Page 3 of 13 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #21
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Âu Châu lên án quyết định cấm đến Mỹ của TT Trump
    Mar 12, 2020

    Một gia đ́nh người Mỹ gốc California, chờ tại quầy vé Delta ở phi trường Roissy Charles de Gaulle, Paris để về nước hôm Thứ Năm. (H́nh: AP Photo/Thibault Camus)
    BRUSSELS, Bỉ (NV) — Ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương hôm Thứ Năm, 12 Tháng Ba, quyết định của Tổng Thống Donald Trump nhằm cấm phần lớn việc du hành từ Âu Châu tới Mỹ nay bắt đầu có ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị và xă hội.

    Ủy Ban Âu Châu (EC), cơ quan điều hành Liên Âu, đưa ra bản thông cáo mạnh mẽ đả kích hành động của Tổng Thống Trump, theo bản tin của tờ báo New York Times.

    “COVID-19 là cuộc khủng hoảng toàn cầu, không giới hạn vào một lục địa nào và cần có sự hợp tác thay v́ hành động đơn phương,” theo bản thông cáo của EC.

    “Khối Liên Âu không đồng ư với quyết định của Mỹ khi đơn phương đưa ra lệnh cấm du hành mà không tham khảo trước,” cũng theo bản thông cáo.

    Lệnh này chỉ áp dụng cho 26 quốc gia trong khu vực tự do di chuyển Shengen của EU và có vẻ không căn cứ trên mức độ trầm trọng của dịch bệnh của từng quốc gia. Anh và Ireland không ở trong danh sách các quốc gia bị cấm tới Mỹ.

    Hàng chục ngàn người Mỹ đang ở Âu Châu nay đang vội vàng t́m cách đối phó trước khi lệnh cấm du hành trong 30 ngày bắt đầu có hiệu lực hôm Thứ Sáu. Nhiều người không hiểu rơ về lệnh cấm này và cũng lo sợ rằng chuyến bay về Mỹ của họ sẽ bị hủy bỏ. Trong khi đó, các hăng hàng không, khách sạn và nhiều kỹ nghệ khác, vốn đă bị thiệt hại v́ các giới hạn đưa ra nhằm ngăn chặn lây lan của virus COVID-19, nay phải đối phó với sự sút giảm thương vụ c̣n trầm trọng hơn nữa.

    Nhiều quốc gia Âu Châu hiện cũng đang siết chặt các biện pháp giới hạn di chuyển của dân chúng bên trong lănh thổ và từ bên ngoài.

    Ư, nơi đang có biện pháp cô lập ở một số nơi, có thêm sự giới hạn vào sáng ngày Thứ Năm, coi như nơi duy nhất c̣n mở cửa cho dân chúng ở quốc gia với 60 triệu dân này là siêu thị và bệnh viện.

    Ông Giorgio Gori, thị trưởng Bergamo, một thành phố ở Lombardy, viết trên Twitter rằng các pḥng cấp cứu ở nơi này đă đầy chật người “khiến các bệnh nhân thấy khó chữa trị được để cho chết.” Ông Gori nói thêm trong cuộc phỏng vấn rằng các bác sĩ nay buộc phải bỏ qua những người “ít có cơ hội sống sót.” (V.Giang)

  2. #22
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Châu Âu thành ổ dịch, Bruxelles chỉ trích các thành viên đóng cửa biên giới


    Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen gay gắt lên án t́nh trạng đơn phương cấm nhập cảnh của một số nước thành viên. Ảnh tại Bruxelles, ngày 13/03/2020. REUTERS/Johanna Geron/File Photo

    Liên Hiệp Châu Âu soán ngôi Trung Quốc trở thành ổ dịch virus corona. Trước làn sóng dịch lan rộng ở bốn nước lớn Ư, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, nhiều nước nhỏ đă đóng cửa biên giới để tránh dịch. Trong khi đó, Bruxelles quyết định tháo khoán 37 tỉ euro để giảm bớt tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế của các nước thành viên.



    Ư vẫn là nước có số người tử vong và bị nhiễm virus corona nhiều nhất Liên Hiệp Châu Âu. Chỉ trong ṿng 24 giờ, đă có thêm 250 người chết, nâng tổng số ca tử vong v́ siêu vi viêm phổi lên thành 1.266 người, tính đến hết ngày 13/03/2020. Số người bị nhiễm là 17.660. Toàn nước Ư vẫn đang bị cách ly.

    Tây Ban Nha bất ngờ vượt qua Pháp, với 4.231 ca nhiễm và 121 người chết, tính đến hết ngày 13/03 buộc chính phủ ban hành « t́nh trạng khẩn cấp » cho đến hết ngày 26/03. Người dân bị hạn chế đi lại. Toàn bộ cửa hàng, cửa hiệu không cần thiết (trừ trạm xăng, hiệu thuốc, siêu thị…) tại vùng Madrid, nơi bị tác động nghiêm trọng nhất, đă được lệnh đóng cửa. Các nhà máy sản xuất ô tô của Seat và Nissan tại Barcelona sẽ ngừng hoạt động từ thứ Hai 16/03 cho đến khi có lệnh mới do không được cung ứng vật tư.

    Tại Đức, số ca nhiễm virus corona lên đến 2.300 người và có 7 người tử vong. Mười một trên 16 vùng ở Đức sẽ đóng cửa trường học từ thứ Hai 16/03.

    Trước t́nh h́nh dịch trở nên căng thẳng hơn, nhiều nước thành viên khác cũng đưa ra những biện pháp hi hữu : Áo đóng cửa tất cả các cửa hàng không cần thiết, Hy Lạp đóng cửa phần lớn các cửa hàng và các khu di tích khảo cổ, Đan Mạch không đón người nước ngoài trong mùa dịch, thủ đô Dublin của Ai Len vắng lặng v́ trường học các cấp và đại học đóng cửa trong ṿng hai tuần, kể từ tối thứ Năm 12/03. Chính quyền khuyến khích làm việc tại nhà.

    Khuyến nghị đóng cửa khối Schengen với một số vùng dịch

    Tổng thống Pháp Macron đưa ra kiến nghị kiểm soát hoặc đóng cửa biên giới khối Schengen với một số vùng dịch. Tuy nhiên, ngay trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu, một số nước thành viên đă đóng cửa biên giới với một số nước khác.

    Theo thông tín viên RFI Pierre Bénazet tại Bruxelles, biện pháp này bị Liên Hiệp Châu Âu phản đối :

    « Ư không để bất kỳ phương tiện nào vào nước này này nếu không có lư do xác đáng. Đức th́ kiểm tra dịch tễ ở biên giới với Pháp. Slovenia và Hungari kiểm tra tất cả những người đến từ Ư. Áo ngừng mọi chuyến bay đến Thụy Sĩ, Tây Ban Nha và Pháp. Tóm lại, rất nhiều biện pháp liên tục được áp dụng ngay trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu.

    Một số nước c̣n thậm chí đóng cửa biên giới, như Cộng Ḥa Séc cấm nhập cảnh đối với tất cả những người đến từ 15 nước Liên Hiệp Châu Âu, trong khi Slovakia cấm tất cả thành viên Liên Âu trừ người Ba Lan.

    Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu gay gắt lên án t́nh trạng đơn phương cấm nhập cảnh của một số nước thành viên, đồng thời bà cũng khẳng định đă thuyết phục được Pháp và Đức t́m ra các biện pháp đối phó có phối hợp và phù hợp với t́nh h́nh tại châu Âu, nếu không các biện pháp đó sẽ không hiệu quả, gây xáo trộn cuộc sống của công dân, hoạt động kinh tế và việc cung cấp trang thiết bị y tế.

    Tuy nhiên, vẫn có thể kiểm soát biên giới bên ngoài của Liên Hiệp Châu Âu và cấm vào khối, cũng như việc kiểm soát dịch tễ tại biên giới giữa các thành viên khối Schengen. Nhưng đóng cửa biên giới là đi ngược lại với thực tế tất yếu hiện tại là cần phải thể thiện t́nh đoàn kết thực sự của Liên Hiệp Châu Âu ».

  3. #23
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Đức t́m cách chặn không cho Washington ‘dụ’ công ty chế tạo vắc xin dời sang Mỹ
    Mar 15, 2020

    Pḥng nghiên cứu virus tại đại học University of Washington. (H́nh minh họa: John Moore/Getty Images)
    BERLIN, Đức (NV) — Chính quyền Berlin nay đang t́m cách ngăn không cho Washington thuyết phục một công ty Đức, chuyên nghiên cứu vắc xin, hăy dời văn pḥng của họ sang Mỹ.

    Theo bản tin của hăng thông tấn Reuters hôm Chủ Nhật, 15 Tháng Ba, các chính trị gia Đức phản đối hành động của phía Mỹ, nói rằng không một quốc gia nào được giữ độc quyền về thuốc chủng ngừa.

    Bộ Y Tế Đức xác nhận bản tin trên tờ báo Welt am Sonntag, theo đó nói rằng Tổng Thống Donald Trump đề nghị cấp ngân khoản để dụ công ty CureVac sang Mỹ, và chính phủ Đức đang đưa đề nghị của ḿnh để thuyết phục công ty này ở lại.


    “Chính phủ Đức mong muốn là thuốc chủng ngừa và các loại thuốc chống COVID-19 được nghiên cứu phát triển ở Đức và Âu Châu,” theo lời một giới chức Bộ Y Tế Đức, được tờ báo trích thuật.

    “Do vậy, chính phủ đang có các cuộc thương thảo với công ty CureVac,” người này cho biết thêm.


    Giám đốc CureVac Daniel Menichella, phải, ngồi cạnh ông Robert Redfield, giám đốc CDC trong cuộc họp tại Ṭa Bạch Ốc. (H́nh: AP Photo/Andrew Harnik)
    Khi Reuters liên lạc để yêu cầu xác nhận, một nữ phát ngôn viên Bộ Y Tế Đức nói rằng: “Chúng tôi xác nhận bản tin của tờ Welt am Sonntag.”

    Tờ Welt am Sonntag, dựa theo nguồn tin chính phủ Đức, nói Tổng Thống Trump t́m cách sở hữu kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu ở CureVac, và sẽ làm mọi cách để có vắc-xin cho nước Mỹ, nhưng “chỉ nước Mỹ mà thôi.”

    Hiện chưa có lời b́nh luận ǵ từ ṭa đại sứ Mỹ ở Berlin.

    Công ty CureVac do tư nhân làm chủ, có trụ sở đặt tại Tuebingen, Đức, hy vọng sẽ khởi sự có được đợt thuốc đầu tiên vào Tháng Sáu hay Tháng Bảy năm nay, rồi sau đó sẽ xin giấy phép thử nghiệm trên con người.

    Trang web của công ty nói rằng giám đốc điều hành Daniel Menichella hồi đầu tháng này gặp Tổng Thống Trump, Phó Tổng Thống Mike Pence, các thành viên toán đặc nhiệm chống COVID-19 Ṭa Bạch Ốc, cùng giới chức các công ty y tế khác để thảo luận về việc chế ra thuốc chủng ngừa. (V.Giang)

  4. #24
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Virus Corona : Châu Âu và những biện pháp pḥng ngừa khác nhau


    Thủ đô Luân Đôn Anh Quốc thời dịch virus corona. Ảnh chụp ngày 18/03/2020 REUTERS - HANNAH MCKAY

    Ư là quốc gia đầu tiên tại châu Âu ban hành lệnh "phong tỏa" toàn quốc và đang lo ngại dịch tràn xuống miền nam. Tây Ban Nha và Pháp noi gương Roma. Đức từng bước đóng cửa với các nước láng giềng và tuyên chiến với virus corona trên mặt trận kinh tế. Anh Quốc b́nh tĩnh xử lư khủng hoảng. C̣n tại Budapest, chính quyền vẫn cho rằng "người nhập cư mang bệnh đến cho Hungary".



    Anh Quốc b́nh tĩnh xử lư khủng hoảng

    Tính đến ngày 17/03/2020, Anh Quốc có hơn 1.500 ca nhiễm, 53 người tử vong. Vào lúc nhiều quốc gia tại châu Âu đóng cửa biên giới, đóng cửa trường học cũng như các địa điểm công cộng, cấm các cuộc tụ họp, chính quyền Anh mới chỉ đưa ra các khuyến cáo tránh tụ tập và lui tới những nơi đông người. Luân Đôn vẫn cho phép tổ chức một số sự kiện thể thao.

    Luật sư Hoàng Đức Thắng sống tại Anh Quốc cho biết, đến nay, phương pháp chống dịch của thủ tướng Boris Johnson và chính phủ được phần lớn công luận và giới khoa học ủng hộ. Trong cuộc sống hàng ngày, không có sự hốt hoảng hay dân chúng đua nhau đi mua nhu yếu phẩm tích trữ. Bài phỏng vấn thực hiện hôm 16/03/2020.


    LS Hoàng Đức Thắng- Luân Đôn 18032020



    Dân Ư làm quen với cảnh phải "xếp hàng"

    Nh́n sang Ư, với hơn 2.000 người thiệt mạng và 28.000 ca nhiễm virus corona, từ hôm 11/03/2020, từ bắc chí nam đă bị đặt trong t́nh trạng "phong tỏa". Mọi di chuyển đều bị giới hạn tối đa. Anh Phạm Hoàng Dũng từ Romacho biết t́nh h́nh vẫn rất căng. Có thêm những vùng bị nhiễm và chính phủ đang lo dịch tràn xuống miền nam. Đây là vùng đất nông nghiệp nghèo, cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Một điểm khác khiến Roma lo ngại đó chính là "tác phong lè phè" của dân ở miền nam nước Ư.


    Phạm Hoàng Dũng- Roma, ngày 18/03/2020



    Budapest : Covid-19, "bệnh người nước ngoài đem vào cho Hungary"

    Tại Hungary, đến nay có hơn 50 ca lây nhiễm, và một bệnh nhân thiệt mạng. Budapest đă rất sớm ban hành t́nh trạng khẩn cấp chống dịch nhưng các biện pháp ngăn ngừa không triệt để như tại nhiều nước ở Tây Âu. Thông tín viên Hoàng Nguyễn giải thích.


    Hoàng Nguyễn-Budapest, ngày 18/03/2020

    Hungary có lẽ là nước đầu tiên trong khu vực Trung Âu ban bố t́nh trạng khẩn cấp từ ngày 11/3, tức là cùng lúc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là "đại dịch toàn cầu". Đây là điều mà như chính giới Hung khẳng định, chưa từng có trong lịch sử 30 năm nay, kể từ khi nước này thay đổi thể chế.

    Cho tới nay, Hungary đă có 50 trường hợp lây nhiễm Covid-19, trong đó có 39 công dân Hungary, và 1 ca tử vong v́ Coronavirus. Lănh đạo nước này tuyên bố nước Hung chuyển sang giai đoạn thứ hai của dịch bệnh - giai đoạn lây nhiễm tập thể và nhiều khi sẽ không thể xác định chính xác ai gây nhiễm cho ai.

    Từ 11/3 tới giờ, nội các Hungary cho thành lập Ban chỉ đạo Pḥng chống Coronavirus, hoạt động gần như 24/24h hàng ngày, và mỗi buổi chiều lại có họp báo rất được công luận theo dơi. Nước này cũng đang gấp rút cho xây dựng một bệnh viện dă chiến, thiết lập các khoa Truyền nhiễm tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.

    Mặc dù "vào cuộc" sớm như vậy nhưng các biện pháp của Hungary lại mang tính "nhẹ nhàng": nước này chưa ban lệnh giới nghiêm (mà mới chỉ khuyến cáo các vị cao niên chớ ra đường), chưa đóng cửa các hàng quán, cửa hàng không thiết yếu (mà mởi chỉ hạn chế giờ mở cửa tới 15h), và mới hôm qua mới chỉ thị đóng biên giới.

    Người dân Hungary, trong nhiều trường hợp cũng lao vào mua sắm các mặt hàng cần dùng cho đời sống thường nhật như gạo, thịt, bột, đường, giấy toilet... Khẩu trang và nước rửa tay đă hết từ lâu, cho dù chưa mấy người đeo khẩu trang. Đường sá vắng ngắt, nhưng hiện tượng hoảng loạn chưa thấy phổ biến.

    Mục tiêu chính trị của Hungary

    Cũng như ở một số nước Châu Âu, phân biệt đối xử, kỳ thị, hoặc ở mức nhẹ hơn là những hành động bất lịch sự, ác cảm với người Châu Á đă xảy ra tại Hungary hàng tháng trước, khi căn bệnh Covid-19 c̣n chưa xâm nhập vào Hung. Không có những trường hợp quá lớn, nhưng nhiều người Việt cho hay họ đă gặp phải.

    Nhiều doanh nghiệp phải trương biển "Chúng tôi là người Việt Nam" để tránh sự phân biệt, kỳ thị dành cho người Hoa. Chính cộng đồng người Hoa tại Hungary cũng phải dấy lên một phong trào vận động những người Hoa có uy tín trong xă hội Hung, hăy lên tiếng để giải tỏa niều hiểu nhầm, tin thất thiệt và sự kỳ thị vô căn cứ.

    Đồng thời, chính phủ của Thủ tướng Orbán Viktor, trong một số phát biểu, vẫn tiếp tục coi là có mối quan hệ giữa dân nhập cư và dịch bệnh, và rằng "người nhập cư đă mang bệnh tới Hungary". Ám chỉ việc một số bệnh nhân đầu tiên của dịch Covid-19 là các sinh viên Iran theo học tại Hungary. Nhiều sinh viên Iran đă bị trục xuất, v́ bị coi là không hợp tác với các biện pháp của chính quyền.

    Đại diện của Tổ chức Ân xá Thế giới tại Hungary nhận xét: với việc ban bố t́nh trạng khẩn cấp, chính phủ Hung tiếp tục thâu tóm trong tay một quyền hành vô biên, mà thật ra không cần phải đến thế cũng có thể xử lư được t́nh trạng bệnh dịch. Đây rất có thể là một con bài trong tay nội các Hung, đê tiếp tục thi hành những bước đi phi dân chủ ở xứ này...

    Người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế của Đức

    Sát cạnh với Pháp là Đức, nơi số ca nhiễm tăng nhanh trong những ngày gần đây : hơn 6.000 bệnh nhân dương tính với virus corona. Chính phủ đă ban hành nhiều biện pháp cấm lui tới các nơi công cộng. Cộng đồng người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế rất tốt của Đức. Các hoạt động tại khu chợ Đồng Xuân ở Berlin suy giảm nhưng các doanh nghiệp vững tin vào chính sách hỗ trợ kinh tế của chính quyền Angela Merkel như tŕnh bày của thông tín viên Lê Trung Khoa từ Berlin.

  5. #25
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Virus corona : Hà Lan không sử dụng biện pháp phong tỏa


    Le Premier ministre néerlandais Mark Rutte est l'un des rares, sinon désormais le seul leader, à opter pour la stratégie de l'immunité collective contre le coronavirus. REUTERS/Yves Herman

    Trong bối cảnh Pháp và Anh đều bắt đầu áp dụng các biện pháp mạnh kể từ ngày 17/03/2020 : hạn chế đi lại và tụ tập trên toàn quốc để ngăn dịch Covid-19 lan rộng, Hà Lan, một nước gần cả Pháp lẫn Anh, đă không chọn phương thức của hai láng giềng, cho dù tính đến trưa 18/03, nước này đã có 1.710 ca nhiễm, trong đó có 43 người chết.



    Thông tín viên RFI, Pierre Bénazet tường thuật từ Bruxelles :

    Thủ tướng Mark Rutte thiên về giải pháp « miễn dịch cộng đồng » bằng cách từ chối áp dụng các biện pháp mạnh như cô lập, đóng cửa cơ sở, hạn chế đi lại. Đối với ông, cần phải có tối đa người phát triển loại kháng thể chống Covid-19.

    Theo thủ tướng Mark Rutte, nhiều người Hà Lan sẽ bị nhiễm virus corona, sẽ tự tạo ra kháng thể chống virus và càng có nhiều người miễn dịch th́ càng ít khả năng người sức khỏe yếu kém hay già yếu bị lây nhiễm.

    Với chủ trương cứ để cho virus di chuyển, chính quyền đã không ban hành các biện pháp như cô lập, đóng cửa các cơ sở đông người, v́ việc cô lập hoàn toàn Hà Lan, theo thủ tướng Rutte, có thể kéo dài từ nhiều tháng đến một năm mà không bảo đảm được là dịch Covid-19 sẽ không hoành hành trở lại một khi các biện pháp này được dở bỏ.

    Tuy nhiên, việc miễn dịch tập thể phải mất hàng tháng trời mới có được và để tránh tình trạng bệnh viện quá tải, chính quyền Hà Lan cũng đă thông báo đóng cửa hàng loạt trường học, quán cà phê, nhà hàng, cũng như các cửa hiệu hút cần sa (gọi là coffee shop) và các nhà chứa.

    Và cho dù người Hà Lan rất có kỷ luật, họ cũng đă tích trữ nhu yếu phẩm, và đặc biệt là đổ xô đến các coffee shop để mua cần sa về tích trữ. Do đó, chính quyền đă cho mở lại các coffee shop này - nhưng chỉ cho bán đem đi - để tránh tệ nạn buôn lậu ma túy.

  6. #26
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Chống dịch virus corona : Ư thức công dân, bổn phận Nhà nước


    Quang cảnh từ Pont des Arts, trước Viện Hàn Lâm Pháp, không một bóng người do lệnh phong tỏa để đối phó với địch virus corona, Paris, ngày 18/03/2020. REUTERS - CHRISTIAN HARTMANN

    Nước Pháp tuyên chiến với kẻ thù vô h́nh, toàn quốc bị phong tỏa, Liên Hiệp Châu Âu đóng cửa biên giới trong ṿng một tháng, kinh tế châu Âu đ́nh trệ, mỗi quốc gia một chiến lươc đối phó... siêu vi corona tiếp tục tràn ngập các trang báo Pháp.



    Tổng động viên chống dịch

    Macron ban hành tổng động viên, nước Pháp bị phong tỏa, một kế hoạch 45 tỷ euro giúp doanh nghiệp trong cơn khốn khó, đ́nh hoăn dự luật cải cách hưu trí, dịch lan chậm lại tại Ư...

    Từ Le Monde, Libération cho đến Le Figaro, tất cả đều chọn những bức ảnh đường phố Paris hoang vắng đưa lên trang nhất để gây ấn tượng. Cuốn phim De Gaulle vừa ra mắt khán giả trước khi các rạp xi-nê phải tạm đóng cửa cũng được cây bút hí họa của Le Monde cho vào thời sự để minh họa cho sự kiện chiều thứ Hai, tổng thống Pháp loan báo các biện pháp triệt để chống dịch : "Đây, người bị cách ly nói với người bị cách ly" (nguyên văn : Đây, người Pháp nói với người Pháp). Tranh vui thứ nh́ vẽ một cậu bé mặc áo siêu nhân (superman) ngạc nhiên hỏi một nhóm người lớn buồn rầu đeo khẩu trang : Bộ không chơi nữa hay sao?

    Với các tựa và hí họa trên đây, Le Monde tóm lược những chuyển biến trong 24 giờ qua trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 và hệ quả.

    Trong bài xă luận "Kỳ vọng vào ư thức công dân", nhật báo độc lập nhận định là tổng thống Pháp bắt buộc phải ban hành biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại của người dân như Ư và Tây Ban Nha đă làm. Bởi v́ đây là cách khả thi nhất theo sự cố vấn của hội đồng các nhà khoa học. Chúng ta đang có chiến tranh Ông nhấn mạnh đến sáu lần câu nói bất hủ của Georges Clémenceau, vị thủ tướng Pháp biết kích động tinh thần dân Pháp để thắng cuộc chiến tranh thế giới 1914-1918.

    Phong tỏa ra sao ? Tổng thống để cho bộ trưởng Nội Vụ Pháp, chức vụ có biệt danh là "ông c̣ số một" nói rơ chi tiết "ngăn đường giặc siêu vi" : Huy động 100.000 cảnh sát, hiến binh, kiểm soát các tụ điểm then chốt. C̣n công dân ra đường trong giai đoạn 14 ngày này phải có sẵn một tờ cam kết danh dự là đi đâu, có lư do chính đáng, nếu không sẽ bị phạt trong một hai ngày đầu là 38 euro, mấy ngày sau 135 euro.

    Lệnh của chính phủ rất rơ ràng : Mọi người phải ở trong nhà. Ở nhà mới bảo vệ được sức khỏe, mạng sống của ḿnh và cho người khác trong tinh thần "tập thể công dân".

    Không chơi nữa sao ?

    Thái độ "vô tâm" của dân Pháp cũng bị tổng thống lưu ư. Trong lúc dịch Covid-19 lây lan, hơn 100 nạn nhân qua đời tại Pháp, học sinh ở nhà học qua internet, mà dân chúng vẫn tấp nập mua sắm hay ra công viên, bờ sông tắm nắng. Từ nay, phải dùng biện pháp nghiêm ngặt hơn, bắt ở nhà. Cuộc chay đua tranh thủ thời gian chống bệnh và cái chết đă bắt đầu mà mục đích là làm sao cắt đứt con đường lây qua tiếp xúc để bệnh viện và nhân viên y tế có thời giờ và phương tiện y khoa chăm sóc cho từng bệnh nhân thay v́ phải chọn kịch bản bỏ mặc người già như La Croix, trong bài mỗi nước một chiến lược, nói đến.

    Virus corona phục hồi vai tṛ Nhà nước

    Cũng Le Monde, bài phân tích "Corona phục hồi vai tṛ Nhà nước" nhấn mạnh đến bổn phận chính trị của chế độ và nhà lănh đạo.

    Covid-19 không chỉ mà một cuộc khủng hoảng y tế đơn thuần. Nó c̣n là cơ hội để đánh giá chính xác tinh thần đề kháng, tinh thần đoàn kết tương thân tương trợ. Trong b́nh diện quốc gia, tinh thần tương thân tương trợ thường khi xung khắc với tâm lư ích kỷ, co cụm. Chưa chi mà không gian tự do đi lại Schengen, một trong những thành tựu quan trọng của Liên Hiệp Châu Âu, đă bị khoanh lại.

    Trước nguy cơ dân chúng tử vong v́ virus ngày càng nhiều cũng như kinh tế đ́nh trệ, vai tṛ của Nhà nước, hiện đang thất thế trước xu hướng toàn cầu hóa và thế lực áp đảo của các tập đoàn đa quốc gia, sẽ được hồi phục, tăng cường.

    Đại dịch virus corona là cơ hội ngàn năm có một để chứng minh được tính vững chắc của giới lănh đạo chính trị châu Âu và xa hơn nữa là thế bền vững của các chế độ chính trị dân chủ, minh bạch và quyết tâm hy sinh quyền lợi cá nhân để cứu sinh mạng đồng bào.

    Theo tác giả, c̣n quá sớm để có thể kết luận chế độ dân chủ có chuẩn bị tốt hơn chế độ độc tài hay không bởi v́ chúng ta chưa qua đỉnh khủng hoảng Covid-19. Tuy nhiên, có thể đưa ra một số nhận xét như sau : - Che dấu sự thật đă làm mất nhiều thời giờ quư báu ; - Chế độ Trung Quốc với tập quán quan liêu từ gốc, sau khi phủ nhận sự thật đă quay sang phản ứng cực đoan thái quá ; - Tại Iran, cách thức ứng phó tùy tiện và thiếu chuyên nghiệp đă làm cho bộ máy quyền lực tiêu hao nhân sự. Tuyên truyền quy kết, gọi hiểm họa dịch Covid-19 là âm mưu khuynh đảo của ngoại bang, thay v́ kêu cứu chống dịch, đă làm hàng loạt quan chức chết oan mạng ; - Chính quyền Donald Trump cũng phủ nhận thảm họa virus corona chủng mới cho nên giờ đây Mỹ phải đối phó với một thử thách nghiêm trọng và bất trắc.

    Tại Mỹ cũng như tại châu Âu, dịch virus corona đặt vấn đề về vai tṛ của bệnh viện công và nhân phẩm con người cho dù là nghèo hay giàu. Giáo dục, y tế, an toàn cho dân là ba chức năng cơ bản của một Nhà nước cần phải được định nghĩa lại sau con biến động này.

    Cứu nguy kinh tế

    Libération chê trách tổng thống Mỹ Donald Trump v́ muốn tái đắc cử nên chỉ lo cho sức khỏe của thị trường hơn là sức khỏe của dân chúng.

    Tham vọng chính trị của chủ nhân Nhà Trắng khiến ông phủ nhận sự thật trong nhiều tuần lễ, cuối cùng sàn chứng khoán cũng rơi tự do và c̣n tiếp tục. Bây giờ, chính phủ Mỹ mới thông báo chi ra 1.000 tỷ đôla chống dịch khẩn cấp.

    Trên góc nh́n y tế, cũng như Le Monde, nhật báo Les Echos lo ngại cho Ấn Độ, một nước đông dân nhất địa cầu mà chỉ có hơn 100 ca bệnh. Một trong những lư do biện giải là Ấn Độ không có phương tiện xét nghiệm đại trà như Hàn Quốc. Chính nhờ biện pháp này và chính sách tận lực cứu chữa thật sớm cho từng công dân mà Hàn Quốc đă làm giảm đà lây lan cũng như giới hạn số người chết.

    Cứu nhà bị cháy không hà tiện nước

    Trên góc nh́n kinh tế, Les Echos chào mừng quyết định của Pháp chi ra 45 tỷ euro, một kế hoạch vô tiền khoáng hậu hỗ trợ cho các hăng xưởng lớn nhỏ bị khó khăn. Tuyên bố của bộ trưởng Tài Chính được lấy làm tựa lớn : Khi nhà bị cháy th́ ai lại đếm số lít nước ? Phương án quốc hữu hóa các hăng thu lỗ nhiều cũng được dự kiến.

    Tuy nhiên, điều mà Les Echos cảm thấy cần kíp phải thay đổi qua bài học Covid-19 là phải tránh t́nh trạng lệ thuộc vào sản xuất giá rẻ của Trung Quốc mà tổng thống Macron lưu ư. Les Echos hy vọng tuyên bố của tổng thống Macron sẽ sớm được thực hiện.

    La Croix cũng góp tiếng vào kinh tế với tựa báo động : Chiến tranh kinh tế khai màn. Về dịch tễ, nhật báo Công Giáo tŕnh bày ba liệu pháp chống dịch : Để siêu vi lây lan khắp nước để toàn dân sau đó được miễn dịch như chủ trương, nay đă bỏ, của Anh Quốc và cũng là dự án của Hà Lan. Chiến lược thứ hai là "cách ly" triệt để như Ư hay tương đối nhẹ hơn như ở Pháp. Và thứ ba là "thông tin để dân chúng ư thức tích cực tham gia" như trường hợp Hàn Quốc.

  7. #27
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Virus corona : Hy Lạp cô lập các trại tị nạn trên các đảo


    Người tị nạn tại trại Moria, trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 13/12/2019. REUTERS/Giorgos Moutafis

    Tại Hy Lạp, sinh hoạt đă chậm lại hẳn do dịch virus corona (Covid-19) hoành hành và vì những biện pháp giới hạn đã được ban hành. Tính đến trưa 18/03/2020, trên toàn quốc đã có 387 ca nhiễm, với 5 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, vấn đề ở Hy Lạp là số người tị nạn đông đảo, nên chính quyền đă quyết định cô lập các trại người xin tị nạn trên các đảo ở biển Aegean (Egée).



    Biện pháp cô lập lúc ban đầu dự kiến kéo dài hai tuần, và liên quan đến khoảng 40.000 người trên 5 đảo gần Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có đảo Lesbos.

    Thông tín viên RFI tại Athens, Joel Bronner, tường thuật :

    Biện pháp cô lập lại có nguy cơ làm tăng cảm giác bị bỏ rơi đối với những người xin tị nạn ở vùng biển Aegean. Nhiều quan sát viên, đứng đầu là các tổ chức phi chính phủ, rất lo ngại về hậu quả của dịch Covid-19 do điều kiện sống đă rất tồi tệ tại đây.

    Tuần qua, tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới đă kêu gọi chính quyền Hy Lạp cho di tản ngay người trong tất cả các trại ở các đảo Lesbos, Samos, Chios, Kos và Levros, để tránh bị virus lây nhiễm nhanh chóng.

    Bên trong và chung quanh các trại quá tải này, điều kiện vệ sinh rất tồi tệ. Tất cả những lời khuyên như rửa tay đều đặn, không có ư nghĩa ǵ khi mà, như Y Sĩ Không Biên Giới đă nhấn mạnh, một số nơi ở trại Moria, lớn nhất châu Âu, chỉ có một ṿi nước cho 1.300 người. Đó là chưa kể đến việc người tị nạn phải sống sát cạnh nhau.

    Giờ đây mọi hoạt động trong các trại bị đ́nh chỉ và không người ở ngoài nào được đến đấy. Việc ra khỏi trại để đến những cửa hàng hiếm hoi c̣n mở cửa, như nhà thuốc, siêu thị, chính thức được khuyến cáo là không nên.

    Các biện pháp hiện tại có vẻ rất khó chịu đựng nổi, và làm dấy lo ngại rằng bạo đông sẽ lại bùng lên.

  8. #28
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Ngân hàng trung ương châu Âu chi hàng trăm tỷ euro hỗ trợ khẩn cấp



    Trụ sở Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, Frankfurt, Đức, ngày 23/01/2020.

    Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) ngày 18/03/2020 đưa ra một kế hoạch hỗ trợ khẩn cấp 750 tỷ euro nhằm hỗ trợ các nước chống chọi với tác động về kinh tế do dịch bệnh virus corona gây ra.



    Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp khẩn cấp được tổ chức tại trụ sở của BCE tại Frankfurt, Đức, ngày 18/3/2020. Lănh đạo định chế tài chính lớn nhất châu Âu, bà Christine Lagarde, tuyên bố : “Vào thời khắc bất thường này, cần phải có những hành động bất thường”.

    Ngoài việc mua lại nợ của các chính phủ và doanh nghiệp, BCE cho biết sẽ bơm thêm 117 tỷ euro vào thị trường, ít nhất cho đến cuối năm 2020. Bà chủ tịch khẳng định, nếu cần thiết, sự “hỗ trợ của BCE cho khu vực đồng euro sẽ không có giới hạn”.

    Đây là một kế hoạch trợ giúp tài chính lớn chưa từng có. Số tiền hỗ trợ cho từng tháng sẽ cao hơn rất nhiều so với suốt thời kỳ khủng hoảng nợ 2015 - 2018. Với quyết định mua lại nợ, BCE hy vọng giảm nhẹ bớt gánh nặng cho các ngân hàng, đồng thời khuyến khích các cơ sở tài chính duy tŕ các hoạt động, thậm chí xúc tiến cho các hộ gia đ́nh và doanh nghiệp vay, cũng như là hỗ trợ cho sản xuất và việc làm.

    Một cách cụ thể, lần đầu tiên kể từ năm 2011, BCE cho biết sẵn sàng mua lại nợ công của Hy Lạp. Ngoài ra, BCE dự tính can thiệp linh hoạt hơn vào thị trường. Điều này có thể cho phép BCE tập trung hỗ trợ cho những trái phiếu Nhà nước đang gặp khó khăn, nhằm giảm bớt căng thăng nợ công, chẳng hạn như trường hợp của Ư, quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Việc để lăi suất nợ tăng vọt làm cho cuộc khủng hoảng thêm nghiêm trọng.

  9. #29
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Virus corona phơi bày một số nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu



    Quảng trường Concorde, Paris, Pháp không một bóng người v́ lệnh phong tỏa chống dịch virus corona.

    Từ khi dịch virus corona (Covid-19) bùng phát tại châu Âu, có lẽ Liên Hiệp Châu Âu chỉ vớt vát được một đồng thuận, mang tính biểu tượng, về đoàn kết chống dịch : Đóng cửa biên giới bên ngoài của khối và không gian Schengen từ 12 giờ ngày 17/03/2020 và kéo dài 30 ngày. Xă luận của nhật báo Le Monde (19/03/2020) nhận định : “Virus corona cho thấy rơ nhiều nhược điểm của Liên Hiệp Châu Âu”.


    Thực vậy, các nước thành viên tự thân vận động, lo cho nước ḿnh trước tiên, bất chấp lời kêu gọi tương ái của Ủy Ban Châu Âu. Những “ích kỷ” này được thể hiện qua việc nhiều nước thành viên đóng cửa đường biên giới với nước láng giềng, một quyết định đi ngược với tinh thần “đoàn kết” của khối. Chỉ trong ṿng vài ngày, những đường biên giới bỗng được tái lập giữa các nước, trái với thỏa thuận Schengen kư năm 1985.

    Dịch Covid-19 cũng cho thấy khả năng về dịch tễ của mỗi nước v́ vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, điều này không cấm cản các nước thành viên phối hợp trên quy mô châu Âu để có được một phương án hành động chung. Theo xă luận của Le Monde, thực tế cho thấy mỗi nước đang “mạnh ai nấy làm”. Thậm chí, Đức và Pháp cấm xuất khẩu trang thiết bị y tế sang các nước thành viên, bất chấp vi phạm các quy định của thị trường chung.

    Trên lĩnh vực kinh tế, quá tŕnh phối hợp cấp Liên Âu bị hạn chế tối đa. Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu không có nhiều phương tiện, đặc biệt là về kế hoạch ngân sách, để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch tễ đang khiến kinh tế thế giới lao đao. Điều này không có ǵ ngạc nhiên v́ ngân sách của Liên Hiệp Châu Âu chỉ chiếm hơn 1% GDP của mỗi nước thành viên. Cho đến nay, mọi ư định lập một chính sách kinh tế trên quy mô của khối đều bị thất bại. Xă luận cho rằng nếu không có một liên minh ngân hàng hay đồng nhất về các thị trường vốn và đóng góp thêm vào ngân sách, th́ mỗi nước sẽ lại tiếp tục hành động theo lợi ích riêng mà không bận tâm đến vấn đề của các nước láng giềng.

    “Chỉ tinh thần đoàn kết giữa các nước mới giúp thoát khỏi khủng hoảng”

    Tại sao Pháp và Đức cấm xuất sang các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trang thiết bị y tế ? V́ thực ra, chính những nước này cũng đang bị thiếu hụt. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mà Liên Hiệp Châu Âu có thể điều phối, theo nhận định của nhà nghiên cứu kinh tế Hélène Rey trên Les Echos : “Chỉ có t́nh đoàn kết giữa các nước mới cứu chúng ta thoát khỏi một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”.

    Thứ nhất, cần huy động khẩn cấp mọi nguồn lực để tập trung sản xuất trang thiết bị y tế cần thiết (khẩu trang, đồ bảo hộ…), xây dựng bệnh viện dă chiến. Ủy Ban Châu Âu có thể giúp đỡ trong lĩnh vực này và tạo thuận lợi cho việc phân phối những thiết bị cần thiết phù hợp với thời điểm đỉnh dịch ở mỗi nước. Chuyên gia kinh tế không quên nhắc lại rằng việc các nước để chính phủ Ư đơn độc đương đầu với dịch Covid-19 là một sai lầm về đạo đức và chiến lược.

    Thứ hai, lĩnh vực kinh tế sẽ phải hứng một cú sốc rất mạnh. Dựa trên những phân tích về t́nh h́nh tại Trung Quốc trong thời dịch, bà Hélène Rey nhận định tăng trưởng của Pháp sẽ bị giảm mạnh và cấp độ c̣n tùy vào thời gian của dịch. Hai giả thuyết được nêu lên : Nếu các biện pháp dịch tễ nghiêm ngặt được áp dụng trong ṿng ba tháng dẫn đến việc giảm 25% hoạt động và sau đó mọi chuyện trở lại b́nh thường, th́ GDP hàng năm của Pháp sẽ giảm 5% so với mức kỳ vọng ; Nếu cuộc khủng hoảng kéo dài và quy mô tác động trực tiếp lớn hơn, Pháp sẽ có thể sẽ ghi nhận mức suy thoái từ 10% trở lên cho năm 2020 so với dự kiến.

    Bà Hélène Rey đánh giá cao các biện pháp của các chính phủ và Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu, phù hợp với quy mô cú sốc mà cả thế giới đang trải qua, v́ những biện pháp đó giúp các doanh nghiệp tránh bị phá sản, cũng như hỗ trợ sức mua của người lao động, nếu không, việc tạm thời ngừng hoạt động hiện nay sẽ biến thành một cuộc khủng hoảng kinh tế lâu dài và đau đớn hơn.

    Vấn đề đặt ra là sau khủng hoảng, nợ công của các nước sẽ tăng một cách đáng kể. V́ vậy, theo chuyên gia Pháp, cần phải xử lư t́nh huống này với các đối tác của khu vực đồng euro một cách thống nhất tối đa có thể. Ví dụ có lẽ đă đến lúc cân nhắc đến một ngân sách châu Âu đủ mạnh để đối phó với những chi phí cho dịch tễ và chi phí thất nghiệp tạm thời cho các nước thành viên khối đồng tiền chung euro. Nguyên tắc tương ái cần được áp dụng trọn vẹn.

    Cùng nhau vượt qua dịch

    Đợt dịch Covid-19 này cho thấy “không ǵ có vẻ là vững chắc. Không ǵ có vẻ là ổn định, đáng tin cậy”, theo đánh giá trong bài xă luận của Libération.

    Dịch Covid-19 cho thấy rơ những vấn đề về cấu trúc, xă hội và chính trị. Những bất b́nh đẳng lại càng lộ rơ. Và chính những người có cuộc sống bấp bênh nhất, những người yếu đuối nhất và những người dễ bị tổn thương nhất lại là những người sẽ phải gánh chịu những ngày tháng nặng nề nhất.

    Đợt dịch này cũng cho thấy rơ những nguy hiểm của khuynh hướng dân túy, bằng chứng là nhiều nước cho tuyên truyền cứ như dịch bệnh không dám động đến nước họ, hoặc virus corona là “virus ngoại quốc”. Xă luận của Libération cũng đưa ra quan điểm “phải có một hành động chung đối với đại dịch”. Phải ưu tiên “chúng ta” hơn là “họ” v́ tư tưởng dân túy chẳng giúp được ǵ trong trường hợp này.

    Pháp ban hành “t́nh trạng khẩn cấp dịch tễ”

    Chỉ trong ṿng vài ngày, hàng loạt biện pháp nghiêm ngặt liên tục được chính phủ Pháp công bố : đóng cửa trường học, các tụ điểm vui chơi giải trí hàng quán, người dân được yêu cầu ở nhà… Pháp chuẩn bị bước vào giai đoạn “t́nh trạng khẩn cấp dịch tễ”.

    Nhật báo La Croix giải thích với việc ban hành t́nh trạng khẩn cấp dịch tễ, chính phủ có thể được phép đưa ra các biện pháp đặc biệt, thậm chí “hạn chế quyền tự do đi lại, tự do hội họp và cho phép trưng dụng tài sản hoặc dịch vụ cần thiết”. Luật về “T́nh trạng khẩn cấp”, có từ năm 1955, từng được áp dụng sau loạt vụ khủng bố ở Paris và tỉnh Saint-Denis năm 2015. Nếu ban hành t́nh trạng khẩn cấp, chính phủ có thể sẽ kéo dài thời gian phong tỏa, nhiều hơn 15 ngày như hiện nay.

    Hai ngày đầu phong tỏa, nhiều đô thị lớn của Pháp yên lặng bất thường, trái ngược với h́nh ảnh khẩn trương bên trong các bệnh viện. Nhật báo Le Monde dành hai trang để những bệnh nhân Covid-19 kể lại chuyện của họ, những lo lắng, những tác động đến tâm lư và thể chất. Các bệnh viện chuẩn bị tinh thần để đón hàng loạt bệnh nhân mới, đồng thời cũng phải chuẩn bị tâm lư “bỏ ai, chăm sóc ai” nếu xảy ra t́nh trạng quá tải, thiếu máy thở.

    Ngày 17/03, Tổng cục Y tế Pháp đă gửi đến các y bác sĩ một cuốn hướng dẫn những trường hợp ưu tiên. Đây là “Thế tiến thoái lưỡng nan của nhân viên y tế”, theo nhận định trên trang nhất của La Croix. Bệnh nhân nào được ưu tiên ? Dựa theo tiêu chí nào ? Nhật báo Công Giáo phản ánh “những quy tắc ưu tiên khó khăn trong bệnh viện”.

    Pháp đang phải đối mặt với t́nh trạng tương tự ở Ư. Bước sang ngày phong tỏa thứ ba, “nhiều câu hỏi đang làm sứt mẻ đoàn kết dân tộc”. Le Figaro cho biết phe đối lập chất vấn về sự tŕ trệ của chính phủ trong xử lư khủng hoảng, từ vấn đề kiểm tra ở biên giới, thiếu khẩu trang, thiếu bộ xét nghiệm virus corona… Chưa dừng ở đó, theo một bài viết của Le Monde, cựu bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn như châm thêm dầu vào lửa, khi cho biết bà từng khuyến cáo thủ tướng Edouard Philippe ngay từ tháng Hai là không nên tổ chức bầu cử địa phương khi dịch đạt đỉnh.

    30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona

    Cuộc chiến t́m vác-xin chống virus corona đă diễn ra từ đầu năm, nhưng càng khẩn trương hơn trong thời gian gần đây. Công ty Moderna Therapeutics và NIH đă tiến hành thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ. Và hiện có khoảng “30 dự án vác-xin chạy đua chống virus corona”, theo Le Figaro.

    Tuy nhiên, việc nghiên cứu một sản phẩm có hiệu quả cần nhiều thời gian. Nhà nghiên cứu Etienne Declory, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) nhận định với Le Figaro : “Quá tŕnh đưa được một loại vác-xin ra thị trường rất lâu, tổng cộng phải cần ít nhất 2 năm… Sau những đợt thử nghiệm đầu tiên trên động vật, th́ cần phải có ba đợt thử nghiệm trên người”. Viện Pasteur của Pháp cũng đang phát triển một loại vác-xin chống virus corona mới nhưng để có thể sử dụng rộng răi, cũng phải chờ đến năm 2021.

    Trong khi chờ đợi, các bác sĩ vẫn phải sử dụng những loại thuốc đă có (chống HIV, Ebola…) để điều trị triệu chứng cho người bệnh. Thuốc chloroquine, được một bệnh viện ở Marseille, khẳng định có hiệu quả trong điều trị bệnh nhân Covid-19. Chính phủ Pháp đồng ư cho sử dụng, nhưng theo Le Figaro, dựa trên nhận định của nhiều chuyên gia, th́ “phải thận trọng với thuốc Chloroquine”.

    Sản xuất trong thời phong tỏa v́ dịch Covid-19

    Trong khi toàn bộ người dân được yêu cầu ở nhà, trừ những trường hợp bất khả kháng, th́ chính phủ cũng yêu cầu tiếp tục “làm việc dù có virus” do lo ngại nhiều lĩnh vực thiết yếu phải ngừng hoạt động do thiếu nhân lực, theo trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos.

    Bộ trưởng Kinh Tế Pháp Bruno Le Maire khuyến khích : “Tất cả những ai có thể th́ nên đi làm, nhất là trong những lĩnh vực thiết yếu”. Tổ chức giới chủ Medef nghiên cứu cách làm tại Ư để điều phối các biện pháp dịch tễ và duy tŕ hoạt động sản xuất.

    Lời kêu gọi này được đưa ra sau khi rất nhiều lĩnh vực “không cần thiết” trong thời dịch bệnh (du lịch, nhà hàng…) ngừng hoạt động, nhân viên nghỉ việc, khiến người lao động trong một số lĩnh vực khác (thu ngân, cảnh sát…) bị sốc v́ các biện pháp phong tỏa gần như triệt để và có cảm giác phải đối đầu với nguy hiểm khi họ đi làm. Cả nhật báo kinh tế Les Echos và Le Figaro lần lượt giải thích những quyền lợi của “người lao động và người sử dụng lao động trong cơn băo virus corona”.

  10. #30
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Liêu Âu quyết định lập kho dự trữ chiến lược về thiết bị y tế


    Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu về công tác chống dịch bệnh, Bruxelles, ngày 13/03/2020. REUTERS/Johanna Geron/File Photo

    Đại dịch Covid-19 bùng lên tại châu Âu đ̣i hỏi sự chung tay đối phó. Một số nước đang trong t́nh trạng kiệt quệ về trang thiết bị y tế. Nhiều quốc gia thành viên Liên Âu đă đưa ra lời kêu gọi đóng góp. Hôm qua, 19/03/2020, Uỷ Ban Châu Âu đi xa hơn khi ra quyết định lập kho dự trữ chiến lược về trang thiết bị y tế, để cung cấp cho những quốc gia lâm nạn.



    Đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Châu Âu thành lập một kho dự trữ chiến lược như vậy. Lănh đạo Uỷ Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen, nhấn mạnh là chỉ có đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, Liêu Âu mới vượt qua cuộc thử thách sống c̣n này.

    Thông tín viên Pierre Bénazet tường tŕnh từ Bruxelles :

    "Kho dự trữ chiến lược của Liên Hiệp Châu Âu sẽ bao gồm các thiết bị cho pḥng xét nghiệm, vác-xin, dược phẩm, trang bị bảo hộ cho cá nhân, ví dụ như các khẩu trang có thể dùng nhiều lần. Có thể có cả các trang thiết bị đặc biệt cho các đơn vị chăm sóc tăng cường, như máy trợ thở.

    Đối với uỷ viên Liên Âu phụ trách xử lư khủng hoảng, Janez Lenarčič, các quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu, về cơ bản, trong giai đoạn vừa qua, đă không biết được là tại các kho dự trữ của ḿnh có rất ít trang thiết bị cần thiết. Ông giải thích: Gần như là tất cả các nước đă bị bất ngờ. Theo tôi, đây là một bài học cho tương lai. Tuy nhiên, trong hiện tại, việc nhiều nước ban hành lệnh cấm xuất khẩu các trang thiết bị y tế trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu, một mặt làm tổn hại tinh thần đoàn kết mà Liên Hiệp Châu Âu cần phải dựa vào, mặt khác gây khó khăn rất lớn cho các cơ chế như cơ chế bảo vệ người dân trong các thảm họa. Chính v́ vậy, Ủy Ban Châu Âu kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm này.

    Cho đến nay, đă có khoảng 5, 6 thành viên Liên Hiệp Châu Âu tuyên bố sẵn sàng làm nơi tiếp nhận kho dự trữ chiến lược này. Uỷ Ban Châu Âu dự kiến chi trả 90% kinh phí của việc mua trang thiết bị, và hiện đă quyết định bỏ ra 50 triệu euro.

    Cơ chế đối phó khủng hoảng thông thường của châu Âu hiện nay cho phép Bruxelles đáp ứng các đề nghị trợ giúp, theo yêu cầu cụ thể của từng quốc gia thành viên, trong khi đó, với kho dự trữ chiến lược nói trên, việc sử dụng như thế nào là do Liên Hiệp Châu Âu quyết định".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •