Page 37 of 55 FirstFirst ... 2733343536373839404147 ... LastLast
Results 361 to 370 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #361
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Trung Quốc: Sau virus corona, tới virus hanta gây chết người
    26/03/2020


    Một thẩm phán ở Argentina đầu năm ngoái ra lệnh cho 85 cư dân của thị trấn Epuyen không được ra khỏi nhà trong 30 ngày để giảm sự lây lan của virus hanta trong đợt bùng phát dịch vốn đă giết chết 10 người.


    Một người đàn ông ở Trung Quốc tử vong đầu tuần này khi đang đi xe buưt trở lại tỉnh Sơn Đông để làm việc. Kết quả xét nghiệm cho thấy ông ta dương tính với virus hanta, khiến giới hữu trách phải tiến hành xét nghiệm thêm 32 người khác trên cùng chuyến xe với nạn nhân, tờ Global Times loan tin.

    Chưa có kết quả xét nghiệm của 32 người liên đới.

    Căn bệnh lây lan từ chuột, mà giới y tế Hoa Kỳ cho là không thể lây từ người sang người, thường được truyền sang bệnh nhân khi họ hít thở không khí bị nhiễm virus từ phân chuột.

    Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus do bị một con chuột bệnh cắn, hoặc sờ phải vật ǵ đă bị nhiễm nước tiểu, phân, hay nước bọt của chuột rồi chạm vào mắt, mũi, miệng.

    Cũng có thể nạn nhân bị nhiễm virus khi ăn phải thực phẩm bị dính phân, nước tiểu, nước bọt của con chuột bệnh, theo Trung tâm Kiểm soát Pḥng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

    Triệu chứng của bệnh này bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, ớn lạnh. Các triệu chứng sau đó có thể có ho, khó thở.

    Căn bệnh do virus hanta gây ra có tỷ lệ tử vong khoảng 38%.

    Một số triệu chứng cũng giống biểu hiện của bệnh COVID-19 vốn đă khiến 3.285 người chết và 81.600 người nhiễm, tính riêng tại Trung Quốc.

    ​Virus hanta có nhiều chủng, trong đó có một số độc hại hơn một số khác, theo CDC.

    Chưa có thuốc ngừa hoặc trị nào được chuẩn thuận tại Mỹ đối với virus hanta.

    Bệnh thường lây lan chủ yếu giữa các loài động vật gặm nhấm, và từ các loài này sang con người.

    Lây lan giữa người với người hiếm thấy, một ca truyền bệnh từ người sang người được ghi nhận ở Argentina vào năm 1996, theo CDC.

    Nhật báo Southern Metropolis của Trung Quốc phát hành ở Quảng Châu cho hay tỉnh Vân Nam, quê nhà của nạn nhân tử vong tuần này, từ năm 2015 đến 2019 báo cáo có tổng cộng 1.231 người bị nhiễm virus hanta. Trung Quốc đă phát triển vaccine ngừa virus này cách đây 20 năm, nhờ vậy mà số tử vong giảm bớt, theo báo này.

    Virus hanta được đặt tên theo con sông Hanta ở Hàn Quốc, nơi khoa học gia Hàn Quốc Lee Ho-wang, lần đầu tiên xác định được virus này vào năm 1976, theo hăng tin News 1 của Hàn Quốc.

    (Nguồn FOX/Global Times/UPI)

  2. #362
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Chloroquine để trị Covid-19 : GS Raoult, thiên tài hay tiên tri giả ?


    Giáo sư Didier Raoult chủ trương xét nghiệm đại trà và dùng chloroquine để chữa trị các bệnh nhân Covid-19, nhưng nhiều bác sĩ cáo buộc ông bỏ qua giai đoạn thử nghiệm. AFP/Gérard Julien

    Giáo sư Didier Raoult, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Marseille, người vừa từ chối dự những cuộc họp hội đồng khoa học của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đă gợi lên nhiều hy vọng đồng thời với những chỉ trích, với phương pháp xét nghiệm hàng loạt và dùng thuốc trị sốt rét chloroquine để chữa trị cho những bệnh nhân vị nhiễm virus corona.


    Mỗi ngày từ 7 giờ sáng, hàng dài người kiên nhẫn đợi trước IHU (bệnh viện & đại học) Méditerranée Infection ở Marseille chuyên về bệnh nhiễm, để được ê-kíp của giáo sư Didier Raoult xét nghiệm virus corona chủng mới. Đa số mang khẩu trang, mới vào giữa buổi sáng AFP đă đếm được khoảng 300 người.

    Xét nghiệm hàng loạt « phù hợp với lời thề Hippocrate »

    Bất chấp quan điểm của chính phủ Pháp là chỉ xét nghiệm cho nhân viên y tế và những người dễ bị tổn thương, từ nhiều tuần qua, giáo sư Raoult, giám đốc IHU Méditerranée Infection khẳng định cần phải xét nghiệm đại trà mới có thể ngăn được con virus đến từ Vũ Hán, và cách ly những người dưong tính. Chủ nhật 22/02/2020, ông lại lên tiếng cùng với năm giáo sư và bác sĩ khác trong một thông cáo : « Phù hợp với lời thề Hippocrate đă tuyên thệ, chúng tôi quyết định cho xét nghiệm virus Covid-19 cho tất cả những bệnh nhân nào bị sốt đến khám ».

    Giáo sư cũng chủ trương dùng một loại thuốc trị sốt rét là chloroquine để chữa cho các bệnh nhân bị dương tính với virus corona, trong khi khả năng này vẫn đang được nghiên cứu. Các bác sĩ cùng kư tên loan báo tất cả các bệnh nhân bị Covid-19, « trong đó có một số lớn tuy ít có triệu chứng nhưng phổi đă bị tổn thương », sẽ được trị bằng hỗn hợp hydroxychloroquine (một chất dẫn xuất của chloroquine) và azithromycine. Trong trường hợp viêm phổi nặng, sẽ dùng thêm một thứ thuốc kháng sinh phổ biến.

    Tin tức về việc được xét nghiệm với thủ tục dễ dàng tại đây, nhanh chóng loan đi trên mạng xă hội. Libération cho biết một nhóm Facebook vừa được lập hôm thứ Bảy 21/2 mang tên « Didier Raoult vs Coronavirus » đă có trên 70.000 thành viên gia nhập. Có những ứng cử viên địa phương ở Marseilles bị dương tính với virus corona, đứng đầu là Martine Vassal (đảng LR), không ngớt lời ca ngợi người đă cứu ḿnh. Một kiến nghị trên trang Change.org chỉ trong vài tiếng đồng hồ đă đă thu hút đến 200.000 chữ kư, đ̣i hỏi áp dụng ngay phương pháp của giáo sư Raoult.

    Tia hy vọng từ chloroquine

    Giáo sư chủ yếu dựa vào kết quả sau khi đă áp dụng cho 24 bệnh nhân, ba phần tư trong số này đă lành bệnh sau sáu ngày. Tuy vậy nhiều người trong ngành y đă phản đối, nhắc nhở rằng vẫn chưa có thí nghiệm lâm sàng, nên hăy c̣n quá sớm để mừng chiến thắng. Nhưng hy vọng đă lóe lên, nhiều chính khách yêu cầu chính quyền lưu ư đến phương pháp này.

    Theo Le Figaro, thị trưởng Nice bị dương tính với virus corona, ông Christian Estrosi cũng muốn được chữa bằng chloroquine. Sáu ngày sau, ông lên đài truyền h́nh BFMTV cho biết cảm thấy đă khỏe và nhấn mạnh : « Khi chiến tranh đă được tuyên bố, như lời tổng thống, chúng ta không có th́ giờ thí nghiệm trên chuột trong ṿng sáu tháng. Từ lúc có một giải pháp đă được dùng thử trên một số bệnh nhân và cho ra kết quả bước đầu, tôi không hiểu tại sao nước Pháp lại bỏ qua ».

    Bruno Retailleau, chủ tịch nhóm LR (Những Người Cộng Ḥa) ở Thượng Viện cũng đề nghị chính phủ đừng chần chờ. Chloroquine có lợi thế là rẻ tiền, trong lúc số lượng người chết v́ virus Vũ Hán hàng ngày đang tăng lên.

    Rốt cuộc đến tối thứ Hai, bộ trưởng y tế Olivier Véran loan báo các bác sĩ có thể dùng chloroquine nếu muốn. Tuy vậy ủy ban tư vấn sức khỏe cộng đồng cũng khuyến cáo không nên sử dụng, trừ phi đang ở t́nh trạng trầm trọng. Cuộc tranh căi về dùng thuốc sốt rét để chữa bệnh Covid-19 chỉ mới bắt đầu.

    Giáo sư Didier Raoult là ai ?

    Didier Raoult sinh tại Sénégal năm 1952, gia đ́nh ông về Marseille định cư năm ông 9 tuổi. Mẹ là y tá, cha là bác sĩ quân y, ông học y khoa theo lệnh của cha. Luôn làm việc cật lực, ông đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp, tất cả đều do nỗ lực bản thân.

    Ông là người của thời cuộc. Nhân vật gây tranh căi này được nhắc đến ở khắp nơi, trên trang nhất và nhiều trang trong của các tờ báo lớn, các chương tŕnh truyền h́nh, trên các mạng xă hội, trong các gia đ́nh và cả tại Nhà Trắng ở tận nước Mỹ.

    Vị bác sĩ 68 tuổi thổi một làn gió hy vọng vào xă hội Pháp đang bàng hoàng với những bản tổng kết tang tóc vào cuối ngày. Trước những tuyên bố trái ngược nhau của giới chính trị và y tế, nay nhiều người muốn tin vào ông giáo sư có mái tóc dài, áo sơ mi sặc sỡ phía trong chiếc áo blouse trắng – một nhân vật rất « Gô-loa ».

    Hai loại vi khuẩn được đặt theo tên Raoult

    Bề ngoài có vẻ lập dị, nhưng giáo sư Didier Raoult là một tên tuổi lớn trên thế giới về bệnh truyền nhiễm. Ông được tặng giải thưởng lớn của INSERM (Viện sức khỏe và nghiên cứu y khoa quốc gia) năm 2010 v́ sự nghiệp của ḿnh. Trong đó có phát hiện về Mimivirus (virus bắt chước) năm 1992, virus Spoutnik năm 2008, mở ra một lănh vực cho đến lúc đó chưa có ai nghiên cứu. Có hai loại vi khuẩn mang tên ông : họ vi khuẩn đường ruột Raoultella và Rickettsia Raoultii (truyền nhiễm qua loài ve, gây sốt cao). Ông và ê-kíp của ḿnh c̣n có những nghiên cứu về bệnh dịch hạch thời Trung Cổ, hay khủng bố sinh học v.v…

    Không ít người trong ngành y không ưa giáo sư Raoult v́ những tuyên bố thẳng thừng, nhiều khi khiêu khích của ông. Chẳng hạn ông khẳng định « Tôi không phải là người ngoài, tôi đang đi trước » (trên báo La Provence). Ông khuyên những người chỉ trích về độc tính của chloroquine « hăy đọc lại sách giáo khoa cho sinh viên y khoa năm thứ nhất » (Les Echos), nói rằng « chẳng quan tâm » đến việc thử nghiệm lâm sàng (Le Parisien).

    Trong giới nghiên cứu vốn đề cao tính khiêm tốn, và nhất là ngành y luôn chủ trương thận trọng, thái độ này gây bực bội. Renaud Muselier, chủ tịch vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, một người bạn của giáo sư Raoult bênh vực : « Với tư cách nhà khoa học, ông ấy tự do. Ông không quan tâm đến những b́nh luận mà cần kết quả ».

    « Tôi không đơn độc ! »

    Sự tự do không theo khuôn khổ nào của Didier Raoult khiến ông bị chỉ trích. Nhà sinh học Nicolas Chevassus-au-Louis trong cuốn sách « Malscience » tố ông lập « kỷ lục thế giới » với 12.252 bài báo từ 1996 đến 2011, và 800 bài sau đó, tức trung b́nh 6 bài viết một tháng, và đặt câu hỏi liệu giáo sư Raoult có thực sự tích cực tham gia những công tŕnh mà ông là đồng tác giả. Giáo sư Didier Raoult cũng nổi tiếng là không tuân lệnh ai kể cả thượng cấp. Ông công khai chống lại Yves Lévy, viện trưởng INSERM từ 2014 đến 2018 và là chồng của Agnès Buzyn (bộ trưởng y tế, vừa từ chức để ứng cử đô trưởng Paris).

    Bác sĩ Arnold Munnich, một người bạn thời trẻ của Didier Raoult và cũng từng đoạt giải thưởng lớn của INSERM cho rằng nên bỏ qua một bên những ǵ thuộc về phong cách, để nhận ra giá trị khoa học và đánh giá một bác sĩ tài năng, « đam mê nghề nghiệp, có tinh thần sáng tạo ».

    Do các nhà báo bị chôn chân tại Paris v́ lệnh phong tỏa, các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện qua Skype. Trả lời Le Figaro, giáo sư Didier Raoult từ Marseille lư giải : « Khi có được một thứ thuốc không gây hại và bắt đầu cho kết quả trị liệu, th́ cần phải kê toa cho bệnh nhân. Nếu sau đó khám phá được thuốc nào tốt hơn th́ chúng ta sẽ đổi. Tất cả đều là thực dụng ». C̣n với Libération, ông khẳng định : « Tôi không đơn độc. Khi người ta cô độc, đó là do bị điên, hay là đă đạt đến một tŕnh độ siêu việt mà nhân loại không thể hiểu được. Tôi không mong điều đó xảy đến với tôi ! ».

  3. #363
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19 : Tổng thống Pháp phát động chiến dịch quân sự chống dịch


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến thăm bệnh viện dă chiến ở Mulhouse, miền đông bắc nước Pháp, ngày 25/03/2020. REUTERS - POOL

    Dịch bệnh tại Pháp tăng nhanh, thêm 3.000 ca nhiễm mới và hơn 230 người tử vong trong ngày 25/03/2020. Sau vùng Grand Est ở miền đông bắc, đến lượt các bệnh viện vùng Paris và phụ cận bị quá tải. Tổng thống Emmanuel Macron huy động quân đội trong khuôn khổ chiến dịch mang tên "Résilience" hỗ trợ dân chúng kiên cường đối chọi với virus corona.


    Đến thăm bệnh viện dă chiến tại thành phố Mulhouse, vùng Grand Est vào chiều qua, tổng thống Macorn thông báo huy động quân đội bảo vệ thường dân trước dịch Covid-19.

    Với chiến dịch "Résilience - Kiên cường kháng cự", quân đội trợ giúp chính phủ, các cơ quan nhà nước, hỗ trợ thường dân chống Covid-19 trên lănh thổ Pháp và ở các vùng hải ngoại. Dịch viêm phổi cấp tính chủng mới đă làm hơn 1.300 người thiệt mạng tại Pháp và tính tới hôm qua, trên toàn quốc, hơn 25.000 người bị nhiễm, gần 3.000 trong số này đang trong t́nh trạng nguy kịch.

    Quân đội sẽ đóng vai tṛ hỗ trợ cả về "y tế", "hậu cần" và công tác bảo đảm an ninh tại những điểm bị xem là "nhậy cảm".

    Trước khi chiến dịch "Résilience" được khởi động, quân đội đă được huy động để dựng bệnh viện dă chiến tại Mulhouse. Cũng với sự yểm trợ của quân đội, chính phủ đă điều tàu trực thăng Tonnerre đến cảng Ajaccio cuối tuần qua đưa hơn một chục bệnh nhân từ đảo Corse về thành phố Marseille để điều trị. Chính phủ cũng điều hai tàu trực thăng khác là Mistral và Dixmude đến các lănh thổ hải ngoại trong vùng Ấn Độ Dương. Tương tự như tàu Tonnerre, hai chiếc Mistral và Dixmude của Hải Quân Pháp cũng được trang bị nhiều pḥng điều trị và phẫu thuật.

    Một nhiệm vụ khác mà quân đội có thể phát huy vai tṛ đắc lực là bảo đảm khâu vận chuyển khẩu trang đến các vùng, miền trên toàn quốc. Trong nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các địa điểm nhậy cảm, danh sách các nơi này bao gồm các nhà máy điện lực, các cơ sở thuộc diện "sống c̣n" đối với an ninh quốc gia.

    Sau cùng, cũng nhờ phối hợp với quân đội, lần đầu tiên Pháp dùng tàu cao tốc TGV với nhiều trang thiết bị y tế và khoảng 50 nhân viên đưa khoảng 20 bệnh nhân nhiễm virus corona trong vùng Grand Est đến các tỉnh khác, nơi bệnh viện c̣n chưa bị quá tải. Lần đầu tiên tại Pháp và ở toàn châu Âu, tàu cao tốc được dùng trong công tác cứu hộ y tế. Tàu gồm 5 toa, mỗi toa chở 4 bệnh nhân nằm trên các giường bệnh dă chiến, với b́nh oxy ...

    Tàu đỗ ở sân ga thành phố Strasbourg vào sáng hôm nay và sau khi tiếp nhận đầy đủ bệnh nhân nhiễm virus, tàu đưa họ đến bệnh viện tại các thành phố như Anger, Le Mans, Nantes và La Roche sur Yon.

    Pháp : Một kế hoạch đầu tư lớn cho bệnh viện
    Dịch Covid-19 buộc chính phủ Pháp đẩy mạnh đầu tư cho ngành y tế. Cũng trong chuyến viếng thăm bệnh viện dă chiến tại Mulhouse hôm 25/03/2020, tổng thống Macron thông báo một kế hoạch đầu tư quy mô cho các bệnh viện Pháp.

    Vào lúc những "chiến sĩ áo trắng" phải bước lên tuyến đầu chống lại một kẻ thù vô h́nh là siêu vi corona chủng mới, tổng thống Macron đă không kiệm lời cảm ơn tất cả nhân viên y tế, những người đă tận tụy v́ bệnh nhân trong cuộc chiến lần này.

    Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh sẽ hỗ trợ tất cả những người này về mặt tài chính, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Tổng thống Macron cam kết, sau đại dịch, chính phủ sẽ có một kế hoạch đầu tư lâu dài, chỉnh đốn lại hệ thống bệnh viện và y tế của nước Pháp. Ông xem đó là "một nghĩa vụ" quốc gia đối với toàn dân, đối với tất cả những người đang xả thân chống dịch.

    Người già, "mồi ngon" của virus corona
    Giới chuyên gia báo động về số người cao niên thiệt mạng v́ virus corona tại các trung tâm chăm sóc người cao tuổi. Trên toàn quốc, tính tới chiều hôm qua, đă có 1.331 người tử vong v́ dịch Covid-19, nhưng sở y tế Pháp không đưa vào danh sách những trường hợp bệnh nhân chết tại nhà hay số ca tử vong tại các viện dưỡng lăo, vốn liên tục tăng mạnh trong những ngày qua.

    Trong cuộc họp báo thường nhật hôm 25/03/2020, tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, Jérôme Salomon, nh́n nhận không biết virus corona đă len lỏi vào các viện dưỡng lăo tới mức độ nào. Tạm thời, một trung tâm sóc người cao niên tại thị trấn Cornimont miền đông bắc nước Pháp thông báo 16 ca tử vong v́ Covid-19 và 40 ca khác đang được theo dơi.

    Một viện dưỡng lăo tại Paris đưa ra con số "khoảng một chục người" thiệt mạng, 80 người đă bị nhiễm. Tại vùng Bourgogne-Franche Comté, gần biên giới Thụy Sĩ, 80 trong số 400 viện dưỡng láo đều thông báo có ca nhiễm corona. Từ ít nhất hai tuần qua, các viện dưỡng lăo cấm mọi cuộc thăm viếng thân nhân do sợ người từ bên ngoài lây nhiễm cho người cao tuổi, sức đề kháng kém.

  4. #364
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona : Dịch lan nhanh, tổng thống Nga kêu gọi người dân ở trong nhà


    Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bộ đồ bảo hộ đến thăm bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm virus corona ở ngoại ô Matxcơva, ngày 24/03/2020. via REUTERS - Sputnik Photo Agency

    Tại Nga, virus corona đang tăng tốc độ lây lan. Theo số liệu chính thức công bố vào hôm qua, 25/03/2020, nước này đã có tổng cộng 658 ca nhiễm, tăng hơn 160 ca trong vòng một ngày.


    Dù số liệu này còn thấp hơn rất nhiều so với tình hình tại Tây Âu, nhưng chính quyền đã nhanh chóng phản ứng. Trong bài phát biểu trên truyền h́nh, tổng thống Putin đã yêu cầu người Nga ở yên trong nhà, nhưng không ban hành các biện pháp phong tỏa.

    Tuy nhiên, ông quyết định tuần tới đây là tuần nghỉ không làm việc, chỉ có bệnh viện, nhà thuốc, ngân hàng, cơ quan hành chính, cửa hàng thực phẩm và các phương tiện chuyên chở là vẫn tiếp tục hoạt động. Cuộc trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến pháp dự kiến vào ngày 22/04 cũng được dời vô hạn định.

    Tổng thống Nga đồng thời loan báo một số biện pháp hỗ trợ dân chúng và các doanh nghiệp trên mặt tài chính (trợ cấp xă hội, thất nghiêp, tạm hoăn thuế…).

    Thông tín viên RFI tại Nga, Etienne Bouche, nêu một số phản ứng sau phát biểu của ông Putin :

    Về virus corona, Vladimir Putin là một trong những lănh đạo cuối cùng phát biểu trước quốc dân. Trang mạng Republic đă nhấn mạnh về điểm này, và cho rằng phát biểu đó sẽ khiến dân chúng thấy rơ tầm mức nghiêm trọng của tình hình. Nhà chính trị học hàng đầu tại Nga Ekaterina Schulmann rất hoan nghênh việc không phủ nhận tính chất nghiêm trọng của tình hình. Bà c̣n cho là việc dời ngày bỏ phiếu về cải tổ Hiến Pháp là một chọn lựa tất nhiên.

    Trước mắt, chính quyền Nga không áp đặt lệnh phong tỏa. Đối với nhật báo Moskovski Komsomolets, cách tiếp cận của ông Putin giống với cách của thủ tướng Anh Boris Johnson trước khi bị buộc phải theo cách làm của châu Âu. Tờ báo nhận xét: Thay v́ lao vào phạt những người dắt chó đi xa hơn một chút, th́ đã có những biện pháp kinh tế cụ thể trên quy mô lớn.

    Một hôm trước ngày ông Putin phát biểu, thị trưởng Matxcơva, Sergueï Sobianine, đă tỏ ý quan ngại về đà lây lan của virus, nhất là ở các vùng c̣n lại của đất nước. Sau phát biểu của tổng thống Nga, một công đoàn y sĩ đă lên tiếng báo động, đánh giá rằng trừ thủ đô, nước Nga hoàn toàn chưa sẵn sàng để đối phó với làn sóng bệnh nhân.

  5. #365
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Khủng hoảng Covid-19 : Kinh tế thế giới sẽ hoang tàn đổ nát ?


    Ảnh chụp tại nhà máy Boeing Everett, Washington, Hoa Kỳ vào ngày 23/03/2020 sau khi hăng Boeing tuyên bố tạm thời ngưng sản xuất tại các cơ sở Puget Sound, do dịch Covid-19. REUTERS - David Ryder

    Dịch Covid-19 có nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới vào một giai đoạn suy thoái trầm trọng nhất trong lịch sử hiện đại, thậm chí c̣n nặng nề hơn cả thời kỳ Đại khủng hoảng (từ cuối thập niên 1920 đến đầu thập niên 1940). Cú sốc sẽ mạnh như thế nào là tùy thuộc vào phương thuốc của chính phủ, ngân hàng trung ương các nước và các định chế tài chính quốc tế.



    Ngay trước cuộc họp khẩn cấp của nhóm G20 hôm qua 25/03, các kinh tế gia của cơ quan xếp hạng tín dụng Moody’s dự báo là những nền kinh tế của nhóm này sẽ bị một cú sốc chưa từng có trong nửa đầu năm 2020 và có mức tăng trưởng âm trong năm 2020, trước khi phục hồi vào năm 2021.

    Cụ thể, theo Moody’s, trong năm 2020, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các quốc gia nhóm G20 sẽ sụt giảm 0,5%, GDP của Hoa Kỳ sẽ giảm 2%, GDP của khu vực đồng euro giảm 2,2%. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc được dự báo sẽ chỉ đạt 3,3%, mức rất thấp đối với quốc gia này.

    Riêng về kinh tế Hoa Kỳ, ngân hàng Goldman Sachs thậm chí dự báo GDP của nước này sẽ sụt giảm đến 3,8%. C̣n ngân hàng Deutsche Bank không loại trừ khả năng kinh tế Mỹ sẽ bị suy thoái trầm trọng nhất, ít ra là kể từ sau Thế chiến thứ hai đến nay. Tại châu Âu, bộ trưởng Kinh Tế Đức dự báo kinh tế nước này sẽ bị suy thoái đến 5% trong năm 2020.

    Tổng thư kư của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE) Angel Gurria th́ bi quan hơn nhiều, dự báo kinh tế thế giới sẽ bị suy thoái trong nhiều năm.

    Theo nhận định của hăng tin AFP, khủng hoảng virus corona sẽ nặng nề hơn khủng hoảng 2008, v́ lần này, không chỉ có hệ thống tài chính, mà toàn bộ nền kinh tế thực (real economy) cũng bị ảnh hưởng sâu rộng, bởi v́ hàng trăm triệu người phải nghỉ làm, tự cách ly trong nhà để ngừa lây nhiễm, khiến nền sản xuất sụp đổ, và mức cầu cũng sụt giảm theo.

    Những lĩnh vực bị nặng nhất là giao thông, du lịch, phân phối hàng hóa. Chỉ có ngành công nghiệp liên quan đến thiết bị và sản phẩm y tế, kinh doanh thực phẩm và thương mại trực tuyến là được hưởng lợi từ đại dịch Covid-19.

    Một hậu quả khác của dịch virus corona là thất nghiệp sẽ tăng cao, nhất là tại châu Âu. Đây là nơi có luật bảo vệ người lao động rất chặt chẽ, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo sẽ tăng vọt lên 12%, từ đây đến cuối tháng 6, xóa sạch những thành quả mà các nước châu Âu đă đạt được trong 7 năm qua. C̣n tại Hoa Kỳ, nơi mà ngay cả những người làm việc với hợp đồng dài hạn vẫn có thể bị sa thải, các kinh tế gia dự báo là số người thất nghiệp sẽ tăng với mức độ « chóng mặt ».

    Để đối phó với tác động kinh tế của dịch Covid-19, nhiều nước đă đề ra các kế hoạch huy động cả trăm, cả ngàn tỷ đôla, chẳng hạn như tại Hoa Kỳ, Thượng Viện hôm qua vừa nhất trí thông qua một kế hoạch « lịch sử » 2.000 tỷ đôla để hỗ trợ nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đức là một quốc gia đă thắt lưng buộc bụng suốt nhiều năm qua để kềm chế thâm thủng ngân sách, nhưng các dân biểu Quốc Hội nước này hôm qua đă không ngần ngại thông qua một kế hoạch cũng « lịch sử » không kém, sử dụng gần 1.100 tỷ euro để bảo vệ nền kinh tế hàng đầu châu Âu.

    Những nước lắm tiền nhiều của thậm chí c̣n trợ cấp tiền cho người dân để kích thích tiêu thụ, gọi là tiền « thả dù » hay là tiền « trực thăng » (helicopter money), như ở Mỹ, mỗi gia đ́nh hai con sẽ nhận được ngân phiếu 3.000 đôla. Hồng Kông cũng làm tương tự, phát hơn 1000 đôla cho mỗi cư dân ở đặc khu hành chính. Hiện giờ các nước châu Âu chưa làm như thế, nhưng một số kinh tế gia đă đề nghị Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu tặng cho mỗi công dân của Liên Hiệp Châu Âu 1.000 euro để mua sắm.

  6. #366
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona : Một ngày sau khủng hoảng


    Liên Hiệp Châu Âu, cùng với Mỹ, sẽ phải khẳng định vai tṛ đại cường chính trị trong cuộc cuộc tái thiết thế giới sau khủng hoảng Covid-19 CC0 Pixabay/Erich Westendarp

    Đại dịch siêu vi Corona từ Vũ Hán lây lan đang phân chia lại thế cờ quốc tế. Trung Quốc thủ trước một số quân bài. Nhưng sau cuộc khủng hoảng này, thế cuộc sẽ xoay vần : không loại trừ khả năng nước Mỹ có một vị tổng thống mới vào mùa thu năm nay. Châu Âu phải nắm lá bài Joe Biden. Để làm ǵ ? Hai bờ Đại Tây Dương cần nhau để khi đại họa chấm dứt, cùng bảo vệ các nền dân chủ Tây phương.



    Sau đây là tóm lược bài phân tích "Một ngày sau đó" của Bernard Guetta, chuyên gia địa chính trị, nhà báo, nghị viên châu Âu, thuộc đảng Cộng Hoà Tiến Bước, từng đoạt giải thưởng Albert-Londres 1981. Bài viết đăng trên báo Libération ngày 24/03/2020.

    Trong mọi cuộc khủng hoảng, chúng ta phải luôn luôn nghĩ đến tương lai. Nói dễ làm khó, bởi v́ làm sao có thể tính chuyện hậu khủng hoảng khi mà thảm nạn chỉ mới ở bước đầu. Hoa Kỳ, châu Âu, châu Phi và các nước đang có chiến tranh đều chỉ mới ở màn khởi đầu với « giặc siêu vi ». Thế nhưng, cuộc khủng hoảng nào rồi cũng phải chấm dứt. Tiếp theo là phần tái thiết.

    Tái thiết như thế nào ? New Deal hay ích kỷ ?

    Với nhận định như trên, Bernard Guetta đặt vấn đề : Tái thiết như thế nào? Chúng ta có kinh nghiệm khủng hoảng tài chính 1929 để suy ngẫm. Khủng hoảng 1929 tuy không do siêu vi gây ra nhưng sự kiện chỉ trong ṿng vài ngày lây lan sang Tây phương. Covid-19 cũng làm cả thế giới tài chính đảo điên. Tất cả các nước đều phải xét lại cách tiếp cận đối phó.

    Năm 1930, có hai xu hướng tái thiết đối đầu nhau. Một bên là chính sách kinh tế mới New Deal của tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt và bên kia là chủ nghĩa Quốc xă của Hitler. Chuyện của ngày hôm qua là như thế. C̣n chuyện ngày mai, hay đúng hơn là trong ṿng năm sáu tháng nữa th́ sao ?

    Tác giả dự báo sẽ có hai xu hướng chính trị. Một bên mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc cực đoan, thậm chí độc tài, t́m kiếm theo mô h́nh Ấn Độ, Trung Quốc, Nga hay Hungary. C̣n bên kia là những nền dân chủ tự do theo nghĩa đa đảng, tự do ứng cử, bầu cử, công nhận ư dân và bên cạnh đó c̣n có những sức mạnh đối trọng với chính quyền như báo chí tự do, tư pháp độc lập, tự do phân tích và phát huy chính kiến.

    Sức hấp dẫn của bàn tay thép và chủ nghĩa dân tộc cực đoan

    Trung Quốc của Tập Cận B́nh nắm nhiều lá chủ bài. Khi dịch virus corona làm doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động chậm lại, khiến dầu hoả rớt giá và khi xí nghiệp Mỹ và châu Âu bị tê liệt, lúc đó các nước mới thấy bị lệ thuộc vào linh kiện và nhân công Trung Quốc.

    Hai bờ Đại Tây Dương đều đồng loạt phát hiện thế giới từ nay phụ thuộc vào thuốc men và dụng cụ y khoa, chẳng hạn như khẩu trang do Trung Quốc gia công. Khi xuất khẩu hàng tỷ khẩu trang qua châu Âu, nơi đang chống dịch corona nhưng lâm cảnh khan hiếm khẩu trang trầm trọng, Trung Quốc tự khoác áo “cứu nhân độ thế” đối với Tây phương, và sau này Bắc Kinh cũng sẽ làm tương tự đối với châu Phi.

    Và cũng v́ dám sử dụng biện pháp cách ly, phong toả để chặn dịch để giờ đây nhiều nước bắt chước theo, Tập Cận B́nh hiện nay không những có thể làm công luận quên đi tội che giấu thông tin, đàn áp bịt miệng những y bác sĩ báo động dẫn đến hậu quả là cả thế giới bị lây bệnh, mà c̣n cho rằng chế độ độc tài chống khủng hoảng hiệu nghiệm hơn là chế độ dân chủ.

    Trong cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc và một phần châu Á đă chiếm lấy vai tṛ trung tâm thế giới của Hoa Kỳ từ thời thế chiến chống phe trục. Tuy Trung Quốc không phải là phát-xít nhưng vào thời điểm này, cũng như phát-xít ngày hôm qua, chế độ Trung Quốc đă trở thành một giải pháp đối thủ nhằm thay thế các nền dân chủ Tây phương.

    Lỗi tại ai ?

    Một phần là do tổng thống Mỹ hiện nay không phải là Franklin Roosevelt. Chủ trương "Nước Mỹ trên hết" của Donald Trump không phải là New Deal hào hiệp. Đó cũng là lỗi của các nền dân chủ châu Âu do đă trễ nải trong việc khẳng định vai tṛ đại cường chính trị và cũng do chính các nền dân chủ tự do đă không làm tṛn nhiệm vụ thu hẹp bất b́nh đẳng xă hội.

    Theo tác giả, tuy ai cũng biết an sinh xă hội tại Mỹ tốt hơn ở Nga và Trung Quốc, nhưng trong lúc thời thế đảo điên, sức hấp dẫn của bàn tay thép cao đến mức tạo điều kiện cho chế độ độc tài ghi bàn thắng.

    Cơ may : Lá chủ bài Joe Biden

    Điều trấn an được phe dân chủ là thực tế đă nhiều lần chứng minh những người ôn hoà, có ư thức, cuối cùng sẽ thắng những chính trị gia cực hữu thế hệ mới ở châu Âu cũng như ở châu Mỹ. Trước mối hiểm nguy, lư trí sẽ vùng dậy. Vấn đề là chuyện ǵ sẽ xảy ra nếu thế giới rơi vào ṿng xoáy khủng hoảng kinh tế và bạo loạn xă hội rồi cần bầu không khí ổn định tức khắc để tái thiết ?

    Trong cuộc thi đua này, các nền dân chủ khó thắng được độc tài nhưng họ có một lá chủ bài : Joe Biden. Tuy khả năng hạ Donald Trump chưa đủ nhưng xác suất Biden thua cuộc ngày càng ít dần. Cựu phó tổng thống thời Barack Obama thật ra không phải là biểu tượng của thời hiện đại, cũng không huy động được đông đảo người trẻ tuổi như Bernie Sanders, nhưng nhà chính trị của đảng Dân Chủ Mỹ rất được giới công nhân lao động cũng như người Mỹ da đen b́nh dân ủng hộ. Joe Biden được nhiều ưu điểm là chủ trương hợp tác và phối hợp hoạt động quốc tế, liên kết với đồng minh Liên Hiệp Châu Âu, bảo vệ công lư và b́nh đẳng xă hội.

    Trong bối cảnh từ nay đến tháng 11 kinh tế khủng hoảng ngày thêm trầm trọng, Joe Biden có thể là nhân vật của thời thế, của chính sách kinh tế mới New Deal hào hiệp, không bỏ quên một ai. Chính sách đó đoạn tuyệt với đường lối cực tự do, mạnh được yếu thua, của Ronald Reagan và Margaret Thatcher từ thập niên 1980.

    Châu Âu phải cùng Joe Biden lập một mặt trận chung chống nguy cơ độc tài.

    Dân là nền tảng, đoàn kết hai bờ Đại Tây Dương là lá chắn. Trong mặt trận này, những nhà dân chủ Tây Âu phải chủ động và không để mất một giây, phối hợp với ban tham mưu của Joe Biden, v́ thời gian không c̣n nhiều, xây dựng một liên minh xoay quanh hai trục. Thứ nhất là công bằng thuế vụ và b́nh đẳng xă hội. Thứ hai là tái định nghĩa nhiệm vụ của Liên minh NATO với hai khối b́nh đẳng: Mỹ và châu Âu. Washington phải yểm trợ sao cho châu Âu xây dựng được uy thế chính trị truớc khi lao vào cuộc chiến sắp tới với các xu hướng độc tài.

    Một số ư kiến tŕnh bày trong "Một ngày sau khủng hoảng" của Bernard Guetta đang được giới lănh đạo châu Âu như Pháp, Đức, Ư và cả Anh Quốc thực hiện. Tổng thống Pháp trong những ngày qua nói ǵ ? Công nhận sự hy sinh, mục tiêu tranh đấu của giới y tế, chính phủ sẽ đầu tư ồ ạt vào y tế cộng đồng, nh́n nhận đúng giá trị công lao của nhân viên, từ bác sĩ cho đến người khiêng băng ca, tài xế xe cứu thương.

    Uỷ Ban Châu Âu cũng vừa biểu quyết chấp thuận đề nghị của Paris, Roma và nhiều thành viên yêu cầu hủy bỏ trói buộc về ngân sách để có thể hỗ trợ cho nền kinh tế, các doanh nghiệp và công nhân lao động nhằm vượt qua khủng hoảng, mục tiêu đi tới vẫn là phục vụ con người, tất cả mọi người.

    Tuy nhiên, có một khả năng mà tác giả không dự kiến trong bài phân tích. Nếu Donald Trump tái đắc cử vào mùa thu năm nay th́ mọi chuyện sẽ ra sao ?

  7. #367
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Khủng hoảng Covid-19 : Liên Âu t́m cách phối hợp nỗ lực về tài chính


    Một bệnh nhân nhiễm virus corona tại Ư đă được chuyển đến điều trị tại một bệnh viện ở Leipzig, Đức, ngày 25/03/2020. via REUTERS - POOL

    Đại dịch Covid-19 khiến châu Âu lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Một nguyên nhân căn bản đă được chỉ ra : khối 27 nước đă không đoàn kết chuẩn bị để có một phản ứng chung. Hôm nay 26/03/2020, lănh đạo khối 27 nước họp bàn t́m một cơ chế phối hợp về tài chính nhằm đối phó hiệu quả hơn với khủng hoảng.



    Sau quyết định lập kho dự trữ chiến lược về trang bị y tế và giải ngân khẩn cấp hàng trăm tỉ euro được đưa ra trong những ngày qua, nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu họp qua cầu truyền h́nh vào hôm nay 26/03/2020. Đây là hội nghị đầu tiên của lănh đạo Liên Âu để bàn về nỗ lực tài chính chung, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

    Trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19 có nguy cơ đe doạ sự tồn vong của khối, cựu thủ tướng Ư Enrico Letta, chủ tịch Viện Jacques Delors chuyên về các vấn đề châu Âu (trụ sở tại Paris), cảnh báo là cuộc khủng hoảng virus corona ‘‘có thể là cuộc khủng hoảng cuối cùng’’ của Liên Hiệp Châu Âu, với tư cách là một khối. Việc các quốc gia lâm nạn, như Ư hay Tây Ban Nha, nơi dịch bệnh vượt tầm kiểm soát, nhận được ít sự hỗ trợ từ các thành viên khác cho thấy rơ mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh.

    Hai giải pháp chính được tập trung chú ư và đưa ra thảo luận. Thứ nhất là phát hành trái phiếu của khu vực đồng euro ‘’coronabond’’. Thứ hai là dùng Quỹ Khẩn Cấp của Eurozone (MES) để cấp tín dụng cho các nước đang đối phó với khủng hoảng, với mức tối đa không quá 2% GDP của thành viên đi vay.

    Giải pháp thứ hai dường như có nhiều khả năng nhận được đồng thuận hơn, c̣n giải pháp thứ nhất được 9 trong số 17 quốc gia khu vực đồng euro ủng hộ, trong đó có Pháp và Ư, nhưng bị nhiều nước, đặc biệt là Đức phản đối, do lo ngại cơ chế này có thể bị nhiều quốc gia Nam Âu lợi dụng.

    Về các thảo luận liên quan đến giải pháp trái phiếu coronabond, thông tín viên Pacal Thibaut từ Berlin cho biết cụ thể :

    « Đây là một cuộc tranh luận không đi đến đâu cả. Trong một cuộc phỏng vấn, bộ trưởng Kinh Tế Đức Peter Altmaier đă tóm lược một cách khá rơ ràng suy nghĩ của ông theo đó đề xuất về khoản tín dụng châu Âu mang tên ''coronabond'' sẽ không mang lại hiệu quả. Trong cuộc khủng hoảng của khu vực đồng euro trước đây, Berlin đă bác bỏ việc gộp nợ giữa các quốc gia thành viên, do lo ngại phải đứng ra trả nợ thay cho các nước thiếu nghiêm túc về quản lư. Thái độ bác bỏ các kiểu nợ như vậy đặc biệt mạnh mẽ trong giới bảo thủ Đức. Trước hội nghị hôm thứ Ba vừa qua giữa các bộ trưởng Tài Chính châu Âu, giới kinh tế trong Liên Minh Dân Chủ Thiên Chúa Giáo (CDU), được các kinh tế gia bảo thủ ủng hộ, đă khẳng định lập trường triệt để chống lại một phương tiện như vậy. Đây là cách để phe bảo thủ nhắc nhở bộ trưởng Tài Chính Đức, thuộc đảng Xă Hội Dân Chủ, ông Olaf Scholz, là không bao giờ cuộc cải cách này nhận được sự ủng hộ của các đồng minh phe bảo thủ trong liên minh cầm quyền tại Đức. Ngược lại, chính phủ Đức sẵn sàng đồng ư với việc sử dụng Quỹ b́nh ổn của khu vực đồng euro hiện nay.

  8. #368
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona không biến thể nhanh, có thể đáp ứng với một liều vaccine
    26/03/2020


    Tổng thống Donald Trump họp báo hàng ngày về covid-19.


    Các nhà khoa học nghiên cứu mă số gen của virus corona cho hay virus này dường như không biến thể nhanh chóng, gợi ư rằng bất kỳ vaccine nào được chế tạo để chống COVID-19 có phần chắc sẽ có hiệu quả lâu dài.

    Ông Peter Thielen, một nhà di truyền học phân tử tại Pḥng Thí nghiệm Vât lư Ứng dụng của Trường đại học Johns Hopkins, nói với Washington Post là chỉ có khoảng từ 4 đến 10 khác biệt về gen giữa chủng virus gây bệnh ở Mỹ và ḍng virus xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc.

    “Đây là con số biến thể tương đối nhỏ sau khi đă truyền qua nhiều người,” ông nói với tờ báo.

    “Tại thời điểm này, tỉ lệ biến đổi của virus cho thấy là vaccine được bào chế để ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 sẽ là một vaccine duy nhất thay v́ vaccine mới mỗi năm như vaccine cúm.”

    Ông Thielen so sánh vaccine này với những vaccine dùng cho các bệnh như bệnh thủy đậu và bệnh sởi, thường miễn nhiễm cho bệnh nhân trong dài hạn.

    Ông Benjamin Neuman thuộc trường đại học Texas A&M ở Texarkana nói với tờ báo này rằng “Khi 2 virus cúm ở trong cùng một tế bào, chúng có thể chuyển đổi một số phần, có thể tạo thành một phối hợp mới ngay tức th́—đây là cách thức cúm heo H1N1 xuất phát.”

    Những biến thể nhỏ của virus đưa đến những ảnh hưởng to lớn trong những kết quả lâm sàng chưa từng nghe đến, các chuyên gia nói, nhưng cho tới nay không có chỉ dấu về kết quả như thế đối với virus corona. Số tử vong tại những nước như Ư là kết quả của những yếu tố t́nh thế như nhiều người lớn tuổi, bệnh viện quá tải, thiếu máy thở hơn là do virus biến đổi.

    “Cho đến nay chúng ta không có bằng chứng nào liên kết một chủng virus cụ thể nào đó với bất cứ hậu quả bệnh trầm trọng nào,” ông Thielen nói. “Ngay lúc này, việc trầm trọng của bệnh chắc chắn do những yếu tố khác gây ra.”
    (The Hill/WaPost)

  9. #369
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Cách chống corona của Hàn Quốc có tác dụng, thế giới có thể làm theo?
    26/03/2020
    William Gallo


    Tổng thống Moon Jae-in được đo thân nhiệt khi đến Quốc hội Hàn Quốc ngày 28/2/2020.


    Sáng ngày 19/3 điện thoại của tôi nhận được tin nhắn từ hệ thống báo động khẩn cấp của Seoul, như hàng trăm lần trước đây trong thời gian virus corona bùng phát.

    Một người trong khu vực hàng xóm ở Seoul của tôi—một người đàn ông Ba Lan 39 tuổi-xét nghiệm dương tính với virus. Bấm vào đường dẫn của một trang mạng chính phủ cho thấy chi tiết kinh ngạc về họat động của ông này trong hai ngày qua.

    Sau khi đến phi trường Incheon ở Seoul vào khoảng 9 giờ sáng, ông này đi xe điện cao tốc đến trạm xe điện địa phương nơi tôi ở. Mang khẩu trang, ông đi mua sắm tại một tiệm tạp hóa E-Mart gần đó. Rồi ông trở về nhà, trước khi đi ăn tối tại một nhà hàng Ư 5 giờ sau đó tại khu Itaewon ở Seoul, nơi người nước ngoài thường lui tới. Tin nhắn nói thêm ông vẫn mang khẩu trang nhưng khi ăn th́ bỏ ra.

    Ngày kế tiếp, ông này đến tầng trệt ngân hàng địa phương, ăn hoành thánh tại một nhà hàng ở cuối phố, và thăm một khách sạn dành cho động vật gần đó, và cuối cùng th́ nằm bệnh viện địa phương, nơi ông trở thành một trong khoảng 9.000 người tại Hàn Quốc dương tính với virus corona.

    Hiện nay, những tin nhắn như vậy là chuyện thông thường tại Hàn Quốc, vào lúc những tiếng chuông báo điềm xấu như vậy thường được nghe tại trạm xe buưt, và những cơ sở cộng đồng khác. Có ngày tôi nhận được hơn một chục báo động về lây nhiễm tại khu vực của tôi. Khi tôi đến nơi khác tại Seoul, điện thoại của tôi rung động với những tin mới về những ca tại những nơi này.

    Để soạn thảo những tin này, Hàn Quốc trông cậy không những vào các cuộc phỏng vấn cá nhân, nhưng cũng tiếp cận ngay tức th́ với số lượng lớn những thông tin cá nhân—như tài khoản ngân hàng, dữ liệu GPS điện thoại, và những đoạn video theo dơi—không chỉ đối với những bệnh nhân virus corona được xác nhận nhưng cũng đối với những ca nghi ngờ nữa.

    Việc tiếp cận này có thể thực hiện được v́ các nhà lập pháp Hàn Quốc nới lỏng luật riêng tư sau vụ bùng phát bệnh MERS năm 2015, với 39 người chết tại nước này. Hiện nay, trong thời gian dịch bệnh nguy hiểm, nhà cầm quyền không cần lệnh ṭa án để tiếp cận với dữ liệu riêng tư như vậy.

    Kế hoạch thành công

    Kết quả là Hàn Quốc có thể xác định được vị trí của virus corona, điều tra đường đi của lây nhiễm, nhanh chóng cách ly những người liên hệ, và cảnh báo cho công chúng những nơi nguy hiểm cần tránh.

    Kết quả đáng ngạc nhiên: Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ tử vong v́ virus corona thấp nhất thế giới: tính đến ngày 23/2 chỉ có 111 người chết trong số 8.961 ca lây nhiễm.


    Tỉ lệ lây nhiễm mới cũng sụt giảm. Sau khi đạt đến đỉnh điểm hàng ngày là 909 ca mới vào ngày 29/2, Hàn Quốc chỉ có 64 ca ngày 23/3.

    Cách thức của Hàn Quốc được ca ngợi rộng răi như là một mẫu mực toàn cầu về việc làm thế nào chế ngự được virus corona mà không phải bắt buộc hạn chế đi lại hay đóng cửa tràn lan các cơ sở kinh doanh.

    Tuy nhiên có những quan ngại về hậu quả lâu dài của việc nới lỏng luật về quyền riêng tư để đối phó với dịch bệnh bùng phát.

    Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành của Tổ chức Giám sát Nhân quyền, nói với tôi là tồ chức của ông “quan ngại sâu sắc” là các chính phủ sẽ lợi dụng cơ hội virus corona để củng cố việc theo dơi bằng điện tử.

    “Một khi chúng ta cho phép họ thường xuyên sử dụng và từ bỏ khía cạnh thiết yếu này của quyền riêng tư của chúng ta, th́ sẽ rất khó trở lại như cũ khi mối đe dọa virus corona qua đi” ông Roth nói.

    Tổ chức cũng thúc đẩy các nước “tránh các hạn chế sâu rộng và toàn diện về tự do đi lại và tự do cá nhân” và áp đặt những hạn chế bắt buộc “chỉ khi nào có đảm bảo khoa học và cần thiết.”

    Đánh đổi, chịu không?


    Nếu Hàn Quốc đề nghị giảm bớt tạm thời quyền riêng tư để đổi lấy sự bảo vệ chống lại căn bệnh lây nhiễm cao, th́ đây là việc trao đổi mà nhiều người Hàn Quốc dường như hài ḷng.

    Giữa cơn khủng hoảng virus corona, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in được tín nhiệm cao nhất trong nhiều tháng qua.

    Bà Ki Moran, người đứng đầu ủy ban đáp ứng khẩn cấp của Hiệp hội Hàn Quốc về Y khoa Pḥng ngừa, nói cuộc khủng hoảng bệnh MERS chứng tỏ việc tối cần để t́m “những phần chưa thấy được” trong cuộc điều tra dịch tễ học. Nới lỏng luật về quyền riêng tư của Hàn Quốc là con đường đúng đắn để làm, bà nói.

    “Đó là lư do chính tại sao những cuộc điều tra dịch tễ học lại có thể có quá nhiều chi tiết như vậy,” bà Ki nói.

    Ở một số phương diện nào đó, chính phủ Hàn Quốc đựợc sự giúp đỡ nhiều hơn nữa bởi các định chế c̣n lại của thời chuyên chế trong quá khứ, ông Lee Sang-sin, một người chú trọng đến khoa học chính trị và ư kiến của công chúng tại Viện Thống nhất Quốc gia Triều Tiên nói.

    Một trong số định chế c̣n lại này là hệ thống ghi danh quốc gia của Hàn Quốc, ông nói. Theo hệ thống này, các công ty điện thoại phải yêu cầu tất cả khách hàng cung cấp tên thật và số thẻ căn cước. Điều này giúp cho nhà chức trách dễ dàng trong việc truy t́m những ai bị nghi ngờ nhiễm virus corona.

    “Nếu được dùng bởi những chính phủ dân chủ có khả năng và trách nhiệm, những dạng thức này có thể cực kỳ ích lợi và hữu hiệu. Tuy nhiên việc này cũng có nghĩa là rất dễ để chúng ta trở lại chế độ chuyên chế,” ông nói.

    Có thể không thành kiểu mẫu


    Có những lư do khác có thể khó khăn cho nhiều nước thi đua với cách đối phó virus corona của Hàn Quốc.

    Chỉ với 51 triệu dân, Hàn Quốc là một nước tương đối nhỏ. Và hơn một nửa dân số sống tại khu vực Seoul, làm cho việc điều phối chính sách dễ dàng hơn.

    Có lẽ yếu tố lớn nhất là mọi người tại Hàn Quốc—ngay cả những người nước ngoài trong đó có tôi—là một phần của hệ thống bảo hiểm y tế hữu hiệu và mọi người có thể chi trả được.

    Theo một hệ thống duy nhất, Hàn Quốc đă giảm được những sự chậm trễ trong việc nới rộng xét nghiệm virus corona, trong đó có khoảng 50 trung tâm xét nghiệm dành cho người lái xe chạy ngang, đă được toàn thế giới ca ngợi về sự sáng tạo và an toàn.

    Trở lại b́nh thường?


    Vào lúc con số lây nhiễm mới virus corona sụt giảm, đời sống tại Seoul trên một số phương diện nào đó đă bắt đầu trở lại b́nh thường—hay ít nhất cũng được điều chỉnh lại.

    Trường học c̣n đóng cửa, hầu hết các sự kiện tụ tập c̣n bị hủy bỏ và nhiều người tiếp tục làm việc tại nhà. Tuy nhiên cuối tuần qua với thời tiết ấm nhất trong năm cho tới nay, nhiều cặp vợ chồng, t́nh nhân và gia đ́nh đă đi dạo chơi tại các công viên dọc theo sông Han, dù rằng hầu hết đều tôn trọng khuyến cáo của chính phủ là cách nhau hai mét.

  10. #370
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    THUỐC CÚM NHẬT HIỆU QUẢ RƠ RỆT TRỊ COVID-19 (LÊ CẦM)
    Tháng 3 24, 2020 Lượt xem: 482



    Thuốc trị cúm Avigan của Nhật Bản với thành phần chính là Favipiravir.
    Ảnh: Fujifilm Holsings Corp/ AP
    ‘…Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị đối với nCoV, các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm một số loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân nCoV như thuốc trị HIV- Kaletra, thuốc chống virus Remdesivir…’

    Các nhà khoa học cho biết thuốc chống cúm Avigan do Nhật Bản phát triển phát huy hiệu quả trong điều trị bệnh nhân nCoV.

    Ông Zhang Xinmin, Giám đốc Trung tâm phát triển công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc, trong họp báo hôm qua, cho biết loại thuốc này có hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng của hai tổ chức y tế Trung Quốc. Thuốc phát huy tác dụng đối với các triệu chứng liên quan đến nCoV, kể cả viêm phổi, và không có tác dụng phụ đáng kể.

    Các thử nghiệm được tiến hành với 240 bệnh nhân của thành phố Vũ Hán và 80 bệnh nhân ở Thâm Quyến. Những bệnh nhân dương tính nCoV ở Thâm Quyến sau khi dùng thuốc 4 ngày đă chuyển sang âm tính, trong khi phải mất trung b́nh 11 ngày cho những người không dùng thuốc.

    Thử nghiệm cũng cho thấy h́nh ảnh X-quang phổi cải thiện 91% sau khi dùng thuốc. Trong khi đó, bệnh nhân chỉ điều trị thông thường, không dùng Avigan, chỉ cải thiện được 62%.

    Thành phần chính của Avigan là Favipiravir, có khả năng ngăn chặn các gene của virus nhân lên trong các tế bào nhiễm bệnh.



    Ông Zhang cho biết loại thuốc này rất an toàn và hiệu quả, do đó họ quyết định sử dụng và khuyến cáo dùng Avigan trong điều trị bệnh nhân nCoV tại Trung Quốc. Một công ty Trung Quốc đă được chính phủ phê duyệt vào tháng trước để sản xuất hàng loạt loại thuốc này theo cấp phép từ Nhật Bản.

    Đại diện nhà sản xuất Avigan tại Nhật Bản, ông Junji Okada, chủ tịch của Fujifilm Toyama Chemical, cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng làm bất cứ điều ǵ nếu Avigan có thể góp phần chấm dứt dịch bệnh."

    Chính phủ đang dự trữ thuốc cho khoảng 2 triệu người, nhưng ông Okada cho biết công ty đă chuẩn bị nhân lực khẩn cấp, huy động hơn 100 người để có thể thúc đẩy sản xuất khi được yêu cầu.

    Các nhà quản lư Nhật Bản đă phê duyệt Avigan vào năm 2014, nhưng nó chỉ có thể được sản xuất và phân phối theo yêu cầu của chính phủ để sử dụng trong sự bùng phát của một loại virus cúm mới. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng lưu ư không sử dụng Avigan cho phụ nữ có thai để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh.

    Trong bối cảnh chưa có thuốc đặc trị đối với nCoV, các nhà khoa học cũng đang thử nghiệm một số loại thuốc để điều trị cho bệnh nhân nCoV như thuốc trị HIV- Kaletra, thuốc chống virus Remdesivir. Song song đó, các nhóm nghiên cứu trên thế giới cũng đang chạy đua để t́m ra vaccine và các loại thuốc điều trị đặc hiệu với nCoV.

    Ngày 16/3, Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) và Công ty Công nghệ Sinh học Moderna bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa Covid-19. Viện Công nghệ Sinh học Flemish và Đại học Gent, Bỉ, phát triển thành công kháng thể chống lại quá tŕnh nCoV xâm nhập tế bào người, một bước tiến tới phương thức điều trị Covid-19 đầy hứa hẹn.

    Tính đến 19/3, Covid-19 tiếp tục lan rộng tại 173 quốc gia và vùng lănh thổ. Số người nhiễm và chết v́ nCoV toàn cầu tăng lên lần lượt 218.389 và 8.937, số ca tử vong ở châu Âu cao hơn châu Á. Dịch cũng có dấu hiệu bắt đầu lây lan mạnh ở Đông Nam Á. Indonesia ghi nhận 55 ca nhiễm mới, mức tăng trong ngày lớn nhất. Tổng cộng 227 người nhiễm và 19 người chết ở Indonesia. Malaysia là vùng dịch lớn nhất ở Đông Nam Á với 790 người nhiễm, hai ca tử vong.

    Lê Cầm (Theo NHK, FT)

    Nguồn: vnexpress.net/suc-khoe/thuoc-cum-nhat-hieu-qua-ro-ret-tri-covid-19-4071486.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •