Page 7 of 8 FirstFirst ... 345678 LastLast
Results 61 to 70 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #61
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Từ virus đến nguyên tử, mối liên hệ nguy hiểm giữa Pháp và Trung Quốc


    Pḥng thí nghiệm công nghệ cao P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán do Pháp giúp xây dựng. Ảnh chụp từ trên không ngày 17/04/2020. LOUISA GOULIAMAKI / AFP
    Thụy My
    Theo Le Figaro, khả năng con virus corona chủng mới thoát ra từ một pḥng thí nghiệm ở Vũ Hán đă làm dấy lại cuộc tranh luận về việc Pháp bán công nghệ mũi nhọn cho chế độ cộng sản Bắc Kinh.



    Con virus corona lọt ra từ pḥng thí nghiệm P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán, nơi chứa những con virus nguy hiểm nhất thế giới như tổng thống Donald Trump đă nói ? Hoặc là từ pḥng thí nghiệm P3 gần đó, cũng chuyên nghiên cứu về virus corona ? Hay là nó thoát ra từ pḥng thí nghiệm P2 của Trung tâm pḥng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nơi tiến hành các cuộc nghiên cứu về virus corona trên loài dơi trong những điều kiện nhiều khi kém an toàn, nằm cách ngôi chợ thịt rừng Hoa Nam chỉ 300 mét ?

    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm Chủ nhật 03/05/2020 khẳng định « có đầy những bằng chứng » là con virus xuất xứ từ một pḥng thí nghiệm Vũ Hán, nhưng không nói rơ pḥng thí nghiệm nào. Ông cũng không trả lời câu hỏi liệu con virus có do Bắc Kinh cố t́nh phát tán hay không.

    Từ pḥng thí nghiệm P4 Vũ Hán đến nhà máy xử lư nhiên liệu nguyên tử

    Vẫn c̣n quá sớm để nói rằng giả thiết nào khả tín nhất. Nhưng việc con virus sản sinh ra tại Vũ Hán, thành phố mà Trung Quốc đă xây dựng pḥng thí nghiệm sinh học an ninh cao độ do Pháp cung cấp, cùng với cố gắng che giấu thông tin của chính quyền Bắc Kinh, đă đủ để làm sống dậy một vấn đề siêu nhạy cảm tại Pháp. Đó là việc bán các công nghệ lưỡng dụng, có nghĩa là có thể sử dụng được cho cả mục đích dân sự và quân sự cho Trung Quốc – quốc gia do đảng Cộng sản cầm quyền từ năm 1949.

    Khi trao cho Trung Quốc một công nghệ cao như P4, nếu thực sự Paris đă vô t́nh và gián tiếp đóng một vai tṛ trong việc làm virus lan ra, th́ vụ này khá phiền hà cho Pháp, nhất là khi Bắc Kinh không ngần ngại bóp méo thông tin. Có thể đó là lư do khiến giới quốc pḥng và ngoại giao không muốn đề cập đến đề tài này. Bởi v́ P4 không chỉ là chủ đề nhạy cảm duy nhất, mà c̣n một dự án chiến lược khác : xây dựng một nhà máy xử lư nhiên liệu nguyên tử đă qua sử dụng, do tập đoàn Orano (tên cũ là Areva) thực hiện.

    Hồ sơ này đă kéo dài khoảng hai chục năm qua, một hợp đồng khổng lồ cho Pháp. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến các rủi ro, v́ đây là công nghệ lưỡng dụng.

    Vào năm 2004, lúc tổng thống Jacques Chirac và thủ tướng Jean-Pierre Raffarin đưa ra dự án P4, tranh căi đă nổ ra dữ dội. Các chính khách và nhà khoa học ủng hộ, khẳng định cần phải giúp Trung Quốc – khi đó vừa thoát khỏi dịch SARS – chống dịch bệnh. Nhưng bên quốc pḥng và t́nh báo cũng như ngành ngoại giao quyết liệt chống lại, lo ngại Bắc Kinh có thể sử dụng làm vũ khí sinh học cho chương tŕnh quân sự. Họ nghi ngờ rằng Trung Quốc muốn trang bị từ 5 đến 7 pḥng thí nghiệm P4, trong đó có hai cơ sở dùng cho mục đích quân sự.

    Một nhà ngoại giao theo dơi sát vụ này kể lại : « Chúng tôi ư thức được những nguy cơ, Trung Quốc sẽ kiểm soát tất cả và nhanh chóng đẩy chúng ta ra khỏi dự án. Cung ứng công nghệ mũi nhọn này cho một nước có tham vọng quân sự bất tận có thể khiến cho Pháp bị liên lụy ».

    Vũ khí sinh học ?

    Theo một nguồn tin cấp cao, dự án cũng đă gây khủng hoảng tại Viện Pasteur. Hội đồng 100 người, một kiểu Quốc hội của Viện, đă phản đối việc hợp đồng cho phép phía Trung Quốc được tham khảo một số cơ sở dữ liệu, nhưng rốt cuộc ban giám đốc vẫn áp đặt. « Họ lư luận rằng Trung Quốc thực sự có vấn đề về dịch bệnh, c̣n Pháp sở hữu công nghệ tối tân. Nhưng người Trung Quốc biết sao chép ! P4 có thể trở thành công cụ nếu một ngày nào đó Bắc Kinh tung ra chương tŕnh vũ khí sinh học ».

    Đọc thêm: Virus corona : « Batwowan » và những bí mật pḥng thí nghiệm P4 Vũ Hán
    Các nhà khoa học Pháp đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc thúc đẩy dự án. Bà Valérie Niquet, chuyên gia về châu Á của Viện Nghiên cứu Chiến lược (FRS) giải thích : « Có một sự mù quáng trong cộng đồng khoa học, không muốn nh́n thấy thực tại của chế độ Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu nghĩ rằng việc mở cửa cho chủ nghĩa tư bản sẽ chuyển đổi Trung Quốc thành một quốc gia b́nh thường. Họ quên rằng trước hết đó vẫn là một Nhà nước kiểu Lênin, trong đó khoa học không được độc lập mà do đảng Cộng sản lănh đạo ».

    Từ khi khởi đầu nạn dịch, đảng và Nhà nước can thiệp vào việc nghiên cứu, sửa đổi ngày tháng và viết lại lịch sử về virus corona. « Mọi nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc phải đều phải chấp hành mệnh lệnh của đảng » - Josh Rogin, nhà báo Washington Post nhắc nhở.

    Vào thời đó, Trung Quốc vừa được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tất cả các nước phương Tây đều thiết lập quan hệ đối tác với Bắc Kinh. Chính phủ Pháp hoan nghênh « quyền lực mềm » Trung Quốc, với h́nh ảnh một cường quốc ôn ḥa luôn mà Bắc Kinh luôn nhấn mạnh trong các bài diễn văn. Một nguồn tin ngoại giao giải thích : « Người ta nghĩ rằng chế độ sẽ tiến bộ hơn, mở cửa cho các ư tưởng dân chủ ».

    Nhưng người Pháp nhanh chóng thất vọng. Sau khi khai trương pḥng thí nghiệm năm 2017, Pháp bị sút ra ngoài. Việc hợp tác giữa hai nước, qua đó Pháp đào tạo các nhà nghiên cứu Trung Quốc và kiểm soát các hoạt động, thực tế chưa bao giờ được khởi động.

    Mục tiêu chiếm hữu công nghệ của phương Tây

    Một nhà ngoại giao phân tích : « Người Trung Quốc muốn chứng tỏ rằng họ có thể tự xoay sở được, rằng Trung Quốc vĩ đại không cần đến các nhà bảo trợ phương Tây. Nhưng vụ virus chỉ là một chi tiết, chủ đề thực sự là quan hệ Pháp-Trung từ 30 năm qua. Chúng ta đă tạo ra con rồng. Trong nhiều thập niên, không ai muốn biết bộ mặt thực sự của các nhà lănh đạo Trung Quốc, không biết ư định trả thù phương Tây của họ ».

    Trong khi đó Bắc Kinh chưa bao giờ che giấu mục tiêu chiếm hữu công nghệ phương Tây bằng mọi phương tiện. Một chuyên gia về Trung Quốc giải thích : « Trung Quốc không c̣n là công xưởng thế giới. Việc mở cửa đă giúp họ có được kiến thức và công nghệ, nhưng họ chưa hoàn toàn làm chủ được. Một số công nghệ đă bị đánh cắp, nhưng đa số đạt được trong khuôn khổ hợp tác ».

    Ở cổng vào nhà máy điện nguyên tử Đài Sơn (Taishan), nơi Pháp cung cấp hai ḷ phản ứng EPR, bốn tấm bảng cảnh báo khách đến thăm : 1) Chúng tôi mua công nghệ nước ngoài 2) Chúng tôi quản lư 3) Chúng tôi sản xuất lại trong nước 4) Chúng tôi xuất khẩu.

    Việc hợp tác với tập đoàn hàng không châu Âu Airbus là một ví dụ về cách thức Bắc Kinh rút ngắn khoảng cách công nghệ. Một người Pháp làm việc tại Bắc Kinh tỏ ra hối tiếc : « Chúng ta biết rơ là Trung Quốc sẽ dựng lên một nhà máy chỉ để làm b́nh phong, thế nhưng vẫn để cho họ đánh cắp thông tin và đạt được tŕnh độ mà trước đây chưa bao giờ vươn tới nổi, chỉ v́ vấn đề tiền bạc trước mắt ».

    Hoặc là chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc, hoặc có nguy cơ bị mất hợp đồng, đó là thế lưỡng nan muôn thuở của các nhà lănh đạo kỹ nghệ và chính trị tại Pháp. Nhất là khi đụng đến công nghệ lưỡng dụng. Và đặc biệt từ khi Trung Quốc chính thức xóa nḥa ranh giới giữa dân dụng và quân sự, với việc thành lập vào năm 2015 một ủy ban chỉ đạo hội nhập dân sự với quân sự, do Tập Cận B́nh đứng đầu.

    Kể từ 2018, một đạo luật buộc các pḥng thí nghiệm dân sự và quân sự phải hợp tác với nhau. Ông Antoine Bondaz, chuyên gia của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) tóm tắt : « Điều căn bản là ư thức được nguy cơ của việc Trung Quốc biến hợp tác khoa học và trao đổi học thuật thành công cụ để chiếm lĩnh công nghệ, đôi khi cả trong các lănh vực nhạy cảm kể cả quân sự ».

    Liệu vụ P4 một lần nữa lại đưa ra ánh sáng dự án xử lư chất thải nguyên tử mà Pháp muốn bán cho Trung Quốc ? Cũng như pḥng thí nghiệm Vũ Hán, việc hoàn tất dự án này đă bị tŕ hoăn v́ phía Pháp do dự, nhất là bộ Ngoại Giao. Một người thông thạo hồ sơ giải thích : « Mục đích của họ rất có thể là mua một nhà máy điện nguyên tử với giá rẻ để bắt chước sản xuất tại Trung Quốc rồi xuất khẩu, nhất là cho những nước mà « Con đường tơ lụa mới » chạy qua ».

    Quá lệ thuộc vào Trung Quốc

    Nhiều nhà ngoại giao đặt câu hỏi, v́ sao lại chuyển giao công nghệ để giúp Trung Quốc đuổi kịp Pháp trong một lănh vực mà Pháp đang dẫn đầu.

    Antoine Bondaz phân tích : « Một nhà máy xử lư nhiên liệu thực ra không nhằm mục đích phục vụ quân sự. Tuy nhiên, do một số cơ sở hạ tầng giúp cô lập vật liệu phân hạch, tức plutonium, về lư thuyết có thể giúp một nước gia tăng kho vũ khí nguyên tử. Thế nên Pháp cần phải hết sức thận trọng khi chuyển giao công nghệ, và xúc tiến một hiệp ước quốc tế cấm sản xuất vật liệu hạch tâm dùng cho vũ khí hạt nhân ».

    Mỗi lần có chuyến thăm viếng song phương, chủ đề này lại được nêu ra. Nhưng bản hợp đồng nhiều tỉ euro sẽ tạo tiếng vang cho giới lănh đạo chính trị cho đến nay vẫn chưa được kư kết.

    Hoa Kỳ, vốn phản đối việc Pháp bán P4 cho Trung Quốc, bắt đầu gióng lên hồi chuông cảnh báo. Bộ Năng Lượng cấm các nhà nghiên cứu Trung Quốc tham gia « Chương tŕnh 1.000 tài năng » thu hút tinh hoa từ các nước với các học bổng hào phóng, kể cả các chuyên gia công nghệ lưỡng dụng.

    Mỹ cũng chấm dứt tài trợ cho một số hoạt động của pḥng thí nghiệm P4 Vũ Hán, được cung cấp sau khi Pháp ra đi. Các nhà ngoại giao Mỹ tại Bắc Kinh đă cảnh báo chính quyền năm 2018 về t́nh trạng kém an toàn của P4. Theo nguồn tin của Le Figaro, pḥng thí nghiệm này gần đây không bảo đảm độ kín : hồi tháng 12/2019 Trung Quốc đă mua vào một lượng lớn chất chống đông máu trên thị trường quốc tế.

    Một nhà ngoại giao đặt câu hỏi : Tại sao lại tiếp tục để cho nền kinh tế chúng ta bị phơi bụng trước một đất nước hiếm khi tôn trọng các giá trị của chúng ta ? Tại sao lại chuyển giao cho họ các công nghệ nhạy cảm ? « Bởi v́ chúng ta sợ. Bởi v́ sự lệ thuộc vào Trung Quốc đă đạt đến một mức độ mà họ tác động lên mọi quyết định của chúng ta ». Mối liên hệ nguy hiểm về con virus và các pḥng thí nghiệm Vũ Hán liệu có thể thay đổi thế cờ tại Pháp, và vấn đề 5G Trung Quốc sắp tới có thể làm tăng thêm sự lệ thuộc của Pháp hay không ?

    Le Figaro kết luận bằng nhận xét của một nhà ngoại giao khác : sau đại dịch Vũ Hán, chính sách đối ngoại của Pháp cần phải thức tỉnh. Pháp cần ưu tiên quan hệ thương mại với các nước cùng chia sẻ những giá trị, t́m ra phương cách bảo vệ lợi ích quốc gia.

  2. #62
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Tổng thống và Thủ tướng Pháp thiếu sự đồng thuận - 'Nguy cơ sụp đổ' của Pháp?
    B́nh luậnDu Miên • 22:18, 06/05/20• 133 lượt xem

    Từ trái qua: Thủ tướng Pháp Edouard Philippe, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Bộ trưởng Sinh thái học Pháp Francois de Rugy gặp gỡ các đại diện của công đoàn, tổ chức sử dụng lao động và các quan chức địa phương tại dinh tổng thống Elysee ở Paris, như một phần của các cuộc tham vấn để t́m kiếm cách để chấm dứt cuộc khủng hoảng được gọi là "Áo vàng", vào ngày 10/122018. (Ảnh của Yoan VALAT / AFP qua Getty Images)


    Trong một buổi phỏng vấn trên truyền h́nh ngày 05/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định ông không hề lo ngại việc Pháp phải đối mặt với "nguy cơ sụp đổ" về kinh tế nếu phải kéo dài lệnh phong tỏa. Tuy nhiên người đồng sự của ông, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đă nhắc đến vấn đề này khi tŕnh bày về việc gỡ bỏ lệnh phong tỏa trước Quốc hội vào ngày 28/4, nhấn mạnh rằng ông "không sử dụng thuật ngữ này một cách ngẫu nhiên".

    Thậm chí, ông Philippe khẳng định nước Pháp sẽ phải đối mặt với những "hậu quả nghiêm trọng" nếu người dân nước này phải tiếp tục ở nhà. Một tuần sau đó, Tổng thống Macron đă từ chối đề xuất từ phía người đứng đầu chính phủ của ḿnh, Le Figaro cho biết.

    Ông Macron khẳng định rằng nước Pháp "là một quốc gia mạnh mẽ", trong khi đưa ra tuyên bố sẽ tính toán lại "cú sốc kinh tế lớn" mà nước này đang trải qua do tác động của đại dịch virus Corona Vũ Hán. Tổng thống Macron cũng đưa ra lời cảnh báo: "Chúng ta mới đang chỉ ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế và xă hội. Chúng ta sẽ cần thiết lập các biện pháp."

    Theo đánh giá từ các chuyên gia của Pháp, đây là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất mà thế giới phải đối mặt kể từ cuộc Đại Khủng hoảng những năm 1930.

    Chính sự không nhất quán trong phát biểu của Tổng thống Macron và Thủ tướng Philippe dẫn đến những suy đoán về sự rạn nứt giữa 2 nhân vật quyền lực nhất nước Pháp. Tuy nhiên, cả 2 phía đều không công nhận mối quan hệ "căng thẳng" này.

    Ngay từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng nổ tại Pháp, Tổng thống Macron và Thủ tướng Philippe đă có nhiều quan điểm khác biệt với người đồng sự của ḿnh. Trong khi ông Macron đảm bảo rằng "hy vọng sẽ tái sinh" và khẳng định sẽ kéo dài "những ngày hạnh phúc" tới đây, c̣n ông Philippe mô tả t́nh h́nh này là "một thời điểm quan trọng" và kêu gọi người dân Pháp kiên nhẫn chờ đợi cho tới những "ngày tốt đẹp hơn".

    Trong một diễn biến khác, các nhà nghiên cứu Pháp cho biết họ đă t́m thấy một bệnh nhân virus Corona Vũ Hán (COVID-19) ở quốc gia này vào tháng 12/2019, khoảng một tháng trước khi nước này báo cáo trường hợp đầu tiên. Trường hợp dương tính với virus Corona Vũ Hán này được phát hiện sau khi các bác sĩ tại một bệnh viện gần Paris đă xem xét mẫu của 14 bệnh nhân được điều trị viêm phổi trong khoảng thời gian từ tháng 12/2019 đến tháng 1/2020.

    Du Miên

  3. #63
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp sốt khẩu trang, nhiều siêu thị bị cháy hàng


    Khẩu trang bắt đầu được bán trong các siêu thị Pháp, như tại một cửa hàng Carrefour tại Cannes (Pháp) ngày 04/05/2020. REUTERS - Eric Gaillard
    Mai Vân
    Giống như giấy vệ sinh thời dịch bệnh mới bùng lên, khẩu trang đang biến thành một mặt hàng được người Pháp tích trữ vào lúc toàn quốc chuẩn bị bước vào thời “hậu phong tỏa”. Cơn sốt mua sắm lên cao đến nỗi mà chỉ một hôm sau khi được phép bán loại khẩu trang y tế dùng một lần - kể từ ngày 04/05/2020 - nhiều siêu thị đã không còn hàng để bán, trong lúc một số khác phải hạn chế số lượng được mua (quota).



    Với lệnh trưng dụng đối với khẩu trang được nới lỏng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, kể từ thứ Hai 04/05 vừa qua, các đại siêu thị ở Pháp đã có thể bày bán các loại khẩu trang giải phẫu dùng một lần, hay các loại bằng vải có thể tái dụng.

    Để chuẩn bị cho việc này, các dây chuyền siêu thị lớn tại Pháp như Carrefour, Casino, Leclerc, Lidl…, đã nhập về hàng triệu chiếc khẩu trang y tế, chủ yếu là từ Trung Quốc, để sẵn sàng bán ra cho khách hàng.

    Ngay ngày đầu tiên nhiều nơi đã cháy hàng

    Ngay ngày đầu tiên, các siêu thị Lidl, thuộc một dây chuyền Đức nhưng rất mạnh tại Pháp, đã hầu như bị cháy hàng, với 5 triệu chiếc khẩu trang được bán hết sau vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ.

    Trả lời phỏng vấn của một đài phát thanh Pháp, ông Michel Biero, giám đốc điều hành phụ trách thu mua và tiếp thị cho chi nhánh Lidl tại Pháp giải thích: “Năm triệu khẩu trang đóng gói trong loại hộp 50 chiếc, rốt cuộc chỉ tương đương với 100.000 hộp được tung ra thị trường, khi chia về các điểm bán (hơn 1500 trên toàn thể nước Pháp) thì mỗi cửa hàng chỉ có 70 hộp mà thôi!”.

    Bên phía tập đoàn siêu thị Casino, khai thác các cửa hàng dưới nhiều tên gọi khác nhau, tình hình cũng tương tự. Một phát ngôn viên của tập đoàn đã xác nhận: “Khẩu trang ở các cửa hàng khác nhau đă bán rất chạy… Hàng dự trữ đều cạn ngay trong ngày đầu tiên”.

    Dây chuyên siêu thị Système U, rất mạnh tại các địa phương Pháp, cũng tranh thủ cơ hội bán đi kho dự trữ dành cho nhân viên, để dọn chỗ lập lại dự trữ với các sản phẩm mới hơn. Theo ghi nhận của Ouest-France, một tờ báo lớn ở miền Tây nước Pháp, tại một siêu thị Super U trong vùng, 10.000 chiếc khẩu trang đã được bán đi trong nhấp nháy.

    Lại xẩy ra tình trạng khan hiếm ?

    Các siêu thị đều khẳng định là hàng chỉ thiếu “tạm thời” mà thôi. Từ Casino, Lidl, cho đến Leclerc, Carrefour, tất cả đều cam kết khẩu trang sẽ nhanh chóng có lại kể từ ngày 11/05, ngày đầu tiên của giai đoạn hậu phong tỏa.

    Theo một phát ngôn viên dây chuyền siêu thị Leclerc thì “Không có gì là phải vội vàng, hàng sẽ có với khối lượng lớn và hoàn toàn đầy đủ để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người” kể từ ngày 11/05 và kho dự trữ sẽ được bổ sung liên tục.

    Ngay từ hôm 04/05, ông Jacques Creyssel, tổng đại diện Liên Đoàn Thương Mại và Phân Phối (FCD), đã kêu gọi người tiêu dùng đừng đổ xô đến các siêu thị để mua khẩu trang và nhắc nhở: “Xin đừng lặp lại vố ḿ ống!”.

    Lời kêu gọi này gợi lại tình trạng dân Pháp vét sạch tất cả các loại mì sợi, mì ống, đồ khô và… giấy vệ sinh, vào lúc bắt đầu các biện pháp phong tỏa.

    Áp dụng chế độ quota

    Trước mắt, ở nhiều cửa hàng, chế độ quota đã được áp dụng, như ở các siêu thị Lidl, mỗi người chỉ được mua một hộp. Và để hạn chế tình trạng gom hàng, khẩu trang không bày bán tại các quày mà chỉ bán ra tại quầy thu ngân hay tiếp tân mà thôi.

    Tại các siêu thị Carrefour chẳng hạn, khẩu trang không được đặt trên kệ, mà chỉ được bán ra khi khách hàng yêu cầu tại các quầy thu tiền, trong bao bì loại 5 hoặc 10 chiếc, và mỗi người không thể mua nhiều hơn là hai lô.

    Hiện tượng tăng giá

    Giá bán khẩu trang cũng gây tranh cãi. Chính phủ đă quy định giá trần là 95 xu cho mỗi chiếc khẩu trang phẫu thuật, nhưng mức này bị nhiều người cho là quá cao. Các siêu thị như Carrefour, Leclerc và Casino nhấn mạnh rằng tại các cửa hàng của họ, khẩu trang được bán với “giá thành”, nghĩa là thấp hơn mức trần 0,95 euro.

    Tuy nhiên, tệ nạn bán giá “trời ơi” cũng đã được ghi nhận. Theo hãng tin Pháp AFP ngày 05/05, một đoạn video, được chia sẻ hơn 50.000 lần trong 24 tiếng đồng hồ trên mạng Facebook, cho thấy một người phát hiện nhăn giá 6 euro trên một lô 10 chiếc khẩu trang phẫu thuật, được dán đè lên một nhãn giá 3 euro, và cả hai đều ghi ngày 04/05.

    Khi bị chất vấn, ban giám đốc Leclerc đã xin lỗi về sự cố đó và giải thích rằng giá 3 euro ban đầu là một “sai sót” ban đầu nên đã được điều chỉnh ngay.

    Giới y tế cáo buộc giới kinh doanh trục lợi

    Tranh cãi về giá cả bùng lên sau một tranh cãi khác nổi lên vào tuần trước khi các dây chuyền siêu thị loan báo việc đã chuẩn bị sẵn hàng triệu chiếc khẩu trang y tế để bán ra kể từ ngày 04/05.

    Các số liệu to lớn đó đã khiến giới y tế “nhảy dựng”, cho rằng giới kinh doanh đã cố tình giấu giếm kho hàng dự trữ của họ trong lúc các bác sĩ, y tá bị thiếu các phương tiện phòng thân.

    Giới lãnh đạo các siêu thị dĩ nhiên đã bác bỏ những cáo buộc này, chẳng hạn như chủ tịch dây chuyền phân phối Sysstème U cho biết là họ chỉ bắt đầu đặt mua khẩu trang sau ngày 24/04, là ngày mà chính quyền cho phép bán lại mặt hàng này.

  4. #64
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19 : Thủ tướng Pháp công bố kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa


    Thủ tướng Pháp, Edouard Philiipe, trong một phiên họp Quốc Hội, giai đoạn phong tỏa v́ dịch Covid-19, ngày 29/04/2020. REUTERS - POOL
    Thùy Dương
    Thủ tướng Pháp Edouard Philippe vào 16h chiều ngày 07/05/2020 tŕnh bày kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa đất nước, dự kiến bắt đầu từ ngày thứ Hai 11/05.



    Theo số liệu công bố tối 06/5, trong ṿng 24 giờ, nước Pháp ghi nhận thêm 278 ca tử vong, nâng tổng số người chết v́ Covid-19 lên thành 25.809 người, số bệnh nhân nặng phải nằm khoa Hồi sức tích cực tiếp tục giảm.

    Bốn ngày trước khi bắt đầu dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa kéo dài gần 2 tháng, chính phủ Pháp hôm nay công bố các biện pháp chi tiết. Theo AFP, trong bài phát biểu chiều nay, thủ tướng Phillipe không « đơn thương độc mă », bên cạnh ông có lănh đạo các bộ có liên quan chủ yếu đến kế hoạch hậu phong tỏa : bộ trưởng Y Tế, Nội Vụ, Kinh Tế, Lao Động, Giao Thông và Giáo Dục.

    Thủ tướng Pháp báo trước là công tác dỡ bỏ phong tỏa sẽ diễn ra « dần dần » và « có những khác biệt ». Tiến tŕnh dỡ bỏ phong tỏa ở các vùng dựa theo bản đồ màu sắc về t́nh trạng y tế ở địa phương.

    Được công bố từ tuần trước với ba màu đỏ, cam, xanh thể hiện mức độ nghiêm trọng giảm dần và được cập nhật, điều chỉnh từng ngày theo diễn biến dịch bệnh ở các địa phương, theo dự kiến, từ hôm nay bản đồ chỉ c̣n hai màu đỏ và xanh. Các vùng màu đỏ sẽ bị hạn chế nhiều hơn vùng xanh. Chính quyền đă quyết định nếu các điều kiện được đáp ứng, các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa sẽ được tăng cường kể từ ngày 02/06.

    Thủ tướng Edouard Philippe đặc biệt đề cập đến việc mở cửa trở lại trường học các cấp mẫu giáo và tiểu học, giao thông công cộng cũng như hoạt động của doanh nghiệp, khả năng người dân được tự do di chuyển trong bán kính 100km.

    Trong bối cảnh nước Pháp vẫn khan hiếm khẩu trang, bộ trưởng Nội Vụ Christophe Castaner hôm qua nhắc lại mục tiêu chính quyền đề ra là đến ngày 11/05, tất cả mọi người đều được trang bị một chiếc khẩu trang.

    Người dân Pháp đang chờ thông tin chi tiết cho giai đoạn hậu phong tỏa 11/05, nhưng cũng lo ngại khả năng đợt dịch thứ hai sẽ bùng lên. Hôm qua, trước Ủy ban luật pháp của Thượng Viện, ông Jean Castex, quan chức cao cấp đặc trách công tác điều phối các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa, cho biết một kế hoạch tái phong tỏa cũng được chuẩn bị sẵn sàng pḥng khi t́nh h́nh dịch bệnh trở lại nghiêm trọng hơn.

  5. #65
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19 : Pháp dỡ lệnh phong tỏa theo bản đồ hai mầu xanh đỏ


    Khách hàng xếp hàng bên ngoài một tiệm bánh thuộc chuỗi cửa hàng Paul tại Paris, Pháp, ngày 05/05/2020. REUTERS - CHARLES PLATIAU
    Minh Anh
    Tại Pháp, áp lực đối với các khoa hồi sức tích cực tiếp tục đà giảm. Theo số liệu do Tổng cục Y Tế công bố tối 07/05/2020, trong ṿng 24 giờ, Pháp ghi nhận thêm 178 ca tử vong (trong tổng số 25.987), nhưng số trường hợp phải hồi sức tích cực giảm bớt 186 người. Lần đầu tiên, số ca nhập viện hàng ngày xuống dưới ngưỡng 3.000 bệnh nhân.


    Trước những dấu hiệu khả quan này, thủ tướng Pháp, Edouard Philippe, ngày hôm qua, thông báo các bước dỡ bỏ phong tỏa bắt đầu áp dụng từ ngày thứ Hai 11/5.

    Thứ nhất, việc dỡ bỏ sẽ được áp dụng khác nhau tùy theo bản đồ hai mầu xanh đỏ. Bản đồ này được lập trên cơ sở 3 yếu tố : tốc độ lây lan của virus, khả năng ứng phó của hệ thống bệnh viện và khả năng tiến hành xét nghiệm.

    Theo đó, một phần tư nước Pháp, tập trung chủ yếu ở phía đông bắc đất nước, bao gồm các vùng Ile-de-France (trong đó có Paris), Hauts-de-France, Grand-Est, Bourgogne-France-Comté là vùng mầu đỏ, nơi mà áp lực tại các bệnh viện vẫn c̣n cao. Ở những vùng này, lệnh phong tỏa tuy được dỡ bỏ nhưng các trường cấp hai hay công viên vẫn chưa được mở cửa.

    Thứ hai, chính phủ sẽ cho « xét nghiệm đại trà » những người có triệu chứng bị nhiễm virus corona cũng như tất cả những ai có tiếp xúc với người bị nghi nhiễm. Lần đầu tiên, chính phủ công bố bản đồ các tỉnh có khả năng thực hiện các xét nghiệm tầm soát virus. Theo bộ trưởng Y Tế, Olivier Veran, nước Pháp giờ có khả năng thực hiện 700 ngàn xét nghiệm/tuần.

    Thứ ba, việc đeo khẩu trang khi dùng phương tiện công cộng là bắt buộc. Quy định này áp dụng cho tất cả các đối tượng bắt đầu từ 11 tuổi. Những ai vi phạm sẽ bị phạt 135 euro. Chủ tịch vùng Ile-de-France, bà Valérie Pecresse, c̣n nêu rơ thêm là những ai dùng phương tiện công cộng trong các giờ cao điểm (6g30 – 9g30 và 15g30 – 19g30) phải có giấy xác nhận của chủ doanh nghiệp.

    Thứ tư, kể từ ngày 11/5, người dân được quyền tự do đi lại không cần giấy phép như trong thời gian bị phong tỏa, nhưng bị giới hạn trong ṿng bán kính 100 km tính « theo đường chim bay ». Ngoài phạm vi này, người dân bắt buộc phải có một giấy xác nhận theo mẫu mới do bộ Nội Vụ phát hành trên mạng. Bộ trưởng Nội Vụ cảnh báo cảnh sát sẽ tăng cường kiểm soát tại các nhà ga, phi trường, một số đoạn xa lộ cao tốc hay một số tuyến đường có mật độ lưu thông cao.

    Thứ năm, trường học dần dần mở cửa lại kể từ ngày thứ Ba 12/5 nhưng trước mắt ưu tiên cho những năm đầu cấp và cuối cấp, với mỗi lớp là 15 học sinh (đối với tiểu học) và 10 em (mẫu giáo). Bước đi này cũng được áp dụng tương tự cho học sinh cấp hai, kể từ ngày 18/5.

    Cuối cùng, hơn 400 ngàn doanh nghiệp sẽ được mở cửa lại từ ngày 11/5. Theo bộ trưởng Kinh Tế, Bruno Le Maire, các tiệm cắt tóc, cửa hàng quần áo, tiệm hoa, tiệm sách, sử dụng đến 875 ngàn lao động, được phép hoạt động lại. Các trung tâm thương mại có diện tích trên 40 ngàn m2 cũng được mở cửa, ngoại trừ vùng Ile-de-France.

  6. #66
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19 : Pháp vừa giải tỏa vừa lo


    Ảnh chụp tại ga Saint-Lazare, Paris, ngày 11/05/2020, ngày đầu tiên Pháp dỡ bỏ phần nào lệnh phong tỏa. REUTERS/Charles Platiau
    Anh Vũ
    Sau 8 tuần được đặt trong t́nh trạng phong tỏa pḥng chống dịch Covid-19, hôm nay 11/05 là một ngày đặc biệt, nước Pháp bắt đầu gỡ bỏ một phần các biện pháp hạn chế hoạt động đời sống thường nhật. Một giai đoạn mới mở ra với người dân Pháp trong tâm trạng vừa thở phào nhẹ nhơm nhưng lại không ít lo lắng, thận trọng và hoài nghi.


    Nhưng đó mới chỉ là giai đoạn 1 kéo dài 3 tuần của cả tiến tŕnh giải tỏa hoàn toàn mà điểm kết thúc phụ thuộc vào diễn tiến t́nh h́nh dịch, không ai có thể nói trước điều ǵ. Có thể thấy không khí ngày dỡ bỏ phong tỏa của nước Pháp ở khắp các trang báo ra hôm nay.

    Le Monde chạy tựa « Dỡ phong tỏa : những bất trắc của ngày 11/05 ». Có thể nói cuộc chiến chống Covid-19 đặt nước Pháp trước thách thức chưa từng có, và giờ đây giai đoạn thoát khỏi ṿng phong tỏa do virus corona cũng đang đặt ra rất nhiều thử thách mới cho mọi người dân cũng như chính phủ Pháp. Le Monde nhận định, giai đoạn giải tỏa thực sự sẽ phải là từ ngày 02/06. Đây vẫn chỉ là giai đoạn khởi động, thăm ḍ. Từ nay đến khi đó, « mọi người vẫn như đi trên trứng với nỗi ám ảnh làm sao không để dịch bùng lên một lần nữa ». Các chỉ số về mức độ virus lây lan và mật độ bệnh nhân ở nhiều vùng đông bắc vẫn c̣n đáng lo ngại.

    Với chính phủ, Le Monde ghi nhận « việc dỡ bỏ phong tỏa lần này đang diễn ra dưới sức ép của dư luận ». Chính phủ đang cân bằng việc trở lại với tự do, khôi phục hoạt động đời sống xă hội với cuộc chiến chống dịch. Một mục tiêu không dễ thực hiện khi mà ngay từ đầu dịch, các quyết định của chính phủ luôn tỏ ra chậm hơn so với thực tế.

    Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa lớn ngắn gọn nhưng nhiều hàm ư : « Một thời kỳ mới ». Tờ báo ghi nhận : « Pháp bước vào việc dỡ phong tỏa rủi ro cao ». Trên phương diện y tế, th́ đây là bước đi đầy nguy hiểm. Cho đến giờ, dịch bệnh đă làm 26 ngh́n người chết và Pháp là nước bị dịch nặng thứ 5 thế giới. Hiện tại, vẫn c̣n 4 vùng lớn ở khu vực đông bắc đất nước vẫn là những vùng đỏ, tức là những điều kiện y tế, bệnh dịch vẫn c̣n rất căng thẳng. Mặc dù vậy, trước việc phải khẩn cấp khôi phục hoạt động đời sống kinh tế, chính phủ vẫn phải giải tỏa hoạt động cho đất nước. Trên phương diện chính trị, quyết định này là một trắc nghiệm cho tổng thống Emmanuel Macron, trong lúc mà chính phủ của ông đang bị chỉ trích nhiều trong việc xử lư khủng hoảng dịch.

    Giữa rủi ro không tránh được và đ̣i hỏi cấp bách bảo vệ người dân Pháp, đang lo lắng cả về đời sống kinh tế cũng như y tế, tổng thống Emmanuel Macron phải « đặt cược lớn ». Theo Les Echos, đại đa số người dân pháp vẫn rất lo lắng v́ dịch bệnh th́ vẫn chưa khống chế được, chưa có thuốc chữa hay vắc xin. Họ c̣n lo lắng về vố số vấn đề đặt ra khi dỡ phong tỏa trong bối cảnh đang rất mất ḷng tin với việc xử lư khủng hoảng dịch của chính phủ.

    Đại đa số dân Pháp mất niềm tin vào chính quyền

    Về ḷng tin của dân vào chính phủ trong xử lư dịch, Le Figaro so sánh Pháp với các nước châu Âu qua những con số thăm ḍ dư luận. Tờ báo cho biết : « Về dịch virus corona : Người Pháp vô địch châu Âu về ngờ vực chính quyền». Theo một nghiên cứu của Viện thăm ḍ dư luận Odoxa thực hiện cho Le Figaro, « trong lúc mà đa số người dân châu Âu đánh giá chính phủ của họ đă hành động đúng tầm với t́nh h́nh trong cuộc khủng hoảng virus corona th́ 66% người Pháp lại nghĩ ngược lại. Chỉ có 34% dân Pháp tỏ ra ủng hộ hành động của chính phủ ». Đi vào chi tiết, Le Figaro cho biết thêm : « Xung quanh vụ khủng hoảng y tế này, 75% dân Pháp cho rằng chính phủ đă không nói ra sự thật. 74% cho rằng chính phủ đă không đưa ra những quyết định tốt vào đúng thời điểm. ¾ dân chúng c̣n thấy chính quyền đă không làm những việc cần thiết để hỗ trợ các bệnh viện và nhân viên y tế ».

    Vẫn theo thăm ḍ dư luận trên, dù việc phong tỏa đă được đại đa số người dân châu Âu cũng như Pháp thực hiện tốt, nhưng cũng không ít người lo lắng về việc ra khỏi phong tỏa cùng các hệ quả của nó. Có 35% dân Pháp cho biết không muốn dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 11/05, chủ yếu là v́ lư do y tế. Trong khi đó, 28% lo sợ bị mất việc làm trong tháng tới. Tại Pháp, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao đi kèm với sự mất ḷng tin báo hiệu một cuộc khủng hoảng xă hội mới. Tổng thống Pháp đang đứng trước một thách thức khác là « hậu khủng hoảng ». Thực thi giải tỏa mới bắt đầu nhưng đă có dấu hiệu nguy hiểm cho chính phủ, Le Figaro kết luận.

    Rủi ro chính trị không thể tránh

    Cùng chung nhận định với Le Figaro, nhật báo Libération cũng nh́n thấy những rủi ro về chính trị cho chính phủ. Tờ báo nhận xét : « Từ gần 2 tháng qua, mọi điều tra dư luận đều khẳng định đa số dân Pháp chỉ trích nghiêm khắc hành động của chính phủ, đánh giá chính quyền không đủ khả năng xử lư hiệu quả việc ra khỏi phong tỏa. Không có chính phủ nào ở châu Âu phải đối mặt với thái độ như vậy của người dân ». Đối với hơn 2/3 dân chúng, chính phủ đă không giữ lời hứa, sẽ vẫn c̣n thiếu khẩu trang, các cơ quan y tế sẽ không đủ phương tiện để thực hiện hàng trăm ngh́n xét nghiệm như đă thông báo ? Những ngày tới sẽ cho thấy người dân đúng hay sai ? Đó chính là thách thức chính trị của quá tŕnh dỡ phong tỏa này.

    Libération ghi nhận, ra khỏi phong tỏa, nước Pháp « trở lại với trạng thái không b́nh thường ». Tờ báo thiên tảví giai đoạn giải tỏa này chỉ là hưu chiến cho những người bị phong tỏa. Người dân ra khỏi các biện pháp phong tỏa với vô số sự đề pḥng, mọi hoạt động trở lại nhưng vẫn trong những điều kiện thận trọng nhất. Tờ báo ghi nhận « dẫu sao th́ tất cả mọi người đều cảm nhận như được giải phóng », dù mới chỉ có được một nửa tự do.

    Không bàn về chính trị mà tập trung vào góc độ xă hội, La Croix dành gần hết các trang báo để thu thập cảm nhận của 100 người về trải nghiệm họ đă sống trong ṿng phong tỏa. Hầu hết mọi người đều lưu lại những kỷ niệm đẹp, những giá trị về t́nh đoàn kết, quư trọng hơn giá trị của cuộc sống trong những ngày tháng sống trong ṿng vây hăm của bệnh dịch. Bên cạnh đó tờ báo cũng đăng 10 lời khuyên thiết thực nhất cho mọi người để pḥng chống Covid -19 và trở lại với cuộc sống b́nh thường được an toàn nhất.

    Covid-19 : Môi trường cho lang băm hành nghề ?

    Cũng liên quan đến những lời khuyên bảo pḥng dịch virus corona, Le Figaro giới thiệu bài viết với tựa đề : « Covid-19, cánh cửa vào cho đủ mọi niềm tin sai lầm về sức khỏe ». Bài báo nhắc lại : « Tổng thống Mỹ Donald Trump th́ gợi ư tiêm javel, một bác sĩ Pháp th́ kê đơn thứ đồ uống có ga Schweppes, tổng thống Madagascar th́ quảng bá liều thuốc pḥng virus corona chế từ cây ngải … Đại dịch Covid-19 như là cơ hội nảy ra vô số những cách điều trị điên khùng nhất ». Điều nguy hại là một số bài thuốc c̣n gây nguy hiểm chết người. Như tại Iran, từ tháng 2 đến tháng 4, theo AP, đă có 700 người chết v́ uống cồn pḥng Covid-19. Tại Ấn Độ, một dược sĩ làm việc trong một công ty chuyên về liệu pháp thực vật đă tử vong và ông chủ th́ nhập viện v́ đă uống thử thuốc trị bệnh Covid-19 do họ tự chế.

    Hiện tượng này đă lan rộng khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă phải lên danh mục các bài thuốc bậy bạ chống Covid-19 để cảnh báo công chúng. Gần đây, trên các mạng xă hội, Facebook, Youtube hay những diễn đàn lại xuất hiện nhiều lời khuyên không hề có cơ sở như : cho thêm ớt vào canh, xịt nước javel lên người, uống rượu, tắm nóng, ăn tỏi hay nhịn ăn để pḥng chống virus corona … Có những lời khuyên vô hại nhưng điều nguy hiểm là những lời kêu gọi đó lôi kéo mọi người bỏ rơi những khuyến cáo y tế pḥng dịch hữu hiệu khác như rửa tay, giữ khoảng cách …

    Theo các chuyên gia, v́ có rất nhiều điều c̣n mù mờ cũng như tâm lư hoang mang về virus corona nên cũng dễ hiểu là mọi người dễ tin vào những điều gọi là « giải pháp đơn giản », trong khi Y học chưa t́m ra cách trị bệnh. Người dân sẽ không tin vào những điều nhảm nhí đó khi đă nắm được cơ sở khoa học để hiểu quá tŕnh truyền nhiễm.

    Tia cực tím sát trùng nhanh, hiệu quả với virus corona

    Phần cuối mục điểm báo xin dành cho thông tin về phát hiện khá hữu ích cho pḥng chống virus corona, đặc biệt trong khi thực hiện dỡ phong tỏa. Các tia cực tím có thể dùng để tẩy trùng, khử virus nhanh. Thông tin được đăng trên Les Echos. Cùng với dỡ bỏ phong tỏa là cuộc chạy đua t́m giải pháp tối ưu để tẩy trùng bề mặt đồ vật, từ bàn ghế, vật dụng nội thất cho đến bên trong các phương tiện công cộng.

    Theo tờ báo, một cuộc cách mạng trong lĩnh vực này đang h́nh thành nhờ tia cực tím C (UV-C). Loại tia cực tím này có thể diệt các mầm vi khuẩn và virus hiệu quả tới 99,99%, kể cả virus corona chỉ trong ṿng từ 5 đến 7 phút. Chính quyền Trung Quốc đă thử dùng phương pháp tẩy trùng này ở Thượng Hải và thấy hiệu quả. Là nơi sinh ra công nghệ UV-C, châu Âu từ ba chục năm nay vẫn dùng tia cực tím C để tẩy trùng nguồn nước, đặc biệt trong các bể bơi để tránh dùng Chlore.

    Nhưng ở châu Âu, UV-C chưa bao giờ dùng để tẩy trùng bề mặt đồ vật. Giờ đây, châu Âu bắt đầu cho triển khai công nghệ với thiết bị quét Bio-UV do Pháp chế tạo. Các nhà khoa học Pháp tiếp tục cải tiến công nghệ UV-C để phạm vi sử dụng được mở rộng hơn nữa, không chỉ trong trận dịch này.

  7. #67
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Chống dịch Covid-19 : Chính phủ cần niềm tin, dân Pháp thiếu đồng cảm


    Tổng thống Pháp Macron tự tin có thể ban hành luật kéo dài t́nh trạng khẩn cấp dịch tễ vào tối 10/05, nhưng đến trưa hôm nay 11/05, Hội Đồng Bảo Hiến vẫn chưa phê chuẩn dự luật. Jacques DEMARTHON / AFP
    Thu Hằng
    Từ ngày 11/05/2020, gần 67 triệu người Pháp t́m lại được một chút tự do có điều kiện sau 55 ngày phong tỏa nghiêm ngặt để chống dịch Covid-19. Gérard Courtois, cựu giám đốc xă luận của nhật báo Le Monde, so sánh xă hội Pháp hiện giờ như một chiếc nồi áp suất, sức ép quá lớn sẽ gây sôi sục chính trị và xă hội, nên chính phủ thận trọng tạm “xả hơi” để bước vào giai đoạn hai chống dịch và vẫn cần sự ủng hộ của đại đa số người dân.



    “Không một kế hoạch nào cho phép ngăn được dịch nếu như người dân Pháp không tin vào đó”, thủ tướng Edoudard Philippe đă cố thuyết phục Hạ Viện với những từ ngữ vào ngày 28/04. Thế nhưng, có đến 66% người dân Pháp không hài ḷng về phương pháp chống dịch của chính phủ, theo kết quả thăm ḍ cuối tháng Tư và đầu tháng Năm của Viện Odoxa thực hiện cho nhật báo Le Figaro và đài France Info. Chính phủ hai nước Anh và Tây Ban Nha, nơi dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng hơn, vẫn được người dân tín nhiệm hơn đồng nhiệm Pháp.

    Sự bất b́nh của người dân Pháp xuất phát từ chiến lược chống dịch thiếu nhất quán, “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” của chính phủ. Bộ máy hành pháp đă sai lầm khi coi thường mức độ nghiêm trọng của dịch trong thời gian đầu (coi Covid-19 như một dạng cúm mùa) dẫn đến chần chừ, chậm xử lư, thiếu chuẩn bị, thiếu minh bạch, nói dối (về tác dụng của khẩu trang) …

    Tổng thống Pháp tự tin có thể ban hành luật kéo dài t́nh trạng khẩn cấp dịch tễ vào tối 10/05 nhưng cuối cùng, dự luật vẫn nằm trên bàn của Hội Đồng Bảo Hiến. Trong khi đó, hơn 70% người dân cho rằng không thể áp dụng được những biện pháp được đề xuất trong dự luật trên. Luật chưa có, chính phủ chỉ biết kêu gọi “trách nhiệm của người dân Pháp” để hạn chế đi lại và sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

    Thiếu niềm tin, bất b́nh : “Đặc tính quốc gia”

    Thế nhưng, t́nh trạng mất niềm tin vào các nhà lănh đạo chính trị nói chung và các chính phủ nói riêng không phải là điều mới mẻ, mà đă ngấm vào máu của người Pháp từ hai thập niên gần đây, được nhà báo Gérard Courtois gọi là một “đặc tính quốc gia”.

    Dù trong bối cảnh nào và dù đó là dưới thời tổng thống nào, từ Jacques Chirac đến Nicolas Sarkozy hay François Hollande, họ đều bị chỉ trích bất lực, không trung thành với những lời hứa khi tranh cử. Chính phủ của tổng thống Macron hiện nay không phải là trường hợp ngoại lệ : “Sáu tháng sau khi vào điện Elysée, Jacques Chirac bị coi là kẻ nói dối, Nicolas Sarkozy thích thể hiện, François Hollande nghiệp dư và Emmanuel Macron là kẻ kiêu ngạo”. Cách xử lư khủng hoảng dịch tễ cũng không giúp chính phủ đương nhiệm lấy lại niềm tin, dù phải nói rằng Covid-19 là đại dịch chưa từng có từ hơn 100 năm nay.

    Sau “thiếu niềm tin” là “nỗi tức giận”, một đặc tính khác của người dân Pháp : Thường xuyên chỉ trích chính quyền trung ương nhưng từ chối các trách nhiệm ở địa phương ; trông đợi nhiều từ Nhà nước nhưng khăng khăng bảo vệ quyền lợi riêng. Một bệnh trầm kha, được nhật báo Le Monde (06/05) bắt mạch rất đúng khi gọi là “căn bệnh phân lập”.

    Tâm lư tức giận trỗi dậy trong và sau giai đoạn phong tỏa. Về mặt tâm lư, người dân sẽ không tuân thủ các quy định giăn cách xă hội nếu các quyền tự do cá nhân tiếp tục bị hạn chế. Về mặt kinh tế, Covid-19 đẩy Pháp vào t́nh trạng suy thoái nghiêm trọng gấp 3 lần so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. GDP được dự báo mất 9%.

    Khoảng 64% người Pháp hiểu rằng dịch Covid-19 gây ra những hậu quả “rất nghiêm trọng”, chắc chắn sẽ tác động đến kinh tế trong tương lai. Nhưng liệu họ có dám cống hiến một phần để bù đắp những nỗ lực tài chính của chính quyền? Chính phủ đă tạm tránh được t́nh trạng thất nghiệp đại trà nhờ các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, “quốc hữu hóa” lương của 12 triệu lao động thất nghiệp tạm thời, trong khi cả hai quỹ hưu trí và bảo hiểm đều bị thâm hụt nghiêm trọng.

    Mọi dự án cải tổ hai quỹ này đều bị phản đối gay gắt từ nhiều đời chính phủ, minh chứng gần đây nhất là phong trào Áo Vàng dưới thời tổng thống Macron. V́ dịch Covid-19, tham vọng “chuyển đổi sâu sắc” của tổng thống Macron có lẽ cũng sẽ được “quàn” tại “nghĩa trang những ảo ảnh đă mất”, theo nhận định của nhà báo Gérard Courtois.

  8. #68
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Hậu Covid-19: Đà phục hồi kinh tế Pháp trong tay mỗi người tiêu dùng


    Une joggeuse à Paris, le 30 avril 2020 AFP/Archives
    Thanh Hà
    12 triệu người lao động tại Pháp trong t́nh trạng thất nghiệp bán phần, 120 tỷ euro thất thu trong tám tuần lễ v́ virus corona. Paris bơm thêm 110 tỷ euro vào ngân sách bổ sung, bảo đảm 1000 tỷ euro tín dụng cho các doanh nghiệp. Ngày 11/05/2020, con tàu kinh tế Pháp vừa được chính thức kích hoạt lại sau hai tháng phong tỏa với mọi hoạt động bị đóng băng.


    Bộ mặt của nước Pháp có ǵ thay đổi sau tám tuần lễ bị tê liệt? Làm thế nào để khởi động lại nền kinh tế lớn thứ 5 của thế giới? Đâu là những lợi thế của Paris để nhanh chóng thoát khỏi t́nh trạng “hôn mê” kinh tế hiện tại? Chuyên gia Eric Heyer, giám đốc pḥng phân tích và dự báo thuộc Đài Quan Sát về T́nh H́nh Kinh Tế Pháp (OFCE) lần lượt trả lời các câu hỏi trên.

    Tê liệt trên toàn quốc

    Theo thống kê của bộ Kinh Tế và Tài Chính Pháp, tổng sản phẩm nội địa (GDP) giảm 5,8% trong ba tháng đầu năm 2020 do tác động trực tiếp dịch Covid-19 gây nên, nhưng thiệt hại c̣n nghiêm trọng hơn nữa trong quư 2, do từ ngày 17/03/2020 đến 11/05/2020 Pháp chỉ hoạt động cầm chừng trong tất cả mọi lĩnh vực: 77.000 hiệu cắt tóc trên toàn quốc phải đóng cửa, tương tự như 15.000 cửa hàng hoa, 38.000 hiệu quần áo hay gần 4.000 hiệu sách…

    Tất cả các nhà hát, sân khấu kịch nghệ đều hạ màn “vô hạn định”. Không một chương tŕnh lễ hội văn hóa nào được dự trù trong suốt mùa xuân và mùa hè.

    Thêm 55 tỷ euro tiền tiết kiệm ủy thác trong ngân hàng

    Đó là chưa kể các nhà máy công nghiệp trong ngành xe hơi, công nghệ chế tạo máy bay, các công trường xây dựng đều tạm thời "niêm phong". Gần như toàn bộ ngành hàng không dân sự bị “chôn chân trên mặt đất”. Trả lời RFI tiếng Việt, kinh tế gia Eric Heyer, Đài Quan Sát OFCE đánh giá :

    Eric Heyer: “Nh́n chung sau tám tuần phong tỏa, hoạt động kinh tế bị giảm sụt và khoản thất thu ước tính lên tới hơn 120 tỷ euro trong ṿng hai tháng. Rơ rệt nhất là trên thị trường lao động có thêm gần 500.000 người t́m việc làm, do trong thời gian qua, các doanh nghiệp không tuyển dụng thêm nhân viên. Cũng nhờ biện pháp hỗ trợ thất nghiệp bán phần của chính phủ mà khu vực sản xuất và dịch vụ không sa thải hàng loạt, đó là một điểm son của Pháp.

    Yếu tố thứ hai là tiêu thụ của các hộ gia đ́nh giảm mạnh, đổi lại tiền tiết kiệm đă tăng nhanh. Trong hai tháng vừa qua, có thêm 55 tỷ euro được kư gửi trong ngân hàng. Dân chúng không mua bán v́ hàng quán, các địa điểm vui chơi giải trí đóng cửa, thậm chí các dịch vụ mua bán trên mạng cũng gần như đóng băng. Điều đáng mừng ở đây là măi lực của gần hết dân Pháp không bị suy giảm.

    Về phía doanh nghiệp, thời gian qua, các cửa hàng, nhà máy phải đóng cửa, không buôn bán ǵ được, hoặc chỉ hoạt động tối thiểu, nhưng vẫn có những chi phí cố định. Đây là một khoản thất thu không nhỏ. Nh́n đến ngân sách của Nhà nước, quá rơ ràng là các khoản chi tiêu đă tăng vọt qua các dự luật ngân sách bổ sung hàng trăm tỷ euro. Cùng lúc chính phủ thông báo tạm ngưng thu thuế và thu các khoản đóng góp cho các quỹ an sinh xă hội… Các quỹ an sinh xă hội và ngân sách của Nhà nước bị thâm hụt trầm trọng”.

    Bội chi chi tiêu công cộng

    Ai gánh chịu khoản thất thu 120 tỷ euro trong 8 tuần qua vừa nêu? Theo nghiên cứu của Đài Quan Sát về T́nh H́nh Kinh Tế Pháp, các hộ gia đ́nh chịu 7%, phía các doanh nghiệp gánh vác hơn 30% và toàn bộ phần c̣n lại do chính phủ đài thọ.

    Trung tuần tháng 4/2020, bộ trưởng Ngân Sách, Gérald Darmanin giải thích, với kế hoạch hỗ trợ kinh tế khắc phục hậu quả virus corona 110 tỷ euro khoản chi ra th́ nhiều, thu vào th́ ít, thâm hụt ngân sách của chính phủ trong năm 2020 nhảy vọt lên tới 9%, nợ công trước mắt, ước tính lên tới từ 115 đến 120% so với GDP của Pháp.

    Thâm hụt của các quỹ an sinh xă hội cũng đi từ “kỷ lục này đến kỷ lục khác”. Quỹ bảo hiểm y tế dự báo bị thâm hụt 41 tỷ euro cho cả năm. Quỹ lương hưu đang trong t́nh trạng gần như cân bằng về mặt chi thu cuối 2019, với Covid-19 bị bội chi trên 5 tỷ euro.

    T́nh trạng thâm hụt nói trên do các doanh nghiệp bất đắc dĩ phải đóng cửa trong hai tháng qua, ngưng nộp các khoản đóng góp cho các quỹ an sinh xă hội. Trong khi đó các quỹ này vẫn phải cấp lương hưu, bồi thường các hóa đơn của bệnh viện, trợ cấp cho những người nghỉ ốm …

    Ngân Hàng Trung Ương Pháp –Banque de France nói đến một tỷ lệ tăng trưởng ở số âm (-8%) cho cả năm. Viện nghiên cứu Cyclope của Pháp bi quan hơn khi cho rằng, GDP năm nay giảm từ 15 đến 20% so với 2019. Câu hỏi quan trọng nhất giờ đây là Pháp cần phải làm những ǵ để thúc đẩy lại con tàu kinh tế, trị giá 2.500 tỷ euro này vào lúc các dự báo đều “đen tối”? Eric Heyer thuộc cơ quan OFCE trả lời :

    Eric Heyer: “Việc mở cửa lại các trường học cũng như khởi động lại các phương tiện giao thông công cộng là nhằm tạo điều kiện cho người lao động đi làm lại. Giải phóng lực lượng lao động là điều kiện đầu tiên để kích hoạt lại cỗ máy kinh tế. Điều kiện thứ nh́ quan trọng không kém đó là làm thế nào khuyến khích người tiêu dùng mua sắm trở lại, lui tới các trung tâm thương mại, các khu giải trí … Vấn đề ở đây là người dân chỉ hăng hái mua sắm như trước kia nếu họ cảm thấy yên tâm và tin tưởng rằng dịch bệnh đă đi qua. Trước mắt đây c̣n là một ẩn số. Nói cách khác, thách thức đối với chính phủ là phải bảo đảm cho cả bên “cung” và “cầu” cùng hoạt động lại.

    Đương nhiên trong giai đoạn sắp tới mức độ phục hồi tùy vào từng lĩnh vực. Thí dụ như ngành du lịch hay khách sạn khó có thể bắt kịp lại những cơ hội đă bỏ lỡ trong hai tháng qua. Ngược lại các ngành như vận tải, phân phối… sẽ dễ dàng phục hồi và thậm chí là c̣n phát triển mạnh".

    Lợi thế riêng của Pháp

    Có một điều chắc chắn vào lúc Pháp thận trọng “mở cửa lại” các hoạt động kinh tế, đó là virus corona đă bắt tất cả các cơ sở phải tuân thủ những chuẩn mực mới về y tế và đó là một khoản chi phí phụ trội đè nặng lên các doanh nghiệp. Rất cụ thể là trường học dù mở cửa trở lại, nhưng chỉ đủ sức bảo đảm các điều kiện về an toàn giăn cách xă hội cho 15 học sinh thay v́ 30 em như b́nh thường. Chính phủ cũng đang yêu cầu các tập đoàn hàng không để trống một ghế giữ hai hành khách, tăng cường các điều kiện vệ sinh, khử trùng thường xuyên hơn trong các chuyến bay…

    Nói cách khác, trong giai đoạn đầu “hậu thời kỳ phong tỏa”, cả từ phía các nhà sản xuất lẫn phía người tiêu dùng đều thận trọng chờ xem t́nh h́nh dịch bệnh chuyển biến ra sao. 51% người Pháp cho biết mua sắm ít hơn so với trước, dẹp bỏ bớt những khoản chi tiêu "không cần thiết".

    Dù vậy chuyên gia Pháp, Eric Heyer lạc quan cho rằng Paris có nhiều lá chủ bài trong tay cho phép cỗ máy kinh tế chóng được phục hồi. Ông giải thích :

    Eric Heyer: “ Pháp hiện tại có nhiều đ̣n bẩy để vực dậy kính tế. Đầu tiên hết là khả năng tài chính. Paris vẫn có thể đi vay tín dụng với lăi suất rất thấp, dưới 0% cho khoản tín dụng 10 năm. Điều này có nghĩa là Pháp có khả năng đài thọ các chương tŕnh hỗ trợ kinh tế. Lợi thế này không phải thành viên nào trong khu vực đồng euro cũng có được. Lợi thế thứ nh́ là toàn bộ các cơ sở sản xuất của Pháp không hề bị hao hụt hay hư hại như trong thời kỳ chiến tranh, qua đó các nhà máy, hàng quán … cơ thể mở cửa lại ngay lập tức mà không cần nhiều vốn đầu tư tái thiết … Lợi thế thứ ba, là tỷ lệ tiết kiệm rất lớn của các hộ gia đ́nh, đặc biệt là trong hai tháng qua. Chính phủ nhờ đó bớt lệ thuộc vào tư bản của nước ngoài. Đồng thời, điều đó cũng có nghĩa là các hộ gia đ́nh đang có nhiều tiền, có khả năng để chi tiêu. Vấn đề c̣n lại làm làm thế nào để khối tiền tiết kiệm đó quay trở lại vào thị trường, tức là người ta chịu đi mua sắm và tiêu xài”.

    Theo thăm ḍ do cơ quan Xerfi thực hiện trong tuần lễ cuối cùng của tháng 4/2020 (Xerfi là một cơ quan tư nhân chuyên thăm ḍ và dự báo về t́nh h́nh kinh tế, trụ sở tại Paris) trong số hơn 1.000 doanh nhân được hỏi, hơn một nửa cho biết họ “tương đối” lạc quan v́ cho rằng, kinh tế có khả năng phục hồi, tuy vậy phải đợi đến cuối 2021 mới hy vọng bắt kịp trở lại nhịp độ của những tuần lễ đầu tháng Giêng, tháng 2/2020 trước khi dịch Covid-19 bao vây nước Pháp.

    Mức độ tin tưởng khá vững chắc đó xuất phát từ nhiều yếu tố: trong giai đoạn khủng hoảng hiện tại, đối thoại khá dễ dàng giữa giới chủ và nhân viên, các chủ doanh nghiệp tránh được t́nh trạng thiếu hụt tiền mặt và ít gặp vấn đề khi đi vay tín dụng ngân hàng và sau cùng là dù gặp khó khăn, các doanh nghiệp vẫn có khả năng đầu tư thêm để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi. Các dự án đầu tư tiếp tục được duy tŕ, bởi khu vực sản xuất thấy rơ măi lực của các hộ gia đ́nh vẫn được giữ cho tới hiện nay. Do hàng quán đóng cửa, các dịch vụ mua bán trên mạng chưa được phát triển đúng mức nên các hộ gia đ́nh đă tạm ngừng mua sắm trong hai tháng qua, nhưng đối với 75% dân Pháp, thu nhập không bị sụt giảm.

    Theo chuyên gia kinh tế Eric Heyer, đây là một điểm son trong chính sách kinh tế của chính phủ Pháp :

    Eric Heyer: “Về mặt hỗ trợ thị trường lao động, chủ yếu qua biện pháp trợ cấp thất nghiệp bán phần, chính phủ đă phản ứng rất nhanh và ở quy mô lớn. Nhờ vậy mà Pháp tránh được hiện tượng “thất nghiệp bùng phát”, tránh được hiện tượng các công ty bị vỡ nợ sa thải nhân viên. Theo tôi đây là một điểm son rất quan trọng cần hoan nghênh.

    Liên quan đến các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tới nay Nhà nước hoăn tất cả các khoản đóng góp của giới chủ, từ thuế doanh nghiệp đến những đóng góp cho quỹ an sinh xă hội … Nhưng “hoăn” có nghĩa là không sớm th́ muộn bên sản xuất cũng phải thanh toán những hóa đơn này. Khi đó tôi e rằng một số công ty yếu kém nhất về mặt tài chính sẽ không chống chọi được nếu như phía tiêu thụ không nhanh chóng khởi động lại. Nước Pháp sẽ phải đi t́m những biện pháp mới để giúp các doanh nghiệp”.

    Vài ngày trước khi nước Pháp “khởi động” lại các sinh hoạt sau tám tuần “phong tỏa toàn quốc”, bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Bruno Le Maire tuyên bố “duy tŕ quỹ liên đới” với các doanh nghiệp cho đến cuối tháng 5/2020, miễn toàn bộ các khoản đóng góp của giới chủ cho các quỹ an sinh xă hội trong ba tháng (3-4 và 5/2020). Giới tiểu thương đặc biệt xem đây là một chiếc “máy trợ thở” trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

    Mục tiêu mà tất cả các nhà sản xuất, các cửa hàng dịch vụ cùng nhắm tới là làm thế nào để 66 triệu dân Pháp tự tin trở lại, lôi kéo được một phần 55 tỷ tiền tiết kiệm ủy thác trong ngân hàng hai tháng vừa qua trở lại các trung tâm thương mại, hiệu ăn, các khu du lịch… Ch́a khóa của đà phục hồi kinh tế Pháp đang thực sự do mỗi người tiêu dùng nắm giữ.

  9. #69
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp thận trọng tái lập sinh hoạt bình thường sau 8 tuần thiếu tự do


    Hành khách rời khỏi tàu tại nhà ga Saint-Lazare (Paris) ngày 11/05/2020. Mọi người đều đeo khẩu trang, đúng theo yêu cầu của chính quyền. REUTERS - CHARLES PLATIAU
    Trọng Nghĩa
    Dĩ nhiên là trang nhất các báo Pháp ra ngày hôm nay, 12/05/2020, đều dành cho sự kiện nước Pháp vào hôm qua, 11 tháng Năm, đã bắt đầu ngày đầu tiên của thời kỳ hậu phong tỏa, ngày mà các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt các quyền tự do đi lại và tụ tập áp dụng 8 tuần lễ trước đó để chống dịch Covid-19, bắt đầu được nới lỏng.


    Các báo nhìn chung đều thở phào nhẹ nhõm trước diễn biến khá suôn sẻ của ngày trở lại sinh hoạt bình thường đầu tiên, thế nhưng tất cả đều kêu gọi mọi người thận trọng để thảm họa vừa trải qua không tái diễn.

    Trên trang nhất của mình, nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa lớn: “Nước Pháp nhẹ nhàng tái khởi động”, bên trên bức ảnh cho thấy một đám đông hành khách đang rời khỏi xe lửa ở nhà ga Saint Lazare Paris vào lúc 8g30 sáng. Hình ảnh này bình thường ra không có gì lạ, nhưng điểm mới ở đây là tất cả các hành khách đều đeo khẩu trang, điều chưa từng thấy từ trước đến nay tại Pháp.

    Sinh hoạt bắt đầu bình thường hóa một cách thận trọng

    Bên dưới bức ảnh, nhật báo Pháp ghi chú: “Sau 8 tuần phong tỏa, cuộc sống bắt đầu trở lại bình thường một cách thận trọng. Giới kinh doanh, những nhân viên làm công ăn lương hay các giáo viên đều trên đường trở lại nơi làm việc”.

    Đối với Le Figaro, thành công của kế hoạch nới lỏng phong tỏa là điều cực kỳ quan trọng đối với chính quyền của tổng thống Macron, mà uy tín đang xuống rất thấp trong các cuộc thăm dò dư luận, trong bối cảnh tranh căi bùng lên trên vấn đề để xẩy ra tình trạng thiếu khẩu trang và phương tiện xét nghiệm tìm virus.

    Theo tờ báo, chính quyền đang muốn lấy lại thế chủ động trong giai đoạn hậu phong tỏa, cho rằng đánh giá khe khắt hiện nay của người dân đối với công việc làm của chính phủ có thể sẽ thay đổi nếu tiến trình ra khỏi cuộc khủng hoảng diễn ra tốt đẹp.

    Tuy nhiên, đối với Le Figaro, tiến trình đó không phải là không có khó khăn, nhất là khi cần phải áp đặt những quy định y tế chặt chẽ tại những nơi có đông người tụ tập. Ở các thành phố lớn, như ở Paris, các phương tiện giao thông công cộng đã chạy lại một cách suôn sẻ, việc mở lại các cửa hàng và trường học đã mang dưỡng khí trở lại cho đất nước, tuy nhiên tâm lý lo âu và thận trọng vẫn bao trùm.

    Le Figaro: Cần khởi động cuộc chiến nhằm phục hưng kinh tế

    Tờ báo cho rằng có thể là nước Pháp đã thành công trong cuộc chiến ngăn dịch Covid-19, nhưng cần phải thắng tiếp một cuộc chiến khác cũng quan trọng không kém: Khôi phục kinh tế.

    Bị phong tỏa trong hai tháng vô tận, nước Pháp bắt đầu hít thở lại, cuộc sống hàng ngày bắt đầu trở lại từng bước : có thể -gần như- đi lại b́nh thường, cửa hiệu mở lại, công trường, nhà máy hoạt động trở lại.

    Lịch sử sẽ đánh giá, nhưng trên măt y tế, việc đ́nh chỉ hoạt động của cả một nước, vì thiếu chuẩn bị, dường như là chọn lựa ít tồi nhất trước nạn dịch. Với hơn 26.000 ca tử vong đến nay, hệ quả rất nặng nhưng cũng đă được kềm hăm.

    Có điều cái giá kinh tế th́ lại vô cùng lớn. Để giảm cú sốc, chính phủ đă tung ra những phương tiện chưa từng thấy để hỗ trợ các xí nghiệp, và nhân công đột ngột bị mất việc làm. Hàng chục tỷ euro trợ giúp khẩn cấp đã khiến nợ nhà nước bùng nổ…

    Có lẽ đó là cái giá phải trả để tránh sự sụp đổ hoàn toàn. Nhưng suy thoái nặng nề đang chờ đợi chúng ta, cũng như hàng loạt những vụ phá sản và nạn thất nghiệp tăng vọt.

    Đối với Le Figaro, một cuộc chiến mới bắt đầu: vực dậy kinh tế. Phải tuyên bố ngay t́nh trạng khẩn cấp kinh tế. Phải đưa ra mọi biện pháp để thúc đẩy trở lại các hoạt động kinh tế.

    La Croix: Một tiến trình khôi phục từng bước

    Tương tự như đồng nghiệp Le Figaro, nhật báo Công Giáo La Croix cũng chạy tựa lớn trang nhất: “Một tiến trình khôi phục từng bước” để nói về bước đầu nới lỏng phong tỏa tại Pháp.

    Trong một phóng sự dài hai trang báo, La Croix ghi nhận là, ngày 11 tháng Năm mà mọi người mong đợi, đã đánh dấu sự kết thúc của một giai đoạn phong tỏa nghiêm ngặt, nhưng đó lại là một tiến trình kết thúc rất tuần tự.

    Điều quan trọng đối với tờ báo là người Pháp nghĩ gì về tiến trình này, do đó La Croix đã gởi phóng viên đi khắp nơi để tim hiểu về tâm trạng của mọi giới, từ các đại biểu dân cử, giáo viên, cho đến các doanh nhân hay những người làm công ăn lương.

    Theo tờ báo Pháp, tâm trạng chung của mọi người là một sự phấn khởi xen lẫn tâm lý lo âu.

    Dân Pháp chê cả chính phủ lẫn chính minh!

    Trong bài xã luận, La Croix không ngần ngại đả kích một tật xấu của người Pháp là hay kêu ca, chê bai, kể cả đối với chính mình.

    Trích dẫn một cuộc thăm ḍ dư luận mới nhất thực hiện tại 5 quốc gia châu Âu, nhật báo Pháp cho biết là có đến 66% người Pháp được hỏi đánh giá là chính phủ Pháp đă không xử lư tốt cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, trong khi đó thì tại Anh Quốc, th́ 63% người được hỏi lại đánh giá rằng chính phủ của họ đă làm tốt. Nghịch lý nằm ở chỗ là mọi người đều có thể nh́n thấy là việc xử lư khủng hoảng ở Anh có nhiều thiếu sót sai lầm hơn là ở Pháp, với số nạn nhân cao hơn.

    Câu hỏi mà La Croix đặt ra là nghịch lư nói trên xuất phát từ đâu, vì sao người Pháp có một đánh giá tiêu cực như vậy về chính phủ của ḿnh hơn người Anh hay người Ư, đó là chưa kể đến người Đức ?

    Theo tờ báo Công Giáo, một phần giải thích nằm trong cái nh́n cố hữu của người Pháp về chính quyền. Họ chờ đợi rất nhiều nơi chính phủ, nhưng đồng thời lại không chấp nhận sự can thiệp của chính quyền. Nói cách khác, họ đ̣i hỏi một chính quyền hoàn hảo, một điều không tưởng. Ngược lại thì người Ư chẳng hạn, có thói quen không mong đợi ǵ nhiều nơi nhà nước mà luôn tìm cách tự xoay sở.

    Cuộc thăm dò kể trên c̣n cho thấy một giải thích khác qua sự kiện chính người Pháp tự đánh giá là mình đã không hành xử tốt trước t́nh h́nh, ngược lại với dân ở các nước châu Âu khác. Người Pháp như vậy là cũng không có đánh giá về chính mình tốt hơn là về chính phủ.

    Theo La Croix, đây là hai mặt của một thói xấu của người Pháp: tính hay tự chê bai, từng dẫn đến nỗi ám ảnh về sự suy tàn của nước Pháp. Đối với La Croix, đã đến lúc người Pháp phải dứt bỏ tâm lý bi quan đó nếu muốn vươn lên.

    Le Monde: Một tiến trình sẽ phải kéo dài

    Tiến trình nới lỏng phong tỏa ở Pháp cũng là chủ đề được nhật báo Le Monde nêu thành tựa lớn trang nhất: “Một giai đoạn mới của một cuộc khủng hoảng được cho là dai dẳng”.

    Đối với tờ báo, tiến trình nới lỏng phong tỏa mà các biểu hiện được thấy rõ vào hôm qua, 11/05, trên một số phương tiện chuyên chở công cộng ở thủ đô Paris, là một bài trắc nghiệm quan trọng của công cuộc chống đại dịch tại Pháp.

    Theo Le Monde, sự xuất hiện của một số ổ dịch mới tại một số tỉnh miền tây nước Pháp, đến nay chưa bị nhiễm dịch, buộc mọi người phải cảnh giác.

    Trong khi chờ đợi luật kéo dài tình trạng khẩn cấp y tế được ban hành, tờ báo Pháp đã công bố một phóng sự điều tra về một vấn đề gây tranh cãi hiện nay ở Pháp là việc lập danh sách theo dõi những bệnh nhân Covid-19 cũng như những trường hợp có “tiếp xúc” với những người này.

    Trên bình diện xã hội, tờ báo Pháp có hai bài nêu bật các chuyển biến được cho là quan trọng mà dịch Covid-19 đã thúc đẩy: Việc đeo khẩu trang và thay đổi trong cách tiêu thụ.

    Thời kỳ hậu phong tỏa là một thách thức đối với mọi quốc gia

    Trong bài xã luận, Le Monde đã mở rộng tầm quan sát ra phạm vi toàn thế giới để cho rằng tiến trình nới lỏng phong tỏa dứt khoát sẽ kéo dài ở khắp nơi, và đó sẽ là “một thách thức trên phạm vi toàn thế giới”, đòi hỏi một cách xử lý thận trọng.

    Theo Le Monde, vào lúc mà mọi người đều muốn lật sang trang mới, khó khăn vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là việc c̣n rất nhiều điều chưa rơ về con virus SARS-CoV-2 và khả năng ngăn chặn dịch bệnh ngoài biện pháp phong tỏa. Giới nghiên cứu vẫn chưa biết rơ phương thức và mức độ lây nhiễm của con virus, cũng như tầm quan trọng của trẻ em trong việc truyền virus hay vai tṛ của nhiệt độ đối với hoạt động của virus.

    Ngay cả vấn đề “khoảng cách an toàn” cũng không chắc chắn. Trong lúc Ư và Anh yêu cầu phải giữ khoảng cách 2 mét, thì Đức chỉ khuyên duy trì 1,5 mét, và Pháp 1 mét, đúng theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.

    Bên cạnh đó, nhiều tín hiệu cảnh cáo đã xuất hiện tại một số nước: Các ổ lây nhiễm mới tại Trung Quốc, như ở Vũ Hán và ở gần biên giới với Nga, các ca nhiễm mới tai quán bar ở Seoul, các trường hợp mới bùng nổ ở Nga, Brazil, quốc gia mà vào tháng Sáu có thể trở nên tâm điểm mới của đại dích, tỷ lệ lây nhiễm tăng ở Đức, báo động mới tại Pháp, ỏ tỉnh Vienne và vùng Dordogne. Ở mọi nơi việc phục hồi sinh hoạt, tái lập quyền tự do đi lại, mở cửa biên giới đều là những thách thức kinh khủng.

    Công luận nhiều nước đang lo ngại khả năng những đợt dịch mới, và muốn giới lănh đạo phải thận trọng. Tại Pháp chẳng hạn, theo một thăm ḍ của viện Ifop, 76% người dân cho rằng việc tháo gỡ phong tỏa phải được tiến hành từ từ. Còn ở Anh Quốc, việc thủ tướng Anh Boris Johnson thay khẩu hiệu “Hăy ở nhà” bằng “Hăy tiếp tục cảnh giác” đang gây phẫn nộ, trong bối cảnh nước này ghi nhận số tử vong cao nhất châu Âu.

    Libération: Vết rạn nứt xã hội lộ rõ

    Cũng khai thác chủ đề giảm nhẹ phong tỏa, trong hàng tựa lớn trang nhất, tờ báo cánh tả độc lập Pháp Libération nhấn mạnh đến “vết rạn nứt xã hội” mà dịch bệnh đã làm lộ rõ.

    Theo Libération, vào hôm qua, người ta lại ghi nhận một tình trạng từng được thấy trong suốt hai tháng phong tỏa vừa qua: Đó là tình cảnh nhiều người lao động, ngay từ sáng sớm, đã phải vội vă chen chúc nhau trên các phương tiện chuyên chở công cộng để đến chỗ làm, với nguy cơ bị lây nhiễm rất cao, và bên cạnh đó, có những người được yên ổn ngồi nhà làm việc từ xa.

    Đối với tờ báo, tình trạng này một lần nữa, đã đặt ra câu hỏi về sự tương ứng giữa lương bổng với tính chất hữu ích cho xã hội, vì lẽ những người lao động “chân tay” mà ai cũng công nhận là rất cần thiết cho xã hội đó, lại có thu nhập thấp hơn giới “tinh hoa” lo việc tổ chức, quản lý, điều hành…

    Les Echos: Thông điệp của giới chủ nhân Đức, Ý và Pháp

    Cũng về Covid-19, nhật báo kinh tế Les Echos nêu bật trong hàng tựa lớn trang nhất: “Phục hồi kinh tế: Lời kêu gọi của giới doanh nghiệp Châu Âu”.

    Theo tờ báo, giới chủ nhân Đức, Ý và Pháp chủ trương một kế hoạch chấn hưng kinh tế châu Âu mang tính chất liên đới và có quy mô to lớn, tượng trưng cho 5% GDP mỗi năm. Đây sẽ là một tín hiệu mạnh gởi đến các chính phủ.

  10. #70
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    “Hăy lo chống dịch đi” – Pháp đáp trả TQ sau vụ bán vũ khí cho Đài Loan
    Thanh Thuỷ•Thứ Năm, 14/05/2020 • 20 Lượt Xem
    Pháp đă bác bỏ các cảnh báo của Trung Quốc hôm 13/5 về việc bán vũ khí cho Đài Loan, nói rằng họ đang thực hiện các thỏa thuận hiện có và Bắc Kinh nên lo tập trung vào việc đối phó với dịch COVID-19.


    Một trong số 6 tàu khu trục Lafayette của Đài Loan (Ảnh: Taiwan news)
    Trước đó, hôm 13/5, Trung Quốc yêu cầu Pháp hủy hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan để tránh tổn hại quan hệ hai bên, nói rằng Đài Loan là một phần của “một Trung Quốc” và rằng nguyên tắc đó cần phải được chấp nhận bởi bất kỳ nước nào mà Bắc Kinh có quan hệ ngoại giao.

    “Chúng tôi phản đối việc nước ngoài bán vũ khí cho Đài Loan hoặc có trao đổi an ninh hoặc quân sự với ḥn đảo này. Lập trường về vấn đề này của chúng tôi luôn rơ ràng và nhất quán”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói tại Bắc Kinh.


    Cảnh báo diễn ra trong bối cảnh Đài Loan đang lên kế hoạch mua vũ khí từ Pháp nhằm nâng cấp hạm đội tàu chiến do Pháp chế tạo được Đài Loan mua từ 30 năm trước.

    > Trung Quốc yêu cầu Pháp hủy bán vũ khí cho Đài Loan

    Trả lời trước đe dọa của Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao Pháp hôm 13/5 cho biết: “Trong bối cảnh này, Pháp tôn trọng các cam kết trong hợp đồng đă thực hiện với Đài Loan và không thay đổi lập trường kể từ năm 1994. Đối mặt với cuộc khủng hoảng COVID-19, tất cả sự chú ư và nỗ lực của chúng ta nên tập trung vào việc chiến đấu với dịch bệnh”, theo Reuters.

    Bộ Ngoại giao Pháp cũng nói rằng nước này tôn trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc” như đă đồng ư với Bắc Kinh vào năm 1994 và tiếp tục kêu gọi hai bên đối thoại.

    Tháng trước, Bộ Ngoại giao Pháp đă triệu tập Đại sứ Trung Quốc về các bài đăng và tweet của ông này bảo vệ phản ứng của Bắc Kinh đối với đại dịch và chỉ trích việc phương Tây xử lư dịch bệnh.

    Đài Loan phần lớn được trang bị vũ khí sản xuất ở Mỹ, nhưng năm 1991, Pháp đă cho Đài Loan sáu tàu khu trục Lafayette. Trung Quốc đă vô cùng tức giận v́ động thái này. Sau đó một năm, Pháp lại bán cho Đài Loan 60 máy bay chiến đấu Mirage.

    Thanh Thuỷ

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •