Results 1 to 2 of 2

Thread: ‘Lỗ hổng lớn’ trong thỏa thuận Mỹ - Trung giai đoạn 1

  1. #1
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484

    ‘Lỗ hổng lớn’ trong thỏa thuận Mỹ - Trung giai đoạn 1





    Tổng thống Mỹ đă kư thỏa thuận giúp hạ nhiệt chiến tranh thương mại nhưng không giải quyết được những vấn đề cốt lơi.

    Thỏa thuận thương mại mà Tổng thống Trump ca ngợi là thắng lợi lớn không giải quyết được những vi phạm lớn nhất mà Mỹ cáo buộc Trung Quốc - chính là những mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh thương mại ngay từ đầu, theo POLITICO.
    Ông Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc kư thỏa thuận trong buổi lễ ở Nhà Trắng ngày 15/1, sau gần hai năm liên tục leo thang căng thẳng, trong đó hai bên áp thuế lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau.
    Theo thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn 1, Trung Quốc sẽ tăng cường mua sản phẩm nông nghiệp, năng lượng của Mỹ, đồng thời hạn chế việc chuyển giao công nghệ cưỡng ép hay phá giá đồng tiền.

    Những thiếu sót trong thỏa thuận

    Mặc dù cái bắt tay giữa lănh đạo hai nước sẽ làm giảm căng thẳng, và giảm bớt thiệt hại kinh tế đối với cả hai bên, nhiều ư kiến hoài nghi cho rằng thỏa thuận 86 trang này có những thiếu sót quan trọng: không giải quyết những lo ngại từ lâu về chính sách công nghiệp của Trung Quốc, chẳng hạn trợ cấp chính phủ hàng tỷ USD mà Bắc Kinh dành cho các doanh nghiệp nhà nước.
    “Đó là lỗ hổng lớn trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1”, Chad Bown, nhà nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nói với POLITICO.
    Chính quyền Tổng thống Trump cũng khá rơ ràng rằng thỏa thuận sẽ bỏ qua một số vấn đề khó. “Liệu nó có thể giải quyết mọi vấn đề không? Không”, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer nói với đài CBS vào tháng trước.
    Chính quyền Mỹ lập luận rằng những bước tiến nhỏ vẫn tốt hơn là không có ǵ, và cho biết sẽ bắt đầu đàm phán thỏa thuận giai đoạn 2 để giải quyết các vấn đề c̣n lại. Nhưng ngoài việc ông Trump nói sẽ tới Bắc Kinh “trong tương lai không xa”, chưa có ngày tháng hay lộ tŕnh cụ thể cho đàm phán tiếp theo.
    Bản thân ông Trump đă bắt đầu hạ thấp kỳ vọng, và nói ông không vội vàng. Các đồng minh của tổng thống đă cảnh báo giai đoạn tiếp theo sẽ không kết thúc cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.
    Điều đó càng khiến một số doanh nghiệp Mỹ thất vọng, v́ cảm thấy ông Trump đang từ bỏ những lợi thế đàm phán phải khó khăn mới có được, để đổi lại một thỏa thuận không giải quyết được các vấn đề căn bản vốn đă dẫn đến việc Mỹ áp thuế.
    “Hôm nay chúng ta không tiến gần hơn tới việc giải quyết các mâu thuẫn căn bản so với trước khi chiến tranh thương mại bắt đầu”, ông Bown nói.
    Dù vậy, ông Trump cũng nhanh chóng quảng bá về “một đột phá thực sự khó tin” ở lễ kư thỏa thuận ngày 15/1, có sự tham dự của hàng chục nghị sĩ Cộng ḥa và các đại diện doanh nghiệp.
    "Hôm nay, chúng ta có một bước đi lớn - chưa từng có trong quan hệ với Trung Quốc - hướng tới một quan hệ thương mại công bằng và tương xứng hơn trong tương lai”, ông Trump vẫn phát biểu với sự cường điệu vốn là tính cách của ông.


    TT Trump phát biểu trong họp báo trước lễ kư thỏa thuận. Ảnh: AFP.

    Mỹ có bỏ lỡ lợi thế có được từ thương chiến?


    Các quan chức chính quyền nói con đường phía trước sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có giữ cam kết trong thỏa thuận giai đoạn 1 hay không, chẳng hạn như mua lượng hàng Mỹ như đă hứa.
    Chính quyền cho biết Bắc Kinh đă đồng ư nâng mức mua hàng hóa Mỹ lên 200 tỷ USD so với mức 2017. Lượng hàng đó sẽ bao gồm 75 tỷ USD từ ngành chế tạo, 50 tỷ USD năng lượng, 40 tỷ USD hàng nông nghiệp và 35-40 tỷ USD dịch vụ.
    Đổi lại, ông Trump hoăn các đợt tăng thuế mà ông đă đe dọa từ năm 2019, nhưng thuế đánh vào 370 tỷ USD hàng Trung Quốc vẫn giữ nguyên. Giữa những đồn đoán về việc gỡ bỏ các khoản thuế này nếu Bắc Kinh thực hiện tốt các cam kết, ông Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tuần này nhấn mạnh “không có thỏa thuận tương lai nào nhằm giảm thuế”.
    Trong khi thỏa thuận giai đoạn 1 có thể giúp ông Trump ghi điểm chính trị, giúp ông chứng tỏ trước các cử tri về khả năng đàm phán các thỏa thuận, nhiều ư kiến khác cho rằng lợi ích mang lại chỉ là gỡ bỏ những thiệt hại mà chính tổng thống tự ḿnh gây ra.
    “Chính quyền đă dừng việc leo thang cuộc chiến thương mại, và tôi cho rằng đó là một điều tích cực. Nhưng chính họ đă khởi đầu mọi chuyện”, Daniel Griswold, nhà nghiên cứu của Đại học George Mason, nói với POLITICO.
    “Tôi vẫn không nghĩ chúng ta có lợi hơn so với trước khi chính quyền Trump bắt đầu các động thái thương mại nhắm vào Trung Quốc”, ông nói.
    Câu hỏi hiện nay là liệu Bắc Kinh có cam kết trở lại bàn đàm phán để giải quyết các vấn đề c̣n lại mà từ lâu họ đă tránh - hay Trung Quốc đơn giản chỉ đang muốn đợi cho ông Trump hết nhiệm kỳ và có thể không có nhiệm kỳ thứ hai.
    “Sẽ rất khó để buộc Trung Quốc quay lại bàn đàm phán đối với những vấn đề thực sự quan trọng”, Agathe Demarais, giám đốc dự báo toàn cầu thuộc nhóm phân tích của Economist, nói với POLITICO. “Thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang chơi tṛ ‘chờ đợi’”.
    Quốc hội Mỹ có phản ứng trái chiều. Một số nghị sĩ đánh giá cao việc hạ nhiệt cuộc thương chiến, nhưng cũng kêu gọi chính quyền tiếp tục đ̣i hỏi thêm.
    Thượng nghị sĩ Marco Rubio (đảng Cộng ḥa, bang Florida), chủ trương cứng rắn với Trung Quốc, cho biết ông Trump “xứng đáng được ghi nhận” khi đă đối đầu với Bắc Kinh, nhưng cũng cảnh báo rằng “một thỏa thuận thương mại sẽ không giải quyết được sự mất cân bằng mang tính cấu trúc” giữa hai nước.
    Nghị sĩ Chuck Schumer, lănh đạo phe Dân chủ thiểu số ở Thượng viện, lại chỉ trích ông Trump v́ đă đồng ư một thỏa thuận không chống lại được những chính sách thương mại bất công của Trung Quốc, và gọi đây là “thất bại lịch sử”.
    Ông Schumer, từ bang New York, lập luận rằng các quan chức dưới quyền ông Trump biết đó không phải thỏa thuận tốt, v́ nếu không, họ đă khoe rộng răi về nó.
    “Họ không thể tô hồng thỏa thuận này”, ông Schumer nói trong cuộc họp Quốc hội. “Đó là một thỏa thuận tồi”.

    Lỗ hổng trong thỏa thuận 'đ́nh chiến thương mại' Mỹ - Trung

    Trung Quốc hứa mua 32 tỉ USD hàng nông sản Mỹ nhưng nói mua được bao nhiêu th́ chưa biết v́ "tùy vào nhu cầu thị trường". Để hoàn thành mục tiêu này, Bắc Kinh có thể sẽ phải "phụ cả thiên hạ" nhưng không nhiều người tin vào điều đó.
    Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc kư rạng sáng 16-1 (giờ Việt Nam) được ví như một hiệp định đ́nh chiến, tạm khép lại cuộc chiến thuế quan đầy tốn kém dài 18 tháng giữa hai nước.

    Các nhà đầu tư đón nhận tin tức một cách lạc quan thận trọng bởi có nhiều lỗ hổng trong thỏa thuận khiến tương lai của nó không thực sự ổn định.
    Thỏa thuận này không giải quyết được các vấn đề kinh tế cốt lơi dẫn đến xung đột thương mại, không loại bỏ hoàn toàn thuế quan đă làm chậm nền kinh tế toàn cầu và đặt ra các mục tiêu mua hàng khó đạt được, các nhà phân tích nhận định với Hăng tin Reuters.
    Văn kiện có chữ kư của cả ông Trump và ông Lưu Hạc ghi rơ Trung Quốc cam kết mua 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong ṿng 2 năm. Trong lĩnh vực nông sản, Bắc Kinh hứa mua 12,5 tỉ USD trong năm 2020 và 19,5 tỉ USD trong năm tiếp theo.
    Thế nhưng trong bài phát biểu trước lễ kư kết, ông Trump đă tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng mua tới 50 tỉ USD nông sản, cao hơn con số trên giấy tờ tận 18 tỉ USD. Phó thủ tướng Lưu Hạc đứng sau đó không thể hiện thái độ ǵ, ông chờ đến lượt ḿnh phát biểu và tuyên bố việc Bắc Kinh mua bao nhiêu là tùy thuộc vào nhu cầu thị trường trong nước.


    Ông Trump đă tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng mua tới 50 tỉ USD nông sản, cao hơn con số trên giấy tờ tận 18 tỉ USD.
    Phó thủ tướng Lưu Hạc đứng sau đó không thể hiện thái độ ǵ. (ảnh AP)

    Giá đậu nành Mỹ lập tức rớt sau phát ngôn này, xuống mức thấp nhất trong ṿng 1 tháng qua.
    Hồi năm ngoái, để trả đũa thuế quan của Mỹ, Trung Quốc đă ngừng mua đậu nành Mỹ và quay sang Brazil cùng nhiều nước khác. Nông dân Brazil đang chuẩn bị thu hoạch đậu nành trong vài tuần nữa, hứa hẹn một vụ trúng mùa lớn.
    "Tôi không tin Trung Quốc sẽ thay đổi bạn hàng của họ và việc đạt được các mục tiêu mua hàng như đă hứa là rất thấp", chuyên gia Jim Paulsen nhận định với Reuters.
    Một quan chức Mỹ cho rằng để đạt được mục tiêu đă hứa, Bắc Kinh sẽ phải giảm hoặc miễn thuế đối với nhiều mặt hàng Mỹ. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sắp sửa làm như vậy.

    Chế tài đơn giản


    Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế quan để buộc Trung Quốc tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận dài 86 trang vừa được kư, bao gồm cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ và tăng cường mua hàng hóa từ Mỹ.
    Theo đó, nếu Bắc Kinh thất hứa, Washington sẽ trừng phạt bằng việc áp thuế quan tương xứng với những thiệt hại do sự vi phạm đó gây ra. Tuy nhiên theo văn kiện được cả hai bên đồng ư, nếu Trung Quốc phản đối chế tài này, họ có quyền đơn phương rời khỏi thỏa thuận. Không có quy định nào cho việc kháng cáo hoặc đánh thuế trả đũa.
    "Nếu bên bị khiếu nại cho rằng các hành vi của bên khiếu nại được tiến hành với mục đích xấu, biện pháp giải quyết là rút khỏi thỏa thuận bằng cách gửi văn bản cho bên khiếu nại", một điều khoản trong thỏa thuận nêu rơ.
    Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (Mỹ), cho rằng cơ chế thực thi của thỏa thuận 1 như vậy là quá đơn giản và đặt ra nguy cơ một trong hai bên sẽ phá nát toàn bộ thỏa thuận.
    Các quan chức Mỹ khẳng định đă thiết lập một quy tŕnh giải quyết tranh chấp hợp lư, trong đó thành lập ở mỗi nước một văn pḥng giám sát thực thi và tiếp nhận các khiếu nại về việc tuân thủ.
    Những khiếu nại này sẽ được xem xét và giải quyết theo từng cấp, từ thấp lên cao trong thời gian 90 ngày trước khi áp dụng h́nh phạt. Hai nước cũng nhất trí thiết lập các cuộc tham vấn thường xuyên mỗi tháng như trước đây để kịp thời giải quyết bất đồng.
    "Nhưng đến cuối cùng, Tổng thống Trump sẽ là người gọi điện và hỏi rằng vấn đề đó có đủ nghiêm trọng để đánh thuế chưa. Ông ấy sẽ chỉ hạnh phúc khi người Trung Quốc mua hàng Mỹ", ông Derek Scissors, một học giả về Trung Quốc, chốt vấn đề.

    C̣n phía Trung Quốc ?

    Một điểm khởi hành, một bước khởi đầu tốt". Đối với báo chí nhà nước phát hành sáng thứ Năm hôm nay tại Trung Quốc, thỏa thuận này trước tiên là một sự kiện tái lập tin cậy lẫn nhau giữa hai đại cường kinh tế số một thế giới. Nói như thế không có nghĩa là chiến tranh đă kết thúc và nhất là "không có kẻ thắng người bại", theo bài xă luận của Hoàn Cầu Thời Báo. Không ai thắng, không ai thua. Cả hai bên đều thắng. Đương nhiên là Bắc Kinh phải tự đề cao, tự thuyết phục.
    Phải chờ đến 8 tiếng đồng hồ sau khi thỏa thuận được kư kết, chính quyền Trung Quốc mới công bố bản dịch tiếng Hoa nhưng thận trọng không đi vào chi tiết. Vào lúc 12 giờ đêm giờ địa phương, đài truyền h́nh trung ương, qua chi nhánh đài tiếng Anh, mới truyền h́nh trực tiếp buổi lễ kư kết. Tuy nhiên, khi phó tổng thống Mỹ Mike Pence cầm máy vi âm th́ phần thông dịch trực tiếp bị cắt ngay. Bắc Kinh rất e dè phó tổng thống Mỹ, người luôn đả kích chế độ Trung Quốc, trong các bài diễn văn trong những tháng gần đây.
    Thỏa thuận phần một rất tốt, nhưng c̣n phần hai th́ để tính sau. Báo chí nhà nước không nói đến giai đọan thương lượng kế tiếp, cũng như tránh đề cập đến các vấn đề tế nhị như là chuyện "tài trợ cho xí nghiệp quốc doanh, an ninh mạng, các quy định trong thương mại".
    Theo một vài chuyên gia Trung Quốc, phải chờ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, mới tính đến bước thứ hai.
    C̣n Tổng thống Donald Trump muốn duy tŕ các phương tiện để duy tŕ thế mạnh trong giai đoạn hai của đàm phán. Đàm phán giai đoạn hai sẽ bao gồm nhiều chủ đề gai góc như vấn đề cưỡng bức chuyển giao công nghệ hay việc chính quyền Bắc Kinh trợ giá cho các tập đoàn công nghiệp Trung Quốc''.
    VOA, RFI, Zing, TTO

  2. #2
    Member
    Join Date
    27-12-2017
    Posts
    1,484
    Thỏa hiệp Mỹ-Trung chỉ là Hưu chiến chứ không phải là hoà b́nh


    « Mỹ-Trung tiến dần đến ḥa dịu » và « Hưu chiến không có nghĩa là ḥa b́nh ». Thỏa thuận phần một kư hôm thứ Năm sẽ cho phép Mỹ thu ngắn mức thâm thủng trong cán cân thương mại với Trung Quốc. Cuộc leo thang xung khắc giữa Washington và Bắc Kinh sẽ giảm đi nhưng mọi vấn đề cũ vẫn tồn tại và c̣n phát sinh ra những bất cập mới.

    Cụ thể, khi Trung Quốc thực thi tôn trọng tác quyền th́ doanh nhân Mỹ sẽ làm ǵ ? Đầu tư vào Hoa lục hay tạo công ăn việc làm cho người Mỹ ở Mỹ ? Ép được Trung Quốc tăng nhập khẩu hàng Mỹ th́ thị phần của các nước xuất khẩu nông phẩm như Brazil, Achentina, Úc ở Hoa lục sẽ ra sao ? Các đối tác trong lănh vực linh kiện điện tử với Trung Quốc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sẽ bị tác hại.
    Vậy th́, liệu thỏa thuận sơ bộ Mỹ-Trung có tốt cho thương mại thế giới hay không ? Chuyên gia Sébastien Jean của báo Pháp Le Monde lưu ư : Thỏa thuận này chà đạp hai nguyên tắc công b́nh : cấm ưu tiên cho đối tác này hơn một đối tác khác và cấm hạn chế khối lượng hàng trao đổi. Rơ ràng là cuộc đọ sức hiện nay sẽ tiếp tục v́ mỗi bên chỉ trông cậy vào sức mạnh hơn là dựa vào các nguyên tắc hay luật lệ.
    Cũng nh́n từ góc cạnh « mạnh được yếu thua này » qua cuộc đấu đá Mỹ-Trung, trả lời báo kinh tế Les Echos, nhà ngoại giao Pháp Michel Duclos cho rằng tổng thống Mỹ Donald Trump trong lănh vực quan hệ quốc tế chỉ gây xáo trộn lung tung, từ hồ sơ Bắc Triều Tiên cho đến Trung Đông. Trong hồ sơ thương mại, cũng thế, c̣n phải chờ xem Donald Trump có bị Trung Quốc lường gạt trong « cú lừa lịch sử » hay không ?

    Tuy nhiên, điểm đáng khen của chủ nhân Nhà Trắng là nếu ông duy tŕ được hướng đi, kiên tŕ bắt Tập Cận B́nh kư một hiệp định đầy tham vọng, th́ đó là một cú « sốc » làm đảo ngược t́nh huống, chấm dứt tham vọng bá quyền thế giới của Bắc Kinh. Dù sao đi nữa, theo nhà ngoại giao Michel Duclos, chế độ Trung Quốc phải ư thức rằng họ không bao giờ thống trị thế giới nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao. Họ phải biết là tôn trọng các nguyên tắc quốc tế là có lợi cho chính họ. Điều đáng lo cho thế giới là Bắc Kinh một lúc nào đó áp đặt luật chơi theo kiểu riêng của họ và bắt quốc tế tuân theo.
    Do vậy, v́ quyền lợi sống c̣n, Châu Âu và Mỹ phải hợp sức đương đầu với Trung Quốc theo tương quan lực lượng mạnh được yếu thua : cản đường, hạn chế lối hành xử đáng trách của Trung Quốc như đánh cắp tác quyền, tài trợ công ty quốc doanh, cạnh tranh bất chính… Hồ sơ 5G sẽ là cuộc trắc nghiệm hay hơn ai hết.

    V́ sao và bằng cách nào ? Les Echos phân tích lợi hại. Theo nhật báo kinh tế, cuộc chiến chống Hoa Vi là một cuộc đấu tranh toàn diện chứ không riêng ǵ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong trận thế này, Châu Âu phải chọn Châu Âu có nghĩa là không chơi với Hoa Vi. Bởi v́ cuộc chiến tranh giành thế áp đảo trong lănh vực công nghệ số và điện tử này với Hoa Vi là cơ hội để Châu Âu xây dựng nền tảng công nghệ đủ sức tranh hùng.
    Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đă đặt hồ sơ này vào hàng ưu tiên số một. Ủy viên đặc trách, Thierry Breton, nguyên là bộ trưởng, kỹ nghệ gia Pháp nhấn mạnh đến « chủ quyền kỹ thuật số » và đề xuất « hệ thống 6G » trong trận chiến tương lai.
    Điều bất cập là nếu sử dụng công nghiệp Châu Âu th́ Châu Âu sẽ đi trễ so với Hoa Vi của Trung Quốc. Tuy nhiên, Châu Âu phải chấp nhận cái giá phải trả trước, phải đầu tư vào 6G vào phần mềm ứng dụng ngay từ bây giờ.
    Chiến lược này sẽ rất khó khăn, tốn kém và nguy hiểm. Khó khăn v́ cần đồng thuận của 27 nước thành viên. Tốn kém v́ nếu chọn Nokia và Ericsson thay v́ Hoa Vi th́ trong một thời gian, hệ thống viễn thông của Châu Âu bị chậm. Nguy hiểm là Trung Quốc dọa trả đũa nếu Châu Âu loại Hoa Vi. Nhưng theo Les Echos, đó là cái giá phải trả để không mất chủ quyền. (theo RFI)





Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-01-2020, 03:02 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 18-12-2019, 02:51 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 27-08-2019, 03:13 AM
  4. Có nên Hoà Giăi Hoà Hợp với VC trong HP7 ?
    By Z-28 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 31
    Last Post: 10-06-2011, 08:29 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 07:51 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •