Page 2 of 8 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 74

Thread: PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    5G: Trung Quốc kêu gọi Pháp đừng kỳ thị Hoa Vi


    Logo 5G của tập đoàn Hoa Vi (Huawei). Ảnh chụp ngày 29/01/2020. REUTERS/Dado Ruvic/Illustration

    Chính phủ Trung Quốc lo ngại tập đoàn công nghệ Hoa Vi bị yếu thế trong cuộc đua cung cấp trang thiết bị hệ thống viễn thông thế hệ 5, c̣n gọi là 5G, tại Pháp. Trong thông cáo, đại sứ quán Trung Quốc kêu gọi Paris đừng thi hành các biện pháp « bất b́nh đẳng, thậm chí khai trừ » Hoa Vi, trái lại phải tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp.


    Trang bị hệ thống mạng di động 5G trở thành một ván cờ địa chính trị quốc tế. Cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp cho Bắc Kinh, Hoa Kỳ thúc giục các đồng minh loại trừ tập đoàn Trung Quốc ra khỏi thị trường.

    Trong bối cảnh này, sứ quán Trung Quốc tại Paris không giấu lo ngại và kêu gọi chính phủ Pháp không nên ban hành các biện pháp phân biệt đối xử đối với một quốc gia hay một công ty nào trong khi gọi thầu trang bị mạng 5G tại Pháp.

    Bản thông cáo cho biết Trung Quốc rất « lo âu » và bị « sốc » v́ một loạt phóng sự gần đây của truyền h́nh Pháp, theo đó, các cơ quan chức năng của Pháp có ư định « ban hành các biện pháp nghiêm ngặt đối với Hoa Vi ». Phía Trung Quốc cho rằng cáo buộc Hoa Vi làm gián điệp là « thiếu cơ sở ». Hoa Vi rất đáng tin cậy và « không có cài bẫy » để cướp thông tin.

    Ở cấp Liên Hiệp, hôm 05/02, Ủy Ban Châu Âu chỉ thị cho các thành viên « không loại trừ tập đoàn Trung Quốc » nhưng cho phép « cấm các nhà cung cấp thuộc loại rủi ro cao ».

    Cuối tuần trước, tập đoàn Pháp Orange ORAN.PA cho biết đă chọn hai tổ hợp châu Âu là Nokia và Ericsson thay v́ Hoa Vi để mua trang thiết bị cho mạng 5G.

    Theo Reuters, giới kỹ nghệ gia trong lănh vực viễn thông tại Pháp có « linh cảm » là chính phủ Pháp, tuy không nói ra, nhưng thật sự muốn cấm Hoa Vi xâm nhập thị trường 5G.

    Được Reuters đặt câu hỏi, Hoa Vi chi nhánh Pháp từ chối b́nh luận về phản ứng của sứ quán Trung Quốc. Bộ Kinh Tế Pháp cũng không trả lời với lư do không « b́nh luận vào tối Chủ Nhật này (09/02) ».

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Tại Pháp, virus kỳ thị người châu Á lây lan nhanh hơn virus corona


    Một quán ăn vắng khách trong quận 13, Paris. REUTERS/Charles Platiau

    Từ khi dịch bệnh viêm phổi cấp bùng lên, nhiều người châu Á bất ngờ chịu thái độ kỳ thị, bị xua đuổi tại Pháp v́ virus corona, không chỉ người Trung Quốc mà cả người Việt Nam, Philippines, Lào, Cam Bốt, Hàn Quốc, Nhật Bản … Truyền thông Pháp trong những ngày qua đề cập nhiều đến thái độ bài châu Á, cũng như những nỗi buồn, lo sợ và cả nỗi tức giận của các nạn nhân.


    Những ngày gần đây, trên mạng xă hội, hastag #Je ne suis pas un virus (Tôi không phải một con virus) được sử dụng rất nhiều để phản đối thái độ kỳ thị mà người châu Á phải chịu đựng do bị quy kết là làm lây lan dịch bệnh, nhất là người Hoa. Trên Facebook, ngày 25/01/2020, Hiệp hội giới trẻ Trung Quốc tại Pháp (AJCF) nhấn mạnh : « Không, người gốc Hoa không phải ai cũng mang virus corona ! Chúng tôi không phải những con virus ».

    Một người Pháp gốc Hoa bày tỏ quan điểm trên mạng xă hội Twitter : « Xin chào các bạn, không phải người châu Á nào cũng là người Hoa. Không phải tất cả người Hoa đều sinh ra ở Hoa lục và đă từng đến Trung Quốc. Không phải người châu Á nào ho cũng là do nhiễm virus corona. Xúc phạm một người châu Á v́ virus, cũng giống như lăng mạ một người Ả Rập về các vụ khủng bố ».

    Phát biểu trên đài truyền h́nh France 24, ông Sacha Lin-Jung, một đại diện của Hiệp hội người Hoa tại Pháp cho biết : « Chúng tôi đă nghe thấy những câu chuyện liên quan đến việc người Pháp gốc châu Á, kể cả những người không phải gốc Hoa, bị chỉ trích trong các phương tiện giao thông công cộng. Chúng tôi có cảm giác một chứng hoang tưởngcó thể sẽ xuất hiện ngay cả khi thái độ đó là phi lư, vô căn cứ ».

    Sự tổn thương v́ bị đánh đồng

    Trả lời đài RFI tiếng Pháp ngày 30/01/2020, bà Mai Lam Nguyen-Conan, chuyên gia về các vấn đề liên văn hóa, giải thích cụ thể hơn :

    « Nỗi sợ virus không chỉ có ở nước Pháp, mà ở châu Á người ta cũng sợ, và cả ở nhiều nước khác nữa. Hiện giờ th́ tại Pháp, nỗi sợ virus corona được người ta thể hiện nhắm vào tất cả những người có nét mặt Á đông. Ở đây, trước tiên là có sự đánh đồng giữa người Hoa và người không phải là người Hoa, tất cả người châu Á đều có thể bị coi là người Trung Quốc. Họ cũng đánh đồng khách du lịch Trung Quốc với người Pháp gốc Hoa. Người ta không thấy có sự khác nhau nào cả, v́ thế người châu Á và người Hoa bị coi là một, người Hoa sống tại Pháp cũng bị coi như người Trung Quốc tới từ Hoa lục. Nói tóm lại, người ta đánh đồng tất cả mọi người. Và đó chính là điều đáng sợ và đáng buồn đối với những ai phải chịu đựng thái độ kỳ thị này ».

    Về việc đánh đồng người châu Á với người Hoa,trả lời phỏng vấn của RFI Việt Ngữ, nhà nghiên cứu xă hội học Julien Le Hoang An, Đại học Bourgogne France-Comté cho biết thêm :

    « Có hai cách giải thích : Có nhiều người không cố ư gọi người châu Á là người Trung Quốc, bởi v́ đúng là họ không phân biệt được người Hoa, người Việt, người Cam Bốt, Hàn Quốc hay Nhật … Thế nhưng, nhiều khi gọi một người châu Á là người Trung Quốc hay những từ khác mang tính xúc phạm nặng nề hơn lại là cách để hạ thấp người châu Á, bởi v́ gọi như vậy có nghĩa là người ta không muốn quan tâm đến bản sắc, văn hóa, lịch sử và nguồn gốc của người châu Á đó, mà chỉ dựa vào vẻ bên ngoài để gọi. Điều này gây tổn thương bởi v́ châu Á hiểu rằng người gọi họ như vậy không quan tâm họ là ai, họ từ đâu tới ».

    Sự kỳ thị âm thầm

    Nh́n lại lịch sử, thái độ kỳ thị người châu Á xuất phát từ khi nào và do những yếu tố nào? Nhà nghiên cứu xă hội học Julien Le Hoang An giải thích :

    « Sự kỳ thị nhắm vào người châu Á tồn tại từ lâu ở Pháp, cho dù hiện nay thái độ bài châu Á đặc biệt tăng mạnh do virus corona. Nhưng nếu chúng ta nói về sự kỳ thị, cần phân biệt hai h́nh thức : sự kỳ thị giữa các cá nhân, tức là giữa người này với người kia, người ta gọi đó là sự kỳ thị về tinh thần. Ngoài ra, c̣n có sự kỳ thị lên quan tới thể chế, đó là sự kỳ thị trong các định mức, tiêu chuẩn, chẳng hạn sự kỳ thị liên quan tới việc làm, chỗ ở … Về nét đặc thù của người châu Á, người ta thường có suy nghĩ là cộng đồng người Á châu là một nhóm thiểu số kiểu mẫu, ḥa nhập rất tốt, chịu khó làm lụng vất vả và rất kín đáo. Cũng giống như nạn kỳ thị các sắc tộc khác, nạn kỳ thị người châu Á gắn liền với lịch sử xâm chiếm thuộc địa. Và người châu Á được cho là hiền lành, dễ bảo hơn người da đen, người Ả Rập ».

    Chính nết hiền lành, nhẫn nhịn, lối sốngkín đáo của người châu Á đă khiến họ không có những phản ứng mạnh như người gốc Phi hay Ả Rập khi bị tấn công, cướp bóc, hay phải hứng chịu những ngôn từ, câu chữ mỉa mai, chế giễu, những lời chửi bới, thóa mạ, lăng nhục trên đường phố, nơi công cộng, trên các mạng xă hội, thậm chí là ở trường học đối với các em nhỏ. Và điều này dường như đăgóp phần khiến nạn kỳ thị người châu Á tại Pháp ít được nhắc tới, ít được coi là nghiêm trọng, và thậm chí nhiều người c̣n tự cho quyền dùng những ngôn từ mà họ không dám sử dụng khi nói về người thuộc các chủng tộc khác, như người gốc Phi hay người Ả Rập.

    Hôm Chủ Nhật 26/01, tờ báo Pháp Courrier Picard đă gây nhiều phản ứng mạnh khi chơi chữ, chạy tựa trang nhất « Virus corona Trung Quốc - Hiểm họa bất ngờ màu vàng », kèm theo bài xă luận « Một đại dịch vàng mới ? ». Ông Stéphane Nivet, tổng giám đốc Liên minh quốc tế chống kỳ thị sắc tộc và bài Do Thái (Licra) giận dữ nói với tuần báo L’Express : ''Quư vị hăy tưởng tượng nhé, nếu virus đến từ châu Phi, sẽ không có tờ báo nào dám giật tít « Mối đe dọa bất ngờ màu đen'' »

    Nhà xă hội học Julien Le Hoang An giải thích thêm với RFI Việt ngữ : « Chúng ta nên hiểu rằng sự kỳ thị thể hiện qua nhiều cách và ở mọi cấp độ, giữa các cá nhân với nhau cũng như ở tầm thể chế. Tùy theo nét mặt, giấy tờ, họ tên, kể cả giới tính, tŕnh độ học vấn … mỗi người có thể sẽ chịu những sự kỳ thị, ít nhiều nghiêm trọng tùy t́nh huống, hoàn cảnh. Không thể phủ nhận những lời chửi bới, xúc phạm giữa các cá nhân, nhưng c̣n có nạn phân biệt đối xử ảnh hưởng tới việc làm, chỗ ở, quyền hưởng các dịch vụ công như chăm sóc y tế, giáo dục, đào tạo...

    Ở đây, sự phân biệt đối xử mà người châu Á phải chịu khác so với người gốc Phi hay người Ả Rập. Vấn đề quan trọng là nạn bài người châu Á bị biến thành vô h́nh, không được trông thấy rơ, khiến người ta có cảm tưởng là người Á châu không hề bị kỳ thị, ḥa nhập rất tốt, không gặp vấn đề ǵ. Nhưng vấn đề nằm ở chính chỗ đó. Những thứ người ta chỉ nh́n thấy bên ngoài cuối cùng lại khiến họ nghĩ rằng có thể nói bất cứ điều ǵ họ thích bởi v́ những điều họ nói không phải là sự kỳ thị ».

    Mặc dù vậy, theo bà Mai Lam Nguyen-Conan, người châu Á nay đă có nhiều hành động hơn để pḥng ngừa nạn kỳ thị : « Mọi người đă bắt đầu thay đổi, bởi v́ giới trẻ, thế hệ trẻ đă bắt đầu phản ứng. Họ rất cảnh giác đề pḥng. Mỗi hành vi mang tính kỳ thị, bất kể đó là những câu bông lơn, đùa vui của các nhân vật nổi tiếng, những chương tŕnh dù mang tính hài hước nhiều hơn là chỉ trích … đều bị phê phán. Họ rất cảnh giác, chú ư để phản ứng nhằm cho thấy ''những điều mà quư vị coi là vẫn chấp nhận được, là b́nh thường thực ra là có những tác động đến mọi người, khiến người ta bị tổn thương, xấu hổ. Tất cả những điều đó là có thật, tác động đến mọi người, đến nhiều gia đ́nh, đến những đứa trẻ. Thái độ kỳ thị mà người ta nghĩ là thường thôi, không quá nghiêm trọng, những phán xét rập khuôn, định kiến … có thể giết chết người khác'' ».

    Những suy nghĩ chết người

    Cách nay gần 3 năm rưỡi, vào tháng 08/2016, cái chết của một công nhân người Hoa tại Aubervilliers, ngoại ô Paris sau khi bị một nhóm thanh thiếu niên tấn công để cướp tiền, đă gây phẫn nộ trong dư luận, đặc biệt là trong cộng đồng người Hoa nói riêng và người châu Á nói chung tại vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận). Một làn sóng tuần hành phản đối rộng khắp đă nổ ra, nhất là ở Paris và thành phố ngoại ô Aubervilliers.

    Báo Valeurs actuelles, ngày 23/01, cho biết theo các hiệp hội bảo vệ cộng đồng Á châu, tại vùng Ile-de-France, tính trung b́nh, cứ hai ngày lại có ít nhất một vụ tấn công nhắm vào người châu Á, cả người Pháp gốc Á và du khách châu Á, chủ yếu để cướp tiền, v́ những suy nghĩ rập khuôn kiểu người châu Á kiếm được nhiều tiền và thường mang theo tiền trong người. Số vụ tấn công trên thực tế có lẽ c̣n cao hơn nhiều, v́ nhiều người châu Á không muốn đi khai báo với nhà chức trách, do ngại tiếng Pháp không giỏi hoặc lo sợ bị trả thù. Một thực tế đáng lo ngại hơn là tại một số nơi, nhất là ở khu vực ngoại ô Paris, nạn tấn công người gốc Á ngày càng trở nên nghiêm trọng.

    Vẫn luôn âm ỉ tồn tại dưới nhiều h́nh thức cho dù ít được nhắc tới v́ nhiều lư do, nhưng nạn dịch virus corona bùng lên cuối năm 2019, đầu năm 2020 đă khiến nạn kỳ thị sắc tộc nhắm vào người châu Á c̣n lây lan nhanh và khiến nhiều người gốc châu Á tại Pháp bị tổn thương nhiều hơn cả nhưng vấn đề sức khỏe, y tế do virus corona gây ra. Dường như nạn dịch virus corona là cái cớ để nhiều người Pháp công khai bài xích người Á châu, nhưng ngược lại đây cũng là dịp để các nạn nhân đồng thanh nói về những ǵ họ phải chịu đựng nhằm có thể hạn chế những tổn thương tương tự sau này.

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp triển khai quân tại Estonia, sát biên giới với Nga


    Lực lượng không quân Pháp và tiêm kích Mirage 2000-5 trong khuôn khổ lực lượng NATO tại căn cứ không quân Amari, Estonia, ngày 25/05/2018. Reuters/路透社

    Pháp sẽ điều quân đến Estonia, sát biên giới với Nga vào mùa xuân năm 2021, trong khuôn khổ chương tŕnh tăng cường sự hiện diện của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO tại các nước Baltic và Ba Lan. Trên đây là thông báo của bộ trưởng Quân Lực Pháp, Florence Parly, ngày hôm qua 13/02/2020.



    Trên mạng Twitter, bà Parly thông báo, quân Pháp sẽ đóng quân tại Estonia cùng với quân Anh trong ṿng 1 năm, kể từ tháng 03/2021. Theo bộ trưởng Quân Lực Pháp, đây sẽ là đợt triển khai quân lâu nhất của Pháp trong khuôn khổ chương tŕnh tăng cường sự hiện diện của NATO tại các quốc gia Baltic và Ba Lan.

    Trong hai ngày 12-13/02, bà Parly có mặt tại Bruxelles để tham gia một cuộc họp của các bộ trưởng Quốc Pḥng của các nước thành viên NATO về các chiến dịch và nhiệm vụ của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương, về sự hợp tác với Liên Hiệp Châu Âu và về các hoạt động răn đe và pḥng vệ của NATO.

    Tại thượng đỉnh Vacxava 2016, NATO đă quyết định triển khai các tiểu đoàn đa quốc gia luân chuyển tại các quốc gia Baltic Latvia, Litva, Estonia và Ba Lan theo đề nghị của chính các nước này. Hồi tháng 04/2017, gần 1.200 binh sĩ NATO đă được điều đến thành phố Tapa, cách Tallinn 77 km và cách biên giới Estonia - Nga 140 km.

    Matxcơva coi việc NATO mở rộng sự hiện diện quân sự về phía biên giới Nga là hành vi khiêu khích và khẳng định việc làm mất sự cân bằng của các lực lượng tại châu Âu là một điều rất nguy hiểm.

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp: Quốc Hội thảo luận dự luật cải tổ hưu trí, đối lập lại kêu gọi phản đối


    Quốc Hội Pháp trong phiên họp toàn thể, Paris, ngày 11/02/2020 PHILIPPE LOPEZ / AFP

    Cuộc “chiến” về kế hoạch cải tổ hưu bổng của chính phủ Pháp bước vào giai đoạn nóng bỏng hôm nay, 17/02/2020: dự luật cải cách được đưa ra xem xét tại Quốc Hội Pháp.



    Phe đối lập đă chỉ trích một dự luật bị cho là “không công bằng” và sẽ t́m cách phá vỡ tiến tŕnh thảo luận bằng vô số đề nghị sửa đổi. Các công đoàn tiếp tục kêu gọi biểu t́nh và đ́nh công để phản đối.

    Theo ghi nhận của hăng tin Pháp AFP, các công đoàn chống cải tổ đă kêu gọi biến ngày hôm nay thành một “ngày chết”, với các phương tiện giao thông đ́nh chỉ hoạt động hoàn toàn, đặc biệt là tại thủ đô Paris.

    Tuy nhiên, theo công ty RATP phụ trách xe buưt và metro tại Paris, lời kêu gọi này đă không mấy được hưởng ứng, và giao thông rất ít bị xáo trộn, chỉ có 3 trên 14 tuyến tàu điện là bị ảnh hưởng chút ít.

    Ngày “động viên” toàn quốc mà giới công đoàn dự trù cho hôm thứ Năm 20/02 được cho là sẽ tương tự như hôm nay.

    Không thành công trên đường phố, phe chống cải tổ sẽ tiếp tục đấu tranh chống dự luật bằng cách đệ tŕnh hàng chục ngàn đề nghị sửa đổi, chỉ nhằm mục đích tŕ hoăn việc bỏ phiếu.

    Chính phủ đă dự trù 15 ngày để thảo luận, với khả năng kéo dài thêm một tuần nữa. Nhưng hầu hết các nhà quan sát đều cho rằng ngần ấy thời gian cũng không đủ để xem xét hết con số hàng chục ngàn đề nghị tu chính, và chính quyền có thể sẽ phải viện đến điều khoản 49.3 của Hiến Pháp để thông qua dự luật mà không cần bỏ phiếu tại Quốc Hội.

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp: Các nghiệp đoàn biểu t́nh toàn quốc lần thứ 10 chống cải cách chế độ về hưu


    Biểu t́nh tại Marseille, Pháp, hôm 12/12/2019, phản đối dự luật cải tổ hưu bổng.

    Tại Pháp, các nghiệp đoàn phản đối kế hoạch cải cách chế độ hưu bổng hôm nay, 20/02/2020, tổ chức ngày biểu t́nh liên ngành lần thứ 10, trong bối cảnh dự luật vốn gây nhiều tranh căi bắt đầu được thảo luận tại Hạ Viện từ ngày 17/02. Dự luật có thể được bỏ phiếu thông qua lần đầu vào đầu tháng 3.



    Tham gia ngày biểu t́nh liên ngành toàn quốc cùng các công đoàn FO, CGT, Solidaires, FSU, c̣n có các tổ chức, hiệp hội của thanh niên và sinh viên, vốn rất tích cực trong phong trào đấu tranh. Các cuộc biểu t́nh được tổ chức khắp nơi trên cả nước. Tại Paris, đoàn người tuần hành bắt đầu từ khu phố Montparnasse vào lúc 13h30 và hướng về quảng trường Place d’Italie.

    AFP cho biết một cuộc họp liên công đoàn dự kiến được tổ chức vào cuối ngày hôm nay, để quyết định các bước đấu tranh tiếp theo. Nhưng tổng thư kư nghiệp đoàn FO, ông Yves Veyrier, thừa nhận công tác huy động người biểu t́nh hôm nay gặp nhiều khó khăn hơn, sau gần 2 tháng rưỡi biểu t́nh kể từ ngày 05/12/2019.

    Theo bộ Nội Vụ, trong ngày biểu t́nh liên ngành toàn quốc lần thứ 9, hôm 06/02/2020, có 121.000 người tham gia trên toàn nước Pháp, riêng tại Paris có 15.000 người, số người tuần hành tăng so với ngày biểu t́nh liên ngành toàn quốc lần thứ 8 hôm 30/01.

  6. #16
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona : Thiếu khách Trung Quốc, các khu mua sắm cao cấp tại Pháp vắng vẻ đ́u hiu


    Khu mua sắm hàng hiệu Lafayette, Paris vắng vẻ, đ́u hiu v́ thiếu du khách Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/02/2020. RFI/Vietnam

    Sau hơn một năm ít nhiều bị ảnh hưởng v́ tác động của phong trào đấu tranh Áo Vàng và các cuộc đ́nh công, biểu t́nh chống cải cách chế độ hưu trí, cùng với ngành du lịch, các Grands Magasins - khu mua sắm hàng hiệu tại Paris - như Galeries Lafayette, Le Printemps, Le Bon Marché … lại “lâm nạn” virus corona Covid-19.



    Theo báo Le Monde ngày 12/02/2020, nước Pháp trong năm 2018 đón 2,4 triệu du khách Trung Quốc và thu về tổng cộng 4 tỉ euro. Khách Trung Quốc dù chỉ chiếm 2,5% tổng số du khách nước ngoài, nhưng lại mang đến 7% doanh thu cho ngành du lịch Pháp. Du khách Trung Quốc là nhóm khách chi tiêu mua sắm « mạnh tay » bậc nhất khi du lịch tại Pháp. Tuần báo L’Express ngày 07/02 trích dẫn Ủy ban du lịch vùng Paris, theo đó 26% số tiền khách Trung Quốc chi tiêu trong kỳ du lịch tại Pháp là để mua sắm.

    C̣n tính riêng tại vùng Paris, theo Pḥng Thương Mại Paris và vùng phụ cận, năm 2018, du khách Trung Quốc đă chi 265 triệu euro để mua sắm các mặt hàng thời trang, túi xách, nước hoa và đồ lưu niệm. Paris được nhiều du khách Trung Quốc - « tín đồ shopping » coi là « thiên đường mua sắm hàng hiệu ». Và theo công ty Planet chuyên về miễn thuế hàng, 57,9% hàng du khách Trung Quốc làm thủ tục miễn thuế là sản phẩm mua tại các Grands Magasins.

    Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đă bất ngờ khiến khách Trung Quốc « biến mất » tại các Grands Magasins. V́ dịch bệnh bùng phát và hoành hành dữ dội tại Trung Quốc, chính quyền Tập Cận B́nh ra lệnh cấm người dân đi du lịch nước ngoài theo nhóm. Paris và vùng phụ cận, điểm đến vốn thu hút đến hơn 80% du khách Trung Quốc đến Pháp, và cũng là điểm đến được người Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng tại châu Âu, nay lại mất nguồn khách tới từ Trung Quốc, khiến ngành du lịch nói chung và ngành hàng cao cấp bị ảnh hưởng.


    Hiếm khi chỉ có ít khách xếp hàng trước cửa hàng Louis Vuitton như thế này! Ảnh chụp ngày 17/02/2020. RFI/Vietnam
    Tác hại của Covid-19 c̣n « tệ » hơn Áo Vàng và nạn đ́nh công ?

    Chị Lê Nguyễn Thị Lan, một hướng dẫn viên du lịch có rất nhiều kinh nghiệm đưa khách Việt Nam đi mua sắm hàng hiệu ở những cửa hàng cao cấp như Galeries Lafayette ở trung tâm Paris, nơi nổi tiếng thu hút đông du khách Trung Quốc, đă nhận thấy rơ sự khác biệt về lượng du khách trước và sau khi Trung Quốc công bố dịch bệnh. Mỗi tuần trung b́nh hai lần đưa khách du lịch Việt Nam đi mua sắm, theo quan sát của chị Lan, hậu quả của dịch bệnh corona đối với các khu có các cửa hàng cao cấp, nổi tiếng, c̣n nghiêm trọng hơn cả tác động của các cuộc biểu t́nh và đ́nh công trong thời gian qua, vốn làm chao đảo nước Pháp . Trả lời phỏng vấn của RFI Tiếng Việt, chị Lan so sánh :

    « Từ tháng 11/2018 là bắt đầu có phong trào biểu t́nh Áo Vàng, đến tháng 12/2019 th́ có phong trào băi công đ̣i quyền hưu trí ở Pháp kéo dài hơn 1 tháng và đến nay là dịch virus corona, trong ba đợt đỉnh điểm đó th́ tôi thấy là dịch corona là ảnh hưởng lớn nhất đến công việc kinh doanh và doanh thu của các nhăn mác hàng hiệu. V́ đối với phong trào Áo Vàng th́ họ vẫn có những quy định nhất định là chỉ được làm ở khu phố này, tụ điểm này, chứ không phải tràn lan hết tất cả Paris, khách du lịch người ta vẫn có thể đến được và những trung tâm mua sắm như Galeries Lafayette, Le Printemps không bị ảnh hưởng ǵ, chỉ có trên đại lộ Champs-Elysées th́ có bị ảnh hưởng. Nhưng lúc đấy th́ người ta được báo trước rồi, họ sẽ không đến những khu đấy.

    C̣n về đ́nh công tàu xe, đối với khách du lịch th́ thực ra không ảnh hưởng lắm, v́ thường khách du lịch họ đi xe riêng, hay có xe khách to đưa đi, nên tại các khu mua sắm như Galeries Lafayette, Le Printemps, tôi thấy vẫn đông đúc, vẫn phải xếp hàng từ sớm, từ lúc cửa hàng chưa mở cửa. Nhưng mà virus corona th́ thực sự là khủng hoảng, bởi v́ gần như khách du lịch Trung Quốc không được nhập cảnh rồi th́ sẽ không thể nào mà đến mà xếp hàng hay chờ đợi mua đồ ở các trung tâm mua sắm như vậy được nữa. Tôi thấy là đợt dịch bệnh này thực sự là khủng hoảng, gây ảnh hưởng rất lớn. »

    Điều chị Lan chia sẻ cũng được nhiều nhân viên bán hàng tại Galeries Lafayette công nhận. Chiều ngày thứ Hai 17/02/2020, phóng viên RFI Tiếng Việt có mặt tại nơi đây và nhận thấy rơ ràng khu mua sắm hàng cao cấp này hầu như không có du khách người Hoa, vắng vẻ so với trước đây.

    Không c̣n cảnh du khách Trung Quốc xếp hàng dài

    Không c̣n cảnh nườm nượp du khách Trung Quốc nhộn nhịp ra vào mua sắm, với những túi to, túi nhỏ đầy hàng hiệu trên tay. Cũng không c̣n cảnh khách hàng, đa phần là người Hoa, xếp hàng dài dằng dặc bên ngoài cửa hàng hiệu Louis Vuitton, Chanel, Dior … chờ đến lượt được mời vào mua hàng. Trung tâm mua sắm chỉ c̣n lác đác khách, và cũng rất ít khách người châu Á. Một nhân viên bán hàng người Trung Quốc tại một quầy hàng thời trang cho biết, trước đây, mỗi ngày thường bán được khoảng 25 sản phẩm cho du khách Trung Quốc th́ nay cả ngày nhiều lắm cũng chỉ bán được 1-2 sản phẩm :

    « Vâng, đúng là như vậy. Kể từ khi có virus corona, ngày càng có ít khách hàng vào trung tâm mua sắm Galeries Lafayette, quầy hàng chúng tôi cũng vắng khách. Doanh thu của chúng tôi giảm so với năm ngoái, bởi v́ khách hàng chính của chúng tôi là người Trung Quốc. Bây giờ ngày càng ít khách Trung Quốc đến Pháp, nên doanh thu của chúng tôi sụt giảm, điều này tác động thực sự đến quầy hàng của chúng tôi. Cửa hàng nào cũng mất khách, chắc chắn là như vậy, ở Galeries Lafayette cũng thế.

    Tôi nghĩ là doanh thu của Galeries Lafayette giảm nhiều, bởi v́ trong những năm qua, nhờ du khách Trung Quốc, chúng tôi có doanh thu cao. Bây giờ th́ chúng tôi chỉ nói về thời tiết, chẳng có ai đến mua sắm ở cửa hàng Lafayette nữa, buổi sáng, buổi tối, cả ngày đều như vậy. Hôm nay th́ có khá hơn một chút. Tuần trước th́ thật là kinh khủng, mỗi ngày chúng tôi chỉ bán được 1-2 sản phẩm là tối đa. Hôm nay th́ đỡ hơn tuần trước một chút, bởi v́ có du khách tới từ các nước khác. Tuần trước th́ đúng là khủng khiếp thật. Tôi nghĩ là trong một vài tuần tới th́ du khách Trung Quốc vẫn chưa trở lại đâu, chưa thể được, bởi v́ t́nh h́nh virus vẫn c̣n nghiêm trọng, nhưng tôi tin rằng trong một vài tháng nữa, đến tháng 5, tháng 6 th́ có thể ».


    Nhiều nhân viên bán hàng cho biết giai đoạn này khách c̣n vắng hơn cả khi có phong trào biểu t́nh Áo Vàng 2018 và đ́nh công chống cải tổ hưu trí 2019. Ảnh chụp ngày 17/02/2020. RFI/Vietnam
    Quá sớm để đánh giá thiệt hại ?

    Qua trao đổi, một số nhân viên bán hàng của nhiều nhăn mác nhau đều trả lời nói : « Chị thấy đấy, Lafayette c̣n mấy khách đâu, đợt này hầu như chẳng có khách hàng Trung Quốc nào đến nữa đâu ». Tuy nhiên, v́ nhiều lư do, sợ ảnh hưởng tới uy tín của nhăn hàng và của Galeries Lafayette, họ đều tránh, không muốn trả lời phỏng vấn chính thức.Báo Le Parisien ngày 13/02 trích dẫn một chuyên gia về thương mại Paris : « Dù có thế nào th́ cũng không một ai muốn công bố các số liệu đang tụt giảm ». C̣n bà Alexandra van Weddingen, giám đốc truyền thông của trung tâm mua sắm Galeries Lafayette tuyên bố : « Chúng tôi sẽ không trao đổi về chủ đề này ».

    V́ thế, hiện nay, chưa thể có những thẩm định chính thức về thiệt hại trong lĩnh vực hàng hiệu tại Pháp trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Các chuyên gia về thương mại và du lịch cũng chưa có một nghiên cứu chính thức nào. Bà Elisabeth Ponsolle des Portes, một đại diện của Comité Colbert, hiệp hội tập trung hơn 80 thương hiệu cao cấp của Pháp, nhận định : « Hiện giờ vẫn c̣n quá sớm để biết tác động đối với lĩnh vực hàng cao cấp ». Tuy nhiên, bà cũng cho biết người Trung Quốc chiếm tới 25% khách hàng của các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội Colbert.

    Chị Lan, người thường xuyên đưa khách đến khu mua sắm hàng hiệu Lafayette, giải thích thêm : « Tôi đă làm công việc này được gần 5 năm rồi. Tôi hay đưa mọi người đến khu mua sắm Galeries Lafayette. Hầu như tất cả mọi người đều biết khu vực đó, bởi v́ trong Galeries Lafayette th́ tập trung nhiều cửa hàng hàng hiệu, nhiều mác lớn như Louis Vuitton, Chanel Dior. Mọi người vào đấy th́ có thể tiện đi mua được các mác trong cùng một chỗ luôn, mà không phải đi rải rác các cửa hàng. Chính v́ thế, thường trong Galeries Lafayette rất là đông. Galeries Lafayette có những discount (giảm giá) rất là tốt cho khách hàng, chính v́ thế Galerie La Fayette thu hút được rất nhiều khách hàng đến mua sắm.

    Mọi khi khách du lịch rất đông, và hầu như tất cả các cửa hàng đều quá tải về số lượng khách hàng, và khách phải xếp hàng rất đông ở các cửa hàng bên ngoài. Galeries Lafayette thường mở cửa từ 9h30 sáng, nhưng thường khách xếp hàng vào mua có thể đến từ 8h30, 9h. Họ đứng sẵn ngoài cửa, từ trước khi cửa hàng mở cửa. Khi cửa hàng mở cửa là họ ào vào luôn, và điểm thu hút lớn nhất là Louis Vuitton. Tất cả hầu như chạy ào vào đứng để làm sao xếp hàng mua được sớm nhất.

    Mọi người thường hay nói là người châu Á giàu, nhiều tiền, mới xếp hàng mua được, nhưng đó là thời gian trước, bây giờ tôi đưa khách đi th́ thấy lượng khách giảm đi rất nhiều. T́m hiểu ra th́ thấy đó là do dịch bệnh virus corona vừa rồi, và lúc đấy mới có thể kiểm chứng một điều là trước đây gần như 70% khách hàng xếp hàng trước các cửa hàng là người Trung Quốc, chứ không phải là người châu Á nói chung. Đến bây giờ th́ gần như các cửa hàng không phải xếp hàng nữa, mọi người đến là có thể vào để mua được luôn. Chính v́ thế, tôi thấy là dịch bệnh virus corona đợt này ảnh hưởng khá lớn đến việc kinh doanh và doanh thu của tất cả các nhăn mác hàng hiệu đặc biệt là Louis Vuitton. »


    Chanel cũng lâm cảnh vắng vẻ! Ảnh chụp ngày 17/02/2020. RFI/vietnam
    Vận rủi của người này lại đôi khi lại là cái may của người khác

    Chị Lan có đông khách du lịch có nhu cầu mua túi Louis Vuitton. Chị cho biết là việc vắng khách Trung Quốc khiến công việc của chị và việc mua sắm của khách Việt Nam thuận lợi, nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng không khí trong trung tâm mua sắm th́ rất trầm lắng :

    « Louis Vuitton có lượng túi bán ra cho khách hàng có một sự hạn chế nhất định và giá cả nói chung so với Chanel, Dior th́ Louis Vuitton là một hăng mác có thể nói là giá cả vừa phải nhất, chính v́ vậy có thể thu hút được nhiều khách muốn có những cái túi hot. Tôi chụp được những bức ảnh từ trước khi có dịch bệnh này, khách có thể xếp hàng rất đông, dài, có nhiều khách sẵn sàng chờ trước cửa hàng 1, 2 thậm chí là 3 tiếng đồng hồ để vào mua, nhưng mà bây giờ, nếu mà có xếp hàng th́ cũng chỉ 1, 2, vài ba người. C̣n thường mấy ngày gần đây tôi đi th́ thấy không có khách xếp hàng ở đấy nữa.

    Thời gian này tôi thấy dễ dàng hơn cho công việc của ḿnh, tôi có thể đưa khách đi mà mọi người không phải chen chúc nhau, không phải xếp hàng, chờ đợi lâu, nhưng mà thực sự là trong Galeries Lafayette th́ bây giờ không khí rất là buồn tẻ, bởi v́ không c̣n đông đúc nhộn nhịp như trước đây nữa ».

  7. #17
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Pháp đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fessenheim bất chấp phản đối


    Ḷ phản ứng đầu tiên của Fessenheim, nhà máy điện nguyên tử lâu đời nhất nước Pháp đă bị ngắt kết nối vào 2 giờ sáng ngày 22/02/2020.

    Tập đoàn năng lượng Pháp EDF vào hôm nay 22/02/2020, đă bắt đầu tiến tŕnh đóng cửa nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất của Pháp sau 43 năm hoạt động. Ḷ phản ứng đầu tiên tại Fessenheim, thị xă dọc theo sông Rhin gần biên giới phía đông giữa Pháp, Đức và Thụy Sĩ, đă bị ngắt kết nối vào đúng 2 giờ sáng, trong giai đoạn đầu tiên của việc đóng cửa hoàn toàn nhà máy.



    Fessenheim là nhà máy điện hạt nhân lâu đời nhất của Pháp c̣n đang hoạt động. Việc đóng cửa nhà máy này là một phần trong chiến lược về năng lượng của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, muốn cân bằng năng lượng từ hạt nhân với năng lượng tái tạo.

    Sau ḷ phản ứng thứ nhất hôm nay, ḷ thứ hai c̣n lại của Fessenhiem sẽ bị ngắt điện vào ngày 30 tháng 6, nhưng sẽ phải mất thêm vài tháng trước khi hai ḷ đủ nguội để có thể bắt đầu gỡ bỏ nhiên liệu đă sử dụng

    Việc loại bỏ nhiên liệu dự kiến sẽ được hoàn thành vào mùa hè năm 2023, nhưng nhà máy sẽ chỉ được ngừng hoạt động hoàn toàn sớm nhất là vào năm 2040.

    Việc ngừng hoạt động nhà máy điện hạt nhân Fessenheim là một chiến thắng cho phe chống hạt nhân, nhưng lại là cú sốc cho nhân viên nhà máy và cư dân thị xă nhỏ bé này của Pháp, đă tuyên bố không hiểu được quyết định của chính phủ.

    Thoạt đầu các công nhân nhà máy đă đe dọa sẽ không tuân lệnh chính phủ và không áp dụng các quy tŕnh dừng hoạt động, tách nhà máy ra khỏi mạng lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, mọi sự đă kết thúc suông sẻ.

    Thị trưởng Fessenheim Claude Brender một lần nữa đă tố cáo việc đóng cửa nhà máy sắp tới. Ông yêu cầu nhà nước đừng bỏ rơi địa phương của ông. Nhà máy Fessenheim đă tạo ra gần 2.000 việc làm trực tiếp, gián tiếp cho người Pháp.

  8. #18
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Ái t́nh thầm kín có chỗ trong ''Thời của các tṛ chính trị hạ đẳng''?


    Ông Benjamin Griveaux trong buổi lễ bàn giao nhiệm vụ phát ngôn viên chính phủ cho người kế nhiệm, bà Sibeth Ndiaye (T), Paris, 01/04/2019. Thomas SAMSON / AFP

    Virus corona mới tiếp tục hoành hành tại Trung Quốc, đe dọa thế giới, ám ảnh nước Pháp, dĩ nhiên là chủ đề không thể vắng trên các tuần báo Pháp, tuần thứ ba của tháng 2/2020. Tuy nhiên, một cuộc khủng hoảng chính trị trong nước đột ngột làm lu mờ hàng loạt chủ đề nóng bỏng. Ứng cử viên vào chức thị trưởng Paris, của đảng cầm quyền, rút khỏi vơ đài. Lư do: Một clip nóng bị tung lên mạng.



    ''Cú đánh dưới thắt lưng'' gây ra một làn sóng phẫn nộ trong đông đảo chính giới, nhưng cũng đặt ra nhiều câu hỏi đầy thách thức về vị trí mong manh của cái riêng tư, thầm kín trong kỷ nguyên công nghệ số, kỷ nguyên mạng xă hội. Vụ ứng cử viên Benjamin Griveaux - người thân cận với tổng thống Macron - bị clip nóng, về một quan hệ thầm kín ngoài hôn nhân, hạ gục, được nhiều người coi là một biến cố chưa từng có trên chính trường nước Pháp. Nhà triết học Pháp Michel Ofray cảnh báo : những kẻ tấn công vào thế giới riêng tư của các cá nhân đang mở đường cho một chế độ toàn trị, nơi mọi ranh giới giữa cái công và cái riêng tư, thầm kín bị xóa bỏ.

    Cuộc t́nh thoáng qua và ''cú đánh dưới thắt lưng''

    Tuần báo L’Obs chạy tựa lớn ''Thời của các tṛ bẩn trong chính trị''. ''Cái riêng tư thầm kín, cuộc chiến thế kỷ'' là tựa trang b́a của Le Point. Le Point đứng hẳn về phía nạn nhân, hoặc các nạn nhân tiềm tàng, với hàng tít nhỏ: ''Làm thế nào (c̣n có thể) bảo vệ được những bí mật của ḿnh ?''.

    L’Obs có bài điểm lại nguồn cơn câu chuyện đă dẫn đến tuần lễ chấn động truyền thông Pháp, đưa ngôi sao đang lên của đảng cầm quyền, từng là quốc vụ khanh phụ trách nhiều bộ quan trọng, rớt đài. Ngày 17/05/2018, ông Benjamin – lúc đó là người phát ngôn chính phủ - trong thời gian công cán ở tỉnh, vào giờ nghỉ đă có các trao đổi video nóng qua mạng xă hội với một nữ sinh viên 27 tuổi (cô Alexandra de Taddeo), vừa làm quen. Vào thời điểm đó, ông Griveaux đă lập gia đ́nh, có hai con. Gần hai năm sau, người phát đi clip nóng năm nào, đă trở thành nạn nhân, khi bạn t́nh (một nghệ sĩ Nga) của t́nh nhân cũ tung clip lên mạng.

    ''Bàng hoàng và ghê tởm''

    Những ḍng đầu tiên trong bài nhận định của nhà báo Natacha Tatu, trên l’Obs, với tựa đề ''Những kẻ đồng lơa'', tóm lược rơ một tâm trạng chung : ''Bàng hoàng và ghê tởm, chúng ta đă bị ném vào vũng bùn lầy lội của những tṛ chính trị bẩn thỉu. Người Pháp - vốn thường nhắm mắt làm ngơ trước những cuộc phiêu lưu t́nh ái của giới lănh đạo chính trị, được xem như là có thể chấp nhận được, chừng nào không phạm pháp – đă trở thành các khán giả bất đắc dĩ của vụ Griveaux. Họ cảm thấy rất rơ rằng là, với vụ này, một bức tường ngăn đă sụp đổ. Bức tường, mà phép lịch sự, sự liêm sỉ, t́nh cảm tôn trọng… đă từng khiến người ta e ngại, đă bị phá sập''. Với sức mạnh ngày càng gia tăng của các mạng xă hội, những xâm phạm nhắm vào đời sống riêng tư thầm kín tăng vọt, không có luật lệ nào trên thế giới mạng có thể thay đổi được t́nh h́nh này.

    Theo nhà báo Natachu Tatu, vụ Griveaux nói lên nhiều điều về nước Pháp, về người Pháp, về sự khốc liệt của xă hội hiện nay. Trong cuộc chiến mới, trên ''các đấu trường mang tên Facebook, Twitter'', ''mọi đ̣n đánh đều được phép'', ai cũng có thể ''hạ sát'' đối phương, và ai cũng có thể ''bị hạ sát''. Đây cũng là cái thời mà các phản kháng ngày càng trở nên triệt để hơn : từ đốt sách, đâm đổ cửa vào một trụ sở bộ, treo h́nh đầu tổng thống trên một ngọn giáo… việc tung clip nóng một thành viên có thế lực của đảng cầm quyền chỉ là một bước tiếp theo.

    Tuy nhiên, theo nhà báo L’Obs, trong vụ này hay các vụ tương tự trước đây, trong hiện tại không có vấn đề ''Mỹ hóa'' đời sống chính trị Pháp. Lư do là: trong chính giới Pháp, không có ai lên tiếng bất b́nh về sự không chung thủy của Benjamin Griveaux, không ai lên lớp về đạo đức như ở Hoa Kỳ, nơi lập trường chính trị thấm đẫm ''tư tưởng tôn giáo khắc kỷ''. Không một ai lên tiếng đ̣i Benjamin Griveaux từ chức, cho dù chính trị gia này ít được thiện cảm.

    Hai người làm rung chuyển phủ tổng thống Pháp

    Quyết định rút khỏi vơ đài của ứng cử viên thị trưởng Paris không phải do bị gây áp lực trên báo chí, hay trong xă hội, như trường hợp nước Anh. Ông Griveaux cũng không hề là nạn nhân của một mưu đồ chính trị lớn. Benjamin Griveaux chỉ là nạn nhân duy nhất của hành động nhẹ dạ của bản thân, và nạn nhân của một nhóm các phần tử cực đoan trên mạng Twitter.

    Nhà báo L’Obs lưu ư đây chính là điều đáng lo ngại nhất trong vụ này. L’Obs chỉ ra hai phần tử chính, một nghệ sĩ phản kháng người Nga có tính cách hết sức khác thường (tị nạn chính trị tại Pháp) và một luật sư theo quan điểm cực tả cuồng nhiệt, không kể người thứ ba, một phụ nữ - bạn gái của nghệ sĩ Nga và người nhận clip nóng của chính trị gia Pháp Benjamin Griveaux – mà vai tṛ hiện chưa được xác định rơ ràng. Chỉ với ba người, họ đă thành công trong việc biến một chuyện, lẽ ra chỉ gây ra điều tiếng trong phạm vi hẹp, trở thành thành ''một trái bom chùm''. Đ̣n tấn công ấy ''đă làm rung chuyển phủ tổng thống Pháp''.

    Gia đ́nh gương mẫu bị lật mặt nạ

    Trả lời phỏng vấn L’Obs, nhà xă hội học Vincent Tiberj nhận xét từ một góc nh́n khác.Theo vị chuyên gia về các ứng xử trong tranh cử chính trị này, th́ chính việc các chính trị gia có xu hướng ngày càng đặt đời sống cá nhân của ḿnh vào vị trí trung tâm trong chính trị đă khuyến khích những phản ứng thái quá, như một h́nh thức phản kháng trả đũa tương xứng. Benjamin Griveaux vốn bị coi là người có quan hệ ít gần gũi, ít lắng nghe dân chúng. Để cải thiện t́nh h́nh, chính trị gia trẻ tuổi này đă cố gắng xây dựng h́nh ảnh về ḿnh như là một người cha, một người chồng tốt trên nhiều chương tŕnh truyền h́nh, tạp chí… Nhà xă hội học đặt câu hỏi: ông Griveaux bị tấn công tại đúng địa hạt này, giả sử một ứng cử viên chức thị trưởng Paris khác, như nhà toán học Cédric Villani, nếu có bị tấn công bằng một thủ đoạn tương tự, th́ hiệu ứng chắc cũng sẽ rất khác.

    Sự sụp đổ của thần tượng ''sát gái''

    Nhà xă hội học Vincent Tiberj cũng nhấn mạnh đến phong trào chống lại một truyền thống bắt rễ sâu tại Pháp, đề cao những chính trị gia nam giới có nhiều bạn t́nh nữ, đề cao những người có sức quyến rũ với người khác giới, và cả tính không chung thủy. Cuộc sống hai mặt trong hôn nhân của những nhân vật nổi tiếng như François Mitterrand, các cuộc chinh phục phụ nữ của cố tổng thống Pháp, trong một thời gian dài đă được ngưỡng mộ. Vụ bê bối t́nh dục - liên quan đến chính trị gia nổi tiếng đảng Xă Hội Dominique Strauss-Kahn (biệt danh là DSK), nổi tiếng là ''sát gái'', bị phát lộ - đă mở ra một thời kỳ mới, mà vị thế thống trị của nam giới tưởng như bất khả xâm phạm bị thách thức, bị thách thức. Bản thân Benjamin Griveaux không nổi tiếng với tư cách một kẻ ''sát gái'', nhưng rơ ràng là ông Benjamin Griveaux đă bị cuốn vào ṿng xoáy của phong trào chống lại sự thống trị của nam giới trong đời sống t́nh ái, t́nh dục.

    Vẫn trên L’Obs có bài phỏng vấn chuyên gia về kỹ thuật số Fabrice Epelboin, đặc biệt nhấn mạnh đến vụ việc này cho thấy giới nắm quyền dễ tổn thương như thế nào, và giới chính trị Pháp ''đă kém sẵn sàng cho các cuộc chiến mới trong thế giới công nghệ số''.

    ''Griveauxgate'', nạn nhân của công nghệ số

    Vụ Griveaux rớt đài do clip nóng cũng là chủ đề chính của tuần báo Le Point. Le Point có bài xă luận ''Địa chính trị của vấn đề clip nóng'', đặt ''vụ Griveauxgate'' trong bối cảnh chung. Giờ đây, với một điện thoại di động trong tay, mỗi người có thể chụp được các ảnh trên màn h́nh, hay các dữ liệu về đời sống riêng tư của người khác, để dễ dàng phổ biến trên các mạng xă hội. Toàn bộ hành tinh đang đứng trước cuộc đảo lộn vô cùng lớn lao, với các hệ quả khó lường, với sự bành trướng mạnh mẽ của các công nghệ số, của cuộc chạy đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, phụ thuộc vào việc khai thác dữ liệu về các cá nhân. Theo, ủy viên châu Âu về thị trường nội địa, ông Thierry Breton, dữ liệu về các hoạt động của con người ''cứ 18 tháng lại tăng gấp đôi''. Khó có ai có thể nằm bên lề cuộc thay đổi lớn về công nghệ số này.

    ''Cỗ máy chém thời 2.0'': ''Chủ nghĩa toàn trị phương Tây''

    Trở lại với vụ Griveaux, Le Point có bài nhận định chính của nhà triết học Michel Onfray, mang tựa đề cùng với tựa chung của tuần báo : ''Cái riêng tư thầm kín : Cuộc chiến của thế kỷ''.Nhà triết học Pháp cảnh báo những kẻ tấn công vào thế giới thầm kín, riêng tư, phần sâu thẳm trong mỗi cá nhân chính là mở đường cho việc thiết lập một chế độ toàn trị, nơi mọi ranh giới giữa cái công, cái tư và cái riêng tư bị xóa bỏ. Michel Onfray nhắc lại điểm chung của các chế độ toàn trị kiểu cũ, của chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa Mao, trước đây, hay các chế độ toàn trị kiểu mới, đang h́nh thành tại phương Tây, có mục tiêu chung là ''lột trần cá nhân'', để phán xử cái phần riêng tư, sâu thẳm của mỗi con người.

    Nhà triết học dùng từ ''cỗ máy chém thời 2.0'' để mệnh danh đ̣n đánh hèn hạ, tiêu diệt chính trị gia Benjamin Griveaux. Michel Onfray nhấn mạnh là vụ Griveaux sở dĩ xảy ra là do sự lên ngôi của những tham vọng tiêu cực trong đời sống chính trị hiện tại, cùng với các thói xấu lâu đời, như ḷng hận thù, ghen tuông, khinh bỉ người khác. Michel Ofray đặt câu hỏi nghệ sĩ Nga Piotr Pavlensky, thủ phạm vụ tung clip nóng, từng được biết đến như một kẻ hành hung bằng dao, khiến hai người bị thương, có thực sự là một nghệ sĩ ? Và vụ tung clip rất có thể là một hành động đầy toan tính về chính trị, khi luật sư Juan Branco, người trợ giúp cho nghệ sĩ Nga, từng là luật sư của lănh đạo cực tả Jean-Luc Mélanchon, và Le Point được biết là chính nghệ sĩ Nga này đă từng tham khảo ư kiến của luật sư trước khi tung clip lên mạng.

    Chỉ c̣n cách ''yêu trong bóng tối ?''

    Cũng Le Point đăng tải ư kiến của triết gia Bernard-Henri Lévy, nhấn mạnh đến tính chất nguy hiểm của vụ Griveaux, không chỉ nhắm vào một cá nhân, mà c̣n phá hoại một cuộc bầu cử, và làm rúng động cả nền dân chủ, nhân danh sự minh bạch, chống lại thói đạo đức giả.

    Những ai quan tâm hơn đến những cội nguồn lịch sử của không gian riêng tư, của những mối quan hệ phức tạp giữa các riêng tư thầm kín ở mỗi cá nhân với thể chế gia đ́nh hiện đại, trong nhiều xă hội phương Tây, từ Pháp, Anh đến Mỹ, mỗi xă hội với những đặc điểm riêng, có thể đọc bài viết của nhà văn Pascal Bruckner trên Le Point, mang tựa đề ''Những kẻ thực thi công lư v́ đức hạnh''. Nhà văn Pháp nhấn mạnh là Benjamin Griveaux đă phạm tội bất cẩn, vào cái thời mà đời sống riêng tư thầm kín của giới cầm quyền bị săm soi từ khắp nơi, nhân danh nỗi giận của dân chúng. Trong hoàn cảnh hiện nay, tốt hơn hết là học cách ''yêu trong bóng tối''.

    55 giờ nước Pháp hút hồn vào vụ Griveaux

    Khác với L’Obs và Le Point, L’Express nh́n vụ Griveaux với con mắt chê trách, và ít nhiều giễu cợt. Mục ''Cái nh́n của L’Express'' có bài ''Trong thời gian ấy, Trái đất vẫn quay…''.

    L’Express nhận xét, ''trong gần 55 giờ đồng hồ, nước Pháp nín thở : Giữa thời điểm Griveaux từ bỏ cuộc đua vào ghế thị trưởng Paris…'' cho đến khi có người thay thế. ''Người ta giải thích với công chúng là tương lai của nền dân chủ lâm nguy. Sự độc tài của các mạng xă hội, sự biến mất của đời sống riêng tư, cái chết về chính trị của một con người: vụ Griveaux đă biến thành một một phiên toà lớn, về chính trị và công nghệ số…''. Từ các triết gia, chính trị gia đến chuyên gia về công nghệ số, về truyền thông, luật gia… đưa ra biết bao ư kiến, thường là thông minh, và đôi khi xuất sắc. Vụ Griveaux đă thu hút gần như toàn bộ sự chú ư công luận, trong thời gian này, trong lúc nhiều biến cố khác quan trọng hơn đă bị bỏ qua.

    L’Express nhắc đến nguy cơ đại dịch Covid-19 đối với toàn cầu, dịch đang hoành hành tại Trung Quốc, hay cuộc đối đầu quyết liệt Mỹ - Trung, tại hội nghị an ninh quốc tế ở Munich, nơi ngoại trưởng Mỹ và đồng nhiệm Trung Quốc không che giấu những căng thẳng gia tăng trong quan hệ song phương, và gọi nhau là ''kẻ ăn cắp'' và ''đồ dối trá''. L’Express thừa nhận là việc tung clip nóng nói trên rơ ràng là một sự xâm phạm bỉ ổi đến đời sống riêng tư, việc đi sâu thông tin về vụ việc cho phép làm sáng tỏ vấn đề, nhưng tuần báo Pháp cũng đặt câu hỏi, phải chăng sự tập trung chú ư quá mức đến vụ việc này có nguy cơ đe dọa chính các nền dân chủ, bởi với hành động như vậy, chúng ta đă cản trở ḿnh nh́n ra và dự đoán trước được những biến động lớn của thế giới hiện nay ?

  9. #19
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona: Dược phẩm Pháp lệ thuộc vào Trung Quốc


    Một số loại thuốc ở Pháp. Ảnh minh họa. Flickr/Look Santé

    Sau ngành công nghiệp ô tô, điện tử, may mặc… liệu ngành dược phẩm của Pháp có bị liên lụy bởi dịch virus corona mới hay không ? Nỗi lo khan hiếm thuốc men và dược phẩm đang trỗi dậy tại nhiều nước phương Tây, và nhất là tại Pháp.


    Nỗi lo sợ này là chính đáng, bởi v́ Trung Quốc là một trong số các quốc gia cung cấp nguyên liệu hàng đầu để bào chế nhiều loại thuốc điều trị hay pḥng bệnh cho nhiều hăng dược lớn của Pháp. Ngay khi dịch bệnh bùng phát, Học Viện Dược Pháp đă gióng chuông báo động : 80% các chất hoạt tính dược sử dụng tại Pháp và châu Âu đều được sản xuất ngoài khu vực kinh tế châu Âu, mà một phần lớn là tại châu Á, so với tỷ lệ 20% cách nay 30 năm.

    Trang mạng Slate cho biết đây cũng không phải lần đầu tiên cơ quan y tế Pháp báo động về nguy cơ khan hiếm thuốc men, và các trang thiết bị y tế. Theo Học Viện Dược Pháp, từ mười năm gần đây, hiện tượng khan hiếm thuốc liên tục gia tăng. Năm 2018, cơ quan y tế này ghi nhận 868 báo động căng thẳng hay gián đoạn nguồn cung thuốc, tăng gấp 20 lần so với năm 2008, liên quan đến các loại thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, vắc-xin, các loại thuốc trị cao huyết áp, bệnh tim hay thần kinh…

    Vẫn theo Học Viện Dược Pháp, nguyên nhân chính của nguy cơ khan hiếm thuốc men và trang thiết bị y khoa là do hiện tượng toàn cầu hóa. Năm 2018, một báo cáo của học viện cho rằng « toàn cầu hóa ngành công nghiệp dược đă làm xáo trộn chu tŕnh sản xuất thuốc ».

    Theo lô gích lợi nhuận, nếu như tiến tŕnh toàn cầu hóa cho phép ngành công nghiệp dược phẩm di dời nhà xưởng sang các nước châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á) để giảm chi phí sản xuất, tránh được một số ràng buộc về môi trường đắt đỏ, đẩy sang nước nghèo các hoạt động sản xuất giản đơn như khai thác, chế biến nguyên liệu, bào chế các loại dược phẩm hết hạn bảo hộ phát minh… th́ tính chất phức tạp trong chuỗi cung ứng (cung cấp, sản xuất, dán nhăn nước sản xuất, rồi phân phối…), đợt dịch bệnh virus corona mới đang hoành hành tại Trung Quốc lần này và các hoạt động sản xuất bị tŕ trệ đă phơi bầy ra ánh sáng sự lệ thuộc nặng nề vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc và nhiều nước châu Á, có thể gây nguy hại cho vấn đề an ninh y tế công cộng của quốc gia.

    Theo ước tính, Trung Quốc không chỉ cung cấp các loại nguyên liệu cần thiết cho bào chế thuốc, mà quốc gia này c̣n sản xuất đến 60% thuốc paracetamol, 90% thuốc penicilline và hơn 50% thuốc chống viêm ibuprofen cho thế giới. Le Figaro trích dẫn lưu ư của bà Catherine Simonin, tổng thư kư Liên đoàn chống Ung thư khẳng định : « 35 phân tử cơ bản để điều trị ung thư đều được sản xuất tại phương Đông, chủ yếu là Trung Quốc, do ba nhà sản xuất đảm trách ». T́nh h́nh c̣n đáng quan ngại cho hoạt động bào chế các loại thuốc generic (thuốc mang tên gốc), bị các hăng dược di dời ồ ạt sang châu Á.

    Trong bối cảnh này, thứ Sáu 21/02, bộ trưởng Kinh Tế, Bruno Le Maire thừa nhận « rơ ràng là t́nh trạng này có thể đặt ra vấn đề về độc lập y tế trong trung và dài hạn. Nước Pháp cần phải đối phó với thách thức và rủi ro này ».

    Theo quan điểm của Học Viện Dược Pháp, đă đến lúc Paris nên « khẩn cấp giảm bớt sự phụ thuộc vào những nước khác và tái lập quyền tự chủ y tế, đặc biệt đối với những loại thuốc thiết yếu như kháng sinh hay chống ung thư. Cần phải thiết lập các khuôn khổ để tái dịch chuyển sản xuất tại châu Âu ».

    Câu hỏi đặt ra : Liệu Pháp có thể tái dịch chuyển sản xuất thuốc như một số ngành công nghiệp khác hay không ? Đây không phải là một bài toán dễ giải. Cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, Pháp cũng như châu Âu bị lệ thuộc nhiều vào một số loại nguyên liệu hiếm. Năm 2016, tại Pháp chỉ c̣n có hơn 92 nhà xưởng bào chế hoạt chất so với con số hàng ngh́n tại Trung Quốc và Ấn Độ. Nếu như các nước Đông và Bắc Âu có thể có cơ hội để tận dụng tái dịch chuyển sản xuất, th́ nước Pháp lại bị các loại thuế sản xuất gây trở ngại.

  10. #20
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    PHÁP muốn qua mặt ĐỨC lảnh đạo Liên Âu?

    Virus corona : “Cú đánh bất ngờ” vào ngành du lịch Pháp


    Virus corona khiến Paris vắng bóng du khách Trung Quốc trong những ngày tháng 02/2020. RFI/Vietnam

    Với gần 90 triệu du khách mỗi năm, Pháp là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới, trước cả Tây Ban Nha (83 triệu) và Hoa Kỳ (80 triệu). Tuy nhiên, thu nhập của ngành du lịch Pháp từ nguồn khách quốc tế lại chỉ đạt 56 tỉ euro, thấp hơn so với Tây Ban Nha (60 tỉ) và Mỹ (196 tỉ). Từ vài năm nay, bộ Ngoại Giao Pháp - cơ quan quản lư ngành du lịch, đề ra chỉ tiêu thu hút mỗi năm 100 triệu du khách quốc tế và kích thích khách chi tiêu nhiều hơn nữa khi đi du lịch tại Pháp.



    Để đạt được cả hai mục tiêu đó, người Trung Quốc là nhóm du khách mà ngành du lịch Pháp hướng đến, bởi trên thực tế, lượng khách Trung Quốc đến Pháp ngày càng tăng và đây cũng là nhóm « chi tiêu mạnh tay ». Nhiều trung tâm thương mại, khu mua sắm hàng hiệu cao cấp đă tuyển dụng nhân viên tư vấn, bán hàng nói được tiếng Hoa để thu hút khách Trung Quốc. Theo báo Le Monde ngày 12/02/2020, Atout France, cơ quan phát triển du lịch Pháp, đă có một chính sách đặc biệt để thu hút khách du lịch Trung Quốc, nhất là cho áp dụng phương thức thanh toán bằng điện thoại di động, vốn rất quen thuộc với người Trung Quốc.

    Trả lời phỏng vấn của đài RFI Tiếng Việt, ông Jean-Pierre Mas, chủ tịch nghiệp đoàn Les entreprises du voyage (Các công ty du lịch), cho biết :

    « Có hơn 2 triệu người Trung Quốc đến Pháp mỗi năm, chiếm 2-2,5% tổng số du khách nước ngoài đến Pháp. Khách Trung Quốc chiếm số đông nhất trong số du khách ngoài châu Âu, chỉ sau Mỹ. Như vậy là lượng khách Trung Quốc tại Pháp là khá lớn. Điều đáng lưu ư là dù chỉ chiếm 2-2,5% lượng khách quốc tế, nhưng du khách Trung Quốc mang lại tới 7% thu nhập cho ngành du lịch trên toàn nước Pháp. Điều này có nghĩa là khách du lịch Trung Quốc đến Pháp chi tiêu rất nhiều, họ chi tiêu hơn khách tới từ các nước khác rất nhiều ».

    « Cú đánh đau » từ virus corona

    Tuy nhiên, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới (Covid-19) bùng lên tại Trung Quốc lại là một « đ̣n đau » giáng vào nền du lịch Pháp, hồi cuối tháng 01/2020, chính quyền Trung Quốc cấm các đoàn khách du lịch nước ngoài, các chuyến bay nối Trung Quốc với Pháp cũng bị hạn chế, lượng khách Trung Quốc đến Pháp và đặt pḥng cho những tháng tới cũng giảm. Tuần báo L’Express ngày 07/02 cho biết mọi năm thường th́ trong 6 tuần vào dịp Tết Nguyên Đán, nước Pháp thu được khoảng 200 triệu euro từ du khách Trung Quốc, cho dù đây là mùa thấp điểm. Chủ tịch nghiệp đoàn Les Entreprises du voyage, Jean-Pierre Mas, nhấn mạnh :

    « Hiện nay, hầu như không c̣n có du khách Trung Quốc tại Pháp. Rất khó để đưa khách Trung Quốc đến Pháp. Hiện nay, chỉ c̣n rất ít tuyến hàng không nối với Trung Quốc, v́ thế lượng khách Trung Quốc tại Pháp hầu như đă giảm xuống mức gần như bằng 0.

    Có một điều chắc chắn là bây giờ chúng tôi không c̣n du khách Trung Quốc. Hiện nay, tại Trung Quốc, du khách không đặt vé đi du lịch ở Pháp vào mùa xuân và mùa hè nữa, có nghĩa là họ sẽ không đến Pháp vào mùa xuân và mùa hè, tùy vào việc dịch bệnh do virus corona gây ra kéo dài cho đến khi nào. Chúng tôi dự đoán số khách Trung Quốc đến Pháp sẽ giảm 1/3, tương đương với khoảng 1 triệu khách trong ṿng nửa năm và 2 tỉ euro doanh thu bởi v́, khách du lịch Trung Quốc tiêu đến 4 tỉ euro/năm.

    Đối với khách du lịch Trung Quốc, đây đang là mùa du lịch thấp điểm. Đây không phải là mùa họ thích đi thăm Pháp và châu Âu. Trái lại, hiện nay, thường th́ họ đăng kư cho mùa cao điểm. Mùa cao điểm bắt đầu từ tháng Tư và kéo dài đến tháng Mười. Việc khách Trung Quốc hiện nay không đặt vé đi Pháp có ảnh hưởng đến lượng du khách Trung Quốc tại Pháp trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Mười, tức là tác động đến mùa cao điểm.

    Tỉ lệ hủy chuyến, hủy pḥng vào giai đoạn này hiện giờ rất là cao. Cũng có nhiều người hủy chuyến đi đă đăng kư cho các tháng 4-5-6, nhưng số này thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn hiện tại. Nếu c̣n lâu mới đến ngày đi du lịch, th́ tỉ lệ hủy chuyến vẫn thấp. Nếu ngày đi đă gần đến, th́ tỉ lệ hủy chuyến lại rất cao, bởi v́ chẳng hạn đối với các chuyến du lịch vào tháng Ba sắp tới, khách Trung Quốc đến Pháp sợ nếu hủy chuyến muộn th́ bị trừ tiền pḥng hoặc không thể được đi, nên họ đă nhanh chóng hủy các chuyến đi dự kiến vào tháng Ba ».

    Vắng khách Trung Quốc, khu mua sắm hàng hiệu cao cấp Galerie Lafayette, Paris, cũng không c̣n sầm uất như trước đây !
    Vắng khách Trung Quốc, khu mua sắm hàng hiệu cao cấp Galerie Lafayette, Paris, cũng không c̣n sầm uất như trước đây ! RFI/Vietnam
    Những vị khách « hầu bao rủng rỉnh »

    Vắng nguồn khách Trung Quốc, thiệt hại của ngành du lịch Pháp chắc chắn sẽ rất lớn, bởi khách Trung Quốc vốn nổi tiếng là nhóm du khách “chịu chơi” nhất khi đi du lịch. Năm 2018, ngành du lịch Pháp thu được 4 tỉ euro từ du khách Trung Quốc (trên tổng số 56 tỉ euro). Chủ tịch nghiệp đoàn Les entreprises du voyage giải thích thêm :

    « Du khách Trung Quốc chỉ lưu lại Pháp ít ngày. Trong chuyến thăm Pháp lần đầu tiên, họ chỉ ở khoảng 4 ngày. Họ có chuyến đi tham quan châu Âu trong khoảng 2 tuần. Rồi sau đó, khi họ trở lại Pháp, họ thường lưu lại lâu hơn và tiêu hết khoảng gần 2.000 euro/chuyến đi. Đây là mức chi tiêu rất cao so với du khách tới từ các nước khác. Họ chi tiêu như thế nào ?

    Trước hết, đó là khoản chi thuê pḥng khách sạn, nhà trọ, rồi đến khoản chi tiêu trong các khu mua sắm. Một số khu mua sắm c̣n đặc biệt tuyển nhân viên nói tiếng Hoa để phục vụ khách Trung Quốc. Và cuối cùng, họ tiêu khá nhiều tiền vào hàng hiệu cao cấp trên đại lộ Champs-Elysées, quảng trường Vendôme và các khu mua sắm xa xỉ tại Paris. Trong chuyến du lịch đầu tiên tại Pháp, khách Trung Quốc chủ yếu đi thăm vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận). V́ thế, việc du khách Trung Quốc không c̣n đến Pháp gây ảnh hưởng nhiều nhất đến vùng Paris ».

    Paris và vùng phụ cận thu hút tới 80-90% du khách Trung Quốc tại Pháp. Báo Le Monde trích dẫn ông Jean-Virgile Crance, chủ tịch GNC, Hiệp hội các chuỗi khách sạn tại Pháp, cho biết tỉ lệ hủy pḥng của khách Trung Quốc đi theo đoàn trong tháng 01 và tháng 02/2020 lần lượt đă lên tới 80% và gần 100%. Tỉ lệ hủy pḥng của khách đi riêng lẻ là 20% và tỉ lệ lùi chuyến là 25%. Đối với các khách sạn hạng sang tại Paris, trong khi tỉ lệ khách Trung Quốc hủy pḥng tăng 20%, th́ lượng khách Trung Quốc đặt pḥng lại giảm tới 25%.

    C̣n báo Le Parisien ngày 13/02 dẫn lời ông Jean-Marc Banquet d’Orx, đại diện Liên đoàn các ngành nghề công nghiệp khách sạn, cho biết, tùy từng ngày, tỉ lệ khách Trung Quốc hủy pḥng khách sạn là 20-30%, có những khách sạn chỉ trong một ngày mất 2-3 đoàn khách, mỗi đoàn khoảng 30 người. Những khách sạn lớn nằm ở ngoại ô Paris, vốn thường hay đón những đoàn khách Trung Quốc đông người, là bị ảnh hưởng nhiều nhất.

    Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tại Paris c̣n coi dịch bệnh corona là « đ̣n đánh » thứ 3 mà ngành du lịch phải gánh chịu, sau nạn Áo Vàng 2018 và đ́nh công 2019. Nhưng tác động từ virus corona nghiêm trọng như thế nào so với Áo Vàng và phong trào đ́nh công ? Chủ tịch Nghiệp đoàn Les entreprises du voyage nhận định : « Việc so sánh tác động của phong trào đ́nh công, dịch bệnh virus corona và phong trào Áo Vàng là vô cùng khó. Phong trào Áo Vàng chủ yếu tác động đến các hoạt động du lịch ở Paris và các thành phố lớn, nhưng ngành du lịch ở những nơi c̣n lại ở Pháp th́ bị ảnh hưởng ít hơn.

    Phong trào đ́nh công, cũng như phong trào Áo Vàng, khiến người nước ngoài nghĩ rằng Pháp là một nước mất trật tự, thậm chí là đầy bạo lực. Điều này không tốt cho h́nh ảnh của nước Pháp, nhưng hiện nay, điều khiến lượng khách sụt giảm mạnh nhất chính là virus corona, nhất là đối với du khách Trung Quốc, có thể là với cả khách tới từ vài nước châu Á khác nữa, nhưng thường th́ Trung Quốc mới là nước châu Á có đông khách du lịch đến thăm nước Pháp nhất ».

    Du lịch Paris và vùng bị phụ cận là bị ảnh hưởng nhiều nhất do dịch Covid-19.
    Du lịch Paris và vùng bị phụ cận là bị ảnh hưởng nhiều nhất do dịch Covid-19. RFI/Vietnam
    Chính sách giữ khách, hút khách Trung Quốc

    Mặc dù chịu nhiều thiệt hại, nhưng để « giữ khách » cho sau này - những vị khách Trung Quốc giàu có, lănh đạo hiệp hội quốc gia các chuỗi khách sạn GNC đă yêu cầu các khách sạn thành viên nới lỏng các điều kiện thương mại, không đánh phí nếu trong tháng 02/2020 khách Trung Quốc hủy chuyến hoặc lùi chuyến. C̣n Umih, Liên đoàn các ngành nghề công nghiệp khách sạn Pháp, cho biết trên báo Le Parisien ngày 13/02 là hồi đầu tháng họ đă nhận được văn bản chính thức từ nhà chức trách Trung Quốc. Bắc Kinh đề nghị các khách sạn không trừ tiền của du khách Trung Quốc nếu họ hủy pḥng, kể cả dưới 48 tiếng trước khi đến ngày nhận pḥng. Để giữ khách hàng Trung Quốc, các khách sạn buộc cố gắng hết sức đáp ứng yêu cầu nói trên, đồng thời có các chương tŕnh khuyến măi để thu hút thêm khách Trung Quốc quay trở lại sau khi hết dịch Covid-19.

    Giờ đây, khi các khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm, công tŕnh kiến trúc lịch sử … hầu như đều vắng bóng du khách Trung Quốc, ngành du lịch Pháp chỉ c̣n biết trông chờ những ngày đẹp trời sẽ sớm quay lại, virus corona sẽ biến mất để những du khách Trung Quốc lại « tái xuất ».

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 02-04-2014, 09:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •