Page 7 of 7 FirstFirst ... 34567
Results 61 to 66 of 66

Thread: Phát minh "Không Tưởng" cho Tương lai

  1. #61
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Phát minh "Không Tưởng" cho Tương lai

    Treo lượng tử – công nghệ bay đột phá cho tương lai
    Thiện Tâm•Thứ Tư, 20/05/2020 • 2.1k Lượt Xem
    Một miếng vật liệu siêu dẫn rất mỏng có thể treo vật thể nặng hơn nó 70.000 lần trong không trung với quỹ đạo vô cùng ổn định. Đây là công nghệ treo lượng tử, hứa hẹn sẽ là công nghệ bay đột phá của tương lai.

    Trước hết chúng ta hăy xem một đoạn video ngắn được quay tại gian hàng của Đại học Tel Aviv, Israel, trong khuôn khổ hội thảo ASTC thường niên năm 2011 diễn ra tại Trung tâm Khoa học Maryland ở Baltimore, Hoa Kỳ.



    Trong video này, ta thấy một tấm vật liệu siêu dẫn được làm lạnh bởi Nitơ lỏng ở nhiệt độ cực thấp có thể được treo lơ lửng trong không khí, cách miếng nam châm một khoảng không nhất định.

    Khi miếng vật liệu siêu dẫn này được treo lơ lửng trong không khí, nó có thể được cố định ở các vị trí khác nhau bất kỳ: song song với mặt đất, tạo thành một góc bất kỳ với mặt đất. Khi được đặt gần một nam châm tṛn có đường sức từ tạo thành ṿng tṛn, miếng vật liệu siêu dẫn này có thể xoay tṛn. Hoặc khi nó được đặt trên đường ray tạo thành ṿng tṛn bởi một loạt các cục nam châm thường, nó sẽ có thể chạy trên đường ray.

    Điều đặc biệt là, tấm vật liệu siêu dẫn có thể treo cố định trong không khí kể cả khi nó nằm dưới các cục nam châm vĩnh cửu.

    Hiện tượng này được gọi là treo lượng tử (quantum levitation) hay khóa lượng tử (quantum trapping). Chúng ta giải thích hiện tượng này như thế nào?

    Vật liệu nghịch từ siêu dẫn và hiệu ứng Meissner
    Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng một số vật liệu khi ở nhiệt độ nhỏ hơn một “nhiệt độ tới hạn” nhất định th́ điện trở suất của nó đột ngột giảm xuống bằng 0.

    Năm 1933, Meissner và Ochsenfeld phát hiện ra hiện tượng các đường sức từ của từ trường bên ngoài bị đẩy ra khỏi chất nghịch từ khi làm lạnh những chất này đến trạng thái siêu dẫn. Hiệu ứng này được gọi là hiệu ứng Meissner:

    Với các vật liệu nghịch từ b́nh thường, ḍng điện bề mặt Foucault có xu hướng chống lại nguyên nhân sinh ra nó (trong trường hợp này là chuyển động tương đối giữa từ trường và vật liệu) sẽ yếu đi nhanh chóng do điện trở bên trong các vật liệu. Tuy nhiên v́ vật liệu siêu dẫn không có điện trở, ḍng Foucault sinh ra không bị suy giảm. Do đó từ trường phụ được tạo ra cũng không suy giảm và nó gần như hoàn toàn triệt tiêu từ trường bên ngoài trong bản thân vật liệu. Khi đó từ trường trong ḷng chất siêu dẫn gần như bằng 0 và bị “đẩy” hoàn toàn ra ngoài. Điều này khiến cho các vật liệu siêu dẫn có thể lơ lửng trong không khí cách nam châm một đoạn.




    Điều thú vị là trong video bên trên, vị trí của miếng vật liệu siêu dẫn có thể được thay đổi rất dễ dàng – dùng tay mà thay đổi nó. Nhưng ở vị trí nào đi nữa th́ nó cũng rất ổn định, như bị ghim hay khóa vào một điểm nào đó vậy. Vậy nguyên nhân là ǵ?

    Hiệu ứng treo lượng tử
    Theo các nhà khoa học Israel, nếu vật liệu siêu dẫn đẩy hoàn toàn từ trường bên ngoài ra ngoài vật liệu, nó có thể bay lên, nhưng vị trí và quỹ đạo của nó sẽ không ổn định do nó luôn cố gắng bay lên để tránh các đường sức từ trường ngoài. Vật liệu siêu dẫn loại này được gọi là chất siêu dẫn loại I.


    Với vật liệu siêu dẫn loại I, đường sức từ bên ngoài đi thẳng khi nhiệt độ môi trường lớn hơn nhiệt độ tới hạn của hiện tượng siêu dẫn (T>Tc). Đường sức từ bên ngoài đi ṿng khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn nhiệt độ tới hạn của hiện tượng siêu dẫn (T<Tc)
    Với vật liệu siêu dẫn loại II, từ trường bên ngoài sẽ không hoàn toàn bị triệu tiêu, mà vẫn c̣n một lượng rất nhỏ các đường sức từ xuyên vào vật liệu. Và những đường sức từ bên trong vật liệu siêu dẫn này tồn tại dưới dạng hạt, đây là một hiện tượng của vật lư lượng tử. Những “hạt đường sức từ” này được gọi là fluxon hay c̣n được gọi là các xoáy lượng tử (quantum vortex), chúng hoạt động như những hạt lượng tử riêng lẻ.

    Ở vị trí các “hạt đường sức từ” này, tính chất siêu dẫn của vật liệu bị phá hủy cục bộ. Bất kỳ chuyển động trong không gian nào của vật liệu siêu dẫn cũng khiến cho các “hạt đường sức từ” di chuyển, để tránh việc các “hạt đường sức từ” di chuyển lung tung và phá hủy trạng thái siêu dẫn của toàn bộ vật liệu, vật liệu siêu dẫn sẽ tự khóa hay ghim chặt vị trí của nó trong không gian 3 chiều, qua đó giữ cho vị trí của các “hạt đường sức từ” thông không bị thay đổi. Nhờ đó mà bản thân vật liệu này có thể treo ổn định trong không gian 3 chiều.

    H́nh ảnh phóng to dưới kính hiển vi của các đường sức từ hoạt động như những hạt lượng tử và bị ghim lại trong vật liệu siêu dẫn loại II (nguồn: quantumlevitation.co m):

    Treo lượng tử - công nghệ bay đột phá cho tương lai

    Treo lượng tử - công nghệ bay đột phá cho tương lai


    Miếng vật liệu siêu dẫn loại II tự ghim chặt vị của nó trong không gian 3 chiều để đảm bảo trạng thái siêu dẫn của nó không bị phá hủy (nguồn: quantumlevitation.co m)
    Ứng dụng của hiện tượng khóa lượng tử
    Lư thuyết về 2 loại vật liệu siêu dẫn đă được phát hiện từ năm 1950. Tuy nhiên, măi sau này các nhà khoa học mới có điều kiện nghiên cứu sâu về chúng. Năm 2003, lư thuyết về các vật liệu siêu dẫn đă được trao giải Nobel vật lư.

    Mặc dù các hăng sản xuất tàu siêu tốc ở Nhật Bản đă ứng dụng lư thuyết siêu dẫn vào việc chế tạo tàu siêu tốc, có thể đạt đến tốc độ gần 600km/h, tuy nhiên đó vẫn chưa phải là công nghệ treo lượng tử (quantum levitation), mà đó vẫn là công nghệ treo trên đệm từ (Maglev – Magnetic Levitation).

    Theo các nhà khoa học đến từ Đại học Tel Aviv, Israel, miếng vật liệu siêu dẫn được sử dụng trong video clip giới thiệu chỉ dày có 0,5 micromet. Nhưng nó có thể nâng một vật thể nặng hơn nó 70.000 lần. Có nghĩa là, một miếng vật liệu siêu dẫn loại II có đường kính 3 inch (7,62cm) và dày 2mm có thể nâng được một chiếc xe con nặng 1 tấn.

    Treo lượng tử - công nghệ bay đột phá cho tương lai
    Một miếng vật liệu siêu dẫn loại II dày 2mm có thể nâng cả một chiếc ô tô nặng 1 tấn (nguồn: santarosa.edu)

    Ảnh chụp một lực sĩ Sumo nặng 142kg được nâng lên nhờ hiệu ứng treo lượng tử tại Pḥng thí nghiệm nghiên cứu siêu dẫn, ISTEC, Tokyo, Nhật Bản (nguồn:http://www.chem.msu.su)
    Cho đến nay, trở ngại lớn nhất của việc ứng dụng vật liệu siêu dẫn và hiệu ứng khóa lượng tử là việc t́m ra các vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ cao. Hầu hết các vật liệu chỉ ở trạng thái siêu dẫn ở nhiệt độ cực kỳ thấp. Sau rất nhiều năm nỗ lực, đến nay vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ cao nhất mà các nhà khoa học mới t́m được là 200oK, tương đương -75oC.

    Treo lượng tử - công nghệ bay đột phá cho tương lai

    Lịch sử phát triển các vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao (nguồn: wikipedia)
    Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học, rất có thể trong tương lai, một vật liệu siêu dẫn ở nhiệt độ pḥng có thể được t́m thấy, khi đó việc ứng dụng hiệu ứng treo lượng tử để nâng các vật thể bay lên một cách đơn giản, tiết kiệm năng lượng sẽ không có ǵ khó khăn.

    Liệu người xưa có ứng dụng hiệu ứng treo lượng tử để nâng các vật thể nặng?
    Chúng ta từng thắc mắc rất nhiều lần v́ sao con người tiền sử ở những nền văn minh đă lụi tàn có thể di chuyển được những vật liệu siêu nặng như tượng đài bằng đá granite nguyên khối dài 42m, nặng khoảng 1.200 tấn tại khu mỏ đá ở Aswan, Ai Cập hay bức tượng bằng đá có tên Gommateshwara ở Shravanabelagola, Ấn Độ nặng 1.000 tấn.


    Làm thế nào mà người tiền sử có thể di chuyển được tượng đài bằng đá granite nặng 1.200 tấn đang được chế tác dở ở mỏ đá Aswan, Ai Cập. (nguồn: luxorandaswan.org)

    Tượng Gommateshwara ở Ấn Độ (ảnh: wikipedia)
    Nhưng nếu chúng ta biết rằng các nền văn minh tiền sử có tŕnh độ công nghệ rất cao, thậm chí cao hơn nhiều so tŕnh độ công nghệ của chúng ta hiện nay, th́ họ có thể đă làm chủ công nghệ treo lượng tử (quantum levitation) và sử dụng công nghệ đó để di chuyển những công tŕnh đá nặng hàng ngàn tấn. Điều này tuy khó tin nhưng vẫn hoàn toàn hợp logic.

    Nhưng không chỉ là giả thuyết, mà manh mối về điều này có thể được t́m thấy ngay trong ngôi đền có bức tượng bằng đá Gommateshwara ở Shravanabelagola, Ấn Độ. Gần với bức tượng Gommateshwara, có một bức tượng tạc một vị thần, trong tay vị thần đang giữ một vật h́nh bầu dục đang lơ lửng trong không khí. H́nh ảnh này gợi cho chúng ta rằng công nghệ treo lượng tử có thể đă thực sự được sử dụng để di chuyển bức tượng này từ nơi khác lên đỉnh đồi cao 120m này.


    Bức tượng một vị thần đang giữ trong tay một vật thể đang treo lơ lửng trong không khí (nguồn: phenomenalplace.com)
    Video của TED (Việt sub) giải thích chi tiết về công nghệ treo lượng tử:






    Thiện Tâm tổng hợp

  2. #62
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Phát minh "Không Tưởng" cho Tương lai

    Làm viên thuốc đi xuyên qua thành thủy tinh: Lư giải bằng vật lư lượng tử
    Thiện Tâm•Thứ Hai, 20/05/2019 • 3.6k Lượt Xem
    Giai đoạn thập kỷ 80-90, Trương Bảo Thắng và Hầu Hi Quư là những người có công năng đặc dị nổi tiếng nhất Trung Quốc. Họ có thể khiến một vật thể đi xuyên qua vật thể khác mà không bị hư hỏng hay để lại dấu vết, hiện tượng này được gọi là “đột phá chướng ngại không gian“.

    Ví dụ, Trương Bảo Thắng có thể đi xuyên qua bức tường dày, đưa bao gạo vào nhà mà không làm hỏng bức tường hoặc lấy viên thuốc ra lọ thuốc thủy tinh mà chiếc lọ không suy suyển ǵ. C̣n Hầu Hi Quư có thể khiến cho cả một chiếc bàn ăn lớn mạ vàng ở nhà tỷ phú Lư Gia Thành đi xuyên qua không gian hàng chục km và xuất hiện ở pḥng làm việc của vị tỷ phú. [1, 2]


    (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
    Các nhà khoa học Trung Quốc gọi đó là hiện tượng Breakthrough Space Obstacle (BSO), c̣n Cục t́nh báo trung ương Mỹ (CIA) gọi đó là Breakthrough Spatial Barriers (BSB). Cả 2 cách gọi đều có nghĩa chung là Đột phá Chướng ngại Không gian.

    Mặc dù hiện tượng BSO cũng như rất nhiều các hiện tượng kỳ bí khác của khí công xảy ra rất phổ biến ở Trung Quốc vào thập kỷ 80, 90 thế kỷ trước nhưng nó đă chịu rất nhiều chỉ trích từ các nhà khoa học ḍng chính (mainstream scientists) v́ cơ chế xảy ra hiện tượng này không thể được lư giải bằng khoa học thông thường.

    Tuy vậy, đă có hàng chục pḥng thí nghiệm khác nhau ở Trung Quốc đă đồng thời nghiên cứu và đề xuất nhiều lư thuyết vật lư về hiện tượng đột phá chướng ngại không gian này.

    Không chỉ các nhà khoa học của Trung Quốc, CIA cũng theo dơi rất sát và nghiên cứu rất kỹ hiện tượng này [5]. Hiện nay, tài liệu giải mật của CIA về hiện tượng này đă được công bố trên mạng.

    Nhà khoa học Tống Khổng Trí (Song KongZhi) tại Viện Kỹ thuật Vũ trụ và Y học Trung Quốc và bản thân Trương Bảo Thắng đă hợp tác với nhau trong suốt 15 năm để lư giải hiện tượng này bằng cách lặp đi lặp lại thí nghiệm lấy viên thuốc ra khỏi lọ thủy tinh được dán kín nắp, quay lại hiện tượng bằng camera tốc độ cao và t́m kiếm mô h́nh vật lư lư thuyết để giải thích. Năm 1987, thí nghiệm của họ đă nhận được giải thưởng của nhà nước Trung Quốc về những kết quả ban đầu. Tuy nhiên, kết quả báo cáo chưa bao giờ được công bố bằng tiếng Anh.

    Năm 2013, sau một thời gian dài suy nghĩ, nhà nghiên cứu Tống Khổng Trí và Kiều Bỉ (Bi Qiao) tại Khoa vật lư, Đại học Công nghệ Vũ Hán, Trung Quốc đă có báo cáo khoa học mang tựa đề Breakthrough Space Obstacle (Đột phá Chướng ngại Không gian – BSO) đăng trên Tạp chí Vật lư Hiện đại Hoa Kỳ, công bố về kết quả nghiên cứu cho thấy hiện tượng viên thuốc đi xuyên qua vỏ thủy tinh của lọ thuốc với tốc độ 200cm/s và giải thích bằng cơ chế đường hầm lượng tử vĩ mô và tương tác lượng tử phi tuyến. [3, 4]



    Điều nh́n thấy bằng camera tốc độ cao

    Năm 1984, Tống Khổng Trí và Trương Bảo Thắng phối hợp với nhau tiến hành một thí nghiệm phối hợp giữa camera tốc độ cao và đầu ghi h́nh video. Với điều kiện kinh tế lúc bấy giờ, họ chỉ có thể mua được 400 mét phim nhựa đen-trắng có 27 khuôn h́nh tĩnh (freeze-frame) để tiến hành ghi h́nh lại thí nghiệm.

    “Khi thí nghiệm bắt đầu, sau khi Trương Bảo Thắng ngồi vào bàn thí nghiệm, không khí trở nên yên lặng, một nghiên cứu viên bật 4 chiếc đèn halogen 1000 Watt chiếu thẳng vào Trương Bảo Thắng. Không khí trở nên căng thẳng. Khi nh́n thấy Trương Bảo Thắng [bắt đầu] thả các viên thuốc từ bàn tay đang cầm lọ thuốc, chúng tôi ngay lập tức khởi động camera tốc độ cao, và dần dần đạt được tốc độ 400 h́nh/s. Âm thanh rất lớn như thể là có tiếng c̣i tàu kêu trong pḥng thí nghiệm có diện tích 50m2. Để có thể có thu được các khuôn h́nh thành công trước khi đoạn phim kết thúc, chúng tôi phải liên tục cổ vũ để động viên Trương Bảo Thắng.” Ông Tống cho biết trong báo cáo. [3]

    Sau khi các thước phim đen-trắng được tráng trong buồng tối, ông Tống và đồng nghiệp đă xem xét toàn bộ cuốn phim dài 400m và khẳng định rằng, không có bất cứ sự lừa đảo nào có thể được che dấu dưới chiếc camera có tốc độ ghi 400 h́nh/s. Sau một tuần xem xét, các nhà khoa học cuối cùng đă phát hiện được 2 khung h́nh ghi được cảnh viên thuốc xuyên qua vỏ lọ thuốc. Ở một trong hai khung h́nh đó, 2/3 viên thuốc đă ra khỏi lọ thuốc, 1/3 viên thuốc vẫn ở trong lọ. Ở một khung h́nh khác, 1/2 viên thuốc đă xuyên qua lọ thuốc (xem h́nh 3 dưới đây). 8 khung h́nh dưới đây mô tả quá tŕnh viên thuốc xuyên qua lọ thuốc ra sao:

    viên thuốc đi xuyên qua thành thủy tinh

    H́nh 1: Lọ thuốc ngũ gia b́ được sử dụng trong thí nghiệm (h́nh: báo cáo khoa học)
    viên thuốc đi xuyên qua thành thủy tinh

    H́nh 2: Khoảng không dưới đáy lọ thuốc không có ǵ. H́nh 3: Một nửa viên thuốc xuất hiện ở dưới đáy lọ thuốc. Cần lưu ư đường phân giới giữa viên thuốc và lọ thuốc là nằm phía trên đáy của lọ thuốc. Nghĩa là, viên thuốc xuyên qua cạnh phía trên đáy lọ thuốc, đối diện với người đọc (h́nh: báo cáo khoa học)
    đột phá chướng ngại không gian

    H́nh 4: Một viên thuốc xuyên qua lọ thuốc ra ngoài. H́nh 5: Viên thuốc tiếp tục rơi, nhung chưa chạm mặt bàn (h́nh: báo cáo khoa học)
    đột phá chướng ngại không gian

    H́nh 6: Phóng đại của h́nh 2. H́nh 7: Phóng đại của h́nh 3 (h́nh: báo cáo khoa học)
    viên thuốc đi xuyên qua thành thủy tinh

    H́nh 8: Phóng đại của h́nh 4 (h́nh: báo cáo khoa học)
    Sau khi một vật thể đột phá chướng ngại không gian, liệu có sự thay đổi nào diễn ra với vật chứa (chướng ngại vật) hay không? Các nhà khoa học đă tiến hành quan sát thành phần cấu thành của vật chứa bao gồm natri clorua, bạc, liti florua và silic sau khi bị các vật thể xuyên qua, phát hiện rằng cấu trúc phân tử của các thành phần này không hề thay đổi. Tuy vậy, cấu trúc đơn tinh thể của thành phần silic đơn tinh thể đă bị thay đổi khi quan sát bằng phương pháp đo nhiễu xạ tia X, ở đó sự định hướng của cấu trúc tinh thể biến đổi thành cấu trúc tinh thể mini (minicrystal) và cấu trúc đỉnh ban đầu biến đổi thành cấu trúc phẳng. Nhưng những thay đổi này biến mất sau một tuần, chứng tỏ chúng là những thay đổi tạm thời.

    Từ mô tả của thí nghiệm, các nhà khoa học đưa ra một số kết luận:

    BSO hoàn toàn là một hiện tượng vật lư, không phải là hiện tượng duy tâm.
    BSO tạo ra một đường hầm ở thành của vật chứa (chướng ngại vật)
    Trong BSO, vật thể di chuyển qua thành của vật chứa ở một tốc độ nhất định: Viên thuốc đường kính 1 cm xuyên qua lọ thủy tinh trong khoảng thời gian 0,005 giây, tức là với tốc độ 200 m/s. Một túi giấy có chiều dài 5cm xuyên qua lọ thủy tinh mất 0,12 giây, tốc độ là 41,7 cm/s.
    Đối tượng bị tác động bởi trường điện từ từ tay của Trương Bảo Thắng có khả năng BSO
    Sau thí nghiệm BSO, vật chứa vẫn nguyên niêm phong mà không bị vỡ.
    Không thể lư giải bằng vật lư hạt nhân?
    Nếu dùng vật lư hạt nhân để giải thích về hiện tượng đột phá chướng ngại không gian, ta thấy rằng để viên thuốc có thể đi qua vỏ lọ thủy tinh, bản thân phân tử và nguyên tử của viên thuốc có thể phải phân ră thành các vi hạt nhỏ hơn rất nhiều để đi xuyên qua các phân tử và nguyên tử thủy tinh của vỏ lọ thuốc. Sau khi đi xuyên qua các nguyên tử thủy tinh, các vi hạt của viên thuốc lại tổng hợp và trở lại trạng thái như ban đầu.

    Theo lư thuyết của vật lư hạt nhân, khi một nguyên tử phân ră thành vi hạt nhỏ hơn và nhẹ hơn, th́ chúng phát sinh ra năng lượng vô cùng lớn, giống như vụ nổ bom hạt nhân. Ngược lại, khi các vi hạt nhỏ hơn và nhẹ hơn tổ hợp tạo thành một vi hạt lớn hơn và nặng hơn, chúng cũng cần có năng lượng cực lớn mới tổ hợp được. Nhưng nếu xảy ra hiện tượng phát xạ năng lượng hạt nhân th́ tại sao Trương Bảo Thắng và những người xung quanh khu vực thí nghiệm lại không bị ảnh hưởng ǵ? Tiếng động lớn giống như “tiếng c̣i tàu kêu” được đề cập trong báo cáo liệu có liên quan đến hiện tượng phân ră và tổng hợp hạt nhân?

    Hiệu ứng đường hầm lượng tử vĩ mô và sóng đơn tự duy tŕ
    Trong thí nghiệm này, các nhà khoa học đă phát hiện rằng có một trường sóng điện từ sinh học (Bio-Electromagnetic Wave Filed – BEF) được tạo ra bởi Trương Bảo Thắng, xuất hiện tại nơi viên thuốc đi qua vỏ thủy tinh. Các tác giả của báo cáo khoa học cho rằng trường điện từ sinh học (BEF) này là nguồn gốc của hiện tượng đột phá chướng ngại không gian. Trường BEF này thỏa măn phương tŕnh lượng tử phi tuyến của Maxwell, tương ứng với sự thay đổi của mật độ các vi hạt của các vật thể. Hơn nữa, trường BEF này có phổ tần rất rộng từ 100MHz đến 1GHz và có đáp ứng điện từ với biên độ rất cao và cường độ mạnh. [3]

    Các tác giả của báo cáo cho rằng chính trường BEF này cho phép các viên thuốc biến đổi thành một sóng đơn tự duy tŕ (soliton). (Sóng đơn tự duy tŕ (soliton) là dạng sóng duy nhất, tự tồn tại và hoạt động như một phần tử riêng rẽ. Ví dụ, khi hai soliton va vào nhau, chúng sẽ hợp thành một và sau đó lại chia tách làm hai phần tử có h́nh dáng và vận tốc giống hệt như trước khi va chạm. Chúng không giống với sóng đại dương với h́nh dạng nhấp nhô, có thể bị tan ra hoặc xô ngă khi chạm bờ).

    Sóng đơn tự duy tŕ được tạo ra bởi các viên thuốc phân bố tuân theo phương tŕnh sóng của Schrödinger, dưới tác động lắc lọ thủy tinh của Trương Bảo Thắng, sóng này tạo ra đường hầm lượng tử vĩ mô xuyên qua vỏ lọ thủy tinh khiến cho các viên thuốc có thể đi xuyên qua đường hầm và thoát ra ngoài.



    Đột phá chướng ngại không gian và tư duy
    Công năng đặc dị (supernormal hay paranormal) là khả năng đặc biệt của con người. Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đă xác nhận được sự tồn tại của 6 loại công năng đặc dị, bao gồm: ban vận công (dịch chuyển đồ vật từ xa), thiên mục (con mắt thứ ba), truyền cảm tâm linh, thấu thị (nh́n xuyên thấu), dao thị (công năng nh́n xa), túc mệnh thông (tiên tri). Nhưng trong thực tế, c̣n có rất nhiều công năng đặc dị vẫn chưa được các nhà khoa học biết đến hoặc nghiên cứu đến như khinh công, thiết bố sam và cả công năng đột phá chướng ngại không gian như bài viết này đề cập.

    Để có thể có được một lư giải rơ ràng về công năng đột phá chướng ngại không gian, các nhà khoa học Trung Quốc đă phải mất hàng chục năm nghiên cứu, phân tích và t́m ṭi. Tuy tính đúng đắn của báo cáo khoa học có lẽ cần chờ rất lâu nữa mới có thể kiểm chứng, nhưng kết quả này cũng là điều đáng khích lệ đối với các nhà khoa học khi dũng cảm nghiên cứu những điều vốn có thể bị cho là mê tín. Điều này cũng một lần nữa chứng tỏ rằng, tri thức của khoa học quả thực c̣n rất hạn hẹp so với bí ẩn của vũ trụ và thân thể người.

    Video Trương Bảo Thắng biểu diễn công năng đặc dị trước cố Phó chủ tịch Trung Quốc, Vương Chấn, có đoạn Bảo Thắng dùng công năng lấy ra các viên thuốc nằm trong lọ thủy tinh đang được bịt kín:



    Thiện Tâm tổng hợp

    Tài liệu tham chiếu:

    [1] TTVN, Công năng đặc dị – Kỳ 1: Trương Bảo Thắng đi xuyên tường và khôi phục vật thể

    [2] TTVN, Công năng đặc dị – Kỳ 3: Hầu Hi Quư biểu diễn chém đầu, bắn súng không bị thương

    [3] Bi Qiao, Song Kongzhi, Zhang Bao Sheng, Breakthrough Space Obstacle. American Journal of Modern Physics. Vol. 2, No. 4, 2013, pp. 227-233. doi: 10.11648/j.ajmp.20130204.19

    [4] Bi Qiao, and Song Kongzhi, Macroscopic Quantum Tunneling, Journal of Modern Physics 4 2013, pp. 49-55

    [5] CIA Approved For Release 2000/08/11, Research into Paranormal ability to breakthrough spatial barriers

  3. #63
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Phát minh "Không Tưởng" cho Tương lai

    Từ trường Trái đất giữa Châu Phi và Nam Mỹ đang suy yếu một cách bí ẩn
    B́nh luậnVăn Thiện • 16:14, 22/05/20• 101 lượt xem




    Các nhà khoa học đă phát hiện ra một vùng rộng lớn ở giữa Châu Phi và Nam Mỹ có cường độ từ trường giảm nhanh chóng, được gọi là Dị thường Nam Đại Tây Dương (South Atlantic Anormaly) và tạo thành một điểm có cường độ cực tiểu chỉ trong ṿng 5 năm.

    Phát hiện mới được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu tại Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) thông qua việc lấy dữ liệu từ cḥm sao Swarm - một cụm các vệ tinh của cơ quan này. Cụm này bao gồm 3 vệ tinh giống hệt nhau cung cấp các phép đo từ trường với độ chính xác cao trong 3 mặt phẳng quỹ đạo khác nhau.

    Ông Jürgen Matzka, từ Trung tâm nghiên cứu khoa học địa chất Đức, cho biết: “Cực tiểu mới, phía đông của Dị thường Nam Đại Tây Dương, đă xuất hiện trong thập kỷ qua và trong những năm gần đây đang phát triển mạnh mẽ”.

    ESA đă nghiên cứu từ trường từ cuối năm 2013. Swarm được thiết kế đặc biệt để xác định và đo các tín hiệu từ tính khác nhau của từ trường của Trái đất - cho phép các chuyên gia phát hiện ra các khu vực bị suy yếu.

    Ông nói thêm: “Chúng ta rất may mắn khi có các vệ tinh Swarm trên quỹ đạo để điều tra về sự phát triển của Dị thường Nam Đại Tây Dương. Thách thức bây giờ là t́m hiểu các quá tŕnh trong lơi Trái đất gây ra những thay đổi này”.


    Các vệ tinh của Swarm bay trên quỹ đạo quanh Trái đất. (Ảnh: ESA)
    Từ lâu, các chuyên ra đă biết rằng từ trường đă suy yếu. Trong 200 năm qua, nó đă mất 9% cường độ của ḿnh. Tuy nhiên, gần đây một khu vực thậm chí c̣n yếu hơn phát triển giữa Châu Phi và Nam Mỹ. Sau khi phân tích dữ liệu do Swarm thu thập, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng từ năm 1970 đến 2020, cường độ từ trường ở khu vực này đă giảm từ khoảng 24.000 xuống c̣n 22.000 nanotesla.



    Tuy nhiên, điều khó hiểu hơn là dị thường đang phát triển và di chuyển về phía tây với tốc độ khoảng 20 km/h. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng chỉ trong 5 năm qua, một điểm cường độ tối thiểu đă h́nh thành ở phía tây nam châu Phi, cho thấy Dị thường Nam Đại Tây Dương có thể tách thành 2.

    Các nhà nghiên cứu đang suy đoán rằng sự suy yếu là một dấu hiệu cho thấy từ trường Trái đất đang đảo cực - cực Bắc và Nam chuyển vị trí. Lần cuối cùng điều này xảy ra đă cách đây 780.000 năm. Các nhà nghiên cứu nói rằng “chúng ta đă quá hạn từ lâu, v́ nó diễn ra khoảng 250.000 năm một lần”.

    Theo các nhà nghiên cứu, một trong những lư do khiến các nhà khoa học không biết nhiều về lịch sử từ tính của khu vực Dị thường Nam Đại Tây Dương là do họ không có đủ dữ liệu khảo cổ học - bằng chứng vật lư về từ tính trong quá khứ của Trái đất, được tồn trữ trong đá.

    Nhóm nghiên cứu cho biết Dị thường Nam Đại Tây Dương không phải là lư do đáng báo động về từ trường Trái đất, nhưng nó đă làm cho nhiều vệ tinh và tàu vũ trụ bay qua khu vực này gặp phải trục trặc kỹ thuật.

    Một điều thú vị nữa là nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng cực Bắc từ trường Trái Đất đang di chuyển đến gần Siberia với tốc độ thần tốc do thay đổi của lực từ trong lơi Trái đất. Cực Bắc này đă đi từ chuyển với tốc độ 14,5 km cho đến 60 km/năm trong khoảng thời gian từ 1999-2005.

    Trưởng nhóm nghiên cứu Phil Livermore, phó giáo sư địa vật lư tại Đại học Leeds, cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều ǵ như thế này trước đây. Dự đoán của chúng tôi là cực Bắc từ trường sẽ tiếp tục di chuyển về phía Siberia, nhưng đây chỉ là dự báo và chúng tôi không thể chắc chắn”.

    Ông Ciaran Beggan thuộc tổ chức Khảo sát Địa chất Anh nói với MailOnline: “Cực Bắc của từ trường Trái đất lang thang chầm chậm quanh phía bắc Canada từ năm 1590 đến khoảng năm 1990 và sau đó tăng tốc trong ṿng 20 năm trở lại đây với việc chuyển từ khoảng 10 km (6.2 dặm) mỗi năm đến hơn 50 km (31 dặm) mỗi năm”.

    Ông nói thêm: “Ngược lại, cực từ phía nam hầu như không di chuyển nhiều trong 100 năm qua v́ ḍng chảy của lơi ngoài có nhiều trầm tích hơn”.

    Từ trường Trái đất xuất hiện do tính chất từ của vật chất Trái Đất hợp thành tạo ra. Từ trường Trái đất tồn tại từ trong ḷng đất đến không gian rộng lớn bao quanh Trái đất. Nó rất quan trọng đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta, v́ nó che chắn cho chúng ta khỏi bức xạ vũ trụ và các hạt tích điện phát ra từ Mặt trời.

    Văn Thiện

    Theo Daily Mail

  4. #64
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Phát minh "Không Tưởng" cho Tương lai

    Các nhà khoa học t́m thấy bằng chứng về vũ trụ song song
    Phan Anh•Thứ Sáu, 22/05/2020 • 1.5k Lượt Xem
    Trong khi tiến hành thí nghiệm ở Nam Cực, một nhóm các nhà khoa học tại NASA (Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ) đă phát hiện ra bằng chứng về một “vũ trụ song song” – nơi các quy tắc vật lư trái ngược với vũ trụ của chúng ta.


    Ăng-ten ANITA được thiết kế để phát hiện các hạt cao năng lượng rơi xuống từ vũ trụ, chứ không phải từ trái đất (Ảnh: : NASA/Balloon Program Office)
    Khái niệm về vũ trụ song song đă xuất hiện từ đầu những năm 1960, chủ yếu trong suy nghĩ của những người hâm mộ các chương tŕnh truyền h́nh và truyện tranh khoa học viễn tưởng, nhưng giờ đây, một thí nghiệm nhằm t́m kiếm tia vũ trụ đă phát hiện ra các hạt có thể đến từ một “cơi song song” vốn cũng được sinh ra từ vụ nổ Big Bang.

    Các chuyên gia đă sử dụng một loại khinh khí cầu khổng lồ để mang ăng-ten có tên ANITA (Ăng-ten Xung động Chuyển tiếp ở Nam Cực) của NASA để bắt tín hiệu ở tầng khí quyển trên cao của Nam Cực, nơi có không khí lạnh và khô, không bị nhiễu sóng vô tuyến. Đây là một môi trường hoàn hảo để đón tín hiệu từ ngoài vũ trụ.


    Trên thực tế, các nhà khoa học đă thu được một luồng “gió” gồm các hạt cao năng lượng liên tục đến Trái đất từ ​​ngoài vũ trụ.

    Các neutrino hạ nguyên tử, năng lượng thấp với khối lượng gần bằng 0 có thể hoàn toàn xuyên qua Trái đất, nhưng các vật thể có năng lượng cao hơn sẽ bị chặn lại bởi vật chất rắn có trên hành tinh chúng ta.

    Điều đó có nghĩa là các hạt cao năng lượng chỉ có thể được phát hiện khi chúng “rơi xuống” từ vũ trụ, nhưng thiết bị ANITA của nhóm nghiên cứu đă phát hiện ra các hạt nặng hơn, có tên là “tau neutrino”, đi ngược từ Trái đất “lên” vũ trụ.

    Phát hiện năm 2016 này chỉ ra rằng các hạt trên thực chất đang đi ngược thời gian, qua đó cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của một vũ trụ song song. Tất cả các giả thuyết khác đều đă bị loại trừ.

    Ông Peter Gorham, nhà vật lư hạt thực nghiệm tại Đại học Hawaii (Mỹ), đồng thời là người nghiên cứu chính của ANITA, cho biết cách duy nhất để “tau neutrino” có thể vận động theo cách trên là khi nó biến thành một loại hạt khác trước khi đi qua Trái đất rồi sau đó biến đổi trở lại.

    Ông Gorham cũng lưu ư rằng ḿnh và các nhà nghiên cứu đồng nghiệp đă nhiều lần chứng kiến những “sự việc bất khả thi” như trên – vốn sẽ làm cho một số người tỏ ra nghi ngờ.



    “Không phải ai cũng đồng t́nh với giả thuyết này,” ông cho biết trên tờ New Scientist.

    Lời giải thích đơn giản nhất cho hiện tượng này là thời điểm xảy ra vụ nổ Big Bang vào 13,8 tỷ năm trước, có hai vũ trụ đă được h́nh thành. Đó là vũ trụ hiện tại chúng ta và một vũ trụ khác vận hành đảo chiều, trong đó thời gian của nó ngược lại với vũ trụ mà chúng ta đang sinh sống.

    Vẫn cần thêm nghiên cứu để làm rơ giả thuyết này, nhưng đây cũng có thể chỉ là một lỗi kỹ thuật của ANITA cứ lặp đi lặp lại nhiều lần v́ một lư do nào đó. Ibrahim Safa, một nhà khoa học tham gia trong dự án, cho biết “Chúng ta chỉ có 2 khả năng, một là thú vị nhất, hai là nhàm chán nhất.”

    Theo New York Post,
    Phan Anh

  5. #65
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Phát minh "Không Tưởng" cho Tương lai

    Bệnh nhân virus Corona Vũ Hán sẽ không c̣n lây bệnh sau 11 ngày
    B́nh luậnVăn Thiện • 15:36, 25/05/20• 818 lượt xem



    Bệnh nhân virus Corona Vũ Hán (COVID-19) sẽ ngừng lây nhiễm sau 11 ngày mắc bệnh ngay cả khi họ vẫn xét nghiệm dương tính với virus này vào ngày 12. (Ảnh: Getty Images)

    Bệnh nhân virus Corona Vũ Hán (COVID-19) sẽ ngừng lây nhiễm sau 11 ngày mắc bệnh ngay cả khi họ vẫn xét nghiệm dương tính với virus này vào ngày 12, theo một nghiên cứu mới.

    Theo một bài báo từ Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia và Viện hàn lâm Y khoa Singapore, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nước này cho biết họ phát hiện ra rằng “virus không thể phân lập hoặc nuôi cấy sau ngày thứ 11 của bệnh”.

    Nghiên cứu này cứu đă xem xét khả năng lây truyền của virus trên 73 bệnh nhân mắc COVID-19.

    Các nhà nghiên cứu viết: “Dựa trên dữ liệu thu thập được kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19, thời gian lây nhiễm ở những người mắc virus Corona có thể bắt đầu khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và tồn tại khoảng 7-10 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng”.

    Các nhà nghiên cứu cho biết, những bệnh nhân COVID-19 vẫn có thể kiểm tra dương tính sau 2 tuần, nhưng các xét nghiệm cho thấy rằng virus không c̣n khả năng lây bệnh nữa.

    Các nhà nghiên cứu viết: “Hoạt động sao chép virus giảm xuống nhanh chóng sau tuần đầu tiên và khả năng này của virus không thể t́m thấy sau tuần thứ 2 của bệnh”.

    Mặc dù kích thước mẫu xét nghiệm trong nghiên cứu này là nhỏ, các nhà nghiên cứu tự tin rằng những phát hiện của họ sẽ được nhân rộng trong các nghiên cứu lớn hơn.

    Các nhà nghiên cứu cho rằng những phát hiện này có thể giúp các bệnh viện quyết định về việc khi nào nên cho bệnh nhân COVID-19 xuất viện.

    Hiện tại, nhiều bệnh viện ở Hoa Kỳ vẫn yêu cầu bệnh nhân phải xét nghiệm âm tính 2 lần với virus Corona Vũ Hán để được xem là đă khỏi bệnh.

    Giám đốc điều hành Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Singapore, bà Leo Yee-Sin nói với Straits Times rằng: “Về mặt khoa học, tôi rất tự tin rằng có đủ bằng chứng cho thấy người bệnh không c̣n lây nhiễm sau 11 ngày”.

    Theo Straits Times, chiến lược quản lư bệnh nhân COVID-19 của Singapore được hướng dẫn bởi các bằng chứng khoa học lâm sàng mới nhất trong nước và quốc tế, và Bộ Y tế nước này sẽ đánh giá xem kết quả mới nhất này có thể được đưa vào kế hoạch quản lư lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán hay không.

    Cho đến nay, 13.882 người, tương đương khoảng 45% trong tổng số 31.068 bệnh nhân COVID-19 tại Singapore đă được xuất viện từ các bệnh viện và cơ sở cộng đồng của nước này. Singapore đă báo cáo 642 trường hợp COVID-19 mới tính đến trưa ngày 23/5.

    Văn Thiện

    Theo nypost, japantimes

  6. #66
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Phát minh "Không Tưởng" cho Tương lai

    Úc đạt được tốc độ Internet nhanh kỷ lục, tải 1.000 phim HD chỉ trong một giây
    B́nh luậnVăn Thiện • 02:50, 26/05/20• 231 lượt xem



    Các nhà khoa học đă ghi lại tốc độ băng thông rộng kỷ lục thế giới tại Úc, có thể tải xuống 1.000 phim HD trong một giây. (Ảnh: Đại học Monash)

    Các nhà nghiên cứu ở Úc đă đạt được tốc độ Internet nhanh kỷ lục thế giới 44,2 Tbps - cho phép người dùng tải xuống 1.000 phim HD chỉ trong một giây.

    Một nhóm nghiên cứu đến từ các trường đại học Monash, Swinburne và RMIT đă sử dụng một thiết bị mới nhỏ và nhẹ hơn phần cứng viễn thông hiện có, trong đó thay thế 80 tia laser bằng một chip quang duy nhất được gọi là micro-comb. Thiết bị này cũng có thể lắp đặt và kiểm tra khả năng truyền tải trên cơ sở hạ tầng hiện có của Úc.

    Sau khi lắp đặt, micro-comb sẽ giống như một chiếc cầu vồng được tạo thành từ hàng trăm tia laser hồng ngoại chất lượng cao từ một con chip. Mỗi tia laser có khả năng được sử dụng như một kênh liên lạc riêng.

    Theo nhà cung cấp dịch vụ phân phối nội dung Akamai, micro-comb cho phép tốc độ truyền tải tương phản rơ rệt so với tốc độ trung b́nh 11 Mbps của băng thông rộng tại Úc. Cụ thể là một Tb bằng một triệu Mb, nên tốc độ kết nối 44,2 Tbps nhanh hơn tới 4 triệu lần so với 11 Mbps.

    Tiến sĩ Bill Corcoran, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết, những phát hiện cho thấy chúng ta có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện tại để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về kết nối Internet.

    Ông Corcoran nói với The Independent: “Hiện tại, có một phần nhỏ trong cuộc đua toàn cầu là việc đưa công nghệ này tiến đến giai đoạn thương mại, v́ micro-comb rất hữu ích trong một loạt các công nghệ hiện có. Tôi dự báo rằng chúng ta có thể thấy các thiết bị như micro-comb sẽ có sẵn tại các pḥng thí nghiệm nghiên cứu trong 2 đến 3 năm và bắt đầu sử dụng thương mại trong khoảng 5 năm tới”.

    Theo ông Corcoran, micro-comb cũng giúp cho chúng ta là một cái xa hơn về vấn đề năng lực của các nhà mạng sau vài năm tới, đặc biệt là khi các công nghệ dữ liệu như 5G, xe tự lái và cả thứ rộng lớn hơn như “Internet vạn vật” (IOT) được đưa vào sử dụng. Lưu lượng truy cập Internet hiện đang tăng 25% mỗi năm khi xă hội ngày càng kết nối.

    Ông nói thêm: “V́ vậy, chúng ta sẽ cần các công nghệ nhỏ gọn mới, như các thiết bị có kích thước bằng móng tay, trong việc mở rộng khả năng truyền dữ liệu của các mạng để giảm không gian và mức tiêu thụ điện năng, cũng như chi phí, trong khi vẫn tăng tốc độ dữ liệu nói chung. Nghiên cứu cũng cho thấy thiết bị mới tương thích với cơ sở hạ tầng cáp quang hiện có”.

    Giáo sư David Moss, một nhà lănh đạo khác của nghiên cứu và là giám đốc của trung tâm khoa học quang học tại Đại học Swinburne, cho biết: “Micro-combs mang đến hứa hẹn to lớn cho chúng ta trong việc đáp ứng nhu cầu vô độ về băng thông của thế giới”.

    Những phát hiện đă được công bố trên tạp chí Nature Communications.

    Văn Thiện

    Theo Daily Mail, Independent

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 19-12-2019, 03:02 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 04-09-2019, 03:10 AM
  3. Trung Quốc "hù" không đuợc th́ "xoa"
    By Đại Lăn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 20-01-2013, 11:12 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 21-08-2011, 07:12 PM
  5. KHÔNG ĐỌC KỸ "HỘI THỀ" XIN ĐỪNG "CHIÊU TUYẾT"
    By Thương Dân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 6
    Last Post: 17-03-2011, 08:56 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •