Page 3 of 8 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp: Hàng chục ngàn phụ nữ xuống đường nhân ngày 8/3 bất chấp Covid-19


    Phụ nữ tham gia cuộc biểu t́nh đ̣i b́nh quyền nam nữ nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/03/2020 tại Paris (Pháp). REUTERS/Pascal Rossignol

    Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ hôm nay, 08/03/2020, hàng chục ngàn phụ nữ Pháp đă quyết định xuống đường biểu t́nh tại thủ đô Paris cũng như ở khoảng một chục thành phố khác trên toàn quốc như Lyon, Nice, Toulouse, Bordeaux, Strasbourg hay Nancy. Giới hoạt động đă muốn chọn ngày này làm điểm “hội tụ” của các “động lực đấu tranh v́ nữ quyền”.



    Một số diễn biến chính trị, xă hội tại Pháp gần đây đă thôi thúc phong trào đấu tranh, trong đó có kế hoạch cải tổ hưu bổng bị cho là sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với phụ nữ, hay là nạn bạo hành t́nh dục nhắm vào phụ nữ, đặc biệt là nạn giết hại phụ nữ…

    Theo kế hoạch, tại Paris, đoàn biểu t́nh xuất phát từ Quảng Trường Place d’Italie ở quận 13 để tuần hành về phía Quảng Trường Cộng Ḥa Place de la République, với nhiều chặng ngừng mang tính biểu tượng: Trước một trung tâm thương mại để phản đối chế độ cho phép làm việc ngày Chủ Nhật thường được giới chủ áp đặt trên nữ nhân viên; trước một bệnh viện để tôn cao giá trị những công việc thường do phụ nữ đảm trách; trước một khách sạn để ủng hộ cuộc đấu tranh của các phụ nữ giúp việc chống lại t́nh trạng công việc bấp bênh...

    Ngay từ sáng sớm hôm nay, tại Paris, khoảng 40 thành viên của nhóm đấu tranh v́ nữ quyền Femen đă tiến hành một chiến dịch gây sốc chớp nhoáng tại Quảng Trường Concorde để “tẩy sạch virus gia trưởng phụ hệ trên đường phố Paris”.

    Điều được ghi nhận là các cuộc biểu t́nh đánh dấu ngày Quốc Tế Phụ Nữ ở Pháp vẫn diễn ra bất chấp khuyến cáo của chính phủ Pháp là nên tránh các cuộc tụ tập quá đông người để ngăn chặn đà lây lan nhanh chóng của virus corona trên lănh thổ Pháp.

    Theo ghi nhận của hăng tin AFP, trên thế giới, phụ nữ nhiều nơi cũng xuống đường biểu t́nh, từ Philippines nơi có một tổng thống nổi tiếng là coi thường phụ nữ, hay tại Pakistan, đất nước Hồi Giáo, nơi phụ nữ cũng thường xuyên bị chèn ép.

    Tuy nhiên, tại nhiều nước như Trung Quốc hay Hàn Quốc, do dịch bệnh Covid-19 hoành hành, nhiều cuộc biểu t́nh đă bị hủy bỏ.

    Trong t́nh h́nh đó, một số tổ chức đấu tranh cho nữ quyền đă phát huy các cuộc gặp gỡ trực tuyến trên mạng, thay v́ tụ tập cụ thể trên đường phố. Các hashtag như #FemaleStrike, #PowerUp hay #38InternationalWome nsDay đă nở rộ từ nhiều ngày nay trên internet, nhằm nâng cao nhận thức nơi phụ nữ về quyền lợi của họ.

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    5G : Pháp, lá chủ bài của Hoa Vi để chinh phục châu Âu


    Xếp hàng chờ cửa hàng Hoa Vi ở Opera Garnier Paris Pháp mở cửa, ngày 06/03/2020 REUTERS/Charles Platiau

    Hoa Vi vừa rầm rộ khai trương một cửa hàng ngay tại khu tam giác vàng Paris. Trước đó cũng tập đoàn viễn thông Trung Quốc này thông báo dự án xây dựng nhà máy đầu tiên của Hoa Vi ở hải ngoại và địa điểm được chọn là nước Pháp. Hoa Vi đang trong tầm ngắm của Washington, liệu Paris có thể giúp tập đoàn Trung Quốc này phá được ṿng vây của Mỹ và đẩy mạnh những nước cờ tại châu Âu ?



    Sau Milano, Madrid và Barcelona hay Vacxava, Hoa Vi vừa mở thêm một cửa hiệu cao cấp tại khu sang trọng bậc nhất của Paris. Đối diện với nhà hát Opéra Garnier là logo khổng lồ của tập đoàn Trung Quốc. Cách đó không xa là tủ kính của hăng điện thoại Mỹ Apple. Trải rộng trên 850 mét vuông, có lối vào uy nghi và những kệ trưng bày có nét rất « Pháp » với nào là smartphone, máy tính bảng, màn h́nh tivi, máy tính cá nhân để bàn, và cả bàn chải đánh răng, đồng hồ kết nối …

    Chủ tịch Hoa Vi đặc trách khu vực châu Âu Walter Ji không giấu diếm : cửa hàng vừa được khai trương trên đường Capucine phải là « tủ kính » của tập đoàn và báo trước là cuối 2020 hay đầu năm 2021, một cửa hàng thứ nh́ « cùng standing » với của Paris sẽ được khai trương tại thành phố Lyon.

    Cuối tháng 02/2020, vào lúc Trung Quốc c̣n bị tê liệt gần như hoàn toàn v́ dịch Covid-19, phó tổng giám đốc Hoa Vi tại Pháp rầm rộ thông báo ngay tại thủ đô Paris kế hoạch « mở nhà máy Hoa Vi đầu tiên ngoài lănh thổ Trung Quốc, đầu tư trước mắt là 200 triệu euro, đem lại 500 công việc làm trên đất Pháp và trong tương lai nhà máy có khả năng sản xuất ra tới 1 tỷ euro trang thiết bị điện tử một năm ». Một trong những mục tiêu của dự án là « đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro dây chuyền cung ứng bị gián đoạn ».

    Mở rộng địa bàn tại Pháp

    Tập đoàn do ông Nhậm Chính Phi sáng lập đang tăng tốc đầu tư vào Pháp trong bối cảnh dưới áp lực của chính quyền Trump, điện thoại Hoa Vi sẽ kém hấp dẫn trước nguy cơ không c̣n có thể sử dụng hệ điều hành Android của Google.

    Nhưng quan trọng hơn nữa là từ tháng 05/2019 Washington viện lư do an ninh đ̣i cấm cửa Hoa Kỳ với tập đoàn bị cho là gần gũi với đảng Cộng Sản Trung Quốc. Không chỉ có thế. Chính quyền Trump liên tục vừa dụ, vừa dọa các đồng minh của Mỹ, đứng đầu là châu Âu, loại Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà cung cấp mạng 5G. Thị trường mạng 5G châu Âu mới là mục đích Hoa Vi nhắm tới.

    Trong bối cảnh đó giới quan sát cho rằng, kế hoạch thiết lập « nhà máy sản xuất đầu tiên của Hoa Vi ngoài lănh thổ Trung Quốc » là một màn « mỹ nhân kế » để Hoa Vi thuyết phục Pháp, thành viên quan trọng bậc nhất trong Liên Hiệp Châu Âu, về chiến lược phát triển mạng viễn thông thế hệ mới trên Lục Địa Già.

    Trước mắt, dự án của Hoa Vi tại Pháp mới chỉ được biết qua vài ba con số như phó tổng giám đốc Hoa Vi tại Pháp vừa nêu. Không có thêm thông tin về thời điểm dự án sẽ được khởi động cũng như về địa điểm Hoa Vi sẽ chọn để mở nhà máy. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, vùng Alsace, miền đông bắc nước Pháp có nhiều triển vọng, nhưng về mặt chính thức tập đoàn Trung Quốc chưa đưa ra một quyết định nào.

    Tại Paris, bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire đă vội vă cải chính là « chiến lược bắt rễ vào Pháp của Hoa Vi không mảy may làm thay đổi chính sách của Pháp trong việc phát triển mạng điện thoại 5G, và mục tiêu bảo vệ an toàn và an ninh mạng » khi chọn các nhà cung cấp.

    Cần nhắc lại là sau Anh Quốc, Liên Âu, Pháp chính thức tuyên bố không loại Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà thầu đồng thời nâng cao « khả năng pḥng thủ ». Tuy nhiên, Cơ quan đặc trách về hệ thống an ninh và thông tin của Pháp ANSSI chuẩn bị ra quyết định về vị trí cụ thể của Hoa Vi trong toàn cảnh viễn thông thế hệ mới tại Pháp. Lập trường chính thức của Bruxelles là không nghe theo Mỹ để cấm Hoa Vi nhưng « tập trung bảo mật mạng 5G ».

    Phương tiện để « hút » thông tin

    Theo quan điểm của chuyên gia Gilles Babinet, cố vấn về công nghệ kỹ thuật số cho viện nghiên cứu Montaigne của Pháp, nếu dầu hỏa là mạch sống của thế kỷ 20 th́ thế kỷ 21 là thời đại của data tức là những dữ liệu được vận chuyển qua mạng di động không dây. Đồng thời chuyên gia Pháp lưu ư rằng, data được ví như xe hơi c̣n mạng viễn thông là xa lộ. Đường càng rộng, càng tốt, xe chạy càng nhanh. Nhưng không có ǵ cấm cản nhà cung cấp mạng « đột nhập » vào hệ thống 5G của bất kỳ một quốc gia nào vào bất cứ thời điểm nào. Chuyên gia Gilles Babinet nêu đích danh Trung Quốc :

    « Đặc điểm của hệ thống 5G là cho phép kết nối tất cả những dữ liệu ở khắp mọi nơi. Điều đó vừa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta, đồng thời mở ra viễn cảnh bùng nổ những vật dụng kết nối. Theo nghiên cứu, chỉ trong ṿng từ 5 cho đến 7 năm nữa, sẽ có khoảng 100 tỷ đồ vật kết nối, chứa đựng không biết bao nhiêu những dự liệu ở bên trong. Những vật dụng kết nối này được đặt trong những nhà máy, trong những dây chuyền sản xuất... Trong tương lai, mỗi nhà máy sẽ có từ 1 đến 2 triệu vật dụng kết nối và tất cả sẽ dùng mạng 5G. Nhà thiết kế mạng bất kỳ lúc nào cũng có thể đột nhập hệ thống hạ tầng cơ sở để trích xuất những dữ liệu cần thiết. Không có ǵ cấm cản Trung Quốc có thể làm chuyện đó. Mọi người c̣n nhớ, năm 2015 khi Nga mở chiến dịch tấn công tin học vào nhà máy điện của Ukraina, tất cả mọi hoạt động tại quốc gia này đều đă bị chựng lại ».

    Mạng 5G không chỉ liên quan tốc độ vận chuyển các dữ liệu hay thông tin. Ở đây c̣n đặt ra vấn đề an ninh mạng như chuyên gia Babinet vừa giải thích. Ông báo trước nguy cơ một thiết kế mạng lập ra những « ngơ thoát hiểm » và những dữ liệu cần bảo mật cũng có thể bị thất thoát bằng những « cánh cổng thoát hiểm đó » :

    « Bất kỳ một nhà cung cấp hạ tầng cơ sở mạng nào khi thiết kế mạng viễn thông, cũng đều dự trù những "ngơ thoát hiểm". Chỉ có nhà cung cấp đó mới biết được những ngơ thoát hiểm được đặt ở đâu và cũng chỉ có họ mới có ch́a khóa để kiểm soát những ngơ thoát hiểm ấy. Nói cách khác, các nhà mạng biết hết tất cả các ngơ ngách mạng viễn thông của khách hàng. Hiện tại trên thị trường có ba công ty cung cấp mạng 5G đó là Hoa Vi, Nokia và Ericsson. Khác biệt ở đây là Hoa Vi rất gần gũi với chính quyền Trung Quốc và ở Trung Quốc không có ǵ bảo đảm cho tính độc lập của Hoa Vi với Bắc Kinh. Do vậy, nhiều quốc gia, đứng đầu là Mỹ, cho rằng chúng ta không thể tin tưởng vào Hoa Vi, trao trọn từ kinh tế cho đến những lĩnh vực mang tính chiến lược, và cả những dữ liệu về y tế, xă hội … cho một đại tập đoàn mà chúng ta biết rằng tập đoàn đó lại có quan hệ mật thiết với một chế độ toàn trị ».

    5G cho phép xử lư khối dữ liệu lớn hơn và nhanh hơn và được coi là yếu tố cơ bản cho việc phát triển các công nghệ kết nối mới. Hoa Vi hiện đang dẫn đầu trong lĩnh vực này. Liên Hiệp Châu Âu ư thức được rằng lợi ích kinh tế và địa chính trị là hai mặt của cùng một đồng tiền. Ngày 10/10/2019 Bruxelles nêu bật một số « đe dọa có thể nhắm vào hệ thống mạng 5G », « khả năng của một số quốc gia hay các nhà cung cấp mạng tiến hành các đợt tấn công liên tiếp và tinh vi đe dọa đến an ninh » mạng điện thoại di động của châu Âu.

    Dù vậy Liên Âu không dám mạnh tay gạt hẳn Hoa Vi khỏi chiến lược phát triển mạng viễn thông đời mới. Cuối tháng Giêng 2020, Liên Hiệp Châu Âu ra thông cáo kêu gọi các thành viên « đưa ra những các hạn chế liên quan đến nhà cung cấp được coi là có rủi ro cao », tránh dùng các trang thiết bị của các nhà cung cấp thuộc diện này trong những lĩnh vực « quan trọng và nhậy cảm ». Thông báo không chủ trương « cấm » Hoa Vi tham gia vào mạng 5G của châu Âu.

    Cũng chuyên gia Gilles Babinet viện Montaigne- Paris giải thích với RFI v́ sao từ Anh cho đến Pháp và cả Liên Hiệp Châu Âu cùng lấn cấn v́ Hoa Vi :

    « Ở cương vị của một Nhà nước, chúng ta đang đứng trước một mâu thuẫn rất lớn. Một bên là những cơ hội về kinh tế rất lớn khi phát triển hệ thống 5G. Uy tín, h́nh ảnh của một quốc gia càng được tô điểm thêm với mạng viễn thông thế hệ mới. Trong trường hợp của Anh Quốc chẳng hạn, th́ đây là một cơ hội rất lớn. Nhưng bên kia là những tính toán về địa chiến lược. Luân Đôn vùa chia tay với châu Âu đang cần có những điểm tựa mới. Nước Anh trông đợi nhiều vào việc đẩy mạnh thêm nữa quan hệ với Hoa Kỳ nhưng đồng thời cũng không thể làm phật ḷng Trung Quốc nếu cấm cửa Hoa Vi. Cần nhắc lại rằng Hoa Vi đă bắt rễ được vào châu Âu là nhờ đă hợp tác với tập đoàn viễn thông British Telecom của Anh cách nay đă 15 năm ».

    Không có lửa sao có khói ?

    Thái độ thận trọng của phương Tây đối với Hoa Vi không phải là vô cớ. Mọi người con nhớ sáng lập viên tập đoàn này xuất thân từ quân đội. Quỹ đầu tư tài trợ cho Hoa Vi trực tiếp được đặt trong tay đảng Cộng Sản Trung Quốc. Về mặt kỹ thuật, trong quá khứ nhiều lần trang thiết bị của Hoa Vi đă gặp sự cố và tập đoàn này đă mất nhiều tháng để điều chỉnh và khắc phục được những sự cố đó.

    Pháp không là cổng vào duy nhất

    Thực ra trước Paris, Hoa Vi từng đem những dự án bạc triệu ra để chiêu dụ châu Âu. Năm 2019, tập đoàn viễn thông Trung Quốc đă đề cập đến ít nhất năm trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Lan, Anh, Pháp Đức và Ba Lan.

    Vào lúc Hoa Vi thông báo dự án đầu tư 200 triệu euro tại Pháp, tờ báo mạng của Mỹ Politico, nổi tiếng là thân cận với Nhà Trắng, trích dẫn lời một đại diện của Hoa Vi tại châu Âu đă không ṿng vo tuyên bố : « Không có chuyện một công ty đầu tư cả tỷ bạc vào một quốc gia khi biết trước là sẽ bị chính quyền nơi đó hắt hủi ».

    Pháp không là cổng vào châu Âu duy nhất của Hoa Vi. Tháng 3/2019 Hoa Vi trực tiếp gửi thư yêu cầu thủ tướng Mark Rutte triệu tập một cuộc họp để bàn về những dự án đầu từ của tập đoàn viễn thông Trung Quốc, về « vai tṛ trong tương lai của Hoa Vi » tại Hà Lan. Cũng tập đoàn Trung Quốc này có dự án thành lập một trung tâm an ninh mạng tại Ba Lan. Có điều như bộ trưởng Ba Lan đặc trách về công nghệ kỹ thuật số, Marek Zagorski, cho biết : phía Trung Quốc chỉ nêu lên vấn đề nhưng chưa đưa ra bất kỳ một thông cáo chính thức nào. Trước mắt để giành được thị trường 5G của châu Âu bằng mọi giá, Hoa Vi từ cuối 2018 đă khánh thành một trung tâm nghiên cứu về an ninh mạng tại Bonn - Đức, và một trung tâm thứ nh́ tại ngay thủ đô của Liên Hiệp Châu Âu là Bruxelles cách nay đúng một năm. Ở hậu trường công tác lobby của Hoa Vi tại các cơ quan chính thức của Liên Hiệp Châu Âu và tại mỗi nước thành viên trong khối châu Âu cũng đang hoạt động « rất hiệu quả »!

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Chống Covid-19: Nước Pháp cương quyết, nhưng mềm dẻo


    Tại khu trung tâm tài chính La Défense, ngày 13/03/2020. Trên đường phố có áp phích thông tin về số điện thoại liên lạc, để nhận thông tin liên quan đến dịch Covid-19. REUTERS/Gonzalo Fuentes

    Dịch Covid-19, từ Trung Quốc, đă bùng lên khắp nơi. Ngay tại châu Âu. Pháp quyết định có biện pháp mạnh hơn. Quyết định mới của Paris là tựa lớn trang nhất của đa số nhật báo Pháp hôm nay 13/03/2020. ''Chống Covid-19 với bất cứ giá nào'', tựa của Libération. ''Virus corona: Tổng thống Macron kêu gọi dân Pháp ‘kháng chiến’ ", tựa Le Figaro.



    Với 2.500 trường hợp nhiễm virus, 48 người chết do virus, nước Pháp bước sang một giai đoạn mới. Tối hôm qua, tổng thống Pháp đă có bài nói chuyện long trọng trước toàn thể người Pháp, cuộc nói chuyện đầu tiên kể từ khi dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 xuất hiện. Đối diện với các phản ứng đơn phương, co cụm hiện nay, La Croix có bài xă luận nhấn mạnh đến việc nguyên thủ Pháp kêu gọi toàn thể người dân sáng tạo ra ''những h́nh thức đoàn kết mới'' để vượt qua thử thách.

    Cũng như nhiều báo khác, bài xă luận của La Croix, mang tựa đề ''Thay đổi thang độ'', giới thiệu trước hết các biện pháp chính của chính quyền, đặc biệt là việc đóng cửa tất cả các trường học, nhà trẻ trên cả nước, và bảo vệ ''những người dễ tổn thương nhất'', người bệnh, người cao tuổi (từ thứ Tư, 11/03, bộ Y Tế ra thông báo cấm đến thăm người gia tại các nhà điều dưỡng cho người cao tuổi "sống phụ thuộc". Hôm qua, tổng thống khuyến cáo người trên 70, người có bệnh măn tính, viêm đường hô hấp, người tàn tật nên ở tại nhà).

    ''Nâng cấp phản ứng dần dần''

    Tuy nhiên, La Croix đặc biệt chú ư đến việc tổng thống Emmanuel Macron tiếp tục duy tŕ một tiếp cận ''nâng cấp phản ứng dần dần'', tương thích với nguy cơ, hoàn toàn tương phản với các biện pháp mạnh hơn rất nhiều ở nhiều nơi khác, như cô lập các khu dân cư, đóng cửa biên giới. Như vậy, tại Pháp, các biện pháp quyết liệt nhất sẽ chỉ được ''áp dụng một cách có trọng điểm, cho từng trường hợp một'', với mục tiêu để làm sao ''gây ảnh hưởng ít nhất đến đời sống xă hội, kinh tế và chính trị của đất nước''.

    Đọc thêm : Covid-19 - Tổng thống Pháp lên tuyến đầu chống đại họa
    Để chống dịch, ''nghỉ học nhưng không bỏ bầu cử'', tựa trang nhất của La Croix. Cuộc bầu cử ''cấp xă'', thành phố, trong hai ṿng - ṿng một (15/03) và ṿng hai (22/03) - vẫn được duy tŕ, các phương tiện giao thông công cộng vẫn được bảo đảm. Dựa trên tư vấn của giới chuyên gia về dịch tễ học, tổng thống Macron hiểu rằng hiện vẫn c̣n có khả năng không để cho dịch bùng phát quá tầm kiểm soát, và chưa cần thiết đưa ra các biện pháp khiến toàn quốc bị tê liệt.

    Cần các biện pháp mạnh, ‘‘sớm và kéo dài hơn’’

    Về các biện pháp được coi là cần thiết để đối phó với dịch hiện nay, Le Figaro giới thiệu quan điểm của một chuyên gia về dịch tễ học hàng đầu tại Pháp, Antoine Flahault. Giáo sư Antoine Flahault nhận định: cần có ''các biện pháp mạnh ngay lập tức, và duy tŕ cho đến hè''. Theo ông, dịch bệnh trên thế giới (ngoài Trung Quốc) hiện nay mới chỉ ở thời điểm khởi đầu, với 9 quốc gia, mỗi nước có hơn 100 ca mới mỗi ngày. Ông dự đoán dịch bệnh sẽ c̣n kéo dài, và cần phải đề pḥng việc dịch sẽ trở đi trở lại thành nhiều đợt.

    Về phía chính sách của chính quyền, giáo sư Antoine Flahault tóm lược bốn biện pháp mạnh: Đóng cửa trường học, giới hạn đi lại, giới hạn các cuộc tập hợp đông người và có biện pháp phong tỏa các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Giáo sư Antoine Flahault tỏ ra không thỏa măn với các biện pháp chính phủ vừa đưa ra, cho dù ông không trực tiếp chỉ trích.

    Bí quyết của chống dịch: ''Giảm tiếp xúc xuống 4 lần''

    Le Figaro cũng giới thiệu một quan điểm khác, của chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm Samuel Alizon, nhà nghiên cứu CNRS (ở Montepellier). Nhà truyền nhiễm học nhấn mạnh là, đứng từ quan điểm dịch tễ học, trong giai đoạn hiện nay, không có ǵ loại trừ một kịch bản lạc quan là dịch bệnh có thể được khống chế, bởi điều cơ bản để hăm lại sự lan truyền của virus là giảm mạnh số lượng các tiếp xúc. Nói một cách h́nh tượng là ''giảm xuống bốn lần'' số lượng các tiếp xúc, khi mức độ lây lan của virus corona mới là theo tốc độ một nhân ba, tức là trong điều kiện b́nh thường, một người có thể truyền virus cho ba người. Một chế độ toàn trị như Trung Quốc đă chọn giải pháp cách ly hàng triệu người, hàng chục triệu người, để cắt đứt đường truyền của virus. Biện pháp này "chắc chắc là không thể có" tại Pháp. Chính v́ vậy, sự tham gia chủ động, "với tinh thần trách nhiệm công dân" của mỗi người, là điều quyết định.

    Đọc thêm: Pḥng chống virus corona - Dân chủ hiệu quả hơn độc tài ?
    Nếu một mặt, các biện pháp và khuyến cáo (giới hạn đi lại, cấm các cuộc tập hợp hơn 1000 người, và hơn 50 người tại các vùng bị dịch nặng nhất, làm việc tại nhà) mà chính quyền đề ra được tuân thủ, và mỗi người cố gắng tối đa giảm đi lại, giảm các tiếp xúc với người khác, với người thân, bè bạn, th́ hoàn toàn có khả năng dịch bệnh được khống chế. Theo Le Figaro, đây là một điều rất khó thực hiện trong xă hội, v́ đi ngược lại với các thói quen thường nhật của mọi người. Le Figaro cũng đặt câu hỏi: ''Làm thế nào để các khuyến cáo nói trên được tuân thủ nghiêm ngặt bởi mọi người Pháp ?'' mà không gây ra t́nh trạng hoang mang? Không dễ, tuy nhiên không có cách nào khác là phải nỗ lực hành động khẩn cấp.

    Trong một bài viết khác (''Emmanuel Macron thông báo đóng cửa các trường học''), Le Figaro dẫn kết quả một điều tra của Ifop, hôm 05/03: 75% người được hỏi vẫn bắt tay người lạ, 91% vẫn hôn má người quen (phong tục chào hỏi phổ biến tại Pháp). Trong bài phát biểu hôm qua, tổng thống Macron nhấn mạnh là, trong t́nh h́nh bệnh dịch hiện nay, thay đổi các cử chỉ quen thuộc này có thể ''cứu sống được nhiều nhân mạng''. Vẫn theo tổng thống Pháp, việc đóng cửa trường học là cần thiết, cho dù tỉ lệ trẻ em mắc Covid-19 là rất thấp, nhưng "dường như" trẻ em chính là trung gian ''truyền virus nhanh nhất''.

    2.500 người nhiễm chỉ là ''phần nổi của tảng băng''

    Le Figaro cũng chia sẻ với quan điểm với nhận định của nhà dịch tễ học Antoine Flahault là quy mô của dịch bệnh hiện tại có thể lớn hơn rất nhiều so với con số 2.500 ca nhiễm virus. Rất có thể đây chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m. Bởi virus không hoặc gần như không gây ra triệu chứng ǵ ở khoảng 80% người bị nhiễm, tuy nhiên chính những người đó lại có thể đưa virus sang người khác. V́ vậy hoàn toàn rất có thể hiện nay, đă có hàng chục ngàn người tại Pháp đă và đang đưa virus đi đến khắp nơi, mà thường là chính họ cũng không tự biết. Không có cách nào khác hơn là phải hành động khẩn cấp, nói một cách h́nh ảnh là phải chạy đua với thời gian !

    Dưới tựa đề ''Chống Covid-19: Với bất cứ giá nào'', Libération tập trung mô tả các biện pháp đối phó chính mà chính quyền vừa đưa ra. Từ đóng cửa trường học, duy tŕ bầu cử ''cấp xă'', hỗ trợ các doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng. Cũng như La Croix, bài xă luận của Libération, mang tựa đề ''Ngủ đông'', đặc biệt nhấn mạnh đến các phản ứng mang tính mềm dẻo của chính phủ Pháp.

    Trước t́nh h́nh các quốc gia láng giềng, số lượng nạn nhân của Covid-19 không ngừng gia tăng, có vẻ như trong con mắt công luận, nước Pháp tỏ ra không đánh giá đúng mức nguy cơ. Theo Libération, các biện pháp mà tổng thống Pháp đưa ra hôm qua, về cơ bản là đúng đắn. Libération đặc biệt nhấn mạnh đến việc các biện pháp hỗ trợ cần trước hết hướng đến những người dễ tổn thương nhất, những người cao tuổi.

    Khoa hồi sức cấp cứu: ''Khoảng khắc im ắng trước cơn băo lớn''

    Một trong những điểm tập trung lo ngại nhiều là các bệnh viện, vốn ít nhiều đă trong t́nh trạng băo ḥa. Libération có bài ''Các bệnh viện đang chuẩn bị cho t́nh trạng tồi tệ nhất''. T́nh h́nh đặc biệt căng thẳng tại các khoa hồi sức cấp cứu. Về chủ đề này, Le Figaro có bài ''Các bệnh viện Pháp tăng cường tổ chức để củng cố các khoa hồi sức cấp cứu''.

    Khoa hồi sức cấp cứu chính là lực lượng chủ chốt trong cuộc chiến chống Covid-19 (đảm nhiệm tuyến cuối). Theo Cục phụ trách điều trị (DGOS), nước Pháp có tổng cộng 5.065 giường hồi sức cấp cứu, và 7.364 giường thuộc đơn vị điều trị tăng cường (so với nước Ư, có tổng cộng 5.090 giường, và hiện đă phải đối mặt với t́nh trạng không có đủ phương tiện điều trị cho các bệnh nhân cần cấp cứu khẩn).

    Theo thông tin tối thứ Tư 11/03 của bộ Y Tế, Pháp có 105 bệnh nhân đang phải điều trị tích cực, nhưng số lượng người cần điều trị tích cực chắc chắn sẽ tăng mạnh trong những ngày tới. Trong hiện tại, nước Pháp đang trong một ''khoảng khắc im ắng trước cơn băo lớn''. Theo Le Monde (trong bài ''Chúng ta đă ở vào giai đoạn 3". Giai đoạn 3 là giai đoạn chống dịch ở mức cao nhất), phủ tổng thống cho biết sẽ cố gắng tăng cường thêm 40% số giường cấp cứu, để đối phó với đỉnh dịch.

    Kinh tế: Tập trung bảo vệ người đi làm và doanh nghiệp

    Trên lĩnh vực kinh tế, đối phó với dịch Covid-19 đang chuyển sang một giai đoạn mới, tổng thống Pháp ban hành một loạt biện pháp kinh tế mạnh, để trấn an giới doanh nhân, giới làm công, cũng như các thị trường. Le Figaro chú ư đến việc, trong phát biểu hôm qua, tổng thống đă khẳng định chính quyền sẽ có các biện pháp rất rộng răi, không tính toán để mang đến sự hỗ trợ cho tất cả những bên bị thiệt hại trong dịch bệnh chưa từng có kể từ một thế kỷ nay.

    Nhà nước sẽ bồi hoàn cho tất cả những ai bị buộc phải ở nhà không đi làm, dù với giá nào. Các doanh nghiệp sẽ được hoăn nộp thuế, của tháng 3, không cần bất cứ điều kiện nào. Bảo vệ các doanh nghiệp, bảo vệ người lao động, dù là doanh nghiệp nhỏ, vừa hay lớn là hứa hẹn của tổng thống. Việc tuân thủ chi tiêu theo quy định về tài chính công hay về nợ sẽ tạm được gạt sang một bên. Cùng với chương tŕnh hỗ trợ trực tiếp người làm công ăn lương bị thiệt hại do Covid-19, tổng thống Macron cũng hứa hẹn, cùng với các đối tác châu Âu xây dựng một kế hoạch chấn hưng kinh tế sau dịch.

    ''Con virus ích kỷ''

    Đối diện với dịch Covid-19 hiện nay, điều cần chú ư là phải tránh rơi vào ngơ cụt, không lối thoát, với quan điểm mỗi người v́ ḿnh. Nhật báo kinh tế Les Echos có bài '' Con virus ích kỷ”, nhận định là cho đến nay, thiệt hại cho virus corona mới gây ra với tiến tŕnh toàn cầu hóa c̣n tồi tệ hơn những ǵ mà các thế lực dân tộc chủ nghĩa đă cố sức mà không làm được trong hàng thập niên qua. Trong những ngày qua, những tuần qua, tại nhiều nơi, với danh nghĩa là để bảo vệ người dân, chính quyền đă liên tục có các biện pháp đơn phương thô bạo, như đóng cửa biên giới. Các biện pháp cực đoan, mà kết quả không được chứng minh về mặt khoa học. Quyết định mới đây nhất cách nay hai hôm của tổng thống Mỹ đơn phương đ́nh chỉ giao thông hàng không với châu Âu là một ví dụ.

    Covid-19: Thử thách cho hai mô h́nh độc tài và dân chủ

    Le Monde có bài phân tích đáng chú ư về ''Dịch bệnh Covid và các chế độ chính trị''. Nhà phân tích của Le Monde đặt rơ vấn đề: cuộc chiến chống lại dịch Covid-19 là một cuộc cạnh tranh về tính hiệu quả. ''Ai hiệu quả hơn ai, chế độ độc tài hay nền dân chủ tự do?''. Đối với nước Pháp, những biện pháp mới của tổng thống vừa đưa ra liệu có đủ hay không ? Hiện tại khó có thể đưa ra nhận định. Tuy nhiên, đối với cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có này, hơn bao giờ hết, nước Pháp cùng các đối tác châu Âu phải tăng cường đoàn kết, một lư tưởng mà chính châu Âu đă chủ trương. Đây chính là điều đă làm nên sức mạnh của Liên Âu. Hai thử thách trước hết của Liên Âu, theo Le Monde, là không được bỏ rơi nước Ư, quốc gia thiệt hại nặng nề nhất trong dịch này, trong cơn hoạn nạn, và thứ hai là không được để nền kinh tế rơi vào t́nh trạng ngưng trệ, trước hết là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona : Số ca nhiễm mới tăng vọt, Paris nhờ Seoul chia sẻ kinh nghiệm



    Ảnh minh họa : Coronavirus :Tháp Eiffel sẽ đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.

    Virus corona tiếp tục hoành hành tại Pháp. Chỉ trong ṿng 24 giờ, Pháp đă có thêm 800 người bị nhiễm mới và 18 ca tử vong, theo như số liệu bộ Y Tế công bố ngày 13/3/2020. Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron gọi điện nhờ đồng nhiệm Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm, và đề nghị lănh đạo các nước thuộc khối G7 cùng với khối G20 họp hội nghị vidéo để cùng nhau đối phó với dịch bệnh.



    Như vậy, tính đến ngày thứ Sáu 13/3/2020, tổng cộng tại nước Pháp đă có hơn 3.661 ca nhiễm virus corona, trong đó có 79 ca tử vong, và 154 người trong t́nh trạng nguy kịch. Bộ trưởng Y Tế Pháp, Olivier Véran cảnh báo « đà lây nhiễm đang tăng tốc, giờ khó có thể kềm hăm ».

    Trong bối cảnh dịch bệnh lan nhanh, các bệnh viện có nguy cơ quá tải, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă gọi điện cho đồng nhiệm Hàn Quốc, bày tỏ mong muốn Seoul chia sẻ kinh nghiệm để chống chọi với dịch bệnh. Lời đề nghị này đă được tổng thống Moon Jae-In nhiệt t́nh đáp trả, cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc và các dữ liệu y khoa có được về những phát đồ điều trị cho các bệnh nhân.

    AFP dẫn nguồn tin từ điện Elysée khẳng định nguyên thủ Pháp đề nghị một cuộc họp qua vidéo với các lănh đạo khối G7 và G20 nhằm t́m cách đối phó với dịch bệnh. Tổng thống Pháp và nguyên thủ Mỹ đă đồng ư về cuộc gặp này trong một cuộc trao đổi qua điện thoại. Nước Pháp c̣n đề nghị Ủy Ban Châu Âu nhắm đến khả năng tăng cường kiểm soát, thậm chí hạn chế việc nhập cảnh vào không gian Schengen. Biện pháp sẽ được các bên xem xét và thảo luận trong hai ngày cuối tuần này.

    C̣n tại Pháp, nhịp sống như đang chựng lại. Mọi lĩnh vực như việc làm, giáo dục, văn hóa, chuyên chở công cộng, thể thao đều bị chậm lại trước t́nh h́nh dịch virus corona đang lan rộng. Thủ tướng Edouard Philippe thông báo kể từ ngày thứ Bảy 14/3, mọi cuộc tụ tập trên 100 người đều bị cấm. Chính phủ kêu gọi toàn dân nên « thay đổi một cách nghiêm túc các hành vi nhằm bảo vệ bản thân và cho tất cả mọi người » trong cơn đại dịch.

    Tuân thủ theo chỉ thị này, các điểm tham quan nổi tiếng như bảo tàng Louvre, tháp Eiffel, cung điện Versailles, và khu vui chơi giải trí Disneyland thông báo đóng cửa cho đến khi có lệnh mới.

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Chống Covid-19: Câu hỏi đặt ra đối với chiến lược của Pháp


    Tổng thống Emmanuel Macron phát biểu về Covid-19, ngày 12/03/2020, từ điện Elysée.

    Đóng cửa trường học từ nhà trẻ cho đến bậc đại học ; Đóng cửa các cửa hàng kinh doanh không cần thiết ; Yêu cầu hạn chế đi lại, tránh các cuộc tiếp xúc xă hội ; Cấm các cuộc tập hợp trên 100 người… nhưng bầu cử cấp địa phương ṿng một, ngày 15/3/2020, vẫn diễn ra.


    Nhiều câu hỏi đặt ra: V́ sao chính phủ tổng thống Macron lại có những chỉ thị đầy « mâu thuẫn » ? Phải chăng nước Pháp vẫn chưa có một chiến lược chống dịch hiệu quả ?

    Trong hai ngày 12 và 13/3/2020, chính phủ Pháp liên tục đưa ra các biện pháp triệt để nhằm ngăn chận đà lây nhiễm virus Covid-19. Với những quy định trên, nước Pháp chuyển sang giai đoạn 3, mức cao nhất với các biện pháp triệt để nhất trong kế hoạch chống dịch, với hệ quả là cuộc sống thường nhật của người dân sẽ có những tác động nặng nề trong những ngày sắp tới.

    Thế nhưng, việc tổng thống Pháp vẫn duy tŕ tổ chức bầu cử cấp địa phương ṿng một ngày 15/3 đă làm dấy lên nhiều chỉ trích. Nguyên thủ Pháp giải thích là đă có tham khảo ư kiến các chuyên gia khoa học, cũng như là lănh đạo các chính đảng.

    Vậy những chuyên gia đó đă đề nghị những ǵ, cho đến giờ không ai được biết. Le Monde ngày 14/3/2020 đặt ra nhiều câu hỏi: Dựa trên những dữ liệu khoa học, y khoa, dịch tễ nào mà chiến lược chống dịch hiện nay đă được thực hiện tại Pháp, cũng như là tại châu Âu? Tại sao giới chức y tế ở Pháp và châu Âu lại quyết định không nghe theo các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng như là không đi theo mô h́nh của Trung Quốc ?

    Hai chiến lược

    Giải pháp của Trung Quốc tuy có phần thô bạo nhưng cho hiệu quả nhanh chóng. Bắc Kinh đề ra một loạt các biện pháp triệt để rất rơ ràng và cho áp dụng trên diện rộng: Tiến hành xét nghiệm phát hiện nhanh các ca bị nhiễm nhằm phân tách với những trường hợp có triệu chứng, nhưng chưa được xét nghiệm, rồi cho cách ly hoàn toàn tránh mọi tiếp xúc.

    Những biện pháp nghiêm ngặt này của Trung Quốc, đôi khi đă bị phương Tây chỉ trích mạnh mẽ là « thô bạo », nhưng đă cho phép dập tắt được ổ dịch ở Hồ Bắc. Việc nghiêm cấm toàn diện mọi di chuyển từ Hồ Bắc sang những vùng khác cho phép Bắc Kinh kiểm soát hiệu quả các « ổ dịch thứ phát ».

    Tại Pháp, sau một thời gian thực hiện chiến thuật này của Trung Quốc như tại điểm chơi trượt tuyết Contamines-Montjoies (Haute-Savoie) cho những kết quả đáng chú ư, chính quyền Paris đột ngột đổi hướng chỉ tập trung vào những ca nào có những biểu hiện nghiêm trọng. Giới y khoa tại Pháp đặt cược vào cái gọi là « miễn dịch cộng đồng ». Nghĩa là, trông chờ một bộ phận dân chúng đă nhiễm virus, rất có thể sẽ được miễn dịch và như vậy hy vọng có thể dập tắt được đại dịch.

    Minh bạch: Công cụ chống dịch hiệu quả ?

    Tại sao và trong những điều kiện nào, chính phủ Pháp lại quyết định từ chối chiến lược được thực hiện tại Trung Quốc ? Những quyết định này luôn được tổng thống, thủ tướng khẳng định là đă tham khảo ư kiến các chuyên gia. Chỉ có điều những ư kiến đó lại bị bảo mật và không được mở rộng tham khảo trong giới chuyên ngành.

    Giải pháp của Trung Quốc có phù hợp với một nền dân chủ phương Tây hay không ? Đây có lẽ chính là điều khiến Pháp và nhiều nước phương Tây phải do dự. Sự lúng túng trong chiến lược này của Pháp thể hiện rơ qua việc ngày 14/3/2020, nguyên thủ Pháp đă có trao đổi điện đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc Moon Jae-In nhờ chia sẻ kinh nghiệm.

    Cuộc chiến chống virus c̣n là một cuộc chiến công luận. Người dân Pháp chỉ tin tưởng vào chính phủ Pháp khi mọi thông tin phải được minh bạch mà bài học từ Trung Quốc là ví dụ điển h́nh. Trong bối cảnh nhiều lời đồn đoán rộ lên rằng Paris có thể điều quân đội để giám sát mọi di chuyển của người dân, chính phủ tổng thống Macron cam kết sẽ công bố các ư kiến của Hội đồng Khoa học.

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona : Tổng thống Pháp tuyên chiến với « kẻ thù vô h́nh »


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên chiến với virus corona.

    Trong những ngày này, dịch bệnh Covid-19 vẫn là tâm điểm của báo chí Pháp, nhất là về t́nh h́nh trong nước. Trên trang nhất, cả báo Les Echos và Le Figaro đều đăng h́nh tổng thống Macron và chạy tít chính giống nhau : Nous sommes en guerre - Chúng ta đang trong chiến tranh. Đây là câu nói được tổng thống Pháp nhắc lại 6 lần trong bài phát biểu dài hơn 20 phút trên truyền h́nh tối hôm qua 16/03.


    Nước Pháp đă tuyên chiến với virus corona. Libération trích một câu nói khác của tổng thống Macron làm tựa trang nhất: « Kẻ thủ đang ở đây, một cách vô h́nh ».

    C̣n báo Công giáo La Croix đăng tựa ngắn gọn « Thời phong tỏa », trên nền ảnh một người đàn ông đeo khẩu trang, đang kéo vali một ḿnh trên đường phố vắng vẻ không bóng người. Trong khi đó, báo Le Monde, ra từ chiều hôm qua, báo động« T́nh trạng y tế xuống cấp nhanh chóng ».

    Trở lại với Le Figaro, tờ báo thiên hữu gọi các biện pháp mà tổng thống Macron đưa ra tối hôm qua trong bài phát biểu trên truyền h́nh là « những biện pháp mang tính lịch sử ». Các quy định mới hạn chế người dân ra khỏi nhà có hiệu lực từ 12h trưa hôm nay 17/03, nhưng ngay sau bài phát biểu của tổng thống, bộ trưởng Nội Vụ Castaner đă huy động 100.000 cảnh sát và hiến binh trên phạm vi toàn quốc để bảo đảm dân chúng thực thi nghiêm túc lệnh phong tỏa.

    Le Figaro dành cả trang nhất, bài xă luận và 18 trang để nói về virus corona. Ṿng 2 bầu cử địa phương dự kiến diễn ra vào ngày 22/03 bị hoăn lại. Các cuộc cải cách bảo hiểm thất nghiệp và cải tổ hưu trí cũng sẽ tạm ngưng. Các bệnh viện, nhất là ở vùng Paris, chuẩn bị đối phó khi « cơn sóng thần » Covid-19 ập đến. Châu Âu đóng cửa biên giới để hạn chế đà lây lan của virus.

    Trải nghiệm chưa từng có

    « Chưa từng có » là tựa bài xă luận của báo công giáo La Croix. Giờ đă đến lúc tập trung vào một mục tiêu duy nhất : đánh bại dịch bệnh do virus corona nhanh nhất có thể. Mọi chuyện khác phải được gạt sang một bên. Bắt đầu từ hai cuộc cải cách, vốn trong những tháng gần đây đă bị phản đối kịch liệt nhất: bảo hiểm thất nghiệp và chế độ hưu bổng. Việc đ́nh chỉ hai cuộc cải tổ này được chính nguyên thủ Pháp Macron công bố trong tối hôm qua. La Croix nhận định với thông báo nói trên, tổng thống Emmanuel Macron cho thấy ông mong muốn đoàn kết các lực lượng trong cả nước trong giai đoạn chưa từng có này.

    Đúng là nước Pháp đang có một trải nghiệm chưa từng có. Tất cả các hoạt động không thực sự cần thiết đều phải tạm ngưng. Công dân được yêu cầu ở yên trong nhà. Kỳ bầu cử địa phương bị đ́nh chỉ khi đang ở giữa hai ṿng. Quân đội được huy động để tăng cường cho hệ thống bệnh viện. Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa biên giới. Một quỹ với ngân sách lớn được thành lâp để hỗ trợ các doanh nghiệp hạn chế rủi ro phá sản. Chưa bao giờ nước Pháp có sự triển khai « kho vũ khí » quy mô lớn đến như vậy trong giai đoạn không có xung đột vũ trang.
    Trên thực tế, đây đúng là một trận chiến. Tổng thống Emmanuel Macron thậm chí đă sử dụng từ« chiến tranh » nhiều lần để mọi người phải lưu tâm hơn và nhận thức được là t́nh h́nh đang rất cấp bách. Nước Pháp đang bước vào « một cuộc đua tốc độ » với virus corona để hạn chế số nạn nhân và cho phép cuộc sống trở lại b́nh thường sớm nhất có thể.

    V́ thế, La Croix kêu gọi tất cả mọi người phải nỗ lực. Ở yên trong nhà là thể hiện ư thức công dân và t́nh đoàn kết với những người bắt buộc phải ra ngoài để tham gia cuộc chiến đấu nhằm duy tŕ các hoạt động sống c̣n của xă hội.

    Cuộc chạy đua với thời gian

    Trong bài xă luận có tiêu đề « Cuộc chạy đua với thời gian », Le Figaro chỉ trích tổng thống Macron trong việc chậm trễ đưa ra các biện pháp mạnh tay. Theo Le Figaro, chính v́ thiếu các phản ứng mạnh nên bây giờ nước Pháp mới phải « chạy đua với thời gian ». Le Figaro lấy làm tiếc là kinh nghiệm của Trung Quốc và Ư lẽ ra đă phải chỉ ra cho nước Pháp con đường nên đi.

    Tờ báo nhấn mạnh sức mạnh của một nền dân chủ là bảo đảm quyền tự do bầu cử, nhưng phải biết thích nghi với t́nh h́nh, đảm bảo tự do ngôn luận nhưng cũng phải bảo vệ người dân. V́ thế, Le Figaro lấy làm tiếc là chính quyền Pháp đă tŕ hoăn rất lâu trước khi ra quyết định như tối hôm qua. Phải mất quá nhiều thời gian tổng thống Macron mới nhận ra rằng chúng ta không c̣n có thể sống như trước. Giải pháp duy nhất để tránh thảm họa y tế là ngồi yên trong nhà. Mọi người phải học cách sống khác đi. Le Figaro trấn an độc giả là trong thời đại siêu kết nối internet, đây không phải là ngày tận thế.

    May mắn là cuối cùng Emmanuel Macron đă nhận ra không ai có thể dự đoán được khi nào dịch bệnh chấm dứt. Ư thức kỷ luật sẽ phải như cuốn hộ chiếu thiết yếu cho cả cá nhân và tập thể để có thể đi qua cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có này. Đây là điều chắc chắn duy nhất.

    Pháp: Cuộc chiến dài hơi chống virus corona

    Bài xă luận của Le Monde ra từ chiều hôm qua, trước khi tổng thống phát biểu trên truyền h́nh, cũng nói đến « một cuộc chiến dài hơi ». Tại Pháp, do chậm nhận thức về mức độ nghiêm trọng của dịch Covid-19 nên việc phát huy tinh thần trách nhiệm của người dân trong cuộc chiến chống virus corona cũng bị chậm trễ.

    Mở đầu bài xă luận, Le Monde nhấn mạnh trong những ngày đầy lo lắng như thế này, không nên thêm bồi nỗi tức giận vào nỗi sợ hăi, cũng không nên gây chia rẽ trong bối cảnh mọi người cần cách ly. Không c̣n thời gian để gây thêm tranh căi về những tính toán nhỏ nhặt và sự khinh suất khi chính quyền vẫn cho tiến hành tổ chức cuộc bầu cử địa phương vô nghĩa. Le Monde lấy làm tiếc là cuộc bầu cử hôm 15/03 đă làm lăng phí một ngày quư giá trong cuộc chiến chống Covid-19, đồng thời nó phát một thông điệp đi ngược với t́nh trạng nguy cấp theo đó « đừng chần chừ ǵ nữa, mọi người phải tránh lại gần nhau và ở yên trong nhà ».

    Nhiều người Ư đă phạm sai lầm nghiêm trọng khi không nghiêm túc lúc khủng hoảng dịch bệnh mới nổ ra, nay họ đă hiểu điều đó và tỏ ra rất mẫu mực, tôn trọng kỷ luật. Le Monde lo ngại là hiện nay dân Pháp chưa làm được điều tương tự như người láng giềng Ư. Bất chấp các dự đoán đáng báo động, các biện pháp ngày càng cứng rắn, các con số người nhiễm bệnh và chết ngày càng đáng lo ngại, nhưng đối với nhiều người Pháp, mối rủi ro vẫn chỉ liên quan đến những người khác - người già hoặc người ốm yếu, mối nguy dường như vẫn c̣n ở đâu đó rất xa trong tương lai.

    Trong tiến tŕnh vô h́nh, Covid-19 đă liên minh với hai trong số những tệ nạn lớn của thời đại : tính ích kỷ và những suy nghĩ ngắn hạn. Tính ích kỷ phá hủy khả năng đáp ứng lợi ích của cộng đồng. Tự cách ly, cũng như tiêm pḥng, trên thực tế là để bảo vệ những người xung quanh nhiều hơn bảo vệ bản thân chúng ta. Sự ích kỷ này, trong điều kiện các chính sách công ngày càng hạn chế, cuối cùng lại làm suy yếu hai trong số các loại chuyên gia mà chúng ta đang rất cần họ cống hiến cả thể chất và năo bộ cho cuộc chiến chống đại dịch : giới y bác sĩ và nghiên cứu khoa học.

    Những quan điểm ngắn hạn tạm thời đang cản trở nhận thức về mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, giống như nhận thức về sự nóng dần lên của Trái đất từ một vài năm nay. Bất chấp các cảnh báo, dữ liệu và hiện tượng ngày càng nhiều, thái độ phủ nhận và hoài nghi vẫn làm tŕ hoăn những thay đổi cần thiết để giải quyết một mối nguy hiểm cho đến nay vẫn bị coi là rất trừu tượng.

    Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, khi đối mặt với Covid-19, trong lúc số nạn nhân tăng mỗi ngày, « sự mù quáng tự nguyện này » sẽ chấm dứt rất nhanh. Khi đó, dịch bệnh có thể buộc nhiều nền dân chủ phải đối mặt với những câu hỏi khiến chúng ta chóng mặt. Chúng ta nên chấp thuận để các quyền tự do cơ bản bị hạn chế đến mức nào? Cần làm tê liệt nền kinh tế đến mức nào để chặn đứng dịch bệnh?

    Thử thách này, lần đầu tiên diễn trên quy mô toàn cầu, có thể thay đổi vĩnh viễn tiến tŕnh phát triển của xă hội . Có thể các xă hội sẽ vượt qua và được cải thiện, nếu hội tụ hai điều kiện thiết yếu là sự tự tin và lư trí. Để người dân chấp nhận hy sinh quyền lợi, có thể là trong nhiều tháng, chính quyền, nhất là ở chế độ dân chủ, buộc phải công khai chiến lược, những rủi ro và cả những diễn tiến sau này. Và để làm sáng tỏ những điều trên, chính quyền phải chia sẻ các dữ liệu khoa học và ư kiến của các nhà khoa học tư vấn cho chính quyền trong các quyết sách.

    Nhưng theo Le Monde, hiện tại, Pháp chưa đáp ứng được những điều kiện này. Bộ máy hành pháp đă chậm trễ trong việc chia sẻ các quy tắc về cách thức tham vấn hội đồng khoa học của ḿnh, vốn công tác nghiên cứu cũng chưa được công bố. Chiến lược đối phó với Covid-19 cũng chưa được đặt ra rơ ràng và rất ít được tranh luận. Sự thiếu minh bạch trong việc đưa ra các quyết định sẽ chỉ gây hại cho cuộc chiến dài hơi, một cuôc chiến giờ mới chỉ bắt đầu, và làm chậm trễ việc phát huy tinh thần trách nhiệm cần thiết của các cá nhân. Với Le Monde, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân chính là mắt xích để ngăn cản virus corona lây lan.

    Chiến lược rủi ro của Anh Quốc chống virus corona

    Nh́n sang nước láng giềng Anh, Le Monde chỉ trích « chiến lược đầy rủi ro của Anh Quốc chống virus corona ». Trong khi t́nh h́nh ở các nước châu Âu như Ư, Tây Ban Nha, Pháp … đang rất « nóng » với cuộc chiến chống dịch bệnh, th́ tại Anh Quốc, cho đến hôm Chủ Nhật 15/03 chính phủ mới chỉ đưa ra hai lời khuyên : rửa tay và tự cách ly 7 ngày nếu có triệu chứng nhiễm virus.

    Theo các nhà cố vấn của thủ tướng Anh Boris Johnson, cần 60% dân số nhiễm bệnh (40 triệu người) để có thể có được khả năng miễn dịch cộng đồng, tránh dịch bệnh tái phát vào mùa đông tới. Ông Patrick Vallance, cố vấn trưởng khoa học của chính phủ, nhấn mạnh hôm thứ Sáu 13/03 là không thể tránh việc tất cả mọi người bị nhiễm virus. Và đây cũng không phải điều nên mong muốn, bởi v́ cộng đồng cần đạt đến một khả năng miễn dịch nào đó.

    Các nhà truyền nhiễm học, bác sĩ, chính trị gia, các nhà phê b́nh đều chỉ trích thủ tướng Boris Johnson, nhất là khi lănh đạo Anh cảnh báo người dân nên chuẩn bị tinh thần « mất đi nhiều người họ yêu thương hơn nữa ». Nếu tính theo tỉ lệ 1% số người nhiễm virus corona sẽ chết th́ sẽ có khoảng 400.000 người Anh mất mạng v́ Covid-19.

    Dân biểu đảng bảo thủ Jeremy Hunt, bộ trưởng Y Tế thời thủ tướng Theresa May, là một trong những người đầu tiên gióng hồi chuông báo động hôm thứ Năm 12/03. Đánh giá chính sách của thủ tướng Johnson là « đáng lo ngại », ông Hunt c̣n ngạc nhiên v́ chính phủ Anh vẫn chưa cấm tụ tập đông người. Trong khi đó, Richard Horton, trưởng ban biên tập tạp chí khoa học nổi tiếng về y khoa, The Lancet, cho rằng chính phủ đang phạm sai lầm khi chơi tṛ may rủi với người dân.

    Tối hôm thứ Bảy, trong khi đơn khiến nghị của 250 nhà khoa học được lan truyền trên mạng đ̣i hỏi Boris Johnson ban hành ngay các biện pháp cứng rắn hạn chế sự tiếp xúc của người dân, phủ thủ tướng Anh hé lộ thông tin là sẵn sàng cho áp dụng các biện pháp mạnh hơn, nhất là tất cả những người trên 70 tuổi phải cách ly tại nhà ít nhất 4 tháng. Sáng Chủ Nhật, bộ trưởng Y Tế trấn an người dân là sẽ hành động đùng thời điểm, trong những tuần tới, vào lúc cần thiết và quyết định của chính phủ sẽ dựa trên khoa học.

    Một nhà nghiên cứu của đại học Harvard chỉ trích chiến lược của chính phủ là « vô trách nhiệm ».Nhà khoa học này kêu gọi dân chúng không nên lo lắng nhưng phải tự chuẩn bị, nếu chính phủ không giúp đỡ họ th́ họ phải tự hành động. Dường như dân Anh cũng đă tính đến phương án này : hôm thứ Bảy, tại các siêu thị ở Luân Đôn, các kệ hàng mỳ, xà pḥng rửa tay và giấy vệ sinh đều trống không và nếu dùng dịch vụ giao hàng đến tận nhà, khách hàng phải chờ ít nhất 8 ngày nữa mới nhận được hàng.

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona: Pháp kéo dài lệnh phong tỏa thêm hai tuần

    Đăng ngày: 28/03/2020 - 11:22

    Lều được dựng lên ở lối vào Khoa Cấp Cứu, bệnh viện Tenon ở Paris (Pháp), sẵn sàng đón nhận bệnh nhân Covid-19. Ảnh chụp ngày 27/03/2020. REUTERS - BENOIT TESSIER

    Đúng như mọi người chờ đợi, hôm qua, 27/03/2020, thủ tướng Edouard Philippe đă thông báo quyết định kéo dài lệnh phong tỏa ở Pháp thêm hai tuần, tức là đến ngày 15/04, để cố kềm chế đà lây lan của dịch Covid-19 do virus corona chủng mới gây ra.



    Từ điện Elysée, thủ tướng Philippe tuyên bố : « Chúng ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của làn sóng dịch bệnh. Làn sóng này đă nhấn ch́m vùng Grand Est từ nhiều ngày qua, và đang đổ đến vùng Ile-de-France ( vùng Paris ) và vùng Haut-de-France ( miền bắc nước Pháp) ». Cho nên chính phủ buộc phải kéo dài lệnh phong tỏa thêm hai tuần, kể từ thứ 3 tuần tới. Thủ tướng Pháp không loại trừ khả năng lệnh phong tỏa này sẽ được triển hạn lần nữa nếu t́nh h́nh dịch bệnh bắt buộc như thế.

    Dịch Covid-19 tiếp tục tăng nhanh

    Theo các số liệu chính thức được công bố tối hôm qua, 27/03/2020, chỉ tính riêng trong các bệnh viện, số ca tử vong tại Pháp đă lên đến 1.995, tức là tăng gần 300 người trong ṿng 24 tiếng đồng hồ. Con số thống kê nói trên chưa tính đến các ca tử vong tại nhà và trong các viện dưỡng lăo, nơi mà người ta vẫn chưa biết đích xác có bao nhiêu người chết. Một ca tử vong đă đặc biệt gây sốc, đó là một thiếu nữ 16 tuổi ở vùng ngoại ô Paris, được thông báo hôm thứ năm vừa qua.

    Tổng số người bị lây nhiễm tại Pháp tính đến tối qua đă lên tới 32.964 người, nhưng con số trên thực tế chắc chắn cao hơn nhiều v́ hiện nay chỉ có bệnh nhân có nguy cơ cao mới được xét nghiệm. Số bệnh nhân nặng phải nằm trong pḥng hồi sức vẫn tăng mạnh, thêm 412 người, nâng tổng số ca bệnh nặng lên 3.787.

    Đẩy nhanh việc di tản bệnh nhân

    Nước Pháp tiếp tục giải tỏa áp lực lên các bệnh viện đă quá tải tại những vùng bị dịch nặng nhất Trong cuối tuần này, việc di tản bệnh nhân Covid-19 từ vùng Grand Est, miền đông nước Pháp, đến vùng Nouvelle-Aquitaine, miền tây nam, được đẩy nhanh, với khoảng 40 bệnh nhân sẽ được chuyển bệnh viện.

    Ngay cả tại vùng Paris, t́nh h́nh ngày càng nghiêm trọng: Trong số 1.500 giường bệnh có trang bị để chăm sóc các bệnh nhân nặng, hiện đă có 1.300 giường có người bệnh. Ở một số nơi như Seine-Saint-Denis, các bệnh viện đă quá tải. Trong cuối tuần này, khoảng 15 bệnh nhân nặng ở vùng Paris sẽ được chuyển đến các bệnh viện ở vùng Centre-Val de Loire, miền trung nước Pháp.

    Cầu không vận Pháp-Trung

    Pháp và Trung Quốc đang chuẩn bị khởi động cầu không vận giữa hai nước để vận chuyển tổng cộng 600 triệu khẩu trang bảo hộ y tế cũng như các máy trợ thở.

    Theo tờ Le Monde, một chiếc máy bay vận tải ngày mai sẽ cất cánh từ Trung Quốc chở theo 10 triệu khẩu trang về Pháp. Cầu hàng không này sẽ kéo dài khoảng 14 tuần, tùy theo tốc độ sản xuất tại Trung Quốc.

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona: Thủ tướng Pháp dự tính dỡ bỏ từng phần lệnh phong tỏa


    Tại khu Le Quai Voltaire, ở trung tâm Paris. Ảnh chụp trong kỳ phong toả pḥng chống dịch Covid-19, ngày 1/4/2020. REUTERS/Christian Hartmann

    Nước Pháp cho đến hôm nay 02/04/2020 đă vượt qua ngưỡng 4.000 người chết v́ Covid-19. Trong ṿng 24 giờ hôm qua, virus corona đă lấy đi mạng sống của hơn 500 người. Số ca bị lây nhiễm vẫn rất cao. Tổng số người nhập viện điều trị đă lên đến hơn 24.600 ca, trong đó có 6.000 ca bệnh nặng đang được nằm pḥng hồi sức.



    Tối hôm qua, thủ tướng Edouard Philippe và bộ trưởng Y Tế đă có phiên điều trần trước một ủy ban của Hạ Viện về các tác động của dịch bệnh Covid-19, cũng như về công tác quản lư cuộc khủng hoảng y tế lần này. Mặc dù dịch bệnh vẫn đang hoành hành, nhưng công chúng rất quan tâm đến thời điểm chấm dứt biện pháp phong tỏa. Thủ tướng cho biết có thể lệnh phong tỏa sẽ được gỡ bỏ dần dần từng phần, chứ không phải đại trà cùng lúc và với tất cả mọi người.

    Để giảm tải cho các bệnh viện ở Paris và vùng phụ cận, nơi dịch bệnh nặng nề nhất nước Pháp, hai chuyến tàu cao tốc TGV được trang bị thiết bị y tế đă được huy động để chở 36 bệnh nhân Covid nặng đang điều trị hồi sức từ Paris đến vùng Bretagne, cực tây đất nước.

    Là một trong những ổ dịch lớn nhất châu Âu, Pháp cũng nhận được sự trợ giúp y tế của các nước láng giềng. Đức, Thụy Sĩ và Luxembourg đă tiếp nhận nhiều bệnh nhân từ miền đông Pháp, vốn đang bị virus corona càn quét nặng nề. Nước Áo cũng chuẩn bị tiếp nhận 3 bệnh nhân nặng đang được điều trị hồi sức ở vùng này. Áo như vậy sẽ là quốc gia đầu tiên không chung biên giới với Pháp, nhưng chung tay chữa trị cho bệnh nhân Covid của Pháp.

    Trong khi đó, tại hai vùng lănh thổ hải ngoại của Pháp là đảo Guadeloupe và Martinique, chính quyền ban hành lệnh giới nghiêm từ 20h tối đến 5h sáng, kể từ tối hôm qua 01/04, để đảm bảo lệnh phong tỏa pḥng chống dịch bệnh được thực thi nghiêm túc. Đảo Guyane đă áp dụng lệnh giới nghiêm từ hôm 25/03. Các vùng lănh thổ hải ngoại Mayotte và Polynésie cũng ban hành biện pháp tương tự những những ngày qua.

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Chống Covid-19: TT Pháp kêu gọi khôi phục độc lập của kinh tế quốc gia


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (t) nhân chuyến thăm một nhà máy làm khẩu trang tại Saint-Barthelemy-d'Anjou gần Angers (Pháp) ngày 31/03/2020. Loic VENANCE / POOL / AFP

    Tác động mọi mặt của tình trạng phong tỏa vì dịch Covid-19 tiếp tục là chủ đề chính trên báo Pháp ngày 02/04/2020, với các khía cạnh như xã hội trên Le Monde, lương thực trên Libération, y tế trên Le Figaro, giáo dục trên La Croix, và lẽ dĩ nhiên là tài chánh trên Les Echos. Các diễn biến tại Pháp cũng rất được chú ý, đặc biệt là lời kêu gọi của tổng thống Macron muốn “khôi phục” sự độc lập của kinh tế Pháp.

    Theo ghi nhận của Le Monde, tình hình thiếu trang bị y tế để chống dịch đã nêu bật tình trạng phụ thuộc của Pháp vào những nguồn cung ứng từ nước ngoài. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhận thức rõ điều này khi ông chủ trương “khôi phục” sự độc lập kinh tế của Pháp. Tờ báo nhắc lại câu nói khi ông viếng thăm một xưởng chế tạo khẩu trang gần thành phố Angers, ngày 31/03: “Ưu tiên của chúng ta là sản xuất nhiều hơn ở Pháp và Châu Âu”.

    Nhưng tờ báo cũng nhận định một cách hóm hỉnh là lịch sử sẽ ghi lại rằng tổng thống Pháp muốn “khôi phục chủ quyền quốc gia và Châu Âu” khi phát biểu tại chi nhánh của một tập đoàn Canada: xưởng sản xuất khẩu trang FFP2 (tức KN95) mà ông viếng thăm thuộc công ty Kolmi-Hopen. Ông đă hoan nghênh nỗ lực của các nhà công nghiệp tại Pháp để tăng sản xuất khẩu trang.

    Ngoài khẩu trang, nguyên thủ quốc gia Pháp c̣n thông báo thành lập một tập đoàn chung quanh Air Liquide để gia tăng việc sản xuất máy trợ thở ở cơ xưởng tại Antony, ngoại ô Paris, với mục tiêu 10.000 chiếc từ đây đến trung tuần tháng 5.

    Sau khi nói rơ là các đơn đặt hàng về khẩu trang, gel khử trùng, máy trợ thở, các loại dược phẩm khác nằm trong khoản trợ cấp đặc biệt 4 tỷ euro của nhà nước, tổng thống Pháp nhấn mạnh: “Ưu tiên của chúng ta là sản xuất nhiều hơn ở Pháp và Châu Âu”.

    Le Monde cho là nạn thiếu khẩu trang hay máy trợ giúp hô hấp đă phơi bày những lỗ hổng của mô h́nh mà Pháp và Châu Âu từng đi theo, vốn đã khiến Pháp mất đi quyền tự chủ của ḿnh.

    Le Figaro: Làm chủ vận mệnh của chính mình

    Khôi phục chủ quyền kinh tế cũng là lời kêu gọi của báo Le Figaro trong bài xã luận “Làm chủ vận mệnh của chúng ta”.

    Dưới tựa đề này, tờ báo tự hỏi phải chăng sau khẩu trang, máy trợ thở, thiết bị xét nghiệm, nước Pháp bây giờ lại thiếu thuốc? Pháp trên nguyên tắc nắm trong tay một hệ thống y tế thuộc loại tốt nhất thế giới. Nhưng dịch Covid-19 đã làm lộ rõ tất cả những nhược điểm: Những ǵ mà Pháp cần lại nằm trong những bàn tay khác, thường khi là Trung Quốc.

    Kinh nghiệm tai ác này đặt ra những câu hỏi chính đáng về “thế giới sau đại dịch”, mà công việc cần làm trước tiên là xóa bỏ, không phải là tiến trình toàn cầu hóa, vốn là một thực tế mà không ai có thể bỏ qua, mà là những yếu tố thái quá của toàn cầu hóa. Thật ra việc chỉnh sửa lại đă bắt đầu với phong trào bảo vệ môi trường và cuộc thương chiến Mỹ Trung.

    Tại Pháp tổng thống Emmanuel Macron đă kêu gọi tôn cao chủ quyền để không c̣n tùy thuộc vào ai khác trong những lănh vực “cần yếu”. Đây là điều tối thiểu mà người ta có thể đ̣i hỏi sau kinh nghiệm thảm hại của Covid-19.

    Việc nắm lại vận mệnh này, theo le Figaro, phải được thực hiện trong tất cả các địa hạt liên quan đến quyền lợi quốc gia: y tế, quân sự, năng lượng, nước, và dĩ nhiên là thực phẩm, nhưng cũng có lãnh vực công nghệ nhạy cảm của tương lai như không gian, dữ liệu tin học.

    Và trong một thế giới mà hai đế chế Mỹ và Trung Quốc thống trị, cao vọng chủ quyền này phải phần lớn dựa vào Châu Âu.

    Le Figaro báo động: Các bộ phận hồi sức có nguy cơ thiếu thuốc

    Theo Le Figaro, dịch bệnh càng lan rộng khắp hành tinh, thì các mối đe dọa về sự thiếu hụt các sản phẩm thiết yếu nhất càng gia tăng. Trong các khoa hồi sức đang tràn ngập bệnh nhân, nhiều loại thuốc thiết yếu bắt đầu thiếu, từ thuốc gây tê curare, thuốc mê, cho đến thuốc kháng sinh, các kho dự trữ đều tuột xuống mức thấp.

    Các cơ quan y tế và giới công nghiêp dược phẩm đang t́m đủ mọi biện pháp để đối phó với tình trạng thiếu thuốc. Thậm chí các phân tử cũ, bị bỏ đi trước đây, hay thuốc dùng trong ngành thú y cũng có thể được sử dụng.

    Các loại thiết bị y tế hoặc bảo vệ như khẩu trang, kính che mắt… cũng thiếu. Tình trạng này đã thúc đẩy óc sáng tạo của các nhân viên y tế, tìm cách sáng chế là những phương tiện cần thiết, trong lúc ngoài xã hội, cả một phong trào đoàn kết tương trợ đang dâng lên để tạm thời bổ khuyết cho vấn đề thiếu thốn trang bị.

    Le Monde: Phong tỏa làm lộ rõ bất bình đẳng xã hội

    Theo Le Monde, các biện pháp chống dịch Covid-19 đã nêu bật tình trạng bất công trước công ăn việc làm cũng như về nhà ở trong xã hội Pháp.

    Đối với tờ báo, vào lúc hình thức làm việc từ xa phát triển, vẫn có 18,8 triệu người ngày ngày bị buộc phải đi đến chỗ làm.

    Thuộc các thành phần như công nhân vệ sinh, giới điều dưỡng trợ giúp người già yếu, bệnh tật, nhân viên bán hàng tại siêu thị, công nhân nhà máy làm pha lê, nhân viên đóng gói, giao hàng làm việc cho tập đoàn bán hàng qua mạng Amazon, họ đã kể lại những công việc thường nhật của mình, mô tả nỗi sợ hãi bị nhiễm bệnh, đôi khi niềm tự hào khi thấy rằng mình là mắt xích không thể thiếu trong xã hội, nhưng tất cả đều cho biết là họ không có quyền chọn lựa

    Theo Le Monde, tình trạng phong tỏa toàn quốc cũng bộc lộ tính chất chật chội của nhiều căn hộ, và những khác biệt về cơ hội thăng tiến nhờ giáo dục.

    Libération: Dây chuyền cung ứng thực phẩm phải thích nghi với lệnh phong tỏa

    Libération cũng quan tâm đến các vấn đề do chính sách phong tỏa đặt ra, nhưng lại tự hỏi “Làm sao duy trì (chuỗi cung ứng) lương thực” vào thời phong tỏa.

    Theo tờ báo, các khó khăn trong khẩu sản xuất lương thực do thiếu nhân công, vấn đề vận chuyển hàng hóa phức tạp, tình trạng mua hàng tích trữ của người tiêu dùng, tất cả những vấn đề này đã buộc toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm phải sáng tạo và thích nghi để có thể nuôi sống hàng chục triệu người Pháp trong đại dịch.

    Bản thân người bị phong tỏa, theo tờ báo, cũng đã thay đổi chế độ ăn uống của mình trong tình huống mới.

    Les Echos: Thị trường tài chánh bị nhiễm virus corona

    Trên Les Echos, hàng tựa lớn trang nhất ghi nhận: “Con virus đã lây bệnh cho các thị trường tài chính như thế nào”.

    Theo Les Echos, sau khi hồi phục trong 2 tuần qua, thị trường chứng khoán lại tụt dốc vào hôm qua. Tại Pháp hơn 450 tỷ euro trong trị giá của các đại doanh nghiệp CAC 40 đã bốc hơi trong quý I năm 2020 này.

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Nghi can khủng bố ở Pháp đâm chết 2 người, làm bị thương 5


    Cảnh sát Pháp tại hiện trường xảy ra tấn công ở Romans-sur-Isere. (H́nh: AP Photo)
    PARIS, Pháp (NV) – Một cuộc tấn công bằng dao diễn ra vào sáng ngày Thứ Bảy, 4 Tháng Tư, tại thành phố Romans-sur-Isere ở Pháp, nằm cách Lyon chừng 1 giờ lái xe về phía Nam, làm hai người chết và năm người bị thương, đang được giới hữu trách Pháp coi là hành động của khủng bố. Có hai trong số các nạn nhân này đang trong t́nh trạng trầm trọng.

    Cảnh sát Pháp nói với ABC News rằng nghi can 33 tuổi đâm bảy người trong cửa tiệm và trên đường phố Romans-sur-Isere trước khi bị bắt.

    Nguồn tin này nói rằng nghi can, gốc Sudan, bị bắt trong lúc “quỳ gối bên lề đường, cầu nguyện bằng tiếng Ả Rập.”


    Cảnh sát tuần tiễu khu phố có cuộc tấn công ở Romans-sur-Isere, vùng Nam nước Pháp. (H́nh: AP Photo)
    Bộ Trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner khi đến thị sát tận nơi xảy ra cuộc tấn công, nói với báochí rằng văn pḥng công tố quốc gia chống khủng bố đang trợ giúp trong cuộc điều tra và sẽ quyết định rằng đây có phải là hành vi khủng bố hay không.

    Cảnh sát thành phố Lyon lúc đầu mở cuộc điều tra, nhưng đến tối th́ nội vụ được chuyển sang cho Văn Pḥng Công Tố Chống Khủng Bố ở Paris.

    Trong bản thông cáo gửi tới báo chí, văn pḥng này nói rằng giới chức công lực, khi đến xét nhà nghi can, đă t́m thấy các giấy tờ viết tay, có nội dung về tôn giáo, than phiền là “phải sống trong một quốc gia gồm những kẻ không có ḷng tin.”

    Nghi can bị bắt giữ về tội giết người, âm mưu giết người, có liên hệ đến hành vi khủng bố và tổ chức phạm pháp. Một người quen biết với nghi can cũng bị bắt.

    Bộ Trưởng Nội Vụ Pháp ca ngợi sự nhanh chóng huy động hàng trăm cảnh sát viên, trong lúc cả nước Pháp trong t́nh trạng đóng cửa ở trong nhà v́ dịch bệnh COVID-19 khiến hơn 6,000 người ở Pháp bị thiệt mạng.

    Ông Castaner nói rằng “Lực lượng an ninh nhanh chóng can thiệp và vô hiệu hóa người này. Tất cả mối đe dọa đều đă được vô hiệu hóa.” (V.Giang)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •