Hàng trăm Cảnh sát cơ động được huy động đến thôn Hoành, xă Đồng Tâm, huyện Chương Mỹ, ngoại thành Hà Nội vào đêm rạng sáng ngày 09/01/2020.


Vụ Đồng Tâm: Chỉ có Nhà nước thua khi ‘lửa bùng lên từ đất’


Hầu hết những người dân theo dơi tin tức về vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vào rạng sáng 9/1 đều nói với VOA rằng họ “sốc” v́ cách Nhà nước đem lực lượng đến “giải quyết” mâu thuẫn đất đai với người dân làng vào ban đêm. Họ tin rằng dù kết quả thế nào, “bên thua cuộc” trong trận chiến giành đất đă kéo dài nhiều năm này chính là Nhà nước.
“Lực lượng vũ trang, công cụ bạo lực của Nhà nước, của chính quyền mà đánh lén, đánh úp dân như vậy là không đàng hoàng, không quân tử”, một cựu chiến binh ở Hà Nội – ông Phan Tất Thành – nói với VOA vào tối 9/1 giữa lúc ông đang theo dơi lượng thông tin ít ỏi được đưa ra từ một số nguồn tin “lề dân” trên các trang mạng xă hội.

Cho đến đêm 9/1, tức gần 1 ngày sau khi xảy ra sự việc, một số trang báo chính thống Nhà nước mới chỉ đưa ra một vài thông tin nói rằng có “3 chiến sĩ công an đă hy sinh do bị tấn công bằng bom xăng” và lực lượng chức năng “đă thu giữ 8 quả lựu đạn, hàng chục dao phóng, 20 chai bom xăng chưa sử dụng và nhiều pháo nổ”.

Trong khi đó, bản tin của gốc từ trang web của Bộ Công an nói ngoài 3 công an trên c̣n có “01 đối tượng chống đối chết, 01 đối tượng bị thương”.
Tuy nhiên, các nguồn tin khác nhau trực tiếp từ hiện trường đang lan truyền trên mạng xă hội lại khiến công luận nghi ngờ về số người thiệt mạng được đưa ra chính thức trên v́ điều kiện tiếp cận hiện trường hiện nay gần như bị cắt đứt.
"Việt Nam có khoảng 1.000 tờ báo nhưng họ cũng chỉ đăng lại thông cáo báo chí của Bộ Công an thôi, chứ không trực tiếp đến hiện trường lấy tin ǵ cả. Cho nên có thể nói, tất cả các tờ báo nhà nước ở Việt Nam gần như vô dụng trong vụ việc này", nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người theo dơi nhiều nguồn tin trực tiếp từ hiện trường nói với VOA.
Theo ông, "ngay cả thông tin mà phía Bộ Công an đưa ra là có 3 công an và 1 người dân chết, th́ từ những chỗ tôi biết trong làng (Đồng Tâm) chưa người dân làng nào đứng ra xác nhận về thông tin này cả".
Một nguồn tin khác cho VOA biết hiện một số cơ quan ngoại giao nước ngoài đang tiếp cận với các cơ quan chức năng Việt Nam để t́m hiểu thông tin về vụ này.


Cuộc hành quân bắt đầu 10 giờ đêm ngày 8 tháng Một 2020, các lực lượng An ninh mật vụ được tung đi canh từng nhà hoạt động ở Hà Nội trước đó.
Một trung đoàn gồm có Bộ tư lệnh cảnh sát cơ động, đặc nhiệm, cảnh sát giao thông... Từ bộ cho tới huyện và lực lượng địa phương
mang theo khí tài quân sự hạng nặng có cả xe bọc thép, xe phá sóng, máy LRAD, cả thảy hơn một ngàn người được điều về nhanh chóng trong đêm, tập kết và bao vây quanh sân bay Miếu Môn.

Tại cuộc họp báo trong ngày, khi được hỏi về việc có cho phép phóng viên nước ngoài đến hiện trường làng Đồng Tâm để tác nghiệp nhằm đảm báo tính khách quan của sự việc hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói sự việc đă được Bộ Công an thông báo công khai.
"Yêu cầu của báo chí nước ngoài đưa tin tại Đồng Tâm sẽ được cơ quan có thẩm quyền xem xét", báo Thanh Niên dẫn lời bà Hằng nói thêm.

Giá như chính quyền cũng hiền như trên biển

Theo nhà báo Nguyễn Hùng của tờ Vietnam Investment Review và được Liên Hiệp Quốc chọn là một trong một vài nhà báo châu Á nhận giải thưởng Dag Hammarskjold hiện ở London Anh Quốc là phát thanh viên, biên tập viên và phó ban Việt ngữ BBC.

Một trong những nhận xét về cách hành xử của chính quyền trong vụ Đồng Tâm là họ “ác với dân, hèn với giặc”.
Ngoài biển mỗi khi các tàu Trung Quốc thực sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, chính quyền thường hết sức mềm mỏng, t́m đủ mọi cách để tháo ng̣i căng thẳng.
Họ thậm chí c̣n không dám kiện Bắc Kinh ra toà quốc tế v́ sợ căng thẳng gia tăng.
Dĩ nhiên không thể có chuyện Việt Nam cho cả ngàn binh sĩ dàn trận trên biển để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế không thể tranh căi của chính ḿnh.
Ngay cả khi các tàu cá của người dân Việt Nam rơ ràng bị Trung Quốc bắn thẳng vào, Hà Nội cũng chưa bao giờ nhân đó mà ăn miếng trả miếng.
Vậy tại sao họ lại không t́m cách tháo ng̣i nổ ở Đồng Tâm như họ đă làm từ vài chục năm nay trên biển? Tại sao họ không dùng công lư để đi đến cùng mà dùng công an để trị người dân lúc đêm về sáng và khi chỉ c̣n hơn hai tuần nữa là Tết đến?


Cảnh sát cơ động dùng thiết bị phát sóng âm thanh cực lớn để trên xe, khi người dân tập trung ở khu vực ở cổng trường bắn Miếu Môn, Đồng Tâm, hôm 5/1/2020.

Vào năm 2014, nhiều tờ báo trong nước đăng tải thông tin Việt Nam trang bị cho một số tàu cảnh sát biển thiết bị âm thanh tầm xa LRAD là thiết bị truyền phát âm thanh và vũ khí phi sát thương, do tập đoàn LRAD của Mỹ sản xuất. LRAD được sử dụng để phát đi cảnh báo hoặc chùm âm thanh gây hại hay đau đớn ở khoảng cách xa hơn các loại loa thông thường. LRAD được sử dụng trong tuần tra trên biển, đuổi tàu vi phạm lănh hải, chống cướp biển… (Ảnh và ghi chú từ RFA)

Nhân vụ này cũng đă có b́nh luận rằng nếu một người phạm luật th́ phải hỏi tội người đó. Nhưng khi cả làng phạm luật th́ phải xem lại luật. Các luật sư đă thành công trong việc hoà giải giữa người dân và chính quyền hồi năm 2017. Nhưng một trong các luật sư góp phần vào việc đó, ông Trần Vũ Hải, đang bị chính quyền t́m cách trả thù. Ngay trước khi xảy ra đổ máu ở Đồng Tâm, các luật sư đă bị ngăn cản và đe doạ khi t́m cách vào địa phương. Hà Nội đă quyết không giải quyết với dân qua công lư và toà án mà dùng cách quen thuộc nhất của chế độ công an trị.

Nếu suy nghĩ thật kỹ, cách chính quyền đ̣i quyền sở hữu toàn bộ đất đai hiện nay cũng chẳng khác ǵ cách Trung Quốc đ̣i sở hữu toàn bộ Biển Đông. Ở miền nam, chính quyền cộng sản chỉ mới tồn tại từ tháng Tư năm 1975, tức mới gần tṛn 45 năm. Ở ngoài bắc người ta có thể lấy mốc 1945 hoặc 1954. Vậy mà họ chỉ hô biến một cái là đất đai từ bao đời của người dân bỗng thành của các quan. Đây là nguồn để lănh đạo các cấp vơ vét và các doanh nghiệp có quan hệ thân t́nh với lănh đạo trở thành tỷ phú như gia đ́nh Phạm Nhật Vượng.

Ở Việt Nam thực tế chỉ có hai cách để các quan chức làm giàu. Một là chiếm đất để chia chác. Hai là lợi dụng chức vụ để biển thủ công quỹ hay tham nhũng. Dù ăn đất, ăn tiền thuế của dân hay ăn bất cứ đồng tiền nào họ có thể nhận v́ vị trí trong chính quyền, các quan chức Việt Nam cũng khó có thể chùi mép. Hăy nh́n xem con cái các quan chức các cấp đang du học với chi phí cả tỷ đồng mỗi năm, biệt thự họ đang ở, công ty vợ con họ đang điều hành, nhà ở nước ngoài họ đang nhờ người đứng tên…, người ta sẽ dễ dàng thấy sự tương phản giữa lương tháng có vài triệu đồng với mức chi tiêu cả tỷ hay thậm chí chục tỷ mỗi năm.
Trong khi chính quyền c̣n phải tiếp tục đốt ḷ thêm rất nhiều năm nữa và luật pháp đất đai c̣n gây tranh căi, chính quyền không bao giờ nên dùng bạo lực để giải quyết tranh chấp kẻo người ta lại bảo đất nước có cả rừng luật mà lại đi dùng luật rừng.

VOA, RFA, Viettin.de