Page 1 of 13 1234511 ... LastLast
Results 1 to 10 of 128

Thread: EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?
    NÓNG BỎNG CUỘC TRANH LUẬN VỀ HUAWEI Ở ĐỨC (THE ECONOMIST)

    ‘…Bà Merkel có thể t́m cách thỏa hiệp bằng cách chặn Huawei không được tham gia các phần lơi của mạng 5G của Đức nhưng không ngăn họ tham gia cung cấp các ăng-ten ngoại vi…’



    Đa phần người Đức đều biết đến sự ức chế gây ra bởi Funklöcher, hay các vùng chết trong mạng viễn thông nơi điện thoại thông minh không có sóng hoặc các kết nối internet bị biến mất. Sau nhiều năm bị mắc kẹt trên làn đường chậm của mạng viễn thông các nước giàu, Đức quyết tâm không bị bỏ lại phía sau khi các mạng thế hệ thứ năm (5G) chuẩn bị kết nối các nhà máy, xe hơi và thiết bị với nhau. Nhưng các kế hoạch của chính phủ gặp phải một rào cản bất ngờ.

    Giống như các quốc gia giàu có khác, Đức đă dằn vặt về việc có nên để Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc, được tham gia đấu thầu để giành các hợp đồng xây dựng mạng lưới 5G của ḿnh hay không. Huawei mang lại kinh nghiệm, chuyên môn và giá trị; các thiết bị của công ty này chiếm tới 70% mạng lưới 4G của Đức.

    Nhưng các chuyên gia an ninh lo ngại rằng các gián điệp của Trung Quốc có thể khai thác các “cửa hậu” hoặc các lỗ hổng an ninh khác được cho là cài sẵn trong các thiết bị của Huawei. Những người khác th́ lo lắng về việc phải dựa vào các nhà cung cấp có mối quan hệ chặt chẽ với một đối thủ tiềm tàng. Điều ǵ sẽ xảy ra nếu chính phủ Trung Quốc cấm Huawei xuất khẩu các bản vá phần mềm quan trọng khi có một cuộc tranh chấp thương mại với châu Âu? Chính phủ Mỹ, vốn đă cấm Huawei vào năm 2011, đă đe dọa sẽ hủy các thỏa thuận chia sẻ thông tin t́nh báo với các chính phủ phương Tây nếu họ không làm theo lời Mỹ.

    Cuộc tranh luận về Huawei ở Đức đă trở thành cuộc tranh luận lớn nhất ở Châu Âu về chính sách đối với Trung Quốc. Nó đụng đến một vài điểm nhạy cảm. Khu vực xuất khẩu lớn của Đức khiến nước này dễ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại; Trung Quốc và Mỹ là các đối tác thương mại lớn thứ nhất và thứ ba của Đức. Đức muốn sớm thoát khỏi t́nh trạng lạc hậu về viễn thông. Nhưng họ không muốn có một mối bất ḥa nữa với Mỹ sau khi đă chia rẽ về các vấn đề Iran, quốc pḥng, năng lượng và nhiều thứ khác.

    Không có ǵ ngạc nhiên khi chính phủ bị chia rẽ. Thủ tướng Angela Merkel và Peter Altmaier, bộ trưởng kinh tế của bà, muốn giữ cánh cửa mở cho Huawei bằng cách để các cơ quan kỹ thuật ra quyết định cuối cùng; Bộ Ngoại giao và các cơ quan t́nh báo th́ phản đối. Ngay cả sự kháng cự mạnh hơn cũng đă xuất hiện trong Bundestag (quốc hội liên bang). Đảng Dân chủ Xă hội, đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền với Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) trung hữu của bà Merkel đă đưa ra một lập trường cứng rắn bất ngờ chống lại việc để các “cơ sở hạ tầng trọng yếu” bị chi phối bởi Huawei. Các đảng đối lập, chẳng hạn như Đảng Xanh, cũng nghi ngờ về Huawei.

    Điều đó khiến đảng CDU đóng vai tṛ quyết định. Các nghị sĩ đảng này thường trung thành với bà Merkel, nhưng đối với nhiều người, Huawei đă chạm vào lằn ranh đỏ. Norbert Röttgen, người đứng đầu ủy ban đối ngoại của Quốc hội, đang cố gắng thuyết phục các đồng nghiệp trong CDU của ḿnh ủng hộ một nghị quyết nhằm thúc giục chính phủ buộc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nước ngoài phải vượt qua bài kiểm tra về mức độ “đáng tin cậy”. Nếu xét mối liên hệ với nhà nước Trung Quốc, Huawei có thể không vượt qua được bài kiểm tra này.

    Bà Merkel, đang trong những năm cuối của nhiệm kỳ thủ tướng của ḿnh, đang dần mất quyền kiểm soát cuộc tranh luận. Nhưng bà không chịu xuống nước. Bà lo ngại một lệnh cấm đối với Huawei sẽ gây ra sự trả đũa đối với các lợi ích sâu rộng của Đức tại Trung Quốc. Janka Oertel, một nhà phân tích t́nh h́nh châu Á tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, nói rằng Bắc Kinh có rất nhiều lựa chọn để trả đũa. Bà Merkel cũng lo lắng về một cuộc hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc mà bà sẽ chủ tŕ tại Leipzig vào tháng 9 tới. Các tranh căi về Huawei có thể làm thất bại các mục tiêu như việc kư một hiệp định đầu tư song phương.

    Nhưng bà Merkel cũng lưu tâm về vấn đề địa chính trị. Bà muốn tránh phải chọn phe trong cuộc chiến tranh lạnh công nghệ Mỹ – Trung đang leo thang. Một lệnh cấm Huawei ở Đức, đặc biệt nếu được các nước châu Âu khác áp dụng theo, có thể khiến rạn nứt lan rộng. Bà Merkel đă chọn một dịp lễ trao giải Âu – Mỹ trong tuần này để lập luận rằng Trung Quốc nên được gắn vào chứ không phải loại trừ khỏi trật tự đa phương.

    Nhưng các nghị sĩ không bị thuyết phục. Sau khi không thể giành được sự ủng hộ của họ, bà Merkel có thể muốn tŕ hoăn việc đưa ra quyết định về Huawei cho đến sau cuộc gặp với các nhà lănh đạo EU vào tháng 3 tới. Một chiến lược chung của châu Âu có thể giúp mỗi nước tự bảo vệ trước sự trả đũa của Trung Quốc. Cuộc tranh luận cũng phù hợp với những người muốn có một chính sách công nghiệp châu Âu tích cực hơn. Kể từ khi nhà nước Trung Quốc trợ cấp cho các công ty của ḿnh, nhiều người cho rằng EU nên hỗ trợ các nhà sản xuất thiết bị 5G của châu Âu như Nokia và Ericsson.

    Nhưng sự tŕ hoăn cũng có thể gây tác dụng ngược. Vào ngày 29 tháng 1, Ủy ban Châu Âu sẽ đề nghị các chính phủ xem xét việc cấm các nhà cung cấp thiếu tin cậy như là một trong số các kiến nghị về an ninh 5G nhằm thuyết phục những nhà hoạch định chính sách vẫn c̣n do dự. Bà Merkel có thể t́m cách thỏa hiệp bằng cách chặn Huawei không được tham gia các phần lơi của mạng 5G của Đức nhưng không ngăn họ tham gia cung cấp các ăng-ten ngoại vi (vốn mang lại nhiều lợi nhuận hơn). Tuy nhiên, điều đó vẫn không đủ đối với những người chỉ trích bà, những người nói rằng công nghệ 5G khiến sự khác biệt giữa các thiệt bị lơi và ngoại vi không c̣n rơ ràng. Bà Merkel không muốn phải chọn (bên). Nhưng có thể bà phải làm như vậy.

    The Economist

    Nguồn: Angela Merkel is loth to take sides over Huawei - The Economist Jan. 23rd 2020

  2. #2
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    T̉A ÁN TỐI CAO CHLB ĐỨC RA PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG VỀ VỤ NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM TỔ CHỨC BẮT CÓC TRỊNH XUÂN THANH TẠI BERLIN (HIẾU BÁ LINH)
    Tháng 1 29, 2020
    ‘…Ṭa án h́nh sự cao nhất nước Đức một lần nữa xác định rằng vụ bắt cóc thân chủ tôi là một hành vi của Nhà nước Việt Nam vi phạm Công pháp quốc tế, cũng như thế, việc giam giữ thân chủ tôi tại Việt Nam kéo dài cho đến nay là bất hợp pháp từ quan điểm của Đức…’


    Phán quyết cuối cùng của Ṭa án Tối cao CHLB Đức (số 3 StR 562/18) vừa được đưa ra hôm 28.1.2020 kết luận Nhà nước CHXH CN Việt Nam đă cử mật vụ đột nhập lănh thổ Đức để bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, vi phạm vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các công ước mà Chính phủ Việt Nam đă kư kết.

    Luật sư Schlagenhauf ngay lập tức yêu cầu Chính phủ Đức can thiệp trả tự do cho ông Trịnh Xuân Thanh đang bị giam giữ tại Hà Nội.

    Hôm nay 28/01/2020 bà Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh tại Đức, đă ra một Thông cáo báo chí, trong đó bà yêu cầu Chính phủ Đức tiếp tục can thiệp với phía Việt Nam để trả tự do cho thân chủ của bà là Trịnh Xuân Thanh.

    Thông cáo báo chí mở đầu bằng Quyết định của Ṭa án Tối cao CHLB Đức bác bỏ đơn kháng án của Nguyễn Hải Long mà bà mới vừa nhận được hôm nay 28/01/2020.

    Với Quyết định này (ra ngày 07.08.2019), Ṭa án Tối cao CHLB Đức xác định rằng trong vụ bắt Trịnh Xuân Thanh, bị cáo Nguyễn Hải Long đă bị buộc tội đúng theo luật pháp về hoạt động t́nh báo như là một điệp viên, cũng như tiếp tay cưỡng đoạt tự do trong 2 trường hợp (Trịnh Xuân Thanh và người t́nh Đỗ Thị Minh Phương), và bản án 3 năm 10 tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Hải Long đă được xác nhận.

    Như vậy Nguyễn Hải Long bị y án 3 năm 10 tháng tù. Đây là ṭa án cao nhất nước Đức, không c̣n ṭa án nào nữa để chống án.

    Trong Thông cáo báo chí, bà luật sư Schlagenhauf nhấn mạnh, Ṭa án Tối cao cũng đưa ra dẫn giải rằng “trong suốt quá tŕnh xét xử, việc giam giữ bởi một nhà-nước-bắt-cóc không thể nào được coi là chính đáng trong mọi trường hợp. Do đó, việc giam giữ sau vụ bắt cóc vi phạm Công pháp quốc tế th́ được chứng minh là bất hợp pháp căn cứ vào vụ án h́nh sự này …” (trích nguyên văn từ Quyết định của Ṭa án Tối cao).

    Cuối cùng trong Thông cáo báo chí, luật sư Schlagenhauf kết luận:

    Như vậy, Ṭa án h́nh sự cao nhất nước Đức một lần nữa xác định rằng vụ bắt cóc thân chủ tôi là một hành vi của Nhà nước Việt Nam vi phạm Công pháp quốc tế, cũng như thế, việc giam giữ thân chủ tôi tại Việt Nam kéo dài cho đến nay là bất hợp pháp từ quan điểm của Đức.

    Bản Thông cáo báo chí kết thúc bằng lời yêu cầu Chính phủ Đức “không giảm bớt nổ lực để trả tự do cho thân chủ tôi khỏi nhà tù Việt Nam”.


    Thông cáo báo chí của Luật sư Schlagenhauf hôm 28.01.2020


    Bị cáo Nguyễn Hải Long bị kết án 3 năm 10 tháng v́ hoạt động gián điệp cho nhà nước Việt Nam để tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức

    Hiếu Bá Linh

    Nguồn: thoibao.de/toa-an-toi-cao-chlb-duc-ra-phan-quyet-cuoi-cung-ve-vu-nha-nuoc-chxhcn-viet-nam-to-chuc-bat-coc-trinh-xuan-thanh-tai-berlin

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Nghị Viện Châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit


    Phiên họp Nghị Viện Châu Âu thông qua thỏa thuận Brexit ngày 29/01/2020.

    Thủ tục cuối cùng trước ngày nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu đă hoàn tất. Chiều ngày 29/01/2020 Nghị Viện Châu Âu thông qua văn bản chia tay với vương quốc Anh với 621 phiếu thuận, 49 phiếu chống và 13 người không bỏ phiếu.



    Các nghị viên châu Âu đồng thanh cất tiếng hát ca khúc Auld Lang Syne như một lời chia tay với 73 đồng nhiệm Anh.

    Bước kế tiếp là vào lúc 23 giờ giờ quốc tế đêm 31/01/2020 nước Anh chính thức ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và cũng kể từ thời điểm đó, Luân Đôn và Brxuelles bắt tay vào các ṿng đàm phán về quan hệ trong tương lai giữa Vương quốc Anh và 27 thành viên c̣n lại trong Liên Âu. Trên nguyên tắc, thời hạn đàm phán dư dự trù kéo dài đến ngày 31/12/2020.

    Thông tín viên đài RFI Pierre Benazet từ Bruxelles:

    Đàm phán về quan hệ tương lai giữa Anh và Liên Âu sẽ gay go v́ thủ tướng Boris Johnson hứa với cử tri là sẽ không kéo dài giai đoạn chuyển tiếp, trong khi đó th́ c̣n rất nhiều chủ đề gây bất đồng, thí dụ như trên vấn đề đánh bắt hải sản.

    Châu Âu muốn hoạt động trong các vùng biển của Anh, ngược lại Luân Đôn đ̣i ngư dân châu Âu phải được chính quyền Anh cấp giấy phép hoạt động.

    Tuy nhiên Anh Quốc lại muốn hải sản của Anh dễ dàng thâm nhập thị trường chung châu Âu. Đây chỉ là một trong số rất nhiều bất đồng, thí dụ như trong lĩnh vực xuất khẩu xe hơi hay các điều kiện về giao dịch tài chính với Liên Âu...

    Một số quốc gia trong Liên Hiệp muốn để cho hàng hóa của Anh được tự do thâm nhập thị trường châu Âu, tức là hàng của Anh không bị đánh thuế hay bị áp đặt hạn ngạch, nhưng đổi lại th́ Luân Đôn phải đồng ư thay đổi các chuẩn mực của Anh để thích nghi với những chuẩn mực và quy tắc trong nội bộ của Liên Hiệp Châu Âu.

    Đến ngày 25/02/2020 Bruxelles sẽ chính thức trao cho Ủy Ban Châu Âu trọng trách đàm phán với Luân Đôn về giai đoạn hậu Brexit này. Phía Anh Quốc yêu cầu Nghị Viện Châu Âu có những biện pháp hào phóng với một thành viên cũ của Liên Âu, nhưng tại Bruxelles, nhiều nhà quan sát cho rằng, kết thúc đàm phán vào cuối tháng 12 năm nay là nhiệm vụ bất khả thi.

  4. #4
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Mạng 5G: Liên Âu hé cửa cho Hoa Vi, với nhiều quy định nghiêm ngặt


    Tập đoàn Hoa Vi : Bài toán nhức đầu với châu Âu. Ảnh minh họa REUTERS/Dado Ruvic/Illustration

    Cuộc chạy đua phát triển hệ thống mạng viễn thông 5G tiếp tục làm nổi rơ bài toán khó mà các nước châu Âu phải đối mặt trong việc cho phép hay không tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi (Huawei), vốn bị nghi ngờ là bàn tay nối dài của chính quyền Bắc Kinh. Ngày 29/01/2020, Ủy Ban Châu Âu ra thông báo chính thức về vấn đề này.



    Ủy Ban Châu Âu ra quyết định ra sao về quy chế đầu tư vào mạng viễn thông 5G ?

    Bất chấp nhiều sức ép nội bộ cũng như từ bên ngoài, đặc biệt từ phía Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu đă quyết định không công khai loại trừ tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi ra khỏi các hợp đồng xây dựng mạng viễn thông 5G tại châu Âu (điều mà Washington và một số đồng minh như Nhật Bản, Úc… đă tiến hành, do lo ngại an ninh quốc gia bị đe dọa), tuy nhiên, Bruxelles cũng đặc biệt nhấn mạnh đến các nguy cơ đối với an ninh quốc gia, và đặt ra nhiều rào cản cho sự tham gia của các tập đoàn bị nghi ngờ. Dĩ nhiên là Hoa Vi không bị nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu tập đoàn Trung Quốc là đối tượng chủ yếu của mối nghi ngờ này.

    Ủy Ban Châu Âu không đưa ra các quy định bắt buộc đối với các nước thành viên, nhưng cung cấp một ''tập hợp các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ về an ninh gắn liền với việc triển khai mạng 5G'' và khuyến cáo các quốc gia thành viên ''đánh giá một cách khách quan các nguy cơ'' và sử dụng ''các biện pháp giảm nhẹ nguy cơ một cách đúng mức''.

    Thách thức kép đối với Liên Âu là : vừa mở cửa thị trường nội địa của khối, để tận dụng tối đa các lợi thế của mạng viễn thông 5G, được coi là đóng ''một vai tṛ quyết định trong sự phát triển tương lai của nền kinh tế và xă hội kỹ thuật số của châu Âu'', nhưng đồng thời cũng phải bảo đảm giảm thiểu tối đa các nguy cơ đối với an ninh mỗi nước và an ninh toàn khối. Dựa trên ''tập hợp các biện pháp giảm thiểu nguy cơ về an ninh'' được Bruxelles cung cấp, mà mỗi quốc gia sẽ tự đưa ra các quyết định, từ ''giới hạn'' cho đến ''loại trừ hoàn toàn'' một nhà cung cấp ra khỏi thị trường 5G, v́ lư do an ninh. Bruxelles đặc biệt nhấn mạnh đến việc, trong trường hợp cần thiết, cần loại trừ một số nhà cung cấp bị coi là ''có nguy cơ cao'', ra khỏi các thành phần căn bản được coi là nhạy cảm, dễ bị tổn thương, như ''các chức năng thuộc về phần trung tâm của mạng 5G'', thường được gọi là ''phần lơi của mạng''.

    Cùng với các quy định về bảo đảm giảm thiểu nguy cơ về an ninh, Bruxelles cũng lưu ư các quốc gia thành viên cần xác lập chiến lược để bảo đảm có được đông đảo nhà cung cấp trang thiết bị tham gia vào thị trường mạng viễn thông 5G.

    Theo yêu cầu của Bruxelles, các quốc gia thành viên sẽ phải có các biện pháp để thực thi khuyến nghị của Liên Âu trước ngày 20/04/2020.

    Tập đoàn Hoa Vi phản ứng ra sao sau quyết định của Ủy Ban Châu Âu ?

    Lẽ dĩ nhiên là Hoa Vi hoan nghênh quyết định của Ủy Ban Châu Âu. Sau khi Bruxelles chính thức có văn bản thông báo về vấn đề này, tập đoàn Trung Quốc ra thông điệp ca ngợi Liên Hiệp Châu Âu và trước đó là nước Anh đă hoàn toàn tin tưởng vào Hoa Vi trong việc phát triển mạng viễn thông 5G. Trả lời AFP, phó chủ tịch Hoa Vi Victor Zhang đánh giá là quyết định này cho phép châu Âu phát triển được ''một cơ sở hạ tầng viễn thông tân tiến hơn, an toàn hơn và hiệu quả hơn, thích ứng với tương lai''. Trên thực tế, quyết định của Bruxelles không phải là điều bất ngờ với tập đoàn Trung Quốc.

    Trong một cuộc trả lời báo Bỉ L’Echo trước khi Liên Âu ra quyết định, ông Walter Ji, lănh đạo của Huawei Europe, đă khẳng định tập đoàn này không thể bị loại trừ khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Người đứng đầu Huawei Europe khẳng định với đầy vẻ tự tin : ''Chúng tôi đă có được các quan hệ chặt chẽ và đặt được các nền tảng vững chắc với các đối tác công nghệ khu vực. Công nghệ của chúng tôi rất tân tiến và mang lại nhiều lợi thế về thương mại cho các nhà mạng địa phương. Điều đó (tức quyết định loại trừ) sẽ không xảy ra''.

    Tại sao Hoa Vi rất tự tin vào việc châu Âu phải chấp nhận để tập đoàn này tham gia vào thị trường 5G ?

    Lợi thế về kinh tế mà Hoa Vi có thể mang lại cho các nước châu Âu là đáng kể, khi để cho Hoa Vi tham gia vào thị trường 5G này. Theo ước tính của GSMA (Hiệp hội các đối tác lớn về điện thoại viễn thông – Le Figaro ngày 7/6/2019), nếu không có Hoa Vi, Liên Âu sẽ phải tốn thêm 55 tỉ euro cho mạng 5G. Hoa Vi cùng với hai tập đoàn cung cấp thiết bị 5G lớn nhất, là Nokia và Ericsson, chiếm đến 80% thị phần châu Âu. Không có sự tham gia của Hoa Vi cũng có thể làm chậm lại việc triển khai mạng 5G tại châu Âu khoảng 18 tháng. Ngoài ra, thiệt hại do việc chậm triển khai 5G có thể khiến châu Âu thiệt hại khoảng 15 tỉ euro vào năm 2025. T́nh h́nh càng thêm phức tạp với châu Âu là có đến 200 nhà cung cấp dịch vụ mạng cho thị trường 300 triệu dân của khối, so với Hoa Kỳ chỉ có 4 nhà cung cấp dịch vụ.

    Phản ứng của các tập đoàn cạnh tranh với Hoa Vi sau quyết định của Bruxelles ?

    Việc châu Âu ra quyết định về hàng loạt các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh đối với mạng 5G cũng ngay lập tức được các tập đoàn cạnh tranh với Hoa Vi hoan nghênh. Hôm thứ Sáu 31/01, Ericsson ra thông báo ca ngợi ''tiếp cận tổng thể'' của Liên Âu về mạng 5G, và khẳng định ủng hộ tiến tŕnh của châu Âu, nhằm bảo đảm một mức độ an ninh cao cho các công dân và doanh nghiệp châu Âu. Nokia cũng ra một thông điệp tương tự.

    Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo là việc Hoa Vi bị giới hạn trong việc tham gia vào thị trường 5G sẽ đặt gánh nặng rất lớn lên hai tập đoàn cung cấp trang thiết bị 5G chủ chốt c̣n lại. Nokia và Ericsson không dễ đáp ứng được các đ̣i hỏi của thị trường, như nhận định của nhà phân tích của Assembly Research, ông Matthew Howett. Một số nhà quan sát nói đến một ''món quà tẩm thuốc độc'' của châu Âu với Nokia và Ericsson.

    Triển vọng cuộc chiến 5G tại châu Âu sẽ ra sao ?

    Cuộc chiến giành giật thị trường tại châu Âu giữa Hoa Vi và hai tập đoàn viễn thông châu Âu, Nokia và Ericsson, hiện đang rất cam go. Giữa tháng Giêng 2020, Ericsson cho AFP biết là đă có 79 hợp đồng 5G tại châu Âu, Nokia có được 63. Hồi tháng 12/2020, tập đoàn Trung Quốc cho biết đă có được 65 đơn đặt hàng.

    Cuộc chiến giành giật các hợp đồng 5G tại châu Âu hứa hẹn sẽ vẫn quyết liệt trong thời gian tới. Trong lúc Hoa Vi phải đối mặt với nhiều rào cản tại Liên Âu, tập đoàn Trung Quốc - bị nghi ngờ là tay trong của chính quyền Bắc Kinh này – có được nhiều lợi thế về tài chính. Theo một điều tra, do báo Mỹ Wall Street Journal thực hiện, tập đoàn Trung Quốc, trong thời gian từ năm 2013 đến 2018, nhận được tài trợ từ Nhà nước số tiền gấp đến 17 lần so với tập đoàn đa quốc gia Phần Lan Nokia. Ericsson không hề được tài trợ.

    Trong thời gian chờ đợi quyết định của nhiều quốc gia thành viên châu Âu về mạng 5G, tập đoàn Hoa Vi tiếp tục chiến dịch quyến rũ châu Âu. Hôm 04/02, Hoa Vi tuyên bố sẽ bố trí ''nhiều nhà máy'' sản xuất các thiết bị 5G trên lănh thổ châu Âu.

    Về phía nhiều nước châu Âu, cuộc cờ 5G với Hoa Vi rơ ràng là chỉ mới bắt đầu. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trước khi Ủy Ban Châu Âu ra thông báo chính thức, ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội địa châu Âu, chính trị gia Pháp Thierry Breton, nhấn mạnh là châu Âu không hề chậm trễ về 5G, về mặt công nghệ, cũng như về phương diện triển khai. Ủy viên châu Âu phụ trách thị trường nội địa cũng lưu ư là châu Âu phải bảo đảm được ''chủ quyền về công nghệ'' đối với các mạng viễn thông 5G cũng như về các dữ liệu sẽ lưu hành trên các mạng 5G.

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Dân châu Âu thiếu tin tưởng vào lá chắn Mỹ nếu bị Nga tấn công


    Thượng đỉnh NATO ngày 04/12/2019 tại Watford, ngoại ô bắc Luân Đôn, Anh Quốc. Từ trái sang phải: thủ tướng Anh Boris Johnson, tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg, TT Mỹ Donald Trump (G), TT Pháp Emmanuel Macron và TT Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. REUTERS/Jeremy Selwyn

    Niềm tin của công dân các nước thành viên khối Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào sự hỗ trợ của quân đội Mỹ trong trường hợp đất nước họ bị Nga tấn công ngày càng sụt giảm. Đây là kết quả một nghiên cứu do Pew Research Center công bố ngày 10/02/2020.



    Cứ hai năm một lần, viện thăm ḍ thực hiện một cuộc điều tra công luận về NATO. Cuộc điều tra vừa công bố được tiến hành vào mùa hè 2019 đối với 21.000 người tại 19 quốc gia.

    Kết quả cho thấy 60% số người được hỏi tại các nước thành viên khối NATO nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân sự nếu như Nga tấn công một nước thành viên của khối. Chỉ có khoảng 29% là cho rằng Hoa Kỳ sẽ không đến cứu giúp.

    Theo quan sát của Viện Pew, câu trả lời cho câu hỏi này đă thay đổi nhiều so với năm 2015 và trong nội bộ các nước thành viên, có sự chia rẽ về vấn đề này. So với cách nay bốn năm, niềm tin của người dân Pháp vào vai tṛ của Mỹ đă bị sụt giảm đến 8 điểm, tại Đức là 5 điểm, Canada 3 điểm và tại Hungary là đến 16 điểm. Ngược lại, ở Anh Quốc và Ư, mức độ tin tưởng vào Mỹ tăng thêm 7 điểm và ở Thổ Nhĩ Kỳ là 6 điểm.

    Điều thú vị là cũng giống như năm 2015, người dân các nước thành viên trong khối NATO có một lập trường không thay đổi : Không mấy hào hứng về ư tưởng đất nước của họ phải đến giải cứu một nước khác trong khối nếu bị Nga tấn công.

    Chỉ có 5 trong số 16 nước thành viên có liên quan đến nghiên cứu này - Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc và Litva - ở đó, đại đa số những người được hỏi cho rằng nên tham gia vào một chiến dịch quân sự để tuân thủ các ràng buộc của điều khoản số 5, quy định rằng « một cuộc tấn công nhắm vào một nước thành viên được xem như là một hành động gây hấn chống lại cả khối ».

    Pew nhận thấy tỷ lệ này cũng đă bị sụt giảm chỉ c̣n có 41% ở Pháp và Tây Ban Nha, 36% ở Cộng Ḥa Séc, 34% ở Đức, 33% ở Hungary, 32% ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng như là Slovakia. Tỷ lệ này c̣n thấp hơn ở Hy Lạp và Ư là 25% và chỉ vừa ở mức 12% tại Bulgari.

    Nghiên cứu này giải thích rơ v́ sao tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng « NATO chết năo », nguyên thủ Mỹ - Donald Trump chê là « lỗi thời » và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có thể ngang nhiên điều quân tấn đánh người Kurdistan tại Syria, đồng minh của liên quân quốc tế chống Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech.

  6. #6
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    hết hơi? EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già

    Đức : Quyền lực Angela Merkel bị « lâm nguy » RFI



    Tại Đức, chính trường bị rúng động sau khi AKK – tên gọi tắt của bà Annegret Kramp-Karrenbauer – tuyên bố sẽ rời chức chủ tịch đảng CDU trong những tháng sắp tới, một khi người kế nhiệm đă được chọn.

    Với thông báo này, xem như « AKK » cũng quyết định không đại diện cho đảng CDU ra ứng cử chức thủ tướng. Theo Les Echos, đây chính là hệ quả của cuộc bầu cử vùng Thuringe, một thủ hiến thuộc đảng CDU về đầu cuộc đua nhờ vào lá phiếu của đảng cực hữu AfD.

    Quyết định này của « AKK » không chỉ nhấn ch́m đảng CDU vào một cuộc khủng hoảng chính trị (LaCroix) mà c̣n đẩy quyền lực của bà Angela Merkel vào một ṿng xoáy (Le Figaro).

    V́ đâu nên nỗi ? Theo phân tích của Claire Demesmay, Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại của Đức, « sự tiến triển địa bàn cử tri của đảng cực hữu AfD là một cơn ác mộng cho chính phủ Đức hiện nay và ảnh hưởng của đảng này có thể nhận thấy trong mọi vấn đề quan hệ quốc tế, chẳng hạn như trong vấn đề di dân ».

    Theo Le Figaro, người kế nhiệm AKK sẽ có một trọng trách khá nặng là phải « làm rơ » đường hướng của đảng CDU như yêu cầu của đảng Xă Hội SPD nhưng không được trái ư với bà Merkel : Không đối thoại với AfD. Tuy nhiên, theo nhận xét bi quan của Der Spiegel, bất kể người kế nhiệm lănh đạo đảng có là ai đi chăng nữa, đó cũng sẽ làm một nhiệm vụ bất khả thi. Theo tờ báo Đức này, Angela Merkel không c̣n chọn lựa nào khác ngoài việc từ nhiệm và khởi động bầu cử lập pháp trước thời hạn, sáu tháng trước khi Đức làm chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Tin nóng RFA | Nghị viện Châu Âu thông qua Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam



  8. #8
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Khủng hoảng chính trị : Bỉ không có chính phủ từ gần một năm nay


    Bộ trưởng Tư Pháp Bỉ Koen Geens trong cuộc họp báo sau khi gặp Vua Bỉ tại Cung Hoàng Gia, Bruxelles, ngày 31/01/2020 NICOLAS MAETERLINCK / BELGA / AFP

    Dân Bỉ mới bầu lại Quốc Hội cách đây hơn 260 ngày, nhưng vương quốc này vẫn chưa thành lập được chính phủ liên minh. T́nh h́nh càng rối ren kể từ tối thứ Sáu 14/02/2020 khi phái viên được nhà vua đề cử để thành lập chính phủ đă từ nhiệm.



    Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Laxmi Lota, giải thích thêm:

    Bộ trưởng Tư Pháp Koen Geens đă rất hy vọng thành lập được một chính phủ. Nhưng khi trở thành phái viên của Quốc Vương Bỉ, ông đă phải chịu thua, từ nhiệm sau 15 ngày làm việc.

    Lư do là ông không thể đạt thỏa thuận giữa các đảng phải khác nhau về một chính phủ liên minh.

    Đảng N-VA theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa và đảng Xă Hội đă về đầu trong cuộc bầu cử vừa qua, nhưng lại không muốn cầm quyền chung với nhau. Trước t́nh h́nh bế tắc kéo dài hàng tháng trời, hai bên đă cố tiếp xúc với nhau để thảo luận nhưng không kết quả ǵ.

    Cách đây vài ngày đảng Xă Hội đă cho rằng thương lượng với những kẻ dân túy đă trở nên một cực h́nh. C̣n về phía đảng N-VA th́ họ tố cáo thái độ áp đặt của đảng Xă Hội.

    Trước viễn cảnh có chính phủ vẫn mờ ảo, nước Bỉ có thể phải chuẩn bị trở lại pḥng phiếu.

    Thế nhưng các đảng chính trị không mấy tán thành, ngoại trừ đảng cực hữu Vlaams Belang. Đảng này c̣n đưa ra kiến nghị tổ chức bầu cử trước thời hạn. Các cuộc thăm ḍ cho thấy đảng cực hữu sẽ thắng lớn ở vùng Flandres, với gần 30% ư định bầu, nếu người Bỉ phải đi bầu lại.

    Nước Bỉ đă chính thức không có chính phủ từ hơn 420 ngày, sau khi liên minh cầm quyền tan vỡ do bất đồng về vấn đề di trú.

    Và với kỷ lục 541 ngày không chính phủ trong hai năm 2010-2011, nước Bỉ quả đă nổi tiếng là một đất nước bất trị.

  9. #9
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Đức: Nổ súng gần Frankfurt, 9 người thiệt mạng


    Hiện trường một trong hai vụ xả súng tại Hanau, gần Frankfurt, Đức, tối ngày 19/02/2020. REUTERS/Kai Pfaffenbach

    Vụ xả súng đã diễn ra vào tối qua, 19/02/2020, tại hai quán rượu, ở Hanau, gần Frankfurt, làm cho 9 người chết và 5 người bị thương. Hung thủ đi xe hơi đã lần lượt nã súng vào hai quán rượu, ở hai khu phố khác nhau.


    Cảnh sát mở cuộc truy lùng và đă t́m thấy hung thủ chết tại nhà, cùng với một thi thể thứ hai. Trong một thông cáo, cảnh sát cho biết là không có dấu hiệu ǵ là có nghi phạm khác. Nguyên nhân vụ nổ súng vẫn chưa rơ.

    Thông tín viên RFI, tại Đức, Nathalie Versieux, cho biết thêm chi tiết về nhân vật t́nh nghi đă làm nước Đức chấn động:

    "Vào sáng nay, vụ việc vẫn c̣n nhiều điểm chưa rơ. Điều mà người ta biết là nghi phạm đă được t́m thấy chết tại nhà. Chiếc xe hơi hung thủ sử dụng hiện đang ở trong tay cảnh sát, trong xe có rất nhiều đạn dược và tạp chí chuyên về súng ống.

    Theo báo Bild Zeitung, hung thủ là người Đức, có giấy phép săn bắn. Cuộc truy t́m đă bắt đầu ngay trước 23 giờ tối qua. Cảnh sát sử dụng trực thăng truy lùng. Hung thủ bị nhận diện qua các lời chứng. Và lệnh tấn công vào nhà nhân vật này được đưa ra vào lúc 3 giờ sáng nay.

    Thi thể 2 người được t́m thấy tại đây, trong đó có hung thủ. Vài phút sau, cảnh sát rời đi cùng với người bố bị còng tay của kẻ sát nhân.

    Người ta vẫn không hiểu nguyên nhân của hành động giết người tối qua, và đây là điều càng đáng ngại hơn tại Đức, trong bối cảnh các hành động khủng bố cực hữu tăng lên từ nhiều tháng qua.

    Phát ngôn viên của chính phủ Steffen Seibert vào sáng nay đă gởi lời chia buồn đến gia đ́nh các nạn nhân".

  10. #10
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    EU - Liên Hiệp Âu Châu - Lục Địa già hết hơi?

    Liên Hiệp Châu Âu : Đàm phán về ngân sách chung thất bại



    Đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, điều quan trọng là ngân sách dành cho nông nghiệp tạm thời vẫn được giữ nguyên.

    Kết thúc hai ngày họp thượng đỉnh tại Bruxelles vào tối 21/02/2020, 27 thành viên Liên Hiệp Châu Âu không đạt được đồng thuận về ngân sách chung cho giai đoạn 2021-2027. Một trong những vướng mắc là chính sách nông nghiệp chung của châu Âu (PAC). Đây là ngân sách đầu tiên từ khi Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.



    Đặc phái viên Aabla Jounaïdi gửi về bài tường tŕnh từ Bruxelles :

    "Đạt được thỏa thuận giữa 27 thành viên về ngân sách trong vỏn vẹn một cuộc họp thượng đỉnh là kịch bản chưa từng xảy ra bao giờ. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel tuy vậy đă tưởng chừng vượt qua được thách thức đó. Ông đă bỏ ra rất nhiều thời gian để đàm phán cho đến khi phải chấp nhận thực tế qua tuyên bố : Đây là một đề tài rất khó. Các cuộc thương lượng đă diễn ra một cách rất gay go. Đặc biệt là trong bối cảnh Brexit. Vắng nước Anh, các bên phải bù vào từ 60 đến 75 tỉ euro. Chúng tôi đă làm việc rất cực nhọc để t́m cách trấn an các lo ngại và dung ḥa những quan điểm, lợi ích của các bên. Nhưng chúng ta cần có thêm thời gian.

    Tại Bruxelles, các nhóm đương đầu với nhau. Có những quốc gia quyết liệt chống lại việc phải đóng góp nhiều hơn. Ngược lại, một số khác th́ chủ trương duy tŕ một sự hài ḥa trong khối hay tài trợ cho chính sách nông nghiệp chung của châu Âu. Mỗi bên đều đặt quyền lợi của ḿnh lên trên hết.

    Vào lúc chuẩn bị khai mạc hội chợ nông nghiệp Paris vào hôm nay, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron hài ḷng v́ Bruxelles chưa quyết định về việc có cắt giảm hay không ngân sách dành ngành nông nghiệp của châu Âu. Nguyên thủ Pháp ghi nhận : Đă có một số cải thiện trên hồ sơ này để bảo vệ các nông gia Pháp, nhưng các bên vẫn chưa đạt được đồng thuận về chính sách nông nghiệp chung. Các biện pháp đề xuất vẫn chưa đủ. Các bên cần tiếp tục đối thoại.

    Như tất cả các ṿng đàm phán về ngân sách chung, các bên sẽ lại phải tổ chức một cuộc thượng đỉnh mới, có lẽ là trong vài tuần nữa, mà cũng có thể là trong vài tháng sắp tới".

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 24-11-2014, 11:23 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 22-08-2013, 05:07 PM
  3. Ba phim châu Á trên các màn ảnh lớn Liên hoan Cannes
    By Dac Trung in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 22-05-2012, 04:13 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2012, 08:13 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 15-02-2011, 05:41 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •