Page 16 of 38 FirstFirst ... 612131415161718192026 ... LastLast
Results 151 to 160 of 377

Thread: Trung Hoa Tả Pí Lù

  1. #151
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Virus corona – Trung Quốc: Dân Hồ Bắc xô xát với cảnh sát tỉnh Giang Tây

    Đăng ngày: 28/03/2020 - 12:17

    Một nhà ga tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, vào ngày đầu tiên khi giao thông đường sắt được nối lại sau 2 tháng bị phong tỏa vì là nơi phát tán của virus coronavirus ra toàn thế giới. Ảnh chụp ngày 28/03/2020. REUTERS - ALY SONG

    Trung Quốc dỡ bỏ lệnh phong tỏa Hồ Bắc tâm dịch Covid-19, từ hôm 25/03/2020 nhưng hàng chục triệu dân tỉnh Hồ Bắc vẫn bị hất hủi và kỳ thị. Tỉnh Giang Tây sát cạnh với Hồ Bắc ngày 27/03/2020 điều cảnh sát chống bạo động đến biên giới hai tỉnh để ngăn chận dân Hồ Bắc tràn vào. Xô xát đă xảy ra trong nhiều tiếng đồng hồ trước khi t́nh h́nh lắng dịu trở lại.



    Theo giới quan sát, sự kiện nói trên cho thấy công luận Trung Quốc không mấy tin tưởng là tỉnh Hồ Bắc đă làm chủ được t́nh h́nh và đă kiểm soát được dịch viêm phổi cấp tính chủng mới gây nên.

    Thông tín viên đài RFI Zhifan Liu từ Trịnh Châu giải thích:

    "Xô xát đă xảy ra hôm Thứ Sáu 27/03/2020 giữa cư dân tỉnh Hồ Bắc và cảnh sát tỉnh Giang Tây lân cận. Vụ việc diễn ra trên một cây cầu trên sông Dương Tử nối liền hai tỉnh. Nhiều đoạn video đă nhanh chóng được phát tán trên mạng,

    Hàng ngàn người dân Hồ Bắc đă t́m cách đi qua cây cầu này và bị cảnh sát chống bạo động của tỉnh Giang Tây chận lại. Căng thẳng nhanh chóng gia tăng. Cảnh sát Hồ Bắc cũng đă va chạm với các đồng nghiệp ở Giang Tây trước khi t́nh h́nh lắng dịu trở lại.

    Các cuộc xung đột này cho thấy, dân cư Hồ Bắc, tâm điểm của dịch Covid-19, đă trở thành những thành phần bất hảo ngay tại Trung Quốc, cho dù từ hôm Thứ Tư 25/03/2020, Hồ Bắc không c̣n bị phong tỏa. Sau hai tháng bị cách ly, họ lại được quyền đi lại trên toàn quốc, với điều kiện là có giấy chứng nhận sức khỏe.

    Chính quyền Trung Quốc khẳng định đă làm chủ được t́nh h́nh nhưng lo ngại dịch sẽ bùng phát trở lại. Kể từ hôm qua, Thứ Sáu 27/03/2020 Trung Quốc đóng cửa biên giới với tất cả người nước ngoài. Các rạp xi nê, sau vài giờ hoạt động trở lại, cũng đă phải đóng cửa".

    Ngày 28/03/2020 các giới chức y tế Trung Quốc thông báo có thêm 54 ca nhiễm virus corona, tất cả đều là người từ ngoại quốc đem bệnh vào Hoa Lục. Không một trường hợp nào được ghi nhận tại tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán.

  2. #152
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Hàng ngàn người từ Hồ Bắc buộc phải cách ly


  3. #153
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Virus corona : Trung Quốc mừng dập dịch quá sớm ?

    Đăng ngày: 29/03/2020 - 12:31

    Vũ Hán, tâm dịch virus corona, hết cách ly ngày 28/03/2020. REUTERS/Aly Song

    Từ giữa tháng 03/2020, Trung Quốc liên tục đưa ra những tín hiệu cho thấy dịch Covid-19 đang rời khỏi nước này, đặc biệt là vài chục triệu người dân tỉnh Hồ Bắc, trừ thủ phủ Vũ Hán, ùa ra đường khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Hoạt động sản xuất dần được khởi động trở lại. Thế nhưng, dường như Trung Quốc đă vội tuyên bố chiến thắng dịch Covid-19.



    Trang Sputnik cho biết một nhật báo Trung Quốc viết ngày 24/03 về “Chiến thắng dịch Covid-19 của Trung Quốc”. Đây là thông điệp được Bắc Kinh khuyến khích phổ biến rộng răi để trấn an người dân. Ngoài ra, chính phủ c̣n phát phiếu mua sắm có thể dùng để mua hàng hóa hoặc dịch vụ nhằm kích cầu các hộ gia đ́nh bị giam chân trong nhiều ngày. Tuần trước, phó chủ tịch thành phố Thượng Hải thậm chí tỏ ra rất lạc quan khi tuyên bố : “Chúng ta có thể truyền niềm tin cho cả thành phố và thậm chí cho cả thế giới bằng cách tháo khẩu trang”.

    Đợt dịch hai do “lây nhiễm thầm lặng” ?

    Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Benjamin Cowling, đại học Hồng Kông, nhận định với trang Sputnik rằng Trung Quốc đă tuyên bố chiến thắng quá sớm, trong khi chưa giải quyết xong đợt một của dịch, mà có rất nhiều khả năng đợt hai sắp đến và có thể khiến Trung Quốc trả giá đắt.

    ADVERTISING


    Nhà dịch tễ học phân tích : “Do phần lớn Trung Quốc có ít dân bị nhiễm virus trong đợt một, nên người dân rất dễ bị nhiễm và có thể bị một đợt dịch lớn tác động. Sớm hay muộn cũng không tránh được đợt dịch thứ hai. Chắc chắn thế”.

    Chỉ tỉnh Hồ Bắc là tâm dịch virus corna của Trung Quốc. Các địa phương khác cũng bị tác động nhưng số lượng không cao bằng. Chính quyền Bắc Kinh th́ trấn an sẽ không có đợt dịch thứ hai trên quy mô lớn, đồng thời tăng cường mọi biện pháp cách ly đối với bất kỳ ai từ nước ngoài vào Trung Quốc.

    Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Benjamin Cowling lại lo ngại đến “sự lây nhiễm thầm lặng”. Có nghĩa là “một số cá nhân không có triệu chứng, di chuyển sang các tỉnh khác ít bị tác động hơn và như vậy tạo ra các ổ dịch và gây nên đợt dịch thứ hai trên quy mô quốc gia”. Ngoài ra, có thể sẽ có những công dân Trung Quốc từ nước ngoài về chỉ phát triệu chứng sau thời gian cách ly theo quy định.

    Ông Ma Jin, giám đốc trường Y tế Cộng đồng, đai học Jiaotong ở Thượng Hải, tỏ ra tin tưởng vào kinh nghiệm chống dịch đợt 1 để kềm hăm quy mô đợt 2, nếu xảy ra. Ông cũng cho rằng “cuộc chiến chống virus corna sẽ là một cuộc chiến dài hơi. Chúng tôi phải luôn chuẩn bị không chỉ cho đợt 2 mà phải sẵn sàng hàng ngày, hàng tháng cho đến khi t́m ra được một vác-xin có hiệu quả”.

  4. #154
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN ĐẠI HÁN TẠI TRUNG CỘNG (TRẦN TRUNG ĐẠO)
    Tháng 3 29, 2020 Lượt xem: 140
    P1

    ‘…Giới lănh đạo Trung Cộng không phải không ư thức hiểm họa đó, tuy nhiên, để kéo dài sự sống, họ không có chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và xoay xở bằng mọi cách để phát triển kinh tế…’


    Giới thiệu:

    Từ 1949 đến nay, chế độ CS tại Trung Quốc trải qua nhiều thời kỳ, nhiều lănh đạo nhưng chỉ một hệ thống, đó là hệ thống toàn trị CS.

    Điều kiện kỹ thuật thay đổi nhiều từ thời Tập so với thời Mao và Đặng nhưng bản chất của chế độ vẫn không thay đổi. Ngay cả phương tiện tuyên truyền cũng chỉ khác tên gọi nhưng nội dung không khác ǵ nhau. Thời Mao có “Mao Tuyển”, cuốn sách đỏ ghi những “lời vàng ngọc” của Mao, và thời Tập có “Tập app” (Study Xi app) để tuổi trẻ Trung Quốc học những điều Tập dạy.

    Sự sụp đổ của phong trào CS Quốc Tế đă tạo ra một lỗ hổng lớn về lư luận. Biết rơ vai tṛ quan trọng của tư tưởng và lư luận, Đặng Tiểu B́nh đă thay thế “chủ nghĩa Mác Lê” bằng chủ nghĩa dân tộc đại Hán. Chủ nghĩa dân tộc đại Hán được xem là nền tảng lư luận của Trung Quốc hiện nay. Dưới thời Tập, chủ nghĩa dân tộc đại Hán chẳng những không thay đổi mà c̣n được áp dụng một cách chi tiết hơn, rộng lớn hơn trong không gian toàn cầu hóa.

    Chính luận CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN TẠI TRUNG CỘNG dưới đây nhằm chứng minh tội ác trong mọi lănh vực do chế độ CS tại Trung Quốc gây ra hiện nay mang tính cơ chế, tính hệ thống chứ không phải cá nhân một Mao, một Đặng hay một Tập.

    Lưu ư, đây là một chính luận dài và người viết cũng đă dành một thời dài để viết, mong độc giả, nhất là các bạn trẻ cố gắng dành chút thời gian để đọc.

    *****

    Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đă tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu t́m về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của ḿnh. Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Lithuania hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà c̣n là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đă giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.

    Nhưng không phải lănh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xă Đức đến Đặng Tiểu B́nh với đảng CS Trung Quốc, nhân loại đă chịu đựng nhiều tai họa chỉ v́ giới lănh đạo độc tài tại các quốc gia này đă sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.

    Khi Đặng Tiểu B́nh chết, 17 tháng Hai, 1997, nhiều lănh đạo quốc gia, chính khách ca ngợi y như là một thiên tài kinh tế, nhà chính trị lỗi lạc, can đảm và cũng là người giúp ngăn Trung Cộng khỏi rơi vào hố thẳm. Tuy nhiên, các thành tựu kinh tế của Trung Cộng được đổi bằng sự chịu đựng, hy sinh, mồ hôi, xương máu của nhiều dân tộc khác và ngay tại Trung Cộng hàng trăm triệu dân thiểu số vẫn phải tiếp tục sống trong độc tài, nghèo đói, bất công và bạc đăi.

    Nhiều học giả so sánh giữa Hitler và Statin, Hitler và Mao nhưng rất ít người so sánh giữa Hitler và Đặng Tiểu B́nh bởi v́ họ chỉ nh́n những điểm sáng của Đặng Tiểu B́nh mà bỏ qua phía tối của y.

    Các điểm giống nhau giữa Hitler và Đặng Tiểu B́nh
    Hitler và Đặng Tiểu B́nh có nhiều chủ trương rất giống nhau:

    (1) Cả hai đều dùng yếu tố chủng tộc để khích động ḷng yêu nước cực đoan; (2) cả hai đều triệt để khai thác hận thù trong quá khứ giữa các quốc gia; (3) cả hai đều tận dụng các kỹ thuật tuyên truyền tinh vi để tẩy năo, đầu độc, vận dụng và điều khiển nhận thức người dân; (4) cả hai đều chủ trương bành trướng, mở rộng biên giới để chiếm đoạt tài nguyên nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế và bá quyền nước lớn.

    Yếu tố chủng tộc ưu việt: Giống như quan điểm của Hitler đề cao chủng tộc Aryan, Đặng Tiểu B́nh và các lănh đạo kế thừa y đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán.

    Edward Friedman, một chuyên viên về Trung Cộng tại đại học Wisconsin phát biểu “Khi Đặng Tiểu B́nh nắm quyền 1977, chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống Nhật đă trở thành chất keo giữ chặt xă hội lại với nhau”.

    Ngoài 1.2 tỉ người gốc Hán đang sống tại lục địa c̣n có 22 triệu người gốc Hán tại Đài Loan, 6 triệu người gốc Hán tại Hong Kong, 10 triệu người gốc Hán tại Nam Dương, gần 4 triệu người gốc Hán tại Singapore và hầu như khắp nơi trên thế giới nước nào cũng có người gốc Hán.

    Đặng Tiểu B́nh khi đề cao chủng tộc Hán, y cũng không chỉ nhắm tới nhân dân Trung Hoa lục địa mà ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo họ Đặng “bất cần người Hoa mặc áo quần màu ǵ hay có quan điểm chính trị ǵ” mà chỉ cần “yêu Trung Quốc”.

    Khai thác hận thù trong quá khứ giữa các quốc gia: Giống như chủ trương của Hitler khai thác nội dung trừng phạt Đức nặng nề trong hiệp ước Versailles, Đặng Tiểu B́nh từ 1977 đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng cách khích động ḷng thù hận với các nước Tây phương qua các hiệp ước bất b́nh đẳng dưới thời nhà Thanh.

    Đặng Tiểu B́nh nhiều lần nhắc đến “100 năm sỉ nhục”, thời gian Trung Quốc bị các đế quốc khinh thường. Y nói: “Tôi là người Trung Hoa, và tôi quen thuộc với lịch sử chịu đựng dưới sự xâm lược của ngoại bang”.

    Phần dẫn nhập của hiến pháp Trung Cộng 1982 nhấn mạnh đến những vết nhục trong thời gian bị nước ngoài chia năm, xẻ bảy và công lao thống nhất đất nước của đảng CS. Quá khứ “100 năm sỉ nhục” để lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức của người dân và được đảng CS khai thác tận t́nh.

    Bất cứ hành động nào trong quan hệ ngoại giao quốc tế, bất lợi cho Trung Cộng, câu chuyện “100 năm sỉ nhục” lại được nhắc đến. Ngay cả việc chính phủ các nước tiếp đức Đạt Lai Lạt Ma, bán vơ khí cho Đài Loan, chỉ trích chính sách ngăn chận Internet của Trung Cộng, cũng được bộ máy tuyên truyền CS giải thích cho nhân dân Trung Quốc đó là những hành động khơi dậy “100 năm sỉ nhục” và xúc phạm đến danh dự của Trung Quốc.

    Tận dụng các kỹ thuật tuyên truyền để đầu độc nhân dân: Giống như Hitler chủ trương “Một dân tộc, một quốc gia, một lănh tụ”, bộ máy tuyên truyền của Trung Cộng lập đi lập lại rằng chỉ có đảng CS mới là cứu tinh để phục hồi Trung Quốc như một cường quốc vốn từng vang danh năm ngàn năm. Một trong những lư luận quan trọng trong Lư thuyết Đặng Tiểu B́nh là việc thay đổi khái niệm từ “trung thành với giai cấp” sang “trung thành với quốc gia” nhưng “trung thành với quốc gia” trước hết phải “trung thành với đảng Cộng Sản”.

    Thực chất của chủ nghĩa dân tộc cực đoan trong quan điểm họ Đặng là một h́nh thức khác của chế độ độc tài toàn trị Cộng Sản trong thời đại toàn cầu.

    Tại Trung Cộng không có báo chí đúng nghĩa để chuyển tải tin tức giữa hai nguồn một cách khách quan nhưng chỉ là phương tiện tuyên truyền độc quyền của đảng. Không giống như giai đoạn đầu của chính sách đổi mới chỉ có vài tờ báo đảng, năm 2005, Trung Cộng có trên hai ngàn tờ báo, chín ngàn tạp chí nhưng tất cả tập trung vào mỗi một mục tiêu là củng cố vai tṛ lănh đạo của đảng CS.

    Trang đầu của các báo gần như giống nhau với khuôn mặt tươi cười của các lănh đạo đảng và nhà nước CS, với những thành tựu kinh tế chính trị. Không có tờ báo nào có bộ phận tin quốc tế độc lập và tất cả đều trích từ bản tin thế giới tổng hợp hàng ngày của Tân Hoa Xă. Bản tin quan trọng quốc nội và quốc tế lúc 7 giờ tối của hệ thống truyền h́nh cũng đọc lại tin của Tân Hoa Xă. Để tiết giảm chi phí, sau này nhà nước tư hữu hóa các đài truyền h́nh, tuy nhiên, các tin tức quan trọng ảnh hưởng đến chính sách đối nội và đối ngoại vẫn bị kiểm duyệt và chi phối bởi một cơ quan thông tin trực thuộc trung ương đảng CS.

    Bành trướng, mở rộng biên giới để chiếm đoạt tài nguyên nhằm phục vụ cho các mục đích kinh tế và bá quyền nước lớn: Giống như Hitler chiếm các nguồn tài nguyên năng lượng để nuôi dưỡng bộ máy chiến tranh, Đặng Tiểu B́nh mở rộng biên giới, độc chiếm tài nguyên để nuôi dưỡng sự phát triển kinh tế. Song song với phát triển kinh tế, Trung Cộng, nơi cư ngụ của một phần năm nhân loại, cũng chuyển ḿnh từ một một nền kinh tế tự túc xă hội chủ nghĩa để dần dần trở thành một xă hội tiêu thụ. Nhu cầu năng lượng, v́ thế, trở nên bức thiết.

    Tại Phi châu, Trung Cộng khai thác mọi bất đồng giữa các nước phương Tây và các quốc gia nghèo nhưng giàu tài nguyên. Trung Cộng ngày nay thay thế vai tṛ của các đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha đă từng đóng tại Châu Phi thế kỷ 19. Để hút cạn nguồn dầu hỏa châu Phi, Trung Cộng không những nuôi dưỡng các tầng lớp lănh đạo độc tài mà c̣n tiếp tay cho chúng để đàn áp các thành phần đối lập, tàn sát các tầng lớp nhân dân da đen thiếu học, không một tấc sắt trong tay bằng những phương tiện vô cùng ác độc. Giống như chế độ thực dân đế quốc trước đây, Trung Cộng bao che giới lănh đạo, cung cấp cho chúng tiền bạc, súng đạn, che chở an ninh cá nhân và bảo vệ chế độ bằng quyền phủ quyết trong các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.

    Đối với các nước Á Châu, trong giai đoạn từ 1979 và sau chiến tranh biên giới với Việt Nam, Trung Cộng tập trung mọi nỗ lực để theo đuổi Bốn Hiện Đại Hóa. Cuối thập niên 1980, Đặng Tiểu B́nh thực hiện chính sách ḥa hoăn và quan hệ ngoại giao tốt đối với các nước láng giềng Á Châu qua việc tái lập quan hệ ngoại giao với hàng loạt quốc gia như Ấn Độ (1988), Mongolia (1989), Indenosia (1990), Singapore (1990), Brunei (1991). Trung Cộng cũng tái lập quan hệ với CSVN năm 1991. Như vậy vào thời điểm 1991, Trung Cộng đă thiết lập quan hệ ngoại giao với cả mười quốc gia thuộc khối ASEAN.

    Về mặt ngoài, Đặng Tiểu B́nh chủ trương mở rộng quan hệ láng giềng tốt chỉ v́ y không muốn các quốc gia nhỏ cảm thấy bị đe dọa và kết thành một khối chung quanh Mỹ như họ đă làm trước đây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô, nhưng đối với từng quốc gia, Đặng Tiểu B́nh áp dụng một chính sách riêng biệt tùy thuộc vào điều kiện chính trị, thế mạnh thế yếu của quốc gia đó. Phía sau của chính sách ḥa hoăn, ổn định để phát triển, giới lănh đạo Trung Cộng luôn xem các nước nhỏ trong vùng thuộc ṿng đai kiểm soát của họ. Trung Cộng cũng dùng các nước Á Châu nhỏ như là hàng rào an ninh bao bọc lục địa Trung Hoa và sẵn sàng dùng vơ lực để bảo vệ ṿng đai an ninh này như trường hợp đối với Việt Nam từ 1974 đến nay.

    Chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Cộng

    Giai đoạn đổi mới 1978: Sau khi nắm toàn bộ quyền hành sau Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lần 3 vào tháng 12, 1978, Đặng Tiểu B́nh vận dụng chủ nghĩa dân tộc để đẩy mạnh Bốn Hiện Đại Hóa (Công Nghiệp, Nông Nghiệp, Quốc Pḥng, và Khoa Học Kỹ Thuật). Từ sau hội nghị Lư Sơn và rơ nhất là sau Hội Nghị Trung Ương Đảng tại Bắc Kinh 1961, quan điểm của Đặng Tiểu B́nh gần giống với Lưu Thiếu Kỳ, dùng mọi cách để nâng cao sản xuất bất chấp các nguyên tắc kinh tế xă hội chủ nghĩa tập trung.

    Câu nói “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột” của Đặng Tiểu B́nh thật ra chỉ lập lại một câu châm ngôn trong văn hóa Trung Quốc nhưng phản ảnh không những về đường lối, chính sách hiện đại hóa mà cả quan điểm của y về học thuyết Mác. Theo Bác sĩ Lư Chí Thỏa, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, giai đoạn kinh hoàng 1959 đến 1962, Đặng Tiểu B́nh chủ trương “không quan tâm mèo đen hay mèo trắng, công khai ủng hộ cho bất cứ chính sách ǵ miễn là gia tăng sản xuất nông nghiệp”. Đặng Tiểu B́nh nổi tiếng qua câu nói lịch sử này nhưng cũng nhiều lần khổ sở v́ nó. Cây gậy “mèo đen mèo trắng” được phe Giang Thanh và Khang Sinh dùng để đánh họ Đặng trong Cách Mạng Văn Hóa khi Mao c̣n sống, đă được cánh tả khuynh dùng để đánh y lần nữa sau khi Mao qua đời.

    Sau cái chết của Mao, Đặng Tiểu B́nh lần nữa đối đầu với một thử thách có tính quyết định không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống. Y liên minh với Hoa Quốc Phong và các lănh đạo thuộc thế hệ già trong nội bộ đảng để chống lại “Lũ bốn người” gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn. Họ Đặng thắng. Sau khi dẹp tan “Lũ bốn người”, cô lập Hoa Quốc Phong, nhận sự ủng hộ trung thành của thành phần lănh đạo mới lên như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, lôi kéo được nhóm lănh đạo thời Vạn Lư Trường Chinh như Diệp Kiếm Anh, Bành Chân, Lư Tiên Niệm, Uông Đông Hưng, Đặng Tiểu B́nh không c̣n đối thủ nào đủ tầm vóc, thâm niên đảng tịch và tài năng hơn y. Trong cương vị Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, họ Đặng trong thực tế là lănh tụ tối cao của đảng Cộng Sản và nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa.

    Chiến dịch Mùa xuân Bắc Kinh và Bức tường dân chủ: Đặng Tiểu B́nh phát động chiến dịch Mùa xuân Bắc Kinh trong đó cho phép h́nh thành một diễn đàn chưa bao giờ có trong xă hội Cộng Sản: Bức tường dân chủ. Bức tường dân chủ là bức tường gạch ở phố Tây Đơn, quận Tây Thành, Bắc Kinh. Đây là nơi để người dân nêu lên các ư kiến có tính phản biện các chính sách của nhà nước. Nhiều bài thơ ca ngợi tự do dân chủ cũng được dán lên đây. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan được họ Đặng khơi dậy trong giai đoạn này nhằm lôi kéo quần chúng về phía ḿnh, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân gia tăng sản xuất, tấn công vào tầng lớp tả khuynh bảo thủ đang cản trở các thay đổi kinh tế chính trị của y.

    Bức tường dân chủ của Đặng là con dao hai lưỡi. Những người góp ư kiến trong Bức tường dân chủ không chỉ tấn công vào tàn dư của phe nhóm Giang Thanh hay tham vọng tôn thờ cá nhân của Hoa Quốc Phong mà dần dần tiến đến việc phê b́nh các chính sách của họ Đặng. Nhà vận động dân chủ Wei Jingsheng (Ngụy Kính Sinh) vào ngày 5 tháng 12 năm 1978 đă dán lên bức tường lời kêu gọi “Hiện đại hóa thứ năm” tức Dân Chủ Hóa.

    Ư thức sự đe dọa của ngọn lửa dân chủ bắt đầu nhen nhúm trong dân chúng, Đặng Tiểu B́nh chỉ thị di chuyển Bức tường dân chủ vào bên trong một công viên nhỏ, và cuối cùng hủy bỏ. Dù sao, các ư kiến được dán lên Bức tường dân chủ đă cho thấy sự hiện diện của hai trường phái tư tưởng đối lập tại Trung Cộng: dân chủ và độc tài, Mác và không Mác. Đây là nguồn gốc sâu xa dẫn tới phong trào Thiên An Môn mười năm sau đó.

    Mùa xuân Bắc Kinh đă tàn nhưng hạt mầm dân chủ gieo trồng vào ư thức người dân Trung Hoa, nhất là giới trẻ đă dần dần lớn lên. Các cuộc biểu t́nh của sinh viên xuất hiện từ 1985, 1986 tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh với các khẩu hiệu “Dân chủ muôn năm”, “Luật pháp chứ không phải độc tài lănh đạo”.

    Lễ tưởng niệm dành cho Hồ Diệu Bang, lănh tụ CS có đầu óc đổi mới qua đời ngày 15 tháng Tư, 1989 đă biến thành cuộc tuần hành đ̣i dân chủ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc hiện đại. Sáng ngày 22 tháng Tư, hàng trăm ngàn người thuộc nhiều giới, trong đó có các đảng viên Cộng Sản trẻ, các nhóm Cộng Sản có khuynh hướng cải cách tập trung để thương tiếc cựu tổng bí thư và phản đối chính sách trung ương tập quyền của đảng, đ̣i hỏi các cải cách chính trị, kinh tế.

    Dù gây một tiếng vang lớn, phong trào Thiên An Môn của sinh viên Trung Quốc đă không đạt được mục đích như đề ra trong tuyên bố bảy điểm và để lại cho các phong trào dân chủ trẻ thế giới nói chung và tại các quốc gia Cộng Sản nói riêng. Chế độ CS lần nữa sống sót sau trận băo dân chủ thổi qua Liên Xô và các nước Đông Âu đầu thập niên 1990.

    Những cây cột chống đỡ chế độ Cộng Sản tại Trung Cộng hiện nay:

    Tiếp tục củng cố tính chính danh của đảng CS: Đặng Tiểu B́nh và các lănh đạo Trung Cộng biết rơ hơn ai hết, cây cột duy nhất có thể giữ chế độ CS khỏi sụp đổ trước mắt là xây dựng tính chính danh lănh đạo của đảng CS. Giáo sư Peter Hays Gries, một chuyên gia về Trung Quốc, viết “Thiếu vắng tính hợp luật dựa theo thủ tục để bầu ra các chính phủ theo các nguyên tắc dân chủ, và đối phó với sự sụp đổ của hệ tư tưởng Cộng Sản, đảng Cộng Sản Trung Hoa gia tăng phụ thuộc vào các tiêu chuẩn dân tộc để cai trị đất nước”.

    Đặng Tiểu B́nh bảo vệ yếu tố chính danh: “H́nh ảnh một Trung Quốc hiện đại không phải được tạo ra bởi nhà Thanh hay bởi các lănh chúa quân phiệt, và cũng chẳng phải do Tưởng Giới Thạch hay con trai của ông ta. Chính là do Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa đă thay đổi h́nh ảnh của Trung Quốc”.

    Khác với lư thuyết kinh điển CS trong đó giải thích các yếu tố giai cấp là nguyên nhân của h́nh thành đảng CS và đấu tranh giai cấp, các quan điểm CS ngày nay giải thích sự có ra đời của đảng CS Trung Quốc, trước hết phát xuất từ ḷng yêu nước. Giáo sư Liu Kang, Duke University, nhận xét rằng hiện nay tại Trung Cộng, chủ nghĩa dân tộc trở thành một yếu tố chính danh mạnh mẽ.

    Giới lănh đạo Trung Cộng tận dụng mọi cơ hội để tiêm nhiễm chủ nghĩa dân tộc cực đoan vào nhận thức người dân. Trong các sách vở, tài liệu, kể cả trong đại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa hay trong lễ khai mạc Thế Vận Hội, tinh thần Đại Hán được biểu dương đến mức cao nhất. Việc tổ chức vô cùng rầm rộ Thế Vận Hội 2008 về mục đích cũng chỉ là một cách bắt chước dụng ư của Hitler trong việc tổ chức Thế Vận Hội 1936 với cả hệ thống truyền h́nh và truyền thanh đạt tới 41 quốc gia. Cả hai đều là cơ hội để chế độ độc tài củng cố quyền lực và hợp thức hóa vai tṛ cai trị của họ.

  5. #155
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN ĐẠI HÁN TẠI TRUNG CỘNG (TRẦN TRUNG ĐẠO)
    P2



    Để tập hợp toàn dân sau lưng đảng và hoán chuyển đối tượng đấu tranh của tuổi trẻ sang mục tiêu khác hơn là cơ chế độc tài đảng trị, bộ máy tuyên truyền của đảng CS luôn nhấn mạnh đến các “thế lực thù địch” đe dọa sự sống c̣n của Trung Cộng. Bộ máy tuyên truyền cũng làm tất cả những ǵ cần thiết để “thế lực thù địch” luôn hiện diện không chỉ trong suy nghĩ, nhận thức mà cả trong đời sống của người dân.

    “Thế lực thù địch” là ai?

    Trước hết là Mỹ. Đối với Mỹ, mặc dù giữa hai quốc gia có một mối quan hệ kinh tế phụ thuộc vào nhau một cách phức tạp và sâu xa, Trung Cộng, về đối nội, luôn vẽ một h́nh ảnh Mỹ đầy đe dọa trong nhận thức của nhân dân Trung Hoa. Mỹ là thị trường lớn nhất cho hàng hóa Trung Cộng, tuy nhiên trong thống kê do BBC thực hiện vào 2009, 58% dân Trung Cộng có cái nh́n tiêu cực về Mỹ. Trong Sách Trắng Quốc Pḥng Trung Quốc 2002 (China Defense White Paper 2002), Trung Cộng cho rằng việc tăng cường đồng minh giữa Mỹ với các nước đồng minh Á Châu là “yếu tố của bất ổn” trong khu vực này.

    Ngày 8 tháng Năm, 1999, một máy bay Mỹ ném bom lầm vào ṭa đại sứ Trung Cộng tại Belgrade làm thiệt mạng 3 nhân viên ṭa đại sứ và bị thương một số người khác. Biểu t́nh bùng nổ khắp Trung Cộng để tố cáo Mỹ “xâm phạm thô bạo chủ quyền Trung Quốc”. Trên internet, các hacker tấn công trang web của ṭa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh và dán ngay trong trang đầu hàng chữ “Đả đảo bọn người dă man”. Tức khắc sau tai nạn, chính phủ Mỹ làm tất cả những ǵ họ nghĩ ra để chứng tỏ sự hối tiếc kể cả việc hạ cờ thấp nửa cột tại ṭa đại sứ Mỹ ở Belgrade. Trung Cộng cũng từ chối cho phép Đại Sứ Mỹ Sasser tham dự lễ tiễn đưa cũng như không cho phép một phái đoàn cao cấp của chính phủ Mỹ đến tận Bắc Kinh để xin lỗi.

    Giới lănh đạo Trung Cộng cố t́nh tŕ hoăn việc công bố lá thư xin lỗi của Tổng Thống Clinton để nhân dân Trung Cộng có dịp trút căm thù lên “thế lực thù địch” đế quốc Mỹ. Các trường đại học cung cấp xe bus để chở sinh viên đến bao vây ṭa đại sứ Mỹ. Tất cả mười ngàn tờ báo tại lục địa Trung Hoa đăng những bài b́nh luận có tính khiêu khích ḷng tự ái dân tộc và kết luận tai nạn làm chết ba người Hoa tại Belgrade là “hành động cố ư”. Ba người chết trong tai nạn thậm chí c̣n được tôn vinh là ba “thánh tử đạo”. Các báo đảng được tự do kết tội Mỹ. Vài tờ báo so sánh hành động máy bay Mỹ ném bom lầm tàn ác không thua ǵ tội ác chiến tranh do Đức Quốc Xă gây ra. Trang đầu của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của nhà nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, phân tích các điểm giống nhau giữa việc Mỹ ném bom với cuộc tấn công của các đế quốc sau Loạn Quyền Phỉ (Boxer Rebellion). Nhưng quá khích nhất là tờ Tuổi Trẻ Bắc Kinh với những bài b́nh luận với nội dung khích động bầu máu nóng của thanh niên. Ban Tuyên Huấn Trung Ương Đảng sau đó đă trao giải thưởng đặc biệt cho tờ báo này. Các phản ứng mang tính kích động hận thù Mỹ cũng được thể hiện qua nhiều biến cố khác như trường hợp máy bay thám thính U.S. EP-3 có thể bay lạc vào không phận Trung Cộng vào tháng Tư 2001 chẳng hạn.

    Thái độ quá khích của giới lănh đạo Trung Cộng phát xuất từ một lư do khác: nỗi sợ bị bao vây.

    Từ thập niên 1990 đến nay, Trung Cộng luôn chống đối mọi sự liên minh theo dạng “khối quân sự” ám chỉ sự liên kết giữa Mỹ và các nước Đông Á cũng như sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nam Hàn và mới đây tại Trung Á. Hiện nay, các quốc gia Đông Á vẫn là đồng minh với Mỹ về mọi mặt, từ kinh tế chính trị và cả quân sự.

    “Thế lực thù địch” thứ hai là Nhật. Không thể và cũng không ai phủ nhận chính sách hà khắc của các chế độ quân phiệt Nhật với Trung Cộng và Triều Tiên. Những biến cố như vụ Tàn Sát Nam Kinh (Nanking Massacre) hay c̣n gọi Hiếp Dâm Nam Kinh (Rape of Nanking) sau khi thành phố này rơi vào tay Nhật trong chiến tranh Hoa Nhật lần thứ hai (1937 – 1945) được thế giới biết qua nhiều sách vở, phim ảnh. Từ 1950 đến 2010, lănh đạo các chính phủ Nhật đă 52 lần xin lỗi về các tội ác do quân đội Nhật gây ra.

    Thái độ chống đối hay ngay cả thù ghét, căm hận Nhật trong t́nh cảm của nhân dân các nước bị xâm lăng trước đây là một phản ứng t́nh cảm tự nhiên. Theo thống kê 2010, 24 phần trăm người dân Nam Hàn nghĩ rằng Nhật chưa bao giờ xin lỗi và 58 phần trăm tin rằng Nhật không xin lỗi một cách thành thật. Tuy nhiên, chánh phủ Nam Hàn không trộn lẫn các t́nh cảm chống Nhật vào các chính sách kinh tế, chính trị và bang giao quốc tế. Tại Trung Cộng thái độ chống Nhật là một loại vũ khí tuyên truyền của đảng CS.

    Giới lănh đạo Trung Cộng kiểm soát tuyệt đối không chỉ đời sống vật chất mà cả đời sống t́nh cảm, tinh thần thương ghét của người dân. Quá nhiều phim ảnh, sách báo tập trung vào một cuộc chiến đă chấm dứt 60 năm trước. Một đứa bé Trung Cộng khi mới bắt đầu tập đọc sách đă được dạy căm thù Nhật Bản. Việc đi thăm viếng và học hỏi tư liệu từ các viện bảo tàng tội ác Nhật là một phần trong chương tŕnh học của học sinh trung học. Phóng viên tạp chí Time đă phỏng vấn một nữ sinh 15 tuổi sau khi em vừa viếng thăm Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Chống Nhật và em trả lời “Xem xong, em thù Nhật hơn bao giờ hết”.

    Năm 2005, khi Nhật Bản vận động để trở thành hội viên thường trực của Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc, lănh đạo Trung Cộng lại lần nữa xúi giục hàng vạn sinh viên Trung Quốc xuống đường phản đối. Các thành phố lớn, sinh viên tấn công các ṭa lănh sự, các cơ sở thương mại, siêu thị, nhà hàng Nhật kể các công ty hàng hóa Nhật do người Hoa làm chủ. Giới lănh đạo CS biết, tội ác của Nhật càng nặng bao nhiêu th́ vai tṛ cứu rỗi dân tộc của đảng CS Trung Quốc càng to lớn bấy nhiêu. Hầu hết các nhà phân tích chính trị thế giới đều đồng ư việc tuyên truyền công lao của đảng CS trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chỉ nhằm biện hộ cho vai tṛ lănh đạo lâu dài của đảng.

    Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đe dọa sự sống c̣n của đảng CS

    Chủ nghĩa Đại Hán là con dao hai lưỡi: Giáo sư Susan L. Shirk, nguyên Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Trung Cộng nhận xét trong lúc ảnh hưởng của Trung Cộng ngày càng mạnh trên trường quốc tế, quốc gia này lại rất mong manh trong nội bộ. Sau biến cố Thiên An Môn, để mua chuộc giới trung lưu có quyền lợi mâu thuẫn với đảng, giới lănh đạo đảng CS gia tăng tiền lương, nâng cao mức sống của giới này, cung cấp công ăn việc làm trong hệ thống nhà nước, thu hút họ gia nhập đảng CS. Mức lợi tức b́nh quân đầu người tại Thượng Hải vào khoảng 9000 Dollar, cách quá xa so với các khu vực ngoại ô nghèo nàn.

    Sự khác biệt giàu và nghèo, thành phố và thôn quê đang báo hiệu một tai họa. Ngoài ra, như lịch sử đă chứng minh sự phát triển của giai cấp trung lưu là nguồn thúc đẩy của cách mạng dân chủ v́ đó là giai cấp có học thức, có phương tiện và có nhiều nhu cầu vật chất cũng như tinh thần cần được thỏa măn. Tại Trung Cộng, giới lănh đạo đảng CS đến nay thành công trong việc cầm chân giới trung lưu nhưng không thể nào giữ được lâu dài.

    Đối với các dân tộc thiểu số, chỉ riêng ba tháng đầu năm 2009, Trung Cộng có 50 ngàn vụ xung đột có tính bạo động lớn nhỏ giữa dân thiểu số và lănh đạo CS tại địa phương. Các cuộc nổi dậy chống chính sách Hán hóa tại 5 khu vực tự trị Tân Cương (Xinjiang), Ninh Hạ (Ningxia), Nội Mông Cổ, Tây Tạng và Yining (thủ phủ khu tự trị dân tộc Kazakh Ili) cũng như với 50 nhóm thiểu số khác khắp Trung Cộng ngày càng gia tăng. Lợi thế của các dân tộc thiểu số tuy ít về dân số nhưng sở hữu những vùng đất rộng mênh mông rất dễ gây khó khăn cho chính quyền trung ương.

    Cũng trong tác phẩm Trung Quốc, siêu cường dễ vỡ (China Fragil Superpower), Giáo sư Susan L. Shirk nhận xét giới lănh đạo Trung Cộng luôn sống trong t́nh trạng bất an khi nghĩ về ngày vĩnh biệt không thể tránh khỏi của chế độ CS tại lục địa Trung Hoa. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát triển đến một giai đoạn không c̣n kiểm soát được đang trở thành mối đe dọa cho sự tồn tại của đảng CS và bộ máy độc tài.

    Chủ nghĩa Đại Hán làm gia tăng bất ḥa, thù địch với các nước láng giềng và sẽ đẩy các nước nhỏ không có chọn lựa nào khác hơn là liên minh quân sự: Từ thập niên 1990 đến nay, Trung Cộng luôn chống đối mọi sự liên minh theo dạng “khối quân sự” ám chỉ sự liên kết giữa Mỹ và các nước Đông Á cũng như sự có mặt của quân đội Mỹ tại Nhật Bản, Nam Hàn và mới đây tại Trung Á. Phần lớn các quốc gia vùng Đông Á vẫn là đồng minh với Mỹ về mọi mặt, từ kinh tế chính trị và cả quân sự. Mối lo lớn nhất của Trung Cộng là bị bao vây và thật sự nước Cộng Sản này đang bị bao vây.

    Để đối phó lại các liên minh quân sự khối, Trung Cộng cố gắng phát triển mối quan hệ đa phương với Nga và các quốc gia nhỏ khác vùng Trung Á như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), tuy nhiên tổ chức này chưa phải là đối lực của các khối thân Mỹ. Tuy mặt ngoài thân thiện, các cơ quan truyền thông của đảng được chỉ thị phải liên tục tố cáo Mỹ và các nước Tây Phương âm mưu làm cản trở đà tiến của Trung Cộng. Một số lănh đạo Trung Cộng c̣n nghĩ rằng Mỹ đang dẫn dắt Trung Cộng vào cuộc Chiến Tranh Lạnh như Mỹ đă làm với Liên Xô để cuối cùng dẫn đến cả hệ thống Liên Xô tan ră.

    Chiếc mặt nạ chủ nghĩa dân tộc sớm muộn sẽ rớt xuống:

    Trung Cộng mặt ngoài rất hung hăng, cứng rắn, ăn hiếp láng giềng qua các đụng độ quân sự nhỏ nhưng rất sợ chiến tranh quốc tế hay khu vực bởi v́ như nhà ngoại giao kỳ cựu Ngô Kiến Dân cảnh cáo “Rất nhiều người cho rằng cứ tiến hành chiến tranh để giành chiến thắng là ổn. Thực ra không phải vậy, mà ngược lại, sẽ chỉ làm t́nh h́nh xung quanh Trung Cộng rơi vào hỗn loạn”.

    Nhà ngoại giao Ngô Kiến Dân cũng so sánh giữa chủ nghĩa dân túy của Hitler và chủ nghĩa dân tộc cực đoạn tại Trung Cộng hiện nay “Hitler có yêu nước Đức không? Dĩ nhiên có, nhưng hắn theo chủ nghĩa dân túy. Thanh niên ngày nay cần có tầm nh́n rộng mở, phải có trái tim bao dung thiên hạ. Thứ chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa yêu nước hẹp ḥi là không thể được. Một quốc gia chỉ biết cái lợi riêng ḿnh th́ sẽ mất hết bạn bè, sẽ bị cô lập. Thời nay, cô lập là tai họa….Trong thời đại toàn cầu hóa, tin học hóa khiến lợi ích các nước gắn kết chặt chẽ với nhau như hiện nay, đă đến lúc chúng ta không thể đóng cửa lại để tuyên truyền thứ chủ nghĩa yêu nước hẹp ḥi.”

    Giới lănh đạo Trung Cộng không phải không ư thức hiểm họa đó, tuy nhiên, để kéo dài sự sống, họ không có chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và xoay xở bằng mọi cách để phát triển kinh tế. Cả hai điều kiện đều bất khả thi. Không một nền kinh tế nào có thể duy tŕ được mức phát triển cao một cách liên tục và không sự thật nào được che giấu măi măi. Sự phẫn nộ của dân chúng trước các suy thoái kinh tế xă hội sẽ trút lên đầu đảng CS. Sắc dân Hán tuy đông nhưng sẽ không cứu được đảng CS. Lịch sử đă chứng minh, không phải ngày nay sắc dân Hán mới chiếm đa số mà đă là đa số trong nhiều ngàn năm trước nhưng vẫn bị các sắc dân nhỏ uy hiếp, tấn công và ngay cả cai trị. Sự suy yếu bên trong và áp lực bên ngoài là những mối đe dọa thường trực và trực tiếp cho quyền cai trị của đảng CS.

    Bài học Tiệp Khắc trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán ngày nay

    Chủ trương bành trướng về phía Đông Âu của Hitler để làm bàn đạp chinh phục Âu châu cũng không khác ǵ nhiều so với chủ trương bành trướng Đông Nam Á làm bàn đạp chinh phục Á châu của giới lănh đạo Trung Cộng hiện nay.

    Sau khi sáp nhập Áo không có một phản ứng mạnh nào từ phía các cường quốc Âu Châu, Hitler đ̣i vùng Sudetenland trù phú với đa số dân nói tiếng Đức từ Tiệp Khắc. Anh Pháp nhượng bộ. Hiệp ước Munich được kư kết bất chấp sự chống đối của chính phủ Tiệp. Không lâu sau đó, Hitler chiếm luôn Tiệp Khắc. Tháng Chín 1939, Đức tấn công Ba Lan. Anh và Pháp cam kết ủng hộ Ba Lan và tuyên chuyến với Đức. Thế chiến thứ hai thật sự bùng nổ. Hậu quả, khoảng 60 triệu người trên thế giới đă chết trong sáu năm kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại.

    Trường hợp Tiệp Khắc là bài học lớn cho dân tộc Việt Nam và sẽ được phân tích trong bài viết đầy đủ hơn sau này. Tuy nhiên một cách vắn tắt, lư do chính làm Tiệp Khắc bị xóa tên trên bản đồ thế giới ngay cả trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chưa hẳn v́ Anh và Pháp đă bán đứng cho Hitler tại hội nghị Munich như nhiều sử gia đồng ư. Chính sách nhân nhượng (appeasement policy) của các lănh đạo chủ ḥa châu Âu đứng đầu là Thủ tướng Anh Neville Chamberlain chỉ là nguyên nhân khách quan, nằm ngoài ṿng kiểm soát chủ động của chính phủ và nhân dân Tiệp. Tiệp Khắc rơi vào tay Hitler nhanh chóng chỉ v́ Tiệp Khắc là một quốc gia ô hợp, phân hóa, suy yếu, có nhiều chính khách làm tôi mọi ngoại bang và không có quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Hitler nhắm vào Tiệp Khắc v́ y biết Tiệp Khắc là một quốc gia nhưng không có nội lực của một dân tộc thống nhất.

    Như người xưa nhắn nhủ muốn thắng kẻ thù trước hết phải chiến thắng chính ḿnh. Trong phạm vi dân tộc Việt Nam cũng thế, trước khi thắng được ngoại xâm một dân tộc phải biết vượt qua mọi bất đồng, biết hy sinh, biết đoàn kết thành một mối, và nếu cần phải biết chết cho các thế hệ tương lai của dân tộc được sống c̣n.

    Trần Trung Đạo

    Nguồn: facebook.com/ChinhLuanTranTrungDa o/posts/509735459660968

    Tham khảo:

    - Susan L. Shirk, China Fragil Superpower, Oxford University Press, 2007.
    - Center for Strategic and International Studies and the Peter G. Peterson Institute for International Economics, China: The Balance Sheet, Public Affairs 2007
    - Wenfang Tang and Gaochao He, Separate but Loyal: Ethnicity and Nationalism in China, East-West Center 2010, Hawaii University 2010.
    - Roderick MacFarquhar, Michael Schoenhals, Mao’s Last Revolution, Cambridge, MA, Belknap Press of Harvard University 2010.
    - The Democracy Wall Movement and the Variations of Socialist Democracy, Department of Contemporary History. The 7th Biennial Nordic Conference on Chinese Studies, Helsinki 7-9 June 2005
    - Jayshree Bajoria, Nationalism in China, Council on Foreign Relations, April 23, 2008
    - Wei Jingsheng: China’s Spirit of Democracy
    Tiananmen Square, 1989. The Declassified History
    - Robert Kagan, The End of History, The New Republic, April 23, 2008
    - Joshua Kurlantzick, Nonstop party, The surprising persistence of Chinese communism, Boston Globe, November 22, 2009.
    - Maria Hsia Chang, Thoughts of Deng Xiaoping, The Regents of the University of California 1996
    - Peter Hitchens, How China has created a new slave empire in Africa, Mail, 28th September 2008
    - Matthew Forney, Why China Loves to Hate Japan, Time, Dec 10 2005
    - Austin Ramzy, Bao Tong on Deng Xiaoping, ON THE WEB, 30 December 2008
    - Ngô Kiến Dân, Vũ lực không giải quyết được tranh chấp ở Biển Đông, Tiền Phong, 15/07/2012

  6. #156
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    ĐIỀM GỞ CHO TQ - THƯỢNG NGUỒN SẠT LỞ NGHIÊM TRỌNG, QUẢ BOM NƯỚC TAM HIỆP C̉N TRỤ VỮNG ĐƯỢC BAO LÂU?



  7. #157
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Hàng ngàn lọ tro cốt tại nhà tang lễ Vũ Hán dấy lên mối hoài nghi về con số tử vong mà Trung Quốc báo cáo
    B́nh luậnThu Hà • 09:10, 30/03/20• 170 lượt xem


    Một nhân viên y tế kiểm tra thuốc sử dụng cho bệnh nhân mắc viêm phổi Vũ Hán tại Bệnh viện Chữ thập đỏ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 11/3/2020. (STR / AFP qua Getty Images)
    Những ngày gần đây, hàng ngàn b́nh tro cốt đă được chuyển đến các nhà tang lễ ở tâm dịch virus corona Vũ Hán. Điều này tiếp tục cho thấy những hoài nghi về quy mô thực sự của dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc.

    Gia đ́nh của những người tử vong v́ virus ĐCSTQ được phép thu thập tro cốt hỏa táng của thân nhân từ 7 nhà tang lễ do chính phủ điều hành, bắt đầu từ ngày 23/3. Kể từ ngày này có nhiều bức ảnh được lan truyền trên mạng xă hội Trung Quốc cho thấy người dân xếp hàng dài bên ngoài nhà tang lễ chờ nhận tro cốt người thân. Những bức ảnh này ngay lập tức bị xóa bởi nhân viên kiểm duyệt mạng của chính quyền.


    Tony Lin (social distancing aka introverting)
    @tony_zy
    Photo posted by Weibo user @ 毛大庆. Some wuhan ppl, after months of shelter-in-place, are waiting in line at Hankou Funeral Home to pick up family members’ ashes. This is heartbreaking.

    View image on TwitterView image on Twitter
    719
    7:56 PM - Mar 25, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    540 people are talking about this
    Ảnh được đăng bởi người dùng Weibo @毛大庆 (Mao Đại Khánh): Một số người dân Vũ Hán, sau nhiều tháng cách ly tại nhà, đang xếp hàng chờ đợi tại Nhà tang lễ Hán Khẩu để nhận tro cốt người thân. Thật đau ḷng!

    Theo tạp chí tài chính Caixin của Trung Quốc, ngày 25/3 và 27/3 có khoảng 2.500 b́nh tro cốt được giao tại nhà tang lễ Hán Khẩu. Trong đó, một bức ảnh được công bố cho thấy khoảng 3.500 chiếc hộp đựng tro cốt xếp chồng chất.

    Một số gia đ́nh nói với Caixin rằng họ phải xếp hàng chờ đến năm giờ để được nhận tro.

    Theo ứng dụng tổng hợp tin tức Trung Quốc Toutiao, nhà tang lễ Hán Khẩu nói họ sẽ nỗ lực mỗi ngày phát 500 b́nh tro cốt. Nhà tang lễ hy vọng sẽ hoàn thành nhiệm vụ trước ngày 4/4 - ngày Tết Thanh Minh truyền thống của Trung Quốc.

    Khi Caixin liên lạc với các nhà tang lễ ở Vũ Hán, nhân viên của 6 cơ sở đă trả lời điện thoại, nói rằng họ không có thông tin về số lượng b́nh tro chuyển đến, hoặc không được phép tiết lộ con số.

    Chính quyền Trung Quốc đă báo cáo chính thức hơn 2.000 ca tử vong ở Vũ Hán, nơi khởi phát virus corona. Tuy nhiên, các chuyên gia và người dân địa phương từ lâu đă hoài nghi về số liệu này, bởi v́ Bắc Kinh đă che giấu sự bùng phát của dịch bệnh ở thời điểm ban đầu. Do hệ thống y tế của Vũ Hán bị quá tải, và có thay đổi về tiêu chí xác định nhiễm bệnh, nên có rất nhiều người không được xét nghiệm và điều trị.

    Đầu tháng 2, The Epoch Times đă tiến hành một cuộc điều tra bí mật, gọi điện đến các nhà tang lễ ở Vũ Hán để t́m hiểu về số người thực tế đă tử vong v́ dịch bệnh.

    Vào thời điểm đó, Nhà tang lễ Hán Khẩu xác nhận rằng họ đang sử dụng 20 ḷ hỏa táng làm việc 24 giờ một ngày. Cường độ hoạt động tăng đột ngột cho thấy số lượng người chết v́ virus ĐCSTQ trên thực tế cao hơn con số báo cáo chính thức.

    Các nhà tang lễ khác trong thành phố cũng gia tăng cường độ làm việc do số thi thể cần hỏa táng tăng mạnh. Một nhân viên tại Nhà tang lễ Thái Điện ở ngoại ô Vũ Hán cũng cho The Epoch Times biết vào thời điểm đó, mỗi ngày họ cần ít nhất 100 túi đựng xác.

    Ông Đinh, một người dân Vũ Hán có mẹ qua đời v́ nhiễm virus, vẫn chưa được nhận hài cốt của bà. Ông nói với The Epoch Times ấn bản tiếng Trung rằng, chính quyền địa phương thông báo họ sẽ cố gắng giúp các gia đ́nh làm thủ tục giấy tờ để được miễn phí hỏa táng và giảm giá mua nơi chôn cất trước Tết Thanh Minh. Sau ngày này có thể sẽ không được chính quyền hỗ trợ nữa.

    Ông chỉ trích các nhà chức trách đă buộc các gia đ́nh sắp xếp chôn cất trong một khung thời gian quá ngắn, và đặc biệt, không cho phép tổ chức tang lễ. “Tôi biết làm sao đây?”, ông Đinh buồn rầu nói.

    Theo ông, niềm an ủi duy nhất cho các gia đ́nh là các quan chức phải thừa nhận và chịu trách nhiệm cho những ǵ đă và đang xảy ra.

    “Việc chính quyền nhận lỗi và chịu trách nhiệm sẽ là niềm an ủi lớn nhất đối với các gia đ́nh nạn nhân và cũng là sự tôn trọng đối với những người đă quá cố”.

    The Epoch Times gọi virus coronas mới gây bệnh COVID-19, là virus Đảng Cộng sản Trung Quốc (virus ĐCSTQ) v́ sự che đậy và xử lư sai lầm của ĐCSTQ đă khiến virus này lây lan khắp Trung Quốc và gây ra đại dịch toàn cầu.

    Thu Hà

    Theo The Epoch Times

  8. #158
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    Trung Quốc thêu dệt huyền thoại ‘không’ có ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới nào
    B́nh luậnThu Hà • 09:00, 30/03/20• 133 lượt xem



    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đến dự triển lăm "Passion of Macao, Heart of China" tại Macau vào ngày 19/12/2019. (Ảnh: ANTHONY WALLACE / AFP qua Getty Images)
    Hành động kiểm duyệt và bóp méo thông tin về t́nh h́nh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán của chính quyền Trung Quốc đang là mối đe dọa đối với sức khỏe của cộng đồng thế giới và là hành động vi phạm nhân quyền.

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh có một khẩu hiệu mới: “Không”, điều này nghĩa là mục tiêu các ca nhiễm virus Corona Vũ Hán mới sẽ giảm về 0. Việc đạt được mục tiêu này rất quan trọng để ông Tập có thể tiến tới mục tiêu lớn hơn của ḿnh, đó là lănh đạo và thống trị toàn cầu. Trong khi ông Tập phải “minh oan” trước thế giới rằng hệ thống chính trị “toàn trị” của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đă đánh bại dịch virus, sự thật về t́nh h́nh dịch bệnh trong nước Trung Quốc trở thành trở ngại lớn nhất cho tham vọng của ông.

    Trong nhiều năm nay, ĐCSTQ đă cố gắng lănh đạo Trung Quốc để trở thành “nhà vô địch”, với tham vọng thay thế Hoa Kỳ lănh đạo thế giới theo một trật tự toàn cầu mới. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2017 ở Davos, Thụy Sĩ, ông Tập đă phát biểu rằng chính phủ Trung Quốc quyết tâm trở thành một quốc gia đảm nhiệm trọng trách, trong việc bảo vệ và đóng góp cho các nỗ lực đa phương để “bảo đảm ḥa b́nh và giảm thiểu nghèo đói”. Ông được hoan nghênh v́ phản đối Chính sách Bảo hộ Mậu dịch. Ông tuyên bố: “Tất cả các quốc gia nên xem xét lợi ích riêng của ḿnh trong bối cảnh rộng lớn hơn, và kiềm chế theo đuổi lợi ích riêng bằng chi phí của quốc gia khác”.

    Ngoài ra, Trung Quốc đă cố gắng hết sức để khẳng định ảnh hưởng của ḿnh trong các tổ chức toàn cầu, đặc biệt là các cơ quan của Liên Hợp Quốc. Hiện tại, 4/15 lănh đạo của các cơ quan trên là người Trung Quốc. Trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20 (thông qua video trực tuyến) vào ngày 26/3, ông Tập thể hiện quyết tâm trở thành nhà lănh đạo thế giới.

    Để thành công trong cuộc “viễn chinh” xuyên qua cộng đồng quốc tế, ông Tập cần tạo dựng được uy tín trong việc ứng phó với các thách thức như dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong một bài báo gần đây trên tờ Foreign Affairs, hai nhà theo dơi t́nh h́nh Trung Quốc kỳ cựu, Kurt M. Campbell và Rush Doshi, đă chỉ ra rằng tính hợp pháp của một nhà lănh đạo toàn cầu phụ thuộc vào sự lănh đạo của người đó đối với chính quyền trong nước, khả năng cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu, khả năng và sự sẵn sàng tập hợp và phối hợp phản ứng toàn cầu đối với các cuộc khủng hoảng. Để lănh đạo thế giới ứng phó với đại dịch, Trung Quốc phải đưa ra mô h́nh kiểu mẫu trên toàn cầu.

    Kế hoạch lâu dài của ông Tập gặp phải một cú “phản đ̣n” mạnh mẽ, với những tiết lộ về việc chính quyền của ông đang che đậy và bóp méo sự thật về t́nh h́nh dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán; cũng như những tiết lộ về việc ĐCSTQ đang nỗ lực “đổi trắng thay đen”, thêu dệt câu chuyện về thành tích “anh hùng” của họ. Tất cả những bằng chứng đều được ghi chép lại. Kế hoạch của ông Tập có thể bị “mắc cạn” nếu dịch bệnh bùng phát lần thứ hai ở Trung Quốc. Theo một số chuyên gia cảnh báo, đây là điều không thể tránh khỏi. Trong bối cảnh này, ĐCSTQ đang xoay chuyển theo chiến thuật truyền thống của họ: tuyên truyền và kiểm soát thông tin.

    Vô hiệu hóa các kênh truyền thông độc lập
    Trung Quốc đă trục xuất các phóng viên của tờ Washington Post, New York Times và Wall Street Journal v́ không thể kiểm soát được các nguồn tin này. ĐCSTQ không ngừng đàn áp các nhà báo độc lập để dập tắt thông tin về sự lạm quyền và vô nhân đạo của chính quyền, đặc biệt là trong vấn đề đàn áp các nhóm thiểu số tôn giáo, bắt giam hàng loạt người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.

    Trong xếp hạng về tự do báo chí quốc tế trên thế giới, Trung Quốc xếp hạng rất thấp. Năm 2019, trong một cuộc khảo sát trên 180 quốc gia liên quan đến độc lập truyền thông, đa nguyên truyền thông và tôn trọng sự an toàn và tự do của các nhà báo, tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters Without Borders) xếp hạng Trung Quốc ở vị trí thứ 177. Trong báo cáo mới của Câu lạc bộ Phóng viên Ngoại quốc tại Bắc Kinh (FCCC) có tiêu đề: “Kiểm soát, Dừng hoạt động, Xóa: Báo giới ở Trung Quốc bị đe dọa trục xuất”, các nhà báo nước ngoài đă ghi chép các h́nh thức giới chức Trung Quốc sử dụng nhằm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc của họ.

    Bắc Kinh đă tŕ hoăn và hạn chế cấp thị thực cho các nhà báo nước ngoài. Trong khi visa cấp cho các nhà báo dài hạn (J1 Visa) thông thường là 1 năm, đối với những phóng viên nước ngoài nào đă lên tiếng chỉ trích chính quyền Trung Quốc th́ họ chỉ được cấp thị thực giới hạn. Năm 2018, có 5 phóng viên nước ngoài đă phải nhận thị thực giới hạn. Năm 2019, có ít nhất 10 phóng viên phải nhận thị thực tối đa 6 tháng. Thị thực ngắn hạn khiến phóng viên phải gia hạn thường xuyên và việc gia hạn cũng bị chính quyền Bắc Kinh gây khó khăn, không chỉ đối với nhà báo mà c̣n cả với cả gia đ́nh của họ. Vấn đề này đă được nêu trong báo cáo của FCCC.

    Ba phóng viên của Tạp chí Wall Street đă bị trục xuất vào ngày 19/2 v́ viết bài chỉ trích sự ứng phó của Bắc Kinh trước sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán, dưới tiêu đề: “Trung Quốc là ‘người bệnh’ của châu Á”. Khi tuyên bố lệnh trục xuất, phát ngôn viên của Bộ ngoại giao nói rằng bài báo này là “sự phân biệt chủng tộc”. Đây là lần đầu tiên sau hơn hai thập kỷ, các nhà báo hợp pháp đă bị trục xuất khỏi Trung Quốc. Từ sau năm 2013, cũng có một số nhà báo khác bị trục xuất nhưng là do hết hạn thị thực.

    Bắc Kinh cũng đă thiết lập “đường ranh đỏ” cho các phóng viên nước ngoài, đặc biệt liên quan đến việc không được chỉ trích Chủ tịch Tập Cận B́nh và gia đ́nh ông. Năm 2019, Bắc Kinh đă từ chối gia hạn thị thực cho 1 phóng viên khác của tạp chí Wall Street v́ nhà báo này đă báo cáo về các cuộc điều tra tại Úc liên quan đến các hoạt động của một người thân trong gia đ́nh ông Tập. Người này bị nghi ngờ có dính líu đến vấn đề tội phạm có tổ chức và các hoạt động rửa tiền. Trong báo cáo của FCCC, người đứng đầu văn pḥng của một cơ quan truyền thông tiếng Anh, cho biết rằng Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă nói rơ với họ rằng, nếu họ không chịu đưa tin theo sự chỉ đạo, họ sẽ phải hứng chịu “cơn thịnh nộ” từ những “tay chân” thân cận khác của ông Tập, chứ không phải chỉ riêng từ Bộ ngoại giao.

    Những bài viết chỉ trích cách đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng khiến chính quyền nổi giận. Năm 2018, Megha Rajagopalan, giám đốc văn pḥng BuzzFeed News ở Bắc Kinh, đă bị từ chối gia hạn visa. Trong sáu năm ở Trung Quốc, bà Rajagopalan đă báo cáo rộng răi về các hành vi vi phạm nhân quyền, bao gồm việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và những nhóm đối tượng khác ở Tân Cương. Ủy ban Bảo vệ Nhà báo coi việc chính phủ Bắc Kinh từ chối gia hạn thị thực trong những trường hợp như của bà Rajagopalan là “hành vi trả thù”.

    Năm 2019, phóng viên Matt Rivers của CNN ở Bắc Kinh đă báo cáo rất nhiều về việc ông liên tục bị kiểm tra thị thực và bị sách nhiễu bởi các quan chức tỉnh Tân Cương trong chuyến công tác tới tỉnh này. Các nhà chức trách địa phương t́m mọi cách để ngăn chặn báo cáo của ông, tổ chức người theo dơi ông. Báo cáo của FCCC cũng cho biết, giới chức Trung Quốc thường xuyên có các cảnh báo đe dọa và xúc phạm nhằm gây áp lực tới người dân để họ tránh tiếp xúc với giới báo chí nước ngoài. Các nhà báo và nguồn tin của họ bị theo dơi bởi hệ thống nhận dạng khuôn mặt và các kỹ thuật giám sát khác của ĐCSTQ.

    Tất nhiên, Trung Quốc cũng kiểm duyệt phương tiện truyền thông mới một cách rộng răi. Một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy các nhà chức trách Trung Quốc đă chặn 18.000 trang web, trong đó có nhiều nguồn tin quốc tế độc lập. Trong số đó có các thuật ngữ kiểm duyệt trên Internet, như là: “quyền con người”, “đàn áp”, và các từ liên quan đến Quảng trường Thiên An Môn, người bất đồng chính kiến, và nhà hoạt động nhân quyền đoạt giải Nobel Lưu Hiểu Ba. Do thường đưa tin chỉ trích chính phủ Trung Quốc, đài BBC cũng đă bị chặn ở Trung Quốc. Tất cả các cuốn sách xuất bản tại Trung Quốc đều bị kiểm duyệt. Phạm vi kiểm duyệt và kiểm soát truyền thông của ĐCSTQ đă được chính ông Tập Cận B́nh mô tả: “ĐCSTQ là cha, toàn bộ truyền thông là con đẻ”.

    Phá vỡ sự bóp méo của truyền thông nhà nước
    Chiến dịch “Không” này phụ thuộc vào sự kiểm duyệt thông tin, và mọi công dân Trung Quốc phải có nghĩa vụ chính trị phổ quát là cùng nhau phủ nhận cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng của chính họ. Chính quyền Trung Quốc thao túng các số liệu thống kê y tế v́ lợi ích chính trị của ĐCSTQ. Giới chức địa phương, nhân viên y tế, và, thực sự là, toàn xă hội Trung Quốc cần phải tham gia vào chiến dịch lừa dối này. Đây là nhiệm vụ mới nhất trong chuỗi nhiệm vụ bất khả thi mà ĐCSTQ yêu cầu người dân Trung Quốc thực hiện.

    Điều này gợi nhớ đến chiến dịch “Đại Nhảy Vọt” với những báo cáo về “hạn ngạch năng suất phi lư” từ thời Mao Trạch Đông, và những h́nh phạt “chết người” của ông ta dành cho những ai dám chống lại. Cũng như nhà triết học Roger Scruton đă nói rằng: “Cần phải có biện pháp ép buộc không giới hạn, để khiến mọi người thực hiện những điều không thể”.

    Gần đây, ĐCSTQ tuyên bố rằng hầu như không có ca nhiễm virus mới nào tại Vũ Hán, và bắt đầu mở cửa tỉnh Hồ Bắc. Mặc dù chính quyền Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát nhận thức của dân chúng về các sự kiện trong nước, sự tức giận và sự mất ḷng tin vào chính phủ vô đạo đức và bất tài đă lan rộng trong quần chúng, và đang làm dấy lên làn sóng ngầm của các nhà báo dân chủ. Họ đang cố gắng phá vỡ bộ máy tuyên truyền chính thức của ĐCSTQ là Tân Hoa Xă (CCTV), Đài truyền h́nh Toàn cầu (CGTN), Nhật báo Nhân dân (People Daily), và Thời báo Toàn cầu (Global Times) để phơi bày sự thật về những ǵ đang xảy ra ở Trung Quốc.

    Bằng chứng họ đưa ra về dịch viêm phổi Vũ Hán là trái chiều với những tin tức của chính quyền. Những câu chuyện tiết lộ trên mạng xă hội Trung Quốc rằng chính quyền địa phương che dấu các ca nhiễm mới, bệnh viện được lệnh báo cáo các ca nhiễm mới là nhiễm cúm, hoặc viêm phổi thông thường. Các tin này đều bị kiểm duyệt hoặc bị xóa gần như ngay sau khi được đăng.

    Dân chúng và cảnh sát ở các tỉnh lân cận biết rơ t́nh h́nh ở Hồ Bắc, và kể lại rằng Hồ Bắc chưa hề kiểm soát được dịch virus, và đă bị đóng cửa ngay sau khi có lệnh nới lỏng. Một video cho thấy có một cuộc bạo loạn xảy ra khi cảnh sát Hồ Bắc cố gắng mở cửa biên giới với Giang Tây. Người dân và cảnh sát ở Giang Tây đă chống đối v́ sợ phải tiếp xúc với ổ dịch Hồ Bắc. Chính phủ khoe khoang về hàng loạt ca nhiễm virus được chữa khỏi, trong khi mạng truyền thông độc lập báo cáo rằng có tới 14% trong số này đă tiến hành xét nghiệm lại và có kết quả dương tính.

    Chính quyền dường như đang “xào xáo” các thống kê về dịch bệnh, không báo cáo các trường hợp xét nghiệm dương tính không kèm triệu chứng. Các nhà kiểm duyệt nhanh chóng xóa một bức ảnh ra khỏi trang web Caixin cho thấy h́nh ảnh một chiếc xe tải chở 2.500 chiếc b́nh chứa đầy tro cốt của người chết được hỏa táng. Kiểm duyệt cũng loại bỏ báo cáo đi kèm rằng cùng ngày hôm đó cũng có một chiếc xe tải khác như vậy.

    Trước đây, ĐCSTQ đă hạn chế luồng thông tin tự do đối với phóng viên người Mỹ và các nước dân chủ khác, chủ yếu liên quan đến vấn đề nhân quyền của người dân Trung Quốc, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, việc bóp méo sự thật của ĐCSTQ giờ đây không chỉ đơn thuần là “khó hiểu” đối với cộng đồng quốc tế, mà c̣n là mối đe dọa đối với sức khỏe của cộng đồng toàn cầu. Thực sự, đây là vấn đề sống c̣n của thế giới.

    Jianli Yang là người sáng lập và chủ tịch của Tổ chức Sáng kiến Quyền lực Công dân cho Trung Quốc. Aaron Rhodes là biên tập viên nhân quyền của tạp chí Bất đồng chính kiến và là Chủ tịch Diễn đàn v́ Tự do Tôn giáo Châu Âu.

    Thu Hà

    -Theo nationalreview

  9. #159
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    ĐCS Trung Quốc lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán để phá hủy nhà thờ Cơ Đốc giáo, đền thờ Phật giáo và Đạo giáo
    B́nh luậnNgân Hà • 10:17, 30/03/20• 11 lượt xem


    Trụ cột của một nhà thờ Công giáo bị phá hủy được nh́n thấy ở Puyang, thuộc tỉnh Hà Nam thuộc miền trung Trung Quốc vào ngày 13/8/2018. Nhà thờ đă bị phá hủy để mở đường cho sự phát triển thương mại. (Ảnh của GREG BAKER / AFP)
    Các tổ chức giám sát tự do tôn giáo đă tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán như một cơ hội để tăng cường đàn áp tôn giáo, phá hủy và kiểm soát nhiều nhà thờ Cơ Đốc giáo.

    “Trung Quốc đang thể hiện là một h́nh mẫu của thế giới trong cuộc chiến chống lại virus Corona Vũ Hán. Tuy nhiên, trận chiến chống lại đại dịch không thể ngăn các quan chức cộng sản tiếp tục đàn áp Cơ Đốc giáo”, Todd Nettleton, phát ngôn viên của tổ chức phi lợi nhuận Voice of the Martyrs (VOM), nói với Fox News ngày 24/3.

    Bob Fu, một nhà hoạt động xă hội xuất chúng khác của tổ chức China Aid, đă chia sẻ một đoạn video cho thấy các quan chức Trung Quốc đang phá hủy một nhà thờ ở huyện Nghi Hưng, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô.

    Ông cho biết: Cuộc đàn áp tôn giáo vẫn tiếp tục trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Ngày 11/3, Nhà thờ Xiangbaishu thuộc huyện Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô đă bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phá hủy.


    Bob Fu傅希秋
    @BobFu4China
    Religious persecution continues even in the midst of #WuhanVirus March 11 Xiangbaishu Church in Yixing city, Jiangsu province was destroyed by #CCP govt. Cross is our Glory大疫当前,江苏宜兴香柏树教会, 于3.11日遭到强拆 .举国上下深感人民的苦难,但谁知道在十字 架上那位上帝之子的苦 难?
    https://twitter.com/i/status/1239040685719859202
    Embedded video
    438
    12:08 AM - Mar 15, 2020 · Midland, TX
    Twitter Ads info and privacy
    397 people are talking about this
    Theo báo cáo, những nhà thờ khác cũng bị đập phá và giới chức Trung Quốc ban hành lệnh cấm tổ chức các buổi lễ tôn giáo “chưa đăng kư” với lư do sức khỏe cộng đồng. VOM thấy rằng một khía cạnh rất tốt khác của khẩu trang y tế là dân chúng có cơ hội tránh được hệ thống nhận diện khuôn mặt tràn lan của Trung Quốc. Theo đó, họ giảm bớt được lo sợ bị nhận diện và bị bức hại.

    Các đền thờ Phật giáo và Đạo giáo cũng bị đàn áp và phá hủy. T́nh trạng này trở nên tồi tệ hơn sau khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán. Các tín đồ Phật giáo và Đạo giáo xót xa kể lại rằng các quan chức địa phương thường ra quyết định đột ngột phá hủy các ngôi đền của họ nếu không đáp ứng một vài tiêu chuẩn xây dựng hết sức mập mờ, mặc dù họ được cấp phép xây dựng. Nếu treo cờ Cộng sản và áp phích có h́nh lănh đạo Tập Cận B́nh th́ có thể cứu các ngôi đền khỏi bị đập phá.

    “Hợp tác vô điều kiện với chính phủ đồng nghĩa với việc không bị phá hủy, không phải đi gặp chính quyền và không phải bồi thường. Điều này là điển h́nh của chính phủ ĐCSTQ”, một Phật tử đă phản ánh với trang web nhân quyền Bitter Winter.

    Một Phật tử khác cho biết: “Đảng Cộng sản giống như một tổ chức mafia, rất tàn bạo. Dưới sự cai trị của chính quyền chuyên chế và những kẻ cướp tân thời, những ngôi chùa linh thiêng thậm chí cũng không được để yên”.


    Thế giới dấy lên lo ngại chính quyền Trung Quốc đang sử dụng các phương pháp đàn áp tương tự như cuộc bức hại Pháp Luân Công nhằm ép người Duy Ngô Nhĩ từ bỏ niềm tin của ḿnh. (Ảnh: Getty)
    Những nhà thờ Thiên Chúa giáo nếu không bị đập phá th́ đều bị hệ thống camera giám sát, khủng bố các giáo đoàn, và có thể tạo dựng “bằng chứng” để có cớ phá hủy toàn bộ nhà thờ.

    Theo một cha đạo từ huyện Lan Khảo, thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam, chính phủ đă lắp đặt những chiếc camera tốt nhất, trị giá hơn 10.000 Nhân dân tệ, (gần 33 triệu VNĐ), tại ít nhất 8 Nhà thờ Tam Tự. H́nh ảnh từ hệ thống camera này được hiển thị trên màn h́nh lớn trong hội trường tại Hội đồng Thiên chúa giáo Trung Quốc của quận. Ai điều hành các buổi lễ ngày Chủ nhật, mục sư giảng ǵ, bao nhiêu người tới dự lễ - toàn bộ đều trong sự giám sát chặt chẽ của chính phủ.

    “Hệ thống camera hiện đại có thể ghi lại từng lời nói trong buổi lễ”, vị Giám mục Nhà thờ Tam Tự ở huyện Lan Khảo giải thích. “Chúng tôi có thể gặp rắc rối v́ một lời nhận xét thiếu thận trọng. Các tín giáo thậm chí không dám nói chuyện với nhau”. Ông kể rằng ông đă từng nhận một cú điện thoại cảnh cáo từ quan chức địa phương chưa đầy một giờ sau khi than phiền về chính phủ.

    Tháng 8/2019, hơn 100 camera được lắp đặt tại một số Nhà thờ Tam Tự ở huyện Nghi Nam, thành phố Lâm Nghi, phía đông tỉnh Sơn Đông. Một người thuộc chính quyền địa phương tiết lộ với Bitter Winter rằng Cục Tôn giáo và Cục Công tác Mặt trận Thống nhất sử dụng camera để giám sát các hoạt động trong nhà thờ, và những nơi từ chối lắp đặt camera sẽ bị đóng cửa.

    Một số mục sư và các giám mục đă trải nghiệm cái giá phải trả. Tháo dỡ camera an ninh được coi là phạm tội và ngay lập tức họ phải chịu các h́nh thức trừng phạt bao gồm: bắt giữ, thẩm vấn, tịch thu tài sản nhà thờ, và thậm chí nhà thờ hoặc nơi ở riêng của mục sư đều có thể bị đập phá.

    Theo một số nguồn tin ở Trung Quốc, ĐCSTQ hiện xếp hạng các nhà thờ theo thang điểm ‘vâng lời’ 100 điểm. Các hành vi như treo cờ và biểu ngữ khẩu hiệu ĐCSTQ chưa đúng quy định được coi là vi phạm và bị trừ điểm. Nếu dưới 60 điểm, nhà thờ sẽ bị đóng cửa.

    Ngân Hà

  10. #160
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Trung Hoa Tả Pí Lù

    42.000 người chết ở riêng Vũ Hán do dịch bệnh corona?
    B́nh luậnNguyễn Minh • 09:59, 30/03/20• 283 lượt xem


    B́nh đựng tro cốt người chết được đặt trên bàn tại một nghĩa trang ở Thiên Tân, phía Bắc, Trung Quốc vào 20/7/2010. (Ảnh: FREDERIC J. BROWN/AFP, Getty Images)
    Hàng ngh́n b́nh tro cốt được gửi đi mỗi ngày và 84 ḷ hỏa táng hoạt động hết công suất là những căn cứ cho số liệu nói trên.

    Chính quyền Trung Quốc công bố số người tử vong v́ viêm phổi Vũ Hán ở nước này là 3.300 và số người nhiễm bệnh hơn 81.000. Tuy nhiên, người dân Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch bùng phát đâu tiền, tin rằng chỉ riêng thành phố này đă có 42.000 người tử vong.

    Đài Á Châu Tự Do đă thu thập căn cứ từ thông tin của người dân Vũ Hán như sau:

    Hàng ngh́n b́nh đựng tro cốt người chết được gửi đến các gia đ́nh mỗi ngày
    Trong các bài viết trên mạng xă hội, người dân Vũ Hán cho biết, 7 nhà tang lễ lớn tại Vũ Hán gửi tổng cộng 3.500 b́nh đựng tro cốt người chết cho các gia đ́nh mỗi ngày.

    Gia đ́nh của những người tử vong v́ virus ĐCSTQ được phép thu thập tro cốt hỏa táng của thân nhân từ 7 nhà tang lễ do chính phủ điều hành, bắt đầu từ ngày 23/3.

    Kể từ ngày này có nhiều bức ảnh được lan truyền trên mạng xă hội Trung Quốc cho thấy người dân xếp hàng dài bên ngoài nhà tang lễ chờ nhận tro cốt người thân. Những bức ảnh này ngay lập tức bị xóa bởi nhân viên kiểm duyệt mạng của chính quyền, theo The Epoch Times, chi tiết xem tại NTDVN.com.


    Tony Lin (social distancing aka introverting)
    @tony_zy
    Photo posted by Weibo user @ 毛大庆. Some wuhan ppl, after months of shelter-in-place, are waiting in line at Hankou Funeral Home to pick up family members’ ashes. This is heartbreaking.

    View image on TwitterView image on Twitter
    719
    7:56 PM - Mar 25, 2020
    Twitter Ads info and privacy
    541 people are talking about this
    Các nhà tang lễ đang cố gắng hoàn tất việc hoả táng trước lễ Thanh Minh vào ngày 5/4 tại Trung Quốc. Như vậy, số ngày các nhà tang lễ tập trung hoả táng là 12 ngày, tính từ ngày 23/3 đến 5/4. Theo đó, ước tính tổng số xác người được hoả táng là 42.000 trong khoảng thời gian đó.

    Các nhà tang lễ ở Vũ Xương, Hán Dương, Hán Khẩu, đă thông báo cho các gia đ́nh có người thân qua đời rằng, họ sẽ được nhận tro cốt trước ngày 5/4.

    Truyền thông địa phương cho biết, riêng Hán Khẩu đă nhận hai lô hàng là 5.000 chiếc b́nh đựng tro cốt chỉ trong hai ngày.

    84 ḷ hoả táng được sử dụng hết công suất
    Toàn thành phố Vũ Hán có 84 ḷ hoả táng với tổng công suất là 1.560 xác thiêu mỗi ngày.

    Trước thời điểm dịch được công bố, thành phố hoả táng khoảng 220 xác người mỗi ngày. Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh bùng phát tại đây, các công nhân hoả táng từ khắp Trung Quốc đă được chuyển đến thành phố Vũ Hán để làm việc suốt ngày đêm, một người dân ở Vũ Hán nói với Đài Á Châu Tự Do.

    Đầu tháng 2, The Epoch Times đă tiến hành một cuộc điều tra bí mật, gọi điện đến các nhà tang lễ ở Vũ Hán để t́m hiểu về số người thực tế đă tử vong v́ dịch bệnh.

    Vào thời điểm đó, Nhà tang lễ Hán Khẩu xác nhận rằng họ đang sử dụng 20 ḷ hỏa táng làm việc 24 giờ một ngày. Cường độ hoạt động tăng đột ngột cho thấy số lượng người chết v́ virus Vũ Hán trên thực tế cao hơn con số báo cáo chính thức.

    Các nhà tang lễ khác trong thành phố cũng gia tăng cường độ làm việc do số thi thể cần hỏa táng tăng mạnh. Một nhân viên tại Nhà tang lễ Thái Điện ở ngoại ô Vũ Hán cũng cho The Epoch Times biết vào thời điểm đó, mỗi ngày họ cần ít nhất 100 túi đựng xác.

    Có thể nhiều người đă chết tại nhà mà không được báo cáo
    Nguồn tin từ pḥng dân sự của tỉnh Hồ Bắc nói với Đài Tự Do Á Châu rằng, nhiều người có thể đă chết tại nhà mà không được chẩn đoán hay điều trị bệnh.

    Nguồn tin này cũng cho biết có hơn 28.000 vụ hoả táng ở Vũ Hán trong một tháng. Điều này phù hợp với ước tính trên mạng xă hội rằng, hơn 40.000 người đă tử vong v́ dịch viêm phổi Vũ Hán trong khoảng thời gian 2 tháng rưỡi.

    Nguồn tin trên cho biết: "Mỗi nhà tang lễ báo cáo dữ liệu về hoả táng trực tiếp cho chính quyền hai lần mỗi ngày."

    Các gia đ́nh được trả tiền để giữ im lặng
    Một người dân Vũ Hán có tên là Chen Yaohui nói rằng chính quyền thành phố đă trả cho các gia đ́nh chi phí tang lễ là 3.000 nhân dân tệ để đổi lấy sự im lặng của họ.

    "Đă có rất nhiều đám tang trong những ngày qua và chính quyền hiện chi 3.000 nhân dân tệ cho những gia đ́nh có người thân qua đời được tổ chức tang lễ trước lễ tảo mộ vào 5/4", anh Chen Yaohui cho biết.

    Ông Đinh, một người dân Vũ Hán có mẹ qua đời v́ nhiễm virus, vẫn chưa được nhận hài cốt của bà. Ông nói với The Epoch Times ấn bản tiếng Trung rằng, chính quyền địa phương thông báo họ sẽ cố gắng giúp các gia đ́nh làm thủ tục giấy tờ để được miễn phí hỏa táng và giảm giá mua nơi chôn cất trước Tết Thanh Minh. Sau ngày này có thể sẽ không được chính quyền hỗ trợ nữa.

    Theo ông, niềm an ủi duy nhất cho các gia đ́nh là các quan chức phải thừa nhận và chịu trách nhiệm cho những ǵ đă và đang xảy ra.

    Các hăng thông tấn Mỹ đă và đang gặp khó khăn trong việc đưa tin về t́nh h́nh hiện tại của đại dịch ở Trung Quốc v́ chính phủ nước này đă trục xuất các nhà báo Mỹ vào ngày 21/3.

    Nguyễn Minh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •