Page 5 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 41 to 50 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #41
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona : Tổng thống Pháp thông báo kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 11/05


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, tối ngày 13/04/2020, thông báo trên truyền kéo dài phong tỏa chống dịch virus corona đến 11/05. Capture d'écran

    Tối hôm qua, 13/04/2020, tổng thống Emmanuel Macron đă thông báo lệnh phong tỏa được triển hạn cho đến ngày 11/05 nhằm tiếp tục kềm hăm đà lây lan của dịch Covid-19. Tại Pháp gần 15.000 người chết v́ virus corona.



    Trong bài phát biểu dài gần 30 phút được truyền h́nh trực tiếp, tổng thống Macron ghi nhận dịch bệnh đang bắt đầu chựng lại và « đang có hy vọng », nhưng ông cũng thừa nhận là nước Pháp « rơ ràng là đă không được chuẩn bị đầy đủ » để đối phó với đại dịch.

    Tổng thống Macron cho biết là sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, kể từ ngày 11/05, các nhà trẻ và các trường từ mẫu giáo đến trung học sẽ mở cửa dần dần, nhưng các trường đại học sẽ không thể được mở lại trước mùa hè. Trong khi đó, sau ngày 11/05, các quán bar, các nhà hàng, các rạp chiếu phim và các rạp tŕnh diễn sẽ vẫn đóng cửa, c̣n các liên hoan sẽ không thể được tổ chức ít nhất là cho đến giữa tháng 7. ( Cho nên ban tổ chức festival Avignon, liên hoan sân khấu kịch nổi tiếng nhất thế giới, dự trù diễn ra từ ngày 3 đến 23/07, đă ngay lập tức thông báo hủy bỏ sự kiện này ).

    Để có thể dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa, tổng thống Macron cho biết kể từ ngày 11/05, nước Pháp sẽ xét nghiệm toàn bộ những người có triệu chứng Covid-19, đồng thời vẫn yêu cầu những người lớn tuổi và những người sức khỏe kém tiếp tục ở trong nhà. Ông Macron nói thêm là những người đă bị nhiễm virus có thể sẽ bị cách ly và được bác sĩ theo dơi điều trị.

    Tổng thống Macron cũng cam kết là kể từ ngày 11/05, với sự tham gia của các ṭa thị chính, Nhà nước sẽ bảo đảm cho mỗi người dân Pháp có đủ khẩu trang, loại dành cho công chúng, để mang khi ra đường, nhằm ngăn ngừa virus corona.

    Trong bài phát biểu tối qua, ông Macron c̣n thông báo là biên giới giữa Pháp với các nước không thuộc châu Âu sẽ đóng « cho đến khi có lệnh mới ». Tổng thống Pháp c̣n nhấn mạnh Pháp và châu Âu sẽ phải trợ giúp châu Phi chống dịch Covid-19 bằng cách xóa rất nhiều nợ cho các nước thuộc châu lục này.

    Tổng thống Macron thông báo những quyết định nói trên vào lúc mà mỗi ngày vẫn có hàng trăm người chết v́ virus corona tại Pháp. Theo các số liệu được công bố tối qua, trong ṿng 24 tiếng đồng hồ, đă có thêm 574 ca tử vong được ghi nhận trong các bệnh viện, cũng như từ các viện dưỡng lăo và các cơ sở y tế xă hội. Như vậy, tính từ ngày 01/03 đến nay đă có 14.967 người chết v́ dịch Covid-19 ở Pháp.

    Trên đài France Inter sáng nay, bộ trưởng Nội Vụ Pháp Christophe Castaner giải thích thông báo của tổng thống : ngày 11/05 chỉ là mục tiêu. Không phải băi bỏ lệnh phong tỏa vào ngày 11/05, mà phong tỏa được kéo dài cho đến ngày đó.

  2. #42
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Xây dựng thế giới ‘‘hậu Covid’’: TT Pháp t́m động lực trong Tuyên ngôn Nhân quyền


    Dịch Covid-19: Tổng thống Macron chào các cư dân, đang sống cách ly, tại một khu phố trên đường rời khỏi một trung tâm y tế ở Pantin, gần Paris, ngày 7/4/2020. AFP - GONZALO FUENTES

    Nước Pháp phong tỏa để hăm dịch Covid-19 đă bốn tuần lễ. 20 giờ hôm qua, 13/04/2020, tổng thống Pháp có bài phát biểu long trọng lần thứ tư kể từ đầu đại dịch, chính thức xác định ngày Pháp bắt đầu ra khỏi phong tỏa. Tất cả các nhật báo Pháp số ra hôm nay tập trung bàn về sự kiện này.



    La Croix chạy tựa trang nhất ‘‘Cái mốc được xác định là 11 tháng Năm’’. Libération ‘‘Mục tiêu tháng Năm’’. Le Figaro th́ tỏ ra hết sức dè dặt ‘‘Hy vọng tái sinh, nhưng không có ǵ là chắc chắn’’. Với hàng tựa trang nhất ‘‘Một tháng để ra khỏi phong toả’’, Les Echos muốn nhấn mạnh, thời khắc của hành động là một tháng trước mắt, một tháng ‘‘gian nan’’, như ghi nhận trong mục ‘‘Mỗi ngày một sự kiện’’ của nhật báo.

    ‘‘Những ngày tháng gian nan’’… nhưng ‘‘niềm hy vọng tái sinh’’
    Bài ‘’Tổng thống Macron hứa một giai đoạn ra khỏi phong toả từ từ’’ của Les Echos lưu ư trước hết là những lời đầu tiên của tổng thống Pháp là dành để nói về ‘’những ngày khó khăn đang diễn ra’’, về ‘’nỗi sợ’’, ‘’nỗi lo hăi’’, đặc biệt đối với ‘‘những ai sống đông người trong một căn hộ chật hẹp, nơi cuộc sống hàng ngày thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, nơi những người cao tuổi phải sống trong sự cô đơn’’, xa cách người thân. Nguyên thủ Pháp đă dành những lời trân trọng để ca ngợi những y bác sĩ, những người trực tiếp cứu chữa bệnh nhân, các chiến sĩ ‘‘trên tuyến đầu’’, những người '‘ở tuyến hai’’ (tiếp tục các hoạt động nghề nghiệp, sản xuất, giảng dạy, giao thông vận tải, thương mại, nông nghiệp… trong bối cảnh bệnh dịch…). Và những công dân Pháp ''ở tuyến thứ ba'', chấp nhận cách ly, để ḱm hăm dịch. Tổng thống Pháp nhấn mạnh chính nhờ vậy, ‘‘dịch bắt đầu chững lại…. Niềm hy vọng tái sinh’’.

    Trong thời gian chuẩn bị cho việc dần dần ra khỏi phong toả, bắt đầu trước hết từ ngày 11/05, với các trường học (trừ Đại học), hoạt động của một số lĩnh vực kinh tế được nối lại (các hoạt động văn hoá tập hợp đông người sẽ chỉ được nối lại từ giữa tháng 7), chính phủ sẽ phải chuẩn bị các biện pháp hỗ trợ quy mô lớn với khu vực kinh tế tư nhân, với giới doanh nghiệp. Cùng lúc đó, là sự ‘‘trợ giúp đặc biệt’’ dành cho những người dễ tổn thương nhất, ‘‘các gia đ́nh có trẻ em, cũng như sinh viên xa gia đ́nh’’. ‘‘Bảo vệ người lao động’’ là mục tiêu hàng đầu. Duy tŕ giăn cách xă hội, sử dụng rộng răi khẩu trang thông thường, xét nghiệm hàng loạt, và tiếp tục duy tŕ cách ly những người nhiễm virus và những người bị t́nh nghi sẽ nằm trong số các biện pháp chủ đạo, kể từ ngày 11/05. Chính phủ Pháp có 2 tuần lễ để chuẩn bị cho kế hoạch chi tiết ra khỏi phong tỏa.

    Hoài nghi: ''Phải chăng đêm đen sắp hết?''
    Nhât báo thiên hữu Le Figaro tỏ ra khá hoài nghi về tuyên bố của tổng thống. Đối lập chỉ trích bài phát biểu ‘‘không đủ chi tiết’’. Xă luận Le Figaro, với tựa đề ‘‘Phải chăng sắp đến tận cùng của đêm đen?’’, ghi nhận tổng thống đă chính thức cho biết ‘‘ngày chấm dứt cuộc phong tỏa khổ ải này’’, với tia hy vọng ‘‘tự do trở lại’’, những người Pháp - đang chấp nhận sống trong cảnh ngộ phong tỏa - được người đứng đầu nước Pháp tri ân. Tuy nhiên, theo Le Figaro, điều đó không đủ để đáp ứng được mong đợi của những ai đang bị dịch bệnh bắt buộc phải sống trong t́nh trạng quản thúc tại gia. Theo Le Figaro, các công dân Pháp c̣n rất nhiều dấu hỏi về giai đoạn những tháng tiếp theo, bên ngoài ba giải pháp chính : ‘‘xét nghiệm’’ hàng loạt, ‘'khẩu trang’’ đại trà và ‘'trị liệu’’ mới, đă được tổng thống cho biết.

    ‘‘Chọn cách nói khiêm nhường’’
    Nhật báo thiên tả Libération, với tựa đề ‘‘Hy vọng’’ ghi nhận thông tin tổng thống đưa ra về ngày bắt đầu chấm dứt phong toả 11/05, với cái nh́n hóm hỉnh: ‘‘Thêm một tháng hay chỉ c̣n một tháng nữa’’ là hai cách nh́n khác nhau về tuyên bố hôm qua của tổng thống. Libération đặc biệt chú ư đến việc tổng thống Pháp lựa chọn ‘‘thái độ khiêm nhường’’ trong phát biểu hôm qua, khác hẳn với khẩu khí đầy tính chiến đấu của một thủ lĩnh, mà ông vẫn thể hiện từ đầu đại dịch đến nay, khi nhấn mạnh ‘‘tôi chia sẻ với các vị về những cái mà chúng tôi biết và những điều mà chúng tôi không biết’’. Điều mà ông biết rơ là ngày 11/05 là một thời điểm mang tính bước ngoặt’’, khởi đầu cho việc từ từ ra khỏi t́nh trạng phong tỏa.

    Emmanuel Macron thừa nhận một số ‘‘thất bại’’ của chính quyền trong việc đối phó với dịch bệnh. Để ra khỏi phong tỏa, nguyên thủ Pháp cảnh báo, cần hiểu rằng t́nh trạng ‘‘miễn dịch cộng đồng’’ hằng mong muốn sẽ c̣n ‘‘rất xa’' mới đạt được. Xét nghiệm, khẩu trang, kỹ thuật định vị các tiếp xúc với người có virus qua điện thoại di động là các biện pháp được ưu tiên. Libération chú ư đến việc, tổng thống Macron, ‘'bị cánh tả trong đảng cầm quyền gây áp lực’’, đă buộc phải đưa ra hứa hẹn ‘'sẽ làm nhiều hơn cho những người khó khăn nhất’’, với ‘‘các biện pháp tài chính mới’’. Tuy nhiên, c̣n nhiều việc chính phủ phải làm, bởi hiện tại chưa có ǵ cụ thể.

    Duy tŕ đoàn kết : ‘‘Cái khó nhất mới chỉ bắt đầu’’
    Trong bài phát biểu gần nửa giờ đồng hồ hôm qua của nguyên thủ Pháp, Les Échos đặc biệt chú ư đến t́nh thần ‘‘duy tŕ đoàn kết’’, đă được đưa ra trong phát biểu long trọng đầu tiên của tổng thống cách nay một tháng. ‘‘Duy tŕ đoàn kết’’, cũng là chủ đề mục ‘‘Mỗi ngày một sự kiện’' của nhật báo kinh tế. Bởi đối với Les Échos, ‘‘cái khó khăn nhất mới chỉ bắt đầu’’.

    Hiện tại, sau một tháng phong tỏa, thành công của giải pháp này là viễn cảnh t́nh trạng bệnh viện vỡ trận đáng sợ đă không xảy ra, nhưng giờ đây là những hệ quả phụ đáng sợ của giải pháp này: ‘‘Mỗi ngày phong tỏa trôi đi là một ngày mà sự mong manh, dễ tổn thương về xă hội, về tâm lư, khủng hoảng kinh tế, và từ đó đó là khủng hoảng xă hội, khủng hoảng tinh thần, thêm trầm trọng’’. Một tương lai sáng sủa chỉ có thể có ''với điều kiện người dân Pháp tiếp tục duy tŕ ư thức công dân, duy tŕ việc cách ly bất chấp khó khăn, chính quyền có đủ năng lực thực hiện các kế hoạch trong chiến lược chung… Đây là điều không hề đơn giản''.

    Trở lại với giá trị ‘‘Lợi ích chung’’ trong Tuyên ngôn Nhân quyền
    Cũng nói về sự đoàn kết, nhưng dưới một góc nh́n đáng chú ư khác, xă luận La Croix có bài ‘‘Lợi ích chung’’ (cụm từ ‘‘Lợi ích chung’’ được đặt trong ngoặc kép). Nhật báo Công Giáo ghi nhận câu nói gây ấn tượng mạnh trong bài phát biểu của tổng thống là lời kêu gọi ‘‘Hăy sáng tạo lại chính ḿnh, và trước hết là bắt đầu từ tôi’’, nhưng ‘‘câu nói quan trọng nhất’’ trong bài phát biểu của ông không nằm ở đó.

    Câu nói quan trọng nhất, theo La Croix, là ‘‘Sự thừa nhận về mặt xă hội chỉ có thể được xác lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung’’ cho cả cộng đồng. Đây chính là câu thứ hai, trong điều khoản thứ nhất của Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1791. Câu thứ nhất là ‘‘Người ta sinh ra tự do và b́nh đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và b́nh đẳng về quyền lợi’’.

    La Croix giải thích : ‘‘tổng thống Macron đă dẫn lại lời trích này vào thời điểm mà chính ông đă đặt câu hỏi về việc đăi ngộ quá thấp đối với các nghề nghiệp, đă có những đóng góp cốt yếu cho xă hội, từ các nhân viên y tế, giáo viên, những người làm trong nghề sản xuất và cung ứng thực phẩm, người phục vụ giao thông vận tải, nghề đổ rác….’’. ‘‘L’utilité commune’’ (''Lợi ích chung''), cụm từ xa xưa này rất đáng được chú ư, nó tương đương với diễn đạt phổ biến hiện nay ‘‘bien commun’’ (tạm dịch là '‘tài sản chung’’). Đây là một khái niệm, mà La Croix cho rằng, ‘'đă quá bị coi nhẹ trong những thập niên gần đây’’. Khả năng huy động nỗ lực tập thể nhờ khái niệm này đă bị gạt bỏ và thay vào đó là những lợi nhuận sinh ra nhờ ‘‘bàn tay vô h́nh của thị trường’’.

    Đọc thêm : Khủng hoảng Covid-19 xua tan các huyền thoại về kinh tế
    Dù sao, La Croix nhấn mạnh câu nói trên mới chỉ là điểm khởi đầu. Câu nói quan trọng nhất, nằm trong phần kết, bài phát biểu của tổng thống, trong giai đoạn hiện tại, đă ‘'không đủ cụ thể để có thể dẫn đến việc thảo ra một thỏa ước xă hội mới’’ tại Pháp. Đây chính là điều mà công luận đă nhiều lần chê trách nguyên thủ Emmanuel Macron. Sau các tuyên bố đầy tham vọng đưa ra, ông đă không có những hành động cụ thể, đơn cử như sau tuyên bố ‘‘Make Our Planet Great Again  / Hăy làm cho hành tinh chúng ta vĩ đại trở lại’’. Xă luận báo Công Giáo kết thúc bài viết: '‘Mong rằng lần này ông ấy thực thi lời hứa của ḿnh’’.

    Hội Nghị Công Dân v́ Khí Hậu: '‘Có các giải pháp chung cho khủng hoảng y tế và khủng hoảng sinh thái’’
    Để t́m lối thoát cho giai đoạn hậu phong tỏa, tổng thống Pháp đặt một phần hy vọng vào xă hội công dân. Le Monde số ra dịp lễ Phục Sinh (ba số trong một) chạy tựa trang nhất ‘‘Những định hướng do các công dân đề xuất để giúp thoát khỏi khủng hoảng’’.

    Cuối tuần qua, Hội Nghị Công Dân v́ Khí Hậu đă chuyển đến tổng thống loạt đề xuất đầu tiên. Bài viết - mang tựa đề ‘‘Những định hướng Xanh để thoát khỏi khủng hoảng’’ về ‘‘50 đề xuất cho một mô h́nh mới’’ - cho biết tinh thần chung của các đề xuất được đưa ra sau cuộc họp hai ngày bất thường của Hội Nghị Công Dân v́ Khí Hậu. Nội dung của 50 đề xuất hiện chưa được công bố.

    Đọc thêm: Đại dịch Covid - 19: Đại họa hay cơ may lớn cho cuộc chiến v́ khí hậu?
    Hội Nghị Công Dân v́ Khí Hậu là nhóm làm việc được lập ra, theo quyết định của tổng thống, với thành viên là các công dân Pháp b́nh thường, nhằm đề xuất các giải pháp tổng thể cho cuộc chuyển đổi sang một nền kinh tế phát thải thấp, giă từ các năng lượng hoá thạch, để hướng đến một xă hội thân thiện với môi trường.

    Sau 6 tháng hoạt động, trong bối cảnh phong toả v́ đại dịch, Hội nghị chưa thể đúc kết các đề xuất cuối cùng, nhưng họp đột xuất để đưa ra sớm 50 đề xuất (tức 1/3 trong tổng số các đề xuất chung cuộc), liên quan trực tiếp đến cuộc khủng hoảng y tế và xă hội do đại dịch Covid-19.

    Lo ngại chính của nhiều thành viên Hội Nghị Công Dân v́ Khí Hậu này là giai đoạn chấn hưng sau khủng hoảng sẽ hết sức bất lợi cho công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế Xanh. Chính trị gia Elisabeth Borne, bộ trưởng bộ Chuyển Đổi Sinh Thái và Đoàn Kết tóm lại nỗi lo ngại của 150 thành viên Hội Nghị Công Dân v́ Khí Hậu: ‘‘thông điệp rơ ràng của họ là không thể để cho cuộc khủng hoảng y tế hiện nay xoá mờ đi cuộc khủng hoảng sinh thái. Cả hai khủng hoảng có một nền tảng chung … Điều quan trọng mà 150 công dân vừa nói với chúng ta là: có thể có những câu trả lời chung cho khủng hoảng y tế và khủng hoảng sinh thái’'.

    Cũng Le Monde, đăng tải bài trả lời phỏng vấn đạo diễn Cyril Dion, nhà sinh thái, một trong những người bảo trợ Hội Nghị Công Dân v́ Khí Hậu, với tựa đề : ‘‘Không hiến tế Khí hậu cho vị thần Tăng trưởng’’.

  3. #43
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    TT Macron trên đài RFI : Gia hạn nợ cho châu Phi là « tối cần thiết »


    Một cửa hàng may sửa quần áo ở Kemi Adepoju thời dịch bệnh Covid-19, Lagos, Nigeria. Ảnh chụp ngày 05/04/2020 REUTERS - SEUN SANNI

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc trả lời phỏng vấn dành riêng cho đài RFI ngày 14/04/2020, kêu gọi các nước khối G20 nên hoăn kỳ hạn trả nợ cho các nước châu Phi trong khi chờ đợi một quyết định đi đến xóa nợ hoàn toàn.



    Trong ṿng gần 30 phút, nguyên thủ Pháp lần lượt trả lời các câu hỏi của RFI liên quan đến các vấn đề : Y Tế, Tài Chính, Quân Sự … tại châu Phi trong bối cảnh dịch virus corona bắt đầu lan sang châu lục.

    Trả lời câu hỏi v́ sao ông đặc biệt quan tâm đến châu lục đen này, chủ nhân điện Elysée nhấn mạnh cuộc chiến chống Covid-19 là một cuộc chiến « bất b́nh đẳng ». Ông nói : « Chúng ta đă thấy là để đối phó với con virus này, những nước phát triển nhất, có hệ thống y tế tốt nhất như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc … đă gặp khó khăn cùng cực như thế nào. Nếu chúng ta nh́n kỹ t́nh h́nh tại châu Phi, trên các phương diện y tế, kinh tế, khí hậu, rơ ràng là chúng ta cần phải có t́nh liên đới với châu lục ».

    Tổng thống Pháp cho rằng, trong cuộc họp ngày hôm nay 15/4 với lănh đạo các nước thuộc khối G20, trong ngắn hạn, các chủ nợ lớn trên thế giới nên gia hạn nợ cho châu Phi vào lúc dịch virus corona đe dọa hệ thống y tế yếu kém tại những nước nghèo nhất. Ông Macron khẳng định « trong giai đoạn khủng hoảng, cần phải để cho nền kinh tế châu Phi có sức (…). Đây là một bước đi tối cần thiết. »

    Vẫn theo nguyên thủ Pháp, trong dài hạn, các nước nên nghĩ đến việc xóa nợ cho châu Phi, bởi v́ theo ông, « mỗi năm, một phần ba nguồn thu từ xuất khẩu thương mại dùng để trả nợ. Và người ta đă làm cho vấn đề này thêm trầm trọng những năm gần đây ! »

    Do vậy, theo nguyên thủ Pháp, quốc tế không chỉ phải giúp châu Phi « tăng cường khả năng đối phó với cú sốc dịch tễ mà c̣n phải giúp đỡ châu lục này trong cả lĩnh vực kinh tế ».

    Điểm đáng chú ư cuối cùng trong cuộc phỏng vấn hôm qua, ngoài việc kêu gọi huy động tất cả các định chế quốc tế và các quỹ tư nhân để nhanh chóng t́m ra các liệu pháp chữa trị và vac-xin chống Covid-19, nguyên thủ Pháp mong muốn trong những ngày sắp tới có một cuộc họp Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc giữa 5 thành viên thường trực về lệnh hưu chiến toàn cầu. Ông nêu rơ hiện chỉ c̣n chờ câu trả lời từ phía Nga.

  4. #44
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Pháp muốn qua mặt....; trách nhiệm của kẻ thống trị đối với các nước thuộc dịa..như thế nào ?

    ngày 15- 04- 2020.. trời hững nắng mà lạnh buốt OAT= + 03 oC.. gió giật mạnh 50cs/g...
    lang thang trên màn h́nh th́ dược đọc đến lời kêu gọi của ông Tổng Macron... Lời của ông kêu gọi thật đúng.. tuy nhiên lúc này nội gánh nặng trong nước Pháp cũng khá là bề bộn..

    Nói đến các nước thuộc địa của Âu châu ở Phi Châu th́ nhiều nhát là thuộc quyền cai trị của Pháp rồi đến Anh.. Thế nhưng sau cả gần 2 trăm năm đô hộ mà các xứ này bề ngoài th́ cũng nhà cao tầng xa lộ xe hơi chạy vi vút chứ nh́n đến hạ tầng th́ cũng vẫn cảnh lo ăn hàng ngày..
    Mong rằng các nước đế quốc hăy nh́n đến đóng góp và mở mang khai trí cho dân hạ tầng xă hội của châu Phi vươn lên và hiẻu được giá trị của cả tri thức và lao động.. chứ cứ để ;

    .. ngày xưa th́ thực dân;.. bắt dân đen đem nhân lực Phi châu di bán làm nô lệ(1) chứ c̣n ngày nay tuy mỹ từ là xuất cảnh lao động(2)... nhưng cả 2 cũng đều là đem sức sức lực đổ mồ hôi ra đẻ đổi lấy miếng ăn..
    ......... cũng chỉ là;.. làm đầy tớ cho thiên hạ..!

    C̣n chính ngay bản thân dân Phi Châu cũng hăy nh́n nhận sự yếu kém mà cố gắng khai triển kiến thức đến giáo dục. để mở mang dân trí chứ đừng hay.. không nên đổ ..lỗi cho là tại khí hậu nóng bức.. mà trễ nải.. ham nghỉ ngơi.. thư giăn.. ḥ hét ca hát hết Rhap rồi Jazz.. rồi Blue.. mà làm cản trở cho hy vọng tiến lên cho bằng với các nước đang phát triển. Chút ǵ c̣n nhớ về Bắc Phi./. kgb

  5. #45
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Gần 700 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm Pháp nhiễm COVID-19
    Apr 17, 2020

    Hàng không mẫu hạm Pháp Charles de Gaulle về cảng Toulon. (H́nh: AP Photo/Daniel Cole)
    TOULON, Pháp (NV) — Có tới 1/3 nhân viên thủy thủ đoàn hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp, đă bị dương tính với COVID-19, theo tin từ Hải Quân Pháp.

    Bản tin của BBC News hôm Thứ Năm, 16 tháng Tư, nói rằng chiếc mẫu hạm này, với 668 người bị bệnh trong tổng số thủy thủ đoàn gồm gần 2,000 người, đă phải bỏ ngang cuộc tập dượt ở Đại Tây Dương để trở về cảng Toulon.


    Thủy thủ đoàn trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đang cách ly tại cảng Toulon. (H́nh: Christophe Simon/AFP/Getty Images)
    Có 20 thủy thủ trong số này phải vào bệnh viện, và một người được đưa vào pḥng chăm sóc tích cực (ICU).

    Con số người nhiễm COVID-19 trên chiến hạm này chắc chắn sẽ c̣n lên cao hơn nữa v́ 30% các vụ thử nghiệm vẫn c̣n chờ đợi kết quả. Hải Quân Pháp đang mở cuộc điều tra để t́m hiểu lư do v́ sao có quá nhiều thủy thủ bị lây nhiễm.

    Chiếc hàng không mẫu hạm này đang trong t́nh trạng cách ly ở cảng Toulon, sau khi phải trở về bến khoảng 10 ngày sớm hơn dự trù, do thấy một số thủy thủ có dấu hiệu bệnh.


    Chiếc Charles de Gaulle tại cảng Brest hồi Tháng Ba 2020. (H́nh: Fred Tanneau/AFP/Getty Images)
    Cùng đi với hàng không mẫu hạm này trong chuyến công tác là hai hộ tống hạm. Giới hữu trách Pháp nói một hộ tống hạm cũng có báo cáo về thủy thủ bị lây nhiễm virus. Trong khi chiếc kia th́ không thấy ai bị dương tính với COVID-19.

    Tính đến hôm Thứ Năm, số tử vong do COVID-19 ở Pháp được báo cáo là hơn 17,167. Trong số này có khoảng 10,643 người chết tại bệnh viện.

    Pháp hiện có lệnh đóng cửa ở trong nhà và được thi hành rất chặt chẽ. Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron cũng vừa có quyết định gia hạn lệnh này tới ngày 11 Tháng Năm. (V.Giang)

  6. #46
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Tổng thống Pháp: Đừng ngây thơ tin ĐCS Trung Quốc
    B́nh luậnMinh Thanh • 17:55, 17/04/20• 3194 lượt xem


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đeo khẩu trang trong chuyến thăm bệnh viện dă chiến bên ngoài Bệnh viện Emile Muller ở Mulhouse, miền đông nước Pháp, vào ngày 25/3/2020 (Ảnh: MATHIEU CUGNOT/POOL/AFP via Getty Images)

    Virus Corona Vũ Hán tiếp tục hoành hành, gây ra thảm họa nặng nề cho người dân trên toàn thế giới. Phương Tây nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn đang che đậy sự thật về dịch bệnh, trong khi đó Hoa Kỳ đặt câu hỏi nghiêm túc về việc loại virus này có nguồn gốc từ Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán. Tổng thống Pháp Macron đă cảnh tỉnh phương Tây đừng ngây thơ tin rằng ĐCSTQ pḥng chống dịch bệnh có hiệu quả. Chính quyền Anh thẳng thừng tuyên bố rằng quan hệ Trung - Anh đă không thể quay trở lại như cũ.

    Vào ngày 16/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă chấp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ Financial Times. Phóng viên hỏi liệu việc ĐCSTQ đă khống chế dịch bệnh hiệu quả do sử dụng thể chế chuyên chế có cho thấy sự yếu kém của thể chế dân chủ ở các nước phương Tây hay không.

    Tổng thống Macron nói rằng việc ĐCSTQ đối phó với dịch bệnh “có chỗ mờ ám”, và các nước phương Tây không nên ngây thơ tin tưởng ĐCSTQ.

    Ông nói rằng không thể so sánh giữa một quốc gia có tự do thông tin và một quốc gia không có tự do thông tin, không nên nghĩ rằng ĐCSTQ đă đối phó với dịch bệnh rất tốt. Rơ ràng ở Trung Quốc đă xảy ra những sự việc mà chúng ta không biết.

    Tổng thống Macron chỉ ra rằng ở một quốc gia dân chủ, "việc xử lư dịch bệnh và kiểm soát khủng hoảng đều minh bạch, đều cần tiến hành tranh luận công khai. Một chế độ kiểm soát tự do ngôn luận không thể có được điều này". Do đó, thật sai lầm khi nói rằng các quốc gia dân chủ đối phó với khủng hoảng kém, mà ngược lại, bởi v́ tính minh bạch và tự do thông tin là con át chủ bài đảm bảo việc xử lư khủng hoảng hiệu quả hơn.

    Ông nhấn mạnh rằng để chống lại dịch bệnh mà từ bỏ tự do sẽ đe dọa nền dân chủ các nước phương Tây. "Chúng tôi không thể chấp nhận điều này và chúng tôi không thể v́ cuộc khủng hoảng y tế mà từ bỏ các quyền cơ bản của con người".

    RFI cho biết đối với cách thức ĐCSTQ pḥng chống dịch, Tổng thống Macron khá ít biểu đạt thái độ nhưng rất rơ ràng và cho thấy ông cùng đứng trên lập trường với London và Washington.

    Quan hệ Anh - Trung không thể quay trở lại
    London đă cảnh báo Bắc Kinh rằng sau khi cuộc khủng hoảng đại dịch kết thúc, ĐCSTQ phải trả lời các câu hỏi về vấn đề như sự lây lan của dịch bệnh, và cho rằng quan hệ Anh - Trung không thể tiếp tục như không có ǵ xảy ra.

    Trong một cuộc họp báo vào ngày 16/4, ngoại trưởng Anh Dominic Rabb nói: "Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa, mọi việc không thể tiếp tục như không có ǵ xảy ra. Chúng tôi sẽ đưa ra một số câu hỏi cho ĐCSTQ trong đó liên quan tới việc làm thế nào dịch bệnh xảy ra, và tại sao không được khống chế kịp thời?".

    Kênh truyền thông Fox News của Mỹ nói rằng virus Corona Vũ Hán hiện tại lây lan trên toàn cầu là ṛ rỉ từ pḥng thí nghiệm virus P4 Vũ Hán. Kể cả virus không phải do con người tạo ra, nhưng do các biện pháp an ninh quản lư kém, virus bị ṛ rỉ từ pḥng thí nghiệm gây ra trận đại dịch gây chết người này.

    Washington Post nói rằng đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đă đưa ra cảnh báo cho Washington vào hai năm trước rằng các biện pháp an ninh của pḥng thí nghiệm virus P4 Vũ Hán có vấn đề nghiêm trọng. Bây giờ Hoa Kỳ cần mở ra một mặt trận mới, và cần phải điều tra kỹ lưỡng làm thế nào loại virus gây ra một thảm kịch lớn ở nhân loại này được tạo ra, lây lan và bùng phát.

    Trước đây, chính quyền Trump luôn cáo buộc Bắc Kinh che đậy t́nh trạng bệnh dịch nghiêm trọng khi nó bùng phát ở Trung Quốc khi tuyên bố rằng bệnh không truyền từ người sang người. Khi bệnh dịch trở thành vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu, họ vẫn tuyên bố "có thể kiểm soát và ngăn chặn được", khiến nhiều quốc gia đánh giá sai về t́nh h́nh dịch bệnh.

    Hoa Kỳ cũng cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với Tổng giám đốc Tedros đứng đầu, đă thiên vị Bắc Kinh. Vào ngày 14/4, Tổng thống Trump tuyên bố ông đă chỉ thị cho chính phủ Hoa Kỳ tạm thời đ́nh chỉ tài trợ cho WHO. Ông nói rằng WHO đă không thực hiện các nhiệm vụ cơ bản của ḿnh và phải bị truy cứu trách nhiệm. Tổ chức này cũng công bố thông tin sai về Trung Quốc, khiến vô số người chết v́ những quyết định sai lầm.

    ĐCSTQ không chỉ che giấu dịch bệnh mà c̣n có ư đồ đổ tội nguồn gốc của virus sang cho Hoa Kỳ và Ư. Hơn nữa, ĐCSTQ vẫn đang lừa dối cộng đồng quốc tế, mặc dù đối mặt với dịch bệnh lây lan liên tục trên khắp Trung Quốc, nhưng vẫn nói dối rằng dịch bệnh của Trung Quốc đang được kiểm soát.

    ĐCSTQ giấu giếm t́nh h́nh dịch bệnh từ đầu đến cuối
    Theo thông tin công khai, sau khi Bệnh viện Trung ương Vũ Hán phát hiện bệnh viêm phổi không xác định từ các bệnh nhân ở cùng địa điểm Chợ Hải sản Hoa Nam Trung Quốc vào cuối tháng 12. Giám đốc khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, bác sĩ Ngải Phân (Ai Fen) đă thông báo cho các đồng nghiệp của ḿnh. Sau đó bác sĩ nhăn khoa Lư Văn Lượng đă chia sẻ thông tin này cho bạn của anh, cảnh báo đă xuất hiện bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng như SARS tại Vũ Hán.

    Bằng chứng đầu tiên cho thấy ĐCSTQ che giấu thông tin là ‘bịt miệng’. Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Trung ương Vũ Hán cảnh cáo bác sĩ Ngải Phân "phá hoại t́nh h́nh tốt đẹp sau Đại hội thể thao", c̣n bác sĩ Lư Văn Lượng cùng 7 đồng nghiệp của anh đă bị cảnh sát triệu tập để "cảnh cáo". Truyền thông của chính quyền ngay lập tức khiển trách 8 người là "tung tin đồn".

    Chính quyền Hồ Bắc tiếp tục che giấu t́nh h́nh dịch bệnh và triệu tập hội nghị nhân dân vào ngày 18/1, Vũ Hán cũng đă tổ chức "Bữa tiệc vạn gia" với sự tham gia của khoảng 40.000 gia đ́nh. Măi đến ngày 20/1, chủ tịch Tập Cận B́nh mới đưa ra những chỉ dẫn đầu tiên về dịch bệnh, và vào hôm đó chính quyền mới chính thức công nhận dịch bệnh có thể lây truyền từ người sang người.

    Các chuyên gia nói rằng nếu chính quyền ĐCSTQ hành động sớm hơn 6 ngày, cảnh báo công chúng phải đeo khẩu trang, duy tŕ khoảng cách xă hội, hạn chế đi lại, đă có thể giảm 2/3 số trường hợp được chẩn đoán, và có thể giúp nhiều người được cứu mạng.

    Sự che giấu của ĐCSTQ đă dẫn đến các khu vực dịch bệnh ở Vũ Hán và Hồ Bắc sụp đổ, đồng thời bệnh dịch lây nhiễm khắp Trung Quốc. Trong thời gian này, đă có 5 triệu người chạy khỏi Vũ Hán và tỏa ra khắp nơi trên thế giới. Từ đó, bệnh dịch nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Cũng v́ Trung Quốc cung cấp thông tin giả về dịch bệnh, khiến cộng đồng quốc tế có những đánh giá sai lầm nghiêm trọng và gây thiệt hại lớn về mạng sống, kinh tế trên toàn cầu.

    Nhiều quốc gia kêu gọi tịch thu tài sản của ĐCSTQ
    Vào ngày 14/4, theo Washington Times, Thượng nghị sĩ đảng Cộng ḥa Josh Hawley từ Missouri đă đề xuất "Thủ tục tư pháp của nạn nhân Covid-19", yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm trước đại dịch toàn cầu.

    Ông Hawley nói: "Có đủ bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đă dối trá và lừa dối thế giới, hành xử tồi tệ, khiến virus bùng phát từ một vấn đề y tế của khu vực trở thành một đại dịch toàn cầu. Chúng ta cần phải mở một cuộc điều tra quốc tế để hiểu rơ toàn diện về thiệt hại mà ĐCSTQ gây ra cho thế giới. Hăy để các nạn nhân của Hoa Kỳ và các quốc gia khác yêu cầu ĐCSTQ bồi thường. ĐCSTQ đă gây ra đại dịch và họ phải chịu trách nhiệm cho những nạn nhân này".

    Hiện tại, chính phủ và người dân Canada đang ngày càng phẫn nộ trước việc ĐCSTQ che giấu dịch bệnh. Ông Irwin Cotler, cựu tổng chưởng lư của đảng Tự do cầm quyền, yêu cầu chính phủ Canada xử phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc che giấu dịch bệnh. Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia cũng bày tỏ sự ủng hộ.

    Thủ tướng Úc Morrison cũng kêu gọi có hành động xử lư ĐCSTQ. Dân biểu Úc Christensen thuộc liên minh cầm quyền và Thủ tướng Morrison, cũng đă liên tiếp yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường thiệt hại. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông, các dân biểu khác của Úc cũng đă yêu cầu chính phủ Úc tịch thu tài sản của các công ty ĐCSTQ.

    Truyền thông Anh đưa tin, một người ở Anh tuyên bố rằng ĐCSTQ nên bồi thường 3,7 ngh́n tỷ USD. Nếu ĐCSTQ không thanh toán, có thể tịch thu tài sản ở nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc.

    Hiện nay, yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường ở Anh ngày một tăng lên. Tạp chí National Review của Hoa Kỳ gần đây đă chỉ ra rằng cộng đồng quốc tế hiện đang thiếu các biện pháp cưỡng chế hiệu quả để đ̣i bồi thường từ ĐCSTQ. Do đó, Hoa Kỳ nên thuyết phục các quốc gia khác gây áp lực với Bắc Kinh trong trao đổi học thuật và hợp tác kinh tế và thương mại. Từ đó có thể tịch thu tài sản của các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ dọc các quốc gia tham gia ‘Một vành đai Một con đường’ để bù đắp cho những tổn thất do đại dịch gây ra.

    Minh Thanh

    Theo NTDTV

  7. #47
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Quan hệ ngoại giao Pháp-Trung Quốc sau đại dịch Covid-19


    (Ảnh minh họa) - Tổng thống Macron trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 04/11/2019. REUTERS/Thomas Peter

    Pháp cần nhắc nhở Trung Quốc để nguyên tắc của Bắc Kinh "Không can thiệp vào công việc nội bộ của những quốc gia khác" không chỉ là một khẩu hiệu trống rỗng. Trên đây là nhận định của nhà Trung Quốc học Stéphane Corcuff, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị IEP Lyon về quan hệ Paris - Bắc Kinh một khi dịch Covid-19 đi qua.



    Đại dịch Covid-19 làm dấy lên câu hỏi Trung Quốc có c̣n là một đối tác đáng tin cậy của thế giới nữa hay không ? Không chỉ bị cáo buộc che giấu sự thật về một loại siêu vi chủng mới gây viêm phổi cấp tính, ru ngủ Tổ Chức Y Tế Thế Giới về sức công phá của virus corona mà Bắc Kinh c̣n lao vào một cuộc chiến tuyên truyền từ việc nêu ra thuyết virus corona do quân đội Mỹ cấy vào Vũ Hán đến lời vu cáo một số chính khách của Pháp về hùa với Đài Loan thóa mạ tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới v́ màu da của ông…

    Một số nhà ngoại giao Trung Quốc hàng đầu ở Bắc Kinh và hải ngoại một mặt lên án phương Tây bóp méo sự thật về dịch Covid-19 mặt khác trực diện chỉ trích Âu, Mỹ vô nhân đạo, để người già chết trong cô đơn và đói lạnh, kém cỏi trong việc đối phó với dịch bệnh. Tại Bắc Kinh, chính quyền dùng khẩu trang và trang thiết bị y tế để đo lường mức độ lệ thuộc của thế giới vào Trung Quốc.

    Câu hỏi được đặt ra là một khi thế giới kềm tỏa được virus corona quan hệ giữa Pháp nói riêng, phương Tây nói chung với Bắc Kinh sẽ đi về đâu ? RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà Trung Quốc học Stéphane Corcuff giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Lyon.

    RFI : Kính chào giáo sư Corcuff cảm ơn ông tham gia vào chương tŕnh của chúng tôi.

    Stéphane Corcuff : Trước hết cho tôi gửi lời kính chào thính giả của RFI Việt ngữ, tôi rất hân hạnh được nói chuyện trên đài. Trả lời câu hỏi của chị, sự thực là tôi không mấy lạc quan về mối quan hệ giữa Paris với Bắc Kinh trong tương lai. Trung Quốc là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Pháp. Có điều, khi cần lên tiếng th́ Paris thường nấp dưới bóng của Liên Hiệp Châu Âu. Trung Quốc là một thách thức trong giai đoạn hậu Covid-19. Điều quan trọng là ngay từ bây giờ chúng ta phải xác định về mối quan hệ trong tương lai với Bắc Kinh, tức là đ̣i Trung Quốc phải đối mặt với quá khứ, phải giải thích về những ǵ đă xảy ra trong những tháng vừa qua từ khi virus corona bùng phát, về những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng y tế tại quốc gia này và cách Bắc Kinh giải quyết dịch bệnh. Quốc tế cần xác định được rằng liệu có bị Trung Quốc lừa dối hay không và phương Tây cần phải làm những ǵ để có được một mối quan hệ lành mạnh hơn, ổn định hơn, bền vững hơi với quốc gia này.

    RFI : C̣n bang giao giữa Pháp với Trung Quốc th́ sao thưa giáo sư ?

    Stéphane Corcuff : Tôi thực sự lo ngại về quyết tâm, về khả năng thực sự của Pháp khi cần nói với Trung Quốc những ǵ cần thiết. Đó là Bắc Kinh phải ngừng ru ngủ chúng ta, ngừng xem Paris như một đối tác thuộc hàng thứ yếu chỉ để mua vào hàng rẻ Trung Quốc. Bắc Kinh cần hiểu rằng đă đến lúc phải tôn trọng nước Pháp, tôn trọng nếp sống của một đất nước dân chủ. Pháp cần nhắc nhở để Bắc Kinh không thể can thiệp vào công việc nội bộ của Pháp. Đây là một nguyên tắc hàng đầu luôn được ngành ngoại giao Trung Quốc nhắc đến. Điều đó có nghĩa là Bắc Kinh không được chi phối các quyết định của Paris về biển Hoa Đông, Biển Đông, về châu Phi hay trong các chương tŕnh hợp tác quốc tế. Không có lư do ǵ để Trung Quốc áp đặt hành tŕnh các chuyến bay từ Pháp tới Đài Loan, hay bắt các hăng hàng không quốc tế trong đó có Pháp phải gọi Đài Bắc là Đài Bắc Trung Hoa. Tất cả những yếu tố đó thuộc về chủ quyền của nước Pháp không một ai được phép can thiệp.

    RFI : Vậy Paris có thể làm được những ǵ để giữ khoảng cách với Bắc Kinh cả về mặt ngoại giao lẫn kinh tế khi biết rằng, hiện nay chẳng hạn Trung Quốc là nguồn cung cấp khẩu trang cần thiết nhất trong cuộc chiến chống Covid-19 ?

    Stéphane Corcuff : Trong những điều kiện b́nh thường, đúng là không dễ để tách rời khỏi Trung Quốc bởi có rất nhiều thỏa thuận ràng buộc đôi bên và hơn thế nữa về mặt lư tưởng, Pháp vốn có lập trường thân Hoa lục. Có điều với năm tháng, Pháp đă « mở cửa cho cáo vào nhà » và giờ đây đă đến lúc chúng ta phải thận trọng hơn với Trung Quốc. Covid-19 đang làm thay đổi t́nh thế. Bắc Kinh đang nỗ lực tuyên truyền để mọi người quên đi rằng virus corona xuất phát từ Vũ Hán, và chúng ta thấy là chiến dịch tuyên truyền đó không có hiệu quả. Quốc tế cần nắm lấy thời khắc lịch sử này để lấy cân bằng lại bang giao với Trung Quốc. Cái may của chúng ta ở đây là ngay cả đến giờ phút này Bắc Kinh vẫn muốn lừa gạt thiên hạ, tôi muốn nói đến h́nh ảnh những lô hàng kém chất lượng Trung Quốc bán cho châu Âu trong lúc mà châu Âu đang phải ráo riết đối mặt với đại dịch. Trong khi đó Đài Loan hay Hàn Quốc cũng là những nhà cung cấp khẩu trang và trang thiết bị y tế có uy tín. Tôi cho rằng Covid-19 là một điểm khởi đầu mới đem lại một tầm nh́n mới về quan hệ quốc tế.

    RFI : Xin một câu hỏi chót : ngày càng có nhiều tiếng nói đ̣i Trung Quốc phải « bồi thường » về những thiệt hại virus corona gây nên, hay trừng phạt Bắc Kinh đă che giấu thông tin về mối nguy hiểm Covid-19 có thể gây nên. Cộng đồng quốc tế có thể trừng phạt Trung Quốc được hay không ?

    Stéphane Corcuff : Không, cho tới giờ phút này, tôi không tin là chúng ta có thể làm được điều đó. Đành rằng khủng hoảng đă xuất phát từ Trung Quốc nhưng đừng quên rằng người dân Trung Quốc đă trả cái giá đắt, cho dù chúng ta đều biết số người thiệt mạng thật sự cao hơn các báo cáo chính thức của Bắc Kinh rất nhiều. Bất luận số người chết là bao nhiêu tại Trung Quốc, dân Trung Quốc cũng là những nạn nhân đầu tiên của virus corona. Thứ nữa, kiện cáo hay đ̣i Trung Quốc bồi thường về tài chính là điều vô ích bởi thứ nhất là kinh tế của Trung Quốc và thế giới lệ thuộc vào lẫn nhau, thứ hai là không có một định chế pháp lư quốc tế nào có thẩm quyền để đ̣i phạt Trung Quốc cả. Lao vào tranh căi đó là đi lầm đường và cũng đừng quên rằng, Trung Quốc có tính thù dai và tới nay Bắc Kinh chưa từng bỏ qua quá khứ (trong khi đó th́ những nước cựu thù như Pháp với Việt Nam hay Việt Nam với Mỹ đă sang trang quá khứ để hợp tác v́ một tương lai chung). Dồn Bắc Kinh vào chân tường chẳng giải quyết được việc ǵ. Điều mà cộng đồng quốc tế phải làm đó là luôn luôn nói lên sự thật về khủng hoảng, về virus corona, về tầm mức nghiêm trọng và trách nhiệm của các quốc gia trước đại dịch. Không thể chối căi rằng dịch bệnh đă xuất phát từ Vũ Hán và Trung Quốc không thể bắt cộng đồng quốc tế chấp nhận bất kỳ một giả thuyết nào khác. Kế tới là thế giới cần lập tức ngăn chặn Trung Quốc mở chiến dịch tuyên truyền, thâu tóm các định chế đa quốc gia như đă thao túng Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Chúng ta thấy rơ là hành động này đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của hàng triệu con người. Đó là điều mà Trung Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới phải chịu trách nhiệm.

  8. #48
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Pháp bác nghi ngờ siêu vi corona thoát ra từ pḥng thí nghiệm Vũ Hán


    Tại sân bay quốc tế của thành phố Vũ Hán, nơi xuất phát dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 10/04/2020. REUTERS - ALY SONG
    Tú Anh
    Vào lúc Trung Quốc bị chất vấn về đại dịch Covid-19 và bị quy trách nhiệm gián tiếp gây ra thảm họa trên toàn cầu, một nhà khoa học Pháp đưa giả thuyết siêu vi corona chủng mới chính là do người chế tạo, phối hợp với gen của virus HIV/SIDA. Nhưng Paris bác bỏ nghi ngờ virus gây bệnh Covid-19 đă thoát ra từ pḥng thí nghiệm do Pháp cung cấp cho Trung Quốc.



    Trong bối cảnh tranh căi về nguồn gốc dịch Covid-19, một nhà khoa học Pháp, giải Nobel Y học 2008 Luc Montagnier, cho rằng siêu vi corona chủng mới, tên khoa học SARS-CoV-2, là do người chế tạo, trong đó có phần gen của virus HIVSIDA.

    Trên đài truyền h́nh CNEWS ngày 16/04/2020, giáo sư Luc Montagnier, một trong ba nhà khoa học t́m ra siêu vi HIV, lư giải: SARS-CoV-2 phải do một chuyên gia cừ khôi về sinh hóa phân tử chế tạo ra. Phải giỏi lắm mới có thể cấy ghép một đoạn gen của HIV. Để làm ǵ ? Giáo sư Luc Montagnier nói ông không biết, nhưng cho rằng rất có thể mục đích của tác giả là t́m cách chế tạo vaccin ngừa SIDA.

    Tuy nhiên, lập luận trên và giả thuyết về virus "nhân tạo" không thuyết phục được cộng đồng khoa học gia quốc tế. Gaetan Bargio, chuyên gia di truyền học, đại học Australia, bác bỏ giả thuyết của đồng nghiệp Luc Montagnier như sau, theo trích dẫn của Le Monde ngày 17/06/2020: siêu vi corona chủng mới và HIV có quá ít điểm tương đồng, nên khó có thể kết luận có chuyện "đổi gen", theo nghĩa là do người cố ư chế tạo.

    Pháp không có "yếu tố cụ thể" cho phép nghi ngờ có quan hệ nhân quả giữa pḥng thí nghiệm P4 tại Vũ Hán và siêu vi SARS-CoV-2, đang gây thảm họa y tế toàn cầu. P4 là mức độ an toàn cao nhất của loại pḥng thí nghiệm và nghiên cứu siêu vi.

    Theo Le Monde và Reuters, một nguồn tin từ điện Elysée khẳng định như trên hôm qua, sau khi Washington và truyền thông tại Hoa Kỳ đ̣i phải điều tra xem có thật sự là pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán đă để lọt siêu vi ra ngoài.

    Pḥng thí nghiệm P4 do Pháp cung cấp cho Trung Quốc và đặt tại Vũ Hán, theo một thỏa thuận vào năm 2004, một năm sau khi dịch viêm phổi cấp tính SARS, cũng phát xuất từ Hoa lục, lan ra 29 nước, lây bệnh cho 8000 người và làm hơn 700 nạn nhân tử vong.

  9. #49
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona : Pháp điều tra về ổ dịch trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle


    Trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle, đang hoạt động tại vùng Địa Trung Hải. Ảnh chụp ngày 05/03/2020. REUTERS - Jean-Paul Pelissier
    Thanh Phương
    Theo tổng kết do quân đội Pháp công bố hôm nay,18/04/2020, trên tổng số 1760 thủy thủ trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle, có 1.046 người được xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh viêm phổi cấp tính Covid-19.



    Ra điều trần trước Ủy ban Quốc pḥng của Hạ Viện Pháp, bộ trưởng Quân Lực Florence Parly hôm qua cho biết, khoảng 1.700 thủy thủ, đại đa số là những người bị nhiễm Covid-19, đă trở về cảng Toulon hôm chủ nhật vừa qua, tức là hai tuần trước khi chấm dứt chuyến công tác 3 tháng.

    Hiện giờ bí ẩn vẫn bao trùm nguồn gốc của ổ dịch trên hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle. Kể từ khi ghé qua thành phố Brest ( miền tây nước Pháp ) trong thời gian từ 13 đến 16/03, thủy thủ đoàn đă không hề tiếp xúc với ai ở bên ngoài.

    Hôm qua, bộ trưởng Parly thông báo đă cho mở hai cuộc điều tra: một điều tra của bộ tư lệnh và một điều tra dịch tễ học. Bà hứa là các kết quả của hai cuộc điều tra này sẽ được công bố. Bộ trưởng Quân Lực Pháp cho biết có nhiều giả thuyết đang được nghiên cứu, đặc biệt là chuyến ghé Brest ngay trước khi lệnh phong tỏa được ban hành trên toàn nước Pháp, hoặc chuyến ghé Limassol, Chypre, cách đó một tháng.

    Trả lời câu hỏi là khi nào hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle sẽ hoạt động trở lại, bà Parly cho biết tàu đang được bảo tŕ và chỉ có thể ra biển trở lại kể từ tháng 6.

    Về t́nh dịch Covid-19 tại Pháp, theo các số liệu được công bố hôm qua, trong ṿng 24 tiếng đồng hồ đă có thêm 761 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 18.681, nhưng trong ngày thứ ba liên tiếp, số người nằm viện đă giảm đi, c̣n 31.190 bệnh nhân. Số người nằm trong pḥng hồi sức cũng đă giảm liên tục từ 9 ngày qua, nay chỉ c̣n 6.027 bệnh nhân.

    Hôm qua, điện Elysée cho biết tổng thống Emmanuel Macron không muốn là sau ngày 11/05, tức là sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, sẽ có sự phân biệt đối xử với những người lớn tuổi, tức là không bắt buộc những người trên 65 tuổi hoặc trên 75 tuổi phải tiếp tục ở trong nhà, theo như khuyến cáo của giáo sư Jean-François Delfraissy, chủ tịch hội đồng khoa học cố vấn cho chính phủ về pḥng chống dịch Covid-19.

    Đêm qua, Hạ Viện Pháp đă thông qua một ngân sách mới, với các khoản chi tiêu tăng thêm rất nhiều, nhằm khắc phục hậu quả của dịch Covid-19, bao gồm các biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, trợ cấp cho người nghèo và thưởng tiền cho các nhân viên y tế.

  10. #50
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Pháp chuẩn bị phương án dỡ bỏ phong tỏa


    Thủ tướng Pháp Edouard Philippe phát biểu trong cuộc họp báo tại phủ thủ tướng ngày 19/04/2020. Thibault Camus/Pool via REUTERS
    Trọng Nghĩa
    Trong cuộc họp báo về t́nh h́nh dịch bệnh, thủ tướng Pháp Edouard Philippe, hôm qua 19/04/2020, phác họa một số nguyên tắc nhằm dỡ bỏ dần dần các biện pháp phong tỏa kể từ ngày 11/05, dựa trên việc xét nghiệm ồ ạt và cách ly người bệnh. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ là người Pháp sẽ không “t́m lại được ngay, và có lẽ trong một thời gian dài, cuộc sống trước đây”, tức là trước dịch Covid -19.


    Trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan chậm lại ở Pháp, thủ tướng Philippe cảnh báo rằng đất nước “chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng y tế”, do đó mọi người cần phải tập “sống chung với virus”, nhất là trong bối cảnh dân chúng Pháp chưa được miễn dịch, bệnh Covid-19 chưa có thuốc chữa, và sớm nhất cũng phải đến “giữa năm 2021” mới có vacxin.

    Do đó, thủ tướng Pháp nhấn mạnh “3 yếu tố then chốt” để có thể bắt đầu tiến trình dỡ bỏ phong tỏa, trong đó có việc tiếp tục các “động tác phòng bệnh”, như giữ khoảng cách tối thiểu với người khác, việc mang khẩu trang “đại trà” có lẽ sẽ thành “bắt buộc” trên các phương tiện chuyên chở công cộng.

    Chỉ tiêu 500.000 xét nghiệm mỗi tuần

    Theo thủ tướng Pháp, cần phải “xét nghiệm nhiều và nhanh chóng”. Mục tiêu của chính quyền là có thể xét nghiệm 500.000 người mỗi tuần từ đây đến lúc bắt đầu giai đoạn giảm phong tỏa, tức là 11/05. Theo bộ trưởng Y Tế Olivier Veran, những người thuộc diện phải xét nghiệm là những người “có triệu chứng hay có tiếp xúc gần với một người mà người ta biết là bị bệnh”. Trong trường hợp dương tính, những người này sẽ phải cách ly ở nhà hay ở một nơi được sử dụng để cách ly, như khách sạn chẳng hạn.



    Sau ngày 11/05, việc mở cửa lại các trường học vẫn đang được cân nhắc, nhiều kịch bản đang được nghiên cứu, tùy theo khu vực, hoặc mở một nửa lớp học. Biện pháp làm việc từ xa vẫn được khuyến khích trong trường hợp có thể làm được. Đối với các cửa hàng th́ phải tổ chức xếp hàng đúng theo quy định về khoảng cách an toàn, tối thiểu là một mét và có gel rửa tay cho khách hàng. Ngoài ra, bộ trưởng Y Tế cũng thông báo tái lập kể từ hôm nay, 20/04, quyền được đi thăm người thân ở các viện dưỡng lão, nhưng một cách rất hạn chế.


    Trong lãnh vực chính trị, vòng hai cuộc bầu cử hội đồng thành phố và thị xã sẽ khó có thể diễn ra vào tháng Sáu như dự kiến trước đây, mà sẽ là “sau hè”.

    Về diễn biến dịch Covid-19 tại Pháp, vào hôm qua đã có thêm 395 người chết trong 24 tiếng đồng hồ, đưa tổng số ca tử vong lên lên 19.718 người. Tuy nhiên, tổng số người nằm viện, cũng như số người phải điều trị trong các khoa hồi sức vẫn tiếp tục đà giảm nhẹ, ngày thứ năm liên tiếp đối với số bệnh nhân, và ngày thứ 11 liên tiếp đối với số người bệnh nặng phải nằm khoa hồi sức.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •