Page 10 of 13 FirstFirst ... 678910111213 LastLast
Results 91 to 100 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #91
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    QUÁ HAY: LIÊN MINH CHÂU ÂU TRỖI DẬY CHÍNH THỨC "CHẶT ĐUÔI" CẮT ĐỨT QUAN HỆ VỚI TRUNG CỘNG


  2. #92
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Kế hoạch giảm phong tỏa 4 giai đoạn của Tây Ban Nha


    Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez. La Moncloa/AFP
    Trọng Nghĩa
    Trong bối cảnh rất nhiều nước trên thế giới lục tục tìm cách dỡ bỏ các lệnh phong tỏa để chống dịch Covid-19, Tây Ban Nha, nước bị tác hại nặng nề nhất châu Âu, vào hôm qua, 28/04/2020, đã lên một kế hoạch giảm nhẹ phong tỏa độc đáo mang tên “Kế hoạch chuyển tiếp đến thời kỳ b́nh thường mới”.

    QUẢNG CÁO

    Không giống như nhiều quốc gia khác, Tây Ban Nha không chọn mốc ngày cho kế hoạch bắt đầu dỡ bỏ, mà chọn giai đoạn. Tất cả bao gồm 4 giai đoạn. Từ Madrid, thông tín viên RFI François Musseau giải thích:

    “Việc giải tỏa sẽ tuân theo 4 giai đoạn thật khác biệt, và sẽ kéo dài trong 2 tháng, có nghĩa là cho đến cuối tháng Sáu, và các biện pháp sẽ thay đổi tùy theo t́nh h́nh cụ thể tại 50 tỉnh Tây Ban Nha”. Đây là phần chủ yếu trong thông báo của thủ tướng Pedro Sanchez, sau nhiều giờ thương lượng và cân nhắc. Một kế hoạch dỡ bỏ, mà theo từ ngữ chính thức, “dần dần, phi đối xứng và được phối hợp”.

    Nói cách khác, chính quyền trung ương, một mặt rất thận trọng trên b́nh diện y tế, muốn việc lây nhiễm tiếp tục giảm, nhưng một mặt khác, muốn đất nước đỡ bị nghẹt thở về mặt kinh tế. Đặc biệt là ngành du lịch và khách sạn, rất quan trọng và bảo đảm đến 12% GDP. Các nhà hàng chẳng hạn, bước đầu được khuyến khích chỉ nhận tối đa 30% khách hàng.

    Có điều không ai biết các băi biển và khách sạn sẽ mở cửa lại vào ngày nào. Thủ tướng Pedro Sanchez chỉ thông báo là một tình trạng b́nh thường nào đó có thể sẽ bắt đầu vào thượng tuần tháng 7, nhưng vẫn phải dè chừng. Ông nhấn mạnh: “Chúng ta đang đi mà không có hệ thống định vị GPS”, v́ “virus vẫn ŕnh rập”.

    Tây Ban Nha, nước bị nặng nhất châu Âu về ca nhiễm


    Theo bộ Y Tế Tây Ban Nha, số người chết trong 24 giờ vì Covid-19 tiếp tục giảm xuống c̣n 301 người vào hôm qua, 28/04, thấp hơn nhiều so mức 950 ca tử vong/ngày hồi đầu tháng Tư. Tuy vậy, tổng số ca nhiễm đã lên đến mức 232.128 trường hợp tính đến hôm qua, Tây Ban Nha hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất châu Âu, và đứng thứ hai châu Âu về ca tử vong với 23.822 trường hợp.

  3. #93
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Đức cấm hoạt động của nhóm phiến quân Hezbollah
    30/04/2020


    Hôm 30/4/2020, Đức cấm tất cả các hoạt động của nhóm Hezbollah trên lănh thổ Đức.


    Hôm 30/4, Đức cấm tất cả các hoạt động của nhóm Hezbollah trên lănh thổ Đức và liệt nhóm phiến quân được Iran hậu thuẫn này vào danh sách các tổ chức khủng bố, theo Reuters.

    Từ sáng sớm hôm 30/4, cảnh sát Đức cũng đă tiến hành các cuộc đột kích vào các hiệp hội đền thờ Hồi giáo ở các thành phố trên khắp nước Đức, nơi mà các quan chức tin rằng có liên kết với nhóm Hồi giáo ḍng Shi’ite này, một nhóm được trang bị vũ khí mạnh.

    “Các hoạt động của Hezbollah vi phạm luật h́nh sự và tổ chức này chống lại các quy tắc quốc tế”, Bộ Nội vụ Đức cho biết trong một tuyên bố.

    Theo Bộ Nội vụ, các biểu tượng của Hezbollah bị cấm tại các tụ điểm nhóm họp và trên các ấn phẩm hoặc trên các phương tiện truyền thông, và tài sản của Hezbollah có thể bị tịch thu.

    Các quan chức an ninh tin rằng có tới 1.050 người ở Đức tham gia vào cái mà họ gọi là phe cực đoan của Hezbollah.

  4. #94
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Bác sĩ Đức chụp h́nh khỏa thân phản đối thiếu thiết bị bảo hộ
    Apr 29, 2020 cập nhật lần cuối Apr 29, 2020

    Cũng như nhiều nơi khác trên thế giới, bác sĩ ở Đức đang thiếu trầm trọng thiết bị bảo hộ y tế. (H́nh: blankebedenke.org)
    BERLIN, Đức (NV) – Một trang web ở Đức đăng h́nh bác sĩ khỏa thân nhằm kêu gọi mọi người quan tâm đến điều kiện làm việc cũng như thiết bị bảo hộ của nhân viên y tế tuyến đầu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, CNN đưa tin vào Thứ Ba, 28 Tháng Tư.

    Trang web của nhóm “Blanke Bedenken” đăng h́nh nhiều bác sĩ khỏa thân, cả nam lẫn nữ, một số người che bớt cơ thể bằng nhiều thứ khác nhau như thiết bị y tế, giấy tờ, ống nghe, thậm chí cả giấy vệ sinh.

    “Chúng tôi là bác sĩ đa khoa của quư vị. Muốn điều trị cho quư vị an toàn, chúng tôi cần thiết bị bảo hộ. Khi nào xài hết số thiết bị ít ỏi mà chúng tôi có, chúng tôi sẽ trông như thế này,” ban tổ chức cho biết trong một tuyên bố trên trang web của ḿnh.

    Trong khi COVID-19 lây lan khắp thế giới, nhân viên y tế tuyến đầu ở nhiều quốc gia đă cảnh báo t́nh trạng thiếu thốn thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE).

    “Chúng tôi là những người dễ nhiệm bệnh. Nghề y tế cần giới chính trị ủng hộ nhiều hơn,” nhóm Blanke Bedenken nói thêm.



    Đài CNN chưa thể xác minh tính xác thực của trang web này, cũng như những người trong h́nh chụp trên trang web làm việc ở đâu. Đại diện của nhóm chưa trả lời yêu cầu phỏng vấn của CNN, và hiện cũng chưa rơ cơ quan hoặc tổ chức nào họ cho là chịu trách nhiệm t́nh trạng thiếu PPE.

    “Do số ca COVID-19 tăng nhanh khắp thế giới nên nhu cầu thiết bị y tế như bao tay, mặt nạ thở, quần áo bảo hộ và máy thở cũng tăng. Điều này dẫn đến t́nh trạng thiếu thiết bị khắp thế giới,” phát ngôn viên Bộ Y Tế Đức nói với CNN.

    Theo lời phát ngôn viên này, đến cuối tuần qua, Bộ Y Tế Đức đă phát khoảng 133 triệu mặt nạ bảo hộ cho nhân viên y tế.

    Tính đến 10 giờ tối Thứ Ba, giờ California, Đức có gần 160,000 người nhiễm COVID-19 và hơn 6,300 người chết, theo Johns Hopkins University. (Th.Long) [qd]

  5. #95
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Đức chửi thẳng mặt Trung Cộng gọi “Bảy triệu chiếc khẩu trang, đều là rác”


  6. #96
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 - "Cúm Tây Ban Nha" : Một thế kỷ, hai đại dịch và những điểm tương đồng


    Ảnh tư liệu về đại dịch cúm Tây Ban Nha tại St. Louis, Missouri, Mỹ, tháng 10/1918. © via REUTERS - Thư viện Quốc Hội Mỹ
    Thu Hằng
    Năm 1918-1919, đại dịch cúm c̣n được gọi là « cúm Tây Ban Nha », khiến hàng chục triệu người trên thế giới thiệt mạng. Một thế kỷ sau, dịch Covid-19, không tàn sát như trước, nhưng cũng gây số ca tử vong lớn ngoài sức tưởng tượng so với những thành tựu y học hiện nay.


    Tuy nhiên, giữa hai đại dịch này lại có nhiều điểm tương đồng. RFI Tiếng Việt tổng hợp bài viết của nhà báo Jean-Marc Vittori, trên nhật báo Les Echos ngày 30/04/2020 và một số thông tin khác.

    Sức tàn phá mạnh
    Đại dịch cúm 1918 khiến 20 đến 50 triệu người chết trên khắp thế giới trong hai năm 1918-1919, tương đương với 2,5 đến 5% dân số toàn cầu, theo thẩm định của Viện Pasteur. Tên gọi « cúm Tây Ban Nha » được đặt cho đại dịch 1918 v́ lúc đó, Tây Ban Nha, không tham gia Thế Chiến I, là nước duy nhất công bố rộng răi thông tin liên quan đến đại dịch.

    Dịch Covid-19 cũng có tốc độ lây lan chóng mặt, gây tỉ lệ tử vong cao ở người cao tuổi và có bệnh nền. Tính đến ngày 02/05/2020, cả thế giới có 3,36 triệu người nhiễm và 239.000 người chết v́ virus corona.

    Mức độ lây nhiễm cao do di chuyển của con người
    Điểm chung trong cả hai đại dịch, tốc độ lây nhiễm nhanh là do di chuyển của con người và giao thông vận tải. Nơi nào phản ứng khẩn cấp sớm, cấm tập trung đông người, đóng cửa nhà hàng, trường học th́ sớm hạn chế được thiệt hại.

    Ví dụ, tại Mỹ, thành phố Philadelphia (bang Pennsylvania) vẫn duy tŕ cuộc diễu hành Liberty Loans Parade ngày 28/09/1918, kêu gọi chính phủ Mỹ hỗ trợ đồng minh trong Thế Chiến I, trong khi thành phố Saint Louis (bang Missouri) hủy cuộc diễu hành tương tự. Với hơn 20.000 người tham gia, cuộc diễu hành ở Philadelphia dẫn đến sự bùng nổ số ca nhiễm cúm ở Mỹ và từ đó, được coi là cuộc tuần hành tang tóc nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tỉ lệ tử vong ở Philadelphia cao gấp đôi so với Saint Louis. Sau đó, theo quan sát của các chuyên gia kinh tế, địa phương nào có « phản ứng sớm hơn 10 ngày trước khi dịch đến th́ hoạt động công nghiệp tăng 5% » trong những năm sau đó.

    Tốc độ lan nhanh của dịch Covid-19 cũng do nhiều cuộc tập hợp đông đảo : bữa tiệc khổng lồ với 40.000 gia đ́nh tham gia hôm 18/01 tại Vũ Hán ; các nhà thờ của giáo phái Tân Thiên Địa ở Hàn Quốc ; một buổi lễ Hồi Giáo vào tháng 02/2020 gần thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia) với khoảng 16.000 người tham gia ; nhà hàng và quán bar nổi tiếng Kitzloch tại thị trấn nghỉ dưỡng trượt tuyết Ischgl (bang Tyrol, Áo) được cho là nơi lây lan Covid-19 đến nhiều nước châu Âu ; cuộc tập hợp tại nhà thờ La Porte Ouverte Chrétienne ở Mulhouse, một ổ dịch tại Pháp…

    Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha, do không có chính sách phong tỏa nên kinh tế không bị tác động nặng nề v́ các biện pháp dịch tễ. Năm 2020 th́ ngược lại, kinh tế toàn cầu gần như chững lại, đẩy cả thế giới vào giai đoạn suy thoái, trong khi có nguy cơ xảy ra đợt hai của dịch Covid-19. Trong dịch cúm cách đây một thế kỷ, đợt hai mới có sức tàn phá kinh hoàng về nhân mạng lẫn kinh tế.

    Bác sĩ đánh động dịch, đều chết v́ bệnh
    Vào mùa Xuân 1918, Loring Miner, một bác sĩ ở Kansas, cảnh báo về sự xuất hiện một loại bệnh lạ, rất nguy hiểm nhưng chính quyền không nghe ông. Một thế kỷ sau, bác sĩ Trung Quốc Lư Văn Lượng (Li Wenliang) cũng cảnh báo về loại virus mới, gây tử thương cao, nhưng cũng không được lắng nghe mà c̣n bị bắt giữ v́ tung tin « thất thiệt » và « gây rối trật tự công cộng ». Cả hai bác sĩ đều có chung kết cục, qua đời v́ chính căn bệnh mà họ đánh động.

    Thiếu liên hệ giữa chính quyền và giới khoa học
    Không phải chờ đến đại dịch Covid-19 mới thấy rơ mối liên hệ không hề đơn giản giữa giới chuyên gia và chính trị gia, theo nhận định của nhà báo Jean-Marc Vittori.

    Ngày 24/09/1918, George Clemenceau, lúc đó là chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp kiêm bộ trưởng bộ Chiến Tranh, giận dữ trong một phiên họp nội các : « Một đợt dịch bệnh nghiêm trọng đang tràn qua Pháp và chúng ta lại không được thông tin ». Ba tuần sau, hội đồng khoa học tŕnh báo cáo về nguồn gốc của dịch bệnh là do một loại vi khuẩn đă rơ hoặc « yếu tố đặc biệt chưa được biết ». Ngày 15/11/1918, tạp chí Le Concours médical chỉ trích « sự thất bại của cách pḥng bệnh mang tính hành chính ».

    Một thế kỷ sau, tuần san Pháp Le Point, trong số ra ngày 23/04/2020, cũng đăng trên trang nhất chỉ trích tương tự, nhưng với từ ngữ mạnh mẽ hơn : « Les bureaucrates auront-ils notre peau ? » (tạm dịch : Phải chăng những kẻ quan liêu lấy mạng chúng ta ?)

    Tin đồn, tin thất thiệt xuyên một thế kỷ
    Tin đồn, tin thất thiệt thời nào cũng có, chỉ khác là trong thời đại hiện nay được lan truyền với tốc độ chóng mặt... nhờ công nghệ số và mạng xă hội.

    Virus corona chủng mới, dù có nguồn gốc thiên nhiên, nhưng đang bị nghi ngờ thoát ra từ pḥng thí nghiệm P4 ở Vũ Hán. Phía Trung Quốc gây hoang mang khi thắc mắc về một trung tâm nghiên cứu y tế quân sự Mỹ ở Fort Detrick bị đột ngột đóng cửa. Nhà tỉ phú Mỹ Bill Gates, rồi công nghệ 5G cũng bị nghi ngờ.

    Trong đại dịch « cúm Tây Ban Nha », Đức bị t́nh nghi. Những chiếc tầu ngầm U-boot nổi tiếng của Đức bị cho là gieo rắc virus ở các hải cảng của Mỹ. Ngoài ra, c̣n nhiều tin đồn khác, như Đức đă yêu cầu công ty dược Bayer nhồi vi khuẩn vào các viên thuốc aspirine hoặc cấy mầm bệnh vào đồ hộp được bán ở Tây Ban Nha.

    Khi chưa có thuốc đặc trị, con người vẫn có xu hướng tin vào những biện pháp « mầu nhiệm ». Năm 1918, cơ quan y tế của Hải Quân Mỹ giải thích là « không khí và ánh nắng mặt trời giết mầm bệnh trong vài phút ».

    Năm 2020, tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc đến một « tin đồn rất hay » là « nếu chúng ta ra ngoài nắng, […] điều đó có hiệu quả đối với virus ». Sau đó, ông yêu cầu các cơ quan liên quan t́m hiểu xem có thể « sử dụng nhiệt và ánh sáng để chữa trị ». Một ư tưởng khác, được tổng thống Trump « gợi ư » trong buổi họp báo ngày 23/04, là tiêm nước khử trùng và đưa tia cực tím (UV) vào cơ thể để trị Covid-19 v́ h́nh như hai loại này giết đến 99% vi khuẩn và virus.

    Hai đại dịch, chưa có thần dược

    Liệu thuốc kư ninh (Chloroquine) có phải là liệu pháp hiệu quả chống cúm ? Tranh luận đă nổi lên ngay từ năm… 1918. Châu Âu kiệt quệ thoát khỏi Thế Chiến thứ nhất. Các bác sĩ không h́nh dung ra được quy mô của đại dịch sẽ phải đối mặt v́ virus, nhỏ hơn hàng ngh́n lần so với vi khuẩn, c̣n chưa thể quan sát được v́ phải chờ đến những năm 1930, kính hiển vi mới được phát minh.

    Vào tháng 10/1918, báo Le Journal giải thích : « Người ta cho chúng tôi những lời khuyên sau : Tránh tụ tập, uống rượu grog pha với rượu rhum ; hăy dự trữ thuốc kư ninh ! ». Lúc đó, thị chính Paris mua 50.000 lít rượu rhum từ bộ Cung Ứng để cung cấp cho các hiệu thuốc. Báo Le Concours médical th́ khẳng định « thuốc kư ninh được kê đơn thường xuyên. Ông Dubois thích dùng cây canh ki na hơn (Chinchona) ».

    Năm 2020, giáo sư Didier Raoult, tại Marseille (Pháp), nổi tiếng hơn với biện pháp điều trị gây nhiều tranh căi bằng thuốc Chloroquine. Trong khi đó, bác sĩ Mohammed Squalli, ở thành phố Melun (ngoại ô Paris), gợi ư bệnh nhân uống nước ngọt Schweppes, được làm từ cây canh ki na.

    Công dụng của khẩu trang, chuyển đổi hoạt động sản xuất chống dịch
    Khẩu trang cũng là một bất đồng giữa giới y khoa và chính quyền. Vào tháng 11/1918, cũng như vào tháng 04/2020, Viện Hàn Lâm Y Tế khuyến cáo đeo khẩu trang, nhưng chính quyền nhiều nơi lại không bắt buộc. Ví dụ, cách đây một thế kỷ, thành phố San Francisco đă bắt người dân đeo khẩu trang, nếu không sẽ bị « phạt từ 5 đến 100 đô la hoặc 10 ngày tù giam ». Hiện tại, người dân nhiều nước châu Á sẽ bị phạt nếu không đeo khẩu trang ở ngoài đường. Trong khi đó, nhiều nước phương Tây, phải mất một khoảng thời gian mới hiểu được công dụng của khẩu trang trong cộng đồng.

    Một điểm chung khác trong cả hai đại dịch là t́nh trạng khan hiếm khẩu trang. Một thế kỷ sau, người dân lại lôi máy khâu, kim chỉ ra tự làm khẩu trang vải. Năm 1918 cũng như 2020, nhiều nhà máy đă chuyển đổi hoạt động để đáp ứng nhu cầu dịch tễ cấp bách. Ví dụ, năm 1918, tại Mỹ, một nhà máy sản xuất mặt nạ chống khí độc phục vụ chiến tranh chuyển sang sản xuất khẩu trang y tế. Năm 2020, nhà sản xuất ô tô General Motors của Mỹ sản xuất máy trợ thở. Nhiều thương hiệu thời trang lớn thế giới sản xuất khẩu trang và nước khử trùng…

  7. #97
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Du lịch Tây Ban Nha có nguy cơ mất 92 tỷ euro


    Trạm nghỉ mát Benidorm tại Tây Ban Nha, nạn nhân của dịch Covid-19 khi không c̣n khách du lịch lui tới. AFP - JOSE JORDAN
    Tuấn Thảo
    Tây Ban Nha là điểm đến du lịch thứ hai trên thế giới, với hơn 83 triệu lượt du khách trong năm qua. Do hậu quả của dịch Covid-19, giới chuyên ngành du lịch nước này đang đi t́m một số giải pháp thay thế, hy vọng bù đắp phần nào các khoản thất thu khổng lồ, được ước tính gần 92 tỷ euro.


    Tác động của virus corona nặng hay nhẹ là c̣n tùy theo mô h́nh phát triển du lịch. Nói cách khác, các thành phố lớn như Barcelona và Madrid cũng bị ảnh hưởng, nhưng không nghiêm trọng bằng trạm nghỉ mát Benidorm. Nằm trên bờ cát trắng Costa Blanca, giữa hai thành phố miền Nam Tây Ban Nha là Alicante và Valencia, thành phố Benidorm kể từ cuối những năm 1960 đă chọn mô h́nh du lịch đại trà, nhờ vậy mà giảm giá các tour du lịch, nhất là ngoài mùa cao điểm, giá khách sạn theo luật cung cầu trở nên cực kỳ hấp dẫn. C̣n về mặt quy hoạch đô thị, thành phố có lối kiến trúc theo chiều dọc. Tất cả các ṭa nhà cao tầng được xây san sát nhau, khai thác được nhiều pḥng trọ hay khách sạn mà vẫn không tốn nhiều diện tích đất xây cất.

    Một lối kiến trúc với nhiều bê tông thích hợp với nhu cầu du lịch những năm 1970, nhưng thời nay có thể không c̣n đúng với tiêu chuẩn ‘‘thân thiện’’ với môi trường. Dù ǵ đi nữa, mô h́nh phát triển này giúp Benidorm trở thành điểm đến thứ ba của Tây Ban Nha, sau Barcelona và Madrid. Thành phố cỡ trung b́nh này chỉ có 70.000 dân nhưng lại tiếp đón hàng năm đến 14 triệu lượt khách, một nửa là dân Tây Ban Nha, nửa c̣n lại là du khách nước ngoài. Người Anh đặc biệt thích đi nghỉ mát tại Benidorm với h́nh thức tour du lịch trọn gói (all inclusive). 80% du khách ngoại quốc là người Anh, cho nên có người nói đùa rằng Benidorm là một ‘‘quận hạt’’ của Luân Đôn.

    Tuy nhiên, lợi thế này cũng là nhược điểm của Benidorm, do thành phố này lệ thuộc 100% vào doanh thu ngành du lịch, từ nhân viên quầy thu tiền trong siêu thị cho đến tài xế taxi, tất cả đều làm việc và sống nhờ vào du khách. Thế nhưng, toàn bộ ngành du lịch Tây Ban Nha đă ngưng hoạt động từ trung tuần tháng 03/2020. Tại Benidorm hai băi biển chính là Playa del Levante (băi B́nh Minh) và Playa del Ponient (băi Hoàng Hôn) đều vắng tanh trên nhiều cây số.

    Theo bà Leire Bilbao, giám đốc của ‘‘Visit Benidorm’’, một cơ quan tập hợp hội đồng thành phố và đại diện của ngành du lịch khách sạn, kể từ khi làm việc tại chỗ, bà chưa bao giờ thấy Benidorm vắng khách đến như thế, v́ thành phố này quanh năm sống nhờ du lịch, cho nên ngay cả những thời điểm ngoài mùa cũng đều có du khách. Do vậy, t́m kiếm những giải pháp thay thế lại càng trở nên cấp bách. Theo cơ quan ‘‘Visit Benidorm’’, chính quyền thành phố đang tiến hành xét nghiệm ở quy mô lớn để bảo đảm an toàn y tế cho du khách, và như vậy hy vọng thu hút du khách trở lại bằng cách trấn an tâm lư của họ.

    Một cách cụ thể hơn, toàn bộ thành phố này đang bị cô lập, hầu như các lối ra vào Benidorm đều có chốt kiểm soát. Chính quyền địa phương đă tiến hành các đợt kiểm tra sức khỏe và thử máu để đảm bảo giới cảnh sát, nhân viên an ninh cũng như chuyên viên tiếp đón đều không có nhiễm virus corona. Sau đó chính quyền Benidorm sẽ kiểm tra sức khỏe của 70.000 cư dân địa phương. Thành phố này đang nghiên cứu việc áp dụng tất cả các quy tắc ‘‘giăn cách xă hội’’.


    Làm thế nào để tránh cho du khách quá gần nhau, giữ khoảng cách trên băi biển cũng như trong hồ tắm của khách sạn, các buffet ăn sáng hay ăn tối đều được thay thế bằng những mâm thức ăn cá nhân làm sẵn. Theo bà Leire Bilbao, Benidorm ráo riết chuẩn bị để sẵn sàng tiếp đón khách vào mùa hè năm nay trong điều kiện an toàn tối đa, dù họ có đến từ những vùng lân cận như Alicante, Valencia, các tỉnh khác ở Tây Ban Nha hoặc là du khách đến từ nước ngoài.

    Tuy nhiên, tất cả các biện pháp nêu trên vẫn nhằm mục tiêu hạn chế rủi ro, chứ chưa thể bảo đảm an toàn 100%. Vấn đề ở đây là làm thế nào để kiểm soát và cách ly kịp thời các trường hợp lây nhiễm đến từ bên ngoài. Liệu các biện pháp xét nghiệm như vậy có làm ‘‘nản ḷng’’ du khách hay chăng, nhất là khi chính quyền càng trấn an, người dân càng có tâm lư thà ở nhà cho chắc ăn.

    Một cách tương tự, các đảo Fuerteventura hay Ibiza cũng hy vọng rằng t́nh h́nh sẽ không xấu quá đỗi vào mùa hè năm nay. Cho tới giờ này, các hải đảo Tây Ban Nha tương đối ít bị dịch Covid-19 tác động, nhưng lại lệ thuộc khá nhiều vào lượng du khách nước ngoài đặc biệt là khách đến từ Đức, Hà Lan và Anh. Fuerteventura cũng khai thác mô h́nh du lịch và công viên giải trí, chủ yếu nhắm vào các gia đ́nh có con nhỏ. Theo thăm ḍ, các đối tượng này muốn đi chơi ở gần nhà chứ không đi quá xa, không c̣n thích xuất ngoại như những năm trước.

    Ngành du lịch tương đương với 12% GDP của Tây Ban Nha. Theo dự phóng th́ ngành này sẽ mất ít nhất là 60% doanh thu, cao nhất là 85%. Cũng như hai nước châu Âu khác là Ư và Pháp, Tây Ban Nha đang xem xét kế hoạch giúp duy tŕ ngành du lịch để tránh t́nh trạng bị mất việc hàng loạt. Nhưng làm thế nào đây để gỡ gạc 92 tỷ euro thất thu. Càng suy nghĩ về đáp án, bài toán tương lai lại càng làm cho giới chuyên ngành thêm nhức óc, đau đầu.

  8. #98
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Liên Âu quyên góp tài trợ toàn cầu cho việc chế tạo vac-xin

    Một pḥng thí nghiệm nghiên cứu về virus corona tại bệnh viện Henri Mondor- Créteil, ngoại ô Paris-Pháp. AFP - THOMAS SAMSON
    Trọng Nghĩa
    Một hội nghị quốc tế trực tuyến của các nhà tài trợ cho việc tìm thuốc chủng chống Covid-19 mở ra hôm nay 04/05/2020 tại Bruxelles dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Châu Âu, Đức, Na Uy, Anh, Pháp và Ả Rập Xê Út. Tương tự như các đợt quyên góp thông qua phương tiện truyền hình “téléthon”, Ủy Ban Châu Âu đã lập một trang internet để cư dân mạng có thể theo dơi từng giờ, từng phút các khoản tiền mà các chính phủ, hội đoàn từ thiện và các tư nhân hứa đóng góp.



    Mục tiêu quyên góp là tìm nguồn tài trợ cho việc nghiên cứu vac-xin, với hy vọng là sẽ có kết quả trong ṿng 12 đến 18 tháng và để tất cả các nước có thể tiếp cận công bằng những ǵ mà các nhà nghiên cứu t́m ra được.

    Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet, tường thuật :

    Hội nghị qua video là phần thấy rơ nhất của sáng kiến mệnh danh là ACT, tên tiếng Anh cho việc tiếp cận các công cụ chống Covid-19 (Access to Covid-19 Tools), một cương lĩnh mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO hay những hiệp hội như Bill & Melinda Gates đã đề ra.

    Hợp tác quốc tế và tình đoàn kết là khẩu hiệu chính của ngày 04/05 này, với việc tất cả mọi người được mời đóng góp tài chánh để đạt chỉ tiêu là 7,5 tỷ euro. Các phương pháp chẩn bệnh, trị liệu và tìm kiếm vac-xin như thế sẽ được tài trợ qua đóng góp quốc tế, và có thể được sản xuất với số lượng chưa từng thấy với giá phải chăng.

    Tổ Chức Y Tế Thế Giới đă bị mất đi một phần năm ngân sách sau khi Mỹ đình chỉ phần đóng góp vào ngày 14/04. Một hôm sau, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đă từ chối gắn liền hai sự kiện với nhau khi thông báo việc tổ chức hội nghị trực tuyến của các nhà tài trợ.


    Dù sao Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đang cần hỗ trợ ngoại giao mà Liên Âu và các quốc gia có nhiều ảnh hưởng có thể cung ứng để vận động các nhà tài trợ quốc tế và biến ngày hôm nay thành một thành công tài chính.

  9. #99
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Châu Âu tích cực chuẩn bị dỡ phong tỏa


    Nhà ga Cadorna tại Milano- Ư sáng ngày 04/05/2020 hồi sinh sau hai tháng hoạt động tối thiểu. Hành khách bắt buộc phải đeo trẩu trang. REUTERS/Flavio Lo Scalzo
    Thùy Dương
    Các nước châu Âu đang tích cực đẩy nhanh công tác chuẩn bị dỡ bỏ lệnh phong tỏa chống dịch Covid-19. Ư, nước bị thiệt hại nặng nề nhất về nhân mạng ở châu Âu, hôm nay 04/05/2020, bước sang một giai đoạn mới, sau gần hai tháng hạn chế sinh hoạt.



    Kể từ hôm nay, nước Ư áp dụng dần dần các biện pháp dở bỏ phong tỏa, trong bối cảnh chính quyền ngày 03/05/2020 thông báo 174 người chết v́ virus corona. Đây số ca tử vong hàng ngày thấp nhất kể từ khi đất nước bị phong tỏa hôm 09/03/2020.

    Tuy số người nhiễm virus và chết trong những ngày qua có xu hướng giảm dần, nhưng chính quyền vẫn rất thận trọng, đề pḥng đợt dịch thứ hai bùng phát trở lại. Hôm nay, các công viên được mở lại, với điều kiện người dân phải đảm bảo giữ khoảng cách an toàn. Các doanh nghiệp chế biến và xây dựng cũng được hoạt động trở lại. Nhà hàng và quán bar trước đây chỉ được giao hàng đến nhà cho khách nay được bán hàng cho khách mang đi, nhưng khách chỉ được ngồi ăn ở quán từ đầu tháng Sáu trở đi. C̣n các cửa hàng bán lẻ phải đợi đến ngày 18/05 mới có thể mở cửa trở lại.

    Nh́n sang Tây Ban Nha, nước bị phong tỏa từ giữa tháng 03, nơi Covid-19 đă gây ra cái chết cho hơn 25.000 người, từ hai ngày qua người dân đă được phép đi tập thể thao và đi dạo. Các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa sẽ được thực hiện từng bước cho đến cuối tháng Sáu.

    Tại Bồ Đào Nha, vốn bị ảnh hưởng nhẹ hơn rất nhiều so với Tây Ban Nha (với tổng cộng 1.043 ca tử vong), cũng bắt đầu cho mở cửa trở lại các cửa hàng nhỏ, tiệm làm tóc, đại lư xe hơi, nhưng người dân phải tôn trọng các quy định chặt chẽ về giăn cách xă hội.

    Tại Đức, các trường học sẽ được mở cửa dần dần ở nhiều vùng. Bộ trưởng Nội Vụ và Thể Thao Đức hôm 03/05/2020 thông báo tái khởi động giải vô địch bóng đá. Như vậy, Đức sẽ là nước châu Âu đầu tiên mà giải vô địch bóng đá được tổ chức trở lại. Tại Anh Quốc, thủ tướng Boris Johnson hứa sẽ công bố một kế hoạch dỡ bỏ phong tỏa vào tuần tới.


    C̣n nước Áo, ngay từ hôm 02/05/2020, các cửa hàng ở các khu phố thương mại sầm uất ở thủ đô Vienna đă mở cửa trở lại, tương tự như ở các nước khác tại Bắc Âu. Ở Đông Âu, các quán cà phê và nhà hàng được mở lại từ hôm nay tại Slovenia và Hungary, trừ thủ đô Budapest. C̣n tại Ba Lan, các khách sạn, trung tâm thương mại, thư viện và một số bảo tàng cũng bắt đầu hoạt động trở lại.

  10. #100
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Thượng đỉnh LHCÂ-Balkan: Bruxelles bất b́nh vì bị Nga và Trung Quốc lấn sân


    Tranh tuyên truyền, cảm ơn chủ tịch Trung Quốc - « Tập đại huynh » trên một phố ở Belgrade, Serbia. Ảnh chụp ngày 01/04/2020. REUTERS - Djordje Kojadinovic
    Tú Anh
    Lănh đạo 27 nước Liên Hiệp Châu Âu và đồng nhiệm các nước phía tây vùng Balkan có một cuộc họp qua video ngày 06/05/2020, vào lúc 14 giờ 30. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng Covid-19, và Bruxelles không che giấu bất b́nh v́ những tuyên bố bị xem là "vô ơn" của lănh đạo một số nước Balkan, muốn gia nhập Liên Âu, nhưng lại ca tụng Trung Quốc và Nga.



    Liên Hiệp Châu Âu đă viện trợ khẩn cấp 3,3 tỷ euro cho các nước Tây Balkan chống dịch, một ngân khoản dồi dào hơn những dụng cụ y khoa mà Nga và Trung Quốc cung ứng cho Serbia và Croatia trong giai đoạn đầu dịch Covid-19.

    Thế nhưng, theo tường thuật của Reuters, Liên Hiệp Châu Âu cảm thấy một số lănh đạo Balkan, nhất là những nước muốn gia nhập Liên Âu, lại có thái độ vô ơn.

    Tổng thống Serbia công khai cám ơn chủ tịch Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc nhưng phớt lờ viện trợ của châu Âu. Đại diện người Serbia trong ban lănh đạo Bosnia-Herzegovina cám ơn Nga hào phóng nhưng công kích Bruxelles khắt khe .

    Vào lúc thương lượng mở rộng biên giới Liên Hiệp đạt được một số tiến triển, khủng hoảng y tế Covid-19 sẽ là một chủ đề quan trọng sẽ được thảo luận trong hội nghị.

    Một viên chức cao cấp của châu Âu cảnh báo: Chúng tôi muốn các vị gia nhập nhưng quư vị không thể vuốt ve Trung Quốc và Nga để thủ lợi riêng.

    Nhóm tây Balkan bao gồm Serbia, Albani, Kosovo, Montenegro, Bosnia và Bắc Macedonia.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •