giá trị những chứng khoán này. Cộng thêm sự hoảng loạn của các định chế tài chính đang nắm hàng núi nợ tư nhân, chỉ có thể hoàn trả khi GDP tiếp tục tăng trưởng. Thế nhưng năm 2020 sẽ là một năm suy thoái cho đa số nước. Nhiều nhà đầu tư đă hiểu ra rằng sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán với các cổ phiếu này.

    Như vậy cần phải chờ đợi điều ǵ ?

    Một sự sụp đổ c̣n kinh khủng hơn cả năm 2008, trừ phi các Nhà nước hành động thật nhanh và mạnh để tránh cho nền kinh tế thực bị suy sụp hàng loạt. Chính quyền Trump đă loan báo hỗ trợ gần 1.000 tỉ đô la cho các hộ gia đ́nh và doanh nghiệp. Ngân hàng Trung ương Châu Âu đưa ra kế hoạch 750 tỉ euro để mua lại nợ.

    Đó là những quyết định đúng đắn ở cấp vĩ mô, nhưng tất cả c̣n tùy thuộc vào các sử dụng những khoản tiền này. Cần hướng về các công ty vừa và nhỏ, các gia đ́nh, giảm lăi suất và tăng lượng tiền lưu thông (quantitative easing). Nếu không, một lần nữa số tiền này sẽ chỉ dùng để cứu các ngân hàng.

    Những nước nào dám chi ra hàng loạt để cứu nền kinh tế thực của ḿnh, sẽ sớm ra khỏi khủng hoảng. Chúng ta « đang trong t́nh trạng chiến tranh » ? Cần phải hiểu về thâm hụt ngân sách phải chịu đựng : đối với Hoa Kỳ là 12% GDP năm 1942, 26% năm 1943, 21% năm 1944 và 20% năm 1945. Những ai gắn bó với chủ thuyết ngân sách khắc khổ (không có căn cứ về kinh tế), sẽ phải chịu đựng suy thoái nặng nề cho đến nỗi cuộc khủng hoảng 2008 chỉ là một cuộc dạo mát.

    Bây giờ là Nhà nước phúc lợi, quốc hữu hóa, tái thúc đẩy ngân sách…Phải chăng cuộc khủng hoảng virus corona đă làm sụp đổ các giáo điều kinh tế ?

    Đúng vậy. Tôi rất vui khi nghe tổng thống Pháp trong cuộc họp nội các nói rằng từ nay không c̣n giới hạn nợ công. Hy vọng cuộc khủng hoảng này là dịp để làm x́ hơi những huyền thoại kinh tế : trước mắt, Nhà nước cần tài trợ khẩn cấp cho các bệnh viện công và tái điều chỉnh hệ thống giá (ít nhất là tạm thời) để tránh nhu yếu phẩm bị tăng giá, cũng như thái độ trục lợi của một số người vô trách nhiệm.

    Cũng mong cuộc khủng hoảng c̣n là cơ hội để từ bỏ tự do mậu dịch, đưa sản xuất trở về nước, tái kỹ nghệ hóa nước Pháp, bảo hộ sinh thái, xă hội và dịch tễ. Cơ hội để ngưng chạy theo ảo tưởng cạnh tranh đơn thuần và hoàn hảo, mà Ủy Ban Châu Âu đă nhân danh để cấm hỗ trợ cho những ngành công nghiệp và thương mại đặc thù. Nhất là, cơ hội để chấm dứt lệ thuộc vào việc chống lại thâm hụt ngân sách. C̣n phải cần bao nhiêu người chết nữa tại khoa cấp cứu các bệnh viện để hiểu được điều ấy ?

    Đại dịch này khiến người ta nghĩ đến phi toàn cầu hóa hoặc chủ nghĩa bảo hộ ?

    Nó buộc chúng ta phải hiểu rằng chủ nghĩa tư bản không thể sống được nếu không có dịch vụ công mạnh, và phải xem lại tận gốc cung cách sản xuất, tiêu thụ. Đây không phải là đại dịch cuối cùng : nạn phá rừng cũng như chợ động vật hoang dă ở Vũ Hán khiến chúng ta tiếp xúc với thú vật cùng với các loại virus chưa hề biết đến. Tầng đất đóng băng vĩnh cửu (pergélisol) bị tan băng, có nguy cơ phát tán các dịch bệnh nguy hiểm : cúm « Tây Ban Nha » năm 1918, bệnh than…Chăn nuôi công nghiệp với những con vật cùng loài sống chen chúc, căng thẳng cũng tạo điều kiện cho nạn dịch lan tràn.

    Trong ngắn hạn, cần phải quốc hữu hóa các công ty và có thể một số ngân hàng. Nhưng chúng ta cần nhanh chóng rút ra bài học của mùa xuân này : đưa sản xuất trở lại trong nước, điều chỉnh lănh vực tài chính, xem lại các tiêu chí kế toán để đánh giá khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất, thiết lập hàng rào thuế carbone và dịch tễ, đưa ra kế hoạch tái thúc đẩy nền kinh tế cho Pháp và châu Âu để tái thiết sinh thái…

    Ngày nay, chủ nghĩa tư bản biết được cái giá của mọi thứ, nhưng lại không biết về một giá trị ǵ. Nguồn gốc thực sự của giá trị là mối tương quan giữa người với người, và giữa con người với môi trường. Khi muốn tư hữu hóa, chúng ta phá hủy mối quan hệ này và khiến xă hội nguy ngập. Ngay đối với giới đặc quyền, tư nhân hóa hệ thống y tế là phi lư : họ không thể tách rời hoàn toàn với những người nghèo nhất, ít ra là cần có người mang thức ăn đến cho ḿnh. Bệnh tật vẫn luôn đuổi theo họ. Y tế là tài sản chung của thế giới và phải được quản lư như thế.

    Phải chăng chúng ta đang học cách giảm phát ?

    Tôi nghĩ rằng một số người - đang mơ mộng theo chủ thuyết nền văn minh công nghiệp sẽ sụp đổ - họ sẽ nhanh chóng giảm nhiệt khi đối mặt với những ǵ đang diễn ra trong bối cảnh hiện nay, với sự chững lại thô bạo của nền kinh tế: thất nghiệp, phá sản, những cuộc đời tan vỡ, những cái chết, những đau đớn hàng ngày đối với những người gánh chịu suốt đời di chứng từ con virus.

    Tiếp bước lá thư của Đức giáo hoàng Phanxicô gởi các giám mục « Laudato si’ » (Chúc tụng Chúa, chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta), tôi muốn hy vọng rằng đại dịch này sẽ là cơ hội để định hướng lại cuộc sống và các định chế của chúng ta, về phía một mô h́nh tăng trưởng giản đơn và tôn trọng tính hữu hạn.

  3. #503
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hàn Quốc sẽ gửi các bộ xét nghiệm COVID-19 sang Mỹ
    13/04/2020
    Reuters

    Một ống đựng máu xét nghiệm virus corona bên cạnh những đồng đô la Mỹ trong bức ảnh chụp hôm 1/3. Một nguồn tin riêng của Reuters cho biết chính phủ Mỹ đă đặt mua các bộ xét nghiệm COVID-19 của Hàn Quốc.


    Hàn Quốc có kế hoạch gửi các bộ dụng cụ có thể tiến hành tới 600.000 xét nghiệm virus corona sang Mỹ vào ngày 14/4 theo lời yêu cầu từ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, một quan chức của Seoul cho Reuters biết.

    Ông Trump đă đưa ra yêu cầu này trong một cuộc gọi điện đàm với Tổng thống Moon Jae-in hôm 25/3, trong lúc Mỹ đang vật lộn với sự bùng phát nhanh chóng của dịch bệnh ở nhiều tiểu bang.

    Các công ty Hàn Quốc trước đây đă gửi các bộ xét nghiệm tới các thành phố của Mỹ, bao gồm Los Angeles, nhưng đây là đơn đặt hàng đầu tiên với số lượng lớn từ chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

    Một máy bay chở hàng của Cơ quan Quản lư Khẩn cấp Liên bang Mỹ dự kiến khởi hành lúc 10:30 tối (1330 GMT) ngày 14/4 để vận chuyển những bộ xét nghiệm này, theo tiết lộ của quan chức trên trong điều kiện giấu tên do sự nhạy cảm ngoại giao của vấn đề.

    Nguồn tin này cho Reuters biết hôm 13/4 rằng các lô hàng đầu tiên sẽ được bàn giao và thanh toán bởi chính phủ Mỹ.

    Một lô hàng khác, gồm các bộ dụng cụng có thể thực hiện tới 150.000 xét nghiệm, sẽ được xuất khẩu sang Mỹ trong tương lai gần và sẽ được phân phối thông qua một nhà bán lẻ địa phương giấu tên, quan chức này cho biết.

    Vẫn theo quan chức trên, bộ xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) sẽ được cung cấp bởi ba công ty đă được Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt sơ bộ vào cuối tháng trước để xuất khẩu các bộ xét nghiệm sang Mỹ.

    Nguồn tin này từ chối đưa ra tên của hai công ty sẽ vận chuyển các lô hàng vào ngày 14/4.

    Tuy nhiên, một nguồn tin giấu tên có thông tin trực tiếp về vấn đề này nói với Reuters rằng một trong hai công ty là Osang Healthcare và công ty này sẽ cung cấp bộ dụng cụ có thể tiến hành 300.000 xét nghiệm.

    Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói họ không có thông tin để ngay lập tức đưa ra.

    Reuters gọi điện đến Osang Healthcare để yêu cầu b́nh luận nhưng không được trả lời.

    Từng phải vật lộn với đợt bùng phát lớn đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, Hàn Quốc đă kiểm soát tốt dịch mà không bị gián đoạn lớn nhờ vào một chiến dịch xét nghiệm rộng khắp và truy t́m các tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.

    Hàn Quốc tin rằng một phần thành công của họ là do các quan chức chính phủ và các công ty tư nhân phát triển và có được các phê duyệt về quy định cho các xét nghiệm, cho phép nước này nhanh chóng xét nghiệm được hàng ngh́n người.

    Mỹ đă ghi nhận nhiều trường hợp tử vong từ COVID-19, bệnh hô hấp do virus corona gây ra, hơn bất kỳ quốc gia nào khác, với gần 22.000 người chết tính đến ngày 12/4, và 42 tiểu bang đă nghiêm ngặt áp đặt lệnh ở trong nhà.

  4. #504
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Châu Phi: Congo có ca tử vong thứ 2 do Ebola, liệu dịch bệnh này đang quay trở lại?
    B́nh luậnVăn Thiện • 10:43, 14/04/20• 23 lượt xem


    Nhân viên y tế chuẩn bị chôn cất một cỗ quan tài chứa nạn nhân của virus Ebola vào ngày 16/5/2019 tại Butembo, Congo. (Ảnh: JOHN WESSELS / AFP qua Getty Images)

    Vào ngày Chủ Nhật (12/4), một trường hợp mới dương tính với virus Ebola ở Beni, Bắc Kivu, Congo, châu Phi đă tử vong. Ca tử vong thứ 2 này xảy ra chỉ vài ngày sau cái chết của một bệnh nhân khác cùng thành phố, theo Reuters.

    Các nguồn tin y tế chỉ ra rằng trường hợp mới này là một cô gái 11 tuổi, sống ở quận Butanuka, thành phố Beni, người được cho là cùng bị nhiễm virus với nam thanh niên 26 tuổi đă chết vào thứ Sáu (10/4).

    Đối mặt với ca tử vong mới này, cộng đồng sống ở Beni đang lo sợ dịch Ebola bùng phát lại trong khu vực. Trước đó, tất cả mọi người ở đây đều đă hy vọng rằng chính quyền sẽ công bố dịch bệnh chấm dứt vào Chủ nhật (12/4) do sau hơn 7 tuần không có ca nhiễm Ebola mới.

    Các quan chức y tế đă thông báo rằng các việc cần thiết đă được thực hiện để chặn đứng tất cả các chuỗi lây truyền bệnh. Ngoài ra, khoảng 100 trường hợp nghi ngờ có liên hệ với bệnh nhân đầu tiên đă được liệt kê để theo dơi ngay lập tức.

    Vào thứ Bảy (11/4), thị trưởng thành phố Beni Nyonyi Bwanakawa kêu gọi dân chúng hành động để ngăn Ebola quay trở lại thành phố này - nơi cũng đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với 2 trường hợp đă được xác nhận.

    Dịch Ebola đă từng giết chết hơn 2.200 người kể từ tháng 8/2018 tại Congo. Bệnh này gây sốt, chảy máu, nôn mửa và tiêu chảy và lây lan giữa người qua dịch cơ thể.

    Văn Thiện

    Theo Reuters, 7sur7.cd

  5. #505
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus Vũ Hán có thể mắc 2 lần hay không? 91 bệnh nhân tại Hàn Quốc đă tái phát sau khi khỏi bệnh
    B́nh luậnTrọng Nguyên • 17:30, 14/04/20• 417 lượt xem




    Hàn Quốc đưa tin hôm thứ Sáu (10/4) rằng, nước này có gần 100 bệnh nhân được chẩn đoán khỏi bệnh sau khi nhiễm viêm phổi Vũ Hán, và họ đă có kết quả dương tính trở lại. Điều này dấy lên mối lo ngại rằng: người dân có thể bị tái nhiễm COVID-19...

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo, 91 người bệnh này trước đó đă được điều trị khỏi, kiểm tra âm tính, nhưng nay kết quả bị xét nghiệm dương tính. KCDC cho biết con số này đă tăng từ 51 trường hợp được báo cáo vào đầu tuần lên 91.

    Giám đốc KCDC, ông Jeong Eun-kyeong cho biết vào thứ Sáu rằng, các nhà điều tra y tế vẫn đang làm việc để xác định xem liệu có phải virus Vũ Hán tái kích hoạt trong cơ thể các bệnh nhân, hay là họ bị tái nhiễm từ người khác.

    Nguồn tin Reuters thuật lại phát biểu của ông Jeong: “Dù chúng tôi nghĩ nguyên nhân do virus tái kích hoạt lại là có khả thi nhất, nhưng chúng tôi vẫn tiến hành một nghiên cứu toàn diện về vấn đề này”.

    “Đă có nhiều trường hợp bệnh nhân trong quá tŕnh điều trị có hôm kiểm tra âm tính, hôm sau lại đă dương tính”.

    Câu hỏi về tái nhiễm cũng xuất hiện vào tháng trước, sau khi các quan chức y tế tại Nhật Bản cho biết thông tin về một phụ nữ được tuyên bố âm tính với virus, sau đó bị dương tính trở lại.

    Mặc dù không phổ biến nhưng một số virus có dạng bất hoạt trong tế bào chủ cho đến khi chúng được tái kích hoạt. Ví dụ virus gây bệnh Thủy đậu có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng sau đó có thể tái kích hoạt lại khi trưởng thành dưới dạng bệnh Zona.

    Trong khi đó, các cuộc điều tra dịch tễ học đang được tiến hành và các chuyên gia y tế ở Canada cho biết họ đang theo dơi t́nh h́nh rất chặt chẽ.

    David Kelvin, giáo sư vi sinh học và miễn dịch học tại Đại học Dalhousie cho biết, khả năng tái nhiễm là không chắc chắn và có thể có nhiều lời giải thích khác phù hợp hơn cho các trường hợp này, bao gồm cả khả năng bệnh nhân ngay từ đầu chưa thực sự được điều trị khỏi hoặc bộ kit xét nghiệm sử dụng đă bị lỗi.

    Mitch Kelvin nói: “Ngay cả với SARS-1, đă có những bệnh nhân bị nhiễm virus trong một khoảng thời gian rất dài. Nếu thực sự có một người nào đó bị tái nhiễm, th́ chúng ta đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn. Tôi thấy khó tin, nhưng điều đó có thể xảy ra”.

    Kelvin cho biết những trường hợp này cũng có thể đơn giản là dương tính giả, hoặc cơ thể c̣n lại chút virus nhưng không lây nhiễm cho người khác.

    Việc những người bị COVID-19 có thể bị tái nhiễm hay không hiện đang được các chuyên gia y tế nghiên cứu chặt chẽ. V́ hiện tại chúng ta không có vắc-xin, và các quan chức đang hy vọng rằng, sau khi dân số nhiễm bệnh và phục hồi, họ sẽ phát triển khả năng miễn dịch đủ để ngăn chặn các đại dịch tiếp theo.

    Mitch Kelvin cho biết: “Tin vui là có nhiều công ty, tổ chức trên khắp Canada đang sản xuất các thuốc vaccine tiềm năng, bao gồm Đại học Dalhousie, Đại học Toronto, Đại học Saskatchewan và công ty tư nhân Medicago ở Quebec... Nếu chúng ta có thể cung cấp miễn dịch cho dân chúng th́ mọi thứ có thể trở lại như b́nh thường”.

    “Từ giờ đến đó chúng ta buộc phải trải qua thời gian hạn chế mọi hoạt động”.

    Theo lời ông Anthony Fauci, giám đốc của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, nói với Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ trong tuần này, việc tái nhiễm là không thể xảy ra.

    Ông Fauci nói: “Nếu một người bị nhiễm COVID-19 loại A, và sau đó bị tái nhiễm Coronavirus, th́ đó có thể là COVID-19 loại B (một dạng đột biến từ chủng A). Tuy nhiên, ngay bây giờ, chúng tôi không nghĩ rằng virus đă đột biến tới mức quá khác biệt.”(v́ chúng không quá khác biệt nên một xét nghiệm có thể dương tính với cả 2)

    Tại Hàn Quốc, một trong những quốc gia đầu tiên chứng kiến ​​sự bùng phát của dịch virus Vũ Hán ở quy mô lớn, nhưng chỉ có khoảng ​​200 trường hợp tử vong tại nước này, đó là nhờ họ xét nghiệm rộng răi và điều trị y khoa tân tiến.

    Đất nước này đă có hơn 10.000 trường hợp nhiễm bệnh phổi Vũ Hán, với hơn 6.700 người được ra viện, theo dữ liệu được biên soạn bởi trường Đại học Johns Hopkins.

    Trong khi đó, Canada đă chứng kiến ​​hơn 21.000 ca lây nhiễm SARS-CoV-2 với hơn 500 ca tử vong.

    Thanh Long
    - Theo Global News.

  6. #506
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus nguy hiểm tấn công nhiều trại nuôi tôm Trung Quốc
    Apr 15, 2020 cập nhật lần cuối Apr 15, 2020

    Khoảng 25% các hồ nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông bị nhiễm virus Div1 vô cùng nguy hiểm, khiến phải tháo cạn nước để khỏi lây lan. (H́nh: Tân Hoa Xă)
    QUẢNG ĐÔNG, Trung Quốc (NV) – Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang lo lắng theo dơi sát t́nh h́nh lây lan dịch bệnh do một loại virus vô cùng nguy hiểm gây ra, đă tiêu diệt nhiều trại nuôi tôm ở tỉnh Quảng Đông, nằm về phía Nam quốc gia này, đe dọa sinh kế của hàng chục ngàn gia đ́nh tại nơi này.

    Theo bản tin của tờ South China Morning Post (SCMP) hôm Thứ Ba, 14 Tháng Tư, con virus có tên Decapod iridescent virus 1, hay Div1, lần đầu tiên được khám phá vào năm 2014, đến mùa Xuân năm ngoái đă thấy xuất hiện trở lại và đến Tháng Hai năm nay đă thấy mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng tới 1/4 diện tích nuôi tôm ở tỉnh này.

    Việc lây lan của dịch bệnh tôm này, được coi là không nguy hiểm cho người, đă khiến kỹ nghệ nuôi tôm ở Quảng Đông cũng như các nơi khác tại Trung Quốc lo sợ là sẽ tái diễn trường hợp dịch bệnh ở tầm vóc rộng lớn như thấy xảy ra trong vụ cúm heo Phi Châu khiến hủy diệt khoảng 60% đàn heo ở cả Trung Quốc mới đây.

    Một nông dân nuôi tôm ở Da’ao thuộc thành phố Jiangmen nói: “Mức độ lây lan và nguy hiểm của virus này thật đáng sợ. Chỉ cần hai, ba ngày từ khi mới phát giác cho đến khi thấy có đợt nhiễm bệnh đầu tiên là cả ao tôm phải bị hủy diệt.”

    Các nông dân nói rằng chỉ dấu nhiễm bệnh đầu tiên của tôm là biến thành màu đỏ, vỏ tôm mềm ra, sau đó tôm ch́m xuống đáy hồ.


    Các gia đ́nh nuôi tôm ở Quảng Đông đang lo sợ dịch tiêu diệt các hồ nuôi. (H́nh: Tân Hoa Xă)
    Zhong Qiang, một nông gia nuôi tôm khác ở thành phố Zhuhai, nói rằng con virus này không kể tôm loại ǵ, lớn hay nhỏ, loại tôm trắng Thái B́nh Dương hay tôm trắng nước ngọt.

    “Khi một ao nuôi tôm bị nhiễm virus, các nông gia chúng tôi coi như bất lực để ngăn cản việc lây lan sang các ao tôm cạnh đó chỉ trong vài ngày sau,” ông Zhong Qiang được SCMP trích lời nói.

    Các khoa học gia thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học Thủy Sản Trung Quốc lần đầu tiên xác định loại virus này tại tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) vào Tháng Mười Hai, 2014. Từ đó đến nay, công chúng không quan tâm lắm đến virus Div1 dù rằng có sự lo ngại rằng dịch sẽ lan khắp nước.

    Ông Qiu Lang, một nhà nghiên cứu với Viện Nghiên Cứu Thủy Sản tại Hoàng Hải, nói rằng đến năm 2018 th́ virus thấy xuất hiện trong các hồ nuôi tôm tại 11 tỉnh ở Trung Quốc. (V.Giang) [qd]

  7. #507
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Tại sao COVID-19 tác hại nặng nề lên các nước giàu?
    18/04/2020


    Steve Baragona
    Người lớn tuổi mang khẩu trang chờ trước một ngân hàng ở Vũ Hán ngày ngày 16/4/2020.

    Sau khi virus corona bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 1 năm nay, các chuyên gia lo ngại về ảnh hưởng tai họa đối với các nước đang phát triển với hệ thống y tế yếu kém.

    Tuy nhiên cho tới nay, tỉ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận tại các nước giàu ở Châu Âu và Mỹ.

    Trên một bản đồ của Đại học Johns Hopkins thường được dùng rộng răi, những chấm đỏ tượng trưng cho con số những ca được xác nhận cho thấy có sự phân cách bắc-nam rơ ràng. Đặc biệt, vùng Châu Phi hạ Sahara dường như tương đối ít ca lây nhiễm

    Các chuyên gia đưa ra một số lư do:

    Khoảng cách xét nghiệm-Có một câu ngạn ngữ giữa các nhà khoa học là thiếu chứng cứ không phải là bằng chứng của sự không có. Nhiều nước lợi tức thấp-và trung b́nh- thiếu khả năng xét nghiệm và nhận ra những người bị lây nhiễm. Bệnh này có thể lây lan nhưng chưa phát hiện.

    Kết nối thấp-Những nơi virus vươn đến đầu tiên là những nơi nối liền chặt chẽ nhất với quốc gia nguyên thủy là Trung Quốc

    Đi đến Châu Phi hạ Sahara, “trong khi vùng này khá sống động, nhưng ít người đi đến hơn là giữa Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc,” nhà dịch tễ học Megan Murray đại học Harvard nói.

    Đại dịch sẽ xuất hiện trễ hơn vài tuần so với những khu vực có kết nối nhiều hơn, nhưng nó sẽ xuất hiện, các chuyên gia nói.

    Ít người gặp nguy cơ. Khi đại dịch đến, các nước đang phát triển có thể có lợi thế một ít v́ dữ liệu thống kê dân số. Những người lớn tuổi bị COVID-19 tác hại nặng nề hơn, và dữ liệu thống kê dân số cho thấy có nhiều người trẻ hơn tại các nước đang phát triển. Hơn 60% dân số Châu Phi dưới 25 tuổi, theo Ngân hàng Thế giới. Chỉ có 5% là trên 60 tuổi. Tại Châu Á, con số này khoảng 12%, Châu Âu trái lại khoảng 24% trên 60 tuổi, và Bắc Mỹ là 21%.

    Mật độ dân số-Thế giới các nước đang phát triển là nơi cư ngụ của những thành phố siêu lớn với dân cư đông đúc và có thể là mồi lửa cho virus lây lan. Tuy nhiên những nước này cũng có vùng quê rộng lớn nơi cách ly xă hội không thành vấn đề. Điều này có thể làm chậm sự lây lan tại các nước đang phát triển.

    Mặt khác, các hộ gia đ́nh có đông người cư ngụ và với nhiều độ tuổi khác nhau hơn là tại nước công nghiệp. Việc này có thể là một t́nh trạng tệ hại khi dịch bệnh đến.

    Khí hậu? Có lẽ không- Dù virus có thể lây lan dễ dàng hơn khi lạnh, không khí khô trong vùng nhiệt độ mùa đông, các chuyên gia nói nóng và ẩm ướt không ngăn virus lây lan tại những nơi như Singapore và Hong Kong.

    Trong khi thế giới đang phát triển chưa gánh chịu tác hại nặng nề của COVID-19, các chuyên gia nói hậu quả có thể mạnh mẽ hơn nếu virus đến, khi hệ thống y tế sẽ nhanh chóng căng thẳng vượt giới hạn.

    Rửa tay và cách ly xă hội, chiến lược mà các nước công nghiệp đang dựa vào để ngăn chặn bùng phát, “thực sự không áp dụng cho hầu hết các nước Châu Phi hạ Sahara,” chuyên gia y tế toàn cầu Đại học Washington, Kingsley Ndoh, viết trên tờ Seattle Times.

    Nước dùng rửa tay ít có tại vùng nông thôn và những khu ổ chuột trong thành phố.

    Và trong khi lệnh ở nhà làm kinh tế phương Tây chậm lại một cách thảm hại, việc này cũng gây nên nạn đói tại các nước đang phát triển nơi nghèo đói tập trung.

    “Làm thế nào bạn sống c̣n trong lúc đóng cửa khi bạn dựa vào lao động hàng ngày để ăn uống?” Tổng giám đốc WHO nói.

    Ông Ndoh nói khuyến khích mọi người mang khẩu trang có thể giúp virus chậm lây lan nơi không có những biện pháp khác. Các nhà lănh đạo tôn giáo có thể là những sứ giả đáng tin hơn các giới chức chính phủ tại nhiều nơi, ông nói.

    Ông chỉ ra các xét nghiệm chi phí thấp được phát triển tại Senegal và một nhà máy sản xuất ethanol ở Nigeria sản xuất đại trà nước rửa tay là những điểm sáng.

    Với nhiều ca lây nhiễm tương đối thấp, ông Ndoh nói thêm, “sẽ c̣n có cơ hôi cho các chính phủ Châu Phi thực hiện những giải pháp của Châu Phi trong cuộc chiến chống đại dịch này.”

  8. #508
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Cáp Nhĩ Tân-thủ phủ của tỉnh Hắc Long Giang có nguy cơ trở thành "Vũ Hán thứ 2"


  9. #509
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Tài liệu nội bộ tiết lộ bệnh dịch hạch đang trở lại Nội Mông
    B́nh luậnMinh Thanh • 14:45, 18/04/20• 549 lượt xem


    Tài liệu mới nhất của chính phủ Nội Mông tiết lộ dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang nghiêm trọng và bệnh dịch hạch đang quay trở lại. (Sanjay Kanojia / AFP via Getty Images)

    Gần đây, những tài liệu mới nhất của chính phủ Nội Mông tiết lộ dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang nghiêm trọng và bệnh dịch hạch đang quay trở lại. Trong 12 thành phố Nội Mông, đă có 1/3 địa khu đă xuất hiện bệnh dịch hạch.

    Bệnh dịch hạch lại kéo đến
    Tài liệu mới nhất từ chính phủ Nội Mông mà Epoch Times thu thập được đă tiết lộ rằng ngoài việc phải chịu sự hoành hành của dịch viêm phổi Vũ Hán, khu vực này đang phải đối mặt với bệnh dịch hạch đang quay trở lại. Trước "cái chết đen (bệnh dịch hạch)" đe dọa mạng sống của người dân Trung Quốc, phản ứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn là đang che giấu sự thật.


    Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Nội Mông đă công bố "Thông báo dịch tễ học" về bệnh dịch hạch vào ngày 13/4. (Epoch Times)
    Epoch Times đă nhận được "Thông báo dịch tễ học" của "Trung tâm pḥng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm của khu tự trị Nội Mông" ngày 13/4, trong đó tiết lộ t́nh h́nh bệnh dịch hạch nghiêm trọng.

    Thông báo cho biết, đă xác định được trường hợp dịch bệnh đầu tiên vào ngày 15/3/2020, 10 quận ở 4 thành phố Nội Mông đă phát hiện ra 21 ổ bệnh dịch hạch ở động vật. Điều này có nghĩa là trong tổng cộng 12 thành phố Nội Mông, đă có ⅓ địa khu đă xuất hiện bệnh dịch hạch.


    Vào ngày 3/4, "Nhóm lănh đạo khẩn cấp pḥng chống và kiểm soát bệnh dịch hạch" ở Nội Mông đă đưa ra một thông báo cho biết t́nh h́nh bệnh dịch hạch nghiêm trọng. (Epoch Times)
    Một tài liệu khác được đánh số "Thư khẩn pḥng chống bệnh dịch hạch ở Nội Mông [2020] số 17". Trong đó cho thấy, vào ngày 3/4, "Nhóm lănh đạo khẩn cấp về pḥng chống bệnh dịch hạch" của Nội Mông đă ban hành “Thông báo về việc quán triệt thực hiện đầy đủ tinh thần của hội nghị truyền h́nh video về pḥng ngừa và kiểm soát bệnh dịch hạch trong toàn khu vực”. Thông báo đề cập đến mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh dịch hạch, lệnh khẩn cho các khu vực thành lập nhóm lănh đạo về pḥng chống và kiểm soát bệnh dịch hạch.

    Thông báo này tiết lộ rằng "t́nh h́nh bệnh dịch hạch ở chuột của Nội Mông đang phát triển và nguy cơ dịch bệnh ở người vẫn rất cao". "Gần đây, dịch bệnh ở chuột đă xuất hiện ở thành phố Bao Đầu, Ô Lan Sát Bố, Tích Lâm Quách Lặc và thành phố Ba Ngạn Náo Nhĩ".

    Theo thông báo, "Kể từ ngày 30/3, ngoại trừ thành phố Ô Lan Sát Bố, chưa nộp tài liệu về việc thành lập nhóm khẩn cấp pḥng ngừa và kiểm soát bệnh dịch hạch, 11 thành phố c̣n lại ở Nội Mông đă thành lập hoặc điều chỉnh nhóm pḥng chống dịch hạch khẩn cấp. Báo cáo yêu cầu tất cả các địa phương "làm tốt công tác pḥng chống và kiểm soát bệnh dịch hạch" và hiểu đầy đủ "mức độ nghiêm trọng, phức tạp và cấp bách của công tác pḥng chống và kiểm soát bệnh dịch hạch trong t́nh h́nh hiện tại của bệnh viêm phổi Vũ Hán”.

    Điều đáng nói là các tài liệu liên quan đến bệnh dịch hạch của chính phủ Nội Mông này đều ghi chú là “không được công khai”. Ngoại trừ tuyên truyền vào tháng 1 năm nay “Nội Mông từng chịu nạn dịch hạch và t́nh h́nh đă được kiểm soát”, ĐCSTQ đă không công bố bất kỳ thông tin nào về dịch bệnh.


    Vào ngày 14/4, Tích Lâm Quách Lặc đă chuyển tiếp "Thông báo t́nh h́nh dịch bệnh Nội Mông", yêu cầu tất cả các khu vực làm tốt công tác pḥng chống chuột. (Epoch Times)

    Vào ngày 30/3,Tích Lâm Quách Lặc đă xin ngân sách 320.000 nhân dân tệ để mua pháo diệt chuột. (Epoch Times)
    Epoch Times cũng nhận được một tài liệu đăng kư xin kinh phí pḥng chống và kiểm soát bệnh dịch hạch từ Ủy ban Sức khỏe và An toàn của thành phố Tích Lâm Quách Lặc ở Nội Mông vào ngày 30/3. Theo đó, ủy ban này muốn xin 320.000 nhân dân tệ mua pháo diệt chuột để đối phó với t́nh trạng pḥng chống bệnh dịch hạch nghiêm trọng.

    Trên thực tế, đă có một đợt bùng phát bệnh dịch hạch ở người tại Nội Mông vào năm ngoái.

    Vào ngày 12/11/2019, Bắc Kinh đă xác nhận hai trường hợp bệnh dịch hạch từ Tích Lâm Quách Lặc, Nội Mông và ngay lập tức chính quyền thành lập một cơ quan y tế ứng phó khẩn cấp với t́nh h́nh. Sau đó, nhiều nơi ở Nội Mông được chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch.


    Vào ngày 20/11/2019, Ủy ban Y tế và Sức khỏe của ĐCSTQ đă ban bố thông tin "Ủy ban Trung ương Đảng và Hội đồng Nhà nước rất coi trọng vấn đề" và yêu cầu các nơi làm tốt công tác pḥng chống bệnh dịch hạch. (Epoch Times)
    Vào ngày 20/11/2019, Ủy ban Y tế Quốc gia của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă gửi thư điện và thông báo cho chính quyền Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Tây, Nội Mông, Liêu Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Hà Nam và các nơi khác, tuyên bố rằng "Ủy ban Trung ương Đảng và Hội đồng Nhà nước rất coi trọng vấn đề", đặc biệt là bệnh dịch hạch đang phát triển ở Nội Mông "có nguy cơ xảy ra ở người và khả năng có các trường hợp được nhập khẩu vào Bắc Kinh hoặc các thành phố trung tâm khác", yêu cầu tất cả các địa phương phải hết sức coi trọng, giữ vững quy tắc ổn định và làm tốt công tác pḥng chống dịch hạch.

    Lịch sử loài người đă trải qua vài trận đại dịch hạch
    Bệnh dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng ở cả người và động vật, do vi khuẩn của chuột gây ra và được gọi là ‘cái chết đen’. Lây nhiễm chủ yếu nhất của bệnh dịch hạch là qua đường hô hấp, biểu hiện lâm sàng là sốt cao, sưng hạch, xu hướng chảy máu và viêm phổi đặc biệt.

    Các loại bệnh dịch hạch: bệnh dịch hạch tuyến, bệnh dịch hạch viêm phổi, bệnh dịch hạch hoại huyết. Bệnh dịch hạch viêm phổi và bệnh dịch hạch hoại huyết có tỷ lệ tử vong gần như 100%. Các dịch bệnh tàn khốc nhất được ghi lại trong lịch sử đều có liên quan đến bệnh dịch hạch.

    Đại dịch hạch Justinian xuất hiện từ ​​giữa thế kỷ thứ 6 và biến mất vào thế kỷ thứ 8, đă giết chết hàng trăm triệu người ở châu Âu và châu Á. Sau đó bệnh dịch đă bùng phát trở lại vào giữa thế kỷ 14, trong ṿng 300 năm đă gây ra cái chết của 1/3 dân số trên lục địa châu Âu .

    Đại dịch dịch hạch thứ ba bắt đầu vào nửa cuối thế kỷ 19, bắt đầu ở Vân Nam và Mumbai, và cuối cùng hội tụ bùng phát tại Beiman. Sau đó, bệnh dịch hạch xuất hiện ở Sơn Tây, đợt dịch thứ hai ở Đông Bắc Trung Quốc và ở các khu vực khác của Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Sau những năm 1930 bệnh dịch mới biết mất, hàng chục triệu người trên toàn cầu đă chết v́ bệnh dịch này.

    Minh Thanh

    Theo Epoch Times

  10. #510
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Financial Times: Kinh tế thế giới đại sụp đổ
    B́nh luậnThanh Hương - Trà Nguyễn • 15:51, 19/04/20• 794 lượt xem

    Financial Times: Kinh tế thế giới đại sụp đổ
    Martin Wolf cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không áp đặt lệnh phong tỏa, và có thể vẫn sụp đổ sau khi phong tỏa kết thúc. (Ảnh: Pixabay)

    “Một con virus bé xíu đă lật đổ sự kiêu ngạo của chúng ta và làm sụp đổ sản lượng toàn cầu một cách không thể kiềm chế” - Martin Harry Wolf (Financial Times)

    B́nh luận về Báo cáo triển vọng kinh tế của IMF trong đó có các dự báo ảm đạm tăng trưởng toàn cầu trên Financial Times, chuyên gia kinh tế Martin Harry Wolf, nhà báo kỳ cựu về kinh tế và là nhà kinh tế trưởng của Financial Times đă có nhiều đánh giá sâu sắc về tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu ngay cả khi đại dịch kết thúc hoặc ngay cả ở những nơi đại dịch chưa ghé thăm. Ông gọi nền kinh tế toàn cầu trước đại dịch - ám chỉ sự toàn cầu hóa quá cao, sự thống trị của công nghệ, sự dẫn dắt của các “ông lớn” kinh tế và nền kinh tế chạy theo tăng trưởng không giới hạn - là “sự kiêu ngạo của chúng ta”... Và dường như sau đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán, thế giới sẽ học được điều ǵ đó để thu liễm sự kiêu ngạo đáng phải trả giá này.

    Kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ ngay cả khi chính phủ các nước không phong tỏa và có thể sụp đổ ngay sau khi phong tỏa kết thúc
    Trong bản đánh giá Triển vọng kinh tế thế giới mới phát hành của ḿnh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đă gọi những ǵ đang diễn ra hiện nay là “Đại phong tỏa” (Great Lockdown). Martin Wolf cho rằng gọi là “Sự đóng cửa lớn” (Great Shutdown) sẽ diễn tả đúng hơn thực trạng kinh tế - xă hội hiện nay. Theo ông, cụm từ này diễn tả thực tế rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách không áp đặt lệnh phong tỏa, và có thể vẫn sụp đổ sau khi phong tỏa kết thúc. Tuy nhiên, ông cho rằng dù chúng ta đặt tên giai đoạn lịch sử này là ǵ đi nữa th́ kết quả vẫn chỉ là một: “Đây là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, và là thảm họa kinh tế lớn nhất kể từ cuộc Đại suy thoái những năm 1930. Thế giới đă bước vào thời điểm này với sự chia rẽ giữa các cường quốc và sự bất tài ở cấp cao nhất của chính phủ với tỷ lệ đáng sợ. Chúng ta sẽ vượt qua thảm họa này, nhưng bằng cách nào?”

    Chỉ trong tháng 1/2020, IMF đă ra báo cáo dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu. Lúc này các dự báo của IMF vẫn c̣n rất sáng sủa. Martin Wolf - cũng như nhiều chuyên gia và chính phủ khác - chỉ trích Trung Quốc đă che giấu dịch bệnh khiến mọi đánh giá, dự báo và phản ứng chính sách trở thành sai lầm, không chỉ riêng IMF sai lầm trong dự báo của họ khi họ không biết điều ǵ đă xảy ra. Martin Wolf nhấn mạnh sự tồi tệ của đại dịch bị Trung Quốc che giấu trong chính nội bộ của họ. Ông viết: “V́ các quan chức Trung Quốc đă không thông báo cho nhau, chứ đừng nói đến phần c̣n lại của thế giới”.

    Hậu quả không thể lường hết - chuyên gia nghi ngờ vào năng lực lănh đạo của Chính phủ các nước
    Cả thế giới đang ở giữa một đại dịch với những hậu quả to lớn. Nhưng nhiều điều vẫn chưa rơ ràng. Trong khi đó, Martin Wolf không chắc chắn là “các nhà lănh đạo thiển cận sẽ đối phó với mối đe dọa toàn cầu này như thế nào.”

    Trong rất nhiều dự báo có thể tham khảo, bản phát hành mới nhất của Triển vọng kinh tế thế giới năm 2020 dự đoán sản lượng toàn cầu sẽ tăng trưởng âm 3% trong năm 2020. Dự báo ảm đạm này đă điều chỉnh giảm mạnh 6,3% từ triển vọng tháng 1 năm 2020 của IMF. 90% các quốc gia sẽ trải qua sự tăng trưởng âm tổng sản phẩm quốc nội thực tế trên đầu người trong năm nay. T́nh trạng này tồi tệ hơn rất nhiều so với giai đoạn khủng hoảng 2009 do lần này sự mở rộng mạnh mẽ của Trung Quốc trong chuỗi toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nước này trong thị trường tài chính quốc tế cũng lớn hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

    Vào tháng 1, IMF dự báo tăng trưởng sẽ suôn sẻ trong năm nay. Chỉ sau đó 3 tháng, vào tháng 4/2020, tổ chức này dự báo mức giảm 12% giữa quư cuối năm 2019 và quư II năm 2020 ở các nền kinh tế phát triển, và mức giảm 5% ở các nước mới nổi và đang phát triển. Tuy nhiên, thật lạc quan, quư II được dự báo sẽ là thời điểm tồi tệ nhất. Sau đó, nó dự kiến sẽ phục hồi, mặc dù sản lượng ở các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ duy tŕ dưới mức quư IV/2019 cho đến năm 2022.


    Dự báo dựa trên kịch bản cơ sở của IMF trong báo cáo tháng 4/2020
    Trong kịch bản cơ sở, IMF giả định nền kinh tế sẽ mở cửa trở lại vào nửa cuối năm 2020. Khi đó IMF dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu là âm 3% vào năm 2020, tiếp theo là mở rộng 5,8% vào năm 2021. Trong các nền kinh tế phát triển, dự báo là tăng trưởng âm 6,1%, tiếp theo là mở rộng 4,5% vào năm 2021.

    Dự báo của IMF vẫn quá lạc quan: kịch bản xấu nhất của IMF có thể chưa phải là xấu nhất
    IMF đưa thêm ba kịch bản nghiêm trọng hơn. Trong kịch bản đầu tiên, việc phong tỏa sẽ kéo dài hơn 50% thời gian so với kịch bản cơ sở. Trong kịch bản thứ hai, có một đợt bùng phát virus thứ hai vào năm 2021. Trong kịch bản thứ ba, các yếu tố này được kết hợp lại.

    Trong trường hợp năm nay phong tỏa lâu hơn, sản lượng toàn cầu trong năm 2020 sẽ thấp hơn 3% so với kịch bản cơ sở, tức là tăng trưởng âm 6%. Với làn sóng lây nhiễm thứ hai, sản lượng toàn cầu năm 2021 sẽ thấp hơn 5% so với kịch bản cơ sở, tức là tăng trưởng âm 8%. Nếu cả hai điều không may này cùng xảy ra, sản lượng toàn cầu năm 2021 sẽ thấp hơn gần 8% so với kịch bản cơ sở, tăng trưởng âm 11% năm 2020. Với khả năng cuối cùng, chi tiêu chính phủ của các nền kinh tế phát triển sẽ cao hơn 10 điểm phần trăm so với GDP năm 2021, và nợ chính phủ trong trung hạn sẽ cao hơn 20 điểm phần trăm so với kịch bản cơ sở vốn đă bất lợi.

    Nhưng có thể có kịch bản tệ hơn không? Martin Wolf viết: “Chúng ta không biết kịch bản nào sẽ chuẩn xác nhất. Nó có thể c̣n tồi tệ hơn: virus có thể biến đổi; miễn dịch của những người đă từng bị nhiễm virus có thể không kéo dài; và một loại vaccine có thể không được ra mắt. Một con virus đă lật đổ tất cả sự kiêu ngạo của chúng ta”.


    Quy mô và chiều sâu của tổn thất do đại khủng hoảng virus viêm phổi Vũ Hán lớn hơn nhiều so với khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009 (nguồn: Financial Times)
    Hợp tác quốc tế để t́m ra vaccine là tối quan trọng nhưng cũng cần giảm, xóa nợ cho các nước nghèo và thực thi quyền rút vốn đặc biệt của IMF
    Chúng ta phải làm ǵ để xử lư thảm họa này? Một câu trả lời là không từ bỏ việc phong tỏa trước khi tỷ lệ tử vong được kiểm soát. Sẽ không thể mở cửa trở lại các nền kinh tế với một dịch bệnh đang hoành hành, làm tăng số người chết và đẩy các hệ thống y tế vào t́nh trạng sụp đổ. Ngay cả khi chúng ta được phép mua hoặc quay trở lại làm việc, nhiều người sẽ không làm như vậy. Nhưng điều cần thiết là chuẩn bị cho ngày hôm đó, bằng cách tăng cường khả năng xét nghiệm, truy t́m, cách ly và chữa trị cho mọi người. Bây giờ không phải là lúc tiết kiệm chi phí hay dè sẻn các khoản đầu tư vào việc nghiên cứu, sản xuất và sử dụng một loại vaccine mới.

    Báo cáo của Viện kinh tế quốc tế Peterson ở Washington về vai tṛ thiết yếu của Nhóm 20 quốc gia hàng đầu cho rằng: “Nói đơn giản, trong đại dịch Covid-19, thiếu vắng sự hợp tác quốc tế có nghĩa là nhiều người sẽ thiệt mạng”. Điều này đúng trong chính sách y tế và trong việc đảm bảo một phản ứng kinh tế toàn cầu hiệu quả. Cả đại dịch và “Sự đóng cửa lớn” đều là những sự kiện toàn cầu. Giúp đỡ về mặt y tế là rất cần thiết, như Maurice Obstfeld, cựu nhà kinh tế trưởng của IMF, nhấn mạnh trong báo cáo. Tuy nhiên, cũng cần giúp đỡ các nước nghèo về mặt kinh tế, thông qua giảm nợ, tài trợ và các khoản vay giá rẻ. Một vấn đề mới rất lớn về quyền rút vốn đặc biệt của IMF, với việc chuyển các khoản phân bổ không cần thiết sang các nước nghèo hơn, là rất cấp thiết.

    Thế giới cần thương mại lưu chuyển tự do, đặc biệt (nhưng không chỉ) trong các thiết bị và vật tư y tế. Nếu nền kinh tế thế giới bị phá vỡ, như đă từng xảy ra trước đây để đối phó với Đại Suy thoái, sự phục hồi nếu không chết th́ cũng sẽ bị tàn phá.

    Thanh Hương - Trà Nguyễn

    Theo Financial Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •