Page 8 of 12 FirstFirst ... 456789101112 LastLast
Results 71 to 80 of 119

Thread: Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    ROV: ‘Gian lận bầu cử băi nhiệm ở Westminster chỉ là lời đồn’
    Apr 8, 2020 cập nhật lần cuối Apr 8, 2020

    Một buổi họp Hội Đồng Thành Phố Westminster. (H́nh minh họa: Thiện Lê/Người Việt)
    WESTMINSTER, California (NV) – Cơ Quan Bầu Cử Orange County (ROV) hôm Thứ Tư, 8 Tháng Tư, xác nhận “gian lận bầu cử băi nhiệm ở Westminster chỉ là lời đồn.”

    Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Neal Kelley, giám đốc ROV, nói: “Việc gian lận bầu cử chỉ là lời đồn đăi, chúng tôi đang đếm phiếu và chỉ thấy có khoảng bảy, tám người ‘bỏ phiếu điện tử.’”

    Một nhân viên của ROV giải thích: “Cách in phiếu ở nhà được gọi là ‘bỏ phiếu điện tử,’ dành cho người khuyết tật không bỏ phiếu vào thùng được.”


    Cuộc bầu cử băi nhiệm ở Westminster vừa có kết quả sơ khởi vào tối Thứ Ba, 7 Tháng Tư, và cả ba dân cử có tên đều không bị băi nhiệm. Tuy vậy, cộng đồng gốc Việt ở Little Saigon đang có những lời đồn về cách thức bỏ phiếu có thể gây gian lận bầu cử.

    Tiến Sĩ Phạm Kim Long, cựu ủy viên Học Khu Orange County, cho biết có một số cư dân bị mất phiếu, nên ông đưa họ đến văn pḥng ROV hôm Thứ Ba, 7 Tháng Tư, để xin lại phiếu.

    Ông Long nói những người được chở đi có vẻ không vui và c̣n hỏi tại sao xin phiếu mới lại khó khăn đến như vậy. Sau đó, ông biết được có một số người tự in phiếu mới ở nhà được.

    Tiến sĩ c̣n chia sẻ với nhật báo Người Việt email ông gửi đến ông Neal Kelley.

    Trong email đó, ông cho hay cử tri nói văn pḥng thị trưởng Westminster có thể giúp họ in phiếu bầu mới và gửi tận đến nhà, không cần đến văn pḥng ROV.

    Ông liên lạc với ROV và biết được chuyện in phiếu bầu ở nhà chỉ được dành cho những cử tri khuyết tật, không thể ra ngoài bỏ phiếu được. V́ vậy, điều đó khiến ông cho rằng có nhiều người đang lạm dụng cách bỏ phiếu này để gian lận và đang kêu gọi cơ quan bầu cử này điều tra.

    Nhật báo Người Việt có liên lạc với Thị Trưởng Trí Tạ và văn pḥng của ông để hỏi về chuyện giúp cử tri in phiếu sau đó gửi đến nhà họ, nhưng chưa có câu trả lời. (Thiện Lê)

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Một mục sư từng đứng đầu Nhà Thờ Kiếng qua đời v́ COVID-19
    Apr 8, 2020

    Nhà Thờ Kiếng ở thành phố Garden Grove, nay là Nhà Thờ Chánh Ṭa Chúa Kitô. (H́nh: getreligion.org)
    ORANGE COUNTY, California (NV) – Mục sư Lawrence Wilkes, người giám quản Nhà Thờ Kiếng năm 2012, qua đời v́ COVID-19 tháng trước, Orange County Register đưa tin vào Thứ Tư, 8 Tháng Tư.

    Hôm 28 Tháng ba, bác sĩ xác nhận ông Wilkes nhiễm căn bệnh này, theo thông tin đăng trên Facebook của con gái mục sư.

    Bác sĩ phải cho ông Wilkes dùng máy thở nhưng ông qua đời ngày 31 Tháng Ba.

    Mục Sư Wilkes, 80 tuổi, sống ở Anaheim cùng với vợ, con gái, con rể, và cháu gái. Ông là một trong số 17 ca tử vong mà Cơ Quan Y Tế Orange County loan báo tính đến Thứ Tư.

    Sinh ở Winnipeg, Canada, Mục Sư Wilkes đến Nam California năm 1968. Đầu những năm 1990, ông tham gia đoàn mục sư Nhà Thờ Kiếng do Mục Sư Robert A. Schuller, người sáng lập nhà thờ này, thành lập.

    Ông Wilkes giảng đạo buổi tối tại nhà thờ, và sau đó, làm người đứng đầu Robert Schuller School for Preaching đến năm 2006.

    Ông Wilkes rời Nhà Thờ Kiếng để giữ các chức vụ giáo dục. Năm 2012, ông trở lại nhà thờ làm giám quản gần hết năm sau khi nhà thờ phá sản khiến gia đ́nh Mục Sư Schuller phải ra đi.

    Nhà Thờ Kiếng nằm ở thành phố Garden Grove. Năm 2012, sau khi phá sản, nhà thờ được bán cho Giáo Phận Orange của Công Giáo và đổi tên thành Nhà Thờ Chánh Ṭa Chúa Kitô. (Th.Long)

  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Chủ tiệm nail gốc Việt ‘trả ơn’ nước Mỹ, tặng hàng trăm ngh́n đồ bảo hộ
    09/04/2020
    VOA Việt Ngữ



    Đồ bảo hộ của các chủ tiệm nail gốc Việt được vận chuyển tới các cơ sở y tế ở miền nam California.


    Nhiều chủ tiệm nail (làm móng) gốc Việt ở miền nam California đă “trả ơn” nước Mỹ bằng cách tặng hàng trăm ngh́n đồ bảo hộ như khẩu trang và găng tay để giúp đỡ các nhân viên y tế chống virus Corona xuất xứ từ Vũ Hán, Trung Quốc, mà hiện đă làm 430 ngh́n người nhiễm ở Hoa Kỳ.


    Ông Ted Nguyễn, một trong những người đồng tổ chức chiến dịch quyên góp này, nói với VOA Việt Ngữ rằng nhóm của ông bắt đầu cuộc vận động v́ thấy nhu cầu cấp thiết về vật dụng pḥng hộ từ các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế trên tuyến đầu của cuộc chiến chống COVID-19 ở tiểu bang nơi có nhiều người gốc Việt sinh sống.

    Ông nói thêm rằng nhóm của ông đă nhận được sự ủng hộ “rất là lớn” từ các chủ tiệm nail người Việt, vốn đang phải đóng cửa tiệm theo lệnh của chính quyền, dẫn tới thiếu nguồn thu nhập.

    “Trong một tuần thôi, các tiệm nail và những nhà cung cấp tặng 120 ngàn khẩu trang và 300 ngàn găng tay cho 25 bệnh viện và pḥng khám y tế ở miền nam California”, ông Ted nói với VOA Việt Ngữ.


    Các nhân viên y tế tại một bệnh viện nhi ở quận Cam nhận đồ bảo hộ của người gốc Việt.
    Ngoài ra, ông Ted cho biết tiếp rằng các nhà hảo tâm cũng đă tặng 10 ngh́n chai nước rửa tay diệt khuẩn cho các cơ sở y tế ở tiểu bang được coi là “thủ phủ của người tị nạn gốc Việt”.

    Viên chức của chính quyền quận Cam này nói với VOA Việt Ngữ rằng ông được cha mẹ đưa tới Mỹ định cư khi mới 5 tuổi và những vật dụng bảo hộ quyên góp được là “tấm ḷng của những người tị nạn”.

    Ḿnh là con của người tị nạn qua đây, miền nam California, hồi 30/4/1075. Ḿnh là người Mỹ gốc Việt Nam bao giờ cũng có tấm ḷng Việt Nam và ḿnh vượt qua khó khăn để qua Mỹ nên giờ là thời gian để trả ơn người Mỹ v́ họ có ḷng bác ái để chấp nhận người tị nạn.
    Ông Ted Nguyễn nói.

    Ông Ted nói thêm: “Ḿnh là con của người tị nạn qua đây hồi 30/4/1075 ở miền nam California. Ḿnh là người Mỹ gốc Việt Nam bao giờ cũng có tấm ḷng Việt Nam và ḿnh vượt qua khó khăn để qua Mỹ nên giờ là thời gian để phải trả ơn người Mỹ v́ họ có ḷng bác ái để chấp nhận người tị nạn”.

    Là một người làm về truyền thông với các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, ông Ted cho biết rằng ông nhận thấy “tác động lớn” của COVID-19 đối với người gốc Việt, nhất là những doanh nghiệp nhỏ trong ngành dịch vụ như tiệm nail hay nhà hàng, vốn là thế mạnh của người Mỹ gốc Việt.

    Ông cho hay thêm rằng kể từ khi dịch bùng phát mạnh vài tuần trước ở California, các doanh nghiệp của người Việt phải đóng cửa theo lệnh được gọi là “ở yên trong nhà”, theo đó chỉ cho phép các hoạt động thiết yếu diễn ra, khiến họ “thực sự khó khăn và chật vật để sống c̣n”.

    Bà Van Dang-O’Callaghan trong cuộc hỏi đáp với ứng viên tổng thống Joe Biden.

    Ngoài việc quyên góp, ủng hộ các nhân viên y tế, ông Ted cho biết thêm rằng cộng đồng người Việt c̣n “an ủi nhau, chia sẻ thông tin để bảo vệ ḿnh và gia đ́nh cũng như cộng đồng” trước đại dịch COVID-19.


    Donald J. Trump

    @realDonaldTrump
    This morning, 450,000 protective suits landed in Dallas, Texas. This was made possible because of the partnership of two great American companies—DuPont and FedEx—and our friends in Vietnam. Thank you! @DuPont_News @FedEx

    Xem h́nh ảnh trên Twitter
    84,8 N
    19:15 - 8 thg 4, 2020
    Thông tin và quyền riêng tư Quảng cáo Twitter
    25,6 N người đang nói chuyện về điều này
    Nhóm của ông Ted cũng sử dụng các thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh liên bang Mỹ và dịch ra tiếng Việt để giúp người gốc Việt thực hiện đúng về giăn cách xă hội nhằm ngăn chặn virus Corona lây lan.

    Theo thống kê của hăng tin Reuters, tính tới sáng ngày 9/4, có 431 ngh́n người nhiễm COVID-19 ở Hoa Kỳ, và gần 15 ngh́n ca tử vong.

    California, nơi có người gốc Việt cư ngụ nhiều nhất ở Mỹ, là một trong các tiểu bang chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh với gần 20 ngh́n ca bệnh.

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Tiệm giặt ủi của người gốc Việt ‘thê thảm’ v́ dịch COVID-19
    Apr 9, 2020 cập nhật lần cuối Apr 9, 2020

    Tiệm White Dry Cleaners ở Westminster không có khách v́ dịch COVID-19. (H́nh: Thiện Lê/Người Việt)
    Thiện Lê/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Đại dịch COVID-19 đang làm nhiều cơ sở thương mại của người gốc Việt ở Little Saigon điêu đứng như các tiệm tóc, tiệm nail phải đóng cửa. Trong khi đó, các doanh nghiệp “cần thiết” như nhà hàng, tiệm ăn và chợ vẫn được mở cửa, nhưng cũng gặp nhiều trở ngại. Ngoài các cơ sở thương mại đó, các tiệm giặt ủi của người gốc Việt cũng đang điêu đứng, tuy vẫn được cho phép mở cửa.

    Ngoài chợ, nhà hàng và các cơ quan y tế, trang web danh sách các doanh nghiệp “cần thiết” của California c̣n có các tiệm giặt đồ tiền xu và các tiệm giặt ủi.

    Những tiệm giặt đồ tiền xu vẫn hoạt động b́nh thường v́ là nơi để nhiều cư dân đến giặt giũ quần áo thường ngày.

    Tuy cũng là nơi giặt đồ, nhưng dịch COVID-19 đang làm nhiều tiệm giặt ủi gặp nhiều khó khăn trong làm ăn, thậm chí phải đóng cửa v́ không có khách. Một lư do là v́ những tiệm này chuyên giặt những loại quần áo mà khách không thể tự giặt như đồ veston hay đồ mặc đi làm.

    Theo nhật báo Sacramento Bee, California hiện nay có hơn 1 triệu người xin tiền thất nghiệp. Các chuyên gia kinh tế dự đoán tỷ lệ thất nghiệp của tiểu bang sẽ lên đến 18.8% vào Tháng Năm, có nghĩa là hơn 3 triệu cư dân California không có việc làm.

    Chính v́ vậy, nhiều người ở Orange County và Little Saigon mất việc làm v́ dịch COVID-19. Nếu họ không đi làm, th́ họ sẽ không có nhu cầu giặt ủi quần áo mặc để đi làm nữa. Điều đó gây nhiều khó khăn cho các tiệm giặt ủi.

    Bà Linda Nguyễn, chủ tiệm B&B Cleaners trên đường Edinger ở Huntington Beach, chia sẻ về chuyện làm ăn trong thời dịch COVID-19: “Tiệm tôi ở khu người Mỹ nên không biết khu người Việt Nam ḿnh ra sao, nhưng mấy tuần nay rất ít khách. Lúc trước, mỗi ngày tôi có khoảng 10 khách, bây giờ chỉ c̣n có ba người, giảm đến 70%.”

    Bà cho hay khách thường đến tiệm để giặt đồ đi làm. Nhưng v́ đại dịch COVID-19 làm họ thất nghiệp, nên không cầm quần áo ra giặt như trước nữa.

    V́ các dịch vụ giặt đồ được California xếp vào danh sách doanh nghiệp “tất yếu” nên tiệm B&B Cleaners vẫn mở cửa, nhưng bà Linda phải thay đổi giờ làm việc v́ ít khách.

    “B́nh thường th́ tôi mở cửa sáu ngày trong tuần, từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Nhưng mấy tuần này ít khách, tôi chỉ mở từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều,” bà nói.

    Về phía nhân viên, bà cho hay phải cho họ nghỉ việc v́ không đủ khách.


    Tiệm White Dry Cleaners phải đóng cửa v́ không có khách. (H́nh: Thiện Lê/Người Việt)
    Một khách hàng người bản xứ tên John, nói với phóng viên Người Việt: “Tôi làm việc cho một công ty ở Irvine, mới bị họ cho tạm nghỉ việc cách đây vài ngày v́ dịch COVID-19. Tôi hay ra đây nhờ bà chủ giặt mấy bộ đồ mặc đi làm. Hôm nay tôi ra đây để giặt mấy bộ đồ đi làm trước khi nghỉ, để sẵn ở nhà cho đến bao giờ mọi thứ b́nh thường lại và được tiếp tục đi làm.”

    Tiệm White Dry Cleaners, gần ngă tư đường Westminster và đường Newland ở Westminster, phải đóng cửa v́ không có khách.

    Tuy đóng cửa, chủ tiệm là bà Anh cùng con gái là cô Trúc vẫn trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.

    Bà Anh cho biết: “Mấy hôm nay, chúng tôi phải đóng cửa v́ không có khách, người ta không đi làm nên đâu cần cầm quần áo ra giặt. Với lại người ta cũng không dám ra đường v́ sợ nhiễm bệnh nữa.”

    Hai mẹ con chủ tiệm cho hay tiệm đóng cửa, nhưng chỉ giặt đồ cho một số người quen nếu cần gấp.

    Trong lúc tiệm White Dry Cleaners đóng cửa, cô Trúc nói gia đ́nh đang may khẩu trang để bán cho vài công ty ở địa phương, một số th́ quyên góp cho những người cần.

    “Nếu không may khẩu trang th́ tôi ở nhà luôn rồi,” bà Anh tiếp lời.

    Một nhân viên của tiệm giặt ủi bên cạnh bánh ḿ Chợ Cũ, góc đường Magnolia và đường Hazard ở Westminster, cho biết không trả lời phỏng vấn được v́ không có ông chủ ở đó, nhưng bà chỉ nói chuyện làm ăn trong thời gian gần đây “rất thê thảm.”

    Nhật báo Người Việt có liên lạc với nhiều tiệm giặt ủi khác ở Little Saigon, nhưng một số tiệm không trả lời và một số tiệm phải đóng cửa.

    Cả nước Mỹ cũng như khu Little Saigon chưa biết t́nh h́nh căng thăng v́ dịch bệnh này sẽ kéo dài đến bao giờ, nhưng nhiều tiểu thương ở khắp nước đang phải chịu đựng. (Thiện Lê)

  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Phụ nữ Việt sống sót COVID-19 ở New York: ‘Tôi như từ cơi chết trở về’
    10/04/2020



    VOA Tiếng Việt
    Tammy Tran, một cư dân gốc Việt sống ở New York, vừa trải qua một cuộc chống trọi với bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra. Cô gọi đó là cuộc chiến với tử thần. (Facebook Tammy Tran)


    Tammy Tran là một trong số những người đầu tiên nhiễm virus corona ở New York. Cô đă trải qua nhiều ngày cách ly và chữa trị tại một bệnh viện ở Manhattan, nơi cô nói đă nhận được chăm sóc tận t́nh của các bác sỹ. Nhưng đó cũng là những ngày mà cô cảm thấy “khủng hoảng nhất” trong cuộc đời khi phải chống chọi giữa cái sống và cái chết.

    Không ngờ nhiễm bệnh

    Là một người làm trong ngành truyền thông, Tammy – một phụ nữ gốc Việt đang sinh sống ở New York hơn 3 năm nay – nói rằng cô phải tiếp xúc với nhiều người trong công việc nhưng không biết ḿnh đă bị nhiễm từ đâu.

    Những triệu chứng ban đầu, như Tammy cho biết, là “ớn lạnh, mệt mỏi và khó thở” nhưng cô không chú ư nhiều và chỉ nghĩ ḿnh bị cảm lạnh mặc dù trước đó đă nghe cảnh báo từ một người bạn của cô về các triệu chứng của bệnh do virus corona gây ra.

    “Đến ngày thứ 6 khi Tammy đi làm th́ tự nhiên lên cơn sốt và được đưa đi cấp cứu,” Tammy nói với VOA sau khi đă được ra viện và đang phục hồi tại nhà riêng ở New York. “Tammy thở không được nữa nên làm các xét nghiệm và được đưa qua nằm ở pḥng ICU (pḥng hồi sức cấp cứu).”

    Sau khi có kết quả dương tính với virus corona, cô được đưa vào pḥng cách ly và được hỗ trợ bằng máy thở oxy thường dùng cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện Lower Manhattan Hospital. Sau 14 ngày, cô hết sốt và được đưa sang pḥng chăm sóc phục hồi trước khi được ra viện hôm 30/3.

    ‘Từ cơi chết trở về’

    Mười bốn ngày trong pḥng cách ly với máy thở oxy là quăng thời gian mà Tammy nói là “khủng khiếp” nhất.

    Lúc mới vào đó, Tammy không biết tại sao mọi người, từ bác sỹ, y tá đến những người phun khử trùng, không cho cô ngủ và cô luôn bị đánh thức.

    “Bác sỹ không cho Tammy ngủ. Bác sỹ nói ḿnh phải thức”, Tammy cho biết và giải thích rằng “máy trợ thở hoạt động khi ḿnh thức” c̣n khi ngủ người bệnh có thể ngừng thở và lúc đó máy trợ thở sẽ không làm việc, dẫn đến tim ngừng hoạt động và tử vong.

    “Mười bốn ngày đầu tiên rất là dễ sợ v́ không được ngủ khi bác sỹ và y tá vào đánh thức ḿnh hoài”, Tammy nói và cho biết rằng cô được truyền nước biển để hỗ trợ cho cơ thể chống chọi với cơn sốt.

    Cùng với cảm giác như “nằm trong nhà xác” v́ chỉ có một ḿnh với các bức tường trong pḥng cách ly, Tammy nói đó là “thời gian khủng hoảng nhất”.

    “Ḿnh không biết là ḿnh sống hay ḿnh chết. Ḿnh thấy rất khó thở. Hơi thở khó khăn và đau cổ, như muốn xé banh lồng ngực của ḿnh ra”, Tammy nói và cho biết cô là người đầu tiên được đưa vào pḥng cách ly với cơn sốt khoảng hơn 38 độ C.

    Cô cho biết đó là trải nghiệm mà cô chưa bao giờ gặp phải trong đời và trải qua được cơn nguy kịch này, cô thấy "như từ cơi chết trở về”.

    May mắn và biết ơn

    Là một trong số rất ít những người đầu tiên nhập viện hồi cuối tháng 2, khi New York mới phát hiện một số trường hợp đầu tiên nhiễm virus – lúc đó được gọi là nCoV, Tammy nói cô gần như là người duy nhất nằm trong pḥng cách ly.

    Do đó cô cảm thấy “may mắn” v́ nhận được sự chăm sóc đặc biệt của các bác sỹ khi “bệnh viện c̣n vắng”, không như hiện nay khi các bệnh viện ở New York đang quá tải v́ lượng người nhiễm bệnh nhập viện và sự thiếu thốn về thiết bị trợ thở.

    “Bác sỹ rất là tận tâm”, Tammy cho biết. “Phải nói là sau đợt bệnh này Tammy nhận thấy rằng những người làm việc trong ngành y, ḿnh phải rất mang ơn người ta. Hiện giờ, các bác sỹ này đang phải làm việc rất nhiều và hết sức”.

    Ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được xác nhận ở New York là một phụ nữ 39 tuổi trở về từ Iran hồi cuối tháng 2 và được xét nghiệm tại một bệnh viện ở Manhattan. Tiểu bang New York hiện đă trở thành điểm nóng của dịch bệnh này ở Mỹ với số ca nhiễm là gần 162.000 – lớn hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó hơn 7.000 người đă tử vong.

    “Con (virus) này rất là dễ sợ – nó không phải là sốt rét, nó không phải là bệnh cảm. Nó là một bệnh về phổi mà không như bệnh lao, mà trên thế giới chưa thể t́m ra thuốc chữa," Tammy nói và cho biết cô sẽ phải cẩn thận để không bị nhiễm lại.

    Đối với Tammy, cô coi trải nghiệm này là một lời nhắc nhở đối với bản thân rằng cô sẽ phải chăm sóc sức khoẻ của ḿnh tốt hơn và để ư những lời cảnh báo bệnh sớm của bạn bè cô. Tammy cũng khuyên mọi người nên ở trong nhà trong thời gian dịch bệnh bùng phát và thực hiện đúng việc giăn cách xă hội để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Cựu Cảnh Sát Dă Chiến Phan Điệp kể chuyện tù đày hai miền Nam-Bắc
    Apr 11, 2020 cập nhật lần cuối Apr 12, 2020

    Đại Úy Phan Điệp (thứ tư, phải) tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Trung Ương năm 1974. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Lâm Hoài Thạch/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Phan Điệp, Sinh Viên Sĩ Quan t́nh nguyện thi vào Khóa 2 Biên Tập Viên Cảnh Sát Quốc Gia năm 1967. Ông nhập khóa Tháng Giêng, 1967, và ra trường Tháng Mười, 1967. Sau khi tốt nghiệp, ông được về phục vụ trong ngành Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia.

    Phục vụ trong ngành cảnh sát nhiều năm, đến năm 1969 ông Phan Điệp có chức vụ là trưởng Pḥng 5 Cảnh Sát Dă Chiến.


    Sau Hiệp Định Paris kư kết vào năm 1973, lực lượng cảnh sát được cải tổ qua một h́nh thức khác để cung ứng với nhu cầu cần thiết của sự diễn biến lúc bấy giờ. Ngành cảnh sát được thay đổi các cấp bậc và được mang “lon” như bên quân đội. Các cấp sĩ quan Biên Tập Viên th́ được mang lon đại úy, c̣n Thẩm Sát Viên được mang lon trung úy hoặc thiếu úy tùy theo thời gian phục vụ trong ngành của họ, c̣n cấp quận trưởng th́ được mang từ thiếu tá trở lên.

    Những ngày tháng cuối cùng làm việc tại miền Nam

    Đại Úy Cảnh Sát Phan Điệp kể: “V́ t́nh h́nh thay đổi, tôi được biệt phái về Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát để làm việc trong Pḥng T́nh H́nh, pḥng này trực thuộc một vị tư lệnh của cảnh sát để ông nắm vững các t́nh h́nh về dân sự, về quân sự trên toàn lănh thổ miền Nam. Khi nơi nào có những tin tức đặc biệt th́ phải báo cáo về Pḥng T́nh H́nh của Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia để ông tư lệnh nắm vững về t́nh h́nh trong nước. Thí dụ như ở một tỉnh nào đó có nổ ra cuộc biểu t́nh, th́ Pḥng T́nh H́nh của chúng tôi phải ghi nhận ngày, giờ, địa điểm, có bao nhiêu người đi biểu t́nh và do ai lănh đạo của cuộc biểu t́nh đó, chúng tôi sẽ báo cáo cấp thời cho ông tư lệnh ngay. Một thí dụ nữa là mỗi khi Cộng Sản có tấn công hay pháo kích vào một nơi nào đó th́ tất cả mọi biến cố ǵ xảy ra th́ cũng phải báo cáo cho tư lệnh biết.”


    Ông Phan Điệp tại Little Saigon, 2020. (H́nh: Lâm Hoài Thạch/Người Việt)
    “Sau này, v́ nhu cầu chiến tranh càng lớn mạnh nên Pḥng T́nh H́nh được mở rộng hơn và được trở thành Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực. Trung tâm này đặt tại Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát được xem là Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Trung Ương, và mỗi ty cảnh sát của tỉnh đều có một Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực của Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát cấp tỉnh. Hằng tuần, tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Trung Ương, chúng tôi đều có tổng kết mọi diễn biến, mọi sinh hoạt về quân sự để báo cáo cho vị tự lệnh, để đối phó với sự quấy rối của địch quân,” ông kể tiếp.

    “Tôi làm việc tại Trung Tâm Hành Quân Cảnh Lực Trung Ương cho đến ngày miền Nam bị thất thủ. Thật ra, lúc bấy giờ nếu tôi muốn rời khỏi đất nước th́ tôi có thể đi được, v́ những ngày tháng cuối cùng, tôi có làm việc chung với nhiều cơ quan t́nh báo của Mỹ về vấn đề t́nh h́nh trong nước, các cố vấn Mỹ sẽ sẵn sàng giúp tôi. Nhưng lúc đó, tôi không có ư định là rời khỏi đất nước ḿnh,” ông nhớ lại.


    Sĩ quan Cảnh Sát Dă Chiến, h́nh chụp năm 1969. (H́nh: Flickr manhhai)
    Đi tù miền Nam

    Khi Sài G̣n bị thất thủ, Cộng Sản hoàn toàn chiếm lĩnh miền Nam và thông báo rằng đối với cảnh sát nếu ai là sĩ quan cấp đại úy trở xuống th́ sẽ tŕnh diện vào những ngày 27, 28 Tháng Sáu, 1975. Ông Điệp kể: “Nhưng mới có ngày 20 Tháng Sáu th́ mấy tên Cộng Sản đến nhà tôi lục soát, nói tại sao tôi không tŕnh diện. Tôi mới nói rằng, ngày tŕnh diện của tôi chưa tới. Thật ra cấp tá th́ phải đi tŕnh diện trước cấp úy của chúng tôi, nên chúng mới hiểu lầm tôi là sĩ quan cấp tá.”

    “Nhưng rồi chúng cũng bắt tôi phải mang hành lư để đi theo. Khi ra khỏi nhà th́ tôi bị bịt mắt dẫn đi. Lúc đó tôi cứ tưởng là chúng đem ḿnh đi xử bắn. Cuối cùng, nhà của tôi ở quận 11 th́ chúng đưa tôi đến khu trường Quân Báo Cây Mai, Chợ Lớn, cách nhà tôi cũng không xa. Nhưng trước đó chúng cứ đưa tôi đi hơn ba tiếng th́ mới đưa tôi đến trường Cây Mai, có lẽ chúng không muốn cho tôi biết sẽ đưa tôi đi đâu,” ông kể.

    Tại pḥng giam của trường Cây Mai đă có vài trăm người đang bị Cộng Sản giam giữ. Sau đó, ông Điệp bị bắt làm tờ khai kiểm điểm lư do tại sao không đi tŕnh diện. Qua ngày hôm sau ông được thả, v́ cấp bậc của ông chưa đến ngày tŕnh diện.

    Đến ngày 28 th́ ông Điệp đến tŕnh diện tại trường trung học Gia Long vào buổi sáng. Khoảng 10 giờ tối th́ ông và nhiều người nữa bị đưa lên xe Molotova về vùng Tam Hiệp, Biên Ḥa. Nơi này cũng là trại giam tù binh Cộng Sản ngày xưa, do Tiểu Đoàn 7 Quân Cảnh VNCH trấn giữ.

    Ông Điệp kể: “Trong lúc bị giam cầm ở Tam Hiệp th́ mỗi buổi sáng, cai tù bắt chúng tôi ra ngoài nhổ cỏ, làm vệ sinh xung quanh trại giam. Kế bên trại giam là phi trường Biên Ḥa, nơi Tiểu Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ đóng quân lúc trước. Những tù binh chúng tôi ở đây được một tuần lễ th́ chúng tôi bị bắt ra ngoài phi trường, đến những đường băng của phi đạo để cạy phá xi măng với dụng cụ là những cây đinh và vài thỏi sắt nhỏ.”

    “Chúng tôi phải đào đường băng của phi đạo để ḷi đất lên, và cuốc đất để trồng bắp. Thật là một việc làm rất khôi hài. Xung quanh những ba-rắc, nơi chúng tôi bị nhốt vẫn c̣n những ba-rắc trống đă được người Mỹ xây dựng rất tốt đẹp, th́ bộ đội Cộng Sản Bắc Việt kêu chúng tôi đập vỡ khu ba-rắc này ra để lấy những mái nhà làm bằng tôn. Xong cai tù hỏi ai biết g̣ thùng, ai biết làm nghề thợ thiếc th́ biến những miếng tôn này thành những cái va-li để chúng đựng quần áo,” ông buồn cười kể.


    Ông Phan Điệp vừa đến phi trường Kansas năm 1990. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Ông kể thêm: “Những hệ thống dây điện cao thế bằng nhôm th́ Cộng Sản bắt anh em chúng tôi cắt phá ra biến thành những móc áo để đem về miền Bắc. C̣n những hệ thống nước máy th́ bắt chúng tôi tháo gỡ hết để chúng đưa về miền Bắc. Rốt cuộc trong doanh trại không có nước máy để xài, bọn chúng lại bắt nhóm tù binh chúng tôi phải đi đào giếng để lấy nước xài.”

    Theo ông Điệp, những ngày đầu tiên bị giam cầm th́ việc ăn uống c̣n tương đối dễ chịu một chút. Nhưng khoảng chừng một tháng sau th́ ông Điệp bị đưa về trại tù Suối Máu, và đoàn tù binh ở đây bị Cộng Sản hành hạ hà khắc hơn. Ông kể: “Có một kỷ niệm đau buồn nhất là trước ngày lễ 2 Tháng Chín của Cộng Sản, từ căn cứ của bộ đội Bắc Việt, chúng ném lựu đạn vào nhóm tù binh chúng tôi, khiến anh em chúng tôi có rất nhiều người chết và bị thương nặng. Trong số tử vong có một người rất nổi tiếng là nhạc sĩ Minh Kỳ, ông cũng là cựu đại úy cảnh sát.”

    Bị chuyển trại tù ra Bắc Việt

    Sau đó, một số tù binh bị đưa ra khỏi trại Suối Máu để chuyển trại. Cuộc chuyển trại này Cộng Sản cũng dùng xe Molotova bít bùng để đưa nhóm tù binh đi, nhưng không cho biết là sẽ đưa đi đâu. Khoảng 3 tiếng sau th́ xe đến trạm Tân Cảng ở xa lộ Biên Ḥa, nhóm tù binh bị đưa xuống tàu Sông Hương để đưa ra Bắc.

    Ông Điệp kể: “Lúc mới xuống tàu chúng tôi thấy rất rộng răi v́ chiếc tàu lớn, nhưng rồi chúng chạy đến nhiều nơi để nhận thêm nhiều tù binh nữa, dần rồi chiếc tàu to lại trở thành quá chật, v́ chúng cho xuống lượng tù binh quá đông. Tàu chạy khoảng hơn bốn ngày mới đến Hải Pḥng. Khi gần đến chỗ để đưa các tù binh chúng tôi lên bờ th́ có một tên Cộng Sản dùng loa phóng thanh để thông báo với chúng tôi là ‘Các anh đă được tạo điều kiện để ra miền Bắc của Xă Hội Chủ Nghĩa để học tập cải tạo tốt.’”

    Sau đó, các tù binh bị đưa lên bờ chờ khoảng vài tiếng th́ tiếp tục lên xe lửa, nhưng Cộng Sản không cho biết là sẽ đưa về đâu. Cuộc di chuyển bằng xe lửa này đưa những anh em tù binh lên những toa xe để chuyên chở than đá.

    Ông Điệp kể: “Chúng lùa chúng tôi vào mỗi toa xe khoảng hơn 20 người, xung quanh toa xe đều bít bùng, chỉ c̣n những lổ hở nhỏ xíu. Xe chạy lúc trời ban đêm, nên chúng tôi không thể nh́n thấy nhau. Xe chạy rất lâu suốt đêm, đến trời lờ mờ sáng th́ ánh sáng được lọt vào từ những kẽ hở nhỏ, lúc đó chúng tôi mới nh́n mặt được nhau. Hỡi ôi, mặt người nào người nấy đều bị bụi than đóng đen thui, giống như trong ḷ than mới ra vậy. Miệng mũi của chúng tôi lúc đó bị đen ng̣m v́ bị bụi than bám vào.”


    Ông Phan Điệp làm MC đài truyền h́nh IBC. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    “Xe đưa chúng tôi đến địa phận của Yên Bái, Hoàng Liên Sơn. Có rất nhiều dân chúng đến xem chúng tôi, có người nh́n chúng tôi rất thương hại, cũng có người nh́n chúng tôi một cách không thích, và họ bảo với nhau rằng, đây là những người lính Mỹ Thiệu Kỳ,’” ông nhớ lại.

    “Dân miền Bắc họ thấy một số anh em chúng tôi c̣n đeo cà rá, dây chuyền vàng hoặc đồng hồ th́ họ đến thương lượng để mua lại. Nhưng họ mua không phải bằng tiền mà bằng trái cây hay sữa. Tôi c̣n nhớ, lúc đó tôi c̣n đeo một đồng hồ hiệu Citizen th́ dân chúng đ̣i đổi cái đồng của tôi bằng một hộp sữa, và tôi không đồng ư, nhưng cũng có nhiều người, v́ đói quá cũng đành phải đổi một cái đồng hồ với một hay hai hộp sữa hoặc 10 trái chanh mà thôi,” ông kể.

    Sau đó, anh em tù binh bị đưa đến một địa điểm trống hốc nằm kế nhà của dân chúng. Một số tù binh phải nằm trong chuồng ḅ v́ có bóng mát và một số nằm tại mái hiên nhà của dân. Sau đó, anh em tù binh phải tự đi đốn cây, đốn nứa và lấy lá cây để dựng những căn cḥi để ở. Trong thời gian này, hằng ngày tù binh bị nhóm cai tù bắt lên rừng đốn cây để mang về gần các cḥi ở để chứa vựa, nhưng cũng không biết cai tù trưng dụng cho việc ǵ. Rồi cai tù c̣n bắt anh em tù binh đi khai hoang, trồng rẫy, trồng khoai ḿ.

    Ông Điệp kể: “Trong các nhà dân ở đây cũng có treo h́nh của những lính bộ đội, bằng khen lũ khũ, nên chúng tôi tưởng rằng đây là những người dân của Cộng Sản chánh cống. Nhưng đến khi vắng vẻ, có một số dân làng giấu khoai ḿ, chuối, thức ăn và họ bảo chúng tôi cứ ăn hết đừng cho ai thấy, rồi họ cũng trốn đi đâu mất. Thời gian sau th́ chúng tôi mới biết, họ chính là những tù binh bị Cộng Sản bắt đi cải tạo từ năm 1954. Những người này đều là con cháu của những thành phần công chức hay quân đội trong thời Pháp bị bắt giữ hơn 20 năm qua, cho đến bây giờ có rất nhiều người đă chết, nhưng con cháu của họ vẫn c̣n ở tại đây. Xem như họ bị đi tù từ đời cha đến đời con tại vùng rừng sâu này.”

    “Sau đó, tất cả tù binh được giao cho công an giam giữ, tôi bị chuyển lên trại Phong Quang gần Lào Cai. Chúng tôi bị nhốt khoảng 40 anh em bạn tù chung một pḥng. Cũng tại căn pḥng này, tôi vô t́nh nh́n trên nóc chỗ tôi nằm có viết hàng chữ Lữ Kiêm Ba, th́ chính anh này là bạn cùng Khóa 2 cảnh sát với tôi. Tức là trước khi tôi vào đây th́ người bạn cùng khóa với tôi cũng bị họ giam giữ nơi này. Nghe tin đồn là anh Lữ Kiêm Ba và vài ngươi bạn nữa đă trốn trại ra đến đường rầy xe lửa th́ bị bắt lại, rồi bị đưa về đâu không ai biết cả,” ông kể tiếp.


    Ông Phan Điệp (b́a trái) tại chùa Điều Ngự, Westminster. (H́nh: Phan Điệp cung cấp)
    Theo ông Điệp kể th́ những tù binh ở Hoàng Liên Sơn rất yếu ớt v́ đói và lạnh, có một số ăn bậy bạ cũng bị ngộ độc mà chết. Lúc đó ông Điệp mới 34 tuổi mà đi c̣n phải chống gậy v́ sức khỏe quá yếu.

    Sau đó, ông Điệp bị chuyển đến Nam Hà, th́ cũng gặp được một số bè bạn ngày xưa cũng đang bị tù đày tại nơi này. Ông Điệp nói: “Sau này có vụ cho thăm nuôi, nên nhờ vậy mà bạn tù chúng tôi nhận được thực phẩm của người nhà từ Nam đưa ra Bắc để tiếp tế cho chúng tôi, nên chúng tôi mới c̣n sống được đến hôm nay.”

    Vượt biển không thành, qua Mỹ diện H.O.

    “Một thời gian sau, Cộng Sản chuyển tôi về trại Z 30 C ở Hàm Tân. Cho đến ngày 28 Tháng Mười, 1983, th́ tôi được ra tù. Khi về đến nhà tại Sài G̣n th́ mọi sự đă thay đổi hoàn toàn. Trong nhà của tôi đều trống trơn, không c̣n món ǵ là có giá trị cả,” ông Điệp kể thêm.

    Tháng Tư, 1984, ông Phan Điệp đi vượt biên, nhưng không thành công. Sau đó, ông được sang định cư tại Hoa Kỳ vào ngày 19 Tháng Tư, 1990, theo diện H.O.2, tại tiểu bang Kansas.

    Tháng Chín, 1990, gia đ́nh ông di chuyển về Fountain Valley, California. Hiện giờ, ông Điệp là cư dân của Westminster, cũng là một xướng ngôn viên của đài truyền h́nh IBC, Phật tử của chùa Điều Ngự, Westminster, và sống bằng nghề dạy lái xe. (Lâm Hoài Thạch)

    Xem lại kỳ trước: Phan Điệp và những chuyện về Cảnh Sát Dă Chiến

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    BẦU CỬ ĐẶC BIỆT: Phe Hoàng Kiều thua v́ đă xúc phạm tất cả người Việt Tỵ Nạn CS hải ngoại


  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Orange County mất 42% việc làm ngành kỹ nghệ v́ dịch COVID-19
    Apr 13, 2020

    Văn pḥng Sở An Sinh Xă Hội Orange County tại thành phố Anaheim. (H́nh chụp qua Google Map)
    SANTA ANA, California (NV) – Một nghiên cứu mới ước lượng khoảng 42% việc làm kỹ nghệ có rủi ro cao sẽ bị mất tại Orange County v́ ảnh hưởng dịch COVID-19.

    Nhật báo OC Register cho biết, các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Economic Roundtable so sánh các dữ liệu việc làm trong tiểu bang và danh sách rủi ro những việc làm sẽ bị mất của Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang (FED) để đưa ra kết quả trên.

    Các kinh tế gia tại FED đă thiết lập được mối tương quan giữa việc làm và những rủi ro cho các doanh nghiệp chịu tác động của dịch COVID-19.

    Dựa theo kết quả trên, các nhà nghiên cứu ở Economic Roundtable đối chiếu với các việc làm tại 39 quận hạt lớn nhất tại California.

    “Tiểu bang California phải hành động cấp tốc và can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế đang trong t́nh trạng khẩn cấp, khi các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt và đưa đến tỉ lệ thất nghiệp vô cùng cao” theo tổ chức Economic Roundtable nhận định.

    Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh: “Gánh nặng của sự thất nghiệp lần này là sự phân bố không đồng đều trên thị trường lao động. Những nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất là giới trẻ, cộng đồng gốc Nam Mỹ, và các nhân viên nhà hàng, khách sạn, dịch vụ chăm sóc cá nhân, và nghề lao công, tạp dịch. Giới trẻ vừa ra trường sẽ gặp khó khăn vô cùng để t́m việc.”


    Hướng dẫn cách liên lạc văn pḥng Sở An Sinh Xă Hội Orange County thời dịch COVID-19. (H́nh: Julie Leopo/ voiceofoc.org)
    Bản nghiên cứu đưa ra những dự đoán về t́nh trạng việc làm tại Orange County như sau:

    -Thất nghiệp: 42% việc làm kỹ nghệ nằm trong rủi ro cao bị mất, đứng cao hàng thứ 20 trong số 39 quận hạt.

    -Việc làm của 87% nhân viên các doanh nghiệp không “thiết yếu” bị đe dọa mất hoặc giảm v́ lệnh cách ly, đứng cao hàng thứ nh́ trong số 39 quận hạt.

    -Có 42% nhân viên lănh lương công nhật hay ăn chia hoa hồng, những người này đối diện việc thất nghiệp trực tiếp và không có đủ tiền để chi tiêu trong khi nền kinh tế tê liệt.

    -Đại dịch đă ảnh hưởng mạnh trên nền kinh tế California. Trong ṿng ba tuần trước ngày 4 Tháng Tư, có đến 2.2 triệu cư dân California xin trợ cấp thất nghiệp bằng với con số 2.1 triệu thất nghiệp suốt 52 tuần trước đó. (MPL)

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Phóng Sự Covid-19: Cách May Khẩu Trang Kháng Khuẩn


  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tin Hoạt Động Cộng Đồng người Việt Hải Ngoại

    Little Saigon: Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen 2020 được thực hiện qua ‘livestream’
    Apr 16, 2020 cập nhật lần cuối Apr 16, 2020

    Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Westminster, California, năm 2019. (H́nh: Uyên Vũ/Người Việt)
    LITTLE SAIGON, California (NV) – Lễ Tưởng Niệm Tháng Tư Đen (Quốc Hận 30 Tháng Tư), đánh dấu 45 năm đất nước rơi vào tay tập đoàn cộng sản độc tài, toàn trị, gây ra biết bao đau thương tang tóc cho dân tộc Việt Nam, sẽ được tổ chức qua h́nh thức “livestream” trên Internet vào ngày Thứ Năm, 30 Tháng Tư, thông cáo của ban tổ chức gởi ra hôm 15 Tháng Tư cho biết.

    Ban tổ chức cho biết, “v́ hoàn cảnh tránh dịch Coronavirus Vũ Hán đồng thời phối hợp hành động chung cho người Việt khắp nơi, lễ tưởng niệm sẽ được tổ chức đồng loạt và trực tiếp (online) trên các phương tiện truyền thông xă hội với sự tham dự và theo dơi của người Việt Nam trong và ngoài nước.

    Ban tổ chức bao gồm Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, các cộng đồng, tổ chức, đoàn thể tại các quốc gia và Việt Nam, đặc biệt ở vùng Littlle Saigon, thủ phủ của Người Việt tị nạn cộng sản.


    Thời gian như sau:

    1-Thứ Năm, 30 Tháng Tư: 4 giờ chiều (California), 6 giờ chiều (Texas), 7 giờ tối (New York).

    2-Thứ Sáu, 1 Tháng Năm: 9 giờ sáng (Melbourne, Úc), 1 giờ sáng (Châu Âu), 6 giờ sáng (Việt Nam và Châu Á)

    Chương tŕnh sẽ kéo dài trong ṿng 1 giờ và được “livestream” trực tiếp trên các kênh truyền h́nh, phát thanh, Internet, mạng xă hội (Facebook, YouTube…), và truyền thông tại địa phương.

    Các vị đại diện tôn giáo, cộng đồng, đoàn thể có thể tham dự trực tiếp qua Zoom.

    Ban tổ chức cho biết, ai muốn tham dự, xin vui ḷng liên lạc với họ để chuẩn bị.

    “Đồng bào trong và ngoài nước có thể theo dơi trên Youtube, Facebook và các kênh truyển h́nh, phát thanh địa phương, hoặc xem lại sau đó bất cứ lúc nào. Chương tŕnh chi tiết, cách thức tham dự và theo dơi sẽ được thông báo sau,” ban tổ chức cho biết.

    Mọi chi tiết, xin liên lạc ông Nguyễn Văn Tánh: 347- 481-8283, tanhnguyen1947@yahoo .com, Giáo Sư Phan Thông Hưng: 616-929-9999, Fed.Vac.Usa@gmail.co m, Luật Sư Nguyễn Quốc Lân: 714-891-1901, vietlaw@vietlaw.com, và Bác Sĩ Đỗ Văn Hội: 407-234-3596, hoivando@gmail.com. (Đ.D.)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 28-01-2020, 11:11 AM
  2. Replies: 8
    Last Post: 06-12-2012, 07:25 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 05-02-2012, 10:35 PM
  4. Replies: 2
    Last Post: 14-09-2011, 08:26 AM
  5. Đài hải ngoại phát sóng về Việt Nam
    By Tigon in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 6
    Last Post: 08-05-2011, 12:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •