Page 6 of 13 FirstFirst ... 2345678910 ... LastLast
Results 51 to 60 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #51
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Khủng hoảng Covid-19 : Trung Quốc « trục lợi » hay châu Âu bất lực ?


    Ảnh cờ Ý được vẽ trên một chiếc xe buýt ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc ngày 24/03/2020. AFP - STR

    Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc cách nay ba tháng và đang tiếp tục lan rộng trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng dịch tễ này đã làm lộ rõ những yếu kém của một châu Âu già cỗi, thiếu một tầm nhìn, một chiến lược chung trên bình diện y tế cũng như là những lổ hỗng của hệ thống y tế Mỹ, siêu cường hàng đầu thế giới.

    Một châu Âu « già nua » thụ động

    Hơn một triệu người bị nhiễm bệnh, khoảng 50 ngàn người chết, gần một nửa dân số thế giới phải « tự giam mình » ở nhà, dịch Covid-19, xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc từ cuối năm 2019 đang khuynh đảo cả thế giới. Nếu như Trung Quốc giờ đây đang dần thoát ra khỏi trận dịch, thì các đại cường khác từ châu Âu đến Mỹ vẫn đang phải lao đao đối phó.

    Thế nhưng, cuộc chiến dịch tễ này còn mang dáng dấp của một cuộc đọ sức giữa hai mô hình xã hội : Độc tài và Dân chủ. Giờ đây có một câu hỏi đang dấy lên : Phải chăng Trung Quốc khi thoát ra khỏi dịch bệnh còn hùng mạnh hơn và đang thắng cuộc chiến toàn cầu chống virus corona, ít nhất là trên bình diện thông tin ?

    Quả thật, Trung Quốc dường như đang dập tắt được dịch bệnh trong nước nhờ vào những biện pháp nghiêm ngặt. Những biện pháp lúc ban đầu bị chỉ trích là chỉ có một chế độ toàn trị mới có thể đưa ra những quy định khắt khe đến như thế, để rồi sau đó, được sao chép lại bằng cách này hay cách khác tại các nước được cho là « dân chủ ».

    Và nhất là hình ảnh một Trung Quốc « cứu nhân độ thế » được tuyên truyền rầm rộ : Đến hỗ trợ nước Ý, gởi hàng cứu trợ đến châu Phi và nhiều nước khác trên thế giới… Con đường tơ lụa kinh tế - thương mại của Trung Quốc giờ còn là con đường tơ lụa y tế.

    « Tiên trách kỷ, hậu trách nhân »

    Phương Tây chỉ trích đó là chuyện tuyên truyền, Trung Quốc đến chỉ để bảo vệ lợi ích của mình chứ chẳng phải đến cứu giúp người dân. Nhưng dịch bệnh nổ ra cho thấy rõ sự thiếu khả năng chuẩn bị đề phòng của châu lục già từ nhân sự, trang thiết bị cho đến cả về mặt chiến lược. Ông Pascal Boniface, chuyên gia địa chính trị, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (IRIS), có quan điểm cho rằng châu Âu trước hết phải tự trách mình :

    « Đương nhiên là Trung Quốc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Ai có thể phê phán Trung Quốc ? Nước nào cũng làm điều đó, châu Âu cũng vậy. Còn nếu châu Âu không làm, thì chỉ nên tự trách lấy mình và đừng chỉ trích Trung Quốc đã làm như thế. Quả thật khi Trung Quốc đến hỗ trợ các nước khác, cũng là lúc nước này tự giúp mình, bởi vì Trung Quốc cần các nước khác tái khởi động nền kinh tế của họ do Trung Quốc cũng phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Thế nên, thay vì chỉ tập trung vào chỉ trích những điều mà tôi cho là vô bổ hay là về hệ tư tưởng của Trung Quốc, phương Tây nên nhìn thẳng vào sự việc. »

    Thế giới đang đứng trước một bước ngoặt mới. Trong cuộc đại chiến giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, kéo dài từ bao lâu nay, chẳng phải Bắc Kinh đang thắng là nhờ vào Hoa Kỳ hay sao ? Chuyên gia Pascal Boniface giải thích tiếp :

    « Đó cũng có thể là do chính sách thảm hại của ông Donald Trump đối với đại dịch virus corona kể cả ở trong nước, từ lâu cự tuyệt nhìn nhận sự việc, giờ đang bị chỉ trích ở trong nước và điều này có thể khiến ông trả giá đắt cho cuộc bầu cử tổng thống tháng 11/2020. Donald Trump điều hành siêu cường hàng đầu thế giới, vậy đâu rồi vai trò lãnh đạo hàng đầu của ông ? ».

    Donald Trump được xem như là lãnh đạo thế giới phương Tây, thiếu trách nhiệm là một chuyện, nhưng còn châu Âu thì sao ? Vẫn theo ông Pascal Boniface, Trung Quốc « ghi bàn » đó cũng là vì sự thụ động, trì trệ, và nhất là thái độ « ỷ lại » của châu Âu vào Mỹ.

    « Bởi vì nếu Trung Quốc đang thắng đó chẳng phải là do châu Âu tự phó mặc điều đó cho Trung Quốc ? Tại sao châu Âu không thúc đẩy việc cùng suy nghĩ một sự tự chủ về chiến lược cho chính mình kể cả trên phương diện truyền thông cũng như là một chính sách y tế ? Nếu không muốn Trung Quốc ghi được nhiều điểm trong cuộc chiến này, nên chăng châu Âu cũng phải phát triển một chính sách độc lập khác biệt với Hoa Kỳ ? »

    Cuối cùng, nhà nghiên cứu địa chính trị kêu gọi trước những thách thức thật sự do Trung Quốc đặt ra, thay vì ta thán, phàn nàn rằng đó là một chế độ độc tài… đã đến lúc châu Âu nên xắn lấy tay áo, gánh lấy trách nhiệm và bảo vệ lấy lợi ích của chính mình. Cần phải bảo vệ và vạch ra một chính sách chung mà hiện nay chưa hề có. Bất luận thế nào, châu Âu chớ nên trách Trung Quốc là đang bảo vệ lợi ích của họ, nếu như chính bản thân châu Âu không có khả năng bảo vệ lấy chính mình.

    Covid-19 và những lỗ hổng y tế của Mỹ

    Tại Mỹ, dịch Covid-19 đã làm cho hơn 6.000 người chết. Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo người dân « hai tuần địa ngục » sắp tới, khi dự phóng con số nạn nhân có thể lên từ 100 -240 ngàn người. Hoa Kỳ có nguy cơ trở thành tâm dịch mới của thế giới.

    Bất chấp dịch bệnh hoành hành dữ dội trong nước, chủ nhân Nhà Trắng vẫn khước từ ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc như nhiều nước châu Âu đang làm. Và tùy theo từng bang, biện pháp phong tỏa được áp dụng một cách khác nhau.

    Trả lời các câu hỏi của RFI, cô Sarah Rozenblum, chuyên nghiên cứu về Y tế công và Khoa học chính trị tại đại học Michigan cho rằng khủng hoảng dịch tễ hiện nay cho thấy rõ những khiếm khuyết của hệ thống y tế của Mỹ.

    « Điều đó có liên quan đến đặc tính rất phân cấp của hệ thống y tế Mỹ. Ở nước này, các quyết định y tế được đưa ra ở cấp độ bang hay địa phương. Bởi vì, ý tưởng chính là làm sao các quyết định đưa ra phải gần với nhu cầu của dân chúng.

    Khi không có các cuộc khủng hoảng có quy mô lớn, điều này có ý nghĩa. Nhưng trong cuộc đại dịch toàn cầu này, cần phải hợp nhất, phối hợp hài hòa đối phó ở cấp độ từng bang mà cả ở quy mô liên bang. Đó chính là những gì tài liệu hướng dẫn chuẩn bị nguy cơ đại dịch đề ra, do chính quyền Obama soạn thảo.

    Thế nhưng cách nay vài ngày, chúng tôi được biết là chính quyền Donald Trump đã quyết định cố tình lờ đi tập sách, vốn khuyến nghị chính phủ liên bang nắm giữ một vai trò thống nhất, một vai trò tuyến đầu…

    Trong khi chính quyền Donald Trump quyết định chọn thoái lui ra khỏi việc quản lý của khủng hoảng trên bình diện y tế khi ưu tiên cho mảng kinh tế nhiều hơn, Ông ấy đã ủy thác việc xử lý dịch bệnh cho các thống đốc và chính quyền địa phương, vốn dĩ có những phản ứng ít nhiều gì cũng hung hăng hơn, duy ý chí và nhiều khiếm khuyết. »

    Liệu rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay có thể làm tạo ra một mô hình xã hội mới hay một hệ thống y tế mới tại Mỹ ? Về câu hỏi này, cô Sarah Rozenblum tỏ ra không mấy lạc quan.

    « Hiện có 87 triệu người dân Mỹ là không có hoặc có bảo hiểm rất ít. Nghỉ bệnh không được quy định trong luật liên bang và chỉ có 11 bang công nhận quyền này. Chúng ta cũng biết là rất nhiều người dân Mỹ có bảo hiểm y tế qua trung gian người tuyển dụng.

    Giờ phải chờ xem liệu cuộc khủng hoảng này có thể làm xuất hiện một trật tự xã hội mới, một mô hình chính trị hay một hệ thống y tế mới hay không. Điều đó có thể lắm nhưng lịch sử nước Mỹ luôn cho thấy là điều này khó có thể thực hiện.

    Ví dụ, ngày hôm sau vụ khủng bố 11-9, việc xử lý cuộc khủng hoảng đã không có chút gì là tình liên đới cả, bởi vì những người thuộc lực lượng phản ứng nhanh như bác sĩ, hay lính cứu hỏa khi bắt đầu phát bệnh ung thư, hay các chứng bệnh đường hô hấp sau các chiến dịch cứu hộ phải mất rất nhiều thời gian để có bảo hiểm y tế.

    Tại Mỹ, các thảm họa thiên nhiên tệ hại chưa bao giờ dẫn đến những thay đổi triệt để trên bình diện y tế. Hiện nay, tình hình có thể sẽ khác đi do tính chất chưa từng thấy của cuộc khủng hoảng, vốn dĩ chỉ mới bắt đầu. Thế nên, rất khó mà tiên đoán được. »

  2. #52
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Sau đại dịch Covid-19, phương Tây đối mặt với những « núi » nợ khổng lồ


    Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu Christine Lagarde. Ảnh chụp trên màn hình, tại thị trường chứng khoán Frankfurt, Đức, ngày 12/03/2020 REUTERS - Ralph Orlowski

    Nước Pháp 45 tỷ euro, Ý 50 tỷ euro, Anh Quốc 34 tỷ bảng Anh,… và ấn tượng nhất là Hoa Kỳ 2.000 tỷ đô la. Những kế hoạch hỗ trợ kinh tế này sẽ đẩy các nước phương Tây vào một thời kỳ mắc những khoản nợ to lớn chưa từng có. Làm thế nào để đối phó ?



    Theo thẩm định của công ty dịch vụ tài chính Thụy Sĩ UBS, tổng giá trị các kế hoạch tái thiết kinh tế chiếm đến 2,6% tổng thu nhập toàn cầu (GDP), vượt xa con số 1,7% hồi xảy ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Tỷ lệ này sẽ còn tăng cao hơn tại một số nước như Hoa Kỳ (10%), Anh Quốc (8%)…

    Ở châu Âu, viễn cảnh này sẽ còn đen tối hơn. Tại nhiều nước, nợ công vốn dĩ đã nặng giờ sẽ còn tăng vọt với các khoản hỗ trợ kinh tế được đề ra. Chẳng hạn như tại Ý, nợ công hiện nay chiếm đến 135% của GDP, có nguy cơ tăng đến mức 181% từ đây đến cuối năm 2020. Nước Pháp cũng không sáng sủa hơn khi mức nợ công có thể tăng từ 101% lên 141% của GDP, hay Tây Ban Nha là 133%. Với những rủi ro này, mục tiêu chính thức của Liên Hiệp Châu Âu đặt ra là ở mức 60% của GDP xem như tan thành mây khói.

    Làm thế nào để đối phó với tình trạng bùng phát nợ ? Trả lời báo Le Monde, nhà kinh tế học Marchel Alexandrovich tại Jefferies cho rằng tình hình không có gì đáng lo ngại trong ngắn hạn : Nếu lãi suất vẫn thấp, thậm chí là âm như hiện nay, việc hoàn nợ và lãi sẽ không đè nặng lên ngân sách Nhà nước. Hoặc nếu tăng trưởng mạnh, tức là GDP tăng thì tỷ lệ nợ so với GDP sẽ giảm đi. Kịch bản thứ hai này đã từng xảy ra sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc.

    Tuy nhiên, bà Helene Rey, trường London Business School lưu ý là « chiếc chìa khóa » để có được kết quả thần kỳ này là lòng tin đối với các Nhà nước, tính khả tín của các nước đi vay, nếu không, các chủ nợ có thể đòi mức lãi suất rất cao, khiến cho việc hoàn nợ còn thêm khó khăn, và có thể dẫn đến nguy cơ giá trị đồng tiền bị sụp đổ, dòng vốn bị thất thoát và Nhà nước bị phá sản.

    Chỉ có điều tình hình ngày nay khác xa so với châu Âu thời hậu chiến. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 buộc Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) phải ra tay cứu giúp các nước thành viên bằng cách mua trái phiếu của các nước thành viên. Trong khối đồng tiền chung euro, BCE hiện nắm giữ đến 1/4 nợ các nước.

    Vậy châu Âu sẽ phải đối phó thế nào với đống « núi nợ » khổng lồ đó sau trận đại dịch ? Kinh tế gia trưởng Gilles Moec tại Axa cho rằng châu Âu có hai giải pháp. Thứ nhất là xóa nợ cho các nước thành viên. Điều này chắc chắn không thể xảy ra vì với BCE đây là một giải pháp « không chính thống » (heterodoxe).

    Giải pháp thứ hai là « hãm không để cho nợ phình ra ». BCE có thể « triệt sản » số nợ đang nắm giữ bằng cách cho « tái đầu tư trong vòng 30 hay 50 năm tại những nước mắc nợ ».

    Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, phương thức « tiền tệ hóa » nợ công (các ngân hành trung ương tài trợ trực tiếp cho các chính phủ) cũng có những hạn chế. Việc nợ được chuyển thành tiền đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra một khối lượng lớn tiền tệ trên thị trường, có thể làm sụp đổ giá trị đồng nội tệ, dẫn đến tình trạng thất thoát dòng vốn.

    Đó cũng là những gì từng xảy ra cho nước Pháp trong những năm 1950 sau một chuỗi chính sách hạ giá đồng tiền và hải quan buộc phải kiểm soát nghiêm ngặt nhằm ngăn chận việc tuồn vàng sang Thụy Sỹ.

  3. #53
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    ANGELA MERKEL, SAU 14 NGÀY TỰ CÁCH LY (FOCUS.DE/NGUYỄN THẾ TUYỂN)
    Tháng 4 05, 2020 Lượt xem: 74
    ‘…Những gì tôi muốn và có thể hứa với quý vị là tất cả có thể tin tưởng vào tôi và chính phủ đang ngày đêm luôn nghĩ làm thế nào để đạt được cả hai mục tiêu: Bảo vệ sức khỏe cho toàn dân và từng bước từng bước đưa cuộc sống xã hội trở lại bình thường…’


    Sau khi đọc thông điệp gửi nhân dân Đức của Thủ tướng Angela Merkel lúc 18 giờ 30 ngày 03.04.2020, dù không có nhiều thời gian tôi vẫn quyết định dịch ngay toàn bộ những lời của bà. Bản dịch này khá dài nhưng không nhằm cung cấp thông tin, mà để độc giả hiểu được tấm lòng cũng như trách nhiệm của nguyên thủ một quốc gia hùng cường như CHLB Đức đối với dân của họ, trong hoàn cảnh giành giật giữa cái sống và cái chết.
    Ngoài ra bài nói chuyện có thể giúp những người đang học tiếng Đức dùng làm tài liệu tham khảo. (Nguồn Focus.de)
    Bà Merkel tâm sự với người dân Đức như một người mẹ, người chị cả trong gia đình, làm chỗ dựa tinh thần cho một dân tộc. Hôm nay là ngày đầu tiên bà làm việc ở Văn phòng Phủ thủ tướng sau khi gương mẫu tự cách ly 14 ngày nhưng vẫn đảm đương vai trò đứng mũi chịu sào cho đất nước. Một nhân cách lớn! (Nguyễn Thế Tuyển)

    KÍNH CHÀO TẤT CẢ CÔNG DÂN

    Tôi rất vui mừng vì hôm nay lại được nói với quý vị từ tòa nhà của Phủ thủ tướng. Thời gian cách ly ở nhà của tôi đã qua, sức khỏe của tôi tốt. Bây giờ tôi mới hiểu được 14 ngày chỉ ở nhà một mình, 14 ngày liên lạc với thế giới chỉ qua điện thoại và mạng. Đó là điều không hề đơn giản. Đặc biệt nặng nề đối với những người lớn tuổi hoặc những người bị bệnh, thời gian này phải ở nhà một mình vì con Virus là mối nguy cơ rất lớn và họ không được như tôi, sau hai tuần có thể ra khỏi nhà. Cho tôi gửi lời chào thân ái nhất và gửi những lời chúc tốt đẹp đến tất cả quý vị trong hoàn cảnh hiện nay.

    “TẤT CẢ CHÚNG TA SẼ ĐÓN MỘT LỄ PHỤC SINH HOÀN TOÀN KHÁC TRƯỚC"

    Điều rất quan trọng là tôi phải nhắc lại một lần nữa những trăn trở của tôi cũng như của Chính phủ trong cuộc chiến chống Coronavirus và những gì dẫn đến những quyết định ấy.

    Tuần tới là lễ Phục sinh, đó là khoảng thời gian đặc biệt. Nhân dịp Lễ phục sinh hàng triệu người sẽ đến nhà thờ, ngày chủ nhật sẽ cùng toàn thể gia đình đi ngoạn cảnh, đốt lửa trại. Nhiều người tận dụng thời gian này như một kỳ nghỉ phép ngắn để đi biển hoặc đi về phương nam ấm áp hơn. Bình thường là như thế, nhưng năm nay không thể được.

    Hôm nay tôi phải nói điều đó với quý vị: Tất cả chúng ta sẽ đón một Lễ phục sinh hoàn toàn khác trước. Tất nhiên những tín đồ Thiên chúa giáo vẫn kỷ niệm ngày Thứ sáu chúa bị hành hình và ngày chủ nhật hồi sinh – nhưng không phải ở nhà thờ, để những thành viên hội thánh sát cánh bên nhau. Tôi rất mừng trong những tuần vừa qua nhà thờ đã gửi đến nhiều người cái không khí lễ thánh qua TV, đài và mạng internet. Trong lễ phục sinh chắc chắn sẽ còn nhiều hơn thế nữa.

    Trong dịp này, tôi cũng nghĩ đến những tín đồ Do Thái giáo và Hồi giáo ở Đức cũng như tất cả các tín ngưỡng khác không được đến nơi họ gửi tâm linh. Đó là những hạn chế đụng chạm đến cốt lõi của xã hội chúng ta, chúng ta chỉ thực hiện nó trong những trường hợp bất đắc dĩ và cố gắng không được để quá lâu, nếu tình hình cho phép.

    “ĐÓ LÀ SỰ THẬT RẤT NẶNG NỀ, TÔI BIẾT"

    Kể cả những cuộc ngoạn cảnh Lễ phục sinh cũng phải tuân thủ một số nguyên tắc đã được thực hiện ở mọi nơi từ hai tuần nay: Chỉ đi với những người cùng sống trong gia đình, hoặc cùng lắm với một người khác không thuộc gia đình mình và vẫn phải giữ khoảng cách ít nhất một mét rưỡi, hai mét thì tốt hơn. Các quý vị cũng đừng quên rửa tay kỹ và thường xuyên.

    Và ngay cả khi quyết định đeo khẩu trang quý vị vẫn phải nghĩ đến việc giữ khoảng cách, vì nó không thay thế biện pháp này được đâu. Chừng nào chưa có thuốc chữa và thuốc phòng Corona, việc giữ khoảng cách vẫn là hình thức bảo vệ hiệu quả nhất.

    Còn một điều nữa, xin quý vị hãy nghiêm túc thực hiện: Hãy hy sinh trong dịp Lễ phục sinh này việc đi chơi, dù trong nước Đức, ra biển, lên núi hoặc thăm người thân của mình.

    Đó là sự thật rất nặng nề, tôi biết. Chúng ta đã quen nếp được tự do đi lại, tổ chức sự kiện, đi du lịch bất cứ đâu và lúc nào mình muốn. Những điều giúp phát triển nhân cách như thế là nền tảng trong cuộc sống tự do của chúng ta. Rồi bây giờ đột nhiên bị hạn chế, bị cấm, phải theo luật. Nhưng thực sự nó quá quan trọng cho cuộc sống. Chính vì thế hôm nay tôi nhắc lại với quý vị một lần nữa – ngay trong thời điểm trước Lễ phục sinh.

    ĐỪNG ĐÁNH THỨC NHỮNG HY VỌNG CHƯA CÓ CƠ SỞ

    Một số người muốn nói rằng: Chúng tôi đã nghiêm chỉnh thực hiện quy định hai tuần rồi, còn phải tuân thủ đến bao giờ? Tôi thông cảm với câu hỏi này. Sẽ là rất thiếu trách nhiệm nếu hôm nay tôi nói với quý vị một ngày cụ thể dỡ bỏ những lệnh cấm kia, hay ít nhất là nới lỏng. Lời hứa như thế không thể giữ được, vì con số nhiễm bệnh nói lên tất cả, không cho phép.

    Nếu lời hứa của tôi làm quý vị hy vọng rồi sau đó trở nên thất vọng thì chúng ta như đánh bùn sang ao, lại gặp những khó khăn khác trong các lĩnh vực y tế, kinh tế và xã hội.

    Những gì tôi muốn và có thể hứa với quý vị là tất cả có thể tin tưởng vào tôi và chính phủ đang ngày đêm luôn nghĩ làm thế nào để đạt được cả hai mục tiêu: Bảo vệ sức khỏe cho toàn dân và từng bước từng bước đưa cuộc sống xã hội trở lại bình thường.

    Chúng tôi sẽ không xứng đáng với trách nhiệm của mình nếu chúng tôi không nghĩ lại. Nếu chúng tôi đánh thức những hy vọng chưa có cơ sở bằng cách khẳng định một thời điểm trở lại bình thường và sau đó thực tế lại không phải như vậy.

    “TÔI VẪN LUÔN CẦN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ VỊ"

    Tất cả những gì trong tầm nhìn sẽ chỉ đạo tôi. Đó là một nhiệm vụ khổng lồ, và các quý vị nam nữ công dân cũng có những đòi hỏi, cần chính phủ của quý vị và cả cá nhân tôi phải đặt ra nhiệm vụ trọng yếu vào lúc này. Chúng tôi sẽ làm điều ấy. Tôi hứa với các quý vị.

    Để tiếp tục thành công, tôi nói rất chân tình, tôi cần sự hợp tác của quý vị. Đó là sự hợp tác mà quý vị đã thực hiện rất tuyệt vời từ nhiều tuần nay. Thực sự đó là điều vĩ đại, những cái mà đại đa số công dân đã thực hiện trên đất nước này. Đất nước chúng ta đã thể hiện những mặt tốt đẹp. Tôi cám ơn vô cùng và nói mãi vẫn không đủ.

    Điều đó quan trọng như thế nào sẽ được thể hiện rõ trước mắt chúng ta qua hiện tình đất nước. Điều tối cần thiết là chúng ta tiếp tục thực hiện những quy định, chấp nhận những hạn chế và những điều cấm đã ban hành:

    Coronavirus vẫn lây lan với tốc độ cao ở Đức. Tôi thương tiếc những người đã bỏ mạng vì cơn bệnh này, luôn nghĩ đến người thân và bạn bè của họ.

    “NHỮNG CON SỐ CỦA VIỆN ROBERT KOCH CHO CHÚNG TA MỘT CHÚT HY VỌNG"

    Hàng ngày có hàng nghìn người mới nhiễm bệnh, tức là hàng ngày có nhiều bệnh nhân mới, trong đó có những người cần được chăm sóc và điều trị đặc biệt.

    Hiện tại chúng ta vẫn còn khả năng điều trị cho tất cả những người bị bệnh nặng. Giữ được như thế là mục đích của chúng ta, xã hội chúng ta là xã hội vì con người. Không phải số liệu thống kê thuần túy mà chúng ta phải quan tâm và tôn trọng từng mạng người, tôn trọng phẩm giá của họ.

    Những số liệu mới nhất của viện Robert Koch đưa ra làm chúng ta có chút ít hy vọng. Điều đó đúng. Vì con số những người mới bị nhiễm tăng chậm hơn trước đây vài hôm.

    Nhưng chắc chắn còn quá sớm để nhận ra hướng phát triển thực chất của nó. Còn quá sớm để có thể bàn đến chuyện nới lỏng những quy định chúng ta đã đưa ra.

    “ĐÂY LÀ MỘT THỜI KỲ RẤT ĐÁNG LO LẮNG”

    Các chuyên gia nói với chúng tôi rằng: Cần một thời gian nữa để chúng ta biết tác dụng những biện pháp chúng ta đã đề ra, những hạn chế mà các quý vị phải chấp nhận sẽ ảnh hưởng thế nào đến độ dốc ít hơn của đồ thị lây nhiễm. Chúng ta phải biết điều này để hệ thống y tế của chúng ta có thể chịu được, vì cái tải ghê gớm do đại dịch Corona gây ra.

    Trong cuộc họp với thống đốc các bang hôm thứ tư, chúng tôi thống nhất phải giữ vững tinh thần tất cả các chỉ thị hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc cá nhân. Ít nhất là đến hết ngày 19 tháng tư, lúc hết nghỉ Lễ phục sinh ở phần lớn các bang.

    Tình hình phát triển theo hướng nào thì còn phụ thuộc xem nước Đức lúc đó đang ở mức nào của quá trình lây lan và tình hình trong các bệnh viện của chúng ta.

    Tôi biết: Thời kỳ này là thời kỳ đầy lo âu, lo cho gia đình, cho công việc, cho sự phát triển của toàn đất nước chúng ta, vì bước ngoặt do đại dịch Corona gây ra. Những mối lo này không phải đơn giản chỉ dùng mọi cố gắng của chính trị mà loại trừ ngay được.

    “TẤT CẢ NHỮNG AI TÔN TRỌNG QUY ĐỊNH ĐỀU ĐÃ LÀM ĐIỀU ĐÚNG VÀ ĐIỀU THIỆN“

    Tôi xin hứa với quý vị rằng, chúng tôi trên cương vị nhà nước sẽ làm tất cả trong sức lực của mình, để ít mối lo của quý vị phải trở thành hiện thực. Trong những ngày gần đây, chương trình hỗ trợ lớn nhất về kinh tế và xã hội đã được khởi động, điều chưa từng có ở Đức.

    Vô số đơn xin trợ cấp, vay tín dụng, tiền trợ cấp vì làm không đủ giờ và nhiều dịch vụ khác đã được tiếp nhận. Những đơn này được duyệt nhanh chóng không quan liêu gây phiền phức. Tất cả chúng ta cũng cần phải biết: Chính phủ liên bang luôn đứng về phía quý vị. Chúng tôi sẽ làm tất cả để nền kinh tế thị trường xã hội và đoàn kết của chúng ta vượt qua được thử thách này.

    Thưa tất cả công dân, trong đại dịch này gần như ngày nào chúng ta cũng học được cái mới. Các nhà khoa học cho chúng ta biết điều đó, và cả đối với chúng tôi những nhà chính trị. Tôi muốn cám ơn các quý vị về sự kiên nhẫn và chịu đựng.

    Đó là tất cả những người ở lại nhà mình, giảm tiếp xúc đến mức tối thiểu, tôn trọng quy định, luôn làm những điều đúng và điều thiện. Và các quý vị cũng làm những điều tốt khi có những ý tưởng giúp đỡ người khác trong điều kiện khó khăn hiện nay. Vâng, chúng ta phải giữ khoảng cách. Nhưng điều đó không hề cản trở chúng ta để thể hiện tình cảm với những người xung quanh. Chẳng hạn viết thư, gọi điện, trao đổi qua Skype, giúp hàng xóm mua hàng. Những hành động đó thể hiện sự gần gũi, đồng cảm, tình đoàn kết của chúng ta. Tất cả là động lực giúp chúng ta vượt quan thời kỳ khó khăn hiện nay.

    “TẤT CẢ MỌI NGƯỜI HÃY CÙNG CHUNG TAY GIÚP ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA“

    Thời điểm SAU NÀY rồi sẽ đến. Ý tưởng về lễ phục sinh cũng sẽ trở lại: Nhất định sẽ có những Lễ phục sinh để chúng ta thoải mái chúc tụng nhau „Phục sinh vui vẻ“. Khi nào cái thời điểm SAU NÀY đó đến, khi nào cuộc sống tươi đẹp trở lại, tất cả nằm trong tay của chúng ta.
    Tất cả chúng ta sẽ giúp đất nước mình tìm ra con đường vượt khủng hoảng. Và tìm được cảm giác CHÚNG TA, quá trình đó tính ngay từ bây giờ.


    Văn phòng Phủ thủ tướng Đức

    Nguyễn Thế Tuyển chuyển ngữ, đêm 03.04.2020

    Nguồn: facebook.com/permalink.php?story_ fbid=108247984880396 6&id=1000112588219 19

  4. #54
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Chút ánh sáng cho Ý - Tây Ban Nha, số ca nặng và tử vong giảm đều


    Tượng vua Carlos III tại trung tâm thủ đô Madrid trong phong tỏa ngày 05/04/2020. REUTERS - JUAN MEDINA

    Ngày 04/04/2020 có thêm một chút hy vọng cho cả Ý và Tây Ban Nha, hai nước hiện có số tử vong vì virus corona cao nhất thế giới. Số ca cần chăm sóc đặc biệt tại Ý, kể cả vùng dịch Lombardia, lần đầu tiên đã giảm. Trong khi đó, ngày thứ ba liên tiếp, số người tử vong vì Covid-19 trong vòng một ngày tại Tây Ban Nha cũng đã giảm.


    Đối với ông Angelo Borrelli, giám đốc cơ quan bảo vệ dân sự Ý, việc số ca điều trị đặc biệt giảm là « một tin quan trọng vì điều này giúp giảm tải cho các bệnh viện ». Tính đến hết ngày 04/04, Ý có 15.362 người chết vì virus corona và vẫn là nước đứng đầu thế giới về số ca tử vong.

    Như nhiều nước châu Âu khác, các biện pháp phong tỏa đã tác động mạnh đến lĩnh vực nông nghiệp, đang vào mùa thu hoạch và bị thiếu nhân công nghiêm trọng. Ý mất khoảng 370.000 lao động nước ngoài, trong đó có rất nhiều người Rumani, do đóng cửa biên giới.

    Theo thông tín viên RFI tại Roma, được Ủy Ban Châu Âu chấp thuận, « một hành lang xanh » sẽ được thiết lập giữa Bucarest và Roma để khoảng 110.000 lao động thời vụ Rumani đến Ý làm việc cho đến tháng 12/2020.

    Tây Ban Nha có số ca tử vong nhiều thứ hai với 12.418 ca tính đến trưa 05/04, có nghĩa là có thêm 674 người chết trong vòng 24 giờ qua.

    Theo AFP, để tiếp tục chống dịch Covid-19, ngày 04/04, thủ tướng Pedro Sanchez thông báo kéo dài thời gian phong tỏa, áp dụng « nghiêm ngặt hơn », cho đến hết ngày 25/04 vì theo ông, đây là « khoảng thời gian mà hệ thống y tế của chúng ta cần, để hồi phục ».

    Ông Sanchez nhắc đến « chút hy vọng » sau ba tuần đầu phong tỏa, nhưng ông nhấn mạnh « nếu bây giờ chúng ta sao nhãng thì kết quả sẽ còn tệ hại hơn ».

    Đức : Khẩn trương trợ giúp kinh tế

    Song song với mặt trận y tế, đến lúc này được đánh giá là tích cực và hiệu quả ở châu Âu, nước Đức đã cho triển khai chương trình trợ giúp kinh tế rộng lớn để đối phó với những hậu quả tiêu cực của đại dịch Covid-19.

    Chính quyền thành phố Berlin đã chủ động mở quỹ trợ cấp cho những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch là giới nghệ sĩ, những người lao động độc lập.

    Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault tường trình :

    Chính quyền Berlin tuy nhiên vẫn bị chê trách. Phải mất hàng tuần mới có được hẹn để tiến hành các thủ tục cơ bản. Nhiều công trường đã tiến hành nay không thể hoàn thiện được nữa, chưa kể đến một sân bay mới đang được mong đợi từ nhiều năm.

    Các nghệ sĩ, biên dịch và nhiều người lao động độc lập khác đều đang gặp khốn khổ khi thu nhập của họ đều ít nhiều bị mất vì dịch Covid-19.

    Nhưng thành phố Berlin đã phản ứng nhanh, lập một quỹ hỗ trợ để giúp những người này có thể tồn tại trong nhiều tuần.

    Trong một thành phố không có nhiều hoạt động công nghiệp, 11% dân là người làm việc độc lập thì như vậy sức hấp dẫn của thành phố đang gặp thách thức.

    Máy chủ của Ngân hàng trung ương IBB đã bị hàng chục ngàn người hết kiên nhẫn ồ ạt truy cập. Nhưng khi hồ sơ của họ đã được khai, đôi khi chỉ trong vòng 24 giờ là tiền đã được rót về tài khoản, đỡ phần nào gánh nặng cho nhiều người.

    150 nghìn đơn đã được đáp ứng và 1,3 tỷ euro đã được chi cho các nghệ sĩ và nhiều người lao động độc lập.

    Nhiều vùng khác cũng đã triển khai các hỗ trợ tiền tương tự và sẽ không phải hoàn trả. Chính quyền liên bang cũng đã đưa ra một chương trình dành cho những đối tượng trên.

  5. #55
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Kỳ lạ thị trấn duy nhất ở Tây Ban Nha không có người nhiễm virus Vũ Hán
    Bình luậnThiên An • 15:23, 05/04/20• 929 lượt xem


    Ngay sau khi Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc do đại dịch, ngày 14/3, Zahara đã tự cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới. (Ảnh: Lior Shapira/Unsplash)

    Thị trấn Zahara de la Sierra nằm ở phía nam Tây Ban Nha, xưa kia là một pháo đài dùng để chống đỡ kẻ thù. Tọa lạc tại "vị trí đắc địa" ở vùng nông thôn Andalusia, thị trấn này lại một lần nữa trở thành tài sản quý báu của Tây Ban Nha khi không có ai nhiễm virus Vũ Hán.

    Các biện pháp cứng rắn
    Ngay sau khi Tây Ban Nha ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc do đại dịch, ngày 14/3, Zahara đã tự cô lập mình khỏi phần còn lại của thế giới. Thị trưởng Santiago Galván quyết định chặn tất cả các lối vào thị trấn và chỉ trừ một cổng duy nhất.

    Đến nay (5/4), xứ sở bò tót đã ghi nhận 126.000 trường hợp nhiễm bệnh và gần 12.000 ca tử vong do virus Vũ Hán, theo báo cáo của Đại học Johns Hopkins. Nhưng thật kì diệu, Zahara chưa có ca nhiễm bệnh nào. 1400 dân cư sinh sống ở thị trấn nhỏ này vẫn an toàn. “Đã 2 tuần rồi, và tôi nghĩ đây là một dấu hiệu tốt", ông Galván nói với CNN.


    Tính đến nay Zahara chưa có ca nhiễm bệnh nào. 1400 dân cư sinh sống ở thị trấn nhỏ này vẫn an toàn. (Ảnh: Shutterstock)
    Chính sách quyết đoán này của thị trưởng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân trong thị trấn, đặc biệt là những người già. Hơn ¼ dân cư ở Zahara hơn 65 tuổi. Các thị trấn và vùng lân cận đều có người nhiễm và tử vong, nhưng Zahara thì vẫn yên bình.

    Thị trấn Zahara có những ngôi nhà màu trắng cùng nhiều con phố chật hẹp uốn lượn quanh lưng đồi. Nằm trên cao với phía dưới là những vườn olive xanh, nổi tiếng với những di tích từ thời trung cổ, nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch. Zahara chỉ cách thành phố Seville - thủ phủ của vùng Andalucia - 1 giờ chạy xe. Galvan cho biết vài ngày đầu khi tiến hành phong tỏa, họ đã phải từ chối nhiều khách du lịch đến từ Pháp và Đức.

    Chính quyền ở đây đã cho đặt một trạm kiểm soát ở lối vào duy nhất của thị trấn, tại đó có 2 nhân viên mặc đồ bảo hộ kỹ càng, thực hiện công việc khử trùng mọi phương tiện tiến vào vùng đất này.

    “Không có chiếc xe nào đi qua cổng kiểm soát mà không được khử trùng", ông Galván cho biết.


    Các thị trấn và vùng lân cận đều có người nhiễm và tử vong, nhưng Zahara thì vẫn yên bình. (Ảnh: Shutterstock)
    Phương pháp này được áp dụng ở khắp mọi nơi với độ hiệu quả từ 20-80%; nó còn có tác dụng trấn an người dân. “Chúng tôi đã thành công trong việc đem lại sự yên ổn cho người dân. Họ biết rằng sẽ không có một chiếc xe không rõ nguồn gốc nào có thể vào thị trấn", Thị trưởng chia sẻ.

    Phương pháp khử trùng nghiêm ngặt này cũng được thực hiện bên trong thị trấn Zahara. Vào lúc 5:30 sáng mỗi thứ 2 và thứ 5, một nhóm khoảng 10 người sẽ ra ngoài đường và khử trùng các khu phố, trung tâm thương mại và bên ngoài các ngôi nhà. Antonia Atienza, một nông dân địa phương và cũng là người trong nhóm khử trùng, có nhiệm vụ lái máy kéo đi khắp thị trấn để xịt thuốc cho đường phố.


    Sự đồng cảm của cộng đồng
    Một doanh nhân địa phương cũng trả tiền cho hai người phụ nữ để chuẩn bị các nhu yếu phẩm và thiết bị y tế nhằm mục đích giảm thiểu số người đi lại ngoài đường, đặc biệt là những ai dễ lây nhiễm virus nhất. Họ làm 11 tiếng một ngày và số lượng người đặt hàng thì cứ tăng dần. Một trong số người giao hàng là Auxi Rascon 48 tuổi, cô nói sự hỗ trợ của các công dân trong thành phố thật tuyệt vời.

    “Họ rất hạnh phúc, bởi vì họ không cần phải ra ngoài, họ cảm thấy được bảo vệ và tự tin". Cô Rascon cũng rất tự hào về hành động ứng phó nhanh nhẹn của thị trấn. “Họ đã thực hiện các phương pháp đúng đắn vào đúng thời điểm và giờ chúng ta thấy kết quả”, cô chia sẻ với CNN.


    Một doanh nhân đã trả tiền cho hai người phụ nữ để chuẩn bị nhu yếu phẩm và thiết bị y tế nhằm giảm thiểu số người đi lại ngoài đường, nhất là những ai dễ lây nhiễm nhất. (Ảnh: Shutterstock)
    Hội phụ nữ Zaharilla ngoài việc phân phối hàng hóa còn kiêm thêm nhiệm vụ chăm sóc người già ở địa phương, những người không thể tự nấu ăn. Họ đặt đồ ăn trước cửa nhà của các cụ và sắp xếp những nhu cầu cơ bản. Thậm chí họ còn lập ra một trang facebook cho những cư dân cao tuổi đăng tải những bức ảnh cũ. Luisa Ruiz Luna là người nghĩ ra ý tưởng này; không chỉ để lưu giữ lại kí ức, đây là cách tốt đẹp để người dân Zahara sống xa quê hương có thể tương tác với gia đình.

    Ngoài ra, thị trấn còn trang trí hai chiếc xe với âm nhạc và ánh sáng để "đám trẻ con có thể nhìn thấy từ ban công nhà mình và thưởng thức", ông Galván nói.

    Nguồn kinh tế của hàng trăm thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha như Zahara đều đến từ những doanh nghiệp gia đình và tư nhân, những người tự mở công ty. Vậy nên chính quyền thị trấn đã dùng quỹ dự phòng để trang trải chi phí điện, nước, thuế cho các doanh nghiệp địa phương trong khi đất nước ban bố tình trạng khẩn cấp. Các quán bar và nhà hàng dựa chủ yếu vào khách du lịch, có khoảng 19 cơ sở như vậy ở Zahara. Nếu họ không nhận trợ cấp, họ sẽ phá sản.


    Chính quyền thị trấn đã dùng quỹ dự phòng để trang trải chi phí điện, nước, thuế cho các doanh nghiệp địa phương trong khi đất nước ban bố tình trạng khẩn cấp, từ đó giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng phá sản. (Ảnh: Shutterstock)
    Với thị trưởng Galván, điều này không chỉ là hỗ trợ tài chính, đây là cách thức bảo vệ Zahara của cộng đồng. Nhưng thị trưởng biết cuối cùng thì Zahara vẫn phải nhờ sự trợ giúp của Madrid hay chính quyền các vùng khác nếu lệnh phong toả vẫn tiếp tục diễn ra.

    “Chúng tôi vẫn cần sự trợ cấp tài chính nếu tình trạng này kéo dài", ông Galván chia sẻ với tờ CNN.

    Cũng giống như hàng triệu người Tây Ban Nha khác, hàng ngày ông vẫn theo dõi tin tức về đại dịch viêm phổi Vũ Hán và cầu mong chuyện này sẽ sớm qua đi.

    Thiên An
    Theo CNN

  6. #56
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Anh và Đức: Hai quốc gia, hai phản ứng trước COVID-19 – Lê Phan
    Apr 5, 2020 cập nhật lần cuối Apr 5, 2020



    Nhân viên y tế cho người dân thủ đô London thử COVID19 hôm 4 Tháng Tư Chính phủ Anh được cho là phản ứng quá chậm trễ trước đại dịch này. (Hình: ISABEL INFANTES/AFP/Getty Images)
    Lê Phan

    Ngay trong những tháng đen tối với những cú “shock” không tưởng tượng nổi, một điều vẫn còn làm các viên chức Anh bực tức đó là “nhắc đến nước Đức.”

    Tờ Financial Times dẫn lời một cố vấn cao cấp than trời trước những so sánh không mấy tốt đẹp.


    Hôm 17 Tháng Ba, với đại dịch COVID-19 đang tiến vào, Thủ Tướng Boris Johnson kêu gọi các nhà kỹ nghệ Anh bắt đầu làm máy trợ thở để tăng cường cho kho toàn quốc chỉ có 8,000 cái, còn đùa gọi kế hoạch này là “Chiến Dịch Hơi Thở Cuối Cùng.”

    Nhưng gần một tuần trước khi thủ tướng tuyên bố điều này, Đức đã đặt hàng 10,000 cái từ một nhà sản xuất, cộng thêm cho con số 20,000 máy có sẵn. Tuần vừa qua, Đức có gấp đôi số giường bệnh chăm sóc đặc biệt trống hơn là toàn thể số giường cấp cứu của Anh – khoảng 15 đến 20,000.

    Nhưng còn rõ rệt hơn là thành tích giữa hai quốc gia về thử nghiệm. Anh Quốc và Đức đi vào cuộc khủng hoảng cùng một lúc, hợp tác về nghiên cứu thử nghiệm, một trong những thử nghiệm đầu tiên trên thế giới.

    Nhưng các phòng thí nghiệm của Đức thử nhiều gấp năm lần mức độ của Dịch Vụ Y Tế Quốc Gia (National Healh Service-NHS), hoàn tất 918,460 thử nghiệm so với 163,194 của Anh Quốc.

    Mãi đến Thứ Năm, 2 Tháng Tư vừa qua, Bộ Trưởng Y Tế Matt Hancock, mới tuyên bố Anh Quốc sẽ “tăng vọt” cố gắng bằng cách sử dụng những phòng thí nghiệm tư nhân – ngay khi mà cung cấp hóa chất toàn cầu và dụng cụ thử nghiệm đang bị siết chặt.

    Ông công nhận “Đức có 100 phòng thí nghiệm ngay từ đầu, phần lớn là nhờ Roche, nhưng chúng ta phải bắt đầu ở mức thấp hơn. Chúng ta sẽ chuyển đổi kỹ nghệ chẩn đoán Anh lên đúng mức.”

    Các chuyên gia bảo còn quá sớm để đánh giá những lựa chọn khác biệt sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia như thế nào trong thời đại dịch toàn cầu. Lợi thế của Đức đến từ nhiều thập niên bỏ tiền nhiều hơn về chăm sóc sức khỏe, cùng với một nền kỹ nghệ có khả năng gia tăng sản xuất khi có tình trạng khẩn cấp. Ngay cả với lợi thế này, các bộ trưởng Đức công nhận họ đang đối diện với “sự yên lành trước cơn bão tố,” trong chiều hướng tử vong, họ có thể đang đi cùng chiều hướng virus như Anh.

    Nhưng chiến lược của Berlin tuy vậy đã là một điều so sánh khó chịu cho chính phủ Anh. Mà không những chỉ với khả năng của NHS – được nhắm vào hiệu năng hơn là bền vững – nhưng cả về phẩm chất cũng như tiến độ quyết định chính sách. Vấn đề là chiến lược của Anh Quốc không nhất quán, nó quay chiều này đổi chiều khác, làm phí phạm nhiều thời giờ quý giá.

    Bác Sĩ Martin Stuermer, một nhà vi trùng học ở phòng thí nghiệm IMD Labor ở Frankfurt, nhận xét: “Nó không trước sau như một. Họ thử nhiều chiến thuật và loại bỏ chúng. Họ có kế hoạch cho cuộc sống tiếp tục nhưng bảo đảm là người già được bảo vệ. Nhưng rồi họ từ bỏ nó. Và họ không chuẩn bị cho thử tập thể. Nhưng vấn đề chính là chính phủ không vẽ ra một con đường rõ rệt trong cuộc khủng hoảng này, khác với chính phủ Đức.”

    Hậu quả có thể sẽ trở thành rõ ràng một cách kinh khủng. Mức lây nhiễm được chờ đợi sẽ đến đỉnh vào Chủ Nhật Phục Sinh.

    Thủ Tướng Johnson đã chậm đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19. Những bằng có từ Trung Quốc về một bệnh dịch hồi Tháng Hai đã được coi là không đáng tin cậy và có hy vọng là nó sẽ tự hủy diệt, như bệnh Sars hồi năm 2003.

    Tuy Chính Phủ Anh bắt đầu tính đến những kế hoạch đối phó từ đầu năm 2020, sự thiếu tính khẩn cấp đã lộ rõ khi ông thủ tướng quyết định biến mất trong nguyên một tuần lễ vào cuối Tháng Hai về một căn nhà đồng quê của thủ tướng. Mãi đến 2 Tháng Ba ông mới chủ trì phiên họp nội khẩn cấp đầu tiên.

    Vào giai đoạn này các cố vấn đang phỏng đoán một sự lan truyền dịch bệnh tràn qua Anh (kiểm soát bằng những biện pháp khoảng cách xã hội) sẽ đến đỉnh vào giữa Tháng Năm đến đầu Tháng Sáu. Một vị bộ trưởng còn trấn an những đồng nghiệp lo sợ, “Glastonbury sẽ được tổ chức,” ý nói đến đại nhạc hội lớn nhất thế giới vào cuối Tháng Sáu.

    Thay vì theo những quốc gia như Nam Hàn có ngay những biện pháp nghiêm khắc chặn dịch bệnh, kể cả sử dụng thử nghiệm tập thể, toán của ông Johnson nghĩ là một lối đối phó tiệm tiến sẽ sau cùng cứu nhiều mạng người và tạo ít thiệt hại kinh tế hơn.

    Cố vấn khoa học chính của chính phủ, Bác Sĩ Patrick Vallance đã tìm được một đồng minh qua ông Dominic Cummings, cố vấn được tin cậy nhất bởi ông Johnson, trong việc đón nhận khái niệm “miễn nhiễm bầy,” nơi căn bệnh bỏ qua những công dân khỏe mạnh.

    Theo khái niệm này, một số người nhiễm bệnh đông nhưng nhẹ sẽ tạo nên một “miễn nhiễm tập thể” hay”‘một miễn nhiễm bầy.” Ông Cummings đã từng nói đến khái niệm này trong một cái blog hồi năm 2013. Ông còn được nói đã tuyên bố trong một cuộc họp là một số người già có chết đi cũng chả sao.

    Một viên chức Bộ Tài Chánh thì nói “Cũng phải thêm là có một yếu tố nghĩ Anh Quốc là ngoại lệ nữa.”

    Quan trọng hơn trong giai đoạn đó, Cơ Quan Phụ Trách Y Tế Quốc Gia Public Health England (PHE), cố vấn chính phủ là thử nghiệm tập thể không thể thực hiện được. Giáo Sư Neil Ferguson, giáo sư của Viện Đại Học Imperial College và một cố vấn của chính phủ, nói với quốc hội “rất rõ là thông điệp từ PHE là chúng ta không có đủ khả năng để thực hiện chiến lược đó.”

    Khác với hệ thống phân tán của Đức và đôi lúc cồng kềnh, Anh Quốc chọn tập trung cố gắng vào những phòng thí nghiệm lớn, để bảo đảm sự tin cậy.

    Bà Sharon Peacock của PHE nói là điều này tốt hơn là “phân tán cố gắng ở nhiều phòng thí nghiệm.” Một nhà khoa bảng nói là PHE đã gặp khó khăn tản quyền về nhiệm vụ căn bản của họ. Ông này bảo là cơ quan đã “đứng bên lề chờ đại dịch tới. Đó là điều họ được trả lương để đối phó.”

    Nhưng trên thực tế, nó có nghĩa là trong khi Đức mở rộng chiến lược thử nghiệm cho cả những ai có triệu chứng nhẹ – chiến lược căn bản của thử nghiệm, theo dõi và cô lập những người nhiễm bệnh – vào Tháng Ba, Anh Quốc gặp khó khăn gia tăng số thử nghiệm. Cách đối phó là chỉ thử những ai được nhập viện. Chính sách này đã có kết quả là chỉ có 5,000 nhân viên trong số nửa triệu nhân viên của NHS được thử nghiệm cho đến Thứ Năm, 2 Tháng Tư.

    Tổng Thống Donald Trump đã nói sau đó là nếu Anh tiếp tục theo đuổi chính sách miễn nhiễm bầy thì sẽ là “thảm họa.” Nhưng điều đó đã rõ cho ông Johnson và toán của ông vào ngày cuối tuần 14 đến 15 Tháng Ba. Những dữ liệu mới từ Ý đã xác nhận là căn bệnh đang lây nhanh hơn là dự đoán, với nhiều bệnh nhân phải vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt. Giáo Sư Ferguson ở Imperial College khuyến cáo là khoảng 250,000 người sẽ chết ở Anh nếu không có sự thay đổi chính sách. Tệ hơn nữa, các bộ trưởng được cố vấn là ngay cả nếu khả năng chăm sóc đặc biệt của NHS tăng gấp đôi hay gấp ba, nó vẫn bị tràn ngập gấp ba lần hơn thế.

    Các ông bộ trưởng y tế Hancock, bộ trưởng văn phòng chính phủ Michael Gove và ông cố vấn Cummings nay khuyên ông Johnson hãy bỏ bản năng tự do của mình và đóng cửa nước Anh. Một trong những viên chức thì nhái lời cố Thủ Tướng Winston Churchill “Khi sự kiện thay đổi, mình phải đổi ý kiến.”

    Giới hạn trong cuộc sống tập thể đã đến sau các tiểu bang của Đức một tuần lễ, nhưng khác biệt ở Anh không đến nỗi lộ liễu như ở một số quốc gia khác.

    Ảnh hưởng tệ hại hơn ở Anh là một lỗ hổng lớn trong thay đổi chiến lược về chuẩn bị. Chiến lược đi ra khỏi tình trạng đóng cửa có vẻ chỉ là vaccine hay thuốc điều trị – vốn còn nhiều tháng nữa – hay thử nghiệm tập thể để giảm dần giới hạn mà không tạo nên một đợt dịch thứ nhì.

    Giáo Sư Devi Sridhar, chuyên nghiên cứu vấn đề sức khỏe toàn cầu, hỏi “Nếu theo chiến lược tìm miễn nhiễm cộng đồng, thì tại sao không xây dựng khả năng chữa trị và thử nghiệm? Đó là điều là tôi ngạc nhiên.” Rồi ông giáo sư của Viện Đại Học Edinburgh giải thích: “Tôi nghĩ vì họ đang coi mọi sự dựa trên sách vở đối phó với dịch cúm. Trong dịch cúm bạn không cần theo đuổi mọi trường hợp nhiễm bệnh, không cần thử cộng đồng hay nhân viên y khoa… Nhưng coronavirus không phải là cúm.”

    Các ông bộ trưởng thì nay đổ tội cho cơ quan y tế PHE và ngay cả NHS vốn chỉ có nhiệm vụ chữa bệnh. Nhưng đối với một bác sĩ đang ở tiền tuyến thì rõ ràng lỗi là ở các chính trị gia.

    Một bác sĩ nói: “Đối với chúng tôi ở tiền tuyến, nó có cảm tưởng chuyện đang xảy ra là khi để cho một nhà dịch bệnh học chỉ huy thế giới thực. Điều chưa bao giờ được giải thích cho những người đối phó với những căn bệnh đường hô hấp là tại sao không có ‘thử nghiệm, thử nghiệm, thử nghiệm,’ rồi cô lập, theo dõi liên hệ, vốn là căn bản tuyệt đối của y tế công cộng và kiểm soát lây nhiễm. Nay thì họ có vẻ đã phản ứng, nhưng quá trễ rồi. (Lê Phan)

  7. #57
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: 6 anh em bác sĩ Ý ở tuyến đầu


    Nhân viên Hội Chữ Thập Đỏ Ý túc trực trước một bệnh viện ở Torino (Ý) ngày 05/04/2020. REUTERS - MASSIMO PINCA

    Báo chí Ý cuối tuần qua đã nhắc đến câu chuyện cảm động của 6 anh chị em bác sĩ Tizzani trong mùa dịch Covid-19. Tại Torino, cả gia đình này đều đang ở tuyến đầu chống lại một kẻ thù vô hình. Trên mạng xã hội, dư luận Ý đã bày tỏ sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn, vì câu chuyện của dòng họ Tizzani tiêu biểu cho toàn bộ giới nhân viên ngành y tế.



    Tại bệnh viện San Giovanni Bosco ở thành phố Torino (miền Bắc nước Ý) mỗi lần Davide Tizzani khoác áo blouse màu trắng trước khi đến làm việc trong khoa cấp cứu, anh lại thấy nhen nhúm ở trong lòng cái cảm giác ‘‘sợ hãi’’ như thể anh vẫn chưa sẵn sàng, dù có cố gắng cách mấy nhưng vẫn chưa đủ và sau cùng là nỗi lo âu khi chứng kiến sự bất lực của bản thân : sức người không có bao nhiêu, trong khi số nạn nhân do virus corona thì lại quá nhiều. Hầu hết các bác sĩ, y tá, thực tập sinh đều có cùng tâm trạng như Davide Tizzani. Trong mắt dư luận Ý, trong cuộc chiến chống Covid-19 : họ thật sự là những người lính đang bảo vệ "chiến hào", do bổn phận nên phải đứng mũi chịu sào.

    Gia đình Tizzani sinh sống ở thị trấn Giaveno, một thành phố nhỏ với 17.000 dân, vùng ngoại ô Torino. Gia đình này có 11 người con, trong đó có 6 người đã chọn ngành y. Davide làm việc với anh trai Pietro tại bệnh viện thành phố, còn 4 anh chị em kia có người thì chuyên về tim mạch, người thì làm bác sĩ lão khoa. Theo tuần báo Ý La Valssusa, nghề y là một truyền thống gia đình, từ đời này sang đời kia. Bác sĩ Felice Tizzani, ông nội của Davide và Pietro, từng là kháng chiến quân trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Đến phiên con ông là bác sĩ Pier Luigi, từng làm trưởng khoa bệnh viện thành phố Giaveno.

    Sang đời thứ ba, 6 trên số 11 người con đã chọn nghề bác sĩ để nối bước cha ông. Theo lời kể của Davide, bố anh là một người có tấm lòng, làm việc tận tâm: ông Pier Luigi không ngại đến thăm bệnh nhân tại nhà và nếu gia đình túng thiếu quá nghèo thì ông chữa bệnh mà không lấy tiền. Cha truyền con nối: nhân cách của người cha trở thành tấm gương khiến cho bầy con (3 gái, 3 trai) muốn noi theo: Alessandra, Maria, Barbara, Davide, Emanuele, Pietro hiện nay đều đang đứng ở tuyến đầu chống dịch Covid-19.

    Lực bất tòng tâm, ngoài những khó khăn trong công việc thường ngày mà giới y tế phải đương đầu, còn có vấn đề dồn nén tâm lý. Theo cô Barbara Tizzani, bác sĩ lão khoa tại bệnh viện Rivoli, ngoại ô Torino, các bệnh nhân cao tuổi rất cô đơn trong khoa cấp cứu, do các biện pháp cánh ly hoàn toàn cho nên người thân không thể đến thăm các ông cụ, bà cụ. Theo cô, đây là một điều đáng buồn, nhưng càng đau lòng hơn nữa, khi cô giúp các bệnh nhân cao tuổi viết qua máy tính bảng những thông điệp cho gia đình của họ mà không biết rằng phải chăng đây là lời nhắn nhủ cuối cùng …..

    Còn Maria và Alessandra, hai người chị của Barbara, đều cũng làm việc trong khoa cấp cứu và hồi sức tại bệnh viện Cirié. Cũng như các thành viên khác trong gia đình, họ cho biết là giới nhân viên ngành y tế có những nỗi khổ tâm cao ‘‘gấp bội’’ mà người ngoài không nhìn thấy. Tại bệnh viện, các bác sĩ hay y tá phải làm việc với các trang thiết y tế bị an toàn tối đa, nhưng khi về đến tận nhà, họ vẫn không tháo gỡ khẩu trang mà vẫn tiếp tục đeo trên mặt, vì mỗi ngày họ không biết bản thân mình mới bị nhiễm virus corona hay không (mà chưa có dấu hiệu phát bệnh), do vậy họ có trách nhiệm ‘‘tự cách ly’’ dù ở trong nhà, tránh tiếp xúc để không lây nhiễm cho chồng con...

    Cũng như ba người chị lớn, Davide cho biết bản thân anh cũng đang rất lo lắng vì sợ gia đình bị vạ lây. Theo anh, nhiều ca bệnh mới trong thời gian gần đây thường là những đồng nghiệp. Theo thống kê chính thức, khoảng 10% bệnh nhân tại Ý là giới nhân viên trong ngành y tế và tính đến thời điểm này, 73 bác sĩ và y tá tại Ý đã bỏ mình trong ‘‘cuộc chiến’’ chống dịch Covid-19.

    Câu chuyện của gia đình Tizzani đã được tuần báo địa phương La Valsusa đưa lên trang đầu trong số báo phát hành cuối tuần. Câu chuyện này đã nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và sau đó được nhiều tờ báo có uy tín ở Ý đề cập tới. Ông David Sassoli, tân chủ tịch Quốc hội châu Âu, đã lên tiếng ca ngợi gia đình Tizzani trên mạng xã hội. Cá nhân ông cũng như đại đa số người Ý thông qua câu chuyện của 6 anh chị em nhà Tizzani mới hiểu được hơn sự hy sinh của toàn thể các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế. Để bày tỏ lòng biết ơn, có lẽ hành động cần thiết nhất hiện giờ vẫn là : Bởi vì giới y tế phải đi làm vì chúng ta, vậy thì chúng ta hãy nên ở trong nhà để giúp họ. Một hành động tối thiểu nhưng lại tràn đầy ý nghĩa.

  8. #58
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Ý căng thẳng khi phát hiện 40 trong 60 người đi hiến máu là bệnh nhân không triệu chứng nhiễm virus Corona Vũ Hán
    Bình luậnMinh Thanh • 09:29, 07/04/20• 1318 lượt xem


    60 người hiến máu ở Ý thì có 40 người dương tính với virus Corona Vũ Hán, tất cả các bệnh nhân không biểu hiện triệu chứng(Ảnh: pixabay)

    Ý, ổ dịch lớn nhất của Châu Âu, hiện lại lâm vào tình cảnh càng trầm trọng hơn khi mới phát hiện ra rằng, trong 60 người có ý định hiện máu, thì có đến 40 người xét nghiệm dương tính với virus Corona Vũ Hán. Hơn nữa, tất cả họ đều là những bệnh nhân không có triệu chứng.

    Theo Liberty Times, gần đây tại một thị trấn nhỏ ở phía bắc Ý Castiglione d'Adda, một trạm hiến máu đã tiến hành kiểm tra y tế những người hiến máu của bệnh viện Codogno, Provincia di Lodi, và phát hiện ra rằng 40 trong số 60 người này có phản ứng dương tính với virus Corona Vũ Hán. Các nhà chức trách vô cùng căng thẳng và ngay lập tức xác định đây là những ca nhiễm bệnh đối với các trường hợp này .

    Tất cả 40 người hiến máu có phản ứng dương tính này đều không có triệu chứng phát bệnh. Họ cũng hoàn toàn không biết rằng mình đã bị nhiễm bệnh và trước đó vẫn duy trì các hoạt động ở bên ngoài. Hiện tại, những người này đã được điều trị cách ly.


    Ý, 60 người hiến máu, 40 người dương tính đều bị nhiễm dịch không triệu chứng (Ảnh: pixabay)
    Ý có khoảng 60,5 triệu dân (dữ liệu tính đến tháng 11 năm 2018). Tính đến 22:00 GMT ngày 6/4, số bệnh nhân được chẩn đoán của Ý là 128.948, tỷ lệ xấp xỉ 0,213% dân số. Ý đã áp dụng các biện pháp hạn chế sinh hoạt trong cộng đồng từ ngày 22/ 2.

    Tại Trung Quốc đại lục, virus Corona Vũ Hán đã được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái. Hơn một tháng sau đó, thành phố Vũ Hán đã đóng cửa. Khoảng 4 tháng đã trôi qua, tại quốc gia với dân số 1,4 tỷ người này, số ca chẩn đoán được công bố là 82.642, chiếm chưa đến 0,006% tỷ lệ dân số. Dân số ở tỉnh Hồ Bắc (tâm chấn của dịch bệnh) là 59,17 triệu người, trong đó có khoảng 11,8 triệu người sống ở Vũ Hán. Khi sử dụng dữ liệu được công bố để tính toán, cho thấy tỷ lệ lây nhiễm của cư dân Hồ Bắc là khoảng 0,1369%.

    Nếu chúng ta so sánh Ý với Trung Quốc, dân số của Ý chỉ bằng 4% của Trung Quốc, trong khi số người nhiễm bệnh tại Ý tương đương 91% số người Trung Quốc được chẩn đoán nhiễm bệnh. Số ca tử vong tại Ý (tính đến 22 GMT ngày 6/2) là 15.887, gấp hơn 4,8 lần so với con số là 3.325 ca ở Trung Quốc đại lục.


    Đường cong dữ liệu ca nhiễm dịch và tử vong tại các nước Trung Quốc, Ý, Iran Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Mỹ (từ trên xuống) (Ảnh chụp trên mạng)
    Ngày 3/4, New York Times đã đăng một bài báo với tựa đề "CIA nói rằng dữ liệu dịch của Trung Quốc công bố cực kỳ không chính xác". Bài viết nhận định: “Theo các quan chức tình báo hiện tại và trước đây, CIA đã cảnh báo Nhà Trắng ít nhất là kể từ đầu tháng 2/2020 rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã báo cáo số ca nhiễm thấp đi, và theo mô hình dự đoán chống virus của Hoa Kỳ, số liệu của ĐCSTQ không đáng tin cậy”.

    Chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh và loại trừ luôn các ca nhiễm không có triệu chứng khỏi các ca được xác nhận. Tuy nhiên, dường như chính quyền nước này lo lắng rằng họ khó có thể che đậy đợt bùng phát dịch thứ hai, nên hiện nay các ca nhiễm không triệu chứng đã xuất hiện trong dữ liệu không hoàn chỉnh của ĐCSTQ.

    Kênh truyền thông Tempi của Ý cũng đã chỉ ra vào tháng trước: "Hãy để chúng ta thoát khỏi ĐCSTQ! Virus đã được những người dân anh hùng Vũ Hán chặn đứng, chứ không phải được chặn bởi ĐCSTQ".

    Minh Thanh

    Theo Sound of Hope

  9. #59
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Virus corona: Một số nước châu Âu tính đến chuyện dỡ bỏ phong tỏa


    Môt cư dân đeo khẩu trang trên đường phố Milan, Ý, ngày 06/04/2020. Số ca tử vong mỗi ngày tại Ý vẫn rất cao. REUTERS - Daniele Mascolo

    Châu Âu bắt đầu có chút hy vọng cho dù số ca nhiễm mới và số ca tử vong vẫn tiếp tục tăng ở nhiều nước. Với hơn 50.000 người chết, châu Âu vẫn là ổ dịch lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, những biện pháp phong tỏa diện rộng đã bước đầu mang lại dấu hiệu tích cực.



    Vừa le lói nhìn thấy tia sáng cuối đường hầm sau nhiều ngày liên tiếp số lượng tử vong và nhiễm mới giảm, hôm qua tình hình trở lại căng thẳng với nước Ý và Pháp.

    Tại Ý trong vòng 24 giờ lại có thêm 636 người chết, so với hôm 5/4 là 525 người chết. Ý tiếp tục là nước châu Âu có số nạn nhân của Covid-19 cao nhất, với hơn 16 nghìn người thiệt mạng và 132 nghìn ca nhiễm từ đầu dịch.

    Tại Pháp, dấu hiệu ổn định vẫn chưa được khẳng định. Sau một ngày giảm, hôm qua, 06/04, Pháp ghi nhận 833 người chết trong một ngày tại bệnh viện và các viện dưỡng lão, nâng tổng số tử vong từ đầu dịch lên 8911 người. Nhưng có một chút hy vọng với Pháp là số bệnh nhân cần hồi sức đã giảm rõ rệt. Trong ngày hôm qua, các bệnh viện Pháp chỉ phải tiếp nhận thêm 94 ca nặng.

    Còn Tây Ban Nha tiếp nhận tín hiệu tích cực, khi các con số thống kê mỗi ngày có xu hướng giảm dần đều. Về con số tử vong, nước này vẫn xếp sau Ý, với trên 13 nghìn người chết.

    Tại Nga, theo thông báo mới nhất của chính quyền hôm nay, nước này ghi nhận con số kỷ lục 1154 ca nhiễm mới trong một ngày, nâng tổng số lên gần 7500 ca. Số ca tử vong vì Covid-19 cũng thêm 11 người trong một ngày. Đến nay toàn nước Nga đã có 56 người chết vì virus corona mới.

    Tại một số nước châu Âu khác, tình hình dường như đang có dấu hiệu được cải thiện. Chính quyền các nước này bắt đầu tính đến chuyện gỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa.

    Áo, nơi có số lượng ca nhiễm mới giảm mạnh, dự tính sẽ gỡ bỏ phong tỏa vào ngày 14/04 tới. Tuy nhiên chưa hẳn là cuộc sống sẽ trở lại bình thường ngay. Trước mắt, các cửa hàng nhỏ có thể mở cửa, nhưng trường học và quán ăn vẫn phải đợi ít nhất đến giữa tháng 5. Lệnh bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng vẫn được áp dụng.

    Tại Đức, chính quyền muốn cách ly tất cả những người từ nước ngoài đến. Có thể lệnh này sẽ được áp dụng từ 10/04. Bên cạnh đó chính quyền Berlin đang nghiên cứu khả năng gỡ bỏ phong tỏa sau, khi liên tục trong 4 ngày số ca nhiễm mới giảm. Hiện Đức có trên 95 nghìn ca nhiễm và hơn 1400 ca tử vong.

    Cộng Hòa Séc cũng ghi nhận sự ổn định và nếu tình hình này tiếp tục thì nước này có thể gỡ bỏ lệnh phong tỏa ngay từ ngày thứ Năm tới ( 09/04) để trở lại dần dần hoạt động bình thường.

    Bên cạnh sự lựa chọn chấm dứt hay tiếp tục phong tỏa dân cư, nhiều nước châu Âu còn đang tranh luận về việc có nên bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng hay không. Các nước dường như đã bắt đầu thay đổi suy nghĩ, theo hướng khuyến cáo nên dùng như Pháp, Đức, Anh. Trong khi đối với Tây Ban Nha hay Ý thì đó là quy định bắt buộc.

  10. #60
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Vì sao dịch virus Vũ Hán không quá nghiêm trọng ở Cộng hòa Séc?
    Bình luậnThanh Long • 21:30, 09/04/20• 196 lượt xem


    Việc Prague chấm dứt mối quan hệ này với Bắc Kinh và tăng cường kết giao với Đài Loan được coi là chìa khóa để Cộng hòa Séc thoát khỏi thảm họa đại dịch Covid-19 hiện nay.... (Pixabay)

    Ngày 3/4/2020, Cộng hòa Séc đã công bố 23 trường hợp tử vong do viêm phổi Vũ Hán, trở thành một trong những nước có tỷ lệ tử vong thấp nhất Châu Âu. Mặc dù nằm ở trung tâm Châu Âu, là nước giáp ranh với các quốc gia Đức, Áo, Ba Lan nhưng điều gì đã giúp cho Cộng hòa Séc ít bị tổn thương nhất trong tâm dịch COVID-19 hiện nay?...

    Thật thú vị khi vào ngày 7/10/2019, chính quyền thành phố Prague, thủ đô và cũng là trụ sở chính phủ của nước Cộng hòa Séc, đã quyết định chấm dứt hiệp ước thành phố chị em với Bắc Kinh. Vào ngày 24/12/2019, Prague và Đài Loan đã hoàn tất thỏa thuận hợp tác trong một số lĩnh vực quan trọng như kinh tế, kinh doanh, khoa học, công nghệ, cũng như văn hóa và các lĩnh vực khác.

    Việc Prague chấm dứt mối quan hệ này với Bắc Kinh và tăng cường kết giao với Đài Loan được coi là chìa khóa để Cộng hòa Séc thoát khỏi thảm họa đại dịch Covid-19 hiện nay.

    Ngược lại với Cộng hòa Séc, các quốc gia như Ý và Iran đều có mối quan hệ chính trị và tài chính khăng khít với chính quyền tại Trung Quốc, và cả hai nước này đều có số lượng ca nhiễm và tử vong do COVID-19 cao nhất bên ngoài Trung Quốc, tính đến thời điểm hiện tại. Ngoài ra, một số lượng lớn công dân Trung Quốc cũng làm việc trong các dự án chung trong lãnh thổ của họ, và những người này lại thường xuyên lui tới Trung Quốc.


    Thành phố Prague, thủ đô và cũng là trụ sở chính phủ của nước cộng hòa Séc, đã quyết định chấm dứt hiệp ước thành phố chị em với Bắc Kinh vào ngày 7/10/2019... (Pixabay)
    Vào ngày 15/11/2018, sau khi được Hội đồng thành phố Prague bầu làm thị trưởng, ông Zdeněk Hřib đã tuyên bố ngay sau khi nhậm chức rằng ông sẽ bãi bỏ một số điều khoản quan trọng trong hiệp ước “thành phố kết nghĩa” của Prague với Bắc Kinh. Ông không chỉ treo cờ sư tử tuyết được Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 giới thiệu vào năm 1916 để ủng hộ Tây Tạng, mà còn chủ động gặp gỡ ông Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo lưu vong của chính phủ Tây Tạng.

    Bắc Kinh đã phản đối động thái này của chính quyền thành phố Prague bằng cách hủy bỏ tất cả các buổi hòa nhạc được lên kế hoạch trước đó của các nhóm nhạc trực thuộc thủ đô Prague của Cộng hòa Séc, và thậm chí còn đe dọa sẽ hạn chế khách du lịch Trung Quốc đến thăm nước này.

    Nhưng ông Hřib không hề nao núng trước những lời đe dọa từ chính quyền Bắc Kinh. Ông vẫn tiếp tục chuyến công du đến quốc đảo Đài Loan vào tháng 3/2019, bắt đầu cuộc gặp với Tổng thống đương nhiệm Thái Anh Văn, để cùng nhau duy trì mối quan hệ bền chặt giữa hai nước.

    Trong một bài báo được đăng trên tờ The Washington Post, ông Hřib nói rằng ông muốn thực hiện lời hứa mà ông đã nói với cử tri là khôi phục lại truyền thống ủng hộ dân chủ và nhân quyền. Ông cũng tuyên bố rằng chính quyền tại Trung Quốc (ĐCSTQ) không đáng tin cậy và đầy thù hận. ĐCSTQ muốn Prague công nhận chính sách ‘Một Trung Quốc’ của mình và yêu cầu tất cả các thành phố Châu Âu chấp nhận chế độ độc tài của Bắc Kinh.


    Thị trưởng thành phố Prague Zdeněk Hřib và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp vào tháng 4 năm 2019. (Ảnh: flickr / Muff 1.0)
    Ông Hřib cũng nhắc nhở tất cả các nước châu Âu rằng, đằng sau những lợi ích kinh tế mà ĐCSTQ hứa hẹn đều có động cơ chính trị, và khi ĐCSTQ không thể đạt được các mục tiêu chính trị, chính quyền này sẽ quay lưng với họ.

    Chẳng hạn, ĐCSTQ đã hứa sẽ đầu tư hơn 10 tỷ euro vào Cộng hòa Séc trong 5 năm tới, nhưng đổi lại, Cộng hòa Séc phải điều chỉnh chính sách đối ngoại và mở cửa cho thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, khoản đầu tư đầy hứa hẹn này từ Trung Quốc chỉ là lời hứa hão.

    Thời báo New York Times bình luận rằng việc bầu chọn ông Hřib đã phản ánh xu hướng bài Trung của người dân Cộng hòa Séc và sự bất mãn của họ với tổng thống thân Trung Quốc hiện tại là ông Miloš Zeman. Có thể nói, việc lựa chọn ông Hřib vào vai trò thị trưởng thành phố Prague trong năm 2018 đã mở ra một chương mới cho mối quan hệ Séc-Trung.

    Thanh Long
    - Theo Vision Times.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •