Page 5 of 6 FirstFirst 123456 LastLast
Results 41 to 50 of 59

Thread: Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

  1. #41
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Nam Trung Mỹ - Caribeen


    Covid-19 : Brazil lún sâu thêm vào khủng hoảng chính trị


    Tổng thống Brazil Bolsonaro phát biểu ngày 24/04/2020. Ông Bolsonaro bị chỉ trích v́ phản đối lệnh phong tỏa chống Covid-19. REUTERS - UESLEI MARCELINO
    Thanh Hà
    Vào lúc phải đối phó với dịch Covid-19, tổng thống Brazil càng bị suy yếu sau khi một thành viên nặng kư trong chính phủ từ chức.



    Theo thống kê chính thức của Brazil, virus corona đă lây nhiễm cho hơn 50.000 người, trên 3.300 ca tử vong, nhưng giới quan sát cho rằng trong thực tế thiệt hại c̣n nghiêm trọng hơn nhiều. Trong bối cảnh này, do bất đồng với việc bộ trưởng Y Tế ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, tổng thống Jair Bolsonaro đă cách chức bộ trưởng Y Tế vào tuần trước.

    Hôm 24/04/2020, đến lượt bộ trưởng Tư Pháp Sergio Moro, một nhân vật có uy tín với công luận Brazil, từ chức sau nhiều tháng căng thẳng với tổng thống Bolsonaro. Chứng khoán Brazilia giảm 8 %. Sergio Moro nguyên là một thẩm phán chống tham nhũng nổi tiếng tại Brazil. Ông được coi là một trong những cột trụ của chính quyền Bolsonaro.

    Thông tín viên đài RFI từ Rio de Janeiro tường tŕnh :

    "Cùng với năm tháng, Sergio Moro đă trở thành một biểu tượng chống tham nhũng tại Brazil và ông cũng là một thành phần cột trụ trong chính phủ. Nhưng căng thẳng liên tục gia tăng giữa cựu thẩm phán Moro và tổng thống Jair Bolsonara. Đôi bên dồn hỏa lực tấn công nhau kể từ khi Sergio Moro rời khỏi bộ Tư Pháp.

    Cựu thẩm phán Moro tố cáo tổng thống Brazil t́m cách gài người thân tín đứng đầu ngành cảnh sát quốc gia để được thông báo trực tiếp về những cuộc điều tra đang được tiến hành. Chỉ vài giờ sau, tổng thống Bolsonaro phản công. Trong bài phát biểu trên tuyền h́nh, ông cáo buộc cựu bộ trưởng Tư Pháp từ bỏ chính phủ v́ có tham vọng chen chân vào Tối Cao Pháp Viện.


    Người dân Brazil đang bị giam lỏng trong nhà v́ lệnh phong tỏa, từ trong cửa sổ đă phản đối diễn văn của tổng thống Bolsonaro bằng tiếng gơ xoong chảo. Tổng thống Brazil luôn chống đối biện pháp phong tỏa vốn nhằm ngăn ngừa dịch Covid-19 lây lan và ông bị công luận chỉ trích mạnh mẽ về điểm này. Tuần trước bộ trưởng Y Tế, người ban hành lệnh phong tỏa, đă bị cách chức.

    Việc bộ trưởng Tư Pháp từ chức càng làm suy yếu thêm quyền lực của tổng thống Brazil và ông Jair Bolsonara càng bị cô lập".

  2. #42
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Virus corona : Nga vượt Trung Quốc về số ca nhiễm


    Nhân viên y tế Nga trước đại dịch Covid-19. Ảnh chụp trước bệnh viện Pokrovskaya -Saint Petersburg ngày 27/04/2020. REUTERS - ANTON VAGANOV
    Thùy Dương
    Với tổng cộng 87.147 ca được xác nhận dương tính với virus corona tính đến ngày 27/04/2020, nước Nga vượt qua Trung Quốc về số ca nhiễm Covid-19. Trung Quốc cho đến nay ghi nhận 82.830 ca nhiễm virus từ đầu dịch bệnh.



    Theo Trung tâm quản lư khủng hoảng của Nga, trong 24 giờ, nước Nga có thêm 6.198 người nhiễm virus. Số ca mới hàng ngày như vậy giảm hơn 200 người so với hôm trước đó. Chính quyền cũng ghi nhận có thêm 50 ca tử vong v́ Covid-19.

    Các biện pháp phong tỏa chống dịch được triển khai từ ngày 25/03, đa số địa điểm công cộng bị đóng cửa. Theo dự kiến, lệnh phong tỏa có hiệu lực đến hết ngày 30/04. Nhưng tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa thông báo các biện pháp cho giai đoạn hậu 30/04.

    Reuters cho biết bà Anna Popova, lănh đạo Rospotrebnadzor, Cơ quan liên bang Nga về bảo vệ người tiêu dùng, trên truyền h́nh, cho biết bà hy vọng các biện pháp phong tỏa sẽ được kéo dài cho đến ngày 12/05. C̣n thủ tướng Nga, Mikhaïl Michoustine, đề nghị các bộ trưởng từ nay đến ngày 30/04 đưa ra các đề xuất nới lỏng một phần các biện pháp phong tỏa nhắm vào các doanh nghiệp.

    Cũng giống như ở nhiều nước khác, nhiều công ty tại Nga có nguy cơ phá sản và hàng trăm ngàn người lao động có thể mất việc làm do lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19.

  3. #43
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Covid-19: Chính quyền Nga kéo dài "cách ly", dân biểu t́nh trên mạng


    Một áp phích, với h́nh ảnh cảnh sát, cảnh báo những người không tuân thủ lệnh phong tỏa. Ảnh chụp tại Saint Petersbourg, ngày 22/04/2020. Olga MALTSEVA / AFP
    Tú Anh
    Tại Nga, dịch siêu vi corona đă lây lan cho gần 94.000 người và làm 867 người chết, nhưng chưa lên đến đỉnh. Các biện pháp hạn chế đi lại sẽ kéo dài ít nhất cho đến ngày 12/05/2020, tổng thống Putin thông báo quyết định này vào hôm qua, thứ Ba 28/04/2020. Đây là một tin xấu đối với giới doanh nghiệp và những người đang khốn khổ do khủng hoảng Covid-19 tác hại nền kinh tế.



    Đối lập Nga đả kích chính quyền Nga không phản ứng đúng mức để hậu thuẫn nền kinh tế. Do biện pháp nhà ai nấy ở, hôm qua, giới phản kháng tổ chức " biểu t́nh trên mạng internet". Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :

    "Trên màn h́nh, xuất hiện người phát biểu đầu tiên, nhưng không có âm thanh. 15 phút sau, trục trặc kỹ thuật được giải quyết. Cuộc biểu t́nh, được Youtube và các mạng xă hội loan tải, bắt đầu.

    Ngồi trong pḥng khách, cựu dân biểu Dmitri Goudkov, bị cấm tái tranh cử hồi mùa hè 2019, yêu cầu chính quyền phải trợ cấp thất nghiệp cho mọi công dân Nga mất việc v́ khủng hoảng siêu vi. Ông nói: Ngày nay, đây là biện pháp chung trên khắp thế giới. Hoa Kỳ, Châu Âu, nơi nào cũng chi ra hàng trăm triệu đôla để hỗ trợ cho người dân. Chỉ có nước Nga là ngược lại. Chế độ của chúng ta không có khả năng đáp ứng nhu cầu dân chúng, cho dù có trữ lượng tài chính khổng lồ. Chính quyền bỏ rơi dân chúng, thay v́ giúp đỡ họ.

    Bên trái của màn h́nh, lần lượt hết người này đến người kia lên tiếng. Bên phải, khẩu hiệu và thông điệp cổ vũ tiếp nối nhau hiện lên.

    Tatiana Ousmanova, thành viên phong trào đối lập Open Russia, giải thích: V́ biện pháp hạn chế đi lại, biểu t́nh trên mạng là cách hay nhất để kết hợp mọi người lại với nhau. Công dân của đất nước chúng ta phải được quyền phát biểu, phải được quyền lắng nghe những nhân vật bất đồng ư kiến với chính phủ. Tại Nga, đây là lần đầu tiên một cuộc biểu t́nh trên mạng với quy mô lớn như thế này được tổ chức.


    Cũng theo người phụ nữ này, khó có hy vọng trong những tháng tới, chính quyền cho phép dân chúng xuống đường biểu t́nh, cho dù không c̣n biện pháp hạn chế đi lại. Dù bước đầu gặp khó khăn về kỹ thuật, nhưng phương pháp động viên tranh đấu trên mạng internet chắc chắn sẽ c̣n tiếp diễn với những ngày tươi sáng trước mặt".

  4. #44
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Virus corona : Nước cờ không tính tới của Vladimir Putin


    Tổng thống Nga, Vladimir Putin, trong một lần phát biểu truyền h́nh ngày 02/04/2020, tại điện Kremlin, Matxcơva. Sputnik/Alexei Druzhinin/Kremlin/Reuters
    Minh Anh
    Hoăn ngày trưng cầu dân ư về cải tổ Hiến Pháp; hủy lễ mừng 75 năm ngày chiến thắng phát xít Đức… Ván cờ chính trị của tổng thống Nga Vladimir Putin bỗng chốc bị đảo lộn chỉ v́ một con siêu vi corona chủng mới (SARS-CoV-2).



    Vladimir Putin : Người hùng hay kẻ bạc nhược ?

    Cao thủ cờ vua không ngờ có ngày cũng bị dồn vào thế bí. Trong suốt 20 năm điều hành, tổng thống Nga không ngừng gây sửng sốt. Từ ngày mới bắt đầu lên cầm quyền (31/12/1999), rồi những lần đổi vai (2008-2012), gần đây nhất là thông báo tổ chức một cuộc tham vấn công luận về cải cách Hiến Pháp nhằm cải tổ hệ thống chính trị đất nước (ngày 16/01/2020).

    Hai mươi năm này có thể nói đó là 20 năm « thần kỳ » của nước Nga. Trên trường quốc tế, nước Nga của ông Putin dần t́m lại được vị thế, nhất là kể từ khi Matxcơva quyết định can dự vào cuộc khủng hoảng Syria. Ở trong nước, đời sống người dân trong hai thập niên đó cũng dần được cải thiện. Điều này giải thích v́ sao Vladimir Putin rất được ḷng dân và có thể tại quyền lâu đến như thế.

    Tuy nhiên, trái với những dự đoán cho rằng đề nghị cải tổ Hiến Pháp và thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, sẽ cho phép ông Vladimir Putin lui vào hậu trường nhưng vẫn duy tŕ tầm ảnh hưởng, Quốc Hội Nga ngày 10/03/2020 thông qua đề xuất của một nghị sĩ, sửa đổi Hiến Pháp, tính lại từ đầu các nhiệm kỳ tổng thống, cho phép ông Putin tái tranh cử với khả năng nắm thêm hai nhiệm kỳ, nghĩa là đến tận năm 2036, khi ông 86 tuổi.

    Theo quan điểm của nhà địa chính trị học, Pascal Boniface, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS, đây là một dấu hiệu yếu đuối của nguyên thủ Nga, không tin chắc rằng có thể sắp xếp người kế thừa. Điều đó có nghĩa là tổng thống Nga cũng không chắc rằng chính sách mà ông vạch ra sẽ được tiếp nối bởi một ai khác ngoài ông.

    « Giả như ông Putin có rời quyền lực vào năm 2024 đi chăng nữa, ông ấy có thể nghĩ là ḿnh vẫn có khả năng tiếp tục có một ảnh hưởng chính trị và trí tuệ đối với nước Nga. Thế nên, ư muốn bám giữ lấy quyền hành chính thức như ông ấy đang làm, theo ư tôi, chưa hẳn là một nước cờ tốt cho ông Putin.

    Đó không phải là một tín hiệu sức mạnh mà đúng hơn là một dấu hiệu yếu đuối, một dấu hiệu thiếu niềm tin trong tương lai. Một tương lai cho nước Nga mà ông đă dầy công gầy dựng trong ṿng 24 năm (nếu tính đến cuối nhiệm kỳ năm 2024). Do vậy, đây là một câu hỏi lớn cho thời kỳ hậu Putin mà dường như ông ấy đang đặt ra. Một lần nữa, đây đúng hơn là một sự thú nhận thất bại hay yếu đuối, hơn là một sự thể hiện sức mạnh. »

    Bị chiếu tướng !

    Theo giới quan sát, dịch Covid-19 xuất hiện dồn tổng thống Nga vào thế bí, ít nhất trên ba lĩnh vực : Ngoại giao, Chính trị và Kinh tế.

    Trong lĩnh vực ngoại giao. Cuộc duyệt binh lớn 9/5, nhân dịp mừng 75 năm ngày đại thắng phát xít Đức đă phải bị hủy. Sự kiện trọng đại này lẽ ra là dịp để chủ nhân điện Kremlin trước sự hiện diện của nhiều nguyên thủ cường quốc lớn, khẳng định sự trở lại của nước Nga trên chính trường quốc tế, bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu. Về mặt chính trị, tổng thống Nga buộc phải hoăn ngày tổ chức tham vấn toàn dân về việc cải tổ Hiến Pháp. Cả hai sự kiện này nay đă bị Covid-19 làm đảo lộn.

    Quen xử lư khủng hoảng mang tầm cỡ chiến lược địa chính trị, nhưng Vladimir Putin lại tỏ ra lúng túng trong việc xử lư cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay. Nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI), trên đài RFI giải thích v́ sao.

    « Vladimir Putin đă do dự rất lâu trước khi quyết định hoăn hai sự kiện quan trọng này. Và ông ấy loay hoay t́m cách thể hiện uy thế, củng cố uy tín trong việc xử lư cuộc khủng hoảng hiện nay. Một cuộc khủng hoảng mà không có một đ̣n bẩy quen thuộc nào mà điện Kremlin vẫn thường dùng, vận hành hiệu quả, từ việc tuyên truyền cho đến các biện pháp vũ lực. Đối với ông Putin, đây quả thật là một t́nh thế mà ông không quen xử lư bằng những công cụ khác với những ǵ ông biết cho đến lúc này. »

    Vladimir Putin giờ phải đi nước cờ nào đây trước kẻ thù « tàng h́nh », một đối thủ chưa từng gặp trong sự nghiệp chính trị của ông ? Chưa có lúc nào quyền lực của ông bị lung lay mạnh mẽ như lúc này, kể cả những lúc đối đầu căng thẳng nhất với Mỹ và các nước phương Tây trên các mặt trận Ukraina, Syria, Libya hay châu Phi.

    Thái độ « cứng rắn, quyết đoán » thông thường nay lại được thay thế bằng một cử chỉ « mềm mỏng » đến lạ thường : Đó là giao việc xử lư khủng hoảng cho các thống đốc vùng. Nhà nghiên cứu chính trị học, bà Tatiana Stanovaya tại Nga trả lời các câu hỏi của RFI nhận định :

    « Vladimir Putin cho rằng có sự khác biệt giữa vùng này với vùng khác. Việc đưa ra các quyết định có tính đến các yếu tố đặc trưng vùng miền là điều hợp lẽ thôi. Nhưng mặt khác, người ta cũng nhận thấy là ông Putin giữ khoảng cách với cuộc khủng hoảng virus corona này. Về mặt chính trị, cuộc khủng hoảng dịch tễ không hấp dẫn ông ấy bằng các quyết định chiến lược, chính sách đối ngoại hay cải tổ Hiến Pháp… Trách nhiệm của ông đơn giản chỉ là chăm chút cho việc mọi quyết định phải được đưa ra đúng thời điểm và gây áp lực nếu cần thiết. Nhưng người ta cũng không thể nói là tổng thống Putin đă ủy thác quyền hạn cho các vùng. Ông ấy ủy thác trách nhiệm chứ không phải là quyền lực ».

    Về điểm này, bà Tatiana Kastoueva-Jean lưu ư thêm những rủi ro mà các thống đốc có thể hứng lấy là nguy cơ mất chức và lănh án đến 7 năm tù nếu việc bất cẩn có thể dẫn đến nhiều thiệt hại nhân mạng.

    Chỉ có điều, sự thoái lui và thái độ « bạc nhược » bất thường này của tổng thống Nga trái ngược với một sự năng động của đô trưởng Matxcơva sẽ c̣n làm mai một thêm h́nh ảnh và uy tín của ông Putin trong con mắt người dân Nga. Nhà chính trị học Tatiana Stanovaya giải thích tiếp :

    « Nỗi tức giận ngày càng bị dồn nén và điều này sẽ có những hậu quả trong tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không chỉ có liên quan đến dịch virus corona. Vladimir Putin đă thay đổi, không c̣n là một thủ lĩnh của quốc gia nữa. Ông không c̣n biết cách thể hiện sự đồng cảm với người dân. Ông không c̣n nói cùng một tiếng nói với người dân nữa, ông rời xa dân chúng, sống trong thế giới của ông cùng với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, những vấn đề địa chính trị. Tôi cho rằng những lỗ hổng này trong chế độ sẽ để lại nhiều hệ quả cho tương lai ».

    Covid-19 : Uy tín bị bào ṃn, kinh tế bị lung lay

    Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean đồng chia sẻ. Dịch Covid-19 tràn đến Nga c̣n thúc đẩy nhanh hơn nữa xu hướng mất niềm tin vào giới lănh đạo Nga hiện nay. Lệnh phong tỏa toàn quốc không ngăn cản được nhiều người dân Nga biểu t́nh phản đối hoặc trên đường phố hoặc ở trên mạng từ nhiều ngày qua. Ngày càng có nhiều tiếng nói cho biết muốn có một sự đổi mới trên chính trường Nga.

    « Tôi nghĩ là ông ấy đă lỡ mất cơ hội làm được điều ǵ đó trong cuộc khủng hoảng này. Khác với phản ứng thường thấy, các thăm ḍ gần đây nhất của trung tâm Levada cho thấy có xu hướng khiến điện Kremlin phải lo lắng. Gần 62% người dân Nga mong muốn quy định giới hạn tuổi cho vị trí tổng thống. Và 50% số người được hỏi muốn thấy có sự luân đổi ở thượng tầng lănh đạo, những gương mặt mới trên chính trường Nga. »


    Dịch bệnh xảy ra c̣n « bẻ găy » chiếc đũa thần kỳ kinh tế của Nga, một trong những công cụ chính yếu của ông Putin để tái chinh phục niềm tin của người dân đă bị mai một nhiều từ vài năm qua. Chương tŕnh chấn hưng kinh tế, cải thiện mức sống của người dân, vốn bị sút giảm nhiều từ mấy năm qua do kinh tế suy thoái v́ các lệnh trừng phạt của phương Tây, có nguy cơ thất bại.

    Dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan rộng khắp toàn cầu và khiến hơn 4,4 tỷ người phải bị giam lỏng ở nhà do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chận đà lây nhiễm. Các hoạt động di chuyển, đi lại và sản xuất, kinh doanh hầu như bị đ́nh trệ. Hệ quả là nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tụt giảm mạnh, khiến dầu thô trên thị trường thế giới rớt giá thê thảm. Cuộc chiến dầu lửa mà Nga và Ả Rập Xê Út khơi mào c̣n làm cho t́nh h́nh thêm nghiêm trọng. Giá dầu thế giới lao dốc không phanh mà nạn nhân đầu tiên là các nhà xuất khẩu dầu lửa Mỹ. Và điều này c̣n tác động nặng nề hơn đến nguồn thu chính từ xuất khẩu dầu lửa cho ngân sách của Nga.

    Thiếu chiếc đ̣n bẩy này, các chương tŕnh cải cách kinh tế và cải thiện đời sống cho dân của ông Putin trong trước mắt sẽ khó mà thực hiện, tham vọng chính trị của ông cũng v́ thế có nguy cơ bị phá vỡ. Theo dự báo, GDP của nước Nga sẽ sụt giảm ít nhất là 3%, thậm chí là có thể c̣n cao hơn nữa. Việc giá dầu tụt giảm mạnh thật sự gây khó khăn cho ông Putin.

    Dẫu sao cũng c̣n có một điều an ủi cho lănh đạo Nga. Covid-19 làm cho quan hệ Mỹ - Trung thêm căng thẳng và áp lực từ quốc tế phần nào được giải tỏa đối với ông Putin và nước Nga, theo như nhận định của ông Pascal Boniface.

    « Nhưng người ta có thể nghĩ là ông đang khoái chí theo dơi căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng bởi v́ điều đó giải tỏa cho ông ấy một chút áp lực. Chừng nào Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối chọi nhau, th́ với Putin, áp lực đang đè nặng lên nước Nga và trên vai ông, chừng ấy được giảm đi phần nào ».

  5. #45
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Thủ tướng Nga bị ‘dính’ COVID-19
    Apr 30, 2020 cập nhật lần cuối Apr 30, 2020

    Tổng Thống Nga Vladimir Putin nói chuyện qua màn h́nh với Thủ Tướng Mikhail Mishustin. (H́nh: Alexei Druzhinin, Sputnik, Kremlin Pool Photo via AP)
    MOSCOW, Nga (NV) — Thủ Tướng Nga Mikhail Mishustin phải vào bệnh viện sau khi được xác nhận là dương tính với COVID-19.

    Loan báo này được đưa ra cùng ngày nước Nga có con số kỷ lục là 7,099 ca bệnh mới, nâng tổng số các trường hợp nhiễm bệnh tại quốc gia này lên hơn 100,000, theo bản tin của đài BBC hôm Thứ Năm 30 Tháng Tư.

    Ông Mishustin được Tổng Thống Vladimir Putin bổ nhiệm vào chức vụ thủ tướng hồi Tháng Giêng và tích cực tham gia vào nỗ lực chống dịch của nước Nga hiện nay.

    Bản tin của đài truyền h́nh Nga cho thấy ông Mishustin, qua màn ảnh, thông báo với Putin về việc ông nhiễm virus. Ông Mishustin đề nghị Đệ Nhất Phó Thủ Tướng Andrei Belousov tạm thời thay thế, và ông Putin đồng ư.

    Ông Putin nói thêm rằng: “Như tôi thường nói, việc xảy ra cho ông cũng có thể xảy ra cho bất cứ ai. Ông là người làm việc rất tích cực. Tôi muốn cám ơn ông về những ǵ đă làm cho tới nay.”

    Ông Mikhail Mishustin là giới lănh đạo cao cấp đầu tiên của Nga bị nhiễm virus.

    Trên màn h́nh, ông Mishustin có vẻ mệt mỏi khi thông báo với ông Putin là ḿnh bị dương tính với COVID-19.

    Ông Putin nói điều này chứng tỏ một điều là virus không chừa một ai, và nói với ông Mishustin là gọi cho ông sau khi tới bệnh viện.

    Cá nhân ông Mishustin cũng nhân cơ hội này kêu gọi tất cả người dân Nga phải đề pḥng dịch bệnh và ở trong nhà trong thời gian 11 ngày tới đây.

    Các giới chức chính phủ Nga lo ngại rằng thời tiết ấm áp sẽ khiến dân Nga lũ lượt kéo nhau về nghỉ mát ở khu vực đồng quê.

    Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng Thống Putin nói rằng các phản ứng của chính phủ Nga giúp quốc gia này tránh không bị rơi vào hoàn cảnh giống như của Ư. (V.Giang) (đ.d.)

  6. #46
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Covid-19 : T́nh h́nh tại Nga đang xấu đi


    Cảnh sát Matxcơva kiểm soát giấy phép được đi lại trong thời gian nước Nga trong t́nh trạng phong tỏa, chống virus corona. REUTERS - MAXIM SHEMETOV
    Thanh Hà
    Chính quyền Nga ngày 03/05/2020 thông báo ghi nhận thêm hơn 10.600 ca nhiễm nội trong một ngày, nâng tổng số người bị nhiễm lên 134.687. Lệnh phong tỏa trong sáu tuần được duy tŕ đến ngày 11/05/2020.



    Thông tín viên Etienne Bouche từ Matxcơva cho biết :

    "Có lúc số người bị lây nhiễm mới tưởng chừng đă ổn định, nhưng từ một vài ngày qua, dịch bệnh có khuynh hướng tăng lên một cách rơ rệt. Trong ngày Chủ Nhật, thêm 10.633 bệnh nhân được phát hiện và đây là mức cao chưa từng thấy.

    Cũng cần nói thêm là Nga đă tăng cường chiến dịch xét nghiệm. Theo thông tín chính thức, tới nay Nga đă tiến hành gần 4,2 triệu cuộc xét nghiệm. Matxcơva và khu vực phụ cận vẫn là nơi có tới 50 % ca lây nhiễm trên toàn quốc. Đô trưởng Sergueï Sobianine, cách nay hai ngày trên trang blog cá nhân viết : khoảng 2 % dân cư Matxcơva bị nhiễm. Như vậy số này đă cao hơn hẳn thống kê được công bố trên toàn quốc.

    Chính quyền thành phố cho biết, trong hai ngày cuối tuần, một bệnh viện tạm thời đang được dựng lên tại khu triển lăm VDNkh. Khu triển lăm này rất lớn đă được xây từ thời Liên Xô cũ. Về mặt chính thức, các biện pháp phong tỏa sẽ được duy tŕ cho đến ngày 11/05/2020. Tổng thống Vladimir Putin sẽ có bài phát biểu vào ngày 09/05, ngày chiến thắng phát xít Đức và nguyên thủ Nga sẽ thông báo những biện pháp mới tác động đến đời sống của người dân Nga trong những tuần lễ sắp tới".

  7. #47
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Nga – Mỹ nhích lại gần, ‘chiến lang’ TQ v́ sao không dám ‘cắn’ ông Putin?
    Hà Thanh Liên•Thứ Ba, 05/05/2020 • 3.2k Lượt Xem
    Hiện tại Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc/ĐCSTQ) đang rơi vào khó khăn cả trong lẫn ngoài lớn nhất kể từ thời kỳ cải cách mở cửa đến nay, đội đột kích “chiến lang” xuất kích khắp nơi, tấn công Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Đảng Cộng ḥa; ông Hồ Tích Tiến (Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu) càng vô lễ đến cực độ, nói Úc “giống như kẹo cao su dính dưới đế giày Trung Quốc, thỉnh thoảng bạn không thể không t́m viên đá để quẹt nó ra”. Nhưng đối với Nga, nơi có nhiều xích mích với Bắc Kinh v́ cộng đồng người Hoa trong thời kỳ đặc biệt này, ĐCSTQ không chỉ tặng Nga nhiều vật tư chống dịch, mà c̣n kèm kèm vô số lời nói tốt. Đối với tuyên bố chung của Tổng thống Mỹ và Nga kỷ niệm 75 năm Ngày Elbe (ngày quân đội Liên Xô và Mỹ gặp nhau tại sông Elbe vào ngày 25/4/1945) hôm 24/5, Trung Quốc chỉ đăng một bản tin không kèm theo bất cứ b́nh luận nào. Hành động này cho thấy rơ: Ngoài anh em châu Phi ra, trong các nước lớn, Bắc Kinh không dám đắc tội nhất chính là ông Putin.

    Dưới đây là bài viết của Hà Thanh Liên thể hiện quan điểm của riêng tác giả.


    (Ảnh minh họa: jm1366/Shutterstock)
    Bắc Kinh che giấu sự lúng túng trong ḷng
    Trong lúc dịch viêm phổi Vũ Hán càn quét thế giới, tất cả các quốc gia đều mệt mỏi ứng phó, Tổng thống Mỹ và Nga lại phát biểu tuyên bố chung khiến người ta phải chú ư. Người Mỹ quan tâm là v́ từ khi chiến tranh lạnh đến nay, t́nh cảm chống Liên Xô vẫn c̣n, cộng thêm khúc mắc trong tâm khi Đảng Dân chủ và truyền thông vẫn luôn cáo buộc Nga can dự vào bầu cử Mỹ; phía châu Âu quan tâm là sự quan tâm về cục diện thế giới sau khi dịch viêm phổi qua đi, họ rất không muốn Mỹ – Nga xích lại gần. Sự lo lắng chung của hai thế lực lớn này là: Chiến tranh thương mại giữa hai nước lớn trên thế giới Mỹ – Trung đ́nh chiến, nhưng khi vấn đề nguồn gốc viêm phổi Vũ Hán trở thành sự đối đầu gay gắt giữa hai nước này, nếu Mỹ và Nga thực sự gác lại hiềm khích trước đây cùng nhau hợp tác, vậy th́ Trung Quốc sẽ ở trong t́nh trạng thế nào?

    Việc này đối với Trung Quốc mà nói là có liên quan đến vấn đề lợi ích, không khác ǵ đánh cho Trung Quốc một gậy. Trước thông tin này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và bộ máy tuyên truyền không thể thể hiện ra một tư thái “chiến lang” – hễ động vào là lại nhảy lên cắn người được, chỉ có Tân Hoa Xă đăng một bản tin ngắn về việc này “Tân Hoa Xă tại Moscow gửi tin hôm 25/4”, toàn bộ bài viết biến tuyên bố chung này thành tin tức thuần túy không liên quan đến cục diện quốc tế hiện nay, dùng điệu bộ cố giả vờ lạnh nhạt để che giấu sự lúng túng trong ḷng.

    Quan hệ Trung – Nga có đến cả trăm năm ân oán, trải qua 3 giai đoạn thay đổi lớn “coi Nga là thầy, coi Nga là địch, coi Nga là bạn”. Nhưng ngay cả bản thân người Trung Quốc cũng biết, trong giai đoạn hiện tại “coi Nga là bạn” có chút miễn cưỡng, Bắc Kinh hy vọng giao hảo với Nga, cùng nhau đối kháng Mỹ, áp chế phương Tây. Nhưng Nga đối với Trung Quốc lại luôn là bề ngoài th́ như bạn, c̣n trong ḷng th́ lạnh nhạt, cách vài năm lại phát tiết một lần về vấn đề di dân Trung Quốc, Trung Quốc chỉ đành giả câm giả điếc. Ông Trump đối với ông Putin vẫn luôn giữ thái độ hữu hảo, chỉ v́ thế lực chống Nga trong nước Mỹ quá mạnh, bao gồm cả phe kiến chế trong Đảng Cộng ḥa cũng giữ thái độ chống Nga, cộng thêm ảnh hưởng sự kiện cáo buộc thông đồng với Nga, nên mới buộc ông phải giữ khoảng cách với ông Putin. Hiện tại Tổng thống Mỹ mượn cơ hội kỷ niệm Ngày Elbe, lư do không thể công khai phản đối, biểu đạt ư xích lại gần nhau, với chiều hướng như thế này, Trung Quốc làm sao không đề pḥng cho được?



    Nga bị ảnh hưởng nặng do dịch bệnh

    Số lượng di dân Trung Quốc tại Nga, cả hai nước Nga và Trung Quốc đều không có con số chính xác, phía Trung Quốc cho rằng chỉ có khoảng 300.000 người, c̣n phía Nga lại cho rằng có đến cả triệu người. Nhà nhân khẩu học của Nga ước tính, nếu mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc được tiếp tục, th́ đến khoảng năm 2050, người Trung Quốc có khả năng trở thành dân tộc lớn thứ hai của Nga. Hiện tại, người Tatars là dân tộc lớn thứ hai sau người Nga.

    Sở dĩ hai nước Nga và Trung có thể giữ mối quan hệ hữu hảo, về chính trị đều là do Mỹ và châu Âu từ chối Nga; về kinh tế, giữa hai nước này có sự ràng buộc về dầu mỏ. Tuy nhiên dịch bệnh lần này quá nghiêm trọng, đă mang đến biến số cho mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc. Người Trung Quốc đi lại liên tục giữa Nga và Trung Quốc, đầu tiên đă đem đến đe dọa về dịch bệnh cho Nga; sau khi dịch bệnh tại Nga trở nên nghiêm trọng, những người này lại muốn về nước, lại trở thành người nhập khẩu virus từ bên ngoài vào Trung Quốc.

    Hai tháng trước, Nga coi Trung Quốc như nguồn virus và là mối đe dọa chủ yếu. Lần dịch bệnh này, mặc dù Nga ngay từ đầu đă áp dụng một số sách lược pḥng chống dịch, khiến nhiều người Hoa tại Nga lúng túng không biết làm sao hơn, gần đây Nga c̣n có nguy cơ trở thành nước có dịch bệnh nghiêm trọng. Giữa tháng Ba đến giữa tháng Tư, ông Tập Cận B́nh và ông Putin đă có 2 lần nói chuyện điện thoại, theo phân tích của chuyên gia quan hệ Trung – Nga, do giá dầu thô giảm mạnh, Ả Rập Saudi chiếm lĩnh thị phần Nga, lần điện đàm đầu tiên có thể là liên quan đến Ả Rập Saudi và ông Putin đề xuất Trung Quốc mua dầu mỏ của Nga. Lần thứ hai có thể là ông Tập Cận B́nh yêu cầu ông Putin không nên đuổi người Trung Quốc về nước, tránh gây thêm áp lực pḥng chống dịch cho Trung Quốc. Mặc dù vậy, từ giữa tháng Tư tới nay, dịch bệnh tại Nga cũng liên tiếp trầm trọng, chuyên gia bệnh truyền nhiễm Nga dự tính, Nga có thể đón đỉnh dịch từ tháng Sáu đến tháng Bảy tới, c̣n trong vài tuần tới, Nga có thể sẽ đón “thời khắc khó khăn”.

    Nga: Số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, 3.000 quân nhân lây nhiễm
    Dịch bệnh đă thay đổi nhiều kế hoạch lớn của ông Putin
    Ấn bản địa chính trị của tờ Le Monde (tại Pháp) đă xuất bản một bài viết chuyên đề của tác giả Sylvie- Kauffmann, bài viết nói dịch viêm phổi Vũ Hán đă hủy tất cả các kế hoạch lớn của Tổng thống Putin: Giá dầu mỏ giảm mạnh, tháng Năm dịch bệnh tại Nga đạt đỉnh điểm, trưng cầu dự thảo hiến pháp và đại diễu hành yêu nước đều bị tŕ hoăn.

    Bài viết này chỉ ra, Nga dự định trưng cầu toàn dân vào ngày 22/4, để biểu quyết về dự thảo cải cách hiến pháp. Dự thảo hiến pháp này được toàn dân thông qua vốn không thành vấn đề. Tổng thống Putin dày công đưa ra dự thảo hiến pháp này, có thể giúp ông làm Tổng thống đến năm 2036. Mặc dù từ luật pháp mà nói, tŕnh tự trưng cầu dân ư này không phải là điều cần thiết, nhưng ánh hào quang chụp lên sự ủng hộ của toàn dân chính là tính hợp pháp cao độ.

    Dù vậy, kế hoạch này đă bị dịch viêm phổi Vũ Hán can nhiễu. Dịch bệnh tại Nga xuất hiện muộn hơn so với Tây Âu, dự tính đến tháng Năm sẽ đạt đỉnh. V́ thế mà ông Putin đă phải tŕ hoăn cuộc trưng cầu hiến pháp, nhưng không xác định tŕ hoăn đến thời điểm nào, không ai biết đến khi nào th́ cử tri mới có thể bỏ phiếu một cách an toàn, hơn nữa những bất ổn kinh tế càng cần phải suy xét: Ai lại muốn chọn thời khắc mà tỷ lệ thất nghiệp toàn dân cao nhất và thu nhập thấp nhất để tiến hành bỏ phiếu toàn dân?

    Sự thực nói trên, có thể suy đoán ông Putin hận Trung Quốc v́ trận dịch bệnh này đến nhường nào.



    Ràng buộc về dầu mỏ giữa Trung Quốc và Nga
    Dù ông Putin tức giận, nhưng không thể không nhẫn chịu, bởi v́ hiện tại ông vẫn c̣n đối mặt với một cuộc chiến khác: Cuộc chiến dầu mỏ. Trong cuộc chiến giá cả với OPEC, ông cần có sự giúp đỡ của Trung Quốc.

    Hiện tại, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, nguồn nhập khẩu đến từ khoảng 50 quốc gia và khu vực trên thế giới. Từ năm 2016 đến nay, Nga, Angola, Ả Rập Saudi đều ổn định ở 3 vị trí đầu, và Nga dần dần chiếm ưu thế. Chỉ có năm 2019, Ả Rập Saudi xuất khẩu tổng lượng dầu mỏ sang Trung Quốc vượt qua của Nga.

    Dầu mỏ đối với kinh tế và tài chính của Nga là cực kỳ quan trọng, chiếm khoảng 15% GDP của Nga, gấp 2 lần so với Mỹ. GDP của Nga có liên quan đến 99% sự biến động của giá dầu mỏ. Năm nay, dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát tại Trung Quốc khiến kinh tế toàn cầu đ́nh trệ, nhu cầu đối với dầu thô giảm mạnh, các nước sản xuất dầu mỏ tiếp tục phát động chiến tranh dầu mỏ. Khác với “chiến tranh dầu mỏ” mà trước đây Ả Rập Saudi phát động, “chiến tranh dầu mỏ” lần này chồng lên dịch bệnh tràn lan gây ức chế nền kinh tế, khiến “sức sát thương” của nó đối với giá dầu mỏ c̣n lớn hơn, ảnh hưởng cũng sâu xa hơn. Ảnh hưởng trực tiếp hiện nay là: Nước nhập khẩu dầu mỏ thu lợi từ “cuộc chiến” này, nhất là Trung Quốc và châu Âu, do dịch bệnh phổ biến gây ra khiến sản xuất sụt giảm, giá tài nguyên thấp giúp họ rất nhiều.

    Mối quan hệ không tốt giữa Nga và châu Âu đă có từ lâu, Nga chỉ có thể mong rằng Trung Quốc tiếp tục giữ nhu cầu đối với dầu mỏ của Nga. Điều này rất quan trọng đối với tài chính của Nga, và có thể nh́n thấy qua tổng giá trị dầu mỏ mà Nga xuất khẩu sang Trung Quốc trong 3 năm gần đây: Năm 2017 là 18,3 tỷ USD; năm 2018 là 32,3 tỷ USD; năm 2019 là 31,7 tỷ USD.

    Kinh tế của Nga dựa quá nhiều vào thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Trước lúc dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, kinh tế của Nga đă chững lại. Viễn cảnh giá dầu thô giảm mạnh, đối với Nga mà nói đúng là một thảm họa. Bởi v́ dự toán của Chính phủ Nga là tính toán trên cơ sở thu nhập mỗi thùng dầu thô giá 42,5 USD.

    Đây chính là nguyên nhân dù thế nào th́ ông Putin cũng không trở mặt với Trung Quốc.



    Trung Quốc dù thế nào cũng không muốn có thêm kẻ địch
    Hiện tại, không ít quốc gia đang nghĩ lại: Khủng hoảng viêm phổi Vũ Hán cho thấy, thế giới với một Trung Quốc lớn mạnh, cuộc sống sẽ phải trả giá to lớn. Trung Quốc mặc dù ăn nói ngang ngạnh, nhưng cũng biết bản thân đang ở hoàn cảnh tứ bề thọ địch. Tổng thống Mỹ, Nga phát biểu tuyên bố chung nhân dịp 75 năm Ngày Elbe, nói “‘tinh thần sông Elbe’ là Nga – Mỹ buông bỏ kỳ thị, xây dựng tín nhiệm và triển khai hợp tác để thực hiện mục tiêu chung”, việc này ắt khiến Trung Quốc nhớ lại chuyện cũ: Thời kỳ chiến tranh lạnh, v́ để đối phó với Liên Xô, Mỹ đă xác định phương châm chiến lược quốc tế liên kết với Trung Quốc để chế phục Liên Xô, thế là ông Henry Kissinger đă phụng lệnh của ông Richard Nixon triển khai hành tŕnh phá băng, từ đó vị thế quốc tế của Trung Quốc ngày càng lớn hơn, cánh cửa của thế giới phương Tây cũng mở rộng với Trung Quốc. Trải qua hàng chục năm mưa gió, quan hệ Trung – Mỹ trở lại trạng thái đối địch trước hành tŕnh phá băng. Trong t́nh cảnh như vậy, khi Trung Quốc nghe thấy những lời này th́ họ sẽ không vui biết nhường nào.

    Tuy nhiên, Trung Quốc xác thực không muốn tăng thêm một kẻ địch mạnh, huống hồ ĐCSTQ c̣n chuẩn bị tiếp tục dốc sức cho cuộc đọ sức chính trị trong nước Mỹ, hy vọng ông Joe Biden của Đảng Dân chủ chiến thắng cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Hiện tại, Đảng Dân chủ đang cố gắng muốn chuyển chủ đề vô cùng bất lợi cho họ như kinh tế, di dân thành chủ đề dịch bệnh; Trung Quốc lại thông qua các kiểu tuyên truyền để bôi nhọ ông Trump. Đảng Dân chủ ngày càng tả hóa và phe cánh tả của Mỹ về cơ bản tín phụng Chủ nghĩa Mác, v́ để vạch rơ giới hạn về h́nh thái ư thức với Liên Xô cũ, nên vẫn luôn giữ thái độ đối địch với Nga, một khi ông Trump mất vị trí trong Nhà Trắng, th́ mối quan hệ Nga – Mỹ sẽ khó có tiến triển.

    Đây chính là nguyên nhân mặc dù Trung Quốc nổi cáu với tuyên bố chung của Mỹ và Nga ngày 25/4, nhưng lại không phái ‘chiến lang’ ra ‘cắn’ ông Putin.

    Hà Thanh Liên (Theo RFA tiếng Trung)
    (Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả)

  8. #48
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Covid-19: TT. Putin chỉ thị nới lỏng phong tỏa trong bối cảnh đại dịch tăng tốc


    Đường phố thủ đô Matxcơva, Nga, vắng lặng do dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 06/05/2020. REUTERS - EVGENIA NOVOZHENINA
    Tú Anh
    "Chúng ta không được hấp tấp mà cũng không thể giậm chân tại chỗ". Trong cuộc họp (video) ngày thứ Tư 06/05/2020, tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị cho các bộ trưởng chuẩn bị "kế hoạch hành động" kể từ ngày 12/05 trở đi. Covid-19 giảm cường độ ở một số nơi nhưng tăng tốc ở nhiều nơi khác.



    Với trung b́nh mỗi ngày có hơn 10.000 ca lây nhiễm, 11.231 theo báo báo ngày thứ Năm, nước Nga là nạn nhân hàng thứ năm của siêu vi Corona tại châu Âu, tính đến nay, với tổng cộng 177.160 bệnh nhân.

    Từ Matxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :

    "Có một lúc, Nga tưởng đâu tránh được làn sóng đại dịch. Nhưng nhiều ngày nay, tốc độ lây lan của Covid-19 tăng vọt với hơn 10.000 ca mỗi ngày, kể từ cuối tuần qua.

    Tuy nhiên, chính quyền Nga vẫn tỏ thái độ tự tin: số ca lây nhiễm tăng lên là v́ biện pháp xét nghiệm được thực hiện đại trà, với hơn 4 triệu người tính đến nay. Thứ hai là số nạn nhân tử vong không cao, chỉ có 1.600 người trên tổng số 160.000 (theo thống kê chính thức hôm thứ Tư).

    Tại Nga, nhiều tiếng nói chỉ trích đặt nghi vấn về tính trung thực của số liệu chính thức. Họ tố cáo chính quyền không thống kê hết những nạn nhân chết v́ siêu vi Corona.

    Về phần chính phủ, họ cũng có một số lập luận lư giải : trước hết, Nga đă nhanh chóng đóng cửa biên giới ngay từ đầu cho phép hệ thống y tế tranh thủ thời gian quư báu, hành động ngay từ gốc theo nghĩa bảo vệ những người có sức khỏe kém, những người trên 65, ngoài tầm siêu vi.

    Tuy nhiên, chính quyền Nga không thể phủ nhận hai thực tế : Nhiều bệnh viện dă chiến vẫn đang được xây dựng và thủ đô Matxcơva là ổ dịch lớn nhất của nước Nga."

  9. #49
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Nga : Kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức trong ṿng vây của Covid-19


    Quảng trường Đỏ, thủ đô Mátxcơva Nga, trong ngày kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức, 09/05/2020. REUTERS - MAXIM SHEMETOV
    RFI
    Hôm nay, 09/05/2020, ngày kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít Đức của nước Nga. Sự kiện lớn này đă được dự trù tổ chức long trọng và hoành tráng nhưng dịch virus corona đă làm đảo lộn mọi lịch tŕnh. Các hoạt động lễ hội phải rút gọn trong hoàn cảnh đặc biệt: Không diễu hành quần chúng, không diễu binh, chỉ có không quân biểu diễn trên quảng trường Đỏ và tổng thống Vladimir Putin, một ḿnh dưới chân tường điện Kremlin đọc diễn văn gửi đến quốc dân.


    Từ Mátxcơva, thông tín viên Daniel Vallot tường tŕnh :

    Lẽ ra đây phải là một trong những dịp ấn tượng nhất ở Nga trong năm nay với cuộc diễu binh hoành tráng trước đoàn khách mời danh tiếng nhất mà chính quyền Nga vẫn mong muốn, trong đó dự kiến có mặt cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

    Nhưng dịch virus corona đă làm đảo lộn tất cả lịch tŕnh của ngày thứ Bảy này. Người Nga phải ở nhà theo dơi lễ kỷ niệm qua truyền h́nh hoặc internet.

    Mặc dù vậy ngày lễ vẫn được kỷ niệm. Các chiến đấu cơ, trực thăng bay trên quảng trường Đỏ và buổi tối vẫn có màn bắn pháo hoa. Tổng thống Nga sẽ tới tưởng niệm trước tượng đài chiến sĩ vô danh trước khi phát biểu trước quốc dân.



    Nga phải bỏ phần chủ yếu trong các hoạt động lễ hội vẫn thường có trong ngày 09 /05 hàng năm.

    Tuy vậy, trong khu vực, vẫn có hai nước quyết định duy tŕ các cuộc diễu binh là Turkmenistan và Bielorussia.

    Quốc gia Trung Á tiếp tục khẳng định không một ca nhiễm virus corona nào được ghi nhận trên lănh thổ của ḿnh. C̣n tổng thống Bielorussia, Alexandre Loukachenko th́ luôn giảm thiểu tính chất nghiêm trọng của bệnh dịch này. Ít nhất có 5000 người tham gia cuộc tuần hành tại thủ đô Minsk ngày hôm nay.

  10. #50
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Putin - Nga / Tập - Tàu: Thế lực Đáng Gờm / Thù Địch Mỹ G7 Nato?

    Covid–19: Nga đứng thứ 2 thế giới về ca nhiễm, TT Putin chấm dứt phong tỏa toàn quốc


    TT Nga Vladimir Putin phát biểu về dịch Covid-19 ngày 11/05/2020 từ tư dinh Novo-Ogaryovo gần Matxcơva, thủ đô Nga. via REUTERS - SPUTNIK
    Trọng Thành
    Với hơn 230.000 người dương tính với virus corona mới, Nga đã trở thành quốc gia đứng thứ 2 thế giới về số ca nhiễm, sau Mỹ. Cho dù vậy, tổng thống Nga Putin vào hôm qua, 11/05/2020, vẫn quyết định chấm dứt 6 tuần lễ phong tỏa triệt để, nhưng để mỗi vùng quyết định nhiều biện pháp cụ thể.



    Về các biện pháp phong tỏa tại Nga, phát biểu hôm qua của ông Vladimir Putin rất được trông đợi, trong bối cảnh số người nhiễm virus corona mới tăng vọt, với hơn 10.000 ca một ngày. TT Nga đứng trước áp lực phải mở cửa lại nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt trong lúc mặt hàng chiến lược dầu mỏ sụt giá chưa từng thấy. Kinh tế Nga dự kiến sụt giảm 6% năm nay.

    Đây là lần thứ ba tổng thống Nga phát biểu kể từ đầu mùa dịch Covid-19. Theo AFP, trong phát biểu tối qua nhân một cuộc họp chính phủ, được truyền h́nh phát lại, nguyên thủ Nga đă thông báo chấm dứt lệnh phong tỏa triệt để trên toàn quốc, kéo dài từ 6 tuần nay. Nhiều vùng có thể quyết định dỡ bỏ từ hôm nay một số biện pháp phong tỏa.

    Theo tổng thống Nga, trên cơ sở tư vấn của các chuyên gia, mỗi vùng sẽ quyết định giữ hay bỏ biện pháp nào cần thiết. Tuy nhiên, lệnh cấm các hoạt động tập hợp đông công chúng và cấm người trên 65 tuổi ra khỏi nhà vẫn có hiệu lực trên toàn quốc.

    Riêng thủ đô Matxcơva, với hơn 121 ngh́n ca dương tính, sẽ tiếp tục duy tŕ phong tỏa cho đến 31/05. Toàn bộ những người làm công ăn lương tiếp tục phải nghỉ việc sẽ nhận được lương, như trong 6 tuần qua. Ngoại trừ các ngành xây dựng, và nhiều ngành công nghiệp ở Matxcơva, với khoảng nửa triệu lao động, sẽ hoạt động trở lại ngay từ ngày 12/05.

    Tổng thống Nga cũng yêu cầu tất cả các địa phương, kể từ ngày 12/05, « tạo điều kiện cho việc nối lại các hoạt động của toàn bộ các lĩnh vực căn bản của nền kinh tế, như xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, viễn thông, năng lượng, khai khoáng ».

    Đối lập mỉa mai

    Phản ứng trước quyết định của ông Putin, nhà đối lập số một tại Nga, trên Twitter, chính trị gia Alexeï Navalny mỉa mai « sự khôn ngoan » của người đứng đầu nước Nga, đă « hủy bỏ các biện pháp toàn quốc » đúng vào thời điểm nước Nga có số lượng người nhiễm virus tăng kỷ lục. Từ hơn hơn mười ngày nay, số ca nhiễm mới tại Nga mỗi ngày tăng thêm hơn 10.000.

    Trên thực tế, không chờ đợi quyết định của tổng thống, lo ngại dịch bệnh, chính quyền Matxcơva và vùng thủ đô hồi tuần trước, đă tuyên bố sẽ kéo dài giai đoạn phong tỏa, và bổ sung thêm biện pháp bắt buộc mang khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng và các cửa hàng. Saint Petersbourg, thành phố lớn thứ hai của Nga, cũng theo chân Matxcơva. Tuy nhiên, nhiều khu vực khác đă thông báo cho phép người dân ra khỏi nhà trở lại.

    Theo thống kê của Đại học Mỹ Johns Hopkins, với 10.899 ca dương tính mới hôm nay, tổng cộng tại Nga, đă có 232.243 người nhiễm virus corona mới. Nga trở thành quốc gia nhiều ca dương tính thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ), hơn Anh và Tây Ban Nha. Số người thiệt mạng tại Nga v́ Covid-19, theo thống kê chính thức, tính đến nay hôm nay là 2.116 người. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng có thể hàng ngh́n người chết v́ Covid-19 đă không được thống kê.

    Về lư do khiến Nga có số người nhiễm virus cao, tổng thống Nga giải thích đây là do chính sách xét nghiệm quy mô lớn, với tổng số 5,8 triệu xét nghiệm, tính cho đến hôm nay, với số lượng trung b́nh 170.000 xét nghiệm/ngày. Tổng thống Nga hứa tăng số lượng xét nghiệm lên 300.000/ngày.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Nato bàn cách đối phó với Nga
    By TALK ONLY. in forum Thư Bạn Đọc
    Replies: 0
    Last Post: 03-06-2014, 09:19 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 23-08-2013, 02:06 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 11-02-2012, 11:18 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-03-2011, 05:05 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 03-03-2011, 06:51 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •