Page 9 of 13 FirstFirst ... 5678910111213 LastLast
Results 81 to 90 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #81
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19: Ba yếu tố giúp Đức chống dịch tốt hơn Pháp


    Thị trưởng Michael Mueller kiểm tra một pḥng bệnh trong bệnh viện tạm thời được dựng lên ở khu triển lăm, Berlin, Đức, ngày 23/04/2020 REUTERS - POOL
    Mai Vân
    Pháp và Đức là hai nước châu Âu có số lượng ca nhiễm virus corona gần như nhau, nhưng số tử vong tại Đức chỉ bằng 1/4 số người chết tại Pháp. Trong thời gian qua, Pháp phải vất vả chống chọi với dịch bệnh, trong lúc Đức lại bình thản hơn, thậm chí còn có khả năng nhận cả trăm bệnh nhân Pháp trong tình trạng nguy kịch qua chữa trị tại các bệnh viện Đức.


    Do đâu mà Đức lại có thể chống được dịch Covid-19 bệnh tốt hơn Pháp như vậy? Đây là một câu hỏi mà nhật báo Pháp Les Echos ngày 23/04 đã thử tìm cách trả lời và cho rằng kinh nghiệm thành công của Đức là một “bài học” mà Paris cần suy ngẫm.

    Gần nhau về ca nhiễm nhưng khác xa nhau về ca tử vong

    Khác biệt Pháp-Đức trong vấn đề chống dịch Covid-19 được thấy rõ qua những con số. Theo thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 23/04, Pháp và Đức là hai nước thuộc diện bị virus tác hại nặng nề nhất, đứng thứ ba và thứ tư châu Âu (sau Tây Ban Nha và Ý). Về số lượng ca nhiễm, Pháp có gần 160.000 trường hợp cao hơn một chút so với Đức, có hơn 153.000 ca nhiễm.

    Thế nhưng khi xét về số ca tử vong vì virus corona, tình hình ở Pháp tồi tệ hơn rất nhiều so với Đức. Tính đến ngày 23/04, Pháp đã ghi nhận 21.856 người chết, trong lúc ở Đức “chỉ” có 5.575 trường hợp.

    Trong lúc hệ thống bệnh viện Pháp lâm vào tình trạng gần như là quá tải, với số giường hồi sức không đủ đáp ứng nhu cầu, thì sức chứa của các bệnh viện Đức cao hơn hẳn, và Berlin đã mở cửa đón nhận khoảng 200 bệnh nhân các nước láng giềng đang gặp khó khăn, trong đó có đến 130 bệnh nhân Pháp.

    Ba yếu tố dẫn đến thành công

    Các số liệu trên đây cho thấy rõ thực tế theo đó Đức đã thành công hơn Pháp trong việc khống chế dịch bệnh. Theo Les Echos, có ba yếu tố chủ chốt giải thích thành công của Đức:

    1/ Dự đoán tốt hơn về nguy cơ đại dịch để sẵn sàng đối phó. Ngay khi những trường hợp tử vong đầu tiên xuất hiện tại Đức, chính quyền nước đã triển khai ngay lập tức một chiến lược truy tìm người nhiễm virus có hiệu quả, kềm hãm được đà lây lan trong dân chúng.

    Một ví dụ cụ thể: Hiện nay, Đức đang thực hiện từ 300.000 đến 500.000 xét nghiệm mỗi tuần, so với không đầy 100.000 xét nghiệm tại Pháp tính đến cuối tháng 3.

    2/ Chuyển ngay trọng tâm vào việc chế tạo trang thiết bị y tế. Tính linh hoạt cao của guồng máy sản xuất Đức, được các liên đoàn chuyên nghiệp điều phối kịp thời, đã cho phép nước Đức chuyển hướng nhanh chóng qua việc sản xuất với số lượng lớn các phương tiện xét nghiệm và các thiết bị hô hấp nhân tạo cần thiết cho việc chống Covid-19.

    3/ Sự tồn tại của một hệ thống y tế vững chắc. Theo số liệu của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE, vào lúc dịch bệnh mới bùng lên, hệ thống bệnh viện ở Đức có đến 28.000 giường “hồi sức” (hay chăm sóc đặc biệt), trong lúc ở Pháp chỉ có khoảng 5.500 giường loại này. Chi phí bình quân theo đầu người về y tế tại Đức lên đến 6.000 đô la, trong lúc tại Pháp, con số này chỉ khoảng 5.000.


    Sự kết hợp của ba yếu tố kể trên là chìa khóa thành công của Đức, và đây không phải là lần đầu tiên mà Berlin chống chọi với khủng hoảng tốt hơn Pháp.

    Đức có truyền thống đối phó với khủng hoảng tốt hơn Pháp

    Theo Les Echos, trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro 2009-2012 chẳng hạn, Đức đă phục hồi nhanh hơn Pháp, nhanh chóng khống chế được thất nghiệp, có được thặng dư thương mại và duy trì được nợ công ở mức vừa phải. Ngược lại thì tại Pháp, cả nợ công lẫn thất nghiệp đều bùng nổ !

    Đối với nhật báo Pháp, tuy chưa thể đưa ra tổng kết cuối cùng về các tác hại y tế và xă hội mà con virus corona chủng mới gây ra cho châu Âu, nhưng có thể cho rằng Đức sẽ vượt qua khủng hoảng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn tất cả các láng giềng khác.

  2. #82
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Reuters: TQ ép EU bỏ chỉ trích về thông tin xuyên tạc liên quan tới dịch COVID
    25/04/2020



    Trung Quốc đă t́m cách chặn một báo cáo của Liên minh Châu Âu cáo buộc rằng Bắc Kinh đang lan truyền thông tin xuyên tạc về vụ bùng phát virus corona, Reuters đưa tin, dẫn lời bốn nguồn tin và thư tín ngoại giao mà hăng tin này đă xem qua.

    Báo cáo cuối cùng đă được công bố, dù ngay trước khi bắt đầu thời điểm cuối tuần ở Châu Âu. Một số chỉ trích nhắm vào chính phủ Trung Quốc đă được sắp xếp lại hoặc gỡ bỏ trong một dấu hiệu cho thấy Brussels đang cố gắng giữ thăng bằng trong khi dịch virus corona làm xáo trộn các quan hệ quốc tế, Reuters nói.

    Phái bộ Trung Quốc tại EU không b́nh luận ngay lập tức và Bộ Ngoại giao Trung Quốc không phản hồi ngay lập tức các câu hỏi được gửi qua fax về sự trao đổi này, Reuters cho biết thêm. Một phát ngôn viên của EU nói, “chúng tôi không bao giờ b́nh luận về nội dung hoặc điều được nói là nội dung của các cuộc tiếp xúc ngoại giao nội bộ và liên lạc với các đối tác từ các quốc gia khác.” Một quan chức khác của EU nói báo cáo về thông tin xuyên tạc đă được công bố như thường lệ và phủ nhận bất ḱ thông tin nào đă bị lược bỏ.

    Bốn nguồn tin ngoại giao nói với Reuters rằng báo cáo ban đầu dự kiến công bố vào ngày 21 tháng 4 nhưng đă bị tŕ hoăn sau khi các quan chức Trung Quốc biết về một bản tin của Politico cho biết trước những kết luận của báo cáo.

    Một quan chức Trung Quốc cao cấp đă liên lạc với các quan chức Châu Âu tại Bắc Kinh cùng ngày để nói với họ rằng, “nếu báo cáo đúng như mô tả và được công bố hôm nay th́ sẽ rất bất lợi cho sự hợp tác,” theo một thư tín ngoại giao EU mà Reuters đă xem qua.

    Thư này dẫn lời quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yang Xiaoguang nói rằng việc công bố báo cáo này sẽ khiến Bắc Kinh “rất tức giận” và cáo buộc các quan chức Châu Âu t́m cách “chiều ḷng người khác” - một điều mà các nhà ngoại giao EU hiểu là có ư nói tới Washington.

    Bốn nguồn tin cho biết báo cáo đă bị tŕ hoăn v́ cảnh báo đó. Reuters cho biết họ đối chiếu phiên bản nội bộ và phiên bản cuối cùng được công bố vào cuối ngày thứ Sáu th́ nhận thấy một số khác biệt.

    Ví dụ, trên trang đầu tiên của báo cáo nội bộ được chia sẻ với các chính phủ EU vào ngày 20 tháng 4, bộ phận chính sách đối ngoại của EU nói: “Trung Quốc vẫn tiếp tục vận hành một chiến dịch thông tin xuyên tạc toàn cầu nhằm đùn đẩy trách nhiệm về vụ bùng phát đại dịch và cải thiện h́nh ảnh quốc tế của ḿnh. Quan sát cho thấy có các chiến thuật cả công khai lẫn bí mật.”

    Bản tóm tắt công khai được đăng vào ngày thứ Sáu trên cổng thông tin của khối về thông tin xuyên tạc, euvsdisinfo.eu, nói rằng thông tin xuyên tạc đến từ “các nguồn được nhà nước hậu thuẫn từ các chính phủ khác nhau, bao gồm cả Nga và - ở mức độ thấp hơn - Trung Quốc.”

    Bản tóm tắt công khai có lưu ư “những bằng chứng đáng kể cho thấy các hoạt động bí mật của Trung Quốc trên mạng xă hội,” nhưng chi tiết này bị đẩy xuống sáu đoạn cuối của tài liệu.

    Thông tin xuyên tạc về vụ bùng phát virus corona đang nổi lên như một điểm nóng giữa Mỹ và Trung Quốc, và các quan chức của cả hai nước đă cáo buộc lẫn nhau che giấu thông tin về đại dịch.

    Tranh căi đôi khi khiến Châu Âu kẹt ở giữa. Với hơn một tỉ euro thương mại song phương hàng ngày, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ là thị trường lớn nhất cho hàng hóa và dịch vụ của EU.

  3. #83
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Trung Quốc đă ‘đánh mất’ châu Âu v́ đại dịch viêm phổi Vũ Hán?
    B́nh luậnNguyên Hương • 09:31, 26/04/20• 87 lượt xem


    Từ trái qua: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ngồi chờ trước cuộc họp của họ tại dinh tổng thống Elysee ở Paris, ngày 26/3/2019. (Ảnh của PHILIPPE WOJAZER / AFP qua Getty Images)

    Sau hàng loạt các hội nghị thượng đỉnh cấp cao của Chủ tịch Tập Cận B́nh với các quốc gia châu Âu trong chuyến công du tới Đức vào tháng 3/2019, năm 2020 được dự kiến là năm ngoại giao của châu Âu và Trung Quốc. Vậy mà, t́nh thế này đă và đang thay đổi...

    Châu Âu đă vô cùng tức giận với hành vi của Trung Quốc trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán; từ việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu thông tin về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán khiến virus lây lan, tạo thành đại dịch toàn cầu, gây họa loạn đặc biệt cho châu Âu và Hoa Kỳ; đến cái giá “cắt cổ” mà Châu Âu phải trả cho các thiết bị y tế của Trung Quốc, cũng như sự mù quáng của WHO đối với hành động và tuyên truyền của Bắc Kinh. Cách xử lư của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng đă lấy đi ḷng tin của châu Âu.

    Reinhard Buetikofer, một nhà lập pháp đảng Xanh của Đức, và là chủ tịch phái đoàn quan hệ với Trung Quốc thuộc Nghị viện Châu Âu, cho biết: “Trong những tháng qua, Trung Quốc đă ‘đánh mất’ châu Âu”. Ông trích dẫn những quan ngại về sự dối trá của ĐCSTQ trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, về lập trường “cực kỳ hung hăng” của Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh, và “chiến dịch tuyên truyền đanh thép” về sự ưu việt của chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ đối với nền dân chủ của phương Tây.

    Ông nói: “Họ [ĐCSTQ] đă vô trách nhiệm để dịch bệnh bùng phát trên thế giới, mà lại thể hiện thái độ trịch thượng, không có thiện chí hợp tác”.

    Trong khi chính quyền Tổng thống Trump công khai chỉ trích Trung Quốc, giới chức châu Âu có truyền thống kín tiếng hơn, và cũng một phần v́ họ e ngại bị Bắc Kinh “trả đũa”. Trên thực tế, các chính trị gia ở Berlin, Paris, London và Brussels đang bày tỏ mối quan ngại và sự không hài ḷng đối với những thông tin của Bắc Kinh về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, và thể hiện sự phẫn nộ sâu sắc với những hậu quả sâu rộng của nó. Một số thành viên EU đang theo đuổi các chính sách giảm phụ thuộc kinh tế vào ĐCSTQ, và kiểm tra các khoản đầu tư mang tính thâu tóm từ chính quyền này. Điều này có thể gây rủi ro cho quan hệ thương mại Trung Quốc-EU trị giá gần 750 tỷ đô-la Mỹ trong năm 2019.

    Cách đây vài tuần, Trung Quốc tổ chức các buổi hội thảo trên mạng để chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với đại dịch virus ở Vũ Hán - nơi khởi phát dịch bệnh. ĐCSTQ cũng viện trợ các vật tư y tế bao gồm thiết bị bảo hộ, các bộ kit xét nghiệm và máy thở cho các quốc gia bị thiệt hại nặng nhất ở châu Âu.

    Đại dịch dường như đem lại cơ hội gắn kết song phương giữa Trung Quốc và châu Âu. Tuy nhiên, điều này không tồn tại được bao lâu...


    Nhân viên đeo khẩu trang bảo vệ làm việc tại nhà máy của Siemens, nơi lắp ráp thiết bị y tế tại Thượng Hải vào ngày 24/2/2020. (Ảnh của NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)
    Ông Joerg Wuttke, chủ tịch Pḥng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết: “Bây giờ, mỗi khi nhắc đến Trung Quốc là bầu không khí ở châu Âu trở nên rất tiêu cực”.

    Thái độ châu Âu đối với ĐCSTQ đă thay đổi!?

    Ngày 25/3/2020, các Bộ trưởng Ngoại giao của nhóm G-7 đă họp qua điện thoại và thể hiện những quan ngại về cách thức Trung Quốc tiến hành trong và sau cuộc khủng hoảng. Các chính khách được thông báo rằng châu Âu và G-7 phải cảnh giác v́ Bắc Kinh đang hoạt động “tự tin hơn, mạnh mẽ hơn”, cũng như đang tận dụng bối cảnh các quốc gia khác phải đóng cửa biên giới, theo một nguồn tin từ châu Âu.

    Trên truyền thông, các quan chức Trung Quốc “ra rả” bài “tâm lư chiến”, rằng: “Khi sinh mệnh bị đe dọa, việc cứu người là tối quan trọng. Tranh luận ai hơn ai kém trong hai hệ thống xă hội khác nhau chẳng có ích ǵ”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 17/4/2020 rằng Trung Quốc đă sẵn sàng làm việc với cộng đồng quốc tế, bao gồm cả các nước châu Âu để “cùng chung tay bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân loại”.

    Tuy nhiên, thái độ của châu Âu đă thay đổi.

    ‘Vành đai và con đường’ khiến các công ty châu Âu bị thất thế trong bối cảnh đại dịch viêm phổi Vũ Hán
    Hai năm gần đây, các chính phủ châu Âu đă cẩn trọng hơn với Trung Quốc khi “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” của Tập Cận B́nh bành trướng về thương mại và cơ sở hạ tầng trên khắp lục địa, chiếm đoạt các tài sản chiến lược bao gồm các cảng biển, công ty điện lực và các công ty robot từ Địa Trung Hải đến Biển Baltic. Nhiều quốc gia ở châu Âu đang quan ngại về một sự đe dọa khác của chương tŕnh được gọi là “Made in China 2025” của Bắc Kinh, với tham vọng dẫn đầu thế giới về công nghệ chủ chốt của ĐCSTQ.

    Trong bối cảnh khủng hoảng của đại dịch, giá cổ phiếu sụt giảm đă khiến nhiều quốc gia, trong đó có Đức, thắt chặt quy định sàng lọc đầu tư do quan ngại rằng Trung Quốc có thể lợi dụng thời cơ này để kiểm soát cổ phiếu trong các công ty bị thất thế. Trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Tài chính, Ủy viên EU phụ trách lĩnh vực cạnh tranh Margrethe Vestager đă đề nghị các chính phủ châu Âu mua cổ phiếu của những công ty bị thất thế để ngăn chặn sự thâu tóm của chính quyền Trung Quốc.

    (From L) China's PresidenTừ trái qua: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi, Bộ trưởng Bộ Lao động và Công nghiệp kiêm Phó Thủ tướng của Ư Luigi Di Maio và Thủ tướng Italys Giuseppe Conte tham dự Lễ kư kết Bản ghi nhớ về Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc tại Villa Madama ở Rome vào ngày 23/3/2019 Chuyến thăm hai ngày của Jinping đến Ư. (Ảnh của Alberto PIZZOLI / AFP qua Getty Images)t Xi Jinping, China's Foreign Minister Wang Yi, Italys Labor and Industry Minister and deputy PM Luigi Di Maio and Italys Prime Minister Giuseppe Conte attend a signing ceremony at Villa Madama in Rome on March 23, 2019 as part of Xi Jinping's two-day visit to Italy. (Photo by Alberto PIZZOLI / AFP) (Photo credit should read ALBERTO PIZZOLI/AFP via Getty Images)
    (From L) China's PresidenTừ trái qua: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi, Bộ trưởng Bộ Lao động và Công nghiệp kiêm Phó Thủ tướng của Ư Luigi Di Maio và Thủ tướng Italys Giuseppe Conte tham dự Lễ kư kết Bản ghi nhớ về Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc tại Villa Madama ở Rome vào ngày 23/3/2019 Chuyến thăm hai ngày của Jinping đến Ư. (Ảnh của Alberto PIZZOLI / AFP qua Getty Images)t Xi Jinping, China's Foreign Minister Wang Yi, Italys Labor and Industry Minister and deputy PM Luigi Di Maio and Italys Prime Minister Giuseppe Conte attend a signing ceremony at Villa Madama in Rome on March 23, 2019 as part of Xi Jinping's two-day visit to Italy. (Photo by Alberto PIZZOLI / AFP) (Photo credit should read ALBERTO PIZZOLI/AFP via Getty Images)
    Ủy viên EU phụ trách Thương mại Phil Hogan đề nghị tổ chức cuộc họp để thảo luận về vấn đề “làm thế nào để xây dựng chiến lược tự chủ”, thực hiện đa dạng hóa để đảm bảo chuỗi cung ứng. Nhật Bản đă dành 2,2 tỷ đô-la Mỹ từ gói kích cầu trị giá 1 ngh́n tỷ đô-la Mỹ để di dời các công ty sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc.

    Trong một cuộc gọi ngày 16/4/2020, các bộ trưởng thương mại EU đă thống nhất về tầm quan trọng của sự phát triển đa dạng hóa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, không chỉ về vật tư y tế và công nghệ pin cho xe chạy điện, mà c̣n trong nhiều lĩnh vực khác nữa. Bước đầu tiên, Berlin lên kế hoạch sử dụng ngân sách quốc gia để bắt đầu dây chuyền sản xuất hàng triệu khẩu trang các loại vào cuối mùa hè năm nay. Trung Quốc hiện đang xuất khẩu 25% khẩu trang trên toàn thế giới.

    Ông Joerg Wuttke cho biết cuộc thảo luận về chuỗi cung ứng bắt đầu khi Bắc Kinh đóng cửa cảng biển vào đầu năm 2020, làm dấy lên lo ngại rằng dược liệu sản xuất tại Trung Quốc sẽ không đến được châu Âu, và điều này cũng khiến các nhà hoạch định chính sách nhận thấy rằng cần phải đảm bảo nguồn cung đối với các sản phẩm chiến lược. Một quan chức châu Âu khác cho biết, thậm chí có nhà cung cấp chính thức từ Trung Quốc (không nêu tên) đă phá vỡ hợp đồng cung cấp máy thở, lừa đảo người dân, và phá hoại quan hệ đối tác. “Không nên để ‘toàn bộ trứng vào một giỏ’, người dân cần nhiều sự lựa chọn hơn nữa”, ông Wuttke nói.

    ‘Đốt cháy những cây cầu nối’ giữa Euro và Trung Quốc
    Đương nhiên, kể từ thời điểm đó, nội dung của cuộc tranh luận chính trị ở châu Âu đă thay đổi. Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas nói với tờ Bild rằng việc Trung Quốc báo cáo bổ sung con số tử vong vào tuần giữa tháng 4/2020 là việc đáng “báo động”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Thời báo Kinh tế rằng “rơ ràng là phải có ǵ đó xảy ra mà chúng tôi không biết”. Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho biết sau khi đại dịch kết thúc, Anh sẽ không thể “tiếp tục quan hệ thương mại như thường lệ” với Trung Quốc nữa.

    Tờ El Pais của Tây Ban Nha cho biết, sau khi gửi trả lại lô hàng kém chất lượng, Bộ Y tế nước này đă hủy đơn đặt hàng mua bộ kit xét nghiệm kháng nguyên từ công ty Bioeasy của Trung Quốc. Các nhà chức trách y tế phát hiện ra rằng cả hai bộ dụng cụ này đều bị lỗi.

    Cuộc khủng hoảng virus Corona Vũ Hán đă khiến nước Anh đảo ngược quyết định cho phép tập đoàn công nghệ Huawei Technologies của Trung Quốc tham gia một phần vào mạng di động 5G của họ. Pháp có thể sẽ không kư hợp đồng với Huawei nữa. Đức sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này vào khoảng giữa năm 2020.

    Cô Janka Oertel, giám đốc chương tŕnh châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu ở Berlin cho biết rằng Đức đóng vai tṛ chủ chốt trong diễn biến này. Dẫn đầu về kinh tế ở Châu Âu, Đức có lượng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2019 cao hơn tổng hàng hóa xuất khẩu của Anh, Pháp, Ư, Tây Ban Nha và Hà Lan cộng lại.

    Cô Janka Oertel nhận định rằng Trung Quốc vẫn có thể lấy lại sự ủng hộ và giành được vai tṛ lớn hơn trên thế giới, bằng cách chấp nhận yêu cầu mở cửa thị trường và kiến tạo một “sân chơi” b́nh đẳng hơn cho các doanh nghiệp quốc tế. “Đó là điều mà người dân châu Âu sẽ đánh giá rất cao”, cô nói. Tuy nhiên, như mọi lần, cô lưu ư: “Tôi không nghĩ rằng điều này có thể xảy ra”.

    Nguyên Hương

  4. #84
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Thụy Điển chấm dứt quan hệ kết nghĩa với Thượng Hải, đóng cửa Viện Khổng Tử
    B́nh luậnHoàng Hoa • 14:23, 26/04/20• 2365 lượt xem

    Toàn thế giới triển khai truy cứu trách nhiệm đối với chính quyền Trung Quốc v́ việc giấu giếm dịch bệnh, Thụy điển cũng bắt đầu toàn diện chống đối lại ĐCS Trung Quốc (Ảnh: JANERIK HENRIKSSON/TT News Agency/AFP via Getty Images)

    Khi cả thế giới phát động tiến hành truy cứu trách nhiệm đối với chính quyền Trung Quốc v́ đă che giấu dịch bệnh, Thụy Điển cũng bắt đầu chống lại Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một cách toàn diện. Thành phố lớn thứ hai Thụy Điển - Gothenburg đă tuyên bố chấm dứt quan hệ kết nghĩa 34 năm với Thượng Hải. Đồng thời, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên ở châu Âu xóa bỏ Viện Khổng Tử.

    Từ đầu năm tới nay, v́ sự che đậy của ĐCSTQ khiến dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lan rộng nhanh chóng khắp toàn cầu tạo thành tổn thất không thể đo lường. Trước cuộc tấn công của dịch bệnh, các quốc gia trên thế giới đang ngày càng thấy rơ hơn sự nguy hại của thể chế độc tài ĐCSTQ đối với sự tự do của nhân loại.

    Ngày 22/4, thành phố lớn thứ hai Thụy Điển - Gothenburg đă tuyên bố chấm dứt mối quan hệ thành phố kết nghĩa kéo dài 34 năm với Thượng Hải (Trung Quốc), lư do là hiệp định này không c̣n cần thiết nữa. Hiệp định thành phố kết nghĩa giữa Thượng Hải và Gothenburg được kư kết vào năm 1986.

    Tờ Dagens Nyheter của Thụy Điển đưa tin, Chủ tịch Hội đồng Thành phố Gothenburg, ông Axel Josefson khi tuyên bố hủy bỏ hiệp định đă nói: “Gothenburg sẽ không c̣n giao lưu thường xuyên với Thượng Hải, xét tới bối cảnh hiện tại của chúng tôi, hiệp định này không cần thiết phải kéo dài thêm nữa”.

    Năm ngoái, Đảng Dân chủ Thụy Điển đă chỉ rơ, trước khi ĐCSTQ chịu đưa ra những cải cách quan trọng về nhân quyền và dân chủ, th́ Gothenburg sẽ không tiếp tục kư kết hiệp định thành phố kết nghĩa. Nghị viên thành phố Gothenburg, ông Jörgen Fogelklou khi đó nhấn mạnh rằng: “ĐCSTQ có chấp nhận điều đó không th́ lại là một chuyện khác”.

    Ngoại giới nhận định rằng: Gothenburg cuối cùng cũng quyết định đoạn tuyệt quan hệ kết nghĩa với Thượng Hải, là bởi v́ chế độ độc tài của ĐCSTQ khó có thể dung hợp với nền dân chủ Thụy Điển về h́nh thái ư thức, trong khi ĐCSTQ đang uy hiếp an ninh quốc gia của Thụy Điển bằng cách cắm sâu nanh vuốt của ḿnh vào bên trong nước này.

    Báo cáo thường niên mới nhất của Thụy Điển đă chỉ rơ, Trung Quốc là quốc gia có hại nhất đối với lợi ích của Thụy Điển, ĐCSTQ thông qua mạng lưới gián điệp để tăng cường sức mạnh kinh tế và thực lực quân sự, sử dụng nhân viên t́nh báo lấy cắp nghiên cứu kỹ thuật, hơn nữa công khai phá hoại dân chủ và nhân quyền của Thụy Điển.

    Ví như, phản ứng của Trung Quốc từ vụ việc Quế Mẫn Hải (Michael Gui) khiến cho chính phủ và dân chúng Thụy Điển không hài ḷng. Tháng 11 năm ngoái, ông chủ nhà sách tại Hồng Kông Quế Mẫn Hải được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thụy Điển tuyên dương và trao giải Tucholsky v́ những tác phẩm xuất bản đóng góp cho tự do ngôn luận. Tuy vậy, ĐCSTQ uy hiếp sẽ trả đũa Thụy Điển bởi hành động này.

    Csaba Bene Perlenberg, một chuyên mục của tờ Aftonbladet (Thụy Điển) viết rằng: “ĐCSTQ là một rắc rối chính trị đối với Thụy Điển, hơn nữa c̣n tạo ra khủng hoảng an ninh quốc gia”.

    Những năm gần đây, Thụy Điển bắt đầu cảnh giác với những uy hiếp đến từ ĐCSTQ. Họ gần đây đă đóng cửa các Học viện Khổng Tử c̣n lại và các khóa học Trung văn có mối quan hệ hợp tác với Học viện Khổng Tử.Thụy Điển đă trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên xóa sổ kế hoạch hợp tác giáo dục với ĐCSTQ thông qua h́nh thức Viện Khổng Tử này.

    Năm 2015, Trung Quốc xây dựng Viện Khổng Tử đầu tiên tại Châu Âu ở Đại học Stockholm của Thụy Điển. Toàn bộ kế hoạch học tập Trung văn giữa Viện Khổng Tử và các trường học đều được chính phủ Trung Quốc tài trợ và cung cấp tài liệu giảng dạy. Đây được coi là phương thức thẩm thấu quyền lực mềm của ĐCSTQ đối với phương Tây, có cơ cấu mang tính gián điệp.

    Trên thực tế, những năm trước, quan hệ giữa Thụy Điển và Trung Quốc đă bắt đầu trở nên căng thẳng. Ngày 21/4, báo The Times của Anh đưa tin: Trường đại học Stockholm của Thụy Điển đă công bố vào đầu năm 2015 rằng họ sẽ không tiếp tục kư thỏa thuận hợp tác Viện Khổng Tử nữa. Thỏa thuận này sẽ kết thúc vào cuối tháng 6 năm nay.

    Việc bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đă mang tới tai họa cho toàn thế giới. Tính đến nay Thụy Điển đă có hơn 18.000 người nhiễm bệnh, hơn 2.000 người tử vong. Giới truyền thông Thụy Điển chỉ trích ĐCSTQ che giấu dịch bệnh và dối trá để chối bỏ trách nhiệm.

    Cựu Thủ tướng Thụy Điển, ông Carl Bildt trong một bài báo hôm 26/3 đă chỉ trích ĐCSTQ che giấu t́nh h́nh dịch bệnh, cho rằng “virus ĐCSTQ” đă mang đến một mối đe dọa chưa từng có cho thế giới.

    Hoàng Hoa

    Theo NTDTV

  5. #85
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Ư thả 3 ông trùm mafia để ngăn COVID-19 lây lan trong tù
    Apr 25, 2020 cập nhật lần cuối Apr 26, 2020

    Ư đă thả nhiều tù nhân để ngăn COVID-19 lây lan trong tù. (H́nh minh họa: Alberto PIZZOLI / AFP) (Photo by ALBERTO PIZZOLI/AFP via Getty Images)
    ROME, Ư (NV) – Ư thả tù ba ông trùm mafia theo quy định mới về COVID-19, công tố viên chống mafia của Ư cho biết vào Thứ Bảy, 25 Tháng Tư, theo CNN.

    Francesco Bonura, ông trùm có thế lực rất mạnh trong băng Cosa Nostra ở vùng Sicile; Vincenzo Iannazzo, thành viên băng Ndrangheta; và Pasquale Zagaria, thành viên băng Casalesi, được chuyển sang quản thúc tại gia, theo lời công tố viên Federico Cafiero De Raho.

    Nhằm ngăn COVID-19 lây lan trong tù, chính phủ Ư cho phép quan ṭa chuyển sang quản thúc tại gia tù nhân nào chỉ c̣n thụ án dưới 18 tháng.

    Ông Cafiero De Raho cho biết, trước đó, ba ông trùm nêu trên bị giam giữ bằng “những biện pháp cách ly chặt chẽ” để ngăn họ tiếp xúc với người bên ngoài.

    “Một khi họ được đưa về nhà, những biện pháp này chắc chắn không c̣n được áp dụng nữa,” công tố viên nói thêm.

    Việc phóng thích các ông trùm mafia đang bị nhiều người Ư phản đối.

    “Đúng là khùng,” ông Matteo Salvini, lănh đạo đảng đối lập Lega, nói trong đoạn video đăng trên Facebook. “Làm như vậy là thiếu tôn trọng người dân, quan ṭa, nhà báo, cảnh sát, và nạn nhân của bọn mafia.”

    Ông Alfonso Bonafede, bộ trưởng Bộ Tư Pháp Ư, cho hay quyết định thả tù nhân nói chung là do quan ṭa đưa ra “một cách độc lập và tự chủ,” nhưng chính quyền đang cân nhắc để cơ quan chống mafia tham gia vào quyết định cuối cùng.

    Kể từ ngày 29 Tháng Hai đến nay, số tù nhân ở Ư giảm 6,500 người, theo Bộ Tư Pháp.

    Các quy định liên quan COVID-19 và một số yếu tố khác là những lư do làm giảm số tù nhân ở Ư, ông Alessio Scandurra, một nhà hoạt động v́ quyền của tù nhân, cho hay. (Th.Long) (Đ.D.)

  6. #86
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Trung Quốc vận động giới chức Đức đưa báo cáo tích cực cách Bắc Kinh chống COVID-19
    Apr 26, 2020 cập nhật lần cuối Apr 26, 2020

    Thủ Tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc họp báo tại Berlin. (H́nh minh họa: Michael Kappeler/Pool via AP)
    BERLIN, Đức (NV) – Giới ngoại giao Trung Quốc t́m cách vận động các viên chức Đức đưa báo cáo lạc quan về cách Bắc Kinh thực hiện chống dịch COVID-19, theo nội dung của một lá thư của Bộ Nội Vụ Đức.

    Ngày Chủ Nhật, 26 Tháng Tư, hăng thông tấn Reuters đưa ra một bức thư do Bộ Nội Vụ Đức gửi ra trong tháng này mang nội dung sau: “Chính phủ Đức biết các nhà ngoại giao Trung Quốc nỗ lực liên lạc với một số cá nhân nhằm mục đích đưa ra báo cáo mang h́nh ảnh tích cực về cách điều hành chống dịch COVID-19 của Bắc Kinh.”

    “Chính phủ Đức không đáp ứng những yêu cầu trên,” lá thư khẳng định.

    Lá thư này, được viết ngày 22 Tháng Tư, gửi ra cho nữ dân biểu Margarete Bause, thuộc đảng Green Party.

    Trước đó, vị dân biểu này đặt câu hỏi liệu rằng có việc Trung Quốc tiếp xúc nhân viên chính phủ Đức nhằm vận động đưa ra một báo cáo lạc quan hay không.

    Nội dung lá thư này được nhật báo The Welt am Sonntag đăng tải đầu tiên, đồng thời, cho biết ṭa đại sứ Trung Quốc tại Berline khẳng định câu chuyện bịa đặt và vô trách nhiệm.

    Phóng viên Reuters không liên lạc được với ṭa đại sứ Trung Quốc tại Berlin lẫn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong ngày Chủ Nhật.

    Hăng tin này cho biết họ đă đọc được lá thư của Bộ Nội Vụ nước Đức mang nội dung kể trên.

    Trong thư cho biết chính phủ Đức khuyến cáo Bắc Kinh sự minh bạch vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19, dù không ám chỉ Trung Quốc có che dấu thông tin hay không. (MPL) (kn)

  7. #87
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Ư từng bước dỡ bỏ lệnh phong tỏa từ ngày 04/05/2020


    Một người phụ nữ Ư đeo khẩu trang cầm bó hoa mừng ngày Giải Phóng. Ảnh chụp tại Roma, ngày 25/04/2020. REUTERS - YARA NARDI
    Thanh Hà
    Là nước đầu tiên tại châu Âu ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn ngừa virus corona lây lan, chính phủ Ư hôm 26/04/2020 thông báo từng bước quay trở lại với đời sống b́nh thường kể từ ngày 04/05/2020.



    Với 27 ngàn người thiệt mạng, gần 200 ngàn người bị lây nhiễm, Ư là quốc gia châu Âu đă phải trả giá đắt nhất tính tới nay. Chính quyền của thủ tướng Giuseppe Conte ngay từ ngày 09/03/2020 đă ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc. Đến hôm 26/04/2020, số tử vong trong một ngày giảm xuống c̣n 242 và đây là mức thấp nhất so với đỉnh dịch (hôm 14/03/2020). Roma coi đây là thời điểm thuận lợi để thông báo nước Ư từng bước khởi động lại cỗ máy kinh tế. Tuy nhiên, các trường học vẫn đóng cửa cho đến mùa khai giảng tháng 9 sắp tới.

    Thông tín viên Anne Le Nir từ Roma cho biết thêm :

    « Ư dự trù dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo từng bước. Với điều kiện tôn trọng quy định giăn cách xă hội, có giấy chứng nhận được phép ra khỏi nhà, đeo khẩu trang trong những không gian kín, kể từ ngày 04/05/2020 người dân Ư lại được phép đi lại trong phạm vi vài trăm mét quanh nhà, đưa con nhỏ ra công viên và đi tập thể thao. Người dân cũng được phép di chuyển trong vùng ḿnh cư ngụ để đi thăm người thân trong gia đ́nh. C̣n việc di chuyển từ vùng này sang vùng khác chỉ được phép trong trường hợp đi làm hay là trở về nhà nếu như trong thời gian qua đă bị phong tỏa ở nơi xa nhà.

    Ngay từ hôm nay thứ Hai, một số hăng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng hay buôn bán sỉ được phép hoạt động trở lại với điều kiện đáp ứng các chuẩn mực về an toàn y tế. Các cửa hàng bán lẻ hay bảo tàng được mở cửa lại vào ngày 18/05/2020. Riêng các hiệu cắt tóc, nhà hàng, quán bar phải đợi đến ngày 01/06/2020. Nhưng tất cả các trường học đều đóng cửa, đợi đến tháng 9 này học sinh mới lại được tựu trường ».

  8. #88
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Châu Âu chiếm hơn một nửa số ca tử vong trên thế giới


    HEALTH-CORONAVIRUS/ITALY Italian Presidency via REUTERS - ITALIAN PRESIDENCY
    Thu Hằng
    Với hơn 125.000 ca tử vong v́ virus corona, tính đến hết ngày 27/04/2020, châu Âu là khu vực bị dịch Covid-19 tác động nặng nhất. Theo các số liệu mới nhất, t́nh h́nh dường như xấu hơn ở một số nước sau khi có một số dấu hiệu cải thiện nhẹ.



    Pháp ghi nhận số ca tử vong hàng ngày cao hơn so với hôm trước, theo số liệu mới tối 27/04. Đức có 156.337 người nhiễm Covid-19 và 5.913 ca tử vong, tính đến ngày 28/04. Thủ tướng Angela Merkel lo ngại về những dấu hiệu đầu tiên cho thấy t́nh h́nh dịch có vẻ nghiêm trọng trong những ngày đầu trở lại cuộc sống b́nh thường, kể từ ngày 20/04.

    Cụ thể, theo AFP, tỉ lệ nhiễm virus corona đă lên thành 1% vào đầu tháng Tư, so với mức 0,7% trước đây. Ngoài ra, tỉ lệ tử vong do nhiễm virrus corona tiếp tục tăng, hiện là 3,8% theo số liệu của Viện Robert Koch. Người dân Đức phải đeo khẩu trang khi đi phương tiện công cộng kể từ ngày 27/04, thậm chí một số vùng bắt người dân đeo khẩu trang trong các cửa hàng.

    Tại Ư, số ca tử vong v́ Covid-19 sắp vượt ngưỡng 27.000 người, tính đến hết ngày 27/04 và 199.414 ca nhiễm. Trong ṿng 24 giờ đă có thêm 333 ca tử vong, cao hơn hôm trước (260 người). Tuy nhiên, theo chủ tịch Viện Y tế Ư (ISS), « số ca tử vong và ca nhiễm mới có chiều hướng giảm dần ». Tính từ ngày 11/03 đến 26/04, đă có 151 bác sĩ Ư qua đời v́ virus corona.

    Giống như Pháp, chính phủ Tây Ban Nha cũng công bố kế hoạch hậu phong tỏa vào chiều 28/04. Dịch Covid-19 đă khiến hơn 23.500 người Tây Ban Nha thiệt mạng và lệnh phong tỏa có hiệu lực đến ngày 09/05, dù một số biện pháp giảm hạn chế đă được áp dụng từ Chủ nhật 26/04. Dịch bệnh đă khiến 14,4% người dân Tây Ban Nha thất nghiệp trong quư I/2020.

    Anh Quốc là một trong bốn nước ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 21.092 người chết tại bệnh viện (chưa tính số ca tử vong tại nhà hoặc viện dưỡng lăo), trong đó có thêm 360 ca tử vong trong ṿng 24 giờ (thấp nhất từ đầu mùa dịch) tính đến hết ngày 27/04. Sáng 28/04, toàn thể người dân Anh dành một phút mặc niệm tưởng nhớ đến 82 nhân viên y tế bệnh viện công và 16 nhân viên xă hội đă qua đời từ đầu mùa dịch.

  9. #89
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Covid-19 : Mùa hè đầu tiên tại Ư vắng khách nước ngoài


    Ngay cả khu du lịch nổi tiếng Venise cũng vắng bóng du khách v́ Covid-19. Ảnh ngày 16/04/2020. REUTERS - Manuel Silvestri
    Tuấn Thảo
    Nước Ư sắp vào hạ. Nhưng mùa hè năm 2020 sẽ là mùa du lịch đầu tiên hoàn toàn vắng du khách ngoại quốc. Kể từ khi lệnh phong tỏa được ban hành vào ngày 10/03, nước Ư như thể ch́m vào cơn ‘‘ngủ đông’’. Toàn bộ ngành du lịch đột ngột dừng lại. Giới chuyên gia đang xem xét các biện pháp nhằm tái khởi động một guồng máy khổng lồ chuyên phục vụ du khách.



    Từ Sicilia đến vịnh Genova, tính tổng cộng bờ biển nước Ư dài hơn 2,700 cây số, dọc Địa Trung Hải và biển Adriatic. Đó là chưa kể đến các hải đảo lớn nhỏ, trong đó có đảo Sardinia (Sardaigne trong tiếng Pháp). Kể từ khi có lệnh phong tỏa, toàn bộ các miền duyên hải của nước Ư ở trong t́nh trạng bị ‘‘bỏ hoang’’, hoàn toàn vắng khách qua lại. Tại Ư, du lịch là một ngành mũi nhọn, doanh thu hàng năm lên tới 232 tỷ euro, tức 13% GDP (tổng sản phẩm nội địa). Một cách cụ thể hơn, trên thị trường lao động Ư cứ trên 10 nhân viên là có đến 2 người làm việc cho ngành du lịch.

    Từ các vùng phía Bắc đến mũi cực Nam nước Ư, hơn 1.500 viện bảo tàng đă ngưng hoạt động trong khi gần 330.000 nhà hàng đều phải đóng cửa. Dịch Covid-19 đă gây rất nhiều thiệt hại cho ngành du lịch Ư. Theo giới chuyên gia trong ngành, 2020 sẽ là một năm ‘‘mất sạch’’ doanh thu. Ngành khách sạn hy vọng được phục hồi từng bước kể từ đầu tháng 06/2020. Nhưng một điều chắc chắn là nhiều du khách sẽ không trở lại Ư vào mùa hè năm nay. Trường hợp của Ư cũng không khác ǵ các nước láng giềng là Tây Ban Nha và Pháp, cũng bị virus corona ảnh hưởng nặng nề. Nước Ư sẽ mất rất nhiều năm nữa, mới hy vọng t́m lại thành tích kỷ lục với 94 triệu lượt du khách trong năm 2019.

    Theo Cơ quan Du lịch Quốc gia Ư, hy vọng rằng cuộc khủng hoảng y tế trầm trọng này sẽ cho ra đời một h́nh thức du lịch mới : khuyến khích dân Ư không cần phải đi chơi đâu xa, mà nên đi thăm các vùng miền ở gần nhà. Theo ông Alessandro Tortelli, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Du lịch tại Firenze (Florence), các cuộc thăm ḍ gần đây cho thấy 83% người Ư dự định đón hè năm nay tại Ư. Nên chăng xem đây là một cơ hội để khuyến khích dân bản xứ khám phá các danh lam thắng cảnh quê nhà thay v́ đi ra nước ngoài. Nước Ư có thể tự hào là quốc gia đầu tiên có tới 55 địa điểm được Unesco xếp vào hàng Di sản Văn hóa Thế giới, và chưa chắc ǵ đại đa số người dân ư thức được điều này.

    Sau gần hai tháng phỏng tỏa, hẳn chắc đa số người Ư đều muốn đi nghỉ mát để hưởng không khí trong lành miền thung lũng Tuscany (Toscane) hay đi hóng gió mát tại bờ biển Amalfi, vùng Campania (Campanie). Thế nhưng, liệu người Ư vào tháng 6 này có thể được di chuyển tự do từ vùng này sang vùng khác hay họ phải ở trong một phạm vi không quá xa khu vực họ đang sống ? Ngành du lịch dựa rất nhiều vào khách sạn, nhà hàng cũng như tụ điểm giải trí, bao nhiêu hàng quán sẽ được mở lại từ đây cho đến mùa hè ? Hiện giờ, vẫn chưa có một câu trả lời thích đáng rơ ràng.

    Theo Quốc vụ khanh đặc trách Du lịch, Lorenza Bonaccorsi, chính quyền đang xem xét việc áp dụng các biện pháp "cách ly xă hội" để đảm bảo khoảng cách an toàn trên các băi biển cũng như tại các cửa hàng buôn bán. Trái với hai quốc gia láng giềng là Tây Ban Nha và Pháp, đa số các băi biển tại Ư chủ yếu đều được quản lư bởi các công ty có cơ sở kinh doanh ven biển. Về mặt pháp lư, băi biển không thuộc quyền sở hữu tư nhân nhưng lại được ‘‘nghiệp đoàn’’ Lungomare khai thác và quản lư các trạm nghỉ mát ven biển. Theo phó chủ tịch nghiệp đoàn Alberto Bertolotti, hẳn chắc không có chuyện đặt những tấm kính chắn bằng mica trên băi biển để buộc khách hàng giữ khoảng cách an toàn, nhưng hàng quán ven biển phải áp dụng các biện pháp cách ly, qua việc tổ chức lại cơ cấu, sắp đặt không gian sao cho vừa với lượng khách hàng được tiếp đón.


    Dù muốn hay không, t́nh h́nh trước mắt sẽ rất khó khăn, tương lai ngành du lịch trong mùa hè năm nay rất bấp bênh. Tuy vậy, một số người lạc quan xem cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra là một cơ hội để thay đổi, từ việc tổ chức lại các dịch vụ cho đến cung cách tiếp đón du khách. Đó là trường hợp của Venise (Venezia). Thành phố trên nước này bị quá tải với hơn 20 triệu du khách hàng năm, trong năm 2019 Venise lập kỷ lục mới với hơn 23 triệu lượt khách thăm viếng, đến nổi chính quyền địa phương phải áp dụng kể từ năm nay lệ phí cho mỗi du khách đặt chân vào thành phố mà không ngủ lại tại chỗ.

    Theo ông Jérôme-François Zieseniss, chủ tịch Ủy ban Pháp chuyên bảo tồn Venise, dịch Covid-19 đă làm lộ rơ khuyết điểm của thành phố trên nước, hầu hết các cửa sổ của các căn nhà trong khu vực nội thành đều khép kín, điều đó chứng tỏ Venise ít c̣n có cư dân địa phương (họ sống ngoài phạm vi thành phố), Venise chủ yếu là nơi tập trung đă các căn hộ dành cho du khách thuê mướn. Du lịch trở nên quá tải với các lượt hành khách đến từ các du thuyền khổng lồ đổ ập vào thành phố đă khiến cho t́nh h́nh vượt ra ngoài tầm kiếm soát. Tuy không c̣n đông đảo như trước, nhưng các cư dân địa phương hy vọng sau mùa dịch, Venise sẽ t́m lại được nét duyên dáng thuở nào của một thành phố, không chỉ thơ mộng hữu t́nh mà c̣n có hồn trên ḍng nước yên tĩnh.

  10. #90
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Đức được khen về chống COVID-19, nhưng Thủ Tướng bị dân chỉ trích ‘kiểm soát khắt khe’
    Apr 27, 2020 cập nhật lần cuối Apr 27, 2020

    Thủ Tướng Đức Angela Merkel (H́nh: Michael Kappeler/DPA via AP)
    BERLIN, Đức (NV) – Thủ Tướng Đức Angela Merkel từng được ca ngợi ở cả trong và ngoài nước do các biện pháp đưa ra để đối phó với cuộc khủng hoảng COVID-19. Tuy nhiên, sau những thành công ngăn chặn dịch vừa qua, bà bắt đầu gặp sự chỉ trích do người dân bắt đầu hết kiên nhẫn chịu đựng.

    Theo bản tin của hăng thông tấn AFP hôm Thứ Hai, 27 Tháng Tư, tuy Đức bắt đầu tháo gỡ các biện pháp đóng cửa ở trong nhà từ tuần qua, bà Merkel tiếp tục kêu gọi sự cẩn thận và đả phá các đ̣i hỏi phải hủy bỏ các giới hạn đưa ra một tháng trước đây nhằm làm chậm t́nh trạng lây lan.

    Các biện pháp giới hạn, hợp cùng các cuộc thử nghiệm virus, đă khiến số tử vong ở Đức thấp hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng khác ở Âu Châu.

    Theo các con số do chính phủ Đức đưa ra, chỉ có 3.7% trong số hơn 150,000 trường hợp mắc bệnh trong quốc gia này bị thiệt mạng.

    Các biện pháp giới hạn cũng được sự hậu thuẫn của đa số dân chúng Đức. Theo kết quả thăm ḍ của tổ chức Kantar và được loan tải hôm Thứ Sáu tuần qua, có gần 3/4 dân Đức ủng hộ đường hướng hiện nay.

    Tuy nhiên, sự kiên nhẫn của dân Đức có vẻ đang có sự thay đổi.

    Ông Wolfgang Schaeuble, một chính trị gia lăo thành ở Đức và hiện là chủ tịch Hạ Viện, lên tiếng khuyến cáo rằng việc gia hạn các biện pháp ngăn cấm trong nước có thể xâm phạm tới các quyền căn bản của người dân.

    “Khi tôi nghe nói rằng bảo vệ mạng sống con người nên được coi trọng hơn tất cả những điều ǵ khác, tôi không nghĩ đó là điều hoàn toàn đúng,” theo lời ông Schaeuble khi nói với tờ báo Der Tagesspiegel hôm Chủ Nhật.

    Bà Merkel cũng khiến cho giới lănh đạo ở các khu vực địa phương không hài ḷng khi nói hồi tuần qua rằng họ quá gấp gáp trong việc đ̣i giảm bớt các biện pháp giới hạn.

    Armin Laschet, thủ hiến khu vực đông dân nhất nước Đức là North-Rhine Westphalia, cũng là người được coi có triển vọng thay thế bà Merkel để lănh đạo đảng CDU, nói rằng việc thảo luận để giảm bớt biện pháp kiểm soát là điều đúng.

    Ông Laschet nói tuy đây vẫn là “điều sống chết”, đă đến lúc phải thảo luận kế hoạch tháo gỡ. Ông cũng nêu lên sự kiện là 40% các giường trong khu săn sóc đặc biệt ở tiểu bang ông nay không có bệnh nhân.

    Nói chung, thành phần đ̣i phải nhanh chóng tháo gỡ biện pháp kiểm soát ở Đức lúc này là phía đối lập, nhất là ở cả hai phía cực hữu và cực tả. (V.Giang) (kn)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •