Page 49 of 55 FirstFirst ... 39454647484950515253 ... LastLast
Results 481 to 490 of 546

Thread: Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

  1. #481
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Peter Navarro downplays reports of heated exchange with Dr. Fauci


  2. #482
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Việt Nam có ca nhiễm COVID-19 sau 23 ngày ủ bệnh
    Apr 6, 2020 cập nhật lần cuối Apr 6, 2020

    Bệnh viện Bạch Mai vẫn là ổ dịch có nguy cơ lây lan lớn. (H́nh: Việt Linh/Zing)
    HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sau một ngày không có thêm người mắc bệnh, tối ngày 6 Tháng Tư, Bộ Y Tế CSVN công bố bốn ca mới, nâng số người nhiễm virus COVID-19 lên 245 người. Trong đó có một ca phát bệnh sau 23 ngày khám ở “ổ dịch Bạch Mai.”

    Tại cuộc họp của Ban Chỉ Đạo Pḥng Chống Dịch COVID-19 của Hà Nội diễn ra sáng 6 Tháng Tư, ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch thành phố Hà Nội, lo ngại nhắc lại Hà Nội là nơi có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất Việt Nam. Đặc biệt mới đây, Hà Nội phát hiện có ca ủ bệnh 23 ngày mới bộc phát. “Đây là bệnh nhân sau 23 ngày mới phát bệnh, đó là điều phải lưu ư,” ông Chung nói.

    Báo VNExpress cho biết đó là bệnh nhân thứ 243, một ông 47 tuổi ở xóm Bàng, huyện Mê Linh, Hà Nội. Người này đến Khoa Miễn Dịch Dị Ứng bệnh viện Bạch Mai về ngày 12 Tháng Ba, sau đó không đi đâu và tiếp xúc với ai.


    Ngày 4 Tháng Tư, Trung Tâm Y Tế huyện Mê Linh lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà Nội xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus COVID-19.

    “Như vậy bệnh nhân này ủ bệnh đúng 23 ngày. Trong khi đó, các chuyên gia y tế vẫn cho rằng thời gian ủ bệnh là 14 ngày,” ông Chung nói.

    Theo ông Chung, bệnh nhân ở Mê Linh cho thấy các nghiên cứu ở thế giới đang xảy ra thực tế ở Hà Nội. “Đơn cử Nam Hàn có ca ủ bệnh lâu nhất 27 ngày; Mỹ trung b́nh các ca bệnh là 22.5 ngày và Trung Quốc mới công bố ca ủ bệnh lâu nhất ở Vũ Hán lên đến 29 ngày,” ông nói.



    Trung Tâm Y Tế huyện B́nh Đại, Bến Tre nơi nữ bệnh nhân thứ 123 vừa xuất viện. (H́nh: Nhật Tân/Zing)
    Sau khi được Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật Hà Nội thông báo về ca bệnh, huyện Mê Linh đă điều tra dịch tễ, khoanh vùng, lập danh sách các trường hợp tiếp xúc gần (F1) và tiếp xúc gián tiếp (F2) để đề nghị Ủy Ban Nhân Dân xă, thị trấn ra quyết định cách ly y tế.

    Lănh đạo Hà Nội đề nghị các quận, huyện xem xét kéo dài thời gian cách ly “không phải 14 ngày mà 24 ngày”tiếp tục rà soát, cách ly ngay các trường hợp liên quan đến bệnh viện Bạch Mai “v́ đây vẫn là ổ dịch tiềm tàng nguy cơ lớn.”

    “Nếu thành phố mỗi ngày có 100 đến 200 ca bệnh mới th́ sẽ không đủ người đi xác minh lịch sử dịch tễ,” ông Chung cảnh báo và cho rằng biện pháp ngăn chặn hiệu quả tối ưu và duy nhất là giăn cách xă hội.

    Liên quan đến dịch bệnh, báo Thanh Niên cho biết sáng 6 Tháng Tư, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Sài G̣n đă hội chẩn liên viện với Khoa Hồi Sức Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy và đă có chỉ định cho bệnh nhân thứ 91 là phi công người Anh, 43 tuổi, làm việc cho hăng Vietnam Airlines, người đầu tiên ở bar Buddha, quận 2 (Sài G̣n) bị nhiễm bệnh COVID-19, phải chạy máy ECMO (tim, phổi nhân tạo) do t́nh trạng phổi bị tổn thương nặng.

    Trong khi đó báo Zing dẫn lời ông Ngô Văn Tán, giám đốc Sở Y Tế tỉnh Bến Tre, cho biết sau hai tuần điều trị tại Trung Tâm Y Tế huyện B́nh Đại, bệnh nhân thứ 123, thiếu nữ 17 tuổi, trú ở huyện B́nh Đại sống tại Sarawar (Malaysia), người khiến tỉnh Bến Tre phải cách ly gần 1,600 người ở khu vực ấp Thừa Lợi (cồn Nghêu), xă Thừa Đức, huyện B́nh Đại đă xuất viện vào chiều 6 Tháng Tư.

    “Mẹ, bạn và những người tiếp xúc gần với bệnh nhân thứ 123 cũng có kết quả xét nghiệm âm tính hai lần. Nữ bệnh nhân sẽ tiếp tục cách ly tại nhà 14 ngày,” ông Tán nói với báo Zing.

    Tương tự, cùng ngày Bác Sĩ Dương Thị Lợi, trưởng Khoa Truyền Nhiễm bệnh viện Đa Khoa tỉnh B́nh Thuận, cho biết người cuối cùng nhiễm COVID-19 tại tỉnh là bệnh nhân thứ 36 (64 tuổi, ở thành phố Phan Thiết, tỉnh B́nh Thuận), người giúp việc cho bệnh nhân thứ 34 “siêu lây nhiễm” ở B́nh Thuận đă có kết quả âm tính lần 1, sau tám lần xét nghiệm đều dương tính với virus.

    Trước đó, 7 trong số 9 bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở B́nh Thuận đă khỏi bệnh, được đưa đến Trung Tâm Điều Trị Bệnh COVID-19 ở bệnh viện Y Học Cổ Truyền B́nh Thuận để tiếp tục theo dơi thêm 14 ngày. (Tr.N)

  3. #483
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Nghiên cứu: Virus Corona Vũ Hán có thể tồn tại 7 ngày trên bề mặt khẩu trang
    B́nh luậnVăn Thiện • 01:40, 07/04/20• 73 lượt xem


    Một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Hồng Kông (HKU) cho thấy, virus Corona Vũ Hán (Sars-CoV-2) có thể bám vào bề mặt thép không gỉ và nhựa 4 ngày và các lớp bên ngoài của khẩu trang tới 7 ngày, theo South China Morning Post.

    Nghiên cứu, được xuất bản trên tạp chí y khoa The Lancet vào ngày 2/4, đă cung cấp thêm một hiểu biết mới về thời gian tồn tại virus Sars-CoV-2 trên các loại bề mặt và những biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus này.

    Các nhà nghiên cứu cho biết: "Virus SARS-CoV-2 có thể duy tŕ rất lâu trong một môi trường thuận lợi, nhưng nó cũng nhạy cảm với các phương pháp khử trùng tiêu chuẩn".

    Các nhà nghiên cứu thử nghiệm thời gian virus có thể tồn tại trên một loạt các bề mặt ở nhiệt độ pḥng. Thời gian virus vẫn c̣n trên giấy in và khăn giấy là ít hơn 3 giờ; gỗ và vải là 2 ngày; trên kính và tiền giấy là 4 ngày; thép không gỉ và nhựa là khoảng từ 4 đến 7 ngày. Ngoài ra, trên tất cả các bề mặt, nồng độ của virus giảm khá nhanh theo thời gian.

    Phát hiện đáng chú ư nhất đó là virus vẫn c̣n trên các lớp bên ngoài của khẩu trang phẫu thuật sau 7 ngày.

    Tiến sĩ Malik Peiris, tác giả của nghiên cứu, cho biết: "Đây là chính xác lư do tại sao phát hiện này là rất quan trọng. Nếu bạn đang đeo khẩu trang phẫu thuật bạn không nên chạm tay vào bên ngoài của nó v́ bạn có thể làm bàn tay của ḿnh bị dính virus. Sau đó bạn có thể di chuyển virus đến mắt của bạn nếu bạn chạm tay vào mắt".

    Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng các kết quả nghiên cứu này "không nhất thiết phản ánh chính xác tiềm năng dính phải virus từ tiếp xúc thông thường", bởi v́ nghiên cứu đă được thực hiện bởi các dụng cụ trong pḥng thí nghiệm, không phải ngón tay và bàn tay con người như trong thực tế cuộc sống hàng ngày.

    Tháng trước, một nhóm bao gồm các nhà khoa học từ Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm và Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng xuất bản một nghiên cứu trên tạp chí Nature về sự ổn định của virus trong các loại môi trường.

    Nghiên cứu này cũng kết luận rằng virus Corona Vũ Hán có thể vẫn c̣n trên một số bề mặt trong vài ngày. Họ phát hiện virus này có thể tồn tại trên nhựa và thép đến 72 giờ, nhưng không kéo hơn 4 giờ trên đồng (Cu) hoặc 24 giờ trên b́a các tông.

    Những biện pháp pḥng ngừa virus Corona Vũ Hán
    Những phát hiện trong nghiên cứu của nhóm HKU cũng đóng góp thêm các thảo luận về những loại biện pháp pḥng ngừa nên thực hiện khi mang các vật dụng từ cửa hàng tạp hóa về nhà.

    Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng các chất khử trùng gia đ́nh thông thường, bao gồm nước rửa tay, có hiệu quả tốt trong việc "tiêu diệt" virus.

    Tiến sĩ Leo Poon Lit-Man, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết rửa tay vẫn là việc cần làm trước tiên. Ông cũng nói rằng về lư thuyết, hộp thiếc chứa thực phẩm có thể mang virus, nhưng mà các rủi ro của những chiếc hộp này chính xác như thế nào th́ chưa được xác nhận.

    Tiến sĩ Poon nói thêm: "Nếu bạn muốn bảo vệ ḿnh chỉ cần duy tŕ vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên và cố gắng không chạm vào mặt - miệng hoặc mũi của bạn khi chưa rửa tay".

    Những người đặc biệt lo ngại về việc chạm phải virus có thể để các loại thực phẩm khô trong túi mua sắm của họ ở nhà bếp khoảng một ngày trước khi mang những thực phẩm này ra xử lư.

    Ông Poon cho biết: "Điều đó sẽ làm giảm nồng độ virus rất nhiều. Nhưng thông điệp quan trọng nhất vẫn là rửa tay".

    Văn Thiện

    Theo SCMP

  4. #484
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Những biện pháp khắc nghiệt nhất thời Covid-19: Phạt tù, phun hoá chất và đánh đập
    B́nh luậnMinh Anh • 12:05, 06/04/20• 872 lượt xem

    Nhiều quốc gia trên thế giới đă áp dụng lệnh phong toả để đối phó với virus corona Vũ Hán. Theo đó, một số nơi thực thi các biện pháp cứng rắn để trừng phạt người không tuân thủ cách ly. (Ảnh: Getty)

    Nhiều quốc gia trên thế giới đă áp dụng lệnh phong toả để đối phó với virus corona Vũ Hán. Theo đó, một số nơi thực thi các biện pháp cứng rắn để trừng phạt người không tuân thủ cách ly. Điều này gây ra nhiều ư kiến trái chiều và thậm chí làm tổn thương những nhóm người nghèo và yếu thế trong xă hội.

    Úc
    Trong ṿng 15 ngày qua, chính quyền Australia đă thực hiện nhiều quy định mới và nghiêm ngặt để yêu cầu người dân tuân thủ việc cách ly xă hội, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Theo đó, ngồi trên ghế đá ăn bánh ḿ kebab, lau rửa kính chắn gió xe ô tô ngay giữa ngă tư hay ngồi yên trong xe mà không có lư do chính đáng... cũng có thể bị xử phạt ở bang New South Wales (NSW) và Victoria, Úc.

    Chính phủ và cảnh sát cho rằng họ không muốn thực thi các biện pháp mạnh tay này, nhưng cái họ cần là sự phối hợp. Hiện tại, vẫn c̣n nhiều ư kiến trái chiều về các chính sách của chính phủ.


    Chính quyền Australia đă thực hiện nhiều quy định mới và nghiêm ngặt để yêu cầu người dân tuân thủ việc cách ly xă hội, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
    Theo The Guardian, nếu vi phạm, mức phạt cho mỗi cá nhân ở bang NSW sẽ có thể lên tới 11.000 đô Úc (hơn 155 triệu VNĐ), hoặc 6 tháng tù giam, thậm chí là cả hai. Trong khi đó ở bang Victoria, số tiền phạt có thể lên tới 19.800 đô la Úc (hơn 280 triệu VNĐ) khi ra ṭa, và 1.652 đô la Úc (hơn 23 triệu VNĐ) nếu phạt tại chỗ.

    H́nh thức phạt tiền đă được hai bang NSW và Victoria thi hành, hiện đă có hơn 50 trường hợp vi phạm bị xử phạt ở đây. Kể từ 17/03, đă có hai người vi phạm ở NSW phải nhận trát hầu ṭa.

    Ngày 1/4, cảnh sát NSW đă phạt 13 người phạm luật. Một số trường hợp bị phạt sau khi đă cảnh báo nhiều lần, hoặc phạt kèm khi đang vi phạm lỗi khác. Theo ghi nhận, một thanh niên 21 tuổi đă bị phạt 1.000 đô la Úc (hơn 14 triệu VNĐ) khi đang ăn bánh ḿ trên ghế đá ở Newcastle. Trước đó cảnh sát đă cảnh cáo thanh niên này đến 2 lần.

    Ngày 02/04, ủy viên cảnh sát NSW Mick Fuller nói rằng các quy định đưa ra là điều cần thiết, để bảo vệ người dân.

    Tuy nhiên, các nhà hoạt động lại nói rằng việc trao quyền phạt và bỏ tủ vào tay cảnh sát sẽ gây ra nhiều hậu quả cho những người phải tiếp xúc nhiều với đội ngũ này. Luật sư Samantha Lee từ trung tâm pháp lư Redern ở Sydney cho biết cảnh sát nên được "cung cấp các chỉ dẫn rơ ràng và nghiêm ngặt trước khi áp đặt các quy định" và phạt tiền chỉ là phương án cuối cùng.


    Các nhà hoạt động lại nói rằng việc trao quyền phạt và bỏ tủ vào tay cảnh sát sẽ gây ra nhiều hậu quả cho những người phải tiếp xúc nhiều với đội ngũ này. (Ảnh: Getty)
    Ấn Độ
    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, ngày 25/3, Ấn Độ công bố lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài 3 tuần. Theo đó, cảnh sát Ấn Độ sẵn sàng dùng các biện pháp mạnh tay để răn đe người vi phạm. Nếu không tuân thủ yêu cầu cách ly, người dân sẽ bị cảnh sát… đánh đ̣n. Nhiều nơi thậm chí c̣n áp dụng h́nh phạt hít đất.

    Nhưng chưa dừng ở đó, theo The Guardian, một số h́nh phạt khắc nghiệt hơn vẫn đang được áp dụng. Một vài tuần trước, một video ngắn được đăng tải trên mạng đă cho thấy dân lao động nhập cư ở Ấn Độ phải ngồi khom lưng bên vệ đường để cảnh sát phun xịt hoá chất, nhằm khử khuẩn họ trước khi họ về các tỉnh thành nơi ḿnh ở.



    Những công nhân trở về từ Delhi bị phủ một lớp tẩy trắng, sodium hypochlorite, hoá chất có thể gây hại cho da, mắt và phổi, theo Indian Express. Trong khi đó, ở bang Punjab, những người bị buộc tội là vi phạm yêu cầu cách ly, sẽ phải tập squat và hét lên: “Chúng tôi là kẻ thù của xă hội. Chúng tôi không thể ngồi ở nhà".

    Mặc dù đă có sự đồng thuận toàn cầu rằng cần nỗ lực bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước dịch viêm phổi Vũ Hán, và điều này dẫn đến việc phải tạm thời hy sinh một số quyền tự do cá nhân, nhưng chuyên gia Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đă thúc giục các quốc gia phải đảm bảo các biện pháp chống dịch của họ là “vừa phải, cần thiết và không phân biệt chủng tộc".


    Philippines
    Tại Philippines, cảnh sát và chính quyền địa phương thậm chí c̣n nhốt những người vi phạm cách ly vào chuồng chó, trong khi nhiều người khác bị bắt ngồi dưới cái nắng gắt giữa trưa.

    Đảo Luzon của đất nước này đang bị phong tỏa trong 1 tháng, hơn 40 triệu người dân phải ở trong nhà. Đây sẽ là trải nghiệm vô cùng thoải mái cho những ai có một nơi ở xa hoa, rộng răi, nhưng sẽ trở thành “địa ngục” cho những gia đ́nh nghèo khổ có căn pḥng chật hẹp mà lại đông thành viên, dưới cái nóng như đổ lửa của Manila.

    Khắp đất nước, hơn 17.000 người đă bị bắt giữ do vi phạm lệnh phong toả, theo trang Rappler. Tổ chức Theo dơi Nhân quyền (Human Rights Watch) đă chỉ ra rằng, những hành động kiểu này sẽ phản tác dụng nếu tất cả người vi phạm được đưa vào cùng một cơ sở giam giữ.



    Kenya
    Những nhà hoạt động nhân quyền ở Kenya cảnh báo những chính sách mạnh tay không chỉ gây ra sự hoảng loạn cho xă hội mà c̣n gia tăng tỉ lệ lây nhiễm của virus.

    Cụ thể là, ở cảng thành phố Mombasa tuần trước, cảnh sát đă phun xịt hơi cay vào những người trên phà, khiến hàng trăm người ho và đưa tay lau nước mắt. Chính quyền cũng đánh người vi phạm bằng gậy baton.

    Vào thứ Ba (31/3), cảnh sát Kenya đă phải gửi lời chia buồn sâu sắc tới một gia đ́nh. Đứa con 13 tuổi của bọ bị bắn và chết trên ban công ở Nairobi khi cảnh sát di chuyển qua khu vực lân cận, thi hành lệnh giới nghiêm trước dịch bệnh.

    “Họ đến và hét, đánh chúng tôi như những con ḅ, và chúng tôi phải tuân thủ luật pháp", Hussein Moyo - cha của cậu bé bị bắn chết - chia sẻ.

    “Nếu những biện pháp này dùng để bảo vệ người dân khỏi virus, th́ thực tế cho thấy nó đă phản tác dụng", theo nhóm nghiên cứu Cải cách Chính sách của Cảnh sát ở Kenya.

    Nhiều người dấy lên nỗi lo sợ rằng, chính phủ sử dụng các quan ngại về dịch bệnh để tăng cường quyền lực cá nhân, từ đó đưa ra những chế tài để dập tắt những ư kiến chỉ trích.



    Nga
    Nước Nga dự kiến ngày 25/3 dự luật được đưa ra thảo luận, áp đặt các h́nh phạt nghiêm khắc, có thể lên tới 7 năm tù giam, đối với người vi phạm. Theo đó, người vi phạm có thể bị phạt từ 500.000 ruble (khoảng 154,3 triệu đồng) tới 2 triệu ruble (khoảng 617,3 triệu đồng).

    Trong dự luật, nếu người vi phạm khiến 1 người tử vong hay cố ư lây nhiễm sang nhiều người, họ có thể phải đối mặt với 5 năm tù giam, thậm chí lên tới 7 năm tù giam nếu khiến hơn 2 người tử vong.


    Nga cũng đưa ra nhiều h́nh phạt nghiêm khắc cho những người cố ư vi phạm. (Ảnh: Getty)
    Pháp
    Theo Euronews, cảnh sát Pháp đă phạt nhiều người vô gia cư do vi phạm yêu cầu của chính phủ trong việc phải tự cách ly ở nhà. Trước đó tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh tự cách ly toàn quốc, mọi người dân Pháp phải ở nhà và chỉ được ra ngoài để đi làm, tập thể dục hay mua các vật dụng cần thiết. Chính sách có hiệu lực trong ít nhất 15 ngày, và người vi phạm có thể bị phạt từ 38 euro đến 135 euro (khoảng 971.000 đồng - 3.451.000 đồng).

    Những người vô gia cư bị phạt ở Paris, Lyon và Bayonne. Nhưng trớ trêu là họ không có nơi nào để về, và họ không được phép ở những nơi công cộng. Giám đốc Liên đoàn Đoàn kết của Pháp (France’s Federation of Solidarity), tổ chức gồm 800 tổ chức từ thiện chống nghèo đói và vô gia cư, chia sẻ rằng: “Chúng tôi sẽ xin lời khuyên về việc gửi yêu cầu cho chính phủ dừng chế tài này ngay lập tức", theo AFP.

    Nhiều người vô gia cư hoảng loạn và gọi đến tổ chức từ thiện. Hiện tại, các nhà ở hỗ trợ đă chật cứng và những địa điểm người vô gia cư thường lui tới như trung tâm mua sắm đều đóng cửa, v́ vậy họ không có chỗ ngủ, và họ sợ hăi các h́nh phạt. Vài ngày sau, Pháp mở một trung tâm cách ly cho người vô gia cư bị nhiễm virus mà chưa cần đến bệnh viện. Tuy nhiên, những người vô gia cư không có triệu chứng vẫn chưa có nơi để về.

    Trong báo cáo gần đây, tổ chức Theo dơi Nhân quyền cho biết, các chính phủ cần bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tự do truy cập thông tin của người dân. Việc hạn chế quyền tự do di chuyển có thể chấp nhận được, nhưng chúng ta cần đảm bảo tính minh bạch và “tôn trọng nhân phẩm con người".

    Minh Anh

  5. #485
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Điểm tin đại dịch corona
    07/04/2020
    VOA Tiếng Việt


    Khách hàng được xịt khử trùng trước khi bước vào chợ ở Tirana, Albania, ngày 6/4/20.


    Danh sách những mất mát, đau thương v́ đại dịch COVID-19 ngày càng dài thêm khi con người mất đi cả những cái nắm tay, ôm nhau, những sự thăm viếng trong lúc họ cần nhất.

    Trong khi đó, bệnh nhân COVID-19 trên khắp thế giới đang đổ xô tham gia các cuộc nghiên cứu về một loại thuốc thử nghiệm chống virus corona. Nhiều người quan tâm đến thuốc remdesivir tới nỗi Viện Y tế Quốc gia Mỹ đang thúc đẩy quy mô cuộc nghiên cứu này.

    Về thuốc sốt rét hydroxychloroquine để chữa trị COVID-19, cố vấn thương mại Toà Bạch Ốc cho hay thành viên trong đội đặc nhiệm chống virus corona cuối tuần qua vẫn c̣n tranh căi về tác dụng của thuốc này đối với COVID-19.

    Hoa Kỳ: Hy vọng mong manh tại hai điểm nóng

    Trong ṿng 6 tuần, số tử vong tại Mỹ v́ virus corona từ 0 tăng lên hơn 10.000 người, tính tới 6/4, không lâu sau khi các giới chức khuyến cáo đây chưa phải là tuần khốc liệt nhất trong đại dịch này.

    Thống đốc New York và New Jersey ngày 6/4 loan báo hai tiểu bang này đang thấy đà tấn công của virus corona có dấu hiệu chựng lại nhưng khuyến cáo mọi người chớ tự măn trong lúc tử vong trên toàn nước Mỹ v́ virus này đă lên hơn chục ngàn và số người nhiễm ở Mỹ đă là 350 ngàn.

    Thống đốc New York, Andrew Cuomo, cho hay tính tới 6/4, số tử vong v́ virus corona tại bang này là 4.758, tăng thêm 599 ca từ ngày Chủ nhật 5/4. Hôm thứ Bảy trước đó có 594 người chết và hôm thứ Sáu có 630 thiệt mạng v́ dịch bệnh này tại bang New York.

    Ông Cuomo khuyến cáo vẫn c̣n quá sớm để nới lỏng hạn chế giao tiếp xă hội nhưng nói rằng số ca tử vong giảm xuống có thể là một dấu hiệu cho thấy biện pháp giữ khoảng cách xă hội đang có hiệu quả tại điểm nóng có số người chết nhiều nhất v́ COVID-19 tại Mỹ.

    Số người bị nhiễm ở bang New York trong 24 giờ qua tăng 7% lên thành 130.680 người.

    Số ca nhập viện, số người được đưa vào khu chăm sóc đặc biệt và số trường hợp phải dùng ống thở đều giảm, dấu hiệu cho thấy đà tấn công của COVID-19 tại đây có thể chựng lại.

    Tại bang New Jersey lân cận, tiểu bang có số ca nhiễm và tử vong cao hàng thứ nh́ ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm virus corona hàng ngày từ 24% hôm 30/3 tới ngày 6/4 đă sụt xuống 12%.

    Tổng cộng New Jersey báo cáo hơn 41.000 ca nhiễm và hơn 1.000 ca tử vong v́ virus corona.

    Các chuyên gia y tế của Toà Bạch Ốc dự báo số tử vong tại Mỹ v́ đại dịch COVID-19 có thể từ 100.000 đến 240.000 người.

    Tuần lễ chết chóc cao điểm

    Bất chấp những tín hiệu hy vọng từ New York và New Jersey, bác sĩ Brett Giroir, thành viên lực lượng đặc nhiệm của Toà Bạch Ốc chống virus corona, cho hay nước Mỹ đang bước vào ‘tuần chết chóc cao điểm’ và đặc biệt báo động các nơi như New York, New Jersey, Connecticut và Detroit, Michigan.

    Hơn 90% dân Mỹ đang chịu lệnh ‘ở nhà’ trong khi c̣n 8 tiểu bang chưa áp đặt lệnh cấm tương tự.

    Châu Á

    Trung Quốc loan báo sẽ nỗ lực ngăn chặn các ca bệnh COVID-19 nhập khẩu thông qua các đường biên giới trên bộ trong lúc số ca nhiễm virus corona không triệu chứng tại Trung Quốc tiếp tục tăng.

    Nhật ngày 7/4 sẽ công bố t́nh trạng khẩn cấp ở Tokyo và 6 khu vực khác trong lúc chính phủ chuẩn bị gói kích thích kinh tế gần 1 ngàn tỷ đô la.

    Ấn Độ hy vọng tới cuối tuần này mỗi ngày có thể xét nghiệm virus corona cho 20 ngàn người, tăng đôi tỷ lệ hiện nay.

    Indonesia cho hay số ca nhiễm hằng ngày tăng cao kỷ lục và hiệp hội y tế nước này loan báo có ít nhất 24 bác sĩ đă tử vong.

    Châu Âu
    Thủ tướng Anh, Boris Johnson, ngày 6/4 được đưa vào khu chăm sóc-điều trị đặc biệt trong bệnh viện sau khi ông có các triệu chứng nặng hơn v́ virus corona, Văn pḥng Thủ tướng cho biết. Ông Johnson, 55 tuổi, được đưa vào bệnh viện St Thomas tại London hôm 5/4, mười ngày sau khi xét nghiệm dương tính với virus corona và t́nh h́nh sức khoẻ không cải thiện. Văn pḥng Thủ tướng cho biết tới trưa ngày 6/4, t́nh h́nh của ông Johnson ‘tệ đi’ nhưng ông vẫn c̣n tỉnh và rằng ông được đưa vào pḥng chăm sóc đặc biệt như một biện pháp cẩn trọng, pḥng khi cần máy thở. Đây là nhân vật lănh đạo một chính phủ đầu tiên bị bệnh v́ virus corona.

    Tỷ lệ tử vong ở Tây Ban Nha hôm 6/4 tiếp tục giảm trong ngày thứ tư liên tiếp.

    Bộ Y tế Na-uy cho biết dịch bệnh ở nước này đang nằm dưới tầm kiểm soát, với tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.

    Thủ tướng Ireland, Leo Varadkar, đăng kư trở lại hành nghề y trong lúc đất nước của ông đang chật vật đối phó với sự lây lan của đại dịch corona. Ông bỏ nghề y vào năm 2013 sau bảy năm làm bác sĩ để bước chân vào con đường chính trị và trở thành Thủ tướng trẻ nhất của Ireland vào năm 2017. Giờ đây, ông sẽ trở lại làm việc như một bác sĩ 1 ca 1 tuần để góp sức trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

    Đức Giáo hoàng Francis khởi sự quỹ khẩn cấp để hỗ trợ các vùng bị virus corona hoành hành ở các nước đang phát triển, Vatican loan báo ngày 6/4.

  6. #486
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Covid-19: Chính phủ Nhật ban hành t́nh trạng khẩn cấp ở 7 thành phố kể cả Tokyo


    Hành khách đeo khẩu trang trên một chuyến tàu ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 07/04/2020 REUTERS - NAOKI OGURA

    Để đối phó với t́nh trạng dịch Corona đang tăng tốc lây lan tại Nhật Bản, chính phủ Shinzo Abe ban bố t́nh trạng khẩn cấp dài một tháng, tại 7 vùng, trong đó có thủ đô Tokyo và phụ cận kể từ thứ Ba 07/04/2020. Song song với quyết định tế nhị tại một quốc gia có lịch sử quân phiệt, thủ tướng Nhật tung ra kế hoạch vực dậy kinh tế với hơn 1000 tỷ đô la.



    Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles tường thuật:

    "Cho đến nay, Nhật Bản chống dịch theo mô h́nh của Thụy Điển, rất tự do, không để tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế. Chính phủ kỳ vọng vào tập quán tôn trọng vệ sinh y tế cộng đồng và tinh thần kỷ luật của người Nhật .

    Với 73 người chết và 3650 ca lây nhiễm Covid-19, Nhật Bản vẫn đứng đầu bảng xếp hạng các nước ít bị thiệt hại nhân mạng so với những cường quốc khác như Thụy Sĩ, Pháp, Ư, Mỹ.




    Thế nhưng, thủ tướng Shinzo Abe, dưới áp lực của truyền thông, báo chí và giới chuyên gia cố vấn, phải tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp, nhất là tại thủ đô, bởi lẽ t́nh trạng lây nhiễm tại Tokyo sắp vượt tầm kiểm soát.

    Dù sao đi nữa, dân Nhật chỉ bị áp đặt t́nh trạng khẩn cấp một cách tối thiểu . Biện pháp này không có hiệu lực pháp lư cưỡng chế​ dân chúng phải thi hành triệt để như tự hạn chế đi lại. Và dù bất tuân cũng không bị trừng phạt.

    Chính phủ Nhật đặt tin tưởng vào tinh thần công dân của người Nhật và nhất là kỳ vọng vào áp lực rất mạnh của xă hội trong cơn đại dịch sẽ làm mọi người tuân thủ.

    Để yểm trợ cho kinh tế, chính phủ huy động một ngân sách kích hoạt 1000 tỷ đôla, gần 20% GDP, một kế hoạch lớn nhất từ trước đến nay.

  7. #487
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Giá trị của giả thuyết virus corona lan truyền trong không khí


    Người dân Luân Đôn đeo khẩu trang trên đường phố. Ảnh chụp ngày 06/04/2020. Nếu thật sự là virus corona có thể sự lan truyền trong không khí, việc đeo khẩu trang lại càng cần thiết. REUTERS - HANNAH MCKAY

    Tâm lý lo ngại đã bùng lên hôm 01/04/2020 vừa qua, khi bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm và là gương mặt tiêu biểu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Mỹ, nêu lên khả năng virus corona có thể lây nhiễm qua đường không khí “khi người ta chỉ nói chuyện, chứ không chỉ v́ ho và hắt hơi”. Giả thuyết này, theo ông, có thể giải thích được lý do vì sao virus corona có sức lây nhiễm dữ dội khác thường.

    QUẢNG CÁO

    Phát biểu với đài truyền hình Mỹ CNN, ông Fauci xác định: “Người ta bắt đầu hiểu ra rằng một người nhiễm bệnh Covid-19 nhưng chưa bộc lộ triệu chứng, dù không ho và hắt hơi, vẫn có thể lây bệnh cho người khác”. Theo chuyên gia này, “đó rất có thể là một phương thức truyền nhiễm bằng hạt aerosol (tức là các hạt chất lỏng siêu nhỏ), có lẽ không đến mức ở được trong không khí hàng tiếng đồng hồ, nhưng đủ để lây nhiễm khi bạn nói chuyện với một người khác”.

    Bác sĩ Fauci không phải tự nhiên đưa ra giả thuyết này. Trong thời gian gần đây, nhiều chuyên gia đã bắt đầu xem xét khả năng virus corona lây truyền trong không khí, và đã có những kết luận ban đầu.

    Theo các nhóm nghiên cứu thuộc Trung Tâm Kiểm Soát và Pḥng Ngừa Dịch Bệnh Hoa Kỳ CDC, cùng với Đại Học California ở Los Angeles và Đại Học Princeton, thì khả năng virus Sars-Cov-2 lây lan thông qua các hạt aerosol cực nhỏ là một điều “hoàn toàn có thể xảy ra”.

    Công trình nghiên cứu được công bố vào giữa tháng 3 trên tạp chí y khoa Mỹ có uy tín là The New England Journal of Medicine xác nhận rằng virus corona có thể tồn tại trong ba tiếng đồng hồ trong các hạt chất lỏng lơ lửng trong không khí với kích thước nhỏ hơn 5 micron.

    Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đă phóng virus vào không khí bằng cách phun sương, nghĩa là với một loại máy hóa hơi, để khuếch tán một màn sương trong pḥng thí nghiệm.

    Trong một lá thư gửi Nhà Trắng ngày 01/04, ông Harvey Fineberg, chủ tịch ủy ban về các bệnh truyền nhiễm mới nổi lên, thuộc các Viện Hàn Lâm Khoa Học Mỹ, đã cho rằng: “Các nghiên cứu hiện hữu đều ủng hộ giả thuyết theo đó virus Sars-CoV-2 có thể được truyền đi trong những hạt aerosol do bệnh nhân thở ra”.

    Bức thư kể trên đặc biệt trích dẫn kết quả nghiên cứu ban đầu tại Đại học Nebraska (Hoa Kỳ), theo đó các nhà khoa học đă t́m thấy một phần mă di truyền (RNA) của con virus trong không khí của các pḥng nơi bệnh nhân bị cô lập.

    Tại Trung Quốc, các nhà nghiên cứu ở Vũ Hán, nơi xuất phát dịch bệnh, cũng đă thu thập mẫu không khí từ các pḥng bệnh viện khác nhau. Kết quả sơ bộ của họ cũng cho thấy nồng độ cao của virus corona, đặc biệt là trong nhà vệ sinh và các pḥng thay quần áo bảo hộ của nhân viên y tế.

    Vấn đề muôn thuở của các nghiên cứu khoa học là những gì ghi nhận trong phòng thí nghiệm có được thực tế bên ngoài kiểm nghiệm hay không.

    Công trình nghiên cứu của Mỹ được công bố trên Tạp Chí Y Học New England đă vấp phải nhiều chỉ trích. Theo một số chuyên gia, việc sử dụng máy phun sương không mô phỏng chính xác động thái ho hoặc hắt hơi của bệnh nhân và có nguy cơ làm tăng một cách nhân tạo hiện tượng truyền nhiễm trong không khí.

    Trả lời hãng tin Pháp AFP, giáo sư Paul Hunter thuộc trường đại học Anh East Anglia, cho rằng, khi một bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, “những giọt chất lỏng rơi xuống đất khá nhanh so với (sương phát ra từ) một b́nh xịt”, v́ lẽ những giọt này lớn hơn và do đó nặng hơn những đám sương được phun ra.

    Ngoài ra, sương mù phun ra trong pḥng thí nghiệm chứa đựng một lượng virus rất cao. Trên đài phát thanh France-Culture, bà Samira Fafi-Kremer, trưởng pḥng thí nghiệm virus học thuộc Đại Học-Bệnh Viện thành phố Strasbourg (miền Đông nước Pháp), thì những thí nghiệm tại Mỹ không phản ánh đúng thực tế.

    Theo chuyên gia này, trong môi trường bên ngoài, các hạt siêu nhỏ này sẽ bị gió làm tan ra, khiến cho lượng virus ít hơn. Ngay cả khi chứng minh được là con virus corona có thể lơ lửng trong không khí, điều đó không có nghĩa một người có thể bị nhiễm khi đi dạo ngoài trời.

    Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, không thể bác bỏ khả năng virus corona lan truyền qua đường không khí. Nhân viên y tế, những người phải tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân trong một thời gian dài sẽ đặc biệt dễ bị nhiễm bệnh.

    Trả lời báo Le Figaro, ông Etienne Simon-Lorière, chuyên gia virus học tại Viện Pasteur Paris cho rằng các kết luận của giới nghiên cứu Mỹ rất đáng chú ý đối với những nhân viên y tế thường phải “thực hiện một số cử chỉ nhất định trong bệnh viện đối với bệnh nhân nhiễm virus”. Theo ông Simon-Lorière, nghiên cứu đó khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ tốt giới chăm sóc y tế.

    Dẫu sao thì giả thuyết về phương thức lây nhiễm qua không khí sẽ cho phép giải thích phần nào hiện tượng lan nhanh của virus corona, đặc biệt là từ các bệnh nhân chưa có triệu chứng.

    Hiện nay, điều chắc chắn duy nhất mà giới khoa học đã xác định được là việc virus corona chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp và qua việc chạm vào nhau. Đó là lư do tại sao các cơ quan y tế khuyến cáo là phải giữ khoảng cách ít nhất một mét giữa mọi người, là phải rửa tay thường xuyên và tránh đưa tay lên mặt.

    Tuy nhiên, nếu virus có thể lơ lửng trong không khí trong vài giờ, th́ việc bảo vệ bản thân sẽ phức tạp hơn. Nếu giả thuyết này được các nghiên cứu khoa học khác xác nhận, điều đó sẽ thay đổi hoàn toàn những ǵ chúng ta biết về căn bệnh và phương tiện pḥng ngừa.

    Chính vì còn bán tín bán nghi mà nhiều chính phủ, từ Mỹ cho đến Pháp, đã thay đổi quan điểm về việc đeo khẩu trang trong những tuần lễ gần đây.

  8. #488
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Social distancing nghĩa là 'đừng sáp lại gần nhau'
    07/04/2020


    Trân Văn
    Virus Outbreak Britain


    Social distancing hay physical distancing đă trở thành biện pháp phổ biến trên toàn cầu khi COVID-19 lan rộng. Căn cứ vào những đặc điểm của COVID-19, các chuyên gia dịch tễ khuyên mọi người nên giữ khoảng cách từ 4 feet đến 6 feet hoặc từ 1,5 mét đến hai mét khi tiếp xúc với người khác để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm loại virus này.

    ***

    Social distancing không mới. Theo Wikipedia th́ nhân loại đă khuyến cáo nhau chú ư đến social distancing từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên để pḥng ngừa bệnh hủi. Cuối thập niên 2000, WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) cũng đă từng khẳng định, social distancing hết sức cần thiết để tự pḥng vệ trước các loại bệnh truyền nhiễm với khoảng cách tối thiểu là một tầm tay. Khi một loại bệnh truyền nhiễm nào đó bùng phát thành đại dịch, social distancing cùng với các giải pháp bảo vệ đường hô hấp, rửa tay thường xuyên là phương thức quan trọng kềm giữ đại dịch leo thang v́ giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho cả cá nhân lẫn cộng đồng (1).

    Chưa rơ v́ sao một số người Việt giải thích social distancing là “cách ly xă hội” trong khi bản chất của biện pháp này chỉ là đừng xáp lại gần ai. Có thể v́ diễn đạt social distancing là “cách ly xă hội” nên khi Thủ tướng Việt Nam ban hành Chỉ thỉ 16 (đặt định một số biện pháp khẩn cấp để pḥng, chống COVID-19), “cách ly xă hội” đă gây ra nhiều chuyện “dở khóc, dở cười” v́ chính quyền nhiều địa phương dùng đủ thứ vật liệu chặn đường, cấm lưu thông từ nơi này đến nơi khác, rượt bắt những người “dám” ra khỏi nhà bất kể lư do,… cũng v́ vậy, chỉ ba ngày sau khi Chỉ thị 16 có hiệu lực, Văn pḥng Chính phủ phải gửi công văn hỏa tốc, giải thích “cách ly xă hội” không phải là… cách ly (2)!

    ***

    Để dễ h́nh dung thiên hạ áp dụng cũng như thực thi social distancing thế nào trong pḥng, chống COVID-19, có lẽ nên ngó qua Đức một chút. Đó cũng là cách đối chiếu để nhận thức và điều chỉnh lại việc ứng dụng social distancing tại Việt Nam, tránh tạo ra “cách ly xă hội” với những xáo trộn không đáng như đă thấy...

    Chính phủ Đức tuyên bố thực thi social distancing từ 22 tháng 3 cho đến 5 tháng 4. Theo đó, trừ những cá nhân sống chung một nhà, khi ra khỏi nhà, mỗi người phải tự giác giữ khoảng cách 1,5 mét với những người khác. Những dịch vụ không thiết yếu như xăm, cắt tóc, massage,… không bảo đảm được yêu cầu này phải đóng cửa ngay lập tức (3).

    Đó là yêu cầu của chính phủ liên bang c̣n trên thực tế, một số tiểu bang như Bavaria – tiểu bang dẫn đầu về số người nhiễm và số người chết do COVID 19 - đă yêu cầu thực thi social distancing cả tuần trước khi Thủ tướng Đức yêu cầu thực thi social distancing trên toàn quốc.

    Sau lệnh thực thi social distancing của liên bang, bang Saxony chỉ cho phép rời khỏi nhà nếu có nhu cầu thiết yếu (đi chợ, khám bệnh, lấy thuốc). Bang North Rhine-Westphalia nâng khoảng cách khi áp dụng social distancing từ 1,5 mét lên 2 mét và ấn định mức phạt đối với vi phạm về social distancing là 25.000 Euro (khoảng 27.000 USD)… Ngày 1 tháng 4, Thủ tướng Đức nới rộng thực hiện social distancing cho đến 19 tháng này (4).

    Thực thi social distancing tạo ra rất nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Ông Cường Nguyễn, một người Việt cư ngụ ở thành phố Offenbach, bang Hessen đưa ra một ví dụ để dễ h́nh dung về những bất tiện ấy: Tùy diện tích, mỗi chợ chia khách thành những nhóm nhỏ đủ để các thành viên trong nhóm giữ được khoảng cách qui định khi mua sắm. Nhóm này ra th́ nhóm kia mới được vào. Đó là bất tiện thứ nhất, phải xếp hàng chờ tới lượt vào chợ…

    Bất tiện thứ hai là lối đi trong các chợ chỉ rộng chừng 1,5 mét thành ra phải chờ người vào trước ḿnh lựa – lấy xong những mặt hàng họ cần và di chuyển th́ ḿnh mới bước tới được. Khi thanh toán cũng phải giữ khoảng cách y hệt như vậy. Để bảo vệ nhân viên thu ngân – do tính chất công việc, không thể giữ khoảng cách an toàn với khách hàng – người ta dựng lên những tấm kính, tách họ và khách hàng thành hai bên… Đó là lư do dù các chợ rất vắng nhưng thời gian mua sắm trong chợ lại dài hơn nhiều so với b́nh thường và đó cũng là lư do dù không bị cấm đi chợ nhưng nếu không thật sự cần thiết, người ta tự hạn chế đến chợ và những nơi đông người như bưu điện v́ ở đâu cũng thế...

    Xưa nay, người Đức vốn đă nổi tiếng về tôn trọng kỷ cương. Tuy nhiên không phải là không có những cá nhân thích xé rào và cách hanh xử của hệ thống công quyền Đức cũng rất Đức: Rạch ṛi, nghiêm khắc. Tuần trước, bốn quân nhân Mỹ đóng trong một căn cứ ở Ramstein thuộc bang Rheinland-Pfalz bị phạt mỗi người 100 Euro v́ không ngụ trong cùng một nhà nhưng ngồi chung xe khi đi chợ - vi phạm social distancing (5).

    Không chỉ phạt tiền (tùy tính chất và tùy bang, tiền phạt dao động trong khoảng từ một vài trăm đến vài ngàn Euro), vi phạm social distancing có thể bị tống giam. Vừa có một thanh niên 27 tuổi ở Landshut, bang Bavaria bị phạt tù một tuần do vi phạm social distancing đến lần thứ ba. Anh chàng này bị cảnh sát bắt ba lần về cùng một lỗi: Không giữ khoảng cách qui định khi hút thuốc, uống bia, tán dóc với bạn bè cho đỡ buồn v́ phải quẩn quanh suốt ngày trong nhà.

    Chú thích

    (1) https://en.wikipedia.org/wiki/Social_distancing

    (2) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/cac...ng-630570.html

    (3) https://www.dw.com/en/what-are-germa...les/a-52881742

    (4) https://www.dw.com/en/coronavirus-ge...-19/a-52983855

    (5) https://www.stripes.com/news/violati...ction-1.624762

  9. #489
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    Phát hiện ra 'gót chân Achilles' của virus Corona Vũ Hán
    B́nh luậnVăn Thiện • 16:04, 07/04/20• 4421 lượt xem


    Kháng thể CR3022 trong máu của các bệnh nhân nhiễm SARS năm 2002 có thể giúp t́m thấy điểm yếu của SARS-CoV-2. (Ảnh: Pixabay)
    Viện Nghiên cứu Scripps, Hoa Kỳ đă báo cáo rằng họ đă t́m thấy một điểm yếu của virus Corona Vũ Hán (SARS-CoV-2) mà thuốc và các phương pháp điều trị có thể tác động vào. Điều này cũng có thể giúp phát triển vaccine để ngăn chặn virus.

    Nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Science vào ngày 3/4 cho thấy sự tương tác của cơ thể con người với virus Corona Vũ Hán ở “cấp độ gần nguyên tử” và kháng thể của virus SARS - loại virus xuất hiện năm 2002 ở Trung Quốc - có phản ứng chéo với SARS-CoV-2.

    Nghiên cứu này xoay quanh CR3022, một loại kháng thể lấy từ một bệnh nhân SARS, được một công ty dược phẩm ở Hà Lan phân lập vào 2006.

    Nghiên cứu phát hiện ra rằng điểm liên kết của kháng thể CR3022 với SARS-CoV-2 là tương tự như với SARS. Nhà sinh học Ian Wilson, đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết vị trí liên kết này “có thể là gót chân Achilles” của virus Corona Vũ Hán v́ khu vực này rất quan trọng đối với sự lan truyền virus và dễ bị tổn thương bởi thuốc.

    Tiến sĩ Meng Yuan, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi thấy rằng điểm yếu này thường ẩn bên trong virus và chỉ bị lộ ra khi một phần của virus thay đổi cấu trúc của nó, giống như trong nhiễm trùng tự nhiên”.

    Nhóm nghiên cứu cũng đang t́m kiếm các kháng thể khác có khả năng bám vào vùng dễ bị tổn thương của virus tốt hơn. Con người có năm loại kháng thể cơ bản, nhưng có rất nhiều biến thể giữa các nhóm đó.

    Viện Scripps cho biết họ đang kêu gọi sự giúp đỡ thông qua việc hiến máu của những bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra các kháng thể có ích trong máu của những người này.

    Do các kháng thể mà người sản sinh ra có thể trở nên mạnh hơn theo thời gian, nên các nhà nghiên cứu cho biết họ đặc biệt để tâm tới với những người không c̣n biểu hiện triệu chứng trong khoảng 2 đến 3 tuần.

    Tính đến sáng ngày 7/4, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đă là 1,34 triệu ca với gần 75.000 ca tử vong. Dịch bệnh này có dấu hiệu suy giảm ở Ư nhưng vẫn tăng cao ở các quốc gia khác.

    Văn Thiện

    Theo sandiegouniontribune , ibtimes

  10. #490
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thiên Tai Thế Giới / Biến Đổi Khí Hậu?

    SẼ PHẢI SỐNG VỚI VIRUS 2 NĂM TỚI (TỪ THỨC)
    Tháng 4 07, 2020 Lượt xem: 256
    ‘…Đúng là đại dịch (pandémie), đang lan tới Phi Châu. Có dịch cả ở Nam bán cầu, nghĩa là chuyện có mùa virus không đứng vững. Lúc này là cuối hè, đầu thu, điều đó chứng tỏ virus vẫn sống trong mùa nóng…’


    Lối vào cấp cứu bệnh viện Henri Mondor, ở Créteil,
    ngày 3 tháng 4 năm 2020. (LUDOVIC MARIN / AFP)

    SẼ C̉N KHỔ VỚI VIRUS 2 NĂM TỚI

    Chúng ta sẽ phải sống với coronavirus trong 2 năm tới, ngay cả khi hết lệnh phong tỏa. Đó là lời cảnh báo của một chuyên viên Pháp về virus. Bởi v́ virus đă lan tràn khắp thế giới, có thể đă bị ngăn chăn ở một nơi, vẫn hiện diện ở nơi khác. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho FranceInfo ( 06/04), Yves GAUDIN, virologue ( chuyên viên về virus), giám đốc nghiên cứu sinh học tại Đại học Paris-Sarclay, nói: “Không phải chỉ có tôi, nhiều virologues trên thế giới nghĩ như vậy. Có thể nói một phần lớn các chuyên gia đều nghĩ rằng dịch không chấm dứt trên thế giới khi hết phong toả (confinement) ở Pháp (hay một nơi nào khác). Hăy nói một cách rơ ràng, thẳng thắn điều đó’’

    VIRUS KHÔNG CÓ MÙA

    “Người ta cũng không biết chuyện chấm dứt phong toả sẽ diễn ra như thế nào, Yves Gaudin nói tiếp.Đó là một vấn đề chính trị, v́ phải có một quyết định. Nhựng, một cách rơ ràng, người ta biết là virus đă lây lan trên khắp thế giới. Ngay cả khi ngăn chặn được virus ở Pháp, người ta thấy dịch bùng nổ ở Anh, Mỹ. Nghĩa là không phải các nơi đều có một tiến tŕnh như nhau, và đặc tính virus có mùa không có ǵ chắc chắn. Ngay cả trong trường hợp có mùa virus, người ta có thể làm virus chậm lây lan, nhưng không chấm dứt hoàn toàn virus. Người ta đang đối đầu với dịch đă lan tràn khắp nơi, không giống giai đoạn đầu của Sras (Sars) ( chỉ hạn chế tại vài vùng) . Chúng ta sẽ phải sống với t́nh trạng đó. Coronavirus sẽ tiếp tục lưu hành. Nó đă truyền nhiễm cho cả nhân loại. Đúng là đại dịch (pandémie), đang lan tới Phi Châu. Có dịch cả ở Nam bán cầu, nghĩa là chuyện có mùa virus không đứng vững. Lúc này là cuối hè, đầu thu, điều đó chứng tỏ virus vẫn sống trong mùa nóng.’’

    KHẨU TRANG

    Về câu hỏi đang gây tranh căi : người khỏe mạnh có nên đeo khẩu trang hay không, Yves Gaudin nói : “Khẩu trang hay không, người ta có thể pḥng ngừa với một cái khăn che miệng. Vấn đề, không phải chỉ để pḥng ngừa cho ḿnh, nhưng để tránh nhiễm cho người khác, ngay cả khi không có triệu chứng. Sau đó, bạn giặt khăn. Như vậy, bạn giúp hạn chế sự lây nhiểm. “Tôi nghĩ nên dành những khẩu trang có khả năng an ninh cao cho những người tiếp cận với bệnh nhân, thí dụ nhân viên y tế “Nhiều người tự làm khẩu trang, tôi thấy chuyện đó không có ǵ khôi hài. Nếu bạn phải ra đường, hăy che miệng, và tránh nói chuyện. Có những nguyên tắc rất đơn giản, phải tập. Trong những tháng tới, đó là những chuyện phải tập, phải làm. Nếu có triệu chứng, hăy ở trong nhà (dù không c̣n lệnh phong tỏa)’’

    Từ Thức

    Nguồn: tuthuc-paris-blog.com/post/s%E1%BA%BD-ph%E1%BA%A3i-s%E1%BB%91ng-v%E1%BB%

    Tham Khảo:

    https://www.francetvinfo.fr/sante/ma...e_3899413.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 20-01-2019, 06:14 PM
  2. Replies: 6
    Last Post: 16-11-2014, 08:26 PM
  3. Những thiên tài bại năo
    By SilverBullet in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 01-10-2013, 04:58 AM
  4. Thiên Thần Đen
    By phuong vinh in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 28-01-2012, 09:34 PM
  5. Thiên Tai Ở Châu Á
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 26-03-2011, 11:35 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •