Bản đồ Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam, nhưng Trung Quốc gọi "ngang ngược kiểu bá quyền" là biển Trung Hoa.

Báo La Croix số ra ngày 21/01/2020 cho rằng bản đồ hiếm khi nào giống nhau giữa nước này với nước khác bởi v́ loại tài liệu này c̣n phụ thuộc vào các quốc gia. Nhất là tại những vùng có tranh chấp như ở Biển Đông chẳng hạn.

Nhật báo Công giáo nhắc lại một sự cố xảy ra vào một ngày tháng 10/2019 tại Paris. Khi đến xem một cuộc triển lăm « Al-Ula, kỳ quan của Ả Rập Xê Út » được tổ chức tại Viện Thế giới Ả Rập (IMA) ở Paris, một nhà báo bất ngờ phát hiện tấm bản đồ Trung Đông ngự trị ngay lối vào không có tên nước Israel. Nói đúng hơn, có một đất nước không có tên, trái ngược với các nước Ả Rập bên cạnh và vùng Lănh thổ Palestine.
Thiếu sót hay là có chủ ư ? Được trưng bày ở IMA – một cơ quan Nhà nước do bộ Ngoại Giao Pháp đồng quản lư – bản thân cuộc triển lăm c̣n được Ả Rập Xê Út tài trợ. Quốc gia Ả Rập này không công nhận Israel nhưng vẫn duy tŕ các mối quan hệ thương mại với Israel.
Khi được hỏi, Viện Thế giới Ả Rập đáp rằng đây là « bản đồ về thế giới Ả Rập » nên chỉ thể hiện đường biên giới và tên của tất cả các nước nào là thành viên của Liên đoàn Ả Rập. « Sai lầm » đă được chỉnh sửa và không gây ra hệ quả nào.

Đường lưỡi ḅ của Trung Quốc ở Biển Đông


Tuy nhiên, theo báo La Croix, không phải lúc nào bản đồ cũng được chỉnh sửa ngay như trường hợp vừa nêu. Ngày nay, bản đồ vẫn là đối tượng các tranh chấp biên giới. Một trong những bất đồng xưa cũ nhất là vùng Kashmir. Cuộc chiến 1947 – 1948 giữa Ấn Độ và Pakistan đă dẫn đến h́nh thành một đường biên giới kiểm soát năm 1949. Lằn ranh hưu chiến này đă trở nên phức tạp với sự tham gia của Trung Quốc. Năm 1959, Bắc Kinh cho sáp nhập vùng Ladakh – một vùng lănh thổ theo Phật giáo của Kashmir vào Trung Quốc.
Kết quả là mỗi bên lập các chốt lính gần với lằn ranh có tranh chấp. T́nh h́nh ở đây đă trở nên căng thẳng vào tháng 08/2019, khi chính phủ của thủ tướng Modi cho xóa bỏ quyền tự trị của Kashmir thuộc Ấn Độ, nhằm áp dụng chính sách chủ nghĩa dân tộc tại vùng ly khai này. La Croix lưu ư các nghị quyết 1947-1948 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, liên quan đến việc tổ chức trưng cầu dân ư về quyền tự quyết, cho đến lúc này vẫn hoàn toàn vô hiệu lực.
Một điểm nóng khác cũng được La Croix nhắc đến là các cuộc tranh chấp lănh thổ giữa Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Ông Michel – Fourcher, giáo sư địa chính trị tại College d’Etudes Mondiales giải thích : « Trung Quốc viện dẫn quyền lịch sử, hiện vẫn đang gây tranh luận, để đ̣i hỏi quyền sở hữu rất nhiều đảo, trong đó có các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và băi cạn Scarborough ».
Trên các tấm bản đồ, tên vùng biển bao bọc xung quanh các đảo thay đổi theo từng nước : Trung Quốc gọi là « Biển Trung Hoa », c̣n Việt Nam gọi là « Biển Đông ». Những yêu sách chủ quyền này đang làm dấy lên các căng thẳng giữa các ngư thuyền, tuần duyên và quân sự, kể cả giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây.
Liên quan đến băi cạn Scarborough, thuộc chủ quyền Philippines, Trung Quốc đă cho thôn tính băi cạn này từ năm 2012 và bồi đắp xây dựng thành một căn cứ quân sự. Chính quyền Manila kiện và Ṭa Án Trọng Tài Thường Trực tại La Haye năm 2016 phán quyết là hành động chiếm hữu này của Trung Quốc không dựa trên một cơ sở pháp lư nào.
Vô ích. Bắc Kinh vẫn tiếp tục có những yêu sách chủ quyền trên hầu hết diện tích vùng Biển Đông. Đây là giao lộ chiến lược của nhiều con đường hàng hải và có một trữ lượng lớn về dầu khí và hải sản.

Bản đồ địa lư : H́nh ảnh chính trị của một quốc gia


Trong những bối cảnh như thế, các nhà địa lư học phải làm sao ? Họ tiến hành như thế nào để vẽ lại những vùng có tranh chấp ? Ai quyết định ? Ông Franck Tetart, nhà địa chính trị học đơn cử trường hợp vùng Kashmir để giải thích với La Croix như sau : « Mỗi bên tự công bố một bản đồ của chính ḿnh, trong khi các nhà lập bản đồ của Liên Hiệp Quốc hay bộ Ngoại Giao Pháp – những định chế phải tỏ ra trung lập – vẽ lại bản đồ đều có tính đến yếu tố luật quốc tế. »
La Croix nhắc lại, trong một chương tŕnh truyền h́nh mang tên « Les dessous des cartes » của kênh truyền h́nh Arte, nhà lập bản đồ này cho biết thêm là « những nhà lập bản đồ đó phải thêm vào trong bản đồ các miêu tả những tác nhân khác nhau. Ví dụ, các phần lănh thổ của vùng Kashmir có đ̣i hỏi chủ quyền với đường biên giới được vẽ bằng những nét đứt đoạn, bề mặt có gạch chéo hay tô xám gạch chéo, và có kèm theo những đoạn chú thích dán chồng lên những vùng có tranh chấp. Hơn nữa, lợi ích trước hết của ʺnhững tấm bản đồ địa chính trịʺ là giải thích rơ những thách thức mà không đánh lừa công luận cũng như là không tuyên truyền ».
Liên quan đến các ḥn đảo ở Biển Đông, các nhà lập bản đồ Trung Quốc mô tả những ḥn đảo này – chưa được công nhận chính thức – bằng cách nối liền các đường ranh giới hải phận liên quan. Đến mức các đảo này tạo thành một dạng h́nh « chiếc lưỡi » nằm ngay giữa biển, có cùng mầu sắc với phần lục địa, giống như vùng Tây Tạng bị xâm chiếm năm 1950. Ngược lại, các tấm bản đồ phương Tây lại không gộp chúng vào.
Ông Frank Tetart cho rằng « bản đồ địa lư không c̣n là một tấm bản đồ địa chất nữa, mà là một h́nh ảnh chính trị ». Eudes Girard, nhà địa lư, cũng có cùng phân tích. Theo ông, « thật là ảo tưởng nếu muốn có được một sự miêu tả phổ quát, được tất cả mọi người công nhận ».
Rốt cuộc, một tấm bản đồ địa lư rất liên quan đến thời cuộc. Ông Michel Foucher tóm tắt như sau : « Đó là họa đồ có chủ ư, dựa trên những thông tin có liên quan đến thế giới mà người ta biết, vào thời điểm lập bản đồ. »
Một quyền hạn lập bản đồ ngày nay thuộc về Nhà nước. Bởi v́, vẫn theo ông Foucher, « không hề có một định chế quốc tế nào có thể nói sự thật. Chỉ có các định chế dùng luật pháp, dựa trên các hiệp định, chứ không phải dựa vào các bản đồ để giải quyết các tranh chấp biên giới lănh thổ, đó là Ṭa Án Công Lư Quốc Tế (CIJ) và Ṭa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye, Công Ước Hàng Hải Montego Bay chuyên giải quyết các tranh chấp về ranh giới lănh hải ».
RFI (theo La Croix)