Page 6 of 8 FirstFirst ... 2345678 LastLast
Results 51 to 60 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #51
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Phong tỏa ở Pháp: 5 triệu người sống chen chúc trong những căn hộ chật hẹp

    04/02/2020.

    Tại khu nhà ở Chêne-Pointu cho người thu nhập thấp, ở Clichy-sous-Bois, ngoại ô Paris. Ảnh chụp ngày 04/02/2020. AFP - PHILIPPE LOPEZ
    Trọng Nghĩa
    Chính sách phong tỏa để chặn dịch Covid-19 bộc lộ tình trạng bất bình đẳng về chỗ ở. Trong một bản nghiên cứu công bố ngày hôm qua, 21/04/2020, Viện Thống Kê Pháp (Insee) đã nêu bật t́nh cảnh của hơn 5 triệu người Pháp, hiện phải sống trong những căn hộ chật hẹp và quá tải trong thời gian phong tỏa.


    Theo ghi nhận của Insee, mỗi người Pháp trải qua thời gian phong tỏa một cách khác nhau, tùy theo việc họ sống ở đâu, trong loại nhà ở nào. Đáng ngại hơn cả là tình trạng có hơn 5 triệu người phải sống ở những nơi “quá tải”, tức những nơi mà diện tích và số lượng pḥng ốc không đủ so với số người cư ngụ. Đối với viện Insee, t́nh trạng phong tỏa “ảnh hưởng hơn bao giờ hết đến các điều kiện sinh hoạt thường nhật” của hơn 5 triệu cư dân này.

    Những khu đô thị lớn bị ảnh hưởng nhiều nhất

    Theo nghiên cứu này, những khu đô thị lớn tại các vùng Ile-de-France (IDF), nơi có thủ đô Paris và Provence-Alpes Côte d'Azur (PACA) ở miền nam, nơi có thành phố cảng Marseille, là những khu vực phải gánh chịu nhiều nhất t́nh trạng bất b́nh đẳng nói trên, với tỷ lệ bình quân 12,7 % căn hộ “quá tải” ở vùng IDF và 7,5% ở vùng PACA.

    Tại một số khu phố nghèo, tỷ lệ quá tải lên đến 25,5% (ở vùng Ile-de-France) và 18 % tại vùng PACA, thậm chí lên đến 35% tại một số khu phố.

    Tại các lănh thổ hải ngoại, Guyane bị nặng nhất. Đến 35% các hộ gia đ́nh sống trong t́nh trạng chật hẹp chen chúc.

    Nói chung những thành phố, thị xă hơn 100.000 dân đều bị t́nh trạng này, đến 74% các thành phố, trong đó 40% là ở vùng Paris.

    Dịch bệnh tiếp tục lan chậm, trường học từng bước mở lại


    Báo cáo được đưa ra vào lúc bệnh dịch đang lây lan chậm lại từ mấy ngày qua. Theo thông báo của bộ Y Tế vào hôm qua, 21/04, trên toàn quốc đã có 117.324 ca nhiễm được xác nhận, 36.106 người phải nằm viện – ít hơn hôm trước 478 người - trong đó có 5.433 trường hợp nghiêm trọng.

    Trong bối cảnh dịch bệnh đang lại, vấn đề giảm bớt phong tỏa càng lúc càng rõ nét với việc chuẩn bị mở cửa lại trường học.

    Theo lời bộ trưởng Giáo Dục Pháp Jean-Michel Blanquer vào hôm qua, kế hoạch mở lại trường lớp sẽ bắt đầu bằng hai giai đoạn: Cấp 1 (CP và CM) mở lại ngay sau ngày 11/05, và cấp 2 và 3 kể từ ngày 18/05. Qua tuần lễ thứ 3, từ ngày 25/05 th́ kể như tất cả các trường đều mở lại, nhưng theo phương án không lớp nào quá 15 học sinh.

    Sinh hoạt tôn giáo vẫn bị hạn chế

    Còn về các sinh hoạt tôn giáo, theo lời tổng thống Macron, những nơi thờ phượng sẽ không mở cửa lại ngay từ ngày 11 tháng 5, và t́nh h́nh chỉ được đánh giá vào tháng Sáu. Sau khi trao đổi qua video với các chức sắc tôn giáo ở Pháp, tổng thống Macron cho biết các sự kiện tụ tập đông người sẽ bị cấm cho đến cuối hè.

  2. #52
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Số ca tử vong tại Châu Âu giảm, Pháp ráo riết chuẩn bị b́nh thường hóa sinh hoạt


    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại điện Elysée, ngày 24/04/2020, trong một cuộc họp qua vidéo với tổng giám đốc WHO và lănh đạo các nước về dịch Covid-19. REUTERS - POOL
    Tú Anh
    Hôm nay 25/04/2020, Pháp bước sang ngày phong tỏa thứ 40. Cho đến tối hôm qua 24/04, dịch Covid-19 đă lây nhiễm cho 122.557 người và giết chết 22.245 bệnh nhân. Tuy nhiên, từ hơn 10 ngày qua, số ca tử vong trong ngày giảm dần, từ hơn 500 xuống dưới 400, theo báo cáo tối hôm qua. Đây cũng diễn tiến chung tại Châu Âu, trừ Anh Quốc.


    Trong bối cảnh này, chính phủ Pháp chạy đua với thời gian, soạn thảo chương tŕnh b́nh thường hóa sinh hoạt mà theo dự kiến sẽ được Quốc Hội xem xét và biểu quyết vào tuần đầu tháng 05. Theo AFP, hai ngày cuối tuần 25 và 26/04 là hai ngày làm việc căng thẳng của chính phủ Pháp để hoàn tất kế hoạch tái lập sinh hoạt xă hội và kinh tế.

    Trong số hàng trăm vấn đề phức tạp, có ba câu hỏi mấu chốt thường được nêu lên : Liệu người dân có bắt buộc phải đeo khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng hay không ? Học sinh đi học trở lại theo kiểu tự nguyện hay phải tuân thủ lịch tŕnh từng bước một ? Hàng quán được mở lại cùng lúc hay tùy vùng dịch nặng hoặc nhẹ ?

    Có một điều chắc chắn là tiếng nói, quan điểm của chính quyền cấp địa phương sẽ có trọng lượng. Theo tinh thần này, trong hai ngày cuối tuần, thủ tướng Edouard Philippe có rất nhiều cuộc gặp gỡ, thảo luận trên ba hồ sơ được xem là ưu tiên số một : khẩu trang, xét nghiệm và chuyên chở công cộng.

    Trong khi chờ đợi, chính phủ Pháp trấn an giới doanh nhân trong các lănh vực bị siêu vi corona tác hại. Chính phủ Pháp và Hà Lan cam kết tài trợ 10 tỷ euro cho công ty hàng không Air France-KLM với điều kiện tập đoàn này phải "canh tân để trở thành quán quân tôn trọng môi trường".

    Châu Âu : 115.000 ca tử vong nhưng thiệt hại sinh mạng giảm dần


    Theo tổng kết ngày 24/04, Ư ghi nhận 420 bệnh nhân qua đời, Tây Ban Nha 367 ... Tang tóc vẫn diễn ra hàng ngày nhưng xu hướng chung là số ca tử vong có phần giảm bớt, trừ trường hợp Anh Quốc. Thủ tướng Anh Boris Johnson đối mặt với câu hỏi khó là v́ sao số ca lây nhiễm và tử vong tại Anh vẫn tăng : 684 người chết trong ngày 24/04/2020 so với 616 người ngày hôm trước.

  3. #53
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Bất đồng giữa chính phủ Pháp và Hội Đồng Khoa Học về ngày mở lại trường học


    Các trường học tại Pháp sẽ lần lượt được mở cửa trở lại kể từ ngày 11/05/2020. Ảnh minh họa chụp ngày 22/04/2020 tại Nice (Pháp). © REUTERS - ERIC GAILLARD
    Minh Anh
    Vào lúc t́nh h́nh dịch bệnh tại Pháp tiếp tục có những dấu hiệu tích cực, chính quyền ráo riết chuẩn bị kế hoạch dỡ dần lệnh phong tỏa. Tuy nhiên, ngày nhập học trở lại được quyết định vào ngày 11/05/2020, vào hôm qua 25/04 đã bị Hội Đồng Khoa Học chỉ trích là một "quyết định chính trị".


    Tính đến ngày 25/04/2020, Pháp đă có 22.614 ca tử vong, trong đó có 369 ca mới trong ṿng 24 giờ. Tuy nhiên tổng số bệnh nhân phải nằm viện và những trường hợp nguy kịch nằm trong các khoa hồi sức vẫn tiếp tục giảm nhẹ.

    Vào lúc thủ tướng Edouard Philippe chuẩn bị công bố "chiến lược dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc" ngày thứ Ba 28/04, bao gồm cả việc mở lại trường học dự kiến bắt đầu từ ngày 11/05, Hội Đồng Khoa Học đă có phản ứng cho đấy là một "quyết định chính trị" và cho công bố một bản ghi nhớ tối thứ Bảy 25/4.

    AFP cho biết trong bản đề nghị gởi đến chính phủ ghi ngày 20/04, định chế này khuyến nghị chính phủ "tiếp tục đóng cửa nhà trẻ, các trường học từ mầm non cho đến bậc trung học và đại học cho đến tận tháng Chín".

    Hội Đồng cho rằng "nguy cơ lây nhiễm tại những điểm tụ tập đông người như các trường học và đại học là rất cao, trong khi các biện pháp cách giăn cách an toàn là khó thực hiện ở trẻ nhỏ".

    Trước quyết định được cho "mang tính chính trị " của chính phủ, Hội Đồng Khoa Học khuyến nghị việc đeo khẩu trang ở cấp hai và cấp ba. Hội đồng cũng nh́n nhận thách thức xă hội là khá lớn, "đặc biệt là đối với những trẻ thuộc diện được lưu ý theo dõi và gia đ́nh của những trẻ này. Việc không được đến trường có thể làm nghiêm trọng thêm t́nh trạng các em bị ngược đãi".

  4. #54
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19 : Số ca tử vong giảm mạnh tại Pháp


    Một bệnh nhân Covid-19 nặng đang được điều trị trong khoa Hồi sức tích cực tại một bệnh viện tư ở Saint-Denis, ngoại ô Paris ngày 22/04/2020. REUTERS - Gonzalo Fuentes
    Thanh Phương
    Tại Pháp, số ca tử vong v́ dịch Covid-19 giảm mạnh, trong khi chính phủ ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa kể từ ngày 11/05/2020.



    Theo các số liệu do Tổng Cục Y Tế Pháp công bố chiều hôm qua 26/04/2020, trong ṿng 24 giờ, có thêm 242 người chết v́ dịch Covid-19, thấp hơn so với con số 369 ca tử vong của ngày hôm trước. Nếu tính riêng trong các bệnh viện th́ chỉ có thêm 152 người chết, mức thấp nhất từ 5 tuần qua. Như vậy, tính từ đầu tháng 3 đến nay, ở Pháp đă có tổng cộng 22.856 người chết do bị nhiễm virus corona chủng mới. Trong khi đó, số bệnh nhân nặng phải nằm trong pḥng hồi sức tiếp tục giảm trong ngày thứ 18 liên tiếp, nay chỉ c̣n 4682 người. Số người nằm viện cũng giảm đi chút ít.

    Để chuẩn bị cho việc dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa kể từ ngày 11/05 tới, trong những ngày qua, chính phủ Pháp đă ráo riết tham vấn, nhất là tham vấn các dân biểu địa phương. Kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa đề ra những điều kiện để hoạt động kinh tế và cuộc sống thường ngày của dân Pháp có thể khởi động trở lại kể từ ngày 11/05.

    Kế hoạch này sẽ được thủ tướng Edouard Philippe công bố trước Quốc Hội chiều mai 28/04 và sẽ được các nghị sĩ thảo luận và biểu quyết ngay sau đó. Nhưng phe đối lập, từ Đảng Xă Hội, đảng cánh hữu Những Người Cộng Ḥa, cho đến đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất, đều mạnh mẽ chỉ trích chính phủ về việc đề xuất cuộc biểu quyết quá gấp rút này, không để cho họ thời gian để nghiên cứu nội dung. Họ yêu cầu dời lại cuộc bỏ phiếu.

    Hôm thứ Bảy vừa qua, Hội đồng khoa học cố vấn cho chính phủ về pḥng chống dịch Covid-19 đă đưa ra các khuyến nghị về việc dỡ bỏ « dần dần và có kiểm soát » lệnh phong tỏa. Các nhà khoa học đề nghị tiếp tục đóng cửa nhà trẻ và trường học cho đến tháng 9, nhưng v́ chính phủ đă dự tính mở lại các trường kể từ 11/05, cho nên họ khuyến cáo bắt buộc đeo khẩu trang trong các trường trung học, đối với học sinh lẫn nhân viên của trường.

    Ngoài vấn đề pḥng chống dịch trong trường học, Hội đồng khoa học c̣n khuyến nghị cho phép người dân được đi từ vùng này sang vùng kia bằng các phương tiện giao thông công cộng, nếu các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh được tuân thủ. Tuy nhiên, họ khuyên dân Pháp không nên ra nước ngoài trong vài tháng tới.


    Để chuẩn bị cho việc dỡ bỏ phong tỏa, chính phủ Pháp dự kiến sẽ dùng ứng dụng định vị mang tên StopCovid để xác định những người nào đă có tiếp xúc với những người bị nhiễm virus corona. Mục tiêu là báo động những người đó để họ đi xét nghiệm và tự cách ly. Ủy ban Quốc gia về Tin học và Các quyền tự do CNIL hôm qua đă cho ư kiến về vấn đề này. Đối với Ủy ban, trong bối cảnh khủng hoảng như hiện nay, ứng dụng nói trên là « phù hợp với các yêu cầu của châu Âu, nếu một số điều kiện được tuân thủ ». Theo CNIL, việc sử dụng StopCovid có hai bảo đảm đi theo đúng hướng : tự nguyện và nặc danh

    Cũng nhằm chuẩn bị cho việc dỡ bỏ phong tỏa, đêm qua, bộ Y Tế công bố một thông tư theo đó kể từ hôm nay dân Pháp có thể mua khẩu trang gọi là khẩu trang « thay thế » trong các hiệu thuốc.

  5. #55
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Chính phủ Pháp công bố chiến lược sống chung với dịch


    15 giờ chiều ngày 28/04/2020 thủ tướng Edouard Philippe tŕnh bày kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa tại Pháp. Alain Jocard/Pool via REUTERS
    Tú Anh
    Ngày 28/04/2020 nước Pháp bước vào tuần lễ thứ 7 của biện pháp hạn chế tự do đi lại để ngăn dịch Covid-19. Làm cách nào để tái lập sinh hoạt b́nh thường trong xă hội cho 67 triệu dân Pháp ? Vào lúc 15 giờ trưa nay, tại Quốc Hội thủ tướng Edouard Philippe tŕnh bày toàn bộ kế hoạch trước 75 dân biểu, trên tổng số 577 vị, đại diện cho 8 nhóm chính trị khác nhau.



    Theo chương tŕnh, và đúng theo điều kiện an ninh dịch tễ, chỉ có 75 dân biểu trong hàng ghế cử tọa, vào lúc 15 giờ, thủ tướng Pháp tuyên bố kế hoạch đưa nước Pháp ra khỏi t́nh trạng sinh hoạt hạn chế kể từ ngày 11 tháng 05.

    Lập pháp chỉ được thông báo nội dung kể từ lúc đó và chỉ có ba giờ tranh luận trước khi biểu quyết.

    Sau phần tŕnh bày của thủ tướng, mỗi nhóm, tùy theo trọng lượng chính trị, có ít hay nhiều thời gian để chất vấn. Tiếp theo, Edouard Philippe trả lời các câu hỏi. Mỗi nhóm dân biểu chỉ được quyền chỉ định một người để nói biểu quyết như thế nào, ủng hộ hay không. Nói khác đi là không có phần trao đổi đúng nghĩa. Đây cũng là một vấn đề mà đối lập cực kỳ phản đối.

    Không phải chỉ có đại diện dân cử không hài ḷng mà đa số dân Pháp cũng tỏ ra hoài nghi khả năng quản lư của hành pháp : 6 trên 10 theo một thăm ḍ ư kiến.

    Thư Tin
    Hăy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí

    Đăng kư
    Ít nhất có ba vấn đề làm người dân lo ngại sau ngày 11/05/2020 : giao thông công cộng, học sinh trở lại trường và khẩu trang. Liệu chính phủ có dự tính được các rủi ro an toàn dịch tễ hay không?

    Giới y tế, căng thẳng tột độ và mệt mỏi sau hai tháng vật lộn với siêu vi khuyến cáo coi chừng đợt hai tái phát trong khi đợt một chỉ mới giảm vận tốc. Mỗi ngày c̣n có bốn trăm người chết.

    Theo báo cáo của Tổng Cục Y Tế tính đến chiều ngày 27/04, Pháp ghi nhận 23. 293 bệnh nhân tử vong, thêm 437 người trong 24 giờ.

    Hội Đồng Khoa Học Gia Pháp, ngày hôm qua dự báo bi quan : trung b́nh mỗi này sẽ có từ 2.000 đến 3.000 người tử vong, sau ngày 11/05, khi sinh hoạt tái lập.

    Điều này có nghĩa là dịch tiếp tục lây nhiễm và nước Pháp bắt buộc phải sống chung với siêu vi đến từ Vũ Hán.

  6. #56
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    « Khan hiếm khẩu trang » : Chính phủ Macron trước những cáo buộc « dối trá cấp Nhà nước »


    Nạn thiếu khẩu trang y tế làm giảm uy tín của chính phủ Pháp. REUTERS - Gonzalo Fuentes
    Minh Anh
    Ngày 28/04/2020, thủ tướng Edouard Philippe công bố kế hoạch dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Không chỉ bị chỉ trích về các phương pháp dỡ bỏ phong tỏa, cả tổng thống Emmanuel Macron và thủ tướng Edouard Philippe c̣n phải đối mặt trước những cáo buộc « dối trá » với người dân về nạn khan hiếm khẩu trang, một vật dụng tối cần thiết cho việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa.



    Ngày 11/5 chắc chắn là một thời điểm nhậy cảm cho bộ đôi hành pháp Macron – Philippe. Làm thế nào dỡ bỏ lệnh phong tỏa một cách êm thắm trong khi mà khẩu trang từ loại thông thường dùng cho công chúng cho đến loại đặc chủng (y tế, FFP2) dành cho các nhân viên y tế vẫn c̣n khan hiếm.

    Nếu như Trung Quốc không ngớt bị lên án là đă che giấu thông tin dịch bệnh, th́ tại Pháp, lời cáo buộc « dối trá » nhắm vào chính phủ cũng mạnh mẽ không kém. Làm thế nào giải thích với người dân v́ sao chính phủ liên tục thay đổi chính sách đeo khẩu trang từ đầu mùa dịch cho đến nay ? Từ chỗ « không giúp ích được ǵ » nếu không phải là nhân viên y tế có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, đến giờ th́ có thể bắt buộc ở những nơi công cộng, trường học…

    Theo báo Libération, đó là v́ chính quyền Macron muốn trốn tránh, không dám thừa nhận một thực tế : Kho dự trữ quốc gia khẩu trang pḥng dịch đă cạn kiệt, mà một phần trách nhiệm cũng thuộc về chính phủ hiện nay.

    Cách nay gần mười năm, kho dự trữ chiến lược có đến gần một tỷ chiếc khẩu trang y tế và khoảng 600 triệu chiếc FFP2. Khi dịch Covid-19 xảy ra, Pháp chỉ c̣n chưa tới 120 triệu khẩu trang y tế (chưa kể trong số này có rất nhiều chiếc đă hư hỏng) và không c̣n một chiếc FFP2 nào. V́ đâu nên nỗi ? Trách nhiệm thuộc về ai ?

    Chính quyền Macron hiện nay đổ lỗi cho việc thay đổi học thuyết mới trong dự pḥng quốc gia cách nay vài năm. Thế nhưng, điều tra của Libération cũng như nhiều nhật báo khác của Pháp cho thấy, các cơ quan quản lư y tế công của Pháp chưa bao giờ thay đổi mục tiêu chiến lược : Đó là cần tích trữ một tỷ chiếc khẩu trang y tế. Riêng loại FFP2 đă được chuyển từ kho « chiến lược » sang kho « chiến thuật », nghĩa là tự các cơ sở y tế quản lư. Nhưng điều đó không có nghĩa là Nhà nước ngừng can thiệp trong trường hợp cần thiết xảy ra dịch bệnh.

    Những quyết định chính trị, cắt giảm ngân sách từ nhiều năm qua là nguyên nhân chính dẫn đến t́nh trạng thê thảm như hiện nay. Bất chấp các lời cảnh báo, khuyến nghị của các chuyên gia trong ngành, vấn đề tái lập kho dự trữ quốc gia sau các đợt dịch bệnh (H1N1 và H5N1) luôn bị các chính phủ Hollande tiền nhiệm – gánh phần lớn trách nhiệm trong sai lầm này, trong khi đó chính phủ hiện nay xem nhẹ và không quan tâm đúng mức.


    Giờ đây khi xảy ra dịch bệnh, điều đáng chê trách là các nhà lănh đạo đă không đủ can đảm nói lên sự thật. Con người đôi khi cũng có lúc lầm lẫn, Libération nh́n nhận, nhưng trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, minh bạch trong cách xử lư là điều tối cần thiết : Cần phải giải thích và đảm nhận trách nhiệm.

    Việc cố t́nh giấu giếm sự thật là điều không thể chấp nhận và gây hậu quả chính trị nghiêm trọng. Trách nhiệm này thuộc về bộ ba Jérôme Salomon – tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, người tổ chức họp báo mỗi ngày về t́nh h́nh dịch bệnh virus corona ; bà Agnès Buzyn – cựu bộ trưởng Y Tế và bộ trưởng hiện nay là Olivier Véran, những người biết rơ t́nh trạng kho dự trữ khẩu trang chiến lược.

    Sai lầm này c̣n làm suy yếu thủ tướng Edouard Philippe, hiện đang khó khăn lèo lái việc dỡ phong tỏa. Điều này giải thích v́ sao có đến hơn 2/3 người dân Pháp cho biết không tin tưởng vào cách đối phó dịch bệnh của chính phủ Macron, theo như một thăm ḍ mới nhất.

  7. #57
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp - Covid-19 : Dỡ bỏ phong tỏa, chuyện không đơn giản


    Thủ tướng Pháp, Edouard Philippe phải tŕnh bày cụ thể về kế hoạch dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa chống Covid-19. REUTERS - POOL
    Anh Vũ
    Ngày 28/04/2020, trước Quốc Hội thủ tướng Edouard Philippe tŕnh bày kế hoạch chi tiết dỡ bỏ lệnh phong tỏa ở nước Pháp. Nội dung của kế hoạch được dư luận Pháp mong đợi không kém ǵ thời điểm ngày 11/05. V́ thế các báo trong ngày đều tập trung vào sự kiện này cũng như về cuộc khủng hoảng y tế của Pháp.



    Nếu như người dân Pháp đang mong chờ từng ngày được ra khỏi phong tỏa, lệnh do tổng thống Emmanuel Macron ban bố từ ngày 17/03 th́ chính phủ Pháp đang đau đầu và bị sức ép rất lớn làm sao giải tỏa được cuộc sống cho người dân khi nguy cơ bệnh dịch vẫn c̣n đó. Le Monde chạy tựa lớn trang nhất : « Dỡ bỏ phong tỏa, một kế hoạch dưới sức ép lớn », tương tự Le Figaro nhận định : « Philippe, dưới sức ép tối đa để dỡ bỏ phong tỏa ».

    Chính phủ cho biết kế hoạch sẽ được chia thành 6 mảng chính : y tế (gồm các vấn đề khẩu trang, xét nghiệm, cách ly…), trường học, việc làm, thương mại, giao thông và các cuộc tụ tập. Với mỗi chủ đề như vậy, thủ tướng Pháp phải tŕnh bày cụ thể đâu là cơ sở để hành pháp cho phép trở lại các hoạt động mà vẫn tránh được dịch bệnh tái phát.

    Mục đích nội dung như vậy, nhưng chính phủ đă phải làm việc rất nhiều để có được kế hoạch thực hiện. Theo Le Figaro, chính phủ đă phải thảo luận với nhau rất căng thẳng. Cho đến tận sáng ngày hôm qua (27/04), tại phủ thủ tướng, các cuộc họp vẫn liên tục diễn ra để bàn về vô số các vấn đề đặt ra khi dỡ bỏ phong tỏa trước làn sóng Covid-19 thứ 2 vẫn luôn ŕnh rập đâu đó và trong khi tiếng kêu cứu của các ngành nghề kinh tế, xă hội ngày thêm nhiều. Bên cạnh đó, đến lúc này các đường hướng quyết định chính trị dường như chưa thuyết phục được giới khoa học cũng như của phe đối lập, mà trong đó không ít người luôn muốn đóng vai tṛ của thủ tướng nhiều hơn là phản biện .

    Khẩu trang, không c̣n là chuyện nhỏ của chính phủ

    Liên quan đến dỡ bỏ phong tỏa, chủ đề chính của báo Libération dành nói về chiếc khẩu trang, một vật dụng bảo hộ y tế đơn giản nhưng đang chiếm một vị trí không nhỏ trong kế hoạch giải tỏa của chính phủ.

    Với tựa lớn chiếm cả trang nhất: « Khẩu trang, dối trá và chểnh mảng », Libération có bài phóng sự điều tra lật lại vấn đề v́ sao nước Pháp rơi vào tŕnh trạng khan hiếm khẩu trang y tế trầm trọng khi Covid-19 lan tràn. Dựa trên các nguồn tin chính thức cũng như ư kiến của các nhà khoa học, Libération đă cho thấy, khi cuộc khủng hoảng virus corona bùng lên, vấn đề sử dụng khẩu trang để pḥng dịch đă được đặt ra. Nhưng do lơ là để kho hàng chiến lược pḥng dịch này bị cạn từ 10 năm qua, chính phủ lấy lư do là khẩu trang chỉ cần thiết và có tác dụng cho nhân viên y tế và người bị bệnh, phải dành dụm không đem sử dụng đại trà. Giờ đây khi thấy khẩu trang là vật dụng thiết yếu pḥng dịch lây lan th́ chính phủ lại nói rằng cách tiếp cận vấn đề đă thay đổi…

    Libération khẳng định, không hề có sự thay đổi nào trong cơ sở lư luận hết mà chính phủ đă cố ư nói dối dân để che lấp sự sai lầm về quản lư kho dự trữ khẩu trang hơn 1 tỷ chiếc trong suốt hai nhiệm tổng thống từ François Hollande đến Emmanuel Macron.

    Theo tờ báo ngay từ tháng Hai, khi virus corona bắt đầu lây lan ở Pháp th́ khi dự trữ khẩu trang của Nhà nước đă cạn kiệt. Thế nhưng các giới chức y tế của chính phủ vẫn khẳng định không sợ khan hiếm khẩu trang. Đến giữa tháng 3, khi t́nh trạng đă bắt đầu nguy ngập, lúc đó các cơ quan y tế mới thông báo trong kho chiến lược chỉ c̣n 117 triệu chiếc khẩu trang y tế loại FFP2, trong khi mà 10 năm trước đó con số này là 1 tỷ 600 triệu.

    Điều tra của Libération cho thấy trong 10 năm, các chính phủ đă không để ư quan tâm đến tích trữ kho hàng chiến lược pḥng dịch này, do cắt giảm ngân sách đầu tư cho y tế, mặc dù các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo cần phải bổ sung liên tục nguồn dự trữ vật tư chiến lược pḥng dịch bệnh. Hậu quả là khi bị dịch Covid 19 tấn công các cơ sở, nhân viên y tế bị rơi vào t́nh trạng thiếu thiết bị bảo hộ.

    Tờ báo đưa ví dụ, như tại bệnh viện Mulhouse, tâm dịch đầu tiên của Pháp, vào lúc cao điểm dịch Covid-19, bệnh viện này cần khoảng hơn 100 ngh́n khẩu trang chuyên dụng các loại mỗi tuần, trong khi Nhà nước chỉ có thể cung cấp khoảng 25 ngh́n chiếc mỗi tuần. Đến cuối tháng 3, cao điểm của dịch trong cả nước, Pháp cần ít nhất 40 triệu khẩu trang mỗi tuần, trong khi đó 8 tuần lễ, chính phủ mới tích góp được 69 triệu khẩu trang, theo một tài liệu chính thức của bộ Y Tế. Chính phủ không đủ khả năng cung cấp khẩu trang cho cả người bệnh cũng như các nhân viên chăm sóc họ. Các đơn đặt hàng gấp được kư nhưng đă quá muộn.

    Libération khẳng định trong bài xă luận t́nh trạng khủng hoảng khẩu trang mà bài điều tra cho thấy trách nhiệm, sự yếu kém và thất bại của chính phủ trong chính sách y tế. « Những sai lầm đó làm suy yếu thủ tướng Edouard Philippe, khi mà hôm nay ông tŕnh bày kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa từng phần cho dân chúng từ ngày 11/05. Một kế hoạch để thành công và tránh được làn sóng dịch thứ 2 th́ nhất thiết phải dự trù đủ số lượng khẩu trang, xét nghiệm, đây lại là điều chưa có được. Nếu muốn thuyết phục được mọi người, thủ tướng phải cụ thể và chắc chắn và c̣n phải biết thừa nhận những sai lầm của chính phủ », Libération kết luận.

    Châu Âu rục rịch dỡ bỏ phong tỏa

    Chuyển qua với nhật báo Le Figaro, chủ đề dỡ bỏ phong tỏa vẫn bao trùm khắp mặt báo. Nh́n qua khắp châu Âu, tờ báo ghi nhận việc dỡ bỏ phong tỏa đang bắt đầu diễn ra nhưng ở mỗi nơi mỗi kiểu theo các bước khác nhau.

    Theo ghi nhận của Le Figaro, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn c̣n lâu mới bị đẩy lùi, các nước bị dịch nặng nề nhất của châu Âu như Pháp, Ư, Tây Ban Nha, Đức đều đă bắt đầu rục rịch các bước khởi động thoát ra khỏi ṿng phong tỏa, một giai đoạn được đánh giá là « cốt yếu và rất khó xử ».

    Theo Le Figaro, đây là giai đoạn mà các chính phủ phải đối mặt với bài toán : Làm sao vừa phải giữ được các chuẩn mực vệ sinh y tế để đề pḥng làn sóng dịch thứ 2, vừa phải khởi động lại cỗ máy kinh tế trước nỗi lo về đời sống của dân chúng ngày càng lớn. Tuy nhiên, mỗi nước đều dỡ bỏ các hạn chế một cách thận trọng với ưu tiên của mỗi nơi cũng khác nhau. Ư chọn chiến lược làm dần từng mảng, Đức th́ mỗi vùng làm theo cách riêng phù hợp với hoàn cảnh của ḿnh .

    Nh́n chung, nhiều nước đă cho mở lại dần dần trường học, như ở Đức, bắt đầu từ ngày 4/5 hay Đan Mạch th́ sớm hơn từ ngày 14/4. Nhưng cũng có nước thận trọng đề nghị đến tháng 9 mới mở trường học trở lại như Ư hay Rumani. Pháp, Tây Ban Nha, hay Anh việc mở lại trường học trên nguyên tắc từ ngày cho dỡ lệnh phong tỏa, nhưng vẫn c̣n nhiều vướng mắc nên chưa có chủ trương dứt khoát.

    Có vẻ như khởi động lại cỗ máy kinh tế đang là ưu tiên của các nước. Trước tiên là mở lại các cửa hàng, cửa hiệu, cơ sở sản xuất quan trọng nhưng vẫn phải dưới sự giám sát chặt chẽ của các quy định pḥng dịch. Quán ăn, khách sạn, tụ điểm vui chơi giải trí vẫn c̣n chờ tiến triển t́nh h́nh dịch.

    Một vấn đề khác được Le Fgaro nêu lên là việc lưu thông qua biên giới. Đây là điểm mấu chốt trong việc dỡ lệnh phong tỏa. Thế nhưng hầu hết các nước trong Liên Hiệp Châu Âu cũng như trong khối Schengen đều rất thận trọng chưa muốn đưa ra quyết định cụ thể. Ưu tiên của các nước lúc này vẫn là lo tổ chức lại hệ thống giao thông công cộng trong mỗi nước đă và sẽ c̣n bị đảo lộn lâu dài v́ trận dịch này.

    Covid-19 : V́ sao Trung Quốc sợ minh bạch ?

    Trên trang « Dư luận » của báo Le Figaro có bài viết với tựa đề khá hấp dẫn liên quan đến Trung Quốc của nhà báo, nhà văn Renaud Girard : « Vũ Hán : Cần có một cuộc điều tra quốc tế ».

    Tác giả viết : Để trả lời một thảm họa quốc tế th́ phải có một cuộc điều tra quốc tế. Thế nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc có vẻ không muốn chấp nhận điều đó. Trước đề nghị của Úc mở một cuộc điều tra quốc tế dưới sự chỉ đạo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới về dịch Covid-19, đại sứ Trung Quốc tại Canberra đă trả lời là « không » và c̣n đe dọa sẽ tẩy chay, trả đũa nếu chính phủ Úc tiếp túc theo đuổi ư tưởng này.


    Tác giả nhắc lại, đến nay người ta c̣n chưa biết ǵ nhiều về hoàn cảnh ra đời tại Vũ Hán hồi tháng 11/2019 một căn bệnh sau này bùng phát khắp thế giới giết chết hàng trăm ngh́n người. C̣n rất nhiều câu hỏi xung quanh bệnh dịch này dưới nhiều góc độ khác nhau để thế giới t́m hiểu, ngăn chặn dịch.

    Vậy có chính đáng khi các nước lớn trên thế giới muốn hiểu rơ điều ǵ đă xảy ra ở Trung Quốc hay không ? Hiển nhiên là chính đáng, như vậy chỉ để ngăn chặn các đại dịch không tái xảy ra từ nước lớn này mà thôi, theo tác giả.

    Trong khi đó các tin đồn, thuyết âm mưu rộ lên liên quan đến trách nhiệm của Trung Quốc với virus corona chủng mới. Tại sao Trung Quốc lại từ chối sự minh bạch, bác bỏ một cuộc điều tra quốc tế ? Phải chăng họ có điều ǵ phải giấu ?

    Tác giả bài báo nhắc lại khi xảy ra thảm họa hạt nhân Fukushima 2011, chính phủ Nhật ngay lập tức kêu gọi các chuyên gia của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế tới trợ giúp. Vậy tại sao Trung Quốc không làm như Nhật ?

    Tác giả kết luận : « Trên b́nh diện công nghệ, Trung Quốc đă hưởng lợi quá nhiều trong việc mở cửa với thế giới phương Tây. Những thập kỷ gần đây, con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh cũng không ngừng đ̣i phương Tây mở cửa rộng hơn. Vậy mà giờ đây Trung Quốc chủ trương đóng cửa, sau khi đă xuất khẩu một thảm họa sức khỏe chưa từng có từ một thế kỷ nay ».

  8. #58
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Thủ tướng Pháp công bố kế hoạch dần dần ra khỏi phong tỏa


    Thủ tướng Pháp Edouard Philippe thông báo kế hoạch ra khỏi phong tỏa trước Quốc Hội, ngày 28/04/2020. AFP/Pool
    Tú Anh
    Kể từ ngày 11/05/2020, từng địa phương cấp vùng ở Pháp sẽ từng bước tái lập sinh hoạt b́nh thường, tùy theo ''ba điều kiện y tế''. Chợ búa, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, dần dần mở lại. Khẩu trang bắt buộc trên các phương tiện giao thông công cộng, 700.000 xét nghiệm mỗi tuần, cách ly những trường hợp dương tính... là một số các biện pháp chủ yếu.



    Kế hoạch do thủ tướng Edouard Philippe tŕnh bày tại Quốc Hội, ngày thứ Ba 28/04/2020, được đại đa số dân biểu ủng hộ (368 phiếu thuận trên 100 phiếu chống và 103 phiếu trắng).

    Thủ tướng Edouard Philippe khẳng định nước Pháp sẽ phải sống chung với dịch, với nguy cơ đương đầu với đợt thứ hai, và kế hoạch tái lập sinh hoạt b́nh thường sẽ được thực hiện theo từng bước và từng vùng, dựa trên ''ba điều kiện''. Thứ nhất là trường hợp lây nhiễm có gia tăng trong 7 ngày liên tiếp hay không, thứ hai là khả năng tiếp nhận của bệnh viện cấp vùng có cho phép hay không và thứ ba là liệu hệ thống xét nghiệm có sẵn sàng hay chưa.

    Nói cách khác nước Pháp sẽ có hai loại địa phương: ''xanh'' và ''đỏ''. Loại ''xanh'' sẽ được mở sớm, c̣n loại ''đỏ'' th́ phải chờ. Chính phủ và chính quyền địa phương sẽ có một cuộc họp tổng kết t́nh h́nh trước khi quyết định.

    Về y tế, các biện pháp của chính phủ dựa trên ba trục chính: bảo vệ, xét nghiệm và cách ly.


    Khẩu trang là yếu tố quan trọng để tự bảo vệ ḿnh và bảo vệ người. Cùng với khẩu trang là việc tuân thủ việc giữ khoảng cách giữa các cá nhân, trong các phương tiện giao thông công cộng, cũng như các không gian đông người khác. Về xét nghiệm, Nhà nước bảo đảm từ nay đến 11/05 sẽ có khả năng thực hiện 700.000 xét nghiệm mỗi tuần. Người có dương tính sẽ tự cách ly tại nhà hay được đưa vào khách sạn dành riêng trong ṿng 14 ngày.

    Riêng về việc đi lại của mỗi cá nhân, kể từ ngày 11/05, mọi di chuyển dưới 100 km không cần tờ khai danh dự như trước. Người trên 65 tuổi cũng được tự do đi lại, nhưng được khuyến cáo thận trọng ở nhà th́ tốt hơn. Các sinh hoạt hay tụ điểm đông người như bóng đá, quán ăn, rạp hát, bảo tàng phải chờ đến cuối tháng 06. Không được phép tập hợp quá 10 người tại các nơi công cộng, cũng như không gian tư.

    Biện pháp chống dịch qua điện thoại có định vị gây tranh căi, v́ đe dọa tự do cá nhân, đă được tạm gác qua một bên để chờ hoàn chỉnh các kỹ thuật an toàn. Biện pháp này sẽ được thảo luận tại Quốc Hội.

    Lộ tŕnh của chính phủ Pháp được công bố vào lúc đại dịch Covid 19 vẫn tiếp tục gây tang tóc, cho dù số ca tử vong và cấp cứu giảm. Báo cáo chiều hôm qua ghi nhận có thêm 367 bệnh nhân từ trần trong 24 giờ qua. Tổng cộng tại Pháp có 129.859 ca lây nhiễm, 23.660 ca tử vong tính đến chiều ngày 28/04.

    Đại dịch c̣n làm cho 11,3 triệu dân Pháp bị thất nghiệp bán phần.

  9. #59
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Chấm dứt phong tỏa : « Gáo nước lạnh » từ chính phủ Pháp


    Chiều ngày 28/04/2020, thủ tướng Pháp Edouard Philippe tŕnh bày trước Quốc Hội về kế hoạch hậu phong tỏa 11/05. REUTERS - POOL
    Thùy Dương
    Báo chí Pháp hôm nay đa phần dành trang nhất và các hồ sơ lớn cho kế hoạch chấm dứt phong tỏa kể từ ngày 11/05 mà thủ tướng Pháp Edouard Philippe tŕnh bày trước Hạ Viện chiều hôm qua 28/04/2020. Một nhận định chung là chính phủ Pháp « rất thận trọng » v́ sợ dịch bệnh tái phát.

    QUẢNG CÁO

    Báo La Croix chạy tựa trang nhất : « Nỗi ám ảnh về việc tái phong tỏa ». Báo kinh tế Les Echos để lửng câu viết « Ngưng phong tỏa nếu như … », ư nói đến việc các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa đều kèm theo những điều kiện nghiêm ngặt. Báo Libération vốn thường sử dụng h́nh ảnh đầy ẩn ư với lối chơi chữ trên trang nhất th́ đăng h́nh hai ô đèn hiệu giao thông xanh và đỏ đặt cạnh nhau. H́nh người đứng yên màu đỏ được chú thích bằng từ « Tiu nghỉu » và h́nh người đang bước đi màu xanh lá cây là dấu hiệu « Đă thoát khỏi lệnh phong tỏa ». Theo tờ báo thiên tả, biện pháp chấm dứt phong tỏa chỉ mang tính bán phần và có nguy cơ gây chia rẽ nước Pháp.

    Khi thông báo 11/05/2020 là ngày chấm dứt phong tỏa, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă tạo ra niềm hy vọng cho người dân. Thế nhưng, bài phát biểu của thủ tướng Edouard Philippe trước Hạ Viện cho thấy một thực tế là trong giai đoạn ngưng phong tỏa, các biện pháp phong tỏa vẫn được duy tŕ. Le Figaro nói một cách h́nh ảnh là thủ tướng đă dội « một gáo nước lạnh » vào dân Pháp.

    Tờ báo thiên hữu ví chiến lược của chính phủ như « tṛ chơi ghép h́nh puzzle », theo đó nền kinh tế vắng bóng, đời sống giáo dục, thương mại và xă hội chỉ được khởi động lại từng chút một như từng miếng h́nh puzzle được ghép lại dần, với những điều kiện nghiêm ngặt. Tùy theo mức độ lây nhiễm, các tỉnh được phân loại theo các màu từ đỏ đến xanh lá cây, trên cơ sở đó chính quyền điều chỉnh quyền tự do, nhất là quyền di chuyển của người dân các nơi. Theo Le Figaro, mọi chuyện sẽ không đơn giản chút nào. Rơ ràng virus corona đă khiến nguyên tắc b́nh đẳng, vốn rất gắn bó với người Pháp, bị đảo lộn.

    Không ai có thể phủ nhận việc điều hành đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Mọi chuyện thay đổi từng ngày. V́ thế, thủ tướng Edouard Philippe buộc phải « chơi tṛ thăng bằng » : « Hơi vô lo quá th́ dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại. C̣n thận trọng hơi quá một chút là cả nước sẽ bị nhấn ch́m ». Tuy nhiên, tờ báo thiên hữu vẫn nhấn mạnh nước Pháp đang phải trả giá v́ sự chậm trễ, thiếu thống nhất và bất cẩn khi virus mới xuất hiện. Những sai lầm của ngày hôm qua báo hiệu ngày mai sẽ xảy ra thảm họa kinh tế.

    Tinh thần pḥng ngừa

    Đối với báo Công Giáo La Croix, nét chính khái quát kế hoạch hậu 11/05 của thủ tướng Pháp Edouard Philippe là « Tinh thần pḥng ngừa ». Những biện pháp mà thủ tướng giới thiệu trước Hạ Viện chiều hôm qua mang tính hạn chế chặt chẽ hơn rất nhiều so với những ǵ công chúng có thể h́nh dung, nhất là việc cấm các hoạt động tụ tập trên 10 người.

    La Croix nhấn mạnh cho dù một số biện pháp giảm phong tỏa được triển khai, nhưng chỉ là nhằm tránh để « đất nước bị nhấn ch́m ». Trên thực tế, các trường học và lĩnh vực kinh tế vẫn c̣n bị phong tỏa : các trường học chỉ được mở cửa trở lại một cách thận trọng, các doanh nghiệp được đề nghị tiếp tục để nhân viên làm việc từ xa và bố trí để những người đến công sở làm việc lệch giờ nhau, tránh t́nh trạng có quá đông người trong các phương tiện giao thông công cộng. Các cửa hàng phải tôn trọng các quy định chặt chẽ khi đón tiếp khách hàng. Các trung tâm thương mại vẫn phải đóng cửa.

    C̣n các lĩnh vực khác của đời sống xă hội vẫn bị giới hạn. Người dân không được di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Người cao tuổi được khuyến cáo hạn chế chuyện đi ra ngoài và các chuyến thăm nom. Các quán cà phê, nhà hàng, rạp phim, nhà hát chưa được mở cửa trở lại. Các hoạt động thể thao tập thể vẫn bị cấm. Trong bối cảnh đó, theo báo Công Giáo La Croix, việc chính phủ chưa muốn các buổi cầu nguyện tôn giáo được khôi phục lại ngay cũng không phải một điều đáng ngạc nhiên.

    Một cách khách quan, La Croix kết luận, ưu tiên hàng đầu của chính phủ vẫn là tránh nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát để rồi lại phải phong tỏa đất nước một lần nữa. Nếu điều này xảy ra, thiệt hại từ cuộc khủng hoảng sẽ càng thêm nghiêm trọng và người dân sẽ c̣n phải chờ đợi lâu hơn nữa để có thể quay trở lại cuộc sống tự do.

    Covid-19: Hy Lạp - Tấm gương cho các nước châu Âu

    Suốt một thời gian dài bị chỉ trích không quản lư tốt ngân sách, Hy Lạp không c̣n khiến Liên Âu đau đầu. Trái lại, Hy Lạp c̣n được coi là tấm gương điển h́nh cho các nước Liên Âu trong cuộc chiến chống Covid-19, cho dù ở Hy Lạp có nhiều yếu tố có nguy cơ đẩy đất nước vào thảm kịch : Dân số già tương tự như nước Ư và 10 năm khủng hoảng kinh tế 2008-2018 đă khiến nước này mất tới 25% GDP. Việc cắt giảm chi tiêu mà các chủ nợ công như Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, Liên Hiệp Châu Âu và Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu áp đặt cho Athens đă đẩy các bệnh viện công vào t́nh trạng bấp bênh, thiếu cả trang thiết bị và nhân viên chăm sóc y tế, 2.000 giường bệnh bị cắt giảm và 11 bệnh viện phải đóng cửa.

    Thế nhưng, Hy Lạp đă tạo nên một điều bất ngờ : Với dân số 10,5 triệu người, cho đến nay Hy Lạp chỉ có dưới 140 ca tử vong. Le Figaro đặt câu hỏi : Làm thế nào mà Hy Lạp, đất nước vốn bị coi là « cừu đen » (bị Liên Hiệp Châu Âu ghét bỏ) lại trở thành một « học sinh giỏi » trong khối ? Câu trả lời : Tính kỷ luật và ư thức công dân đă được phát huy. Người Hy Lạp, nhận thức được t́nh trạng y tế, đă tuân thủ các quy định phong tỏa từ rất sớm. Biên giới, trường học, cửa hàng, tất cả đều nhanh chóng đóng cửa.

    Theo các cuộc khảo sát gần đây, lần đầu tiên người ta thấy những người được hỏi không tỏ ra lo lắng về tương lai và họ đánh giá là đất nước đă có được h́nh ảnh đẹp trong mắt quốc tế. Tuy nhiên, chính phủ Hy Lạp vẫn cảnh giác và tin rằng những khó khăn chỉ mới bắt đầu và tất cả những nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh đều có một cái giá. Bộ Tài Chính Hy Lạp dự báo cuộc chiến chống Covid-19 sẽ tiêu tốn 10-15% GDP. Bóng ma của cuộc khủng hoảng vẫn c̣n lảng vảng đâu đó.

    ''Những mối liên kết nguy hiểm'' giữa Tổ chức Y Tế Thế Giới và Trung Quốc

    Báo Le Monde phát hành từ đầu giờ chiều hôm qua, trước khi thủ tướng Pháp công bố kế hoạch hậu phong tỏa 11/05, nên nội dung của báo Le Monde dàn trải trên nhiều vấn đề dù vẫn xoay quanh đại dịch Covid-19.

    Về thời sự nước Pháp, Le Monde quan tâm đến mức tăng kỷ lục của tỉ lệ thất nghiệp, trong khi ứng dụng định vị tracking StopCovid vẫn đang gây nhiều tranh căi v́ liên quan đến các quyền tự do cá nhân, c̣n hiệu trưởng các trường học đang chịu nhiều áp lực để chuẩn bị đón học sinh trở lại trường và bảo đảm an toàn cho cả học sinh, giáo viên và đội ngũ nhân viên.

    Nh́n ra châu Âu, Le Monde nói tới nhịp độ mở cửa trường học dàn trải ở các nước. C̣n về châu Á, Le Monde cho biết tại Nhật Bản, người dân thủ đô Tokyo và các thành phố lớn từng bước tự nguyện phong tỏa. Liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ, Le Monde có bài nói về « Các ngân hàng trung ương, thành tŕ cuối cùng của nền kinh tế thế giới » và đặc biệt lưu ư đến vấn đề nợ công : Đối phó với cú sốc dịch bệnh Covid-19, chính quyền các nước buộc phải chi rất nhiều tiền và những khoản chi này sẽ để lại hệ quả đối với chính sách về lâu dài của các quốc gia.


    Tuy nhiên, hồ sơ lớn của Le Monde liên quan đến « Tổ chức Y Tế Thế Giới – Trung Quốc : những mối liên kết nguy hiểm ». Về các điểm yếu, vết nạn nứt trong nội bộ các định chế quốc tế lớn do đại dịch Covid-19, Le Monde dành số đầu, với hai trang báo, của chuỗi bài điều tra (3 số báo) cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Các phóng viên của Le Monde tập trung vào diễn biến giai đoạn từ ngày 31/12/2019, mốc thời gian Trung Quốc báo tin cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới là có một nhóm người mắc chứng viêm phổi lạ tại thành phố Vũ Hán, khi đó WHO vẫn chưa biết họ sắp phải đối phó với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi được thành lập vào năm 1948. Đây là cuộc khủng hoảng không chỉ về y tế, mà cả về kinh tế, địa chiến lược và vượt quá khả năng quản lư của định chế y tế của Liên Hiệp Quốc.

    Nhưng liệu có đúng Trung Quốc là nước đầu tiên báo động WHO về dịch bệnh hay không ? Le Monde không tin vào khả năng này, bởi v́ vào tối 30/12, phó giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Đài Loan đă biết t́nh h́nh ở Vũ Hán và đến trưa th́ Đài Loan yêu cầu Trung Quốc giải thích, cùng lúc thông báo tin tức cho WHO. Cho đến nay, Tổ Chức Y Tế thế Giới vẫn không công bố thời điểm nhận được 2 email thông báo, từ cơ quan y tế Đài Loan và Trung Quốc trong cùng ngày 31/12, nên theo Le Monde, nhiều khả năng chính Đài Bắc đă báo động.

    Le Monde lần ngược lại ḍng thời gian, tường thuật cặn kẽ từng sự kiện, từng quyết định, hành động của WHO có liên quan đến Trung Quốc và tổng kết hàng loạt chứng cớ cho thấy WHO ngả về Bắc Kinh, làm theo những ǵ Trung Quốc muốn, tuyên truyền cho Trung Quốc, chậm trễ trong việc đưa ra các quyết định khiến thế giới mất quá nhiều thời gian quư báu để chống dịch lây lan. Chẳng hạn, theo nhiều nguồn tin ngoại giao của Le Monde, Bắc Kinh đă gây nhiều sức ép để Ủy ban khẩn cấp của WHO không ban bố t́nh trạng khẩn cấp về dịch bệnh trên toàn cầu vào hồi cuối tháng Giêng.

    Về việc đặt tên cho dịch bệnh, Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng lấy tên « Covid-19 », theo tổng giám đốc WHO, tên gọi này không liên quan đến một địa danh, loài vật hay nhóm dân đặc biệt nào, cho dù Ủy ban quốc tế về phân loại virus, cơ quan chịu trách nhiệm đặt tên các loại virus, đă chọn tên « SARS-CoV-2 » để gọi chủng virus corona mới lần này. Tuy nhiên, Trung Quốc không thích tên gọi này v́ nó gợi nhớ đến dịch bệnh SARS xuất phát từ Trung Quốc hồi năm 2003.

    Tất cả những điều Le Monde nêu lên đều củng cố giả thuyết WHO chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh. Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso thậm chí c̣n gợi ư gọi định chế y tế của Liên Hiệp Quốc là « tổ chức Y Tế của Trung Quốc ». Le Monde c̣n nhận định « WHO đang ở tâm điểm các tṛ chơi ảnh hưởng ». Chính Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă tạo cơ hội cho Trung Quốc chơi tṛ « cứu thế giới ». Tuy nhiên, một cách khách quan, Le Monde cũng nhấn mạnh Trung Quốc không phải nước duy nhất gây chơi tṛ ảnh hưởng với WHO khi xảy ra khủng hoảng y tế. Mỹ cũng từng làm chuyện tương tự với Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chẳng hạn khi xảy ra khủng hoảng do cơn băo Katrina.

  10. #60
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Một chủng lạ đe dọa kịch bản sống chung với dịch của Pháp


    Một pḥng phân tích mẫu máu xét nghiệm virus corona tại Colmar, Pháp, ngày 16/04/2020. REUTERS - CHRISTIAN HARTMANN
    Tú Anh
    Ngày 28/04/2020, thủ tướng Pháp Edouard Philippe tŕnh bày kế hoạch giảm dần các biện pháp phong tỏa, tái lập sinh hoạt b́nh thường trong điều kiện tối ưu trong khi chờ t́m ra vac-xin chống siêu vi SARS-Cov-2. Cùng lúc đó, một kết quả nghiên cứu của viện Pasteur làm lung lay một số định kiến về đại dịch Covid-19 tại Pháp được công bố. Một chủng lạ lây nhiễm rất nhanh nhưng không có triệu chứng.


    V́ sao Pháp ít dân hơn Đức 20 triệu người mà số tử vong cao gấp bốn lần ?

    Từ khi siêu vi SARS-Cov-2 từ Vũ Hán lan ra khắp địa cầu, giới khoa học gia đă nghi ngờ siêu vi biến chủng nhanh chóng và mỗi chủng có cường độ độc hại khác nhau. Mối nghi ngờ này được quan sát tại từng nước, được các đại học từ Trung Quốc, Anh Quốc, Mỹ, Đức kiểm chứng. Đại học Chiết Giang cho biết cô lập được 11 chủng ở các bệnh nhân địa phương, trong đó phát hiện 33 trạng thái biến thể, một phần liên quan đến cấu trúc bề mặt, cho phép siêu vi xâm nhập vào tế bào. Qua thí nghiệm, các chuyên gia đại học Chiết Giang nhận thấy một số chủng biến thể sinh sôi nẩy nở gấp 270 lần hơn. Trước đó, đại học Northeastern, Boston, chứng minh siêu vi SARS-Cov-2 lây lan ở Châu Âu, nhất là tại Ư, có sức tấn công mănh liệt nhất.

    Nói rơ hơn là từ lúc phát sinh tại Vũ Hán, siêu vi đầu tiên đă nhanh chóng biến thể và những chủng mới lây ra khắp nơi với cường độ tấn công nhanh chậm, mạnh yếu khác nhau tùy vào t́nh trạng biến thể.

    Trường hợp cụ thể: tại Pháp, đại dịch Covid-19 đến từ hai đường : từ Trung Quốc và Ư, trái với nghi ngờ lúc ban đầu, ổ dịch ở Oise, tỉnh miền bắc Pháp, không do siêu vi "bám" theo máy bay di tản kiều dân Pháp ở Vũ Hán hồi hương, mà do lây nhiễm từ Ư, tâm dịch đầu tiên ở Châu Âu.

    Nhưng thực tế không đơn giản như thế . Đại dịch đang làm cho cả nước Pháp phải chật vật đối phó không đơn thuần xuất phát từ hai nguồn này, theo Sylvie van der Werf và Etienne Simon-Lorière hai chuyên gia về siêu vi trùng học của Viện Pasteur Paris.

    Chủng lạ?

    Hai nhà khoa học Pháp khám phá chuyện bất ngờ : Một loại siêu vi corona kư sinh nơi nhiều người Pháp có liên quan đến một "nhóm gen" mà trong ngôn ngữ di truyền học gọi là "clade" hay "một nhánh". Mà "nhánh" này dường như không có liên hệ ǵ với chủng đến từ Trung Quốc và Ư.

    Đại dịch Covid-19 tại Pháp, lây nhiễm cho 128.442 người và giết chết 24.087 người theo tổng kết chiều 29/04, có thể do nhiều "nhánh" của nhóm siêu vi corona SARS Cov-2 gieo rắc. Một trong những "nhánh" đó có thể đă xuất phát từ miền bắc nước Pháp mà không ai biết từ lúc nào. Có thể những người bị lây nhiễm không có triệu chứng biểu lộ như ho, sốt..., cho nên khó phát hiện nếu không xét nghiệm.

    Chủng lạ này được t́m thấy ở một số bệnh nhân mà trong thời gian trước đó không ra khỏi nước Pháp, không du lịch nước ngoài, không tiếp xúc với những người từ nước ngoài hồi hương. Một số bệnh nhân khác th́ có đi sang các nước Châu Âu, hay là Ả rập Xê Út, Madagascar, Ai Cập. Nhưng hai nhà nghiên cứu Sylvie van der Werf và Etienne Simon-Lorière quả quyết là "không có bằng chứng là những người này bị nhiễm siêu vi corona trong khi du lịch".

    Tuy chưa kết luận siêu vi "nhánh lạ" này từ đâu tới, đến Pháp lúc nào, nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur Paris cho rằng công tŕnh của họ cho phép đánh tiếng chuông báo động giới y tế: đó là cần phải theo dơi những người mà kết quả xét nghiệm có "dương tính" với Covid-19 nhưng "không có triệu chứng mang bệnh".

    Một phát hiện thứ hai trong cuộc khảo sát này, là không t́m thấy siêu vi SARS-Cov-2 chủng Trung Quốc và Ư lây lan nhiều tại Pháp. Điều này mang ư nghĩa ǵ? Điều này chứng tỏ biện pháp phong tỏa xă hội, nhà ai nấy ở, tiến hành từ tháng Ba đến nay có hiệu quả nhất định chận hai nguồn siêu vi ngoại nhập lan rộng hơn.

    Nhưng nếu siêu vi biến thể nhanh chóng th́ công tŕnh t́m kiếm vac-xin hiệu nghiệm cũng rất khó khăn. Vấn đề nguy hiểm nữa khi nới lỏng phong tỏa th́ làm sao đối phó với "kẻ thù vô triệu chứng"? Chính phủ Pháp không thể không biết lời cảnh báo này của hai nhà nghiên cứu siêu vi có tiếng tăm.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •