Page 54 of 55 FirstFirst ... 444505152535455 LastLast
Results 531 to 540 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #531
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    WHO: COVID có thể ‘âm ỉ’ tại Châu Phi
    09/05/2020
    AP


    Một phụ nữ Nam Phi mang khẩu trang ngừa lây nhiễm COVID-19 tại Diepsloot gần Johannesburg.


    Khoảng 190.000 người tại Châu Phi có thể chết v́ COVID-10 trong năm đầu của đại dịch và căn bệnh này có thể “âm ỉ” trên lục địa này nhiều năm, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo.

    Có khoảng 44 triệu người trong số 1,3 tỉ dân của lục địa có thể bị lây nhiễm trong cùng một thời gian, cơ quan y tế Liên hiệp quốc ước lượng, căn cứ theo mẫu tiên đoán 47 nước Châu Phi.

    Tuy nhiên con số ước lượng lây nhiễm và tử vong căn cứ vào giả thuyết là không có biện pháp chế ngự nào cả.

    Trên thực tế có 43 nước Châu Phi đă thi hành các biện pháp để giảm bớt sự lây lan của virus, từ đóng cửa cả nước, đến hạn chế tại những thành phố lớn cho tới ra lệnh giới nghiêm, đóng cửa trường học và cấm tụ tập tại nơi công cộng.

    Có hơn 52.000 ca lây nhiễm được xác nhận và 2.074 ca tử vong liên hệ đến virus được các nước Phi Châu loan báo, theo con số được Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Châu Phi công bố ngày 8/5. Tổng số các ca đă tăng hơn 42% trong tuần qua.

    Bệnh này dường như lây lan chậm hơn tại Châu Phi hơn là Châu Âu, theo phúc tŕnh của WHO. Các giới chức nói điều này có thể do theo dơi yếu kém hay những đường dây chuyển vận kém phát triển.

    “Trong khi COVID-19 không lây lan cấp số nhân tại Châu Phi như ở các nơi khác trên thế giới, nhưng sẽ âm ỉ lây lan tại những điểm nóng,” bác sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực của WHO tại Châu Phi nói tại trụ sở ở Brazzaville, nước Cộng ḥa Congo. Chuyên gia này nói dịch bệnh bùng phát có phần chắc sẽ lên đến cao điểm trong ṿng 1 tháng sau khi virus bắt đầu lây lan rộng răi trong các cộng đồng.

    “COVID-19 có thể trở thành một bộ phận trong đời sống của chúng ta trong vài năm tới trừ phi có một phương pháp mạnh mẽ được nhiều chính phủ trong vùng thực hiện. Chúng ta cần xét nghiệm, theo dơi, cách ly và chữa trị,” bác sĩ Moeti nói trong một cuộc gọi video.

    Châu Phi có dân số hầu hết dưới 20 tuổi, có thể chứng kiến tỉ xuất lây nhiễm chậm, ít ca nặng và ít chết hơn do virus được biết là ảnh hưởng nặng nề lên người lớn tuổi với tỉ lệ tử vong cao hơn.

    Tuy nhiên Châu Phi có thể chứng kiến bùng phát kéo dài lâu hơn trong vài năm, theo như cuộc nghiên cứu. Algeria, Nam Phi và Cameroon cũng như một vài nước Châu Phi nhỏ hơn có nguy cơ cao hơn nếu không đặt ưu tiên vào các biện pháp chế ngự, cuộc nghiên cứu cho biết.

    Có khoảng 5,5 triệu người Châu Phi phải nằm bệnh viện v́ COVID-19 làm cho căng thẳng nặng nề những nguồn lực y tế của nhiều nước.

    Châu Phi có trung b́nh 9 giường chăm sóc đặt biệt trong 1 triệu người, theo cuộc thăm ḍ mới đây của WHO. Đây là một điều không thích ứng một cách đau ḷng,” báo cáo nói.

    Tầm quan trọng của việc thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp chế ngự là thiết yếu, khi việc lây nhiễm rộng răi và lâu dài của virus có thể làm quá tải trầm trọng hệ thống y tế của chúng ta,” bác sĩ Moeti nói. “Ngăn chặn bùng phát ở mức độ cao tổn phí hơn là các biện pháp pḥng ngừa đang được các chính phủ thực hiện để chế ngự sự lây lan của virus.”

    Cách ly xă hội và rửa tay thường xuyên là ch́a khóa của những biện pháp chế ngự virus tại Châu Phi.

  2. #532
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hiện tượng tuyết đỏ như máu tại bán đảo Nam cực
    Minh Ngọc•Chủ Nhật, 10/05/2020 • 162 Lượt Xem
    Vào mùa hè, khi nhiệt độ cao đỉnh điểm tại Nam cực (khoảng 21 độ C), những tảng băng bắt đầu tan chảy. Như một biểu tượng đáng chú ư của việc khí hậu thay đổi- một chút tuyết đỏ như máu rải rác trên bán đảo Nam cực.


    Tuyết đỏ như máu rải rác trên bán đảo Nam cực (Ảnh: © Andriy Zotov)
    Trong nhiều tuần vào tháng 2/2020, băng xung quanh Cơ sở nghiên cứu Vernadsky của Ukraine (nằm trên đảo Galindez, ngoài khơi bán đảo cực bắc của Nam cực) đă bị phủ lên bởi một loại tuyết kỳ lạ mà các nhà nghiên cứu gọi là “tuyết mâm xôi”. Một bài đăng trên Facebook của Bộ Giáo dục và Khoa học Ukraine miêu tả chi tiết hơn về cảnh tượng này: “Những vệt màu đỏ và hồng quệt ngang ŕa các tảng băng và vùng trũng trên những đồng bằng băng tuyết.”



    Tuyết đỏ như máu rải rác trên Bán đảo Nam Cực (Ảnh: © Andriy Zotov)
    Hiện tượng kỳ lạ này c̣n được các nhà nghiên cứu gọi là “mứt”, thực ra đó là một loại tảo có sắc tố đỏ gọi là Chlamydomonas chlamydomonas nivalis, ẩn náu trong các băi tuyết và núi trên toàn thế giới. Tảo phát triển mạnh trong nước đóng băng và nằm im ĺm trong tuyết và băng vào mùa đông; khi mùa hè đến và tuyết tan, tảo nở hoa, lan rộng màu đỏ, những bào tử này giống như hoa.

    Hiện tượng này xưa kia c̣n được gọi là “tuyết dưa hấu”, “tuyết máu” và một loạt các tên ít thi vị khác.

    Màu đỏ của hiện tượng này xuất phát từ carotenoids (cùng loại sắc tố tạo ra bí ngô và cà rốt màu cam) trong lục lạp của tảo. Ngoài màu đỏ thẫm, những sắc tố này c̣n hấp thụ nhiệt và bảo vệ tảo khỏi tia cực tím, cho phép các sinh vật đắm ḿnh trong các chất dinh dưỡng của mặt trời mùa hè mà không có nguy cơ đột biến gen.

    Điều đó tốt cho tảo nhưng không tốt cho băng. “Hoa tuyết góp phần thay đổi khí hậu”, nhóm nghiên cứu viết trong bài đăng trên Facebook. “Do màu đỏ thẫm, tuyết phản chiếu ánh sáng mặt trời ít hơn và tan nhanh hơn. Do đó, nó tạo ra nhiều tảo sáng hơn.” Tảo càng hấp thụ nhiệt, băng xung quanh càng tan nhanh. Càng nhiều băng tan, tảo lại có thể lan nhanh hơn. Điều đó dẫn đến sự ấm lên hơn, nhiều băng tan chảy hơn và nhiều tảo nở hoa hơn.

    Minh Ngọc (Theo Livescience)

  3. #533
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19: Với hơn 10.000 người chết, Brazil sắp là một tâm dịch mới?

    .
    Biểu t́nh ủng hộ tổng thống Brazil Jair Bolsonaro chống lại các chính sách ngăn dịch của chính quyền địa phương. Ảnh chụp ngày 19/04/2020 tại Brasilia. REUTERS - Ueslei Marcelino
    Trọng Thành
    Brazil đang có nguy cơ trở thành một tâm dịch mới. Hôm qua, 09/05/2020, bộ Y Tế Brazil công bố số liệu cho thấy đă có 10.627 người chết v́ Covid-19, 155.939 người nhiễm virus. Brazil gia nhập nhóm 6 quốc gia có nhiều người chết nhất do đại dịch.



    Tiếp theo các thành phố lớn, dịch đang tràn ra khắp cả nước. Tổng thống Brazil bị lên án chống lại các biện pháp ngăn dịch của địa phương. Thông tín viên François Cardona tường tŕnh từ Rio de Janeiro :

    « Với hơn 3.800 người chết, Sao Paulo, thủ phủ kinh tế, là địa điểm thiệt hại nặng nhất tại Brazil. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây được Viện Y tế Công (FIOCRUZ) công bố, cho thấy virus corona có nguy cơ lan đến tận các nơi xa xôi hẻo lánh nhất. Theo nhóm theo dơi diễn biến đại địch, thuộc Viện FIOCRUZ, tỉ lệ lây nhiễm tại các thị xă dưới 20.000 dân đă tăng hơn 50% trong hai tuần gần đây.

    Sau khi tấn công vào các khu trung tâm đô thị, virus đang lan truyền với tốc độ rất nhanh. Các thị xă ít hơn 20.000 dân không có bệnh viện được trang bị giường điều trị tăng cường. Các nhà nghiên cứu của Viện FIOCRUZ ghi nhận là nhiều bệnh nhân mới đang hướng đến các khu vực đô thị lớn, nơi các khoa cấp cứu trên thực tế đang trong t́nh trạng băo ḥa. Trong hai tuần gần đây, tỉ lệ lây nhiễm tại các thành phố lớn tăng 30%.

    Quốc Hội và Ṭa Án Tối Cao đă ra quyết định Quốc tang ba ngày. Tổng thống Bolsonaro hiện chưa b́nh luận về việc này. Nguyên thủ Brazil bị lên án mạnh, v́ phản đối việc phong tỏa và quy chế cách ly người nhiễm virus, do lănh đạo các thành phố lớn, nơi bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nhất, lập ra ».

    Có nguy cơ đă 3 triệu người nhiễm virus

    Theo một số dự báo, quốc gia Nam Mỹ 210 triệu dân có thể trở thành tâm dịch mới của thế giới vào tháng 6/2020 này. Giới khoa học cho rằng, số lượng người nhiễm virus tại Brazil thực sự có thể cao gấp 15 đến 20 lần so với số liệu được công bố (có nghĩa là từ hơn 2 triệu đến 3 triệu người nhiễm virus), v́ Brazil làm rất ít xét nghiệm.

    Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là bang Sao Paulo 46 triệu dân, với hơn 3.800 người chết, hơn 44.000 người nhiễm. Hôm thứ Sáu, thống đốc bang quyết định kéo dài phong tỏa đến cuối tháng 5. Riêng về tỉ lệ tử vong, bang Amazonas, nơi có nhiều bộ tộc bản địa rất dễ bị tổn thương do virus, là khu vực bị ảnh hưởng nặng hơn, với 232 người chết trên 1 triệu dân, gấp gần ba lần so với bang Sao Paulo. Tính đến tối qua, trong ṿng 24 giờ, có 730 người chết v́ Covid, cao gần bẳng mức kỉ lục hàng ngày trước đó (751 người).

  4. #534
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Thủ tướng Israel từng cảnh báo virus có thể “kết thúc nhân loại”
    Huệ Anh•Chủ Nhật, 10/05/2020 • 1.0k Lượt Xem
    Tối ngày 8/5, truyền h́nh tại Israel tiết lộ, trong lúc Israel chống lại dịch bệnh kịch liệt nhất hồi tháng trước, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đă cảnh báo một số nghị viên Đảng Likud, nếu thông tin “người nhiễm virus corona mới đă b́nh phục nhưng lại tái dương tính” được nước ngoài đưa tin là chính xác, th́ đây có thể là thảm họa ngập đầu mà nhân loại đối mặt.


    (Ảnh chụp màn h́nh Thời báo Israel)
    Theo Thời báo Israel đưa tin trích dẫn thông tin của Kênh truyền h́nh Số 12 Israel cho biết, một nghị viên Đảng Likud nhớ lại lời của Thủ tướng Netanyahu nói rằng: “Liên quan đến báo cáo của nước ngoài về việc tái nhiễm virus corona mới (c̣n gọi là virus Trung Cộng, virus viêm phổi Vũ Hán)”, “nếu đây là thật”, “virus có thể là sự kết thúc của nhân loại”.

    Theo kênh truyền h́nh này đưa tin, khi đó những người khác cùng nói chuyện không nhớ ông đă nói câu này, nhưng họ nói, ông Netanyahu cảnh báo rằng dịch bệnh có thể khiến “toàn cầu rơi vào trạng thái vô chính phủ”.

    Thời báo Israel cho biết, Thủ tướng Netanyahu và Tổng cán sự chủ quản chính sách của Bộ Y tế Israel – ông Moshe Bar Siman-Tov, vài tuần gần đây đă đưa ra không ít cảnh báo đối với bộ trưởng nội các và những người khác tham gia xử lư khủng hoảng dịch bệnh này. Ông Netanyahu phát biểu ít nhất 2 lần trên các diễn đàn công cộng, bày tỏ lo lắng đối với người nhiễm virus đă phục hồi nhưng lại tái nhiễm.




    Ngày 13/4, ông Netanyahu đă phát biểu đến toàn thế giới: “Tôi muốn chia sẻ với mọi người một chi tiết được chính phủ Hàn Quốc công bố gần đây: 91 người bệnh virus corona mới sau khi b́nh phục lại xác nhận tái nhiễm. Hiện chúng tôi đang kiểm tra thông tin này, nếu là chính xác, thực tế sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với những nhận thức trước đây của chúng ta, bởi v́ miễn dịch đối với virus dường như không phải là tự động miễn dịch. Virus có thể sẽ tại tấn công trở lại, và gây ra lây nhiễm trên phạm vi lớn.”

    Ngày 24/4, tại cuộc họp qua truyền h́nh với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz, ông Netanyahu cũng nói: “Vấn đề quan trọng nhất của tôi là ‘Chúng ta có các ca tái lây nhiễm hay không?’”.

    Thời báo Israel đưa tin, ngày 12/3, ông Netanyahu cảnh báo rằng, nhiệm vụ cấp bách trước mắt là “cứu hàng chục ngàn tính mạng của người Israel”, để chúng ta tránh xa virus. Ông nói, dịch bệnh phổ biến này là “Sự kiện mang tính toàn quốc và tính toàn cầu, Israel chưa từng gặp phải sự việc như thế này”.

    Ngày 22/3, ông Netanyahu nói, dịch bệnh có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến nhân loại từ thời Trung Cổ đến nay.

    Theo báo cáo, từ tháng Ba đến nay, Israel đă thực thi nghiêm ngặt chính sách phong tỏa. Hiện Israel có 16.454 ca nhiễm virus Trung Cộng, 247 ca tử vong, khoảng 11.000 ca đă điều trị khỏi.

    Huệ Anh

  5. #535
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Thủ tướng Israel: Nếu dịch bệnh bùng phát trở lại, nó có thể hủy diệt loài người
    Minh Thanh • 14:05, 12/05/20• 375 lượt xem


    Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cảnh báo rằng nếu dịch bệnh bùng phát trở lại, nó có khả năng dẫn đến sự kết thúc của loài người. (Ảnh: GALI TIBBON/AFP via Getty Images)

    Hiện tại, số ca được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán đă hơn 4 triệu người và các ca ‘tái nhiễm’ liên tiếp lan rộng. Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu đă cảnh báo, nếu đợt dịch thứ 2 bùng phát, rất có khả năng sẽ dẫn đến sự chấm dứt của nhân loại.

    Theo thông tin tổng hợp, gần đây các quan chức nội các Israel trao đổi với truyền thông rằng, Thủ tướng Israel Netanyahu đă cảnh báo riêng cho các thành viên của Đảng Likud.

    Ông nói một cách bi quan rằng nếu truyền thông nước ngoài đưa tin về việc bệnh nhân bị "dương tính trở lại" là đúng, th́ ông cho rằng đại dịch vẫn chưa được kiểm soát, nếu nó bùng phát trở lại e rằng có thể khiến các quốc gia rơi vào t́nh trạng hỗn loạn, thậm chí có thể dẫn đến t́nh trạng vô chính phủ, hơn nữa c̣n có thể khiến nhân loại phải đối mặt với hủy diệt.

    Thông tin nói rằng ông Netanyahu từ lâu đă quan tâm đến vấn đề các bệnh nhân hồi phục bị dương tính trở lại, và ông đă đề cập công khai đến vấn đề này nhiều lần. Vào đầu tháng 4, ông cũng bày tỏ mối lo ngại trước thông tin 100 bệnh nhân đă phục hồi ở Hàn Quốc có kết quả xét nghiệm từ “âm tính chuyển sang dương tính”.

    Thủ tướng Netanyahu nói rằng nếu t́nh trạng "tái dương tính" là b́nh thường, điều đó có nghĩa là virus viêm phổi Vũ Hán có thể phức tạp hơn nhiều so với những ǵ con người tưởng tượng. Nó thậm chí có thể được đánh thức vào bất cứ lúc nào và một lần nữa ập đến gây ra trận bùng phát đại dịch tiếp theo.

    Các trường hợp nhiễm dịch cho thấy, virus Corona Vũ Hán không ngừng đột biến. Chúng tấn công hầu hết các cơ quan và hệ thống miễn dịch của con người. Do đó, vaccine có mang lại hiệu quả hay không là một câu hỏi lớn.

    Tờ Epoch Times gần đây cũng có bài báo đặc biệt, chỉ rơ rằng: "Virus nhắm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mà đến", "Càng thân ĐCSTQ, dịch bệnh càng nghiêm trọng", và cách để pḥng dịch bệnh tốt nhất là loại bỏ ĐCSTQ cùng các nhân tố của nó.

    Các quốc gia và khu vực bị dịch bệnh nghiêm trọng là có liên quan chặt chẽ với ĐCSTQ, như New York, Iran và Ư. Ngược lại, Hồng Kông và Đài Loan, lựa chọn từ chối ĐCSTQ, đă thành công chống lại virus Corona Vũ Hán.

    Bài báo viết rằng, trong hàng ngàn năm nay Thần luôn bảo vệ con người. Kính Thần, giữ trái tim thiện lương, suy xét hành vi của bản thân, và từ chối ĐCSTQ, bạn sẽ được Thần bảo vệ. Đây là sự bảo đảm cơ bản nhất để nhân loại có thể tránh xa dịch bệnh.

    Minh Thanh

    Theo NTDTV

  6. #536
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    COVID-19 ảnh hưởng đến di trú, rừng nhiệt đới và nạn đói toàn cầu
    May 12, 2020 cập nhật lần cuối May 12, 2020

    Bản đồ những nước cần cứu trợ thực phẩm trong năm 2020. (H́nh: Dolce Gamboa cung cấp)
    Thiện Lê/Người Việt

    LOS ANGELES, California (NV) – Tổ chức Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức một cuộc họp báo qua mạng hôm Thứ Sáu, 8 Tháng Năm, để nói về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với thế giới.

    Chủ đề của cuộc họp lần này là để nói về ảnh hưởng của đại dịch đối với di trú của toàn cầu. V́ đi lại khó khăn trong lúc dịch bệnh hoành hành, nhiều di dân và người tị nạn phải vào rừng nhiệt đới để t́m cách sống sót và gây nhiều tác hại cho rừng.


    Có đến hàng trăm cơ quan truyền thông thiểu số tham dự buổi họp này.

    Để thảo luận về các vấn đề này, EMS mời ba diễn giả là ông Demetrious Papademetriou, ông Dan Nepstad và bà Dulce Gamboa.

    Ông Papademetriou là đồng sáng lập viên và chủ tịch danh dự của Học Viện Luật Di Trú tại Washington D.C. Ông tham dự buổi họp báo này để nói về ảnh hưởng của đại dịch đối với di dân trên toàn cầu.

    Di trú khắp thế giới “gần như đứng yên”


    Diễn giảDemetrious Papademetriou. (H́nh: Chụp từ màn h́nh buổi họp)
    Điểm đầu tiên ông muốn thảo luận là di trú ở khắp thế giới gần như đứng yên, không ai đi đâu cả. Việc đi lại cũng rất khó khăn và biên giới phải đóng cửa. Đại dịch COVID-19 c̣n làm những người muốn xin ẩn náu ở một nước nào đó không xin được.

    Di trú theo diện gia đ́nh cũng đứng yên, nhưng di trú theo diện lao động vẫn c̣n một chút v́ nước nào cũng cần những người làm “nhân viên thiết yếu” như nhân viên y tế.

    “Tuy vậy, một loại nhân viên mà nước nào cũng muốn có là người làm nghề nông v́ nguồn thực phẩm của các nước giàu có hay các nước đang phát triển đều dựa vào họ,” ông nói.

    Những “nhân viên thiết yếu” vẫn được phép di trú theo diện lao động và chỉ có họ được đi lại, những người trong các ngành khác không được đi.

    Điểm thứ hai, theo ông, là thế giới phải t́m cách định hướng trong ṿng ba tới sáu tháng sắp đến. Để biết được điều này, các quốc gia phải biết rơ kinh tế nước ḿnh bị tŕ trệ bao nhiêu, nhất là với các nước giàu có.

    “Kinh tế tŕ trệ đến mức chưa từng thấy, chỉ có thể so sánh với đại khủng hoảng của thập niên 1930 thôi,” ông Papademetriou nói.


    Diễn giả Dan Nepstad. (H́nh: Chụp từ màn h́nh buổi họp)
    Theo ông, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết số tiền của những người làm việc ở nước ngoài và gửi về quê nhà giảm đến $100 tỷ. Trong những ngày gần đây, Ngân Hàng Thế Giới ước tính số tiền này lên đến $142 tỷ.

    Rất nhiều người ở những nước đang phát triển phải sống dựa vào tiền của người thân ở nước ngoài gửi về và đó một trong những nguồn tiền chính của họ. Đại dịch COVID-19 đang làm họ không nhận được tiền đó và đang gặp rất nhiều khó khăn.

    Gây nguy hiểm cho rừng nhiệt đới

    Diễn giả thứ hai là ông Dan Nepstad, chủ tịch và sáng lập viên của Earth Innovation Institute. Ông dự buổi họp báo để thảo luận về việc đại dịch làm nhiều người phải trốn vào rừng nhiệt đới để t́m cách sống sót, nhưng điều đó gây nguy hiểm cho rừng nhiều hơn b́nh thường.

    Theo ông, tại các nước Á Châu hay những nước gần rừng nhiệt đới Amazon, các ngôi chợ ẩm thấp là nơi lan truyền COVID-19 nhiều nhất. Chính v́ vậy, chính phủ phải đóng cửa chợ. Những người thường bán hàng tại chợ không kiếm sống được.

    Ông cho biết hàng ngàn người phải bỏ chạy từ Lima, Peru vào rừng Amazon. Những người sống trong rừng như vậy thường t́m cách trồng trọt, phải phá rừng để có đất và gây nguy hiểm cho rừng nhiệt đới hơn.

    Ông Nepstad c̣n cho hay mùa cháy rừng của năm 2020 sẽ trầm trọng hơn so với năm ngoái và việc ngày càng có nhiều người sống trong rừng sẽ tiếp phần làm cháy rừng nguy hiểm hơn.

    Nạn đói toàn cầu

    Diễn giả cuối cùng là bà Dulce Gamboa, chuyên gia của tổ chức Bread for the World. Bà thảo luận về tác hại của COVID-19 đối với những nước đang phát triển, có nhiều người nghèo đói và thế giới phải t́m cách giải quyết nạn đói toàn cầu trong thời dịch.

    Theo bà, Chương Tŕnh Thực Phẩm Thế Giới đưa ra thông số, cho thấy số người không đủ ăn trên toàn cầu tăng gấp đôi, lên đến 265 triệu người.


    Diễn giả Dolce Gamboa. (H́nh: Chụp từ màn h́nh buổi họp)
    Không chỉ vậy, đại dịch sẽ làm số người nghèo đói tăng khắp thế giới, nhất là tại các nước đang gặp nạn đói, có số người suy dinh dưỡng cao.

    Yemen, Congo, Afghanistan, Venezuela, Ethiopia, Nam Sudan, Syria, Sudan, Nigeria và Haiti là 10 quốc gia thiếu thực phẩm nhất của năm 2019 và đang cần sự trợ giúp của thế giới.

    Trong 10 nước này, Nam Sudan, Yemen và Nigeria đang gặp nguy hiểm nhiều nhất.

    Chính v́ vậy, bà Gamboa cho rằng chính phủ Hoa Kỳ nên kư dự luật dành ra $12 tỷ để giúp đỡ thế giới chống lại COVID-19. Không chỉ vậy, chính phủ Mỹ nên bỏ ra thêm $12 tỷ để có các chương tŕnh cứu trợ thực phẩm, y tế và kinh tế, cũng như chế tạo vaccine.

    V́ thế giới không biết bao giờ mới b́nh thường trở lại, ba diễn giả muốn đưa ra một số thông tin nói trên để giúp nhiều cộng đồng nắm rơ t́nh h́nh hơn và hy vọng đây là những thông tin hữu ích. (Thiện Lê)

  7. #537
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Bệnh nhân SIDA, nạn nhân gián tiếp của dịch Covid-19


    Ảnh minh họa: Một loại thuốc điều trị HIV. Tại Nga, thuốc điều trị HIV Kaletra có nguy cơ bị khan hiếm do hậu quả của dịch Covid-19 REUTERS - Dylan Martinez
    Thanh Phương
    Nếu như việc phong tỏa tại nhiều nước đă góp phần ngăn chận đà lây lan của virus corona chủng mới, th́ nó lại gián tiếp tạo điều kiện dễ dàng cho một virus khác, đó là virus HIV. Nói cách khác, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến việc pḥng chống SIDA tại nhiều nước.



    Kể từ khi virus SIDA xuất hiện cách đây hơn 35 năm cho đến nay, trên toàn thế giới đă có đến 78 triệu người bị nhiễm HIV và 35 triệu người chết v́ dịch bệnh này. Đây là căn bệnh mà hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên đă có thuốc điều trị HIV giúp kiểm soát virus trong người, làm chúng không có khả năng tấn công các hệ miễn dịch, cũng như không có cơ hội sinh sôi nảy nở trong cơ thể chúng ta.

    Mỹ : Số ca nhiễm HIV mới sẽ tăng
    Tại Hoa Kỳ, theo hăng tin AFP, rất nhiều chuyên gia và những người làm việc trong ngành y tế công cộng đang sợ mọi người sẽ lơ là việc pḥng chống SIDA, khiến nước này không thể đạt được mục tiêu giảm 75% số ca nhiễm mới từ đây đến năm 2025.

    Vào đầu tháng Tư vừa qua, nhà dịch tễ học Travis Sanchez tại Đại học Emory, bang Georgia, đă tiến hành một cuộc thăm ḍ qua mạng Internet với 1.000 người đàn ông đă có quan hệ t́nh dục với người đồng tính. Phân nửa trong số này cho biết trong thời gian qua số bạn t́nh của họ đă giảm đi và họ cũng bớt dùng đến các ứng dụng giúp kết bạn.

    Nhưng ông Travis Sanchez nêu lên một điều đáng lo ngại : một phần tư số người được hỏi cho biết là họ không thể đi xét nghiệm SIDA, do hàng ngàn cơ sở xét nghiệm đóng cửa trong thời gian phong tỏa để pḥng chống dịch Covid-19. Như vậy là trong suốt nhiều tuần, những người này không hề biết là họ có đă bị nhiễm HIV hay không, trong khi họ vẫn tiếp tục có quan hệ t́nh dục với người cùng giới. Đây quả là một quả bom nổ chậm ! Nhà nghiên cứu này quan ngại : « Rất có thể là những hành vi có nguy cơ cao lại trỗi dậy trước khi các dịch vụ pḥng ngừa SIDA mở cửa trở lại hoàn toàn. T́nh h́nh này có thể sẽ khiến có nhiều ca nhiễm HIV hơn ».

    Phải đợi đến sang năm chúng ta mới có thể biết được tác động của dịch Covid-19 lên việc pḥng chống SIDA ở Mỹ, khi Trung tâm Pḥng chống Dịch bệnh CDC công bố con số ca lây nhiễm HIV năm 2020. Trả lời hăng tin AFP, CDC cho biết, trong dài hạn, khi các hạn chế đi lại được dỡ bỏ và sẽ có nhiều người đến xét nghiệm, con số ca nhiễm HIV mới chắc chắc sẽ tăng.

    Tại Hoa Kỳ, phương pháp điều trị bằng thuốc PrEp (Pre-exposure prophylaxis), giúp tránh bị nhiễm HIV với hiệu quả gần như đạt 100%, đang ngày càng phổ biến, nhưng theo lời nhà nghiên cứu Matthew, được hăng tin AFP trích dẫn, một số người đă ngưng sử dụng thuốc này trong thời gian phong tỏa. Một khi phong tỏa được dỡ bỏ, không chắc là những người này sẽ uống thuốc trở lại và như vậy dịch SIDA có nguy cơ bùng lại phát.

    LHQ : SIDA có thể bùng nỗ ở châu Phi
    Số người chết v́ SIDA ở vùng châu Phi cận Sahara có thể tăng gấp đôi trong thời gian dịch Covid-19, đó là báo động của Liên Hiệp Quốc ngày 11/05/2020.

    Liên Hiệp Quốc cảnh báo là dịch SIDA có nguy cơ lan rộng trong thời gian có dịch Covid-19, nhất là tại vùng châu Phi cận Sahara. Theo LHQ, số ca tử vong do virus HIV có thể tăng gấp đôi nếu dịch Covid-19 gây cản trở cho việc tiếp cận các phương tiện điều trị.

    Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới và cơ quan pḥng chống SIDA của Liên Hiệp Quốc ONUSIDA, nếu việc tiếp cận thuốc điều trị HIV bị xáo trộn trong 6 tháng, sẽ có thêm hơn 500.000 người chết tại vùng châu Phi cận Sahara trong 1 năm từ 2020 đến 2021, cộng thêm vào số 470.000 người chết được thống kê trong năm 2018. Đây là số ca tử vong cao chưa từng có kể từ năm 2008, năm đă có đến 950.000 người chết v́ SIDA trong vùng này.

    Trong năm 2018, năm cuối cùng mà chúng ta có số liệu thống kê đầy đủ, tại vùng châu Phi cận Sahara có 25,7 triệu người sống với virus HIV trong cơ thể, trong đó có 16,4 triệu người đang được điều trị. Nếu chiến dịch pḥng ngừa SIDA và việc điều trị bị cản trở, mọi thành quả đạt được về ngăn chận lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ bị xóa sạch.

    Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2018, số trẻ em bị nhiễm HIV đă giảm 43%, từ 250.000 xuống c̣n 140.000. Do tác động của dịch Covid-19, số ca nhiễm ở trẻ em có thể sẽ tăng vọt 37% tại Mozambique, 78% ở Malawi và Zimbawe, và 104% tại Ouganda.

    Trong một thông cáo được công bố vào tuần trước, cơ quan ONUSIDA đă kêu gọi chính phủ các nước « không nên giảm bớt nỗ lực về pḥng ngừa SIDA và bảo đảm cho người dân tiếp cận các dịch vụ cần thiết để tránh mọi sự lây nhiễm, kỳ thị và bạo hành ».

    Theo ONUSIDA, t́nh trạng mất thu nhập và mất việc làm ở quy mô lớn tại nhiều nước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, sẽ dẫn đến việc gia tăng các quan hệ t́nh dục mại dâm và nạn khai thác t́nh dục. T́nh trạng này sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV đối với nhiều người, trừ phi những người đó có đủ phương tiện để tự bảo vệ.

    Nga : Nguy cơ khan hiếm thuốc điều trị HIV
    Tại nước Nga, theo hăng tin Reuters, đă phát sinh một thị trường chợ đen buôn bán thuốc trị HIV Kaletra, kể từ khi thuốc này được ngày càng nhiều người tự mua về uống và được cho phép thử nghiệm lâm sàng để điều trị Covid-19.

    Vào cuối tháng giêng vừa qua, bộ Y Tế Nga đă đề nghị tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Kaletra để điều trị các bệnh nhân Covid-19. Cho tới nay, các kết quả thử nghiệm chưa cho thấy hiệu quả nào của loại thuốc trị HIV này. Thế nhưng, những kẻ đầu cơ đă tính đến khả năng khan hiếm Kaletra, trước t́nh h́nh dịch Covid-19 lây lan ngày càng mạnh ở Nga. Kể từ ngày 12/05, Nga đă trở thành quốc gia đứng hàng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus corona ( hơn 232.000 ca ).

    Một người buôn bán thuốc trị HIV trên mạng cho hăng tin Reuters biết cách đây ba tháng giá bán của một hộp thuốc Kaletra là 900 rúp ( 11 euro ), mà nhiều người thậm chí c̣n chê đắt. Nhưng nay, trước khả năng là thuốc này sẽ khan hiếm, không ít người đặt mua từ 100 đến 700 hộp, với giá 3.800 rúp/hộp, hy vọng sẽ bán lại với giá từ 7.000 đến 8.000 rúp/hộp.

    Cơn sốt mua bán thuốc trị HIV đang gây lo ngại cho những bệnh nhân SIDA. Tại Nga, cho tới nay, cũng như các loại thuốc điều trị HIV được bác sĩ kê đơn, thuốc Kaletra được cơ quan y tế mua và phân phát miễn phí cho các bệnh nhân SIDA.

    Giám đốc một bệnh viện tại Saint-Petersbourg chuyên về các bệnh truyền nhiễm kể với Reuters là nhà thuốc trong bệnh viện của ông trong những tuần qua đă nhận đến 120 cú điện thoại mỗi ngày từ các bệnh nhân HIV t́m mua thuốc Kaletra.

    Trong kho của hiệu thuốc bệnh viện đă hết, thế mà nhà cung cấp vừa thông báo là không thể tiếp tục giao hàng được nữa v́ nhà nước Nga đă trưng dụng toàn bộ kho thuốc của nhà cung cấp này.

    Một nhà hoạt động trong lĩnh vực pḥng chống SIDA th́ cho biết là những kẻ đầu cơ thậm chí đă muốn mua lại thuốc Kaletra từ các bệnh nhân HIV, sẳn sàng trả với giá 3.000 rúp/hộp.

    Theo Reuters, tại Nga, thuốc Kaletra do công ty R-Pharm sản xuất trong khuôn khổ một thỏa thuận với hăng dược phẩm Mỹ AbbVie. Tổng giám đốc của R-Pharm, Alexei Repik cho biết đang phối hợp với cảnh sát để truy t́m nguồn gốc của thuốc Kaletra buôn bán trái phép, v́ điều này gây phương hại cho các bệnh nhân HIV đang thật sự cần thuốc Kaletra để điều trị.

  8. #538
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    WHO : Virus corona chủng mới có thể sẽ không hoàn toàn biến mất


    Ông Michael Ryan, giám đốc đặc trách các vấn đề khẩn cấp của WHO, trong một cuộc họp báo tại Genève ngày 03/05/2020. REUTERS - Denis Balibouse
    Trọng Nghĩa
    Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO ngày 13/05/2020 đã lên tiếng cảnh báo là virus corona chủng mới có thể sẽ tiếp tục gây dịch và không bao giờ hoàn toàn biến mất, trong lúc số ca tử vong trên toàn thế giới đến nay đă gần chạm ngưỡng 300.000.

    QUẢNG CÁO

    Trong cuộc họp báo qua video tại Genève, giám đốc đặc trách các vấn đề y tế khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, cho rằng: “Chúng ta có một virus mới lần đầu tiên thâm nhập vào cộng đồng con người, cho nên rất khó có thể nói rằng khi nào sẽ thắng được nó”.

    Ông Ryan nhấn mạnh: “Virus này có thể tiếp tục gây dịch ở cấp độ địa phương và không bao giờ biến mất”. Ông nhắc lại là bệnh sởi vẫn tồn tại trên thế giới mặc dù đă có vác-xin. Tuy nhiên, quan chức của Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng cho rằng thế giới có đủ khả năng chống trả, cho dù với giá rất đắt, kể cả khi t́m được một vác-xin ngừa virus SARS-CoV-2.

    WHO đã đưa ra thông điệp cảnh báo đáng lo ngại như trên vào lúc nhiều quốc gia bắt đầu dở bỏ dần dần các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn virus lây lan.

    Nói chuyện cũng có thể truyền virus ?
    Một công trình nghiên cứu sơ khởi vừa cho thấy là virus corona có thể lan truyền không chỉ qua những hạt nước bắn ra khi ho hay hắt hơi, mà c̣n có thể lây truyền khi nói chuyện.

    Những hạt nước miếng li ti khi nói chuyện có thể đọng lại trong không khí hơn 10 phút trong một không gian kín, theo kết quả một thí nghiệm được đăng trên trang mạng y học Mỹ PNAS (Proceedings of the National Academy of Sciences), cho thấy vai tṛ của những hạt li ti này trong đại dịch Covid-19.

    Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới ở dạng công bố ban đầu, còn phải chờ cộng đồng khoa học cho ý kiến đánh giá

  9. #539
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Các dấu hiệu viêm phổi Vũ Hán mới phát triển cực kỳ nguy hiểm
    Minh Tú•Thứ Bảy, 16/05/2020 • 612 Lượt Xem
    Dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn đang tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới. Đến nay, hơn 4,3 triệu người đă được chẩn đoán và gần 300.000 người đă nhiễm bệnh. Thông thường, ngoài các triệu chứng hô hấp điển h́nh như sốt, viêm phổi và hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), y bác sĩ các nước đă phát hiện ra rằng có nhiều dấu hiệu bất thường khác nhau, bao gồm huyết khối, suy nội tạng, hệ thống miễn dịch của trẻ em và các biến chứng miễn dịch, có thể nói là ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

    Các dấu hiệu viêm phổi Vũ Hán mới phát triển cực kỳ nguy hiểm


    Các bác sĩ phát hiện ra rằng viêm phổi Vũ Hán không chỉ gây ra các triệu chứng hô hấp, mà các triệu chứng liên quan cũng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. (Ảnh: Shutterstock)
    Nhiều bác sĩ đă phát hiện ra rằng virus corona mới sẽ tấn công trực tiếp vào các cơ quan nội tạng, phiền phức nhất là việc tấn công vào thành mạch máu, gây ra huyết khối phi tự nhiên. Theo bác sĩ Sean Wengerter, một bác sĩ phẫu thuật mạch máu ngoại khoa tại Pomona, New York cho biết, một người đàn ông 38 tuổi được chẩn đoán, không phải là nhóm có nguy cơ cao. Anh ta chỉ bị ho nhẹ 10 ngày trước khi nhiễm bệnh, nhưng động mạch chủ lại bị nghẽn. May mắn thay, sau khi chẩn đoán nhanh chóng và tiến hành phẫu thuật, huyết khối đă được loại bỏ thành công.

    Ông Wengerter khá bất ngờ trước các triệu chứng trên và cho rằng t́nh trạng này là một sự phát triển cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến cái chết của 20% đến 50% bệnh nhân. V́ virus tạo ra phản ứng viêm cục bộ, h́nh thành các huyết khối dưới tác động trực tiếp của virus đối với động mạch. Trên thực tế, nhiều bác sĩ đă báo cáo rằng đột quỵ hoặc thuyên tắc phổi bất thường đă xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi, cũng là do huyết khối trong phổi gây nên.

    Bác sĩ Oren Friedman thuộc khoa chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm y tế Cedars-Sinai ở California, đă chỉ ra rằng v́ các mạch máu cung cấp máu cho mọi cơ quan của cơ thể, nếu virus ảnh hưởng đến mạch máu, điều đó sẽ gây tổn thương cho các cơ quan nội tạng.




    Bác sĩ Scott Brakenridge chuyên cấp cứu ngoại khoa tại Đại học Y Florida, c̣n đề cập rằng trong một số trường hợp, khả năng hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, và một số trường hợp liên quan đến việc suy đa hệ thống.

    Đồng thời, các bác sĩ cũng phát hiện ra rằng virus Trung Cộng (hay c̣n gọi là virus corona mới) cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch của trẻ em phản ứng thái quá và tạo ra phản ứng viêm). Gần đây, nhiều hội chứng viêm đa hệ thống nhi khoa đă xuất hiện tại bang New York. Các triệu chứng của nó bao gồm sốt kéo dài, viêm và thậm chí một hoặc nhiều cơ quan không hoạt động tốt, tương tự như sốc độc và bệnh Kawasaki. Hơn nữa sau đó c̣n liên quan đến viêm thành động mạch cỡ trung, và có thể làm tổn thương đến tim.

    Ngoài ra, nhiều bệnh nhân đă thông báo bị sưng ngón chân và xuất hiện màu đỏ hoặc tím, nên được gọi là “ngón chân virus mới” (Covid Toes). Bác sĩ phổi Humberto Choi tại pḥng khám Cleveland tin rằng điều này có thể được gây ra do phản ứng da, hoặc cục máu đông nhỏ hoặc siêu nhỏ được t́m thấy trong các mạch máu của ngón chân, nhưng thường không đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác.

    Virus Trung Cộng cũng được t́m thấy trong các cơ quan nội tạng khác
    Một báo cáo nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Y học tự nhiên” chỉ ra rằng ngoài việc gây hại cho hệ hô hấp, virus Trung Cộng cũng có thể xâm nhập vào đường ruột.

    Các nhà nghiên cứu đă phân lập virus Trung Cộng từ mẫu phân của các bệnh nhân nữ được chẩn đoán. Kết quả này cho thấy có thể xảy ra nhiễm trùng đường ruột.

    Ngoài ra, một nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Hamburg-Eppendorf ở Đức đă thực hiện khám nghiệm tử thi trên 27 bệnh nhân tử vong v́ viêm phổi Vũ Hán. Họ đă t́m thấy virus Trung Cộng trong các cơ quan nội tạng khác nhau của bệnh nhân.

    Các nhà nghiên cứu đă viết trong một bức thư được công bố trên Tạp chí Y học New England rằng virus Trung Cộng có thể được phát hiện ở nhiều cơ quan như phổi, hầu họng, năo, tim, gan và thận, và nó đặc biệt có khả năng xâm chiếm thận rất dễ dàng.

    (Ghi chú: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

    Minh Tú

  10. #540
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    WHO khuyến cáo: ‘Phun thuốc tẩy trùng có thể gây nguy hại cho sức khỏe’
    May 17, 2020 cập nhật lần cuối May 17, 2020

    Xe phun thuốc tẩy trùng trên đường phố Nam Hàn. (H́nh: Im Hwa-young/Yonhap via AP)
    GENEVA, Thụy Sĩ (NV) — Việc phun thuốc tẩy trùng trên đường phố, như đă thấy làm tại một số quốc gia, không tiêu diệt được COVID-19 mà c̣n có thể gây nguy hại cho sức khỏe, theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm Thứ Bảy, 16 Tháng Năm.

    Theo bản tin của hăng thông tấn AFP hôm Chủ Nhật, trong một tài liệu về giữ sạch sẽ và tẩy trùng các bề mặt để chống lại virus, tổ chức WHO nói việc phun xịt thuốc tẩy trùng có thể không hiệu quả.

    “Việc phun xịt thuốc tấy trùng ở những nơi công cộng, như trên đường đi hoặc khu chợ… không là cách được khuyến khích để diệt virus hay các loại vi sinh vật khác v́ thuốc diệt trùng bị đất hay các chất bẩn khác làm vô hiệu,” theo cơ quan WHO.


    Cũng theo WHO th́ “Ngay trong trường hợp không có các chất hữu cơ, việc xịt chất hóa học thường không bao phủ đủ diện tích cần thiết, trong khoảng thời gian cần thiết, để diệt các vi sinh vật.”

    Cơ quan WHO giải thích thêm rằng: “Mặt đường và vỉa hè không là nơi tập trung của virus gây lây nhiễm và việc xịt thuốc tẩy trùng, dù là ở bên ngoài không khí, cũng có thể gây hại cho sức khỏe con người.”

    Tài liệu của WHO nhấn mạnh rằng dùng thuốc diệt trùng để phun vào người “là điều không được khuyến khích dù trong bất cứ trường hợp nào.”

    “Điều này có thể gây nguy hại, cả về mặt thể chất và tâm lư, nhưng lại không làm giảm nguy cơ lây nhiễm của một cá nhân qua các hạt nước nhỏ li ti hay qua sự đụng chạm,” theo tài liệu WHO.

    WHO nói rằng việc phun chất chlorine hay các chất hóa học độc hại khác có thể gây ngứa mắt, da cũng như ảnh hưởng tới phổi và đường ruột.

    WHO khuyến cáo rằng nếu dùng thuốc tẩy trùng th́ nên dùng khăn nhúng vào thuốc tẩy trùng rồi chùi lên các mặt phẳng cần được lau cho sạch. (V.Giang)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •