Page 33 of 38 FirstFirst ... 23293031323334353637 ... LastLast
Results 321 to 330 of 377

Thread: Trung Hoa Tả Pí Lù

  1. #321
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    TQ: Bối cảnh người dùng phổi nhân tạo 62 ngày sau đó ghép hai phổi
    Tuyết Mai•Thứ Ba, 12/05/2020 • 610 Lượt Xem
    Mới đây, một bệnh nhân nhiễm virus corona ở Trung Quốc đă nhận được sự hỗ trợ y tế đặc biệt, không chỉ sử dụng phổi nhân tạo (máy trao đổi ô-xy qua màng ngoài cơ thể – ECMO) trong 62 ngày mà bệnh viện thậm chí c̣n thực hiện ca phẫu thuật ghép hai phổi cho người này. Tin tức lan truyền làm dấy lên sự quan tâm về lai lịch của bệnh nhân này.


    (Ảnh minh họa chụp màn h́nh video)
    Theo báo cáo của tờ Thanh Niên Trung Quốc (China Youth Daily), Nhật Báo Hồ Bắc (Hubei Daily) và ThePaper News, ngày 23/1 năm nay, Thôi An (hóa danh), 65 tuổi, xuất hiện triệu chứng sốt và được chẩn đoán nhiễm viêm phổi Vũ Hán vào ngày 7/2. Đến ngày 17 cùng tháng, t́nh h́nh của người này xấu đi nhanh chóng và ngày hôm sau được điều trị khẩn cấp bằng phổi nhân tạo (ECMO) tại Bệnh viện Chữ thập Đỏ Vũ Hán.

    Ngày 18/3, khi Thôi An được chuyển đến khu vực phía Đông (do đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện Hoa Tây, tỉnh Tứ Xuyên đến chi viện và tiếp quản) của Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán. Đến ngày 6/4, theo đội ngũ điều trị của Bệnh viện Hoa Tây, sau gần 50 ngày sử dụng phổi nhân tạo, Thôi An đă được chuyển đến Pḥng chăm sóc tích cực (ICU). Trong quá tŕnh điều trị, xét nghiệm axit nucleic của Thôi An cho kết quả âm tính nhiều lần, lẽ ra đă là bệnh nhân viêm phổi ở giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, bệnh viêm phổi của người này đă dẫn đến xơ phổi và suy hô hấp, ông không thể tháo máy trợ thở và phải dùng phổi nhân tạo hỗ trợ.


    Đội ngũ y tế sau đó đă cân nhắc ghép phổi cho ông. Ngày 20/4, Thôi An trải qua ca ghép phổi. Đội ngũ các chuyên gia đa ngành như chuyên gia ghép phổi nổi tiếng Trung Quốc Trần Tĩnh Du làm đội trưởng, giáo sư ngoại khoa tim Vương Chí Duy, giáo sư khoa gây mê Hạ Trung Nguyên cùng nhiều chuyên gia đa khoa tham gia phẫu thuật ghép hai phổi cho Thôi An.

    Ngày 22/4, Thôi An đă loại bỏ phổi nhân tạo giúp ông thở trong 62 ngày qua. Ngày 29/4, bệnh viện cho biết t́nh h́nh bệnh t́nh của Thôi An đă được kiểm soát. Hiện tại, ông đang được điều trị trong pḥng cách ly đặc biệt tại Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán.

    Đối với tin tức Thôi An dựa vào phổi nhân tạo trong 62 ngày và sau đó trải qua ca phẫu thuật ghép hai phổi đă thu hút được sự chú ư của công chúng. Một số người đặt câu hỏi rằng chi phí sử dụng phổi nhân tạo tại Trung Quốc là khoảng 20.000 nhân dân tệ/ngày (khoảng 2.800 USD), nghĩa là bệnh nhân này phải chi ít nhất 1,24 triệu nhân dân tệ (khoảng 169.400 USD) cộng với chi phí ghép tạng cấp tốc, lai lịch của người này hẳn là không đơn giản.



    Có cư dân mạng Trung Quốc b́nh luận: “Hàng ngàn bệnh nhân ở Vũ Hán bị chặn ở nhà và không thể được điều trị. Bối cảnh của người này là ǵ mà có thể được điều trị tương đương với Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị?”. Có người khác nói “Cấy ghép phổi? Chỉ e là có một người vô tội đă kết thúc sinh mệnh.” “Nội tạng có thể t́m thấy nhanh như vậy không? Không phải là có mổ cướp nội tạng sống ở Trung Quốc được báo chí nước ngoài phanh phui đây sao?” Nh́n chung, dù được bàn tán nhiều nhưng đến hiện nay công chúng vẫn chưa biết được Thôi An là nhân vật đặc biệt nào.

    Trên thực tế, từng có báo cáo chỉ ra, cấy ghép phổi tại Trung Quốc chỉ là một ngạch rất nhỏ, bởi v́ ngoài việc chi phí phẫu thuật và bảo tŕ hậu phẫu cao mà một người b́nh thường không thể đủ khả năng để chi trả, vấn đề chính c̣n là muốn t́m người khỏe mạnh hiến tặng phổi khó khăn hơn các cơ quan nội tạng khác.

    Theo thông tin trên Weibo trước đây của bác sĩ Trần Tĩnh Du, được xem là “người phẫu thuật phổi số 1 Trung Quốc”, ngoài cho thấy nguồn cung phổi mà Bệnh viện Nhân dân Vô Tích có được từ “người tốt hiến tặng” và việc ông thường xuyên tham gia các hội nghị về cấy ghép tạng ra, th́ nguồn cung phổi phù hợp cho cấy ghép của bệnh viện này dường như là cần lúc nào là có lúc đó. Tuy nhiên, ông Trần Tĩnh Du từng cho biết, Trung Quốc là nước lớn về cấy ghép tạng, nhưng tỷ lệ công dân tự nguyện hiến tạng vẫn tương đối thấp.

    Căn cứ vào thông cáo công bố ngày 6/8/2016 của Tổ chức Thế giới về Điều tra Bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) chỉ ra, bác sĩ Trần Tĩnh Du – Phó Giám đốc, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Lồng ngực Bệnh viện Nhân dân Vô Tích thuộc Đại học Y Nam Kinh, từ tháng 9/2002 đến tháng 12/2011, đă tham gia thực hiện 131 ca cấy ghép phổi và 129 ca phẫu thuật lấy nguồn cung phổi; Từ tháng 1/2005 đến tháng 7/2006, đă tham gia vào 6 ca phẫu thuật cấy ghép tim và phổi tại Bệnh viện Trung tâm thành phố Đại Liên; Đến tháng 12/2008, đă hoàn thành 78 ca cấy ghép phổi (bao gồm các ca cấy ghép một phổi và cả hai phổi). Ông Trần Tĩnh Du bị t́nh nghi liên quan nghiêm trọng đến việc mổ sống lấy nội tạng người tập Pháp Luân Công, liên quan nghiêm trọng đến tội ác diệt chủng, do đó WOIPFG đă tiến hành điều tra và thu thập chứng cứ đối với ông Trần Tĩnh Du.

    Tuyết Mai

  2. #322
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thịt từ bốn công ty Úc
    Xuân Thành•Thứ Ba, 12/05/2020 • 769 Lượt Xem
    Giới chức Úc hôm thứ Ba (12/5) cho biết Trung Quốc đă tạm dừng nhập khẩu thịt từ bốn nhà chế biến Úc. Động thái này của Bắc Kinh được đưa ra khi mối quan hệ với Canberra leo thang căng thẳng liên quan tới đại dịch virus corona.



    Theo thông tin từ một trang web hải quan, lệnh cấm nhập khẩu thịt của từ bốn nhà chế biến Úc sẽ có hiệu lực từ ngày 12/5.

    Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham cho biết bốn nhà chế biến thịt của Úc bị cấm xuất hàng sang Trung Quốc là Kilcoy Pastoral Company, JBS’s Beef City, Dinmore plants, và the Northern Cooperative Meat Company. Bốn doanh nghiệp này chiếm khoảng 35% sản lượng xuất khẩu thịt ḅ Úc sang Trung Quốc, theo Đài Phát thanh Truyền h́nh Úc.

    Ông Birmingham nói trong một cuộc họp báo tại Canberra: “Hàng ngh́n việc làm liên quan tới các cơ sở chế biến thịt này. Thêm nhiều nông dân phụ thuộc vào việc bán gia súc vào các cơ sở đó”.


    Ông Birmingham gọi quyết định tạm dừng nhập khẩu thịt ḅ Úc của Trung Quốc là “đáng thất vọng”. Nhưng quan chức này cho rằng đó không phải là hành vi trả đũa của Trung Quốc cho việc Úc kêu gọi mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19.

    Trung Quốc đă bác bỏ sự cần thiết phải mở một cuộc điều tra về nguồn gốc virus và Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp (Cheng Jingye) hồi cuối tháng Tư đă nói rằng người tiêu dùng Trung Quốc có thể tẩy chay hàng hóa Úc để đáp trả việc Canberra ủng hộ cuộc điều tra nguồn gốc virus corona.

    Ông Birmingham nói rằng Trung Quốc đă thông tin cho Úc rằng quyết định đ́nh chỉ nhập thịt ḅ Úc là xuất phát từ vấn đề chứng nhận sức khỏe và các lỗi gắn nhăn hàng hóa. Vấn đề gắn nhăn hàng hóa cũng được Bắc Kinh viện dẫn khi bốn công ty của Úc nêu trên và hai doanh nghiệp khác đă bị tước giấy phép xuất thịt ḅ sang Trung Quốc nhiều tháng trong năm 2017.

    “Chúng tôi sẽ làm việc với các doanh nghiệp và các nhà chức trách ở cả Úc và Trung Quốc để t́m giải pháp cho phép các doanh nghiệp của chúng ta nối lại hoạt động kinh doanh b́nh thường sớm nhất có thể”, ông Birmingham nói.

    Trong khi đó, Hội đồng Ngành Thịt Úc nói rằng những ǵ các doanh nghiệp Úc gặp phải hiện nay là “vấn đề thương mại và tiếp cận thị trường”.

    Giám đốc điều hành Hội đồng Ngành Thịt Úc Patrick Hutchinson nói: “Mặc dù không mong muốn, nhưng chúng tôi đă giải quyết những vấn đề về bản chất này trước đây”.



    Là một quốc gia phát triển phụ thuộc vào Trung Quốc, Úc có nhiều thứ để mất nếu mối quan hệ của họ với chế độ Bắc Kinh xấu đi.

    Hồi năm 2018, mối quan hệ Úc-Trung cũng đă leo thang căng thẳng khi Canberra thông qua luật nhắm vào việc bác bỏ ảnh hưởng của Bắc Kinh trong các vấn đề nội bộ quốc gia Úc và cấm Tập đoàn Công nghệ Huawei tham gia xây dựng mạng 5G tại Úc. Sau đó, Trung Quốc đă làm chậm tiến độ nhập than từ Úc và điều này được cho để Bắc Kinh trả đũa Canberra.

    Mới đây, Trung Quốc cũng đă đe dọa tăng thuế đối với mặt hàng lúa mạch nhập từ Úc.

    Chính phủ Úc nói rằng họ được phía Trung Quốc cho thời hạn tới ngày 19/5 để đưa ra các biện giải cuối cùng đối với cuộc điều tra chống bán phá giá ngũ cốc vào thị trường Trung Quốc.

    Một nhóm làm việc của các cơ quan ngành ngũ cốc Úc hôm thứ Bảy (9/5) cho biết, họ tin rằng Trung Quốc có kế hoạch áp thuế cao tới 80% đối với mặt hàng lúa mạch Úc.

    Xuân Thành

  3. #323
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Trung Quốc: lại xuất hiện “Trẻ đầu to” do sữa rởm gây chấn động dư luận


     15:46 13/05/2020

    12 năm sau sự kiện “sữa giả Tam Lộc gây trẻ đầu to”, nay lại xuất hiện sự kiện sữa bột rởm khiến trẻ em có đầu to dị thường ở Sâm Châu, Hồ Nam đang gây sốc dư luận Trung Quốc.


    Trẻ embij đầu to,nạn nhân của những thày thuốc vô lương cấu kết với gian thương để trục lợi (Ảnh: Apple Daily).
    Tin cho biết, Cục giám sát thị trường huyện Vĩnh Hưng, Hồ Nam đă đưa ra quyết định, yêu cầu thành lập ngay tổ điều tra đặc biệt, lập hồ sơ để điều tra, đồng thời sắp xếp kiểm tra y tế toàn diện 5 trẻ đầu to dị thường đă được báo chí đề cập.

    Phóng viên Tân Kinh báo (Tin tức Bắc Kinh) ngày 11/5 lưu ư, ngay từ đầu tháng 7/2019, các phương tiện truyền thông đă phơi bày sự kiện tại Sâm Châu, Hồ Nam xuất hiện một loại đồ uống đặc mạo xưng là bột sữa y tế đặc biệt.


    Trẻ em sau khi uống “Bội An Mẫn” có đầu to dị thường (Ảnh: Toutiao).
    Bắt đầu điều tra

    Theo tin của đài truyền h́nh Hồ Nam, gần đây một số phụ huynh của các bệnh nhân ở huyện Vĩnh Hưng, Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam đă phát hiện ra rằng con cái họ bị bệnh chàm, sụt cân nghiêm trọng, hộp sọ biến dạng trở nên giống như “búp bê đầu to” và có các dấu hiệu bất thường khác như vỗ đầu liên tục. Qua điều tra của giới truyền thông cho thấy những đứa trẻ này được bệnh viện chẩn đoán là “c̣i xương” và tất cả chúng đều được chỉ định uống một loại “sữa bột y tế đặc dụng” có tên là “Bội An Mẫn” (beiamin). Trên thực tế, “sữa bột” này là một loại đồ uống đặc và không có chất lượng của sữa bột y tế đặc biệt.

    Đoạn phim cho thấy những trẻ nhỏ này khi đi kiểm tra y tế được chẩn đoán bị dị ứng với sữa ḅ, phụ huynh được các bác sĩ khuyên nên mua sữa bột giàu axit amin cho con. Sau đó, các bậc phụ huynh đă đến Cửa hàng Bà mẹ và Trẻ sơ sinh Sâm Châu Ái Anh để mua sữa bột. Tại đây, họ được quảng cáo, hướng dẫn mua sản phẩm Bội An Mẫn. Khi một số phụ huynh đặt câu hỏi về “đồ uống đặc” ghi trên bao b́ sản phẩm, nhân viên hướng dẫn mua hàng đă tuyên bố rằng Bội An Mẫn là loại sữa bột tốt nhất trong cửa hàng và là sản phẩm bán chạy nhất, rất nhiều bé bị dị ứng sữa đang sử dụng.

    Sau khi video được phát, nó đă thu hút sự chú ư mạnh mẽ của các phụ huynh. Theo thông tin từ tài khoản chính thức của trang mạng Pháp luật Thiểm Tây, vụ việc liên quan đă thu hút sự chú ư lớn từ huyện ủy và chính quyền huyện Vĩnh Hưng và tổ chức một cuộc họp khẩn cấp qua đêm. Ông Giám đốc Văn pḥng giám sát thị trường huyện, trả lời truyền thông nói, hội nghị đă đưa ra ba quyết định: thứ nhất, yêu cầu thành lập một đội điều tra đặc biệt và lập hồ sơ để điều tra, thứ hai, quan tâm chăm sóc nhân văn cho 5 trẻ em được đề cập và sắp xếp cho các chuyên gia nhi khoa tiến hành kiểm tra y tế toàn diện; thứ ba là tiến hành kiểm tra toàn diện trong một tháng và chấn chỉnh an toàn thực phẩm trẻ em tại địa phương.


    Bột “Bội An Mẫn” – thủ phạm khiến xuất hiện các “Trẻ đầu to” (Ảnh: Sina).
    Sự kiện “sữa bột giả” tái hiện ở Sâm Châu

    Phóng viên Tân Kinh Báo nhận thấy rằng đây là lần thứ hai, xảy ra sự kiện sữa giả khiến “trẻ đầu to” ở Sâm Châu trong ṿng chưa đầy một năm.

    Trước đó, ngày 30/3/2020, hơn một chục phụ huynh đă cùng nhau kư tên vào “Thư liên danh của các cha mẹ trẻ em đầu to khẩn cầu chính quyền xử lư sự kiện sữa giả ở Sâm Châu” gửi chương tŕnh “Vấn chính Hồ Nam”, tố cáo năm 2019 tại Sâm Châu xảy ra sự kiện sữa bột gây xuất hiện các trẻ em đầu to, “tất cả chỉ v́ các bác sĩ ở bệnh viện trẻ em Sâm Châu bán sữa bột cho trẻ em”. Điểm khác nhau duy nhất là thủ phạm chính của vụ việc khi đó là một thức uống rắn có tên là “Thư Nhi Thái” (Shu Er Tai).

    “Thư liên danh” chỉ ra rằng các bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng Sâm Châu liên kết với các nhà thuốc bệnh viện và Cửa hàng mẹ và bé Mazigu nằm đối diện bệnh viện để tiếp thị bán “đồ uống đặc Thư Nhi Thái” “được đặc chế có tác dụng y tế đặc biệt” dùng cho trẻ em bị dị ứng sữa ḅ đến bệnh viện để xin điều trị y tế. Với sự giới thiệu của các bác sĩ, các trẻ em sẽ sử dụng đồ uống đặc này như một nguồn thực phẩm duy nhất trong suốt thời gian dài. Kết quả là, nhiều trẻ em bị suy dinh dưỡng, một số trẻ chậm phát triển đáng kể so với trẻ b́nh thường về chiều cao, trí thông minh và khả năng di chuyển. Ngoài ra c̣n có các tổn thương nội tạng nghiêm trọng với các mức độ khác nhau.

    Về vấn đề này, các phụ huynh yêu cầu các chuyên gia phải tổ chức tiến hành kiểm tra khoa học toàn diện về sức khỏe thể chất của trẻ, thông báo cho cha mẹ về các mục kiểm tra, chỉ số, chức năng, v.v. và cung cấp cho nhân viên có liên quan bản kết luận đánh giá được kư và phê duyệt theo quy tŕnh; Bệnh viện Nhân dân Số 1 của thành phố Sâm Châu phải cam kết chịu toàn bộ chi phí điều trị theo dơi, phục hồi chức năng và kiểm tra lại. Đối với những trẻ em không thể phục hồi, các nơi liên quan phải cam kết bảo đảm cuộc sống tối thiểu.


    Nạn nhân của sự kiện “Sữa độc Tam Lộc” 13 năm trước nay lại tái diễn (Ảnh: Toutiao).
    Trả lời các vấn đề được phản ánh trong “Thư liên danh” ở trên, Cục giám sát thị trường Sâm Châu ngày 16/4 cho biết, sau khi điều tra và xác minh, tổng đại lư tại Sâm Châu của Thư Nhi Thái là Công ty thương mại thực phẩm Ích Tín Khang Sâm Châu đă in các tờ rơi gây hiểu lầm cho các gia đ́nh của trẻ em, khiến họ nghĩ rằng sản phẩm này là một loại thực phẩm đặc biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là “sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh” hoặc “thực phẩm đặc biệt dùng cho mục đích y tế”. Khi gia đ́nh đưa trẻ đến Bệnh viện Nhi đồng thuộc Bệnh viện Nhân dân Số 1 Sâm Châu khám, cá biệt bác sĩ trong bệnh viện sử dụng tờ rơi trên do Ích Tín Khang in để giới thiệu cho gia đ́nh đến nhà thuốc trẻ em hoặc cửa hàng bà mẹ và trẻ em để mua đồ uống “Thư Nhi Thái” cho trẻ em bị dị ứng sữa ḅ và các triệu chứng khác sử dụng.

    Cục giám sát thị trường Chen Châu cho biết, các cơ quan chính quyền có liên quan đă sắp xếp cho trẻ em đến các bệnh viện đa khoa hàng đầu được chỉ định để kiểm tra y tế. Ủy ban bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành phố đă thực hiện ḥa giải và bồi thường thiệt hại giữa bên khiếu nại và các bên có trách nhiệm. Cơ quan giám sát và thi hành luật gia đ́nh và Ủy ban y tế thành phố đă điều tra Bệnh viện nhân dân Số 1 Sâm Châu và các bác sĩ liên quan. Đối với các nhà phân phối như Công ty Ích Tín Khang và các nhà phân phối khác liên quan đến tuyên truyền sai lệch, Cục quản lư và giám sát thị trường sẽ xử phạt hành chính theo luật pháp và nghiêm khắc trừng phạt người vi phạm.

    Sự kiện “Thư Nhi Thái” c̣n chưa yên th́ nay lại xuất hiện vụ “Bội An Mẫn”, cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa gian thương và các thày thuốc vô lương v́ tiền bất chấp sinh mạng của trẻ em.

    Theo Viettimes

  4. #324
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Làn sóng bùng phát dịch thứ 2 đang tấn công xuống miền Nam Trung Quốc
    Thu Hường • 11:27, 13/05/20• 1048 lượt xem

    Một nhân viên y tế đang thu thập một mẫu tại một trường trung học khi học sinh được xét nghiệm axit nucleic đối với virus Corona Vũ Hán ở Quảng Châu, Trung Quốc vào ngày 21/4/2020. (STR / AFP qua Getty Images)

    Trong những ngày gần đây, một quận ở thành phố Quảng Châu thuộc miền Nam Trung Quốc đă công bố hơn 10 ca nhiễm dịch viêm phổi Vũ Hán không có triệu chứng. Một tỉnh lân cận và thành phố Thâm Quyến gần đó cũng báo cáo những ca nhiễm mới trong nhóm người đến từ Quảng Châu. Điều này cho thấy dịch bệnh đang bùng phát trở lại và lan rộng ở miền nam Trung Quốc.

    Vào cuối tháng Tư, Quảng Châu báo cáo hơn 100 ca nhiễm dịch mới và Thâm Quyến báo cáo hàng chục ca nhiễm trong học sinh và giáo viên.

    Trong khi đó, cư dân của tỉnh Hắc Long Giang thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc, nói với The Epoch Times rằng dịch bệnh đă bùng phát trở lại tại nhiều thành phố trong tỉnh. Tuy nhiên, các nhà chức trách chỉ công bố các ca nhiễm mới ở các thành phố Cáp Nhĩ Tân và Mẫu Đơn Giang.

    Tại Vũ Hán, thành phố thuộc miền Trung của Trung Quốc, nơi virus Corona chủng mới khởi phát, người dân không thể tận hưởng 5 ngày nghỉ trong dịp lễ Lao động. Các video trên mạng xă hội cho thấy người dân xếp hàng dài trước bệnh viện để chờ khám bệnh. Trước khi du lịch đến một thành phố khác, cư dân Vũ Hán phải có kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính.

    Thành phố Quảng Châu

    Ngày 3/5, ủy ban y tế thành phố Quảng Châu đă công bố 01 ca dương tính không triệu chứng mới ở quận Tăng Thành. Đây là ca nhiễm thứ 10 của quận được báo cáo chính thức. Các quận khác trong thành phố này đă báo cáo các ca nhiễm mới vào tháng Tư.

    Trước đó, Ủy ban tuyên bố rằng ca nhiễm đầu tiên trong đợt bùng phát thứ hai ở quận Tăng Thành được chẩn đoán vào ngày 26/4.

    Ngày 27/4, Ủy ban thông báo rằng một trong những người mang mầm bệnh không triệu chứng mới được chẩn đoán là một phụ nữ 24 tuổi đến từ thị trấn Tây Đường ở Tăng Thành.

    Bệnh nhân này được xét nghiệm axit nucleic có kết quả dương tính tại Bệnh viện Nan Fang ở Tăng Thành. Các nhà chức trách không giải thích lư do tại sao người phụ nữ đến bệnh viện mặc dù không có triệu chứng bệnh.

    Ngày 28/4, Ủy ban công bố 07 ca nhiễm không có triệu chứng khác. Năm người trong số họ là thân nhân của nữ bệnh nhân trên và một người khác là đồng nghiệp của cô.

    Sau đó, vào ngày 1/5 và ngày 2/5, Ủy ban đă công bố nhiều ca nhiễm không có triệu chứng từ thị trấn Tây Đường với chú thích rằng các ca này có tiếp xúc gần với những người được chẩn đoán trước đó, nhưng không chỉ định ai.

    Tuy vậy, dữ liệu từ các khu vực lân cận cho thấy đă có các ca nhiễm ở quận Tăng Thành trước khi Ủy ban công bố 10 ca nhiễm không triệu chứng trên.


    Học sinh đang xếp hàng để được xét nghiệm axit nucleic tại một trường trung học ở Quảng Châu, Trung Quốc vào ngày 21/4/2020. (STR / AFP qua Getty Images)
    Ngày 29/4, chính quyền thành phố Thâm Quyến công bố 01 ca nhiễm. Đó là một người đàn ông 29 tuổi. Ngày 22/4, anh này đến quận Bảo An, Thâm Quyến, sau đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng vào tối ngày 24/4. T́nh trạng bệnh của anh tiến triển rất nhanh.

    Ngày 26/4, anh đến Bệnh viện Nhân dân Bảo An và xét nghiệm axit nucleic có kết quả dương tính. Hai ngày sau, anh được chẩn đoán chính thức. Ngoài xét nghiệm axit nucleic, hiện tại chính quyền địa phương c̣n dùng nhiều tiêu chí khác trước khi chẩn đoán chính thức bệnh nhân dương tính với COVID-19.

    Tỉnh Quảng Tây cũng công bố 01 ca nhiễm mới liên quan đến quận Tăng Thành. Xu Wanjie và vợ đă du lịch đến Tăng Thành và nghỉ tại một khách sạn từ ngày 12/4 đến 26/4. Sau khi trở về nhà ở tỉnh Quảng Tây, họ tham dự một lễ tang quy mô lớn với sự có mặt của ít nhất 35 gia đ́nh. Họ cũng đến thăm một số khu vực khác. Ngày 28/4, cảnh sát Quảng Châu đă gọi điện thoại cho họ.

    Cảnh sát nói rằng có một số khách ở cùng khách sạn được chẩn đoán nhiễm virus, do đó họ và hàng trăm người có tiếp xúc gần sẽ phải được cách ly theo dơi.

    Mặc dù cảnh sát Quảng Châu đă nói về các trường hợp được chẩn đoán ở Tăng Thành, nhưng trong khoảng thời gian đó lại không có bệnh nhân ở Tăng Thành được các nhà chức trách công bố.

    Trước đó, chính quyền Quảng Châu đă ‘có tiếng’ là báo cáo dữ liệu không nhất quán.


    Các tài xế taxi đang xếp hàng để được xét nghiệm axit nucleic tại Quảng Châu, Trung Quốc vào ngày 20/4/2020. (STR / AFP qua Getty Images)
    Tỉnh Hắc Long Giang

    Số liệu chính thức cho thấy không có ca nhiễm mới nào ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, theo người dân địa phương, h́nh t́nh ở đây hoàn toàn khác.

    Bà Zhang sống ở khu phố Zhatte của quận Hướng Dương, Giai Mộc Tư. Ngày 4/5 bà cho biết: “[Nhà chức trách] đang xây tường để cách ly từng ṭa nhà trong khu phố. Một số khu dân cư ở quận Tiền Tiến cạnh đó cũng bị cách ly”.

    Bà Zhang phàn nàn rằng các quan chức chính quyền địa phương không giải thích cho họ biết về t́nh h́nh có các ca nhiễm mới hoặc người mang mầm bệnh không có triệu chứng hay không, mà chỉ yêu cầu người dân đo thân nhiệt và quét ứng dụng mă sức khỏe khi ra vào khu phố.

    Ông Li, một cư dân khác ở Giai Mộc Tư, nói với The Epoch Times rằng: “Bảo vệ tại các trạm kiểm soát của khu phố yêu cầu chúng tôi hăy ở nhà v́ dịch bệnh rất nghiêm trọng. Một số khách sạn đang được sử dụng làm trung tâm cách ly”.

    Ngày 29/4, chính quyền thành phố Giai Mộc Tư đă ra lệnh cho thành phố “thực hiện các biện pháp đặc biệt để đảm bảo không lây nhiễm chéo tại các bệnh viện”, mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

    [IMG]Các nhân viên y tế đang làm xét nghiệm axit nucleic tại trung tâm dịch vụ y tế ở Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 24/4/2020. (STR / AFP qua Getty Images)[/IMG]
    Các nhân viên y tế đang làm xét nghiệm axit nucleic tại trung tâm dịch vụ y tế ở Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 24/4/2020. (STR / AFP qua Getty Images)
    Thành phố Cáp Nhĩ Tân, thủ phủ Tỉnh Hắc Long Giang, cũng đang bùng phát dịch bệnh trở lại. Các nhà chức trách đă thừa nhận các cụm lây nhiễm tại hai bệnh viện lớn trong thành phố và trong các khu phố của quận Đạo Ngoại.

    Thành phố Mẫu Đơn Giang, nằm giáp biên giới với Nga, cũng báo cáo về sự bùng phát dịch bệnh bên trong bệnh viện. Theo các tài liệu ṛ rỉ mà The Epoch Times thu thập được, thành phố này cũng đă đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus..

    Thu Hường

    Theo The Epoch Times

  5. #325
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Khu vực phía Bắc Trung Quốc lâm nguy; Học giả Hoa Kỳ cảnh báo đợt bùng phát lần 2


  6. #326
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Trung Quốc từ chối ra khỏi danh sách các nước đang phát triển trong WTO
    Thanh Thuỷ•Thứ Năm, 14/05/2020 • 443 Lượt Xem
    Đại diện của Trung Quốc tại WTO cho biết Trung Quốc sẽ không từ bỏ tư cách là một “nước đang phát triển.”


    Đại sứ Trung Quốc tại WTO Zhang Xiangchen (phải) (Ảnh: WTO)
    Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của chính quyền Tổng thống Trump với các lợi thế thương mại không công bằng của Trung Quốc trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đại diện Trung Quốc tại WTO đă khẳng định hôm 12/5 rằng siêu cường Đông Á sẽ không từ bỏ tư cách là một “nước đang phát triển.”

    Với vị thế này, Bắc Kinh có thể đánh thuế cao đối với hàng nhập khẩu của Mỹ và châu Âu trong khi được hưởng mức thuế thấp đối với hàng xuất khẩu của chính ḿnh.


    Trước đó, vào tháng 2 năm nay, Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho biết Trung Quốc, cùng với một số quốc gia khác, đă bị loại khỏi danh sách các quốc gia “đang phát triển” của Mỹ và được coi là một quốc gia “phát triển” khi nói đến thương mại quốc tế.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó cũng liên tục chỉ trích WTO v́ đă phân loại Trung Quốc là quốc gia “đang phát triển,” cho rằng Trung Quốc đă lợi dụng Mỹ thông qua WTO và tận dụng những quy định không công bằng đối với Mỹ.



    Trong một cuộc họp video do Hiệp hội châu Á tổ chức hôm 12/5 vừa qua, Đại sứ Trung Quốc tại WTO Zhang Xiangchen đă bác bỏ cáo buộc của Mỹ, nhấn mạnh rằng Trung Quốc vẫn c̣n một chặng đường dài trước khi trở thành một nền kinh tế ổn định và thành công. Ông Zhang mô tả ông Trump và các quan chức Mỹ là “cảm tính” và “có định kiến” và nói rằng ông không muốn tham gia vào các cuộc tranh luận vô nghĩa với họ.

    Ông Zhang cũng lưu ư rằng mặc dù Trung Quốc có một vài tiến bộ tài chính quan trọng trong những thập kỷ qua, nhưng mỗi quốc gia nên được tự xác định vị thế của chính ḿnh. Ông cho biết chính phủ Trung Quốc đă có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu và đă không thường xuyên sử dụng các đặc quyền của ḿnh như một quốc gia đang phát triển.

    Trong hội nghị nói trên, cựu quan chức thương mại Mỹ, bà Wendy Cutler đă chỉ ra rằng việc Trung Quốc từ bỏ vị thế “nước đang phát triển” sẽ có lợi cho Trung Quốc hơn. Bà nói thêm rằng một động thái như vậy sẽ giúp giảm bớt căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như bảo vệ uy tín của WTO.

    Thanh Thuỷ

  7. #327
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Chế độ công hữu biến ĐCSTQ thành “siêu địa chủ” như thế nào?
    Đàm Tùng•Thứ Năm, 14/05/2020 • 282 Lượt Xem
    Trong đất nước độc tài độc đảng th́ tài sản đất nước đồng nghĩa tài sản của Đảng và Nhà nước, chế độ công hữu đă biến đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă trở thành địa chủ duy nhất trên vùng đất rộng lớn Trung Quốc Đại Lục! Chúng nắm trong tay toàn bộ đất đai và quyền lực, thoải mái thúc đẩy “phát triển đất đai” trên toàn quốc thu về nguồn “tài chính đất đai” vô tận!

    Chế độ công hữu đă biến đảng ĐCSTQ đă trở thành địa chủ duy nhất trên vùng đất rộng lớn Trung Quốc Đại Lục!
    Chúng nắm trong tay toàn bộ đất đai và quyền lực, thoải mái thúc đẩy “khai phá đất đai” trên toàn quốc (Ảnh: internet).
    1. “Người cày có ruộng”: Màn lừa đảo lớn nhất của thế kỷ
    Trong chiêu bài “người cày có ruộng”, ĐCSTQ đă cưỡng chiếm đất đai từ giới địa chủ phân phối cho nông dân, c̣n nông dân th́ hí hửng vui mừng khi nhận được giấy chứng nhận đất đai. Nhưng có đúng nhiều thập kỷ qua nông dân Trung Quốc được hưởng “người cày có ruộng”? Giấy chứng nhận đất quư giá đó ở đâu “Theo Điều 27 của Cương lĩnh chung Bảo vệ quyền sở hữu đất đai của nông dân”?

    Nông dân không biết rằng khi họ đă có được giấy chứng nhận đất đai, hoặc thậm chí chưa có được th́ chính quyền ĐCSTQ đă xây dựng một “bản thiết kế hùng tráng cho chủ nghĩa xă hội” để thu hồi toàn bộ đất đai! Vào ngày 9/9/1951, chỉ nửa năm sau Cải cách Ruộng đất, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đă triệu tập Hội nghị toàn quốc về Hợp tác hỗ trợ nông nghiệp lần thứ nhất để chuẩn bị thu hồi lại ruộng đất. Những người nông dân đă lấy lại được ruộng đất không thể ngờ rằng chỉ sau một vài năm, họ không chỉ mất đất mà c̣n mất cả gia súc và công cụ nông nghiệp, cũng như tự do di chuyển và làm việc, trở thành nông nô cộng sản trong cái lồng “công xă nhân dân” (tất nhiên có điều khác họ hoàn toàn không thể ngờ: hàng chục triệu người trong số họ sẽ thay đổi từ “nông nô cộng sản” thành oan hồn chết đói).

    Số phận của họ đă sớm được định đoạt. Bởi v́ ĐCSTQ được đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) hỗ trợ, nó phải lặp lại sai lầm của “bảo mẫu” Liên Xô.

    ĐCSLX đă thực hiện cưỡng chế hợp tác hóa vào đầu năm 1930, dưới sự đe dọa của ĐCSLX, người nông dân đă phải tham gia các trang trại tập thể. “Nhiều vùng đưa ra khẩu hiệu: Ai không tham gia vào các trang trại tập thể sẽ là kẻ thù của chế độ Xô Viết… Nhiều nơi thành lập không phải nông trang tập thể, mà là công xă, sử dụng các phương pháp bắt buộc để công hữu hóa tất cả gia súc nhỏ, gia cầm và đất tư nhân của nông dân” (“Hăy để lịch sử phán xét” của Roy Medvedev, trang 148).

    Một trong những mục tiêu cách mạng của ĐCSLX và ĐCSTQ là xóa bỏ quyền sở hữu tư nhân, do đó không thể cho nông dân sở hữu đất đai, khẩu hiệu “người cày có ruộng” chỉ là thủ đoạn để lấy được quyền lực (tương tự như hô hào khẩu hiệu “dân chủ”, “tự do”), một khi sự nghiệp lớn thành công th́ chúng sẽ “công hữu” mọi tài sản.

    ĐCSLX đă buộc nông dân tham gia các trang trại tập thể, c̣n ĐCSTQ đă buộc nông dân tham gia Công xă Nhân dân; hai năm sau khi tập thể hóa nông dân Liên Xô (1932-1933) th́ hàng triệu người chết đói, c̣n hai năm sau khi công xă hóa nông dân Trung Quốc (1959-1961) th́ chết đói hàng chục triệu người; sau nạn đói th́ ĐCSLX đă tiến hành “đấu tranh giai cấp quyết liệt” với màn thanh trừng bắt bớ tàn sát biến xă hội thành biển máu; c̣n ĐCSTQ th́ sau nạn đói cũng thúc đẩy “đấu tranh giai cấp” đưa toàn xă hội vào cảnh nồi da xáo thịt. ĐCSLX phải hy sinh nông dân và khai thác tài nguyên của nông dân để tích lũy và phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp quốc pḥng); ĐCSTQ cũng phải bóc lột nông dân tàn nhẫn bằng “tỷ lệ chênh lệch sản phẩm” để tích lũy nguồn lực cho phát triển công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp quốc pḥng)…


    Chuyên gia kinh tế nông nghiệp Đồng Thời Tiến (Dong Shijin, 1900 – 1984) là một nhà dự đoán thiên tài, ông chạy khỏi Trung Quốc năm 1951. Khi nông dân Trung Quốc vui vẻ được chia ruộng đất, ông đă tiên đoán số phận bi thảm của nông dân Trung Quốc sau cuộc Cải cách Ruộng đất trong cuốn sách “Luận về Cải cách Ruộng đất của ĐCSTQ”. Ông chỉ ra rằng mục đích thực sự của ĐCSTQ trong việc tiến hành Cải cách Ruộng đất không phải là để cho người trồng trọt có đất đai canh tác mà để quốc hữu hóa đất đai nhằm biến Đảng thành đại địa chủ duy nhất độc chiếm đất đai của cả nước.





    2. “Công hữu hóa” toàn bộ đất tư nhân đô thị
    Năm 1958, sau “công xă hóa nông dân” ở nông thôn Trung Quốc th́ tất cả đất đai đă được “tập thể hóa”, khiến giấy chứng nhận đất trong tay nông dân trở thành một mảnh giấy lộn. C̣n đất đai đô thị th́ sao?

    Trong “Ư kiến ​​về t́nh h́nh cơ bản bất động sản tư nhân đô thị và vấn đề thực hiện cải cách chủ nghĩa xă hội” được Trung ương ĐCSTQ phê duyệt năm 1956 quy định vấn đề thông qua các biện pháp thích hợp để quốc hữu hóa tất cả đất đai đô thị do tư nhân chiếm giữ. Nhưng vụ cướp đất rơ ràng nhất là trong hiến pháp năm 1982. Điều 10 trong “Hiến pháp của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa” ban hành năm đó đă tuyên bố: “Tất cả đất đai đô thị thuộc sở hữu Nhà nước”. Với một câu như vậy, chỉ sau một đêm toàn bộ đất đai tư nhân của thành phố đă biến thành thuộc sở hữu nhà nước mà không có bất kỳ bồi thường thiệt hại nào. Tại bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ xă hội nào, chính sách cướp bóc kinh hoàng như vậy sẽ gây rối loạn xă hội, nhưng trên mảnh đất Trung Quốc Đại Lục th́ mọi thứ diễn ra vô cùng êm đẹp (có lẽ dân chúng vừa thoát khỏi màn tắm máu Cách mạng Văn hóa cảm thấy rằng giữ được mạng sống đă là may mắn).

    Khi đất đô thị đă thuộc về sở hữu nhà nước, vậy th́ hăy “đô thị hóa” nông thôn để họ hoàn toàn không c̣n đất đai. Trong quá khứ, đất ở nông thôn thuộc sở hữu tập thể, thời đại Mao Trạch Đông th́ sở hữu tập thể này có thể được tính là của đội sản xuất. Trong thời Đặng Tiểu B́nh thực hiện “chế độ thầu khoán” đă tước quyền sở hữu tập thể và đổi thành quyền sử dụng đất của nông dân. Tiếp theo, thông qua chính sách “đô thị hóa”, ĐCSTQ đă tước đoạt quyền sử dụng. Bởi v́ một khi được “đô thị hóa” th́ đất đai khi đó thành “sở hữu nhà nước” và nông dân không c̣n quyền sử dụng đất. Niềm háo hức “đô thị hóa” của ĐCSTQ là để đất đai trở thành tài sản của Đảng. Trong năm 2010, tất cả các trường cao đẳng và đại học ở Trùng Khánh đă sử dụng các biện pháp hành chính để buộc sinh viên nông thôn chuyển đổi hộ khẩu của họ thành hộ khẩu đô thị chính là v́ loại h́nh cướp bóc này. Mặt khác, ngay cả khi đất chưa được “đô thị hóa” th́ nông dân cũng chỉ có quyền sử dụng, một khi quyền sở hữu đất đai thuộc ĐCSTQ, khi đó chúng muốn trưng dụng hoặc bán lại th́ hoạt động cưỡng chế chiếm đoạt sẽ là hợp pháp và hợp lư. Học giả Đông Phu (Dongfu) chỉ ra:

    “Kiểu cướp bóc này chưa bao giờ xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc, ngay cả Liên Xô cũ cũng không làm điều đó”.

    Sau nhiều lần cướp bóc tinh vi, đến khi ĐCSTQ tiến hành cải cách kinh tế đă đầy đủ điều kiện làm cho chúng và thế hệ con cháu chúng “giàu lên trước”, vậy là khắp Trung Quốc dù thành thị hay nông thôn “không đâu không là đất của Đảng”!





    3. Nguồn tài chính bất tận từ bán ruộng đất
    Như vậy thông qua “chế độ công hữu”, ĐCSTQ đă trở thành địa chủ duy nhất trên vùng đất rộng lớn Trung Quốc Đại Lục!

    Trong sách “Trung Quốc, phản biện ở đây”, Học giả Hùng Phi Tuấn (Xiong Feijun) đă viết: Yếu tố nào gây ra sự chênh lệch giàu nghèo cực độ ở Trung Quốc? V́ bản chất “chế độ công hữu” là “chế độ quan hữu”! Trong chế độ công hữu th́ nhóm người giàu nhất Trung Quốc chính là bọn quan lại. Tại Trung Quốc ngày nay có cách làm giàu nhanh nhất là “quy hoạch đất đai”. Việc quản lư, xử lư và phân phối lợi ích của “đất đai thuộc sở hữu nhà nước” nằm trong tay quan chức các cấp của Nhà nước theo “chế độ công hữu”, do đó trên thực tế “đất thuộc sở hữu nhà nước” chính là “đất thuộc sở hữu quan lại”.

    Ngày 11/11/1986, nhà sử học Tân Hạo Niên (Xin Haonia) đă nói trong một bài giảng tại Đại học Vũ Hán: “Chế độ công hữu của xă hội chủ nghĩa là chế độ sở hữu tư nhân lư tưởng nhất của tầng tầng nhóm lợi ích cầm quyền tại Trung Quốc!”

    Những “địa chủ” thời đại mới này có quyền quản lư, xử lư và phân chia lợi ích đất đai, mặc dù quan chức lớn nhỏ khác nhau nhưng tất cả chúng đều có đặc tính chung, đó là tất cả đều có họ “Đảng”.

    Trong quốc gia độc đảng, tài sản đất nước nằm trong tay Đảng, ĐCSTQ đă trở thành địa chủ duy nhất trên vùng đất rộng lớn Trung Quốc Đại Lục! Với đất đai và quyền lực trong tay, chúng hừng hừng phát động “khai phá đất đai” trên toàn quốc, mang về nguồn tài chính vô biên!

    Trong vài thập kỷ qua, địa chủ duy nhất tại Trung Quốc là ĐCSTQ đă thu về bao nhiêu tiền bạc bằng cách bán đất? Tại Diễn đàn cấp cao phát triển Trung Quốc ngày 23/3/2013, nhà kinh tế học Ngô Kính Liễn (Wu Jinglian) cho biết: Trong vài thập kỷ qua, Chính phủ đă kiếm được chênh lệch giá đất ít nhất 30 ngh́n tỷ Nhân dân tệ (RMB) (khoảng 4.228,5 tỷ USD). Tại thành phố Trùng Khánh nơi tác giả bài viết này sinh sống, thị trưởng Hoàng Cơ Phàm (Huang Qifan) cho biết, doanh thu bán đất của Trùng Khánh vào năm 2012 là 89,75 tỷ RMB (khoảng 12,65 tỷ USD), doanh thu từ đất đai nói chung chiếm 1/3 doanh thu tài chính địa phương và là nguồn tài chính quan trọng thứ hai (Tuần báo Thời Đại Trung Quốc ngày 22/3/2013).

    “Đảng và Nhà nước” trả tiền bồi thường cho những người dân có quyền sử dụng đất với giá cực thấp (ai không chịu sẽ cưỡng chế, thậm chí bỏ tù, giết hại), sau đó bán đất với giá cực cao. “Giá trên trời” này đạt đến độ cao nào? Nh́n vào một dữ liệu ngày 4/9/2013, Bắc Kinh đă bán khu cánh đồng Bảo tàng Triển lăm Nông nghiệp Vành đai Thứ ba với doanh thu 4,324 tỷ RMB, b́nh quân mỗi mét vuông đất bán được hơn 730.000 RMB! Nhà kinh tế Hà Thanh Niên (He Qinglian) đă chỉ ra trong bài báo “Khi nền kinh tế Trung Quốc chỉ c̣n bất động sản” (ngày 16/9/2013): “Doanh thu bán đất của Bắc Kinh trong nửa đầu năm đă vượt quá 100 tỷ RMB (14,1 tỷ USD), đă tăng thêm khoảng chục tỷ so với năm trước là 60 tỷ RMB”.

    Có thể thấy mức chênh lệch giá “30 ngh́n tỷ RMB” là một khoản lợi nhuận khổng lồ của ĐCSTQ. Đằng sau sự chênh lệch giá khổng lồ này là nạn cướp bóc tàn nhẫn đối với nông dân và cư dân đô thị. Như nhà xă hội học Lư Thuẫn (Li Zhen) tại Đại học Thanh Hoa cho biết, so sánh chi phí đền bù đất đai thấp với nguồn lợi khổng lồ khi bán ra cho thấy t́nh trạng tước đoạt của cơ quan chức năng Nhà nước.



    Ngoài bán đất, “Đảng và Nhà nước” Trung Quốc c̣n có nguồn lợi khổng lồ từ những khoản thuế. Tạp chí (Fortune Today) đưa tin vào ngày 20/3/2013: Theo thống kê, tổng doanh thu của 5 loại thuế chính chỉ áp vào ngành bất động sản đă tăng vọt từ hơn 90 tỷ RMB năm 2003 lên 1010 tỷ RMB năm 2012, tăng gấp hơn 10 lần. Chi phí đất và thuế chiếm khoảng 60% giá nhà. Theo Nhật báo Tài chính Yicai vào ngày 12/10/2013, giáo sư Lỗ Quế Hoa (Lu Guihua) tại Đại học Tài chính và Kinh tế Trung ương Trung Quốc tính toán rằng 61,33% giá nhà đă bị chính quyền ĐCSTQ lấy đi dưới dạng giá đất và thuế, và 13,03% rơi vào tay giới ngân hàng dưới h́nh thức lợi tức, như vậy tổng của hai loại là 74,36%, nghĩa là Chính phủ và ngân hàng chiếm lấy gần 3/4 giá nhà. Chính quyền địa phương của ĐCSTQ là kẻ hưởng lợi lớn nhất từ ​​giá nhà đất cao.

    Có thể thấy rằng hầu hết số tiền mà người dân đổ mồ hôi nước mắt kiếm được đă chảy vào túi “Đảng và Nhà nước”, đại chủ duy nhất ở Trung Quốc Đại Lục. Ở đây có ǵ khác bài ca “địa chủ bóc lột tàn nhẫn” mà xưa kia ĐCSTQ vẫn thường rêu rao? ĐCSTQ sử dụng bạo lực để biến tài sản tư nhân thành cái gọi là sở hữu công, sau đó sử dụng quyền lực để biến sở hữu công thành quyền sở hữu tư nhân của các quan chức, hai tṛ ma quỷ này đă được ĐCSTQ gọi là “giải phóng quần chúng lao động”.

    Giới địa chủ họ “Đảng” nhờ bán đất phát tài, mua xe BMW, hưởng sơn hào hải vị, bao bồ nhí, cho con cái di dân… chúng không chỉ tạo ra “ba chi phí công” (công tác nước ngoài, mua xe, ăn uống) cao nhất thế giới, cũng tạo ra “chi phí duy tŕ ổn định” (để đàn áp người dân) cao nhất thế giới. Có thể thấy, “tài chính đất đai” thực sự là một bữa tiệc thịnh soạn của quan lại ĐCSTQ để tận hưởng thế giới!

    Đàm Tùng (theo Vision Times tiếng Trung)

  8. #328
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Vén màn bí ẩn đằng sau sự sụp đổ của nền dân chủ tự do ở Trung Âu và Trung Á
    B́nh luậnLư Tịnh • 16:22, 14/05/20• 73 lượt xem


    Vén màn bí ẩn đằng sau sự sụp đổ của nền dân chủ tự do ở Trung Âu và Trung Á
    H́nh chụp Thủ tướng Hungary Oban Victor. (Nguồn ảnh: Getty Images)

    Trong cuộc báo cáo thường niên, Tổ chức nhân quyền Freedom House có trụ sở tại Washington đă chỉ ra rằng, hệ thống dân chủ ở Trung Á và Trung Âu đang bị “tan ră", trong đó có 3 nước Châu Âu Và Hungary không c̣n là quốc gia dân chủ. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng Chính quyền Đảng Cộng Sản là người đứng đằng sau thúc đẩy sự tan ră chế độ dân chủ của các quốc gia khác.

    Hungary và 2 nước Châu Âu khác đă không c̣n là quốc gia dân chủ

    Trong một báo cáo được công bố vào ngày 6/5, "Freedom House" chỉ ra rằng bởi v́ các nền dân chủ phương Tây giảm sự tập trung vào Trung Âu và Trung Á, cùng với việc mở rộng ảnh hưởng Trung-Nga, hệ thống dân chủ ở Trung Âu và Trung Á đang nhanh chóng bị tan ră.

    Báo cáo theo dơi t́nh h́nh chính trị ở 29 quốc gia ở Trung Âu và Trung Á, cho thấy kể từ năm 1995, chỉ số dân chủ ở những khu vực này đă giảm xuống mức thấp nhất.

    Theo Đài Á Châu Tự do, Zselyke Csaky, tác giả chính của báo cáo và là giám đốc nghiên cứu châu Âu và Âu Á tại Freedom House, trong một cuộc phỏng vấn ngày 6/5, cho biết:: "Bạn có thể bắt đầu nghĩ năm nay là một bước ngoặt, hội chứng luộc ếch đă tới thời điểm sôi sùng sục. Chúng tôi đă theo dơi các quốc gia này trong một thời gian dài và số lượng các nền dân chủ trong khu vực đă giảm 1/3 so với mười năm trước".

    Báo cáo chia chỉ số dân chủ thành ba loại: dân chủ, chế độ hỗn hợp và chế độ độc tài. Đến nay chỉ c̣n 10 quốc gia được coi là dân chủ. Trong đó, Serbia và Montenegro, cũng như Hungary, ba quốc gia từng được ca ngợi là "nhà tiên phong dân chủ" năm 2005, đến nay tất cả đều bị gạch tên khỏi "quốc gia dân chủ".

    Ba chiến lược của ĐCSTQ gây nên sự tan ră các nền dân chủ

    Báo cáo cho biết, so với Nga th́ ĐCSTQ ít “đối đầu trực tiếp” trong khi tham dự vào quốc tế, nhưng lại lén lút xuất khẩu các tư tưởng độc tài, tạo ra "một ảnh hưởng lớn mà không ai hay biết" trong toàn hệ thống dân chủ từ Trung Âu đến Trung Á.

    Ông Csakynói với Đài Á Châu tự do rằng ĐCSTQ đă làm suy yếu sự giám sát dân chủ, minh bạch của chính phủ và pháp quyền thông qua ba chiến lược: "tăng cường hệ thống giám sát điện tử”, “kiểm soát truyền thông và điều hướng dư luận” và “ngoại giao bẫy nợ”. Hầu hết các "quốc gia chuyển đổi" xuất hiện sau khi Liên Xô sụp đổ đang thiết lập các cơ chế dân chủ, và ĐCSTQ đă sử dụng 3 chiến lược này để cho phép các nhà độc tài và chính quyền độc tài ở lại nắm quyền lâu hơn.

    Hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ

    Báo cáo này đă đề cập đến các công nghệ giám sát và kiểm duyệt của ĐCSTQ. Huawei - công ty vốn có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, đă kư “Thỏa thuận thành phố an toàn” với 10 chính phủ ở 29 quốc gia đang chuyển đổi.

    Báo cáo cho biết, Tajikistan và Uzbekistan đă lắp đặt khoảng 1.000 camera ở những nơi công cộng để theo dơi nhất cử nhất động của người dân. Serbia đă sử dụng hệ thống của Huawei nhận dạng khuôn mặt và biển số xe. Các quan chức ở các nước này thậm chí đă tổ chức các cuộc tập trận chung với Trung Quốc để học cách "khuất phục những kẻ khủng bố".

    Bài báo cũng nói rơ rằng những hợp tác này khiến ngoại giới lo lắng, v́ mối liên hệ chặt chẽ của ĐCSTQ với các quốc gia này sẽ củng cố vị thế của các nhà lănh đạo độc tài, dẫn đến sự đàn áp và làm suy yếu xă hội dân chủ.

    ĐCSTQ “xuất khẩu” chiến lược kiểm soát dư luận và ngoại giao bẫy nợ

    Theo báo cáo, ĐCSTQ đă sử dụng truyền thông để liên tục mở rộng sức ảnh hưởng lớn trong các khu vực, và chủ yếu vận dụng ba loại sách lược: thúc đẩy các chiến dịch tuyên truyền ủng hộ các tuyên bố chính thức của ĐCSTQ, đàn áp những người lên tiếng phê phán và mua lại các hăng truyền thông.

    Trong báo cáo, ông Petr Kellner, người giàu nhất Cộng ḥa Séc, được lấy làm ví dụ. Vào năm ngoái, giới truyền thông đă vạch trần việc công ty tín dụng cá nhân mà ông Kellner sở hữu đă bí mật tài trợ cho một cơ quan có quan hệ với truyền thông, mua chuộc nhiều người nổi tiếng để truyền bá các bài phát biểu ủng hộ ĐCSTQ.

    Ngoài ra, ĐCSTQ cũng khiến các nhà nghiên cứu lo lắng. Theo báo cáo, ĐCSTQ đă cung cấp cho các quốc gia này các điều khoản vay lỏng lẻo hơn EU. Hiện tại, 41%, 39% và 20% nợ nước ngoài của Tajikistan, Montenegro và Bắc Macedonia lần lượt đến từ Trung Quốc.

    Chủ tịch của Freedom House, ông Michael J. Abramowitz kêu gọi: "Bây giờ đă đến lúc các nhà lănh đạo châu Âu cam kết ủng hộ giá trị của tự do và đứng lên, đối mặt với thời điểm khủng hoảng này. Hoa Kỳ cũng có thể phát huy vai tṛ quan trọng, tái thiết lập các chính sách đối ngoại để bảo vệ các giá trị dân chủ”.

    Lư Tịnh

    Theo Secret China

  9. #329
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Báo cáo: Người biểu t́nh Hồng Kông bị nhục h́nh, bức cung, quấy rối t́nh dục
    Trí Đạt•Thứ Sáu, 15/05/2020 • 249 Lượt Xem
    Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ đến nay đă gần 1 năm. Tổ chức “Quan sát Dân quyền” (Civil Rights Observer) hôm 12/5 đă công bố báo cáo chỉ ra hành vi bạo lực, tàn nhẫn và vô nhân đạo đối với người biểu t́nh Hồng Kông của cảnh sát đă trở thành trạng thái b́nh thường.


    Cảnh sát khống chế người biểu t́nh ở khu vực nhà ga Tai Koo tháng 8/2019. (Ảnh: Rumbo a lo desconocido / Shutterstock)
    Tổ chức Quan sát Dân quyền đă phỏng vấn 45 người bị bắt giữ trong thời gian bùng nổ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ từ tháng 7 – 11/2019. Hôm thứ Hai (12/5), Tổ chức này đă công bố báo cáo có tiêu đề “Báo cáo điều tra về hoạt động xử lư người biểu t́nh của cảnh sát Hồng Kông: Đối đăi xử phạt cực h́nh và tàn nhẫn, vô nhân đạo và làm nhục nhân cách”. Báo cáo chỉ ra, trong số người được phỏng vấn có khoảng 30% cho biết sau khi bị cảnh sát bắt giữ, đă bị đánh hoặc bị thương nghiêm trọng, ngoài ra có hơn 30% người bị chậm trễ đưa đến bệnh viện, chậm trễ được gặp luật sư, v.v.

    Nhiều vụ nghiêm trọng đầu đập vào khung, bắt nuốt vật cứng
    Theo Apple Daily đưa tin, trong báo cáo, có ít nhất 7 vụ án có tính chất nghiêm trọng, liên quan đến ẩu đả, quấy rối t́nh dục, xâm hại t́nh dục.

    Người bị hại Gabriel (tên hóa danh) cho biết, khi xảy ra sự việc, anh bị khoảng 15 cảnh sát là thành viên đội Tốc Long vây bắt, trong quá tŕnh này anh bị dùi cui cảnh sát đánh vào khớp ngón tay, cánh tay, xương chậu, đùi và đầu. Cảnh sát ấn đầu anh sát xuống đất mấy phút. Trong thời gian bị giam giữ, anh tiếp tục bị bạo lực, bao gồm bị cảnh sát đập đầu vào khung xe ô tô 13 lần, c̣n ra lệnh cho anh cúi lưng áp không được phép thẳng người.

    Sau khi đến đồn cảnh sát, Gabriel bị nhục h́nh bức cung, 3 nhân viên cảnh sát dùng vải bịt mắt anh lại, thay nhau lấy chân đá, tay đấm, khiến anh mất tỉnh táo và bị ù tai. Cảnh sát c̣n bắt anh nuốt vật cứng, dọa nạt không cho anh nhổ ra. Anh yêu cầu gặp luật sư nhưng cảnh sát không thèm không để ư. Cuối cùng cảnh sát yêu cầu kư vào giấy ghi khẩu cung, anh vạch lên phần c̣n trống, để tránh bị cảnh sát cho thêm nội dung khác vào, nhưng cảnh sát ngăn chặn anh, cố vẽ nhiều nét gạch chéo lên mặt anh, toàn bộ quá tŕnh đều không có luật sư tại hiện trường. Cuối cùng, Gabriel phải vào viện, nằm ở pḥng bệnh khoa phẫu thuật thần kinh để điều trị.



    Người phát ngôn Tổ chức Quan sát Dân quyền Vương Hạo Hiền (trái) và thành viên Thẩm Vĩ Nam. (Ảnh: Tổ chức Quan sát Dân quyền)


    Ông Vương Hạo Hiền (Icarus Wong), người phát ngôn của Tổ chức Quan sát Dân quyền chỉ ra, cảnh sát v́ muốn lấy thông tin mà nhiều lần bức cung Gabriel, đă đủ để cấu thành tội dùng nhục h́nh, và đây không phải là vụ án duy nhất.

    Dùng đèn pin chiếu vào mắt ở cự ly gần khiến đương sự mất thị lực
    Trong một vụ án nghiêm trọng khác, Jason (hóa danh) ở hiện trường buổi biểu t́nh, khi đang dùng điện thoại chiếu sáng, th́ bị một đội cảnh sát chống bạo động dùng khuỷu tay ấn vào cổ để khống chế anh, khiến anh khó thở trong 15 – 30 giây, anh yêu cầu được đưa đến viện điều trị, nhưng lại bị đưa thẳng đến đồn cảnh sát. Cảnh sát trong lúc hỏi anh đă dùng tay đánh chân đá, dùng đầu gối thúc vào bụng anh, và đe dọa nếu không xin lỗi sẽ tăng thêm tội tấn công cảnh sát. Sau đó anh được đưa đến một đồn cảnh sát khác để ghi khẩu cung, lại tiếp tục bị cảnh sát đánh và bị dùng đèn pin chiếu vào mắt ở cự ly gần trong 15 giây, dọa anh sẽ bị mù. Anh cảm thấy đau mắt, sau sự việc anh từng có thời điểm không nh́n thấy ǵ.

    Một vụ án khác, Calvin (hóa danh) sau khi bị cảnh sát khống chế, đầu và vai tiếp tục bị dùi cui cảnh sát đánh, anh bị hen suyễn phát tác và có tiền sử bệnh tim, sau khi nói với cảnh sát, ngược lại c̣n bị cảnh sát dùng dùi cui đánh vào ngực. Sau khi đưa đến viện, cảnh sát c̣n dùng dùi cui gơ mạnh vào bả vai đă bị găy xương của anh, nói rằng muốn thử xem anh bị thương thật hay không. Tổ chức Quan sát Dân Quyền cáo buộc cảnh sát liên quan đến vụ việc đă phạm tội tấn công gây thương tích.



    Xâm phạm t́nh dục thường xuyên xảy ra
    Tổ chức Quan sát Dân quyền c̣n chỉ ra, đe dọa xâm hại t́nh dục là thủ đoạn thường dùng của cảnh sát đối với người bị bắt, nhiều người nói bị cảnh sát xâm phạm t́nh dục, bao gồm dùng lực nắm bộ phận sinh dục, dùng b́nh nước đánh vào bộ phận sinh dục; cũng có người bị cảnh sát viên đe dọa muốn quan hệ đồng tính, và dọa sẽ đưa đến khu giam giữ San Uk Ling v.v. Vương Hạo Hiền cho biết, những lời lẽ đe dọa “đáng sợ” này, t́nh huống đă không c̣n là sự kiện cá biệt, mà là lực lượng cảnh sát dường như phổ biến chấp nhận thủ đoạn đe dọa t́nh dục khi đối đăi với người bị bắt.

    67 người biểu t́nh bị cảnh sát Hồng Kông xâm hại t́nh dục
    Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bùng nổ từ tháng Sáu năm ngoái đến nay, tính đến tháng Tư năm nay đă đă có hơn 8.000 người bị bắt. Tổ chức Quan sát Dân quyền lo lắng người bị bắt bị cảnh sát xâm hại nhân quyền một cách có hệ thống.

    Apple Daily dẫn lời của ông Thẩm Vĩ Nam (Shum Wai-nam), thành viên của Tổ chức Quan sát Dân quyền chỉ ra, Công ước quốc tế cấm thực thi nhục h́nh, tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm nhục hoặc trừng phạt, nhưng các vụ ngược đăi không chỉ liên quan đến nhiều cảnh sát, thậm chí c̣n được cấp trên trong lực lượng cảnh sát mặc nhiên thừa nhận, lực lượng cảnh sát đă xuất hiện xâm hại nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống. C̣n cảnh sát viên không những không bị hạn chế, sau khi xâm phạm nhân quyền không phải chịu hậu quả nào, vài tháng nay vấn đề này nổi cộm hơn. Ông thúc giục chính quyền thiết lập cơ chế giám sát cảnh sát độc lập và có quyền lực ràng buộc, đồng thời thành lập ủy ban để điều tra một cách triệt để.

    Tổ chức Quan sát Dân quyền cho biết, báo cáo liên quan bằng tiếng Anh sẽ được tŕnh lên Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Nhân quyền Quốc tế, c̣n có cả chính phủ và các tổ chức quan tâm đến t́nh h́nh nhân quyền Hồng Kông, bao gồm Quốc hội Mỹ, Liên minh châu Âu, Tiểu ban Hồng Kông liên đảng phái của Quốc hội Anh, v.v…

    Trí Đạt

  10. #330
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Đề xuất chuyển đổi chính quyền từ chuyên chế sang dân chủ, học giả Trung Quốc bị bắt giam
    B́nh luậnThùy Minh • 20:19, 15/05/20• 312 lượt xem



    Dạy và viết bài về các khái niệm chính trị phương Tây như chủ nghĩa hợp hiến dẫn đến việc sa thải giáo sư Thượng Hải Zhang Xuezhong vào tháng 8 năm 2012. (Ảnh chụp màn h́nh từ NYPost)

    Một học giả thẳng thắn của Trung Quốc đă bị bắt giữ qua đêm sau khi ông công khai gửi một lá thư đến cơ quan lập pháp “bù nh́n” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để chỉ trích hệ thống chính trị độc đảng của chính quyền này, và đề nghị chuyển đổi sang một chính phủ dân chủ chân chính.

    Cuối ngày 10/5, nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc Mo Zhixu phát biểu trên trang Facebook của ḿnh rằng, ông Zhang Xuezhong, 43 tuổi, đă bị cảnh sát đưa ra khỏi nhà ở Thượng Hải. Ba xe cảnh sát đă đến nhà ông Zhang và bắt giam ông, hai người bạn của ông ở Thượng Hải nói với Đài BBC tại Trung Quốc.

    Nhưng vào cuối ngày 11/5, Wang Aizhong, một nhà bất đồng chính kiến ​​khác của Trung Quốc, đă viết trên Twitter rằng ông Zhang đă được thả ra. Trong thư, ông Zhang đă tuyên bố rằng sự bùng phát virus Corona Vũ Hán là do ĐCSTQ đă tùy tiện đàn áp và kiểm soát chặt chẽ xă hội [mà theo ông], đă khiến người dân Trung Quốc gần như mất hoàn toàn khả năng phối hợp và tự chống đỡ với dịch bệnh.
    Bức thư được gửi tới các đại biểu Quốc hội Nhân dân Quốc gia (NPC), một cơ quan lập pháp “mang tính h́nh thức” của ĐCSTQ, cơ quan này dự kiến sẽ họp phiên toàn thể thường niên vào ngày 22/5 tại Bắc Kinh (nhưng đă hoăn lại do nguyên nhân đại dịch viêm phổi Vũ Hán). Vào ngày 9/5, sau khi ông Zhang đăng nội dung thư này trên WeChat, bức thư đă nhanh chóng được lan truyền rộng răi trên mạng.

    Bản hiến pháp giả
    “Hiến pháp hiện tại của Trung Quốc là một bản hiến pháp giả, đây chẳng khác ǵ một quyển hướng dẫn được sử dụng bởi đảng cầm quyền để tổ chức và điều hành chế độ của ḿnh”, ông Zhang viết.

    “V́ Trung Quốc đă không thiết lập một hệ thống chính trị hiện đại theo hiến pháp chân chính, nên việc quản trị xă hội vẫn cực kỳ lạc hậu”, ông viết và nói thêm rằng, “sự bùng phát và lan truyền của dịch bệnh là một chỉ dấu rơ ràng của vấn đề này”.

    Theo ông Zhang, sự thiếu minh bạch cũng như việc kiểm soát thông tin của người dân, việc bịt miệng những người nói lên sự thật để cảnh báo mọi người, sự bất tài của chính quyền địa phương, và vấn đề vi phạm nhân quyền khi thực thi biện pháp phong tỏa hà khắc, đă cho thấy rằng “70 năm qua sự cai trị của ĐCSTQ đă hoàn toàn thất bại không chỉ trong việc xây dựng quốc gia mà c̣n trong công tác quản trị xă hội”.

    Ông Zhang đă kêu gọi các đại biểu của NPC chuyển đổi cơ quan lập pháp thành một cơ quan đặc biệt để khởi xướng quá tŕnh chuyển đổi hệ thống chính trị quốc gia, thành lập quy tắc bầu cử và chỉ định một Ủy ban bầu cử vô tư và công bằng.

    Trong thư viết rằng NPC nên ra lệnh phóng thích ngay lập tức tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm, chấm dứt lệnh cấm đối với các phương tiện truyền thông tự do và các đảng chính trị, đồng thời băi bỏ tư cách đặc biệt của ĐCSTQ, để người dân có thể tiến hành bầu cử một “cơ quan chuyển giao tối cao” thông qua quyền bầu cử phổ quát trực tiếp. Ông Zhang đề xuất rằng “cơ quan chuyển giao tối cao” này sau đó sẽ thành lập một ủy ban để soạn thảo một hiến pháp mới, và dự thảo hiến pháp sẽ được đưa ra để trưng cầu dân ư. Ông cũng gửi kèm theo bức thư một bản dự thảo hiến pháp mà ông đă viết cho tổ chức [mà ông gọi là] “Cộng ḥa Thống nhất Trung Quốc”, trong đó quy định các nhà lănh đạo quốc gia và các nghị sĩ cần phải được lựa chọn thông qua các cuộc bầu cử dân chủ.

    Thoái xuất khỏi ĐCSTQ
    Ông Zhang là một học giả nổi tiếng về Luật Hiến pháp kiêm luật sư nhân quyền. Trong hai năm 2011 và 2012, ông đă viết thư cho Bộ trưởng Giáo dục Yuan Guiren hai lần, kêu gọi ông này loại bỏ các khóa học về chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa Mao ra khỏi chương tŕnh giảng dạy bắt buộc dành cho sinh viên đại học.

    Vào năm 2012, sau khi ông tuyên bố trên Weibo rằng ông đă thoái xuất khỏi ĐCSTQ, bài đăng của ông đă bị xóa. Năm 2013, ông Zhang bị sa thải khỏi vị trí giảng dạy tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, v́ đă giảng dạy và viết bài về chủ nghĩa hợp hiến. Nội dung này đă và đang là tâm điểm thu hút các nhà cải cách ở Trung Quốc, những người đang nỗ lực kiềm chế quyền lực đối với chính quyền nhà nước. Đồng thời, điều này cũng gặp phải sự “tấn công mạnh mẽ” bởi những người mang hệ tư tưởng của ĐCSTQ, khi họ thấy rằng chế độ độc tài của ĐCSTQ có nguy cơ bị phá hủy. Vào tháng 4/2019, chính quyền Thượng Hải đă thu hồi giấy phép hành nghề luật sư của ông Zhang.

    Thùy Minh

    Theo The Epoch Times

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •