Page 34 of 38 FirstFirst ... 24303132333435363738 LastLast
Results 331 to 340 of 377

Thread: Trung Hoa Tả Pí Lù

  1. #331
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Trung Quốc: nhiều tỉnh tái phát dịch bệnh, thành phố Thư Lan tỉnh Cát Lâm bước vào "thời chiến"


  2. #332
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Chính quyền Trung Quốc lại tiếp tục bỏ rơi người dân ở hải ngoại


  3. #333
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Đại nhảy vọt tái hiện, Vũ Hán ra lệnh phải xét nghiệm 10 triệu người trong 10 ngày
    B́nh luậnMinh Thanh • 14:38, 15/05/20• 681 lượt xem


    Vũ Hán yêu cầu xét nghiệm acid nucleic cho tất cả cư dân của thành phố trong thời hạn 10 ngày. (Ảnh chụp màn h́nh video)


    Vũ Hán, nơi đầu tiên bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, hiện đang tiến hành xét nghiệm acid nucleic trên toàn thành phố. Chính quyền tuyên bố trong ṿng 10 ngày sẽ kiểm tra hết 10 triệu người dân Vũ Hán. Giới b́nh luận chỉ ra rằng trong khi tỷ lệ kiểm tra chính xác thực tế chưa tới 30%, th́ đây giống như một phong trào vận động chính trị hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể muốn lợi dụng lần kiểm tra này để lại làm giả dữ liệu, đánh lừa thế giới một lần nữa.

    Theo truyền thông Trung Quốc, vào ngày 11/5, ông Vương Chí Lâm (Wang Zhonglin), Bí thư Thành ủy Vũ Hán, yêu cầu mở rộng toàn diện phạm vi xét nghiệm acid nucleic. Trong cùng ngày, Văn pḥng chỉ huy pḥng chống dịch bệnh ở tất cả các quận đă nhận được thông báo khẩn, yêu cầu tất cả các đơn vị trong thành phố "phải đề xuất kế hoạch trong ṿng 24 giờ" và xét nghiệm acid nucleic cho tất cả cư dân trong thành phố trong "thời hạn 10 ngày”.

    Theo thống kê của Cục Thống kê ĐCSTQ, năm 2018, nhân khẩu thường trú ở Vũ Hán đă trên 11 triệu người. Điều này có nghĩa là yêu cầu phải xét nghiệm hơn 10 triệu người trong 10 ngày, trung b́nh mỗi ngày ở Vũ Hán phải xét nghiệm hơn 1 triệu người.

    Tại cuộc họp báo về pḥng chống dịch bệnh vào giữa tháng 4, Phó thị trưởng thành phố Vũ Hán, ông Lư Cường (Li Qiang) cho biết ở Vũ Hán có 53 đơn vị xét nghiệm acid nucleic và 211 địa điểm xét nghiệm, với khả năng xét nghiệm trung b́nh hàng ngày được cho 46.000 người.

    Theo dữ liệu từ trang web của Ủy ban Y tế Vũ Hán, vào ngày 12/5, cả thành phố mới có chưa đến 43.000 người được xét nghiệm acid nucleic.

    Rơ ràng, con số này c̣n cách rất xa với mục tiêu xét nghiệm hơn 1 triệu người mỗi ngày.

    Nhà nghiên cứu về các vấn đề của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Trương Kiện (Zhang Jian), đă đặt câu hỏi rằng: Nếu Vũ Hán, một thành phố có dân số hơn 10 triệu người, có thể xét nghiệm được toàn dân trong ṿng 10 ngày, và đưa ra làm trên toàn Trung Quốc, thậm chí cả thế giới, th́ không phải là vấn đề, nhưng vấn đề là hiện không có thành phố nào trên thế giới có thể làm được điều đó.

    Ông Trương nói: "Trung Quốc có tỷ lệ xét nghiệm chính xác chỉ 20%, chưa tới 30%. Tung đồng xu c̣n có kết quả đáng tin hơn là kết quả xét nghiệm tất cả người dân ở Vũ Hán. Không có khoa học, hệ thống y tế mạnh đứng sau chứng thực, mà đột nhiên lại yêu cầu làm xét nghiệm như thế, đây chính là một phong trào vận động chính trị. Sự lây lan của dịch bệnh tại Vũ Hán cho đến ngày nay đă biến thành phố này trở thành trung tâm cơn lốc chính trị trên thế giới”.

    Ngoại giới suy đoán rằng bước nhảy vọt đột ngột của Vũ Hán yêu cầu xét nghiệm khẩn cấp tất cả người dân có liên quan đến kỳ họp Lưỡng Hội sắp tới của ĐCSTQ. T́nh h́nh kiểm soát dịch bệnh hiện nay sẽ ảnh hưởng đến tiến tŕnh của cuộc họp và định hướng chính trị.

    Bác sĩ Trung y Trung Quốc tại Bắc Kinh, ông Triệu Trung Nguyên (Zhao Zhongyuan) cho rằng ĐCSTQ cũng có thể sử dụng cái gọi là xét nghiệm toàn bộ người dân như một cái cớ để tiêu thụ bộ xét nghiệm với độ chính xác cực thấp đang tồn kho, và thậm chí để điều chỉnh số liệu ca nhiễm dịch.

    Ông Triệu nói: "Việc che giấu dịch bệnh và làm giả của ĐCSTQ quá vô lư. So với dịch bệnh trên toàn thế giới, con số của Trung Quốc quá thấp. Liệu có thể có khả năng là họ muốn nâng dữ liệu vốn bị che giấu, để lấy lại chút thể diện với thế giới".

    Ngoài ra, ngoại giới c̣n nghi ngờ rằng thời hạn 10 ngày là quá khó và xét nghiệm quy mô lớn nếu không phối hợp quản lư tương ứng với việc nghỉ làm, nghỉ học hoặc kiểm soát lưu lượng giao thông, có thể gây ra việc tiếp xúc lượng lớn người không cần thiết và kết quả sai.

    Ông Triệu cho biết: "Không thể xét nghiệm cho 11 triệu người trong 10 ngày. Bởi v́ tŕnh độ kỹ thuật và tỷ lệ xét nghiệm chính xác của Trung Quốc thấp hơn nhiều so với ở Hoa Kỳ, làm sao có thể tạo được một đội ngũ y tế mạnh như vậy để xét nghiệm cho từng người? Đây là điều họ không thể tự làm được. V́ vậy, họ có thể mượn cách này để qua đó chế tạo dữ liệu nhằm đánh lừa thế giới một lần nữa”.

    Tờ Caixin dẫn lời các chuyên gia dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, nói rằng việc xét nghiệm acid nucleic trên diện rộng như vậy là một hành động "bất chấp chi phí, hao tốn tiền bạc và công sức của người dân". Hơn nữa, việc xét nghiệm chỉ được thực hiện một lần liệu có thể t́m ra chính xác người bị nhiễm hay không, hơn nữa tồn tại vấn đề xét nghiệm âm tính giả cao, vẫn là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sàng lọc.

    Trên mạng Internet, nhiều người đă phàn nàn về kế hoạch xét nghiệm 11 triệu người trong 10 ngày này của thành phố Vũ Hán.

    Một số người mỉa mai, nói rằng bộ kit xét nghiệm nhiều như thế, hàng bị nước ngoài trả lại cũng nhiều cơ mà! Có người nói rằng ngay cả khi có thể làm hết xét nghiệm th́ với tỷ lệ chính xác khoảng 30% cũng không có ư nghĩa ǵ.

    Minh Thanh

    Theo NTDTV

  4. #334
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Trung Quốc lạm dụng tư thế ở thượng nguồn các con sông châu Á


    Một cánh đồng khô cằn vì hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Việt Nam). Ảnh tư liệu chụp ngày 30/03/2016. Reuters
    Trọng Nghĩa
    Tuần báo Anh The Economist ngày 16/05/2020 đã có bài viết phê phán việc Trung Quốc lạm dụng tư thế quốc gia nằm ở thượng nguồn hai con sông lớn tại châu Á để bắt chẹt các láng giềng.


    Trong bài bình luận “Nếu không bớt xây đập trên thượng nguồn, th́ ít ra Trung Quốc nên chia sẻ thông tin”, The Economist đã nêu lên trường hợp sông Brahmaputra chảy qua Ấn Độ, và sông Mêkông chảy xuống 5 nước Đông Nam Á (Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam) để chỉ trích việc Bắc Kinh cố tình giữ kín các thông tin về hoạt động của các con đập giữ nước mà họ xây trên thượng nguồn, khiến cho nông dân và ngư dân ở các nước hạ nguồn không thể có được kế hoạch tốt để canh tác hay đánh bắt.

    Ghi nhận trước tiên của The Economist là các ḍng sông xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng là nguồn lư tưởng cho biết bao kế hoạch thủy điện. Do việc Tây Tạng trở nên một vùng lãnh thổ của Trung Quốc, các kỹ sư nước này đă khai thác triệt để nguồn này, không chỉ xây dựng những con đập khổng lồ trên các sông Hoàng Hà, Dương Tử, chảy qua Trung Quốc, mà trên cả các con sông lớn khác như sông Brahmaputra và Mêkông đi qua nhiều nước khác trên đường ra biển.

    Bắc Kinh có quyền, nhưng không nên lạm dụng

    Theo The Economist, đúng là Trung Quốc có quyền làm như thế. Các quốc gia có được quyền kiểm soát các thượng nguồn các con sông lớn thường sử dụng nguồn nước này cho thủy điện hay thủy lợi. Những nước láng giềng ở hạ nguồn phải chịu thiệt.

    Tuy nhiên, nếu quốc gia thượng nguồn khai thác quá mức hay ngăn chặn ḍng nước, các vùng bên dưới phải chịu nạn mùa màng khô cằn, ngư nghiệp phá sản, đất trồng trọt nhiễm mặn. Trong những trường hợp tốt nhất, th́ các quốc gia liên can có thể t́m cách kư thỏa thuận về việc sử dụng dòng sông, trường hợp tệ nhất là các bên tranh chấp với nhau, gây nên căng thẳng. Đó là t́nh h́nh hiện nay giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, như trong trường hợp sông Mêkông.

    Trung Quốc đă xây 11 con đập trên ḍng chính và đang dự kiến xây thêm 8 đập khác, còn các nước ở hạ nguồn đă xây hai đập và đang muốn xây thêm 7 đập khác.

    Năm ngoái vào lúc hạn hán, sông Mêkông chảy chậm đến nỗi Cam Bốt phải cho một trung tâm thủy điện lớn ngưng hoạt động. Ngay cả khi mưa b́nh thường, ḍng chảy con sông yếu đi đến mức nước mặn tràn vào vùng châu thổ sông Mêkông, tác hại đến cả Việt Nam lẫn Cam Bốt, phá hoại nguồn cá nuôi sống hàng triệu dân nghèo xứ Chùa Tháp.

    Trung Quốc luôn phản đối mọi thỏa thuận, cam kết chính thức về việc giảm xây đập hay bảo đảm cho các láng giềng một lượng nước tối thiểu. Trung Quốc cũng không gia nhập Ủy Hội Sông Mê Kông, một cơ cấu giúp các nước giải quyết tranh chấp.

    Vấn đề không chỉ là Trung Quốc cảm thấy khó chịu trước những ǵ được xem là can thiêp của bên ngoài vào “công việc nội bộ”, mà còn là việc lănh đạo Trung Quốc bị những đề án kỹ thuật lớn mê hoặc, không quan tâm đến t́nh cảnh của người dân bị di dời hoặc bị thiệt hại, kể cả khi đó là công dân của họ.

    Xây đập ngăn nước, nhưng thiếu chia sẻ thông tin cho láng giềng

    Trung Quốc rất thích và giỏi về xây các con đập lớn, họ đã giúp Pakistan xây đập trên sông Indus, đang cố cổ vũ Miến Điện xây một đập lớn trên sông Irrawaddy mà phụ lưu chỉ chảy qua Trung Quốc trên vài cây số.

    Thế nhưng cho dù Trung Quốc không thể tự kềm chế trong việc xây đập, th́ ít ra họ cũng nên cố gắng thêm để trấn an các láng giềng, chia sẻ thông tin thường xuyên về lưu lượng sẽ là một khởi đầu tốt.

    Năm 2017, trong lúc tranh chấp với Ấn Độ, Trung Quốc đă không cung cấp thông tin về lưu lượng sông Brahmaputra, được sử dụng để cảnh báo cho nông dân ở hạ nguồn về lũ lụt. Và hai bên đă phải tổ chức một cuộc gặp thượng đỉnh, để có lại những thông tin.

    Đối với The Economist, viêc chia sẻ thông tin sẽ được các quốc gia hạ nguồn tán thưởng vì biết được lúc nào thì các đập thủy điện Trung Quốc muốn giữ hay xả nước để nông dân và ngư dân của họ có thời gian chuẩn bị. Trung Quốc cũng không bị thiệt ǵ, nếu giúp giảm nhẹ hạn hán khi có thể. Và như thế họ sẽ được biết bao lời biết ơn.

  5. #335
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Thành phố Vũ Hán chứng kiến đợt bùng phát dịch thứ 2, người dân hoảng loạn
    B́nh luậnQuang Minh • 14:50, 17/05/20• 985 lượt xem



    Người dân đang phong tỏa hoàn toàn khu dân cư Sanmin, trong khi một người khác nằm gục xuống trên một con đường ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 14/5/2020. (Ảnh chụp từ video)

    Khi thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) xuất hiện một làn sóng lây nhiễm mới, nhiều người dân tại đây bày tỏ sự lo sợ và nói với The Epoch Time rằng chính quyền đă cố t́nh hạ thấp quy mô của dịch bệnh.

    Vào ngày 14/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đă thông báo hiện có 3 ca nhiễm mới trên toàn bộ đất nước, 2 trong số 3 ca đến từ thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc Trung Quốc, và 01 ca c̣n lại đến từ thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Họ không hề đưa ra thông báo nào về các ca nhiễm mới ở Vũ Hán.

    Phong tỏa hoàn toàn
    Vào đầu tuần này (ngày 10 và 11/5), chính quyền thành phố Vũ Hán thông báo có tổng cộng 6 ca nhiễm mới trong thành phố. Tất cả các bệnh nhân đều là cư dân sinh sống tại khu dân cư Sanmin ở quận Đông Tây Hồ.

    Sau khi có các ca nhiễm mới, chính quyền đă cho phong tỏa khu dân cư, hạn chế ra/vào và yêu cầu toàn bộ người dân trong khu xét nghiệm axit nucleic.

    Vào ngày 14/5, người dân Vũ Hán đă chia sẻ một video lên mạng xă hội. Nội dung đoạn video cho thấy nhiều người đang lắp đặt một tấm thép, chắn lối ra vào của khu dân cư.

    Một người dân Vũ Hán nói với tờ The Epoch Time phiên bản tiếng Trung rằng: “Họ đă phong tỏa toàn bộ khu dân cư [Sanmin] bằng thép tấm. Chính quyền quá cực đoan! Tôi thực sự không thể hiểu nổi”.

    Một người khác tại khu dân cư Sanmin cho biết không một ai trong khu dân cư được phép ra ngoài làm việc. Tất cả mọi người buộc phải ở trong nhà.

    Ông cho biết: “Mười ba bệnh nhân mới được chẩn đoán đều đến từ khu dân cư của chúng tôi”. Ông bổ sung thêm rằng chính quyền đă không hề thông báo những ca nhiễm mới trên, thông tin chỉ được chia sẻ, truyền miệng giữa người dân. “Có hơn 300 người khác đang được cách ly trong trung tâm”.


    Một nhân viên y tế đang lấy một mẫu kiểm tra virus Corona Vũ Hán từ một người dân tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 14/5/2020. (STR/AFP qua Getty Images)
    Khu dân cư Sanmin bao gồm nhiều nhà máy, trường học, và các cửa hàng mua sắm. Tất cả đều được yêu cầu phải đóng của.

    Một người dân khác trong khu dân cư nói với The Epoch Times rằng chính quyền địa phương đă yêu cầu tất cả cư dân đều phải tự cách ly tại nhà trong ṿng 14 ngày.

    Ông cho biết ông đă chứng kiến chính quyền xây dựng hơn 10 căn lều dưới sự quan sát của các nhân viên chính phủ cùng với nhân viên bệnh viện và cảnh sát trong khu vực. Trong vài ngày qua, các nhân viên y tế đă lấy các mẫu thử từ khoảng 4.900 cư dân để xét nghiệm axit nucleic và xét nghiệm kháng thể trong máu.

    Cư dân này tin rằng số lượng người nhiễm viêm phổi Vũ Hán thực tế đă bị chính quyền bưng bít.

    Hoảng loạn
    Vào ngày 14/5, chính quyền thành phố Vũ Hán đă yêu cầu tất cả người dân trong thành phố lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic. Đây là một phương pháp phổ biến để xét nghiệm viêm phổi Vũ Hán.

    The Epoch Times đă nhận được nhiều đoạn video từ cư dân Vũ Hán. Các đoạn video cho thấy người dân thành phố đang phải xếp hàng dài tại các điểm xét nghiệm công cộng, dù ngoài trời đang mưa. Nhân viên y tế lấy nước bọt từ cổ họng người xét nghiệm. Sau đó mẫu nước bọt sẽ được gửi đến bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm để lấy kết quả. Để đảm bảo vệ sinh an toàn y tế, các nhân viên y tế phải thay găng tay sau mỗi lần lấy mẫu.

    Tuy nhiên, người dân Vũ Hán đă phản ánh việc nhân viên y tế không thay găng và bày tỏ sự lo sợ rằng họ có thể vô t́nh bị nhiễm bệnh.


    Một nhân viên y tế đang lấy mẫu nước bọt từ một người dân để xét nghiệm virus Corona Vũ Hán tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào ngày 14/5/2020. (STR/AFP qua Getty Images)
    Cư dân mạng Miaomiao đă đăng bài viết trên Weibo (mạng xă hội của Trung Quốc, tương tự Facebook), nói rằng sếp của cô đă sắp xếp cho nhân viên được đi làm xét nghiệm vào ngày 14/5. Cô viết: “Tất cả các nhân viên đều bị dính mưa do phải xếp hàng đợi trong mưa lớn, và mọi người có thể bị cảm lạnh. Thực tế hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn nôn khi bị tăm bông chạm vào cổ họng. Một vài người c̣n bị ho. Tuy nhiên, các nhân viên y tế đă lấy mẫu mà không đổi găng tay”.

    Một cư dân mạng tên Liuyin Zhixia phàn nàn trên Weibo rằng: “Người hàng xóm của tôi đi làm xét nghiệm vào sáng nay. Anh ấy nói găng tay của nhân viên y tế đă chạm vào khoang miệng của anh. Anh đă thực sự kinh hăi và đă phải súc miệng bằng nước muối [khi anh ấy về nhà]”.

    Do chính quyền sử dụng các trạm kiểm soát để theo dơi người dân, rất khó để người dân Vũ Hán có thể ‘trốn’ làm xét nghiệm. Nhân viên chính phủ quét mă sức khỏe trên điện thoại cá nhân của người dân, và chỉ những ai có mă sức khỏe màu xanh lá cây, có nghĩa là họ chưa bao giờ tiếp xúc với virus, và có thể được đi lại tự do.


    Một người đàn ông đi trên phà qua sông Dương Tử ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 14/5/2020. (HECTOR RETAMAL / AFP qua Getty Images)
    Người dân Vũ Hán cũng trở nên lo ngại khi các nhà bán lẻ trực tuyến đă thông báo rằng họ sẽ phải tạm dừng vận chuyển hàng đến Vũ Hán do t́nh h́nh dịch bệnh.

    Cư dân mạng đă chia sẻ một thông báo vào ngày 12/5 của ZTO Express, một công ty chuyển phát nhanh của Trung Quốc và đối tác của họ, công ty Jinjun Logistics. Thông báo ghi rằng nhân viên của họ sẽ không đến lấy hoặc giao hàng ở một số quận trong Vũ Hán. Một vài giờ sau, 2 công ty đă phủ nhận thông tin trong thông báo khác.

    Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc phản ánh trên Weibo rằng cơ quan chuyển phát địa phương đă không giao bưu kiện của họ đến Vũ Hán.

    Vào những ngày gần đây, các video được đăng lên mạng xă hội cho thấy có nhiều người ở Vũ Hán đột nhiên ngă quỵ trên đường phố. Do lo sợ lây nhiễm virus, những người xung quanh không một ai dám đến gần họ.

    Không ai biết nguyên nhân ǵ đă làm cho họ ngă xuống đột ngột như vậy. Trong một video, các nhân viên sơ cứu trong bộ đồ bảo hộ đă cố gắng cứu một người đàn ông. Cuối cùng, họ thông báo rằng ông ấy đă qua đời tại hiện trường.

    Quang Minh

    Theo The Epoch Times

  6. #336
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Đại sứ Trung Quốc ở Israel tử vong tại nhà riêng
    17/05/2020


    Ông Du Wei.

    Đại sứ Trung Quốc ở Israel đă được phát hiện tử vong tại tư gia hôm 17/5 và điều tra ban đầu cho thấy rằng nhà ngoại giao này qua đời v́ nguyên nhân tự nhiên, theo Reuters.

    Ông Du Wei, 57 tuổi, trở thành đại sứ Trung Quốc ở Israel hồi tháng Hai, theo trang web của Đại sứ quán Trung Quốc.

    Theo BBC, khi tới Israel hôm 15/2, ông Du đă ngay lập tức tự cách ly hai tuần theo quy định về pḥng chống sự lây lan của virus Corona.


    Hôm 15/5, đại sứ quán Trung Quốc ở Israel đă lên án việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chỉ trích cách thức Trung Quốc xử lư đại dịch COVID-19 khi tới thăm Israel, theo BBC.

    “Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân tử vong tự nhiên”, một quan chức Israel được cung cấp thông tin về vụ việc nói với Reuters.

    Một phát ngôn viên cảnh sát xác nhận rằng ông Du tử vong tại tư gia ở thành phố ven biển Herzliya, đồng thời nói thêm rằng cảnh sát có mặt ở hiện trường theo “thủ tục b́nh b́nh thường”.

  7. #337
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Cách ly 8000 người ở Cát Lâm, Liêu Ninh, bà Tôn Xuân Lan gấp rút “dập lửa”
    Trí Đạt•Chủ Nhật, 17/05/2020 • 1.3k Lượt Xem
    T́nh h́nh dịch bệnh tại thành phố Cát Lâm liên tiếp lan rộng, chính quyền hôm 16/5 tuyên bố, bắt đầu từ sáng sớm ngày hôm sau sẽ đóng cửa tất cả các pḥng khám tư nhân trong thành phố. Hiện đă biết dịch bệnh tại Cát Lâm lan ra thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, hai tỉnh có hơn 8.000 người bị buộc phải cách ly, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Tôn Xuân Lan đă từ tỉnh Hắc Long Giang có dịch bệnh nghiêm trọng nhanh chóng đến tỉnh Cát Lâm “dập lửa”.


    Hơn 8.000 người tại tỉnh Cát Lâm và tỉnh Liêu Ninh buộc phải cách ly để pḥng chống dịch. (Ảnh minh họa từ ixigua)
    Chuỗi lây lan tiếp tục mở rộng, Tôn Xuân Lan gấp rút đến Cát Lâm
    Theo Đài Truyền h́nh Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin, dịch bệnh tại tỉnh Cát Lâm tái bùng phát, sau khi thành phố Thư Lan (cấp huyện) thuộc thành phố Cát Lâm xuất hiện lây nhiễm tập thể, đă bùng phát giống như hiệu ứng domino. Về việc này, Phó Thị trưởng thành phố Cát Lâm Cái Đông B́nh cũng thẳng thắn thừa nhận, dịch bệnh vô cùng nghiêm trọng và vô cùng phức tạp, có rủi ro lớn sẽ lây lan rộng.

    Hôm 16/5, chính quyền thành phố Cát Lâm đă ra thông báo cho biết, từ 0 giờ ngày 17/5, tất cả các pḥng khám, trạm y tế trên toàn thành phố sẽ tạm thời dừng hoạt động, dừng khám chữa bệnh. Bệnh nhân trong thành phố nếu có khó chịu, đều cần phải đến bệnh viện chỉ định để điều trị, nếu bệnh nhân sốt, th́ nhất loạt đến pḥng khám sốt chữa trị.

    Ngoài ra, tờ báo Thương mại Thành Đô cũng đưa tin, sáng ngày 16/5, chính quyền thành phố Cát Lâm công bố thông tin cho biết, do t́nh h́nh dịch bệnh tại địa phương nghiêm trọng, toàn thành phố đă có 1.103 ngôi nhà, 1.205 thôn thực hiện quản lư khép kín, toàn bộ xe cộ vận tải hành khách đều dừng hoạt động.

    Gần đây thành phố Thư Lan xuất hiện sự kiện lây nhiễm tập thể, trong thời gian một tuần có ít nhất 29 người lây nhiễm, trong đó thành phố Thư Lan có 16 người, thành phố Cát Lâm: khu Phong Măn có 9 người, khu Thuyền Doanh có 1 người, ngoài ra tại thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh cũng có 3 người lây nhiễm đều cùng trong một đơn vị công tác.


    Không chỉ có vậy, đến hiện tại, tỉnh Cát Lâm và tỉnh Liêu Ninh đă có hơn 8.000 người bị buộc phải cách ly.

    Cùng với dịch bệnh tại Thư Lan đang lây lan rộng, ngày 13/5, bà Tôn Xuân Lan tiếp tục từ tỉnh có dịch bệnh nghiêm trọng là Hắc Long Giang, nhanh chóng đến tỉnh Cát Lâm “dập lửa”, trong 4 ngày liên tiếp đă triệu tập 5 cuộc tọa đàm, nhấn mạnh cần thực thi biện pháp pḥng chống dịch b́nh thường hóa một cách quyết đoán chính xác và linh hoạt, có hiệu quả; kiên quyết ngăn chặn dịch bệnh lây lan rộng.


    Bà Tôn Xuân Lan đến Cát Lâm chỉ đạo pḥng chống dịch, trong 4 ngày liên tiếp đă triệu tập 5 cuộc họp. (Ảnh chụp màn h́nh CCTV)
    Tỉnh Cát Lâm tiếp giáp Hắc Long Giang và tỉnh Liêu Ninh, sau khi Trung Quốc thúc đẩy khôi phục làm việc và sản xuất, vùng Đông Bắc Trung Quốc trong gần một tháng qua liên tiếp cảnh báo đỏ, ví dụ, thành phố Tuy Phân Hà và Cáp Nhĩ Tân tỉnh Hắc Long Giang, thành phố Thư Lan và thành phố Cát Lâm tỉnh Cát Lâm, thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, liên tiếp xuất hiện ca lây nhiễm mới.

    Điều đáng chú ư là, người dân từ nơi có rủi ro dịch bệnh cao đi đến tỉnh Hắc Long Giang đều sẽ bị cách ly tập trung, “mă sức khỏe” sẽ chuyển thành màu đỏ; đối với người dân đến từ vùng có rủi ro dịch bệnh trung b́nh sẽ nhất loạt áp dụng biện pháp cách ly tại nhà, mă sức khỏe sẽ chuyển thành màu vàng. Những người cách ly này sẽ cần phải làm xét nghiệm axit nucleic. Phương pháp này có một ẩn hoạn, chính là dù hiện tại là người khỏe mạnh, nhưng sau khi vào Hắc Long Giang rất có khả năng trong quá tŕnh cách ly hoặc tập trung đông người sẽ không may nhiễm dịch.

    Theo Nhật báo Cát Lâm, hiện tại tỉnh ủy đă quyết định bổ nhiệm Phó thị trưởng thành phố Cát Lâm Trương Tĩnh Huy kiêm Bí thư thành phố Thư Lan; miễn nhiệm chức vụ đối với Bí thư đương nhiệm Thành phố Thư Lan là ông Lư Bằng Phi.



    Dịch bệnh khó pḥng, ṛ rỉ 640.000 trường hợp cập nhật
    Theo báo cáo của “Foreign Policy” vào ngày 13/5, một người ẩn danh thạo tin đă cung cấp cho tạp chí này một kho dữ liệu của Đại học Khoa học Quốc pḥng Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Dữ liệu bao gồm thông tin về dịch bệnh của 230 thành phố từ đầu tháng Hai đến cuối tháng Tư, với tổng số hơn 640.000 hồ sơ được cập nhật. Mặc dù báo cáo không chỉ ra rơ ràng liệu 640.000 dữ liệu này có tương đương với 640.000 người lây nhiễm hay không, nhưng có đề cập rằng mỗi một tài liệu đều hiển thị thông tin kịp thời về số lượng các ca bệnh tại một địa điểm nhất định. Dữ liệu bao gồm thông tin vĩ độ và kinh độ và số người lây nhiễm được xác nhận tại địa điểm này.

    Điều khiến người ta sợ hăi đó là virus Trung Cộng (virus viêm phổi Vũ Hán, virus corona mới) có thể biến đổi nhiều lần, nghiên cứu vắc-xin có thể không theo kịp, cũng tức là không có thuốc chữa. Theo một nghiên cứu của Đức cho thấy, ngoài những người xác nhận lây nhiễm hiện chưa có thuốc chữa ra, người lây nhiễm không triệu chứng có lực truyền nhiễm c̣n lớn hơn tưởng tượng. Bởi v́ trong mẫu dịch họng có thể phát hiện, thời kỳ đầu phát bệnh và giai đoạn triệu chứng nhẹ đều có lượng lớn virus, bất cứ lần ho hoặc hắt x́ hơi nào đều rất nhanh chóng phát tán virus ra ngoài.

    Về vấn đề này, nhiều chuyên gia từng đưa ra cảnh báo, lần dịch bệnh này tuyệt đối khác với SARS, nó là cuộc chiến marathon lâu dài, thời gian có thể lên đến 18 tháng. Đài CNN tại Mỹ đưa tin, Viện nghiên cứu Robert Koch tại Đức chỉ ra, tỷ lệ lây nhiễm virus Trung Cộng trước ngày 9/5 vốn vẫn thấp hơn 1, nhưng hiện nay đă đạt đến 1,13. Cũng tức là, virus có thể khiến cho một người lây nhiễm b́nh quân cho một người.

    (Ghi chú: Virus gây bùng phát viêm phổi Vũ Hán là đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ, do chính quyền ĐCSTQ che giấu sự thật dẫn đến dịch bệnh lan ra toàn cầu. Người Vũ Hán, người Hồ Bắc và tất cả người Trung Quốc cùng nhân dân toàn thế giới đều là những người bị hại. ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, cũng không đại biểu được cho Trung Quốc, do đó, loại virus xuất hiện dưới sự cai trị của ĐCSTQ này nên được gọi là “virus Trung Cộng.”)

    Trí Đạt

  8. #338
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Hồng Kông: Nghị Viện náo loạn vì dự luật chống xúc phạm quốc ca Trung Quốc


    Nhân viên an ninh lôi các nghị sĩ đối lập Hồng Kông ra khỏi nghị trường ngày 18/05/2020. REUTERS - TYRONE SIU
    Trọng Thành
    Lần thứ hai kể từ đầu tháng, xô xát lại xẩy ra tại Nghị Viện Hồng Kông vào hôm nay, 18/05/2020, khi các dân biểu phe dân chủ ngăn cản việc ủy ban soạn thảo luật của Nghị Viện chuẩn bị đưa ra bỏ phiếu một dự luật gây tranh căi. Văn kiện nói trên liên quan đến việc khép vào tội h́nh sự bất cứ hành động nào xúc phạm đến quốc ca Trung Quốc.


    Theo AFP, hôm nay phe thân Bắc Kinh chiếm đa số tại Nghị Viện Hồng Kông chính thức đưa một nghị sĩ vào đảm nhiệm vị trí lănh đạo ủy ban soạn thảo luật, vốn không có người quản lư từ tháng 10/2019. Từ đó đến nay, do ủy ban này ngừng hoạt động, đă không có luật nào được thông qua. Đối lập kiên quyết chống lại việc bổ nhiệm, coi đây là một hành động "bất hợp pháp".

    Xô xát giữa hai phe đă nổ ra tại trụ sở Hội Đồng Lập Pháp Hồng Kông. Nhân viên an ninh đă can thiệp để đưa ra ngoài một số dân biểu đối lập có thái độ dữ dội nhất.

    Cảnh tượng ẩu đả này một lần cho thấy mức độ khủng hoảng chính trị sâu sắc tại Hồng Kông. Hồi năm ngoái, biểu t́nh đă diễn ra suốt 7 tháng liền, với nhiều vụ đụng độ đầy bạo lực giữa người biểu t́nh với cảnh sát, sau khi chính quyền thông qua một dự luật, cho phép dẫn độ sang Trung Quốc.

    Chính quyền Hồng Kông rốt cuộc đă phải rút bỏ luật này. Tuy nhiên, nh́n chung, Bắc Kinh tỏ ra không hề nhân nhượng các đ̣i hỏi dân chủ của người Hồng Kông. Việc chính quyền trung ương gây áp lực buộc Hồng Kông thông qua luật trừng phạt người xúc phạm quốc ca Trung Quốc là một ví dụ mới nhất, bên cạnh chủ trương đưa các chương tŕnh "giáo dục ḷng yêu nước" vào trường học Hồng Kông.

    Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh không can thiệp vào hoạt động của nhà báo Mỹ

    Vẫn liên quan đến Hồng Kông, hôm qua, 17/05, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra một thông báo cho biết, đă yêu cầu Bắc Kinh ngừng can thiệp vào hoạt động của các nhà báo Mỹ tại đặc khu Hồng Kông.

    Theo lănh đạo ngoại giao Mỹ, các nhà báo Hoa Kỳ không phải là "các cán bộ làm công việc tuyên truyền", và "mọi hành động xâm phạm đến chế độ tự trị và các quyền tự do tại Hồng Kông, được bảo đảm theo Tuyên bố chung Trung Quốc - Anh Quốc và Luật cơ bản của Hồng Kông chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc một quốc gia hai chế độ và quy chế đặc biệt của vùng lănh thổ này".

  9. #339
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Tập Cận B́nh nói Trung Quốc ủng hộ điều tra WHO, sau khi kiểm soát được COVID-19
    Trung Quốc thiết lập ngân quỹ $2 tỷ giúp thế giới đối phó với dịch
    May 18, 2020 cập nhật lần cuối May 18, 2020

    Người dân Trung Quốc đeo khẩu trang khi đi mua sắm ở Bắc Kinh. (H́nh: AP Photo/Mark Schiefelbein)
    BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh hôm Thứ Hai, 18 Tháng Năm, nói rằng Trung Quốc ủng hộ việc có cuộc điều tra toàn diện về nỗ lực chống COVID-19 toàn cầu dưới sự hướng dẫn của tổ chức WHO, nhưng chỉ làm điều này sau khi đại dịch được kiểm soát.

    Theo bản tin của hăng thông tấn Reuters, lời phát biểu của họ Tập được đưa ra trong bài diễn văn thu h́nh và gửi tới Đại Hội Đồng Y Tế Thế Giới, trong lúc việc Liên Âu và Úc kêu gọi có cuộc duyệt xét về nguồn gốc và sự lây lan nhanh chóng của COVID-19 đang ngày càng có sự ủng hộ nhiều hơn của thế giới.

    Cho đến nay đại dịch COVID-19 đă làm thiệt mạng hơn 310,000 người trên toàn cầu.

    Trước đây Trung Quốc vẫn chống các lời kêu gọi có cuộc điều tra từ Washington và Canberra, nhưng hôm Thứ Hai, Chủ Tịch Tập Cận B́nh cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ chấp nhận việc này.

    “Trung Quốc ủng hộ việc có một cuộc duyệt xét toàn bộ phản ứng của thế giới trước đại dịch sau khi dịch này được kiểm soát, để rút kinh nghiệm và sửa chữa thiếu sót. Tuy nhiên, điều này phải được tiến hành trong tinh thần khoa học và chuyên nghiệp, và cũng phải đặt dưới sự hướng dẫn của WHO; cùng là duy tŕ tinh thần khách quan và công bằng”.

    Họ Tập cũng nhắc lại lời bào chữa cho các hành động của Trung Quốc khi COVID-19 mới bắt đầu thấy xuất hiện ở quốc gia này, nói rằng Trung Quốc luôn công khai và minh bạch, cùng là nhanh chóng chia sẻ tin tức về dịch bệnh với thế giới.

    Tập Cận B́nh cũng loan báo Trung Quốc thiết lập ngân quỹ trị giá $2 tỷ để giúp thế giới chống ảnh hưởng kinh tế của dịch, nhất là ở các quốc gia đang phát triển, trong hai năm tới.

    Họ Tập nhân dịp này cũng hứa hẹn Bắc Kinh sẽ cung cấp thuốc vắc xin do họ chế tạo cho các quốc gia khác. (V.Giang) (kn)

  10. #340
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Những “chiến binh sói” của Trung Quốc đang nhe nanh quá thường xuyên?
    Gia Huy•Thứ Hai, 18/05/2020 • 1.3k Lượt Xem
    Các nhà ngoại giao và các cơ quan truyền thông chính thức của ĐCSTQ đă sử dụng giọng điệu chủ nghĩa dân tộc ngày càng quá khích để bảo vệ cách xử lư virus corona của Bắc Kinh. Nhưng các chuyên gia chính sách đối ngoại cho rằng điều này sẽ chỉ làm phần c̣n lại của thế giới xa lánh họ.


    Từ trái qua: Cảnh Sảng, Hoa Xuân Oánh và Triệu Lập Kiên.
    Các nhà ngoại giao “Chiến binh Sói” và truyền thông nhà nước Trung Quốc đang được yêu cầu “hạ giọng” trong nỗ lực bảo vệ cách thức xử lư đại dịch virus corona của Bắc Kinh.

    Không hài ḷng với những “chỉ trích không công bằng” của nước ngoài đối với Trung Quốc, các cơ quan báo chí chính thức và các nhà ngoại giao đă sử dụng giọng điệu chủ nghĩa dân tộc quá khích để bảo vệ nhà nước CS Trung Quốc.

    Tuy vậy, một số cố vấn chính sách đối ngoại hàng đầu ở Bắc Kinh nói rằng điều này chỉ khiến cho thế giới tránh xa Trung Quốc hơn.

    “Mục đích là để quảng bá sự vượt trội của hệ thống chính trị Trung Quốc, và xây dựng h́nh ảnh Trung Quốc như một nhà lănh đạo thế giới trong việc chống lại cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu,” Sỹ Ấn Hồng, cố vấn chính phủ và là giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Nhân dân, đă nói trong một hội thảo trực tuyến tuần trước.

    “Nhưng vấn đề là những nỗ lực này đă không nhận ra được sự phức tạp trên sân khấu toàn cầu trong cơn đại dịch, và chúng đă được thực hiện quá vội vàng, quá sớm, quá ầm ĩ, do đó có khoảng cách rất to lớn giữa điều muốn làm và điều đạt được,” ông cho biết.

    Áp lực đang gia tăng lên Bắc Kinh khi các nước trên thế giới yêu cầu một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. Mỹ và các quốc gia khác đang gây áp lực buộc Bắc Kinh phải minh bạch hơn.


    Cho tới thời điểm hiện tại, dịch bệnh đă lây lan ra toàn cầu, khiến hơn 4,8 triệu người nhiễm bệnh và gây tử vong cho hơn 316.000 người.



    > Truyền thông Đức: Ngoại giao “sói chiến” của ĐCSTQ chỉ làm hại chính ḿnh

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên được cho là người dẫn đầu nhóm “Chiến binh Sói” gồm có các đại sứ và các nhà ngoại giao cấp cao. Cái tên “Chiến binh Sói” được được đặt theo một chuỗi phim hành động yêu nước nổi tiếng ở Đại lục.

    Ông Triệu, người được biết đến v́ những tweet gây tranh căi, đă gây ra sự kích động khi quảng bá thuyết âm mưu rằng Mỹ có thể đă mang virus đến Vũ Hán, tâm dịch đầu tiên của nạn dịch tại Trung Quốc.

    Cách làm này của ông đă được các nhà ngoại giao Trung Quốc khác ở khắp thế giới áp dụng.

    Tại Paris, đại diện ngoại giao của Bắc Kinh là Lô Sa Dă (Lu Shaye) đă được Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập yêu cầu giải thích các b́nh luận trên trang web Đại Sứ quán Trung Quốc khi cho rằng Pháp đă để mặc những công dân cao tuổi chết tại các nhà chăm sóc.

    Trong lúc đó, cơ quan thông tấn Tân Hoa Xă đă gây xáo động dư luận với bài báo cho rằng Mỹ và thế giới “nợ Trung Quốc một lời xin lỗi và cảm ơn” v́ những nỗ lực của họ chống lại đại dịch.

    Trước t́nh h́nh này, ông Sỹ – cố vấn của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc từ năm 2011, đă đăng những cảnh báo của ḿnh lên một tài khoản mạng xă hội chính thức của trường đại học hôm 11/5.

    Ông cho biết Trung Quốc nên thay đổi giọng điệu “càng sớm càng tốt” và thay vào đó nên thực hiện cách tiếp cận nhiều sắc thái hơn đối với quan điểm chống Trung Quốc ngày càng gia tăng trong các nhà hoạch định chính sách ở Washington.

    “Khi cả truyền thông chính thức và không chính thức đều đang sử dụng giọng điệu quá khích để nói về Mỹ, điều này không có lợi đối với việc thay đổi nhận thức trong dư luận,” ông nói và đề nghị Bắc Kinh nên chỉ đạo một số cơ quan truyền thông chính thức thực hiện giọng điệu mang tính ḥa giải hơn.

    Ông Sỹ cũng kêu gọi dừng cuộc tranh luận về nguồn gốc của virus “bởi v́ điều này chỉ làm trầm trọng thêm tṛ chơi đổ lỗi giữa Trung Quốc và Mỹ,” nói rằng sẽ mất thời gian để t́m câu trả lời.

    > V́ sao chính sách “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc gây lo ngại?

    Trong một hội thảo trực tuyến riêng do Đại học Nhân dân tổ chức hôm 10/5, Châu Phong, trưởng khoa quan hệ quốc hệ của Đại học Nam Kinh, cho biết “các Chiến binh Sói” đă làm xấu đi căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington, và kêu gọi Trung Quốc giảm nhiệt t́nh h́nh và điều chỉnh chính sách ngoại giao.

    Một cố vấn hàng đầu khác cũng lên tiếng chỉ trích sự thay đổi về ngoại giao là Diễm Học Đồng (Yan Xuetong), một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của Trung Quốc về các vấn đề đối ngoại và an ninh.

    “Một số cơ quan truyền thông so sánh những bước tiến đạt được tại Trung Quốc và tại châu Âu trong việc chống lại đại dịch, và họ cho rằng [thành công của Trung Quốc] là do sự khác nhau về hệ thống chính trị,” ông Diễm đă nói với tạp chí Tài Tân (Caixin) ngày 30/4.

    “Loại rủi ro câu từ này tạo ra sự phản ứng dữ dội tại một số quốc gia châu Âu vẫn đang chiến đấu với dịch bệnh. Bất kỳ chỉ trích gián tiếp hay trực tiếp về hệ thống chính trị của các nước khác sẽ chỉ làm trầm trọng thêm xung đột ư thức hệ,” ông Diễm nhấn mạnh.

    Ông Yan, người nổi tiếng là diều hâu về chính sách đối ngoại, đă kín đáo bày tỏ sự không hài ḷng với các nhà ngoại giao hiếu chiến của nước này, cho rằng cần phải lư trí hơn. Ông cũng không đồng t́nh với việc hoạch định chính sách bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa dân tộc.

    Gia Huy (theo Inkstone)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •