Page 4 of 8 FirstFirst 12345678 LastLast
Results 31 to 40 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #31
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Viện Hàn Lâm Y Học Pháp khuyến cáo bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng


    Băng chữ: "Khẩu trang đâu? xét nghiệm đâu?" treo trước căn hộ tại thành phố Nice, miền nam Pháp, ngày 04/04/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

    Ngày 04/04/2020, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran thông báo chính phủ Pháp đă đặt mua từ Trung Quốc 2 tỉ chiếc khẩu trang và sẽ có khoảng 500.000 chiếc sẽ được chuyển hàng ngày cho đội ngũ nhân viên y tế.


    Khẩu trang là chủ đề hiện gây tranh căi tại Pháp. Từ đầu dịch, chính phủ luôn nhấn mạnh khẩu trang không cần thiết cho người khỏe mạnh mà chỉ giành cho nhân viên y tế và người bệnh. Tuy nhiên, quan điểm này bị nhiều chuyên gia quốc tế đánh giá « là một sai lầm ».

    Ngày 03/04, Viện Hàn lâm Y học Pháp đă khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang, kể cả khẩu trang vải, ở nơi công cộng, đặc biệt do nhiều người nhiễm virus corona không có triệu chứng.

    Về điểm này, trong buổi họp báo ngày 04/04, bộ trưởng Y Tế Pháp cho biết chính phủ đă đề nghị " hội đồng khoa học, các chuyên gia về virus và các cơ quan dịch tễ đánh giá lại quan điểm (sử dụng khẩu trang)".

    PUBLICITÉ


    Hơn 7.500 người chết v́ virus corona

    Pháp vẫn đang chờ đỉnh dịch, có thể vào tuần tới. Trong khi đó, số người chết v́ virus corona tiếp tục tăng, lên đến 7.560 người tính đến cuối ngày 04/04, trong đó có thêm 441 người qua đời ở bệnh viện trong ṿng 24 giờ. Nếu tính cả số người chế trong các Viện dưỡng lăo th́ có số ca tử vong của ngày hôm qua là 612.

    Hiện vẫn có hơn 6.800 người đang được điều trị tích cực, một con số « chưa từng có », theo đánh giá của tổng cục trưởng tổng cục Y Tế Jérôme Salomon trong buổi họp báo hàng ngày.

    Thời tiết đẹp và hai tuần nghỉ lễ Phục Sinh là những yếu tố khiến chính phủ lo ngại người dân không tôn trọng lệnh phong tỏa. Ông Martin Hirsch, giám đốc các bệnh viện công Paris AP-HP, kêu gọi người dân Paris ở nhà sau khi thấy có quá nhiều người đi dạo hôm 04/04. Hơn 160.000 hiến binh và cảnh sát được điều động trong hai ngày cuối tuần để tăng cường kiểm tra việc người dân đi nghỉ lễ.

    Ngoài bốn loại thuốc, trong đó có chloroquine, đang được thử nghiệm trong khuôn khổ dự án Discovery, Pháp sẽ cho thử nghiệm lâm sàng phương pháp trị liệu truyền máu của người khỏi bệnh Covid-19 cho « những bệnh nhân nhiễm virus corona trong giai đoạn nguy kịch » từ ngày 07/04.

  2. #32
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Nghị sĩ Hoa Kỳ tiết lộ: Trung Quốc trao đổi 1 tỷ khẩu trang nếu Pháp cho Huawei tiến vào
    B́nh luậnMinh Thanh • 09:08, 06/04/20• 891 lượt xem


    Nghị sĩ Mark Green (bên phải) trong cuộc phỏng vấn truyền h́nh (Ảnh chụp màn h́nh)

    Trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 4/4, Nghị sĩ Hoa Kỳ - ông Mark Green tiết lộ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă đề nghị một cuộc trao đổi: Trung Quốc sẽ cung cấp 1 tỷ khẩu trang cho Pháp, đổi lại Pháp cho phép Huawei triển khai thiết bị 5G tại nước này. Ông Green cảnh tỉnh rằng đây là bản chất của ĐCSTQ, thế giới nên nhận thức và thay đổi sự phụ thuộc vào nền sản xuất của Trung Quốc.

    Nghị sĩ Hoa Kỳ Mark Green nói: "Hôm qua, trong một cuộc họp qua điện thoại, chúng tôi đă biết về nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ông Macron đă hỏi về việc mua 1 tỷ khẩu trang của Trung Quốc. Ông Tập cho biết có thể cung cấp số lượng theo yêu cầu nếu Pháp triển khai 5G của Huawei tại nước này. Đây chính là ĐCSTQ, đă đến lúc thế giới phải thức tỉnh và đối mặt với vấn đề này một cách thẳng thắn".

    Ông Green viết trên Facebook: "Chúng ta phải cải thiện chiến lược dự trữ thuốc và thiết bị y tế; thay đổi vấn đề dựa vào Trung Quốc [ĐCSTQ] - quốc gia phát tán virus này".

    Sau khi virus Corona Vũ Hán bùng phát tại đại lục vào tháng 1 năm nay, ĐCSTQ đă sử dụng các đại sứ quán và lănh sự quán cùng người dân Trung Quốc tại các nơi để vơ vét vật tư y tế trên khắp thế giới. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy Trung Quốc đă nhập khẩu 2 tỷ khẩu trang trong 5 tuần kể từ tháng 1, tương đương với hai tháng rưỡi sản xuất toàn cầu. Trung Quốc cũng nhập khẩu 400 triệu bộ thiết bị pḥng hộ khác, như kính bảo hộ y tế và quần áo bảo hộ chống lại nguy hiểm sinh hóa.

    Gần đây, do sự lây lan của dịch bệnh trên thế giới, nhiều quốc gia đang có nhu cầu khẩn cấp các vật liệu chống dịch, và ĐCSTQ đă xuất khẩu vật tư y tế đi khắp nơi. Giới truyền thông, quan chức và chuyên gia châu Âu vô cùng nghi ngờ trước động thái này.

    Các kênh truyền thông nước ngoài như Le Monde của Pháp và các quan chức EU đă mô tả chính sách ngoại giao khẩu trang của ĐCSTQ là một âm mưu ‘chính trị hào phóng’. Họ chỉ trích ĐCSTQ v́ cạnh tranh ảnh hưởng địa lư chính trị mà ‘giậu đổ b́m leo’. Các quan chức Pháp cảnh báo ĐCSTQ không được sử dụng viện trợ dịch bệnh để "phô diễn" chính trị.

    Việc Trung Quốc dùng khẩu trang để gây sức ép buộc Pháp sử dụng 5G của Huawei mà nghị sĩ Greene tiết lộ, được cho là sẽ khiến các nước châu Âu xem xét nghiêm túc hơn mục đích đằng sau cái gọi là “viện trợ” của ĐCSTQ.

    Minh Thanh

    Theo NTDTV

  3. #33
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona: Vì sao Pháp lại bị nhẹ hơn Ý hay Tây Ban Nha?


    Lời kêu gọi "Hãy ở nhà - Restez chez vous" để chặn đứng đà lây lan của dịch Covid-19 được phát đi mỗi đêm từ Tháp Eiffel Paris. Pierre René-Worms / RFI

    Là ba nước láng giềng với nhau, với những biên giới chỉ mang tính hình thức, lại có chung một “truyền thống La Tinh”, Pháp, Ý và Tây Ban Nha hiện bị dịch Covid-19 tấn công dữ dội nhất châu Âu. Tính đến hết ngày 05/04/2020, các con số thông kê về tình hình dịch bệnh tại Pháp, Ý và Tây Ban Nha phải nói là chóng mặt. Thế nhưng vì sao Pháp lại có vẻ bị nhẹ hơn hai hàng xóm?



    Trên nhật báo Pháp La Dépêche ngày 26/03 vừa qua, một chuyên gia dịch tễ học đã cho rằng khác biệt văn hóa giữa ba dân tộc có thể là nguyên nhân chủ yếu giải thích hiện tượng này.

    Tây Ban Nha số một về tử vong, Ý đứng đầu về ca nhiễm

    Theo thống kê của hãng tin Pháp AFP, tính đến 19 giờ GMT ngày 05/04, Tây Ban Nha nắm giữ vị trí đáng buồn là quốc gia đứng đầu châu Âu về số ca nhiễm virus corona (130.759), theo sau là Ý (128.948), rồi đến Pháp (92.839, tính cả số người trong các viện dưỡng lão).

    Về số ca tử vong tình hình hơi khác, Ý dẫn đầu về số người chết (15.877), theo sau là Tây Ban Nha (12.418), và thứ ba là Pháp, với số trường hợp tử vong (8.078) chỉ bằng hơn một nửa so với hai nước láng giềng .

    Các số liệu trên đây cho thấy ở vào thời điểm hiện nay, nước Pháp có vẻ bị nhẹ hơn Ý hay Tây Ban Nha. Theo bác sĩ Alain Fisch, chuyên gia về dịch tễ học và bệnh truyền nhiễm tại Trung Tâm Bệnh Viện Villeneuve-Saint-Georges tỉnh Val-de-Marne (vùng Paris), chủ tịch Viện Nghiên Cứu Dịch Tễ Học và Y Tế Dự Phòng Ideep, khác biệt giữa Pháp và hai nước còn lại chủ yếu đến từ khác biệt văn hóa:

    “Dù là ở Ý hay ở Tây Ban Nha, hay ở các quốc gia Nam Âu nói chung, tính chất hợp quần xã hội, sống chung đụng cạnh nhau rất mạnh. Đây là một thực tế: Người ta chạm vào nhau một cách dễ dàng hơn, choàng vai ôm hôn nhau để chào hỏi, người ta thích quây quần chen chúc bên nhau quanh những cái bàn ăn lớn… Với một siêu vi như con virus corona, kiểu chung đụng như vậy là một môi trường truyền nhiễm lý tưởng”.

    Quán tính quây quần ở Ý và Tây Ban Nha mạnh hơn ở Pháp

    Chuyên gia này nói tiếp: “Tại Pháp, tính chất hợp quần xã hội nhẹ hơn, và càng đi ngược lên phía bắc thì càng lúc càng ít đi”

    Chuyên gia này trích dẫn số liệu khá thấp của các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và không quên nhắc lại: “Trước đây, người ta đã ghi nhận điều này nhân đợt dịch viêm phổi cấp tính SARS (năm 2003)”.

    Đối với giáo sư Fisch, nếu có một bài học cần rút ra từ trận đại dịch lần này, thì đó sẽ là sự cần thiết phải áp dụng những cách hành xử xã hội đúng đắn, nhất là khi có những đợt dịch theo mùa: "Tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi các hành vi xã hội của chúng ta sau những gì đang xẩy ra. Tại Thụy Điển chẳng hạn, người ta không hề có thói quen bắt tay”.

    Quán tính thiếu kỷ luật của người “La Tinh”

    Về các biện pháp được ban hành để ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh, giáo sư Alain Fisch không chê trách các chính quyền Ý hoặc Tây Ban Nha, cả về nội dung các biện pháp ban hành, lẫn về thời điểm ban hành. Lý do vì đặc trưng văn hóa thích chung đụng và không chịu gò bó của người phía Nam Châu Âu so với người phía Bắc:

    “Cũng giống như ở Pháp, người dân các xứ có truyền thống La Tinh (ở Ý hay Tây Ban Nha) khó mà chấp nhân việc phải tôn trọng hoàn toàn các biện pháp phong tỏa. Người ta luôn tìm cách luồn lách, bằng cách này hay cách khác, và điều đó tất nhiên sẽ khiến cho dịch bệnh lây lan mạnh hơn, làm số ca nhiễm và tử vong gia tăng".

    Hệ thống y tế Pháp tốt hơn

    Theo giáo sư Fisch, hệ thống y tế ở các nước cũng có vai trò nhất định. Ông ghi nhận: “Hiện vẫn có cách biệt trong hạ tầng cơ sở y tế giữa Pháp với Tây Ban Nha hay Ý, cho dù trong vòng một thập niên qua, tình hình đã được cải thiện rất nhiều”.

    Theo kinh nghiêm bản thân, giáo sư Fisch cho rằng các thay đổi luôn đòi hỏi một thời gian dài mới phát huy tác dụng.

  4. #34
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19 : Pháp triển hạn phong tỏa, rau tươi càng ế ẩm


    Trái cây của chợ Rungis được trưng bày nhân một sự kiện được tổ chức gần Paris ngày 17/03/2019. REUTERS - Benoit Tessier

    Nếu như trong thời gian đầu, lệnh phong tỏa đă khiến cho dân Pháp có tâm lư đề pḥng tích trữ, mua nhiều bột, gạo, ḿ sợi, trứng gà hay bánh ḿ mềm cắt lát (pain de mie) th́ ngược lại khi lệnh phong tỏa càng kéo dài, nhiều thực phẩm bán ở siêu thị lại càng ế ẩm. Nạn nhân đầu tiên là các loại rau tươi và trái cây đầu mùa.



    Tháng tư ở Pháp là mùa trái dâu, măng tây và một số rau tươi. Các mặt hàng này đều bán không chạy, v́ bị cho là khó thể nào giữ được lâu, mà cũng chẳng bỏ vào tủ đông lạnh được, v́ sợ không c̣n đầy đủ chất dinh dưỡng. Trong khi đó, người tiêu dùng ở Pháp vẫn chủ yếu mua các loại rau quả mà họ có thể giữ được nhiều ngày trong tủ lạnh.

    Tại chợ Rungis, nổi tiếng là ‘‘chợ bán sỉ ’’ lớn nhất nước Pháp, nguồn cung cấp chính của các tiệm ăn và các cửa hàng bán lẻ, khu vực bán rau quả tiếp tục hoạt động và mức bán đạt tới 70% so với ngày thường. Chợ Rungis tương đối không bị tác hại quá nặng nề, một phần cũng v́ đại đa số các chợ trời với nhiều sản phẩm địa phương (cung cấp 11% rau quả cho dân Pháp) đều buộc phải đóng cửa vô thời hạn.

    Theo ông Stéphane Layani, giám đốc hệ thống phân phối của Rungis, doanh thu ngành rau quả tại chợ Rungis tương đương với 3,2 tỷ euro mỗi năm và cũng may là các nhà sản xuất rau quả duy tŕ được một phần hoạt động, trong khi ngành cung cấp cá tươi hay hải sản chỉ đạt tới mức 20%, khiến cho nhiều nhân viên trong ngành cá buộc phải ở nhà, do không có việc làm.

    Thà bán ít c̣n hơn là không bán ǵ cả. Về điểm này, một số nhà sản xuất rau quả may mắn hơn các đồng nghiệp của họ. Người Pháp tiếp tục mua các loại trái cây như chuối, táo, cam, kiwi, trái bơ (avocat) và rau củ tươi như mướp xanh, cà tím, cà rốt, ớt chuông, bông cải, cà chua hay khoai tây. Ngược lại, họ không tha thiết ǵ lắm với các loại xà lách, đậu hà lan, rau dền (épinard), củ cải đỏ (radis), rau diếp xoăn (endive). Các mặt hàng theo mùa như trái dâu và măng tây đều ế ẩm, cũng như nấm nâu hay atisô, cho dù các nhà sản xuất đă cố gắng duy tŕ các mặt hàng này ở một mức giá tương đối phải chăng.

    Theo ông Arnold Puech d'Alissac, thuộc Liên đoàn quốc ga của các nhà sản xuất nông phẩm FNSEA, lệnh phong tỏa cũng khiến cho việc vận chuyển và phân phối rau quả khó khăn hơn. Các loại dâu tây bày bán hiện giờ chủ yếu là dâu trồng ở Pháp, trong khi người tiêu dùng có thói quen mua dâu của Tây Ban Nha, vốn có giá mềm hơn. Chênh lệch giá cả đôi khi lên tới gần gấp đôi. Giá trung b́nh của trái dâu sản xuất ở Pháp vốn đă cao, mặt hàng này lại không giữ được lâu. Điều đó tạo thêm nhiều rào cản trong tâm lư người tiêu dùng.

    Do lệnh phong tỏa ảnh hưởng tới ngành phân phối, các loại rau tươi và trái cây cũng tương đối đắt hơn so với cùng thời kỳ năm trước. Tuy vậy, người Pháp vẫn chịu trả đắt một chút một phần để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước, một phần họ vẫn thích ăn các loại thực phẩm tươi như rau quả. Tại các cửa hàng chuyên bán rau sạch Biocoop, doanh thu của công ty này với hơn 630 địa điểm phân phối tại Pháp đă tăng 30% trong thời gian qua.

    Một trong những sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu này chính là các giỏ rau tươi và củ quả, dùng để làm súp hay xào nấu. Theo lời ông David Siffert, giám đốc ngành rau quả thuộc hệ thống phân phối Biocoop, kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, thương hiệu này đă có được những khách hàng mới. Một phần v́ nhiều người Pháp muốn thay đổi cung cách tiêu dùng, một phần khác v́ có ư kiến cho rằng nên ăn nhiều chất bỗ dưỡng để giúp cho cơ thể gia tăng sức đề kháng trong mùa dịch.

    Người Pháp thường có thói quen đi mua rau quả ở chợ trời vào những ngày cuối tuần, nhưng kể từ khi có lệnh phong tỏa, các phiên chợ trời đều ngưng hoạt động và một số nhỏ chỉ mở cửa trở lại một cách nhỏ giọt và thường phải có giấy phép của chính quyền. Theo bà Christiane Lambert, chủ tịch Liên đoàn quốc gia các nhà sản xuất nông phẩm FNSEA, ngành sản xuất nông phẩm vẫn c̣n gặp khó khăn chừng nào chính phủ chưa có biện pháp cụ thể giúp cho kinh tế trở lại nhịp độ b́nh thường. Theo bà, th́ cần phải tăng cường các kho dự trữ hay tăng thêm mức sản xuất thực phẩm đông lạnh (khoai tây, đậu đũa, đậu hà lan) để tránh t́nh trạng thực phẩm bị ứ đọng, đành phải vứt đi hàng loạt.

    Trước mắt lệnh phong tỏa kéo dài đă tạo ra những phản ứng bất ngờ, hàng siêu thị không bị khan hiếm, nhưng tâm lư dự trữ khiến cho mức cầu tăng bất thường, trong khi mức cung vẫn c̣n chậm do lệnh phong toả. Điều đó khiến cho giá khoai tây, cà rốt, cải diếp xoăn, tỏi tây (poireau) tăng đáng kể trên thị trường. C̣n các loại rau quả mà người Pháp dùng thường xuyên nhất đă tăng gấp bội, đến nổi giá mướp xanh hiện thời lên tới hơn 5€ c̣n cà chua xấp xỉ 6,5€ một kí. Với giá này, th́ chẳng thà ăn một chút dâu tây c̣n hơn.

  5. #35
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Dịch Covid-19 : Pháp “ngộ” ra tác dụng “toàn dân đeo khẩu trang”


    Cảnh sát đeo khẩu trang khi kiểm tra việc chấp hành lện phong tỏa của người dân tại Joinville-le-Pont, ngoại ô Paris, ngày 01/04/2020. REUTERS/ - CHARLES PLATIAU

    Chính phủ Pháp bắt đầu thay đổi quan điểm về tác dụng của khẩu trang để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Không chỉ Pháp mà nhiều nước phương Tây khác từng khẳng định rằng khẩu trang là “vô ích” đối với người khỏe mạnh, chỉ người bệnh và nhân viên y tế mới phải đeo khẩu trang. Quan điểm này đă bị một nhà khoa học Trung Quốc nổi tiếng đánh giá là một “sai lầm lớn”.



    Từ khi dịch Covid-19 lan rộng ở Trung Quốc và châu Á cho đến cuối tháng 03/2020, khi nước Pháp bị phong tỏa hoàn toàn, chính phủ kiên quyết khẳng định đeo khẩu trang ở nơi công cộng là vô ích. Dường như có hai yếu tố ẩn sau những tuyên bố “chắc như đinh đóng cột”: thứ nhất là để trấn an người dân và thứ hai là nước Pháp không có đủ khẩu trang cho tất cả mọi người.

    Chính phủ Pháp luôn viện dẫn khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện vẫn cho rằng người khỏe mạnh không cần đeo khẩu trang. Điều này đă dẫn đến t́nh trạng kỳ thị người đeo khẩu trang tại Pháp, đặc biệt là tại Paris, trong đó có cộng đồng châu Á vẫn giữ thói quen từ thời dịch SARS 2003.

    Tiếp theo, phải kể đến t́nh trạng khan hiếm khẩu trang. Khi dịch cúm gia cầm H1N1 bùng phát năm 2010, Pháp có một tỉ khẩu trang các loại trong kho dự trữ. Tuy nhiên, bà Roselyne Bachelot, bộ trưởng Y Tế thời đó, đă bị chỉ trích làm quá. Và kể từ đó, kho dự trữ chỉ xuất mà không được nhập thêm và c̣n lại khoảng 120 triệu khẩu trang vào đầu mùa dịch Covid-19, trong khi cả nước cần đến 40 triệu chiếc mỗi tuần.

    Để đối phó với t́nh trạng khan hiếm, Nhà nước trưng thu tất cả các loại khẩu trang có trên lănh thổ để phân phát cho những người trên tuyến đầu chống dịch. Phải đến cuối tháng Ba, chính phủ mới thông báo đặt mua thêm 250 triệu khẩu trang, tiếp theo là 2 tỉ chiếc được thông báo vào ngày 04/04. Nhưng các lô hàng có đến được Pháp hay không lại là một chuyện khác, nếu nh́n vào thực tế nhiều nước phỗng tay trên của nhau như hiện nay.

    Khẩu trang sẽ hữu ích cho thời hậu phong tỏa ?
    Chính phủ Pháp đang tính đến các biện pháp dỡ bỏ từng bước lệnh phong tỏa, đồng thời vẫn phải kiềm chế đà lây nhiễm trong cộng đồng, từ khả năng theo dơi dấu vết người nhiễm virus đến đeo khẩu trang đại trà…

    Ngày 03/04, Viện Hàn lâm Y học Pháp đă khuyến cáo người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Công dụng của khẩu trang được nhà dịch tễ học Pháp Antoine Flahaut khẳng định là “giúp giảm khả năng lây nhiễm virus và như vậy có thể kiểm soát được đại dịch”, trong khi ngày càng có nhiều trường hợp nhiễm virus corona nhưng không có triệu chứng và virus có khả năng bay theo hơi thở khi nói chuyện.

    Trả lời họp báo ngày 04/04, bộ trưởng Y Tế cho biết đă đề nghị “hội đồng khoa học, các chuyên gia về virus và các cơ quan dịch tễ đánh giá lại quan điểm (sử dụng khẩu trang)”. Cùng lúc, tổng cục trưởng Tổng cục Y tế Pháp Jérôme Salomon khuyên mọi người đeo “khẩu trang”, loại may vải thông dụng, không phải loại chuyên dùng cho giới y tế.

    Khuyến nghị này được bộ Nội Vụ Pháp trấn an : “Việc mang khẩu trang để pḥng nguy cơ lây nhiễm Covid-19 không phải là hành vi vi phạm pháp luật”. Thực vậy, điều 1 của đạo luật ngày 11/10/2010 quy định “không một ai, tại nơi công cộng, có thể mang trang phục nhằm che mặt” và người vi phạm có thể phạt đến 150 euro.

    Trong khi một số bang tại Mỹ, nhiều nước Trung Âu và vùng Lombardia của Ư đang từng bước bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, người dân Pháp có lẽ cũng chuẩn bị làm quen với biện pháp mới này. Đây là một trong những giải pháp mà dường như chính phủ đang tính đến, theo phát biểu của một người thân cận của tổng thống Macron với tuần báo Le Journal du Dimanche (05/04).

    Liệu khẩu trang sẽ trở thành vị cứu tinh cho chính phủ sau quăng thời gian phong tỏa khiến mọi hoạt động bị đ́nh trệ và kinh tế bị tác động nặng nề ? Tuy nhiên, chính cách xử lư dịch “thiếu nhất quán” của chính phủ đang khiến công luận bức xúc : Chỉ có 41% người dân Pháp tin vào chính phủ chống dịch hiệu quả, theo kết quả thăm ḍ ngày 01/04 của Viện Elabe, được Le Monde (06/04) trích dẫn ; 63% người dân Pháp cho rằng chính phủ “che giấu điều ǵ đó”, theo một nghiên cứu khác được Opinion Way công bố ngày 30/03.

  6. #36
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp : Lệnh phong tỏa sẽ được gia hạn


    Khung cảnh vắng vẻ xung quanh Tháp Eiffel, Paris, ngày 08/04/2020. REUTERS - GONZALO FUENTES

    Hôm nay 09/04/2020 là ngày thứ 24 nước Pháp thực hiện lệnh phong tỏa để ngăn chặn đà lây lan của Covid-19. Tuy nhiên, trong ṿng 24 giờ, tính đến tối ngày hôm qua 08/04, chỉ tính riêng trong các bệnh viện, vẫn có thêm 541 ca tử vong v́ virus corona. Số bệnh nhân nặng trong pḥng hồi sức cao ở mức kỷ lục : 7.148 ca.


    Tổng cục trưởng Tổng Cục Y Tế Pháp, Jérôme Salomon, nhấn mạnh, số ca bệnh nặng đang phải hồi sức cấp cứu là dấu hiệu cho thấy dịch bệnh vẫn đang hoành hành dữ dội. Tổng số ca tử vong v́ corona tại Pháp cho đến nay là 10.869 người. Trong bối cảnh này, tối hôm qua, 08/04, phủ tổng thống Pháp thông báo lệnh phong tỏa sẽ được gia hạn thêm một lần nữa nhưng không cho biết thời gian cụ thể.

    Theo AFP, tối thứ Hai tuần tới, 13/04, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ lại phát biểu trên truyền h́nh. Nguyên thủ Pháp sẽ thông báo các biện pháp mới để chống dịch Covid-19 trong những tuần sắp tới, đồng thời đề cập đến các biện pháp kinh tế - xă hội. Đây sẽ là bài phát biểu thứ tư của tổng thống gửi tới người dân kể từ khi dịch bệnh nổ ra.

    Khủng hoảng dịch bệnh lần này đă đẩy nước Pháp vào suy thoái kinh tế ở mức chưa từng có. Ngân Hàng Trung Ương Pháp hôm qua đánh giá GDP đă sụt giảm 6% trong 3 tháng đầu năm 2020. Mức tăng trưởng kinh tế của Pháp tính theo quư như vậy đạt mức thấp nhất kể từ năm 1945.

    Phát biểu trước Thượng Viện, thủ tướng Pháp Edouard Philippe nhấn mạnh tác động của dịch bệnh sẽ rất lớn, nhưng hiện c̣n quá sớm để đánh giá hết mọi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng y tế lần này.

  7. #37
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Dân Pháp bớt tin tưởng cách xử lư khủng hoảng của chính phủ?


    Thành phố Cannes miền nam nước Pháp dùng drone phun thuốc khử trùng chống virus corona ngày 10/04/2020. REUTERS - ERIC GAILLARD

    Vào lúc dịch Covid-19 vẫn hoành hành tại Pháp, một thăm ḍ mới của viện thống kê Ifop dành cho tuần báo Journal du Dimanche số ghi ngày hôm nay, 12/04/2020 cho thấy sự tin tưởng của người dân Pháp vào cách xử lư khủng hoảng dịch tễ và kinh tế của chính phủ đang bị suy giảm.



    Theo kết quả cuộc thăm ḍ được thực hiện trong hai ngày 26 và 27/3, chỉ có 45% trong số người được hỏi cho biết tin vào các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chống chọi với khủng hoảng (- 3 điểm), và 38% (-6 điểm) khẳng định vẫn tin tưởng vào khả năng chống và khắc phục các hậu quả dịch bệnh của chính quyền.

    Trong khi đó, dịch virus corona chủng mới đă làm cho hơn 13.830 người chết tại Pháp, với 643 ca tử vong mới trong ṿng 24 giờ, số liệu được ghi nhận tại bệnh viện và các cơ sở chăm sóc người già. Hôm qua, 11/04, cũng là ngày thứ ba liên tiếp số bệnh nhân trong các khoa hồi sức giảm (6.883 bệnh nhân, giảm 121 người so với hôm trước).

    Trong những ngày cuối tuần lễ Phục Sinh này, chính phủ Pháp huy động 160.000 cảnh sát và hiến binh để kiểm soát và ngăn chận người dân đi nghỉ.

    Trong nỗ lực chung chận đà lây dịch bệnh, bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly cho biết quân đội sẵn sàng hỗ trợ thêm trong những tuần sắp tới nếu các định chế có yêu cầu.

    Một nửa dân Pháp phản đối việc dùng ứng dụng "StopCovid"

    C̣n theo AFP, một nỗ lực khác của chính phủ Pháp nhằm theo dơi và ngăn chận dịch bệnh cũng gặp phải sự phản đối của người dân. Thăm ḍ do viện thống kê Ifop thực hiện cho Quỹ Jean-Jaures cũng cho thấy chỉ có 47% số người Pháp được hỏi là ủng hộ dự án cài đặt một ứng dụng bắt buộc có tên gọi « StopCovid ». 53% c̣n lại phản đối dự án này của chính phủ.

    Theo giải thích của chính phủ Pháp, dự án này cho phép thông tin đến từng cá nhân, dựa trên cơ sở t́nh nguyện, là họ có tiếp xúc với một người đă bị nhiễm virus corona hay không.

    Ứng dụng do các nhà khoa học Viện Nghiên Cứu Khoa Học và Công Nghệ Quốc Gia (INRIA) và một số nhà lập tŕnh phần mềm t́nh nguyện thiết kế. Khả năng xác định chuỗi lây nhiễm là một trong những yếu tố chủ chốt của chiến lược dỡ bỏ dần dần lệnh phong tỏa, được thiết lập từ ngày 17/3.

  8. #38
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona : Tổng thống Pháp có thể thông báo triển hạn lệnh phong tỏa


    Bất chấp lệnh phong tỏa y tế v́ dịch Covid-19, người dân tranh thủ trời đẹp đi dạo bên bờ Kênh Ourcq, quận 19, Paris, Pháp, ngày 12/04/2020 REUTERS - CHARLES PLATIAU

    Vào tối nay, 13/04/2020, tổng thống Emmanuel Macron sẽ ngỏ lời với dân Pháp để thông báo quyết định triển hạn lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chận đà lây lan của dịch Covid-19, đồng thời nhấn mạnh là cuộc chiến chống virus corona c̣n lâu mới chấm dứt, mặc dù các số liệu của những ngày qua cho thấy t́nh h́nh dịch bệnh bắt đầu có vẻ khả quan.



    Lệnh phong tỏa toàn quốc đă được ban hành ngày 16/03 và đă từng được triển hạn cho đến ngày 15/04. Theo hăng tin AFP, những người thân cận với tổng thống Macron cho biết là ông sẽ thông báo quyết định triển hạn lệnh phong tỏa này đến tháng năm, có thể là đến một thời điểm sau những ngày nghỉ bắc cầu 8-10/05. Ngay từ thứ ba vừa qua, thủ tướng Edouard Philippe đă chuẩn bị tinh thần cho dân Pháp, khi báo trước là thời gian phong tỏa sẽ kéo dài.

    Nhưng công luận Pháp cũng đang chờ đợi xem tổng thống Macron có kế hoạch nào để khởi động lại nước Pháp sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa. Tuy vậy, gần như chắc chắn là nước Pháp sẽ không trở lại hoạt động b́nh thường ngay sau khi hết phong tỏa, v́ các cơ sở kinh doanh và các trường học sẽ không sớm mở cửa trở lại.

    Theo AFP, trong bài phát biểu tối nay, tổng thống Macron c̣n phải thuyết phục mọi người về khả năng của ông xử lư khủng hoảng y tế, vào lúc mà theo kết quả các cuộc thăm ḍ dư luận, dân Pháp rất bất b́nh về cách đối phó của chính phủ với dịch Covid-19, nhất là về vấn đề khẩu trang. Chính phủ Pháp đă không nhập về kịp số lượng khẩu trang đă hứa cho các nhân viên y tế, đồng thời cho tới nay vẫn chủ trương không khuyến cáo toàn dân đeo khẩu trang, trong khi một số nước châu Âu đă làm như vậy.

    Tuy nhiên, cũng theo AFP, ông Macron sẽ không đưa ra những quyết định rất cụ thể về pḥng chống dịch Covid-19 : việc đeo khẩu trang, phương pháp xét nghiệm, định vị các bệnh nhân. Đó là những quyết định mà thường tổng thống Pháp để cho thủ tướng hoặc bộ trưởng Y Tế thông báo.

    Theo các số liệu do Tổng Cục Y Tế công bố hôm qua, cho đến nay đă có 14.393 người chết v́ dịch Covid-19 tại Pháp, trong đó có hơn 9.000 ca tử vong trong các bệnh viện, số c̣n lại chủ yếu là trong các viện dưỡng lăo. Như vậy trong ṿng 24 tiếng đồng hồ chỉ có thêm 310 người chết trong các bệnh viện, thấp hơn nhiều so với con số 603 được thông báo hôm thứ hai tuần trước, số tử vong cao nhất được ghi nhận cho tới nay tại Pháp. Ngoài ra, trong ngày thứ tư liên tiếp, số bệnh nhân phải nằm trong pḥng hồi sức đă giảm thêm, tuy là giảm chút ít, tức là bớt đi 35 bệnh nhân, xuống c̣n 6.845 người.

    Tuy nhiên, Tổng cục Y tế nhấn mạnh là dân Pháp « vẫn phải rất cảnh giác, bởi v́ các bệnh viện và nhất là các khoa hồi sức đang phải tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân ».

  9. #39
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Covid-19: Bắc Kinh đòi Paris ủng hộ Hoa Vi trong hồ sơ 5G để đổi lấy khẩu trang ?


    Ảnh minh họa : Thương hiệu Hoa Vi và cờ châu Âu trên một máy tính. Ảnh chụp ngày 29/01/2020 © 路透社图片

    Giữa lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Pháp, khẩu trang sản xuất tại Trung Quốc phải chăng đã trở thành một phương tiện được Bắc Kinh dùng để bắt bí Paris ? Đây chính là cáo buộc mà dân biểu đảng Cộng Ḥa Mỹ Mark Green đã đưa ra hôm 05/04/2020 khi ông trả lời đài truyền hình Mỹ Fox News. Lời khẳng định của dân biểu Mỹ đã bị Pháp phản bác và giới chuyên gia cho là khó tin.



    Theo kênh truyền thông Pháp Franceinfo ngày 10/04, ông Mark Green, dân biểu bang Tennessee ở Mỹ đã khẳng định rằng chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă yêu cầu đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron cho tập đoàn viễn thông số một Trung Quốc là Hoa Vi, được hưởng ưu đăi trong việc có được thị trường thiết bị 5G tại Pháp, đánh đổi với cả tỷ khẩu trang mà Paris đặt mua của Trung Quốc.

    Kênh phát tán những cáo buộc nặng nề này lại là Fox News, một phương tiện truyền thông rất bảo thủ của Mỹ, thường xuyên bị buộc tội loan truyền các loại thuyết âm mưu và “tin giả fake news”.

    Tại Pháp, những cáo buộc này đă được dân biểu đảng cực hữu Tập Hợp Quốc Gia RN Jérôme Rivière chuyển tiếp trên mạng Twitter ngay hôm Chủ Nhật 05/04.

    Chính phủ Pháp bác bỏ thông tin
    Theo Franceinfo, lời khẳng định của ông Mark Green đã nhanh chóng bị Đại Sứ Quán Pháp tại Mỹ bác bỏ trong một tin nhắn Twitter. Sứ quán Pháp viết: “Điểm đó không được nêu ra, cả trong cuộc thảo luận mới nhất giữa tổng thống Macron và chủ tịch Tập Cận B́nh, cả trong các cuộc trao đổi khác”.

    Được đài Franceinfo chất vấn, Điện Elysée cũng đưa ra tuyên bố tương tự.

    Giới chuyên gia Pháp về Trung Quốc cũng hoài nghi
    Theo Franceinfo, lập luận về việc Pháp bị Trung Quốc bắt bí cũng bị các chuyên gia về Trung Quốc cho là không đáng tin cậy.
    Giáo sư Jean-Philippe Béja, giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp CNRS cho rằng: “Hành động bắt bí như vậy sẽ đi ngược lại hoàn toàn với chiến lược quyền lực mềm của Trung Quốc, đang muốn cho thấy họ là một cường quốc vô vị lợi, đang ra tay giải cứu thế giới và có khả năng làm được điều đó nhờ vào chính sách chống dịch ‘đúng đắn’ của họ”.

    Nhà nghiên cứu Marc Julienne, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp Ifri cũng nhận định: “Sự kiện đó không khớp với hình ảnh mà Trung Quốc đang cố gắng áp đặt cho thế giới hiện nay… Một cách tiếp cận kiểu đó sẽ hoàn toàn phản tác dụng đối với Bắc Kinh: thay v́ thể hiện ḿnh trong tư thế một cường quốc có trách nhiệm và tinh thần liên đới, Trung Quốc lại hiện ra dưới mắt nước Pháp như là một cường quốc đi cưỡng chế.”

    Theo ông Marc Julienne, “Về phía Pháp, rất khó có khả năng tổng thống Macron chấp nhận một thỏa thuận như vậy, vì điều đó có nghĩa là đưa ra một quyết định khẩn cấp về một vấn đề chiến lược dài hạn [cơ sở hạ tầng 5G]”... Nhất là khi trong những tháng gần đây, Pháp đang cố t́m cách - ngoại giao nhất - để không cho phép Hoa Vi thâm nhập thị trường Pháp.”

    Hoa Kỳ cực lực tố cáo Hoa Vi
    Sự phát triển của màng lưới 5G đă trở thành một vấn đề địa chính trị quốc tế, đặc biệt là ở châu Âu. Hoa Kỳ đang cố gắng ngăn không cho châu Âu tin tưởng vào Hoa Vi, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới. Nhật báo Mỹ Wall Street Journal đã trích dẫn một số quan chức Mỹ cho rằng Hoa Vi đang bị chính phủ Trung Quốc buộc phải cài đặt các cửa hậu bí mật trong các mạng điện thoại di động của họ để Bắc Kinh có thể nghe trộm.

    Các cáo buộc này đã bị Hoa Vi bác bỏ, nhưng Trung Quốc lo ngại rằng nhà sản xuất của họ sẽ bị cấm ở thị trường Pháp và châu Âu.

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp thậm chí c̣n gia tăng áp lực, đe dọa hai tập đoàn Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển) bằng các biện pháp trả đũa ở Trung Quốc nếu Hoa Vi bị thiệt tḥi.

    Dịch Covid-19 tŕ hoăn việc phát triển mạng 5G ở Pháp
    Chính trong bối cảnh đó, Paris đang phải nhanh chóng cấp phép cho các yêu cầu thiết bị từ phía các công ty điện thoại Pháp, vốn có quyền lựa chọn giữa các nhóm Nokia và Ericsson của châu Âu và Hoa Vi của Trung Quốc để triển khai mạng 5G của họ. Quyết định dự kiến đưa ra vào tháng Hai, những đã bị trì hoãn, và dịch Covid-19 bùng lên đã làm tình hình rắc rối thêm.

    Về mặt chính thức, chính quyền Pháp không phân biệt đối xử với bất kỳ công ty nào, dù đó là Mỹ hay Trung Quốc. Thế nhưng bộ trưởng Kinh Tế Bruno Le Maire không che giấu là yếu tố an ninh tối quan trọng trong việc bật đèn xanh cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở của mạng 5G.

  10. #40
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Chống Covid-19: Pháp chưa hội đủ ba điều kiện chiến thắng



    Tiếp tục điểm qua các chủ đề trên Le Monde: Tổng thống Macron lên tuyến đầu đối mặt với công luận, cơ cấu chính quyền Pháp không đủ tầm đối đầu với đại dịch, Miến Điện hết dám đùa với Covid-19, thổ dân Nam Mỹ sợ Covid-19 và biết người da trắng không giúp ǵ được.

    "Chúng ta không đủ bản lĩnh pḥng chống dịch" là lời phê phán có dẫn chứng của cựu tổng giám đốc Tổng Nha Y Tế Công Cộng Pháp , bác sĩ William Dab.

    T́nh trạng người bị lây và chết quá nhiều tại Pháp là do bộ máy hành chánh quan liêu. Bác sĩ William Dab cho biết ông được một cơ quan y tế cấp vùng (ARS) đề nghị qua một đảo hải ngoại tham gia kiểm dịch. Ông nhận lời nhưng một tuần sau không thấy động tĩnh ǵ cả. Ông phải hỏi lại th́ vài hôm sau nhận được câu trả lời là hồ sơ thiếu "bằng cấp bác sĩ và giấy chứng nhận có khả năng chuyên môn".

    Chính v́ bản chất quan liêu của bộ máy hành chánh cho nên dẫn đến những quyết định không hợp lư. Trong khi ở bệnh viện nhân viên cấp cứu tận tâm tận lực chữa trị th́ sau đó lẽ ra phải được "theo dơi" tiếp: phải cho người vừa hết bệnh vào khách sạn cách ly thêm th́ lại cho họ từ bệnh viện đi thẳng về nhà lây cho thân nhân. Dân chúng được lệnh ai ỏ nhà nấy mà không có lệnh đeo khẩu trang nếu phải đi làm bằng phương tiện công cộng.

    Theo vị bác sĩ cựu tổng giám đốc ngành y tế công cộng Pháp, muốn chiến thắng dịch bệnh truyền nhiễm th́ phải hội đủ ba điều kiện: Phải theo dơi t́nh h́nh, phải có phản ứng nhanh và một bộ chỉ huy nhẹ, theo dơi sát sao mọi chỉ thị có được thi hành hay không. Tổng thống tuyên bố t́nh trạng chiến tranh mà chính quyền th́ làm việc như trong thời b́nh. Bác sĩ William Dab dự đoán là c̣n có thêm vài chục ngàn người chết nữa.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •