Page 8 of 8 FirstFirst ... 45678
Results 71 to 74 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Tranh căi về việc Sanofi ưu tiên cung cấp vác-xin Covid-19 cho Mỹ


    Trước trụ sở của Sanofi tại Paris, Pháp. Ảnh chụp ngày 24/04/2020. REUTERS - CHARLES PLATIAU
    Thanh Hà
    « America First ». Tổng giám đốc Sanofi, tập đoàn dược phẩm Pháp, chủ trương dành ưu tiên cho thị trường Mỹ một khi vác-xin ngừa Covid-19 được phép lưu hành. Phải chăng v́ Washington hào phóng hơn Paris ?



    Sanofi là một trong những con chim đầu đàn của Pháp trong ngành dược phẩm và được chính phủ trợ giúp nhiều nhất trong việc nghiên cứu. Đối với Paris, tuyên bố của lănh đạo tập đoàn dược phẩm này là điều « không thể chấp nhận được ».

    Trả lời hăng tin Bloomberg hôm 13/05/2020, tổng giám đốc Sanofi, Paul Hudson, khẳng định một khi t́m được vác-xin ngừa virus corona chủng mới, Mỹ sẽ là khách hàng « đầu tiên » của tập đoàn và những « lô hàng lớn nhất » sẽ dành cho Hoa Kỳ. Chỉ vài giờ sau, tập đoàn có trụ sở tại Paris này đă phải đính chính là không có việc phân biệt đối xử, Sanofi phục vụ đồng đều các thị trường Mỹ và châu Âu cũng như những nơi khác trên thế giới.

    V́ sao tổng giám đốc tập đoàn dược phẩm này lại khơi mào một cuộc chiến trong lúc cả thế giới đang chạy đua với thời gian t́m kiếm thuốc và vác-xin chống Covid-19 ?

    Thứ nhất, một trong ba cổ đông quan trọng nhất của Sanofi là quỹ đầu tư Mỹ BlackRock. Đồng thời, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của tập đoàn dược phẩm Pháp, với doanh thu 13 tỷ euro một năm, so với 9 tỷ trên toàn châu Âu.

    Yếu tố thứ nh́ là, như tất cả các hăng khác trong ngành, Sanofi cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan y tế trực thuộc chính phủ. Về điểm này, Hoa Kỳ có một lợi thế rất lớn, đó là Cơ Quan Nghiên Cứu Phát Triển Y Sinh - Biomedical Advanced Research and Development Authority (BARDA), trực thuộc bộ Y Tế, đặc trách phát triển các loại thuốc và vác-xin. Ngân sách dành riêng cho BARDA năm ngoái lên tới 1,27 tỷ đô la.

    BARDA là cầu nối giữa chính quyền Liên bang với các viện bào chế tư nhân. Với những phương tiện tài chính dồi dào, cơ quan này có khả năng « can thiệp rất nhanh », giảm nhẹ những thủ tục hành chính, để cho phép một loại thuốc hay vác-xin mới chóng được lưu hành. Pháp nói riêng, châu Âu nói chung, không có cơ quan nào với tầm cỡ của BARDA.

    BARDA là đối tác đầu tiên tài trợ cho Sanofi nghiên cứu t́m vác-xin chống virus corona chủng mới, đồng thời cơ quan này cũng quan tâm và khuyến khích các đối thủ khác của Sanofi nhập cuộc. Đổi lại, bộ Y Tế Mỹ đ̣i tập đoàn Pháp cam kết dành ưu tiên cho thị trường Hoa Kỳ.

    Điểm thứ ba đẩy con chim đầu đàn của ngành dược phẩm Pháp vào tay nước Mỹ đó là, như tất cả các nhà sản xuất trong mọi lĩnh vực, Sanofi cần chia sẻ gánh nặng rủi ro. Tập đoàn này thông báo có khả năng bắt đầu cho thử nghiệm lâm sàng vác-xin mới vào cuối năm 2020 và dự trù tung sản phẩm ra thị trường kể từ năm tới.

    Ngay từ bây giờ, Sanofi đă đầu tư cho khâu sản xuất đại trà. Đây là một khoản chi tiêu rất tốn kém. Nhưng tất cả những nỗ lực và phí tổn đó sẽ như muối đổ bể nếu như Covid-19 tự ngừng phát triển tương tự như với dịch cúm H1N1 trước kia. Do vậy Sanofi cần có một điểm tựa, mà trước mắt BARDA là đối tác vững chắc nhất.

    Đối với châu Âu, tổng giám đốc Hudson hiện vẫn chưa biết phải đàm phán riêng với từng thành viên Liên Hiệp Châu Âu để được giúp đỡ về mặt tài chính và hưởng những điều kiện thuận lợi cho thuốc mới nhanh chóng được sử dụng, hay sẽ trực tiếp thương lượng với Ủy Ban Châu Âu.

    Trong lúc Bruxelles c̣n chần chờ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, có thể tuyên bố của tổng giám đốc Sanofi, Paul Hudson dành ưu tiên cho thị trường Mỹ là một cách để gây áp lực, đ̣i Liên Âu nhanh chóng yểm trợ tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới này.

    Ngoài tranh căi liên quan đến chủ trương "America First" của Sanofi, cần biết rằng trong cuộc chạy đua t́m vác-xin ngừa Covid-19, Pháp hay Mỹ không c̣n « một ḿnh một chợ ». Tại Trung Quốc, ít nhất bốn viện bào chế đă được phép tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Cho dù thủ tục và nghiên cứu chưa hoàn chỉnh, chỉ một ḿnh Sinovac Biotech từ tháng trước đă tuyên bố sẵn sàng sản xuất 100 triệu liều « Coronavac » hàng năm.

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Chủ tịch tập đoàn Sanofi lên tiếng về việc ưu tiên vac-xin cho Mỹ


    Logo tập đoàn dược phẩm Sanofi tại trung tâm nghiên cứu và sản xuất ở Vitry-sur-Seine, ngoại ô Paris (Pháp). Ảnh minh họa, chụp ngày 06/08/2019. REUTERS - Charles Platiau
    Anh Vũ
    Ngay sau phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn dược phẩm Pháp Sanofi, được hiểu là nếu có vac-xin ngừa Covid-19 th́ sẽ ưu tiên cho Hoa Kỳ, khiến dư luận và chính giới Pháp bất b́nh, ngày 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị của Sanofi đă lên tiếng cam đoan không một nước nào được đặc quyền trong tiếp cận sử dụng vac-xin.


    Trong chương tŕnh thời sự tối hôm qua, 14/05/2020, chủ tịch hội đồng quản trị Sanofi, ông Serge Weinberg khẳng định rơ ràng là sẽ không có bất kỳ đặc quyền cho nước nào trong việc cung cấp vac-xin. Ông nói : "Chúng tôi luôn có lập trường coi các loại vac-xin là tài sản chung để đại đa số dân có thể được hưởng".

    Trước đó một hôm, trong cuộc trả lời phỏng vấn hăng tin Bloomberg, tổng giám đốc của tập đoàn, ông Paul Hudson đă nói rằng Hoa Kỳ sẽ có thể là nước đầu tiên được phân phối nếu vac-xin pḥng ngừa virus corona được sản xuất, v́ lư do đă đầu tư nhiều cho nghiên cứu này. Ông c̣n nói rơ ưu tiên tức là sản phẩm vac-xin sẽ có ở Mỹ vài ngày hay vài tuần sau khi được bào chế.

    Ngay lập tức, những phát ngôn trên của lănh đạo tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới của Pháp đă gây phản ứng bất b́nh trong dư luận và chính phủ Pháp. Đầu tuần tới, văn pḥng của tổng thống sẽ có cuộc họp với các lănh đạo của Sanofi để làm rơ mối quan hệ giữa chính phủ Pháp và tập đoàn, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, theo một nguồn tin từ phủ tổng thống.

    Ngay từ đầu đại dịch, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă nhiều lần nhắc lại vac-xin pḥng chống virus corona là tài sản "công và của cả thế giới, phải ở ngoài các quy luật thị trường".

    Chủ tịch Sanofi nói rằng, phát ngôn của tổng giám đốc tập đoàn đă bị hiểu sai, ưu tiên được nói đến chỉ liên quan đến các liều vac-xin bào chế tại các nhà máy đặt tại Mỹ. Theo ông Serge Weinberg, công ty có đủ năng lực sản xuất để các nước đều có thể tiếp cận được, một khi vac-xin pḥng Covid-19 được chính thức đưa vào sản xuất.

    Sanofi là tập đoàn dược phẩm đa quốc gia, do người Pháp sáng lập và hiện vẫn giữ 60% cổ phần. Tập đoàn có các nhà máy sản xuất thuốc và pḥng thí nghiệm trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ.

  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp thời hậu phong tỏa: Vì sao nhất thiết phải mở lại trường học?


    Một lớp học tại trường tiểu học Simone Veil ở Nice, miền nam nước Pháp, nhân ngày học đầu tiên hôm 13/05/2020 sau hai tháng đóng cửa vì dịch Covid-19. REUTERS - Eric Gaillard
    Trọng Nghĩa
    Covid 19 tiếp tục là chủ đề chính trên trang bìa các tuần báo ra vào giữa tháng Năm 2020, với trọng tâm chú ý là giai đoạn “hậu phong tỏa” trên L’Express và Le Point, trong lúc L’Obs, Courrier International và The Economist mở rộng tầm nhìn ra toàn bộ thời kỳ có thể gọi là “hậu Covid-19”.



    Trang bìa L’Express tuần này nêu bật một biện pháp biểu tượng của thời kỳ hậu phong tỏa tại Pháp: Mở cửa lại các trường học. Ngay dưới hàng tựa nhỏ: “Vì sao nhất thiết phải mở lại các lớp học”, L’Express chạy một tít lớn trên hai hàng như để trả lời cho câu hỏi đặt ra: “Trường học cũng vậy, cũng là một nhu cầu sống còn!”.

    L’Express: Trường học góp phần giảm bất bình đẳng xã hội

    Đối với tạp chí Pháp, cho dù nguy cơ dịch bệnh Covid-vẫn còn, các lớp học cần phải được cấp tốc mở lại vì rất nhiều lý do hoàn toàn chính đáng, để đấu tranh chống lại tình trạng bất bình đẳng trong xã hội cũng như trong giáo dục. Dĩ nhiên là chính quyền phải có những biện pháp phòng ngừa y tế cần thiết.

    L’Express đã dành một hồ sơ sáu trang cho việc phân tích những lý do vì sao cần phải đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của các giáo viên, giới làm công tác giáo dục, lãnh đạo các hiệp hội. Đối với những người này, trường lớp là cái phao cấp cứu đối với với các thiếu niên đang gặp khó khăn, cả về học vấn lẫn tâm lý, là nơi để lắng nghe và giúp đỡ các em trong trường hợp cần thiết.

    PUBLICITÉ


    Một thông tri mới đây của bộ Y Tế Pháp, căn cứ vào vô số các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, đã xác định rằng do tình trạng phong tỏa, sức khỏe của hàng triệu trẻ em đang bị đe dọa, đặc biệt là những em phải sống trong những gia đ́nh nghèo khó, nhà cửa chật chội, thiếu kết nối internet nên không thể học từ xa.

    Tạp chí Pháp đã trích dẫn các chuyên gia theo dơi các vấn đề y tế cảnh báo: “Việc bị cắt đứt với một môi trường giáo dục, đồng thời là môi trường sống, có thể có tác hại trước mắt và lâu dài đến cả sức khỏe tinh thần và thể chất [...]. Các tầng lớp bấp bênh nhất về kinh tế sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất và điều đó sẽ có hậu quả không tốt cho sự phát triển và sức khỏe của con cái họ, đào sâu thêm tình trạng bất b́nh đẳng xă hội vốn đă rất cao.”

    L'Express đã ghi nhận lời chứng của một giáo viên vùng Seine-Saint-Denis, ngoại ô bắc Paris, nơi có đến 28% cư dân sống dưới ngưỡng nghèo khó, cho biết là đối với các em học sinh thuộc các gia đình khó khăn, bữa ăn tại căng tin nhà trường là bữa ăn có chất lượng duy nhất trong ngày.

    Một giáo viên khác, cũng giảng dậy ở vùng ngoại ô bắc Paris thì nêu lên thảm cảnh của nhiều em mà việc sống ở nhà “đồng nghĩa với bất hạnh”, với việc các em bị bố mẹ đánh đập, trong khi mà trường học chính là nơi mang lại hạnh phúc cho các em.

    Ngoài ra còn có tình trạng các em phải bỏ bê việc học vì không thể học từ xa do không có phương tiện vi tính hay kết nối Internet. Thực tế là hiện vẫn có 15% dân Pháp không có Internet.

    Đó là chưa kể đến các vấn đề tâm lý, như học một mình ở nhà rất buồn chán, hay sinh lý như các tình trạng lạm dụng màn h́nh, tăng cân, rối loạn giấc ngủ…

    Le Point: Nước Pháp thời hậu Covid-19 sẽ vươn dậy như thế nào

    Tuần báo Pháp Le Point cũng dành trang bìa cho nước Pháp, nhưng nhìn dưới góc độ lịch sử cận và hiện đại.

    Bên cạnh một bức ảnh của tướng De Gaulle, là các con số biểu thị cho bốn năm trong lịch sử cận đại và hiện đại của nước Pháp, 1871, 1919, 1945… và 2020? Ý nghĩa chuỗi con số này đã được làm rõ trong hàng tựa lớn: “Nước Pháp đã vươn dậy trở lại như thế nào”.

    Theo Le Point, trong lịch sử cận đại của nước Pháp, sau mỗi lần bị tàn phá nặng nề, chủ yếu là do chiến tranh, chính quyền Pháp và người dân Pháp đã biết đoàn kết một lòng để khôi phục lại đất nước, như vào năm 1871 sau khi Pháp bị thua trong cuộc chiến với đế quốc Phổ, tiền thân của nước Đức ngày nay, hay vào năm 1919, sau Đệ Nhất Thế Chiến, hoặc năm 1945, sau Đệ Nhị Thế Chiến, với sự giúp đỡ một phần của Hoa Kỳ.

    Tình hình 2020 sau Covid-19 cũng tệ như 1945, sau Thế Chiến II

    Thế còn năm 2020 này thì sao? Đối với tạp chí Pháp, với dịch Covid-19, cho dù bộ máy sản xuất và cơ sở hạ tầng của Pháp không bị bất kỳ thiệt hại nào, nhưng t́nh h́nh hiện tại có thể gợi lại những khó khăn mà nước Pháp đã gặp phải vào năm 1945.

    Hiện nay, Nhà Nước Pháp bị lâm vào tình trạng bị nợ tối đa, trong lúc các ngân quỹ đều trống rỗng, sự yếu kém về kinh tế của nhiều doanh nghiệp nhỏ là điều hiển nhiên, trong lúc tổng thống Emmanuel Macron đã cam kết xây dựng một Nhà Nước-Phúc Lợi kiểu mới.

    Đối với Le Point, tương tự như vào năm 1945, vấn đề đặt ra không chỉ khôi phục nền kinh tế truyền thống, mà c̣n phải chuẩn bị cho tương lai, cụ thể là bảo vệ các ngành công nghiệp của ngày mai như trí tuệ nhân tạo, 5 G, cáp quang học... Để làm điều này, Pháp có thể vay tiền của châu Âu, định chế sẽ đóng vai tṛ của người Mỹ vào năm 1945.

    Tuy nhiên, theo Le Point, hiện nay có hai câu hỏi chưa có lời giải đáp. Thứ nhất là liệu trong nước Pháp ngày nay đã có hay chưa một ý chí chung là phải xóa bỏ cái cũ để “đại tu mô h́nh kinh tế và xă hội” như vào năm 1945? Câu hỏi thứ hai là liệu người Pháp ngày nay có sẵn sàng “xắn tay áo” lao vào công cuộc khôi phục đất nước với tinh thần kỷ luật từng được các nhà sử học nêu bật hay không?

    L'Obs: “Thế giới hôm sau” qua ba câu hỏi

    Chủ đề Covid-19 cũng xuất hiện một cách gián tiếp trên trang bìa tạp chí L’Obs, nhưng liên quan đến cuộc sống con người trong thế giới hậu Covid-19, một vấn đề hết sức triết lý.

    Chen vào giữa hàng tựa lớn trang bìa “Thế giới hôm sau – Le Monde d’après” – tức là thế giới thời hậu Covid-19 – tạp chí L’Obs đã xen vào hai câu hỏi nhỏ “Ta giữ cái gì?” và “Ta bỏ cái gì”. Ở trang trong, có thêm câu hỏi thứ ba “Ta sáng tạo cái gì?”.

    Tạp chí Pháp giải thích rằng ba câu hỏi kể trên đã được triết gia Pháp Bruno Latour đặt ra gần đây khi ông suy nghĩ về bộ mặt của “Thế giới hôm sau”, sau những biến động trong cuộc sống do dịch Covid-19 gây nên.

    Trong bối cảnh trong hai tháng qua, trên báo chí cũng như trên mạng xã hội đã xuất hiện biết bao phân tích, ý kiến về những bài học cần rút tỉa, những điều cần thay đổi sau đại dịch, tạp chí Pháp đã chuyển ba câu hỏi của triết gia Latour cho các kinh tế gia, khoa học gia, những lãnh đạo công đoàn hay chính khách… với đề nghị trả lời.

    Trong số những người được hỏi có các tên tuổi như nhà kinh tế Thomas Piketty, cựu bộ trưởng môi trường Pháp Nicolas Hulot, hay nữ thủ tướng Iceland…

    L’Express: Covid-19 biến các nhà dịch tễ học thành “siêu sao”

    Riêng về dịch Covid-19, tạp chí L’Obs nêu bật sự ưu ái dành cho các nhà khoa học mà tờ báo cho là đang trở thành các “siêu sao”.

    Trong một hồ sơ dài 4 trang, L’Obs trích dẫn triết gia Pháp Elodie Giroux ghi nhận: “Xă hội chúng ta có xu hướng tôn vinh những cá nhân và xu hướng này đang mạnh hẳn lên hiện nay v́ người ta cần đến những anh hùng vào lúc có khủng hoảng”.

    Thế nhưng, tạp chí Pháp lại thấy rằng đây là một nghịch lư vì biến khoa học thành những câu chuyện về các cá nhân anh hùng th́ quả là phi lư. Nh́n về lịch sử khoa học th́ đây là một bước lùi v́ các bộ môn chuyên ngành ngày nay hơn bao giờ hết đều là những công tŕnh tập thể.

    Hiện tượng lại càng đáng ngạc nhiên hơn v́ người ta đang chứng kiến sự phục thù của dịch tễ học, một ngành mà cho đến nay không mấy được tôn vinh.

    Nữ bác sĩ Anne-Marie Moulin, cũng là một triết gia đã nhận xét một cách hóm hỉnh: “Dịch tễ học từng không được xem như một ngành khoa học vẻ vang, v́ bị đánh giá là quá gần với khoa học xă hội và không dẫn đến nhiều khám phá lớn. Thế nhưng vào lúc này, các nhà dịch tễ học đột nhiên xuất hiện như những nhà khoa học lớn”.

    Bây giờ họ đă trở nên những chỉ huy trưởng của đội ngũ y tế đang ở tuyến đầu chống dịch. Tại Pháp, những người lính th́ được vỗ tay hoan hô lúc 20 giờ, c̣n các chỉ huy thì được người ta tôn sùng.

    Courrier International: Thành phố thời hậu Covid-19 sẽ ra sao?

    Tương tự như đồng nghiệp L’Obs, tạp chí Pháp Courrier International tuần này cũng dành hồ sơ chính cho thời kỳ hậu Covid-19, nhưng khai thác khía cạnh “Thay đổi các thành phố” như thế nào.

    Đối với Courrier International, các đô thị lớn là những nơi bị dịch Covid-19 tác hại nhiều nhất, do đó cần phải được thiết kế lại sao cho dễ sống hơn trở lại. Và vấn đề không đơn giản vì phải suy nghĩ lại từ những khâu nhà ở, chuyên chở công cộng, cho đến khâu đô thị hóa nói chung.

    The Economist: Goodbye toàn cầu hóa?

    Còn The Economist thì chú ý đến một hậu quả của đại dịch Covid-19 được thường xuyên nhắc tới từ hơn hai tháng qua.

    Dưới hàng tựa lớn trang bìa “Goodbye toàn cầu hóa”, tuần báo Anh cảnh báo về “mồi nhử nguy hiểm của sự tự cung tự cấp”.

    L’Express: Tài phiệt vùng Vịnh thủ lợi nhờ dịch bệnh

    Dịch Covid-19 đã gây tác hại ghê gớm cho kinh tế nhiều nước trên thế giới, nhưng không phải ai cũng thiệt. Theo L”Express, dịch do virus corona gây nên lại là “của trời cho” cho giới tài chính vùng Vịnh: Trong lúc phần lớn các công ty xí nghiệp thế giới gặp nhiều khó khăn, một số gần kề phá sản, th́ các quỹ đầu tư vùng Vịnh xoa tay mừng rỡ.

    Dù rất ít được quảng đại quần chúng biết đến, các quỹ khổng lồ này, do các vương quốc dầu lửa điều hành, nắm hàng trăm tỷ đô la tích sản, và dĩ nhiên đã lợi dụng tình trạng thị trường chứng khoán thế giới sụp đổ, mất đi 20% trong ṿng vài tuần.

    Một số công ty, như ở Châu Âu và Mỹ đă thấy giá trị của ḿnh tuột giảm 50% có khi 60%, trở thành những miếng mồi ngon dễ bắt và Quỹ Đầu Tư Nhà Nước Ả Rập Xê Út (PIF) đă nhanh chóng lộ mặt.

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp lại gây tranh cãi với một bức biếm họa chống Mỹ


    H́nh minh họa: Chuẩn bị cho một sự kiện đàm phán Mỹ -Trung tại Bắc Kinh tháng 2/2019. REUTERS - POOL New
    Mai Vân
    Trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris ngày 24/05/2020, đã xuất hiện một bức biếm họa xúc phạm Hoa Kỳ. Bài đăng đă lập tức gây ra nhiều phản ứng dữ dội. Trước làn sóng phẫn nộ, cơ quan đại diện của Bắc Kinh đã phải lên tiếng biện minh rằng tài khoản Twitter của họ đã bị tin tặc thâm nhập để đăng lên bức biếm họa gây tranh cãi, điều được cho là khó tin.



    Trong một tin nhắn Twitter đề ngày 25/05, đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp khẳng định là “một người nào đó” đã thâm nhập vào tài khoản Twitter của họ để công bố môt bài đăng “giả mạo” bao gồm một bức biếm họa mang tựa đề: “Ai là là người kế tiếp? – Qui est le prochain?”.

    Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, ngay sau khi bức biếm họa được công bố trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc tại Paris, nhiều phản ứng dữ dội đã xuất hiện trên mạng xã hội, và ít lâu sau, bức tranh đã bị xóa đi.

    Bức biếm họa gây tranh cãi vẽ hình một thần chết, người quấn một lá cờ Mỹ, gõ cửa một căn phòng bên trên ghi chữ Hồng Kông bằng tiếng Anh và tiếng Hoa. Trước Hồng Kông là một loạt căn phòng khác đã mở cửa với máu chảy ra lênh láng, bên trên ghi : Irak, Libya, Syria, Ukraina và Venezuela. Trên lưỡi hái của thần chết có một cái vết trông giống như ngôi sao của David, biểu tượng của người Do Thái.

    Bài đăng trên tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc đã bị nhiều cư dân mạng coi là một thông điệp bài Do Thái, lấy lại một thuyết âm mưu về một liên minh Mỹ-Do Thái để gây bất ổn định tại Hồng Kông.

    Trong tin nhắn đính chính, sau khi nói là tài khoản của mình bị tin tặc tấn công, cơ quan đại diện Trung Quốc tại Pháp đã lên án vụ việc và khẳng định rằng Bắc Kinh “luôn luôn gắn bó với nguyên tắc trung thực, khách quan và hợp lư của thông tin”.

    Không ai tin vào lời cải chính của đại sứ quán Trung Quốc

    Theo AFP, ông Antoine Bondaz, giảng viên trường khoa học chính trị Sciences Po Paris, đã không ngần ngại nhận định rằng đó là một hành động “đê hèn và bài Do Thái”. Nhiều cư dân mạng khác đã đ̣i sứ quán Trung Quốc phải xin lỗi.

    Tuy nhiên, một số người sau đó đă nhấn mạnh rằng bức biếm họa đã mô phỏng một bức tranh đầu tiên vẽ hình thần chết quấn cờ Trung Quốc, và đi gõ những cánh cửa bên trên có ghi Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông, Đài Loan…

    Lời đính chính của phía Trung Quốc không thuyết phục được ai. Trong một tin nhắn Twitter ngày 25/05, chuyên gia Bondaz nhận xét: “Đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng tài khoản của họ đã bị tin tặc tấn công và như vậy không phải là chính họ đã công bố bức biếm họa bẩn thỉu. Đây quả là một lập luận kỳ lạ, nhất là khi bức vẽ được chính đại sứ quán Trung Quốc đánh dấu “like” rồi kèm theo một lời bình luận.”

    Theo AFP, ông Bondaz đã cho rằng: “Đại sứ quán Trung Quốc đă rất chật vật trong việc thừa nhận sai lầm của ḿnh và xin lỗi.”

    Liên tục tung ra tin nhắn "khiêu khích"

    Theo hãng tin Pháp, trong những tuần lễ qua, đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đă liên tục tung ra trên mạng Twitter nhiều tin nhắn khiêu khích, hoàn toàn không có một chút tính chất ngoại giao.

    Trong những ngày gần đây, họ đă làm cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ phẫn nộ khi gởi đi lời chúc truyền thống của người Hồi Giáo nhân lễ Aïd el-Fitr, kết thúc mùa chay ramadan. Điều này đă làm dấy lên phản ứng giận dữ như “Hăy cảm thấy xấu hổ!”, “Mặt dầy!”…, trong bối cảnh các chuyên gia và tổ chức bảo vệ nhân quyền đă tố cáo Bắc Kinh giam giữ ít ra là 1 triệu người Hồi Giáo ở Tân Cương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ.

    Nhà xă hội học người Pháp gốc Duy Ngô Nhĩ Dilnur Reyhan rất phẫn nộ trước thông điệp chúc mừng của đại sứ quán Trung Quốc, nói: “Các người đă giam cả triệu người Duy Ngô Nhĩ, thậm chí cấm dùng những từ ngữ như "Bismillah", "Elhemdulila" hay "Allah'qa amanet", đốt sách của chúng tôi, buộc người Hồi Giáo ăn thịt heo của các người, tổ chức các lễ hội rươu bia trong mùa Ramadan, và giờ đây các người lại dám làm thế”.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •