Page 55 of 55 FirstFirst ... 5455152535455
Results 541 to 546 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #541
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Số ca nhiễm COVID nhiều nơi vẫn tăng, lo âu toàn cầu
    20/05/2020
    AP


    Người dân Brazil xếp hàng bên ngoài một ngân hàng nhà nước tại Jacarei, bang Sao Paulo, Brazil, ngày 15/4/2020 chờ lănh trợ cấp v́ những thiệt hại do COVID-19 gây ra.


    Các ca nhiễm virus corona tăng cao từ Ấn Độ đến Nam Phi và Mexico, một chỉ dấu rơ ràng cho thấy đại dịch c̣n lâu mới hết, trong khi Nga và Brazil hiện chỉ đứng sau Mỹ về con số lây nhiễm.

    Đà tăng này diễn ra vào lúc nhiều nước tại Châu Á, Châu Âu và nhiều tiểu bang nước Mỹ đang nới lỏng đóng cửa để khởi động nền kinh tế. Công nhân sản xuất ô tô Mỹ, giáo viên Pháp và các nhân viên bán hàng ở Thái Lan nằm trong số hàng trăm ngàn công nhân trở lại làm việc với những biện pháp cẩn thận-an toàn mới.

    Ngày 19/5 Nga loan báo những ca nhiễm mới gia tăng một cách đều đặn, và những điểm nóng mới xuất hiện trên cả nước với khoảng 147 triệu dân này.

    Nga báo cáo có thêm gần 9.300 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca lây nhiễm lên gần 300.000, khoảng một nửa tại thủ đô Moscow.

    Nhà cầm quyền nói hơn 2.800 người bệnh COVID-19 đă chết tại Nga, một con số mà nhiều người nói chắc chắn là cao hơn nhiều.

    Một số chuyên gia nói rằng nhà cầm quyền Nga liệt kê các căn bệnh kinh niên là nguyên nhân tử vong của nhiều người xét nghiệm dương tính với virus. Các giới chức giận giữ phủ nhận đă vận dụng mánh khóe trong việc đưa ra các con số thống kê, nói rằng tỉ lệ tử vong thấp của Nga phản ánh những biện pháp pḥng ngừa được áp dụng sớm và kiểm tra rộng răi. Gần 7,4 triệu người đă được xét nghiệm.

    Tại thành phố St Petersburg lớn thứ hai của Nga, một điểm nóng của virus, khâu chôn cất người chết bắt buộc phải đóng kín nắp quan tài như là một biện pháp cẩn thận, bất kể chết v́ lư do ǵ. Biện pháp này trước đây chỉ áp dụng cho những người chết v́ COVID-19.

    Các ca lây nhiễm tại Nga chỉ đứng sau Mỹ. Mỹ có 1,5 triệu ca lây nhiễm và hơn 90.000 người chết v́ COVID.

    Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, làm việc trở lại hôm 19/5 sau khi bị nhiễm virus.

    Tại Châu Phi, các ca nhiễm vẫn c̣n tăng, với tất cả 54 nước đều có ca lây nhiễm, tổng cộng hơn 88.000 ca và 2.800 người chết, theo Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Châu Phi.

    Nam Phi có nhiều người nhiễm nhất, 18.400 ca nhiễm, và gần 290 người chết.

    Lây nhiễm gia tăng mạnh mẽ tại Cape Town và chung quanh tỉnh Western Cape, hiện chiếm 61% các ca tại Nam Phi.

    Châu Mỹ Latin có hơn 480.000 ca và khoảng 31.000 người chết. Brazil có nhiều ca lây nhiễm nhất và ngày 18/5 trở thành nước đứng hàng thứ ba trên thế giới, với 250.000 ca nhiễm dù việc xét nghiệm có giới hạn. Các giới chức bệnh viện cho biết hơn 85% giường bệnh khẩn cấp có bệnh nhân nằm tại hai bang Rio de Janeiro và Sao Paulo.

    Một số nước có những dấu hiệu đảo chiều đáng khích lệ: Iran báo cáo số ca nhiễm mới giảm sút đều đặn suốt tháng 4, tăng lại trong tháng 5.

    Tuy nhiên có hy vọng sau khi một thử nghiệm vaccine chống virus corona mang lại những kết quả khích lệ, dù chỉ là một thử nghiệm nhỏ và sớm. Ngày 18/5 thị trường chứng khoán tăng trở lại sau khi có tin tốt về vaccine.

    Trong một loan báo gây ngạc nhiên, Tổng thống Donald Trump nói ông đă uống thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine để tự vệ chống virus dù các nhà khoa học nói không có bằng chứng nào về sự hiệu nghiệm của thuốc này với COVID và chính quyền ông đă cảnh báo là thuốc này chỉ nên dùng trong bệnh viện hay trong nghiên cứu v́ có khả năng gây ra phản ứng phụ chết người.

    Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là việc dóng cửa kinh tế một phần áp dụng vào cuối tháng đă làm dịch bệnh chậm lại và ngăn ngừa hệ thống y tế quốc gia không bị quá tải. Các đây một tuần, ông đă chấm dứt lệnh đóng cửa trên toàn quốc.

    Ông đă trao cho 85 vùng tại Nga quyền tự quyết định xem lệnh đóng cửa được nới lỏng như thế nào, nhưng một số vùng đă gặp khó khăn.

    Tỉnh miền nam Dagestan hầu hết theo Hồi Giáo báo cáo các ca lây nhiễm tăng mạnh khiến cho các bệnh viện quá tải.

    Tại Ấn Độ, các ca virus corona vượt quá 100.000 và lây nhiễm đang tăng tại tiểu bang quê nhà của những lao động rời bỏ các thành phố và thị trấn trong thời gian đóng cửa trên toàn quốc khi họ mất việc làm.

    Ấn Độ hiện có hơn 4.000 ca lây nhiễm mới mỗi ngày. Các tiểu bang trong đó có West Bengal, Bihar, Odisha và Gujarat, những bang có nhiều công nhân đi lao động di cư, đang chứng kiến các ca lây nhiễm tăng cao vào lúc các qui định đóng cửa được nới lỏng. Có hơn 3.100 bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng, theo Bộ Y tế Ấn Độ.

    Tại quốc gia có mật độ dân số cao Bangladesh, nơi nhà cầm quyền báo cáo số xét nghiệm dương tính kỷ lục với hơn 1.600 ca nhiễm, hàng ngàn xe ô tô chạy trên đường phố thủ đô Dhaka, dù có lệnh đóng cửa. Nhà chức trách đă nới lỏng một số qui định và cho phép cửa hàng mở cửa trước ngày lễ Hổi Giáo Eid al-Fitr.

    Tại Châu Mỹ Latin, các pḥng hồi sức cấp cứu ở thủ đô Santiago của Chi-lê vượt quá 90% khả năng trong nhiều ngày, và các giới chức cảnh báo là nhân viên chăm sóc đặc biệt đă quá sức.

    “Họ không thể tiếp tục măi, dù có bao nhiêu giường hay bao nhiêu máy thở cũng vậy,” ông Claudio Castillo, giáo sư chính sách công và y tế tại Đại học Santiago, nói.

    Lây nhiễm cũng gia tăng tại những khu vực nghèo khổ ở Buenos Aires, thủ đô Argentina, nơi nhà cầm quyền nới lỏng các biện pháp hạn chế gắt gao tuần trước, cho phép một số việc kinh doanh mở cửa và trẻ em ra bên ngoài vào cuối tuần.

    Colombia vất vả đối phó với vụ bùng phát tại Leticia, một thành phố giáp ranh Brazil, nơi các bệnh viện quá tải và bệnh nhân được đưa đến các khách sạn. Colombia ghi nhận khoảng 16.300 ca và gần 600 người chết.

    Tại Châu Âu và Hoa Kỳ, những quan tâm về kinh tế bao trùm bầu không khí chính trị. Mỹ có 36 triệu người đệ đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

    Đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Anh tăng 69% trong tháng 4, chính phủ cho biết ngày 19/5. Mức bán xe ở Châu Âu sụt 76% trong tháng qua.

    Một vaccine thử nghiệm của công ty Moderna làm loé lên hy vọng về đáp ứng miễn nhiễm trong 8 người t́nh nguyện khỏe mạnh, trung niên. Những người này có kháng thể tương tự như những người b́nh phục sau khi mắc bệnh COVID-19.

    Những cuộc nghiên cứu lớn hơn về tính an toàn và hiệu nghiệm đang được lên kế hoạch. Trên toàn thế giới có khoảng hơn một chục ứng viên vaccine đang trong hay gần tới giai đoạn thử nghiệm đầu.

    Hơn 4, 8 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus corona và hơn 318.000 người thiệt mạng, theo con số của Trường đại học Johns Hopkins mà các chuyên gia tin là quá thấp v́ nhiều lư do.

  2. #542
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19: Peru đứng thứ 2 Nam Mỹ về ca nhiễm


    Nhân viên y tế biểu t́nh bên ngoài bệnh viện Hipolito Unanue, phản đối t́nh trạng thiếu phương tiện bảo hộ y tế, Lima, Peru, ngày 04/05/2020 REUTERS - Stringer .
    Trọng Thành
    Trong lúc dịch Covid-19 có xu hướng dịu xuống tại châu Âu và nhiều nơi khác, th́ tại Nam Mỹ, đại dịch dường như đang phát triển mạnh. Với tổng cộng 100.000 ca nhiễm, Peru trở thành nước đứng thứ hai Nam Mỹ về số người nhiễm virus corona mới.

    Theo bộ Y Tế Peru, hôm nay, 21/05/2020, quốc gia này đă có 104.020 ca nhiễm, với 3.024 người thiệt mạng. Peru đứng thứ hai Nam Mỹ về ca nhiễm, sau Brazil, và thứ ba về số người chết, sau Brazil và Mêhicô. Kể từ ngày 30/04, số người nhiễm virus và số người tử vong tăng gấp 3 lần tại Peru.

    Số người nhập viện v́ Covid-19 tại Peru hiện nay là hơn 7.500. Giới y tế nước này không ngừng lên tiếng báo động t́nh trạng thiếu thốn nghiêm trọng về trang thiết bị và dược phẩm tại các bệnh viện công. Hôm qua, 20/05, nhiều nhân viên y tế đă xuống đường tại thủ đô Lima, để phản đối. Ông Miguel Armas, y tá tại bệnh viện công Hipolito Unanue, bày tỏ với hăng tin Pháp AFP : « Bên trong bệnh viện của chúng tôi, không khí giống hệt như trong một bộ phim kinh dị, khắp nơi la liệt tử thi. Nhiều bệnh nhân qua đời ngay trên ghế hay xe lăn ».

    Các ḷ hỏa thiêu của thủ đô Peru hoạt động suốt ngày đêm, v́ số lượng người chết do virus corona quá nhiều. Con trai của một bệnh nhân cho biết là bố của anh chết do không có bác sĩ chăm sóc, do không có thuốc.

    Ngoài khu vực thủ đô, đại dịch Covid-19 cũng hoành hành tại một số tỉnh phía bắc, và ở một số thị trấn và làng mạc hẻo lánh thuộc vùng rừng Amazon của Peru, nơi cư trú của nhiều cộng đồng thổ dân.

    Peru đang bước vào tuần lễ phong tỏa thứ 9. Đây là quốc gia Nam Mỹ đầu tiên thực hiện chính sách phong tỏa bắt buộc với 32 triệu dân cư. Tuy nhiên, theo giới quan sát, biện pháp này có vẻ như không đủ để hăm lại đà lan truyền nhanh chóng của virus tại Peru.

    Brazil đặt hy vọng vào thuốc chloroquine

    Giống như tổng thống Mỹ Donald Trump, chính quyền Brazil của tổng thống Jair Bolsonaro cũng đặt niềm tin vào thuốc chloroquine, có thể dùng để đẩy lùi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nếu tổng thống Mỹ chỉ tỏ ra tin tưởng ở mức ca ngợi loại thuốc này, và quyết định dùng cho riêng ḿnh, th́ Brazil dưới áp lực của tổng thống Bolsonaro quyết định sử dụng đại trà loại thuốc trị sốt rét này.

    Hôm qua, 20/05, bộ Y Tế Brazil khuyến cáo sử dụng chloroquine và hydroxychloroquine đối với những bệnh nhân Covid-19 ở thể nhẹ. Quyết định của bộ Y Tế Brazil được đưa ra sau khi con số người thiệt mạng v́ Covid-19 trong ṿng 24h, lần đầu tiên vượt quá 1.000 người (chính xác là 1.179 người). Tổng cộng đă có hơn 17.970 người chết v́ Covid-19 tại Brazil.

    Tổng thống Brazil theo tư tưởng cực hữu giải thích trên Twitter : « Hiện tại cho dù chưa có bằng chứng khoa học (là thuốc có tác dụng với Covid-19), nhưng dược phẩm này đă được dùng một cách an toàn tại Brazil và trên thế giới. Chúng ta đang trong t́nh trạng thời chiến, v́ vậy tốt hơn là hành động cho dù thất bại, c̣n hơn phải hổ thẹn v́ đă không chiến đấu ».

    Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) từng cảnh báo về các phản ứng phụ của thuốc hydroxychloroquine, cũng như nguy cơ về tim mạch.

  3. #543
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19: Nam Mỹ thành tâm dịch mới, Brazil thứ 2 thế giới về số ca nhiễm


    Chôn cất một nạn nhân của Covid-19 tại Sao Paolo ngày 22/05/2020. Brazil nay đứng hàng thứ hai thế giới về số ca nhiễm virus corona. REUTERS - AMANDA PEROBELLI
    Anh Vũ
    Đại dịch virus corona tiếp tục đà lây lan mạnh tại Nam Mỹ, khu vực giờ đă trở thành tâm dịch mới, theo đánh giá của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Với hơn 300 ngh́n ca covid-19, Brazil hiện đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ về số ca nhiễm.



    Hôm qua, 22/05/2020, ông Michael Ryan, phụ trách t́nh trạng khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nhận định: “ Chúng tôi thấy số ca nhiễm đang tăng nhanh tại nhiều nước Nam Mỹ, nhưng rơ ràng bị nặng nhất giai đoạn này là Brazil”.

    Theo số liệu của bộ Y Tế Brazil, hôm qua, 22/05/2020, trong ṿng 24 giờ, nước này ghi nhận hơn 1000 người chết v́ Covid-19. Đây là ngày thứ 3 liên tiếp Brazil có số ca tử vong trên một ngh́n người mỗi ngày, nâng tổng số thiệt mạng v́ Covid-19 từ đầu dịch lên trên 21 ngh́n người. Cũng trong ṿng 24 giờ qua, số ca nhiễm mới tăng thêm gần 21 ngh́n người. Đến giờ, quốc gia lớn nhất Nam Mỹ này ghi nhận tổng số 330.809 ca nhiễm virus. Đa số các nạn nhân của Covid-19 hiện tập trung ở vùng Sao Paolo, tuy nhiên các giới chức y tế lo ngại dịch đang lan sang các vùng xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là vùng Amazon, nơi thổ dân da đỏ sinh sống, hầu như không có hệ thống chăm sóc y tế.

    Peru kéo dài lệnh phong tỏa
    Sau Brazil là Peru, đất nước có gần 32 triệu dân với hạ tầng cơ sở y tế nghèo nàn đang chật vật chống đỡ với làn sóng lây lan của virus corona. Mặc dù đă chính quyền đă phong tỏa cả nước từ hôm 16/03, Peru đă ghi nhận hơn 110 ngh́n ca nhiễm và trên 3.100 ca tử vong. Hôm qua, tổng thống Peru Martin Vizcarra đă quyết định kéo dài lệnh phong tỏa đến 30/06.

    Theo các số liệu chắc chắn không thể đầy đủ, đại dịch Covid-19 từ khi bùng lên ở Trung Quốc tháng 12 năm ngoái, đến nay đă lây nhiễm đến 5,1 triệu người và làm 335.538 người chết trên thế giới, theo thống kê của AFP.

  4. #544
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Điểm tin COVID
    27/05/2020
    VOANews


    Thân nhân tham dự tang lễ những người chết v́ virus corona tại nghĩa trang Parque Taruma ở Manaus, Brazil.


    Lệnh cấm nhập cảnh của Mỹ đối với du khách từ Brazil có hiệu lực từ 26/5, sớm hơn hai ngày so với loan báo của Ṭa Bạch Ốc trước đó trong nỗ lực thêm nữa nhằm chặn đứng virus corona lây lan.

    Các giới chức không cung cấp lư do rơ rệt nào khi áp dụng lệnh cấm sớm hơn ngày dự trù 28/5.

    Lệnh cấm áp dụng cho người nước ngoài nào vào Mỹ mà 14 ngày trước đó có ở Brazil. Các giới chức y tế nói có thể mất từ 2 đến 14 ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện đối với một số người nhiễm COVID-19.

    Brazil trở thành một điểm nóng mới của virus corona, chỉ sau Mỹ về số ca được xác nhận, theo thống kê của Trường đại học Johns Hopkins.

    Bộ Y tế Brazil ngày 25/5 cho hay COVID-19 giết chết 807 người trong 24 giờ qua. Con số tử vong trong một ngày tại Mỹ là 620 người.

    Ṭa Bạch Ốc nói lệnh cấm du hành “sẽ giúp đảm bảo là những người nước ngoài từng có mặt tại Brazil không trở thành nguồn lây nhiễm thêm tại đất nước chúng ta.”

    Tổng thống Donald Trump có lệnh cấm tương tự đối với Trung Quốc, Iran, Anh, Ireland và 26 nước ở khu vực Schengen Châu Âu.

    Làm giảm tính nghiêm trọng của virus

    Trong nhiều tháng, Tổng thống cực hữu của Brazil đă giảm nhẹ tầm nghiêm trọng của virus corona, thúc đẩy doanh thương mở cửa, và bác bỏ nhiều khuyến cáo về giăn cách xă hội.

    Ông xem virus chỉ như là “bệnh cúm” và nói rằng nền kinh tế suy sụp sẽ giết nhiều người hơn là bệnh này. Ông nói những người Brazil lo lắng về virus corona là có vấn đề thần kinh.

    WHO ngưng thử nghiệm thuốc hydroxychloroquine

    Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới ngày 25/5 loan báo WHO ngưng sử dụng hydrochloroquine trong những cuộc thử nghiệm để t́m cách chữa trị virus corona trong khi các chuyên gia duyệt xét sự an toàn của thuốc.

    Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhắc đến một cuộc nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa Lancet, theo đó các tác giả báo cáo về tỉ lệ tử vong ước lượng cao hơn giữa những bệnh nhân COVID dùng thuốc này.

    Ông Tedros nhấn mạnh là thuốc “được chấp nhận an toàn tổng quát để sử dụng cho các bệnh nhân bị các bệnh tự miễn nhiễm hay bệnh sốt rét.”

    Người đứng đầu khẩn cấp của WHO, bác sĩ Michael Ryan, nói cho tới nay không có vấn đề về thuốc trong những thử nghiệm của WHO, nhưng ngưng dùng thuốc là một biện pháp thận trọng.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump quảng bá hydroxychloroquine như một phương thuốc chữa trị virus corona hiệu nghiệm và cho biết đă uống thuốc này dù ông không xét nghiệm dương tính với virus corona.

    Ả Rập Xê Út nới lỏng lệnh đóng cửa

    Ả Rập Xê Út sẽ nới lỏng một số lệnh đóng cửa vào Chủ nhật tới đây, trong đó có việc dỡ bỏ một số lệnh cấm đi lại trong nước, cầu nguyện trong các đền thờ và ăn uống tại các nhà hàng và các tiệm cà phê.

    Một thông báo được thông tấn xă nhà nước đưa ra hôm 26/5 nói tất cả hạn chế sẽ chấm dứt vào ngày 21/6, trừ thành phố Mecca. Ả Rập Xê Út báo cáo có khoảng 75.000 ca nhiễm virus.

    Chile ghi nhận thêm 4.895 ca nhiễm hằng ngày, số cao kỷ lục. Bộ trưởng Công chánh Alfredo Moreno loan báo trên Twitter là ông dương tính với virus dù cho tới nay ông không có triệu chứng nào cả.

    Tại Indonesia, binh sĩ và cảnh sát đang thực thi lệnh mang khẩu trang và giăn cách xă hội. Ngày 26/5 nước này báo cáo tổng cộng có 23.165 ca nhiễm và 1.418 người chết.

    Anh cân nhắc mở cửa lại các khu chợ ngoài trời

    Thủ tướng Anh Boris Johnson loan báo kế hoạch tái mở cửa các khu chợ ngoài trời vào ngày 1/6, với tất cả các cửa hàng được hoạt động trở lại vào ngày 15/6. Ông nói điều quan trọng là việc nới lỏng các hạn chế được thi hành theo phương cách “không có nguy cơ phát sinh một đợt virus bùng phát thứ hai.”

  5. #545
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona: WHO cảnh báo châu Mỹ Latinh trở thành tâm dịch thế giới


    Mai táng các nạn nhân Covid-19 tại Sao Paulo, Brazil, ngày 26/05/2020.
    Mai táng các nạn nhân Covid-19 tại Sao Paulo, Brazil, ngày 26/05/2020. REUTERS - AMANDA PEROBELLI
    Thụy My
    Tổ Chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), hi nhánh của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), chuyên giám sát dịch bệnh tại châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê hôm 26/05/2020 báo động khu vực này đang trở thành tâm dịch, virus corona đang lây lan nhanh tại Brazil, Pêru và Chilê.


    Với khoảng 730.000 ca trên tổng số 5 triệu người nhiễm virus corona trên thế giới, và trên 39.500 trường hợp tử vong tính đến ngày 25/05, châu Mỹ Latinh đă vượt qua châu Âu và Hoa Kỳ về số người bị lây nhiễm hàng ngày.

    Bà Carissa Etienne, giám đốc PAHO tỏ ra đặc biệt quan ngại về số ca nhiễm mới tuần rồi tại Brazil, đang ở mức cao nhất. T́nh h́nh Pêru và Chilê cũng tương tự, chứng tỏ dịch bệnh tiếp tục lan rộng tại đây.

    Brazil hiện đứng thứ nh́ về số ca dương tính trên thế giới với 375.000 ca, chỉ sau Hoa Kỳ, và 24.512 trường hợp tử vong; con số này bị các chuyên gia cho là quá thấp so với thực tế. Chỉ riêng trong 24 giờ qua, đă có 1.039 người chết v́ Covid-19, bệnh viện ở hai bang Sao Paolo và Rio de Janeiro có nguy cơ bị quá tải.

    Tại Pêru, lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong một ngày đă lên đến mức kỷ lục là 5.772, nâng tổng số ca dương tính lên 130.000. Có đến 70% bệnh nhân tập trung tại thủ đô Lima và cảng Callao kế cận. Pêru phong tỏa từ 72 ngày qua với lệnh giới nghiêm ban đêm, hiện cứ 4 người dân th́ có 1 người mất hoàn toàn nguồn thu nhập.



    C̣n tại Mêhicô, số người chết v́ Covid-19 đă lên đến mức cao nhất là 8.134 người, và 74.560 ca dương tính. Chỉ trong ṿng 24 giờ qua đă có thêm 3.455 ca nhiễm mới và 501 trường hợp tử vong.

    PAHO kêu gọi các nước tiếp tục chiến đấu chống dịch, không nên dỡ bỏ những biện pháp phong tỏa trong lúc này, khuyến cáo nên phối hợp giữa giăn cách xă hội, xét nghiệm và tăng cường lực lượng y tế.

    Ngược lại ở Hoa Kỳ, đă ba ngày liên tiếp số bệnh nhân tử vong hàng ngày xuống dưới mức 700 người, tổng cộng đă có 98.875 người chết v́ virus corona tại Mỹ.

  6. #546
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Người dân Brazil sợ ‘chết đói hơn dịch bệnh’
    29/05/2020
    Ngọc Lễ


    Phu đào mộ đang chôn cất các nạn nhân Covid-19 ở nghĩa trang Vila Formosa ở ngoại ô Sao Paulo


    Nhu cầu đi làm kiếm tiền của dân chúng cộng với thái độ coi thường dịch bệnh của Tổng thống Brazil khiến nhiều người dân nước này phớt lờ lệnh ở nhà dù virus corona đang lan tràn dữ dội, một Việt kiều đang sống ở Sao Paulo nói với VOA.

    Chỉ trong một thời gian ngắn, Brazil đă tăng tốc trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ, tính về số lượng người nhiễm bệnh, với hơn 420.000 ca nhiễm tính đến ngày 28/5.

    Số lượng người chết ở quốc gia Nam Mỹ này cũng tăng vọt và hiện đă vượt qua 26.000 người, là ổ dịch chết chóc thứ 6 thế giới. Gần đây, có ngày Brazil ghi nhận hơn một ngàn người chết và có lúc số tử vong trong ngày của Brazil cao hơn Mỹ vốn là nước có số người chết v́ COVID cao nhất hiện nay.

    ‘Bắt đầu thấy sợ’

    VOA đă liên lạc với anh Vơ Thiện Tài, 40 tuổi, hiện là chủ nhà hàng Việt Nam Miss Saigon ở Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, để t́m hiểu về t́nh h́nh chống dịch ở nước này. Anh Tài sinh ra và lớn lên ở Brazil sau khi cha mẹ anh vượt biên khỏi Việt Nam vào năm 1979 và được tàu của Brazil cứu đưa về định cư ở nước này cho tới nay.

    Anh Tài cho biết với t́nh h́nh dịch đang diễn biến theo chiều hướng xấu ở Brazil th́ ‘trong tuần này người dân đă bắt đầu sợ hơn’. “Người dân đă bắt đầu đeo khẩu trang rất nhiều, lúc trước chỉ có 5 trên 10 người xài, bây giờ th́ khoảng 8 người xài,” anh nói.

    “Trước đây, Chính phủ có đưa lệnh ra nếu mà không xài khẩu trang th́ phải về nhà hay bị phạt nhưng mà người dân vẫn không sợ họ vẫn tiếp tục ra ngoài đường không xài khẩu trang,” anh Tài nói với VOA.

    Theo lời chủ nhà hàng này th́ đến giờ ‘chưa thấy có ai bị phạt v́ không đeo khẩu trang’ mà ‘chỉ có cảnh sát thấy đám đông tụ tập th́ đến giải tán thôi’.

    Tuy nhiên, thị trường khẩu trang ở Brazil trong ṿng một tháng rưỡi qua ‘rất khan hiếm’, anh Tài cho biết, và nhiều người phải lấy vải tự may khẩu trang cho ḿnh và bán cho những người xung quanh.

    Về t́nh h́nh giăn cách xă hội ở Brazil theo lệnh của chính quyền các bang, anh nói ‘người dân Brazil vẫn ra đường b́nh thường, chỉ có vắng hơn chút xíu thôi’.

    “Hôm bữa chính phủ dồn mấy ngày nghỉ lễ tháng sau lên cho dân nghỉ trước nhưng mà dân họ đa phần đâu có ở nhà đâu,” anh cho biết. “Có nhiều người chạy xuống biển, đi về quê, hoặc là đi du lịch ở chỗ này chỗ kia trong nước.”

    Anh dẫn ra số liệu thống kế trên báo chí Brazil cho biết ‘chỉ có 54% người dân Brazil chịu ở trong nhà trong kỳ nghỉ lễ trong khi chính phủ đặt mục tiêu là đạt đến tỷ lệ 70%’.

    Anh cũng cho biết là việc xét nghiệm virus corona hiện đang rất thiếu thốn và đắt đỏ.

    “Có ít chỗ để xét nghiệm, với lại bị tính tiền riêng, khoảng từ 300-600 real (55-110 đô la Mỹ) cho mỗi xét nghiệm,” anh nói. “Đa phần người dân không có tiền để trả tiền xét nghiệm.”

    Do đó, theo lời anh th́ ở Brazil hiện nay ‘có rất nhiều người bệnh mà không biết, v́ không được xét nghiệm’.

    Trong t́nh h́nh số bệnh nhân tăng vọt mỗi ngày như hiện nay, anh Tài cho biết các bệnh viện ở Sao Paulo vẫn c̣n thừa công suất trong khi một số địa phương khác đă gần như quá tải.

    “Các phu đào mộ phải làm hết sức, làm cho lẹ để chôn xác v́ xác đến rất nhiều,” anh nói.

    Tổng thống ‘mờ mắt’

    Về tinh thần chống dịch của chính phủ Tổng thống Jair Bolsonaro, anh Tài đánh giá là ‘không tốt’.

    “Tổng thống Ba Tây đă nói là bệnh này chỉ giống như bệnh cảm cúm chút xíu thôi, thành ra không làm được tấm gương cho người dân ở nhà. Ông ấy cũng không nói người dân nên ở nhà nên người dân Ba Tây tưởng là bệnh b́nh thường thôi,” anh lư giải.

    “Ông ấy (Bolsonaro) giống như đang bị mờ mắt v́ không biết hướng nào phải đi,” anh nói và đưa ra dẫn chứng Tổng thống Bolsonaro liên tục sa thải các Bộ trưởng Y tế v́ bất đồng quan điểm trong cách chống dịch.

    “Tổng thống không cho phép phong tỏa theo đề nghị của các Bộ trưởng khi thấy số người chết tăng lên,” anh cho biết. “Các Bộ trưởng nói rằng người dân phải ở nhà đă bị Tổng thống đuổi.”

    Ngoài ra, một điều bất đồng nữa giữa ông Bolsonaro với giới chức y tế Brazil là ông kêu gọi dùng thuốc chống sốt rét hydoxychloroquine để ngăn ngừa và chữa trị Covid-19 nhưng các quan chức y tế không đồng ư v́ thuốc này vẫn đang được thử nghiệm chưa biết hiệu quả như thế nào, anh Tài nói thêm.

    “Hiện giờ người dân có thể ra nhà thuốc hỏi mua hydoxychloroquine thoải mái,” anh cho biết và nói rằng điều này dẫn đến t́nh trạng khan hiếm loại thuốc này khiến nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh khác ‘mua không được’.

    Theo lời anh, ông Bolsonaro ‘đang bận tâm lệnh ở nhà sẽ làm nền kinh tế Brazil ngưng trệ’ v́ ông biết rằng ‘chính phủ không có tiền để giúp đỡ người dân lâu dài’.

    “Chính phủ nói nếu ai cũng ở nhà hết th́ làm ăn kinh tế bắt đầu ngưng lại, không có ai phát triển, không có thuế má,” anh nói.

    ‘Cuộc sống khó khăn’

    Theo lời anh, dịch bệnh đă làm cho đời sống kinh tế của người dân Brazil ‘khó khăn nhất trong nhiều năm gần đây’ và thậm chí c̣n khổ hơn thời khủng hoảng tài chính toàn cầu hồi năm 2008.

    Anh cho biết hiện giờ ở Brazil người thất nghiệp rất nhiều do bị hăng xưởng sa thải v́ chủ hăng xưởng không muốn phải trả lương cho công nhân để họ ở nhà tránh dịch theo yêu cầu của chính phủ mặc dù số tiền này sau này được chính phủ hứa sẽ hoàn lại.

    “Rất nhiều công ty đuổi công nhân để họ lănh tiền thất nghiệp,” anh dẫn số liệu của chính phủ cho biết tính đến ngày 30/4 tỷ lệ thất nghiệp của Brazil đă là 12% và sẽ c̣n tiếp tục tăng lên v́ ‘các hăng vẫn đang tiếp tục đuổi người’ trong khi ‘không có ai thuê mướn ǵ cả’.

    Hiện tại những người bị đuổi việc ngang sẽ được chủ sử dụng lao động bồi thường theo luật Brazil là 50% lương tháng, nhưng số tiền này khi chuyển khoản đến nhà băng th́ nhà băng sẽ giữ lại 10% và đến tay người bị đuổi việc chỉ c̣n 40%, theo lời anh.

    “Ai mà làm lâu năm như 5-6 năm th́ khi bị đuổi sẽ nhận được tiền bồi thường cho 5-6 tháng lương th́ họ vẫn c̣n có tiền để sống trong mùa dịch,” anh cho biết. Ngoài ra, những người thất nghiệp c̣n được hưởng tiền trợ cấp của chính phủ là 622 real (115 đô la) một tháng trả trong ṿng 2-3 tháng.

    “Số tiền này chỉ đủ để mua thức ăn và trả tiền mướn nhà thôi chứ không có tiền cho con đi học hay đi bệnh viện,” anh nói thêm.

    “Mấy công nhân làm không lâu th́ không lănh được bao nhiêu từ công ty mà chỉ lănh được tiền trợ cấp của chính phủ,” anh cho biết. “Nhưng số tiền đó sắp hết rồi sau 2 tháng. Tới giờ chính phủ đâu có nói sẽ giúp thêm nữa đâu.”

    Hiện giờ, theo lời anh, ở Sao Paulo đă có một số tổ chức và cá nhân phát đồ tự thiện như thức ăn, quần áo để ‘người dân không chết đói’.

    Các hăng xưởng nào không sa thải công nhân cũng phải cho công nhân nghỉ ở nhà tránh dịch trong 2-3 tháng và trả cho họ khoảng 70% lương. Số tiền này sẽ được nhà nước hoàn lại sau cho các doanh nghiệp.

    Về sự trợ giúp cho các doanh nghiệp, anh nói: “Nếu anh muốn mượn tiền để bỏ vô làm ăn th́ chính phủ nói là phải theo điều lệ, trong đó điều lệ thứ nhất là không được nợ thuế má. Nhưng ở Ba Tây th́ hăng xưởng nào cũng đang nợ tiền thuế nhà nước.”

    “Rốt cục sự giúp đỡ mà chính phủ nói th́ các hăng xưởng không có hưởng được,” anh nói.

    Anh cho biết trong t́nh h́nh khó khăn như vậy th́ rất nhiều người đang làm việc cho các hăng xưởng như sản xuất xe cộ, ổ khóa, túi xách… – vốn thuộc dạng không thiết yếu nên bị buộc phải đóng cửa theo lệnh các tiểu bang – bắt buộc phải ở nhà trong khi họ ‘muốn làm việc để kiếm tiền’.

    Anh nói trong một phóng sự phát trên truyền h́nh địa phương, có người c̣n nói rằng thà họ đi làm dù có dính virus corona ‘vẫn c̣n hơn chết đói ở nhà’.

    ‘Chỉ đủ sống’

    Hiện tại, nhà hàng Miss Saigon của anh Tài đă đuổi toàn bộ 7 nhân công v́ ‘trả lương không nổi’ và toàn bộ công việc nhà hàng do hai anh em của anh và cha mẹ anh xoay sở, anh cho biết.

    Do nhà hàng thuộc lĩnh vực thiết yếu nên vẫn được phép mở cửa, theo lời anh, nhưng chỉ được phục vụ cho khách mua mang về mà thôi.

    Lượng khách đến nhà hàng hiện đă giảm đi rất nhiều, nếu lúc trước 90% khách đến ăn tại chỗ, 10% mua mang về th́ giờ đây ‘không c̣n khách ăn tại chỗ nữa trong khi lượng mua về chỉ được 20% thôi’.

    “Thu nhập hiện cũng vừa đủ để không phải chết đói,” anh nói và cho biết gia đ́nh anh không ai nhận trợ cấp của chính phủ v́ vẫn c̣n đi làm được.

    “Hiện tại tôi đang nợ tiền thuê nhà hàng hai tháng nhưng giờ cũng đâu làm ǵ được. Chủ đất cũng phải chờ mọi thứ trở lại b́nh thường mới đ̣i tiền thuê được.”

    Anh nói ba mẹ anh dù đă lớn tuổi, thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao nếu mắc bệnh Covid-19, nhưng vẫn phải ra đường, đi chợ, mua hàng về nấu nướng.

    “Tôi cũng sợ ba mẹ mắc bệnh nhưng cũng đâu có cách nào khác đâu. Nếu cả gia đ́nh không làm việc th́ làm sao mà kiếm sống được,” anh phân trần.

    Theo lời anh th́ người Việt ở Sao Paulo là một cộng đồng nhỏ chỉ với ‘khoảng 70-80 người thôi’.

    Phần đông người Việt ở đây làm nghề buôn bán phải đóng cửa trong thời dịch bệnh nhưng ‘cũng không đến nỗi’ v́ phần lớn các gia đ́nh người Việt đều có ‘tiền dành dụm lúc trước khi buôn bán được’ giờ lấy ra tiêu xài cho việc ăn uống.

    Người chủ nhà hàng này nói anh mong nền kinh tế mở cửa để cho người dân có đường mưu sinh nhưng với điều kiện ‘ai cũng phải xài khẩu trang hết’ và ‘đi làm xong th́ phải về nhà chứ không được đi nhà bạn, đi chơi hay tụ tập đám đông nhiều người’ th́ mới giảm bớt sự lây lan của dịch bệnh.

    “Mong muốn lớn nhất của tôi là sớm có vaccine để chống lại Covid để đời sống ḿnh trở lại b́nh thường,” anh bày tỏ với VOA. “Lúc này rất là khó khăn cho tất cả mọi người.”

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •