Page 53 of 55 FirstFirst ... 34349505152535455 LastLast
Results 521 to 530 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #521
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Một thiên thạch lớn sắp bay ngang trái đất
    29/04/2020

    VOANews
    Thiên thạch 1998 OR2 bay cách trái đất 6.3 triệu kílômét (Ảnh của NASA)


    Một thiên thạch đường kính trên 2 kilômét sẽ bay ngang gần trái đất vào ngày 29/4. Tuy nhiên các nhà khoa học tại cơ quan không gian Mỹ NASA nói vật thể này không đe dọa trái đất.

    Thiên thạch có tên 1998 OR2, được đặt tên theo năm được phát hiện lần đầu tiên. Thiên thạch này sẽ bay cách trái đất một khoảng cách an toàn là 6,3 triệu kilômét, gấp 16 lần khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng.

    Các nhà khoa học nói theo tiêu chuẩn vũ trụ học, khoảng cách này được xếp hạng là vật thể “gần-trái đất” và đáng được theo dơi.

    NASA xem những vật thể bay ngang trái đất trong phạm vi 48 triệu kilômét là vật thể “gần-trái đất”.

    NASA có một văn pḥng phối hợp bảo vệ hành tinh theo dơi những vật thể như vậy và xác định đường bay của chúng trong không gian.

    Trong một cuộc phỏng vấn được đưa lên mạng của cơ quan, quản trị viên Paul Chodas của Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần-Trái đất của NASA nói họ tin là trung tâm đă phát hiện vào theo dơi khoảng 90% những vật thể gần-trái đất có ít nhất 1 kilômét đường kính và có thể đe dọa trái đất.

    Ông Chodas cho hay họ không phát hiện những vật thể nào có thể đe dọa trái đất nhưng Lindley Johnson, viên chức Bảo vệ Hành tinh của NASA, nói bất cứ vật thể nào lớn mà việc va vào trái đất có thể gây thiệt hại nghiêm trọng là rất hiếm—nhưng không tránh được.

    Nếu một vật thể như vậy được xác nhận, các nhà khoa học nói có nhiều kế hoạch khác nhau để bảo vệ sớm hơn tùy theo thời gian.

    Những kế hoạch này đi từ việc gởi một phi thuyền không gian để va vào nhằm chuyển hướng vật thể này sang một đường đi an toàn tránh trái đất, hay, nếu ít thời gian th́ dùng vũ khí hạt nhân để phá vỡ hay tiêu hủy vật thể.

    Diễn đàn Facebook

  2. #522
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Trẻ em tại Anh và Pháp bị tấn công bởi dịch bệnh lạ, có thể liên quan đến virus corona
    B́nh luậnDu Miên • 22:12, 29/04/20• 205 lượt xem


    Trẻ em tại Anh và Pháp bị tấn công bởi dịch bệnh lạ, có thể liên quan đến virus corona
    Matt Hancock, Bộ trưởng Bộ Y tế và Chăm sóc Xă hội Vương quốc Anh đứng trên một phần đánh dấu trên mặt đất, đặt ra để đảm bảo các hướng dẫn về giăn cách xă hội được tuân thủ trong bối cảnh đại dịch virus Corona Vũ Hán, tại lễ khai trương Bệnh viện Nightingale NHS tại trung tâm ExCel vào ngày 03/4/2020 ở Luân Đôn, Anh.

    Bệnh viện Necker ở Paris vừa đưa ra cảnh báo sau khi ghi nhận nhiều trường hợp trẻ nhỏ phải nhập viện tại đây v́ các hội chứng viêm nghiêm trọng. Trước đó, hiện tượng này cũng đă xuất hiện và được báo cáo tại Anh, Le Figaro đưa tin.

    Trong ngày 28/4, bệnh viện Necker đă đưa ra cảnh báo về một loại bệnh xuất hiện gần đây ở trẻ nhỏ, với những triệu chứng tương tự như bệnh Kawasaki - một hội chứng tim mạch ảnh hưởng tới trẻ nhỏ tuy nhiên chưa thể xác định nguyên nhân. Đă có khoảng 20 trường hợp tương tự được xác định ở thành phố Paris.

    Bộ trưởng Bộ Y tế Anh Matt Hancock cho biết, các cơ quan y tế Anh đang cố gắng t́m hiểu về căn bệnh nghiêm trọng gần đây đang tấn công một số trẻ em, với câu hỏi đặt ra là liệu có mối liên hệ nào giữa đại dịch virus Corona Vũ Hán và bệnh Kawasaki?

    Các bệnh nhân nhỏ tuổi khi mắc bệnh này thường có triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa, và viêm tim. 20 trường hợp nhiễm bệnh này tại Pháp hầu hết là trẻ nhỏ từ 2 đến 10 tuổi, không có tiền sử bệnh tật nào đáng chú ư, cũng như không có bệnh lư nền.

    Giáo sư Alexandre Belot, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp và bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Phụ nữ, Mẹ và Trẻ em ở Lyon cho biết chưa thể đưa ra mối liên hệ cụ thể giữa bệnh Kawasaki và chủng virus corona, tuy nhiên ông phát hiện các ca dương tính với viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) ở trẻ nhỏ thường đi kèm với các triệu chứng của bệnh Kawasaki như: chứng căng thẳng không ổn định, và các dạng viêm cơ tim có tính nghiêm trọng.

    Hiện tại, ngoài trường hợp 1 trẻ nhỏ tử vong tại Anh, các ca bệnh nhi khác đều có sự cải thiện lâm sàng nhờ vào các biện pháp chăm sóc y tế nhanh chóng và phù hợp.

    Khi chia sẻ với đài phát thanh LBC, Bộ trưởng Hancock cho biết: “Đây là một căn bệnh mới, mà theo chúng tôi thấy, có thể do virus corona gây nên. Chúng tôi không chắc chắn 100% v́ một số ca có biểu hiện bệnh không có kết quả xét nghiệm dương tính (với virus corona). V́ vậy, hiện thời chúng tôi đang làm rất nhiều nghiên cứu. Nhưng đây là điều chúng tôi quan tâm hàng đầu”.

    Trong cuộc họp báo hàng ngày về virus Corona Vũ Hán của chính phủ hôm thứ Hai (27/4), Giám đốc Dịch vụ Y Tế Chris Witty đă nói: “Đây là một căn bệnh rất hiếm gặp, nhưng tôi nghĩ khá hợp lư [để khẳng định] là do virus corona gây ra, ít nhất là trong một số trường hợp nhất định”.

    Được biết, hiện tại ngoài đại dịch viêm phổi Vũ Hán, c̣n có thêm các loại dịch bệnh khác đang hoành hành, mà đa phần đều tập trung ở Trung Quốc.

    Một loạt các tài liệu nội bộ chính phủ từ khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc, tiết lộ rằng chính quyền địa phương đă cố t́nh che giấu quy mô bùng phát của virus Corona Vũ Hán tại khu vực này. Trong khi đó, tại đây cũng đang hứng chịu trận dịch hạch bùng phát có nguồn gốc lây truyền từ các loài gặm nhấm trong khu vực. Bệnh dịch hạch có thể lây lan sang người nếu họ bị bọ chét mang mầm bệnh cắn hoặc khi tiếp xúc gần với động vật đă mang bệnh.

    Ngoài dịch viêm phổi Vũ Hán th́ dịch tả lợn Châu Phi, dịch hạch, bệnh brucella (bệnh lây truyền giữa động vật và người do vi khuẩn brucella gây ra), cúm gia cầm có khả năng gây bệnh cao… đang theo nhau kéo tới Trung Quốc. 'Họa vô đơn chí', giờ đây lại có thêm dịch bệnh ngựa Châu Phi, như một đ̣n nguy hiểm chí mạng đang đe dọa nền kinh tế nước này. Theo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, tỷ lệ tử vong của loài ngựa khi nhiễm dịch bệnh này có thể lên tới 95%.

    Du Miên

  3. #523
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hàn Quốc : Lần đầu tiên trong nước không có ca nhiễm mới


    Người dân Hàn Quốc đeo khẩu trang tránh lây nhiễm Covid-19 tại một khu thương mại ở Seoul, ngày 30/04/2020. REUTERS - KIM HONG-JI
    Anh Vũ
    Ngày 30/04/2020, Hàn Quốc đă đạt được một mốc có ư nghĩa trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Lần đầu tiên kể từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên hôm 15/02, Hàn Quốc đă ghi nhận không có ca nhiễm mới nào trong nước trong ṿng 24 giờ. Dù đó là một thắng lợi đáng khích lệ, nhưng chính quyền Seoul vẫn không buông lỏng các biện pháp pḥng dịch nghiêm ngặt.


    Thông tín viên RFI tại Séoul, Frédéric Ojardias tường thuật :

    "Hàn Quốc là một trong số các nước bị nhiễm dịch đầu tiên sau Trung Quốc. Đến giờ nước này có bản tổng kết đáng chú ư : Tổng cộng có dưới 11 ngh́n người nhiễm virus, 247 trường hợp tử vong và hôm qua (29/04), không một ca nhiễm nào được ghi nhận trong nước. Toàn bộ bốn ca nhiễm mới là nhập từ ngoài nước vào. Đó là những người được xét nghiệm dương tính ngay khi đến sân bay Hàn Quốc.

    Cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 15/04 đă không gây ra hiện tượng đỉnh nhiễm, mặc dù có tới 29 trriệu người đi bỏ phiếu.

    Tuy vậy chính quyền vẫn rất thận trọng. Bảo tàng, trường học vẫn đóng cửa. Các nhà trẻ mở cửa, nhưng trẻ em bắt buộc phải đeo khẩu trang cả ngày. Tuần tới giải vô địch quốc gia bóng đá sẽ thi đấu trở lại, nhưng trên sân không khán giả.

    Chính quyền đă lập các quy định được gọi là « cách ly cuộc sống hàng ngày »: toàn bộ người bệnh th́ ở nhà, giữ khoảng cách an toàn 2 mét, thông gió thường xuyên các khu nhà. Các công ty và trường học được yêu cầu chỉ định một người phụ trách để đôn đốc việc tuân thủ các quy định trên.


    Hàn Quốc cũng đă dự trù chăm sóc y tế cho những người nhập cư không giấy tờ. Quốc gia này chưa hề dùng đến biện pháp phong tỏa. Theo hăng tin Yonhap, trong tổng số 50 triệu dân Hàn Quốc, 620 ngh́n người đă được xét nghiệm Covid-19."

    Trung Quốc : 4 ca nhiễm mới nhập từ ngoài
    Tại Trung Quốc, cơ quan y tế nước này cho biết ngày 29/4 đă phát hiện thêm 4 ca nhiễm Covid-19, đồng thời không có trường hợp tử vong nào liên quan đến dịch virus corona. Cả 4 trường hợp nhiễm mới phát hiện đều là những người từ nước ngoài đến Trung Quốc. Trước đó, chính quyền cũng thông báo sẽ mở cửa trở lại Tử Cấm Thành từ ngày 01/05. Di tích lịch sử thu hút rất đông du khách ở thủ đô Bắc Kinh này đă đóng cửa từ ngày 25 tháng Giêng v́ dịch virus corona. Tuy nhiên, khách tham quan sẽ phải đeo khẩu trang, trước khi qua cửa phải đo thân nhiệt. Những người nào có các biểu hiện sốt, ho đều không được vào.

    Trận dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán cuối năm 2019, đă làm trên 4.600 người thiệt mạng và hơn 80 ngh́n người nhiễm ở Trung Quốc, theo thống kê chính thức.

  4. #524
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Đâu chỉ độc đoán mới chống được Covid-19: 4 nền dân chủ châu Á nêu gương


    Nhờ chống dịch tốt mà người Đài Loan mới có được những cảnh đông người như trước Cung Triều Thiên, ở trấn Bắc Cảng, huyện Văn Lâm (Đài Loan) ngày 15/04/2020. REUTERS - ANN WANG
    Mai Vân
    Trong lúc châu Âu, châu Mỹ điên đảo với nạn dịch, tử vong lên đến hàng chục ngàn người, kinh tế đi vào suy thoái, hầu như một nửa nhân loại bị phong tỏa, th́ cuộc sống lại có vẻ b́nh thường tại các quốc gia và vùng lãnh thổ láng giềng của Trung Quốc, ổ dịch ban đầu.

    QUẢNG CÁO
    Heike Smidt, từng là thông tín viên thường trú của RFI tại Bắc Kinh đã t́m hiểu t́nh h́nh tại 4 nơi có thể nêu gương chống Covid-19, đă biết đối phó nhanh chóng trước nạn dịch: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông.

    Lược qua t́nh h́nh Heike Smidt ghi nhận một số bí quyết thành công chính: Quản lư tập trung, kiểm soát biên giới, buộc mang khẩu trang, xét nghiệm nhiều, cách ly nghiêm túc, theo dơi từng trường hợp với các công cụ kỹ thuật số… Đây là những bí quyết thành công có thể làm cho cả châu Âu lẫn Bắc Mỹ phải xấu hổ !

    Không chỉ có độc đoán mới chống dịch thành công!

    4 quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên có một điểm chung: Họ đều đă biết đi trước, đề pḥng ngay trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên trên đất họ. Đáng chú ư nữa là họ đều là những nền dân chủ, cho thấy là không phải chỉ có những chế độ độc đoán mới chống được dịch bệnh một cách hữu hiệu.

    Một báo cáo 150 trang của Viện Montaigne, Paris, tựa đề “Covid -19 : Đông Á đối mặt với đại dịch - Covid-19 : L’Asie orientale face à la pandémie” - đă nêu bật t́nh h́nh: "Các quốc gia và lãnh thổ này đă hành động căn cứ vào giả thuyết là ngay tức khắc con virus mới sẽ truyền nhiễm từ người sang người, không chờ đợi sự xác nhận chính thức của WHO ngày 22/01, và như thế đã tranh thủ được một khoảng thời gian quư báu”.

    Bài học Đài Loan

    Đài Loan đã bất ngờ trở nên “học tṛ giỏi nhất lớp” trong việc chống virus lây lan. Là một đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, Đài Loan, với một phó tổng thống là một nhà dịch tể học đă thấy ngay từ đầu là t́nh h́nh nghiêm trọng, trong khi mà nhiều người xem nạn dịch này chỉ là một hiện tượng báo động giả.

    Hòn đảo 24 triệu dân đến ngày 27/04 đă ghi nhận vỏn vẹn 429 ca nhiễm và 6 ca tử vong, theo số liệu công bố hàng ngày của đại học Mỹ Johns Hopkins. Nếu Đài Loan đứng đầu bảng trong việc chống dịch Covid-19, đó là v́ họ không quên nạn dịch Sars năm 2003: Sau Trung Quốc và Hồng Kông, Đài Loan có số nạn nhân cao nhất với 84 người chết. Từ khi ấy, Đài Loan vô cùng nghi kỵ Trung Quốc, một nước vẫn xem đảo là một tỉnh của họ và vào năm 2016 đă ngăn cản không cho Đài Loan tham dự các buổi họp của đại hội đồng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.

    Ngày 31/12, Đài Bắc đă gởi đến WHO một lá thư điện tử, thông báo có “ít nhất 7 trường hợp viêm phổi khác thường ở Vũ Hán” dường như đang được “cách ly để chữa trị”. Thế nhưng WHO đă phớt lờ lời cảnh báo. Trong lúc Bắc Kinh vẫn phủ nhận khả năng virus lây truyền từ người sang người, Đài Loan bắt đầu đo thân nhiệt các hành khách đến từ Vũ Hán, nơi mà virus lây lan.

    Đài Bắc đă dự pḥng trước

    Khi ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ở Đài Loan ngày 21/01, hai ngày trước khi Bắc Kinh cô lập Vũ Hán, chính quyền Đài Bắc đă khởi động trở lại Trung Tâm Chỉ Huy Chống Dịch Trung Ương (CECC), phụ trách các vấn đề khủng hoảng y tế, một cơ chế thiết lập từ thời dịch Sars và rất hữu ích để phối hợp các biện pháp chống Covid-19.

    Ngày 6/02, trong lúc thế giới vẫn không tin là có nguy cơ đại dịch, Đài Bắc quyết định cấm nhập cảnh hành khách đến từ Trung Quốc. Vào lúc đó, WHO vẫn khuyến cáo không nên dùng các biện pháp này.

    Thế nhưng Đài Loan kiên quyết không muốn bị một chứng bệnh mà mình chưa hiểu thấu phá hoại, cho nên đă tăng gia mức sản xuất khẩu trang từ 4 triệu lên 13 triệu mỗi ngày, và cấm xuất khẩu, đồng thời cho xét nghiệm những người có triệu chứng nhiễm virus, bắt buộc những khách đến đảo phải khai báo t́nh trạng sức khỏe để hạn chế t́nh trạng mang virus từ ngoài vào. Chính quyền c̣n kiểm tra việc đi lại của những người này trong thời gian 30 ngày trước khi đến đảo.

    Ngoài ra, những người bị cách ly được trang bị một điện thoại di động cho phép kiểm tra được sự di chuyển của họ. Những người vi phạm quy định sẽ bị một khoản tiền phạt có thể lên đến 30 ngàn euro và danh tánh cùng dữ liệu cá nhân bị công bố, một hình phạt gọi theo tiếng Anh là bêu xấu danh tính – “name and shame”.

    Đây là những biện pháp rất cứng rắn và có tính chất soi mói, bới móc đời tư, nhưng điều đó đă cho phép Đài Loan tránh được biện pháp phong tỏa, các doanh nghiệp và cửa hàng thương mại, nhà hàng, trường học vẫn tiếp tục được mở cửa.

    Xét nghiệm “đại trà” tại Hàn Quốc

    Một tấm gương thành công khác là Hàn Quốc, nơi mà những quy định về giãn cách xã hội khá được tôn trọng và không phải vì đó là lệnh của chính phủ.

    Tại Hàn Quốc, chính chủ trương xét nghiệm đại trà dân chúng, với khả năng thực hiện 20.000 xét nghiệm mỗi ngày, đã cho phép giảm mức độ lây lan. Tổng cộng đă có 500.000 xét nghiệm được thực hiện. Và đến ngày 27/04, Seoul “chỉ” ghi nhận 10.738 ca nhiễm và 243 ca tử vong.

    Diễn tiến của dịch bệnh nêu bật thành công của biện pháp xét nghiệm và theo dõi mà chính quyền Hàn Quốc đề ra.

    Vào cuối tháng Hai, dịch bệnh bùng nổ ở Daegu, trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo Tân Thiên Địa. Chính quyền ngay sau đó đã tự đặt ra một thách thức: Truy t́m, kiểm tra và cô lập 210.000 thành viên của giáo phái này cũng như người thân và những người có tiếp xúc với những người đó. Chính quyền đã dựa vào cả một đội ngũ các nhà điều tra dịch tễ học được các ứng dụng truy t́m kỹ thuật số hỗ trợ.

    Từ ngày 26/02, các trung tâm di động đã xét nghiệm được rất nhiều người nhờ phương pháp xét nghiệm ngay trên xe hơi (người được xét nghiệm vẫn ngồi trên xe), một sáng kiến đã hết sức thu hút báo chí quốc tế. Ngày nay, các đơn đặt mua bộ xét nghiệm Hàn Quốc đang đổ về từ khắp nơi trên thế giới.

    Vào ngày 03/03, tổng thống Moon Jae In tuyên chiến chống bệnh Covid-19, và quân đội được tung ra khử trùng các đường phố và những khu vực bị nhiễm virus corona ở Daegu.

    Hàn Quốc lúc đó vẫn mở cửa biên giới, nhưng tăng cường các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Mọi du khách đều phải đo thân nhiệt ngay từ giữa tháng Ba, họ phải kư một tờ khai sức khỏe và thông báo cho chính quyền về các chuyến đi gần đây của họ. Hành khách đến từ châu Âu được sàng lọc chặt chẽ ngay tại sân bay. Những người bị xét nghiệm dương tính được chuyển ngay lập tức đến bệnh viện, c̣n các trường hợp âm tính đều được đưa vào cách ly.

    Seoul cũng sử dụng các công cụ kỹ thuật số tinh vi để theo dơi các ca nhiễm đã được xác nhận và những người đă tiếp xúc với người mang virus. Ngay cả các tờ tổng kết dịch vụ ngân hàng, chính xác hơn dữ liệu điện thoại, cũng được sử dụng để kiểm tra người nhiễm virus đã đến các cửa hàng nào.

    Một ứng dụng di động cho phép xác định vị trí của bất kỳ người bị cách ly nào, đồng thời cho phép họ tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan y tế để theo dơi sự phát triển bệnh tình của họ. Quyền truy cập các dữ liệu cá nhân này hầu như không bị tranh cãi vì người Hàn Quốc biết đó là cái giá phải trả để có thể duy trì được quyền tự do di chuyển mà không bị ràng buộc.

    Singapore dùng công nghệ Bluetooth t́m người nhiễm virus

    Cũng như Seoul, Singapore đặt cược trên các Đại Cơ Sở Dữ Liệu Big Data để ngăn chận nạn dịch và đã thành công trong giai đoạn đầu. Nhưng ngày nay th́ Singapore lại chịu một đợt lây nhiễm thứ hai, buộc phải đóng cửa trường học, công ty không cần thiết kể từ 03/04 và trong ṿng một tháng. Đến 27/04, Singapore ghi nhận 14.423 ca nhiễm và 12 tử vong.

    Ngay 21 ngày trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên trên đất ḿnh, chính quyền Singapore với kinh nghiệm dịch Sars, đă đưa ra những biện pháp khắt khe. Tất cả những người đến từ Vũ Hán phải chịu đo thân nhiệt và các chức sắc y tế yêu cầu bác sĩ nhận diện những người có triệu chứng viêm phổi. Sau khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm virus ngày 23/01, chính quyền giới hạn nhập cảnh đối với những người từng qua Trung Quốc.

    Cùng ngày 23/01 khi Trung Quốc quyết định cô lập số 56 triệu dân Hồ Bắc. Singapore không muốn đi theo con đường này mà chọn phân phát khẩu trang: 4 khẩu trang mỗi tuần cho mỗi hộ gia đ́nh, lấy từ kho Nhà nước.

    Và cũng từ lúc ấy Singapore bắt đầu theo dấu người nhiễm virus qua ứng dụng “TraceTogether”, bất chấp vấn đề xâm phạm đời tư. Nhờ công nghệ Bluetooth, ứng dụng này nhận dạng được tất cả những người sử dụng điện thoại thông minh đă có tiếp xúc với một người được xác nhận bị nhiễm virus, và họ được thông báo qua tin nhắn SMS. Hệ thống đă chứng minh kết quả hữu hiệu và giờ đây nhiều nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang nḥm ngó.

    Lá bài minh bạch của Hồng Kông


    Tại Hồng Kông, 7 triệu dân của đặc khu hành chánh đă được cảnh báo ngay từ khi có những thông tin đầu tiên về một bệnh cúm bí ẩn xuất hiện ở Trung Quốc. Họ cũng đă kinh qua dịch Sars làm 298 người chết tại đây, và dân Hồng Kông đă mang khẩu trang ngay lập tức cũng như giữ khoảng cách an toàn.

    Trong thời gian đầu, tháng Giêng và tháng Hai, chính quyền Hông Kông đă khống chế được việc lây lan, nhưng từ trung tuần tháng Ba, số người bị nhiễm tăng lên. Không có lệnh phong tỏa ở nhà, nhưng đến giờ th́ quán bar, karaoké hay nơi đánh mạt chược đều phải đóng cửa, tụ tập nơi công cộng không được quá 4 người và kể từ 25/03, Hồng Kông đóng cửa hẳn biên giới. Cho đến nay, đã có 1.037 ca nhiễm được xác nhận và 4 người chết theo số liệu đại học Hopkins.

    Nhưng Hồng Kông đă không chậm trễ trong việc đáp trả dịch bệnh. Từ khi xuất hiện ca đầu tiên “nhập” từ Vũ Hán ngày 22/01, chính quyền Hồng Kông theo dơi kỹ càng từng ca được xác nhận hay nghi nhiễm virus. Những ca này bị cô lập ngay, tất cả các người tiếp xúc với họ được truy t́m và bị giám sát y tế.

    Kể từ ngày 27/01/2020, người dân tỉnh Hồ Bắc bị cấm vào Hồng Kông và số chuyến bay giữa Hồng Kông và Hoa Lục giảm một nửa. Ngày 08/02, tất cả những người đến từ Trung Quốc đều phải chịu cách ly 14 ngày, biện pháp được mở rông ra ngày 19/03 cho tất cả những người đến từ các nước khác. Khi vừa đặt chân đến sân bay th́ họ dược trao một ṿng điện tử và bị cách ly. Ứng dụng “StayHomeSafe” cho phép cảnh sát và cơ quan y tế theo dơi từng bước đi của họ.

    Cũng như ở Đài Loan, Hàn Quốc hay Singapore, những biện pháp này đã cho phép Hồng Kông tránh được tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng, bệnh viện bão ḥa, và phải phong tỏa hoàn toàn như 4 tỷ người trên trái đất hiện nay.

  5. #525
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Viêm cơ tim mới ở trẻ em nghi là do virus corona


    Ảnh minh họa: Một góc bệnh viện nhi đồng Necker, Paris. © Wikipedia
    Anh Vũ
    Giữa đại dịch Covid-19, nhiều nước từ vài ngày qua đă lên tiếng báo động về một căn bệnh viêm cơ tim nghiêm trọng mới xuất hiện ở trẻ em, nghi là có liên quan đến virus corona.



    Báo động đầu tiên được đưa ra trong những ngày cuối tuần qua từ nước Anh. Hệ thống dịch vụ y tế công cộng Anh (NHS) cho biết có nhiều trường hợp bệnh nhân nhi bị mắc căn bệnh nhiễm trùng mới có nguy cơ nghiêm trọng. Liền sau đó, nhiều nước như Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha hay Bỉ cũng thông báo phát hiện những bệnh nhân trẻ em bị viêm cơ tim tương tự.

    Tại Pháp, hiện có khoảng gần hai chục bệnh nhân trẻ em như vậy, theo bộ trưởng Y Tế Olivier Véran ngày 29/04/2020. Theo các bác sĩ bệnh viện nhi đồng Necker, Paris, các bệnh nhân có những triệu chứng gần giống với căn bệnh Kawasaki, sốt cao, viêm mạch và có nguy cơ tác động đến tim. Các bệnh nhân này ở độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi, không có tiền sử bệnh lư đặc biệt.

    Bác sĩ Damien Bonnet, chủ nhiệm khoa tim nhi bệnh viện Necker, cho biết trong các bệnh viện ở Paris hiện có gần hai chục bệnh nhân như vậy. Ca đầu tiên nhập viện cách đây 3 tuần. Rất may là đến nay chưa có ca bệnh nào tử vong trên thế giới. Giới chuyên môn lo ngại có thể căn bệnh là một biến thể của Covid-19 ở trẻ em, dù đến nay chưa có ǵ chứng minh điều này và toàn bộ các bệnh nhân đều cho phản ứng âm tính với virus corona.

    Đến giờ vẫn chưa có giải thích y khoa nào cho căn bệnh nhiễm trùng mới này, nhưng việc căn bệnh rộ lên ở trẻ em tại những nước đang bị dịch virus corona nặng nề đang gây lo ngại.

  6. #526
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Khủng hoảng lương thực - "quả bom xă hội" thời hậu Covid-19


    Ngày 26/04/2020, bộ trưởng Nông Nghiệp Nga - nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa ḿ - thông báo sẽ tạm ngưng việc xuất khẩu nhiều loại ngũ cốc. Danil SEMYONOV / AFP
    Thùy Dương
    Trong khi cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có lối thoát và ẩn sau đó là những cuộc chiến địa chính trị, kinh tế, các định chế quốc tế lớn, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực dẫn đến nạn đói nghiêm trọng trên thế giới, kèm theo đó là những bùng nổ xă hội thời hậu Covid-19.



    Trong một báo cáo chung với Tổ Chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc (FAO), Chương tŕnh lương thực thế giới (PAM) ước tính số người đói ăn nghiêm trọng trên thế giới từ nay đến cuối năm 2020 có thể lên đến 250 triệu người, tăng gấp đôi so với năm 2019 (tăng thêm 130 triệu người). Giám đốc điều hành của PAM, David Beasley, cảnh báo : "Trong khi chúng ta đối đầu với đại dịch Covid-19, chúng ta cũng đang bên bờ một đại dịch đói ».

    Cỗ máy cung ứng lương thực thực phẩm của thế giới trục trặc

    Hôm 22/04, báo cáo của tổ chức phi chính phủ Oxfam c̣n nhận định là so với cuộc khủng hoảng 2008, cuộc khủng hoảng lần này c̣n khủng khiếp hơn, nhấn mạnh đến sự bất b́nh đẳng và bần cùng hóa, với những hậu quả vô cùng đáng ngại về khả năng người dân nhiều nơi phải chịu cảnh khan hiếm lương thực thực phẩm. Khác với năm 2008, lần này thế giới không có vấn đề về năng suất nông nghiệp, chúng ta có đủ lương thực, nhất là ngũ cốc. Rủi ro nằm ở sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Nói cách khác, cỗ máy cung ứng lương thực của thế giới đang bị phá vỡ.

    Quả đúng là hiện nay thế giới không gặp vấn đề về trữ lượng lương thực. Đài BFMTV ngày 18/04 cho biết, ông Claude Georgelet, người phụ trách trang mạng Agritechtrade chuyên về nông nghiệp và nguyên liệu nông nghiệp, trích dẫn số liệu của Hội đồng quốc gia Pháp về ngũ cốc, theo đó trữ lượng lúa ḿ trên toàn thế giới hiện nay là 2,8 tỉ tấn. Thời tiết thuận lợi trong mùa đông này hứa hẹn vụ mùa bội thu, sản lượng lúa ḿ thu hoạch ước tính lên đến 769 triệu tấn, nhiều hơn 6 triệu tấn so với năm 2019, vốn đă là một năm rất được mùa.

    Theo ông Khuất Đông Ngọc, tổng giám đốc Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, vấn đề trong thời buổi khủng hoảng là làm thế nào để trữ lượng lương thực này đến được bất cứ nơi nào người dân có nhu cầu, nhất là trong bối cảnh nhiều nước hạn chế công tác xuất khẩu để đảm bảo đáp ứng trước hết nhu cầu trong nước. Nhật báo Pháp La Croix ngày 27/04 lấy làm tiếc là dường như những lời báo động nghiêm túc hồi đầu tháng Tư của hai định chế của Liên Hiệp Quốc về nông nghiệp và thương mại là FAO và WTO, không có mấy tác dụng. Các định chế quốc tế này lưu ư việc các nước ngăn chặn hoạt động xuất khẩu lương thực, thực phẩm có thể sẽ khiến nạn đói trên hành tinh trở nên nghiêm trọng hơn.

    Thực tế cho thấy, trong hoàn cảnh bất định như hiện nay, tất cả các nhà sản xuất nông nghiệp lớn đều có kế hoạch để dành một lượng lương thực để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa trong năm nay. Thái Lan, Cam Bốt và Indonesia đều tuyên bố cắt giảm xuất khẩu gạo, Ukraina giảm xuất khẩu dầu hướng dương, Kazakhstan giảm xuất khẩu lúa ḿ. Liên quan đến nước Nga, vốn là một trong những quốc gia sản xuất lúa ḿ hàng đầu thế giới và cũng là nhà xuất khẩu đầu bảng về lúa ḿ, chính quyền Matxcơva ngày 26/04 thông báo tạm ngưng bán lúa ḿ ra thị trường thế giới cho đến tháng 07 để ưu tiên thị trường trong nước.

    Để giải thích cho quyết định của chính phủ, thủ tướng Nga nhấn mạnh đến vai tṛ thiết yếu của ngũ cốc đối với thị trường quốc gia Nga. Lập luận của chính quyền Nga đưa ra không phải là không có cơ sở. Vào giữa tháng 3, giá trung b́nh của lúa ḿ thành phẩm ở Nga đă tăng lên đến "mức cao nhất trong lịch sử", cao hơn cả giá dầu lửa. Tuy biện pháp này của Matxcơva tạm thời chưa gây mất ổn định cho các thị trường, nhưng có thể để lại những hậu quả nặng nề cho các nước vốn phụ thuộc vào nguồn lúa ḿ nhập từ Nga.

    Lănh đạo FAO cũng nhấn mạnh việc các chính quyền đóng cửa biên giới và phong tỏa đất nước có thể cản trở hoạt động trồng trọt của nông dân và hoạt động của các nhà sản xuất chế biến thực phẩm. Ngoài ra, cũng phải nói đến việc khủng hoảng y tế đă làm gián đoạn công tác tổ chức hậu cần. Đại dịch và công tác kiểm dịch, cách ly tại các khu cảng làm giảm số lượng phương tiện vận chuyển và nhân viên chuyên chở hàng. Chẳng hạn, theo người phụ trách trang mạng Agritechtrade, ông Claude Georgelet, hiện giờ các tàu chở ngũ cốc phải chờ thêm nửa tháng ở cảng so với b́nh thường mới có thể được bốc hàng lên tàu, đặc biệt là ở Achentina.

    Một mối đe dọa khác, theo lưu ư của đại diện của Agritechtrade : "Giống như các cá nhân mua hàng ở siêu thị để tích trữ, các nước xuất khẩu lớn cũng tích trữ nông phẩm pḥng trường hợp đóng cửa biên giới". Trung Quốc, nước sản xuất và nắm giữ một nửa trữ lượng gạo trên hành tinh, mới đây đă nhập khẩu một triệu tấn lúa ḿ từ Pháp. Theo chuyên gia nông nghiệp và nguyên liệu nông nghiệp của Agritechtrade, điều này là hoàn toàn bất b́nh thường.


    Thái độ nói trên đă được các nhà xuất khẩu lớn áp dụng trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Đối với FAO, những biện pháp này đă được chứng minh là cực kỳ có hại, đặc biệt là đối với các nước có thu nhập thấp và phải nhập khẩu nhiều lương thực.

    Châu Phi và Trung Đông trong cơn khốn khó

    Theo nhiều chuyên gia, châu Phi và Trung Đông sẽ đặc biệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng về lương thực thực phẩm cho dù về mặt y tế, họ không phải là những nạn nhân trực tiếp và nặng nhất của dịch bệnh Covid-19. Ông Gilbert Houngbo, chủ tịch Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp FIDA cho báo Les Echos ngày 23/04 biết : "Chúng tôi đă thấy những dấu hiệu báo động về một nạn đói ở châu Phi".

    Đương nhiên, những nước có thu nhập thấp, cấu trúc xă hội, y tế và kinh tế mong manh là những nước dễ bị nạn đói tác động nhất. Ngoài ra, c̣n phải kể đến các nước phụ thuộc mạnh mẽ vào xuất khẩu dầu lửa như Nigeria, Gabon, trong bối cảnh khủng hoảng giá dầu thô ở mức thấp chưa từng có. Giá dầu sụt giảm mạnh đột ngột trong khi giá lúa ḿ và gạo lại tăng cao. Đối với những quốc gia đang có xung đột hoặc vừa mới thoát khỏi xung đột th́ gần như phải gánh "cú đúp" vận rủi trong cuộc khủng hoảng y tế lần này. Đây là trường hợp của nhiều nước Trung Đông. Theo chuyên gia Thierry Pouch của Viện Nông Nghiệp Pháp, được đài BFMTV trích dẫn, các quốc gia ở vùng Sừng châu Phi vốn đang bị dịch châu chấu tàn phá, hoặc Yemen đang hứng chịu nội chiến trong nhiều năm qua, đặc biệt bị đe dọa về an ninh lương thực.

    Năm 2019, có 10 nước bị nạn đói tác động nghiêm trọng, nhất là Yemen, Venezuela, Congo, Afghanistan hay Nam Soudan, nơi 61% dân số đói ăn. Trang mạng Novethic chuyên về phát triển bền vững trích dẫn kinh tế gia trưởng của PAM, Arif Husai, theo đó cuộc khủng hoảng Covid-19 là một cú đánh vào hàng trăm triệu người khác, những người sẽ không thể mua thức ăn v́ không c̣n thu nhập do tác động của lệnh phong tỏa và suy thoái kinh tế.

  7. #527
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Cao nguyên Tây Tạng đột nhiên xuất hiện 28 loại virus chưa từng biết đến
    B́nh luậnMinh Thanh • 09:18, 05/05/20• 1653 lượt xem


    Các nhà khoa học đă phát hiện ra 28 loại virus mới xuất hiện trên cao nguyên Tây Tạng, và các loại vi khuẩn và virus đă bị đóng băng trong hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm cũng có thể được giải phóng ra. (Ảnh: pixabay)

    Trong khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành, cả thế giới vẫn đang phải đối mặt với nhiều thảm họa, th́ các loại virus chết người khác lại liên tiếp xuất hiện. Các nhà khoa học đă phát hiện ra 28 loại virus mới đă xuất hiện trên cao nguyên Tây Tạng, và các vi sinh vật và virus đă bị đóng băng trong hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm có thể được giải phóng ra do sự nóng lên toàn cầu.

    Một bài báo của các nhà khoa học tại Đại học bang Ohio được đăng trên bioRxiv (kho lưu trữ in sẵn truy cập mở cho các ngành khoa học sinh học) cho biết: với sự nóng lên toàn cầu, các vi khuẩn và virus bị đóng băng ẩn ḿnh dưới lớp băng lạnh và băng vĩnh cửu trong nhiều thế kỷ đă bắt đầu phục hồi.

    Nghiên cứu này cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của virus cổ đại đă được t́m thấy từ các mẫu lơi băng ở Cao nguyên Tây Tạng, trong số đó có 28 loại virus mới. Sự nóng lên toàn cầu đă khiến các sông băng trên khắp thế giới tan chảy và có thể giải phóng các vi sinh vật và virus đă bị đóng băng trong hàng chục ngh́n đến hàng trăm ngh́n năm .

    Trước thông tin này, nhiều người không khỏi lo lắng: "Tin xấu cứ liên tiếp ập đến, trái đất đúng là ngày càng gặp nguy hiểm hơn".


    Các nhà khoa học đă phát hiện ra 28 loại virus mới xuất hiện trên cao nguyên Tây Tạng, và các vi khuẩn và virus đă bị đóng băng trong hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm cũng có thể được giải phóng (Ảnh: pixabay)
    28 loại virus mà con người chưa từng thấy
    Một báo cáo gần đây của nhóm quan sát chiến lược, tuyên bố về 28 loại virus chưa rơ nguồn gốc được t́m thấy từ tháng 9 năm 2015. Theo đó, vào năm 2015, các nhà khoa học từ 5 quốc gia Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ư và Peru đă tập hợp các chỏm băng Guliya ở núi Côn Lôn. Đây là một hoạt động được thực hiện bởi Viện nghiên cứu cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Đại học Ohio ở Hoa Kỳ, mục đích là để nghiên cứu các đặc trưng của môi trường cổ đại thông qua cách khoan lơi băng sâu.

    Qua khử trùng nghiêm ngặt, nhóm nghiên cứu đă phân lập từ lơi băng các vi sinh vật tương đối phong phú, bao gồm 18 vi khuẩn và 33 loại virus, cách hiện nay từ 520 đến 15.000 năm. Trong số đó, 28 loại virus con người chưa từng thấy.

    Vào tháng 1, các nhà khoa học đă xuất bản một bài viết trên bioRxiv giới thiệu chi tiết về 28 loại virus mới trong các mẫu băng, và cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể khiến các loại virus cổ đại chưa từng biết quay trở lại.

    Bài viết nói rằng từ "virus cổ đại chưa từng biết" khiến nhiều người cảm thấy dường như sắp có điều ǵ đó khủng khiếp sẽ xảy ra.

    Các nghiên cứu trước đây đă chỉ ra rằng số lượng vi sinh vật trong mẫu lơi băng hà là khoảng 100-10.000 tế bào/ml, trong khi ở biển sâu, số lượng vi sinh vật trên mỗi ml là 10.000-1.000.000, nhiều hơn nhiều so với băng hà. Nếu là virus nhỏ hơn, số lượng này thậm chí c̣n cao hơn.

    Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học phát hiện ra virus cổ đại trong sông băng.


    Các nhà khoa học đă phát hiện ra 28 loại virus mới xuất hiện trên cao nguyên Tây Tạng, và các vi khuẩn và virus đă bị đóng băng trong hàng chục ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn năm cũng có thể được giải phóng (Ảnh: pixabay)
    Năm 1999, các nhà khoa học Mỹ đă phát hiện h́nh ảnh "virus khảm cà chua" trong một mẫu lơi băng ngầm sâu gần 2 km ở Greenland. Bộ gen của nó đă bị chôn vùi trong băng trong 140.000 năm.

    Vào tháng 3 năm 2014, các nhà khoa học đă phát hiện ra một loại virus khổng lồ dài 1,5 micron trong vùng đất đóng băng Siberia. Thời đại tồn tại của nó là hơn 30.000 năm trước và các nhà khoa học đặt tên cho nó là "virus miệng rộng Siberia".

    Năm 2004, một nhóm khảo cổ gồm các nhà khoa học Pháp và Nga đă khai quật được một số "xác ướp" đông lạnh đă chết hơn 300 năm trước trong vùng băng vĩnh cửu ở phía đông bắc Siberia. Người chết được phát hiện mang virus đậu mùa.

    Các nhà khoa học đă bày tỏ mối lo ngại về virus đậu mùa trong đất đóng băng, bởi v́ những virus này có thể ở trong t́nh trạng "giả chết".

    Ngoài virus đậu mùa, năm 1918, cúm Tây Ban Nha đă gây ra tổng cộng 20-50 triệu ca tử vong, có dữ liệu cho thấy số ca tử vong có thể lên tới 100 triệu, trong khi dân số thế giới lúc đó chưa đến 2 tỷ người.

    Các nhà khoa học cũng t́m thấy hài cốt của một nạn nhân cúm năm 1918 từ vùng đất đóng băng vĩnh cửu ở Alaska, thu được toàn bộ tŕnh tự bộ gen của virus cúm từ các mẫu di thể và phát hiện ra rằng virus này mạnh hơn virus cúm hiện tại.

    Đối với tất cả những bằng chứng này, có một luận điểm cho rằng mầm bệnh trong băng vĩnh cửu có thể gây ra những nguy hiểm không thể lường được. V́ vậy, cần tập trung vào điều này khi hành tinh đang ấm lên, các quốc gia ở Bắc bán cầu sẽ trở nên dễ mắc các bệnh thường xảy ra ở các quốc gia Nam bán cầu, như sốt rét, dịch tả và sốt xuất huyết, v́ những mầm bệnh này phát triển mạnh dưới nhiệt độ cao.

    Một quan điểm khác cho rằng không nên coi thường nguy cơ mầm bệnh trong băng vĩnh cửu. Chúng có thể là vi khuẩn điều trị được bằng kháng sinh, hoặc là những vi khuẩn và virus có sẵn khả năng kháng được kháng sinh. Nếu hệ thống miễn dịch của con người chưa được chuẩn bị để chống lại mầm bệnh này, có thể sẽ nguy hiểm.

    Nh́n chung, lĩnh vực này vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu. Trước khi làm rơ độc tính của virus, cần xem xét cẩn thận nguy cơ của các loại virus chưa từng biết này.

    Minh Thanh

    Theo NTDTV

  8. #528
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus lần t́m theo mối quan hệ với ĐCSTQ: Nigeria


  9. #529
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Đông Nam Á: Nhầm bệnh Covid-19 với sốt xuất huyết có thể khiến dịch trầm trọng hơn


    (Ảnh minh họa) - Một nhân viên an ninh đo thân nhiệt khách hàng tại lối vào một trung tâm thương mại tại Kuala Lumpur, Indonesia, ngày 04/05/2020. REUTERS/Lim Huey Teng
    Trọng Thành
    Sau hơn ba tháng từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng lên ở Trung Quốc hồi cuối tháng 1/2020, gần như toàn bộ thế giới đều tin tưởng việc xét nghiệm những người có triệu chứng là một biện pháp đặc biệt quan trọng để ngăn chặn dịch virus corona mới. Tuy nhiên, giờ đây tại các khu vực nhiệt đới, như ở Đông Nam Á, đang xuất hiện một thách thức mới: Rất khó phân biệt được người mắc bệnh Covid-19 với người bị sốt xuất huyết, do các triệu chứng bệnh tương đồng.


    Thông tín viên RFI Gabrielle Maréchaux tại Kuala Lumpur giải thích:

    « Từ sốt cho đến cảm giác mệt mỏi khác thường, hay có thể là ho, bệnh sốt xuất huyết và bệnh Covid-19 đă được biết đến với nhiều triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, sự tương đồng không chỉ dừng ở đó, theo nhà dịch tễ học Indonesia, Dicky Budiman, chuyên gia tư vấn chiến lược cho bộ Y Tế Indonesia. Ông nói : Khó mà phân biệt được virus gây bệnh sốt xuất huyết với virus gây bệnh Covid-19, bởi chúng có các đặc điểm về lâm sàng và cận lâm sàng tương đồng. Triệu chứng giảm tiểu cầu, một trạng thái bất thường của máu, cũng xuất hiện ở cả hai căn bệnh.

    Cho đến hôm nay, có hai bệnh nhân người Singapore, xét nghiệm dương tính với sốt xuất huyết trước đó, cuối cùng đă được xác nhận bị Covid-19. Một người tử vong tại Thái Lan, do virus corona, trước đó đă được chẩn đoán là mắc bệnh sốt xuất huyết. Đối với bác sĩ Budiman, việc chẩn đoán nhầm có thể khiến bệnh dịch lan truyền mạnh hơn. Theo chuyên gia này, vào những lúc b́nh thường, những người mắc bệnh sốt xuất huyết không phải lúc nào cũng đến bệnh viện hoặc được trở về nhà sớm. T́nh trạng này có thể để lại nhiều hậu quả, nếu chúng ta không sớm có một phương thức chẩn đoán đúng.

    Chỉ xét nghiệm những ai có các triệu chứng bệnh dường như là không đủ. Để không chẩn đoán nhầm, cần phải có sự theo dơi thường xuyên, bệnh nhân cần phải được chiếu, chụp. Tuy nhiên, Indonesia không có đủ phương tiện. Tại quốc đảo này, trung b́nh 100.000 cư dân chỉ có 12 giường bệnh. Bác sĩ Dicky Budiman cho biết, nếu như Bali có số người nhiễm virus thấp một cách đáng kinh ngạc, th́ ḥn đảo này lại có đến 2.100 người được chẩn đoán bị sốt xuất huyết ».

  10. #530
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Thống kê thiên tai 100 năm qua - phân tích, dự báo và chiến lược đối phó thảm họa kép trong đại dịch COVID-19
    Ánh Dương • 22:40, 08/05/20• 56 lượt xem


    Các thảm họa tự nhiên thường làm cho mọi người sống sót phải tụ tập vào các trung tâm công cộng, điều này rơ ràng gây ra rủi ro trong đại dịch COVID-19. (Ảnh: Spirit11/Pixabay)

    Đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) là một cuộc khủng hoảng toàn cầu phức tạp chưa có tiền lệ cho đến nay. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang dồn hết nguồn lực để ứng phó với sự kiện này. Tuy nhiên con người và các hệ thống trên thế giới sẽ đối phó thế nào nếu xảy ra một thảm họa tự nhiên lớn, như động đất hoặc băo nhiệt đới, trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành?

    Các giáo sư của Đại học Melbourne đă nghiên cứu, phân tích và đưa ra mô h́nh đối phó với thảm họa kép này của nhân loại và đă được Phys.org đăng tải.


    H́nh 1: Thống kê số người thiệt mạng trên toàn cầu hàng năm trong các thảm họa thiên tai từ 1900 đến 2016. (Ảnh: Đại học Melbourne)
    Nghiên cứu của các nhà khoa học kết hợp mô h́nh dịch tễ học đơn giản về COVID-19 với các đường dự báo về thảm họa tự nhiên ở một số quốc gia khác nhau để đưa ra các kịch bản có thể xảy ra.

    Điều quan trọng, nó cũng phác thảo một số bước chiến lược mà chính phủ và các cơ quan quản lư thảm họa có thể xem xét để giảm thiểu rủi ro trong đại dịch.

    Từ cháy rừng đến đại dịch
    Vào tháng Giêng năm nay, khi những vụ cháy rừng tàn khốc đă khiến hàng ngàn người Úc phải sơ tán khỏi nhà, Trung Quốc đă áp đặt biện pháp phong tỏa ở tỉnh Hồ Bắc để giảm thiểu sự bùng phát của một dịch bệnh do virus Corona Vũ Hán gây ra mà ngày nay chúng ta gọi là đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19).

    Đến cuối tháng đó, khi các vụ cháy rừng bắt đầu tàn lụi, COVID-19 đă nổi lên như một đại dịch toàn cầu vào cuối tháng 4, gây ra hơn 260.000 cái chết trên toàn thế giới cho đến nay.

    Phản ứng của chính phủ và các cơ quan liên quan đến khủng hoảng, cho dù đó là cháy rừng hay đại dịch, được hỗ trợ bởi các kiến thức chuyên môn, dữ liệu, kinh nghiệm và các ư kiến cảnh báo về phơi nhiễm cộng đồng và tính dễ bị tổn thương trước nguy cơ.

    Nói chung, những điều này, và sự phục hồi của chúng ta sau mỗi đại dịch hoặc thiên tai, hỗ trợ cho việc xác định khả năng phục hồi của cộng đồng.

    Nhưng điều ǵ sẽ xảy ra khi cả 2 khủng hoảng xảy ra đồng thời cùng một lúc? Ứng phó khẩn cấp đối với các thảm họa tự nhiên thường là sơ tán mọi người vào các trung tâm công cộng, nhưng rơ ràng điều này lại gây ra những rủi ro khác trong đại dịch bệnh truyền nhiễm.

    Một điều rơ ràng: cách xử lư khủng hoảng COVID-19 hiện nay ảnh hưởng mạnh mẽ đến các phương án xử lư t́nh huống của bất kỳ thảm họa thiên nhiên nào.

    Thảm họa kép là ǵ?
    Lịch sử cho thấy dịch bệnh thường xảy ra sau các thảm họa thiên nhiên.

    Trận sóng thần Nam Á năm 2004 đă giết chết hơn 250.000 người và hơn 1,7 triệu người phải sơ tán trên 16 quốc gia đă tạo điều kiện lư tưởng cho một đợt bùng phát lây nhiễm đường hô hấp cấp tính ở Aceh, Indonesia, khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất.

    Vào năm 2010, đợt dịch tả đầu tiên trong hơn một thế kỷ đă xảy ra ở Haiti đă gây ra 8.183 cái chết do được khuếch đại từ thiệt hại cơ sở hạ tầng mà trận động đất trước đó 10 tháng đă gây ra.

    Trên thực tế, sau bất kỳ thảm họa khí tượng nào (như là lốc xoáy, lũ lụt, băo táp) hoặc địa vật lư (động đất, núi lửa phun trào) làm cho số lượng lớn người phải di tản, các bệnh dịch như bệnh tiêu chảy, viêm gan, sốt rét hoặc sốt xuất huyết vẫn thường xuất hiện sau đó.

    Nhưng vào năm 2020 này, chúng ta đang ở trong vùng lănh thổ chưa được khám phá.

    Đại dịch COVID-19 đang bùng nổ, thiên tai có thể sắp xảy ra, kết hợp với các lỗ hổng kinh tế xă hội đă tăng cao do COVID-19 gây ra là những mối đe dọa không hề nhỏ đối với toàn nhân loại.

    Một số quốc gia đă từng trải qua những cuộc khủng hoảng kép này.


    H́nh 2: Một thảm họa động đất mạnh 5,3 độ richter xảy ra ở Zagreb, thủ đô của Croatia, phá vỡ các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng. (Ảnh: Đại học Melbourne)
    Vào cuối tháng 3, một trận động đất mạnh 5,3 độ richter đă tấn công Zagreb, thủ đô của Croatia, phá vỡ các biện pháp phong tỏa mới được áp dụng. Mặc dù ảnh hưởng đầy đủ của sự gián đoạn tạm thời này đối với sự lây nhiễm của COVID-19 vẫn chưa được đánh giá chi tiết, nhưng theo phân tích của các nhà khoa học về dữ liệu có sẵn, đă có sự gia tăng rơ rệt về tỷ lệ lây nhiễm trong những ngày sau trận động đất.

    Một số thảm họa tự nhiên đồng thời khác đă gây ra thiệt hại và phá vỡ các biện pháp giăn cách xă hội bao gồm Băo nhiệt đới Harold ở Thái B́nh Dương, núi lửa Anak Krakatoa phun trào ở Indonesia và lốc xoáy ở Hoa Kỳ; tác động của những thảm họa này vẫn chưa được đánh giá.

    V́ vậy, một mặt, theo các báo cáo hoạt động và phương tiện truyền thông ban đầu, thực tế là các biện pháp đối phó COVID-19 có thể cản trở phản ứng khẩn cấp đối với các thảm họa như thế này. Mặt khác, sự gián đoạn đối với sự giăn cách xă hội có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của dịch bệnh.

    Đây là một sự gấp đôi rắc rối tiềm năng mà các chính phủ có thể phải đối phó trong vài tháng tới hoặc có thể nhiều năm tới. Sự chuẩn bị sẵn sàng để xử lư thích hợp cho bất cứ vấn đề nào là ch́a khóa quan trọng của chúng ta.

    Để hiểu tác động tiềm tàng của kịch bản xảy ra bởi thảm họa kép thiên tai-dịch bệnh tạo ra, các nhà khoa học đă kết hợp các mô h́nh dự báo dịch bệnh với các mô h́nh nguy cơ tự nhiên để đưa ra hai ví dụ sơ bộ.

    Dự báo về thảm họa kép thiên tai-dịch bệnh
    Nhóm các nhà khoa học đă sử dụng một nền tảng dự báo dịch bệnh công khai để xem xét hiệu quả của các phản ứng COVID-19 có thể ảnh hưởng đến các dự báo về tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở Hoa Kỳ, Úc, Bangladesh và Trung Quốc.


    H́nh 3: Nghiên cứu xem xét hiệu quả của các phản ứng COVID-19 về tỷ lệ lây nhiễm và tử vong ở Hoa Kỳ, Úc, Bangladesh và Trung Quốc. (Ảnh: Đại học Melbourne)
    Những dự báo này được thực hiện bằng cách giảm thiểu sự khác biệt giữa số ca tử vong được xác nhận và những trường hợp được dự đoán bởi một mô h́nh dịch bệnh trong một khoảng thời gian nhất định, có tính đến các yếu tố như COVID-19 lây truyền như thế nào (tỷ lệ lây truyền: R₀) và các biện pháp đối phó COVID-19 hiệu quả như thế nào (được định lượng theo tỷ lệ phần trăm).

    Dự báo của các nhà khoa học, mặc dù khá đơn giản và chưa đảm bảo chính xác, chủ yếu nhấn mạnh đến sự cần thiết của các biện pháp đối phó COVID-19 hiệu quả bền vững.

    Nh́n vào H́nh 3, các trường hợp tử vong dự kiến ở Hoa Kỳ (trên bảng A) có thể tăng từ khoảng 92.000 (đường màu xám nét đứt) lên 220.000 (đường màu xám) nếu các biện pháp đối phó nới lỏng giảm 10%.

    Để đưa ra bối cảnh này, các nhà khoa học cũng đă xem xét các đường cong thiên tai tự nhiên theo mùa cùng với các đường cong dự báo về COVID-19. Các mối nguy hiểm thiên tai tự nhiên theo mùa như lũ lụt, băo và lốc xoáy nhiệt đới, sóng nhiệt, cháy rừng và lốc xoáy có khả năng làm trầm trọng thêm tác động của COVID-19.

    Xác suất tổng thể về các mối nguy hiểm do thiên tai tự nhiên gây ra ở Hoa Kỳ, Bangladesh và Trung Quốc thực sự tăng trong vài tháng tới, trong khi ở Úc, xác suất của chúng giảm dần so với cùng thời gian đó.

    V́ vậy, trong mùa hè ở Bắc bán cầu, các quốc gia như Mỹ, Bangladesh và Trung Quốc đặc biệt phải đối mặt với rủi ro gộp của đại dịch và thiên tai.

    Phân tích tác động của COVID-19 kết hợp với thời điểm của các mối nguy hiểm tự nhiên
    Sử dụng mô h́nh dịch bệnh đơn giản, các nhà khoa học nghiên cứu kết hợp với thời điểm dự kiến xảy ra thảm họa tự nhiên tiềm ẩn và tác động của nó trên đường cong tỷ lệ lây nhiễm mới hàng ngày.

    Chính đường cong này mà các chính phủ đang cố gắng "san phẳng" để giảm bớt ảnh hưởng của COVID-19 lên sức khỏe cộng đồng. Phân tích ban đầu cho thấy những can thiệp này đă ngăn chặn đáng kể sự lan truyền của dịch bệnh cho đến nay.


    H́nh 4 ,: Đường cong màu xanh minh họa tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày trước khi có bất kỳ sự can thiệp nào, đường cong màu đỏ là tỷ lệ lây nhiễm với các biện pháp “làm phẳng’’. (Ảnh: Đại học Melbourne)
    Trong H́nh 4, đường cong màu xanh minh họa tỷ lệ lây nhiễm hàng ngày điển h́nh trước khi có bất kỳ sự can thiệp nào và đường cong màu đỏ là tỷ lệ lây nhiễm với các biện pháp “làm phẳng’’ toàn lực.

    Sau đó, các nhà khoa học đă đưa vào mô h́nh một sự kiện bên ngoài, chẳng hạn như một thảm họa tự nhiên, và đánh giá tác động của sự kiện đó lên đường cong đă được làm phẳng.

    Nhóm các nhà khoa học đă đưa vào mô h́nh sự kiện này không ở bất cứ đỉnh nào của tỷ lệ lây nhiễm (tức là không ở trước đỉnh ở cột bên trái và sau đỉnh ở bên phải). Chúng tôi cũng giả định thời gian ủ bệnh COVID-19 là 5 ngày và các biện pháp làm phẳng có thể được thực thi lại đầy đủ sau một số ngày nhất định (ở đây chúng tôi đưa ra là 7 và 21 ngày) sau khi có thảm họa xảy ra.

    Đường cong tỷ lệ lây nhiễm có kết hợp với một sự kiện bên ngoài được minh họa bằng đường cong màu xám dấu chấm, cho thấy sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm trên đường cong phẳng ở các mức độ khác nhau.

    Thí nghiệm này cung cấp 2 cái nh́n sâu sắc quan trọng.

    Đầu tiên là sự gia tăng tỷ lệ lây nhiễm lớn hơn đối với các sự kiện xảy ra trong thời kỳ tiền cao điểm so với thời kỳ hậu cao điểm.
    Thứ hai là tỷ lệ lây nhiễm tăng cùng với thời gian áp dụng lại đầy đủ các biện pháp giăn cách xă hội.
    Mặc dù hai ví dụ mô h́nh này có những điểm không chắc chắn, nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh đến tính chất đa chiều của các quyết định phải đưa ra để các biện pháp đối phó COVID-19 có hiệu quả trong khi xảy ra các thảm họa tự nhiên.

    Chiến lược COVID-19
    Trong trường hợp không có vaccine, các dự báo về lan truyền COVID-19 cho thấy cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ là một cuộc khủng hoảng kéo dài.

    Nhưng có 4 chiến lược tiên quyết mà các chính phủ có thể áp dụng để chống lại các rủi ro kép của COVID-19 và các mối nguy hiểm tự nhiên.

    Đầu tiên, việc xác định các kịch bản thảm họa thiên tai có thể xảy ra với t́nh huống xấu nhất trong đại dịch COVID-19 là rất quan trọng; điều này đ̣i hỏi phải xây dựng các mô h́nh dự báo mới kết hợp các mô h́nh dự báo đại dịch hiện có và dự báo nguy cơ tự nhiên.
    Thứ hai, các phản ứng khẩn cấp đối với các sự kiện thảm họa cực đoan có thể được điều chỉnh trước bằng cách xem xét các mô h́nh dự báo thời tiết theo mùa. Đă có dự báo về một cơn băo Đại Tây Dương trên trung b́nh trong năm nay, v́ vậy có khả năng một cơn băo lớn có thể đổ bộ vào Bắc Mỹ trong vài tháng tới, cho nên việc lên kế hoạch trước cho sự kiện này là cấp thiết và rất quan trọng trong đại dịch này.
    Thứ ba, cần thiết kế lại các phản ứng chính sách để giải quyết các mối nguy hiểm tự nhiên khác nhau, tập trung vào sự giăn cách xă hội. Thay đổi chính sách phải được đưa ra áp dụng cho một loạt các hoạt động sau thảm họa, từ phân phối viện trợ khẩn cấp đến cung cấp nơi trú ẩn.
    Cuối cùng, các cơ quan cứu trợ của chính phủ phục vụ các cộng đồng hoặc khu vực có thu nhập thấp và chính quyền của các khu vực đó cần được đặc biệt quan tâm v́ tác động của các hiệu ứng thảm họa kép đối với các khu vực này có thể sẽ cao một cách không tương xứng.
    Mặc dù trọng tâm chính của nhiều chính phủ là quản lư cuộc khủng hoảng COVID-19, việc lập kế hoạch cho các thảm họa tự nhiên có khả năng xảy ra đồng thời cũng rất quan trọng để đảm bảo các cộng đồng được chuẩn bị đầy đủ cho những phức tạp có thể phát sinh từ các cuộc khủng hoảng kép.

    Ánh Dương

    Theo Phys.org

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •