Page 2 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 11 to 20 of 59

Thread: Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Kaliningrad - Tiền Đồn Của Nga Giữa Ḷng NATO


  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp thượng đỉnh, t́m cách tránh đối đầu trực tiếp tại Syria


    Tổng thống Nga Vladimir Poutine (P) và nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thượng đỉnh về Libye, Berlin, ngày 19/01/2020. Sputnik/Aleksey Nikolskyi/Kremlin via REUTERS

    Ngày 05/03/2020, tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp thượng đỉnh tại Matxcơva với hai mục tiêu : tránh để xảy ra xung đột trực tiếp giữa quân đội hai nước trên lănh thổ Syria và thúc đẩy hiệp định ngưng bắn tại tỉnh Idlib.


    Cuối tháng 2/2020, Thổ Nhĩ Kỳ tăng tốc chiến dịch quân sự tại Syria, chống lại chính quyền Damas, vốn được Nga yểm trợ, đẩy quan hệ giữa Ankara và Matxcơva thêm căng thẳng.

    Theo thông tín viên Daniel Vallot tại Matxcơva, cuộc họp hôm nay giữa Vladimir Putin và Recep Tayyp Erdogan sẽ ''rất khó khăn''.

    "Cần phải nói là bài toán đang đặt ra cho nguyên thủ hai nước không đơn giản. Một bên là Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đ̣i quân đội Syria ngưng các chiến dịch quân sự tại tỉnh Idlib và cho rằng đă bị làm nhục sau khi 30 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng tại Syria hồi tuần trước. C̣n bên kia là Nga. Matxcơva không có ư định bỏ rơi đồng minh Bachar al Assad.

    Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của hai bên là tránh để xảy ra một cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là nguy cơ có thực, ví dụ, nếu chiến đấu cơ của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trên bầu trời Idlib. Đương nhiên Ankara và Matxcơva làm tất cả để tránh kịch bản đó.

    Ngoài ra c̣n có một mục tiêu khác: tổng thống Erdogan muốn đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại Idlib. Nguyên thủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn tổng thống Putin gây sức ép, buộc Damas ngừng tấn công tỉnh Idlib.

    Đương nhiên, các bên có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn, nhưng để t́nh h́nh thực sự lắng dịu, cần khởi động lại thỏa thuận Sotchi mà Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đă thương lượng với nhau hồi năm 2018. Và đây là điều rất khó.

    Chắc chắn tổng thống Erdogan lại đưa ra đề nghị lập một vùng an toàn ở phía bắc Idlib, đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, với các cuộc tuần tra hỗn hợp và đây cũng là nơi sẽ tiếp nhận người Syria tị nạn. Cần phải đợi kết thúc cuộc gặp thượng đỉnh th́ mới biết hai bên có đạt được thỏa thuận trên vấn đề này hay không".

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Cư dân Moscow không tự cách ly có thể bị 5 năm tù
    Mar 8, 2020

    Khách bộ hành trên đường Arbat ở Moscow. (H́nh: Alexander Nemenov/AFP/Getty Images)
    MOSCOW, Nga (NV) — Các giới chức thành phố Moscow hôm Chủ Nhật, 8 Tháng Ba, lên tiếng đe dọa phạt tới 5 năm tù những người không chịu tự cách ly ở nhà trong hai tuần, sau khi đă đến các quốc gia có dịch bệnh COVID-19.

    Thành phố Moscow hôm Thứ Năm loan báo t́nh trạng “báo động cao” và đưa ra thêm các biện pháp đối phó, để ngăn ngừa lây lan của virus ở thủ đô nước Nga này, theo bản tin hăng thông tấn Reuters.

    Những người trở về từ Trung Quốc, Nam Hàn, Iran, Pháp, Đức, Ư và Tây Ban Nha cũng như các quốc gia khác, nếu thấy các triệu chứng của bệnh COVID-19 th́ phải tự cách ly ở nhà trong 14 ngày, theo lệnh của ṭa thị chánh Moscow.


    Sở Y Tế thành phố Moscow hôm Chủ Nhật nói rằng những kẻ cố ư tránh né không thi hành lệnh này, đe dọa sức khỏe những người khác, có thể bị phạt nặng, gồm cả án tù tới 5 năm.

    Theo nguồn tin này th́ giới hữu trách sẽ theo dơi việc tự cách ly qua hệ thống thu h́nh trên đường phố.

    Trong bản thông cáo, Sở Y Tế nói những người trong t́nh trạng phải tự cách ly có thể dắt chó đi dạo, nhưng chỉ vào lúc vắng người nhất, và phải đeo khẩu trang.

    Cho đến nay trên toàn lănh thổ Nga có 15 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận. (V.Giang)

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Nga và Saudi Arabia khởi động cuộc chiến phá giá làm dầu thô rớt 30%
    Mar 8, 2020

    Trung tâm chứng khoán Dubai lặng lẽ khi giá dầu xuống 30% ngày 8 Tháng Ba. (H́nh: GIUSEPPE CACACE/AFP via Getty Images)
    DUBAI, United Arab Emirates (NV) – Giá dầu thô rớt 30% vào sáng sớm Thứ Hai, 9 Tháng Ba, sau khi tổ chức OPEC không đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng v́ Saudi Arabia, chẳng những tự phá giá mà c̣n tăng sản lượng khai thác dầu. Diễn tiến này có thể đưa đến một cuộc chiến phá giá dầu toàn diện.

    Giá dầu Brent tiêu chuẩn tuột dốc 30% ở mức giá $31/thùng, thấp nhất kể từ Tháng Hai, 2016. Trong khi, giá dầu U.S West Texas Intermediate (WTI) rớt 27% c̣n lại $30/thùng, đây cũng là mức thấp nhất kể từ Tháng Hai, 2016. Giá dầu WTI đang trên đà rơi xuống tệ nhất kể từ cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991.

    Ông John Kilduff, cố vấn của Again Capital Management, công ty đầu tư thị trường năng lượng, nhận định: “Bước đi ‘đốt sạch địa cầu’ này của Saudi Arabia, là ví dụ cụ thể, cho căn bệnh ‘trầm kha’ khai thác quá mức của họ.”


    Phóng viên vây quanh trụ sở OPEC tại Vienna ngày 5 Tháng Ba. (H́nh: AP Photo/Ronald Zak)


    Saudi Arabia phá giá dầu sau khi cuộc đàm phán khối OPEC tại Vienna, thủ đô Áo, thất bại hồi tuần trước. Thứ Năm, 5 Tháng Ba vừa qua, các quốc gia OPEC đề nghị cắt 1.5 triệu thùng dầu/ngày bắt đầu từ 1 Tháng Tư và kéo dài đến cuối năm. Nhưng, vào ngày Thứ Sáu, Nga, không thuộc khối OPEC, bác bỏ kế hoạch cắt giảm thêm sản lượng này.

    Sang qua Thứ Bảy, Saudi Arabia thả một quả bom xuống thị trường bằng cách tuyên bố không những cắt $6-7/thùng cho khách hàng Trung Quốc mà c̣n tăng sản lượng thêm 2 triệu thùng/ngày ở mức trên 10 triệu thùng/ngày, theo Reuters. Hiện nay, sản lượng của Saudi Arabia là 9.7 triệu thùng/ngày, khả năng sản xuất tối đa là 12.5 triệu thùng/ngày.

    Damien Courvalin, chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs, nhận xét: “Tiên đoán t́nh h́nh giá dầu trên thị trường sắp tới c̣n khủng khiếp hơn cuộc chiến giá dầu hồi Tháng Mười Một, 2014, bởi v́ t́nh trạng giảm mức cầu do lan tràn bệnh dịch COVID-19 hiện nay.”

    Ngân hàng đầu tư Goldman Sach giảm mức giá dự đoán $30/thùng cho quư 2 và 3 đưa ra trước đó, cho rằng giá có thể xuống mức từ $20-30/thùng.

    Giá dầu xuống dưới $30/thùng sẽ đe dọa nặng nề kỹ nghệ dầu đá phiến của Mỹ với chi phí sản xuất từ $30-40/thùng. (MPL)

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Putin đề xuất thay đổi hiến pháp, cho phép duy tŕ quyền lực đến năm 2036
    11/03/2020


    Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước Hạ viện Quốc Hội ở Moscow vào ngày 10/3/2020.


    Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 10/3 mở ngỏ cho những thay đổi trong hiến pháp để cho phép ông tiếp tục cầm quyền lực đến năm 2036 nếu muốn, theo Reuters.

    Hồi tháng 1, ông Putin đă tiết lộ một chấn động lớn về chính trị ở Nga và một cuộc đại tu hiến pháp. Theo Hiến pháp hiện hành, ông sẽ hết làm tổng vào năm 2024 khi nhiệm kỳ tổng thống thứ hai liên tiếp và là thứ tư tổng cộng của ông kết thúc.

    Tuy nhiên, phát biểu trước Hạ viện của Quốc hội Nga, ông Putin hôm 10/3 đă đưa ra điều mà ông gọi là sự ban bố miễn cưỡng cho đề xuất thay đổi hiến pháp, mà theo đó số nhiệm kỳ tổng thống của ông sẽ chính thức bắt đầu lại từ số 0.

    “Đề xuất loại bỏ các hạn chế đối với bất kỳ người nào, kể cả tổng thống đương nhiệm... Về nguyên tắc, lựa chọn này là có thể, nhưng với một điều kiện - nếu ṭa án hiến pháp đưa ra phán quyết chính thức rằng sửa đổi như vậy không mâu thuẫn với các nguyên tắc và những quy định chính trong hiến pháp”, Reuters dẫn lời ông Putin nói.

    Nếu được thông qua và được ủng hộ trong một cuộc bỏ phiếu toàn quốc vào tháng Tư, thay đổi này sẽ cho phép ông Putin phục vụ thêm hai nhiệm kỳ nữa, mỗi nhiệm kỳ là sáu năm.

    Nếu ông Putin muốn như vậy, và nếu sức khỏe cho phép và lại thắng cử, ông Putin có thể sẽ nắm quyền cho đến năm 2036, lúc đó ông 83 tuổi.

    Là một cựu sĩ quan KGB, ông Putin, 67 tuổi, đă phục vụ bốn nhiệm kỳ tổng thống và cũng đă từng giữ vai tṛ thủ tướng. Ông đă thống trị bối cảnh chính trị của Nga trong hai thập niên qua.

    Những người chỉ trích cáo buộc ông Putin âm mưu sử dụng những thay đổi hiến pháp để gia hạn quyền lực sau năm 2024.

    Tuy nhiên, ông Putin không nói rơ kế hoạch của ḿnh là ǵ sau ngày dự kiến phải từ chức, nhưng ông nói ông không ủng hộ truyền thống của các lănh đạo thời Liên Xô là nắm quyền cho đến chết.

    Ông Putin đă xuất hiện trước Quốc hội vào thứ Ba sau khi bà Valentina Tereshkova, một nhà lập pháp của đảng cầm quyền Liên bang Nga và là người phụ nữ đầu tiên đi vào vũ trụ, nói với Quốc hội rằng bà đang đề xuất sửa đổi hiến pháp theo hướng đặt lại nhiệm kỳ tổng thống của ông về 0.

    Đề xuất này được đưa ra khi Quốc hội đang kiểm tra và chuẩn bị bỏ phiếu cho một sự thay đổi hiến pháp của ông Putin, lần thứ hai trong ba lần tŕnh ra và được cho là sẽ được tán thành sau đó.

    Cũng trong ngày 10/3, một nhà lập pháp khác của đảng cầm quyền đề nghị tổ chức các cuộc bầu cử nhanh quốc hội, hiện đang được lên kế hoạch vào tháng 9 năm 2021, một khi cải cách hiến pháp không được thực hiện.

    Tuy nhiên, ông Putin không mấy hào hứng với ư tưởng đó. Ông nói rằng ông không thấy cần phải tổ chức các cuộc bầu cử nhanh nếu không có bất đồng nào trong quốc hội hiện tại.

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Quốc hội Nga thông qua luật cho Putin cầm quyền tới năm 2036
    Mar 11, 2020

    Tổng Thống Vladimir Putin phát biểu tại quốc hội Nga. (H́nh: Alexei Nikolsky, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP)
    MOSCOW, Nga (AP) — Quốc hội Nga hôm Thứ Tư, 11 Tháng Ba, thông qua một thay đổi quan trọng trong hiến pháp quốc gia này, để cho Tổng Thống Vladimir Putin có thể cầm quyền thêm 12 năm nữa, sau khi nhiệm kỳ hiện nay của ông chấm dứt năm 2024.

    Hạ Viện Nga thông qua việc thay đổi luật này với 383 phiếu thuận, không có phiếu chống nhưng có 43 người không bỏ phiếu.

    Giới đối lập ở Nga lên tiếng đả kích hành động này là tṛ gian xảo trắng trợn và kêu gọi có biểu t́nh phản đối.


    Ông Putin, 67 tuổi, cựu nhân viên t́nh báo KGB, đă cai trị nước Nga từ hơn 20 năm nay. Sau khi cầm quyền hai nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ bốn năm, Putin xuống giữ chức vụ thủ tướng năm 2008, v́ luật giới hạn số nhiệm kỳ, và đưa đàn em là Dimitry Medvedev, từ vai tṛ thủ tướng lên giữ chức tổng thống để “giữ chỗ” cho ông ta.

    Dưới thời Medvedev, hiến pháp Nga được thay đổi để mỗi nhiệm kỳ tổng thống là sáu năm. Năm 2012, Putin quay trở lại chức vụ tổng thống. Vào năm 2018, Putin lại được tái đắc cử cho nhiệm kỳ sáu năm nữa.

    Thay đổi hiến pháp hôm Thứ Tư sẽ cho phép Putin cầm quyền cho tới năm 2036 nếu muốn.

    Tối hôm Thứ Ba, đă có khoảng 200 người đến biểu t́nh gần điện Kremlin để phản đối việc thay đổi hiến pháp. Họ đi biểu t́nh với tư cách cá nhân để không phải xin cảnh sát Nga cấp giấy phép trước.

    Có hai nhóm đối lập nay kêu gọi có cuộc xuống đường lớn hơn ở Moscow vào ngày 21 hay 22 Tháng Ba, và nộp đơn xin giấy phép. Ṭa thị chánh Moscow bác bỏ đơn này, lấy lư do là không cho quá 5,000 người tụ tập, theo luật cấm có hiệu lực cho tới 10 Tháng Tư, v́ đang có lây lan COVID-19.

    Phía đối lập sửa lại đơn xin biểu t́nh, giảm số người xuống đường dự trù là 50,000 c̣n 4,500.

    Tại các thành phố khác ở Nga hiện cũng đang có các chuẩn bị biểu t́nh để phản đối sự thay đổi hiến pháp này. (V.Giang)

  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Virus corona, cái cớ để Ả Rập Xê Út và Nga khai mào chiến tranh dầu hỏa

    .
    Mỏ dầu Abqaiq của Ả Rập Xê Út. Fayez Nureldine / AFP

    Dầu hỏa mất giá 40 % từ đầu năm 2020. Nguyên nhân chính do virus corona gây nên. Tiêu thụ của Trung Quốc và Âu, Mỹ giảm mạnh và thêm vào đó là cuộc chiến dầu hỏa Riyad và Matxcơva vừa khai mào, khai tử liên minh Nga - Ả Rập Xê Út được kư kết từ năm 2016.


    Đâu là động cơ khiến hai trong số ba nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới đọ sức với nhau, mỗi bên tính toán những ǵ ? Nga và Ả Rập Xê Út dường như cùng theo đuổi một mục tiêu : chận đường các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Liệu đây có là một nước cờ nguy hiểm cho cả đôi bên ?

    Thế giới không thể biết trước dịch Covid- 19 sẽ kéo dài bao nhiêu lâu. Kinh tế của Trung Quốc và thế giới đóng băng. Ngành hàng không quốc tế gần như bị tê liệt. Chỉ số chứng khoán từ Âu sang Á và cả trên thị trường tài chính Hoa Kỳ giảm mạnh. Kịch bản "một cuộc khủng hoảng tài chính" ngày càng cận kề. Trong bức tranh đen tối đó, bất ngờ nổ ra cuộc chiến dầu hỏa giữa Ả Rập Xê Út và Nga.

    Hôm 08/03/2020, Riyad đơn phương quyết định tăng mức sản xuất và xuất khẩu, giảm giá dầu cho một số khách hàng trong lúc trên thị trường quốc tế, cung đă cao hơn so với mức cầu. Vàng đen mất giá.

    Quyết định này lại càng khó hiểu, bởi hai ngày trước đó, khối các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa và các đối tác, gọi tắt là nhóm OPEC+ đă họp tại Vienna. Mục tiêu cuộc họp nhằm t́m đồng thuận khóa bớt van dầu, qua đó giữ giá vàng đen. Ả Rập Xê Út là thành viên quan trọng nhất của OPEC trong lúc Nga là nguồn sản xuất lớn thứ nh́ thế giới, chỉ thua có Hoa Kỳ. Hai quốc gia này cộng lại cung cấp 40 % dầu cho thế giới

    Cuộc họp tại Vienna thất bại do Nga bác bỏ đề xuất của Ả Rập Xê Út giảm thêm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nay cho đến cuối 2020. Phái đoàn Ả Rập Xê Út từ Vienna trở về, lập tức Riyad phản công và quyết định mở thêm van dầu cho thế giới. Giá dầu càng tuột dốc thế giới càng hoảng loạn. Trong phiên giao dịch hôm Thứ Hai, 09/03/2020 "mức lăi tích lũy trên thị trường tài chính từ đầu 2020 tan thành mây khói".

    Từ hoảng loạn về dầu hỏa đến chứng khoán

    Trả lời trên đài RFI giáo sư kinh tế Jean Pierre Favennec đại học Paris Dauphine và Viện Dầu Hỏa –Institut du Pétrole của Pháp phân tích về phản ứng khó hiểu của thị trường, bởi v́ nhẽ ra khi dầu hỏa mất giá, đó phải là một tin vui. Nhưng lần này, giới đầu tư quốc tế lại rơi vào hoảng loạn.

    "Đúng là v́ Nga - Ả Rập Xê Út không đạt được đồng thuận, giá dầu đă giảm mạnh, nhưng đồng thời đó là dấu hiệu cho thấy thế giới đang hoang mang. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đă rơi xuống rất thấp và mọi người chờ đợi là mức cầu tại châu Âu cũng sẽ bị đóng băng. Điều đó khiến thị trường tài chính lại càng hoảng loạn. Trong bối cảnh mà dầu hỏa đang mất giá, Riyad tấn thêm một đ̣n mạnh, khiến mọi người lại càng nghĩ rằng các hoạt động kinh tế của thế giới sẽ tiếp tục giảm thêm nữa trong những tuần lễ hay những tháng sắp tới".

    Ả Rập Xê Út phá giá dầu khiến mọi người hiểu như đó là một tín hiệu mới cho thấy kinh tế thế giới bên bờ vực thẳm.

    Vẫn trên đài RFI, Matthieu Auzaneau giám đốc Shift Project, một nhóm nghiên cứu về mức độ lệ thuộc của kinh tế toàn cầu vào năng lượng hóa thạch, thận trọng nêu ra giả thuyết : Nga hay Ả Rập Xê Út đă khơi mào chiến tranh dầu hỏa và với mục đích ǵ ? và cũng có thể Ả Rập Xê Út khai chiến để mặc cả với Nga :

    "Trên thực tế, liên minh Nga- Ả Rập Xê Út đă được h́nh thành. Riyad là thành viên quan trọng nhất trong khối OPEC – tức là các nước xuất khẩu dầu hỏa. C̣n Matxcơva là nguồn sản xuất lớn thứ nh́ thế giới, đứng sau Mỹ nhưng trước Ả Rập Xê Út. Hơn nữa Nga lại có một trọng lượng về địa chính trị rất lớn. Đôi bên đồng ư với nhau hạn chế mức sản xuất để giữa giá dầu tương đối cao. Thỏa thuận đó đă bị khai tử sau cuộc họp ở Vienna trong hai ngày 05 và 06/03/2020. Phía Nga từ chối theo chân Ả Rập Xê Út, để tiếp tục giảm thêm 1,5 triệu thùng dầu mỗi ngày từ nay cho đến cuối năm 2020. Mọi người ồn áo nói rằng Nga gạt bỏ đề xuất của Ả Rập Xê Út, nhưng chúng ta không biết chắc được về diễn tiến cuộc họp nói trên. Có hai giả thuyết : Một là Nga bác bỏ đề xuất của Riyad tránh để tạo lợi thế cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ. Bởi v́ từ trước tới nay, mỗi lần Nga và Ả Rập Xê Út giảm mức xuất khẩu, th́ dầu đá phiến của Mỹ lấp vào chỗ trống. Nhưng đồng thời có giả thuyết thứ hai, là chính hoàng thái tử Mohammed Ben Salman đă châm ng̣i cuộc chiến dầu hỏa. Ả Rập Xê Út vừa thông báo tăng mức sản xuất để giữ thị phần, vừa giảm giá từ 7 đến 8 đô la một thùng dầu cho một số khách hàng ".

    Dầu đá phiến Mỹ trong tầm ngắm của Nga và Ả Rập Xê Út

    Trước hết, nhiều nhà quan sát cho rằng bộ trưởng Năng Lượng Nga, Alexandre Novak "gây sự" trước chẳng qua là v́ các nhà sản xuất Nga, đứng đầu là Rosneft, đă thuyết phục tổng thống Vladimir Putin là đă đến lúc nước Nga phải "cân bằng hóa lại thị trường dầu hỏa thế giới". Một cách gián tiếp Igor Setchine nhắc nhở chủ nhân điện Kremlin rằng, hạ mức sản xuất là giúp cho các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ chiếm mất th́ phần của Nga.

    Ả Rập Xê Út cần giữ giá dầu ở mức từ 82 đến 90 đô la một thùng th́ mới có lăi, ngược lại phía Nga, về mặt chính thức, chỉ cần giá một thùng dầu dao động trên dưới 50 đô la là đủ. Điện Kremlin biết rằng với giá dầu 30 đô la một thùng, sẽ có "không ít các nguồn cung cấp Mỹ bị vỡ nợ". Trong khi đó cả Nga lẫn Ả Rập Xê Út cùng tạm thời có khả năng cầm cự với giá này. Chuyên gia Pháp, Matthieu Auzanneau trung tâm nghiên cứu Shift Project cho rằng thực ra Nga và Ả Rập Xê Út theo đuổi cùng một mục đích, nhưng phá giá dầu là một tṛ chơi nguy hiểm :

    "Ả Rập Xê Út và Nga cùng có một khoản dự trữ ngoại tệ khá tốt, tương đương với hàng trăm triệu đô la. Cả hai quốc gia này có khả năng cầm cự lâu dài trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến dầu hỏa. Cả hai theo đuổi cùng một mục đích : cản đường các nhà sản xuất Mỹ. Nhưng đôi bên cùng đang đùa với lửa. Bởi v́ dầu hỏa là con gà đẻ trứng vàng, cho phép bảo đảm ổn định trong xă hội. Chỉ cần nh́n vào trường hợp của Venezuela chúng ta cũng thấy được điều đó. Tôi rất lo ngại về t́nh h́nh tại Trung Đông. Khu vực này đă như một thùng thuốc súng. Nga v́ có những tính toán địa chiến lược trong khu vực này nên can thiệp quân sự tại tại Syria. Ả Rập Xê Út cũng có những ẩn ư - đặc biệt là đối với Iran, kẻ thù không đội trời chung của Riyad. Có điều về mặt kinh tế và quân sự, cả Nga lẫn Ả Rập Xê Út cùng đang bị dồn vào chân tường. Giờ đây, căng thẳng lại gia tăng thêm một bậc. Bài toán trở nên phức tạp hơn nhiều cho cả đôi bên".

    Giám đốc Shift Project, Matthieu Auzanneau thẩm định, chỉ cần giá dầu ở mức 50 đô la một thùng trong dài hạn là cũng đủ để "giết chết" không ít nhà sản xuất c̣ con của Mỹ. Ông cho rằng, nghịch lư ở đây là nga và Ar Rập Xê Út, hai quốc có những quyền lợi địa chính trị khác hẳn nhau lại có thể cộng tác với nhau về mặt kinh tế khi cần chận đường công nghệ dầu hỏa của Mỹ. Chưa chắc ǵ là Matxcơva và Riyad sẽ thành công.

    Hoàng thái tử Ben Salman, phù thủy non tay ?

    Không thuyết phục được Nga khóa bớt van dầu, Ả Rập Xê Út, mà người chủ chốt là hoàng thái tử Mohammed Ben Salman phản công. Riyad thông báo nâng mức sản xuất lên thêm 25 % tức là sản xuất đến hơn 12 triệu thùng dầu một ngày. Riyad dùng "một viên đạn bắn hai con chim" : vừa gặm nhấm thêm thị phần của Nga vừa bóp ngạt không dưới 100 nhà sản xuất Mỹ theo thẩm định của công ty tư vấn Rystad Energy.

    Kinh tế Nga phụ thuộc đến 30 % vào dầu lửa và khí đốt, đây cũng là nguồn đem về 50 % ngân sách quốc gia. Việc Riyad mở van, đẩy giá dầu tuột dốc khiến đồng rúp của Nga mất giá 7 % ngay trong phiên giao dịch 09/03/2020.

    Tuy nhiên, không chỉ có Nga bị tác động. Chiến lược của Riyad trên bàn cờ năng lượng vừa qua tác động mạnh đến từ Iran tới tận các quốc gia xuất khẩu dầu hỏa ở tận châu Mỹ La Tinh hay châu Phi. Nhưng trong cuộc đọ sức về dầu hỏa, Ả Rập Xê Út cũng phải trả giá đắt, như ghi nhận của văn phong tư vấn Compétence Finance, trụ sở tại Paris : dầu hỏa bảo đảm đến ba phần tư thu nhập tại vương quốc này; gần như 100 % nguồn ngoại tệ có được là nhờ nền công nghiệp dầu khí. Năm 2014 Riyad từng thất bại khi muốn sử dụng lá bài năng lượng để hạ cả Nga, đồng minh của Iran lẫn dằn mặt Mỹ.

    Từ hôm 08/03/2020, chơi tṛ phá giá dầu hỏa khiến mỗi tuần Ả Rập Xê Út thất thu đến 1,75 tỷ đô la theo thẩm đỉnh của Compétence Finance. Tất cả những yếu tố đó lại càng phá hỏng chiến lược Tầm Nh́n 2030 của hoàng thái tử Ben Salman, nhằm giảm bớt mức độ lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch.

    Cả về chính trị lẫn kinh tế, thái tử Ben Salman đang nóng ḷng muốn ghi được những bàn thắng quan trọng để nắm lấy ngai vàng vào lúc quốc vương Salman đă 84 tuổi và sức khỏe đang suy yếu. Đó là chưa kể trong trường hợp virus corona không dung thứ cho thần dân của vương quốc dầu hỏa này.

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Nga: Vladimir Putin và nỗi ám ảnh quyền lực vĩnh cửu


    Tổng thống Nga, Vladimir Putin, trong buổi đọc diễn văn đầu năm về hiện trạng đất nước trước Nghị Viện, thông báo cải tổ Hiến Pháp, ngày 16/01/2020. Alexey Nikolsky/Kremlin via REUTERS

    Ṭa án Hiến Pháp Nga ngày thứ Hai 16/03/2020 đă thông qua chương tŕnh cải cách rộng lớn theo như đề nghị của tổng thống Vladimir Putin. Với việc thông qua dự luật cải cách Hiến Pháp này, nguyên thủ Nga có thể đảm nhiệm thêm hai nhiệm kỳ mới sau khi nhiệm kỳ hiện nay kết thúc vào năm 2014. Làm thế nào nguyên thủ Nga có thể thực hiện việc kéo dài quyền hạn sau 20 năm cầm quyền? (Tạp chí phát lần đầu ngày 30/01/2020)



    Thứ Tư 16/01/2020, tổng thống Nga đề nghị tổ chức một cuộc tham vấn công luận về cải cách Hiến Pháp nhằm cải tổ hệ thống chính trị đất nước. Năm ngày sau, ngày 21/01, Vladimir Putin chính thức công bố dự luật thành lập Hội Đồng Nhà Nước.

    Với thông báo này, Vladimir Putin xứng danh là « chủ nhân của mọi sự kinh ngạc ». Mọi sự bắt đầu từ ngày 31/12/1999, khi ông Boris Eltsin bất ngờ thông báo chuyển giao quyền lănh đạo đất nước cho thủ tướng lúc bấy giờ là ông Vladimir Putin, để rồi từ đó người này không bao giờ rời xa quyền lực. Vladimir Putin, bốn lần đắc cử và tái đắc cử tổng thống (2000, 2004, 2012, 2018) và hai lần làm thủ tướng chính phủ (từ tháng 8/1999 – 5/2000, rồi từ tháng 5/2008 – 5/2012).

    Hiến Pháp : Công cụ bảo toàn quyền lực của Putin ?

    Trong 20 năm đó, thế giới hẳn chưa thể nào quên được lần đổi vai ngoạn mục giữa Putin với Dmitri Medvedev năm 2008 : Ông làm thủ tướng c̣n Medvedev làm tổng thống, nhưng thực quyền vẫn nằm trong tay Putin. Nhiệm kỳ thủ tướng kết thúc, Vladimir Putin trước khi ra tranh cử tổng thống năm 2012, đă cho sửa đổi Hiến Pháp tăng thời hạn nhiệm kỳ tổng thống từ bốn lên thành sáu năm.

    Tám năm sau, ngày 16/01/2020, nguyên thủ Nga lại bất ngờ thông báo sửa đổi Hiến Pháp. Trong lần thứ hai này, Vladimir Putin đề nghị tăng cường thẩm quyền Quốc Hội trong việc bổ nhiệm thủ tướng, giới hạn nhiệm kỳ tổng thống không được quá hai lần sáu năm liên tiếp. Tuy nhiên, điểm đáng được chú ư nhất là việc thành lập Hội Đồng Nhà Nước với quyền hành rộng răi bao gồm chính sách đối ngoại, đối nội, kinh tế và xă hội mà chiếc ghế chủ tịch hiện chưa rơ sẽ thuộc về ai.

    Vladimir Putin sửa đổi Hiến Pháp nhằm mục đích ǵ ? Giới chuyên gia tại Pháp hầu hết đều cho rằng đây là cách duy nhất để nguyên thủ Nga duy tŕ quyền lực. Liệu rằng tổng thống Nga có « bổn cũ soạn lại », tiếp tục đổi vai như năm 2008, trở về làm thủ tướng ? Chuyên gia Pascal Boniface, Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS), tin rằng « Không ». Theo ông, mục tiêu chính của ông Putin là làm thế nào duy tŕ đường lối chính sách mà ông đă tiến hành một khi ông măn nhiệm. Bằng cách nào mới được ? Ông Pascal Boniface phân tích :

    « Đương nhiên là tổng thống Nga muốn gây ảnh hưởng. Ông Putin có thể làm được điều đó thông qua Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và nắm lấy chiếc ghế chủ tịch. Điều này khá giống kịch bản Kazakhstan. Ông Nazarbaїev tuy không c̣n chức vụ lănh đạo hàng đầu chính thức nữa nhưng người này giữ một tầm ảnh hưởng mạnh đến mức đường lối chính sách đất nước mang đậm dấu ấn của ông, cũng như là ông rất được lắng nghe.

    Hay chúng ta c̣n nhớ là ông Đặng Tiểu B́nh tại Trung Quốc trong những năm cuối đời chỉ giữ một chức vụ được xem như là chính thức ‘‘chủ tịch Hiệp hội chơi bài’’. Người này không có một chức vụ nào trong chính phủ cả, thế nhưng ông ấy mới chính là nhân vật số một.

    Chúng ta có thể thấy là ông Putin cho dù có ở bất kể cương vị nào, cũng sẽ duy tŕ một tầm ảnh hưởng đối với những người kế nhiệm. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng làm được. Nhưng một lần nữa tôi tin rằng điều quan trọng nhất đối với Putin chính là chính sách của ông phải được tiếp tục và tổ quốc Nga vẫn phải được nể trọng ».

    Kinh tế - Xă hội : Chiếc phanh kềm hăm tham vọng của Putin ?

    Nh́n lại 20 năm cầm quyền đă qua của chủ nhân điện Kremlin, người ta không khỏi ngạc nhiên và tự hỏi : Làm thế nào mà ông Putin có thể tại quyền lâu đến như thế ? V́ sao việc ông cầm quyền lâu không có vẻ ǵ là gây sốc cho công luận Nga nói riêng và quốc tế nói chung ? Nhà nghiên cứu Pascal Boniface, Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược lư giải như sau :

    « Điều có thể giải thích cho việc Putin rất được ḷng dân cũng như là có thể tại vị suốt một phần tư thế kỷ chính là v́ ông đă mang lại niềm tự hào cho dân tộc Nga. Bị phản đối ở phương Tây nhưng người dân Nga cho rằng họ đă bị sỉ nhục trong những năm 1990 và chính ông Putin đă trao lại cho họ niềm tự hào đó. Chính ông một lần nữa đă làm cho nước Nga được tỏa sáng trên trường quốc tế bằng những phương tiện hạn hẹp.

    Hơn nữa, so với thời kỳ khủng hoảng của những năm 1990, t́nh h́nh kinh tế tuy không mấy ǵ tươi sáng nhưng dẫu sao cũng đă khá hơn. Đừng quên rằng GDP của Nga trong giai đoạn 1991-2000 đă bị giảm đến một nửa.

    Nhưng nếu ông Putin rất được ḷng dân ở Nga th́ ở thế giới phương Tây ông lại không được như thế. Nhưng việc ông cầm quyền lâu không là một vấn đề bởi v́ có rất nhiều nguyên thủ và lănh đạo chính phủ cầm quyền từ lâu. Một số thân với phương Tây, số khác là đối thủ cạnh tranh. Và đây không c̣n là một tiêu chí để đánh giá trong thế giới phương Tây. Họ chủ yếu chỉ trích ông Putin về đường lối chính sách của ông hơn là thời gian cầm quyền. »

    Giờ đây, theo Hiến Pháp, Vladimir Putin không thể tái tranh cử. Hơn nữa, tuy tỷ lệ được ḷng dân vẫn c̣n cao (khoảng 70%), nhưng tổng thống Nga cũng phải đối mặt với làn sóng bất b́nh trong nước ngày càng cao. Các thành tích quân sự bên ngoài lănh thổ không c̣n làm cho người dân Nga hào hứng như vụ sáp nhập bán đảo Crimee hay cuộc khủng hoảng ở Đông Ukraina.

    Bởi v́, từ năm năm qua, t́nh trạng nghèo khổ không suy giảm và thu nhập b́nh quân của người dân Nga bị giảm đến 12%. Những vấn đề kinh tế - xă hội bắt đầu có những tác động tiêu cực đối với uy tín của ông Vladimir Putin nói riêng và đảng cầm quyền Nước Nga Thống Nhất nói chung, mà cuộc bầu cử Hội Đồng Thành phố Matxcơva hồi tháng 9/2019 là một ví dụ điển h́nh.

    Với Thornike Gordadze, cựu ngoại trưởng Gruzia, giảng viên trường Khoa học Chính trị (Sciences Po), đây là một trong những nguyên nhân chính khiến lănh đạo Nga lo lắng và gấp rút cho sửa đổi Hiến Pháp.

    « Có một cuộc khủng hoảng kinh tế tại Nga. Đất nước hiện đang trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng chậm, có thể nói là không đủ sức cất cánh, bởi v́ nước Nga khá bị chậm trễ so với các nước phát triển chính như các nước châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản… Nếu muốn đuổi kịp những nước này, Nga cần phải có một mức tăng trưởng khá lớn.

    Thậm chí Nga cũng chưa phải là một cường quốc kinh tế mới trỗi dậy với mức tăng trưởng cao. Nước Nga chẳng phát minh ra được cái ǵ, cũng chẳng có cải cách, cách tân ǵ cả. Nga vẫn là một nước lệ thuộc hoàn toàn vào xuất khẩu dầu khí.

    Và chúng ta thấy rơ là tiền có được đă không được sử dụng cho việc phát triển kinh tế mà chỉ dùng để hiện đại hóa quân đội, hay để ghi điểm trên bàn cờ địa chính trị quốc tế chứ không phải là hiện đại hóa kinh tế quốc gia ! »

    Chọn người kế nhiệm : Putin trong thế lưỡng nan

    Nhiệm kỳ tổng thống thứ 4 của ông sẽ kết thúc vào năm 2024, và thời điểm đó cũng đánh dấu 24 năm cầm quyền của ông. Vào năm đó, Vladimir Putin sẽ được 72 tuổi. Vậy ông sẽ làm ǵ ? Không ai biết rơ. Nhưng theo nhà báo, giảng viên trường quân sự Saint-Cyr, ông Frederic Pons, « một điều chắc chắn rằng, là một nhà lănh đạo thực dụng và đ̣i hỏi cao, Vladimir Putin đang chuẩn bị một cách kỹ lưỡng cho giai đoạn này. »

    Ai sẽ là người thay thế ông vào năm 2024 ? Đây quả thật là một bí ẩn lớn. Nhà nghiên cứu Nga học, bà Tatiana Kastouéva-Jean gần như khẳng định thế giới khó có thể thấy được một gương mặt khả tín nào để thay thế Vladimir Putin. Bà giải thích :

    « Vấn đề là người ta chưa thấy có một gương mặt khả tín nào để thay thế Vladimir Putin. Bởi v́ họ đă làm mọi thứ sao cho không có khả năng thay thế đó. Do vậy, đối với rất nhiều người dân Nga, Vladimir Putin tuy không c̣n là một gương mặt được ḷng dân nhất, một gương mặt ưa thích nhất cho vai tṛ tổng thống nhiệm kỳ thứ 5, nhưng v́ họ cũng chưa thấy có một gương mặt khả dĩ nào khác, họ sợ hỗn loạn nên đành chọn điều kém tồi tệ nhất, nghĩa là Vladimir Putin ».

    Một quan điểm cũng được ông Pascal Boniface đồng chia sẻ. Vị chuyên gia này c̣n lưu ư thêm rằng bản thân việc t́m người thay thế theo đúng ư muốn của ông sẽ là một bài toán hóc búa cho chính nguyên thủ Nga.

    « Điều chắc chắn là ông Putin đă có một ảnh hưởng to lớn trong hệ thống chính trị Nga đến mức ông che mờ thậm chí làm cho tất cả những người khác không c̣n tồn tại. Chúng ta thấy rơ là ông Medvedev đă không thể nào có được một vai tṛ quan trọng nào ngay cả khi ông ấy làm tổng thống. Ông ấy đă bị chiếc bóng của Putin che khuất.

    Thế nên, cần phải chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp, bởi v́ nếu như Putin muốn rằng các chính sách của ông được duy tŕ, cần phải có một người có bản lĩnh chứ không chỉ đơn giản là một người thừa hành. Đây thật sự là một thế lưỡng nan đối với ông Putin. Nếu đưa một người tài giỏi rốt cuộc chính ông có thể trở thành chiếc bóng của người đó. Nhưng nếu đó là một người tầm thường, trong trường hợp này tương lai chính sách của ông bị lâm nguy. »

  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Giá dầu giảm mạnh: Liệu nước Nga đă tiên liệu trước tất cả?


    Tổng thống Nga, Vladimir Putin (T) và chủ tịch tập đoàn dầu khí Rosneft, Igor Setchine tại Matxcơva, ngày 11/02/2020. © Alexey DRUZHININ / SPUTNIK / AFP

    Năm 2016, Nga thực hiện một chiến lược mới: Liên minh với các nước xuất khẩu dầu lửa trong khuôn khổ OPEC+. Chiến lược này đă tồn tại cho đến ngày 06/3/2020.



    Khi tỏ thái độ không phối hợp, điện Kremlin đang tạo ra một mối tương quan lực lượng mới trên thị trường dầu hỏa. Phản ứng của Ả Rập Xê Út đă làm giá dầu tụt thê thảm. Nền kinh tế Nga bắt đầu bị tác động. Liệu nước Nga có lường hết được các hậu quả khác nhau của chiến lược này hay không? Ông Gérard Vespierre, chủ tịch Hội đồng Chiến lược trên tờ La Tribune phân tích.

    Chiến lược đưa ra năm 2016 của Nga là ǵ?

    Trong khuôn khổ OPEC+, kể từ năm 2016, Nga phối hợp với Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) giảm bớt sản lượng dầu thô nhằm duy tŕ giá cả và nguồn thu. Chiến lược của Nga c̣n có mục tiêu khác rất rơ ràng: Gây khó khăn và thậm chí đẩy các nhà sản xuất Mỹ ra khỏi thị trường năng lượng, do giá thành khí đá phiến của Mỹ cao hơn giá dầu của Nga.

    Điện Kremlin đưa ra chính sách này có lẽ là v́ hai lần bị “hẫng hụt”. Lần thứ nhất, có tính chất trực tiếp và địa lư gần, khi nh́n thấy Hoa Kỳ phản đối việc cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức bằng các lệnh trừng phạt nhắm vào những tập đoàn tham gia xây dựng dự án đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Lần thứ hai là vào năm 2010, thị phần năng lượng của Mỹ tăng đều gây thiệt hại cho các nhà sản xuất chính và các hăng xuất khẩu dầu hỏa của Nga. Kể từ năm đó, Hoa Kỳ, nhờ vào dầu đá phiến, hầu như tăng gấp đôi thị phần, chiếm 14% thị trường dầu hỏa thế giới.

    V́ sao Nga thay đổi chiến lược?

    Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại Trung Quốc giảm, khối OPEC đề nghị Nga cùng giảm sản lượng là 1,5 triệu thùng/ngày. Không như mọi khi, lần này nước Nga đột nhiên từ chối. Theo ông Gérard Vespierre, Nga đột ngột thay đổi chiến lược có lẽ là kết quả phân tích và ảnh hưởng của chủ tịch tập đoàn dầu khí Nga Rosneft, ông Igor Setchine, một người thân cận, bạn đồng hành của tổng thống Vladimir Putin kể từ cuộc gặp đôi bên tại ṭa thị chính Saint-Petersburg năm 1990.

    Đầu tiên hết là trong bộ máy hành chính phủ tổng thống, rồi khi Putin làm thủ tướng trong giai đoạn 2008-2012, suưt nữa đă bổ nhiệm Igor Setchine làm phó thủ tướng. Việc Vladimir Putin trở lại làm tổng thống đă cho phép Igor Setchine nắm lấy chức chủ tịch Rosneft, tập đoàn dầu khí lớn nhất của Nga.

    OPEC đă phản ứng như thế nào?

    Trước thái độ quay ngoắc của Nga, phản ứng của Riyad không chậm trễ. Ả Rập Xê Út sớm hiểu ngay thái độ của Nga và đă có phản ứng nhanh chóng chỉ sau vài giờ lời từ chối của Nga. Chiến lược của Ả Rập Xê Út gây bất ngờ không chỉ v́ tốc độ nhanh, mà cả việc thay đổi đường hướng và quy mô của chiến lược. Sau khi đề nghị giảm sản lượng để tăng giá dầu nhưng không được đáp ứng, Ả Rập Xê Út thông báo hạ giá ngay tức th́, từ 4-10 đô la/thùng dầu, và tăng 25% sản lượng kể từ ngày 01/4.

    Như một phản ứng dây chuyền, vài ngày sau, đến lượt Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Koweit (+ 1 triệu thùng/ngày), Irak, Nigeria thông báo tăng mức sản xuất. Ả Rập Xê Út c̣n cho biết ngoài mức tăng 25%, nước này sẵn sàng tăng thêm một triệu thùng/ngày.

    Chỉ trong ṿng chưa đầy một tuần, đối đầu chiến lược giữa Matxcơva và Riyad biến thành cuộc đọ sức giữa OPEC và Nga. Chuyến thăm Matxcơva của quốc vương Salmane và chuyến công du Riyad của Vladimir Putin ở Riyad có nguy cơ trở thành những kỷ niệm xa vời về tầm ảnh hưởng của Nga tại Trung Đông.

    Vậy Nga đáp trả thế nào?

    Tổng thống Putin sẽ quyết định ra sao? Mọi cặp mắt giờ đều đổ dồn về điện Kremlin. Trong trước mắt, bộ trưởng Năng Lượng Nga cẩn trọng khẳng định rằng ngân sách của Nga cho năm 2020 được lập trên cơ sở mức bán 42 đô la/thùng dầu. Chuyên gia Gérard Vespierre cho rằng các số liệu này khá gây ngạc nhiên bởi v́ giá dầu thô trong những năm 2018 và 2019 lần lượt ở các mức 69 và 65 đô la/thùng. Do vậy, dựa theo cơ sở này, việc dự báo mức giá bán tương lai thấp hơn đến 38% là điều khá nghịch lư, nhất là sau khi tổng thống Putin có tuyên bố là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng đầu tư sẽ là mục tiêu quản lư của ông.

    Đâu là những hệ quả đối với nền kinh tế Nga?

    Tác giả cho rằng trong khi chờ đợi các phản ứng của Nga trong những tuần sắp tới, những quyết định đưa ra bắt đầu tác động đến nền kinh tế Nga. Giá dầu trên thế giới tụt giảm mạnh, trong đó của Rosneft là 42%. Trên thị trường chứng khoán, nếu như chỉ số Down Jones bị tụt giá 20%, th́ RTS của Nga mất đến 36%. Đồng tiền rúp trượt giá đến 20% so với đồng đô la.

    Trả bằng đô la hay euro, các hăng dầu khí của Nga rất có thể có thêm một nguồn thu ngoại tệ nhờ vào việc đồng rúp mất giá. Nhưng mức giảm giá một thùng dầu cao hơn mức mất giá của đồng rúp, các nguồn thu nhập bằng đồng rúp trong một giai đoạn trên thực tế sẽ bị giảm đi.

    Quyết định chiến lược của Nga nhằm làm chao đảo các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cuối cùng rất có thể gây ra một t́nh trạng tiêu cực mạnh mẽ cho nước Nga. Cổ phiếu của những doanh nghiệp có niêm yết trên sàn chứng khoán bị mất giá mạnh tác động nhiều đến chỉ số nợ của họ. Đồng rúp mất giá đến 20% sẽ dẫn đến t́nh trạng tăng giá tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Lạm phát vừa được giảm xuống ở mức 3-4%, rủi thay sẽ lại tăng lên. Đó là chưa nói đến việc lăi suất ngân hàng trung ương Nga từ hai năm qua thường xuyên bị hạ, nay ở mức khoảng 6%.

    Tất cả những tiêu chí này đều đi ngược lại với những ǵ cần thiết cho một chính sách tăng trưởng và đầu tư như chính quyền Nga cam kết. Thực tế kinh tế có lô-gích phũ phàng. Hơn nữa, chính quyền Mỹ và các nhà sản xuất khí đá phiến sẽ không nằm yên bất động. Chiến lược mở van dầu hạ giá mà Ả Rập Xê Út thực hiện năm 2015 khiến cho giá dầu xuống đến mức 27 đô la/thùng đă không thể nào đánh gục được các đối thủ Mỹ và phải chấm dứt vào ngày 20/01/2016.

    Cuộc đọ sức Nga và Ả Rập Xê Út sẽ c̣n đẩy giá dầu xuống thấp đến đâu, kéo dài trong bao lâu, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với một trận đại dịch? Có một điều thấy rơ là hậu quả của chiến lược này sẽ c̣n đè nặng lên nền kinh tế của Nga nếu như chiến lược đó ngày càng trở nên triệt để hơn.

    Cuối cùng tác giả đặt câu hỏi: Liệu rằng điện Kremlin, vốn rất hợp lư trong các tính toán rủi ro, sẽ từ bỏ tư duy hợp lư này ?

  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Putin gửi đơn vị y tế quân đội sang Ư giúp chống dịch bệnh COVID-19
    Mar 22, 2020

    Các xe trang bị đặc biệt của Quân Y Nga được đưa sang Ư. (H́nh: Alexei Yereshko, Russian Defense Ministry Press Service via AP)
    MOSCOW, Nga (NV) — Quân đội Nga sẽ khởi sự gửi các toán quân y lưu động sang Ư, kể từ ngày Chủ Nhật, 22 Tháng Ba, để giúp quốc gia này đối phó với sự lây lan của virus COVID-19, sau khi có lệnh của Tổng Thống Vladimir Putin.

    Bản tin của hăng thông tấn Reuters nói rằng ông Putin có cuộc điện đàm với ông Giuseppe Conte, thủ tướng Ư, hôm Thứ Bảy.

    Điện Kremlin cho biết nhà lănh đạo Nga đă có đề nghị trợ giúp qua việc gửi các toán quân y trang bị xe tẩy trùng, đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 tại Ư.


    Các quân nhân Quân Y Nga lên đường sang Ư giúp chống COVID-19. (H́nh: Alexei Yereshko, Russian Defense Ministry Press Service via AP)
    Số người chết do dịch bệnh này tại Ư đă tăng gần 800 hôm Thứ Bảy, và đưa số thiệt mạng lên gần 5,000 người.

    Bộ Quốc Pḥng Nga nói các phi cơ vận tải quân sự sẽ đưa tám lữ đoàn quân y, trang bị các xe cộ và phương tiện đặc biệt sang Ư, bắt đầu từ ngày Chủ Nhật.

    Tại Nga cũng có ít nhất là 306 trường hợp nhiễm COVID-19, phần lớn là ở Moscow, với một người thiệt mạng. (V.Giang)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nato bàn cách đối phó với Nga
    By TALK ONLY. in forum Thư Bạn Đọc
    Replies: 0
    Last Post: 03-06-2014, 09:19 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 23-08-2013, 02:06 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-02-2012, 11:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-03-2011, 05:05 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 03-03-2011, 06:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •