Page 3 of 38 FirstFirst 123456713 ... LastLast
Results 21 to 30 of 377

Thread: Trung Hoa Tả Pí Lù

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Virus corona: Trung Quốc "giam lỏng" dân để ngăn ngừa lây nhiễm


    Người dân đeo khẩu trang bên ngoài ga Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 04/02/2020. REUTERS/Aly Song/File Photo

    Tại Pháp, khủng hoảng niềm tin trong nội bộ đảng cầm quyền Cộng Ḥa Tiến Bước (LREM) giữa một bên là lập pháp và và bên kia là hành pháp ; đảng Dân Chủ Mỹ bị chia rẽ sau kết quả bầu cử sơ bộ ở tiểu bang Iowa, tổng thống Mỹ đương nhiệm trên thế thượng phong trong cuộc bầu cử tổng thống là chủ đề chính trên các nhật báo Pháp ra ngày 06/02/2020.



    Dù không đăng trên trang nhất, nhưng virus corona mới (2019-nCoV) vẫn tiếp tục được các báo đề cập. Cả Le Monde và Les Echos cùng quan tâm đến sự kiện « Các biện pháp giam lỏng được mở rộng ở Trung Quốc », ngoài Vũ Hán, hiện được áp dụng thêm ở ba thành phố ở tỉnh Chiết Giang (phía đông Trung Quốc) để pḥng lây nhiễm virus corona mới (2019-nCoV).

    Hai nhật báo đưa tin, Hàng Châu (Hangzhou), ở tỉnh Chiết Giang, đang áp dụng biện pháp hạn chế đi lại. Mỗi gia đ́nh chỉ được phép có một người ra khỏi nhà đi chợ hai ngày một lần. Sau Hàng Châu, thêm ba thành phố cũng áp dụng biện pháp « giam lỏng » là Thai Châu (Taizhou), Ôn Châu (Wenzhou) và Ninh Ba (Ningbo). Liệu Thượng Hải, thành phố lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ cách Hàng Châu chưa đầy 200 km, sắp phải chịu những biện pháp tương tự ?

    Thị trưởng Ôn Châu, nói rơ : « Người dân không được ra khỏi nhà trong ṿng một tuần ». Ôn Châu có hơn 3 triệu dân và có hơn 170.000 người đi làm ở tỉnh Hồ Bắc, vùng dịch virus corona mới và về nhà ăn Tết nguyên đán. Trong số lao động đó, có thể rất nhiều người đă nhiễm virus corona mới và biến thành phố này thành địa phương bị nhiễm nặng nhất ngoài vùng ổ dịch Hồ Bắc.

    Một số nhân chứng ở Ôn Châu thuật lại đời thường của họ với nhật báo Le Monde. Joss Van der Broek, một người Hà Lan 49 tuổi, chủ một nhà hàng ở Ôn Châu từ 9 năm nay, cho biết là đă 3 đêm, ông phải ngủ lại nhà hàng ở trung tâm thành phố. Dân làng nơi ông sinh sống, nằm ở ngoại ô, đă đóng mọi ngả đường, chỉ để mở một lối vào duy nhất, được người dân thay nhau canh gác trước rào chắn bằng tre. Họ để ông đi, nhưng cảnh báo « không thể cho ông vào làng ». Trong làng có rất nhiều người già.

    Hou Shenglie, một người dân khác sống ở Ôn Châu, cho Le Monde biết cả gia đ́nh ông phải ở trong nhà. Ông được nhiều tờ giấy mầu hồng, kiểu « giấy thông hành », trên đó ghi : « Khu phố Doumen, giấy phép ra ». Giấy này chỉ được sử dụng một lần nên chính quyền địa phương khuyến cáo mỗi gia đ́nh chỉ nên dùng một phiếu hai ngày một lần để đi chợ. Ngoài ra, theo ông Hou, « các biện pháp kiểm tra được thực hiện rất chặt chẽ. Họ đang tách các khu dân cư trong thành phố ».

    Ở Hàng Châu, cũng tương tự, người dân nhận được giấy cho phép ra khỏi nhà hai lần mỗi tuần để đi chợ và mỗi nhà chỉ có một người được phép ra. C̣n ở Thai Châu, xe mang biển số từ địa phương khác bị cấm vào thành phố, nếu lái xe không có giấy tờ hợp lệ cần thiết. Một số thành phố khác ở tỉnh Chiết Giang, như Thiệu Hưng (Shaoxing) hay Nghĩa Ô (Yiwu), cũng áp dụng những biện pháp tương tự.

    Trên mạng xă hội, nếu như một số người dường như chấp nhận bị hạn chế đi lại, một số khác th́ lên án những biện pháp kiểu « chuyện đă rồi ». Khác với Vũ Hán, các thành phố ở Chiết Giang không báo trước các biện pháp cách ly. Ví dụ ở Ôn Châu, trong số 46 điểm vào thành phố, chỉ có 9 điểm được mở cửa và bị kiểm soát.

    Hàng triệu người lao động, về quê ăn Tết, giờ chờ đèn xanh của chính quyền để trở về nơi làm việc. Chính những đợt di chuyển lớn như thế này khiến giới chuyên gia lo ngại dịch bệnh lan truyền nhanh hơn, đặc biệt trong hệ thống giao thông công cộng ở những thành phố lớn. Để cố hạn chế phần nào khả năng lây lan, kiểm tra thân nhiệt trở thành chuyện b́nh thường ở mỗi lối vào chung cư hay siêu thị. Nhiều cơ quan hành chính ở Bắc Kinh cho phép công chức « từ nơi khác đến » làm việc tại nhà trong ṿng hai tuần.

    Le Monde kết luận, ba thành phố ở tỉnh Chiết Giang đang trở thành pḥng thí nghiệm cho một Trung Quốc, xây từng bức tường nhỏ ngăn cách, để dựng lên Vạn Lư Trường Thành ngăn dịch. Trong khi chưa dập tắt được dịch, chính phủ Trung Quốc che giấu những lời chỉ trích và mở rộng tuyên truyền. Một chiến dịch được Le Figaro phân tích trong bài : « Virus corona : Tập Cận B́nh mạnh tay kiểm duyệt ».

    Virus corona : Bao nhiêu ca được chữa khỏi ?

    Tính đến ngày 06/02/2020 đă có hơn 28.000 ca nhiễm virus corona mới được xác nhận. Nhưng có bao nhiêu ca được chữa khỏi ? Nhật báo Libération đặt câu hỏi, vốn cho đến nay vẫn ít được đề cập.

    Theo kết quả của một nhóm nghiên cứu, thuộc trường Đại học Johns-Hopkins ở Baltimore, Mỹ, có 910 người được chính thức chữa khỏi virus corona mới. Con số này lớn hơn tổng số người chết là 563, tính đến ngày 06/02. Riêng tại Pháp, 6 người nhiễm virus corona mới vẫn chưa được chữa khỏi.

    Để có được số liệu trên, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Johns-Hopkins đă dựa vào dữ liệu được 5 tổ chức cung cấp : Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc, Trung tâm Pḥng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Âu, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ và DXY (cơ sở dữ liệu của các chuyên gia y tế Trung Quốc).

    Theo Tổng Cục Y Tế Pháp (DGS), một người bệnh được coi là được chữa khỏi khi đáp ứng được các « điều kiện khỏi bệnh » do WHO ấn định : sau khi hết triệu chứng, bệnh nhân đó được thử mẫu nước bọt và niêm dịch và phải có kết quả « thử PCR âm tính trong ṿng 24 giờ cách biệt ».

    Công xưởng thế giới đắp chiếu v́ virus corona

    Theo nhật báo Le Figaro, về mặt chính thức, hàng trăm ngh́n nhà máy ở Trung Quốc sẽ hoạt động trở lại vào ngày 09/02, hoặc chậm nhất là ngày 13/02 ở tỉnh Hồ Bắc. Thế nhưng, chưa có ǵ là chắc chắn.

    Truyền thông Trung Quốc đồng loạt chỉ trích việc một nhà máy dệt may ở miền nam mở cửa trở lại. Ông chủ nhà máy đang bị tạm giam. Chính quyền trung ương đưa ra chỉ thị rơ ràng : an ninh trước đă, kinh tế tính sau. Hiện chỉ có những nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế và một số nông phẩm được phép hoạt động. Hàng loạt nhà máy gia công cho các tập đoàn quốc tế đành đắp chiếu cho đến khi có lệnh mới. Dịch virus corona đưa ra bằng chứng : Trung Quốc vẫn là công xưởng của thế giới, cung cấp đến 20% sản lượng thế giới và các nhà máy này cung cấp gần 1/3 GDP của Trung Quốc.

    Hệ quả, Foxconn tạm ngừng cung cấp thiết bị cho Apple, các nhà máy của Hyundai ở Hàn Quốc phải ngừng sản xuất v́ thiếu thiết bị dây cáp được sản xuất ở Trung Quốc, Tesla phải thông báo hoăn ngày ra mắt mẫu xe điện Model 3 ở Trung Quốc, được dự kiến vào đầu tháng Hai. Văn pḥng IHS Markit thẩm định virus corona có thể sẽ làm giảm 1,7 triệu xe được sản xuất trong năm 2020.

    Những lĩnh vực khác như dệt may, điện thoại di động, đồ gia dụng… đều gặp vấn đề với các nhà cung cấp Trung Quốc v́ dịch virus corona. Đối với một số tập đoàn lớn, đă đến lúc phải t́m đến giải pháp đa dạng hóa nguồn sản xuất. Xiaomi đă chuyển một phần đơn hàng sang Việt Nam và Thái Lan. Electrolux, phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, đă lập một nhóm nghiên cứu để t́m những nhà cung cấp mới.

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Công an Trung Quốc rượt bắt người nghi nhiễm nCoV nhưng không chịu cách ly




  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Virus corona : Quá phẫn nộ, người dân Trung Quốc không c̣n sợ hăi


    Một trung tâm hội nghị triển lăm được chuyển thành bệnh viện ở Vũ Hán ngày 05/02/2020. STR / AFP

    Ngày càng đông đảo người Trung Quốc bày tỏ sự giận dữ trên các mạng xă hội, trước sự lây lan nhanh chóng của con virus 2019-nCoV. Sau khi Tập Cận B́nh kêu gọi « tăng cường kiểm soát truyền thông và internet », một trong những người chỉ trích ông Tập mạnh mẽ nhất vẫn đăng bài « Người dân phẫn nộ không c̣n sợ hăi nữa », tố cáo độc tài, sự thất bại trước Donald Trump và cả ở Hồng Kông, Đài Loan.



    Dịch bệnh virus corona, đặc biệt là cái chết của vị bác sĩ trẻ đă gióng lên tiếng chuông cảnh báo ở Vũ Hán ; nước Mỹ tiếp tục chia rẽ sau vụ truất phế Donald Trump bất thành ; Kirk Douglas, huyền thoại cuối cùng của Hollywood qua đời ở tuổi 103. Đó là những chủ đề được các báo Pháp quan tâm nhất hôm nay.

    Xă hội dân sự Trung Quốc dậy sóng

    Trong bài « Sự phẫn nộ của xă hội dân sự Trung Quốc », Le Monde nhận xét việc quản lư khủng hoảng dịch corona hiện nay bị chỉ trích mạnh mẽ không chỉ trên mạng xă hội, mà cả từ truyền thông. Người ta không c̣n tự kềm chế việc phê phán chính quyền trung ương Trung Quốc.

    Bác sĩ, trí thức, nhà báo hoặc chỉ là những người dân b́nh thường…ngày càng đông đảo người Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ hoặc thất vọng trên các mạng xă hội, trước sự lây lan nhanh chóng của con virus 2019-nCoV, mà đến hôm nay đă làm 636 người chết và 31.161 người nhiễm bệnh, theo số liệu chính thức.

    Trước hết là 8 bác sĩ ở Vũ Hán, bị công an bắt hôm 01/01/2020 v́ đă báo động « quá sớm » về sự nguy hiểm của virus corona mới. Dù Ṭa án Tối cao đă phục hồi danh dự, nhưng cư dân mạng vẫn tiếp tục phê phán. Trên Vi Bác và WeChat, người ta viết « Thay v́ xử lư vấn đề, họ lại bắt người cảnh báo », « Chính quyền Vũ Hán là những kẻ quan liêu, đây là nạn dịch của đất nước ». Nhiều người chia sẻ h́nh ảnh những người dẫn chương tŕnh truyền h́nh trên CCTV hồi đầu tháng Giêng loan báo vụ bắt bớ này với ḍng chữ « Tám người loan tin thất thiệt bị bắt và điều tra ».

    Đọc thêm: Virus corona : Ṭa án Trung Quốc phục hồi danh dự cho 8 bác sĩ
    Cái chết của bác sĩ Lư Văn Lượng gây phẫn nộ tột đỉnh

    Phẫn nộ lên đến đỉnh điểm khi bác sĩ Lư Văn Lượng (Li Wenliang), một trong tám bác sĩ nói trên đă qua đời, chính thức là vào ba giờ sáng hôm nay. Tất cả các báo Pháp không kịp đưa tin trên báo giấy, đều cập nhật trên mạng. Le Figaro nhận xét thảm kịch này gây phẫn uất trước một chế độ sẵn sàng thí mạng người dân với danh nghĩa « ổn định xă hội ».

    Tin người bác sĩ nhăn khoa 34 tuổi qua đời vào tối hôm qua đă gây xúc động lớn, khiến chính quyền sau đó nói rằng bác sĩ Lư đang được hồi sức tích cực, măi đến bốn giờ sáng th́ bệnh viện mới xác nhận. Le Monde nhận định, hiếm khi nào thấy những lời b́nh lại thống nhất như thế trên mạng xă hội Trung Quốc, rất nhiều cư dân mạng cho biết chờ đợi lời xin lỗi của chính quyền.

    Le Figaro ghi nhận trong suốt mấy tiếng đồng hồ, hashtag « tự do ngôn luận » và bài hát « Do you hear the people sing ? » của người biểu t́nh Hồng Kông nở rộ trên mạng Vi Bác, thách thức kiểm duyệt. Một người viết « Tôi hy vọng có thể lập ra một đạo luật mang tên Lư Văn Lượng để xúc tiến tự do ngôn luận », câu này nay đă bị xóa trên Vi Bác.

    La Croix cho biết thêm, người bác sĩ « tử đạo » có một con trai c̣n nhỏ, vợ đang mang bầu nhưng chị cũng bị nhiễm virus corona như cha mẹ. Theo tờ báo, trong trái tim người dân, bác sĩ Lư Văn Lượng không chỉ là h́nh mẫu của sự chính trực, nhưng c̣n là nạn nhân bi thảm của một hệ thống chính trị độc đoán, tham tàn. Hai ngày trước khi mất, từ giường bệnh ông đă thổ lộ với CNN : « Nếu chính quyền công bố sớm nạn dịch, tôi tin rằng t́nh h́nh đă tốt hơn. Họ cần phải cởi mở và minh bạch » - một di chúc thực sự.

    Trước khi bác sĩ Lư Văn Lượng qua đời, đă có những bác sĩ Vũ Hán thẳng thắn tố cáo t́nh h́nh khác hẳn với trên tivi. Bác sĩ Peng Zhiyong nói với tạp chí Tài Kinh : « Tôi thường phải rơi nước mắt v́ vô số bệnh nhân không được nhập viện, họ gào khóc trước bệnh viện. Một số c̣n quỳ gối xin tôi cho vào viện, nhưng tôi không thể làm ǵ cho họ v́ các giường bệnh đều chật kín người ». Ông c̣n kể lại câu chuyện một phụ nữ mang thai từ nông thôn lên, đă chi ra số tiền tương đương 26.000 euro, rồi sau đó không c̣n khả năng đóng tiền tiếp và nay đă chết, trước khi nhà nước quyết định gánh chi phí. Cư dân mạng c̣n xúc động trước cái chết của Yan Cheng, một cậu bé bị liệt đă qua đời do cha và anh bị cách ly, không ai chăm sóc cậu.

    Các « nhà báo công dân » dũng cảm đưa tin

    Để nói lên sự thật, một số người đă quyết định vào cuộc. Luật sư Trần Thu Thực (Chen Qiushi), người từng tường thuật các sự kiện ở Hồng Kông và bị công an cảnh cáo, đă lên chuyến tàu cuối cùng đến Vũ Hán trước khi thành phố này bị cô lập hôm 23/1. Từ đó đến nay, ông liên tục thông tin về t́nh h́nh tại chỗ, trong các video ông luôn xuất hiện với khẩu trang, kính bảo vệ.

    Vị luật sư « chuyển nghề » thành nhà báo đi khắp các bệnh viện, hỏi chuyện những y tá hiếm hoi c̣n chịu phát biểu, và cùng với những người t́nh nguyện kiểm tra hư thực của các thông tin. Khi một cư dân mạng đăng video về ba xác người bị bỏ mặc trong hành lang một bệnh viện của Hồng thập tự, ông Trần xác nhận được tin này nhờ một y tá. Ông cũng báo động về vụ bắt giữ Fang Bin, một nhà báo công dân khác, người đă đếm các xác chết trong một xe tang đậu trước bệnh viện.

    Sau khi Tập Cận B́nh hôm 4/2 kêu gọi đảng Cộng Sản Trung Quốc « tăng cường kiểm soát truyền thông và internet », một trong những người chỉ trích ông Tập mạnh mẽ nhất là giáo sư Hứa Chương Nhuận (Xu Zhangrun) vẫn đăng trên mạng xă hội ở nước ngoài một bài viết có tiêu đề « Người dân phẫn nộ không c̣n sợ hăi nữa ». Theo ông, « sự hỗn loạn ở Hồ Bắc chỉ là phần nổi của tảng băng, tất cả các tỉnh khác đều như thế ». Bài viết tố cáo các quan chức tham nhũng, chủ nghĩa toàn trị trong việc giám sát toàn dân, thất bại trước Donald Trump và cả ở Hồng Kông, Đài Loan.

    Bây giờ phải chăng đến lượt chính quyền phải sợ ? Đó là ư kiến của Hồ Giai (Hu Jia), nhà đấu tranh nhân quyền từng được giải Sakharov của Nghị Viện Châu Âu. Ông cho biết bộ trưởng Công An mới đây đă tổ chức ba cuộc hội nghị về vấn đề « an ninh ».

    Đọc thêm: Trung Quốc : Một đế quốc tử chiến với một con virus
    Virus corona đe dọa Thượng Hải, nhiều địa phương âm thầm phong tỏa

    La Croix lưu ư « Tại Trung Quốc, virus corona lan tràn và đang đe dọa Thượng Hải ». Con virus từ từ lan về phía đông, cách Vũ Hán 800 kilomet, tiến vào nhiều thành phố lớn vùng duyên hải, chiếc nôi của phép lạ kinh tế Trung Quốc. Thậm chí Thượng Hải với 20 triệu dân, tủ kính trưng bày sự hiện đại của Trung Quốc trước thế giới, đang lâm vào ṿng nguy hiểm. Việc cô lập thành phố khổng lồ này, sẽ có tác động như một trận động đất.

    Nhưng trước mắt đă có trên 800 ca ở Chiết Giang, thành phố hơn 60 triệu dân (lớn hơn Hồ Bắc), c̣n Ôn Châu th́ đă bị cách ly toàn bộ. Trên thực tế, rất nhiều thành phố nhỏ và trung b́nh đă lặng lẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát, cấm người từ địa phương khác đến, nhất là Hồ Bắc. Tại tỉnh Hà Nam (110 triệu dân, nằm ở phía bắc Hồ Bắc), thị trấn Trú Mă Điếm (Zhumadian) chỉ cho phép mỗi gia đ́nh có một người được ra khỏi nhà năm ngày một lần, và hứa thưởng tiền cho những ai « chỉ điểm » người từ Hồ Bắc sang.

    Tổng cộng số người đang bị cô lập ở Trung Quốc được ước tính lên đến khoảng 80 triệu, tuy chính quyền không chính thức công bố như ở Vũ Hán hôm 23/1. Vào lúc đó dưới áp lực quốc tế, Bắc Kinh muốn chứng tỏ có những biện pháp cứng rắn để chống dịch, tại thành phố ít được biết đến này. Vài phút sau, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hoăn lại việc công bố t́nh trạng khẩn cấp quốc tế. Măi đến ngày 30/1 rốt cuộc quyết định cũng được đưa ra, nhưng theo La Croix, lần lựa đến một tuần lễ, t́nh h́nh đă khác biệt một trời một vực.

    Tàu Diamond Princess : Chuyến du lịch trong mơ thành ác mộng

    Le Figaro quan tâm đến sự kiện 3.700 hành khách trên chiếc tàu Diamond Princess bị cách ly ở Nhật v́ virus corona. Chuyến du lịch bằng tàu biển tưởng như trong mơ bỗng biến thành ác mộng, sau khi một hành khách đă xuống tàu tại Hồng Kông bị phát hiện nhiễm bệnh. Khủng hoảng càng tăng thêm khi đến hôm nay, theo AFP, đă có 61 người trên tàu bị lây nhiễm !

    Những người chính thức xác nhận bị nhiễm corona đă được đưa xuống tàu và nhập viện ở Nhật. Những khách c̣n lại trên tàu bị buộc phải ở trong ca-bin ít nhất 14 ngày, bữa ăn kiểu bệnh viện được các nhân viên y tế bịt mặt và đeo găng mang đến. Khách nào ở ca-bin không cửa sổ được lên boong tàu hóng gió tối đa 90 phút mỗi ngày, người này đứng đứng cách người kia một mét, bị nhân viên phụ trách cách ly theo dơi chặt chẽ. Le Monde cho biết thêm, chính quyền Nhật hôm 6/2 đă tiếp tế thực phẩm và vật liệu y tế, nhất là 7.200 khẩu trang và 4.000 nhiệt kế.

    Một cặp vợ chồng người Mỹ qua CNN đă kêu gọi tổng thống Donald Trump gởi máy bay tới giải cứu. Lo âu tràn ngập đối với những ai đă từng tiếp cận những người nhiễm bệnh, trên tàu và cả ở những cảng mà chiếc tàu từng ghé qua sau khi xuất phát hôm 20/1 ở Yokohama : Hồng Kông, Việt Nam, Đài Loan, Okinawa…Riêng Nhật Bản hiện có đến 86 bệnh nhân nhiễm virus corona, nhiều nhất sau Trung Quốc. Chính quyền đang hoang mang khi sự kiện lớn được chuẩn bị từ nhiều năm qua là Olympic Tokyo ngày 24/7 sẽ khai mạc.

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Bác sĩ Lư Văn Lượng - Không có tự do để nói lên sự thật, không có tự do để Ra Đi



  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Virus Corona : Người Đài Loan thành con tin ở Vũ Hán


    Ảnh minh họa : Người Đài Loan đeo khẩu trang pḥng ngừa lây nhiễm. REUTERS/Yimou Lee

    Ngay cả khi đang lao đao v́ dịch virus corona như lúc này, Bắc Kinh vẫn muốn khẳng định Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.


    Sau một thời gian làm ngơ trước các đ̣i hỏi của chính quyền Đài Loan đưa công dân của họ hồi hương, Bắc Kinh đă chấp nhận tổ chức cho người Đài Loan về nước nhưng theo cách coi thường chính quyền Đài Loan. Khoảng một ngh́n người Đài loan tiếp tục bị kẹt lại Vũ Hán v́ những những hiềm khích giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.

    Thông tín viên Adrien Simorre tại Đài Bắc cho biết:

    Chuyện bắt đầu từ cuối tuần qua, khi những người Đài Loan bị mắc kẹt ở Vũ Hán tổ chức họp báo đ̣i được hồi hương. Các thủ tục từ phía chính quyền Đài Loan đến khi đó vẫn bị Bắc Kinh làm ngơ v́ họ coi Đài Loan như một tỉnh của Trung Quốc.

    Thứ Ba vừa rồi cuối cùng Trung Quốc cũng thuê một chuyến bay riêng để đưa người Đài Loan về quê. Trước đó, Đài Bắc đă chuyển một danh sách các công dân của họ cần đưa đi trước.

    Nhưng bất ngờ là danh sách các hành khách mà Bắc Kinh cho lên máy bay không giống với danh sách của Đài Loan. Đặc biệt có 3 người được bổ sung vào phút chót. Trong số đó có một hành khách bị nhiễm virus. Đó là trường hợp bị nhiễm thứ 10 ở Đài Loan.

    Vụ việc ngay lập tức làm dấy lên tin đồn tố Bắc Kinh đă cố t́nh muốn hại Đài Loan. Tuy nhiên vẫn giữ thận trọng, chính quyền Đài Bắc lên án Bắc Kinh chi phối thủ tục đưa người hồi hương của họ, và coi đó là hệ quả trực tiếp của việc Trung Quốc từ chối thừa nhận tính chính đáng của chính phủ Đài Loan được bầu lên một cách dân chủ.

    Đáp lại, Đài Bắc đă cho ngừng 5 chuyến bay đưa người Đài Loan hồi hương do Trung Quốc đề xuất, đồng thời đ̣i phải có sự minh bạch trong việc này.

    Trở thành con tin, hiện vẫn c̣n khoảng từ 500 đến 1.000 người Đài Loan mắc kẹt tại Vũ Hán.

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Bi và Nộ dưới sự ra đi của Lư Văn Lượng - Người dân Trung Quốc không c̣n sợ chế độ!




  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Cuộc Cách Mạng Văn Hoá Corona


    Vũ Đông Hà (Danlambao) - "Mỗi người từ Hồ Bắc là một trái bom nổ chậm!"


    Bạn nghĩ ǵ về biểu ngữ trên. Nếu bạn ở Sài G̣n, Paris, London, Los Angeles, New York, Sysney... cảm giác của bạn sẽ ra sao khi thành phố bạn ở bị dịch và những biểu ngữ này được giăng lên khắp phố phường: "Trở về quê cũ với bệnh nhiễm là những đứa con bất hiếu", "Những kẻ không ra tŕnh diện là một quả bom vi khuẩn"; "Ai che giấu cơn sốt là kẻ thù của nhân dân"; "Đeo mặt nạ chỉ tốn 2 đồng một ngày, hay sẽ mang máy thở với giá hàng chục ngàn nhân dân tệ"; "Đi thăm thân nhân và bạn bè th́ năm tới trong nhà chỉ c̣n một con chó sống sót"...



    Từ cơn lốc đại dịch Corona, một cuộc "cách mạng văn hoá" mùi vị Mao Trạch Đông đang ươm mùi bốc lên khắp nước Tàu.



    Đối với nhiều người dân sống lâu năm dưới chế độ độc tài và đă bị nhiễm vi khuẩn cộng sản dài hạn, những biểu ngữ đỏ chói khắp nơi được xem là nỗ lực của chế độ. Nó là kết quả cụ thể của những tuyên bố quyết liệt từ Bắc Kinh tuyên chiến với đại dịch. Nó là sản phẩm PR được dùng để chứng minh với cả tỉ dân Tàu cũng như với thế giới về tinh thần trách nhiệm của đảng và nhà nước cộng sản. Nói cách khác, đặt trong tư duy của một quốc gia mà suy nghĩ của người dân bị ảnh hưởng bởi hệ thống tuyên truyền khổng lồ của chế độ, gói ghém trong "truyền thống cách mạng đủ thứ" - thứ ǵ cũng là cuộc cách mạng - th́ những khẩu hiệu trên được xem là điểm son của chế độ. V́ là "son" nên chúng đă được treo lên trong niềm hănh diện son sắt của một dân tộc bị nhiễm trùng.

    Nhưng với góc nh́n nằm ngoài năo trạng của những người cộng sản th́:

    B́nh thường nếu bệnh dịch xảy ra, hầu hết người dân sẽ t́m mọi cách để đi bác sĩ, nhập viện để được chữa trị. Những khẩu hiệu trên đă gián tiếp xác nhận một điều bi thảm đang xảy ra tại nước Tàu cộng sản: Giao số phận ḿnh cho hệ thống y tế của chế độ có xác xuất chết cao hơn là ở nhà... uống nước trà chanh gừng! V́ vậy, bên cạnh những người xếp hàng ṃn mỏi chờ đợi nhập viện, hay nằm co dưới sàn sau đó v́ nhà thương không đủ giường... nhiều người đă trốn.

    Những người phải đào tẩu, trốn tránh hệ thống "lo cho dân" của đảng đương nhiên trở thành hiểm hoạ lây lan cho xă hội. Từ quyết định chẳng đặng đừng của họ, chế độ đă "hợp thức hoá" họ thành "kẻ thù của nhân dân". Nh́n xuyên suốt vấn đề th́ chính họ là nạn nhân của một guồng máy cai trị vừa bất tài vừa bất lực vừa vô nhân. Dưới chế độ đó, nhiều người chưa nhiễm bệnh đang phụ họa với bộ máy cường quyền, phán xét hàng xóm của ḿnh là những đứa con bất hiếu, những kẻ thù của nhân dân, những quả bom nổ chậm... cũng là những kẻ đang xếp hàng để trở thành kẻ thù, bất hiếu, bom ḿn khi đến lượt họ bị nhiễm coronavirus.

    Cuộc Cách Mạng Corona đang ươm mầm sẽ sinh thêm một loại vi khuẩn độc ác khác tương tự như "Coromao" thời Đại Cách Mạng Văn Hóa Giai Cấp Vô Sản. Đó là vi khuẩn Căm Thù. Giống như Mao muốn đánh lạc hướng người dân sau đại thảm họa của cuộc cách mạng Đại Nhảy Vọt, để cả tỷ người bớt soi mói sự bất tài của chế độ, bớt đi nỗi âu lo đại dịch làm suy giảm niềm tự hào Đại Hán và giấc mơ Trung Hoa thành ác mộng Vũ Hán, chế độ kéo từng con mắt của dân Tàu sang hướng khác, nhắm vào một đối tượng mới - những người bị nhiễm bệnh, và nh́n họ với thái độ truyền thống Mao Trạch Đông: Căm Thù.

    Sau này, khi đại dịch trở thành đại nạn quốc gia, con số bị nhiễm và người chết cao hơn dữ kiện chính thức công bố th́ Bắc Kinh đă có "kẻ thù nhân dân" để đổ thừa, đổ lỗi: Chính những kẻ thù này đă phá hoại công cuộc chống dịch rất hiệu quả của đảng và chính chúng đă làm cho nhà nước không thể có dữ kiện chết người chính xác!

    Với cuộc Cách Mạng Corona và nếu chiều hướng nCoV tiếp tục lan rộng, trong những ngày tháng tới, đạo quân hùng hậu nhất trong cuộc chiến chống dịch không phải là những bác sĩ, y tá, chuyên gia y khoa. Nó sẽ là những hồng vệ binh trên khắp phố phường và những sư đoàn dư luận viên của Đảng 5 Hào ngày đêm hành quân trên mạng. Lư do? Trong cuộc chiến chống coronavirus, ưu tiên hàng đầu của chế độ không phải là sinh mạng của vài trăm ngàn người trong một nước gần 1,5 tỷ người mà nó phải là sự sống c̣n của Trung Quốc Cộng Sản Đảng.

    Không ai có thể đem con vi khuẩn mang kư hiệu 2019-nCoV ra đấu tố, chửi bới, ném đá, bằm chém để lấy căm thù che lấp sợ hăi. Nhưng dưới sự lănh đạo của đảng quang vinh và hoàng đế Tập Cận B́nh vĩ đại, người dân Trung Hoa sẽ có những tên bất hiếu, kẻ thù của nhân dân đang chứa chấp những con nCov để thoả cơn thù hận. Căm thù và đối tượng căm thù là linh dược và lối thoát khỏi cơn bức bối mà chế độ luôn luôn thừa mứa để ban phát cho dân nhằm bảo đảm nhân dân không căm thù... đúng người, đúng chỗ!

    09.02.2020


    Vũ Đông Hà
    danlambaovn.blogspot .com

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Do virus corona, Trung Quốc đối mặt với virus đ̣i tự do ngôn luận


    Tầu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vắng người v́ dịch virus corona mới, ngày 10/02/2020. REUTERS/Carlos Garcia Rawlins

    Tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh đang vật vă đối đầu cùng lúc với hai loại virus : Một là virus corona đang hoành hành và hai là virus đ̣i cải cách « chính trị ». Cái chết của bác sĩ Lư Văn Lượng, một trong số tám bác sĩ đầu tiên báo động về sự xuất hiện của virus corona chủng mới đă làm dấy lên làn sóng chỉ trích và đ̣i tự do ngôn luận.



    Đảng Cộng Sản Trung Quốc cứ tin rằng ḿnh đă làm chủ sự thật. Thế nhưng, cái chết của Lư Văn Lượng do nhiễm virus corona khi chăm sóc một người bệnh đang gióng chuông báo động chế độ chuyên chế lâm nguy. H́nh ảnh tự chụp của vị bác sĩ nhăn khoa trẻ tuổi đang trên giường bệnh đăng trên các mạng xă hội chẳng khác ǵ một bằng chứng tố cáo chế độ toàn trị, đồng thời làm bùng phát những lời kêu gọi hiếm có đ̣i cải cách chính trị và tự do ngôn luận.

    Hai lá thư công khai đ̣i tự do ngôn luận từ một số nhà trí thức đă được đăng trên mạng xă hội Weibo (tương đương với Twitter) nhưng ngay sau đó đă bị kiểm duyệt. Lá thư thứ nhất được 9 giáo sư tại một đại học có tên tuổi ở Bắc Kinh kư tên đưa ra năm yêu sách, trong đó đ̣i hỏi thứ nhất là lấy ngày mồng 06 tháng Hai là ngày tự do ngôn luận toàn quốc. Đối với nhiều người dân Trung Quốc, bác sĩ Lư qua đời vào ngày 6/2 chứ không phải là ngày 7/2 như thông báo của chính quyền.

    Theo báo Pháp Le Monde, con số « năm » đ̣i hỏi cũng không phải là một sự ngẫu nhiên. Đặng Tiểu B́nh vào cuối năm 1978 từng đưa ra 4 cam kết hiện đại hóa đất nước, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Đ̣i hỏi thứ Năm là đ̣i « Dân chủ » do một kỹ sư điện đưa ra ngầm nhắc đến « Mùa Xuân Bắc Kinh ».

    Thư ngỏ thứ hai là do 10 giáo sư đại học Vũ Hán cũng đ̣i tự do ngôn luận - như được quy định trong Hiến Pháp, đồng thời c̣n kêu gọi chính quyền phải có lời « xin lỗi công khai » đối với những bác sĩ đưa ra báo động và phải công nhận bác sĩ Lư như « anh hùng dân tộc ». Trước đó, hashtag « Tôi muốn có tự do ngôn luận » tập hợp được hơn 1,5 triệu lượt người xem nhưng cũng đă bị bộ máy kiểm duyệt xóa.

    Đành rằng mô h́nh chế độ chuyên chế cho phép ông Tập Cận B́nh khả năng « cách ly nghiêm ngặt » hàng trăm triệu người dân nhằm ngăn chận dịch bệnh lan rộng. Đành rằng chính sách cai trị độc tài cho phép các bệnh viện khổng lồ tại Trung Quốc mọc lên chỉ trong ṿng vài ngày. Thế nhưng cái chết của bác sĩ Lư lại làm cho niềm tin của người dân vào chính phủ ngày càng thêm bị xói ṃn. Bản « khế ước » ngầm mà chế độ cứ tưởng được người dân chấp nhận, tức là từ bỏ những quyền tự do cá nhân để đổi lấy an ninh và sự thịnh vượng, có nguy cơ bị tan vỡ.

    Bởi v́, sự việc cho thấy rơ, lănh đạo Trung Quốc Tập Cận B́nh và guồng máy chính trị « h́nh chóp » của ông chưa bao giờ học thuộc bài học dịch SARS 2002-2003 làm hơn 650 người chết, 8.000 người bị nhiễm bệnh, hay trận động đất năm 2008, làm hơn 70.000 người chết, 18.000 người mất tích và hơn 374.000 người bị thương.

    Nguyên nhân chính là ǵ ? Ngay khi đó là một lĩnh vực nhạy cảm, đảng Cộng Sản Trung Quốc t́m cách duy tŕ và gia tăng độc quyền thông tin. Hơn bao giờ hết, dưới thời Tập Cận B́nh, việc kiểm soát thông tin đă trở thành một thách thức chính cho đảng Cộng Sản Trung Quốc.

    Trong cuộc khủng hoảng y tế lần này, virus corona mới (2019-nCoV) mỗi ngày như trở thành một con « virus chính trị ». Vụ việc như nhắc lại kinh nghiệm đau đớn trong những năm 1960. Các « đồng chí » lănh đạo cấp dưới v́ sợ hăi Mao Trạch Đông nên đă giấu giếm « Người Cầm Lái Vĩ Đại » tầm mức của nạn đói do « Bước Đại Nhảy Vọt » gây ra, th́ nay những quan chức Trung Quốc bị quyền lực tối ưu của Tập Cận B́nh khủng bố, nên không dám báo cáo tin xấu về virus corona.

    Có lẽ không có ǵ ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả hơn bằng tự do ngôn luận và tự do thông tin. Cuộc chiến chống dịch bệnh sẽ c̣n dễ dàng hơn khi Trung Quốc đặt niềm tin vào bác sĩ hơn là cảnh sát. Thậm chí đó c̣n là điều không thể thiếu. Không có tự do thông tin, th́ sẽ chẳng bao giờ có được nền y tế công cộng bền vững, như kết luận của tờ Le Monde.

    TRUNG QUỐC

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Tập Cận B́nh tái xuất, tuyên bố Trung Quốc sẽ đánh bại virus corona
    10/02/2020


    Ông Tập Cận B́nh đi kiểm tra việc pḥng chống dịch virus corona ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vào ngày

    Sau một thời gian gần như vắng bóng và để cho Thủ tướng Lư Khắc Cường lănh đạo chung trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh hôm 10/2 xuất hiện trở lại, Reuters đưa tin, dẫn lại truyền h́nh nhà nước Trung Quốc.

    Ông Tập được trích lời nói rằng chính quyền nước này sẽ ngăn chặn t́nh trạng sa thải hàng loạt trên quy mô lớn do tác động của dịch bệnh.

    Xuất hiện trên truyền h́nh trong lúc đi kiểm tra công việc của các lănh đạo cộng đồng ở Bắc Kinh, ông Tập Cận B́nh đeo khẩu trang và được kiểm tra thân nhiệt.

    Người đứng đầu đảng Cộng sản Trung Quốc nói thêm rằng nước này sẽ cố đạt được các mục tiêu kinh tế và xă hội trong năm nay.

    Ông Tập cũng lặp lại rằng Trung Quốc sẽ đánh bại virus.

    Một nhà kinh tế cấp cao từng nhận định rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống đến 5% hoặc ít hơn trong quư đầu tiên của năm.

    Hơn 300 công ty Trung Quốc, bao gồm Meituan Dianping - công ty cung cấp thực phẩm lớn nhất Trung Quốc, và nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi đang t́m kiếm các khoản vay lên đến ít nhất 57,4 tỷ nhân dân tệ (tương đương 8,2 tỷ USD), Reuters dẫn hai nguồn tin từ ngân hàng cho biết.

    Nhà sản xuất iPhone lớn nhất của Apple, Foxconn, cũng đă được chấp thuận tiếp tục sản xuất tại thành phố Trịnh Châu, thuộc miền trung đông Trung Quốc, nhưng chỉ có 10% lực lượng lao động chịu quay trở lại, một nguồn tin cho Reuters biết.

    Trong khi đó, thành phố Thâm Quyến phía nam đă từ chối yêu cầu của công ty này là cho tái tục công việc tại đây.

    Tính đến ngày 9/2, số ca tử vong v́ dịch bệnh do virus corona gây ra đă tăng lên 908 người. Trừ 1 người ở Hong Kong, 1 người ở Philippines, c̣n lại tất cả số người chết đều tại Trung Quốc.

    Hiện vẫn chưa rơ liệu loại virus corona mới có liên quan đến một khu chợ bán động vật hoang dă ở Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, hay không.

    Các nhà khoa học tại Đại học Hoàng gia London vừa công bố ước tính mới về tỷ lệ tử vong tổng thể là 1%. Nhưng họ nói rằng con số này có thể dao động từ 0,5% đến 4% và cảnh báo rằng “có sự không chắc đáng kể”, do mức độ giám sát và báo cáo dữ liệu khác nhau.

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Hồng Kông Hoảng Loạn v́ Ca Tử Vong Do Virus Corona | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •