Page 11 of 13 FirstFirst ... 78910111213 LastLast
Results 101 to 110 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #101
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Oktoberfest bị hủy, ngành làm bia Đức lao đao


    Lễ hội bia Oktoberfest lần thứ 186, Muchen, Đức, ngày 21/09/2019 REUTERS - Andreas Gebert
    Tuấn Thảo
    Mười triệu lít bia sẽ bị tiêu hủy do hết hạn sử dụng, theo thông cáo hôm 06/05 của nghiệp đoàn các nhà sản xuất bia Pháp Brasseurs de France. Một dấu hiệu khác cho thấy dịch Covid-19 đang gây thiệt hại nặng nề cho ngành làm bia, Lễ hội tháng Mười Oktoberfest tại Đức cũng bị hủy bỏ, khiến cho thành phố München bị thất thu khoảng 1,2 tỷ euro.



    Được tổ chức hàng năm trong ṿng hai tuần lễ vào đầu mùa thu, ‘‘Lễ hội tháng Mười’’ Oktoberfest là liên hoan bia của vùng Bayern, có từ hơn hai thế kỷ qua. Đây là lần thứ nh́ Oktoberfest bị hủy kể từ khi được thành lập cách đây hơn 200 năm. Lần đầu tiên lễ hội này không được tổ chức là vào năm 1854, vào thời mà nạn dịch tả đang hoành hành tại châu Âu. Cũng cần biết rằng, Lễ hội tháng Mười thu hút mỗi năm khoảng 6 triệu lượt người tham dự, trong đó có nhiều du khách nước ngoài. Họ tụ họp lại dưới những chiếc lều khổng lồ, ngồi xung quanh những chiếc bàn gỗ thật dài, cụng ly hát ḥ và thưởng thức bia với các món ăn truyền thống của München vùng Bayern (trong tiếng Pháp là Munich vùng Bavière). Nhân dịp này, các hăng bia trong vùng chế biến một loại bia có độ cồn cao hơn mức b́nh thường, nồng hương mạch nha đậm mùi hoa bia.

    Tuy nhiên, đối với hội đồng thành phố München cũng như chính quyền cấp vùng, sự kiện có đến 6 triệu người cùng tập hợp với nhau trong ṿng hơn hai tuần là một t́nh huống đầy bất trắc. Theo lănh đạo bang Bayern Markus Söder, Lễ hội tháng Mười thể hiện tinh thần chung vui và sự gần gũi, v́ thế cho nên ban tổ chức Oktoberfest không thể nào mà áp dụng được các quy tắc giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa những người tham dự. Cũng theo ông Markus Söder, việc mở lại Lễ hội tháng Mười chỉ có thể được thực hiện chừng nào giới khoa học t́m ra vắc-xin chống lại virus corona. Đó là biện pháp duy nhất pḥng chống dịch bệnh hữu hiệu nhất.

    Về phần ḿnh, thị trưởng München Dieter Reiter cho biết quyết định hủy bỏ Oktoberfest là một điều đáng buồn. Về mặt kinh tế, đó cũng là một đ̣n rất đau v́ thủ phủ vùng Bayern bị thất thu hơn 1,2 tỷ euro. Lễ hội tháng Mười là một sự kiện có lợi cho rất nhiều ngành nghề, từ khách sạn nhà hàng cho đến hàng loạt dịch vụ khác như chuyên chở tiếp đón tham quan thành phố, tất cả các ngành có liên quan đều bị ngưng hẳn lại. Để thấu hiểu tầm vóc của lễ hội Oktoberfest, th́ 9 tháng trước ngày khai mạc sự kiện, các khách sạn xung quanh khu vực Theresienwiese đă không c̣n chỗ.

    Việc hủy bỏ Oktoberfest chỉ là phần nổi của tảng băng, và khá nhiều công ty cỡ nhỏ và trung b́nh trong ngành sản xuất bia đang hứng chịu hậu quả trực tiếp của dịch Covid-19. Song song với việc đóng cửa các hàng quán kể từ tháng 03/2020, hàng loạt trận đấu thể thao cũng như các sự kiện văn hóa, hội chợ chuyên đề cũng như liên hoan ẩm thực đều bị hủy bỏ, trong khi bia lại là thức uống phổ biến nhất (so với rượu vang hay champagne) do có giá mềm và thích hợp hơn với các sinh hoạt mang tính cộng đồng và lễ hội.

    Không chỉ riêng ǵ nước Đức, mà đa số các công ty chuyên sản xuất bia tại Bỉ, Pháp hay Hà Lan đều đang lo lắng khi thấy doanh thu của họ bị sút giảm khá mạnh. Theo ông Jacques Lebel, giám đốc chi nhánh Pháp của tập đoàn hàng đầu thế giới Anheuser-Busch InBev bao gồm các thương hiệu quốc tế nổi tiếng như Budweiser, Leffe, Hoegaarden, Labatt, Spaten, Lowenbrau, 4 Pines, Stella Artois …..

    bia không phải là một trong những sản phẩm ‘‘hưởng lợi’’ từ khi có lệnh phong tỏa. Người tiêu dùng châu Âu đă mua khá nhiều hàng để dự trữ, nhưng người ta có thể sợ thiếu nhiều thứ khác chứ chẳng ai sợ thiếu bia. Riêng thương hiệu bia Corona của tập đoàn này đă bị thất thu khoảng 170 triệu đô la vào đầu tháng Ba chỉ v́ hiệu bia có tên gọi trùng hợp với virus corona.

    C̣n theo ông Mathias Fekl, chủ tịch nghiệp đoàn các nhà sản xuất bia Pháp Brasseurs de France, t́nh h́nh c̣n nghiêm trọng hơn v́ dịch Covid-19 đă bùng phát vào thời điểm tồi tệ nhất trong năm đối với giới chuyên ngành. Tháng Ba thường là thời kỳ các nhà sản xuất bia bị hạn chế về nguồn tiền mặt. Tại châu Âu, các nhà làm bia dành trọn mùa đông để sản xuất bia để bán vào mùa hè khi thời tiết thuận lợi hơn, các nhà sản xuất mua nguyên liệu và các thành phần chế biến chủ yếu là vào thời điểm mùa đông. B́nh thường th́ những ‘‘thùng bia’’ đầu tiên được bán trên thị trường vào cuối tháng Tư khi trời nắng đẹp trở lại, nhưng do tất cả các hàng quán đều đóng cửa, các liên hoan lễ hội đều bị hủy bỏ, cho nên các nhà sản xuất đă chi th́ nhiều, nhưng thu lại chẳng được bao nhiêu.

    Tại Đức, bia là thành phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực quốc gia, các nhà sản xuất cũng khá bi quan. Theo ông Holger Eichele, chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất bia Đức, dịch Covid-19 đă làm cho nhiều công ty chuyên sản xuất để phục vụ cho các hàng quán, các liên hoan thường niên mất đến 90% doanh thu. C̣n theo chuyên gia Marc-Oliver Huhnholz, cứ trên 5 nhà máy sản xuất bia tại Đức là có một công ty có nguy cơ sa thải nhân viên, hiện giờ 87% công ty đă áp dụng chế độ làm việc bán thời gian đối với giới nhân viên của họ. Vào đầu tháng 04/2020, mức xuất khẩu bia của Đức đă giảm đến 58%, đặc biệt là khối lượng xuất sang Trung Quốc và Ư, vốn là hai thị trường nước ngoài tiêu thụ bia Đức nhiều nhất.

    Về phần ḿnh, tập đoàn sản xuất bia Hà Lan Heineken, đứng hạng nh́ trên thế giới, cho biết là khối lượng bia được sản xuất sẽ giảm liên tục trong hai quư đầu của năm 2020. Tập đoàn này với hơn 165 nhà máy bia tại hơn 70 quốc gia, dự báo là t́nh h́nh tại châu Âu sẽ vẫn khó khăn vào mùa hè này, cho dù lệnh phong tỏa có được dỡ bỏ kê từ tháng 5/2020, nhưng mọi h́nh thức tụ tập c̣n lâu nữa, mới trở lại mức b́nh thường.

  2. #102
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Viêm phổi Vũ Hán phủ mây đen lên quan hệ EU – Trung Quốc
    Thứ Năm, 07/05/2020 • 551 Lượt Xem
    Trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona mới (c̣n gọi là virus Trung Cộng) tàn phá thế giới, theo những kế hoạch dự kiến cho thấy năm 2020 vốn là năm quan trọng để tăng cường quan hệ kinh tế và chiến lược giữa Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc, nhưng dịch bệnh này đă thay đổi tất cả.



    Ngày 5/5, Luke McGee của của CNN đă công bố bài phân tích cho biết, theo kế hoạch hội nghị thượng đỉnh ​​vào tháng Chín năm nay, EU và Trung Quốc sẽ có bước tiến quan trọng trong quan hệ kinh tế và chiến lược. Ít nhất đó là kế hoạch ban đầu. Nhưng những động thái của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đă để lại dư vị mặn đắng cho giới chức EU. Từ t́nh trạng đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ với người dân Trung Quốc đến việc truyền bá thông tin sai lệch ở châu Âu, cuộc khủng hoảng này nhắc nhở về vô số rủi ro cho những ai quan hệ gần gũi với ĐCSTQ.

    Theo kế hoạch, vào ngày 14/9, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Leipzig của Đức với sự tham gia của các nhà lănh đạo EU và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Giới ngoại giao Đức cho rằng địa điểm này được chọn v́ mối quan hệ lịch sử giữa Đông Đức cũ và Trung Quốc. Họ cho biết với tư cách Đức là Chủ tịch luân phiên của EU, trong hội nghị thượng đỉnh lần cuối cùng của sự nghiệp Thủ tướng, bà Merkel sẽ tận lực cho sự thành công của hội nghị.



    Đại dịch khiến EU phải nh́n lại về ĐCSTQ
    McGee cho biết, thực tế đưa Trung Quốc lại gần EU trong các giá trị nhân quyền, biến đổi khí hậu và chủ nghĩa đa phương là kỳ vọng của chính giới EU; nhưng Brussels (trụ sở EU) có cảm giác chân thực rằng đại dịch viêm phổi Vũ Hán khiến các nhà lănh đạo EU phải nh́n lại về ĐCSTQ.

    Stephen Blockmans, người phụ trách chính sách đối ngoại của EU tại Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu (CEPS) cho biết: “Tôi nghĩ virus corona mới luôn là một lời nhắc nhở cần thiết cho nhiều nước EU: cho dù tiền của Trung Quốc (ĐCSTQ) có hấp dẫn bao nhiêu, nhưng họ cũng là một đối thủ mang tính hệ thống.”

    Blockmans đề cập đến một thông cáo do Ủy ban EU ban hành vào tháng 3/2019, trong đó mô tả ĐCSTQ “là một đối thủ có tính hệ thống trong thúc đẩy thay thế mô h́nh quản trị”.

    Một quan chức EU phụ trách vấn đề đối ngoại cho biết, vấn đề ở đây không phải xem hệ thống (chính trị) nào phù hợp hơn để đối phó với virus. Đó là vấn đề một hệ thống cho phép tự do cá nhân hay là một thể chế độc đoán độc đảng?


    McGee chỉ ra nỗi thất vọng trong vấn đề này đối với ĐCSTQ dường như đang lan rộng khắp EU. Cuối tuần trước, trong trả lời phỏng vấn Tạp chí Dimanche (Le Journal du Dimanche) của Pháp, chuyên viên đối ngoại của EU là Josep Borrell đă cho biết “EU quá thật thà trong giao dịch với Trung Quốc (ĐCSTQ)”. Ông chỉ rơ ĐCSTQ có cách hiểu khác về trật tự quốc tế.

    Tất cả những khác biệt này làm cho khó có thể tin rằng trong năm nay EU và ĐCSTQ sẽ đạt được sự đồng thuận. Dường như ít người c̣n tin rằng hội nghị thượng đỉnh ở Leipzig (Đức) vào tháng Chín sẽ c̣n giống như kế hoạch ban đầu của Merkel cũng như nhiều quan chức EU khác.

    Velina Tchakarova, giám đốc Viện Chính sách an ninh và châu Âu của Áo, dự đoán: “Hành động của Trung Quốc (ĐCSTQ) trong và sau dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán sẽ làm tăng chia rẽ nội bộ các nước châu Âu về cách giải quyết quan hệ với Bắc Kinh.”

    Bà chỉ ra có những chia rẽ trong EU về vấn đề có nên để cho các công ty Trung Quốc xây dựng mạng 5G hay không, cũng như ai có thể và không thể đầu tư vào các nước thành viên.

    McGee nhận định những lư do này và hơn thế nữa khiến đông đảo giới chức EU cho rằng hội nghị thượng đỉnh ở Leipzig sẽ hoàn toàn bị virus corona làm lu mờ.

    Mặc dù ở một mức độ nhất định th́ chuỗi cung ứng của EU phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là EU không thể gây áp lực lên ĐCSTQ. Một nhà ngoại giao Đức cho biết: “Ảnh hưởng của Trung Quốc (ĐCSTQ) đang gia tăng, nhưng đây không phải là đơn phương. Rơ ràng, Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng cần châu Âu.” Các quan chức Brussels hy vọng rằng điều này có thể gây áp lực đối với ĐCSTQ về nhân quyền.

    Đối với EU, liên hệ với Trung Quốc (ĐCSTQ) không chỉ là vấn đề phát triển kinh tế. Chuyên viên đối ngoại Blokmans nói: “Tăng cường giao lưu với Trung Quốc mang lại cho EU cơ hội tăng gấp đôi các ưu tiên chiến lược của họ.”

    Tuy nhiên, những lo ngại của EU về sự minh bạch của ĐCSTQ trong đại dịch virus đă nhắc nhở mọi người về việc liên hệ với ĐCSTQ thực sự có ư nghĩa ǵ.





    Quan hệ Trung Quốc – EU đổi hướng
    Phân tích của McGee chỉ ra rằng trong bối cảnh virus corona, mô h́nh quản trị của Trung Quốc (ĐCSTQ) đă khiến các quan chức EU rất quan ngại.

    Tháng trước, một báo cáo nội bộ của EU đă cáo buộc ĐCSTQ truyền bá “thông tin sai lệch” về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán để t́m kiếm lợi ích chiến lược. Tờ Politico của Mỹ tiết lộ một trích đoạn từ báo cáo nội bộ của EU. Báo cáo chỉ ra rằng có bằng chứng cho thấy Bắc Kinh sử dụng “phương tiện công khai và bí mật” để thực hiện “chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch trên toàn cầu” nhằm tránh bị thế giới truy cứu Bắc Kinh v́ đại dịch viêm phổi Vũ Hán, qua đó cố gắng cải thiện h́nh ảnh quốc tế của Bắc Kinh.

    McGee nhận định giới chức EU rất lo lắng về hành vi của ĐCSTQ. Bài viết chỉ ra một mặt EU không muốn bị ép trong cuộc đấu giữa Trung Quốc và Mỹ, mặt khác lịch sử gần đây cho thấy ĐCSTQ là một đối tác không đáng tin cậy, Bắc Kinh đang gây chia rẽ giữa các quốc gia thành viên EU.

    Một bài báo của RFI vào ngày 19/4 đă tuyên bố rằng loại virus nhỏ bé không nh́n thấy này đang thay đổi sâu sắc quan hệ châu Âu-Trung Quốc.

    Cách đây không lâu khi trả lời Financial Times (Anh), Tổng thống Pháp Macron nói rằng không nên ngây thơ khi nghĩ rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát dịch tốt hơn nhiều, rơ ràng có nhiều điều mà ĐCSTQ không công khai.

    Đức kêu gọi một cuộc điều tra về nguồn gốc của viêm phổi Vũ Hán. Trong một cuộc họp báo vào ngày 20/4, Thủ tướng Merkel kêu gọi Trung Quốc nên có thái độ minh bạch về nguồn gốc của virus corona mới. Bà nói, “Trung Quốc (ĐCSTQ) càng minh bạch về nguồn gốc của virus, th́ càng tốt cho mọi người trên hành tinh này.”

    Ngày 21/4, Bloomberg đă công bố bài viết cho rằng năm nay đáng lẽ là năm ngoại giao Trung Quốc-châu Âu, nhưng ngược lại châu Âu đang cảnh báo quan hệ giữa hai bên có thể rạn nứt nghiêm trọng.

    “Trong vài tháng qua, Trung Quốc (ĐCSTQ) đă mất châu Âu.” Reinhard Bütikofer – nghị viên của Đảng Xanh tại Đức và là người phụ trách Đoàn Đại biểu Quan hệ EU – Trung Quốc cho biết, rất đáng lo ngại từ vấn đề “quản lư sự thật” của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát viêm phổi Vũ Hán cho đến lập trường “cực đoan cấp tiến” của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ cùng kiểu tuyên truyền đe nẹt nhằm biểu dương quyền lực của ĐCSTQ đứng trên dân chủ.

    Khác chính quyền Trump đă bắt đầu một lần nữa chỉ trích ĐCSTQ, nhưng truyền thống quan chức EU thường không lên án công khai, một phần v́ không muốn gây thù địch với ĐCSTQ. Nhưng bây giờ các chính trị gia ở Berlin, Paris, London và Brussels đều không hài ḷng với tuyên bố của Bắc Kinh về sự cố virus, điều đó có nghĩa là t́nh h́nh đang tồi tệ hơn nhiều.

    Một số nước thành viên EU đă theo đuổi các chính sách nhằm giảm sự phụ thuộc vào ĐCSTQ và kiềm chế kiểu hiểm họa ngầm đầu tư kiểu cướp bóc, những biện pháp pḥng thủ này vào năm ngoái có thể làm hao tổn gần 750 tỷ USD giá trị thương mại Trung Quốc-EU.

    RFI Pháp chỉ ra rằng những thay đổi như vậy đă xảy ra trong mối quan hệ giữa EU và Bắc Kinh, sự lây lan của virus corona mới đă phơi bày nhiều điều, và nó cũng hoạt động như một chiếc máy gia tốc. Trên thực tế, trong một thời gian, EU đă chủ trương một chiến lược thực tế hơn đối với ĐCSTQ. Chuyên gia chiến lược Goldmont của Pháp chuyên về vấn đề Đông Á và Trung Quốc chia sẻ: “Ảo tưởng có thể có đồng thuận và tin tưởng lẫn nhau giữa châu Âu và Trung Quốc đă biến mất từ hơn chục năm trước.”

    Thông tin cho biết điều khiến EU lo lắng hơn nữa là thái độ của các nhà ngoại giao ĐCSTQ, họ gây ảnh hưởng tại Liên Hiệp Quốc, lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp giành các vị trí quan trọng, có thể thấy rơ trong Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp.

    Trong một bài phát biểu về an ninh quốc pḥng vào tháng Hai năm nay, Tổng thống Pháp Macron xem Trung Quốc (ĐCSTQ) là “chủ đề chiến lược”, ông xem việc thúc đẩy lại cấu trúc châu Âu là nhiệm vụ ưu tiên của ông. Ông cũng rất bất măn trước việc Bắc Kinh thúc đẩy quan hệ EU – Trung Quốc thành 17 + 1 (thành viên mới là Hy Lạp) gây chia rẽ châu Âu.

    Theo Epoch Times

  3. #103
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Trung Quốc đang thay Nga trong vai trò hiểm họa chính đối với phương Tây


    Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong cuộc gặp song phương bên lề thượng đỉnh G20, Osaka, Nhật Bản, 29/06/2019. REUTERS - Kevin Lamarque
    Mai Vân
    Từ khi ông Vladimir Putin lên nắm quyền, phương Tây hết sức cảnh giác trước mối đe dọa đến từ Nga. Từ cuộc chiến tranh ở Gruzia năm 2008, việc sáp nhập Crimée năm 2014 cho đến các cuộc tấn công mạng và nỗ lực chia rẽ cộng đồng xuyên Đại Tây Dương, Mỹ và châu Âu đă đau đầu vì Nga mà không chú ý nhiều đến Trung Quốc cho dù nước này vẫn có thái độ hung hăng ở Biển Đông và Eo Biển Đài Loan, hoặc cho Hải Quân tiến vào Địa Trung Hải.


    Tuy nhiên, trong bài phân tích « Mối đe dọa từ Trung Quốc làm lu mờ nguy cơ đến từ Nga », nhật báo Pháp Le Figaro ngày 08/05/2020 ghi nhận là phương Tây đang chú ý nhiều hơn đến hiểm họa từ Trung Quốc vào lúc Nga có dấu hiệu hòa hoãn hơn kể từ khi đại dịch Covid 19 bắt đầu.

    Tại Hoa Kỳ, mối quan ngại trước các hành vi của Trung Quốc đã bắt đầu thể hiện với chính sách xoay trục qua châu Á thời Barack Obama, còn châu Âu thì « nhắm mắt » lâu hơn một chút. Thế nhưng, cuộc khủng hoảng Covid-19 đã khuếch đại các mối lo có sẵn và đẩy Trung Quốc lên vị trí đứng đầu các thế lực gây rối trên thế giới, c̣n Nga và khả năng gây phiền nhiễu của họ xuống hàng thứ hai.

    Chuyên gia Alexandra de Hoop Scheffer, giám đốc văn pḥng tại Paris của trung tâm tham vấn Mỹ German Marshall Fund nhận xét: « Tại Washington, nhiều người nói rằng Trung Quốc đã trở thành một nước Nga mới của NATO và chính quyền Trump ». Tương tự như đối với Nga trước đây, ngày nay vấn đề Trung Quốc đã nhận được sự nhất trí giữa đảng Dân Chủ và Cộng Ḥa, chi phối đời sống chính trị Mỹ.

    Trung Quốc chuyển từ chủ nghĩa hòa bình qua chủ nghĩa đế quốc

    Từ một vài năm, giọng điệu chính thức của Trung Quốc đă chuyển từ chủ nghĩa ḥa b́nh sang chủ nghĩa đế quốc, và với Tập Cận Bình, nước Trung Hoa « ẩn mình » của Đặng Tiểu B́nh đang muốn vươn lên làm một siêu cường. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nặng tính dân tộc chủ nghĩa của đảng Cộng Sản Trung Quốc mới đây đã khẳng định: « Thời một nước Trung Hoa bị khuất phục đã qua rồi… Cán cân lực lượng giữa phương Tây và Trung Quốc đang thay đổi ».

    Le Figaro liệt kê một loạt hành vi hung hăng mới của Bắc Kinh, từ việc kích động căng thẳng ở các vùng biển bao quanh Trung Quốc, cho đến việc thúc đẩy các con tốt của họ ở châu Âu. Để làm suy yếu phương Tây, Trung Quốc đã sử dụng các phương pháp lũng đoạn thông tin giống như Nga, thậm chí còn dữ dội hơn.

    Nga hòa hoãn hơn với phương Tây từ khi có dịch Covid-19

    Từ lúc đại dịch bắt đầu, trong lúc Trung Quốc hung hăng thì Nga như đã giảm bớt thái độ thù địch với phương Tây. Nhân một hội nghị của trung tâm tham vấn Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu (European Council on Foreign Relations), Alexei Levinson, nhà nghiên cứu tại trung tâm Levada ở Matxcơva ghi nhận: « Thay v́ đả kích trực tiếp phương Tây như thường lệ, Nga đă gửi lời chia buồn tới các nạn nhân của virus ». Điện Kremlin cũng đă gửi vật tư y tế đến Hoa Kỳ.

    Theo nhận định của Le Figaro, phải nói rằng Covid-19 đă phá vỡ các kế hoạch của Vladimir Putin, buộc ông phải hủy bỏ hai sự kiện nhằm củng cố ảnh hưởng quốc tế và tăng cường quyền khống chế chính trị của ông ở nước Nga. Đó là cuộc trưng cầu dân ư lẽ ra được tổ chức vào ngày 22/04, về dự án cải cách Hiến Pháp, cho phép ông duy tŕ quyền lực cho đến năm 2036, và lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng của Liên Xô trong Đệ Nhị Thế Chiến, dự trù tổ chức vào ngày 09/05, với sự có mặt của một số nhà lănh đạo thế giới, trong đó có tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đánh dấu việc Nga hội nhập trở lại vào cộng đồng quốc tế, sau khi bị loại ra bên lề do vụ sáp nhập Crimée.

    Nga cũng đang chịu tác hại từ tình trạng giá dầu quốc tế tụt giảm, đe dọa các kế hoạch đầu tư của tổng thống Putin. Theo chuyên gia Tatiana Kastouéva-Jean tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI: « Đại dịch đă làm đảo lộn hai điểm chính trong chương tŕnh nghị sự của ông Putin, củng cố các xu hướng đang có trong hệ thống chính trị Nga, trong đó có việc uy tín của tổng thống Putin càng lúc càng bị xói ṃn. Ông Putin cũng nhận ra rằng Nga không có ảnh hưởng đến các vấn đề thế giới như lầm tưởng ».

    Nỗi lo của Nga: Bị Trung Quốc che khuất về mặt chiến lược

    Matxcơva hiện đang sợ rằng họ sẽ bị Trung Quốc làm lu mờ ở cấp chiến lược, sau cuộc khủng hoảng. Nga đang vật lộn để t́m chỗ đứng trong một thế giới lưỡng cực do Hoa Kỳ và Trung Quốc thống trị. Chính vì thế mà trong một cuộc họp với báo chí ngoại giao, ông Enrico Letta, chủ tịch Viện Jacques-Delors, đă cho rằng Nga đang cố xích lại gần cả châu Âu lẫn Hoa Kỳ, thông qua một loạt cử chỉ hòa dịu, hợp tác.

    Theo Le Figaro, Matxcơva gián tiếp hưởng lợi từ việc phương Tây ngày càng có lời lẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc, mà các hành động đã buộc NATO điều chỉnh chương tŕnh nghị sự và buộc Liên Hiệp Châu Âu thể hiện một quan điểm cứng rắn hơn.

    Chỉ có đui mù mới không thấy mối đe dọa của một Trung Quốc thô bạo

    Chuyên gia Pháp về châu Á Valérie Niquet, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) phân tích: « Trung Quốc đã thô lỗ đến mức mà chỉ có đui mù mới không nhận thức được mối đe dọa. Và trong cùng một thời điểm, Nga đă rút về phía sau ».

    Có điều là để đánh đổi với thái độ hòa dịu của mình, Vladimir Putin đã yêu cầu phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc chiến ở Ukraina, điều đã bị cả Mỹ lẫn Liên Hiệp Châu Âu từ chối. Dù hai ông Donald Trump và Vladimir Putin có vẻ hợp nhau, nhưng chính quyền Mỹ vẫn ngăn chặn cố gắng b́nh thường hóa quan hệ giữa hai nước trong thời điểm hiện tại. Thái độ hòa dịu của điện Kremlin kể từ khi đại dịch bắt đầu không làm cho vấn đề Ukraina thay đổi gì nhiều.

    Sau cùng, nếu một số nước Tây Âu, như Pháp, đang kêu gọi một mối quan hệ mới với Matxcơva, th́ các quốc gia Trung và Đông Âu lại không muốn như vậy. Đối với các nước này, Nga vẫn là mối đe dọa chính, vượt xa Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, chuyên gia Alexei Levinson, nhà xă hội học tại trung tâm Levada cảnh báo: « Trong trường hợp khủng hoảng kinh tế lớn nổ ra, những chỉ trích nhắm vào phương Tây sẽ lại rộ lên ».

    Le Figaro kết luận: « Trong lĩnh vực chiến lược, các mối đe dọa không loại trừ nhau mà lại chồng chất lên nhau ».

  4. #104
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    T́nh báo Đức: WHO giúp Trung Quốc che giấu dịch viêm phổi Vũ Hán
    B́nh luậnNguyễn Minh • 08:50, 10/05/20• 165 lượt xem

    Ông Tập tiếp Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, (Photo by Naohiko Hatta - Pool/Getty Images)

    Ông Tập Cận B́nh đích thân yêu cầu Tổ chức Y tế Thế giới tŕ hoăn việc thông tin cho thế giới về sự bùng phát dịch corona tại Trung Quốc, theo kết luận của t́nh báo Đức.

    Ông Tập đă gặp Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vào ngày 21/1 để yêu cầu tổ chức này tŕ hoăn thông tin về việc virus corona chủng mới (virus Vũ Hán) lây nhiễm từ người sang người và tŕ hoăn tuyên bố về đại dịch toàn cầu, theo tạp chí Der Spiegel của Đức.

    BND là cơ quan t́nh báo liên bang Đức, đă cung cấp nguồn thông tin này cho báo giới.

    "Kết luận của BND rất quan trọng, ít nhất 4 tuần hoặc 6 tuần đă bị tŕ hoăn bởi chính sách thông tin của Bắc Kinh," tạp chí Der Spiegel đưa tin.

    Theo một nghiên cứu được công bố vào đầu tháng 3, các nhà nghiên cứu tại Đại học Southampton, Anh Quốc, chỉ ra rằng nếu Trung Quốc đă hành động và công khai thông tin cho thế giới sớm hơn chỉ 03 tuần th́ đă có thể giảm 95% sự lây lan dịch bệnh.

    Thông tin của t́nh báo Đức cũng thu hút sự chú ư của chính giới Mỹ về việc điều tra vai tṛ của Trung Quốc trong đại dịch.

    Người đứng đầu Nhóm Điều tra Trung Quốc của Hạ viện Mỹ, Nghị sỹ Michael McCaul, nói với báo Daily Caller: "Chúng tôi đang xác minh tin tức này. Nếu đúng, đây sẽ là một chứng cứ nữa về việc Tổng giám đốc Tedros thông đồng với Đảng Cộng sản Trung Quốc che đậy đại dịch."

    "Nếu như vậy, ông ấy không c̣n phù hợp để lănh đạo Tổ chức Y tế Thế giới," Nghị sỹ Michael McCaul nói thêm.


    Tedros Adhanom, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tham dự một cuộc họp với nhà lănh đạo Tập Cận B́nh tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 28/1/2020. (Naohiko Hatta - Pool / Getty Images)
    T́nh báo Hoa Kỳ cũng đưa ra kết luận vào giữa tháng 3 rằng Trung Quốc đă làm sai lệch dữ liệu thống kê các trường hợp nhiễm virus corona và số người bệnh tử vong ở Vũ Hán và các nơi khác tại Trung Quốc.

    "Có những chứng cứ cho thấy trước khi thế giới biết về thời điểm tháng 12/2019 th́ chính quyền Trung Quốc đă nắm thông tin về virus này từ lâu, và có lẽ trước đó một tháng th́ dịch bệnh đă bùng phát ở Trung Quốc," Phó Tổng thống Mike Pence nói trong cuộc phỏng vấn với hăng CNN hôm 1/4.

    Chính phủ Trung Quốc công bố chính thức số người tử vong v́ nhiễm virus corona ở Vũ Hán là khoảng 3.500, nhưng bằng chứng cho thấy con số thực sự là khoảng 40.000 người, theo Daily Caller.

    Các cố vấn khoa học cũng báo cáo chính phủ Anh rằng số liệu dịch bệnh ở Trung Quốc đă bị hạ thấp 15-40 lần so với thực tế, theo Daily Mail.

    Theo một báo cáo gần đây của nhóm chuyên gia hàng đầu của Mỹ (AEI) có trụ sở tại Washington, Trung Quốc hiện có khoảng 2,9 triệu trường hợp được xác nhận là nhiễm virus Corona Vũ Hán chứ không phải là dưới 100.000 trường hợp như chính quyền Trung Quốc công bố.

    Nguyễn Minh

  5. #105
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Cơ hội và chiêu tṛ của mafia Ư


    (Ảnh minh họa) – Nhiều băng đảng mafia lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của các doanh nghiệp để cho vay nặng lăi hoặc phân phát thực phẩm cho dân để đổi lấy sự phục tùng. © REUTERS/Ciro De Luca
    Thùy Dương
    Các gia tộc Mafia ở Ư dường như đang tận dụng dịch bệnh Covid-19 và t́nh trạng kinh tế suy thoái để trục lợi, tương tự như họ đă làm trong các cuộc khủng hoảng trước đây. Chính quyền Ư đang cảnh giác trước các “chiêu tṛ” của mafia trong các hoạt động hỗ trợ xă hội, cho vay nặng lăi, đầu tư vào các lĩnh vực mới.



    Hồi năm 1980, động đất ở Napoli và vùng Campania cướp đi sinh mạng của gần 2.700 người đă cho mafia Camorra cơ hội tham gia công tác tái thiết vùng này. Đến năm 2009, cựu giám đốc Cơ quan Liên Hiệp Quốc về pḥng chống ma túy và tội phạm, Antonio Maria Costa, khẳng định có những bằng chứng cho thấy tiền của các tổ chức tội phạm là nguồn đầu tư duy nhất bằng tiền mặt, mà các ngân hàng Ư sử dụng trong cuộc khủng hoảng kinh tế. Một thập kỷ sau, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tàn phá đất nước Ư, trong một diễn đàn trên nhật báo La Repubblica, nhà báo Roberto Saviano mới đây báo động cuộc khủng hoảng y tế có thể mang lại “cơ hội sinh lời” cho các băng đảng mafia.

    Hồi đầu tháng 4, cảnh sát Ư đă thu giữ nửa triệu euro tiền mặt được giấu trong một chiếc xe của những người có liên quan đến tổ chức mafia Ndrangheta. B́nh luận với đài France 24, chuyên gia về các tổ chức tội phạm lớn, Fabrice Rizzoli, cũng là tác giả cuốn sách “Mafia từ A đến Z” nhận định : “Thường th́ người ta thu giữ rất nhiều ma túy, nhưng hiếm khi thu giữ được nhiều tiền, số tiền ở bên ngoài và đang được chuyển ngược trở về Ư bị thu giữ lại càng ít. Điều này có nghĩa là các gia tộc mafia đang t́m cách tài trợ cho người dân”.

    Dùng sự hào phóng đổi lấy ḷng trung thành

    Trước t́nh cảnh nạn nghèo đói gia tăng, chính quyền Ư đă tuyên bố phân phát 400 triệu euro tem phiếu thực phẩm cho những người gặp khó khăn. Theo Nghiệp đoàn nông nghiệp Ư Coldiretti, những đề nghị cứu trợ lương thực mà các hiệp hội như Caritas và Ngân hàng thực phẩm nhận được đă tăng 30% trong tháng 3. V́ điều kiện y tế, nhiều thành viên băng đảng mafia đang chịu án tù nay chỉ bị quản thúc tại gia và quay trở về các vùng mà họ kiểm soát. Trong bối cảnh này, chính quyền và các phương tiện truyền thông lưu ư là từ tháng 3, các băng đảng mafia bắt đầu phân phát giỏ thực phẩm cho những gia đ́nh gặp khó khăn tài chính.

    Theo tác giả cuốn sách “Mafia, từ A đến Z”, đây có thể được coi là một chiến lược “chiêu mộ” thành viên cho các băng đảng. Các ông trùm mafia cũng dùng ḷng hào phóng để đổi lấy ḷng trung thành hoặc sự phục dịch : những người được cứu trợ phải nhận cất giấu vũ khí cho mafia, che giấu những kẻ đang phải chạy trốn, các doanh nghiệp được trợ giúp bị gây sức ép để tuyển người thân của mafia hay nhập hàng của gia tộc mafia, chứ không mua sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác của băng đảng này …

    Số liệu thống kê bộ Nội Vụ Ư công bố vào cuối tháng 4 cho thấy tỉ lệ tội phạm đă giảm 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, các khoản vay nặng lăi lại tăng 9,1%. Giống như trong cuộc khủng hoảng năm 2009, đợt phong tỏa Covid-19 khiến các doanh nghiệp nhỏ có nguy cơ phá sản.

    Ngày 01/05/2020, bà Clotilde Champeyrache, giảng viên Đại học Paris 8 của Pháp, chuyên gia về mafia và tác giả cuốn sách "Mặt ẩn giấu của nền kinh tế", cho đài France 24 biết : "Trong hoàn cảnh hiện nay, các ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay rất ít, nên sau đó các công ty này chuyển sang một hệ thống cho vay khác. Mafia cho họ vay “tiền tươi” nhưng đó là “tiền bẩn”.

    Chuyên gia này cũng cho biết thêm là thường th́ vay nặng lăi là rất khó hoàn trả, nhưng hiện nay, trong khủng hoảng Covid-19, lăi suất ở mức được coi là “chấp nhận được” thúc đẩy nhiều doanh nghiệp vay tiền của các ông trùm để rồi lệ thuộc vào băng đảng mafia.

    Theo Amedeo Scaramella, thuộc tổ chức San Giuseppe Moscato, chuyên đấu tranh chống lại hoạt động cho vay nặng lăi của mafia, th́ sau khi cho vay, các băng đảng sẽ giăng bẫy để tăng lăi, có khi lên tới 300%.

  6. #106
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    V́ sao tỷ lệ tử vong do virus Vũ Hán ở Đức thấp một cách đáng kinh ngạc?
    B́nh luậnMộc Trà • 09:00, 11/05/20• 46 lượt xem

    Tại Châu Âu, có một nước Đức dù nằm trong top 5 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh, vẫn mở rộng ṿng tay nhân ái, tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán từ các quốc gia châu Âu khác. (Ảnh: Getty)

    Ngạn ngữ phương Tây có một câu rất nổi tiếng: “A friend in need is a friend indeed”, có nghĩa là bạn bè giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn mới là bạn bè thật sự. Câu nói này càng ư nghĩa hơn trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán diễn ra trên toàn cầu. Tại Châu Âu, có một nước Đức dù nằm trong top 5 quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch bệnh, vẫn mở rộng ṿng tay nhân ái, tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân nhiễm virus Corona Vũ Hán từ các quốc gia châu Âu khác.

    Một nước Đức sẵn sàng ‘dang rộng ṿng tay’
    Trong những ngày này, khi thế giới ngưỡng mộ chứng kiến “chú đại bàng Mỹ” “dang rộng đôi cánh” với cộng đồng thế giới, th́ cũng có một “mạnh thường quân” khác, một nước Đức không chỉ hỗ trợ cộng đồng thế giới bằng những lời cảm thông chia sẻ, mà c̣n bằng hành động thiết thực.

    Theo trang Euronews, ngày 29/3, tài khoản Twitter của Không quân Đức cho biết một trong hai máy bay của họ đă đưa hai bệnh nhân COVID-19 từ thành phố Strasbourg (miền Đông nước Pháp) tới thành phố Ulm thuộc bang Baden-Wurttemberg, miền Đông Nam nước Đức để tiến hành điều trị.

    Nhiều chính quyền bang của Đức cũng đă đề nghị tiếp nhận bệnh nhân COVID-19 từ Ư, và trên thực tế đă có tổng cộng 47 bệnh nhân người Ư được đưa tới Đức để điều trị trong những ngày qua.

    Trước đó, theo trang Foxnews, vào ngày 27/3, một chiếc máy bay của không quân Đức đă hạ cánh xuống thành phố tâm dịch Bergamo thuộc miền Bắc nước Ư để đón 6 người bệnh COVID-19, và sau đó đưa họ tới thành phố Cologne (Đức) điều trị.

    Ngoài ra, Đức cũng tiếp nhận các bệnh nhân COVID-19 từ thành phố Mulhouse của Pháp, khi nơi này đang lâm vào t́nh trạng quá tải số người nhiễm virus Corona Vũ Hán.


    Khi thế giới ngưỡng mộ chứng kiến “chú đại bàng Mỹ” “dang rộng đôi cánh” với cộng đồng thế giới, th́ nước Đức cũng sẵn sàng dang rộng ṿng tay giúp đỡ các nước khác trong đại dịch. (Ảnh: Getty)
    Tỷ lệ tử vong v́ virus Corona Vũ Hán ở Đức thấp một cách đáng kinh ngạc, nguyên nhân v́ sao?
    Mặc dù Đức là quốc gia chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 xếp vào hàng thứ 5 trên thế giới, tỷ lệ tử vong v́ dịch bệnh này ở Đức lại thấp hơn nhiều so với các nước khác (có cùng t́nh trạng ảnh hưởng nghiêm trọng bởi virus). Qua so sánh những số liệu do Viện Sức Khỏe Cộng Đồng Robert-Koch của Đức công bố vào mỗi buổi sáng hàng ngày, cùng các số liệu từ các nước bị dịch bệnh hoành hành nặng nề nhất, tỷ lệ tử vong v́ virus Corona Vũ Hán tại Đức là cực thấp: 0,3% so với mức 3,6% ở Pháp, 4% tại Trung Quốc và 8,5% của Ư. Nguyên nhân v́ sao? Tờ Le Monde đưa ra ba lư do chính:

    Thứ nhất, Đức tiến hành chẩn đoán và xét nghiệm Covid-19 kịp thời theo đà lây lan của dịch bệnh. Chỉ riêng trong tuần đầu tiên của tháng 3/2020, khi vẫn chưa xuất hiện ca tử vong nào, Đức đă cho tiến hành xét nghiệm 35.000 người và hơn 100.000 người trong tuần kế tiếp. Hiện tại, theo viện trưởng viện Robert-Koch, nước Đức có thể tiến hành xét nghiệm cho 160 ngàn người/tuần, tương đương với con số tại Ư hiện nay.

    Thứ hai, độ tuổi trung b́nh của bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Đức và Ư có sự khác biệt rơ rệt. Phần đông những bệnh nhân phát hiện dương tính ở Ư là người cao tuổi và đă có bệnh nền. Tại Đức, số người nhiễm bệnh trẻ tuổi hơn so với Ư và ít có vấn đề về sức khỏe. Độ tuổi trung b́nh của người bệnh tại Ư là 63, trong khi ở Đức là 47. Theo thống kê, phần lớn “nạn nhân” của virus Corona Vũ Hán là người già. Do vậy, việc phát hiện dương tính ở một số đông người trẻ tuổi, cũng giải thích phần nào lư do v́ sao tỷ lệ tử vong do dịch bệnh ở Đức hiện vẫn rất thấp.


    Hành động kịp thời trước đà lây lan của dịch bệnh đă giúp nước Đức giảm thiểu tối đa số ca tử vong tại nước này. (Ảnh: Getty)
    Cuối cùng, đó là do nước Đức tăng viện khả năng y tế. Trái với thái độ chủ quan và có phần xem nhẹ dịch bệnh như một số chuyên gia của Pháp (đă thừa nhận trong những ngày gần đây trên các kênh truyền thông), giới chức Y tế Đức hiểu rằng tỷ lệ tử vong v́ dịch Covid-19 sẽ sớm tăng vọt, mặc dù họ không thể tiên đoán chính xác là con số này sẽ tăng đến đâu. Chính v́ vậy, chính quyền Berlin đă chủ động tăng cường thêm 28.000 giường bệnh, đạt mức 6 giường/1.000 cư dân. Với tỷ lệ này, Đức xếp hàng thứ ba trên thế giới sau Nhật Bản và Hàn Quốc, bỏ xa Pháp (3,1/1.000 dân, xếp hàng thứ 19) hay Ư (2,6/1.000 người, xếp thứ 24), đồng thời đưa ra thông báo trưng dụng khách sạn hay các trung tâm hội nghị để thiết lập các cơ sở chăm sóc tăng cường.

    Ch́a khóa quan trọng khác trong bước tăng viện y tế này của Đức là khả năng đáp ứng máy trợ thở. Chính phủ Đức đă chủ động đặt mua 10 ngàn máy trợ thở, được giao dần từ nay đến cuối năm.

    Nước Đức hành động
    Trước t́nh h́nh dịch viêm phổi Vũ Hán đe dọa sức khỏe, nền kinh tế và sự gắn kết xă hội, nước Đức kêu gọi một nỗ lực chung của quốc gia nhằm chống lại cuộc khủng hoảng này. Sáng ngày 31/3/2020, thủ tướng Đức đă đưa ra 10 vấn đề phải LÀM NGAY LẬP TỨC.


    Sáng ngày 31/3/2020, thủ tướng Đức đă đưa ra 10 vấn đề phải LÀM NGAY LẬP TỨC. (Ảnh: Getty)
    1. Thủ tướng chính phủ phải hàng ngày thông báo t́nh h́nh dịch bệnh trước công chúng
    Sự lănh đạo chính trị đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong nhiệm kỳ của bà Angela Merkel. Giống như cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill, người đă làm nên lịch sử bằng những bài diễn văn khi quốc gia đối mặt trước những khó khăn, thử thách tồi tệ nhất, bà Merkel cũng đề ra yêu cầu cho bản thân là cần phải cập nhật t́nh h́nh dịch bệnh hàng ngày với công chúng, đưa ra các chỉ thị nhanh chóng và thiết thực để người dân an tâm và hiểu được làm thế nào có thể đánh bại dịch bệnh.

    2. Khẩu trang được sản xuất đại trà để đáp ứng nhu cầu của dân chúng. Mỗi người dân phải lập tức đeo khẩu trang ở các vùng dịch
    Đức cần đến hàng trăm triệu khẩu trang. Mỗi người dân phải có ít nhất một chiếc khẩu trang, khi mà ở một số khu vực, việc đeo khẩu trang là yêu cầu bắt buộc.

    Nói về việc đeo khẩu trang, nhà virus học Alexander Kekulé cho biết: “Theo thống kê, một người nhiễm virus có thể lây nhiễm cho ba người khác. Với việc bảo vệ miệng và mũi theo cách đơn giản như vậy, mọi người đều có thể giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng xuống dưới một. Nếu chúng ta đạt được chỉ tiêu này, dịch bệnh sẽ chấm dứt!".


    Một người nhiễm virus có thể lây nhiễm cho ba người khác. Với việc bảo vệ miệng và mũi theo cách đơn giản như vậy, mọi người đều có thể giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng xuống dưới một. (Ảnh: Getty)
    3. Dùng công nghệ để chống lại virus Corona Vũ Hán
    Một ứng dụng điện thoại di động giúp chống lại virus đă được áp dụng ở Đức và một số quốc gia khác trên thế giới. Với ứng dụng này, mọi người có thể biết được liệu họ có đang ở gần một người bị nhiễm bệnh hay không.

    4. Thiết bị y tế phải ‘Made in Germany’
    Thủ tướng Bavaria Markus Söder kêu gọi "lập kế hoạch sản xuất khẩn cấp quốc gia" tại BILD. Bà Söder tuyên bố: "Phải tận dụng mọi khả năng có thể để sản xuất thiết bị y tế".

    5. Tất cả những người ở khâu ‘mũi nhọn’ chống dịch như bác sĩ, y tá, cảnh sát phải được hỗ trợ đặc biệt
    Chính phủ đang tập trung thảo luận về những hỗ trợ cụ thể dành cho các bác sĩ, y tá và cảnh sát ở chiến tuyến chống dịch như: di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng miễn phí, bữa ăn căng tin miễn phí và giảm thuế cho các đối tượng này.

    6. Bảo vệ những nhóm người có nguy cơ cao
    Những nhân viên y tế cần được bảo vệ tốt nhất và cần được trang bị mặt nạ tốt nhất, bộ đồ bảo hộ hiện đại nhất.

    Đối với đối tượng người cao tuổi, nhà virus học Kekulé khuyến nghị: "Khi người già rời khỏi nhà, họ nên đeo khẩu trang bảo vệ FFP2, Tuy nhiên, các biện pháp đơn giản có thể không đủ đối với họ. Đây phải là một nỗ lực quốc gia để bảo vệ nhóm người có nguy cơ cao khỏi nguy cơ lây nhiễm Covid-19".


    Những nhân viên y tế cần được bảo vệ tốt nhất và cần được trang bị mặt nạ tốt nhất, bộ đồ bảo hộ hiện đại nhất. (Ảnh: Getty)
    7. Bảo vệ sự tăng trưởng của nền kinh tế
    Toàn bộ ngành công nghiệp, nền kinh tế, tiền tệ của Đức đang sụt giảm. Do đó, để tồn tại, "Đức cần một kế hoạch để khởi động lại nền kinh tế", ông Markus Söder nói, có thể sẽ là một gói kích thích kinh tế, không chỉ nhằm hỗ trợ cho việc khắc phục khủng hoảng, mà c̣n để tạo ra “bàn đạp" cho một sự khởi đầu trở lại.

    8. Bảo vệ quốc gia trước sự thôn tính qua quan hệ kinh doanh với Bắc Kinh
    Trung Quốc đă lừa dối cả thế giới về dịch bệnh và “mua châu Âu với giá hời”. Người Đức tỏ rơ quyết tâm rằng những phát minh, sáng chế của Đức, cũng như nền kinh tế và cơ sở hạ tầng sẽ không thể để rơi vào tay chính quyền Trung Quốc.

    9. Khởi động xét nghiệm kháng thể
    Thiết bị và que thử bệnh của Đức sẽ sớm được tung ra thị trường và đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.

    10. Kế hoạch khẩn cấp cho Bundesliga
    Lên kế hoạch cụ thể cho bóng đá và thể thao, nếu cần thiết vẫn tổ chức mà không cần người xem

    Bóng đá giúp mọi tăng cường tính đoàn kết, điều đó sẽ giúp người dân vượt qua khủng hoảng. "Nếu cần thiết, bóng đá và thể thao vẫn được tổ chức mà không cần người xem. Bóng đá chiếm một vị trí quan trọng trong xă hội của chúng ta và thúc đẩy sự gắn kết", cầu thủ ghi bàn quốc gia Lothar Matthäus zu BILD chia sẻ.

    Tóm lại, đó chính là một nước Đức hành động. Những hành động mạnh mẽ, quyết liệt và kịp thời của họ không chỉ để chống lại dịch bệnh, để bảo vệ thành quả kinh tế, giá trị văn hóa, xă hội mà dân tộc Đức đă dày công gây dựng, mà c̣n để trao đi t́nh thân ái, sự quan tâm, giúp đỡ các nước bạn cùng nhau vượt qua khó khăn. Khi đại dịch này qua đi, nh́n lại, thế giới có lẽ sẽ nhắc về một nước Đức biết “tự lực”.

    Mộc Trà
    Tham khảo Bild, RFI và Tuổi trẻ

  7. #107
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Đề pḥng Trung Quốc ăn cắp công nghệ trong đại dịch, Thụy Điển siết chặt chính sách đầu tư nước ngoài
    B́nh luậnMinh Thanh • 11:20, 11/05/20• 758 lượt xem


    Ông Danberg, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thụy Điển (Ảnh: Jonathan NACKSTRAND / AFP / Getty Images)

    Sau các nước như Úc, Đức, Nhật Bản và Ấn Độ, chính phủ Thụy Điển đă có kế hoạch thắt chặt các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kế hoạch này nhằm ngăn chặn Nga hoặc Trung Quốc thâu tóm các doanh nghiệp mũi nhọn và quan trọng của Thụy Điển trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch, gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

    Theo tờ Liberty Times, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Thụy Điển, ông Michael Damberg nói rằng chính phủ Thụy Điển hy vọng sẽ đưa ra một dự luật trong nửa cuối năm nay, nhằm cung cấp cho chính phủ nhiều quyền lực hơn để ngăn chặn các vụ mua lại ở nước ngoài. Ông Danberg nói: "Thụy Điển sẽ tiếp tục là một quốc gia hấp dẫn về đầu tư nước ngoài, nhưng chúng tôi cần bảo hộ các công ty Thụy Điển trong một số khu vực nhất định".

    Bộ trưởng Danberg chỉ ra rằng việc thắt chặt các quy định mua lại trong chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Thụy Điển, ông Hans Wallmark cho biết: "Nếu bạn hỏi ngày nay Thụy Điển phải đối mặt với uy hiếp thế nào, theo báo cáo của Cơ quan An ninh Thụy Điển (SAPO), có thể dễ dàng xác định hai quốc gia, đó là Trung Quốc và Nga".

    Vào tháng 3 năm nay, SAPO tuyên bố rằng Bắc Kinh và Nga là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia Thụy Điển. Nga đang cố gắng hết sức để mở rộng ảnh hưởng quân sự ở khu vực Baltic, trong khi Bắc Kinh chủ yếu t́m kiếm lợi ích kinh tế.

    Vào cuối năm 2019, Viện Nghiên cứu Quốc pḥng Thụy Điển (FOI) đă công bố một báo cáo chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc đă đầu tư hoặc mua lại 65 công ty Thụy Điển kể từ năm 2002, bao gồm cả việc công ty Geely Cars của Chiết Giang mua lại Volvo Cars hồi năm 2010, cũng mua lại 8,2% cổ phần của nhà sản xuất xe tải Regal Group và trở thành cổ đông lớn nhất. Năm 2019, Evergrande Health, một công ty con của Tập đoàn Trung Quốc Evergrande, đă mua lại Công ty ô tô điện Quốc gia Thụy Điển (Nevs). Nevs trở thành nhà sản xuất xe hơi Thụy Điển thứ hai bị các công ty Trung Quốc mua lại sau Volvo Car.

    Báo cáo của FOI cho biết các mục tiêu đầu tư và mua lại của công ty Trung Quốc bao gồm công nghệ sinh học, chất bán dẫn, laser, lĩnh vực không gian, và có liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc .

    Ông Wallmark cho biết cổ phiếu của một số công ty Thụy Điển trong các lĩnh vực nói trên đă bị kéo xuống đáng kể và có thể bị các công ty nước ngoài ‘săn lùng mặc cả’. Ông nói: "Chúng có thể trở thành mục tiêu của một số quốc gia, các công ty muốn có được năng lực công nghệ cao và sáng tạo có thể tiến hành khống chế, e rằng sẽ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Thụy Điển".

    Minh Thanh

    Theo secretchina

  8. #108
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Số ca tử vong giảm nhưng châu Âu vẫn thận trọng


    Biểu tình thời hậu phong tỏa tại Rôma (Ý) ngày 12/05/2020: Vẫn phải tôn trọng khoảng cách an toàn. REUTERS - REMO CASILLI
    Thùy Dương
    Tại châu Âu, nơi bị dịch bệnh tàn phá nặng nề nhất thế giới, nhiều nước đang trong giai đoạn giải tỏa dần dần, số người tử vong vẫn theo xu hướng giảm, nhưng ở nhiều nước, số ca nhiễm virus corona lại có dấu hiệu tăng trở lại. Để đề pḥng dịch bệnh tái bùng phát, các nước có những biện pháp hạn chế tùy t́nh h́nh cụ thể.


    Tại Ư, hôm qua 11/05/2020, số ca tử vong hàng ngày là 179, cao hơn một chút so với hôm Chủ Nhật (165). Đây cũng là ngày thứ ba liên tiếp số người chết ở Ư giảm xuống dưới mức 200 ca/ngày. Lần đầu tiên kể từ ngày 10/03, số bệnh nhân nặng phải nằm pḥng hồi sức tích cực giảm xuống c̣n 999 người. Theo dự kiến, từ ngày 18/05, các bảo tàng và tất cả các cửa hàng bán lẻ được mở cửa trở lại.

    Nh́n sang Tây Ban Nha, nước ghi nhận gần 27.000 ca tử vong v́ virus corona, AFP cho biết hôm nay 12/05, chính phủ công bố quy định kể từ thứ Sáu 15/05, tất cả những người đến từ nước ngoài phải bị cách ly 14 ngày. Họ chỉ được phép ra ngoài mua nhu yếu phẩm, đi khám bệnh và phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Quy định này có hiệu lực cho đến hết giai đoạn t́nh trạng khẩn cấp (hết ngày 24/05).

    Tuy nhiên, quy định cách ly không được áp dụng cho lao động vùng biên giới, những người làm nghề vận tải hàng hóa, phi hành đoàn của các hăng hàng không nước ngoài và nhân viên y tế đến Tây Ban Nha làm việc.

    C̣n nước Đức đang có « nghịch lư giải tỏa ». Ba tuần sau khi Đức bắt đầu dỡ bỏ dần dần các biện pháp phong tỏa đất nước, thủ tướng Angela Merkel lo ngại về khả năng người dân giảm ư thức pḥng bệnh. Và trong khi nhiều ca mới nhiễm virus được ghi nhận, th́ tại một số vùng, nhiều người dân biểu t́nh đ̣i b́nh thường hóa hoàn toàn cuộc sống.

    Trong một cuộc họp ngày hôm qua 11/05, thủ tướng Merkel phàn nàn về việc nhiều người dân không chịu đeo khẩu trang khi đến các cửa hàng mua sắm, trong khi viêc đeo khẩu trang là bắt buộc từ cuối tháng Tư.

    C̣n tại Rumani, khoản tiền phạt rất cao mà cảnh sát áp dụng trong giai đoạn phong tỏa bị coi là vi hiến và khiến dân chúng giận dữ. Mức phạt cơ bản là 2000 lei, tương đương với 415 euros, bằng lương tối thiểu trước khi trừ các khoản đóng góp xă hội. Mức phạt tối đa cao gấp 10 lần.

    Thông tín viên đài RFI Benjamin Ribout từ Bucarest cho biết là Ṭa Bảo Hiến Rumani tuyên bố các khoản tiền phạt mà chính phủ quy định là « quá mập mờ » và đặc biệt là « quá cao ».

  9. #109
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Thủ Tướng Merkel: Có chứng cớ Nga xâm nhập hệ thống điện toán quốc hội Đức
    May 13, 2020

    Thủ Tướng Đức Angela Merkel trả lời câu hỏi tại quốc hội. (H́nh: AP Photo/Michael Sohn)
    BERLIN, Đức (AP) — Thủ Tướng Đức Angela Merkel hôm Thứ Tư, 13 Tháng Năm, nói rằng có chứng cớ rơ ràng về việc chính phủ Nga dính líu đến cuộc tấn công mạng nhắm vào quốc hội Đức năm 2015, và cũng từng lấy cắp tài liệu trong văn pḥng của bà tại nơi này.

    Tờ nhật báo Đức Sueddeutsche Zeitung hồi tuần qua tường thuật rằng các công tố viên liên bang Đức đă đưa ra trát truy nă nhắm vào một sĩ quan thuộc lực lượng quân báo GRU của Nga, có tên Dmitry Badin, người cũng đang bị phía Mỹ truy nă.

    Hôm Thứ Sáu tuần qua, tạp chí Der Spiegel cho hay các điện thư trong văn pḥng của bà Merkel tại Quốc Hội cũng ở trong số những ǵ bị lấy cắp trong cuộc tấn công năm 2015.


    Văn pḥng công tố Đức hiện chưa xác nhận điều này, nhưng bà Merkel được hỏi về việc lấy cắp tài liệu từ văn pḥng bà trong cuộc chất vấn tại Quốc Hội hôm Thứ Tư.

    Bà Merkel trả lời rằng: “Tôi thấy có vẻ là họ cố lấy tất cả những ǵ có thể lấy được.”

    “Tôi mừng v́ cuộc điều tra nay đưa tới việc công tố liên bang có tên của kẻ t́nh nghi để truy tầm,” theo Thủ Tướng Merkel.

    Bà Merkel nói thêm rằng: “Điều này làm tôi rất buồn: một mặt tôi cố gắng để có được mối giao hảo tốt hơn với Nga, nhưng mặt khác lại thấy có chứng cớ rơ ràng là phía Nga đang có hành động này. Đây là điều tạo sự căng thẳng.”

    Các giới chức Nga cho tới nay vẫn bác bỏ là họ đứng sau cuộc tấn công điện toán vào Quốc Hội Đức.

    Thủ Tướng Đức gọi các hành động tấn công của Nga là tồi tệ và khẳng định Đức luôn giành quyền có các biện pháp trả đũa lại Nga. (V.Giang)

  10. #110
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Lănh đạo ngoại giao EU : « Điều tra độc lập nguồn gốc dịch Covid-19 là cần thiết »


    Lănh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu Josep Borrell, họp báo trực tuyến, từ trụ sở Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles, Bỉ, ngày 31/03/2020 REUTERS - Francois Lenoir
    Minh Anh
    Một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch virus corona chủng mới là cần thiết. Trung Quốc nên thể hiện vai tṛ xứng đáng với tầm quan trọng của ḿnh trong công cuộc đối phó với khủng hoảng dịch tễ.



    Lănh đạo ngành ngoại giao khối Liên Hiệp Châu Âu, Josep Borrell, đă có những kêu gọi như trên trong một bài đăng trên mục diễn đàn nhật báo Đức, Frankfurter Allgemeine Zeitung, số ra ngày 15/05/2020.

    Theo ông, ngoài việc phải có một cuộc điều tra khoa học độc lập, chính quyền Bắc Kinh nên tỏ ra có trách nhiệm « xứng với tầm vóc của ḿnh » trong cuộc chiến chống dịch bệnh, nghiên cứu t́m vác-xin và tái khởi động nền kinh tế thế giới, nhất là trong nỗ lực quốc tế giảm nhẹ nợ cho các nước nghèo nhất.

    Hăng tin Reuters nhắc lại, virus corona chủng mới xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019 tính đến hôm 14/05/2020 đă cướp đi hơn 300 ngàn sinh mạng trên toàn cầu. Một số nước phương Tây, nhất là Hoa Kỳ, cùng với tổng thống Donald Trump đă lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ cách thức chính quyền Bắc Kinh xử lư dịch bệnh khiến cả thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng dịch tễ và kinh tế chưa từng có.

    Trước những chỉ trích này, Trung Quốc vẫn nhất mực khẳng định là trung thực và minh bạch trong cách quản lư cuộc khủng hoảng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •