Page 11 of 19 FirstFirst ... 789101112131415 ... LastLast
Results 101 to 110 of 184

Thread: Biển Đông - Đông Nam á Châu

  1. #101
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Covid-19: Miến Điện viện cớ chống dịch để chặn hơn 200 trang mạng


    Nay Myo Lin, tổng biên tập trang tin Voice of Myanmar bị áp tải ra ṭa án ở Mandalay (Miến Điện) ngày 31/03/2020. REUTERS - STRINGER

    Quyền tự do ngôn luận tại Miến Điện ngày càng bị siết chặt. Chính quyền Naypiydaw ra lệnh đóng 221 trang mạng thông tin, trong số này có rất nhiều tờ báo độc lập. Lệnh cấm không được chính phủ thông báo chính thức, danh sách các trang mạng bị cấm cũng không được công bố công khai, một số nhà báo đă bị bắt giữ.



    Từ Rangun, thông tín viên Sarah Bakaloglou tường thuật :

    Thông tin do một trong số các nhà khai thác mạng đưa ra trong một thông cáo. Lúc ấy, người dân mới hay tin là chính phủ dùng đến một điều luật về viễn thông, cho phép trong trường hợp "khẩn cấp" và v́ quyền lợi chung được áp đặt các lệnh cấm. Bị giới truyền thông chất vấn, các quan chức Miến Điện tuyên bố là quyết định này một phần c̣n v́ mục đích chống thông tin sai lệch đang lan truyền, nhất là trong hoàn cảnh dịch Covid-19 hiện nay.

    Có điều là trong số hàng chục trang mạng bị chặn, có cả các trang thông tin độc lập… những tờ báo hay đưa tin các sự kiện tại những vùng có xung đột, những nơi mà các vụ xâm phạm nhân quyền thường hay xảy ra, và thông tin về t́nh h́nh các sắc tộc thiểu số của đất nước.

    Nhiều vụ khám xét của cảnh sát đă diễn ra tại các thành phố lớn như Rangun, Mandalay và Sittwe, tại trụ sở nhiều cơ quan truyền thông hay tại nhà các nhà báo. Tính đến hiện tại, ba nhà báo có nguy cơ lănh án tù chung thân, v́ bị cáo buộc là đă vi phạm luật chống khủng bố. Một trong số họ đă bị bắt, hai người khác đă bỏ trốn.

    Tội của họ là đă đăng một bài phỏng vấn với một nhóm quân nổi dậy, Quân Đội Arakan (Arakan Army). Nhóm du kích này – hiện đối đầu dữ dội với quân đội Miến Điện từ năm 2019 tại bang Arakan – gần đây bị quân đội nước này xếp vào diện "tổ chức khủng bố".

    Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), nhiều nhà báo khác có lẽ hiện cũng đang ẩn náu và sợ rằng họ cũng bị bắt v́ đă để cho lực lượng nổi dậy được lên tiếng…Nhiều tổ chức phi chính phủ lên án các hành động vi phạm tự do ngôn luận này của chính quyền Miến Điện.

  2. #102
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    HÔM NAY :Đại Tướng SAO SOKHA Campuchia Bị HUNSEN Truuy Sát Đào Tỵ Sang THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VN

    Tin Không Thể Kiểm Chứng

  3. #103
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Mỹ đả kích Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá Việt Nam
    Apr 6, 2020

    Ba tàu Hải cảnh Trung Quốc tham gia đâm ch́m, uy hiếp và tấn công các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam sáng sớm 2/4/2020. (H́nh: Thanh Niên do ngư dân cung cấp)


    WASHINGTON, Hoa Kỳ (NV) .- Bộ Ngoại Giao Mỹ đả kích Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá của Việt Nam hôm 2/4 là nằm trong chuỗi dài những hành động ngang ngược tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của họ trên Biển Đông.

    “Chúng tôi vô cùng quan ngại trước tin Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá của Việt Nam trong khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus hôm Thứ Hai 6/4 viết trong bản tuyên bố phổ biến trên trang mạng chính thức của Bộ. “Biến cố này là vụ sau cùng của một chuỗi dài những hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của họ và không có lợi cho các nước láng diềng Đông Nam Á ở khu vực Biển Đông.”


    Trong bản tuyên bố vừa kể, bà Ortagus nêu ra một chuỗi những sự kiện Bắc Kinh hành động trên Biển Đông trong khi Việt Nam cũng như cả thế giới dồn tất cả sự chú trọng vào việc đối phó với đại dịch COVID-19.

    “Từ khi đại dịch COVID-19 hoành hành trên thế giới, Bắc Kinh đă loan báo lập các “trạm nghiên cứu” mới trên các căn cứ quân sự xây tại các đảo nhân tạo Đá Chữ Thập và Đá Su-bi, đáp máy bay quân sự xuống đảo nhân tạo Đá Chữ Thập. Trung Quốc cũng liên tục cho lực lượng bán quân sự hoạt động quanh quần đảo Trường Sa.” Bản tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ viết.

    Bà Ortagus cũng nhắc lại cho biết cái vạch 9 đoạn mà Bắc Kinh vẽ ra để tuyên bố chủ quyền hơn 80% đến 90% Biển Đông đă bị ṭa trọng tài quốc tế tại The Hague, Ḥa Lan, bác bỏ trong phiên xử hồi Tháng Bảy 2016 khi Trung Quốc bị Phi Luật Tân kiện.

    “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc duy tŕ sự chú trọng vào việc hậu thuẫn các nỗ lực quốc tế đối phó với đại dịch trên toàn cầu, và ngừng ngay việc lợi dụng sự phân tâm hoặc yếu thế của các nước khác để bành trướng tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của họ trên Biển Đông”. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố.


    Bộ Ngoại Giao Mỹ ra tuyên bố về vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đâm ch́m tàu đánh cá của Việt Nam hôm 2/4/2020. (H́nh: NV cắt từ internet)
    Một ngày sau khi vụ đâm tàu cá của ngư dân Quảng Ngăi xảy ra, Bộ Ngoại Giao Hà Nội nói đă gửi thông điệp phản đối Trung Quốc đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam hoạt động hợp pháp tại vùng biển Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền. Đồng thời kêu gọi Bắc Kinh bồi thường cho ngư dân Việt và trừng phạt những kẻ đă gây ra tai họa.

    Tuy nhiên, hôm Thứ Bảy 4/4, Cục cảnh sát biển Trung Quốc lại ra một bản thông cáo vu vạ ngược lại là tàu đánh cá của Việt Nam đă đâm tàu hải cảnh Trung Quốc mang số 4301 rồi ch́m. Đó là lời lẽ ngang ngược của kẻ mạnh v́ một chiếc tàu đánh cá vỏ gỗ của ngư dân Việt Nam chỉ hơn chục tấn lại liều lĩnh đâm tàu vỏ sắt hàng ngàn tấn và vơ trang đại bác của Trung Quốc chỉ để tự sát.

    H́nh ảnh do ngư dân chụp thấy phổ biến lại trên báo Thanh Niên 3 chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc tham gia đâm ch́m và uy hiếp tàu cá Việt Nam gồm các tàu mang số 4301, 4001 và 3001.

    Hôm Thứ Bảy, tờ Thanh Niên thuật lời ngư dân Vơ Duy Khánh, 36 tuổi, một trong những nạn nhân trên chiếc tàu QNg 90617 TS bị đâm ch́m cho biết khi ngư dân đang ngủ th́ bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm, hoàn toàn khác với lời lẽ của Cục Hải Cảnh Trung Quốc. Không những vậy, khi các tàu đánh cá khác của Việt Nam trong khu vực chạy đến ứng cứu th́ bị các tàu hải cảnh Trung Quốc uy hiếp, tấn công, gây nhiều thiệt hại tài sản.(TN)

  4. #104
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Trung Quốc đáp trả chỉ trích của Mỹ về Biển Đông


  5. #105
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Nhân dịch bệnh, Trung Quốc lộng hành
    Nguyễn Hải Quân
    2020-04-07




    H́nh minh hoạ. Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông hồi tháng 12/2016
    Reuters
    Trung Quốc t́m cách gia tăng ảnh hưởng

    Thời gian gần đây, Trung Quốc đă tiến hành các cuộc tập trận quân sự và triển khai các khí tài quân sự cỡ lớn tới Biển Đông, đồng thời tuyên bố đạt những bước tiến mới trong lĩnh vực khai thác các nguồn năng lượng đang có tranh chấp ở vùng biển giàu nhiên liệu hóa thạch này.

    Trong khi một số người coi việc tuyên truyền của Trung Quốc cho các hoạt động trên là một h́nh thức để cổ vũ người dân trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn, th́ nhiều người khác lại nh́n nhận các cuộc diễn tập hải quân ngày càng hung hăng của nước này là mưu toan nhằm lợi dụng t́nh h́nh suy yếu của Mỹ để giành thêm lợi thế tại khu vực được coi là một trong những điểm nóng trên thế giới.

    Mặt khác, sự bùng phát của dịch COVID-19 cũng khiến các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách ở Biển Đông đối mặt với nhiều khó khăn chiến lược.

    Philippines và Malaysia, hai nước có những tranh chấp về lănh thổ trên biển với Trung Quốc, gần đây đă phải ra lệnh phong tỏa thủ đô hành chính và thương mại của ḿnh trong vài tuần, và giao cho quân đội trách nhiệm thực thi lệnh phong tỏa.

    Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và một số quan chức an ninh hàng đầu bao gồm Bộ trưởng Quốc pḥng Delfin Lorenzana đang phải tự cách ly, trong khi Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) Felimon Santos Jr gần đây đă xét nghiệm dương tính với COVID-19.


    Mỹ, quốc gia bảo đảm trật tự dựa trên luật pháp trong khu vực, hiện đang vật lộn với t́nh h́nh đại dịch tồi tệ nhất trên thế giới, khiến Nhà Trắng phải thực hiện các biện pháp đặc biệt, bao gồm gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử.

    Lầu Năm góc cũng được huy động để chống lại dịch bệnh theo Đạo luật sản xuất quốc pḥng, cho phép quân đội Mỹ cung cấp các dịch vụ y tế quan trọng, sản xuất và chuyển các thiết bị y tế cấp thiết cho các cơ quan và cơ sở dân sự. Trong t́nh h́nh đó, Trung Quốc đang cố lợi dụng t́nh h́nh dịch bệnh trên nhiều mặt trận.

    Một mặt, Bắc Kinh đă phát động một chiến dịch viết lại câu chuyện về đại dịch, bao gồm tuyên truyền ư kiến của các quan chức hàng đầu Trung Quốc cho rằng quân đội Mỹ đă đem virus tới Trung Quốc.

    Mặt khác, Bắc Kinh nỗ lực thúc đẩy chia rẽ ngoại giao giữa Mỹ và các đồng minh xuyên Đại Tây Dương truyền thống, trong đó có một nước gần đây đă cam kết gửi các tàu hải quân tham gia các hoạt động tự do hàng hải do Mỹ lănh đạo ở Biển Đông.

    Trung Quốc đă thổi phồng ảnh hưởng của lệnh cấm du lịch mang tính chiếu lệ của Mỹ đối với các quốc gia châu Âu có dịch COVID-19, trong khi “thể hiện” động thái được gọi là “ngoại giao khẩu trang” bằng hành động cung cấp thiết bị y tế cần thiết cho các quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất như Italy và Tây Ban Nha.

    Trong khi tự xưng là nhà lănh đạo toàn cầu vào thời điểm khủng hoảng, Bắc Kinh đang thúc đẩy việc mở rộng các ảnh hưởng chiến lược và kinh tế ở Biển Đông.

    Theo Bộ Tài nguyên Trung Quốc, nước này gần đây đă khai thác thành công khí tự nhiên từ băng cháy tại khu vực phía bắc Biển Đông, trở thành quốc gia đầu tiên ở Biển Đông khai thác băng cháy dưới đáy đại dương bằng phương pháp kỹ thuật khoan giếng ngang. Quá tŕnh sản xuất diễn ra trong khoảng thời gian từ 17/2 đến 18/3, khi dịch COVD-19 bắt đầu lây lan mạnh tại các quốc gia trên khắp thế giới.

    Những tiến bộ của Trung Quốc trong công nghệ phát triển năng lượng sẽ chỉ củng cố nỗ lực của nước này nhằm thống trị, nếu không nói là độc quyền, các mỏ dầu khí khổng lồ chưa được khai thác trong phạm vi được gọi là “đường 9 đoạn” chiếm gần 85% diện tích Biển Đông và chồng lấn với vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna phía bắc Indonesia.

    Cũng nhằm mục đích đó, Trung Quốc gần đây đă tiến hành các cuộc tập trận quân sự tại các khu vực tranh chấp, trong đó có các cuộc tập trận chống tàu ngầm được tổ chức ngay sau khi Lầu Năm góc triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS McCampbell thực hiện hoạt động tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên diện rộng ở Mỹ.

    Gia tăng cường độ hung hăng trên biển Đông

    Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng đă phô trương sức mạnh của các lực lượng hải quân trong khu vực thông qua các cuộc tập trận quân sự với sự tham gia của tàu sân bay đầu tiên của nước này, tàu Liêu Ninh, tiếp theo sau các cuộc tập trận ở phía Bắc Biển Đông.


    Những động thái của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) đang phá. vỡ cái gọi là sự trỗi dậy ḥa b́nh của nước này. Với việc Philippines hủy bỏ Hiệp định Thăm viếng quân sự (VFA) với Mỹ, các nhà lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy đă đến lúc phải xác định những không gian chiến lược của Bắc Kinh thông qua việc sử dụng sức mạnh quân sự. Vào tháng 10/2019, sau một loạt sự cố ở Băi Tư Chính vốn thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, Trung Quốc đă dịch chuyển trọng tâm sang Cụm đảo Sinh Tồn (Union Banks), một nhóm cấu trúc và đảo nhỏ ở gần khu vực trung tâm của Biển Đông hơn, để Bắc Kinh có thể kiểm soát các tuyến đường biển ở Biển Đông.

    Hồi đầu tháng này, máy bay quân sự Trung Quốc đă tiến hành các cuộc diễn tập chống tàu ngầm ở những vùng biển bị tranh chấp này. Hành động của Bắc Kinh là nhằm đáp trả việc chiến hạm USS Mc Campbell của Mỹ đi qua khu vực bị tranh chấp. Thêm vào đó, Trung Quốc đă tiến hành các cuộc tập trận chung vào giữa tháng 3/2020 mặc dù họ biết rất rơ các cuộc tập trận có nguy cơ gây khó chịu cho những quốc gia có yêu sách khác. Trung Quốc cũng đă kích hoạt lực lượng dân quân biển của họ, vốn có số lượng đông hơn số lượng tàu đánh cá của tất cả các nước có yêu sách khác ở Biển Đông cộng lại. Lực lượng dân quân biển bao gồm “các ngư dân” này lâu nay đều được các tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc hộ tống nhằm phô trương sức mạnh.

    Vào đầu tháng 3/2020, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng với một khu trục hạm hiện đại của Mỹ đă thực hiện chuyến thăm tới Đà Nẵng để kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt –Mỹ. Trung Quốc coi chuyến thăm Đà Nẵng của tàu USS Theodore Roosevelt là biểu hiện chứng tỏ sự gần gũi ngày càng tăng giữa Mỹ và Việt Nam bởi v́ đây là chuyến thăm thứ hai của một nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ tới Việt Nam. Đầu tuần trước (ngày 24/3), tàu khu trục mang theo tên lửa điều khiển USS Barry (DDG 52) của Hải quân Mỹ trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông đă bắn một quả tên lửa nhằm phô diễn khả năng tấn công của nó.

    Một ngày trước đó (23/3), chiếc máy bay trinh sát Lockheed EP-3E của Hải quân Mỹ đă thực hiện các phi vụ trinh sát ở khu vực giữa Đài Loan và Philippines (Eo biển Bashi). Điều này là để đáp trả lại hành động xâm phạm không phận Đài Loan của các máy bay quân sự Trung Quốc hồi đầu tháng Hai. Các động thái đáp trả cũng như các cuộc tập trận bắn đạn thật của Mỹ đă khiến Trung Quốc khó chịu đến mức Bắc Kinh đă cho chiếu tia laser vào các máy bay do thám của Mỹ đồng thời thực hiện nhiều phi vụ trên không ở Biển Đông bằng các máy bay vận tải quân sự Shaanxi Y-8.

    Mới đây, ngày 2/4 tàu Hải cảnh Trung Quốc đă đâm ch́m một tàu cá Việt Nam tại khu vực Hoàng Sa.

    Những hành động với cường độ ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc đă buộc Nhật Bản và Việt Nam phát triển hơn nữa các quan hệ quốc pḥng và chiến lược song phương.

    Nhằm đe doạ Việt Nam

    Các hành động hung hăng của Trung Quốc dường như một phần là nhằm đe doạ Việt Nam khi quốc gia này càng ngày càng phát triển quan hệ với phía Mỹ. Thái độ của Hà Nội trước các sự kiện Trung Quốc gây hấn trên biển Đông đang có những thay đổi đáng ngạc nhiên. Nếu như hồi năm ngoái trong sự kiện căng thẳng tại khu vực Băi Tư chính, các cơ quan truyền thông của Đảng im tiếng, th́ trong sự kiện Trung Quốc đâm tàu cá ngày 2/4, báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam đă có bài viết lên tiếng chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ.

    Do t́nh h́nh dịch bệnh nghiêm trọng ở Đông Nam Á, khả năng tổ chức một phiên họp khẩn cấp của ASEAN đang bị loại trừ. Có lẽ một vài cuộc đối thoại thông qua h́nh thức trực tuyến sẽ được tổ chức nhằm giải quyết t́nh h́nh dưới sự chủ tŕ của Việt Nam. Tuy nhiên, việc này có thể không thu hút sự chú ư của truyền thông quốc tế. Dường như các động thái của Trung Quốc cũng là nhằm đe dọa Việt Nam để Hà Nội không đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ chống lại Trung Quốc, cũng như nhằm phù hợp với “những mệnh lệnh” của Bắc Kinh tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN mà rốt cuộc nhiều khả năng có thể bị tŕ hoăn.

    Với t́nh h́nh dịch bệnh đang căng thẳng, thật là khó khăn cho Việt Nam khi không thể phát huy vai tṛ Chủ tịch ASEAN năm nay, cùng với các chiến dịch ngoại giao nhằm thúc đẩy vị thế của Việt Nam để gây sức ép lên Bắc Kinh.

    Trung Quốc đang lên kế hoạch cho một số kiểu hành động quân sự nào đó thông qua việc huy động lực lượng dân quân biển, lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân cũng như các máy bay chiến đấu. Chiến thuật dùng sức mạnh cưỡng ép nhằm vào những bên yếu hơn hơn sẽ giúp Trung Quốc thực hiện các cuộc đàm phán song phương, khiến những nước như Việt Nam phải tham gia đàm phán. Tuy nhiên, Việt Nam cần làm rơ lập trường của ḿnh rằng tất cả các cuộc đàm phán phải được thực hiện ở cấp độ đa phương. Các chiến thuật mà Trung Quốc đang sử dụng là nhằm tuyên bố những vùng biển xung quanh Biển Đông là “ao nhà” của họ, cũng như nhằm hoàn thành giấc mơ “đường 9 đoạn”. Trung Quốc đă và đang tăng cường đầu tư kinh tế cho Lào và Campuchia thông qua các dự án thuộc Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI), đồng thời cũng xây dựng các cảng biển và những cơ sở hạ tầng như đường băng và căn cứ quân sự để quân đội của họ sử dụng vào thời điểm khủng hoảng. Trung Quốc cũng đă triển khai khoảng 12 tàu ngầm không người lái ở Ấn Độ Dương để giám sát hoạt động của các tàu và tàu ngầm của Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ.

    Dường như Trung Quốc muốn Việt Nam thay đổi ư định trước các biện pháp cưỡng ép của họ và không đưa ra một tuyên bố lên án hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông. Nhưng các chiến lược gia và học giả tin rằng ASEAN có thể đoàn kết với nhau trước khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN diễn ra cũng như có thể đưa ra một tuyên bố với những ngôn từ mạnh mẽ chống lại các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông. Tất nhiên, với vai tṛ là Chủ tịch của ASEAN, Việt Nam sẽ đảm bảo chắc chắn rằng thông cáo của ASEAN sẽ coi các hoạt động của Trung Quốc là mối một đe dọa lớn. Hy vọng tuyên bố của Chủ tịch ASEAN năm nay sẽ tương tự như tuyên bố của năm 2019, hoặc thậm chí có thể sử dụng những từ ngữ mạnh hơn để tỏ rơ thái độ trước Trung Quốc.

    * Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

  6. #106
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Philippines bày tỏ đoàn kết với Việt Nam về vụ tàu cá Việt bị TQ đâm ch́m
    08/04/2020


    Tư liệu: Tàu cá ĐNa 90152TS bị Trung Quốc đâm ch́m ngày 29/5/2019, được trưng tại Nhà Trưng bày Hoàng Sa ở Đà Nẵng. Photo Báo Đà Nẵng.


    Bộ Ngoại giao Philippines hôm thứ Tư 8/4 ra thông cáo bày tỏ t́nh đoàn kết với Việt Nam và “quan ngại sâu sắc” về vụ TQ đâm ch́m một tàu cá Việt Nam tại khu vưc quần đảo Hoàng Sa.

    Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines nói hành động của TQ phương hại đến ḷng tin trong khu vực và nhắc lại nghĩa cử của ngư dân Việt Nam, cứu mạng 22 ngư dân Philppines khi họ bị bỏ rơi ở ngoài biển sau khi tàu cá của họ bị tàu Trung Quốc đâm ch́m vào tháng 6 năm 2019.

    “Kinh nghiệm tương tự của chúng tôi cho thấy vụ việc đó đă làm mất biết bao nhiêu là niềm tin trong mối quan hệ với nước bạn, và hành động nhân đạo của Việt Nam đă tạo ra niềm tin như thế nào khi ra tay cứu mạng sống của các ngư dân Philippines”.

    Thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines bày tỏ sự cảm kích đối với Việt Nam:

    “Chúng tôi vẫn cảm ơn và sẽ không bao giờ ngừng cảm ơn Việt Nam. Chính trong tinh thần ấy, chúng tôi ra thông cáo này để nói lên t́nh đoàn kết với Việt Nam.”

    Hôm 2/4 tàu cá QNg 90617 trên đó có 8 ngư dân VN đang hoạt động tại khu vực đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, th́ bị tàu hải cảnh TQ ngăn cản và đâm ch́m. 8 ngư dân Việt Nam được cứu vớt và đưa về đảo Phú Lâm.

    Hôm 3/4, VN trao công hàm cho Đại sứ quán TQ để phản đối hành động này. Tối ngày 3/4, TQ trao lại 8 ngư dân cho VN.

    Ngày 6/4, Hoa Kỳ bày tỏ “vô cùng quan ngại” về việc TQ đâm ch́m tàu cá VN. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói đây là động thái mới nhất “trong một chuỗi dài các hành động để khẳng định yêu sách chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc trên biển”, gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á.

    Việt Nam tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa, nhưng quần đảo này trên thực tế đă nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc từ năm 1974, khi TQ chiếm quần đảo này sau một trận hải chiến đẫm máu với hải quân VNCH.

  7. #107
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Biển Đông vẫn… ‘động’ nếu c̣n… biết ơn!
    08/04/2020


    Trân Văn
    Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, bảo vệ chủ quyền lănh hải trên Biển Đông. (Ảnh Cảnh sát biển Việt Nam chụp từ màn h́nh Dân Việt)


    Nh́n một cách tổng quát, việc tiết lộ công hàm mà chính phủ Việt Nam gửi cho Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc, bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam chẳng khác ǵ mở van, xả bớt áp lực đang tăng nhanh và cao trong tâm tư của người Việt trước sự kiện tàu hải cảnh của Trung Quốc lại đâm ch́m thêm một tàu đánh cá (mang số hiệu QNg 96017) ở vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa hôm 2 tháng 4.

    Sự kiện QNg 96017 lại làm người Việt sôi lên v́ giận. Bộ Ngoại giao Việt Nam lại chỉ trích, đ̣i Trung Quốc điều tra và bồi thường. Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục đưa ra những tuyên bố trâng tráo: QNg 96017 đắm là do… lao vào tàu của hải cảnh Trung Quốc!.. Đây không phải là lần cuối cùng tàu của Trung Quốc xâm nhập vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, đâm ch́m tàu đánh cá của ngư dân Việt! Chắc chắn sẽ c̣n nhiều sự kiện tương tự và Việt Nam sẽ c̣n… giao thiệp với Trung Quốc nhiều lần nữa!

    Những đợt… giao thiệp như thế không c̣n giúp người Việt hạ hỏa nhưng công hàm vừa được tiết lộ giúp họ b́nh tâm: Dường như chính phủ Việt Nam đă dấn bước trên con đường kiện Trung Quốc tại Ṭa án Quốc tế! Trong bối cảnh như hiện nay, Việt Nam sẽ không đơn độc khi đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của ḿnh tại biển Đông. Ít nhất là ngay sau khi xảy ra sự kiện QNg 96017, Mỹ đă lên án Trung Quốc lợi dụng đại dịch COVID-19 để củng cố các yêu sách phi pháp tại biển Đông…

    Liệu đó có phải là những… tin vui giữa giờ tuyệt vọng? Muốn t́m câu trả lời thỏa đáng, có lẽ nên đối chiếu với một loạt yếu tố trong tương quan về thời gian với sự kiện: Biển Đông không phải là tài sản riêng của đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta, tại sao “ta” không báo cáo với hàng trăm triệu người Việt – đối tượng mà “ta” phục vụ và “ta” vẫn thường khẳng định có quyền “biết”, quyền “bàn”, quyền “hành động” quyền “kiểm tra” - về việc gửi công hàm?

    Công hàm gửi ngày 30 tháng 3. QNg 96107 bị đâm ch́m ngày 2 tháng 4. Ngày 6 tháng 4 Bộ Ngoại giao Mỹ vừa chỉ trích Trung Quốc về hành động càn rỡ đối với QNg 96107, vừa công bố hàng loạt kế hoạch nhằm gia tăng khả năng giành chiến thắng khi đối đầu trực tiếp với Trung Quốc tại biển Đông nếu Trung Quốc không thoái bộ… Đồng đội, đồng chí, đồng bào bắt đầu đưa ra những so sánh bất lợi cho “ta” về trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc, ngày 7 tháng 4 “ta” mới bạch hóa công hàm…

    Công hàm “ta” gửi Liên Hiệp Quốc có thể là dọn đường cho việc dựa vào luật pháp quốc tế, sử dụng các định chế quốc tế, đối đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại biển Đông. Tuy nhiên, từ trước tới nay, có bao nhiêu lần “ta” hành xử hợp quy luật và theo logic thông thường? Bao nhiêu lần “ta” làm thiên hạ chưng hửng? Dă tâm của Trung Quốc như thế nào th́ cả thiên hạ lẫn “ta” biết cả, thế th́ tại sao ở “ta”, bày tỏ tâm tư về Trung Quốc vẫn bị xem là bị “các thế lực thù địch lôi kéo, kích động”?

    ***

    V́ nhiều lư do, Trung Quốc đă và sẽ c̣n là một đối thủ không dễ đối phó. Đối đầu với Trung Quốc có thể phải gánh chịu nhiều thiệt hại, ít nhất là về kinh tế - xă hội nhưng không phải là không thể. Chẳng hạn so với “ta”, Đài Loan ở t́nh thế ngặt nghèo hơn nhiều. Ḥn đảo này đă bị tước bỏ tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc, mất tư cách một quốc gia từ đầu thập niên 1970. Dù Trung Quốc t́m đủ mọi cách để nuốt chửng Đài Loan - “lănh thổ” phụ thuộc Trung Quốc - nhưng 50 năm qua vẫn không nuốt nổi.

    Bất kể Trung Quốc tận dụng tối đa ưu thế về thị trường, về giá nhân công, về khả năng thu hút đầu tư khuynh loát sức cạnh tranh của nhiều nền kinh tế, liên tục gây sức ép với các quốc gia trên toàn thế giới để cô lập Đài Loan, dù kinh tế Đài Loan cũng bị Trung Quốc chi phối, thậm chí c̣n liên tục bị Trung Quốc hăm dọa sẽ dùng vũ lực để “thống nhất lănh thổ” song Đài Loan vẫn t́m được lối riêng để đi.

    Đài Loan - “lănh thổ” xếp thứ 21 trên thế giới về sức mạnh kinh tế - tiếp tục củng cố tư thế như một đối tác đáng kính trọng của các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Gần đây, ấn tượng mà Đài Loan tạo ra trong việc đối phó với COVID-19, viện trợ của Đài Loan cho nhiều quốc gia khác để cùng pḥng, chống COVID-19 làm Trung Quốc nổi điên song không thể làm ǵ khác hơn… chửi đổng. Cục diện quốc tế có những ràng buộc để Trung Quốc không thể vọng động theo kiểu “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.

    Chưa rơ chính quyền Đài Loan sẽ ứng xử thế nào trước sự kiện mới nhất: 70% dân chúng Đài Loan muốn bỏ “China” ra khỏi Quốc hiệu (Republic of China) để minh định với cộng đồng quốc tế, Đài Loan là Taiwan, không liên quan đến Trung Quốc, thiên hạ không nên đối xử với người Đài Loan bằng định kiến dành cho công dân Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa nhưng có thể dùng sự kiện đó để so với… “ta”! Lúc nào th́ “ta” – vẫn thường tuyên bố là “của dân, do dân, v́ dân” – cho dân “ta” bày tỏ chính kiến như vậy?

    Trong quan hệ với Trung Quốc, tại sao Đài Loan có thể đứng vững trên đôi chân của họ? Cứ quan sát và ngẫm nghĩ kỹ ắt sẽ thấy, yếu tố đầu tiên là ḥn đảo này có nhiều tổ chức chính trị cạnh tranh với nhau để cầm quyền. Giống như nhiều quốc gia khác, ở Đài Loan, các tổ chức chính trị muốn trở thành đảng cầm quyền phải tự chứng minh họ hữu dụng, có khả năng nâng cao nội lực và bảo vệ sự độc lập của Đài Loan, tôn trọng quyền tự quyết của đồng bào, kể cả quyền lựa chọn tổ chức chính trị cầm quyền.

    May cho Đài Loan là không có tổ chức chính trị nào trở thành đảng cầm quyền nhờ được Trung Quốc hậu thuẫn “thống nhất đất nước”, thành ra không có đảng cầm quyền nào luôn luôn bày tỏ sự “biết ơn” vô điều kiện đối với “sự giúp đỡ quư báu” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. May cho Đài Loan là không có đảng cầm quyền nào đinh ninh: Có gạt bỏ toàn bộ dă tâm, sự càn rỡ của Trung Quốc - “người bạn xă hội chủ nghĩa rất lớn ở ngay bên cạnh, sẵn sàng hỗ trợ để xây dựng thành công chủ nghĩa xă hội” - th́ mới duy tŕ được “quyền lănh đạo toàn diện, tuyệt đối” trên xứ sở của ḿnh. Đó là lư do, Trung Quốc không ngừng khuấy động nhưng eo biển Đài Loan không… “động”!

    Chắc chắn tại Đài Loan, không có chính quyền nào thuộc bất kỳ đảng nào có thể lẳng lặng gửi cho Tổng Thư kư Liên Hiệp Quốc một công hàm phản đối sự càn rỡ của Trung Quốc và không thèm nói tiếng nào với dân chúng Đài Loan. Chắn chắn không có người nào trong số khoảng 25 triệu dân Đài Loan xem đó là hành động “tài t́nh, sáng suốt” và v́ vậy tiếp tục “ngậm đắng, nuốt cay”, tự an ủi là c̣n có thể hy vọng. Chắc chắn không có chính quyền nào thuộc bất kỳ đảng nào ở Đài Loan dám bày tỏ sự “biết ơn” v́ Đảng Cộng sản Trung Quốc đă giúp cho ḿnh trở thành đảng cầm quyền và sẽ giúp cho ḿnh măi măi là đảng cầm quyền!

    Nếu Đài Loan có một chính quyền như thế thuộc một đảng cầm quyền như thế th́ eo biển Đài Loan đă… “động” từ lâu và có nên từ đó mà ngẫm xem biển Đông có c̣n… “động” không, nếu nguồn lực quốc gia tiếp tục thất tán, sau các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, sắp đến lúc hợp tác xă lên ngôi v́ “kinh tế thị trường theo định hướng xă hội chủ nghĩa” sắp tái đăng quang? Làm sao có thể giữ biển Đông không… động khi kinh tế - xă hội Việt Nam tiếp tục chao đảo, ngả nghiêng, sự phụ thuộc vào Trung Quốc càng lúc càng lớn nhưng với đảng ta, quốc hội ta, nhà nước ta, chính phủ ta vấn nạn đó vẫn không quan trọng bằng việc tiếp tục uốn éo nhằm duy tŕ sự lănh đạo toàn diện, tuyệt đối của ḿnh?

  8. #108
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    TT HUNSEN Lên Án Phía VN Tiếp Tay Cho Đại Tướng SAO SAKHO,
    Chu Cấp Máy Bay Trực Thăng Quân Sự MI24


  9. #109
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    Chuyên gia Đức về Biển Đông: Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế
    B́nh luậnNguyễn Minh • 07:24, 09/04/20• 13 lượt xem


    Tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 4301 tố bị tàu Việt Nam đâm hôm 2/4 (Ảnh: Twitter)

    Chuyên gia người Đức cho rằng Trung Quốc cần từ bỏ hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông, và các nước ASEAN phải đoàn kết trong đàm phán với Bắc Kinh.

    Tiến sỹ Gerhard Will, nguyên chuyên gia của Quỹ Khoa học và chính trị Đức (SWP) cho rằng, Trung Quốc cần từ bỏ hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông, thể hiện sự sẵn sàng và khả năng hợp tác trong lĩnh vực an ninh, kinh tế trên nền tảng b́nh đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế, theo báo Tin tức.

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Đức, Tiến sỹ Gerhard Will cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC). Ông cho rằng đàm phán COC là cần thiết để giải quyết các vấn đề trên Biển Đông.

    Chuyên gia Đức đưa ra những khuyến nghị sau:

    Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần đóng vai tṛ quan trọng trong đàm phán COC
    Các nước ASEAN phải đoàn kết trong vấn đề tranh chấp trên biển Đông với Trung Quốc
    Các nước ASEAN có thể đàm phán với Trung Quốc sau khi đạt được sự đồng thuận,
    ASEAN cần xây dựng một hệ thống chính sách an ninh bền vững, trong đó có sự tham gia của không chỉ những các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, mà cả các nước như Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
    Tiến sỹ Gerhard Will cũng đánh giá, phán quyết của Ṭa trọng tài thường trực (PCA) trong vụ kiện của Phillipines là một văn bản luật quốc tế quan trọng, cho thấy rơ tính bất hợp pháp của cái gọi là “đường chín đoạn” của Trung Quốc, theo báo Tin tức.

    T́nh h́nh tại Biển Đông diễn biến phức tạp sau khi Trung Quốc dùng tàu hải cảnh ngăn cản và đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động b́nh thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

    Hôm 7/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) lên tiếng kêu gọi Mỹ không được gắn vấn đề Biển Đông với đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

    Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố lên án Trung Quốc v́ đâm ch́m tàu cá Việt Nam tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.

    "Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc tập trung vào việc ủng hộ các nỗ lực quốc tế nhằm đối phó với đại dịch toàn cầu COVID-19, đồng thời chấm dứt ngay việc lợi dụng sự sao lăng hoặc dễ tổn thương của các nước khác nhằm mở rộng các tuyên bố chủ quyền trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông", thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

    Thông cáo của Mỹ cũng nêu rơ: "Tháng 7/2016, cái gọi là Đường chín đoạn của Trung Quốc đă bị Ṭa trọng tài Liên hợp quốc coi là tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp chiểu theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Chính phủ Mỹ có chung quan điểm này".

    Nguyễn Minh

  10. #110
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Biển Đông - Đông Nam á Châu

    ĐÊM QUA : Phe Đối Lập CAMPUCHIA BẮN HẠ 12 Chiếc Xe Tăng Của Quân Đội Trung -Tại PHNOMPENH


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 16-11-2014, 02:57 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 23-07-2014, 04:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 19-04-2012, 02:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •