Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 17 of 17

Thread: Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    TT. Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: Trùm bắt bí trên trường quốc tế



    Di dân Afghanistan đến đảo Lesbos, Hy Lạp qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 02/3/2020.

    Siêu vi Covid-19 trên thế giới và ngày Siêu Thứ Ba - Super Tuesday - tại Mỹ là hai chủ đề chia nhau trang nhất các báo Pháp ra ngày thứ Ba 03/03/2020.


    Chen vào hai trọng tâm lớn này là ṿng đàm phán Liên Âu-Anh Quốc thời hậu Brexit bắt đầu mở ra, và nhất là t́nh hình căng thẳng tại biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ với việc Ankara mở cửa xua người xin tị nạn vào châu Âu để bắt bí Bruxelles.

    Vấn đề làn sóng người tị nạn đang mấp mé ngoài cửa ngơ châu Âu đă được nhật báo thiên hữu Le Figaro nêu bật trong tựa lớn trang nhất: “Trước ḍng người di cư dồn đến, tiếng kêu báo động từ Hy Lạp”. Tờ báo ghi nhận các cố gắng mà chính quyền Athens đang bỏ ra nhằm chặn bước tiến của hàng chục ngàn người xin tị nạn, giờ được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đẩy sang Liên Hiệp Châu Âu.

    Tờ báo cũng hoan nghênh việc giới lănh đạo Liên Âu kiên quyết phản đối hành vi “bắt chẹt không thể chấp nhận được” của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, và hứa sẽ giúp đỡ Hy Lạp. Một cách cụ thể, theo Le Figaro, bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đă tuyên bố: “Thách thức đối với Hy Lạp cũng là một thách thức đối với châu Âu”.

    Để cho thấy rơ lập trường của ḿnh, hôm nay, thứ Ba 03/03, bộ ba lãnh đạo Liên Âu là các chủ tịch Ủy Ban, Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu sẽ cùng với thủ tướng Hy Lạp, Kyriakos Mitsotakis, đến thăm vùng biên giới Hy Lạp - Thổ Nhĩ Kỳ.

    Thủ đoạn bắt bí châu Âu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan

    Sau khi mở cửa biên giới với Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 02/3 đă đe dọa để cho “hàng triệu” người di cư tràn ngập Liên Hiệp Châu Âu, vào lúc Ankara muốn được phương Tây giúp đỡ trong các hoạt động quân sự ở Syria. Đối với Le Figaro, “Ở vùng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Hy Lạp, đang có một ‘cuộc di cư’ được điều khiển từ xa”, mà người gây ra không ai khác hơn là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ “Erdogan, bậc thầy về việc dùng mối đe dọa di cư để bắt bí”.

    Trong bài xă luận mang tựa đề “Người di cư: Mặt trận chung”, phó ban biên tập nhật báo Pháp đă không ngần ngại tố cáo việc tổng thống Erdogan lợi dụng số 3,5 triệu người Syria đang lánh nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ để tiến hành một h́nh thức bắt bí châu Âu.

    Le Figaro lưu ư: “Tổng thống Thổ muốn buộc châu Âu can dự nhiều hơn vào cuộc xung đột Syria bên cạnh ông, (mà trước tiên hết là) mở rộng đóng góp tài chính vào việc quản lư những người tị nạn đă có mặt trên lănh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như một làn sóng mới đến từ vùng Idleb”.

    Tờ báo nêu rơ những thủ đoạn mà chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đă dùng để xúi giục người tị nạn tràn vào châu Âu qua biên giới trên bộ với Hy Lạp. Chính những con người khốn khổ này đă cho biết là họ được cung cấp các bản đồ chỉ rơ các tuyến đường dẫn đến vùng biên giới, được hưởng giá cực thấp khi mua vé xe. Trên đài truyền h́nh, những kẻ buôn người được cho quảng cáo ở khung giờ bản tin thời sự.

    Đối với tờ báo Pháp, các hành động trên đúng là nằm trong khuôn khổ một chiến dịch có phối hợp, đă biến hàng chục ngàn người xin tị nạn thành “cánh tay vũ trang” mà ông Erdogan dùng để đánh vào châu Âu.

    Ngăn chặn làn sóng nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ: Một hành động can đảm

    Tuy nhiên, Hy Lạp đă có phản ứng nhanh chóng và kịp thời. Trong vòng bốn ngày gần đây, các lực lượng biên pḥng Hy Lạp đă đẩy lùi gần 20.000 người xin tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ dồn về vùng biên giới. Theo Le Figaro, đây là một hành động can đảm của chính quyền Athens.

    Tờ báo giải thích: “Hy Lạp đă đóng kín cửa vào Liên Hiệp Châu Âu với nguy cơ là sẽ phải gánh chịu búa ŕu dư luận về những phản ứng ngăn chặn thô bạo”. Có điều, theo Le Figaro đó là một sự thô bạo mà Hy Lạp phải chịu đựng mà không hề mong muốn.

    V́ sợ rằng một ḿnh không chận nổi ḍng người di cư, Athens đă kêu gọi châu Âu giúp đỡ bằng cách kích hoạt Điều 78-3 của Hiệp ước Rôma. Cùng với Hy Lạp, giới lănh đạo Liên Hiệp Châu Âu đều tố cáo hành vi bắt chẹt không thể chấp nhận được của ông Erdogan.

    Le Figaro hết sức tán đồng phản ứng cứng rắn đối với Ankara: “Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đă hành xử như kẻ thù, hăy đối xử với ông ta đúng như thế, hăy ngừng các khoản tài trợ cũng như đ́nh chỉ cuộc đàm phán gia nhập Liên Âu của nước này. ”

    Dẫu sao th́ châu Âu cũng không có tiếng nói trong hồ sơ Syria, vốn có thể sẽ được giải quyết trong cuộc họp tay đôi Erdogan-Putin dự kiến vào thứ Năm 05/3 này.

    Từ đền Angkor đến thuyền gondola Venise: Du lịch khốn đốn v́ covid-19

    Hồ sơ nặng kư trên các báo Pháp hôm nay vẫn là diễn biến đáng lo ngại của dịch Covid-19 trên cấp độ thế giới và đặc biệt là tại châu Âu và tại Pháp. Các báo càng lúc càng nói nhiều về tác hại kinh tế ngày càng rơ nét của dịch bệnh, nhất là đối với ngành du lịch, giải trí.

    Les Echos đă chạy tựa lớn trang nhất trên chủ đề: “Ngành công nghệ thế giới: Nạn nhân chính của con virus corona”. Nhật báo kinh tế ghi nhận một loạt dấu hiệu: Các nhà máy hoạt động chậm hẳn lại, chuỗi cung ứng hậu cần bị trục trặc, các cửa hàng bị đóng cửa, sức cầu thấp hẳn.

    Kể từ trung tuần tháng 2/2020, các đại gia trong ngành công nghệ đă bắt đầu lo lắng cho doanh thu trong nửa đầu năm 2020 này. Có điều, theo Les Echos, dịch bệnh sẽ không xóa bỏ được các xu hướng mang tính cơ cấu đang hỗ trợ cho ngành phát triển.

    Le Monde th́ dành nguyên một hồ sơ cho t́nh trạng điêu đứng mà ngành du lịch đang phải trải qua, với bài viết chính mang tựa đề: “Cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu. Không một nước nào thoát được”, và “con virus corona đang làm tê liệt ngành du lịch”.

    Tờ báo Pháp khẳng định rằng tác hại kinh tế đă được ước tính lên đến khoảng hai mươi tỷ euro thất thu trong ngành du lịch và giải trí. Tại khắp nơi trên thế giới, các nhà điều hành tour du lịch và khách sạn đang lo lắng về sự sụt giảm đột ngột của lượng du khách tại các điểm đến ăn khách.

    Cam Bốt: Mất du khách Trung Quốc là thảm họa quốc gia

    Trong một bài viết riêng rẽ, Le Monde nêu ví dụ của khu đền Angkor tại Cam Bốt, đă trở nên vắng vẻ khác thường v́ không c̣n du khách Trung Quốc. Trên một đất nước mà ngành du lịch chiếm hơn 12% của nền kinh tế, và một phần ba du khách nước ngoài là đến từ Trung Quốc, dịch bệnh Covid-19 đă mang quy mô một thảm họa quốc gia.

    Trong số khoảng hơn 6,6 triệu người nước ngoài đến du lịch tại Cam Bốt trong năm 2019, có hơn 2,3 triệu đến từ Trung Quốc, hơn hẳn số khách đến từ Việt Nam và Lào, hơn cả du khách Hàn Quốc và Nhật Bản, hai nước vốn đă bỏ xa khách châu Âu và Mỹ.

    Một bài viết thứ hai phân tích t́nh h́nh tại Ư với một tựa đề rất châm biếm: “Từ Milano đến Venise, ngành du lịch Ư bị nhiễm virus corona”. Chính quyền địa phương đă ước tính một mức thiệt hại tài chính có thể lên tới 2 tỷ euro.

    Siêu thứ ba tại Mỹ: Ngày đăng quang của Bernie Sanders?

    Sau siêu vi mang đến dịch Covid-19, báo Pháp cũng rất quan tâm đến một sự kiện được đánh giá là siêu hạng khác: Ngày Super Tuesday tại Mỹ hôm nay 03/3, khi có không dưới 14 tiểu bang bầu sơ bộ chọn ứng cử viên đại diện đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới đây.

    Nhật báo Le Monde đă dành cho sự kiện này tựa đề lớn nhất trải dài trên 5 cột báo ở ngay trang nhất với một nội dung hết sức khách quan: “Đảng Dân Chủ: Cuộc đối đầu Biden-Sanders”.

    Libération, cũng đưa sự kiện Mỹ lên trang b́a, nhưng không ngần ngại chọn phe khi chạy tựa: “Bernie Sanders: Một nước Mỹ khác là điều có thể”.

    Tờ báo Pháp có xu hướng thiên tả này đă nhắc lại rằng các nhà b́nh luận truyền thống thường viện dẫn nhận định truyền thống: chỉ có chuyển vào phía trung th́ mới thắng cử. Đó là trường hợp của những người như Kennedy, Clinton, Obama.

    Thế nhưng lần này Libération đặt niềm tin vào Bernie Sanders, một người có xu hướng cấp tiến, vẫn thiên tả, hiện đang dẫn đầu cuộc đua.

    Riêng Le Figaro th́ lại chú ư đến nhân vật thứ ba trong số các ửng cử viên đảng Dân Chủ: Michael Bloomberg, một doanh nhân giàu có, nguyên là thị trưởng New York.

    Đối với Le Figaro, ngày hôm nay sẽ mang tính quyết định đối với nhà tỷ phú, từng chủ trương bỏ qua các cuộc bầu cử sơ bộ nhỏ và lẻ tẻ, để tập trung vào ngày hôm nay.

    Đàm phán Liên Âu-Anh Quốc thời hậu Brexit: Coi chừng “no deal”

    Dù rất chú ư đến các đề tài khác, nhưng La Croix hôm nay đă dành trang nhất cho ṿng đàm phán về quan hệ Liên Hiệp Châu Âu-Anh Quốc thời hậu Brexit.

    Dưới tựa lớn trang nhất: “Trận đấu ở thượng tầng”, nhật báo công giáo nhắc lại rằng các cuộc đàm phán về mối quan hệ hậu Brexit trong tương lai giữa Luân Đôn và Liên Hiệp Châu Âu đă khai mạc hôm 02/3 tại Bruxelles.

    Có điều, theo tờ báo, sự kiện đă mở ra trong không khí căng thẳng, cả hai bên đều mạnh mẽ cho thấy các giới hạn mà đối phương không thể vượt qua, xác nhận sự bất đồng sâu sắc.

    Theo La Croix, nếu đàm phán thất bại, tiến tŕnh Brexit áp dụng vào cuối giai đoạn chuyển tiếp, vào ngày 31/12, sẽ là “không thỏa thuận”, với hậu quả kinh tế khốc liệt - đối với cả Vương Quốc Anh lẫn lục địa châu Âu.

    La Croix kết luận: “Đàm phán Luân Đôn-Bruxelles, phần gay go nhất đă bắt đầu”.

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Syria: Nga-Thổ Nhĩ kỳ đi t́m một đồng thuận mới về chính trị



    Nga và Thổ Nhĩ Kỳ từ nhiều năm nay t́m cách siết chặt hợp tác. Ảnh minh họa: Một cuộc họp báo của ba nguyên thủ Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tại Téhéran năm 2018.

    Căng thẳng giữa Matxcơva và Ankara đột ngột gia tăng trong hơn hai tuần qua tại tỉnh Idlib, tây bắc Syria, sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng v́ những lợi ích lâu dài, Vladimir Putin và Recep Tayyip Erdogan cần có nhau trên hồ sơ Syria.



    Idlib là yếu tố dẫn đến cuộc họp bất thường tại điện Kremlin hôm 05/03/2020 giữa tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Kịch bản Nga – Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp đối đầu nhau tại thành phố Idlib đă suưt xảy ra, sau loạt oanh kích trong đêm 27 rạng sáng 28/02/2020 do quân đội Damas tiến hành với sự yểm trợ của không quân Nga, làm 33 quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng. Trước đó, một chiếc Sukhoi Su-24 của quân đội Syria mà ai cũng biết trên thực tế, đó là chiến đấu cơ của Nga, đă gây tử vong cho phía quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara trả đũa.

    Quân đội Syria càng tiến gần đến Idlib, t́nh h́nh tại khu vực càng như một chảo lửa. Câu hỏi đặt ra là phải chăng, sau tuần trăng mật, Matxcơva và Ankara đổi chiến lược để chọn giải pháp đối đầu ? Câu trả lời có lẽ là không.

    Nh́n từ phía Nga, bài toán khá đơn giản : Khi can thiệp quân sự vào Syria, Matxcơva muốn giành lại vị trí hàng đầu ở Trung Đông, nên đă đứng về phía Damas. Chính quyền Syria trong tay tổng thống Al Assad muốn chiếm lại Idlib, một trong những thành tŕ quan trọng cuối cùng của phe nổi dậy, để có thể tuyên bố đă giành được thắng lợi trong cuộc nội chiến bùng lên tại Syria từ năm 2011.

    Vấn đề đặt ra là Idlib nằm ngay sát cạnh biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan đưa quân sang Syria với 2 mục tiêu. Một là diệt trừ lực lượng Kurdistan, một hiểm họa tiềm tàng đối với an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara muốn tránh kịch bản người Kurdistan tại Syria hợp lực với phe Kurdistan tại Thổ Nhĩ Kỳ đ̣i ly khai. Mục tiêu thứ hai khiến Ankara muốn bảo vệ Idlib là tránh để chiến sự xảy ra ngay sát cạnh, đẩy hàng trăm ngàn người tị nạn từ Idlib tràn qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Cần biết rằng đă có hơn ba triệu rưỡi người tị nạn Syria đang nương náu tại Thổ Nhĩ Kỳ trong những điều kiện bấp bênh. Ankara muốn đưa số người tị nạn nói trên trở về Syria.

    Có điều lực bất ṭng tâm, khả năng quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có giới hạn, trong lúc phía Syria được không quân Nga yểm trợ. Về thực chất Nga kiểm soát gần như toàn bộ không phận Syria.

    Yếu thế, Ankara vừa t́m cách lôi kéo Liên Minh Bắc Đại Tây Dương về phía ḿnh, vừa chơi tṛ bắt bí châu Âu để đ̣i cả NATO lẫn Liên Hiệp Châu Âu quay trở lại Syria. Cả hai lá bài này đều không đem lại kết quả mong muốn. Tổng thống Erdogan đành phải sang tận Matxcơva điều đ́nh với Vladimir Putin. Là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, ông Erdogan thừa biết rằng trên hồ sơ Syria, không thể đạt được cả hai mục tiêu đă đề ra, nếu không có sự đồng thuận của Nga.

    Về phần Nga, đành rằng điện Kremlin đang chiếm thế thượng phong trên hồ sơ Syria, nhưng trên thực tế, Matxcơva cũng rất cần đến Ankara. Fidor Loukianov, tổng biên tập tạp chí Russia in Foreign Affairs ghi nhận, "hai quốc gia này cần có nhau để đạt được những mục tiêu của riêng ḿnh (...) Không có Thổ Nhĩ Kỳ, và nhất là trong trường hợp đối đầu với Ankara, Nga sẽ sa lầy tại Syria".

    Chính v́ điểm này, mà mùa thu 2018 Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đă thông qua thỏa thuận tại Sotchi. Các bên quy định tại Idlib, cần phân biệt rơ giữa một bên là các phần tử thánh chiến cực đoan và bên kia là các phe chống đối ôn ḥa nhắm vào tổng thống Syria. Ankara có nhiệm vụ "vô hiệu hóa" các nhóm thánh chiến cực đoan để đổi lấy một thỏa thuận ngưng bắn tại Idlib. Nói cách khác, Nga cũng cần có Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tay để văn hồi ḥa b́nh cho Syria.

    Do vậy, theo chuyên gia Fidor Loukianov, căng thẳng gần đây tại Idlib có thể là một khởi điểm cho một liên minh mới giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc họp tại Matxcơva hôm nay có thể là cột mốc quan trọng đối với chiến lược của Nga tại Syria. Vẫn theo chuyên gia này, nếu vượt được lên trên bất đồng với tổng thống Erdogan để giải quyết hồ sơ nóng bỏng này bằng một giải pháp chính trị, việc Nga đưa quân sang Syria từ hồi tháng 9/2015 cho phép Matxcơva gặt hái được những kết quả tốt đẹp, điều đó cũng có lợi cho Trung Đông. Bằng không, "đoạn tuyệt với Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ dẫn tới những hậu quả khó lường".

    Bản thân tổng thống Vladimir Putin và ngành ngoại giao Nga quá khôn ngoan để không rơi vào cái bẫy, gây hấn với Thổ Nhĩ Kỳ.

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Thượng đỉnh Nga – Thổ : Erdogan « vớt vát » với lệnh ngừng bắn tại Idleb, Syria


    Tổng thống Nga Vladimir Putin (P) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trong cuộc họp báo chung, Matxcơva, ngày 05/03/2020 Pavel Golovkin/Pool via REUTERS

    Sau 100 ngày bùng cháy dữ dội, chảo lửa Idleb, tây bắc Syria sẽ thật sự được dập tắt hay không ? Và sẽ được kéo dài trong bao lâu ? Sau ba giờ thảo luận, cả hai nguyên thủ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đă « đạt được một lệnh ngừng bắn tại Syria ». Nhưng để có được thỏa thuận này, « Thổ Nhĩ Kỳ đă nhượng bộ Nga những ǵ ? ».



    Trước khi giải mă, Le Figaro không quên lưu ư rằng trong cuộc họp thượng đỉnh hôm qua, tổng thống Nga Putin hoàn toàn trong thế mạnh. Chủ nhân điện Kremlin đặt điều kiện để tổ chức cuộc gặp : Thượng đỉnh diễn ra tại Matxcơva thay v́ ở Ankara và là một cuộc gặp song phương chứ không phải là bốn bên (Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Đức) như đề nghị ban đầu của lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ.

    Sau nhiều giờ thảo luận, tổng thống Nga đồng ư một lệnh hưu chiến nhưng có những điều kiện kèm theo. Trong mục tiêu chiến lược của Nga là làm thế nào lấy lại hai trục lộ chính M4 (Alep – Lattaquia, căn cứ địa của Assad) và M5 (Alep – Damas). Thứ Hai, 02/3, thành phố Saraqeb rơi vào tay quân đội Syria nhờ vào sự yểm trợ của không quân Nga, cũng như là lực lượng quân sự Iran và phe Hezbollah. Với thắng lợi này, bài toán M5 xem như đă được giải quyết, binh sĩ Nga đă hiện diện trong khu vực. Điều này có một ư nghĩa rất rơ ràng : « Nếu Thổ Nhĩ Kỳ và phe nổi dậy muốn tái chiếm thành phố, điều đó có nghĩa là họ sẽ phải gây chiến với Nga » theo như giải thích của nhà đối lập, Haytham Manna.

    Giờ chỉ c̣n lại thế cờ M4. Đây chính là điểm nguyên thủ Thổ phải nhượng bộ tổng thống Nga. Phía Ankara sẽ có được một « hành lang an toàn », nằm sâu 6 km ở phía bắc và 6 km ở phía nam trên trục lộ này thay v́ là 15 km như ông Erdogan đ̣i hỏi. Theo quan điểm của Matxcơva, tháng 10/2019, việc Ankara và phe nổi dậy có được vùng phía đông, nằm giữa Ras el-Ain và Tall Abyad là đă quá đủ. Thế nên, không có chuyện ông nhượng bộ tiếp cho Ankara vùng Idleb.

    Do vậy, với chiều rộng 6 km hành lang an toàn, hai thành phố do phe nổi dậy chiếm đóng là Jisr al Shoghour và Ariha xem như bị « vô hiệu hóa ». Matxcơva và Teheran sẽ cung cấp một hệ thống pḥng thủ chống drone cho phép đẩy lùi các cuộc tấn công bằng máy bay tự hành từ Thổ Nhĩ Kỳ. Về phần các chốt các quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ tại Idleb, nhằm cứu văn danh dự cho « đồng minh mới », Putin dường như đă đề nghị biến chúng thành chốt gác chung Nga – Thổ, thậm chí là cả tuần tra chung.

    Nói một cách khác : Ông Erdogan chẳng khác ǵ như « gà bị trói chân ». Không những thế, Thổ Nhĩ Kỳ c̣n được Nga và Trung Quốc - hai quốc gia đầu tư làm lại con lộ M5 - yêu cầu phải giải trừ vũ khí và « ôm lấy » khoảng từ 10 – 15 ngàn quân thánh chiến mà Ankara ủng hộ nhưng không tài nào khuyên giải được.

    Erdogan đành an ủi ra về với lệnh hưu chiến mà không thể kháng cự trước những đ̣i hỏi của Putin. Kết quả thượng đỉnh một lần nữa khẳng định tổng thống Nga Vladimir Putin mới thật sự là chủ nhân cuộc chơi. Với Matxcơva, « một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là ngăn chận Mỹ và châu Âu gia tăng ảnh hưởng trong cuộc xung đột Syria ».

    Libya : Trục Damas – Benghazi đối đầu Tripoli - Ankara

    Cuộc đọ sức giữa hai « người bạn » Nga và Thổ có lẽ không chỉ dừng ở Syria mà c̣n ở cả Libya. Le Monde cho biết « Một trục Haftar – Assad đang trỗi dậy ở Libya ».

    Dấu hiệu cho thấy cuộc chiến đang dần bị quốc tế hóa là chính phủ Đông Libya của tướng Khalifa Haftar, không được cộng đồng quốc tế công nhận, nhưng được Nga, Ai Cập và một số nước Ả Rập ủng hộ, vừa mở một ṭa đại sứ tại Damas. Một bước tiến mới trong việc tái hội nhập khu vực của chế độ Assad trên trường ngoại giao của thế giới Ả Rập. Một trục Damas – Benghazi nhằm đáp trả liên minh đối thủ Ankara – Tripoli.

    Theo quan sát của Ghassan Salamé, cựu đặc sứ Liên Hiệp Quốc chuyên trách hồ sơ Libya, từ năm 2018, các hoạt động hàng không giữa Damas – Benghazi diễn ra liên tục, nhưng ông không thể nào biết rơ « có những ǵ bên trong » các chiếc máy bay đó. Quan hệ Damas – Benghazi c̣n thể hiện rơ qua việc Syria gởi 1.500 binh sĩ có huấn luyện đến Benghazi. Có lẽ là nhằm thay thế số lính đánh thuê Nga ở phía nam do tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, vốn thân cận với điện Kremlin, tuyển dụng.

    Le Monde cho rằng, trục Syria – Benghazi c̣n là một phần trong chiến lược chinh phục châu Phi hạ Sahara của Matxcơva. Trong triển vọng này, Benghazi đóng vai tṛ như là một bệ phóng cho Nga đi về hướng Nam , nhất là nước Cộng Ḥa Trung Phi (RCA), mà tập đoàn Wagner đang hoạt động rất mạnh tại đây. Theo nhận định của một nhà quan sát với Le Monde, « Libya giống như là một mắt xích trong chuỗi hậu cần của Nga sang châu Phi ».

    Châu Âu trấn an Hy Lạp, « vỗ về » Thổ Nhĩ Kỳ

    Gặp khó khăn với Nga tại Syria và Libya, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ quay sang bắt chẹt Liên Hiệp Châu Âu bằng cách thả cửa cho hàng chục ngàn di dân ùa sang biên giới Hy Lạp. Trong hoàn cảnh này, Liên Hiệp tuy chỉ trích mạnh mẽ nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ nhưng cũng phải « cố gắng không làm mất ḷng Erdogan ».

    Thua cuộc trên bàn cờ Idleb, Syria, Erdogan dùng di dân để đe dọa Liên Hiệp Châu Âu, yêu cầu khối này phải chia sẻ một phần « gánh nặng » trong việc tiếp nhận di dân và người tị nạn. Thứ Tư, 4/3, tổng thống Thổ nhắc lại với các đồng nghiệp Liên Hiệp Châu Âu rằng chỉ có một giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng di dân là phải ủng hộ ông trong cuộc chiến chống các lực lượng Bachar al-Assad tại Syria.

    Đáp lại lời kêu gọi này, Liên Hiệp Châu Âu chỉ cam kết hỗ trợ một khoản trợ giúp 170 triệu euro để đối phó với t́nh h́nh nhân đạo bi thảm do các cuộc tấn công của chế độ Damas nhắm vào Idleb gây ra kể từ tháng 12/2019.

    Bruxelles cho biết rất có thể sẽ điều chỉnh lại thỏa thuận di dân kư kết với Ankara năm 2016 và dự kiến nhiều biện pháp hỗ trợ mới. Liên Hiệp Châu Âu có thể sẽ tái thúc đẩy một số hứa hẹn đă đưa ra vào thời kỳ đó, trong đó có chính sách cấp thị thực nhập cảnh.

    Dù vậy, để tỏ ḷng liên đới với Hy Lạp, khối này cũng không quên chỉ trích mạnh mẽ Thổ Nhĩ Kỳ đă « điều khiển một cách vô liêm sỉ những người trong t́nh cảnh vô vọng ». Theo các bằng chứng h́nh ảnh do giới chức Hy Lạp cung cấp, chính quyền Ankara đă lên kế hoạch từ lâu dịch chuyển hàng ngàn di dân về phía biên giới Hy Lạp.

    Liên Hiệp Châu Âu cho biết để hỗ trợ Hy Lạp trong việc ngăn chận di dân, khối này sẽ huy động khoảng một trăm lính biên pḥng và tuần duyên từ cơ quan Frontex cũng như là 160 quan chức Văn pḥng chuyên trách tị nạn để giúp Hy Lạp xúc tiến việc xét đơn xin tị nạn.

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ : Căng thẳng gia tăng v́ nhập cư



    Đoàn người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ hướng về biên giới Hy Lạp ngày 06/03/2020.

    Hàng ngàn người t́m đường vào châu Âu đổ về biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi Akara mở cửa biên giới cho phép người nhập cư tràn vào châu Âu. Thủ tướng Hy Lạp tuyên bố thỏa thuận nhập cư giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Châu Âu kư kết hồi 2016 đă bị "khai tử". Vào sáng nay 07/03/2020 bạo động lại bùng lên ở Edrine, phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ giáp ranh với Hy Lạp.


    Đặc phái viên đài RFI Cerise Sudry Le Du tại trại Pazarkule, tường thuật :

    Hàng trăm người đang la ó, đập tay. Nhiều người mẹ bồng những đứa con vừa lọt ḷng. Có những người dương cao tấm biểu ngữ " Chúng tôi muốn qua (cửa khẩu)". Nhưng vô ích. Cổng rào ở đồn biên giới Pazarkule, phía Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đóng kín trong sự tuyệt vọng của người nhập cư.

    Sinan, một người Iran quan sát t́nh h́nh từ xa. Xung đột trong những ngày qua đă làm một người thiệt mạng, nên Sinan không muốn lên tuyến đầu.

    Anh nói: "Người ta cắt điện để không ai có thể dùng điện thoại, quay video về những ǵ đang diễn ra tại đây, để rồi những đoạn video đó sẽ được phát tán ra bên ngoài".

    Nước uống cũng không có. Lều trại th́ tạm bợ, điều kiện sống rất khó khăn. Nhiều người hết kiên nhẫn. Sebnem không c̣n biết bà phải làm ǵ.

    Phụ nữ này nói bà không c̣n tiền để trở lại Istanbul và than thở là bị đối xử như trẻ con. "Tổng thống Erdogan thi bảo cửa đă mở để cho mọi người muốn đi đâu th́ đi, nhưng đến biên giới th́ cửa khẩu lại đóng chặt. Chúng tôi biết đi đâu bây giờ ? Chúng tôi đă bỏ lại tất cả tài sản, không c̣n tiền bạc ǵ để đi đến một nơi khác".

    Ở bên trong trại, có nhiều video cho thấy xô xát xảy ra giữa người nhập cư và cảnh sát Hy Lạp"

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Covid-19 : Thổ Nhĩ Kỳ thả bớt tù h́nh sự, nhưng vẫn giữ tù chính trị


    Cầu Galata ở Istanbul vắng hơn thường ngày do t́nh h́nh dịch Covid-19. Ảnh chụp từ trên không ngày 23/03/2020. REUTERS - Mehmet Caliskan

    Tính đến ngày 06/04/200, Thổ Nhĩ Kỳ có hơn 30 ngh́n ca nhiễm và 679 người chết v́ Covid-19. Trong bối cảnh dịch lan tràn như vậy, chính quyền Ankara quyết định giải tỏa một phần các nhà tù, hiện đă quá đông. Khoảng 90 ngh́n tù nhân sẽ được trả tự do trước thời hạn hoặc quản thúc tại gia, theo một đạo luật được Quốc Hội thảo luận và thông qua ngày 07/04/2020.



    Thế nhưng, chỉ có tù thường phạm mới được phóng thích, c̣n tù chính trị cũng như những người phạm tội « khủng bố » không nằm trong diện được hưởng chính sách trên.

    Thông tín viên Anne Andlauer tường tŕnh từ Istanbul :

    Đúng là nghịch lư. Nếu như các nhà tù ở Thổ Nhĩ Kỳ đang quá tải- 240 ngh́n chỗ trong khi có đến 300 ngh́n tù nhân - đó là v́ từ khi có cuộc đảo chính hụt năm 2016, hàng chục ngh́n người đă bị giam v́ các cáo buộc liên hệ với « khủng bố ».

    Họ là những người trung thành với giáo sĩ Fethullah Gulen, được cho người cầm đầu đảo chính, và cả các nhà báo, những nhà hoạt động nhân quyền, đối lập chính trị thuộc đảng ủng hộ người Kurdistan…

    Thế nhưng, tất cả những tù nhân đó, phần lớn thuộc diện bị giam giữ để ngăn chặn, lại bị gạt ra khỏi diện được thả sớm. Theo luật sư Erdal Dogan, chuyên gia về các phiên xử chính trị, những người này lẽ ra phải là những người đầu tiên được trả tự do.

    Ông nói : « Đó là những người không hề phạm tội ǵ khác ngoài suy nghĩ và viết. Họ là nạn nhân của sự tức tối và thù hằn của chính quyền. Không thể hiểu nổi cả về mặt pháp lư cũng như về mặt nhân đạo hay đạo đức. »

    Luật sư Erdal Dogan không tin vào thông báo của bộ trưởng Tư Pháp, theo đó không có ca nhiễm Covid-19 nào được phát hiện trong tù: « Quản lư trại giam buộc hàng ngh́n tù nhân phải làm việc. Không thể có chuyện không có ai trong số họ bị nhiễm virus. Hơn nữa, các tù nhân chắc chắn không có đủ nước và xà pḥng. Loại các tù chính trị ra khỏi diện thả sớm tức là đe dọa họ bằng cái chết và như vậy để đổ trách nhiệm cho chính họ về cái chết của ḿnh. »

    Hơn thế, dịch bệnh khiến họ c̣n phải chịu thêm h́nh phạt là kéo dài thời gian chờ phiên xử. Do virus corona, các phiên xử tại ṭa án đều tạm ngừng ít nhất cho đến cuối tháng này."

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Covid-19: TT Thổ Nhĩ Kỳ bác đơn từ chức của bộ trưởng Nội Vụ


    Đường phố Istanbul vắng vẻ khác thường ngày 11/04/2020 sau khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ ban hành lệnh giới nghiêm hai ngày cuối tuần để ngăn chặn đà lây lan của virus corona. REUTERS - UMIT BEKTAS

    Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua 12/04/2020 đă từ chối đơn từ chức của bộ trưởng Nội Vụ Süleyman Soylu. Lănh đạo bộ Nội Vụ muốn từ nhiệm v́ những thất bại khi đưa ra biện pháp phong tỏa đột xuất để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh Covid-19.



    Tối thứ Sáu tuần trước (10/04), bộ trưởng Nội Vụ Süleyman Soylu phát lệnh phong tỏa 31 thành phố lớn trong ṿng 48 giờ đồng hồ trong hai ngày nghỉ cuối tuần, lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực chỉ hai giờ sau khi được ban bố. Thông báo đột ngột của bộ trưởng đă khiến đông đảo dân chúng lo ngại và đổ xô đi mua sắm thực phẩm dự pḥng.

    Từ Istanbul, thông tín viên RFI Anne Andlauer giải thích:

    « Cuối cùng, thực ra, thông báo từ chức của Süleyman Soylu, người giữ chức bộ trưởng Nội Vụ từ 3 năm rưỡi qua, chỉ là một cú nắn gân mạo hiểm của gương mặt đại diện cho bộ máy hành pháp của Thổ Nhĩ Kỳ.

    Trong một tin nhắn trên mạng xă hội Twitter, bộ trưởng Soylu giải thích ông từ chức là do quản lư không tốt sau khi ra lệnh phong tỏa. Quả thực, tối thứ Sáu tuần trước, hàng chục triệu người Thổ Nhĩ Kỳ đến những giờ phút cuối mới biết họ sẽ phải ở yên trong nhà trong hai ngày nghỉ cuối tuần. Khoảng 300.000 người đồng loạt đổ xô đến các trung tâm thương mại vẫn c̣n mở cửa để mua thực phẩm, bất chấp dịch bệnh.

    Không đồng ư để bộ trưởng Nội Vụ từ chức, tổng thống Recep Tayyip Erdogan như vậy thừa nhận là đă không được thông báo trước về biện pháp phong tỏa. Ít nhất th́ cũng có vẻ là như vậy, và đây là một điều lăng nhục đối với tổng thống Recep Tayyip Erdogan. C̣n về bộ trưởng Nội Vụ Süleyman Soylu, không những ông này cứu được chiếc ghế bộ trưởng của ḿnh, mà c̣n củng cố được vị thế trong chính phủ v́ được coi là người cần thiết cho tổng thống. Tuy nhiên, chiến thắng này có thể sẽ chọc tức các đối thủ của ông, đầu tiên phải kể đến bộ trưởng Tài Chính Berat Albayrak, con rể của tổng thống Recep Tayyip Erdogan ».

    Về diễn biến của dịch Covid-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ, đà lây lan đă tăng tốc trong những ngày gần đây. Theo số liệu chính thức của bộ Y Tế nước này, công bố tối hôm qua, 12/04, đã có gần 57.000 người bị nhiễm bệnh và khoảng 1.200 người chết.

  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thổ Nhỉ Kỳ xưng bá ? Nga Thổ song tranh? Thế chiến 3?

    Vì Covid-19, Thổ Nhĩ Kỳ hoăn nhận tên lửa S-400 của Nga


    Nga bắt đầu giao tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/07/2019. Ảnh tư liệu. HANDOUT / TURKISH DEFENCE MINISTRY / AFP
    Minh Anh
    Đợt giao tên lửa S-400 của Nga cho Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến cho ngày 30/04/2020 tới đây sẽ không diễn ra. Số tên lửa này cũng sẽ không biết ngày nào có thể được giao trong ṿng nhiều tháng.


    Lư do chính thức được đưa ra là do t́nh h́nh dịch bệnh. Thế nhưng, trong tuần này, ngày 22/04/2020, Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đă cho hạ lăi suất chỉ đạo lần thứ 8. Dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn. Cùng với việc kinh tế toàn cầu bị suy thoái đe dọa, đối với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như bao nước khác, đây không phải là lúc để Ankara mạo hiểm với các trừng phạt kinh tế để trang bị tên lửa S-400.

    Lư do thứ hai là chính quyền tổng thống Recep Tayyip Erdogan không muốn « chọc giận » Mỹ. Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ có lẽ đang cần chút dưỡng khí, và Ankara nghĩ đến cú hích kín đáo của Ngân hàng Trung ương Mỹ thông qua tỷ giá hối đoái.

    Hồ sơ Syria cũng là một vấn đề quan trọng đối với Ankara. Bị sa lầy trong cuộc xung đột, thiệt hại nhiều binh sĩ, cuộc can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ không c̣n được người dân ủng hộ.

    Đây cũng là cơ hội để phe đối lập gia tăng áp lực đ̣i triển khai số tên lửa này ở biên giới với Syria nhằm hỗ trợ cho các lực lượng quân đội. Điều này có thể gây khó khăn cho phía Nga.

    Khi thông báo tạm hoăn trang bị số tên lửa này, Erdogan có thể kéo dài thêm thời gian để không làm phật ḷng cả Nga và Mỹ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sự thật về chiến tranh Việt Nam. Website cuả cựu chiến binh Mỹ
    By Hiếu Thiện in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 0
    Last Post: 20-03-2018, 10:49 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2016, 11:21 AM
  3. Chiến tranh đến gần?
    By anlocdia in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 10-05-2012, 08:09 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 16-12-2011, 05:10 PM
  5. Replies: 1
    Last Post: 15-01-2011, 04:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •