Page 12 of 55 FirstFirst ... 2891011121314151622 ... LastLast
Results 111 to 120 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #111
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Virus corona lan rộng bên ngoài Trung Quốc
    24/02/2020


    Một bệnh viện tại Iran trong thời điểm pḥng chống dịch Covid-19.


    Ư, Hàn Quốc và Iran vừa báo cáo số người nhiễm virus corona tăng mạnh vào ngày 24/2, trong khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế đi lại khi tỷ lệ ca nhiễm mới tại đây giảm đi và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá là có sự giảm mạnh về số lượt đến các pḥng khám tại đây, theo Reuters.

    Dịch Covid-19 đă khiến nhiều thành phố của Trung Quốc bị cách ly trong những tuần gần đây, làm gián đoạn từ dịch vụ hàng không cho đến công xưởng sản xuất của thế giới và gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cho tất cả mọi thứ, từ xe hơi, phụ tùng xe hơi cho đến điện thoại thông minh.

    Tuy nhiên, theo người đứng đầu phái đoàn WHO ở Trung Quốc, ông Bruce Aylward, th́ hành động của Trung Quốc, đặc biệt là ở thành phố Vũ Hán - vùng tâm dịch, có lẽ đă ngăn chặn được hàng trăm ngàn trường hợp lây nhiễm, và chuyên gia này thúc giục thế giới nên học bài học phản ứng nhanh này.

    T́nh trạng gia tăng ca nhiễm bên ngoài Trung Quốc đă khiến cho thị trường tài chánh Phố Wall sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư t́m cách rút lui để an toàn. Thị trường cổ phiếu châu Âu cũng bị chịu sự sụt giảm mạnh nhất kể từ giữa năm 2016, giá vàng tăng vọt lên mức cao nhất trong 7 năm, trong khi giá dầu giảm gần 4% và đồng won Hàn Quốc giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8.

    Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin cảnh báo không nên đưa ra kết luận về tác động đối với nền kinh tế toàn cầu hoặc chuỗi cung ứng. Theo ông, đơn giản là c̣n quá sớm để biết điều này.

    Theo chuyên gia Aylward của WHO, nhiều nguồn dữ liệu cho thấy xu hướng giảm các ca lây nhiễm bệnh, nhưng một quan chức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, Liang Wannian, cho biết có hơn 3.000 nhân viên y tế đă bị nhiễm virus, hầu hết trong số họ là ở Hồ Bắc, và nhiều khả năng là do thiếu thiết bị bảo hộ và do quá mệt mỏi.

    Ngoại trừ Hồ Bắc, Trung Quốc báo cáo chỉ có 11 ca nhiễm mới, mức thấp nhất kể từ khi cơ quan y tế quốc gia bắt đầu công bố số liệu hàng ngày trên toàn quốc vào ngày 20 tháng 1.

    Đến nay, virus corona đă lây nhiễm gần 77.000 người và giết chết hơn 2.500 ở Trung Quốc, hầu hết là ở Hồ Bắc.

    Vào ngày 23/2, Trung Quốc báo cáo có 409 ca mới, giảm từ 648 ca vào một ngày trước đó, đưa tổng số ca nhiễm bệnh lên 77.150. Số người chết tăng 150, nâng tổng số lên 2.592 người.

    Bên ngoài Trung Quốc, dịch Covid-19 đă lan rộng ra khoảng 29 quốc gia và vùng lănh thổ, với số người chết lên đến khoảng hai chục người, theo một thống kê của Reuters.

    Hàn Quốc đă báo cáo 231 trường hợp nhiễm bệnh mới, nâng tổng số lên tới 833. Nhiều người ở thành phố lớn thứ tư Hàn Quốc, Daegu, đang bị cô lập khi các hăng hàng không Asiana Airlines và Korean Air tạm dừng các chuyến bay tại đây cho đến tháng tới .

    Iran, công bố hai trường hợp đầu tiên vào thứ Tư tuần trước và cho biết hiện có 61 trường hợp nhiễm bệnh và 12 trường hợp tử vong. Hầu hết các ca nhiễm đều ở thánh địa Qom của người Hồi giáo Shia.

    Ở những nơi khác tại Trung Đông, Bahrain và Iraq cũng đă báo cáo những ca nhiễm đầu tiên, và Kuwait báo cáo có 3 trường hợp liên quan đến những người đă ở Iran.

    Ả Rập Xê Út, Kuwait, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Afghanistan đă áp đặt các hạn chế đi lại và nhập cảnh từ Iran. Afghanistan cũng báo cáo trường hợp nhiễm dịch đầu tiên, theo các quan chức nước này.

    Tại châu Âu, dịch bùng phát lớn nhất là ở Ư, với khoảng 150 ca bệnh nhiễm so với chỉ 3 ca trước thứ Sáu và một trường hợp tử vong trong ngày thứ Sáu.

  2. #112
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hướng tới Ngày Nước Thế Giới 2020
    25/02/2020
    P1



    VỚI CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    MỘT ĐBSCL Ô NHIỄM GIỮA MÙA HẠN MẶN

    Water, water, everywhere,
    Nor any drop to drink​
    Nước, nước, khắp nơi,
    hông có giọt nước uống
    [Samuel Taylor Coleridge 1772-1834]

    Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
    Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

    Ngô Thế Vinh

    HẠN MẶN VÀ Ô NHIỄM 13 TỈNH MIỀN TÂY

    Trên một chuyến phà lớn từ Đại Ngăi qua Cù lao Dung, sóng đánh tung toé, khách như cảm thấy được vị mặn bám đọng trên môi. Thấy nước khắp nơi nhưng là nước mặn đă xâm nhập vào khắp các ngả sông rạch và người dân th́ đang lao đao lùng kiếm t́m mua từng lu nước ngọt để uống. Rồi c̣n phải kể tới những cánh đồng lúa cháy và các vườn cây trái thối rễ do đất bị nhiễm mặn khiến nhiều nông gia mất trắng tay.

    Người bạn đồng hành đứng bên, anh dạy Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Đại học Cần Thơ, nói với tôi: “Kể cả có lũ ngọt đổ về, nước hết mặn cũng không uống được v́ ḍng sông quá ô nhiễm”. Do chất thải kỹ nghệ từ các nhà máy ven sông, do phân bón hoá học từ đồng ruộng tràn ra, và tệ hại hơn nữa là rác rưởi từ các khu gia cư.

    Đó là t́nh cảnh của ngót 20 triệu cư dân Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), phải sống chung với những ḍng sông ô nhiễm, và nay họ đang nhận thêm được những tín hiệu báo nguy về hạn mặn sẽ trầm trọng hơn năm 2016 và tới sớm hơn ngay từ hai tháng đầu năm 2020. Do đó, cho dù có thấy “nước, nước, khắp mọi nơi, vậy mà không có giọt nào để uống”. Cho dù ĐBSCL vẫn là nơi nhận nguồn nước cao nhất Việt Nam tính theo dân số. Tuy nước vây bủa xung quanh nhưng là nước bẩn hay nước mặn. Thách đố lớn nhất là làm sao thanh lọc được nguồn nước tạp ấy để có nước sạch đưa vào sử dụng.

    Với tầm nh́n qua lăng kính vệ tinh và biến đổi khí hậu, vùng châu thổ Mekong là h́nh ảnh khúc phim quay chậm / slow motion của một con tàu đang đắm. Một cái chết rất chậm nhưng chắc chắn của một ḍng sông Mekong dũng mănh – lớn thứ 11 trên thế giới với hệ sinh thái phong phú chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon và cả một vùng châu thổ ĐBSCL đang từ từ bị nhấn ch́m.

    NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2020

    Không thể tách rời vấn đề Nước và Biến đổi Khí hậu toàn cầu. Đó cũng là quan điểm của Liên Hiệp Quốc, khi chọn chủ đề “Nước và Biến đổi Khí hậu” cho Ngày Nước Thế giới 22/ 03/ 2020 năm nay.

    Trước những t́nh huống cực đoan và biến đổi bất thường về khí hậu có thể làm gia tăng biến thiên chu kỳ nước – water cycle, khiến rất khó mà tiên đoán được về nguồn nước có thể sử dụng – water availability, với những ảnh hưởng trên phẩm chất nước, cả trên tính đa dạng sinh học / biodiversity, và đe doạ sự phát triển bền vững trên nhiều lưu vực của các con sông.

    Dân số toàn cầu từ 7.2 tỷ năm 2015 đến nay 2020 – theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, đă vượt qua con số 7.7 tỷ người. Tăng dân số cũng có nghĩa là gia tăng nhu cầu nước, kéo theo gia tăng nhu cầu năng lượng để bơm nước, vận chuyển và xử lư nước – water treatment. Tận dụng nguồn nước cũng dẫn tới sự suy thoái các hồ chứa carbon thiên nhiên – carbon sinks từ các vùng đất đầm lầy.

    Tăng cường mối quan tâm về nước để đáp ứng nhu cầu nước ngày một gia tăng trong tương lai; điều ấy đ̣i hỏi phải có những quyết định mạnh mẽ, làm cách nào để phân chia các nguồn tài nguyên nước – allocate water resources, thích nghi với biến đổi khí hậu giữa những tranh chấp sử dụng nguồn nước giữa các địa phương và các quốc gia.

    Một ví dụ điển h́nh: con sông Mekong dài hơn 4800 km chảy qua 7 quốc gia [Tây Tạng*, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam] giữa mùa khô hạn, đang bị tận lực khai thác bởi chuỗi những con đập thủy điện thượng nguồn, và làm cách nào để chia sẻ và sử dụng công bằng nguồn nước từ con sông Mekong đang là một “tranh chấp nóng” diễn ra hiện nay. Khi mà Cambodia và Việt Nam là hai quốc gia cuối nguồn đang chịu những hậu quả tích luỹ nặng nề nhất: một Biển Hồ như trái tim của Cambodia đang thiếu nước, một ĐBSCL chịu hạn mặn chưa bao giờ khốc liệt như thế. Chưa kể tới khả năng nước lớn Trung Quốc sử dụng con sông Lancang-Mekong như một thứ vũ khí trong cuộc chiến tranh môi sinh – ecological warfare trừng phạt Việt Nam và các nước hạ lưu khác.

    [* Tây Tạng nơi phát nguồn con sông Mekong, về phương diện địa dư chính trị, bấy lâu người viết vẫn ghi nhận như một quốc gia cho dù đang bị Trung Quốc xâm chiếm.]

    Chính sách đối phó với biến đổi khí hậu không chỉ trên quy mô quốc gia mà cho toàn lưu vực với mọi hoạch định cần theo một phương cách tích hợp – integrated approach, đối với nhu cầu sử dụng và quản lư nguồn nước.

    Để phát triển và xây dựng một tương lai bền vững, cách làm ăn cũ bấy lâu với những quy hoạch thuỷ lợi không hiệu quả; do đó từ nay mọi phương cách quản lư nước cần được phân tích kỹ lưỡng qua lăng kính biến đổi khí hậu – through a climate change lens. Chúng ta cần đầu tư nhiều hơn nữa để cải tiến và cập nhật những dữ liệu thuỷ học – hydrological data, qua các học viện, qua các chính phủ, qua giáo dục, cùng nhau chia sẻ mọi kiến thức, để có được khả năng tiên lượng và đối phó với những rủi ro khan hiếm nước như hiện nay và chắc chắn sẽ trầm trọng hơn nhiều trong tương lai.

    Mọi chính sách cần bảo đảm tính đại diện rộng răi các thành phần tham gia, với thay đổi tác phong ứng xử, tạo được sự tin cậy giữa nhà nước, các tổ chức xă hội dân sự và lănh vực tư nhân.

    Những kế hoạch thích ứng cần có chiến lược nêu rơ mục tiêu – targeted strategies, ưu tiên trợ giúp các cộng đồng cư dân lợi tức thấp – họ là nhóm người chịu tác động, dễ bị tổn thương và thiệt hại nhiều nhất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. (1)

    GIỚI THIỆU DRAGON MEKONG

    DRAGON là chữ viết tắt của Delta* Research And Global Observation Network / Mạng lưới Nghiên cứu Châu thổ và Quan trắc Toàn cầu. DRAGON nhằm mục đích thiết lập một hệ thống thông tin toàn cầu, tăng cường quan hệ hợp tác và cùng chia sẻ kinh nghiệm lâu dài giữa các vùng châu thổ trên thế giới.

    [Ghi chú: Delta* thay v́ quen gọi là đồng bằng, nay được gọi là châu thổ do được h́nh thành từ phù sa của các con sông bồi đắp.]

    Ủy ban Liên Chính Phủ về Biến đổi Khí hậu / Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) do Tổ chức Khí tượng Thế giới (World Meteorological) và Chương tŕnh Môi sinh Liên Hiệp Quốc (United Nations Environment Programme), bao gồm 195 quốc gia thành viên. Theo IPCC hiện có khoảng 300 triệu cư dân sống trong 40 vùng châu thổ / Deltas trên toàn cầu. Các vùng châu thổ là nơi được phù sa các con sông bồi đắp và IPCC đă đưa ra nhận định: “Những vùng châu thổ đó rất dễ bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu, do nước biển dâng, do biến đổi ḍng chảy, đồng thời với những chấn động qua quá tŕnh sử dụng đất đai, do chính con người gây ra trong lưu vực / catchment area.”

    Từ năm 2007, IPCC đưa ra cảnh báo thêm: 13 vùng châu thổ lớn trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng do hậu quả của Biến đổi Khí hậu và nước biển dâng, trong đó có hai vùng châu thổ sông Mekong Việt Nam và châu thổ sông Mississippi Hoa Kỳ được xếp là vùng dễ bị tổn thương ở mức độ rất cao.

    Do tính tương đồng và tầm quan trọng về an ninh lương thực, kinh tế, xă hội và văn hóa của hai vùng châu thổ Mekong và Mississippi, ngày 21 tháng 11 năm 2008, Đại học Cần Thơ kết hợp với Cơ Quan Khảo sát Địa dư Hoa Kỳ – US Geographical Survey (USGS) và Trung tâm nghiên cứu Đất ngập nước quốc gia – National Wetlands Research Center Hoa Kỳ (NWRC) đă tổ chức lễ thành lập Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu Mekong với tên viết tắt tiếng Anh là DRAGON Institute Mekong, thuộc Mạng DRAGON toàn cầu, có cơ sở tại Đại học Cần Thơ, ĐBSCL. (4)

    Logo Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu Mekong – Đại học Cần Thơ. DRAGON là chữ viết tắt của Delta Research And Global Observation Network – Mạng lưới Nghiên cứu Châu thổ và Quan trắc Toàn cầu, được thiết lập từ 2008, đến nay là 12 năm, có thể xem như một Viện Nghiên cứu của Đại học Cần Thơ. (4)
    Logo Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu Mekong – Đại học Cần Thơ. DRAGON là chữ viết tắt của Delta Research And Global Observation Network – Mạng lưới Nghiên cứu Châu thổ và Quan trắc Toàn cầu, được thiết lập từ 2008, đến nay là 12 năm, có thể xem như một Viện Nghiên cứu của Đại học Cần Thơ. (4)

    Đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL chụp h́nh trước cơ sở đầu tiên của Viện Nghiên Cứu Biến đổi Khí hậu / DRAGON - Mekong Institute, từ trái: TS Dương Văn Ni (Khoa Môi trường và Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT), TS Lê Phát Quới (Viện Tài Nguyên Môi Trường ĐHQG Tp. HCM), Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT), KS Phạm Phan Long (Hội Sinh Thái Việt), Th.S Nguyễn Hữu Thiện (Chuyên gia Đất Ngập nước / Wetlands), BS Nguyễn Văn Hưng. [tư liệu Ngô Thế Vinh 2017]
    Đoàn khảo sát môi sinh ĐBSCL chụp h́nh trước cơ sở đầu tiên của Viện Nghiên Cứu Biến đổi Khí hậu / DRAGON - Mekong Institute, từ trái: TS Dương Văn Ni (Khoa Môi trường và Tài Nguyên Thiên nhiên ĐHCT), TS Lê Phát Quới (Viện Tài Nguyên Môi Trường ĐHQG Tp. HCM), Ngô Thế Vinh, TS Lê Anh Tuấn (Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu ĐHCT), KS Phạm Phan Long (Hội Sinh Thái Việt), Th.S Nguyễn Hữu Thiện (Chuyên gia Đất Ngập nước / Wetlands), BS Nguyễn Văn Hưng. [tư liệu Ngô Thế Vinh 2017]
    Xem ra, ngoài nét tương đồng giữa 2 vùng: châu thổ Louisiana sông Mississippi – Vịnh Mexico và châu thổ Mekong sông Mekong – Biển Đông trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, th́ riêng ĐBSCL hiện đang phải đương đầu với những thử thách khó khăn hơn nhiều. Tưởng cũng nên ghi nhận ở đây sự khác biệt quan trọng giữa hai ḍng sông: (1) Độ dốc thượng nguồn sông Mekong cao hơn gấp 12 lần sông Mississippi, nên có một tiềm năng thuỷ điện vô cùng hấp dẫn mà sông Mississippi không có được; (2) Với 40 con đập cũ trên sông Mississippi phần lớn được xây từ thập niên 1930, không sao có thể sánh được với chuỗi đập khổng lồ trên sông Lancang-Mekong Vân Nam và các con đập ḍng chính ở Lào; (3) Sông Mississippi chỉ chảy trong lănh thổ Hoa Kỳ, trong khi sông Mekong chảy qua 7 quốc gia: Tây Tạng, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam với những mâu thuẫn về quyền lợi rất gay gắt. (3)

    H́nh chụp cơ sở mới của DRAGON Mekong Institute, với các thành viên tham dự Khoá Tập huấn Báo chí về “Biến đổi Khí hậu và Năng lượng Bền vững” tổ chức từ ngày 22 tới 24 tháng 8, 2019, trong Dự án Mạng lưới Báo chí Địa cầu / Earth Journalism Network. [nguồn: CRUS.Vietnam, Aug 2019]
    H́nh chụp cơ sở mới của DRAGON Mekong Institute, với các thành viên tham dự Khoá Tập huấn Báo chí về “Biến đổi Khí hậu và Năng lượng Bền vững” tổ chức từ ngày 22 tới 24 tháng 8, 2019, trong Dự án Mạng lưới Báo chí Địa cầu / Earth Journalism Network. [nguồn: CRUS.Vietnam, Aug 2019]
    DRAGON Institute-Mekong-CTU sẽ là điểm nối kết các hoạt động nghiên cứu, giáo dục và chuyển giao kiến thức khoa học đến các nhà lănh đạo, quản lư và cộng đồng các cấp từ địa phương, quốc gia tới các vùng châu thổ khác trên thế giới nhằm mục đích nâng cao năng lực thích nghi của cư dân đối với thiên tai; phát triển bền vững kinh tế và xă hội, đồng thời bảo tồn các hệ sinh thái thiên nhiên.

    Từ khi được thành lập, Viện Biến đổi Khí hậu DRAGON-Mekong đă được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đến trao đổi, đề xuất các hướng hợp tác. Với vai tṛ là một trung tâm dẫn đầu của ĐBSCL, Đại học Cần Thơ và Viện DRAGON-Mekong đang có các bước đi tiên phong trong nghiên cứu các vấn đề liên quan tới Biến đổi Khí hậu với một kế hoạch hành động trước mặt và lâu dài. (4)

    DỰ BÁO MEKONG / FORECAST MEKONG

    Qua Sáng kiến Hạ lưu Sông Mekong – Lower Mekong Initiative 2020 được khởi xướng từ 2009 do ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton cùng với các ngoại trưởng 4 quốc gia Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nhằm tăng cường cam kết của Mỹ đối với các quốc gia hạ lưu sông Mekong trong các lănh vực môi trường, y tế, giáo dục và hạ tầng cơ sở.

    Cơ quan Khảo sát Địa dư Hoa Kỳ USGS chuyên nghiên cứu các vùng châu thổ, đă liên kết / partnership với Viện DRAGON – Mạng lưới Nghiên cứu Đồng bằng Châu thổ và Quan trắc Toàn cầu áp dụng kinh nghiệm từ sông Mississippi với chuyên môn về Mô h́nh Khoa học-Trái đất [Earth-science modeling] sẽ hỗ trợ cho các quốc gia Mekong phương cách lượng giá biến đổi khí hậu và hoạt động của con người có thể ảnh hưởng trên hệ sinh thái và an ninh lương thực trong lưu vực sông Mekong.

    KHÓA TẬP HUẤN DỰ BÁO MEKONG

    Trong ba ngày 9-10-11 tháng 12 năm 2009 cùng với viện DRAGON Đại học Cần Thơ, Việt Nam, Cơ quan Khảo sát Địa dư Hoa Kỳ USGS và Bộ Ngoại Giao Mỹ, đă cùng bảo trợ cho một khoá tập huấn / workshop nhan đề: “T́m hiểu mối hiểm nguy / risk và đặc tính dễ tổn thương/ vulnerability của các hệ sinh thái nước ngập / Wetlands Ecosystems nơi hai vùng châu thổ Mekong và Mississippi do Biến đổi Khí hậu và Nước biển dâng.”

    Cho dù cách nhau 12 múi giờ, hai vùng châu thổ Mekong (trái) và Mississippi (phải), có những điểm tương đồng về sinh cảnh môi trường, kinh tế xă hội và văn hoá. [Mô h́nh chụp từ vệ tinh của Cơ quan Khảo sát Địa dư Hoa Kỳ USGS ] (2)
    Cho dù cách nhau 12 múi giờ, hai vùng châu thổ Mekong (trái) và Mississippi (phải), có những điểm tương đồng về sinh cảnh môi trường, kinh tế xă hội và văn hoá. [Mô h́nh chụp từ vệ tinh của Cơ quan Khảo sát Địa dư Hoa Kỳ USGS ] (2)
    Chương tŕnh Dự báo Mekong được USGS thực hiện, không chỉ với ĐH Cần Thơ mà là một kết hợp mở rộng với các chính phủ địa phương và các Đại học trong lưu vực sông Mekong. Khoá tập huấn này là một phần của dự án có tên “Dự báo Mekong – Forecast Mekong,” một kết hợp dữ kiện hỗ tương, tạo mô h́nh / modeling, và hệ thống biểu đồ / visualization system nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lư tài nguyên / resources managers, và công chúng am hiểu và tiên liệu được các tác động do biến đổi khí hậu và triển khai những dự án phát triển trong lưu vực sông Mekong. (2)

    Khoá tập huấn quy tụ được hơn 75 thành viên tham dự, đă cùng xác định những thiếu sót về thông tin liên hệ tới vùng châu thổ Mekong / ĐBSCL và Biến đổi Khí hậu. Những thành viên tham dự bao gồm các nhà khoa học, các viên chức chính phủ từ các quốc gia Cambodia, Lào, Việt Nam, Thái Lan và cả Trung Quốc; đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ và các tổ chức NGOs phi chính phủ và dĩ nhiên với các chuyên gia USGS. Nhiều vấn đề khoa học quan trọng được đặt ra, bao gồm phẩm chất nước, lượng phù sa / sedimentation, những ảnh hưởng của các đập thuỷ điện trên sự đa dạng sinh học / biodiversity, an ninh lương thực, sự thích nghi với biến đổi khí hậu qua thời gian và mức nghiêm trọng của các mùa lũ lụt / seasonal floods, và ảnh hưởng trên sản lượng cá.

    Những bước tiếp theo sẽ là các cuộc nghiên cứu phối hợp của USGS với các nhà khoa học trong lưu vực Mekong, nhằm cung cấp chuyên môn kỹ thuật để tạo thuận các bước thu thập phân tích và tích hợp dữ kiện / data analysis & integration, theo dơi môi trường / environmental monitoring, với các dụng cụ biểu đồ khoa học / science-visualization tools. Các thành viên tham dự cũng đă xác định nhu cầu được huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, cùng với ước muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn và chặt chẽ hơn với USGS.

  3. #113
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Hướng tới Ngày Nước Thế Giới 2020
    25/02/2020
    P2



    Dự án Dự Báo Mekong / The Forecast Mekong project cũng sẽ giúp xây dựng nền móng cho các hoạt động trong tương lai qua tăng cường mối liên hệ giữa các nhà khoa học, các tổ chức trong lưu vực Mekong qua các cuộc nghiên cứu chung.

    DRAGON đă xây dựng được một cộng đồng quốc tế giữa các nhà khoa học và quản lư tài nguyên nhằm chia sẻ những dữ kiện giữa các vùng châu thổ lớn và những con sông thế giới. Những cuộc nghiên cứu đối chiếu / comparative studies là cần thiết để hiểu biết và tiên liệu được hậu quả của biến đổi khí hậu trên các dự án xây dựng, sử dụng đất đai, biến đổi về thuỷ học và những ảnh hưởng khác do con người gây ra trên các hệ sinh thái vốn mong manh và dễ bị tổn thương.

    Bằng triển khai những mô h́nh đối chiếu / comparative models và với các dụng cụ biểu đồ / visualization tools, mục đích của mạng lưới DRAGON là trợ giúp thông tin cho những quyết định chính sách công / public policy decisions có ảnh hưởng tới hệ sinh thái và các cộng đồng cư dân sống trong các vùng châu thổ.

    Cơ quan Khảo sát Địa dư Hoa Kỳ [USGS] đem tới những hiểu biết khoa học rộng răi từ châu thổ sông Mississippi tới một vùng châu thổ tương đồng, cách xa nửa ṿng trái đất đó là châu thổ sông Mekong [ĐBSCL].

    Khoá tập huấn này là một phần của dự án có tên “Dự báo Mekong – Forecast Mekong,” một kết hợp dữ kiện hỗ tương, tạo mô h́nh / modeling, và hệ thống biểu đồ / visualization system nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách / policy makers, các nhà quản lư tài nguyên / resources managers, và công chúng am hiểu và tiên liệu được các tác động do biến đổi khí hậu và triển khai những dự án trong lưu vực sông Mekong. (2)

    Chương tŕnh này được thực hiện bởi USGS kết hợp với các chính phủ địa phương và các Đại học trong lưu vực Mekong, Chương tŕnh Dự Báo Mekong / Mekong Forecast sẽ cung cấp một dụng cụ rất giá trị để nhận rơ những hậu quả của Biến đối Khí hậu và cách quản lư ḍng sông / river management.

    Những bước tiếp theo sẽ là các cuộc nghiên cứu phối hợp của USGS với các nhà khoa học trong lưu vực Mekong, nhằm cung cấp chuyên môn kỹ thuật / technical expertise để tạo thuận các bước phân tích và tích hợp dữ kiện / data analysis & integration, hướng dẫn theo dơi môi trường / environmental monitoring, với những dụng cụ biểu đồ khoa học / science-visualization tools. Các thành viên tham dự cũng đă xác định nhu cầu được huấn luyện / training và chuyển giao kỹ thuật / technological transfer, cùng với ước muốn thiết lập mối quan hệ hợp tác dài hạn và chặt chẽ hơn với USGS.

    Dự án Dự Báo Mekong / The Forecast Mekong project cũng sẽ giúp xây dựng nền móng cho các hoạt động trong tương lai qua tăng cường mối liên hệ giữa các nhà khoa học, các tổ chức trong lưu vực Mekong qua các cuộc nghiên cứu chung và chia sẻ các dữ kiện / data sharing.

    Một ĐBSCL đă và đang bị tổn thương do những nguyên nhân: (1) do các con đập thượng nguồn, (2) do nạo vét cát dưới ḷng sông, (3) do nước biển dâng, (4) do ô nhiễm sông rạch, (5) c̣n phải kể tới những dự án sai lầm ngăn mặn phá huỷ sự cân bằng hệ sinh thái mong manh của vùng châu thổ sông Mekong. Tính tới 2020, đă có 11 con đập ḍng chính khổng lồ của Trung Quốc trên khúc sông Lancang-Mekong thượng nguồn; có thêm 2 con đập ḍng chính của Lào (Xayaburi và Don Sahong) đă hoạt động từ 2019. Dự án Luang Prabang 1460 MW, sẽ là con đập ḍng chính lớn nhất trên sông Mekong của Lào và điều rất nghịch lư là do Việt Nam làm chủ đầu tư, dự trù có thể được khởi công sớm trong năm nay. [International River 2004, do Ngô Thế Vinh cập nhật 2020].
    Một ĐBSCL đă và đang bị tổn thương do những nguyên nhân: (1) do các con đập thượng nguồn, (2) do nạo vét cát dưới ḷng sông, (3) do nước biển dâng, (4) do ô nhiễm sông rạch, (5) c̣n phải kể tới những dự án sai lầm ngăn mặn phá huỷ sự cân bằng hệ sinh thái mong manh của vùng châu thổ sông Mekong. Tính tới 2020, đă có 11 con đập ḍng chính khổng lồ của Trung Quốc trên khúc sông Lancang-Mekong thượng nguồn; có thêm 2 con đập ḍng chính của Lào (Xayaburi và Don Sahong) đă hoạt động từ 2019. Dự án Luang Prabang 1460 MW, sẽ là con đập ḍng chính lớn nhất trên sông Mekong của Lào và điều rất nghịch lư là do Việt Nam làm chủ đầu tư, dự trù có thể được khởi công sớm trong năm nay. [International River 2004, do Ngô Thế Vinh cập nhật 2020].
    Một ví dụ điển h́nh, USGS với kinh nghiệm về Trận Băo nhiệt đới Katrina 2005 của thế kỷ trên vùng châu thổ Mississippi với tổn thất 1800 nhân mạng, đă để lại những hậu quả tàn phá lớn nhất trong lịch sử thiên tai của Hoa Kỳ thiệt hại vật chất lên tới 125 tỷ USD, đă cho thấy nhu cầu cấp thiết chia sẻ thông tin và các dữ kiện với các vùng châu thổ trên toàn cầu.

    DRAGON đă tạo ra một cộng đồng quốc tế giữa các nhà khoa học và quản lư tài nguyên nhằm chia sẻ những dữ kiện giữa các vùng châu thổ lớn và những con sông thế giới. Những cuộc nghiên cứu đối chiếu comparative studies là cần thiết để hiểu biết và tiên liệu được hậu quả của biến đổi khí hậu trên các dự án xây dựng, sử dụng đất đai, biến đổi về thuỷ học và những ảnh hưởng khác do con người gây ra trên các hệ sinh thái vốn mong manh và rất dễ bị tổn thương.

    Bằng triển khai những mô h́nh đối chiếu / comparative models cùng với các dụng cụ biểu đồ / visualization tools, mục đích của mạng lưới DRAGON là trợ giúp thông tin cho những hoạch định chính sách / public policy decisions có ảnh hưởng tới hệ sinh thái và các cộng đồng cư dân sống trong các vùng châu thổ trên hành tinh này.

    Dự báo Mekong: trận hạn hán và nhiễm mặn 2020 sẽ trầm trọng hơn năm 2016. Mekong Delta barbecue / ĐBSCL bị nướng do khô hạn. Tranh biếm hoạ của Babui, tặng Ngô Thế Vinh]
    Dự báo Mekong: trận hạn hán và nhiễm mặn 2020 sẽ trầm trọng hơn năm 2016. Mekong Delta barbecue / ĐBSCL bị nướng do khô hạn. Tranh biếm hoạ của Babui, tặng Ngô Thế Vinh]
    NƯỚC QUANH TA: GIẢI PHÁP DO THÁI

    Khan hiếm nước là một thực trạng đang diễn ra ở những mức độ khác nhau trên toàn hành tinh này. Từ tiểu bang Vàng California giàu có tới các nước nghèo khó của lục địa Phi châu. Khủng hoảng thiếu nước sạch nơi châu thổ Mekong cũng nằm trong bối cảnh toàn cầu ấy.

    Đất lún, mặt bằng châu thổ Mekong thấp hơn mặt biển, có bài học từ một đất nước Hoà Lan Vùng Đất Thấp vẫn cứ tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

    Thiếu nước ngọt: nước uống và nước tưới cho hoa màu, có bài học từ một đất nước Do Thái mọc lên giữa sa mạc với đủ loại hoa màu xanh tươi.

    Nước được khai thác từ nhiều nguồn, (1) từ giếng tới tầng nước ngầm, (2) từ nước biển khử mặn, (3) từ nguồn nước thải được thanh lọc tái sinh, (4) chiết xuất nước từ độ ẩm trong không khí…

    Ưu tiên giải quyết vấn đề nước là một quốc sách của Do Thái ngay từ ngày lập quốc. Bằng trí tuệ sáng tạo và khoa học kỹ thuật từ một sa mạc khô hạn, ngày nay Do Thái đă có đủ nước cho mọi nhu cầu gia dụng, canh nông và kỹ nghệ. Nhưng trên hết, vẫn là ư thức tiết kiệm nước của toàn dân – được giáo dục ngay từ bậc tiểu học qua mọi cấp trong mọi lănh vực sinh hoạt.

    Không chỉ như vậy, họ c̣n biết sử dụng tối ưu các nguồn nước có được, tới mức c̣n dư nước viện trợ cho các quốc gia láng giềng thù nghịch và cả chuyển giao kỹ thuật giải quyết vấn đề thiếu nước ra thế giới như một quyền lực mềm trong ngoại giao. Kinh nghiệm Do Thái đă giúp nhiều quốc gia, trong đó có Trung Quốc, kể cả quốc gia tiên tiến như Mỹ để giải quyết vấn nạn thiếu nước.

    Nông gia Do Thái đă tiết kiệm được rất nhiều nước trong canh tác; một ví dụ nhỏ, bằng cách tưới nhỏ giọt / drip irrigation thay cho kỹ thuật tưới cổ điển tưới bằng ṿi phun hay nước ngập đồng. Tưới ngay gốc giảm được lượng nước bốc hơi, cây lớn mạnh hơn và năng suất cũng cao hơn, thêm vào đó cách bón cây nhỏ giọt c̣n tránh được lượng nitrogen tràn vào các nguồn nước và cả giảm thiểu được lượng hoá chất trên vùng canh tác. [Let There Be Water. Seth M. Siegel 2017] (9)
    Nông gia Do Thái đă tiết kiệm được rất nhiều nước trong canh tác; một ví dụ nhỏ, bằng cách tưới nhỏ giọt / drip irrigation thay cho kỹ thuật tưới cổ điển tưới bằng ṿi phun hay nước ngập đồng. Tưới ngay gốc giảm được lượng nước bốc hơi, cây lớn mạnh hơn và năng suất cũng cao hơn, thêm vào đó cách bón cây nhỏ giọt c̣n tránh được lượng nitrogen tràn vào các nguồn nước và cả giảm thiểu được lượng hoá chất trên vùng canh tác. [Let There Be Water. Seth M. Siegel 2017] (9)
    ĐBSCL SẼ VẪN MĂI XANH TƯƠI

    Rừng vàng biển bạc đất ph́ nhiêu, câu thuộc nằm ḷng ấy đă có từ một nền giáo dục Quốc văn Giáo khoa thư từ buổi thiếu thời qua nhiều thế hệ. Và nay th́ thực sự không c̣n nữa và cũng đừng tiếp tục gieo vào đầu óc trẻ thơ châu châm ngôn lỗi thời ấy.

    Kể từ sau 1975, những khu rừng nguyên sinh bị tàn phá. Biển bị đầu độc không c̣n cá. Đất bị sa mạc hoá và xói ṃn. Mọi nguồn tài nguyên bị tận lực khai thác tới cạn kiệt. Cho đến cả một ngụm nước sạch để uống và một bầu không khí trong lành để thở rồi cũng trở thành điều mơ ước. Những điều cơ bản ấy cũng chính là quyền con người / human rights.

    Với những công tŕnh phát triển tự huỷ, và sắp tới đây, con đập thuỷ điện Luang Prabang lớn nhất của Lào do Việt Nam đầu tư, rơ ràng Việt Nam đang chọn những bước đi liều lĩnh trên những tảng băng mỏng – walks on thin ice, với tiêu chuẩn nước đôi – double standards, và cũng từ nay Việt Nam sẽ chẳng thể c̣n một tiếng nói chính nghĩa và thuyết phục nào đối với cộng đồng 70 triệu cư dân sống trong lưu vực sông Mekong và trước cả thế giới.

    Với tầm nh́n của thiên niên kỷ thứ ba, duy tŕ từng hệ sinh thái phong phú của hành tinh này cũng là bảo vệ một nền văn minh rất đa dạng và lâu đời của con sông Mekong, mà không có mối lợi lộc ngắn hạn nào có thể vội vàng đem ra đánh đổi. Và cũng đă hơn một lần, trong hơn hai thập niên qua, người viết luôn luôn nhắc tới một vấn đề rất cốt lơi: “Môi sinh và Dân chủ” sẽ măi măi là bộ đôi không thể tách rời / Inseparable Duo.

    THAY CHO LỜI KẾT

    Nhân Ngày Nước Thế Giới 22 tháng 3 năm nay 2020, với chủ đề “Nước và Biến đổi Khí hậu”, trước t́nh cảnh một ĐBSCL đang ngày một suy thoái, người viết gửi tới các bạn trẻ cùng với 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây trích dẫn câu nói của Oded Distel, một chuyên gia về nước của Do Thái: “Không có kỹ nghệ không gian các quốc gia vẫn sống được, nhưng không thể sống nếu không có nước”. (9) Nước theo cái nghĩa là “nguồn nước sạch” có thể sử dụng được. Oded Distel muốn nhấn mạnh tới sự chọn lựa đâu là bước ưu tiên trong phát triển.

    NGÔ THẾ VINH

    California 21.02.2020
    [Miền Tây, Cù Lao Dung 2017]

    THAM KHẢO:

    1/ UN-Water Policy Brief on Climate Change and Water, 12 July 2019

    https://www.unwater.org/publications...nge-and-water/

    2/ A Different Delta Force – USGS and U.S. Department of State Assist in the Mekong Delta, By Gabrielle B. Bodin, March 2010 [revised Feb. 2013]

    3/ The Mekong and Mississippi Sister-River Partnership, Similarities and Differences. Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation 01.15.2011

    4/ Research Institute for Climate Change (DRAGON institute - Mekong)

    https://dragon.ctu.edu.vn/

    5/ Thăm Khu Nhà Máy Xử lư Nước Thải và Hệ thống Bổ sung Tầng Nước Ngầm tại Quận Cam. Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation 23.03 - 24.07.2017

    6/ From A Mekong Delta Threatened by Salinization to the Carlsbad Desalination Plant. Ngô Thế Vinh, Viet Ecology Foundation 01.2020

    7/ Promising way to make fresh water for family use, 1.5 gallons per hour for each square meter of solar collecting area.

    http://news.mit.edu/2020/passive-sol...alination-0207

    8/ Creating Drinking Water from Air. Watergen Technology from Israel.

    https://www.watergen.com

    9/ Let There Be Water. Israel’s Solution for a Water-Starved World. Seth M. Siegel. Thomas Dunne Books. An imprint of St. Martin’s Press 2017.

  4. #114
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    COVID-19 lây lan, Hàn Quốc đối diện ‘bước ngoặt’
    25/02/2020


    William Gallo
    Nhân viên y tế mặc quần áo bảo hộ phun thuốc sát trùng tại toà nhà Quốc hội ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 24/2/2020.


    Các trường học tại Hàn Quốc đóng cửa, và những sinh hoạt chính—kể cả các buổi hoà nhạc và khai mở các trận đấu của liên đoàn bóng bầu dục—bị đ́nh hoăn vô hạn định vào ngày 24/2, giữa lúc nước này t́m cách hạn chế sự lây lan của virus corona chủng mới.

    Cảnh báo về “một bước ngoặt nghiêm trọng,” Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đă đặt quốc gia vào mức báo động cao nhất. Động thái này giúp nhà chức trách có được quyền hạn rộng răi hơn để hạn chế bắt buộc những cuộc tập họp tại các nơi công cộng và cưỡng chế cách ly những người bị lây nhiễm virus.

    Hàn Quốc báo cáo 231 ca lây nhiễm mới ngày 24/2, nâng tổng số những ca được xác định là 833. Nhà chức trách cũng báo cáo ca tử vong thứ 7 do virus COVID-19.

    Quân đội Mỹ, có hơn 28.000 binh sĩ tại Hàn Quốc, cũng nâng mức độ rủi ro lên mức “cao” ngày 24/2 sau khi báo cáo ca nhiễm đầu tiên là một phụ nữ 61 tuổi từng ghé một cửa hàng ở doanh trại Walker thuộc vùng đông nam Hàn Quốc vào ngày 12 và 15/2.

    Từ tuần trước, số ca nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc gia tăng. Vụ bùng phát gây nên những quan ngại là virus đang lây truyền bên ngoài Trung Quốc, nơi xuất phát của căn bệnh, và có thể trở thành đại dịch toàn cầu.

    Hầu hết những vụ lây nhiễm xảy ra tại vùng đông nam Hàn Quốc, trong đó có Daegu, thành phố lớn hàng thứ tư của Hàn Quốc, nơi các giới chức đang khuyến cáo cư dân chớ ra đường và nhiều cửa hàng phải đóng cửa.

    Truyền thông địa phương tŕnh chiếu những hàng dài rồng rắn bên ngoài một thương xá ở Daegu khi cư dân t́m cách mua khẩu trang và những vật phẩm khẩn cấp khác.

    Tại Seoul, nơi những ca lây nhiễm tăng nhẹ trong tuần trước, nhiều cửa hàng bách hoá và thương xá hết khẩu trang và những vật phẩm khác.

    Sinh viên Yoon so-young, 20 tuổi, cho biết dự tính mua thêm nước và thực phẩm và đă mua khẩu trang và nước rửa tay.

    “Tôi lo lắm,” anh nói. “Tôi nghĩ chính phủ nên có những bước mạnh mẽ để chế ngự virus.”

    Chiến dịch chính

    Nhà chức trách đă thi hành một chiến dịch y tế công cộng rộng lớn trong tuần qua.

    Cư dân nhận được những tin nhắn khẩn cấp báo động khi tới gần những địa điểm mà các bệnh nhân bị lây nhiễm virus corona đă đến. Trung tâm Pḥng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc mỗi ngày đưa ra một vài báo động--bằng tiếng Anh và tiếng Hàn—nêu chi tiết những ca lây nhiễm mới nhất.

    Nhiều ṭa nhà văn pḥng chính dùng camera nhiệt để theo dơi thân nhiệt của những người ra vô. Bích chương bên lề đường, trên xe buưt và tại các nhà ga khuyến khích cư dân giữ vệ sinh đúng mức. Nhiều cửa hàng cung cấp thuốc sát trùng tay.

    Gần 32.000 người đă được xét nghiệm virus, theo Trung tâm Pḥng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc.

    Khoảng một nửa những ca lây nhiễm được xác định có liên hệ đến một tổ chức tôn giáo không chính thống tại Daegu. Hàng trăm cảnh sát được giao trách nhiệm truy t́m những tín đồ c̣n lại chưa được xét nghiệm, theo truyền thông địa phương.

    Ảnh hưởng kinh tế

    Có những quan ngại là dịch bệnh bùng phát có thể làm tổn thương nền kinh tế Hàn Quốc, vốn đă kém tăng trưởng.

    Ngày 24/2, Tổng thống Moon Jae-in nói đất nước “đang trong t́nh trạng kinh tế khẩn cấp" và kêu gọi “tài trợ mạnh mẽ” những khu vực lây nhiễm virus, theo Thông tấn xă Yonhap.

    Thị trường chứng khoán KOSPI của Hàn Quốc ngày 24/2 sụt gần 4% sau các phiên giao dịch.

    Một số công ty Hàn Quốc chính buộc phải tạm thời ngưng hay cắt giảm mức sản xuất v́ thiếu các bộ phận từ Trung Quốc, nơi nhiều xưởng máy đă đóng cửa.

    Việc buôn bán địa phương cũng bị thiệt hại v́ du khách giảm sút.

    Tại một quầy hàng bên đường ở khu vực du lịch Myeongdong, ở Seoul, một người bán bánh ngọt nhân đậu đỏ nói, mức bán của ông xuống khoảng 2/3.

    Chỉ trích

    Dịch bệnh bùng phát cũng đang đe dọa trở thành một vấn đề chính trị nhạy cảm, chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử cơ quan lập pháp quan trọng.

    Nhiều thành phần bảo thủ và những người chỉ trích khác đă yêu cầu chính phủ hạn chế chặt chẽ những người từ Trung Quốc vào Hàn Quốc. Một bài xă luận trên tờ báo bảo thủ Chosun Ilbo so sánh những nỗ lực ḱm chế virus của chính phủ như là “bắt ruồi với những cửa sổ mở rộng.”

    Tuy nhiên nhà cầm quyền Hàn Quốc bác bỏ những yêu cầu đó, nói rằng virus hiện đă bắt đầu lây lan trong địa phương giữa những người không có quan hệ ǵ với Trung Quốc.

    Virus corona đă lây nhiễm gần 80.000 người trên toàn thế giới và làm hơn 2.600 người thiệt mạng, hầu hết tại Trung Quốc.

  5. #115
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    13 binh sĩ Hàn Quốc đă nhiễm virus corona
    25/02/2020


    Binh sĩ Hàn Quốc và Hoa Kỳ trong một cuộc huấn luyện hỗn hợp ở Gusan,


    Hàn Quốc lên kế hoạch xét nghiệm hơn 200.000 tín hữu tại một nhà thờ nơi bùng phát dịch bệnh corona (Covid-19), cùng lúc có 13 binh sĩ của nước này dương tính với virus corona, theo hăng tin Reuters.

    Hàn Quốc là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 nhiều nhất bên ngoài Trung Quốc, cho đến hôm 25/02 có thêm 144 trường hợp, nâng tổng số người nhiễm lên 977 và 10 người chết. Tổng thống Moon Jae-in cho biết t́nh h́nh là “rất nghiêm trọng.”

    Tại thành phố Daegu của Hàn Quốc, nhà thờ Shincheonji (Tân Thiên Địa) cho biết họ sẽ cung cấp cho nhà chức trách danh tính của tất cả các tín hữu mà giới truyền thông ước tính vào khoảng 215.000 người. Văn pḥng Thủ tướng Chính phủ cho biết Chính phủ sẽ xét nghiệm tất cả các tín hữu này càng sớm càng tốt.

    “Đây là điều cần thiết để xét nghiệm tất cả các thành viên của nhà thờ,” Văn pḥng Thủ tướng Chính phủ cho biết trong một tuyên bố. Nhà chức trách cho biết họ đang xét nghiệm tới 13.000 người mỗi ngày.

    Hôm 25/02, Singapore loan báo sẽ cấm tất cả những du khách gần đây có đến thành phố Daegu và quận Cheongdo của Hàn Quốc và có thể áp đặt các hạn chế đi lại nghiêm ngặt hơn đối với Hàn Quốc nếu dịch lan rộng hơn.

    Quân đội Hoa Kỳ và Hàn Quốc cho biết họ có thể cắt giảm chương tŕnh huấn luyện chung v́ lo ngại dịch bệnh Covid-19, cũng theo Reuters.

    Tin này được loan đi trong chuyến thăm Lầu năm góc của Bộ trưởng Quốc pḥng Hàn Quốc Jeong Kyeong-doo hôm 24/02. Ông cho biết có 13 binh sĩ Hàn Quốc bị nhiễm virus corona.

    Quân đội Hoa Kỳ cho biết một người phụ nữ đă đến thăm một trong những căn cứ của Mỹ tại thành phố Daegu của Hàn Quốc và sau đó bà được xét nghiệm dương tín. Đó là ca lây nhiễm đầu tiên liên quan đến Lực lượng Hoa Kỳ ở Hàn Quốc, nơi có khoảng 28.500 lính Mỹ đang đồn trú.

    Quân đội Hoa Kỳ kêu gọi binh lính “hết sức cẩn trọng,” khi ra khỏi căn cứ, trong khi Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo công dân Mỹ nên tránh đi đến Hàn Quốc khi không cần thiết.

    Chính phủ Hoa Kỳ cam kết 2,5 tỷ đôla để chống dịch Covid-19, với hơn 1 tỷ đôla sẽ dành cho việc phát triển một loại vắc-xin, và các quỹ khác dành cho việc trị liệu và dự trữ các thiết bị bảo vệ cá nhân như khẩu trang.

  6. #116
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19: Tổ Chức Y Tế Thế Giới nói đến nguy cơ ''đại dịch''



    Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres (T) và tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họp bàn về t́nh h́nh dịch virus corona tại Genève, Thụy Sĩ ngày 24/02/2020.

    Trong ṿng 24 giờ qua, dịch Covid-19 gây thêm nhiều ca tử vong ngoài Trung Quốc, tại Iran, Hàn Quốc và Ư. Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) kêu gọi thế giới chuẩn bị đối phó với nguy cơ ''đại dịch''.



    Trong một cuộc họp báo tại Genève hôm qua, 25/02/2020, lănh đạo WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi : ''Chúng ta phải tập trung vào việc ngăn chặn (dịch), cùng lúc với việc hết sức nỗ lực để chuẩn bị đối phó với một đại dịch có thể xảy ra''. Tổ Chức Y Tế Thế Giới nhấn mạnh đến t́nh trạng ''rất đáng lo ngại'' do số lượng người nhiễm virus tại ba nước Ư, Hàn Quốc và Iran tăng vọt. Nhiều ca lây nhiễm lần đầu tiên được phát hiện tại năm nước Tây Á và vùng Vịnh, là Afghanistan, Bahrein, Koweit, Irak và Oman. Lănh đạo WHO lưu ư là khả năng khống chế dịch vẫn c̣n, nhưng triển vọng này ngày càng hẹp lại. Tuy vậy, lănh đạo WHO lại cho rằng sử dụng cụm từ ''đại dịch'' để nói về t́nh h́nh hiện tại là không phù hợp.

    Theo một số chuyên gia về truyền thông đối phó khủng hoảng, vào thời điểm này, việc sử dụng cụm từ ''đại dịch'' là cần thiết. Mục tiêu quan trọng nhất của truyền thông đối phó với khủng hoảng, trong những ngày tới, là giúp cho công chúng hiểu rơ là ''chiến lược ngăn chặn dịch không c̣n hiệu quả nữa'' và để thế giới sẵn sàng cho các biện pháp khác để đối phó với dịch bệnh lan rộng. Đó là giải thích của hai chuyên gia truyền thông Jody Lanard và Peter Sandman, trên trang mạng của nhà virus học Ian Mackay, được Le Monde ngày 24/02 trích dẫn.

    Về khả năng phản ứng của WHO đối với Covid-19 ở quy mô đại dịch, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của WHO hôm qua 24/02, cho biết rơ : theo quy định mới, kể từ năm 2009, định chế quốc tế này không c̣n sử dụng phân loại cấp độ dịch để tuyên bố ''đại dịch'' mà chỉ ra Tuyên bố về T́nh trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế (Public Health Emergency of International Concern, gọi tắt là PHEIC), như đă đưa ra ngày 30/01/2020, để đối phó với dịch Covid-19 được đánh giá là mức báo động cao nhất.

    Việc tuyên bố T́nh trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế cho phép các quốc gia có một nền y tế yếu, có cơ hội được hưởng các hỗ trợ để tăng cường hệ thống pḥng chống dịch. Đây là lần thứ sáu kể từ năm 2009, WHO ban bố T́nh trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế. Theo một số nhà quan sát, việc thừa nhận dịch Covid-19 thành ''đại dịch'' có thể thúc đẩy các quốc gia, các định chế quốc tế tăng cường hợp tác chống dịch, và WHO đáng lẽ đă có thể thừa nhận điều này sớm hơn.

    Reuters dẫn số liệu của Bắc Kinh về dịch bệnh tại Trung Quốc. Nếu như số lượng người nhiễm mới tiếp tục tăng chậm lại trên toàn quốc, với tổng số 508 ca (tổng cộng 77.658 ca mắc từ đầu dịch), th́ số ca nhiễm mới riêng tại tâm dịch Hồ Bắc lại tăng lên. Tuyệt đại đa số ca nhiễm mới là tại Hồ Bắc (499 trên tổng số 509). Ngày hôm qua, thêm 71 người chết v́ bị nhiễm Covid-19. Nhiều nhà quan sát ghi nhận, trong những tuần vừa qua, Trung Quốc nhiều lần thay đổi cách tính người nhiễm Covid-19, con số người mắc trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

    Hôm nay, cơ quan hàng không Trung Quốc thông báo, các tuyến bay nội địa tại Trung Quốc đang dần dần được nối lại, ngoại trừ với tỉnh Hồ Bắc.

  7. #117
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19 - Iran : Từ che giấu dịch đến kêu gọi dân ‘‘ở nhà’’



    Người dân Iran mang khẩu trang khi ra đường. Ảnh chụp tại Teheran ngày 22/02/2020.

    Hôm nay, 25/02/2020, bộ Y Tế Iran khuyến cáo người dân nước này ở nhà để tránh dịch Covid-19. Trong ṿng 24 giờ qua, có thêm 34 người mới nhiễm virus, nâng tổng số lên 95.



    Iran là một trong các nước, ngoài Trung Quốc, gây lo ngại nhất với Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Với tổng cộng 15 người chết, Iran là quốc gia ''tuyến đầu''. T́nh h́nh đặc biệt đáng lo ngại tại thành phố Qom, nơi xuất hiện các ca nhiễm virus đầu tiên.

    Theo thông báo của bộ Y Tế Iran, 16 trên tổng số 34 ca nhiễm mới là tại Qom. Một dân biểu Qom cáo buộc chính quyền ''không nói sự thực'' về quy mô dịch bệnh. Theo dân biểu nói trên, chỉ riêng tại Qom, đă có ''50 người chết''. Bộ Y Tế Iran ''cực lực'' phản bác thông tin này.

    Ông Hassan Nayeb-Hachem - một bác sĩ gốc Iran, nhà bảo vệ nhân quyền, sống tại Vienna - theo dơi sát diễn biến dịch bệnh ở Iran. Trả lời RFI, vị bác sĩ này lên tiếng cảnh báo về việc chính quyền Iran che giấu thông tin :

    ''Hậu quả trực tiếp của việc che giấu thông tin là khiến cho virus lan truyền nhanh hơn. Bởi người dân đă không được cảnh báo đầy đủ về các nguy cơ, và sẵn sàng pḥng chống dịch. Bất hạnh thay là tại Iran hiện nay, là ngay cả khi có nghi ngờ, người ta vẫn sẵn sàng coi người bị t́nh nghi là không bị nhiễm virus, và chờ đợi phải có các bằng chứng chứng minh cho điều ngược lại. Như vậy những trường hợp bị nghi ngờ đă không được xem xét đúng mức. Những người này không được cách ly.

    Thái độ này, sự không minh bạch này là mối đe dọa không chỉ với người Iran, mà c̣n đối với dân cư các nước, v́ virus không biết đến đường biên giới. Về phần phong tỏa pḥng dịch, nếu như có các ổ dịch, cần phải thực hiện biện pháp này. Tuy nhiên, nếu như chúng ta thấy rằng t́nh trạng người nhiễm virus lan rộng khắp cả nước, th́ vấn đề phong tỏa không cần đặt ra nữa, biện pháp này không c̣n giá trị nữa''.

    Theo AFP, hôm nay, bộ Y Tế Irak, quốc gia láng giềng với Iran, thông báo đă phát hiện được bốn người mang virus corona mới, tất cả đều thuộc một gia đ́nh, đến từ Iran. Irak đă đóng biên giới trên bộ với Iran và đ́nh chỉ giao thông hàng không với Iran. Trước đó, Irak cấm người đến từ Trung Quốc, tiếp theo đó là Thái Lan, Singapore, Ư, Hàn Quốc, và Nhật Bản.

    Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất hôm nay đ́nh chỉ toàn bộ giao thông đường không với Iran. Các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh, ngoại trừ Ả Rập Xê Út và Qatar, đều ghi nhận các trường hợp mắc dịch Covid-19.

  8. #118
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Vaccine ngừa Covid-19 sẵn sàng thử nghiệm trên con người
    26/02/2020


    Bác sĩ Anthony Fauci giám đốc Viện Quốc gia về Dị ứng và các Bệnh nhiễm trùng (NIAID) tại cuộc họp báo về virus corona ở Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Washington D.C., ngày 28/1/2020.


    Công ty dược Moderna ngày 24/2 loan báo một loại vaccine ngừa virus Covid-19 đă sẵn sàng để chính phủ bắt đầu thử nghiệm trên con người.

    Công ty chuyên bào chế thuốc chữa trị và vaccine cho biết đă gởi thuốc tên là mRNA-1273 đến Viện Quốc gia về Dị ứng và các Bệnh nhiễm trùng của Mỹ (NIAID) ở Bethesda, Maryland. NIAID dự trù bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên 20 đến 25 người khoẻ mạnh vào cuối tháng 4 để đánh giá sự an toàn và hiệu quả của vaccine chống lại sự lây nhiễm Covid-19, báo Wall Street Journal đưa tin. Việc này đánh dấu giai đoạn 3 tháng giữa việc chế tạo vaccine và thử nghiệm trên con người, với kết quả đầu tiên có thể đưa ra sớm nhất là vào tháng 7, theo tường tŕnh của tờ báo.

    “Tiến đến việc Thử nghiệm Giai đoạn 1 trong ṿng 3 tháng để có kết quả quả là kỷ lục trong pḥng thí nghiệm của thế giới. Chưa bao giờ có chuyện nhanh như vậy,” bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc NIAID được Wall Street Journal dẫn lời.

    Tin này khiến cổ phiếu của Moderna tăng 19% hôm 25/2 lên khoảng 22 đô la một cổ phiếu. Tuy vậy, hiệu quả của vaccine chưa biết rơ. Các công ty dược khác cũng đang chạy đua chế tạo vaccine chống virus corona, trong đó có Inovio Pharmaceuticals, Novavax và Johnson & Johnson. Công ty Gilead Sciences cũng đang thăm ḍ xem liệu những thứ thuốc hiện nay của công ty có thể thành công trong việc chữa được dịch bệnh hay không.

    Virus corona với tên chính thức là Covid-19 đă lây nhiễm hơn 80.000 người và giết chết gần 3.000 người.

    Có thể phải mất một năm để vaccine của Moderma qua được rào cản của các nhà ban hành qui định và được bán rộng răi. NIAID nói với chương tŕnh MoneyWatch của kênh CBS là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên sẽ được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe của Kaiser Permanente Washington ở Seattle nhưng chưa có ngày cụ thể.

    Được thành lập vào năm 2010, Moderna chế tạo các loại thuốc căn cứ trên điều được gọi là sứ giả RNA về nhiễm trùng và những bệnh hiếm có cùng các bệnh khác nữa.

    Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel, nói với tờ Wall Street Journal là “Có thể sẽ thành công, nhưng chúng ta phải chờ xem.”

    Trong một tuyên bố, Moderna nói công ty “hănh diện được gia nhập với nhiều công ty và cơ quan y tế công cộng khác làm việc để có thể đáp ứng với t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu đang tiếp diễn.”

    Ngày 25/2, NIAID cho biết đă bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thuốc remdisivir lên những bệnh nhân của virus corona. Đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ để đánh giá việc chữa trị thí nghiệm đối với COVID-19. Một hành khách người Mỹ bị cách ly trên du thuyền Diamond Princess neo đậu tại Nhật Bản tham gia vào cuộc nghiên cứu này.

    “Chúng ta cần khẩn cấp một phương pháp chữa trị an toàn và hiệu quả đối với Covid-19. Dù thuốc remdesivir đă được dùng cho một số bệnh nhân Covid-19, nhưng chúng ta chưa có dữ liệu chắc chắn chứng tỏ là thuốc này có thể gia tăng kết quả lâm sàng,” giám đốc NIAID Anthony Fauci nói trong một thông cáo báo chí. Các cuộc thử nghiệm lâm sàng cũng đang được thực hiện tại Trung Quốc.

    (Nguồn Wall Street Journal/CBS)

  9. #119
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Iran: Trưởng lực lượng chống Covid-19 bị nhiễm virus (VOA)


  10. #120
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19 khiến Iran thêm cô lập, gây căng thẳng tại Hàn Quốc và Ư
    26/02/2020


    Phụ nữ Iran mang khẩu trang trên đường phố Tehran đề ngừa virus corona (ảnh chụp ngày 23/2/2020)

    T́nh h́nh tại Iran

    Con số tử vong v́ virus corona tại Iran đă lên đến 16 người ngày 25/2, cao nhất bên ngoài Trung Quốc, làm tăng thêm việc cô lập quốc tế đối với nước này giữa lúc hàng chục nước từ Hàn Quốc đến Ư tăng cường các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan toàn cầu.

    Dịch bệnh này được biết phát xuất từ các động vật hoang dă bày bán tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc cuối năm ngoái, virus corona chủng mới đă lây nhiễm khoảng 80.000 người và giết chết 2.663 người tại Trung Quốc.

    Tổ chức Y tế Thế giới nói dịch bệnh đă lên đến đỉnh điểm tại Trung Quốc và sụt giảm kể từ ngày 2/2.

    Bên ngoài Trung Quốc, dịch bệnh lây lan đến khoảng 29 nước và vùng lănh thổ với khoảng hơn 30 người thiệt mạng, theo Reuters. Dịch bệnh bùng phát mạnh tại Iran, Ư và Hàn Quốc đă gây lo ngại đặc biệt.

    Dịch bệnh bùng phát tại Iran giữa những áp lực chế tài của Mỹ, đe dọa nước này bị cô lập thêm nữa. Một vài nước ngưng các chuyến bay từ Iran đến Canada, Libăng, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iraq.

    Một số nước láng giềng cũng đóng cửa biên giới với Iran, trong khi cảng Khasab của Oman ngưng nhập khẩu và xuất khẩu với Iran.

    Iran hủy bỏ các buổi hoà nhạc và bóng đá trên toàn quốc, trường học và các trường đại học tại nhiều tỉnh đóng cửa. Nhiều người Iran dùng truyền thông xă hội cáo buộc nhà cầm quyền che đậy sự thật.

    Covid-19 ở Hàn Quốc

    Hàn Quốc là nước có nhiều ca lây nhiễm nhất bên ngoài Trung Quốc, với 977 ca và 10 người chết, đa số có liên hệ đến nhà thờ Shincheonji tại thành phố Daegu, nơi dịch bùng phát bắt đầu với một phụ nữ 61 tuổi.

    Nhà cầm quyền sẽ xét nghiệm tất cả tín đồ của hội thánh này; truyền thông ước đoán có khỏang 215.000 người. Tổng thống Moon Jae-in công nhận t́nh h́nh “rất nghiêm trọng.”

    Tại châu Âu, Ư là tuyến đầu với hơn 280 ca và 7 người thiệt mạng, hầu hết tại vùng Lombardy và Veneto ở phía bắc nhưng có một ca xuất hiện tại Silicy, đầu tiên tại phía nam Rome.

    Các hăng hàng không bắt đầu hạn chế các chuyến bay đến Ư trong khi giá khẩu trang và thuốc rửa tay tăng vọt.

    Chớ ra đường

    Afghanistan, Bahrain, Iran, Kuwait và Oma báo cáo ca virus corona đầu tiên, tất cả những người người lây nhiễm đều từng có mặt tại Iran.

    Với hàng chục sự kiện thể thao bị hủy, Nhật Bản với 4 người chết và 850 ca nhiễm cho biết c̣n quá sớm để nói đến việc bỏ Thế vận hội Tokyo bắt đầu vào ngày 24/7 năm nay.

    Hoa Kỳ hứa dùng 2,5 tỉ đô la để chống dịch bệnh với hơn 1 tỉ đô la để chế tạo vaccine.

    Trung Quốc báo cáo những ca lây nhiễm mới tại Vũ Hán, trung tâm bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, trừ nơi này, chỉ có 9 ca lây nhiễm mới, ít nhất kể từ ngày 20/1.

    Với nhịp độ lây nhiễm chậm lại, Bắc Kinh kêu gọi nên dỡ bở các hạn chế du hành và di chuyển làm tê liệt hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •