Page 8 of 13 FirstFirst ... 456789101112 ... LastLast
Results 71 to 80 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #71
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Chống Covid-19, phụ nữ được tiếng lănh đạo giỏi hơn đàn ông


    Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) họp báo tại Berlin ngày 15/04/2020 thông báo các quyết định xử lư khủng hoảng virus corona. Bernd von Jutrczenka/Pool via Reuters

    Một bài báo của tạp chí "Forbes" lược kê chính sách chống đại dịch Covid-19 có kết quả tốt, tại một số nước đang gây tiếng vang trong giới truyền thông quốc tế. Tất cả đều do phụ nữ lănh đạo. Nhận định "đàn bà giỏi hơn đàn ông" của một tờ báo có tiếng nghiêm túc nghe rất hấp dẫn nhưng nếu phân tích kỹ th́ ngay trong giới phụ nữ cũng không mấy người hài ḷng.



    Tựa báo phải nói rất hấp dẫn người đọc : "Mẫu số chung của những nước đáp trả hiệu quả virus Corona? Phụ nữ lănh đạo."

    Các tấm ảnh minh họa cũng hấp dẫn không kém: Các nguyên thủ Đức, Island, Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc, New-Zealand , Phần Lan, Na Uy và Đan Mạch đều khống chế được siêu vi.

    Trong số báo phát hành hôm thứ Hai 12/04/2020, tạp chí Mỹ Forbes lưu ư cách sử dụng, huy động công nghệ là vũ khí cốt lơi yểm trợ cho cuộc chiến chống đại dịch truyền nhiễm và làm nổi bật tính quan trọng của ḷng chân thành, quyết đoán và t́nh yêu nước thương dân.

    Ba phẩm chất tạp chí Mỹ ca ngợi có làm phụ nữ quốc tế thấy ngất ngây trong ḷng?
    Cho dù Forbes có thành ư dựa vào các số liệu thống kê đàng hoàng nhưng lư giải theo thuyết "hiện sinh" của tạp chí Mỹ bị giới phụ nữ dấn thân tranh đấu cho nữ quyền phản bác.

    Trước hết là tạp chí mạng Les Glorieuses, tiếng nói "phụ nữ vinh quang" tỏ ra mỉa mai : "Toàn là phụ nữ số một. Định đề cũng rất hấp dẫn khen ngợi các xứ do phụ nữ lănh đạo đều ban hành một chính sách y tế công cộng hiệu quả cho phép chận đứng siêu vi lây nhiễm. Nói tóm lại, đàn bà chúng ta giỏi hơn đàn ông. Vấn đề là lập luận của Forbes sai bét khi khẳng định ba phẩm chất- chân thật, quyết đoán và nhân ái- là tư chất của phụ nữ, nhờ đó mà phụ nữ thành công ở nơi mà đàn ông thất bại".

    Thủ tướng Đức Angela Merkel được xem là có phẩm chất thứ nhất, ngay từ đầu đă nói thật với dân Đức về nguy cơ nghiêm trọng của siêu vi Corona. Chúng ta c̣n nhớ lúc đó tổng thống Mỹ Donald Trump c̣n tuyên bố "nước Mỹ bất khả xâm phạm".

    Phẩm chất thứ hai, có tính thuyết phục nhất, là ban hành các biện pháp đối phó thật nhanh chóng trước khi đại dịch lây cho nạn nhân đầu tiên.Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là người phản ứng rất nhanh, cấm cửa du khách đến từ Hoa Lục khi thấy Bắc Kinh trấn áp giới bác sĩ ở Vũ Hán. Đài Bắc v́ có kinh nghiệm "không nghe những ǵ cộng sản Trung Quốc nói mà nh́n những ǵ họ làm".

    Nhưng điểm này cũng không phải là phẩm chất riêng của phụ nữ bởi v́ tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cũng hành động như thế, với kinh nghiệm tương tự với chế độ B́nh Nhưỡng. Có lẽ phải dành huy chương cho chuyên gia phân tích t́nh báo th́ đúng hơn.

    Phẩm chất thứ ba là ḷng nhân ái. Nữ thủ tướng Na uy Erna Solberg được xem là nhà lănh đạo thể hiện yêu thương của người mẹ khi quyết định tổ chức họp bao dành riêng cho trẻ em, không một người lớn nào được tham dự.

    Lư giải của phái nữ: Tài năng không tùy thuộc vào ADN
    Không phủ nhận nỗ lực của các vị nữ tổng thống, nữ thủ tướng, lá thư phụ nữ Les Glorieuses phân tích thêm: "Trong bối cảnh khủng hoảng y tế kinh khiếp này, lănh đạo 7 nước kể trên không đem tấm thân nhi nữ với phẩm chất nữ nhi để đương đầu với thử thách. Họ đem tài ba, khả năng cần thiết để lănh đạo quốc gia.

    Thêm vào đó, c̣n nhiều yếu tố khác, nhiều thông số khác cần phải đưa vào phương tŕnh để t́m đáp án do đâu mà đại dịch được khống chế tốt ở 7 xứ này: Diện tích lớn nhỏ, hệ thống y tế công cộng, kho dự trữ trang thiết bị y khoa, y phục bảo hộ, khẩu trang, găng tay có sẵn khi t́nh h́nh đ̣i hỏi. Nếu thêm một nước thứ 8 cũng lập được thành tích khả quan là Hàn Quốc, do đàn ông lănh đạo, th́ kết luận càng khập khễnh", Les Glorieuse kết luận.

    Cùng quan điểm với Forbes, lá thư phụ nữ This week in Patriarchy của báo Anh The Guardian cũng nhận định với tựa : "Phụ nữ lănh đạo làm việc xuất sắc". Tuy nhiên, nữ tổng biên tập của This week in Patriarchy, bà Arwa Mahdala khuyến cáo: Không có quan hệ nhân quả giữa phụ nữ và hiệu năng chống dịch.

    Kết quả tùy thuộc vào quy mô mua sắm khẩu trang, diện tích đất nước, dân số ít hay nhiều, có xét nghiệm đại trà hay không, có đủ số giường cấp cứu hay không. Đó là chưa kể một số chính phủ kể trên may mắn có thời giờ quan sát khủng hoảng xảy ra trước ở nước khác để điều chỉnh chính sách. Nhờ đó mà dân không bị chết như rạ như ở Ư, truờng học không đóng của, dân không bị hạn chế đi lại đến hai tháng như ở Pháp. Hay t́nh trạng nước Mỹ của Donald Trump.

    Do vậy, thứ nhất không thể nói là chỉ có phụ nữ mới có ADN lănh đạo giỏi khi đất nước gặp nguy biến c̣n đàn ông th́ tồi. Thứ hai, liệu có nên kết luận vội như quan điểm của tạp chí Mỹ: Đă đến lúc phải bầu phụ nữ càng đông càng tốt vào ghế lănh đạo ?

    Đài phát thanh Pháp France Inter, trong chương tŕnh cuối tuần, đặt câu hỏi này với bà Christiane Taubira. Cựu bộ trưởng Tư Pháp của cựu tổng thống François Holland, có chủ trương giáo dục hơn là trừng phạt, phân tích rơ ràng hơn, cho phép thấy được phần nào căn nguyên nguồn cội, v́ sao quyền lực khi vào tay một số người phụ nữ lại được thi hành một cách hơp t́nh hợp lư.

    Theo bà Christiane Taubira, thay v́ dùng biện pháp mạnh, người phụ nữ nh́n vấn đề một cách xuyên suốt, thấy rơ đầu dây mối nhợ vận hành xă hội. Từ lâu rồi, họ chiếm đa số trong ngành y tế và tận tụy săn sóc bệnh nhân không thua đồng nghiệp nam giới.

    Do vậy, phụ nữ là những nhà lănh đạo lỗi lạc nhất trong bối cảnh đại dịch. Nhưng không phải v́ họ là phụ nữ mà là v́ họ có khả năng. Cho nên chưa phải lúc bầu phụ nữ lên cầm quyền như tạp chí Forbes của Mỹ đề xuất mà phải bầu thật nhiều người có khả năng.

    Dù sao đi nữa, t́nh h́nh khủng hoảng hiện nay cho phép có thêm một nhận xét: Dù có quyền lực hay không, người phụ nữ đóng vai tṛ cốt lơi trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

  2. #72
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    SỰ THẬT CHẤN ĐỘNG tên TỘI ĐỒ Conte và cũng cái BẮT TAY đẩy Nước Ư vào thời khắc đen tối nhất lịch sử


  3. #73
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Đại dịch được "kềm chế" tại Đức


    Khách hàng mang khẩu trang tại một chợ ở Dresden, Đức, ngày 17/04/2020. REUTERS - MATTHIAS RIETSCHEL

    Theo tổng kết của AFP tính đến 21 giờ 17/04/2020, tại Châu Âu đă có 1,1 triệu người bị lây nhiễm Covid-19, với 97.000 ca tử vong, đứng đầu là Ư với 22.745 nạn nhân, Tây Ban Nha gần 19.500, Pháp gần 18.700 và Anh khoảng 14.600. Tuy nhiên, nh́n chung, vận tốc lây lan đang chậm lại. Hôm qua, lần đầu tiên tại Ư có đến 2563 ca b́nh phục trong một ngày.



    Đức là quốc gia đứng hàng thứ năm trong đại dịch tại Châu Âu. Điểm son của hệ thống y tế Đức là không bị quá tải và c̣n thừa khả năng hỗ trợ cho Pháp. Cho dù số ca lây nhiễm c̣n cao, 3000 mỗi ngày, giới y tế tin tưởng vào tương lai, do các biện pháp chống dịch đă mang lại kết quả cụ thể.

    Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault tường thuật:

    "Bộ trưởng Y tế Jens Spahn tỏ ra lạc quan khi tuyên bố ngày 17/04: đại dịch đă được kềm chế, chiến lược ngăn chận Covid-19 mang lại kết quả. Phương pháp chống dịch của Đức c̣n cho phép hệ thống y tế quốc gia không lâm vào t́nh trạng quá tải. Trong số 40.000 giường cấp cứu, một phần tư, tức là 10.000 giường, vẫn để trống.

    Giám đốc Viện Robert Koch, đặc trách kiểm soát dich tể, mô tả thành công ở mức trung b́nh. Ông Lothar Wieler cho biết chỉ số lây nhiễm giảm xuống c̣n 0,7, tức là không đến mức một lây một. Hồi tháng 3, chỉ số này là 1,3. Vào thời điểm đó, thủ tướng Angela Merkel không dấu lo ngại là nếu t́nh trạng kéo dài th́ đến tháng 6, hệ thống y tế Đức sẽ căng đến mức cuối cùng.


    Cho dù t́nh h́nh cải thiện, chính quyền Đức vẫn thận trọng, triễn hạn lệnh hạn chế tự do đi lại, hội họp cho đến ngày 04/05. Tốc độ lây lan tuy có giảm, nhưng số ca bị lây nhiễm từ cuối tuần qua vẫn c̣n cao, trung b́nh là 3000 người mỗi ngày.

    Tuy không cấm cản một cách khắt khe, các biện pháp chống dịch của Đức cũng rất nghiêm ngặt: trường học đóng cửa, tụ họp không quá hai người, cơ sở tôn giáo ngừng sinh hoạt. Các sự kiện thể thao, tŕnh diễn ca nhạc cũng tạm ngưng cho đến hết ngày 31/08.

    Bộ trưởng y tế Đức cho rằng đă có thể kết luận là "đang thành công, đă làm giảm tốc độ lây lan tăng vùn vụt của virus xuống c̣n tăng chậm lại". Các cửa hàng, siêu thị rộng dưới 800 mét vuông đă được phép mở cửa. Sau ngày 04/05, trường học sẽ mở lại từng bước một.

  4. #74
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Để đại dịch Covid-19 hoành hành: Dấu hiệu phương Tây suy tàn?


    Đại dịch Covid-19 đảo lộn cuộc sống châu Âu. Trong ảnh: quảng trường Thánh Phêrô (Vatican) vắng vẻ vào đúng ngày Đức giáo hoàng cử hành thánh lễ Phục Sinh, Chủ Nhật 12/04/2020. REUTERS - GUGLIELMO MANGIAPANE
    Trọng Thành
    Đại dịch Covid-19 bùng lên từ Trung Quốc đang hoành hành khắp địa cầu, tiếp tục là chủ đề chính của các tuần báo Pháp giữa tháng 4/2020. Le Point truy tầm nguồn gốc các loài virus đáng sợ, với tựa trang nhất: ‘‘Các loài virus mới đến từ đâu?’’. Đối với Le Point, khủng hoảng y tế hiện nay gắn liền với cuộc khủng hoảng sinh thái, do chính các hoạt động khai thác thiên nhiên thái quá của xă hội con người.



    L’Obs ghi nhận một số thành công tại những nước như ‘‘Đức, Đan Mạch, Israel hay Việt Nam…’’, trong đại dịch hiện nay. L’Express, với tựa đề ‘‘Covid-19: Những cuộc chiến tranh bí mật’’, chú ư đến những cạnh tranh khốc liệt giành giật trang thiết bị y tế. Trang b́a tuần san Courrier International đặt câu hỏi: Đại dịch Covid-19 có nguy cơ dẫn đến t́nh trạng khan hiếm thực phẩm hay không ?

    Cơn hấp hối của đại văn hào Balzac

    Tâm băo Covid-19 hiện nay là các nước phương Tây, đặc biệt các nước châu Âu. L’Obs và Le Point đều dành bài viết đầu tiên để phân tích những ư nghĩa sâu xa của đại dịch đối với các xă hội phương Tây. Trước hết xin giới thiệu bài xă luận của Le Point với tựa đề : ‘‘Sự suy tàn của phương Tây: Phải chăng đây là trạm áp chót, trước khi chuyến tầu dừng hẳn?’’.

    Xă luận mở đầu với h́nh ảnh đại văn hào Honoré de Balzac trong những giờ cuối đời, được nhà văn Octave Mirbeau thuật lại: ‘‘Sự sống đă bắt rễ trong cơ thể của người đàn ông kỳ lạ này, bắt rễ sâu xa đến mức khó ḷng mà rời bỏ một cơ thể đang trong trạng thái tan ră’’. Tác giả của bộ Tấn tṛ đời ‘‘chết từ bên dưới’’, nhưng phần ‘‘bên trên, tức năo bộ của ông, vẫn hoàn toàn sung măn, và ông dường như vẫn c̣n muốn viết cho tận đến khi trút hơi thở cuối cùng’’.



    Nhà báo Franz-Olivier Giesbert đặt câu hỏi: có thể so sánh giờ phút hấp hối kỳ lạ của Balzac với chính nền văn minh phương Tây? Nhà báo Le Point dẫn tác phẩm ‘‘Sự suy tàn của phương Tây’’ của nhà triết học Đức Oswald Spengler, và nghiêm khắc nhấn mạnh là ‘‘cuộc khủng hoảng y tế hiện tại cho thấy rơ là chúng ta (tức các xă hội phương Tây) ‘‘không c̣n ở phía tích cực của nhân loại, tương lai của thế giới ngày càng đang được viết nên tại nửa kia của bán cầu, tại Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia’’, ba quốc gia có khả năng sẽ thống trị thế giới về mặt kinh tế trong ṿng 10 đến 20 năm nữa.

    Đọc thêm : Đại dịch Covid - 19 : Đại họa hay cơ may lớn cho cuộc chiến v́ khí hậu?
    Chính v́ vậy, theo Le Point, cần ‘‘thảo luận về mô h́nh xă hội phương Tây’’. Sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các trang thiết bị y tế cơ bản, như khẩu trang, phương tiện xét nghiệm hay máy thở, ‘‘cho thấy rơ t́nh trạng quá đỗi đuối sức của phương Tây’’. Riêng về nước Pháp, để vực dậy đất nước, Le Point đề xuất: tổng thống có trách nhiệm ‘‘đặt trở lại trung tâm xă hội các giá trị căn bản… như nỗ lực, lao động, hiệu quả, các nền tảng của chế độ Cộng hoà, đang bị tấn công từ mọi phía, và bị sói ṃn từ bên trong’’. Theo Le Point, tổng thống có nghĩa vụ đề xuất một khế ước xă hội mới với công dân Pháp. Cụ thể là: làm việc nhiều hơn để đổi lấy đoàn kết nhiều hơn, ví dụ, với việc thiết lập một thu nhập tối thiểu toàn dân, cho phép bảo đảm cuộc sống cho những người khó khăn nhất.

    Covid-19 : Căn bệnh của người nghèo

    Về đại dịch Covid-19, L’Obs tuần này với bài viết mở đầu ‘‘Covid-19, căn bệnh của những người nghèo’’ dường như muốn đánh động dư luận về một thực tại, mà cho dù đă được nhắc đến, nhưng chưa được chú ư đủ mức. Theo L’Obs, virus corona đă ‘‘xâm nhập vào những điểm rạn nứt trong các xă hội phương Tây, và khiến cho những khuyết tật của các xă hội đó hiện ra’’ dưới ánh sáng ban ngày.

    Bài phân tích của nhà báo Natacha Tatu nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 hoành hành tại chính tại các quốc gia giầu nhất hành tinh, nhưng các nạn nhân đông đảo nhất lại là những người nghèo. Tiếp theo giới y tế trên tuyến đầu, ‘‘những người ở bậc thang thấp nhất xă hội, nhân viên thu tiền ở siêu thị, người làm nghề đổ rác, người giúp việc tại gia đ́nh, người vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng… những người mà nghề nghiệp bấp bênh phải trả giá đắt nhất cho đại dịch’’. Trong bài diễn văn hôm 13/04, tổng thống Pháp dường như đă thừa nhận những người lao động âm thầm này là những người mà xă hội lẽ ra cần tri ân họ, nhưng ‘‘bản thân họ lại được trả lương quá thấp’’.

    Đa số họ sống chen chúc trong những căn hộ chật hẹp, khiến nguy cơ lây nhiễm cao. Cũng chính nhóm dân cư này là nơi tỉ lệ cao về các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, hay béo ph́, khiến một khi nhiễm virus, bệnh t́nh thêm trầm trọng. Một nghiên cứu tại Pháp cho thấy 83% bệnh nhân Covid-19 phải vào khoa cấp cứu là những người béo ph́ hoặc dư cân.

    Đây không chỉ là vấn đề riêng với nước Pháp, ở Mỹ, nhiều nghiên cứu cho thấy người da đen là các nạn nhân chính của dịch. Tại Chicago, dân Mỹ gốc Phi chỉ chiếm một phần ba dân số, nhưng chiếm hơn 70% người mắc bệnh Covid-19.

    Con người tàn phá môi sinh: Virus như ‘‘bom nổ chậm’’

    Về cội rễ của đại dịch Covid-19, Le Point dành nhiều trang cho hồ sơ : ‘‘Các virus mới từ đâu đến?’’, và có bài phỏng vấn giám đốc Bảo tàng Tự nhiên Quốc gia Pháp Bruno David, với tựa đề '‘Sức khoẻ con người, sức khoẻ động vật, và hệ sinh thái liên hệ mật thiết với nhau’’.

    Le Point cảnh báo: với t́nh trạng con người khai thác thiên nhiên một cách ồ ạt như hiện nay, không sớm th́ muộn cũng sẽ xuất hiện các loài virus mới nguy hiểm như SARS-CoV-2, thậm chí c̣n đáng sợ hơn. Chuyên gia về các virus mới xuất hiện, ông Eric Leroy, giám đốc nghiên cứu IRD (Pháp), lo ngại sự xuất hiện của các loài virus trong tương lai, kết hợp cả hai đặc điểm nguy hiểm, vừa có khả năng lây truyền nhanh chóng như H1N1, vừa có độc lực gây tử vong cao như H5N1.

    Đọc thêm : Cội rễ của đại dịch Covid-19: Phá huỷ rừng già, tận diệt thú hoang
    Nhiều nhà virus học ví các loài virus nguy hiểm, giống như '‘những trái bom nổ chậm'’ có mặt ở khắp nơi trong thiên nhiên hoang dă, chỉ cần dịp thuận lợi là bùng phát. Một ví dụ là loại virus cực kỳ nguy hiểm Nipah, bùng thành dịch bệnh vào năm 1998, tại Malaysia, khi ngành công nghiệp trồng cây cọ lấy dầu phát triển, tàn phá thiên nhiên. Virus Nipah có tỷ lện tử vong từ 40 đến 75%. Dịch đă lan sang Ấn Độ. Hiện giờ virus Nipah tạm thời chỉ lưu hành tại một số vùng ở Ấn Độ. Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Mỹ ước tính có ít nhất 48 loại virus mới tại Malaysia đang chờ chực tấn công con người, nếu có cơ hội.

    Theo nhà thú y học Barbara Dufour, sức khỏe của nhân loại chỉ được bảo đảm nếu tôn trọng sinh thái, cần phải phối hợp mật thiết khoa học y tế với động vật học và nông học. Từ nhiều năm nay, Tổ Chức Y Tế Thế Giới chủ trương đường lối ‘'One Health’’ (Một sức khoẻ duy nhất) chính là theo hướng này. ‘'One Health'’ đặt sức khoẻ con người, sức khoẻ động vật và sinh thái trong thể thống nhất ở cả ba cấp độ, địa phương, quốc gia và hành tinh. Một trong những mục tiêu chính là ngăn chặn nguy cơ các bệnh mới bùng phát thành đại dịch. Đây là cách tiếp cận cho phép giải quyết triệt để vấn đề. T́m kiếm vác-xin và các phương pháp trị liệu chưa đủ để đối phó với các đại dịch.

    Hốt hoảng dự trữ thực phẩm, khi thế giới được mùa

    Cơn sốt dự trữ lương thực thực phẩm tại nhiều quốc gia, do đại dịch, có thể khiến các quốc gia nghèo nhất trở nên dễ tổn thương hơn là chủ đề chính của tuần san Courrier International. Xă luận Courrier International dẫn nhật báo Thổ Nhĩ Kỳ Cumhuriyet, cho biết việc vội vă đưa ra chính sách phong toả có thể khiến người dân hoảng sợ, đổ đi mua thực phẩm dự trữ, khiến các thành quả giăn cách xă hội chỉ trong một ngày tan thành mây khói.

    Ngày 31/03, Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc, Tổ Chức Thương Mại Thế Giới và Tổ Chức Y Tế Thế Giới kêu gọi cảnh báo việc đóng cửa biên giới, giới hạn xuất khẩu lương thực có thể gây ra t́nh trạng khan hiếm lương thực thực phẩm, khiến giá cả tăng vọt, về ngắn hạn. Một cuộc khủng hoảng hoàn toàn không đáng có, bởi sản xuất nông nghiệp năm nay được mùa. Theo Courrier International, cần phải có hợp tác quốc tế để tránh t́nh trạng nỗi hoảng hốt lan rộng, thúc đẩy thêm lối hành xử mỗi người chỉ v́ ḿnh.

    Việt Nam chống Covid-19: Thành tích và nỗi lo chế độ toàn trị trở lại

    Ư nghĩa nhiều mặt của kinh nghiệm Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19, với nhiều điểm tích cực và tiêu cực, cũng là một đề tài chính của L’Obs, qua bài viết của nhà báo Pháp gốc Việt Đoàn Bùi. Theo nhà báo Đoàn Bùi, trong một thời gian dài bị coi là ‘‘nước nghèo'’, Việt Nam - ‘'một ốc đảo cộng sản tại Đông Nam Á’' - đă được Tổ Chức Y Tế Thế Giới khen ngợi về các biện pháp đối phó với dịch Covid-19. Xếp hạng thứ 47 trong số các nền kinh tế thế giới, Việt Nam không có được phương tiện như Singapore hay Hàn Quốc, tuy nhiên, theo Đoàn Bùi, Hà Nội đă có một chiến lược hiệu quả, ‘‘với chi phí thấp’’. Cụ thể là từ rất sớm đă tiến hành cách ly trên diện rộng những người thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm, vận động tuyên truyền rộng răi trong dân chúng về nguy cơ dịch bệnh, tổ chức truy lùng quy mô những người trực tiếp hoặc gián tiếp tiếp xúc với người mang virus…

    Đọc thêm : Việt Nam chống dịch thành công với tiềm lực hạn hẹp
    Tuy nhiên, trong phần kết luận bài viết, nhà báo L’Obs cũng chỉ ra phương thức kiểm soát hiện nay đang có nguy cơ kích hoạt lại hệ thống kiểm soát người dân, ''với bàn tay sắt’’, của chế độ cộng sản trước đây, khi mỗi người dân có thể bị chính các láng giềng, thân nhân của ḿnh theo dơi. Mọi quan hệ riêng tư của công dân có thể bị phơi bày trước con mắt bàn dân thiên hạ, nhân danh cuộc chiến chống dịch. Nhà báo Bùi Đoàn đặt câu hỏi với đầy lo ngại Nhiều người Việt Nam tự hào v́ chính quyền bảo vệ được người dân trước virus corona và thành tích của Việt Nam chắc chắn hơn hẳn châu Âu hay nước Mỹ, nhưng ‘'với cái giá nào?’'.

    Pháp: ‘‘Chính quyền đă làm ǵ từ ba tháng nay?’’

    Để đại dịch Covid-19 làm tê liệt cả một xă hội, chính quyền có trách nhiệm đầu tiên. Le Point dành hai bài viết cho chủ đề này. Bài ‘‘Chính quyền đă làm ǵ từ ba tháng nay?’’, như một biên bản sự kiện, thuật lại các phản ứng của chính quyền Pháp, kể từ ngày mùng 3 tháng Giêng, ngày Paris lần đầu tiên biết đến virus mới gây bệnh viêm phổi cấp, xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc.

    Ngày 03/01, bộ Y Tế Pháp lần đầu tiên họp bàn về nguy cơ dịch bệnh từ Trung Quốc. Tức ba ngày sau khi Trung Quốc chính thức công bố với WHO về virus lạ. Ngày 17/02, nữ bộ trưởng Y Tế từ chức đúng vào lúc rất có thể đại dịch sẽ lan rộng toàn cầu, nước Pháp không tránh khỏi bị cuốn vào… Ngày 22/02, theo các chuyên gia, trong khoảng 11 ngày, nếu không có biện pháp, Pháp sẽ rơi vào thảm kịch như Ư… Ngày 05/03, tổng thống Pháp triệu tập cuộc họp bất thường khoảng 30 chuyên gia y khoa, bác sĩ. Giới y tế bất đồng trong đánh giá triển vọng dịch. Trong lúc nhà miễn dịch học Arnaud Fontanet (Viện Pasteur) báo động nguy cơ, th́ bác sĩ Didier Raoult (Marseille), người chủ trương điều trị Covid-19 bằng Chloroquine, tỏ ra b́nh thản. Bác sĩ Jean-François Delfraissy cảnh báo với tổng thống: người dân Pháp hiện nay không nhận thức được nguy cơ khủng khiếp đang đến… Bài ‘‘Chính quyền đă làm ǵ từ ba tháng nay?’’ của Le Point không đưa ra các đánh giá, mà chỉ mô tả chi tiết về phản ứng khác nhau từ phía chính quyền.

    Uẩn khúc sau khủng hoảng chưa từng có: Tổng thống Pháp giăi bày

    Cũng Le Point có cuộc phỏng vấn tổng thống Emmanuel Macron tại điện Elysée. Người đứng đầu nhà nước Pháp giăi bày với Le Point những suy nghĩ, cảm nhận của ông về những thời điểm mang tính bước ngoặt trong ‘‘cuộc khủng hoảng chưa từng có’’ này.

    Cuộc phỏng vấn hơn một tiếng đồng hồ của Le Point với tổng thống Pháp ngày 10/04, mang tựa đề ‘‘Tôi tin tưởng vào Nhà nước’’, là một tư liệu quư giá với những ai muốn đi sâu t́m hiểu cách người đứng đầu nhà nước Pháp nh́n nhận về những lúng túng, khó khăn về phía chính quyền, trong việc đối phó với đại dịch Covid-19. Bài phỏng vấn, đúng hơn là bài thuật lại cuộc phỏng vấn của phóng viên Le Point tại điện Elysée, chuyển tải nhiều nhận định riêng của nhà báo về cuộc đối thoại với nguyên thủ Pháp, về hàng loạt chủ đề được coi là nhạy cảm: từ vấn đề vai tṛ của nữ cựu bộ trưởng Y Tế Agnès Buzyn đến quá tŕnh đi đến quyết định phong tỏa không dễ dàng hay khủng hoảng thiếu khẩu trang… Le Point ghi nhận, tổng thống Pháp một mặt giăi bày để công chúng có đủ thông tin, nhưng ông cũng thường xuyên khẳng định: Tôi chịu trách nhiệm.

    Nh́n chung, theo Le Point, tổng thống Pháp tỏ ra khiêm nhường, thể hiện là người lắng nghe những nỗi lo âu của xă hội. Điều mà nguyên thủ Pháp hướng đến hiện nay, trong những tháng tới, là xác lập được những định hướng mới sau cuộc khủng hoảng chưa từng có này, chia sẻ với người dân Pháp, thuyết phục họ cùng làm theo.

    Tập đoàn Elior: Pháp bảo vệ cả người lao động và doanh nghiệp

    Trong lúc Le Point ‘‘lập biên bản’’ về các phản ứng của chính quyền Pháp trước đại dịch Covid-19, th́ L’Obs thuật lại cơn chấn động Covid-19, thông qua lời kể của lănh đạo tập đoàn Elior đa quốc gia của Pháp, chuyên về các dịch vụ ẩm thực. Tập đoàn Elior hoạt động tại ba châu Âu, Á, Mỹ, với hơn 23.000 nhà hàng, 110.000 nhân viên, phục vụ 5 triệu suất ăn mỗi ngày.

    Sau quyết định phong toả tại Pháp, tại Mỹ, tại Ấn Độ, tập đoàn Elior bị đặt trước t́nh trạng phải ngừng hoạt động, nhưng cố gắng không bỏ rơi các nhân viên. Theo tổng giám đốc tập đoàn, t́nh huống này cho thấy tính ưu việt của nước Pháp trong việc bảo vệ người lao động. Với nước Pháp, người làm công ăn lương bị buộc phải nghỉ việc sẽ được chính quyền bảo đảm duy tŕ 84% lương. Tại Mỹ, 8.000 nhân viên của hăng được nhận phụ cấp thất nghiệp, trong lúc tập đoàn bỏ tiền chi bảo hiểm y tế cho các nhân viên nghỉ việc, nhưng vẫn duy tŕ hợp đồng lao động với công ty. Tại Ấn Độ, t́nh h́nh rất khác, v́ hoàn toàn không có trợ giúp ǵ từ phía Nhà nước, trong lúc công ty lại không được sa thải nhân viên. Nh́n chung, theo lănh đạo Elior, chính sách của nước Pháp bảo vệ tốt cả người làm công lẫn doanh nghiệp.

  5. #75
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Đức và Na Uy bước đầu khởi động lại hoạt động


    Là một trong những nước châu Âu đầu tiên thoát khỏi phong tỏa v́ dịch Covid-19, Na Uy đă tung ra ứng dụng định vị « tracking » để ngăn chặn một làn sóng lây nhiễm mới. NTB Scanpix/Heiko Junge via REUTERS
    Thanh Hà
    Đánh giá đă « kiểm soát được t́nh h́nh », hôm nay (20/04/2020) Đức và Na Uy cho mở lại nhiều cửa hàng và trường học. Tây Ban Nha thực sự hy vọng v́ ghi nhận số người chết trong ngày thấp nhất từ đầu mùa dịch Covid-19.


    Trong bước khởi đầu, nhiều cửa hàng tại Đức được hoạt động trở lại. Ngoài các cửa hàng mua bán lương thực thực phẩm, c̣n phải kể đến các hiệu sách hay hăng xe, các siêu thị với diện tích dưới 800m2. Với hơn 135.000 ca lây nhiễm và khoảng 4.000 trường hợp tử vong, t́nh h́nh nh́n chung tại Đức được đánh giá là « trong tầm kiểm soát ». Dù vậy thủ tướng Merkel vẫn cảnh báo đà phục hồi c̣n « mong manh ». Học sinh tiểu học và trung học sẽ chỉ trở lại trường lớp sau ngày 04/05/2020.

    Trong khi đó, tại Na Uy, kể từ hôm nay, các trường mẫu giáo và vườn trẻ cũng được phép hoạt động trở lại sau hơn một tháng đóng cửa. Trong những ngày tới, sẽ đến lượt học sinh tiểu học và trung học được trở lại trường học.

    C̣n tại Tây Ban Nha, trong ngày hôm qua, có 399 bệnh nhân nhiễm virus corona thiệt mạng. Lần đầu tiên từ đỉnh dịch Covid-19, chính quyền nước này thông báo số ca tử vong được kềm hăm dưới ngưỡng 400 người. Đây là mức thấp nhất trong 4 tuần qua. Trên toàn quốc, có hơn 200.000 ca lây nhiễm và trong số này, 80.000 người đă khỏi bệnh.

    T́nh h́nh dịch bệnh tại Ư cũng tiếp tục thuyên giảm. Roma ngày càng ráo riết thúc giục châu Âu tính tới giai đoạn tái thiết kinh tế hậu Covid-19. Thủ tướng Giuseppe Conte một lần nữa cho rằng phát hành Coronabond, tức là công trái phiếu chung cho phép các thành viên khu vực đồng euro chia sẻ gánh nặng nợ nần và rủi ro là giải pháp « cần thiết hơn bao giờ hết ».

  6. #76
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Đức yêu cầu Trung Quốc thanh toán 149 tỷ Euro phí tổn thất do đại dịch viêm phổi Vũ Hán
    B́nh luậnDu Miên • 13:29, 20/04/20• 4013 lượt xem


    Các thành viên thuộc Tổ chuyên trách ứng phó virus Corona Vũ Hán của Đức ngồi dự phiên làm việc trong khi một màn h́nh cho thấy sự lây lan toàn cầu và số người nhiễm virus tại các văn pḥng của Bộ Y tế vào ngày 28/2/2020 tại Berlin, Đức.

    Sau Mỹ, Anh và Pháp, Đức là quốc gia tiếp theo bày tỏ trực tiếp thái độ không hài ḷng đối với cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xử lư và che giấu thông tin về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Một tờ báo của Đức đă tính toán số tiền phí tổn thất Trung Quốc phải đền bù cho nước này lên đến 149 tỷ Euro.

    Giải thích v́ sao lại có con số 149 tỷ Euro , một tờ báo của Đức là Bild cho biết con số này bao gồm khoản thất thu từ các ngành: 27 tỷ Euro của ngành du lịch Đức; khoảng 7,2 tỷ Euro của ngành điện ảnh; 1 triệu Euro/ giờ đối với hăng hàng không Lufthansa của Đức, và 50 tỷ euro đối với các doanh nghiệp nhỏ lẻ của nước này.

    Theo tính toán của Bild, nếu chia khoản phí này theo đầu người th́ số tiền mỗi công dân Đức nhận được là 1.784 Euro (khoảng 45 triệu VNĐ), nếu tổng lượng GDP của Đức bị suy giảm 4.2%.

    Yêu cầu thanh toán cùng phí tổn này đă làm bùng nổ làn sóng phản đối tại Trung Quốc, Express cho biết. Để đáp trả, chính quyền Bắc Kinh nói phần phí tổn này đă “kích động ư thức bài ngoại và chủ nghĩa dân tộc cực đoan”.

    Trước đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng đă phải liên tục hứng chịu các chỉ trích từ phía các nhà lănh đạo các nước Anh, Pháp và Mỹ v́ những sai lầm của Đảng này khi xử lư và bưng bít thông tin về quy mô cũng như mức độ nguy hiểm của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

    Trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/4 với tờ Financial Times, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đă nói việc ĐCSTQ đối phó với dịch bệnh “có chỗ mờ ám”, và các nước phương Tây không nên ngây thơ tin tưởng ĐCSTQ. Cùng ngày, Ngoại trưởng kiêm Quyền Thủ tướng của Anh, ông Dominic Raab cho biết Anh sẽ không “kinh doanh b́nh thường” với Bắc Kinh nữa sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán kết thúc.

    Về phía Hoa Kỳ, bản thân Tổng thống Trump là người luôn thể hiện rơ quan điểm không tin tưởng vào những thông tin về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, cũng như các số liệu được chia sẻ từ phía chính quyền Trung Quốc liên quan đến số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tại nước này. Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng liên tục tích cực kêu gọi cộng đồng quốc tế tiến hành điều tra trách nhiệm của ĐCSTQ, cũng như WHO vốn luôn có liên hệ mật thiết với chính quyền này, trong việc không ngăn chặn kịp thời virus Corona Vũ Hán dẫn đến thảm họa đại dịch hiện tại trên toàn cầu.

    Du Miên

  7. #77
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    TIẾT LỘ ĐỘNG TRỜI: V́ đâu nước Bỉ nhỏ mà dịch bệnh lại lớn và Âm Mưu dắt mũi Châu Âu theo TC


  8. #78
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Châu Âu đứng đầu về số nạn nhân Covid-19


    Di chuyển bệnh nhân Covid-19 tại thành phố Napoli, Ư. Ảnh chụp ngày 02/04/2020. REUTERS - CIRO DE LUCA
    Minh Anh
    Châu Âu vẫn là châu lục có số nạn nhân v́ Covid-19 cao nhất thế giới : 110.192 người chết so với tổng số 177.368 trên toàn thế giới. Ư (với 24.648 người thiệt mạng), Tây Ban Nha (21.717 người) và Pháp (20.796 người) là những nơi bị nặng nề nhất.



    Tiếp theo Ư, Tây Ban Nha và Pháp là Vương quốc Anh (17.337 người). Nếu như tại ba nước trên, đà lây nhiễm có dấu hiệu chậm lại, th́ Anh quốc với 828 ca tử vong mới ngày hôm qua, 21/04/2020, vẫn c̣n nằm trong « t́nh trạng nguy hiểm ». Tại Anh, các con số tử vong này chưa gộp số người chết tại gia hay trong các nhà dưỡng lăo. Điều này gây lo ngại là số người chết thực sự v́ Covid - 19 c̣n cao hơn rất nhiều.

    Đức, Đan Mạch dần dỡ bỏ phong tỏa

    Tại Đan Mạch, trường học, các doanh nghiệp nhỏ như cửa hiệu cắt tóc, đă được phép mở cửa. Các trường cấp 2 hay trung học, các quán bar và nhà hàng sẽ bắt đầu hoạt động trở lại từ ngày 11/5. Các cuộc tụ tập trên 10 người vẫn bị cấm cho đến ngày 10/5, nhưng các sự kiện lớn quy tụ trên 500 người sẽ không được phép mở cho đến ngày 01/09.

    Nước Đức cũng dần dần dỡ bỏ phong tỏa. Kể từ tuần tới, việc đeo khẩu trang khi dùng phương tiện công cộng tại thủ đô Berlin, cũng như là tại 10 trên 16 bang của Đức là bắt buộc. Trong một số trường hợp, quy định này cũng được áp dụng tại một số địa điểm kinh doanh. Với hơn 143.000 ca nhiễm virus corona, trong đó có 4.600 ca tử vong, theo các số liệu chính thức, bộ trưởng Y Tế Đức, ông Jens Spahn cho rằng dịch bệnh hoàn toàn nằm trong tầm « kiểm soát và xử lư ».

    Hy Lạp: Phát hiện 150 di dân dương tính, một khách sạn bị phong tỏa


    Theo RFI, có 150 di dân nước ngoài trong một khách sạn ở miền nam Hy Lạp bị phát hiện dương tính với virus corona. Khách sạn này, tiếp nhận tổng cộng 470 người tỵ nạn, do vậy đă bị cách ly hoàn toàn từ hôm 16/4. Ca dương tính đầu tiên được phát hiện là một phụ nữ mang thai. Thành phố Kranidi nằm cách khách sạn 5km cũng bị phong tỏa. Tất cả những ai tiếp xúc với những người xin tỵ nạn sẽ phải được xét nghiệm, theo thị trưởng. Bộ Di Trú quyết định kéo dài thời gian phong tỏa đến ngày 10/5, lệnh phong tỏa hiện đang được áp đặt với tất cả các trại tỵ nạn ở Hy Lạp.

    Tiến hành phong tỏa nghiêm ngặt từ hôm 12/3, chính quyền Hy Lạp cho biết đă có 2.245 trường hợp nhiễm bệnh và 116 ca tử vong trên toàn quốc. Hôm 21/4, chính phủ thông báo một kế hoạch dỡ phong tỏa dần dần, dự kiến các hoạt động tư pháp mở lại kể từ ngày 27/4.

  9. #79
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu t́m giải pháp thoát dịch Covid-19


    Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen phát biểu về khủng hoảng Covid-19, ngày 15/04/2020 tại Bruxelles. Pool/AFP
    Thu Hằng
    Chiều 23/04/2020, Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh lần thứ tư để bàn về kế hoạch thoát suy thoái do dịch Covid-19 gây ra, trong bối cảnh châu Âu có hơn 110.000 người chết v́ virus corona, chiếm gần 2/3 số ca tử vong trên toàn thế giới. Do c̣n nhiều bất đồng, có lẽ c̣n phải chờ thêm nhiều tuần nữa để các nước đạt được một thỏa thuận.



    Dù không hy vọng có thể đưa ra những thông báo quan trọng, nhưng Hội Đồng Châu Âu muốn thể hiện t́nh đoàn kết của 27 thành viên. Nguyên thủ các nước sẽ bàn về hai chủ đề lớn : quyết định một chiến lược chung về dỡ bỏ phong tỏa và thảo luận vấn đề ngân sách (số lượng và cơ chế thực hiện), giao động từ vài trăm tỉ đến 1.500 tỉ euro.

    Các điểm bất đồng tập trung vào vấn đề « gánh » nợ chung. Pháp và Tây Ban Nha ủng hộ biện pháp tương trợ nhau về nợ để được hưởng lăi suất ưu đăi (không nhắc đến công trái phiếu). Tây Ban Nha nêu ư tưởng vay vĩnh viễn và chỉ trả lăi, nhưng bị Đức và Hà Lan phản đối. V́ vậy, có lẽ phải chờ đến cuộc họp thượng đỉnh lần thứ 5 để có thể h́nh thành được bộ khung của thỏa thuận.

    Theo thẩm định của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, được AFP trích dẫn, Liên Hiệp Châu Âu sẽ mất 7,1% GDP trong năm 2020. Cuộc khủng hoảng dịch tễ đe dọa 19 nước thành viên của khối đồng euro. Hoạt động trong khu vực đồng euro gần như ngừng lại trong tháng Tư do lệnh phong tỏa chống dịch.

    Để giúp các nước thành viên chống dịch, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (BCE) đă nới lỏng các quy định, khi thông báo ngày 22/04 là sẵn sàng chấp nhận các trái phiếu bị xếp là « không có giá trị » như là các bảo đảm đối với các khoản tín dụng cấp cho các ngân hàng. Biện pháp này giúp cho các ngân hàng có đủ vốn để có thể tham gia vào việc cung cấp tín dụng và tài chính cho các nền kinh tế của khối đồng euro.

    Trong khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới xác định « dịch c̣n kéo dài », vac-xin chống virus corona vẫn là giải pháp được trông đợi nhất. Ngày 22/04, Viện Paul Ehrlich (IPE) của Đức thông báo công ty BioNTechn, ở Mayence (Đức), hợp tác với pḥng thí nghiệm Mỹ Pfizer, sẽ tiến hành đợt thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Đức, trên 200 người t́nh nguyện từ 18 đến 55 tuổi. Đây là đợt thử nghiệm lâm sàng trên người lần thứ 5 trên thế giới.

  10. #80
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Hậu Covid-19 : Châu Âu chuẩn bị kế hoạch «đầy tham vọng» chấn hưng kinh tế


    Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, trong cuộc họp báo sau phiên họp thượng đỉnh "trực tuyến" ở Bruxelles, thứ Năm ngày 23/04/2020. Olivier Hoslet/Pool via REUTERS
    Tú Anh
    Liên Hiệp Châu Âu vẫn chưa t́m ra được một giải pháp chung để chấn hưng nền kinh tế đang bị virus corona làm suy thoái, ít nhất là từ -5% đến -8% của GDP. Dự án "liên đới nợ nần" là điểm bất đồng không vượt qua được, do "thái độ ích kỷ"của các thành viên phương bắc, theo cáo buộc của thủ tướng Ư.


    Cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu ngày hôm qua 23/04/2020, giao cho Ủy Ban Châu Âu chuẩn bị dự án phục hưng kinh tế, từ nay cho đến trung tuần tháng 5, được mô tả là "đầy tham vọng" cho giai đoạn 2021-2027.

    Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật:

    « Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen xem ngân sách chung của Liên Hiệp Châu Âu là ʺsoái hạmʺ trong kế hoạch vực dậy kinh tế, theo như tuyên bố của chính bà. Ursula von der Leyen đă thông báo ư định yêu cầu lănh đạo các thành viên đóng góp gấp đôi vào ngân sách chung, để có thể đạt mức 2% GDP của 27 nước.

    Thiết tưởng cũng nên nhắc lại là trong suốt hai năm qua, kể từ khi đàm phán về ngân sách chung bắt đầu, các chính phủ châu Âu bị chỉ trích mạnh mẽ là chỉ muốn đóng góp có một phần mười số tiền mà chủ tịch Ủy Ban Châu Âu muốn đề nghị.

    Trong mọi trường hợp, Ủy Ban Châu Âu sẽ phải t́m nguồn tài chính trên thị trường, một phương cách để có thể tiếp tục đi tới cho dù cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hôm thứ Năm 23/04/2020 có bị thất bại v́ các thành viên giàu có vẫn từ chối không muốn chia sớt nợ nần với các thành viên nghèo.


    Đề nghị lập Quỹ vực dậy kinh tế sau khủng hoảng do các nước Pháp, Ư, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đề xuất là giải pháp gần giống như tung ra công trái phiếu châu Âu. Chính phủ Đức tỏ thái độ do dự. Hà Lan, Thụy Điển và Áo vẫn dứt khoát chống lại dự án liên đới nợ chung.

    Điều mọi người biết rơ là để vực dậy nền kinh tế, Liên Hiệp Châu Âu cần ít nhất 1.000 tỷ euro ».

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •