Cho đến thời điểm hiện tại TT Trump đă tháo ng̣i nổ chiến tranh do chính ḿnh gắn khi ra lệnh ám sát tướng hàng đầu của Iran với bài phát biểu chọn hoà dịu
tại Toà Bạch Cung ngày 8/1/2020 sau khi Iran bắn tên lửa vào căn cứ Mỹ ở Irak để trả thù


Iran dùng ít nhất ba kênh ngoại giao ngầm, qua Thụy Sĩ và các nước khác, để gửi thông điệp tới Mỹ rằng các hành động trả đũa của nước này đă chấm dứt sau vụ tấn công sáng 8/1.

Theo CNN, khi các quan chức Mỹ c̣n đang bận rộn đánh giá thiệt hại từ vụ tấn công bằng tên lửa của Iran vào hai căn cứ quân sự ở Iraq, họ đă nhận được nhiều thông điệp từ Iran với nội dung duy nhất: Chúng tôi đă xong việc.

Nhiều kênh ngoại giao khác nhau


Tehran xúc tiến liên lạc thông qua ít nhất ba kênh ngoại giao ngầm từ cuối ngày 7/1, thông qua Thụy Sĩ và các quốc gia khác. Iran muốn truyền đạt rằng hành động trả đũa của họ đă kết thúc và đang chờ xem Mỹ đáp trả như thế nào.
Việc liên lạc qua lại này được đưa ra khi các quan chức Mỹ vẫn đang xác định mức độ của các cuộc tấn công và xây dựng kế hoạch phản ứng. Đáp lại, Mỹ cho biết họ có các quan ngại về hoạt động của các lực lượng ủy nhiệm trong khu vực, ở mức độ tương tự với hoạt động của nhà nước Iran.
Nhiều quan chức chính quyền nói với CNN rằng đang có một niềm tin ngày càng tăng trong chính quyền Trump về việc các tên lửa Iran đă bỏ qua - một cách có chủ đích - khu vực có nhiều người Mỹ khi chúng nhắm vào hai căn cứ quân sự ở Iraq.
Tuy nhiên tướng Mark Milley, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, cho biết ông tin rằng Iran đă cố giết các quân nhân Mỹ trong vụ tấn công để trả đũa vụ ám sát tướng Soleimani tuần trước.
Không có thương vong nào của Iraq hay của Mỹ được xác nhận, mặc dù một đánh giá đầy đủ vẫn đang được tiến hành.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố Iran "có vẻ đă xuống nước và đó là điều tốt" và không đưa ra hành động quân sự nào thêm, nhưng cho biết sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt với nước này.

Kênh ưu tiên qua Thụy Sĩ


Mỹ và Iran gần đây đă liên lạc thông qua kênh ngoại giao với Thụy Sĩ, theo Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ. Mặc dù kênh luôn có sẵn và vẫn được sử dụng thường xuyên cho các vấn đề lănh sự, nhưng kênh này đang được sử dụng như là một kênh ưu tiên trong t́nh huống diễn ra khủng hoảng.
"Thụy Sĩ quan ngại sâu sắc về căng thẳng nghiêm trọng giữa Mỹ và Iran và chu kỳ đối đầu bạo lực mới nhất ở Iraq. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế tối đa để tránh leo thang thêm căng thẳng. Thụy Sĩ sẵn sàng hỗ trợ các sáng kiến của cộng đồng quốc tế để giảm căng thẳng trong khu vực", tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết.

Tờ Guardian cho rằng việc Iran đáp trả vụ ám sát tướng Soleimani bằng vụ tấn công vào 2 căn cứ quân sự Mỹ ở Iraq là động thái làm vừa ḷng cả đôi bên, ít nhất là cho tới nay.
Theo Guardian, Iran đă tung ra hành động "trả thù nghiêm túc", ít nhất dưới mắt người dân của họ, đối với cái chết của tướng Qassem Soleimani, bằng việc sử dụng tên lửa đạn đạo tầm ngắn tấn công vào căn cứ lớn nhất của Mỹ ở Iraq, và một địa điểm quân sự khác có lính Mỹ đồn trú ở Erbil vào sáng ngày 8/1.

Các cuộc tấn công có thể trở thành cái cớ cho một số người có quan điểm diều hâu trong chính quyền Trump, nhằm khởi động một cuộc chiến toàn diện với Iran - nhưng nhiều khả năng nó sẽ trở thành cánh cửa mở lối thoát khỏi khủng hoảng giữa hai nước.
Hai vụ tấn công của Iran nặng về tính biểu tượng. Các tên lửa được phóng vào khoảng 1h30, cùng thời điểm tướng Soleimani bị ám sát bằng drone 5 ngày trước đó.
Những quả tên lửa đầu tiên bắn trúng mục tiêu chỉ vài giờ sau khi quan tài của tướng Soleimani được chôn cất tại thành phố Kerman.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran đặt tên chiến dịch lần này là "Chiến binh tử v́ đạo Soleimani". Các đoạn băng ghi lại cảnh tên lửa rời bệ phóng cũng được phát sóng rộng răi trên truyền thông Iran.
Cuộc tấn công cũng dường như được lên kế hoạch một cách cẩn thận nhằm hạn chế thương vong cho quân đội Mỹ.
Mục tiêu là hai căn cứ vốn đă được đặt trong t́nh trạng báo động cao sau sự kiện ám sát tướng Qassem Soleimani, và được xác nhận không có thương vong nào.

Giảm áp lực cho Iran

Ông Adel Abdul-Mahdi, Thủ tướng Iraq, cho biết ông đă được cảnh báo trước về các cuộc tấn công khi chúng sắp xảy ra, và chuyển lời cảnh báo đó đến lực lượng quân đội đồn trú tại căn cứ.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cho biết các cuộc tấn công được mô tả là mang tính chất pḥng vệ và theo khuôn khổ của luật pháp quốc tế, chứ không phải là phát súng đầu tiên trong một cuộc chiến. Ông cũng nói thêm rằng các cuộc tấn công đă kết thúc.
Ngay cả những người theo đường lối cứng rắn trong hàng ngũ Vệ binh Cách mạng Iran cũng tuyên bố rằng họ coi lượt chiến sự lần này sẽ chấm dứt nếu Mỹ không đáp trả. Đại giáo chủ Ayatollah th́ tuyên bố "Chúng ta đă tát vào mặt họ" sau khi vụ tấn công diễn ra.
Đây là cơ hội cho ông Trump và tổng thống Mỹ dường như đă nhận ra. Khác xa với các lời cảnh báo mạnh mẽ mà ông đưa ra trong những ngày gần đây, tổng thống sử dụng lời lẽ khá nhẹ nhàng khi b́nh luận về các cuộc tấn công.
"Tất cả đều ổn! Tên lửa được phóng từ Iran nhắm vào hai căn cứ quân sự ở Iraq", ông Trump viết trên Twitter. "Đánh giá về thương vong và thiệt hại đang được tiến hành. Đến giờ, vẫn tốt! Chúng ta có quân đội mạnh nhất và được trang bị tốt nhất ở bất cứ đâu trên thế giới, cho đến giờ! Tôi sẽ đưa ra tuyên bố vào sáng mai", tổng thống Mỹ cho biết.


Bên trong Pḥng T́nh huống tại Nhà Trắng đêm 7/1 khi Tổng thống Trump nghe cập nhật t́nh h́nh vụ nă tên lửa từ Iran. Ảnh White House

V́ không có thương vong nào, và dường như theo các nhà phân tích là chủ đích của Iran, các cuộc tấn công hôm 8/1 sẽ là cơ hội để cả hai bên cùng giảm căng thẳng, hạ nhiệt khủng hoảng mà không bị mất thể diện. Iran có thể tuyên bố họ đă trả thù bằng bạo lực cho cái chết của tướng Soleimani, và quay trở lại với kiểu chiến tranh mà họ ưa thích là điều khiển các lực lượng ủy nhiệm ở các nước xung quanh.

Tehran cũng có thể gây sức ép lên Iraq nhằm trục xuất lực lượng Mỹ khỏi nước này, mục tiêu được yêu thích với cá nhân ông Soleimani trước đây, và cũng là ưu tiên cao nhất trong chính sách khu vực của Iran.
Mỹ cũng có thể lùi lại và nhún nhường trước sự trả đũa không đáng kể của Iran. Ông Trump cũng đă có được những điểm số mà ông muốn cho cuộc bầu cử sắp tới.

Mỹ tránh chiến tranh với Iran, tập trung đối phó Trung, Nga

Bryan Clark, một chuyên gia về đánh giá ngân sách và chiến lược của trung tâm tư vấn Washington, cựu điều phối viên chương tŕnh trao đổi hải quân Mỹ - Trung, nói với VOA sau khi ông Trump phát biểu: việc giảm bớt xung đột với Iran sẽ giúp quân đội Mỹ không phân tán mà tập trung vào khu vực châu Á - Thái B́nh Dương.

Bryan Clark nói: “Tôi cho rằng quân đội Mỹ hiện có đủ khả năng cùng lúc ứng phó cả hai thách thức này, nhưng nếu Iran hoặc Mỹ quyết định leo thang xung đột, nó sẽ phân tán tập trung và ảnh hưởng đến mục tiêu hiện nay của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương”.
VOA cũng chỉ ra rằng, một số chuyên gia quốc pḥng Mỹ lo ngại rằng nếu xung đột giữa Mỹ và Iran leo thang, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng quân đội Mỹ đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương.

Khi căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang, nhiều ư kiến cho rằng, nếu Mỹ bị cuốn vào vũng lầy chiến tranh, Trung Quốc sẽ có cơ hội phát triển. CNN cũng đăng một bài báo nói rằng tuy Trung Quốc không muốn có chiến tranh, nhưng cuộc tấn công của Trump đối với Iran quả thực đă mang đến cho Bắc Kinh một cơ hội.

Cựu phó tổng thống Mỹ và ứng cử viên tổng thống năm 2020 Joe Biden hôm 7/1 cũng đă phê phán các hành động của ông Trump đối với Iran sẽ đẩy Mỹ tới bờ vực chiến tranh ở Trung Đông và tạo cơ hội cho Trung Quốc rảnh tay ở Châu Á

Ông Biden nói: “Nga và Trung Quốc đang ngầm mở cờ trong bụng rằng Mỹ có thể lại rơi vào một cuộc xung đột lớn khác ở Trung Đông. Điều họ muốn nhất là theo đuổi lợi ích của chính ḿnh và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ một cách thoải mái. Sẽ không có sự thách thức của Mỹ với họ về nhân quyền, lạm dụng thủ đoạn mậu dịch hoặc can thiệp vào nước khác, v́ chúng ta đang bận đối phó với Iran”.
Nhưng TT Trump có lẽ dư hiểu nên ông cho rằng đối với Iran đến đây là đủ rồi.
RFI, ZingNews, SohaNews, Viettimes